Không số phận – gần như một tự truyện. Cũng như nhân vật thiếu niên trong cuốn tiểu thuyết, Imre Kertész đã từng rơi vào trại tập trung của Hitler năm 15 tuổi. Ông đã may mắn, bởi khác với hàng triệu nạn nhân của Holocaust, Kertész vượt qua được cả Auschwitz lẫn Buchenwald, và sống sót. Tác phẩm đầy sức nặng và ám ảnh này của Kertész Imre mô tả thế giới khủng khiếp và phi lí của nhà nước toàn trị kiểu phát xít, trong đó con người bị tước đoạt số phận cá nhân, và, không chỉ kiến thức về cuộc sống thực tế và lịch sử, mà khả năng nhận biết thường nhật của cá thể cũng đã hóa đá và biến dạng. Ẩn sâu vào đó là sự phản kháng đầy cay đắng trước cái bất nhẫn phổ quát của thế giới. Một thế giới đang thể hiện dữ tợn trong những học thuyết tự cho phép đối xử với cả một dân tộc như những sinh linh hạ cấp, tước đoạt quyền sống, xua đuổi vào các trại tập trung, và hủy diệt. Không số phận trở thành một chương quan trọng trong số những truyền thống văn xuôi Hungary xuất sắc nhất: một tuyệt tác. Sự diễn tả lạnh lùng, chính xác đến tận chi tiết, sự trào lộng toát ra từ bi kịch, mang lại cho tác phẩm độ sâu triết luận, và tạo nên một phong cách không thể bắt chước.*** Kertész Imre sinh ngày 9-11-1929, tại thủ đô Budapest (Hungary. Năm 1944, khi mới 14 tuổi ông bị đưa vào trại tập trung Auschwitz, sau đó vào trại Buchenwald. Năm 1945, sau khi các trại tập trung được giải phóng, ông trở về Budapest, tiếp tục đi học, ba năm sau thì tốt nghiệp trung học. Từ năm 1948-1950, ông là cộng tác viên của các báo Vilá-gosság (Ánh sángvà Esti Budapest (Budapest Buổi chiều; năm 1951, là công nhân nhà máy; từ năm 1951-1953, làm việc tại Phòng Tuyên truyền của Bộ Mỏ và Cơ khí; từ năm 1953 trở đi là nhà văn, dịch giả tự do. Kertész Imre sống ẩn dật nhiều năm, ít giao du với bên ngoài, miệt mài viết văn và dịch thuật. Một thời gian dài, các tác phẩm của ông không nhận được sự quan tâm của cả công chúng lẫn giới phê bình trong nước, thậm chí cả khi Không số phận xuất bản lần đầu vào năm 1975, mặc dù nhà văn nhận được nhiều giải thưởng danh giá ở nước ngoài, cho đến khi giải Nobel Văn học năm 2002 được trao cho ông “vì một sự nghiệp văn học nói lên trải nghiệm mỏng manh của cá nhân, đối lập với sự độc đoán tàn bạo của lịch sử.” Khoảng mười năm trở lại đây, ông sống tại thủ đô Berlin (Cộng hòa liên bang Đức, nhưng vẫn giữ quốc tịch Hungary.*** CÁC TÁC PHẨM CHÍNH Không số phận (1975Người tìm dấu vết (1977Câu chuyện thám tử (1977Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời (1990Lá cờ Anh (truyện ngắn, 1991Nhật ký khổ sai (1992Văn hóa Holocaust (1993Khoảnh khắc tĩnh lặng thoáng qua, khi đội hành quyết nạp thêm đạn (1998Ngôn ngữ đọa đày (2001Thanh toán (2003Hồ sơ K. (2006Di sản nặng nề của châu Âu (2008