Tìm hiểu nhân tướng học theo kinh dịch

Tìm hiểu nhân tướng học theo kinh dịch

Tác giả:
Thể Loại: Khác
Nguồn:
PDFĐỌC ONLINE

Đại danh sư Thiệu Vĩ Hoa (1936 – 2019) là người có những đóng góp vô cùng quan trọng và không thể thay thế với nền Dịch học Thế giới (nói chung) cũng như ở Trung Quốc, Việt Nam (nói riêng).

Không chỉ là bậc Thầy của nhiều hậu học nghiên cứu Dịch học, các trước tác của ông đã đưa Dịch học, Phong thủy tới được sự tiếp cận của đông đảo độc giả qua nhiều thế hệ, nhất là từ những thập niên 80 thế kỷ XX đến nay. Cuốn “Tìm hiểu Nhân tướng học theo Kinh Dịch” của Ông góp thêm một góc nhìn quý báu về Nhân tướng học, đặc biệt hữu ích cho độc giả hay người nghiên cứu Mệnh lý, cổ học Á Đông.

“Tìm Hiểu Nhân Tướng Học Theo Kinh Dịch” – Kế Thừa Tinh Hoa Cổ Nhân

“Nhân tướng học bắt nguồn từ Đông Y, kết hợp với Di truyền học và Sinh lý học tạo nên nền tảng lý thuyết, lấy khí sắc và tuổi tác làm phương pháp kiểm chứng. Theo quan niệm Á Đông, con người là một sinh vật luôn biến đổi, do đó các nét tướng cũng thay đổi theo tâm hồn”.

Dựa theo nền tảng đó, tác giả Thiệu Vĩ Hoa tiếp cận ngay ở chương đầu với xương sọ và xương mặt – phần cấu tạo chủ chốt nhất biểu trưng cho trí tuệ của con người. Quan sát một người, biết được “anh minh phát tiết ra ngoài” hay không, trước hết cần lưu ý tới bộ vị này.

Có thể bạn thích sách  Tập Bản Đồ Hành Chính Việt Nam

Cơ thể con người được ví như một “tiểu vũ trụ” – trong đó có sự hòa hợp của hai hệ thống chính: Hệ tư duy & hệ vận động. Xương đầu biểu hiện cho hệ tư duy, hệ tư duy lại chi phối tới hệ vận động của các hệ cơ quan khác trong toàn bộ cơ thể vậy!

Theo các điểm lý luận đó, cuốn sách “Tìm hiểu Nhân tướng học theo Kinh Dịch” chia ra các điểm rất chi tiết, cụ thể để xác định trọng tâm môn Nhân tướng:

  • Tam đình, Tam quan, Tứ ải, Tứ độc
  • 12 cung, 3 bộ vị
  • Ngũ hình
  • Hình thần – Tiếng nói – Khí thức
  • Tai
  • Trán
  • Ấn đường
  • Lông mày
  • Mắt
  • Mũi
  • Gò má
  • Nhân trung
  • Pháp lệnh
  • Miệng, môi, lưỡi, răng
  • Địa các, tai cốt

Khi trình bày về tiêu chí “mắt đẹp” tác giả Thiệu Vĩ Hoa trong “Tìm hiểu Nhân tướng học theo Kinh Dịch” có chia sẻ: “Mắt phải đẹp và ngay thẳng. Mắt đẹp là mắt phân rõ tròng trắng đen, trông quắc thước và có thần; người có mắt này thường thông minh và tài hoa; có khả năng trù bị và thực hiện…” (Trích “Tìm hiểu Nhân tướng học theo Kinh Dịch).

Hay: “Mắt phải sáng mà không lộ liễu…cần có xuất mà vẫn nhập. “Xuất” tức là sự ảnh hưởng và sự phấn đấu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực, tài năng và trí tuệ. Trong khi “nhập” nghĩa là đồng cảm va uy tín; tượng trưng cho sự công bằng, nhân hậu; khiêm nhường và hòa đồng, vì vây, người có mắt này thì cơ hội luôn tìm đến”… (Trích “Tìm hiểu Nhân tướng học theo Kinh Dịch).