Trang Tử Nam Hoa Kinh

Trang Tử Nam Hoa Kinh

Tác giả:
Thể Loại: Triết Học
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
PDFĐỌC ONLINE

Trang Tử (tiếng Hán: 莊子; ~365–290 trước CN là một triết gia và tác giả Đạo giáo. Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử.

Trang Tử là một trong những nhà tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có sức tưởng tượng vô cùng phong phú.

 

Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa kinh gồm hơn mười vạn câu (thập dư vạn ngôn) để châm biếm cái học của Khổng Tử và xiển minh học thuật của Lão Tử.

Chí khí của bậc hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời. Gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm và đặc biệt tôn trọng chủ nghĩa nhân văn, Trang Tử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Lão-Trang.

Văn chương trong Nam Hoa kinh rất có tiết tấu, nhiều câu dùng phép biền ngẫu, lời văn luôn luôn bóng bẩy, trôi chảy, ảnh hưởng rất lớn đến các thi nhân đời sau như Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào,… và ngay cả đời nhà Đường như Lý Bạch, đời nhà Tống như Tô Đông Pha.

Nam Hoa kinh, theo sách Hán thư Nghệ văn chí, gồm 55 thiên, nhưng ngày nay còn được 33 thiên.

Nam Hoa kinh (hay còn gọi là Nam Hoa chân kinh) gồm ba phần:

Có thể bạn thích sách  Luận Về Yêu

    1. Nội thiên – gồm 7 thiên có tựa đề là: Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại tôn sư, Ứng đế vương.

    2. Ngoại thiên – gồm 15 thiên có tựa đề là: Biền mẫu, Mã đề, Khứ cự, Tại hựu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chí lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tri bắc du.

   3. Tạp thiên – gồm 11 thiên: Canh tang sở, Từ vô quỉ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ, Liệt ngự khấu, Thiên hạ.

Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người “thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn” để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội. Cuộc đời của Trang Tử gắn liền với giấc mơ bướm huyền thoại, gắn với vô số những trùng ngôn, ngụ ngôn sinh động, hấp dẫn. Các học giả khi nghiên cứu về Trang Tử đều cho rằng “khó có thể hiểu và trình bày đầy đủ, hệ thông triết học của ông”.

Về Trang Tử, nhìn từ góc độ triết học, tư tưởng học hay văn học đều thấy được sự phong phú nổi trội trong cách thức biểu hiện: một Đạo gia “phóng nhiệm”, “tài tử”, “ngông” và đầy sáng tạo.

Trang tử có địa vị rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân tử, hơn cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tư tưởng của Lão tử mới được phổ biến mạnh: chỉ giới trí thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều những ngụ ngôn của Trang tử. Tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tiễn, yêu thiên nhiên, tự do hơn, khoan dung hơn, khoáng đạt hơn… thơ văn cũng như hội hoạ từ Lục triều trở đi, nhất là dưới đời Tống đều mang dấu vết của Trang.

Ông là một triết gia tư tưởng độc đáo, một nghệ sĩ đa tài, văn ông vừa lãng mạn, nên thơ, vừa trào phúng, cay độc, ông sử dụng thuật ngụ ngôn không ai bằng”.

Lần đầu tiên Nam Hoa Kinh được dịch trọn bộ ra tiếng Việt và được phân tích kỹ lưỡng từng chương một để giữ cho Trang Tử những cái gì của Trang mà trả lại cho người trước và người sau những cái gì của người trước và người sau; có vậy mới đánh giá được sự cống hiến của Trang cho tư tưởng Trung Hoa.

 

Có thể bạn thích sách  Nietzsche – Cuộc Đời Và Triết Lý

Những đoạn nào tối nghĩa thì được dịch giả thận trọng ghi cả hai ba cách giải của người trước và tùy chỗ đưa ý kiến của riêng mình.

N.H.L

Mục Lục :

Phần 1: Tác giả và Tác phẩm

Chương 1: Thời đại và Đời sống

Chương 2: Tác phẩm

Xuất hiện từ thời nào?

Nội thiên

Ngoại thiên và Tạp thiên

Chương 3: Văn bộ Trang Tử

Ưu điểm

Nhược điểm

Một số nhà chú giải

Cách đọc Trang Tử

Chương 4: Học thuyết của Trang

Uyên nguyên từ đâu

Vũ trụ và căn bản luận

Tri thức luận

Chính trị luận

Nhân sinh quan

   Lý tưởng của Trang

   Dưỡng sinh

   Xử thế

Kết

Phần 2: Nội thiên

Chương 1: Tiêu dao du

Chương 2: Tề vật luận

Chương 3: Dưỡng sinh chủ

Chương 4: Nhân gian thế

Chương 5: Đức sung phù

Chương 6: Đại tôn sư

Chương 7: Ứng đế vương

Phần 3: Ngoại thiên

Chương 8: Biền mẫu

Chương 9: Mã đề

Chương 10: Khư khiếp

Chương 11: Tại hựu

Chương 12: Thiên địa

Chương 13: Thiên đạo

Chương 14: Thiên vận

Chương 15: Khắc ý

Chương 16: Thiện tính

Chương 17: Thu thủy

Chương 18: Chí lạc

Chương 19: Đạt sinh

Chương 20: Sơn mộc

Chương 21: Điền tử phương

Chương 22: Trí Bắc du

Phần 4: Tạp thiên

Chương 23: Canh Tang Sở

Chương 24: Từ Vô Quỷ

Chương 25: Tác Dương

Chương 26: Ngoại vật

Chương 27: Ngụ gôn

Chương 28: Nhượng vương

Có thể bạn thích sách  Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam

Chương 29: Đạo chích

Chương 30: Thuyết kiếm

Chương 31: Ngư phủ

Chương 32: Liệt Ngự Khấu

Chương 33: Thiên hạ

Nguồn: https://nhasachmienphi.com