Tài hùng biện là con đường rất tốt để những nhà kinh doanh thông minh thành công. Nói đúng ra là nếu bạn không có tài hùng biện thì tuyệt đối không thể mở được cánh của kinh doanh thành công. Một khi có tài hùng biện, đàm phán giỏi giang thì bạn sẽ kinh doanh như cá gặp nước, biến làm ăn nhỏ thành làm ăn lớn.
Thương trường cạnh tranh khốc liệt nên nhà kinh doanh không thể thiếu được năng lực thể hiện xuất sắc. Nếu có người lấy hết mọi thứ giàu có của bạn và chỉ chừa lại một thứ để bạn lựa chọn thì tôi nghĩ rằng bạn sẽ chọn tài hùng biện. Vì với tài hùng biện ấy thì không lâu sau bạn sẽ có mọi sự giàu có.
Nếu bạn là một nhà kinh doanh tài giỏi thì lẽ nào bạn không muốn có những lời hay ý đẹp, thông minh, lôi cuốn lòng người khi bàn luận? Lẽ nào bạn không muốn thuyết phục khách hàng có hiệu quả, mở rộng thành tích tiêu thụ như là nâng cao thu nhập của bạn? Lẽ nào bạn không muốn nâng cao trình độ lãnh đạo của mình, hoàn thiện mối quan hệ giao tiếp của mình? Lẽ nào bạn không muốn nổi bật xuất sắc, vượt qua cả đối thủ? Cho dù là trong cuộc họp hay là qua điện thoại, thậm chí là trong cuộc sống hàng ngày và trước mặt mọi người làm thế nào để có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng sâu sắc đối với mọi người. Ai cũng muốn mình là một người mạnh mẽ, tự tin, tràn đầy sức sống và biết thuyết phục mọi người. Làm thế nào để bạn có thể sử dụng được mọi sức mạnh của mình? Có hai cách: Nhận thức được tính quan trọng của tài hùng biện, đồng thời nâng cao được năng lực ăn nói của bản thân. Vì vậy, có thể nói là tài hùng biện là vốn thành công của mọi người!
Hiện nay, kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn, là một thương nhân, một mặt cần phải “luyện chiêu” ăn nói, mặt khác cần phải quản lý nội bộ. Tất cả những điều này đều được quyết định bởi khả năng ăn nói của bạn.
Quan niệm khi kinh doanh của Mỹ là “Khả năng hùng biện trong kinh doanh trực tiếp dẫn đến thành công hay thất bại, có thể nói là tỷ lệ đạt đến 85%. Vì vậy, bàn chuyện kinh doanh với đối thủ bằng tài hùng biện “sắc bén” đã trở thành một tố chất kinh doanh của những nhà kinh doanh cần phải tăng cường rèn luyện”. Có thể thấy rằng muốn thành công thì không thể thiếu được tài hùng biện. Chỉ khi có được vốn tài hùng biện thì bạn mới có thể ung dung kinh doanh trên thị trường khốc liệt, nhân viên chấp hành tốt mệnh lệnh được của bạn, khiến cho mệnh lệnh của bạn được tiến hành thuận lợi và xuất sắc. Trong nền kinh tế thị trường thì cần phải sống trong hòa bình với khách hàng, cần phải chiếm được phần lớn thị trường kinh doanh. Chỉ cần bạn làm được từng khâu này thì bạn mới có thể nói đến chuyện làm ăn lớn.
Cuốn sách này giúp các bạn biết được cần phải nói gì ở cuộc họp, qua điện thoại… Bạn cũng có thể coi cuốn sách hướng dẫn ăn nói và diễn thuyết. Sách cũng có thể đề cập đến một số vấn đề mà dường như mỗi người chúng ta đều gặp phải trong xã hội hiện đại: Làm thế nào mới có thể tăng cường được tài hùng biện của mình cũng như là nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa và tăng thu nhập?…
Nếu bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh ăn nói giỏi giang, đứng vững trên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ thì bạn cần phải có tài hùng biện trong kinh doanh hơn người!
Có người đùa rằng: “Tiền của khách hàng chính là lá phiếu lựa chọn ra nhân viên bán hàng tốt nhất. Bạn kiếm được càng nhiều tiền thì tức là bạn càng giỏi”. Tuy nhiên, lấy tiền từ túi của người ta thì luôn làm cho người ta có cảm giác buốt ruột. Do vậy, nhân viên bán hàng xuất sắc luôn biết áp dụng chiến thuật tâm lý để khiến khách hàng vui vẻ tình nguyện móc hầu bao ra.
Ví dụ, một đoàn khách du lịch nước ngoài ghé thăm một cửa hàng. Nhân viên của cửa hàng đã đem hết các túi da sang trọng, đắt nhất để mời chào, nhưng làm như vậy lại khiến cho khách hàng có cảm giác là mình đang bị ép phải mua. Nhân viên bán hàng càng nhiệt tình thì càng làm cho khách hàng thấy ác cảm. Những nhân viên bán hàng kiểu này luôn khiến cho khách hàng có ấn tượng xấu và chắc chắn là lần sau khách hàng sẽ không quay lại mua hàng. Do đó, cách làm này của nhân viên bán hàng đã gây ra hậu quả hoàn toàn ngược với ý muốn.
Lúc này, nhân viên bán hàng và khách hàng nói chuyện với nhau cần phải tránh xa chủ đề bán túi xách. Hai bên nên nói về những chuyện liên quan đến du lịch, như đến khu du lịch chơi bao lâu? Nghỉ ở đâu? Thăm những điểm du lịch nào? Cần phải cố gắng tập trung đến câu chuyện thú vị về du lịch.
Bạn có thể hỏi khách hàng là: Anh đi lúc nào? Đi bằng gì đến đây? Anh định leo núi…à? Nơi đó có nhiều đặc sản địa phương lắm vì tôi đã đi rồi. Cảnh ở đó rất đẹp, đến rồi lại muốn đến lần nữa…” Những câu nói này sẽ khiến cho hai bên nói chuyện thoải mái và nói mãi không dứt. Đó đều là những câu chuyện thú vị liên quan đến du lịch, chủ đề nhân viên gợi sự chú ý của khách hàng, còn khách hàng cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hưng phấn vì được nói chuyện với nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng và khách hàng nói chuyện với nhau như vậy thì sẽ đạt được mục đích bán hàng của nhân viên bán hàng. Ai lại không buồn để ý đến hàng hóa của nhân viên bán hàng dễ thương, nhiệt tình cơ chứ?
Nhân viên bán hàng này sẽ biết cách nói: “ở lại hai đêm thì chiếc va li da này rất hợp với anh (chị)! Có đựng thêm vài món đồ trong va li này thì cũng không sợ nặng đâu”… Kèm theo những lời khuyên ấy là chiếc túi xách và va li cùng món quà nho nhỏ sẽ được bán ra thuận lợi, bạn cũng có thể giới thiệu thêm về hộp đựng đồ mỹ phẩm, những đồ dùng cá nhân… Nói cách khác là bạn sẽ bán được những món hàng có liên quan. Với cách làm này thì các vị Giám đốc cần cho các nhân viên bán hàng biết được khái niệm phục vụ tuyệt diệu là gì.
Bạn muốn bán hàng thật nhanh thì càng không thể nói chuyện gì nhiều, thậm chí còn khiến cho khách hàng thấy ác cảm.
Cứ như vậy thì những lời nói của nhân viên bán hàng sẽ khiến cho khách hàng thấy không tin tưởng. Do đó, đối với những thứ mà khách hàng không muốn thì xin đừng có mời họ mua.
Bạn không nên tùy tiện hứa này hứa nọ, đã hứa thì phải biết giữ lời. Bạn cần phải cho mọi người biết bạn là người biết giữ lời hứa, như vậy thì mới bán được hàng hóa và phục vụ mới tốt được.
Giữ lời hứa là một đức tính tốt đẹp, có một số người thường tùy tiện hứa lung tung, nhưng rất ít khi giữ lời hứa. Do đó, đã để lại ấn tượng xấu trong lòng người khác. Nếu bạn đã nói là mình muốn làm việc gì đó thì bạn cần phải làm được nếu bạn làm không được, thấy rằng được không bằng mất, hoặc là bạn không muốn làm thì đừng có nhận lời người khác. Bạn có thể tìm một cái cớ nào đó để từ chối nhưng tuyệt đối đừng có nói: “Tôi thử xem sao!”. Nếu bạn nói thử xem sao mà không làm được thì đối phương sẽ nghĩ là bạn đã thử làm nhưng thất bại.
Chữ tín của bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đối với khách hàng, bạn có phải là người biết giữ chữ tín hay không? Bạn có phải là người là người hay hứa hão hay không? Bạn có phải là người đáng để mọi người gửi gắm trách nhiệm hay không?
Hay là bạn là người thường xuyên quên đi những việc người khác nhờ vả? Bạn đã truyền đạt sai thông tin bao nhiêu lần khi khách hàng muốn tìm hiểu về tình hình sản phẩm của Công ty? Bạn đã cung cấp bao nhiêu tài liệu không trung thực cho khách hàng khi họ muốn tìm hiểu về hàng mẫu hoặc là tài liệu tuyên truyền liên quan đến sản phẩm?
Phải giữ lời hứa với cuộc hẹn, nghe sao mà đơn giản thế, nhưng làm thì vô cùng khó khăn. Bạn chỉ cần sao lãng chút thôi thì có thể sẽ không thể đến hẹn được. Nhiều khi bạn cho rằng người ta có thể không cần đến sự phục vụ của bạn, nếu để cho người ta biết được cách suy nghĩ tự an ủi này của bạn thì người ta sẽ cho rằng bạn là một kẻ lười nhác.
Bạn có thể cũng có tâm lý gặp may, cho rằng khách hàng sẽ tha thứ cho mình, nhưng người ta sẽ nhìn ngay ra tâm lý lười biếng của bạn.
Do đó, khi phục vụ bạn đừng có dễ dàng hứa hẹn, đã hứa rồi thì nhất định phải giữ lời. Như vậy khách hàng sẽ xúc động vì thái độ của bạn, họ sẽ cho rằng bạn là người biết giữ lời hứa, từ đó sẽ tin tưởng và dựa dẫm vào bạn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến bạn chiến thắng tất cả trong cuộc sống.
Cho dù trong cuộc sống hay trong công việc mà bạn càng trọng chữ tín thì bạn càng thúc đẩy nhanh thành công của mình. Bạn giữ lời hứa với càng nhiều khách hàng thì bạn sẽ càng làm tốt việc phục vụ, bán hàng của mình.
Do vậy, bạn cần phải biết coi trọng từng câu nói của mình.
Cuộc sống chỉ quan tâm tới những người nói lời phải biết giữ lời. Nuốt lời là một tật xấu. Nếu có tật xấu này bạn cần phải thay đổi khuyết điểm này của mình, như vậy bạn sẽ giới thiệu thành công mình đấy.
Cho dù bạn bán mặt hàng nào, bán hàng theo cách nào, nhưng bạn luôn có trách nhiệm với mỗi lời mình nói, bạn thuyết phục khách hàng bằng chính hành động của mình, khiến cho họ tận mắt chứng kiến những gì bạn làm đều là vì lợi ích của họ. Để giữ lời hứa bạn có thể vứt bỏ những cái khác, luôn tạo cho mọi người thấy mình là một người rất đáng tin cậy.
Bạn bán hàng phục vụ hay sản phẩm cần phải tuân thủ theo đức tính tốt đẹp này. Nếu trước kia bạn chưa làm như vậy thì xin đề nghị hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, có lẽ bạn sẽ làm tốt hơn trước rất nhiều.
Bán hàng cần phải, có biện pháp tuyên truyền và quảng cáo thành công, nhưng có thể làm khách hàng rung động, được khách hàng yêu thích nhất vẫn là thái độ phục vụ và phục vụ hậu mãi tin cậy, giữ chữ tín của bạn.
“Hành vi của con người có một nguyên tắc vô cùng quan trọng, nếu như chúng ta tuân thủ theo đúng nguyên tắc này thì sẽ không gặp phải bất cứ rắc rối nào. Hơn nữa qua đó bạn còn có được tình bạn và niềm vui. Nguyên tắc vĩnh cửu này là: lúc nào cũng phải khiến cho người khác cảm thấy họ vô cùng quan trọng”. Có nhà tâm lý học đã nói, với những người bán hàng thì điều quan trọng là làm thế nào để người khác cảm thấy mình được tôn trọng.
Gọi đúng tên khách hàng là thứ âm thanh vui tai nhất trên thế giới này đối với họ. Tên là một bộ phận quan trọng của thân phận con người cũng như là tự trọng. Bản năng con người cho chúng ta biết: Người nhớ tên tôi nhất định là người tôn trọng tôi.
Do đó, cách làm đơn giản nhất để cởi mở tấm lòng, quan hệ tốt với khách hàng đơn giản nhất là hãy ghi nhớ tên của họ.
Mỗi khi ta tiếp xúc với khách hàng mới hoặc khách quen thì bạn cần phải tìm cách biết được tên họ, cần phải biết đúng họ tên chính xác. Như vậy họ sẽ vô cùng vui sướng. Khi nói chuyện có cơ hội thì bạn cần phải đề cập tên họ, chức vụ của người ta nhằm nhấn mạnh sự quan tâm, tôn trọng của bạn đối với người ta.
Fale, người mới chỉ học hết tiểu học, trước năm 46 tuổi đã trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ, đồng thời đã giúp đỡ Roosevelt giành được chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Vậy bí quyết thành công của ông là gì?
“Tôi có thể nhớ được tên của 50.000 người”.
Mỗi khi gặp được một người không quen biết, ông đều hỏi thăm tên tuổi, số người trong gia đình, nghề nghiệp và khuynh hướng chính trị của người đó rồi ghi nhớ lại. Lần sau nếu có gặp lại người đó, cho dù là một năm sau, ông đều có thể vỗ vai thân mật, hỏi thăm về vợ con anh ta, hỏi thăm về khu vườn sau nhà của anh ta. Chẳng trách mọi người ai cũng muốn đi theo ông!
Có một cô họ Lí mới được giao phụ trách nghiệp vụ tại một khu vực. Cô đi đến thăm một khách hàng tiềm năng.
Bước vào văn phòng của công ty A, cô tìm đến văn phòng của Tổng giám đốc. Cô tự tin đi về phía cô thư ký, chìa tay ra nói: “Chào cô, tôi tên là Lí x x, cô là…”. Cô thư ký không thể không chìa tay ra nói: “Tôi họ Trương, Trương x x, tôi có thể giúp gì được cho cô? “Như vậy, cô Lí đã khéo léo biết được tên đối phương, đồng thời trong quá trình đối thoại luôn nhắc đến tên đối phương, khiến cô Trương cảm thấy mình được tôn trọng. Vậy thì việc nhờ cô thông báo để xin gặp mặt ông Tổng giám đốc chẳng còn là việc gì khó khăn. Người nhân viên bán hàng muốn thiết lập được mối quan hệ tốt với người dân thì phải nhớ rằng: Trọng điểm chính là tên của đối phương!
Mời các bạn đón đọc Bí Quyết Thành Công Trong Hùng Biện Đàm Phán Và Thuyết Trình của tác giả Nguyễn Gia Linh & Hoài Thu.