Tam Quốc hài hước là một bộ sách gồm nhiều cuốn sách nhỏ khác nhau của tác giả Chu Nhuệ. Mới nghe qua, “Tam Quốc” và “hài hước” là hai khái niệm dường như chẳng có mối liên hệ gì với nhau. Tuy nhiên, Chu Nhuệ đã dùng ngòi bút hài hước và sinh động của mình để viết lại câu chuyện Tam Quốc nổi tiếng theo một cách mới mẻ, hài hước và vô cùng kỳ thú.
Vẫn là những cái tên quen thuộc trong Tam quốc như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tào Tháo, Trương Phi, Lỗ Túc, Tào Phi, Tào Hùng, Tào Thực, Tào Chương… nhưng Chu Nhuệ còn “sáng tạo” thêm những nhân vật mới vô cùng đặc sắc như: Vu Cát (pháp sư nước Ngô, vô cùng đẹp trai và có nhiều fan), Vũ Trụ Phong (fan ruột của Vu Cát, tìm mọi cách để truy đuổi tung tích của chàng), Hoa Loa (pháp sư chỉnh hình, em trai của Thần y Hoa Đà, vai vác túi thuốc đi khắp đó đây)…
Không chỉ vậy, Chu Nhuệ còn khéo léo lồng ghép, đan xen bối cảnh của xã hội hiện đại vào các câu chuyện của mình khiến độc giả không khỏi cười ngả nghiêng trước các tình tiết thú vị này. Ngoài ra, sự xuất hiện của các pháp sư (Vu Cát, Hoa Loa, Tả Tước Ban, Đinh Nghị, Tả Từ…) với các phép thuật vừa ảo diệu vừa thực tế (thuật hoán mộng kí, thuật chỉnh hình, thuật điều khiển đồng thời, độc tâm thuật, thuật “Thất Á”, thuật ghép thân…) giúp độc giả đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Đằng sau mỗi câu chuyện trong Tam Quốc hài hước không chỉ là những tiếng cười sảng khoái mà chắc chắn cuốn sách sẽ khiến độc giả còn đọng lại những suy nghĩ sâu sắc về về danh vọng, tiền tài, hạnh phúc gia đình… và cuộc sống muôn màu muôn vẻ này.
Quân sư nước Thục. Quá hoàn mỹ, quá tài năng, luôn sẵn sàng đối phó với những thủ đoạn đố kị của Chu Du, kẻ có lòng dạ hẹp hòi.
Vốn là một nguyên soái rất thông minh, nhưng tính đố kị quá lớn, nên luôn luôn thất bại dưới tay Gia Cát Lượng.
Có bốn người con trai. Ông ta đã truyền cái gen diễn thuyết cho Tào Phi, sở thích võ nghệ cho Tào Chương và khả năng chữ nghĩa cho Tào Thực.
Một người tốt và vô cùng dễ thương, hễ nói dối là mặt lại đỏ ửng lên.
Thường xuyên ở bên cạnh Gia Cát Lượng. Sự vũ dũng, cộc lốc, thô lỗ của anh ta cùng với sự mưu trí, thâm trầm và nho nhã của Gia Cát Lượng đã tạo nên những câu chuyện bi hài cười ra nước mắt.
Pháp sư nước Ngô, một anh chàng bảnh trai. Để thoát khỏi sự phiền nhiễu của fan hâm mộ, anh này đã chế tạo một thiết bị chống tìm kiếm rất tinh vi.
Pháp sư nước Ngụy, không theo đuổi sự hưởng thụ vật chất, nhưng rất chú ý đến đời sống tinh thần, anh này ngụ tại một căn hầm dưới lòng đất chất đầy bắp cải.
Pháp sư chỉnh hình, em trai của Thần y Hoa Đà. Vai vác túi thuốc, đi khắp đó đây.
Fan ruột của Vu Cát. Dường như tất cả mọi phép thuật của cô ta đều nhằm truy tìm tung tích của Vu Cát, mê hoặc Vu Cát.
Tiểu Pháp sư. Cha Tả Từ và mẹ Hữu Lão Sư cũng đều là pháp sư.
Là một cô bé mà người khác luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Chưa cần nhìn mà chỉ cần nghe giọng nói của cô bé thôi là đã muốn giúp rồi.
Là một công chúa bạch mã có dung nhan thường thường bậc trung, bạn thân của Tư Mã Kiều Nhu. Dù cô bé rất muốn có cơ hội để ra tay bảo vệ chàng nam sinh dũng mãnh Tào Chương, nhưng Tào Chương không muốn cho cô bé cơ hội.
Đô đốc phu nhân, người được tất cả mọi người công nhận là mỹ nữ. Tuy nhiên trong nhà, cô không có nhiều sự khác biệt so với những người vợ khác của Chu Du.
Pháp sư kiêm nghệ thuật gia. Ngoài nghệ thuật ra, chẳng biết gì khác, còn ngây thơ hơn một đứa trẻ.
Con trai trưởng của Tào Tháo, một nhà diễn thuyết, không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích trở thành người thừa kế của cha mình.
Con trai thứ hai của Tào Tháo, người có sở thích võ nghệ. Đối với cậu ta, dùng võ nghệ để bảo vệ người khác vui và hạnh phúc hơn nhiều so với việc đánh thắng đối phương.
Con trai thứ ba của Tào Tháo, một thi nhân thứ thiệt. Tài thơ văn của anh chàng đã làm bao cô gái si mê, và cũng chính vì có nhiều cô gái theo đuổi nên chàng ta mới viết được nhiều bài thơ lãng mạn đến vậy.
Con trai thứ tư của Tào Tháo, người bình thường nhất, yếu thế nhất trong bốn anh em, nhưng anh này lại rất tự tin, không hề tỏ ra hèn kém hơn các anh mình.
Pháp sư kiêm người phát ngôn Bản tin pháp thuật, phụ trách sưu tầm và truyền bá mọi thông tin lớn nhỏ về pháp thuật, do vậy thường xuyên xảy ra xung đột với người trong cuộc.
Vợ của Tả Từ, cũng là người phụ nữ có tiếng tăm trong giới pháp sư.
Trương Phi tận tình hỏi thăm: “Tiên sinh bị cảm cúm à?”
Gia Cát Lượng lắc đầu giải thích: “Nếu ta bị cảm cúm thì sẽ ‘hắt xì’ rất dứt khoát chứ không phải ‘hắt hắt hắtttt … xì ơi’ như thế.”
Trương Phi: “Vậy tại sao tiên sinh lại ‘hắt hắt hắtttt … xì ơi’ như thế?”
Gia Cát Lượng không trả lời, ánh mắt tối sầm xuống, hai mắt từ từ khép lại, đầu đập một cái ruỳnh xuống bàn.
Trương Phi hốt hoảng lay gọi nhưng Gia Cát Lượng vẫn bất tỉnh nhân sự.
Trương Phi định chạy đi tìm bác sĩ nhưng vừa bước qua khỏi cửa liền nghe thấy tiếng ngáy như sấm ở trong phòng.
“Hóa ra tiên sinh ngủ”, Trương Phi thở phào nhẹ nhõm.
Trương Phi lặng lẽ đứng chờ. Một lúc sau, Gia Cát Lượng từ từ tỉnh dậy.
Trương Phi: “Tiên sinh ngủ đột ngột quá làm em giật mình!”
Gia Cát Lượng đáp: “Không phải là ta ngủ, ta đang nhận ‘tín hiệu’ từ một người bạn.”
“Nhận tín hiệu?”
“Đương nhiên phải là một pháp sư mới có thể truyền tín hiệu kiểu này. Khi hắn đọc nhẩm mật mã của ta thì ta sẽ có phản ứng ngay lập tức.”
“Phản ứng như thế nào?”
“Chính là ‘hắt hắt hắtttt … xì ơi’.”
“À, ra là thế”, Trương Phi chợt hiểu ra.
“Sau đó ta sẽ chìm vào cõi mộng và đến gặp hắn.”
“Tiên sinh gặp vị pháp sư nào vậy?”
“Tên hắn là Quản Lộ.”
Quản Lộ, người nước Ngụy, quen Gia Cát Lượng tại phòng tập pháp thuật.
…
Mời các bạn đón đọc Tam Quốc Hài Hước: Giá Của Bít Tất Thối của tác giả Chu Nhuệ.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn