Dân Việt Nam ta là dân giỏi cười và lắm chuyện cười nhất thế giới… Đó chính cũng là một trong nhiều yếu tố khác đã làm nước ta trở thành một nước anh hùng quật khởi, không kẻ cường địch nào lấn được. Kể số chuyện cười phải chép cả kho giấy nhà giấy, chỉ riêng những cái cười để sửa sang phong hóa, để chữa bệnh rởm rác, lố bịch, và để vui sống hăng say tranh đấu với mọi hoàn cảnh ở trên các lãnh vực nhân sinh. Trong kho chuyện cười ấy, phải kể chuyện Trạng Quỳnh là một. Chuyện Trạng Quỳnh chẳng những dài nhất, hay nhất, mà đọc lên, ngoài cái thưởng thức về thú vị văn chương, chúng ta còn được vô số những cái cười rất khoái, khoái hơn cả lúc động phòng hoa chúc là cái khoái gấp cả trăm ngàn lần những lúc được làm vương làm bá. Những cái cười rất khoái ấy, đại lược là: Cười để chửi thẳng vào mặt bọn vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, văn chẳng ra văn và võ chẳng ra võ. Cười để vãi tưới lên đầu bọn ăn trên ngồi chốc, mũ cao áo rộng, tác oai tác quái, mà người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm. Cười để lột trần bề trái lũ buôn thần bán thánh, gá Phật thầu Trời, ma giáo quỷ thuật, giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức thánh hiền, cũng như bọn tu hành ẩu tả, bọn trưởng giả học sang, phường ăn càn nói ẩu, bọn tham ô nhũng lạm và hành động lố lăng… Vân vân và v.v… Nói chung là những hạng đáng đem lột trần nọc cổ ra mà đánh cho bét đít sịt ngòi, nếu không phải dùng đến gươm đao súng đạn. Bởi các cớ ấy, và bởi chuyện Trạng Quỳnh tuy cũ mà tinh thần vẫn còn như mới ở trước cảnh huống của xã hội bây giờ, nên chúng tôi tổng hợp các chuyện do đồng bào đã kể và tham khảo những tài liệu đã viết để soạn ra quyển TRẠNG QUỲNH TOÀN TẬP này. Mục đích của chúng tôi không ngoài việc nhằm làm sống lại những cái cười đời trước để dọi lại đời nay. Còn việc chuyện tích có thật hay không, xin nhường để quý bạn đọc suy ngẫm… cũng như suy ngẫm để…Định Tường đầu Thu Nhâm-Tý 1972 NGÔ LĂNG VÂN *** Trạng Quỳnh dân gian là Nguyễn Quỳnh, sống dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, quê ở làng Bột Thượng nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nguyễn Quỳnh (1677-1748 có tài liệu chép 1720-1770là một danh sĩ thời Lê-Trịnh (vua Lê Hiển Tông, từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên. Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương. Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám. Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng. Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây, tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm. Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: “Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam” (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông. Sách “Nam Thiên lịch đại tư lược sử” đã nhận xét về ông: “… Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước…”. Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yểu ở tuổi 14và hai bài phú chép trong tập: “Lịch triều danh phú”. Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn. Tương truyền Trạng Quỳnh là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh – một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng. Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông.