Tự – Điển Danh Ngôn Thế Giới

Tự – Điển Danh Ngôn Thế Giới

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Người là một cây sậy nhưng là một cây sậy biết tư-tưởng ». (B.Pascal. Tư-tưởng là phần tinh hoa của con người. Tư tưởng chỉ nẩy nở trong sanh hoạt có muôn ngàn cảnh ngộ phức tạp. Trước một cảnh ngộ, nhiều người có thể cùng chung một phản ứng và cảm nghĩ hoặc mỗi người có một phản ứng và cảm nghĩ riêng biệt. Tình-trạng di động ấy là kết quả phối hợp chằng chịt của bao nhiêu yếu tố: hoàn cảnh gia đình, nền tảng giáo dục, vị trí xã hội, cá tính… Cũng có những điều kiện sanh hoạt tương tợ và bị đặt trong những cảnh ngộ như nhau, người ta dễ có phản ứng và cảm nghĩ như nhau. Bởi lẽ đó, đông tây kim cổ có thể gặp nhau mà không thể hoặc khó thể khẳng định rằng người nầy vay mượn của kẻ khác. Người Anh, người Pháp, người Trung-hoa đều có một câu riêng để diễn tả một ý chung; « những kẻ trí mưu thì kiến thức đại lược như nhau »: – Great minds think alike. – Les grands esprits se rencontrent. – Trí mưu chi sĩ sở kiến lược đồng. Cùng có những điều kiện sanh hoạt khác biệt mà bị đặt trong những cảnh ngộ như nhau, người dễ có những phản ứng và cảm nghĩ xa cách đến độ mâu thuẫn như bi quan với lạc quan. Trong lúc tất cả mọi người trong nhà, trong họ sống bám vào một mình ông Tuần (trong ĐÔI BẠN của Nhất-linhvà cho thể là một điều rất tự nhiên, một cái phúc thì Dũng, con ông Tuần, lại nói: « Tôi chỉ thấy sự giàu sang của tôi, của cả nhà tôi… như là một cái nhục. Tôi thấy thế… nên tôi mới đau khổ ». Cũng thế, bạn đọc sẽ không ngạc nhiên khi bắt gặp trong sách nầy những câu mâu thuẫn về một vấn đề. Những câu nầy dầu có nội dung mâu thuẫn nhau, cũng đáng coi như là những kinh nghiệm sống của con người. Mâu thuẫn mà cũng có khi đúng cả đôi: Cũng trong một tiếng tơ đồng, Kẻ ngoài cười nụ, người trong khóc thầm. Nguyễn Du.