Cinque Terre

Tiếng Rền Của Núi

Tác giả :
Thể Loại : Tiểu Thuyết Phương Đông
PDF Đọc Online


Yasunari Kawabata là một trong những nghệ sỹ lớn nhất của của Nhật Bản thế kỷ XX. Ông là một bậc thầy trong nghệ thuật biểu cảm vǎn học, mang đậm bản sắc dân tộc. Ông đã mở ra cho nhân loại cánh cửa của tư duy và tân hồn Nhật Bản vốn vẫn được coi là bí hiểm và kín đáo. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã tạo nên những tác phẩm bất tử có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền vǎn học Nhật Bản nói riêng và nền vǎn học trế giới nói chung. Mời bạn đọc tìm hiếu đất nước và con người Nhật Bản qua tập truyện ngắn của Yasunari Kawabata.*** Không có một thái độ thực sự rõ ràng, dứt khoát nào của tác giả được đưa ra đối với hành vi, suy nghĩ của mọi nhân vật. Không lên án, không ca ngợi. Mỗi độc giả sẽ tuỳ theo cách nghĩ của mình mà đưa ra thái độ cảm tình hay ngược lại. Phải chăng trong văn chương cũng cần sự khách quan như trong viết sử? Tôi đang đọc lần thứ hai “Tiếng rền của núi” nhằm suy ngẫm kỹ hơn về diễn biến đời sống nội tâm của từng nhân vật. Và tập trung phát hiện thêm những vẻ lấp lánh trong văn chương của ông. Nhiều khi, không phải ranh giới giữa đúng và sai mơ hồ, mà ngay cả ranh giới giữa được và mất, giữa hay và dở cũng mơ hồ. Và vì thế, nó tạo ra một tâm trạng bất an, bối rối nào đó. Làm sao không bối rối nếu anh không định hướng được nên đi theo hướng nào thì sẽ gặp điều tốt? Làm sao không bất an nếu anh không chắc chắn hướng đi có dẫn anh đến với điều tốt hay không? Vài ví dụ: mối quan hệ ngoài luồng của cậu con trai lại đánh thức chất đàn bà bên trong cô con dâu có vẻ hơi chậm phát triển vì còn quá ngây thơ. Rồi sự có con của tình nhân ngoài ý muốn của anh con trai lại chính là nguyên nhân khiến anh ta từ bỏ cô ta, và quay về chỉn chu với vợ mình. Nhiều khi, tự nhiên tạo ra những nghịch cảnh nho nhỏ, mà chỉ từ sự quan sát kỹ lưỡng mới phát hiện được ra. Ví dụ ông chồng khi chết, trên quan tài đặt một bức ảnh lúc còn trẻ, khá đẹp lão. Và bà vợ già nua bạc tóc đứng bên quan tài. Và người ta dễ ngộ nhận chính ông chồng là nguyên nhân sự già nua của vợ, mà không ai ngờ rằng bà vợ ấy đã đẩy đuổi, đầy ải ông chồng như thế nào. Ví dụ cái tình cha chồng con dâu, ranh giới nào giữa tình máu mủ và cảm xúc giới tính? Tác giả đã đi trên một sợi dây mong manh, giữa sự giản đơn và giáo điều với nguy cơ thừa nhận sự loạn luân. Và cái cách kết thúc tiểu thuyết cũng lửng lơ, không hề có một kết luận dù là tạm thời nào về số phận của các nhân vật, về mối quan hệ giữa họ. Người đọc vẫn có thể tiếp tục suy đoán về tương lai.