Trinh Quán Chính Yếu – Phép Trị Nước Của Đường Thái Tông

Trinh Quán Chính Yếu – Phép Trị Nước Của Đường Thái Tông

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

“Trinh Quán” là niên hiệu của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (598−649. Lý Thế Dân sinh ra vào cuối thời kỳ thống trị của Tùy Văn Đế, lớn lên tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình nhà Tùy từ thịnh đến suy, cuối cùng bị diệt vong, đồng thời đích thân cùng với cha là Lý Uyên tham gia các hoạt động dẹp loạn, gây dựng nhà Đường. Lịch sử rối ren cuối Tùy đầu Đường đă để lại ấn tượng sâu sắc trong ông. Bởi vậy sau khi lên ngôi hoàng đế, ông đã chú ý tổng kết và đúc rút các bài học kinh nghiệm trị nước của các đời vua trước, nhìn thẳng vào hiện thực xã hội, lập ra hàng loạt chính sách có lợi cho sự thống nhất nước nhà, đoàn kết dân tộc, phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội, từ đó điều hòa hữu hiệu mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc cũng như nội bộ tập đoàn thống trị, dần tạo nên một cục diện thái bình thịnh trị. Theo sử sách ghi lại, thời kỳ Trinh Quán là thời kỳ thanh bình, quan lại thanh liêm, hình phạt không hà khắc, dân phong thuần phác. Khi Đường Thái Tông lên ngôi trong tình trạng rối ren cuối nhà Tùy, dân số thưa thớt, kinh tế tiêu điều, trăm họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó, vua tôi Đường Thái Tông đã một mặt tích cực áp dụng mọi biện pháp làm trong sạch bộ máy thống trị, mặt khác tiết kiệm, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân. Nhiều năm sau, kinh tế dần phát triển, nông nghiệp liên tục được mùa, xã hội ổn định, dân phong thuần phác, thậm chí đi đường gặp của rơi không nhặt, đêm ngủ không cần đóng cửa. Năm Trinh Quán thứ tư, cả nước chỉ có 29 người bị xử tử hình. Năm Trinh Quán thứ sáu, Đường Thái Tông cho phép 390 tử tù về từ biệt người nhà, mùa thu năm sau trở lại “thọ hình”. Đến hạn mà không một tội phạm nào bỏ trốn, đây là một kỳ tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc. Có thể nói, “Trinh Quán chi trị” là nét son rực rỡ nhất, chói lọi nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn hai nghìn năm. Vậy thì Đường Thái Tông Lý Thế Dân cùng quần thần đã thực hiện “Trinh Quán chi trị” như thế nào? Các nhà chính trị và sử học từ đầu nhà Đường trở đi đã nỗ lực tìm câu trả lời. Người đầu tiên coi trọng vấn đề này và cung cấp cho hậu thế sử liệu đầy đủ và tư tưởng nghiên cứu cơ bản là Ngô Hách thời Đường qua bộ “Trinh Quán chính yếu”. Ngô Hách (670 − 749là một nhà sử học, sinh ra vào thời Đường Cao Tông, người Tuấn Nghi, Biện Châu (nay là Khai Phong, Hà Nam. Từ nhỏ ông đã hiếu học, rất thích nghiên cứu sử sách, điều này đã đặt nền tảng vững chắc cho nghề viết sử của ông sau này. Cách viết sử của Ngô Hách trọng “giản hạch” (đơn giản mà trúng trọng tâm, được gọi là “lương sử” (sử tốt. Đồng thời ông cũng coi trọng nguyên tắc viết “thẳng thắn không kỵ húy”, được người đương thời đánh giá rất cao. “Trinh Quán chính yếu” là một bộ sử được viết theo chuyên đề, chủ yếu ghi lại lời bàn luận chính trị của vua tôi Đường Thái Tông. Bộ sách này được các nhà nghiên cứu Nhật Bản đánh giá cao hơn bộ “Tam quốc diễn nghĩa” về tư tưởng chính trị.