LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách, cùng với tên gọi “Rèn luyện và phát triển tư duy” mà các bạn đang cầm trên tay chính là công trình bé nhỏ của tác giả như là một thông điệp gửi tới tất cả các của học sinh, với mong muốn tương lai các em sẽ trở thành người thành công trên mọi lĩnh vực, từ đó góp sức xây dựng gia đình, quê hương và đất nước Việt Nam thân yêu.
Tại sao tác giả là viết cuốn sách này? Trong khi hầu hết mọi cuốn sách khác hiện nay đều viết về các phương pháp giải thì cuốn sách này lại có tên là “Rèn luyện và phảt triển tư duy”ng Trong phần mở đầu này, tác giả sẽ tập trung trả lời do chính mình đặt ra.
Các bạn cố gắng học t vào các trường đại học? Sau khi học tập xong, ra trường tiếp tục cố gắng tìm việc làm? Tác giả có một vài câu hỏi sau:
Một bác sĩ phẫu thuật rất giỏi có cần viết: Phản ứng oxi hóa khử là thế nào không?
Một giám đốc ngân hàng có cần biết: Liên kết peptit là gì không? Ca sĩ nổi tiếng như Quang Lê có cần biết: Dao động điều hòa không?
Sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, những người rất gần gũi với tác giả, học các ngành Kinh tế đối ngoại, Tài chính ngân hàng, Luật… có cần biết tới: Amin, Ankan, Anken, Ancol, Phenol, Con lắc đơn, Con lắc lò xo, Sóng âm, Giao thoa, Năng lượng từ trường…?
Câu trả lời có lẽ là “Không”. Nhưng như vậy chúng ta không cần phải học sao? Vẫn là “Không”, hơn nữa còn phải học và học thật nhiều. Nhưng không phải học theo kiểu “con vẹt”. Có lẽ các bạn học sinh hiện nay đã quá lạm dụng các phương pháp được thầy cô đúc rút ra và sau có chỉ cần áp dụng làm theo. Không chỉ vậy, còn có những công thức làm nhanh mà tác giả gọi là “siêu vẹt”. Hậu quả của việc này khiến học sinh trở nên thụ động và làm bài tập một cách máy móc: “cứ nhìn thấy dụng, lập tức ốp những công thức và phương pháp đã dập khuôn từ trước”. Vậy thì mục đích của việc học là gì?
Theo tác giả, đó là rèn luyện và phát triển tư duy. Dù cho có làm ngành nghề gì đi nữa, dù là bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, nhân viên, công nhân, giáo viên… đều cần tư duy, suy nghĩ, tìm tòi trong quá trình lao động. Một người nông dân cấy lúa thuần túy cũng phải suy nghĩ tính toán cho mỗi mùa vụ. Vậy nên ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường các bạn học sinh muốn trở thành những người ta tít trong công việc sau này. Hãy dừng lại kiểu học “con vẹt”.
Một thông diệp nữa tác giả muốn gửi tới quí thầy cô, các vị phụ huynh và chính các em học sinh: “Đừng vì những cái tên “hot” như “Ngoại thương”, “Y Hà Nội”… mà cứ cô lao vào, bỏ qua sự phù hợp của bản thân.” Đời người ngắn ngủi, cho dù tài giỏi cũng có giới hạn. Các em nên xác định lĩnh vực mình giỏi nhất sau đó tập trung học và làm việc để cống hiến cho xã lội. Học trường nào cũng được, làm nghề gì xã hội chấp nhận cùng được, miễn là các bạn yêu thích.
Cuối cùng, tác giả muốn nhắn với các em học sinh rằng: “Làm gì cũng cần phải sáng tạo – Vệt là loài gần như không có khả năng này.”
Tham gia biên soạn bộ sách:
Thầy: Nguyễn Anh Phong
Tập 1 – Vô cơ: Các chương 1, 2, 3, 4
Tập 2 – Hữu cơ: Các chương 5, 6, 7.
Thầy: Lê Kiều Hưng
Tập 2 – Hữu cơ: Các chương 8, 9
Các tác giả cũng chân thành cảm ơn những đóng góp của em Tổng Xuân Giang cựu học sinh THPT Chuyên Hà Giang – Sinh viên Đại Học Ngoại Thương Hà Nội đã có những đóng góp bổ ích để chúng tôi hoàn thiện cuốn sách này. Các giả xin chân thành cảm ơn mọi góp ý về cuốn sách đề các lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về:
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook/groups/thithuhoahocquocgia/
SĐT tác giả: 0975.509.422 hoặc 0936.221.120
Chúc thành công!
T/m các tác giả
Nguyễn Anh Phong