Giới Nữ – Tập 2

Giới Nữ – Tập 2

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Bạn đã bao giờ có những ý niệm và những suy nghĩ nghiêm túc về Vấn đề Nữ quyền trong xã hội hiện nay? Một vấn đề không hề mới nhưng chưa bao giờ cũ. Vậy cốt lõi của vấn đề nằm ở đâu? Là nội tại khách quan, xã hội diễn tiến, hay đơn giản chỉ đó là ý Chúa. Tôi hi vọng rằng tập sách của Simone de Beauvoir sẽ phần nào giải đáp một vài vấn đề mà bạn đã và đang thắc mắc. Tất nhiên, giới nữ không thể bao trùm tất cả các vấn đề, cũng như giải quyết tất cả vấn đề đó, vì cơ bản đó cũng chỉ là cái nhìn chủ quan của Simone de Beauvoir trong thế giới quan nội tại của bản thân mình, sẽ là không công bằng để dễ dàng đánh giá hết mực hài lòng bởi lẽ có những phân đoạn hết sức dài dòng và kể lể, khiến bạn đọc có thể bị lẫn lạc trong đó. Nhưng trên hết, nó đã khơi gợi ra nhiều luận điểm để khiến chính chúng ta suy nghĩ dài hơi, liệu chúng ta hàng ngày kêu gọi hô hào về Bình đẳng giới, về Nữ quyền, nhưng chúng ta đã thật sự đã trang bị những kiến thức đúng đắn và khách quan chưa? Tôi nghĩ rằng không chỉ Nam giới, Nữ giới cũng nên nghiêm túc đọc tác phẩm này.*** Simone de Beauvoir (1908 – 1986là nhà văn, nhà triết học và một nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp. Là một nhà văn từng được giải Goncourt nhưng cũng là một học giả uyên bác, các tác phẩm của bà được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời mình đồng thời đầy ắp các dữ kiện khoa học, lịch sử, thống kê… Hai tác phẩm non-fiction được biết ở Việt Nam nhiều nhất của bà là Giới tính thứ nhì và Tuổi già. Giới Nữ (xuất bản năm 1949, được xem là một trong những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20, là một cuốn bách khoa toàn thư về các giai đoạn của cuộc đời phụ nữ từ lúc sinh ra, dậy thì, lấy chồng, làm mẹ; đồng thời vạch ra con đường giành quyền lợi cho nữ giới. Với tác phẩm này, bà được xem là “Bà mẹ của phong trào nữ quyền”. Tuổi già được viết lúc Beauvoir hơn 50 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của người già và đấu tranh giành quyền cho họ. Người ta chỉ có thể hiểu được thân phận người già khi ở tuổi đó. “50 tuổi, tôi giật nảy mình khi một nữ sinh viên Mỹ kể lại với mình câu nói của một cô bạn: “Nhưng Simone de Beauvoir là một bà già chứ sao!” Cả một truyền thống dồn cho từ ngữ này một cái nghĩa xấu; nó vang lên như một lời thoá mạ. Vì vậy, người ta phản ứng, thường bằng giận dữ, khi nghe người khác bảo mình già. Tôi có biết nhiều người phụ nữ được biết tuổi tác của mình một cách khó chịu qua một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm Marie Dormoy: một người đàn ông, bị vẻ trẻ trung của hình bóng bà đánh lừa, đi theo bà trên đường phố; đến khi đi vượt qua bà và trông thấy gương mặt bà, thì thay vì bắt chuyện, ông ta rảo bước.”