Trong ba nhóm vật liệu phổ biến: vật liệu vô cơ, hữu cơ và kim loại, tạo nền tảng cho quá trình tiến hoá của loài người thì vật liệu kim loại đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Nhờ chúng nhân loại đã làm nên những tiến bộ nhảy vọt trong khoa học và công nghệ.
Vật liệu kim loại màu tiềm tàng các tính chất cơ, lý, hoá đặc biệt, rất phong phú và đa dạng. Nhiều yêu cầu “hóc búa” về chức năng của các thiết bị, kết cấu, dụng cụ trong các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, tin học, hàng không vũ trụ, năng lượng nguyên tử… hoàn toàn có thể tìm được câu trả lời trong nhóm vật liệu kim loại kim màu – “miền đất hứa” mà các nhà vật liệu hướng tới để nghiên cứu, khai thác.
Việc nghiên cứu sử dụng đúng đắn, hiệu quả vật liệu kim loại màu, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tổ chức, tính chất và đặc điểm quá trình chuyển biến pha xảy ra khi gia công, chế tạo chúng.
Cuốn sách này được biên soạn để phục vụ cho chương trình đào tạo của chuyên ngành về vật liệu hoặc các ngành khác có liên quan như cơ khí, động lực, thiết bị hoá học, máy năng lượng, v.v…
Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các kỹ sư và những người quan tâm nghiên cứu, sử dụng vật liệu kim loại màu.
Nội dung cuốn sách này gồm tám chương sắp xếp theo thứ tự tăng dần của khối lượng riêng:
Chương 1: Nhóm và hợp kim nhôm.
Chương 2 : Magie và hợp kim magie. Chương 3 : Titan và hợp kim titan.
Chương 4 : Đồng và hợp kim đồng.
Chương 5 : Niken và hợp kim niken.
Chương 6 : Các kim loại Pb, Sn, Zn và hợp kim của chúng.
Chương 7 : Các kim loại khó chảy và hợp kim của chúng.
Chương 8 : Vật liệu kim loại màu đặc biệt.
Đối với mỗi chương, đối tượng kim loại và hợp kim được khảo sát theo
các chuyên mục :
– Đặc điểm, tổ chức và tỉnh chất ở trạng thái nguyên chất.
– Quy luật tương tác với các nguyên tố hợp kim và quá trình chuyển
pha.
– Tinh chất công nghệ và phạm vi ứng dụng.
So với giáo trình kim loại học và nhiệt luyện các kim loại hợp kim màu xuất bản năm 1983, cuốn sách này được bổ sung nhiều nội dung mới ở từng phần và có thêm chương “Vật liệu kim loại màu đặc biệt” đề cập vật liệu trên cơ sở pha liên kim loại, hợp kim berili và compozit trên nền kim loại màu.
Các ký hiệu vật liệu chủ yếu được sử dụng theo TCVN có đối chiếu với các tiêu chuẩn hiện hành của Liên bang Nga và một số quốc gia khác.
Tác giả bày tỏ sự biết ơn và ghi đậm những kỷ niệm sâu sắc về cổ Giáo sư TSKH Lê Công Dưỡng, người đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và giảng dạy khoa học vật liệu kim loại màu, đồng thời đã góp những ý kiến quý báu cho bản đề cương soạn thảo giáo trình “Kim loại học và nhiệt luyện các kim loại và hợp kim màu” xuất bản năm 1983 – tiền thân của cuốn sách này.
Xin chân thành cám ơn tập thể Bộ môn Vật liệu học và Nhiệt luyện đã động viên và dành những điều kiện thuận lợi cho quá trình biên soạn cuốn sách.
Tác giả đặc biệt cảm nhận và biết ơn sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp: Phạm Minh Phương, Lê Thị Chiều, Nguyễn Minh Vượng, Nguyễn Anh Sơn, Trần Thanh Tùng trong việc hoàn thành bản thảo cuốn sách theo kế hoạch.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn và chuẩn bị bản thảo, nhưng nhất định không tránh khỏi còn những thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Các ý kiến xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Vật liệu học và Nhiệt luyện Khoa Luyện kim và Công nghệ vật liệu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tác giả