100 Năm Khoa Học Hình Sự Thế Giới – Jürgen Thorwald full mobi pdf epub azw3 [Chuyên Ngành]

100 Năm Khoa Học Hình Sự Thế Giới – Jürgen Thorwald full mobi pdf epub azw3 [Chuyên Ngành]

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Môn khoa học hình sự đã ra đời từ hàng nghìn năm nay. Từ những thế kỷ trước công nguyên, người ta đã phẫu thuật tử thi để xác nhận nguyên nhân những cái chết bất ngờ. Nhưng phải đến thế kỷ XIX và cho đến nay khoa học hình sự mới phát triển đến trình độ cao và có giá trị thực tiễn rất lớn.

Lịch sử ngành khoa học hình sự đã phải trải qua một thời kỳ dài đầy gian khổ: Từ lúc sơ khai như việc đo ghi kích thước một vài bộ phận cơ thể con người làm cơ sở cho khoa nhận dạng, việc phát hiện dấu tay người cổ xưa, việc lấy vân tay, lập hồ sơ lăn tay và cách sắp xếp hồ sơ lưu trữ sao cho việc tra cứu được nhanh chóng, chính xác đến những thành tựu mới nhất đã được áp dụng vào việc truy tìm tội phạm.

Khoa học càng tiến bộ, xã hội càng phát triển thì những âm mưu, thủ đoạn, phương tiện giết người của bọn tội phạm càng tinh vi, xảo quyệt. Do đó, đòi hỏi ngành khoa học hình sự không thể dừng chân tại chỗ mà phải phát triển ngang hàng với các ngành khoa học khác. Các môn khoa học hình sự như nhận dạng, dấu vết pháp y, chất độc học, đường đạn… càng phát triển thì càng giúp đỡ đắc lực việc truy tìm thủ phạm và phương tiện chúng gây tội ác.

Trong quá trình đấu tranh không mệt mỏi giữa khoa học và tội phạm đã xuất hiện rất nhiều nhà khoa học làm việc tận tuỵ, quên mình cho ngành khoa học mới mẻ này. Mỗi khó khăn vượt qua, mỗi tiến bộ khoa học đạt được đã đưa ra ánh sáng thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, góp phần tích cực ngăn chặn tội ác, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của những người dân lương thiện.

Từ khi ngành khoa học hình sự ra đời, không chỉ những nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu mà nhiều nhà văn, nhà báo, điện ảnh… đã giành thời gian, thậm chí giành cả cuộc đời cho việc ghi lại những thành tựu của ngành khoa học này. Jürgen Thorwald, người Đức, là một trong những người đầu tiên trên thế giới đã trình bày một cách hệ thống những giai đoạn lịch sử sôi động của ngành khoa học hình sự thế giới.

Jürgen Thorwald đã nổi tiếng ngay từ cuốn sách đầu tiên của ông “Sự bại trận của nước Đức”. Quyển sách này tả lại những sự kiện xảy ra trong những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945). Quyển “Lịch sử ngành phẫu thuật” của ông được nhiều nhà khoa học trên thế giới khen ngợi.

Năm 1960, ông cho xuất bản cuốn: “Sự kết thúc của một nhà phẫu thuật lớn”. Cuốn sách này được coi là một tài liệu có giá trị cao về lịch sử y học.

Ngay từ khi viết những cuốn sách trên, Jürgen Thorwald đã sưu tầm tài liệu viết cuốn “Trăm năm khoa học hình sự thế giới” hay “Những chặng đường lớn của khoa học nghiên cứu về tội phạm”.

Khoa học hình sự có nhiều bộ môn, liên quan đến nhiều ngành. Nhưng trong cuốn “Trăm năm khoa học hình sự thế giới” tác giả chỉ trình bày một cách hệ thống lịch sử phát triển, hoạt động của bốn bộ môn chính: dấu vết, pháp y, thuốc độc và đường đạn.

Trong cuốn sách này tác giả khẳng định: dấu vết không thể nào xoá được. Trong 46 tỷ trường hợp hoạ may mới có hai người có vân tay giống nhau. Có nghĩa là, với số người trên thế giới hiện nay, không thể gặp trường hợp hai người có vân tay trùng hợp: những người công an hình sự có thể biết được nhiều điều bí mật qua khám nghiệm tử thi, từ đó xác định đúng hướng truy tìm thủ phạm, khi một người chết chưa rõ nguyên nhân vì ngộ độc hay do kẻ sát nhân ám hại bằng thuốc độc thì các nhà khoa học đã cho biết: chất độc không còn là điều bí mật nữa. Bằng phương pháp hoá nghiệm một số chất trong cơ thể người chết, các nhà hình sự sớm xác định được nguyên nhân chết. Còn một khi người nào đó bị bắn chết thì khoa học xác định hướng đạn bắn, vết đạn xé… sẽ giúp đắc lực cho công an hình sự tìm ra được chủ nhân của những khẩu súng giết người.

Có thể bạn thích sách  Những Vương Quốc Hùng Mạnh Đã Từng Tồn Tại Trên Dải Đất Việt Nam PDF EPUB

Như thế, tất cả những thủ đoạn, phương tiện gây tội ác của bọn sát nhân dù tinh vi, xảo quyệt đến đâu, dù vụ án xảy ra từ lâu hay mới xảy ra thì ngành khoa học hình sự cũng có thể giúp công an xác định được thủ phạm. Khoa học hình sự gắn liền với công việc công an như hình với bóng, đòi hỏi, người chiến sĩ công an phải không ngừng học tập, nâng cao tri thức về ngành khoa học này. Đối với nhiều vụ án xảy ra, công tác điều tra bị bế tắc chính là do trình sát của ta chưa nắm vững khoa học hình sự, chưa xuất phát từ thực tế khách quan của hiện trường, của dấu vết mà làm theo suy diễn chủ quan. Cho dịch và xuất bản cuốn “100 năm khoa học hình sự thế giới” chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một tài liệu tham khảo về khoa học hình sự, nhằm nâng cao hiểu biết của bạn đọc nhất là bạn đọc trong lực lượng công an nhân dân từ đó mà áp dụng vào việc phòng ngừa và truy tìm tội phạm, đấu tranh làm giảm bớt tội phạm trong tình hình hiện nay, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trong qua trình biên tập cuốn sách này chúng tôi thấy có đoạn tác giả khéo léo lồng quan điểm của mình vào để xuyên tạc chế độ cộng sản, có đoạn tác giả quá sa đà vào việc tường thuật vụ án một cách ly kỳ, rùng rợn, thoả tính tò mò của người đọc, chúng tôi đã cắt bỏ. Tuy thế có thể vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy khi đọc sách, mong các bạn đọc chú ý tới tình hình trên.

 

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

***

Năm 1879, Alphonse Bertillon, 26 tuổi, nhân viên sơ cấp, phòng một, Sở Cảnh sát Paris, lừng danh vì có công mở đường cho sự phát triển của ngành cảnh sát hình sự hiện đại. Ngành cảnh sát hình sự của Pháp đã thành lập được gần 70 năm.

Ngành “mật thám” (tên thường dùng để chỉ ngành cảnh sát hình sự, hay cơ quan an ninh) của Pháp, nổi tiếng ra đời sớm nhất, có nhiều lệnh nghiêm nhất trong ngành cảnh sát hình sự thế giới và được coi là tổ tiên của ngành này. Bảy mươi năm tồn tại cho ta thấy mật thám Pháp được thành lập từ thời vua Napoléon. Trước đó, ở Pháp vẫn có tổ chức cảnh sát, nhưng tổ chức này được thành lập với mục đích theo dõi, bắt bớ các đối thủ của vua, quan và các tên lưu manh. Cuối triều đại Napoléon. Henry, trưởng “phòng một”, Sở Cảnh sát Paris có nhiệm vụ điều tra và trừng trị các tội phạm. Hồi đó phòng này chỉ có 28 biện lý và vài thanh tra cảnh sát, đó là một điều thuận lợi cho bọn cướp, trộm cắp tha hồ tung hoành tại các phố xá thủ đô Paris. Nhưng cho mãi đến năm 1810, khi các cuộc chiến tranh dưới thời Napoléon làm cho các quan hệ xã hội bị buông lỏng, khi mà nạn cướp bóc có nguy cơ lan rộng ra khắp thủ đô thì lúc đó Sở Cảnh sát mới thật sự ra tay. Một nhân vật mới xuất hiện: ông Eugène-François Vidocq, người sáng lập ra tổ chức mật thám ở Pháp. Và những hành động của ông, dù xấu hay tốt, vẫn để lại ảnh hưởng tới 70 năm sau.

Có thể bạn thích sách  Odessa - Tổ Chức Những Cựu Thành Viên SS Của Hitler - Frederick Forsyth full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Cuộc đời của Vidocq; cho đến năm 53 tuổi đã trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm kì lạ. Ông là người làm bánh mì Arras, lần lượt đã trải qua đủ nghề: bán hàng ở các phiên chợ, đi lính, làm thuỷ thủ, biểu diễn múa rối, bị tù vì can tội đánh một sỹ quan đã quyến rũ bạn gái của ông và đã từng vượt ngục. Muốn trốn khỏi nhà tù, ông mặc bộ quân phục lấy cắp được của tên coi ngục hoặc nhảy từ tháp canh của nhà tù xuống sông nhưng lần nào cũng bị bắt lại, và sau cùng bị kết án 20 năm tù khổ sai, bị xích và giam trong nhà tù. Do đó, trong nhiều năm ông sống chung với bọn lưu manh côn đồ thuộc loại nguy hiểm nhất, trong số đó có anh em gia đình tên Cornus. Tất cả bọn chúng đều là những tên phạm trọng tội. Ngay từ khi nhỏ, gia đình Cornus đã huấn luyện cho con cái chúng cách giết người bằng cách cho bọn trẻ đùa giỡn với những đầu lâu các nạn nhân mà chúng vừa giết.

Năm 1799, Vidocq vượt ngục lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng. Ông sống ở Paris và suốt trong 10 năm sau đó làm nghề bán quần áo. Trong thời gian này, các bạn tù cũ của ông cho ông đã phản bội họ, trách móc ông mãnh liệt đến mức ông thấy căm thù và ghê tởm họ và đã đi đến một quyết định quan trọng nhất trong đời: ra đầu thú với Sở Cảnh sát Paris, đề nghị làm việc cho họ, giúp họ, vì ông biết rất rõ bọn lưu manh, tội phạm cùng các hành động, thủ đoạn, mánh lới của chúng… với một điều kiện: tha, đừng tống giam ông vào ngục xà lim nữa.

Bảy mươi năm sau, mỗi khi người ta nói đến Vidocq và việc ra đời của cơ quan mật thám Pháp, thì các nhà lãnh đạo cơ quan đó vẫn còn cảm thấy lúng túng, ngượng ngùng… Cho đến năm 1810, cuộc đời của Vidocq không có gì là đối lập với nghề nghiệp và quá khứ của một cảnh sát viên và ngay cả đối với một cảnh sát trưởng tư pháp. Tuy nhiên, người ta không thấy những khó khăn lớn mà hai người là Henry và Nam tước Pasquier cảnh sát trưởng Paris phải đương đầu khi họ giao cho Vidocq, vào năm 1810 đảm nhiệm việc đấu tranh chống các hoạt động tội phạm. Để đánh lừa bọn đạo tặc về vai trò thực sự của Vidocq, họ bố trí bắt và tha Vidocq bằng cách dựng ra chuyện ông trốn khỏi nhà giam. Vidocq đặt bản doanh để hoạt động trong một ngôi nhà kín đáo, âm u ở phố Sainte-Anne gần Sở Cảnh sát Paris. Với nguyên tắc chỉ đạo của riêng ông là: “Chỉ có những tội phạm mới có thể đấu tranh chống lại có hiệu quả bọn tội phạm”. Vidocq đã đích thân tuyển chọn những cộng sự viên của ông. Lúc đầu ông tuyển dụng được 4 người, sau đó 12 và cuối cùng là 20 người đều là những phạm nhân cũ. Ông dùng quỹ bí mật để đài thọ và buộc họ tuân thủ những quy định, kỷ luật chặt chẽ. Chỉ trong một năm, với 12 cộng sự viên trên, ông đã giúp Sở Cảnh sát bắt được 812 tên giết người đều là những phạm nhân cũ phạm tội giết người, cướp của, trộm cắp, lừa đảo, và phạm tội khác… Có những khu phố mà trước kia không một biện lý hay thanh tra cảnh sát nào dám lui tới một mình thì đến nay bọn tội phạm đã bị quét sạch. Mặc dù tổ chức mà Vidocq lập nên, sau này được gọi là “mật thám”, bị chỉ trích, phê phán, nhưng từng bước được thay đổi, và 20 năm sau đã trở thành hạt nhân của ngành cảnh sát tư pháp nước Cộng hòa Pháp. Nhờ có những thủ đoạn: cải trang các kiểu, trà trộn vào những ổ lưu manh hoạt động, tổ chức những vụ bắt bớ trá hình, đưa chỉ điểm vào các nhà tù và sau khi hoàn thành nhiệm vụ bố trí cho họ trốn khỏi nhà giam hoặc dựng chuyện họ đã chết… tất cả những việc đó giúp cho Vidocq thu thập được rất nhiều tin tức.

Có thể bạn thích sách  Mẹ Hiền Con Thánh - Lê Đình Kế full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Vidocq có những điều kiện quý báu cần thiết cho nghiệp vụ của mình: biết rõ bọn lưu manh, các thành viên trong băng của chúng, các thủ đoạn quen thuộc và phương pháp tiến hành của chúng, sự kiên trì và khả năng nhận dạng kẻ mà mình đang tìm, nhìn, tiếp xúc trực tiếp để không bao giờ quên “mặt mũi tên tội phạm”; luyện trí nhớ qua thị giác; lập những hồ sơ về các tên lưu manh mà mình đã gặp, ghi các hoạt động và các đặc điểm nhận dạng của chúng. Tất cả những điều trên, Vidocq tiến hành rất kỹ và công phu.

Vidocq luôn luôn giữ nguyên tắc “phải ghi trong trí nhớ những đặc điểm của các tên tội phạm” nếu không thể dấu được vai trò chánh “mật thám” của mình thì đến tận các nhà tù để trực tiếp quan sát các tội phạm.

Mời các bạn đón đọc 100 Năm Khoa Học Hình Sự Thế Giới của tác giả Guyếc-Gien Toóc-Van.