Mối quan hệ giữa hai dân tộc cần bắt đầu bằng những từ điển song ngữ. Có thế mọi giao lưu văn hoá, chính trị, kinh tế mới tiến hành thực sự nghiêm chỉnh. Nhưng chuyện làm từ điển song ngữ là hết sức vất và. Phải trải qua nhiều thí điểm mới đạt được một quyển từ diễn song ngữ thực sự nghiêm chính đáp ứng được yêu cầu giao tiếp ở mức độ cao, thoả mãn được yêu cầu trao đổi của nhân dân hai nước. Chỉ nói đến các từ diễn Pháp- Việt, phải đợi đến quyển Pháp-Việt từ điển của Đào Duy Anh vào cuối những nằm ba mươi công việc mới có thể xem là hoàn tất về cơ bản để dẫn tới những tiếp xúc mới cao hơn và sâu hơn. Những công trình từ điển song ngữ lớn là những cống hiến về văn hoá và nhiều nhà từ điển học song ngữ đã đóng vai tiên phong trong giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc.
Việt Nam và Thái Lan đã có tiếp xúc từ thế kỷ thứ XVIII nhưng phải sau khi cách mạng Việt Nam đã hòan thành thống nhất dân tộc mới có từ điển song ngữ Thái Lan-Việt, mà công trình đầu tiên là do Viện Đông Nam Á xuất bản năm 1990 nhưng đó chỉ là bước đầu.
Anh Nguyễn Chí Thông sinh ở Lào, sống ở Thái Lan, học ở trường Trung học Hoàng gia Suốnkulạp và trường Đại học Chulalôngcon là những trường nổi tiếng nhất Thái Lan. Vẻ nước, anh học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội sau đó dạy tiếng Anh ở Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Thương mại, biên soạn giáo trình và dạy lớp Cao đẳng tiếng Thái Lan ở Trường Cán bộ Ngoại thương. biên soạn giáo trình dạy tiếng Lào cho trường Đại học Quân sự Ngoại ngữ. Anh chuyển sang làm cán bộ nghiên cứu ở cùng Viện Đông Nam Á với tối nên tôi có cố gắng giúp anh về ngôn ngữ học và văn hoá học. Có thể nói không quá đáng anh là người am hiểu tiếng Thái Lan, tiếng Lào nhất Việt Nam.