Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Từ Hiệu Ứng Con Bướm Đến Lý Thuyết Hỗn Độn

Tác giả:
Thể Loại: Khoa Học - Kỹ Thuật
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
PDFĐỌC ONLINE

Đây không phải là một cuốn sách thiên về khoa học. Trên các trang sách người đọc bắt gặp nhiều người phi thường và lập dị như: người đã xây dựng và và điều chỉnh cuộc sống của mình dựa trên chiếc đồng hồ 26h. Tác giả giải thích một cách xuất sắc quá trình suy nghĩ và lập luận tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về hỗn loạn.

Về Tác giả

JAMES GLEICK là nhà văn khoa học hàng đầu của Mỹ. Ông sinh năm 1954 tại New York. Năm 1976 ông tốt nghiệp Đại học Harvard và đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau ở báo New York Times cho tới khi ông nghỉ việc để viết cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, Từ hiệu ứng con bướm đến lý thuyết hỗn độn (1987) – thường gọi tắt là hỗn độn. Cuốn sách ra đời ngay lập tức đã nổi tiếng, và được coi là đã làm thay đổi nhận thức của nhân loại, trở thành cuốn sách best-seller trên khắp thế giới, và đã được dịch ra 25 thứ tiếng. Nhờ cuốn sách này, Gleick được ghi công là người đã phổ biến thuật ngữ “hiệu ứng con bướm” trong văn hóa đại chúng. Hỗn độn đã được vào vòng chung khảo của Giải thưởng sách quốc gia.

Sau khi trở lại làm việc cho tờ Times, với vai trò là phóng viên khoa học, ông đã tập trung trong hai năm để viết về những lĩnh vực kỳ bí của toán học và vật lý. Sau cái chết của nhà vật lý thiên tài Richard Feynman, ông lại rời báo Times một lần nữa để viết cuốn tiểu sử: Thiên tài: cuộc sống và sự nghiệp khoa học của Richard Feynman (1992). Năm 2003 Gleick còn cho ra đời một cuốn tiểu sử khác cũng rất có tiếng vang, đó là cuốn Isaac Newton. Cả cuốn Thiên tài và Isaac Newton đểu đã được đưa vào danh sách xét Giải Pulitzer. Gleick sắp cho ra đời cuốn sách đang rất được mong đợi, đó là cuốn Thông tin viết về lịch sử công nghệ thông tin.

Có thể bạn thích sách  Nhìn Lên Những Chòm Sao