Trí Tuệ Xúc Cảm

Trí Tuệ Xúc Cảm

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lí trí mà quên mất rằng các xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng để con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới các xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt là các lớp trẻ. Các nhà tâm lí học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng cho nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ xúc cảm”.

Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman “Trí tuệ xúc cảm” viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ xúc cảm trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ, Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Đây là một tư liệu không thể bỏ qua khi chúng ta nói đến vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm.

Trên cơ sở nghiên cứu về trí tuệ đột phá căn bản và hành vi, Goleman đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng khiến cho những người có chỉ số IQ cao đôi khi trở nên lúng túng trong công việc trong khi những người IQ thấp lại thực hiện tốt đến kinh ngạc. Những yếu tố này bao gồm cả sự tự ý thức, tự rèn luyện kỷ luật và sự thấu cảm, bổ sung một cách thức khác để trở nên thông minh hơn – ông gọi đó là “Trí tuệ xúc cảm”. Trong khi thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng cốt yếu của sự phát triển thì trí tuệ xúc cảm lại không được xác định chắc chắn ngay khi sinh ra. Nó có thể được nuôi dưỡng, tăng cường và phát triển trong suốt thời kỳ trưởng thành, với những lợi ích tức thì cho sức khỏe, các mối quan hệ và công việc của chúng ta.

Trí tuệ xúc cảmLàm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ như là cẩm nang hướng dẫn trong chuyến du hành tới xứ sở của những xúc cảm nhằm làm sáng rõ hơn một số thời điểm gây rắc rối trong cuộc đời mỗi người và thế giới xung quanh chúng ta. Kết thúc chuyến du hành này, chúng ta sẽ hiểu tại sao trí tuệ có thể hòa hợp với xúc cảm và hòa hợp như thế nào. Sự hiểu biết ấy là rất có lợi, chỉ riêng việc quan sát thế giới tình cảm cũng đã có một hiệu ứng như trong vật lý lượng tử: nó làm biến đổi những gì được quan sát, mang tới một cách nhìn mới về một điều kỳ diệu có thể giúp chúng ta và cả con cháu chúng ta thay đổi được tương lai của mình.

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Trí Tuệ Xúc Cảm – Tại Sao Người Kém Thông Minh Lại Thành Công Hơn Những Người Thông Minh của tác giả Daniel Goleman.

Đôi khi, chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lý trí mà quên mất xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng, làm cho con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt cho lớp trẻ. Các nhà tâm lý học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ xúc cảm”.

Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman là Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence) viết về vấn đề này năm 1995, thì “Trí tuệ xúc cảm” trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ. Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Năm 2002, bản dịch đầu tiên của cuốn sách này đã được dịch giả Lê Diên thực hiện từ tiếng Pháp. Nhận thấy đây là một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị đối với các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và cả các bạn học sinh, sinh viên, Alpha Books đã chọn mua bản quyền tiếng Anh cuốn sách này và xuất bản lần đầu năm 2007, trong tủ sách Alpha Edu. Sau hơn một năm ra mắt, cuốn sách đã nhận được sự ủng hộ, đón đọc của đông đảo độc giả. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc, Alpha Books quyết định tái bản cuốn sách này trên tinh thần giữ nguyên những nội dung cơ bản là tinh hoa của cuốn sách. Đồng thời có lược dịch, biên tập lại một số chương mục sao cho súc tích hơn, dễ hiểu hơn với bạn đọc Việt Nam.

Có thể bạn thích sách  Ăn Dặm Không Nước Mắt

Việc xuất bản cuốn sách này là cơ hội giúp chúng tôi khám phá những kiến thức mới, toàn diện hơn về trí tuệ con người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn bởi đây là một bộ sách có nhiều khái niệm mới nên khó tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn mạnh dạn sử dụng những thuật ngữ này và rất mong tiếp tục nhận được đóng góp của bạn đọc gần xa, những dịch giả uyên thâm, có kinh nghiệm và nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tháng 12 năm 2008

CÔNG TY SÁCH ALPHA

***

LỜI THÁCH ĐỐ CỦA ARISTOTE

Bất cứ ai cũng có thể trở nên giận dữ – đó là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, để giận đúng người, với mức độ thích hợp, đúng thời điểm, vì những lý do chính đáng và biểu lộ sự tức giận đúng cách – lại là điều không dễ.

– ARISTORE –

Đạo đức học cho Nicomaque.

Vào một buổi chiều tháng Tám, ở thành phố New York, không khí ẩm ướt, nóng nực khiến người ta dễ nổi cáu. Tôi trở về khách sạn, khi lên xe buýt ở Đại lộ Madison, người lái xe da đen đứng tuổi mỉm cười nói với tôi: “Xin chào! Anh khoẻ chứ?” Đó là câu đón tiếp anh thường dành cho tất cả hành khách. Hành khách đều lúng túng giống tôi, nhưng phần lớn không đáp lại vì đã quá ủ ê.

Khi chiếc xe buýt len lỏi qua những chỗ tắc đường, thì một biến đổi từ từ đã xảy ra. Người lái xe vẫn thao thao, bình luận về đủ thứ chuyện: viện bảo tàng nọ đang có cuộc triển lãm tuyệt vời, rạp chiếu phim cuối phố đang chiếu một bộ phim mới,.. Sự thích thú của anh về vô số cơ hội do thành phố mở ra quả là có sức lôi cuốn. Khi rời xe, hành khách đều hết ủ ê, và khi người lái xe nói với theo: “Hẹn gặp lại nhé! Chúc một ngày tốt lành!” thì mọi người đều nở một nụ cười thân thiện.

Chuyện đó xảy ra cách đây gần 20 năm nhưng vẫn khắc sâu vào trí nhớ tôi. Khi hình dung lại cảm giác dễ chịu mà những hành khách nói trên có được, tôi hiểu rằng người lái xe ấy là tuýp người có thể làm yên lòng người khác. Anh có khả năng làm thay đổi sự bực bội, làm nguôi ngoai và tháo mở được phần nào tâm tình của mọi người.

Còn đây là những điều ngược lại mà báo chí đã đề cập tới:

• Ở một trường học, một đứa trẻ chín tuổi bôi sơn lên bàn học, lên các máy vi tính, máy in và phá hỏng một chiếc xe đỗ trong bãi xe nhà trường. Nguyên nhân vì nó bị bọn trẻ “lớn” hơn gọi là “nhóc con” và nó muốn làm cho bọn chúng phải nể phục.

• Ở Manhattan, một thiếu niên dùng súng lục tự động bắn 38 viên đạn vào đám đông làm tám người bị thương.

• Theo một báo cáo, thủ phạm của 57% số vụ giết trẻ em là bố mẹ đẻ hay bố mẹ ghẻ của chúng. Trong một nửa số trường hợp, họ khẳng định là “chỉ muốn trừng phạt đứa trẻ” do những “lỗi” nhẹ mà chúng gây ra như khóc lóc hay làm bẩn giường khiến họ không thể xem tivi yên.

Có thể bạn thích sách  Người nghèo nghèo cái túi, người giàu giàu cái đầu

• Một thanh niên mới bị kết án vì đã gây ra cái chết của năm người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đốt nhà họ khi họ đang ngủ. Nguyên nhân là do hắn bị mất việc nên đã uống rượu và trút giận lên người nước ngoài.

Hàng ngày, những tin tức loại đó cho thấy sự suy đồi đạo đức và tình trạng bất ổn của xã hội. Nhưng đó chỉ là sự phản chiếu chung về nỗi ám ảnh rằng tất cả chúng ta đã mất sự kiểm soát với xúc cảm của mình. Không ai thoát được những cơn giận bùng phát và mỗi người trong chúng ta sớm hay muộn cũng phải trải qua trạng thái này.

Cuốn sách này đem lại ý nghĩa cho những gì tưởng như vô lý. Là một nhà tâm lý học theo sát những tiến bộ do khoa học đem lại trong sự hiểu biết cái phi lý, tôi thấy nổi lên hai xu hướng trái ngược: xu hướng ghi nhận trạng thái ngày càng tồi tệ của cuộc sống cảm xúc và xu hướng đưa ra những phương thuốc mang theo niềm hy vọng.

Tại sao có nghiên cứu này?

Cuối của thế kỷ XX, hàng loạt công trình khoa học nghiên cứu về cảm xúc đã ra đời. Nhờ có nhiều phương pháp đổi mới, như công nghệ mới về hình ảnh, chúng ta có thể thấy rõ bộ não họat động như thế nào, điều gì thật sự diễn ra khi chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, tưởng tượng và mơ ước. Những thông tin thần kinh – sinh học này cho phép chúng ta hiểu rõ hơn trung tâm não bộ có chức năng điều khiển xúc cảm gây ra sự giận dữ hay làm cho chúng ta khóc, kích động tính hiếu chiến hay làm cho chúng ta thánh thiện, hướng chúng ta trở nên tốt hơn hay xấu đi như thế nào. Phát hiện mới này sẽ mang đến phương thuốc mới cho cuộc khủng hoảng xúc cảm đang diễn ra hiện nay.

Trong một thời gian dài, vị trí của tình cảm trong đời sống tinh thần chưa được nghiên cứu. Ngày nay, khoa học đã đề cập tới những vấn đề xuất phát từ họat động tâm thần ở những khía cạnh phi lý nhất và dựng lên bản đồ trái tim con người với sự chuẩn xác nhất định.

Đây là sự phủ định với quan điểm cho rằng IQ (chỉ số thông minh) là do di truyền, không thể thay đổi và số phận cá nhân phần lớn đã được định trước. Vậy cái gì có thể giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống? Đâu là những nhân tố tác động? Ví dụ, một số cá nhân có IQ cao nhưng thất bại, trong khi những người có IQ khiêm tốn lại thành công. Tôi muốn khẳng định rằng sự khác nhau thường là ở năng lực mà ở đây chúng ta gọi là trí tuệ cảm xúc (emotinal intelligence) bao gồm: sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả năng và sự kích thích hành động. Người ta có thể giáo dục cho trẻ em những phẩm chất ấy và giúp chúng sử dụng tốt hơn tiềm năng trí tuệ do di truyền.

Ngoài những khả năng đó, còn có đòi hỏi về mặt đạo đức. Chúng ta sống trong một thời đại mà tổ chức xã hội có vẻ có xu hướng ngày càng lỏng lẻo, thói vị kỷ, bạo lực và vô tâm dường như đang phá huỷ cuộc sống của chúng ta. Vậy thái độ đạo đức chúng ta cần có là gì? Đó là sự kiềm chế và lòng trắc ẩn.

Hành trình của chúng ta

Cuốn sách này giải thích một số thời điểm gây rắc rối trong cuộc đời mỗi người và thế giới xung quanh ta. Nó giúp ta hiểu tại sao trí tuệ có thể hòa hợp với xúc cảm và sự hòa hợp đó diễn ra như thế nào.

Hãy bắt đầu bằng việc xem xét những phát hiện mới nhất về cấu trúc bộ não để giải thích trạng thái bối rối của con người, khi tình cảm lấn át lý trí. Mối tương tác giữa cấu trúc bộ não quy định thái độ giận dữ và sự sợ hãi, đam mê và vui mừng cho phép chúng ta hiểu được cách lập lại những thói quen tâm lý từng làm thất bại những ý đồ tốt của chúng ta. Các dữ kiện thần kinh-logic cho phép chúng ta thấy được khả năng làm biến đổi các thói quen tâm lý của con em mình.

Có thể bạn thích sách  Muối: Sự Hồi Sinh Nơi Sâu Thẳm Vụn Vỡ PDF EPUB

Trong phần thứ hai, chúng ta sẽ xem thần kinh-logic được thể hiện như thế nào qua hành vi − cái mà chúng ta gọi là trí tuệ cảm xúc: chẳng hạn, có thể làm chủ xung lực tình cảm, hiểu rõ tình cảm của người khác, kết nối những mối liên hệ hòa hợp với người khác. Theo cách nói của Aristote, đó là khả năng hiếm có để “tức giận đúng người với mức độ thích hợp, đúng thời điểm, vì những lý do chính đáng”.

Quan niệm mới về “trí tuệ” đem lại vai trò hàng đầu cho những xúc cảm. Trong phần thứ ba, chúng ta sẽ thấy tại sao năng lực này được coi là có vai trò quyết định trong việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, hay thiếu nó sẽ ngăn cản sự tiến thân của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu những xúc cảm tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thế nào và sự cân bằng tâm lý góp phần duy trì sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta ra sao.

Di sản di truyền quy định tính khí chúng ta nhưng tính khí không đồng nghĩa với số phận. Phần thứ tư chỉ ra những bài học tâm lý học được từ thời thơ ấu ở nhà hay trường học sẽ uốn nắn tinh thần của chúng ta và cho phép chúng ta tìm thấy cơ sở của trí tuệ xúc cảm. Nói cách khác, đây là những thời kỳ then chốt để rèn luyện thói quen tâm lý chi phối cuộc sống của chúng ta sau này.

Phần thứ năm chỉ ra mối nguy hiểm đối với những ai không làm chủ được xúc cảm trong sự phát triển của mình. Nói cách khác, những nhược điểm về trí tuệ xúc cảm làm tăng thêm mối nguy hiểm như thế nào. Phần này cũng giải thích việc rèn luyện những thói quen tâm lý và xã hội cho trẻ là hết sức cần thiết.

Những số liệu đáng lo ngại nhất được lấy từ một nghiên cứu quy mô lớn về các bậc cha mẹ và con cái cho thấy, ngày nay, trẻ em dễ bị rối loạn về tâm lý hơn dễ cô đơn và suy sụp hơn, vô kỷ luật và dễ nổi giận hơn, cáu kỉnh và lo lắng hơn, dễ bốc đồng và dễ gây hấn hơn.

Vấn đề là phải tìm hiểu cách chúng ta chuẩn bị cho trẻ vào đời như thế nào. Hiện nay, việc giáo dục tâm lý cho giới trẻ thường phó mặc cho tự nhiên. Theo tôi, giải pháp là nhà trường cần giáo dục nhân cách cho học sinh về mặt trí tuệ cũng như tình cảm. Kết thúc cuộc du hành, chúng ta đến thăm những ngôi trường đang khuyến khích sự phát triển trí tuệ xúc cảm. Đến ngày nào đó, giáo dục sẽ hướng tới việc trau dồi những khả năng cốt yếu của con người, như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết giải quyết những xung đột và có ý thức hợp tác.

Đạo đức học cho Nihcomachean là tác phẩm của Aristote lấy hành vi trí tuệ của cuộc sống xúc cảm làm đối tượng. Những đam mê sẽ hướng dẫn cách suy nghĩ của chúng ta, sự lựa chọn các giá trị bảo đảm sự sống còn của chúng ta, nhưng chúng cũng có thể làm chúng ta lạc hướng. Aristote đã chỉ ra, nguyên nhân không chỉ ở bản thân những xúc cảm, mà còn ở tính đúng đắn và cách biểu hiện của chúng. Vấn đề là làm thế nào để trí tuệ ăn nhập với những xúc cảm của chúng ta.

Mời các bạn mượn đọc sách Trí Tuệ Xúc Cảm – Tại Sao Người Kém Thông Minh Lại Thành Công Hơn Những Người Thông Minh của tác giả Daniel Goleman.