“Thôi toi rồi!”
“Chết mất thôi!”
“Không thể sống nổi!”
Đó là những câu cửa miệng mà chúng ta vẫn thường xuyên nói mỗi khi gặp chuyện không may. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy rằng người ta vẫn nhắc về cái chết hàng ngày, với tần suất thậm chí còn nhiều và đều đặn hơn cả việc hắt xì hơi hay… đi vệ sinh. Thế nhưng liệu bạn thật sự có hiểu về cái chết?
Sinh lão bệnh tử – đó là những thứ mà đời người ai cũng phải trải qua. Một cuốn sách nói về “cái chết” chắc hẳn sẽ rất nặng nề và ảo não. Nhưng không, dưới ngòi bút hài hước của tác giả Bunpei Yorifuji thì cái chết lại là một cuộc dạo chơi nhẹ tênh sang một thế giới mới. Không hề khiến bạn phải nhăn mặt hay thở dài ngao ngán, ngược lại SUY NGHĨ VẨN VƠ VỀ CÁI CHẾT sẽ nhiều lúc khiến bạn phải bật cười trước những so sánh đầy lý thú và những hình minh họa siêu đáng yêu.
Nếu từ trước đến giờ bạn vẫn quen dùng những câu cảm thán nặng nề, sóng sánh khổ đau để nói tới cái chết, thì sau khi gấp lại cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ có suy nghĩ khác đi nhiều đấy.
Mã hàng | 9786047749362 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Skybooks |
Tác giả | Bunpei Yorifuji |
Người Dịch | Hương Giang |
NXB | NXB Thế Giới |
Năm XB | 2018 |
Trọng lượng (gr) | 180 |
Kích Thước Bao Bì | 14 x 17 |
Số trang | 164 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Sản phẩm bán chạy nhất | Top 100 sản phẩm Kỹ năng sống bán chạy của tháng |
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,… |
Suy Nghĩ Vẩn Vơ Về Cái Chết
“Thôi toi rồi!”
“Chết mất thôi!”
“Không thể sống nổi!”
Đó là những câu cửa miệng mà chúng ta vẫn thường xuyên nói mỗi khi gặp chuyện không may. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy rằng người ta vẫn nhắc về cái chết hàng ngày, với tần suất thậm chí còn nhiều và đều đặn hơn cả việc hắt xì hơi hay… đi vệ sinh. Thế nhưng liệu bạn thật sự có hiểu về cái chết?
Sinh lão bệnh tử – đó là những thứ mà đời người ai cũng phải trải qua. Một cuốn sách nói về “cái chết” chắc hẳn sẽ rất nặng nề và ảo não. Nhưng không, dưới ngòi bút hài hước của tác giả Bunpei Yorifuji thì cái chết lại là một cuộc dạo chơi nhẹ tênh sang một thế giới mới. Không hề khiến bạn phải nhăn mặt hay thở dài ngao ngán, ngược lại SUY NGHĨ VẨN VƠ VỀ CÁI CHẾT sẽ nhiều lúc khiến bạn phải bật cười trước những so sánh đầy lý thú và những hình minh họa siêu đáng yêu.
Nếu từ trước đến giờ bạn vẫn quen dùng những câu cảm thán nặng nề, sóng sánh khổ đau để nói tới cái chết, thì sau khi gấp lại cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ có suy nghĩ khác đi nhiều đấy.
***
[Review Sách] “Suy Nghĩ Vẩn Vơ Về Cái Chết”: Hành Trình Tìm Hiểu Cái Chết Độc Nhất Vô Nhị
“Cái chết” – một từ thật nặng nề và tiêu cực. Dẫu chúng ta biết rằng đó là một phần của cuộc sống nhưng việc nghĩ về nó thôi đã rất đáng sợ, dần dần việc suy nghĩ về cái chết trở thành một điều “nên tránh” trong cuộc sống hiện đại. Nhưng đối với Bunpei Yorifuji, ông đã luôn suy nghĩ về cái chết từ ngày còn là cậu bé và thậm chí ông còn muốn đối mặt với nó. Cho đến khi trưởng thành, những tò mò về cái chết đã thôi thúc ông tìm hiểu chính những suy nghĩ của mình. Suy nghĩ vẩn vơ về cái chết đã ra đời như một hành trình khám phá cái chết và để hiểu chính bản thân của Bunpei Yorifuji. Đáng yêu, hài hước và sáng tạo – cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn những số liệu và sự thật về cái chết theo cách “nhẹ tênh” và rất thú vị. Sau khi đọc, có thể bạn sẽ có cái nhìn khác về cái chết.
Có lẽ ba mẹ tôi là người ngoài hành tinh.
Thời tiểu học, đã có dạo tôi nghi ngờ như vậy. Tôi đồ rằng họ chỉ đội lốt người lúc mình nhìn họ và sẽ hiện nguyên hình là người ngoài hành tinh khi mình rời mắt. Sẽ thế nào nếu tôi bất ngờ quay lại và thấy họ đang dõi theo tôi trong bộ dạng đó? Những lúc nghĩ như thế, tôi thường sợ hãi hét lên: “Này!” rồi nhìn về phía họ.
Kết quả là ngay cả đứa bạn thân nhất cũng trợn trắng mắt nhìn tôi.
Để kiểm tra, tôi đã thử không gọi họ mà cứ thế quay ngoắt lại, nhanh hết mức có thể. Tất nhiên, ba mẹ tôi vẫn là người. Tôi cũng từng thử mở cửa bất thình lình. Chẳng có gì thay đổi cả. Nhưng điều đó chưa khiến tôi hài lòng. Rất có thể người ngoài hành tinh phản ứng cực nhanh, hoặc họ đọc được suy nghĩ của người khác chẳng hạn. Mối nghi ngờ trong lòng tôi vì vậy cứ lớn dần.
Không hiểu sao khi nghĩ về cái chết, tôi lại nhớ tới ngày ấy.
Rốt cuộc chết là gì? Khi cố gắng đi tìm câu trả lời, tôi thấy mình ngược trở về cái thời còn nghi ngờ ba mẹ là người ngoài hành tinh. Cái thời thử xoay người thật nhanh, thử mở cửa đột ngột, thử tìm UFO.
Cuốn sách này được viết bởi chính thằng tôi ấy, với mong muốn hiểu được dẫu chỉ chút ít về cái chết.
1. Liệu thế giới bên kia có tồn tại?
Sự tò mò về cái chết đã thúc đẩy Bunpei Yorifuji tìm hiểu mọi tính chất của một phần tất yếu của cuộc sống này. May mắn thay, có cả một kho dữ liệu về nó để Bunpei Yorifuji thoả sức khám phá và càng nhiều thông tin, ông càng thấy phấn khích. Khởi đầu của hành trình khám phá những suy nghĩ vu vơ của ông chính là xác định Hình dáng của cái chết qua các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau.
Ngày nhỏ, “chết” đồng nghĩa với đi xa, hoặc trở thành một ngôi sao, hoặc trong vài trường hợp, la chuyển nhà sang khu phố bên cạnh. Cấp I, “chết” là lên Thiên Đường hoặc xuống Địa Ngục. Cấp 2, “chết” là yên nghỉ trong tim ai đó, là những hồn ma không siêu thoát, là bị phân huỷ thành đạm. Lên cấp 3, “chết” có thể là bất cứ thứ gì chúng ta nghĩ ra.
Hình dáng của cái chết – nghe thật trừu tượng phải không? Nhưng đối với tài năng vẽ của Bunpei Yorifuji, mọi thứ trở nên không chỉ rõ ràng mà còn rất thú vị. Bạn chắc chắn sẽ có một hình dung rõ nét không ngờ về cái chết, thế giới bên kia và rất nhiều niềm tin khác nhau về sinh tử.
Mình biết không ai muốn nghĩ về cái chết tuy rằng đó là một phần tất yếu của một vòng đời nhưng nếu thử nghĩ về nó, bạn sẽ hình dung nó như thế nào? Đối với Bunpei, ông tin rằng “người chết hoá ra ma” và xung quanh ông luôn có những linh hồn khiến cho Bunpei tự cảm thấy xấu hổ mỗi khi ông làm trò “con bò” một mình. Nếu tìm hiểu về niềm tin khác nhau về cái chết, bạn sẽ nhận ra những người đi trước nghĩ về cái chết nhiều hơn chúng ta tưởng, họ có một thế giới bên kia riêng cho cộng đồng của mình. Không chỉ vậy, chính những hình ảnh này một phần ảnh hưởng đến lối sống của cộng đồng đó. Sự thật đó là dù bạn nghĩ về cái chết như thế nào thì chắc chắn suy nghĩ ấy sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của bạn về cuộc sống và khó khăn.
Bất cứ ai có thể nghĩ về cái chết với tâm thế thoải mái đều sẽ sống vui vẻ hơn. Và mặc dù có rất nhiều quan niệm về cái chết, song không một đất nước nào tin rằng thế giới sau khi chết chỉ toàn một màu đau khổ. Có Địa Ngục, nhưng cũng có Thiên Đường làm đối trọng cân bằng.
Những quan niệm về cái chết đôi khi là lời răn đe, đôi khi là sự khích lệ, có khi lại là công cụ giúp những người đang sống sẵn sàng đối mặt với cái chết. Trong quá trình đi tìm những quan niệm ấy, chẳng phải chúng ta đã định hình nên quan niệm của hiện tại? Có thể bạn không thực lòng tin, nhưng tôi cho rằng quan niệm của mỗi người về cái chết chính là nút thắt của đất nước và dân tộc.
Phần lớn chúng ta đều tin vào sự tồn tại vào thế giới bên kia nhưng thế giới này lại luôn biến đổi trong những nền văn hoá và niềm tin khác nhau. Ví dụ như theo tư tưởng Ngũ hành của người Nhật cổ đại, thế giới bên giới kia là một thế giới sâu trong lòng đất có tên là Hoàng Tuyền (Yomi) và nơi này được thông với thế giới thực qua con dốc mang tên “Yomotsu Hirasaka”. Còn thổ dân Úc thì tin rằng mặt trời là nơi sinh sống của người chết… Vô vàn niềm tin khác nhau về thế giới của người chết đem lại rất nhiều hình thù khác nhau cho cái chết. Những thông tin này không chỉ cung cấp cho chúng ta những cái nhìn thú vị về cuộc sống bên kia mà còn cho thấy sự đa dạng của các nền văn hoá nữa. Quả là một khởi đầu đầy cuốn hút!
Tan rã (tứ đại phân ly)
[Phật Giáo]
Theo quan điểm của đạo Phật, sắc thân con người là sự gắn kết bởi “duyên” của bốn yếu tố: [Đất = xương và móng tay, móng chân], [Nước = máu và bạch huyết], [Lửa = thân nhiệt] và [Gió = hoạt động của tim/chân tay]. Chết là khi “duyên” tan, bốn yếu tố trên phân ly. Giống như ta trở về với bản lai chứ không phải sang thế giới bên kia.
Đi tới hòn đảo kế bên
[Quần đảo Trobriand – Papua New Guinea]
Thổ dân trên đảo Kiriwina tin rằng khi chết đi, học sẽ tới một hòn đảo có thực ở gần kề. Tại đó, họ vẫn kết hôn và làm việc bình thường, đến khi già sẽ lột xác ngoài biển. Sau đó, họ trở lại là trẻ sơ sinh, được bao bọc giữa những tàu lá dừa và trôi về hòn đảo mẹ rồi tái sinh, bắt đầu sự sống mới. Chết như vậy thì đầm ấm quá rồi. Nhưng trừ côn trùng và bò sát ra, tôi nghĩ những loài còn lại không nên lột xác đâu.
2. Thời gian, địa điểm và nguyên nhân của cái chết:
Càng suy nghĩ về cái chết, Bunpei Yorifuji càng muốn biết về thời khắc cánh cửa đến thế giới bên kia sẽ mở ra hay nói cách khác tuổi thọ trung bình của mình sẽ dài như thế nào. Ông bắt đầu đi nghiên cứu về tuổi thọ trung bình của các nước nhưng chắc chắn rằng những nghiên cứu của ông sẽ không nhàm chán và chứa đầy số liệu như những bản nghiên cứu thông thường. Chỉ cần lướt sang trang sách kế bên, bạn sẽ phải mỉm cười vì hình minh hoạ hết sức đáng yêu và sáng tạo, đủ để xoá tan sự nặng nề mà chủ đề này đem lại.
Hiện nay, tin tức thường đề cập đến tình trạng già hoá dân số như một vấn đề nổi cộm, nhưng tôi nghĩ vấn đề không nằm ở sự già hoá dân số, mà ở việc cơ thể con người và xã hội không theo kịp với điều đó.
“Nguyện vọng vs Tuổi thọ”
“Nguyện vọng sống”, và “Tuổi thọ kéo dài”. Vốn dĩ đây đều là những điều tốt đẹp.
Nhưng trên thực tế, chúng dường như đang đối chọi gay gắt.
Nếu nói về thời gian, chúng ta không thể không bàn luận về địa điểm xảy ra của cái chết. Châu Á là lục địa có số người chết hằng năm nhiều nhất: hơn 31 triệu người. Còn tại Nhật, nguyên nguyên hàng đầu dẫn tới cái chết ngoài trời là tai nạn giao thông còn 14582 người đã tử vong vì tai nạn trong nhà. Bạn có thể thấy một chút choáng ngợp trước một bầu trời số liệu nhưng Bunpei – người đã bỏ ngang Đại học Mỹ thuật Musashino – đã biến những trang sách thành những infographic rất dễ hiểu và ngắn gọn với hình vẽ vừa đáng yêu, hài hước chỉ mang duy nhất hai màu: trắng và vàng.
Tôi vốn nghĩ cái chết có thể xảy ra ở rất nhiều nơi, với muôn hình vạn trạng. Nhưng trên thực tế, những nơi đó đang dần được quy về một mối, so với ngày xưa, tỷ lệ người chết trong bệnh viện đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên gần đây, ngày càng có nhiều người lựa chọn các phương pháp “Chăm sóc giảm nhẹ nỗi đau”, hay còn được gọi là Chăm sóc giai đoạn cuối (terminal care), như Nhà an dưỡng cuối đời hay Chăm sóc tại nhà…
Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến cái chết, con số ấy có thể lên đến 8200 loại! Nhưng quan trọng hơn, chúng ta cần phải hiểu “Nguyên nhân cái chết không phải cái chết, mà là chuyện trước lúc chết” hay những cảm xúc diễn ra trước khi cái chết ập đến. Để minh hoạ cho 8200 nguyên nhân, Bunpei đã vẽ một cái cây “nguyên nhân của cái chết” và điều mình thấy bất ngờ nhất đó là ung thư và các bệnh liên quan đến cơ thể là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết. Nếu suy nghĩ sâu hơn, thông tin này không chỉ đơn thuần là một con số thống kê mà nó là một kiến thức xã hội. Và chính những con số này làm mình giật mình: vậy không phải việc chăm sóc sức khỏe bản thân tốt rất quan trọng sao? Ở Nhật, u ác tính (ung thư) là nguyên nhân chiếm đến 28,6% và đó cũng là một trong 3 loại căn bệnh gây chết người nhiều nhất. Tuy vậy, lời dẫn chuyện tích cực và hài hước của tác giả chắc chắn là một điểm cộng lớn làm cho Suy nghĩ vẩn vơ về cái chết là một cuốn sách khiến bạn không thể bỏ dở giữa chừng dù phải đối mặt với một sự thật đáng buồn này.
Dù là nhồi máu cơ tim hay tai nạn giao thông, thì người chết cũng đã chết rồi, chẳng thể thay đổi được. Nhưng chúng ta vẫn hỏi, một phần vì muốn hoàn toàn chấp nhận điều đó, phần còn lại, có lẽ là do hiếu kỳ. Khi tìm hiểu về cái chết, tôi thấy rất nhiều sách nói về nguyên nhân chết, nhưng theo tôi, bản thân cái chết và nguyên nhân gây ra nó không liên quan tới nhau.
“ Nguyên nhân cái chết không phải cái chết, mà là chuyện trước lúc chết3. Những cái chết huyền thoại:
Lội ngược dòng lịch sử, độc giả sẽ được đọc về những cái chết nổi tiếng của các diễn viên, chính trị gia,… ở cả Nhật Bản và trên khắp thế giới. Không chỉ vậy ông cũng không quên những cái chết biểu tượng của các nhân vật trong phim và truyện. Bố cục của chương này được sắp xếp rất tài tình: mỗi bức vẽ là tóm tắt cuộc đời của từng nhân vật nhưng một trang sách, tuy nhỏ, có thể có đến miêu tả của hai nhân vật. Đối với mình đây là phần thú vị nhất và cũng thật may Bunpei Yorifuji đã cung cấp thật nhiều các ví dụ. Tuy chỉ là những tóm tắt ngắn và kèm với hình vẽ minh hoạ nhưng thực chất đây cũng là những kiến thức lịch và văn hoá rất ấn tượng đó chứ!
Nửa đêm, tôi vô tình xem được một nhà sư đang thuyết giảng trên kênh giáo dục NHK.
“Cái chết không phải điều gì quá xa xôi mà gần ngay bên ta.”
Chẳng cần nói đến cái chết thì nó vẫn luôn kề cận bên ta mọi lúc. Không ngày nào không có tin tức về chuyện chết chóc. Truyện tranh, phim điện ảnh, phim truyền hình, trò chơi,… đâu đâu cái chết cũng hiện diện. Chúng ta bỏ tiền ra thưởng thức, vui vẻ và hào hứng với nó. Cũng có nhiều câu chuyện mượn sức hấp dẫn của cái chết để đưa chúng ta qua cảm giác xúc động hay phấn kích.
“Cái chết = không phải là một câu chuyện”
Đặt cái chết vào những câu chuyện sẵn có, tuy vui đấy, nhưng thật hoang đường. Nếu bây giờ tôi chết đi, cái chết của tôi sẽ thế nào? Có lẽ đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Vậy khi thực sự phải đón nhận cái chết, con người sẽ trải qua những giai đoạn nào? Có thể có rất ít người nghĩ về điều này nhưng đối với Bunpei, đó là điều ông chắc chắn phải dành thời gian suy nghĩ. Trên lý thuyết, con người sẽ dần trải qua: sốc, sự phủ nhận, sự tức giận, sự chấp nhận và cuối cùng sự đón nhận. Đối với mặt với cái chết, chúng ta cũng sẽ trở thành một trong những kiểu người sau: người sợ hãi, người trốn chạy, người chết vì kẻ khác,… có rất nhiều thái độ khác nhau khi mọi người nghe tin cái chết ập đến. Trước kia mình chưa từng nghĩ sẽ có nhiều loại phản ứng với cái chết như vậy vì mình đã tin hầu hết mọi người sẽ thấy sợ hãi. Chỉ khi đọc Suy nghĩ vẩn vơ về cái chết, mình mới nhận ra có thể có nhiều thái độ khác nhau đến vậy. Và điều thú vị hơn cả đó là Bunpei luôn khao khát được dùng hình vẽ để “thí nghiệm” những tìm hiểu của mình.
[Người từ bỏ]
Là những người chấp nhận cái chết một cách tiêu cực. Họ coi cái chết là số phận, được định đoạt bởi một thế lực vô hình, và dễ dàng từ bỏ cuộc sống khi phải đối diện với cái chết. Có lẽ nhiều người Nhật nằm trong nhóm này.
[Người sợ hãi]
Phàm là con người, sợ chết là điều hết sức bình thường. Nhưng những người thuộc nhóm này lại sợ chết quá mức cần thiết, họ hoặc không dám nghĩ tới cái chết bản thân, hoặc mơ được chết thật nhanh chóng.
[Người trốn chạy]
Là những người không bao giờ nghĩ về cái chết và luôn tin rằng mình có thể sống mãi. Họ chìm đắm trong công việc và những thú vui trước mắt, nên khi đối diện với cái chết, họ phải chịu cú sốc nặng nề.
Nhưng sau tất cả những ghi chép và nghiên cứu, Bunpei luôn tự hỏi chính bản thân mình sẽ cảm thấy như thế nào khi thần chết tìm đến. Cũng giống như bao người, vị tác giả người Nhật này nghĩ rằng chắc chắn mình sẽ bị “nghiền nát” nếu nó đột ngột ập đến. Nhưng với một tâm thế lạc quan, ông quyết định sẽ sống một cuộc đời đơn giản, chấp nhận điều sẽ xảy đến với mình cho dù đó là cái chết. Bunpei sống với suy nghĩ rằng cuộc sống phải đồng hành với cái chết và con đường mà ông đang bước đi sẽ luôn có đích là cánh cửa dẫn đến thế giới bên kia. Hay nói cách khác hãy cứ thế mà bước thẳng đến cánh cửa đó và chuẩn bị cho cái chết bằng cách sống hết mình.
Điều tôi làm được lúc này, có lẽ là đơn giản hóa những sự kiện xảy ra trong cuộc đời, kết nối chúng lại với nhau rồi gấp lại theo cách riêng của mình, như cái cách tôi nấu một nồi cà-ri thơm ngon, hay thành công ngày hôm nay là nhờ trải qua thất bại ngày hôm trước.
“Mỗi ngày gấp một chút thôi”
Sau đó, thi thoảng tôi sẽ thử nhìn lại bản thân từ phía cái chết. Tôi sẽ gấp gọn cuộc sống của mình mỗi ngày, hướng thẳng hết mức có thể về phía cái chết, để ngay cả khi phải đối diện với nó, tôi cũng không bị nghiền nát bởi chính cuộc đời mình. Tuy chỉ là hành động nhỏ bé thôi, nhưng sống và suy nghĩ như vậy là cách đồng hành cùng cái chết mà tôi có thể làm được vào lúc này.
Suy nghĩ vẩn vơ về cái chết chắc chắn là một cuốn infographic thú vị về xã hội học, khoa học và cả văn hoá nhân loại nữa. Cuốn sách đáng yêu viết về chủ đề dường như là “cấm kỵ” với nhiều người này sẽ là một hành trình khám phá khác lạ về những mặt khác nhau của cái chết.
Tác giả: Diệp Anh
Mời các bạn đón đọc Suy Nghĩ Vẩn Vơ Về Cái Chết của tác giả Bunpei Yorifuji & Hương Giang (dịch).
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn