Thể xác có được những khả năng gì, điều đó cho đến nay chưa một ai xác định nổi…
Nhưng, người ta nói rằng, do tự nhiên chỉ được nhìn nhận hoàn toàn là thể xác nên chỉ từ độc những quy luật tự nhiên thì chẳng thể nào rút ra được các nguyên nhân của những lâu đài kiến trúc, những tác phẩm hội họa và những gì tương tự mà duy chỉ nghệ thuật nhân loại tạo nên, và thể xác con người chẳng thể xây dựng nổi một đền đài nào nếu như nó không được quy định và chỉ đạo bởi tâm hồn. song tôi đã chỉ ra rằng họ không biết thể xác có được những khả năng gì và cái gì có thể rút ra từ nguyên một việc nhìn nhận mặt tự nhiên của nó…
BÊNÊĐIC XPINNÔZA
Luân lý, phần III,
định lý 2, chú giải
***
Cuốn sách này được viết ra như là kết quả của một loạt – những công trình lớn, nhỏ trong lĩnh vực nghệ thuật và tâm lý học. Ba công trình nghiên cứu văn học – về Krư–lốp, về Hămlét và về bố cục truyện – làm nền tảng cho những phân tích của tôi, cũng như cả một loạt bài viết ngắn, dài trên báo. Ở đây, trong các chương liên quan, chỉ có những đoạn đúc kết, phác tả ngắn gọn, những nhận định tổng quát của các công trình ấy, bởi lẽ trong mỗi chương chẳng thể nào trình bày nổi một sự phân tích đầy đủ về Hămlét. Phải dành cho công việc này một cuốn sách riêng. Việc tìm kiếm một lối thoát ra khỏi những giới hạn mong manh của chủ nghĩa chủ quan cũng qui định ở mức như nhau cả số phận nghệ thuật học Nga lẫn số phận tâm lý học Nga trong những năm này. Cái khuynh hướng muốn vươn tới chủ nghĩa khách quan, tới tri thức khoa học tự nhiên chính xác theo kiều duy vật chủ nghĩa trên cả hai lĩnh vực ấy đã tạo nên cuốn sách này. Một mặt, nghệ thuật học đã bắt đầu thấy ngày càng cần hơn phải có những căn cứ tâm lý học. Mặt khác, cả tâm lý học, khi cố gắng lý giải hành vi ứng xử nói chung, cũng đã không thì không hướng tới những vấn đề phức tạp của phản ứng thầm mỹ. Nếu tính thêm vào đó cái bước nhích lên mà hiện nay cả hai môn khoa học ấy đang có được và sự khủng hoảng của chủ nghĩa khách quan đang bao trùm cả hai thứ đó, thì chính điều này sẽ quy định đến cùng độ nhọn sắc của đề tài chúng ta. Trên thực tế, dù có ý thức hay không có ý thức, nghệ thuật học truyền thống, xét trên nền tảng của nó, bao giờ cũng có những tiền đề tâm lý, thế nhưng thứ tâm lý học thông thường cũ kỹ đã không còn đáp ứng được do hai nguyên nhân. Thứ nhất, nó đã được sử dụng đủ nuôi dưỡng mọi thứ chủ nghĩa chủ quan trọng mỹ học, trong các trào lưu khách quan lại cần có những tiền đề khách quan. Thứ hai, đang hình thành một thứ tâm lý học mới và đang xây dựng lại nền tảng của mọi cái được gọi là “khoa học về tinh thần” đã cũ kỹ. Vậy nên, nhiệm vụ công trình nghiên cứu của chúng tôi là xem xét lại môn tâm lý học nghệ thuật truyền thống và cố gắng nêu lên một lĩnh vực nghiên cứu đa cho tâm lý học khách quan – đặt vấn đề, nêu ra phương pháp và nguyên tắc lý giải tâm lý cơ bản, chỉ thế thôi.
Gọi cuốn sách này là “Tâm lý học nghệ thuật”, tác giả không hề muốn nói riêng trong cuốn sách sẽ có trình bày cả hệ thống các vấn đề, sẽ có giới thiệu đầy đủ toàn bộ các mục và sự kiện. Mục đích của chúng tôi khác hẳn: không phải một hệ thống, mà là một chương trình, không phải toàn bộ mọi vấn đề, mà chỉ một vấn đề trung tâm được chúng tôi ghi nhận suốt bấy nay và theo đuổi như là mục đích.
Thế nên chúng tôi sẽ gác sang một bên cuộc tranh luận về quan điểm tâm lý trong mỹ học và về những ranh giới phân chia mỹ học với nghệ thuật học đơn thuần. Cùng với Lipx, chúng tôi nghĩ rằng có thể xác định mỹ học như một bộ môn tâm lý ứng dụng, song nói chung chúng tôi sẽ không đặt ra vấn đề này, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức là: bảo vệ tính chất chính đáng về phương pháp và nguyên tắc trong việc xem xét tâm lý về nghệ thuật…, chỉ ra được tầm quan trọng thực chất của nó, tìm ra vị trí của nó trong hệ thống khoa học mácxít về nghệ thuật. Ở đây, đối với chúng tôi sợi, chỉ quán xuyến là luận điểm mọi người đều biết của chủ nghĩa Mác: sự xem xét xã hội học về nghệ thuật không thay thế và gạt bỏ sự xem xét mỹ học, mà, ngược lại, mở rộng cửa trước nó và đón mời nó, như là một sự bổ sung cho mình, nói theo lời Plêkhanôp. Còn sự thảo luận mỹ học về nghệ thuật, do không muốn đứt đoạn với xã hội học mác xít, nhất thiết phải có những căn cứ tâm lý học – xã hội. Có thể dễ dàng chỉ ra rằng ngay những nhà nghệ thuật học từng giới định một cách hoàn toàn chính đáng lĩnh vực của mình khỏi mỹ học, cũng đều không tránh khỏi ra những tiền đề tâm lý học tùy tiện và mong manh, thiếu phê phán vào việc nghiên cứu các khái niệm và vấn đề cơ bản của nghệ thuật. Chúng tôi chia sẻ với quan điểm của Utix cho rằng nghệ thuật vượt ra khỏi ra ranh giới của mỹ học và thậm chí còn có những đặc điểm khác biệt về nguyên tắc với các giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật được bắt đầu từ trong môi trường thẩm mỹ, song không hòa tan trong đó đến cùng. Vậy nếu chúng ta thấy rõ rằng tâm lý học nghệ thuật phải có quan hệ với chính mỹ học, tuy không được quên mất những ranh giới phân biệt hai lĩnh vực đó.
Cần nói rằng cả trong lĩnh vực nghệ thuật học mới, lẫn trong lĩnh vực tâm lý học khách quan, hiện nay người ta hay còn đang nghiên cứu các khái niệm cơ bản, về các nguyên lý nền tảng, chỉ mới tiến hành những bước đi ban đầu. Đấy, vì sao một công trình nảy sinh ở chỗ giáp ranh của hai môn khoa học này, một công trình muốn bằng ngôn ngữ của tâm lý học khách quan bàn về các sự kiện khách quan của nghệ thuật, lại nhất thiết phải luôn luôn dừng lại ở trước cửa vấn đề, chứ không đi sâu vào và cũng không mở rộng nhiều. Chúng tôi chỉ muốn phát triển cho được sự độc đáo của cái nhìn tâm lý học về nghệ thuật và nêu ra một tư tưởng trung tâm, nêu ra các phương pháp nghiên cứu nó và nội dung vấn đề. Nếu ở chỗ gặp gỡ của ba ý đồ này có xuất hiện một thứ tâm lý học khách quan về nghệ thuật thì công trình này sẽ chính là cái hạt mầm mà từ đó nó sẽ mọc lên.
Chúng tôi coi tư tưởng trung tâm của tâm lý học nghệ thuật là: thừa nhận sự khắc phục của hình thức nghệ thuật đối với tài liệu hay là thừa nhận rằng nghệ thuật là kỹ thuật xã hội của tình cảm. Chúng tôi coi phương pháp nghiên cứu vấn đề này là phương pháp phân tích khách quan, xuất phát từ việc phân tích nghệ thuật để đi tới một sự tổng hợp tâm lý học, – phương pháp phân tích các hệ thống kích thích nghệ thuật. Cùng với Geneken, chúng tôi nhìn vào tác phẩm nghệ thuật như nhìn vào “một tổng hòa các ký hiệu thẩm mỹ nhằm thức tỉnh các cảm xúc ở con người”, và trên cơ sở phân tích các ký hiệu này, chúng tôi cố gắng tạo dựng lại những cảm xúc tương ứng với chúng. Thế nhưng phương pháp của chúng tôi khác biệt với phương pháp estopsychologique ở chỗ: chúng tôi không nhìn nhận các ký hiệu này như là những biểu hiện của tổ chức tâm hồn của tác giả hay của các độc giả. Chúng tôi không đi từ nghệ thuật tới tâm lý của tác giả hay của độc giả, bởi vì chúng tôi hiểu rằng chẳng thể làm được điều đó trên cơ sở lý giải các ký hiệu.
Chúng tôi cố gắng nghiên cứu thử tâm lý học nghệ thuật đơn thuần và vô nhân xưng, bất kể đối với tác giả hay độc giả, vì chúng tôi chỉ dựa vào hình thức và tài liệu của nghệ thuật. Nói rõ hơn: chỉ dựa vào các bài ngụ ngôn của Krưlốp, chúng tôi chẳng bao giờ dựng lại nổi tâm lý Ông ta; còn tâm lý các độc giả của ông lại rất khác nhau – ở những con người của thế kỷ thứ XIX và thế kỷ thứ XX và ngay ở những nhóm, những giai cấp, những lứa tuổi, những con người khác nhau. Song khi phân tích một bài thơ ngụ ngôn, chúng tôi lại có thể phát hiện được cái qui luật tâm lý làm nền tảng cho nó, cái cơ chế tác động của nó, – và chính cái đó chúng tôi gọi là tâm lý của bài thơ ngụ ngôn. Trên thực tế quy luật ấy và cơ chế ấy không hề tác động trong cái dạng thuần túy của nó, mà bị phức tạp hóa bởi một loạt hiện tượng và quá trình chúng đã sa vào; thế nhưng chúng tôi vẫn có quyền tách cái tâm lý của bài thơ ngụ ngôn ấy ra khỏi tác động cụ thể của nó, như nhà tâm lý học vẫn thường tách riêng ra một phản ứng thuần túy (một phản ứng cảm tính hay động cơ) của sự lựa chọn hay phân biệt, để nghiên cứu nó như là một phản ứng vô nhân xưng.
Cuối cùng, chúng tôi thấy nội dung của vấn đề là làm sao đề tâm lý học nghệ thuật, cả lý thuyết và ứng dụng, phát hiện ra được tất thảy những cơ chế vận hành của nghệ thuật và cùng với xã hội học nghệ thuật sẽ tạo ra được nền tảng cho mọi bộ môn khoa học chuyên biệt về nghệ thuật.
Nhiệm vụ của công trình này mang một tính chất tổng hợp thực sự. Muyler – Freenfenx đã nói rất đúng rằng nhà tâm lý học nghệ thuật chẳng khác nào một nhà sinh vật học biết tiến hành một sự phân tích đầy đủ về vật chất sống, phân tách nó ra thành những bộ phận cấu thành, song lại không biết là các bộ phận này mà tạo dựng lại cái toàn bộ và phát hiện ra các quy luật của cái toàn bộ ấy. Có một loạt những công trình bàn về sự phân tích có hệ thống như vậy của tâm lý học nghệ thuật, song tôi chưa thấy một công trình nào đã đặt và giải quyết một cách khách quan vấn đề tổng hợp tâm lý của nghệ thuật. Xét trên ý nghĩa đó, thiết tưởng, cố gắng này của chúng tôi là tiến hành một bước mới và dám mạnh dạn nêu ra một số suy nghĩ mới, chưa hề một ai phát biểu trước sự thảo luận khoa học. Những điều mới mẻ mà tác giả xem là của mình trong cuốn sách này, tất nhiên, cần được kiểm nghiệm và phê phán, cần được thử thách bằng cả suy tư lẫn sự kiện thực tế. Dẫu sao thì những điều đó ngày giờ đây đã được tác giả cảm thấy là xác đáng và chín muồi tới mức dám gói thẳng ra trong cuốn sách này.
Khuynh hướng chung của công trình này là cố gắng có được một sự tỉnh táo khoa học trong tâm lý học nghệ thuật, trong cái lĩnh vực tư biện nhất và đầy mơ hồ bí hiểm của nhà tâm lý học. Sự suy nghĩ của tôi được biểu thị qua câu nói của Xpi–nôza đã dẫn làm đề từ và tiếp bước theo ông, cũng sẽ cố gắng không cho phép mình ngạc nhiên, không cười, không khóc – nhưng phải hiểu.
Mời các bạn đón đọc Tâm Lý Học Nghệ Thuật của tác giả Lev Vygotsky.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn