Cinque Terre

Range – Hiểu Sâu Biết Rộng Kiểu Gì Cũng Thắng

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDF Đọc Online


Trong cuốn sách Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng, tác giả David Epstein cung cấp cho bạn đọc các câu chuyện thành công của nhiều nhân vật xuất sắc thế giới, bao trùm rộng khắp các lĩnh vực mà David Epstein đã dày công nghiên cứu, như: công nghệ, thể thao, âm nhạc, hội họa, khoa học… Từ các câu chuyện dẫn chứng ấy, tác giả phân tích kỹ lưỡng, kết hợp việc sử dụng số liệu nghiên cứu… dẫn dắt người đọc phải tư duy sâu sắc về vấn đề: người được đào tạo bài bản từ nhỏ chỉ trong một lĩnh vực chuyên môn hóa hẹp và người có tầm hiểu biết rộng, đa dạng, con đường nào sẽ thành công hơn? Bằng những phân tích sắc sảo của mình, sách Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng của David Epstein giúp chúng ta được mở rộng cách tư duy, với cách nghĩ mới: chuyên môn hóa không có gì sai, ai cũng cần chuyên môn hóa ở một mức độ này hay mức độ khác, vào lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, tư duy đa chiều, các thử nghiệm cá nhân, với tầm hiểu biết rộng, sẽ giúp chúng ta khai thác được đa dạng nguồn sức mạnh trí tuệ của bản thân. Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng mang tới cho bạn đọc, đặc biệt là những ai liên quan đến việc định hướng, phát triển con người, như: các bậc cha mẹ, giáo viên, quản trị nhân sự, chủ doanh nghiệp, hay các bạn trẻ đang băn khoăn về hướng phát triển của sự nghiệp và cuộc đời… có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ, hiện đại, như: – Thực chất, các vấn đề, các lĩnh vực trong thế giới hiện nay đều có liên quan với nhau, dù ít hay nhiều. Vì vậy, ngoài việc tập trung phát triển chuyên môn, con người cần mở rộng, học hỏi các lĩnh vực khác. Đừng tự bó buộc mình vào một lĩnh vực, đừng phát triển kỹ năng tốt nhất của bản thân. NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA VÀ TỔ CHỨC UY TÍN “Trong một thế giới ngày càng bị ảnh hưởng về chuyên môn hóa, tác giả khoa học xuất sắc David Epstein đã thuyết phục bạn rằng tương lai có thể thuộc về những người có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Đây là một cuốn sách hấp dẫn và sau khi khép lại trang cuối cùng, bạn sẽ trăn trở về bước đi tiếp theo trong sự nghiệp cũng như cách nuôi dạy con cái.” – Adam Grant, tác giả sách Give and Take, Originals. “Tôi muốn tặng cuốn sách này cho tất cả những đứa trẻ đang bị bắt học violin nhưng cái chúng thật sự muốn là học đánh trống: cho những lập trình viên đang ấp ủ ước mơ trở thành nhà tâm lý học; cho bất kỳ ai mong muốn con người vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên robot. Cuốn HIỂU SÂU, BIẾT RỘNG – Kiểu gì cũng thắng sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm hy vọng và kinh ngạc. Đây là cẩm nang sinh tồn ở thế kỷ 21.” – Amanda Ripley, tác giả sách The Smartest Kids in the World. HIỂU SÂU, BIẾT RỘNG – Kiểu gì cũng thắng buộc bạn phải suy nghĩ lại về bản chất của việc học tập, tư duy, tồn tại và xem xét lại những hiểu biết của mình về phương pháp giáo dục và các con đường sự nghiệp tối ưu, về phương pháp và lý do thành công của những người thành đạt nhất trên thế giới. Đây là một trong những cuốn sách xuất sắc và khiến tôi trăn trở nhiều nhất từ trước đến nay.” – Maria Konnikova, tác giả của Mastermind and The Confidence Game. *** Ana Lê Mỹ Nga Giám đốc Quốc gia Tập đoàn ABS Group – Tổ chức Kiểm định ngành Năng lượng và Hàng hải của USA Nhà sáng lập Hermes Management – Cố vấn và đầu tư thiên thần các dự án khởi nghiệp công nghệ cao Tác giả sách: Chat với startup – Từ ý tưởng đến gọi vốn thành công Ngày nay chúng ta không phủ nhận việc bồi dưỡng năng khiếu và đào tạo chuyên sâu từ sớm đối với một số lĩnh vực, và chúng ta thường cho là cần thiết, điều này giúp trẻ được làm quen với một kỹ năng đặc biệt ngay từ khi còn rất nhỏ và trở nên thuần thục khi trưởng thành ở một lĩnh vực nào đó, thậm chí trở thành thiên tài – như trường hợp của gôn thủ số 1 thế giới Tiger Woods đề cập trong cuốn sách này. Nhưng bên cạnh đó, thông qua các phân tích sắc sảo của David Epstein, ông đồng thời cũng hướng người đọc suy ngẫm sâu sắc về con đường thành công theo một mô típ khác – như cách mà tay vợt nổi tiếng Roger Federer hay các nhân vật nổi tiếng khác đã trải qua, như là minh chứng trả lời cho câu hỏi “liệu chỉ tập trung chuyên môn hóa ở một lĩnh vực có thật sự tốt nhất trong hành trình đi tìm thành công?” Trong khi Tiger tham gia vào quá trình “luyện tập có chủ đích”, với nguyên tắc 10.000 giờ nghiêm ngặt ngay từ thuở nhỏ, thì Roger lại được khởi đầu với nhiều lĩnh vực, đón nhận nhiều trải nghiệm trong quá trình phát triển, và cuối cùng anh cũng đã trở thành tay vợt vĩ đại của thế giới. Hay như câu chuyện về danh họa Van Gogh, ông chỉ thực sự bước vào hội họa lúc đã chạm tuổi 27, sau khi trải qua các công việc khác nhau, nhưng rồi ông lại là một trong những họa sĩ lừng danh, ảnh hưởng lớn tới lịch sử nghệ thuật phương Tây với nhiều bức tranh giá trị nhất, có tầm ảnh hưởng trên thế giới cho đến ngày nay. Trải dài suốt cuốn sách là những dẫn chứng về các câu chuyện thành công của nhiều nhân vật xuất sắc ở nhiều lĩnh vực mà David Epstein đã dày công nghiên cứu như: công nghệ, thể thao, âm nhạc, hội họa, khoa học… Thông qua những câu chuyện minh họa ấy, ông lật lại các tình huống, đào sâu phân tích, kết hợp dẫn chứng các số liệu nghiên cứu, từ đó đưa ra các kết luận và gợi ý cho bạn đọc. Phát ngôn của giáo sư Jeannette Wing được David đề cập ở Chương 2, về khái niệm “Tư duy điện toán mở rộng” như là con dao đa năng Thụy Sỹ, một dụng cụ với một lưỡi dao có chức năng chính nhưng đi kèm với các dụng cụ đa năng khác hỗ trợ chúng ta trong mọi nhu cầu khác nhau hàng ngày. Hay nói cách khác, nguyên lý con dao Thụy Sĩ rất hữu dụng trong “tư duy điện toán”, giúp chúng ta vận dụng tính trừu tượng và phân tích khi xử lý một nhiệm vụ hay vấn đề phức tạp trong học tập và làm việc kể cả trong nghiên cứu khoa học. David Epstein cũng đã chia sẻ ở Chương 12 rằng: chuyên môn hóa không có gì sai, ai cũng cần chuyên môn hóa ở một mức độ này hay mức độ khác, vào lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, tư duy đa chiều, các thử nghiệm cá nhân, mở rộng tầm hiểu biết ở nhiều lĩnh vực sẽ giúp chúng ta khai thác được đa dạng nguồn sức mạnh trí tuệ của bản thân, giúp chúng ta xử lý nhiều vấn đề, hóa giải những vấn đề phức tạp, biến chúng trở nên đơn giản. Chúng ta cũng nghiệm ra rằng, khi một thử thách được lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ dần trở nên dễ kiểm soát và tự động hóa sau đó; và phần thưởng sẽ chỉ dành cho những ai chỉ thu nhận kiến thức ở mức khái niệm từ một vấn đề nhưng biết cách vận dụng linh hoạt nó cho nhiều vấn đề khác nhau, thậm chí ngày càng phức tạp và mới mẻ, nhất là trong một thế giới luôn tồn tại sự thay đổi, công nghệ phát triển thần tốc hàng ngày hàng giờ như hiện nay. Nếu lâu nay chúng ta đã quá quen thuộc với quan niệm “Một nghề cho chín hơn chín mười nghề,” hay “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết,” thì bạn sẽ thay đổi suy nghĩ, như được khai mở khi đọc xong cuốn sách này. Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng mang tới cho bạn đọc, đặc biệt là những ai đang quan tâm đến định hướng nghề nghiệp, phát triển con người như các bậc cha mẹ, giáo viên, các nhà quản trị nhân sự, các chủ doanh nghiệp, hay các bạn trẻ đang băn khoăn suy nghĩ về hướng phát triển của sự nghiệp và cuộc đời mình, có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ, hiện đại. Trong một thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng, đòi hỏi mỗi chúng ta cần linh hoạt thích nghi, mở rộng sự hiểu biết, đa dạng hóa các kỹ năng, nhanh nhạy nắm bắt mọi cơ hội, thay vì chỉ tập trung chỉ duy nhất một lĩnh vực chuyên môn. Nếu chúng ta không có một góc nhìn đa chiều trên một vấn đề, chúng ta dường như không thể phân tích sự tương quan, tương tác của chúng trong một không gian có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến hệ quả, từ đó đưa ra một giải pháp mang tính khoa học và hữu dụng. Tôi tin rằng, Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng của David Epstein sẽ gợi ý cho bạn một lối tư duy rộng mở để nắm chắc thành công. “Trước mắt chàng bao giờ cũng là toàn bộ cái điền trang chứ không phải một bộ phận riêng biệt nào của nó… Và cách quản lý của Nikolai đã mang lại những kết quả vô cùng tốt đẹp.” – Lev Tolstoy, Chiến tranh và hòa bình (War and Peace“Không công cụ nào có quyền lực tuyệt đối. Không chiếc chìa khóa vạn năng nào có thể mở được tất cả các cánh cửa.” – Arnold Toynbee, Nghiên cứu về lịch sử (A Study of History