Tiểu sử
Cổ Long tên thật là Hùng Diệu Hoa. Năm sinh chưa được xác định, có tài liệu nói ông sinh năm 1936, có tài liệu nói năm 1937. Có tài liệu nói ông sinh tại Hồng Kông, có tài liệu nói ông sinh ở Trung Hoa lục địa. Tuy nhiên, quê quán (tổ tịch) của ông là ở Giang Tây, Trung Quốc. Ông là một tác gia tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng mọi thời đại, là người khởi nguồn cho dòng tiểu thuyết kiếm hiệp tân phái.
Năm 1952, Cổ Long theo cha mẹ di cư sang Đài Loan sinh sống. Thời thơ ấu, Cổ Long luôn cảm thấy lẻ loi, cô độc. Do hoàn cảnh khó khăn, ông thường phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, gây gổ với nhau. Sau đó, gia đình tan vỡ, cha mẹ chính thức ly dị. Bởi lý do đó mà ông bỏ nhà, sống một mình tại trấn Thụy Phương, ở ngoại ô quận Đài Bắc, tự lực tìm cách sinh nhai và học hành. Ngay từ thuở nhỏ, Cổ Long đã đọc và rất yêu thích các tác phẩm võ hiệp cổ điển của Trung Quốc. Sau đó mấy năm, ông còn đọc thêm các bộ tiểu thuyết cận đại của Nhật Bản, các tác phẩm văn học của Tây phương.
Cổ Long bắt đầu viết văn từ rất sớm. Từ khi học năm thứ hai ở Bộ Sơ trung, Trường Cao cấp Trung học, thuộc Đại học Sư phạm Đài Loan, ông đã bắt đầu phiên dịch các tác phẩm văn học ngắn của Tây phương. Bản dịch đầu tiên của ông gửi đăng ở tạp chí Thanh niên Tự do và kiếm được một ít nhuận bút. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Cổ Long chính thức bắt đầu là vào thời gian cuối cấp II. Năm 1956, Cổ Long đã viết bài văn “Từ miền Bắc đến miền Nam” gửi đăng ở tạp chí “Ánh mai” do Ngô Khải Vân chủ biên và nhận được khoản nhuận bút kha khá. Bắt đầu từ đó, Cổ Long tiếp tục viết thêm nhiều bộ tiểu thuyết và văn xuôi, tuy nhiên các tác phẩm thuở ấy chỉ thuần về văn học và chủ yếu là viết về tình yêu nam nữ.
Sau khi tốt nghiệp Cấp III tại trường Trung học Thành Công, năm 1957, Cổ Long thi đậu vào Trường Cao đẳng dân lập chuyên khoa Anh ngữ “Đạm Giang”, trường này thành lập từ năm 1950, đến 1980 được nâng cấp thành Trường Đại học Đạm Giang. Tuy nhiên, sang năm thứ hai thì Cổ Long nghỉ học, chính thức sống bằng nghề viết văn.
Năm 1960, qua sự động viên và ủng hộ của bạn bè, Cổ Long đã viết bộ Thương khung thần kiếm. Đây là bộ truyện mở đầu cho sự nghiệp tiểu thuyết võ hiệp của ông, vì vậy, kỹ thuật viết không hay, nó giống như là thuật lại sơ lược một câu chuyện.
Trong suốt cuộc đời của Cổ Long, có lẽ bị ảnh hưởng từ gia đình mà ông rất sợ cô độc. Bởi thiếu thốn tình yêu thương trong gia đình, ông giao thiệp với bạn bè rất rộng và đối xử với họ rất tốt. Ông uống rượu nhiều và thường kết giao với bạn bè qua bàn rượu, vì vậy mà quan hệ bạn bè của Cổ Long khá phức tạp. Những người bạn cùng học với ông ở Trường chuyên khoa Anh ngữ “Đạm Giang” kể lại rằng ông có quan hệ tốt với bạn học và cũng rất quí trọng tình bạn. Vì vậy mà trong rất nhiều tác phẩm của Cổ Long, tên của các bạn học thời ấy đã được Cổ Long sử dụng làm tên nhân vật, thậm chí là mô tả tướng mạo, tính cách đều rất sát với con người thật.
Sự nghiệp sáng tác của ông tạm chia ra làm 3 giai đoạn đó là :
Cổ Long thời kỳ đầu (1960-1964): giai đoạn này Cổ Long còn chưa định hình được phông cách, không có gì đặc biệt.
Thời kỳ đỉnh cao (1965-1979): Giai đoạn này ông viết rất sung sức, có những tác phẩm, những nhân vật tuyệt vời đưa Cổ Long lên ngang hàng với Kim Dung trở thành 2 tác giả lớn nhất của làng tiểu thuyết võ hiệp.
Giai đoạn cuối (1980 đến cuối đời): Lúc này sức khoẻ của ông đã rất kém, hậu quả của lối sống phóng túng. Ông viết không còn nhiều ý tưởng, ảm đạm và thường không còn viết được trọn một tác phẩm nào.
Tác phẩm:
Có tài liệu nói Cổ Long đã viết 82 tác phẩm, tuy nhiên con số này bao gồm cả những truyện giả Cổ Long, hoặc Cổ Long nhờ người khác viết cho kịp giao nhà xuất bản. Khi biên tập bộ Cổ Long tác phẩm tập, Hội Văn học võ hiệp Trung Quốc đã xác định con số 69 tác phẩm.
Tiểu thuyết của ông mang phong cách hiện đại, tính triết lý sâu sắc, rất khác biệt với các võ hiệp tiểu thuyết gia cùng thời và trước đó. Truyện của ông hoàn toàn hư cấu về thời gian và không gian nhưng tâm lý và quan hệ của các nhân vật trong truyện lại rất thật. Cổ Long không miêu tả kỹ về xuất thân và võ công mà xoay quanh nội tâm của các nhân vật, thường thì họ không phải những mẫu anh hùng điển hình toàn diện, mà là một con người thực, có tốt có xấu, có lúc sai có lúc đúng, ham mê tửu sắc giống như bản thân Cổ Long.
Kết thúc truyện của ông đôi khi rất dở dang nhưng chính sự dở dang đó đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Bản niêu biểu truyện Cổ Long được trích từ “Cổ Long tác phẩm tập” của nxb Chu Hải.
Đây là eBook gồm 89 truyện được tổng hợp bởi Đào Tiểu Vũ eBook, gồm có:
Anh Hùng Vô Lệ
Âm Công
Ân Thù Kiếm Lục
Bá Vương Thương
Bạch Cốt Lâm
Bạch Ngọc Lão Hổ
Bất Tử Thần Long
Bích Huyết Tẩy Thương Ngân
Bích Ngọc Đao
Biên Thành Đao Thanh
Biên Thành Lãng Tử – Cổ Long
Cát Bụi Giang Hồ
Cô Gái Mãn Châu
Cô Lâu Quái Kiệt
Cô Tinh Hiệp Lữ
Cữu Nguyệt Ưng Phi
Dị Kiếm Khách
Đa Tình Hoàn
Đào Hoa Truyền Kỳ
Đoạn Hồn Tuyệt Cung
Đoản Kiếm Thù
Giang Hồ Tứ Quái
Giang Hồ Thập Ác
Giang Hồ Xảo Khách
Hậu Tiểu Lý Phi Đao
Hiệp Ẩn Ma Tung
Hỏa Tính Tiêu Thập Nhất Lang
Hồng Bào Quái Nhân
Huyết Anh Vũ
Huyết Sử Võ Lâm
Huyết Tâm Lệnh
Kiếm Hoa Yên Vũ Giang Nam
Kiếm Thần Nhất Tiếu
Kim Kiếm Tàn Cốt Lệnh
Kỳ Lân Bảo Điển
Khổng Tước Linh
Long Hổ Phong Vân
Long Kiếm Truy Hồn
Lôi Âm Ma Công
Lục Tiểu Phụng
Lưu Hương Đạo Soái
Lưu Tinh Hồ Điệp Kiếm
Ly Biệt Câu
Ma Thần Quỷ Kiếm
Mai Hương Kiếm
Ngân Câu Đỗ Phường
Ngô Dạ Lan Hoa
Ngũ Hành Sinh Khắc
Phi Đao Hựu Kiến Phi Đao
Phiêu Phong Kiếm Vũ
Phong Linh Trung Đao Thanh
Phụng Vũ Cửu Thiên
Phượng Gáy Trời Nam
Quỹ Luyến Hiệp Tình
Quyền Đầu
Sa Mạc Thần Ưng
Sát Thủ Kiếm Vương
Sở Lưu Hương
Tân Nguyệt Truyền Kỳ
Tiên Cô Bảo Kiếm
Tiền Chiến Hậu Chiến
Tiểu Tà Thần
Tiêu Thập Nhất Lang
Tình Nhân Tiễn
Tục Tiểu Tà Thần
Tuyết Hoa Phong Nguyệt
Tử Động
Thạch Phong Thành
Thái Cực Đồ
Thái Hoàn Khúc
Thất Lão Kiếm
Thất Sát Thủ
Thất Tinh Long Vương
Thiên Đăng
Thiên Địa Càn Khôn
Thiên Kiếm Tuyệt Đao
Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao
Thiên Phật Quyển
Thiết Quyết Đại Kỳ
Trường Sinh Kiếm
U Linh Sơn Trang
Uy Phong Cổ Tự
Viên Nguyệt Loan Đao
Võ Lâm Tuyệt Địa
Vong Mệnh Thiên Nhai
Xích Long Châu
Xuân Thu Bút
Xuyên Tâm Lệnh
Yến Thập Tam
Mời các bạn đón đọc.