1493 – Diện mạo Tân thế giới của Columbus là cuốn sách xuất sắc nhất năm theo tạp chí TIME bình chọn; đồng thời là tác phẩm nổi bật của năm theo New York Times và Washington Post bình chọn.
1493 – Diện mạo Tân thế giới của Columbus là phần tiếp theo của cuốn sách 1491 – Những Khám Phá Mới Về Châu Mỹ Thời Kỳ Tiền Columbus đã được xuất bản bởi Huy Hoàng Book. Tác giả Charles C. Mann không hề làm người đọc thất vọng khi dùng sự hiểu biết sâu rộng của mình để lý giải những gì xảy ra đối với châu Mỹ, đối với thế giới sau sự kiện Columbus tìm ra châu Mỹ.
Cuốn sách này đi ngược với những ý nghĩa mà chúng ta thường biết về cuộc phát kiến châu Mỹ. Thay vì tập trung vào việc người châu Âu thay đổi châu Mỹ ra sao, Charles C. Mann lại tập trung vào việc châu Mỹ thay đổi thế giới như thế nào. Sự thay đổi ấy diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, con người, sinh thái học… mà tác giả gọi bằng thuật ngữ: Cuộc trao đổi Columbus.
Cuộc trao đổi Columbus mang thực vật từ châu Mỹ tỏa đi khắp thế giới; khoai tây đến với châu Âu; khoai lang cứu đói ở Trung Quốc; và cả những cánh rừng cao su bất tận mà thế giới đang thấy ngày nay cũng xuất phát từ châu Mỹ. Thế giới đang dần tiến tới điều mà các nhà nghiên cứu gọi là “Kỷ nguyên đồng hóa sinh học” – đa dạng sinh học trên trái đất mất đi, các hệ sinh thái dần trở nên giống nhau.
Thông qua chuyến hải hành của Columbus, ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, sốt vàng da tới châu Mỹ trong khi nơi đây đang bị khai thác thuộc địa. Chế độ nô lệ cũng từ đây mà hình thành. Thông qua chuyến hải hành đến châu Mỹ của Columbus, các nền kinh tế gặp gỡ, giao lưu với nhau tạo nên mạng lưới kinh tế toàn cầu.
Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao người châu Phi sống ở châu Phi, phần lớn người châu Á ở châu Á và phần lớn người châu Mỹ bản địa sống ở châu Mỹ. Ngược lại, người mang dòng giống châu Âu lại có mặt đông đúc ở châu Úc, châu Mỹ và miền Nam châu Phi không? Do người châu Âu ưu việt hơn hẳn các dân tộc khác chăng?
Câu trả lời trong cuốn sách này sẽ làm bạn phải ngạc nhiên đấy.