Sử Ký I. Bản Kỷ – Tư Mã Thiên & Phạm Văn Ánh (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Sử Ký I. Bản Kỷ – Tư Mã Thiên & Phạm Văn Ánh (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Bản kỷ là phần đầu tiên của Sử ký, gồm cả thảy mười hai thiên, chép việc từ thời Ngũ Đế cho  tới  thời Hán  Vũ  Đế. Về ý nghĩa của từ “bản kỷ”, đại để có thể hiểu bản tức là căn bảnkỷ tức là kỷ cương, cái kỷ cương căn bản nằm ở người nắm chính lệnh, cho nên Bản kỷ là sự ghi chép về những người nắm giữ chính lệnh trong thiên hạ, thường là các bậc Đế, Vương1.

Trong Bản kỷ, tác giả chủ yếu ghi chép theo lối biên niên, liệt kể về từng triều đại hoặc từng vị vua theo trình tự thời gian, trải dài từ thời viễn cổ cho tới thời điểm mà tác giả sinh sống. Nhìn   từ tổng thể, có thể nói Bản kỷ chính là bộ khung của Sử ký, cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát về hơn hai nghìn năm lịch sử của dân tộc Hoa Hạ. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tác giả đặt phần này ở đầu tiên.

***

THÁI SỬ CÔNG
TỰ VIẾT TỰA

Xưa vào thời Chuyên Húc, vua sai quan Nam Chính họ Trọng trông thiên văn, quan Bắc Chính họ Lê coi địa lý. Khoảng thời Đường – Ngu, cho hậu duệ họ Trọng – Lê nối nghiệp, tiếp tục vâng mệnh cho đến thời Hạ – Thương, vậy nên họ Trọng – Lê đời đời coi thiên văn, địa lý. Thời Chu, Trình Bá Hưu Phủ là hậu duệ của họ vậy. Vào thời Chu Tuyên vương, để mất chức phận mà thành ra họ Tư Mã. Họ Tư Mã đời đời vâng chép sử nhà Chu. Khoảng thời Chu Huệ vương, Chu Tương vương, họ Tư Mã rời nhà Chu tới nước Tấn. Tướng Trung quân nước Tấn là Tùy Hội chạy đến nước Tần, họ Tư Mã chuyển vào đất Thiếu Lương.

Từ khi họ Tư Mã rời nhà Chu tới nước Tấn, liền chia ra tản mác, có người ở nước Vệ, có người ở nước Triệu, có người ở nước Tần. Ở nước Vệ, có người làm quan tướng nước Trung Sơn. Ở nước Triệu, có người nổi danh và truyền dạy kiếm luận mà Khoái Hội chính là hậu duệ chi này. Ở Tần có người tên Tư Mã Thố, tranh luận với Trương Nghi, thế rồi Tần Huệ vương sai Thố cầm quân đánh Thục, hạ được thành Thục, bèn trấn giữ ở đó. Cháu của Thố là Cận, phò Võ An quân Bạch Khởi. Lúc này đất Thiếu Lương đổi tên thành Hạ Dương. Cận cùng Võ An quân chôn sống hàng binh nước Triệu trong trận Trường Bình, đến khi quay trở về đều cùng được ban chết ở Đỗ Bưu, táng ở Hoa Trì. Cháu của Cận là Xương, Xương làm quan chuyên lo việc rèn sắt cho nhà Tần. Vào thời Thủy Hoàng, chắt của Khoái Hội là Ngang, cầm quân cho Võ Tín quân, chiếm được Triêu Ca. Khi nhà Tần phong vương chư hầu, Ngang được phong vương ở đất Ân. Đến khi Hán đánh Sở, Ngang quy phụ Hán, dâng đất của mình làm quận Hà Nội. Tư Mã Xương sinh ra Vô Trạch, Vô Trạch làm chức quan Thị trưởng của nhà Hán. Vô Trạch sinh ra Hỷ, Hỷ làm Ngũ đại phu, chết đều táng ở Cao Môn. Hỷ sinh ra Đàm, Đàm làm Thái sư công.

Có thể bạn thích sách  Tay Súng Bắn Tỉa Lạc Về Thời Tam Quốc - Đông Nhất Phương full prc, pdf, epub, azw3 [Xuyên không]

Thái sư công học thiên văn ở Đường Đô, nghe giảng Kinh Dịch từ thày Dương Hà, thọ giáo đạo luận từ thày Hoàng Tử. Thái sử công làm quan vào thời Kiến Nguyên, Nguyên Phong, lo người học không hiểu thấu ý nghĩa các học thuyết, noi theo sai lạc, bèn bàn luận những điều cốt yếu của sáu nhà mà viết rằng:

Thiên Hệ từ trong Kinh Dịch viết: “Thiên hạ chung một mối mà lo lắng trăm chiều, về cùng nơi mà đường đi mỗi khác.” Xét các nhà Âm Dương, Nho, Mặc, Danh, Pháp, Đạo Đức đều chú trọng ở việc trị nước, chẳng qua theo học thuyết khác nhau, có thuyết rõ ràng, có thuyết không mà thôi. Tôi từng trộm ngẫm, thuật của nhà Âm Dương trong điềm báo mà lắm kiêng kỵ, khiến con người bị buộc đâm nhiều sợ hãi, song thứ tự bốn mùa họ đã sắp thì không thể để mất. Nhà Nho học rộng mà thiếu điều cốt yếu, nhọc sức mà ít hiệu quả, bởi vậy việc của họ khó theo hết; song lễ vua tôi, cha con, sự phân biệt vợ chồng, lớn bé họ đã đặt thì không thể thay. Nhà Mặc tiết kiệm mà khó theo, bởi vậy việc của họ không thể tuân thủ rộng khắp; song sự tự cường, chuộng tiết kiệm họ đề ra thì không thể phế bỏ. Nhà Pháp nghiêm khắc, ít ban ơn, song thân phận vua tôi trên dưới họ đã lập thì không thể đổi khác. Nhà Danh khiến người ta nệ vào danh mà dễ đánh mất thực; song sự biện chứng giữa danh và thực họ đã nêu thì không thể không xét. Nhà Đạo khiến tinh thần người ta chuyên nhất, hành động hợp lẽ vô hình, vạn vật sung túc. Thuật của nhà này dựa vào phép lớn âm dương, rút lấy điều hay của nhà Nho, nhà Mặc, tóm điều cốt yếu của nhà Danh, nhà Pháp, thay đổi theo thời, biến hóa tùy vật, dựng nề nếp, dùng xử sự, không việc gì không hợp, tôn chỉ gọn mà dễ nắm bắt, dùng sức ít mà hiệu quả nhiều. Nhà Nho thì không như vậy. Nhà Nho cho rằng bậc quân chủ là gương mẫu của thiên hạ, quân chủ đề xướng rồi bề tôi phụ hội, quân chủ làm trước rồi bề tôi theo sau. Như vậy thì quân chủ khó nhọc mà bề tôi thảnh thơi. Còn như yếu chỉ của Đạo cả, ấy là dẹp sự cứng rắn tham lam, bỏ sự thông minh sáng suốt, loại những điều này mà dùng Đạo thuật. Xét tinh thần dùng quá nhiều thì hao kiệt, thể xác làm quá sức thì mệt mỏi. Thân tâm đều xao động mà lại muốn dài lâu cùng trời đất, thực chưa từng nghe nói đến vậy.