Gương Thầy Trò

Gương Thầy Trò

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tác phẩm về đạo lý làm người được in lại như lời tri ân cố học giả nổi tiếng. Gương thầy trò là tác phẩm ra đời từ thập niên 1970 ở thế kỷ trước của học giả Hoàng Xuân Việt. Vì vậy, sách có lối hành văn, từ ngữ được xem khá lạ so với gu đọc của nhiều bạn trẻ ngày nay. Trong sách, cố học giả Hoàng Xuân Việt dẫn ra 7 điều làm nên nền tảng căn bản của tình thầy trò, bao gồm các yếu tố như trí tuệ, ý chí, lương tâm, tình cảm, đối nhân xử thế… Trên từng trang viết, tác giả lần lượt điểm lại cuộc đời, tình sư đệ của các danh nhân với môn đồ của họ. Học giả Hoàng Xuân Việt (1928 – 2014tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu nhiều môn như triết học, thần học, xã hội học, thiên văn học… Ông sử dụng thành thạo bảy ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Đức, Hán – Nôm, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và cổ ngữ Latin. Cố học giả sở hữu hơn 200 đầu sách, nhất là những tác phẩm trong tủ sách Học làm người. Ông thường được gọi là “quái kiệt” trong làng sách. Hiện những tác phẩm của ông được luật sư Hoàng Cao Sang – một trong những học trò của ông – làm đại điện pháp lý về tác quyền, thay mặt gia đình cố học giả lưu giữ.*** Ôi tình thầy trò quan trọng quá mà cũng cao cả, thâm trầm quá. Nó là thứ tình tổng hợp tinh hoa của các loại tình người. Khi Socrate tắt hơi cuối cùng, Platon nói tôi khóc không phải cho Socrate mà khóc cho tôi vì từ đây tôi không còn trên dương trần một người cha, một người anh, một người thầy, một người bạn. Lời nầy đúng cho Platon mà cũng đúng cho bất cứ ai trên đời có được minh sư. Có phước lắm, trò mới gặp được một tôn sư với trọn vẹn ý nghĩa của tiếng ấy. Có phước lắm thầy mới gặp được một hai trò để mình đầu thai trong đại chí và đại nghiệp. Thiếu gì người cả đời không gặp được thầy, được trò như ý nguyện. Từ Bossuet đến Fénélon, ông bỏ 10 năm, ông bỏ 6 năm dạy dỗ chí tử công phu, đầu tư bao nhiêu hy vọng, lại trúng thứ trò gì đâu nên kẻ kể như thất bại, người tạm tạm thành công. Hai đệ tử đầu tiên của Đức Phật, phải bỏ hai thầy cũ để theo Đức Phật rồi mới được toại nguyện. Thì ra có khi mình muốn cầu sư, cầu đệ mà đâu phải thầy nào, trò nào cũng là đối tượng như ý. Người cầu học, cầu tiến mà gặp được chân sư còn hơn trúng số. Họ tha hồ khai thác kiến văn, đạo hạnh, kinh nghiệm, mưu cơ. Trên đường đời họ được cố vấn đường khôn nẻo dại, họ được nguồn an ủi, ủy lạo tinh thần nhất là những khi đời họ qua truông, xuống dốc. Người đại chí, bất lực mà gặp ninh đồ trung đệ thì con bầy cũng không bằng vì họ có kẻ làm cho kiến thức, hoài bão của họ đâm chồi kết quả về thiên thu.