Xã hội Trung Quốc

Xã hội Trung Quốc

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức vào năm 2007, có 3 chủ đề chính đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người, đó là “Xã hội ấm no hạnh phúc” (Xã hội tiểu khang), “Xã hội hài hòa” và “Phát triển khoa học”. Có thể nói, sau khi “Xã hội ấm no hạnh phúc” được định lượng, thì nó đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế của Trung Quốc; “Xã hội hài hòa” được toàn thể xã hội ủng hộ và trở thành mục tiêu phát triển xã hội của Trung Quốc; còn “Phát triển khoa học” lại chính là biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội vừa nói trên.Kể từ khi thực hiện chính sách “cải cách mở cửa” vào năm 1978 cho tới nay, trong vòng 30 năm, xã hội Trung Quốc đã trải qua những biến thiên xã hội vô cùng mạnh mẽ, đó chính là “quỹ đạo chuyển đổi kinh tế, chuyển hình xã hội”. “Quỹ đạo chuyển đổi kinh tế” chính là quỹ đạo đi từ nền kinh tế kế hoạch bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường; còn “chuyển hình xã hội” là sự chuyển mình từ một hình thái xã hội truyền thống sang hình thái xã hội hiện đại; còn phải nhấn mạnh một điều nữa là, sự biến thiên xã hội trong thời kỳ này của xã hội Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh “toàn cầu hóa”. Nếu Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu phát triển của riêng mình, thực hiện đổi mới kinh tế và phát triển xã hội thì cần phải đối mặt với một mạng lưới xã hội vô cùng rắc rối và phức tạp. Từ những thay đổi và tác động ấy, xã hội Trung Quốc đã dần dần xác định được một cách rõ ràng những mục tiêu và chính sách phát triển của mình.
Tuy mang tựa đề là “Xã hội Trung Quốc” nhưng chắc chắn quyển sách bé nhỏ này không thể dung nạp đầy đủ và hoàn thiện nhất một xã hội Trung Quốc đương đại với những thay đổi vô cùng phức tạp ấy. Nếu nhìn nhận đánh giá xã hội Trung Quốc từ góc độ lý luận xã hội thì có rất nhiều vấn đề cần được thảo luận như: văn hóa, xã hội hóa, cơ cấu xã hội, mạng lưới xã hội, tác động xã hội, quần thể xã hội, tổ chức xã hội, kiểm soát xã hội, phân tầng xã hội, đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, bài xích xã hội, trở ngại xã hội, giới tính xã hội, xây dựng xã hội, môi trường xã hội, biến thiên xã hội v.v.. Đồng thời, do nền văn hóa truyền thống vô cùng đặc biệt của Trung Quốc đã quyết định đất nước này cần phải đi theo một quỹ đạo phát triển xã hội rất riêng biệt, không giống như quỹ đạo phát triển của các nước phát triển phương Tây, cũng rất khác so với một số khu vực và các nước công nghiệp mới nổi ở châu Á. Chính vì vậy tiêu đề này đã trở thành một mệnh đề vừa thú vị nhưng cũng đầy sự thử thách.Cũng chính vì thế, từ bỏ suy nghĩ miêu tả và phân tích những biến thiên lịch sử vĩ đại của xã hội Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây là một sự sáng suốt. Cuốn sách này chỉ sử dụng sách lược “quản trung khuy báo, lược kiến nhất ban” (chỉ nhìn hiện tượng một cách đại khái) để giới thiệu đến độc giả những vấn đề về “nhân sinh” – là những vấn đề có liên quan mật thiết đến “Xã hội ấm no hạnh phúc”, “Xã hội hài hòa” và “Phát triển khoa học” của Trung Quốc. Cụ thể hơn đó là sự bùng nổ của kinh tế và những ảnh hưởng đối với xã hội Trung Quốc; dân số và tình trạng gia đình của Trung Quốc trong môi trường xã hội mới; tình hình đô thị hóa và vấn đề di dân của Trung Quốc; khu phố và xây dựng khu phố ở Trung Quốc cũng như những vấn đề về cải cách y tế và chế độ đảm bảo xã hội của Trung Quốc v.v.. Mặc dù không thể “quy nhất ban nhi tri toàn báo” (chỉ chìn một cách đại khái mà nắm hết được toàn bộ), nhưng cũng có thể thông qua những miêu tả và phân tích đối với các phương diện này để khái quát những thay đổi lớn nhất trong xã hội Trung Quốc, cũng là những phần có liên quan mật thiết nhất với đời sống mỗi người. Hy vọng mục đích của cuốn sách này sẽ được bạn đọc thấu hiểu và chấp nhận