Lần đầu tiên tôi biết đến tên Dan Norris là khi nhận được email của anh đề nghị tôi viết bài cộng tác cho blog với chủ đề 13 Pre-launch Traffic Strategies for Startups (Tạm dịch: 13 chiến lược tăng lưu lượng truy cập tiền khởi nghiệp cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp).
Khoan đã… Hình như không phải vậy.
Lần đầu tiên tôi thực sự biết tới Dan Norris là thông qua podcast1 của Tropical MBA – khi những người dẫn chương trình thường đề cập đến trang khởi nghiệp của anh.
1 Podcast là hệ thống phân phối nội dung cho phép người dùng tự động tải nội dung thông qua RSS, như dữ liệu âm thanh và dữ liệu video trên Internet – BT.
À… hình như cũng không phải thế.
Đó là khi Dan cho ra mắt podcast của anh…
Blog của anh…
Bản tin qua email của anh…
Hay khi anh trở thành khách mời trong chương trình Khởi nghiệp trong tuần của Jason Calcanis.
Tôi nghĩ rằng bạn bắt đầu nắm bắt được vấn đề rồi đấy. Sự thật “đáng sợ” là Dan Norris rất giỏi lăn lộn.
Ít ai có thể lăn lộn như Dan, từ việc tung ra ồ ạt các podcast mới, bài viết mới trên blog, hay sẵn sàng xuất hiện trong podcast của những người khác (bao gồm cả của tôi). Tôi luôn ngưỡng mộ anh vì điều này.
Chính tinh thần “không ngại khổ ngại khó” đã giúp anh liên tục điều chỉnh, thay đổi mô hình và giải mã con đường kinh doanh thông qua vô vàn nỗ lực khởi nghiệp thất bại và cuối cùng cán đích bằng một thành công ngoài mong đợi – chính là WP Curve. Và từ việc mất đến sáu tháng trời mới tìm được khách hàng đầu tiên, Dan đã rút ngắn thời gian này xuống còn bảy ngày.
Trong những năm qua, tôi đã làm việc với hàng ngàn doanh nhân thông qua các podcast, blog, hội thảo khởi nghiệp, và công ty khởi nghiệp mới đây nhất của mình. Rõ ràng sai lầm lớn nhất mà người ta mắc phải là quá ám ảnh về ý tưởng của mình nên không tập trung đúng mức vào việc tìm kiếm những người sẵn sàng mở hầu bao cho sản phẩm của họ.
7 ngày khởi nghiệp dựa trên những nút thắt khó gỡ mà Dan đã đối mặt khi tìm cách hiện thực hóa hết ý tưởng này đến ý tưởng khác. Anh đã viết cuốn sách này nhằm giúp bạn tìm được khách hàng thực sự đầu tiên chỉ trong bảy ngày. Những bài học của anh được cô đọng thành những câu chuyện và những đúc kết dễ dàng áp dụng, giúp bạn bắt đầu một cách nhanh nhất.
Tôi biết bạn đang nghi ngờ: “Bảy ngày ư?! Liệu có phải chính tinh thần lăn lộn đã làm tê liệt bộ não của anh ta không thế? Không ai có thể hiện thực hóa một ý tưởng chỉ trong bảy ngày cả.”
Liên quan đến vấn đề này, tôi muốn kể bạn nghe một câu chuyện:
Khi phỏng vấn Dan, bản thân tôi cũng thấy nghi ngờ về suy nghĩ hiện thực hóa một ý tưởng chỉ trong bảy ngày của anh ấy. Có thể nói ý tưởng về một startup bán Email Marketing của tôi, Drip, cực kỳ ít khả thi, và có thể sẽ phải mất tới hàng tháng trời để có thể ra mắt thị trường.
Phản ứng của Dan trước sự lưỡng lự của tôi là gì?
“Tôi cho rằng cần cân nhắc liệu Drip có phải là ý tưởng tuyệt vời cho một tân binh mới lập nghiệp bằng vốn tự có hay không. Trong cuốn sách của tôi có một danh sách các tiêu chí thế nào là một một ý tưởng tốt, và một trong số đó là khả năng xây dựng và thử nghiệm nhanh chóng.
Drip có lẽ là ý tưởng tuyệt vời cho một doanh nhân có kinh nghiệm khởi nghiệp nhưng không phù hợp với người khởi nghiệp lần đầu, vì việc xây dựng một ý tưởng như vậy là quá khó bởi tính cạnh tranh quá cao.”
Ồ, nói hay lắm, thưa quý ngài.
Nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp từng lập nghiệp ba hay bốn lần, tôi hy vọng bạn sẽ dấn thân ngay lập tức và không chần chừ. Với những người còn lại: Tôi khuyên các bạn nên lắng nghe lời khuyên từ quý ngài này.
Xin chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trên hành trình sắp tới.
Rob Walling
Fresno, CA
Tháng 8/2014.
Tôi hy vọng rằng bạn đã coi cuốn sách này là một cẩm nang hữu hiệu khi suy ngẫm về việc khởi nghiệp của mình. Nếu bạn nảy ra một ý tưởng trong khi đọc nó, hay bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng nhanh hơn có thể, thì tôi nghĩ đó đã có thể coi là một sự thành công rồi.
Tôi cũng hy vọng bạn sẽ không lặp lại những sai lầm mà tôi đã mắc phải và ngay từ lần đầu tiên đã có thể gây dựng thành công một doanh nghiệp startup thú vị và sinh lợi nhuận.
Tôi không nói về một doanh nghiệp mà bạn “một thành viên tự trả lương cho chính mình” (kiểu như mở cửa hàng bán lẻ, cửa hàng đồ lưu niệm…). Mà tôi muốn nói tới một doanh nghiệp sẽ đóng vai trò như một phương tiện giúp bạn tạo lập giá trị và thực tế.
Hãy biết nghi ngờ trước những lời khuyên về kinh doanh và kiểm nghiệm mọi giả thiết kể cả là của bạn. Học hỏi từ khách hàng còn quan trọng hơn thế.
Cần hiểu rõ về sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như biết rõ doanh nghiệp sẽ ra sao nếu thiếu vắng bạn, nhưng đừng vì biết không có bạn cũng không sao mà ngại ngần xắn tay vào làm việc.
Sớm quyết định thực hiện những việc khó khăn ngay từ đầu để có được sự tăng trưởng và giá trị cao hơn nữa trong tương lai. Hãy tìm kiếm những nguồn tạo đà phát triển và tiếp tục thực hiện những việc mang lại hiệu quả.
Lắng nghe khách hàng và quan sát hành động của họ.
Hãy hoạt động trong một thị trường lớn với một điểm khác biệt độc đáo có thể phản ứng kịp thời trước các điểm nhức nhối hoặc hài lòng của khách hàng. Đây là một thế giới rộng lớn, và nếu bạn đủ khôn khéo trong cách cơ cấu hoạt động cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình, thì bạn sẽ có không gian tăng trưởng không giới hạn.
Hãy tạo ra một sản phẩm tuyệt hảo, làm tốt mọi việc và học cách nói “không”. Đó là doanh nghiệp của bạn. Vì thế trên tất cả, hãy liên tục cải thiện sản phẩm.
Hãy tiến nhanh hơn và học hỏi nhanh hơn đối thủ cạnh tranh.
Và tạo ra những thứ mới mẻ, giá trị và tận hưởng niềm vui.
Mời các bạn đón đọc 7 Ngày Khởi Nghiệp của tác giả Dan Norris.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn