Cinque Terre

Người Lữ Hành Kỳ Dị

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDF Đọc Online


Đọc lại “Người lữ hành kỳ dị” của Harold Robbins, thấy mình cũng kỳ dị chẳng kém. Cuốn truyện dày gần 900 trang, đã được đọc đi, đọc lại trong nhiều năm nay. Mỗi lần đọc lại phát hiện ra những thông điệp mới của cuốn truyện. Kỳ lạ, cuốn truyện đầy ngập những xác chết, rất nhiều người chết, trai có, gái có, già có, trẻ có, đột tử có, phải nằm liệt trước khi chết có, chết bệnh có, mà tự tử cũng có nữa. Thế mà tuyệt nhiên không ở trang nào có chỗ cho sự bi quan. Bao trùm cả cuốn truyện là sự phấn đấu liên tục, bền bỉ, kiên trì, dũng cảm, khôn ngoan và đầy mưu lược để chiến thắng số phận, giành và giữ lấy những thứ của mình. Càng kỳ lạ hơn, là chỉ đến hôm nay, mình lần đầu tiên chú ý tới triết lý sống rõ ràng ấy. Mình đã từng yêu “Người lữ hành” vì nó là cuốn truyện đậm đặc màu sắc tâm lý, miêu tả tinh tế về mâu thuẫn nội tâm, để rồi lý giải đầy thuyết phục, đầy tính người về bản năng, về đạo đức, về ranh giới thiện ác. Rồi về cái đẹp nữa chứ. Ca ngợi cái đẹp nhiều đến thế là cùng. Cuốn truyện sẽ khiến bạn phải đứng trước gương, phải nhìn ngắm bản thân kỹ hơn và cảm ơn tạo hóa nhiều hơn vì đã sinh ra bạn như bạn đang có. Đọc những dòng này, các bạn chớ có đi tìm mua “Người lữ hành”, vì cuốn truyện sẽ nhanh chóng làm bạn thất vọng, bởi rất nhiều lý do: nó quá dày, văn phong của nó khá dài dòng, cốt truyện và nhân vật phức tạp, cách kể truyện không liền mạch, lối viết bất chấp thời gian, thậm chí luôn bỏ rơi nhân vật. Đừng vội đọc cuốn truyện, cho đến khi bạn có một bản lĩnh đủ kiên cường, một tâm lí đủ bình tĩnh và một trái tim đủ nhân hậu.ANN *** Harold Robbins là một tác giả người Mỹ của tiểu thuyết nổi tiếng. Một trong những nhà văn bán chạy nhất mọi thời đại, ông đã viết hơn 25 cuốn sách bán chạy nhất, bán được hơn 750 triệu bản bằng 32 ngôn ngữ. *** “Người lữ hành kỳ dị” bản dịch tiếng Việt của Mạnh Hà, Thanh Sơn, theo tôi là một bản dịch dở, người dịch có lẽ chưa từng sống ở Mỹ và cũng ít hiểu biết về văn hóa Mỹ. Ngay cả cái tựa, chỉ nên dịch là “những kẻ lữ hành”, tôi không hiểu sao lại thêm chữ “kỳ dị” vào đây, nghe rất là lá cải. Bản dịch tiếng Việt có lẽ đã làm mất gần hết tính văn học (vốn rất ít ỏicủa tiểu thuyết này, nhưng khổ nỗi, vì câu chuyện mà Harold Robbins kể, nó cực kỳ hấp dẫn, đến nỗi người đọc bị câu chuyện cuốn đi từ những trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng mà không thèm quan tâm đến những cái tên chuyển ngữ rất kệch cỡm, kiểu như: Giônơx, hoặc những đoạn tả cảnh được dịch sượng sạo, hay những đối thoại đậm chất Mỹ bị biến dạng khi chuyển ngữ. Harold Robbins không kể một câu chuyện, không có một cốt truyện xuyên suốt như bản dịch “Người lữ hành kỳ dị” muốn ám chỉ. Harold Robbins viết lại một phần lịch sử nước Mỹ, từ sau thế chiến thứ nhất đến hết thế chiến thứ hai, xảy ra trong một vùng đất rộng lớn kéo dài từ NY đến phía tây. Harold Robbins không kể một cuộc đời, ông viết về nhiều cuộc đời, mà từ góc nhìn của họ, lịch sử và những biến động lịch sử được nhìn thấy và tương tác một cách khác nhau: một nhà tư bản thành công, một cô đào nổi danh, một tiểu thư khuê các, một đạo diễn tài năng, một gã da đỏ nổi tiếng, một cô điếm sang trọng, một kẻ cơ hội chuyên nghiệp…. tất cả đều là nhân vật chính, họ đều là “những kẻ lữ hành”, nếu dịch theo tựa của tôi. Lịch sử của Harold Robbins là lịch sử của ngành dầu mỏ, vũ khí, hàng không, điện ảnh…, là người Do Thái và cuộc thế chiến thứ hai, là cuộc khủng hoảng tài chính kinh hoàng… và các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn đó lần lượt xuất hiện đầy ấn tượng trong “những kẻ lữ hành”, vẫn nhắc lại là nếu dịch theo tựa của tôi. Tôi không thích cái tựa, tôi chưa hài lòng bản dịch, tính văn học của tiểu thuyết không cao, lịch sử Mỹ không hấp dẫn tôi, những cuộc đời cũng không làm tôi ngưỡng mộ… vậy tiểu thuyết này có gì khiến tôi lấy cái tựa (rất dởcủa nó làm tiêu đề cho blog mình. Tất nhiên là tôi có lý do, một lý do rất cá nhân. Trong suốt câu chuyện lịch sử, xuyên qua và kết nối những cuộc đời, chủ đạo và kết cục cho những biến cố, làm gút thắt mở cho những sự kiện… là một không khí giản đơn và đậm chất miền tây, miền tây nước Mỹ cũng giống miền tây nước Việt: một không khí phóng khoáng, hào sảng, đậm đà tình nghĩa… tôi đã hít thở trong bầu không khí đó, nó cho tôi ô xy, nuôi tôi lớn lên và sống với nó… Tôi muốn mình sẽ luôn như vậy, blog mình sẽ là một chốn như vậy, một lần nữa xin cảm ơn bạn Land đã tặng tôi bản sách cũ, có lẽ là bản in đầu tiên, vô cùng giá trị.