Hoành phi đây là vốn là bức thư họa (tranh chữ), có khi còn gọi là Hoành, là Biển, hoặc gọi là Biển ngạch, Bài biển ; dùng để treo phía trên bình phong ở 2 trong phòng sách, hoặc treo ở nhà mát trong vườn hoa… Về sau, Hoành phi được viết là là ất, được dùng rộng rãi hơn.
Ở ta, hoành phi có thư họa, có treo để thờ. Hoành phi thư họa tự viết hoặc xin chữ người khác, để vừa thưởng thức chữ vừa tự nhắc nhở mình về một tín niệm gì đó. Loại hoành phi này thường treo hoặc dán ở phòng khách, phòng sách, phòng ở. Đại thể thường viết là: Tích thụ kim hoa, Xuân hòa cảnh lệ, Xuân phong mặc vận, Xuân thị ngã, Lan thất hương, Thụ đức, Chính tâm v.v… Nhưng trong thực tế, phần lớn các gia đình bút nghiên thường nghèo, nhà chật, không có phòng riêng rộng, vì vậy người ta không chơi hoành phi nữa mà chơi đại tự; chữ treo, dán chỉ một chữ, thường là chữ hòa, chữ tâm, chữ nhẫn, chữ đức v.v… Nhưng hoành phi ở ta chủ yếu là để treo ở những nơi thờ cũng như ở nhà thờ họ; ở đình, chùa, đền, miếu, quán… Ở nhà thờ họ: Thường họ để trước, sau là chữ từ đường, hoặc tộc
từ đường.