Thương Nhớ Đồng Quê

Thương Nhớ Đồng Quê

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Thương nhớ đồng quê – truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được viết vào năm 1992 và chuyển thể thành phim vài năm sau đó. Đúng như tên tác phẩm, bối cảnh của truyện là những hình ảnh bình dị, mộc mạc về làng quê trong suy nghĩ, trong tự sự của chàng trai 17 tuổi – Nhâm. “Mãi đến tận mờ sáng tôi mới lần về đến rìa làng. Không khí rất sạch. Làng quê quen thuộc, yên tĩnh. Sau mưa, quang cảnh hiện lên vừa đỏm dáng, vừa tinh khiết” “Nhìn phía trước chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng, xa mờ là vòng cung Đông Sơn. Ở đấy tôi có rất nhiều thương nhớ.” Không dừng lại ở việc “tả cảnh”, tác giả còn đi sâu hơn vào đời sống của từng nhân vật, cuộc sống trên đồng quê với những con người đa hình, đa vẻ đã tô điểm thêm cho bức họa làng quê thêm đa sắc, đa màu, như chuyện của sư Thiều, chuyện của ông giáo Quỳ, chuyện của chú Phụng… chuyện của những lao động nghèo, bình dị tuy tư tưởng và lập trường hoàn toàn khác nhau. Chuyện tuy có kết thúc buồn, mang cho độc giả một cảm giác miên man, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa về cảnh – người – tâm tư của những con người nặng tình với làng quê.*** Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán: Thanh Trì, Hà Nội. Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên… Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ, vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1960, ông cùng gia đình về quê quán và định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện ngắn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông. “Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với cuộc sống hiện nay (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên