Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Mông Cổ và Trung Quốc. Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền lực và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Thanh Cung Mười Ba Triều là bộ tiểu thuyết đồ sộ của tác giả Hứa Tiếu Thiên kể về những chuyện “thâm cung bí sử” trong cung cấm mười ba triều nhà Thanh. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo kiểu chương hồi, gồm 03 tập, một trăm bảy mươi hai hồi. Những câu nhiều chuyện ly kỳ, hấp dẫn, kể cả chuyện xấu xa, chuyện hoang đường và mưu mô, quỷ kế của những kẻ sống trong cung cấm…đều được kể lại rất chân thực và chi tiết trong cuốn truyện. Trong giai đoạn lịch sử Trung Quốc gần ba trăm năm dưới triều đình Nhà Thanh, từ Ngô Tam Quế đến khi chấm dứt ở đầu thế kỷ XX, tổng cộng tất cả mười đời vua, trong khoảng hai trăm sáu mươi tám năm. Nhà Mãn Thanh trước khi vào Trung Quốc, lúc còn ở Mãn Châu đã có ba đời vua; cộng lại là mười ba đời vua. Do đó, bộ tiểu thuyết lịch sử này mới có tên là Thanh Cung Mười Ba Triều.*** Lại nói nhà Thanh trải qua loạn Quyền phỉ, rồi Bát quốc Liên quân dày xéo Bắc Kinh, thêm vào đấy những bồi khoản về chiến phí, từ đó về sau xem ra nhụt hẳn nhuệ khí, mất hãn bộ mặt kiêu bạc như trước. Nhưng ở đời, phần nhiều cứ đến hồi đốn mạt, thì việc trước chưa qua, việc sau đã tiếp. Thực tế, những miền như Hà Nam, Quảng Đông, các đảng cách mạng đang nổi lên như nấm chống lại nhà Thanh. Những đảng cách mạng đó có từ đâu vậy? Ngay từ khi Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu cùng vua Thanh thi hành tân chính thì những đảng này đã được phát động rồi. Tại Quảng Đông, hồi đó có một tổ chức gọi là Hưng Trung hội, vị thủ lĩnh tên là Tôn Văn, tự là Dật Tiên. Văn người huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông, tất nghiệp trường Trung Tây Y học hiệu. Văn cũng đã từng là giáo sĩ đạo Thiên Chúa. Như thế Văn vừa là y sĩ vừa là giáo sĩ. Về sau, Văn chuyên dùng nghề thuốc Tây chữa bệnh, đến đâu Văn cũng tuyên truyền cách mạng. Người tin theo Văn hồi đó đông lắm. Ấy cũng vì vậy nên triều đình nhà Thanh mới được mật báo, và từ đó theo dõi hành động của Văn. Tổ chức thành Trung Hưng hội, Tôn Văn thấy hội viên của hội mình càng ngày càng đông. Bọn mật thám nhà Thanh ở Quảng Đông cũng được lệnh theo dõi Văn, và cuối cùng bắt Văn, bảo Văn kết hội lập đảng, giải tới nha môn của Tổng đốc Lưỡng Quảng. Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc đó là Lý Hông Chương. Chương thấy Văn ăn nói hoạt bát, biện luận khéo léo, nhìn người lại ra vẻ phẩm cách xuất chứng, tự nhiên phát sinh lòng mến. Chương tự nghĩ một nhân tài như vậy, Trung Quốc đâu phải dễ có, hơn nữa bảo rằng Văn mưu phản chống lại triều đình thì chứng cứ chẳng có để kết tội. Thế là Chương thừa lúc công chuyện chưa đâu vào đâu liền phóng thích để Văn chạy thẳng một mạch, mất hút.