Cinque Terre

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản – Jean Paul Sartre full mobi pdf epub azw3 [Triết Học]

Tác giả :
Thể Loại : Chưa phân loại
PDF Đọc Online


Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản là văn bản tốc kí, được Sartre sửa lại, buổi thuyết trình được tổ chức ở Paris vào thứ Hai ngày 29 tháng Mười năm 1945 theo yêu cầu của Câu lạc bộ Maintenant, do Jacques Calmy và Marc Beigbeder lập ra trong thời kì Giải phóng, với mục đích “thúc đẩy hoạt động văn học và trí tuệ”; văn bản này được Nhà xuất bản Nagel ấn hành sau đó một năm. Tại sao tác giả của Tồn tại và Hư vô (1943) lại muốn người ta chấp nhận chủ nghĩa nhân bản trong học thuyết của mình?

Ta cần nhớ rằng hai tập đầu tiên của bộ Những con đường của Tự do ngay lần đầu xuất bản đã gây được tiếng vang cũng như xì-căng-đan về chúng. Chúng ta không cần bàn nhiều về chi tiết của bộ sách, trong tập Tuổi trưởng thành và trong Ân xá, đã khiến cho các nhà tư tưởng chính thống thời đó khó chịu. Nhân vật chính bị đánh giá là nhu nhược hay khờ khạo. Sartre viết: “Tôi nghĩ rằng điều gây khó chịu nhất về các nhân vật của tôi là sự sáng suốt của họ. Họ biết họ là ai và đó là điều họ chọn để tồn tại.” Dù thiếu bến đỗ và không tự tin, Mathieu rõ ràng ít có nét chung với mẫu nhân vật sử thi hay nhân vật tích cực; cái quý giá duy nhất của anh, trong cuộc tìm kiếm bền bỉ một đời sống tự do đích thực – mang âm hưởng của cuộc truy tầm triết học trong Tồn tại và Hư vô- chính là sự sáng suốt khô khan ấy, cũng là nỗi khổ của anh ta. Điều xảy ra đối với anh, hay điều anh làm không mấy thực tế; anh không bắt đầu từ cuộc sống thực. Điều mà người ta chưa thấy đầy đủ đó là tấn kịch của trí tuệ và luân lí của một ý thức đang hình thành, mà sự tiến triển của nó vẫn chưa dừng ở cuối quyển thứ hai.

Có thể bạn thích sách  Chính Trường Hoa Kỳ - Lịch Sử Đảng Phái - A. James Reichley full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Chắc chắn là vì cả hai quyển tiểu thuyết này, vả lại chúng còn có những người biện hộ nhiệt tình, dễ đọc hơn các công trình triết học, và việc xuất bản chúng làm cho thuyết hiện sinh của Sartre có tiếng vang xa rộng; những cuộc tranh luận xoay quanh những khẳng định của Sartre trở nên nặng nề và rối beng vì cái mà ngày nay người ta ắt phải gọi là hiện tượng truyền thông – quảng cáo thổi phồng và hổ lốn, thù địch công khai hay ngấm ngầm, lối thông thái rởm – mà các lí do của nó vẫn còn chưa rõ. Kết quả của điều này là sự xâm nhập gần như lẫn nhau: của người viết qua sự tai tiếng khiến anh ta phải sửng sốt, và của công chúng qua thuyết hiện sinh; những ngữ thức không nằm trong ngữ cảnh nào như “Địa ngục là người khác”, “Hiện hữu đi trước bản chất”, “Con người là một đam mê vô ích” tản mác trên các tờ báo theo lối giật gân, được coi như là các khẩu hiệu quái gở…

***

Chủ nghĩa hiện sinh hay Thuyết hiện sinh (tiếng Anh: Existentialism, tiếng Pháp: L’existentialisme) là truy vấn triết học của một nhóm các triết gia ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Những người mặc dù khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể cá nhân con người – không chỉ đơn thuần là chủ thể tư duy, mà còn là chủ thể hành động, cảm nhận, và sống.

Có thể bạn thích sách  90% Trẻ Thông Minh Nhờ Cách Trò Chuyện Đúng Đắn Của Cha Mẹ - Urako Kanamori & Phạm Lê Dạ Hương (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Dạy Trẻ]

Trong khi giá trị được nhìn nhận phổ biến của tư tưởng hiện sinh là sự tự do, tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu của nó là sự đích thực (authenticity). Trong góc nhìn của các nhà hiện sinh, xuất phát điểm của con người cá nhân được đặc tả bởi “thái độ hiện sinh” (the existential attitude), hay một tình trạng mất định hướng, bối rối hoặc kinh sợ khi đối diện với một thế giới có vẻ như vô nghĩa hay phi lý (absurd). Nhiều nhà hiện sinh cho rằng triết học hàn lâm hay triết học mang tính hệ thống truyền thống, về hình thức cũng như về nội dung, là quá ư trừu tượng và tách biệt với trải nghiệm cụ thể của con người.

Søren Kierkegaard thường được coi là triết gia hiện sinh đầu tiên, mặc dù ông không sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh”. Ông cho rằng mỗi con người cá nhân – chứ không phải xã hội hay tôn giáo – chịu trách nhiệm tự mình mang đến ý nghĩa cho cuộc sống và sống nó một cách say mê và chân thành, hay “đích thực” (authentically).

Chủ nghĩa hiện sinh trở nên phổ biến vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai và bên cạnh triết học, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác như thần học, kịch nghệ, nghệ thuật, văn học và tâm lý học.

***

Jean-Paul Charles Aymard Sartre (phát âm tiếng Pháp: [saʁtʁ]; 21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ 20 và chủ nghĩa Marx. Tác phẩm của ông cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình văn học, và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành này. Sartre cũng có mối quan hệ với nhà lý thuyết nữ quyền nổi tiếng là Simone de Beauvoir.

Có thể bạn thích sách  Thời Nguyễn - Ngô Văn Phú full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Satre được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối, ông nói rằng ông luôn từ chối những danh hiệu chính thức và “một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức”

Mời các bạn đón đọc Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản của tác giả Jean Paul Sartre.