Phương Pháp Giáo Dục Waldorf Steiner

Phương Pháp Giáo Dục Waldorf Steiner

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Việc học ở đây sử dụng nhiều phương pháp suy nghĩ, hay ít nhất nó là phương thức của những môn học khác nhau kết hợp với thực hành, nghệ thuật hay những yếu tố thuộc về nhận thức. Giáo dục Waldorf đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tưởng tượng, phát triển suy nghĩ bao gồm những yếu tố sáng tạo cũng như phân tích. Mục đích của phương thức giáo dục này là cung cấp cho trẻ một nền tảng cơ bản cho sự phát triển đạo đức, thành một cá thể toàn vẹn và góp phần hoàn thiện số phận của nó. Nhà trường cũng như giáo viên có tự do nhất định trong việc đưa ra chương trình dạy học. Trường học Waldorf đầu tiên được thành lập vào năm 1919 cho con em những người công nhân làm việc trong nhà máy thuốc lá Waldorf-Astoria ở Stuttgart (Đức. Đến năm 2009 đã có khoảng 994 trường học Waldorf ở 60 quốc gia khác nhau trên thế giới và đến năm 2001 có khoảng 1400 nhà trẻ cũng như 120 viện nghiên cứu phương thức giáo dục đặc biệt này. Ngoài ra cũng có rất nhiều trường công và trường tư thục dựa trên mô hình trường Waldorf, những ý tưởng của Waldorf cũng được áp dụng ít hay nhiều trong việc mở rộng các mô hình trường học tại Mỹ ngày nay. 1. Giáo dục học và lý thuyết về sự phát triển của trẻ em Cấu trúc của phương thức giáo dục Waldorf dựa trên lý thuyết dạy học của Steiner về sự phát triển của trẻ em. Lý thuyết này miêu tả 3 quá trình phát triển chính của trẻ, mà mỗi quá trình đòi hỏi những phương pháp giáo dục riêng: Việc học từ thời thơ ấu chủ yếu dựa trên những điều trải qua, việc bắt chước và cảm giác. Việc giáo dục thời kỳ này đặc biệt nhấn mạnh việc học thông những hoạt động thức tế của trẻ. Việc học (giai đoạn trẻ từ 7-14 tuổiđược so sánh giống như một thứ nghệ thuật và sáng tạo. Trong những năm này việc giáo dục nhấn mạnh việc phát triển cuộc sống tình cảm, cảm xúc nghệ thuật của đứa trẻ thông qua những cách biểu hiện và thị giác khác nhau đối với nghệ thuật. -Trong quá trình trưởng thành, tầm quan trọng trong sự phát triển hiểu biết trí óc và lý tưởng đạo đức (ví dụ như trách nhiệm xã hộicó vai trò đặc biệt đối với sự phát triển khả năng suy nghĩ trừ tượng, ý kiến, và các khái niệm Trường học Waldorf cũng có những nguyên tác giống như nhiều trường học khác nhưng bên cạnh đó nó cũng có những phương pháp riêng trong việc giảng dạy của mình. Đặc biệt những trường học dạy theo phương pháp Waldorf được tài trợ bởi chính phủ có thể bị đòi hỏi tuân theo một chương trình hợp nhất trong giảng dạy 1.1 Giai đoan từ lúc sinh ra đến lúc đi nhà trẻ (6-7tuổi. Trường học Waldorf đặt vấn đề học từ giai đoạn thời thơ ấu thông qua sự bắt chước và ví dụ. Trẻ được học trong một môi trường lớp học giống như ở nhà, mà ở đó các cả thiết bị được làm từ tự nhiên. Một môi trường như thế theo lý thuyết giáo dục của Waldorf là tốt cho sự phát triển về thể chất, cảm xúc, cũng như trí óc của đứa trẻ. Những trò chơi ngoài trời cũng được áp dụng một cách rộng rãi trong trường học với mục đích là để cung cấp cho đứa trẻ những sự trải nghiệm của tự nhiên, thời tiết và mùa trong năm. Trong những ngôi trường Waldorf thì việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ là thông qua những bài hát, bài thơ hay trò chơi vận động. Những điều này bao gồm cả thời gian kể chuyện hàng ngày của giáo viên. Dụng cụ đồ chơi được làm từ những nguồn tụ nhiên có thể biến đổi cho những mục đích khác nhau. Những con búp bê của trường Waldorf thường được làm một cách đơn giản để trẻ có thể sử dụng và củng cố khả năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của nó. Trường học Waldorf không khuyến khích nhà trẻ và học sinh các lớp tiểu học sử dụng những thiết bị điện tử như là tivi, máy tính hay băng đĩa nhạc vì họ tin rằng những điều này là không có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ trong những năm đầu này. Sự giáo dục cũng nhấn mạnh những trải nghiệm sớm cho trẻ thông qua những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống bao gồm lễ hội.. 1.2. Giáo dục phổ thông từ 6/7- 14 tuổi. Trong những ngôi trường Waldorf thì trẻ bắt đầu học tiểu học khi gần 7 tuổi hoặc được 7 tuổi. Trường tiểu học tập trung vào một chương trình giảng dạy dựa vào nghệ thuật để phát triển trí óc, nó bao gồm những môn nghệ thuật thuộc về thị giác, kịch, các môn di chuyển nghệ thuật, âm nhạc với các dụng cụ hoặc là giọng hát [13]. Trong những năm tiểu học trẻ thường được học 2 ngoại ngữ. Xuyên suốt những năm tiểu học, những khái niệm đầu tiên được giới thiệu thông qua những câu chuyện hay hình ảnh, những giới thiệu về giáo dục được kết hợp cùng với những tác phẩm nghệ thuật hay âm nhạc. Ở đây có sự phụ thuộc rất nhỏ vào các quyển sách chuẩn, thay vào đó mỗi đứa trẻ có điều kiện để phát huy tính tự sáng tạo Một ngày học thường được bắt đầu bằng một tiếng rưỡi tới 2 tiếng học lý thuyết về một đề tài, mà đề tài này thường được kéo dài trong một khoảng thời gian (1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Một điều đặc biệt của trường Waldorf là mỗi giáo viên sẽ theo một lớp trong suốt những năm tiểu học để dạy những kiến thức cơ bản nhất [14]. Giáo viên của trường Waldorf sử dụng khái niệm của 4 tính khí để giúp cho việc phân tích, hiểu, liên kết với cách cư xử cũng như tính cách của đứa trẻ dưới sự dạy dỗ của họ. Bốn tính cách: nóng giận, phớt lờ (lạnh lùng, sầu muộn và lạc quan được coi như đặc trưng cho bốn tính cách của con người và mỗi bản tính có phương thức riêng để trao đổi và liên lạc với thế giới bên ngoài. Việc giáo dục của Waldorf cho phép sự khác nhau dựa trên mỗi cá nhân trong việc học, với sự mong đợi rằng một đứa trẻ sẽ nắm chặt được một khái niệm hay đạt được một kỹ năng khi mà nó đã sẵn sàng. Ở đây yếu tố hợp tác là được đề cao hơn yếu tố cạnh tranh. Phương pháp giáo dục này cũng đề cao việc mở rộng giáo dục thể chất, thể thao đồng đội hay cạnh tranh ở những lớp cao hơn. 1.3. Giáo dục trung học Hầu hết các trường Waldorf, học sinh học trung học khi bước sang tuổi 14. Ở đây mỗi môn học sẽ có một giáo viên chuyên ngành về môn đó giảng dạy. Việc giáo dục bây giờ tập trung hơn vào các môn khoa học, nhưng học sinh vẫn có thơi gian để tham gia vào các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc và học nghề. Học sinh được khuyến khích phát triển lối suy nghĩ riêng và sáng tạo của riêng mình. Chương trình giảng dạy được tổ chức để giúp sinh viên phát triển một giác quan về năng lực, trách nhiệm và mục đích, để nâng cao một sự hiểu biết về nguyên tắc đạo đức, và để xây dựng tính cách có trách nhiệm xã hội.