Cinque Terre

Từ Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Việt Nam – Vũ Dung & Vũ Thúy Anh & Vũ Quang Hào full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Tác giả : , ,
Thể Loại : Chưa phân loại
PDF Đọc Online


Từ điển Thành ngữ – Tục ngữ Việt nam được xây dựng trên cơ sở sưu tập, nghiên cứu của nhà giáo Vũ Dũng về vốn vǎn hóa dân gian Việt nam (thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, ca dao, dân ca, phong tục tập quán…) Từ điển này thu thập thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt là chính, có đưa thêm một số ít câu trong các ngôn ngữ dân tộc anh em( Tày Nùng, Thái, Mường…) đã được dịch ra tiếng Việt. Đồng thời từ điển cung cấp số lượng hạn chế những thành ngữ Hán Việt đã được quen dùng với người bình dân hoặc còn in dấu ấn đậm nét trong vǎn chương Việt nam. Đối với những câu xuất hiện trong dân gian nhưng có hình thức cấu trúc 6/8 tạm thời không được đưa vào đây, ngoại trừ một số câu có nội dung rõ rệt về kinh nghiệm sản xuất, dự đoán thời tiết…Đặc biệt các từ cổ, từ địa phương, từ Hán Việt, từ ngữ trỏ sự vật, động vật, thực vật, hiện tượng… không quen thuộc với người trẻ tuổi được chú giải cụ thể. Ngoài ra , tác giả còn đưa tri thức tham khảo về bối cảnh vǎn hóa- ngôn ngữ để người đọc hiểu được xuất xứ nguyên lai của thành ngữ, tục ngữ.

***
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở sưu tập, nghiên cứu của nhà giáo Vũ Dung về vốn văn hoá dân gian Việt Nam (thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, ca dao, dân ca, phong tục tập quán…). Từ điển này thu thập thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt là chính, có đưa thêm một số ít câu trong các ngôn ngữ dân tộc anh em (Tày, Nùng, Thái, Mường, H’mông…) đã được dịch ra tiếng Việt. Đồng thời Từ điển cũng cung cấp số lượng hạn chế những thành ngữ Hán Việt đã được quen dùng với người bình dân hoặc còn dấu ấn đậm nét trong văn chương Việt Nam. Đối với những câu xuất hiện trong dân gian nhưng có hình thức cấu trúc lục bát chúng tôi tạm không đưa vào đây, ngoại trừ một số câu có nội dung rõ rệt về kinh nghiệm sản xuất, dự đoán thời tiết… 
2. Cơ cấu một mục từ lí tưởng (đầy đủ nhất) của Từ điển gồm: 
2.1. Tên mục từ. Câu thành ngữ hoặc tục ngữ cần giải thích. 
2.2. Biến thể của tên mục từ. Những thành ngữ, tục ngữ giống với tên mục từ về nội dung ý nghĩa nhưng khác về hình thức ngôn ngữ. Chúng được đặt trong dấu ngoặc vuông [], ngăn cách với nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Những biến thể đó lần lượt xuất hiện trong Từ điển với tư cách một mục từ độc lập theo chữ cái, nhưng không giải thích mà được dẫn xem về mục từ chính. Ví dụ: 
• Bầu leo, dây bí cũng leo. x. Voi đú chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng. 
• Voi đú chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng. [Bầu leo, dây bí cũng leo; Bò đông đúc, ngựa cũng đông đúc; Cá nhảy, ốc cũng nhảy; Mành treo, chiếu rách cũng treo; Thấy trâu đầm, bò cũng nhảy xuống ao; Thuyền đua, bánh lái cũng đua; Voi đú chó đú, lợn sề cũng hộc; Voi đú khỉ đú, chuột chù cũng chạy quanh; Voi đú, lợn sề cũng hộc.] 
Việc cung cấp những biến thể như thế một mặt phản ánh tính chất phong phú và đa dạng trong 
cách dùng thành ngữ và tục ngữ của dân gian, mặt khác giúp độc giả tiện tra cứu. 
2.3. Câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với tên mục từ. Chẳng hạn: 
• Méo mó, có còn hơn không. Gngh. Bói rẻ còn hơn ngồi không; Lấy chồng còn hơn ở goá; Ướt dề còn hơn về không. 
2.4. Lời chú thích tường giải sơ lược những thành tố cấu thành tên mục từ, xét thấy cần thiết. Đó là những từ cổ, từ địa phương, từ Hán Việt ít dùng, những từ ngữ trỏ các sự vật, động vật, hiện tượng, phong tục… không quen thuộc với lớp người trẻ tuổi. Đối với những mục từ về thành ngữ Hán Việt, việc chiết tự các thành tố chỉ được thực hiện ở một số mục, số còn lại hoặc là không thật cần thiết hoặc là do tính chất phức tạp, đa dạng và tinh tế của quá trình biến đổi ngữ nghĩa của từ gốc Hán trong tiếng Việt khiến chúng tôi đành phải bó bút. 
2.5. Lời giải thích tên mục từ. Việc giải thích thành ngữ, tục ngữ ở Từ điển này không và không thể đi theo hướng của một từ điển có tính chất hàn lâm, mà chỉ hướng đến mong muốn đạt tính hành dụng cao. Vì thế, Từ điển này không giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo sự diễn biến nghĩa trong lịch sử hoặc phân nghĩa của chúng theo những tiêu chí ngôn ngữ học chặt chẽ. Ở đây cũng không thể giải thích nhất quán theo cùng một kiểu. Chúng 
tôi tạm chấp nhận hai thuật ngữ truyền thống thông dụng trong Việt ngữ học là nghĩa đen và nghĩa bóng để giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ. Đối với những câu không bộc lộ rõ hai loại nghĩa như thế mà có các nghĩa khác nhau thì chúng được đặt cách nhau bằng dấu chấm phẩy, ở một số trường hợp, để hiểu lời giải thích nghĩa, chúng tôi đưa thêm vào trong ngoặc đơn một chú giải. 
Khó khăn lớn nhất trong việc giải thích thành ngữ, tục ngữ là ngoài việc phải gắn nó với các tích, điển cố, phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, truyền thống văn hoá, quan niệm… của dân tộc, còn phải xử lí được nhiều cách hiểu khác nhau hiện tồn về cùng một câu. Với những trường hợp ấy, hoặc là chúng tôi phản ánh đồng thời hai ba cách hiểu coi như hai ba nghĩa và đặt chúng ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, hoặc là chỉ chọn lọc đưa một cách hiểu theo quan niệm và tư liệu của chúng tôi, cách hiểu còn lại khó có thể chấp nhận. Điều đó cũng nói lên rằng, việc giải thích nghĩa thành ngữ, tục ngữ ở một số trường hợp phải chấp nhận một tình hình là, cho đến nay, đứng trước một số câu, có thể có nhiều cách giải thích và giải thích rất khác nhau. 
Cuối cùng là, đối với những câu nói về kinh nghiệm (sản xuất, dự đoán thời tiết, ăn uống, cưới gả…) chúng tôi vẫn giải thích như nó vốn được đúc kết trong dân gian, tuy chỉ đúng trong dân gian và trong những đoạn đại nhất định, nay không còn phù hợp với đời sống hoặc không đúng với khoa học nữa. 

Có thể bạn thích sách  Từ Khởi Thuỷ Đến Thế Kỷ X - Vũ Duy Mền full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

 

Mời các bạn đón đọc Từ Điển Thành Ngữ – Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Dung & Vũ Thúy Anh & Vũ Quang Hào.