🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xung đột xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo N KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM GS. TS. VÕ KHÁNH VINH (Chù biên) XÃ Hội ■ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ở VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI XUNG ĐỘT XÃ HỘI: MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN ở VIỆT NAM TẬP THỂ TÁC GIẢ GS. TS. Võ Khánh Vinh, Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khảng Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Văn Cương PGS.TS. Phạm Văn Đức GS.TS. Tô Duy Hdp PGS.TS. Trần Đình Hảo PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương TS. Hồ Sỹ Sơn TS. Chu Văn Tuấn TS. Trần Quang Huy TS. Nguyễn Hữu Chí TS. Nguyễn Văn Phương MỤC LỤC Lời nói đầu 7 Chương I LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỂ XUNG ĐỘT XÃ HỘI 9 1. Lịch sử vể xung đột xã hội 9 1.1. Các quan niệm thời cổ đại 9 1.2. Các quan niệm thời Cận đại 11 1.3. Quan niệm của chủ nghĩa Mác 18 1.4. Các quan niệm thòi Hiện đại 21 2. Lý luận về xung đột xả hội 31 2.1. Khái niệm 31 2.2. Chức năng 40 2.3. Phân loại 45 2.4. Diễn biến 48 2.5. Tính động cơ và nguyên nhân 61 2.6. Phương pháp giải quyết 73 2.7. Phương pháp phòng ngừa 94 6 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam Chương II THỰC TIỄN VỀ XƯNG ĐỘT XẢ HỘI ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tình hình xu n g đột xả hội 1.1. Khái quát chung 1.2. Những biểu hiện cơ bản 2. Nguyên nhân của xung đột xã hội 2.1. Khái quát chung 2.2. Các nguyên nhân cơ bản 3. Thực tiển giải quyết và phòng ngừa xung đột xã hội Chương III QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỂ PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT x u n g đột x ã hội ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Quan điểm về phòng ngừa và giải quyết xung đột xả hội 2. Giải pháp về phòng ngừa và giải quyết xung đột xả hội 107 107 107 120 150 250 152 162 168 168 171 LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tê - xã hội, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, đến nay nưỏc ta chưa thoát khỏi ngưỡng của sự nghèo khổ, tăng trưởng kinh tê chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tham nhũng ngày càng gia tăng, lối sống ích kỷ cùng với những thói hư, tật xấu đang có nguy cơ lây lan mạnh. Trong khi đó một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tê còn có những bất cập, việc triển khai thực hiện còn nhiều vưống mắc, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột xã hội nói chung và từng cuộc xung đột xã hội cụ thê ở nưốc ta hiện nay. Việc xác định rõ nguyên nhân và mối quan hệ phức tạp giữa các nguyên nhân sinh ra xung đột xã hội là vấn để có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và sử dụng các giải pháp phòng ngừa và giải quyết xung đột. Ớ Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về xung đột xã hội còn rất ít, thường được đề cập dưối các hình thức khác nhau, như mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn 8 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam trong xã hội, hoặc liên quan đến một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá... Có thể nói dưới góc độ tiếp cận khác nhau, vấn đề lý luận về xung đột xã hội mối chỉ được nghiên cứu riêng rẽ, từng mặt... Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về xung đột xã hội, đặc biệt là sự ra đời của cuốn sách Xung đột xã hội: Một sô' vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam do GS. TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ biên là một công trình có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và rất cần thiết đôi với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương. Chương 1: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội Chương 2: Thực tiễn về xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Quan điểm và giải pháp về phòng ngừa, giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay Xung đột xã hội là vấn đề mối mẻ, do đó khó tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong nhận được ý kiến trao đổi và góp ý của độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Hà Nội, tháng 1 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI Chương I LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI 1. LỊCH SỬ VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI 1.1. C ác quan niệm thời c ổ đại Trong thời kỳ cổ đại, con người đã quan tâm nghiên cứu xung đột xã hội và vai trò của nó đối với đòi sống xã hội. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên làm sáng tỏ một cách tương đối bản chất của các cuộc xung đột xã hội. Heraclít đã lập luận về các cuộc chiến tranh và xung đột xã hội dựa trên hệ thống các quan điểm chung vể thê giới quan. Ông cho rằng chiến tranh và xung đột xã hội là quy luật chung duy nhất thông trị trên hành tinh và lập luận vê vai trò tích cực của các cuộc xung đột đôi với quá trình phát triển xã hội. Xung đột xã hội, theo Heraclít, hiện diện với tính cách là thuộc tính quan trọng và tấ t yôu củ a đòi Bống xã hội. Một m ặt chia sẻ vâi các quan điểm của Heraclít, Epicơ cho rằng những hậu quả tiêu cực của các cuộc xung đột xã hội buộc mọi người phải sống trong trạng thái hòa bình và ổn định. Những ưốc mơ vê một trạng thái xã hội không có xung đột xã hội bưốc đầu được lập luận dựa vào những biện luận như vậy. 10 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam Trong thời kỳ đầu phát triển của mình, triết học Cơ đốic giáo cố gắng chứng minh tính ưu việt của hòa bình, của đồng thuận và tình anh em giữa mọi người vối nhau. Một số nhà triết học Cơ đốc giáo thê kỷ II và thê kỷ III đã lập luận chống lại các cuộc xung đột vũ trang, nhưng vào lúc đó, lập luận của các nhà triết học đó tác động không lốn đến quá trình phát triển tất yếu của lịch sử. Đến đầu thế kỷ IX với học thuyết “Khristos”, nguyên tắc về tính xung đột đã bắt đầu bị nghi ngò. Trong thời kỳ Phục Hưng, người ta đã nêu ra những đánh giá khác nhau và phức tạp về các cuộc xung đột xã hội. Những người theo chủ nghĩa nhân đạo thường xuyên lên án các cuộc xung đột xã hội và các cuộc xung đột vũ trang. Erazm Potterdamskij cho rằng, xung đột xã hội có lôgic riêng, khi tất cả các tầng lốp dân cư của đất nước bị cuốn hút vào quỹ đạo của xung đột xã hội thì xung đột xã hội sẽ phản ứng theo phản ứng dây chuyền tương tự và tính phức tạp của việc trung hòa các quan điểm của các bên đối lập trong cuộc xung đột xã hội, thậm chí kể cả trường hợp khi cả hai bên cùng dựa trên quan điểm tư tưởng thống nhất. Nhà triết học người Anh Ph.Becơn lập luận về bản chất của các cuộc xung đột xã hội, phân tích các nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội trong nội bộ đất nưóc, xem xét một cách cụ thể các điều kiện vật chất, chính trị và tâm lý của các cuộc xung đột xã hội và những phương thức khắc phục các cuộc xung đột đó. Ông đặc biệt chú ý đến vai trò quyết định của các nguyên nhân vật chất đối với sự hình thành các vụ mất trật tự xã hội, các cuộc xung đột xã hội, một trong những nguyên nhân đó Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 11 là tình trạng nghèo đói về vật chất của nhân dân. Ph.Becơn nhấn mạnh rằng, “trong quốc gia có bao nhiêu người bị bần cùng hóa thì có bấy nhiêu người sẵn sàng trở thành kẻ nổi loạn”1. Khi đưa ra các giải pháp ngăn ngừa các cuộc xung đột xã hội, ông cho rằng “mỗi một căn bệnh” đều có thứ thuốc của mình. Các giải pháp đó, theo Ph. Becơn, xóa bỏ các nguyên nhân mang tính vật chất của các cuộc xung đột xã hội, nghệ thuật sử dụng các mánh khóe chính trị, có thủ lĩnh thích hợp có khả năng hợp nhất mọi người lại với nhau và khả năng đàn áp các vụ lộn xộn và nổi loạn của dân chúng. 1.2. Các quan niệm thời Cận đại Trong thời kỳ này, các nhà dân chủ nước Anh và các nhà Khai sáng nước Pháp công khai phê phán các cuộc xung đột vũ trang, sự xâm lược và dùng bạo lực. Họ coi các cuộc xung đột vũ trang là những tàn tích của thòi kỳ man rợ và cho rằng chỉ có việc xóa bỏ những nền tảng phong kiến mới tiến đến được nền hòa bình vĩnh cửu. Chính vì vậy trong các công trình nghiên cứu của thòi kỳ này, các nhà dân chủ riước Anh và các nhà Khai sáng nưóc Pháp đã chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các hình thức tổ chức hợp lý đời sống xã hội, loại trừ các nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội vốn bám sâu vào các Nhà nước lỗi thời lúc đó. Đến thế kỷ thứ XVIII các nhà tư tưởng đã cố gắn nhận 1. Ph. Becơn. Tuyển tập: 02 tập, M.1979, T.2, tr.382 (tiếng Nga). 12 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam thức lôgic thông nhất của sự phát triển thê giối, xem xét đòi sống xã hội trong phạm vi lịch sử toàn thê giới. Tất cả các khía cạnh của những vấn đê đó được thể hiện rõ nét nhất trong triết lý của J.J.R usso (1712-1778) về xã hội. Quá trình lịch sử thê giới theo cách hiểu của J .J . Russo thì dường như được chia thành ba thời điểm cấu thành: trưốc hết, đó là sự tồn tại của “trạng thái tự nhiên” khi con người có được sự tự do và bình đẳng, tiếp đến là sự phát triển của nền văn minh làm cho con người bị mất đi trạng thái bình đẳng, tự do và hạnh phúc và cuối cùng, bằng việc ký kết “Khế ước xã hội”, con người lại một lần nữa tìm thấy sự hòa hợp vốn đã mất đi trong các quan hệ xã hội, tìm thấy “thê giới vĩnh hằng”, tìm thấy sự đồng thuận và sự thống nhất. Những vấn đề này tiếp tục làm bùng nổ các cuộc tranh luận sôi nổi của thời kỳ Cận đại. Nhà triết học Đức I.Kant cho rằng tình hình hòa bình giữa những người hàng xóm láng giềng không phải là trạng thái tự nhiên..., ngược lại, tình hình chiến tranh là trạng thái tự nhiên, do vậy theo Kant hòa bình và đồng thuận cần phải được thiết lập. Trong thòi kỳ này, người ta cũng đã nêu ra những ý kiến rất khác nhau về các nguyên nhân của các cuộc xung đột xã hội và triển vọng khắc phục chúng. Tuy nhiên, trong tất cả những ý kiến vốn vất đa dạng và khác nhau đó, người ta cũng tìm thấy khá nhiều điểm giống nhau chẳng hạn như đều thừa nhận vai trò quyết định của sự đồng thuận giữa mọi người với nhau đối với sự phát triển của xã hội; đều đánh giá tính chất tiêu cực của các cuộc nổi loạn, mất trật tự xã hội và chiến tranh đã xảy ra ở thời kỳ Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 13 Trung đại, cũng như đều hy vọng tới một viễn cảnh “hòa bình vĩnh cửu” trong tương lai. Vào đầu thê kỷ XIX Heghen đã đánh giá các cuộc chiến tranh và các cuộc xung đột xã hội theo một cách tiếp cận khác. Trước hết, ông bàn luận nhiều hơn về vai trò tích cực của các cuộc chiên tranh đối với sự phát triển xã hội. Bản thân sự chuyển biến của quá trình lịch sử đặt ra nhu cầu phải nhận thức sâu sắc hơn các quá trình phát triển xã hội vốn rất phức tạp, do đó phải nhận thức sâu sắc hơn vai trò của các cuộc xung đột xã hội đối vối đời sông xã hội. Trong thế kỷ XIX, các lý luận, học thuyết về xã hội bắt đầu nhìn nhận rằng, đấu tranh, các cuộc xung đột xã hội và các cuộc đụng độ không đơn giản là những hiện tượng có thể mà là những hiện tượng tất yếu của thực tiễn xã hội. Hơn thế nữa, xuất hiện những lý luận, học thuyết muốn lập luận cho sự hiện diện dường như vĩnh cửu của các nguyên nhân của các cuộc xung đột xã hội và bằng cách đó lập luận cho tính không thể tránh khỏi mang tính nguyên tắc của các cuộc xung đột trong đòi sống xã hội. Trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm về quy luật dân số", nhà kinh tế học người Anh, linh mục Tomax Mal’tutx (1766-1834) cho rằng sự đấu tranh của mọi người vì các phương tiện tồn tại là hiện tượng tất yếu, còn các cuộc xung đột xã hội có thể xảy ra là nhân tố vĩnh cửu của sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa Darwin về xã hội cố gắng lý giải sự tiến triển của đời sống xã hội bằng những quy luật sinh học của 14 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam sự lựa chọn tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Gerbert Spenser (1820-1903) cho rằng quy luật xung đột là quy luật chung và là quy luật cơ bản, giới hạn sự phát triển xã hội mang tính ổn định trước, trong quá trĩnh phát triển xã hội, quy luật này chỉ xuất hiện trên thực tê khi có sự mất cân bằng đáng kể giữa các dân tộc và chủng tộc. Lútvích Gumplovích (1838-1909) có cách tiếp cận mối trong phân tích lý luận về xung đột xã hội. Ông không coi các đặc điểm sinh học mà coi các đặc điểm của nền văn hóa là bản chất của sự khác biệt về chủng tộc và khẳng định rằng lịch sử toàn thê giới là lịch sử đấu tranh liên tục giữa các chủng tộc vì sự tồn tại của mình. Cho nên, ông cho rằng không chỉ đi tìm nguồn gốc của các cuộc xung đột xã hội trong bản chất của con người mà còn phải đi tìm cả trong những hiện tượng đặc biệt của các nền văn hóa mà xét về kiểu chúng rất phong phú và đa dạng. Cũng theo L. Gumplovích các cuộc xung đột xã hội không phải là nhân tố duy nhất có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội. Quá trình liên kết thống nhất hóa xã hội mà trên cơ sở đó Nhà nưốc và các cộng đồng xã hội rộng lớn hơn được thiết lập cũng giữ vai trò chẳng kém phần quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả trong quá trình hình thành Nhà nưốc và các cộng đồng xã hội đó xung đột xã hội vẫn gữ vai trò quyôt định vì rằn g sự liên kết củ a các nhóm x ã hội VỐI1 là kết quả của cuộc xung đột xã hội. Với tính cách là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các nhóm xã hội với nhau sự thống nhất về một lề lốì mới là điều có thể xảy ra. Như vậy, các quan điểm của L. Gumplovích về xung đột xã hội chủ yếu tập trung vào ba luận điểm chính sau đây: 1, các Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 15 cuộc xung đột xã hội có tính chất khác nhau nhưng tất cả chúng đêu là nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của lịch sử; 2, sự phân hóa xã hội thành những người thống trị và những ngưòi bị trị là hiện tượng vĩnh cửu; xung đột xã hội cũng xuất phát từ sự phân hóa đó; 3, các cuộc xung đột xã hội thúc đẩy sự thống nhất xã hội, thúc đẩy sự hình thành những mối liên kết rộng rãi hơn. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xã hội học bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể đến việc nghiên cứu toàn bộ các vấn đề xung đột xã hội. Các trường phái khác nhau trong xã hội học đều nghiên cứu các vấn đề của xung đột xã hội và đểu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của các cuộc xung đột trong đời sống xã hội và nhu cầu cần thiết phải phân tích một cách sâu sắc khía cạnh lý luận của chúng. Nhà xã hội học người Đức Heorg Zimmel (1858-1918) đề nghị không nhận thức bản chất của quá trình lịch sử mà nên phân tích “các hình thức thuần túy” của giao tiếp xã hội và của sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong số những hình thức tác động qua lại lẫn nhau tương đôi bền vững chẳng hạn như uy tín, hợp đồng, phụ thuộc, hợp tác... thì xung đột xã hội giữ một vị trí đặc biệt. Theo H.Zimmel xung đột xã hội là hình thức bình thường và đặc biệt quan trọng của đời sống xã hội. Xung đột xã hội thúc đẩy sự liên kết xã hội, xác định tính chất của các cấu thành xã hội mới, củng cố các nguyên tắc và các quy tắc tổ chức chung. Các nhà xã hội học nhìn nhận quá trình xã hội trên bình diện biến dạng mối liên hệ mật thiết và tác động qua 16 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam lại lẫn nhau: tranh đua, xung đột, thích nghi, đồng hóa. Các cuộc xung đột giữ vị trí trung tâm trong số các dạng trên đây của sự tác động qua lại lẫn nhau trong xã hội, giữ vai trò chuyển tiếp từ dạng tranh đua đến dạng thích nghi và tiếp đó là dạng đồng hóa và như vậy, là khởi nguồn quan trọng của những thay đổi xã hội. Mục đích thực tiễn của xã hội học là góp phần biến các cuộc xung đột xã hội thành sự hợp tác, làm hài hòa các mốì quan hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau. Theo V. Papetô các cuộc xung đột xã hội vốn rất đa dạng và không ít cuộc kéo theo các quá trình tiến bộ xã hội, nhưng vai trò và ý nghĩa của chúng tùy thuộc vào giai đoạn phát triển cụ thể của giới thượng lưu nắm quyền lực. Các cuộc xung đột xã hội có thể làm ổn định hệ thống chính trị, duy trì trạng thái cân bằng trong sự vận động của xã hội, nhưng cũng có thể dẫn đến những biến đổi cơ bản trong tính chất cách mạng và bằng cách đó đảm bảo cho quá trình thay thế thế giỏi thượng lưu được “xoay vần” một cách liên tục. Luật gia người Italia Gaetano Moska (1858-1941) coi sự phân chia xã hội thành giai cấp thống trị nắm quyền lực chính trị, nắm giữ tất cả các chức năng của Nhà nước và sử dụng những đặc quyền đặc lợi có được từ quyồn lực chính trị và những chức năng đó và giai cấp thống trị vốn đông đảo và không được tổ chức tốt là hiện tượng vĩnh cửu. Theo G.Moska, cưỡng chê và các cuộc xung đột xã hội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển biến và ổn định xã hội. Sự tương hợp giữa bản chất của giai cấp Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 17 này hay của giai cấp khác vói những nhu cầu cụ thê của thời đại là lối thoát cho cuộc đấu tranh đó. Như vậy, các quan niệm về sự phát triển xã hội trong buổi giao thời giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX nhìn từ góc độ pháp luật và chính trị - xã hội cho thấy rõ nhu cầu nghiên cứu lý luận của toàn bộ hệ thống các vấn đề vê xung đột xã hội. Nhu cầu đó chủ yếu được phân tích dựa trên nền tảng phương hướng có tính phương pháp luận của chủ nghĩa Darwin vê xã hội, của xã hội học phương Tây, của chính trị học và của luật học. Những ưu điểm cũng như những nhược điểm tạo thành thực chất của hiện tượng rất đỗi phức tạp như xung đột xã hội ở mức độ đáng kể được xác định bởi những đặc điểm của phương pháp luận của những phương hướng nghiên cứu đó. Và chúng ta không nghi ngờ về sự ảnh hưởng nhất định của các sự kiện chính trị và xã hội lúc bấy giò đối vối các kết luận mang tính lý luận về những vấn đề chung của sự phát triển xã hội cũng như về xung đột xã hội. Khi bàn về những tư tưởng cơ bản vốn đã được thể hiện trong những học thuyết vê' sự phát triển xã hội của thòi kỳ này, hãy lựa chọn trong sô' đó những tư tưởng có tính phổ quát và tính thời sự đối với các quan điểm hiện đại về xung đột xã hội. T h ứ nhất, đó là tư tưởng cho rằng, xung đột xã hội là hiện tượng xã hội bình thường. Các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và những yếu tố khác nữa là những yếu tố vốn có trong bản chất con người, nhất định làm nảy sinh rất nhiều tình tmống..xung đột, vốn rất da dạng và phong phú. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TKUNG TẮM lĩõ c LIEU 18 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam Thứ hai, tư tưởng cho rằng các cuộc xung đột xã hội giữ những vai trò tích cực đôi với quá trình phát triển xã hội. Chúng đảm bảo đời sông xã hội vận động và phát triển theo xu hưóng tiến bộ chung, góp phần duy trì sự thống nhất giữa các bộ phận cấu thành xã hội, xác lập các quy phạn và các giá trị xã hội có ý nghĩa chung. Thứ ba, tư tưởng khẳng định có môì liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa trạng thái xung đột của sự phát triển xã hội với kiểu cấu trúc xã hội sinh ra trạng thái xung đột đó, tức tư tưởng xác định trạng thái xung đột về mặt cấu trúc. Thứ tư, đó là luận điểm cho rằng, sự mâu thuẫn giữa số ít những người thống trị vỏi số đông những người bị thống trị là hiện tượng tất nhiên và vĩnh cửu làm phát sinh các vụ va chạm, xích mích và xung đột xã hội. Thứ năm, tư tưởng thừa nhận mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những thay đổi của đời sống xã hội trên các mặt kinh tế, chính trị, tinh thần với những tình huống xung đột vốn là kết quả của những thay đổi đó, tức tư tưởng thừa nhận có sự xung đột về chức năng (hoạt động). Thứ sáu, tư tưởng khẳng định trong trạ n g thái cân bằng trong sự vận động của quá trình phát triển xã hội, khi các lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau vốn không trù n g hdp nhau, có được sự cân bằng là nhờ các cuộc xung đột nảy sinh và đã được giải quyết tạo ra sự cân bằng nhất định về mặt xã hội. 1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Ngay vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội xung đột học đã quan tâm đến" lý luận xã hội học của C.M ác. Điều đó không hoàn toàn ngẫu nhiên. Xã hội học Mácxít đã thay đổi các quan điểm ngự trị lúc bấy giờ vê các quá trình phát triển xã hội. Theo C.Mác, con người sông trong xã hội không tùy thuộc vào các mối quan hệ ý chí hay lý trí cá nhân, mà buộc phải liên kết lại với nhau. Chính sự hiện diện của các mối quan hệ đó tạo ra tính xã hội của chúng với tính cách là vấn để xã hội đặc thù mà bằng khoa học có thể nhận thức được một cách khách quan. Có thê coi tháng Giêng năm 1859, được đê trong Lời tựa của cuốn sách “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của c. Mác, là thời điểm lịch sử của sự nhận thức hoàn chỉnh lịch sử xã hội. Theo quan điểm của Mác, cơ cấu xã hội có bốn yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng và các hình thái ý thức xã hội. Hệ thống các yếu tô này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Đây chính là lý luận chung của xã hội học Mácxít. Đồng thời, lý luận xã hội học Mácxít không chỉ là bộ phận chính của xã hội học nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học lý luận chung về xã hội học mà còn là hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về xung đột xã hội. Trên mọi mức độ nhận thức về các quá trình xã hội: chuyên sâu vể bán chất, phô quát, lịch sứ cụ thế, xã hội học và chính trị học, chủ nghĩa Mác đều thừa nhận các cuộc xung đột xã hội, những vụ va chạm diễn ra trong xã hội và những mâu thuẫn đối kháng. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác khẳng định đấu tranh giai cấp là những hiện tượng tất yếu của đời sống xã hội. 20 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam Cả c. Mác lẫn Ph.Ảngghen đều tin tưởng rằng, mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản chỉ giải quyết được trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng thủ tiêu chê độ sở hữu tư nhân đổi với tư liệu sản xuất, xây dựng các điều kiện để xóa bỏ các quan hệ đối kháng, xóa bỏ các giai cấp bóc lột vốn không muốn từ bỏ sở hữu và địa vị thông trị của mình. Quan điểm của các ông về những vấn đê này có quan hệ trực tiếp với hệ vấn đề vê xung đột xã hội. Các vấn đề như động lực cách mạng và mối quan hệ biện chứng của động lực cách mạng, nghệ thuật lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang và logic của việc lôi kéo đồng minh đứng về phía giai cấp công nhân, ngăn chặn cuộc phản cách mạng và tổ chức công tác trong điều kiện hòa bình cũng như những vấn đề tương tự khác từ lập trường Mácxít, tạo ra kinh nghiệm phân tích lịch sử cụ thể các tình huống xung đột xã hội phong phú và đa dạng. Chủ nghĩa Mác luôn coi trọng hành động cách mạng. Quan điểm này thể hiện rõ nét nhất trong chương kết thúc “Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước Pháp”, ở đây, c . Mác trực tiếp kêu gọi những người công nhân và những người dân chủ không ngả theo những ảo tưởng sửa đổi Hiến pháp, không tuyệt đối hóa nền dân chủ tư sản và các phương pháp cải lương, không thỏa hiệp vì nhân danh một thê giới dân sự tưởng tượng ra. c . Mác cũng tin tưởng ràng, chỉ thông qua con đường đấu tranh, các hành động ngoài nghị trường với sự “áp lực từ bên ngoài” mới có thể sò được kết quả mong muốn, mới có thể tạo ra được những thay đổi lốn lao trong xã hội. Quan niệm đúng đắn đó của c. Mác đã được thực tiễn chứng minh. Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 21 1.4. C ác quan niệm thời Hiện đại Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX trở đi, việc nghiên cứu lý luận những vấn đề về xung đột xã hội càng ít được quan tâm hơn. Xu hưỏng này trước tiên xuất hiện ở Mỹ và sau đó là ỏ Châu Âu. Việc ít quan tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận vê xung đột xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhu cầu của người đặt hàng không chú trọng vào nghiên cứu lĩnh vực đó, tính chính trị của vấn đề. Về cơ bản, hệ vấn đề xung đột xã hội chủ yếu được phân tích trên bình diện phương pháp giải quyết các tình huống xung đột xã hội. Trong thời kỳ này có sự thay đổi thái độ chung đối vối xung đột xã hội tương thích với mô hình hoạt động phổ biến của xã hội lúc bấy giò. Jolkott Parsons (1902-1979), nhà lý luận xã hội học ngưòi Mỹ, đã phân tích rất sâu sắc các hiện tượng xung đột xã hội nhưng từ vị trí của quá trình liên kết với mục đích hướng đến sự đồng thuận xã hội. Từ những vị trí đó, xung đột xã hội được J. Parsons lý giải như là một sự dị thưòng của xã hội, một căn bệnh cần phải chữa trị. J.Parsons nêu ra một loạt “các điều kiện hoạt động” đảm bảo tính ổn định của xã hội, bảo vệ hệ thống xã hội trong khuôn khổ các quy phạm và định hưống giá trị đã được hình thành, tránh được xung đột xã hội và chấn động xã hội. Trường phái “đối xử nhân từ” cho rằng trạng thái xã hội hợp lý và nhân đạo mà các nưóc tư bản chủ nghĩa cần phải hướng đến là trạng thái tự nhiên. Những người theo trường phái này khẳng định rằng xung đột xã hội là “căn 22 Xung đột xa hội: Một sõ vân đê lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam bệnh xã hội” nguy hiểm phải được loại bỏ bằng mọi cách để có được “sự cân bằng xã hội” và “trạng thái hợp tác” vốn là dấu hiệu của “một xã hội khỏe mạnh”. Họ đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục xung đột xã hội và tăng đồng thuận xã hội là “đồng quản lý”, “nhân đạo hóa lao động”, “quyết định tập thể”, “đạo đức công chức” v.v... Trong những năm năm mươi của thế kỷ XX, do một loạt các nguyên nhân mà người ta quay trở lại vối mô hình lý luận vê xung đột xã hội. Do hoàn cảnh quôc tế, các cuộc tiếp xúc về mặt khoa học ngày càng được tổ chức nhiều hơn, thái độ của các nhà nghiên cứu trong các nước tư bản chủ nghĩa đối vối chủ nghĩa Mác cũng ngày càng ít tính định kiến hơn. Toàn bộ các vấn đề của xung đột xã hội cũng được chuyển hướng nhận thức về mặt lý luận. Cũng trong thòi kỳ này, nhất là trong các nưốc tư bản chủ nghĩa cũng đã có những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy một cách nhanh chóng quá trình tự động hóa sản xuất và cùng với quá trình đó là tăng cường vai trò của Nhà nưóc đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vai trò và ý nghĩa của các tổ chức công đoàn với tư cách là những tổ chức đại diện chính thức cho lợi ích của các nhóm lốn người lao động cũng được tăng cường. Tất cả những điều đó đã góp phần làm thaỵ đổi những quan điểm trưốc đây về xung đột xã hội. Sự thay đổi định hướng lý luận được thực hiện theo hai xu hướng. Ó xu hưống thứ nhất, người ta nhận thức lại có phê phán chủ nghĩa chức năng, v ề mặt tư tưởng, sự phê phán chủ nghĩa chức năng hướng tối việc chống lại xu hưóng ổn định, cân bằng và trạng thái liên kết toàn bộ xã Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 23 hội, chống lại tính thiếu khả năng của việc mô tả và phân tích các cuộc xung đột xã hội. Các công trình nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ Robert Merton, đặc biệt là cuốn sách của ông xuất bản vào năm 1949 vối tên gọi “Lý thuyết về xã hội và cấu trúc xã hội” cũng góp phần đáng kê vào việc phê phán chủ nghĩa chức năng. Trong cuôn sách này, Robert Merton phân tích một cách chi tiết các chức năng xã hội hiện và ẩn cũng như tính phi chức năng của những hiện tượng trái quy luật xã hội. Cũng trong chính thời gian này xuất hiện các quan niệm hiện đại về xung đột xã hội. Trong số những quan niệm đó, các quan niệm của L.Kozer, R.Đarenđorph là nổi tiếng hơn cả. Vào năm 1956, nhà nghiên cứu L’vjuis Kozer cho xuất bản cuốn sách “Các chức năng của xung đột xđ hội". Trong cuốn sách này, L’vjuis Kozer khẳng định một cách trực tiếp rằng, không tồn tại các quan hệ xung đột thì không tồn tại các nhóm xã hội và rằng, các cuộc xung đột xã hội có ý nghĩa tích cực đối với việc hình thành và tổ chức hoạt động của các nhóm xã hội và đối với việc thay đổi chúng. “Quan niệm về xung đột chức năng tích cực” được L. Kozer xây dựng theo hưống đối trọng hoặc là không lâu sau đó, bổ sung các lý luận kinh điển về chức năng cấu trúc, nơi mà các cuộc xung đột xã hội dưòng như đã được đưa ra ngoài giói hạn phân tích xã hội học. Nếu nhxí các quan điểm về chức năng cấu trúc nhìn thấy trong các cuộc xung đột dấu hiệu “phá vỡ” xã hội, thì Kozer lại lập luận vai trò tích cực của xung đột xã hội đối với việc bảo đảm trật tự xã hội và ổn định hệ thông xã hội nhất định. Tính ổn định của xã hội, theo Kozer, tùy thuộc vào sô" 24 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam lượng các mối quan hệ xung đột tồn tại trong xã hội và tùy thuộc vào kiểu liên hệ giữa chúng với nhau. Trong xã hội, càng có nhiều cuộc xung đột xã hội. khác rihau đan xen nhaư, thì việc phân chia xã hội thành các nhóm càng phức tạp; việc thành lập mặt trận thống nhất các thành viên trong xã hội vốn được chia thành hai phe không có những quy phạm và những giá trị chung càng khó. Điều đó có nghĩa là, các cuộc xung đột xã hội càng độc lập với nhau thì càng tốt cho việc thống nhất xã hội. Sự quan tâm đến xung đột xã hội cũng được phục hồi ở Châu Âu. Vào năm 1965, nhà nghiên cứu người Đức Ral’pm Đarenđorph, người cộng sự và là người tuyên truyền mạnh mẽ hợc thuyết “Xã hội hậu tư bản chủ nghĩa”, “Xã hội hậu công nghiệp” đã công bô' tại nước Đức, công trình nghiên cứu với tên gọi “Cơ cấu giai cấp và xung đột giai cấp”. Hai năm sau, một công trình nghiên cứu của R.Đarenđorph có tựa đề “Ngoài sự viễn tưởng” cũng đã được công bố tại nước Mỹ. Trong công trình nghiên cứu ngày, R.Đarenđorph chỉ ra xu hướng phân tích lý luận theo hướng xây dựng mô hình mới về xã hội. Quan niệm “Mô hình xung đột xã hội” của ông được xây bằng hình ảnh thế giới “chống viễn tưởng” - thê giối của quyền lực, của xung đột và của quá trình phát triển. Nếu như L. Kozer đã xây dựng xong lý thuyết cân bằng xã hội trước khi thừ a nh ận vai trò tích cực của các cuộc xung đột xã hội đốỉ với việc củng cô" sự thông nhất của xã hội thì R. Đarenđorph coi xung đột xã hội là trạng thái vốn có của cơ chế xã hội. Theo R. Đarenđorph thì “không phải là có sự xung đột mà là không có sự xung đột mới là điều đáng ngạc nhiên và không bình thường”. Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 25 Có lý do để nghi ngờ khi không phát hiện được xung đột trong xã hội hoặc là trong tổ chức. R. Đarenđorph cho rằng, trong mọi xã hội đểu có sự chia rẽ và xung đột. Theo ông ta, “toàn bộ đời sống xã hội chính là sự xung đột vì đòi sống xã hội luôn thay đổi. Trong xã hội loài người không tồn tại cái gì là không biến đổi vì rằng trong xã hội loài người không có cái gì là cố định. Cho nên, người ta nhìn thấy trong sự xung đột hạt nhân sáng tạo của các cộng đồng xã hội và khả năng tự do cũng như sự cần thiết phải làm chủ và kiểm tra các vấn đề xã hội”. Nhà xã hội học và nhà kinh tế hiện đại người Mỹ Kennet Boulding, tác giả của “Lý luận chung về xung đột” vì mong muốn xây dựng học thuyết mang tính khoa học đầy đủ vể xung đột xã hội đã mô tả trong phạm vi của học thuyết này tất cả những hiện tượng của thế giới hữu cơ và vô cơ của đời sống cá nhân và đời sống xã hội. Trong học thuyết này, thuật ngữ “sự xung đột” được Kennet Boulding sử dụng một cách rộng rãi khi ông phân tích các hiện tượng vật lý, sinh học và xã hội. Viện vào “cuộc chiến tranh bất tận của thần mưa chống lại thần hạn hán và của một số loài này chống lại một số loài khác trong tự nhiên, K. Boulding, cho rằng, thậm chí là ngay trong giới vô sinh cũng có .nhiều cuộc xung đột gay gắt. Trong tác phẩm “Lý luận chung về sự xung đột và sự bảo vệ” xuất bản vào năm 1963, K.Boulding, nhất mạnh rằng, “tất cả các cuộc xung đột đều có những yếu tô và kiểu phát triển chung và nhờ việc nghiên cứu những yếu tố chung đó, có thể rút ra những hiện tượng xung đột trong mọi biểu hiện đặc thù của chúng”. Luận điểm này của K. Boulding chủ yếu mang tính phương pháp luận đối vối “Lý luận chung về xung đột”. 26 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam Trong những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi mà những sự kiện khủng hoảng xảy ra trong chín năm trước đó đã làm dấy lên sự nghi ngờ về tính đúng đắn của tư tưởng về trạng thái cân bằng của xã hội. Đặc biệt, trong thời gian này, nhà xã hội học người Mỹ, đại diện hàng đầu cho trường phái xã hội học: “lựa chọn giải pháp” Alvin Goudnher (1920-1980) đã phê phán một cách mạnh mẽ tư tưỏng khẳng định tính không khủng hoảng của sự phát triển xã hội. Theo quan điểm của A. Goudnher, nhiệm vụ cơ bản của xã hội học là làm sáng tỏ các nguyên nhân của trạng thái xung đột xã hội và tìm ra những phương hưóng khắc phục các tình huống khủng hoảng trong quá trình phát triển xã hội. A. Goudnher nhìn thấy cơ sở sâu xa của cuộc khủng hoảng của xã hội Tây Âu, trong “tính phi chuyên nghiệp” của con người, trong sự thiếu một cái nhìn tổng thể về thế giới, trong mối quan hệ đối lập giữa tri thức và quyền lực. Khi phê phán tất cả các cách tiếp cận xã hội học hiện đại, A. Goudnher cố thoát ly “tư tưởng học” bằng quan niệm phản xạ có điều kiện. A. Goudnher chia cơ cấu xã hội của xã hội Tây Âu hiện đại thành ba giai cấp: giai cấp tư sản già nua hoặc là giai cấp các nhà tư bản chủ nghĩa có tiền; giai cấp vô sản và cuối cùng là giai cấp mới xuất hiện - giai cấp trí thức. A. G oudnher đặc biệt lưu ý đến giai cấp này. Việc có “vốn” văn hóa và văn hóa thảo luận phê phán, theo A. Goudnher làm cho giai cấp mới - giai cấp trí thức trở thành niềm hy vọng duy nhất của tiến bộ xã hội. Goudnher chia giai cấp mối này thành hai nhóm: nhóm trí thức khoa học - kỹ thuật và nhóm những người trí thức (trí Cl ương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 27 thức nhân đạo). Goudnher đặt hy vọng vào nhóm những nỉười trí thức bởi ông coi nhóm này mới là nhóm có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội trong tương lai. Sự phê phán gay gắt đối với quan niệm phát triển xã hội không có xung đột được nêu ra trong các công trình nịhiên cứu của Ch. Milis và các đồng nghiệp của ông. Tuy nhiên, vào đầu những năm tám mươi của thế kỷ XX, trạng thái yên bình xã hội tồn tại ỏ các nưốc Tây Ãu một lần nữa kích thích sự tăng cường xu hướng ổn định xã hội. Những thay đổi mang tính khách quan diễn ra trong thế giới hiện đại, nhu cầu thống nhất cộng đồng thế giới nhằm giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu, đã thúc đẩy nhanh đáng kể quá trình này. Các thành viên của Câu lạc bộ Rim, một tổ chức quốc tế phi Chính phủ (1968) nhằm thống nhất sự nỗ lực của các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội từ các nưổc khác nhau trên thế giới, là những người đầu tiên chú ý đến sự cần thiết cùa việc nghiên cứu hệ những vấn đề toàn cầu và sử dụng ttột cách có kết quả mô hình hệ thống toàn cầu vào mục đích đó. Tại phiên họp đầu tiên được tổ chức tại thành phố Rim (do vậy mà câu lạc bộ có tên gọi là Câu lạc bộ Rim), CÌC đại biểu đã nhấn mạnh rằng các môi quan hệ qua lại n ật thiết giữa các nước với nhau ngày càng phát triển đòi hỏi phái có tư duy mới mang tính toãn cầu, ràng, bởi thòi hạn hoạt động bị ràng buộc bởi nhiệm kỳ bầu cử nên các Chính phủ của các nước không thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề có tính nền tảng và lâu dài, cũng như không thể giải quyết một cách có thứ tự những vấn đề phát sinh. Đồng thòi, những vấn đề phát sinh cũng không 28 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam thể giải quyết một cách riêng biệt vì giữa chúng có những mối liên hệ bất ngò và không thể nói trước. Các luận điểm và kết luận của Bản báo cáo đầu tiên “giới hạn của sự tăng trưởng” (1972) do một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học (dưối sự chỉ đạo của Denh và Đonhelư) soạn thảo trình Câu lạc bộ Rim, đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng quốíc tế. Từ những ý kiến vốn rất đa dạng và thậm chí là trái ngược nhau về những ưu điểm của Bản báo cáo, có thể nhận xét rằng, được xuất bản dưới dạng một cuốn sách, Bản báo cáo buộc toàn bộ thê giới phải suy nghĩ và thảo luận về những mối nguy hiểm và những cuộc xung đột có tính toàn cầu trong tương lai như sự suy thoái của môi trường xung quanh, sự bùng nổ về dân sô", sự bất bình đẳng về kinh tế; hiểu rằng tất cả những điều đó đòi hỏi phải đi trước một bưốc cả về tư duy lẫn cả về hành động so vối thực tiễn hiện nay; sự phản ứng đối với các hiện tượng tiền khủng hoảng hoặc khủng hoảng thường là đã quá muộn. Tại các phiên họp của Câu lạc bộ Rim, những vấn đề về đối lập chính trị, xung đột, chiến tranh và hòa bình được thảo luận nhiều lần và rất sôi nổi. Chủ đề chính của các cuộc thảo luận về những vấn đề đó là hòa bình - không đơn giản là không có chiến tranh. Không có chiến tranh chỉ là một trong những dấu hiệu của hòa bình. Chỉ trong những điều kiện phát triển một cách hài hòa và thông qua sự hợp tác, thê giới mới có được sự an ninh, thực sự vững chắc. Sự bớt căng thẳng trong quan hệ quốc tê cho phép đạt được kết quả của những nỗ lực tìm kiếm những lợi ích chung của các nưốc vốn là những địch thủ tiềm tàng, v ề lâu dài Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 29 thì đối với các thành viên Câu lạc bộ Rim sự hợp tác sẽ có lợi hơn so với sự cạnh tranh hoặc ganh đua. Với mục đích đạt tối một trật tự xã hội mới trong điều kiện hòa bình, hợp tác hiểu hết đầy đủ về nhau, các chuyên gia của Câu lạc bộ Rim nêu ra một quan niệm mới về sự tăng trưởng và phát triển có giới hạn. Chẳng hạn, nhà hoạt động chính trị và hoạt động xã hội nổi tiếng của Cộng hòa Liên bang Đức, E. Pestel’ đã xác định nội hàm của sự phát triển có giới hạn bằng cách liệt kê các dấu hiệu đặc trưng như sau: - Phát triển có sự tác động qua lại lẫn nhau và phát triển có tính hệ thống, theo đó, không có một bộ phận nào của hệ thống (tiểu hệ thông) phát triển mà gây thiệt hại cho các bộ phận (các tiểu hệ thông) khác. Những chuyển biến mang tính tiến bộ của một bộ phận nào đó chỉ có ý nghĩa thực tế một khi chúng phù hợp với những quá trình tiến bộ diễn ra trong các bộ phận khác. - Phát triển đa dạng và nhiều mặt, đáp ứng được các nhu cầu của các bộ phận khác nhau của hệ thống - vì vậy các khu vực khác nhau của thê giối sẽ phát triển theo các cách khác nhau. Tính chất của các quá trình phát triển xã hội cùng vối thòi gian sẽ thay đổi theo hướng đó. - P h á t triển có sự phôi hợp một cách hài hòa cốc mục đích nhằm đảm bảo một thê giới ổn định. - Phát triển một cách năng động và mềm dẻo linh hoạt đảm bảo năng lực của các bộ phận cấu thành thệ thống tiếp tục phát triển trước sự tác động từ bên ngoài, tức là mặc dù có những ảnh hưởng của những chuyển biến từ 30 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam bên ngoài ngoài sự trông đợi,.song những ảnh hưởng đó không tác động đến được những hoạt động chính trong tổng thể chức năng của các bộ phận cấu thành hệ thống. Nói cách khác, các bộ phận cấu thành hệ thống vẫn thực hiện chương trình hoạt động của mình. - Phát triển trên cơ sở coi chất lượng phát triển là quan trọng nhất đồng thời thừa nhận tính bất di bất dịch của phương hưóng phát triển là bảo đảm phúc lợi vật chất cho mọi người, để họ “không chỉ sống bằng bánh mì”. - Phát triển có xác định mục đích phát triển trên cơ sỏ cân nhắc đến tính phức tạp của những vấn đề mới mẻ. - Phát triển có “đổi mới” mục đích, khi những mục đích “mới” xuất hiện sau khi đạt được hoặc “nhận thức lại” mục đích đã đặt ra. Từ những điều phân tích trên đây và các công trình nghiên cứu ở các nưốc phương Tây hiện nay về xung đột xã hội, có thể thấy rõ hai xu hướng cơ bản. Xu hướng thứ nhất được phổ biến rộng rãi ở Tây Âu (tại các nước như Pháp, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha) và gắn với hoạt động của các viện nghiên cứu mà chủ yếu là nghiên cứu về xung đột ', còn xu hướng thứ hai gắn với hoạt động của các viện nghiên cứu hòa bình, được phổ biến tương đối rộng rãi tại nước Mỹ. Về nguyên tắc, m ục đích củ a các viện đó là giổng nhau, nhưng cơ sở tiếp cận mục đích của chúng lại có sự khác nhau. Trong một số công trình nghiên cứu, những ý kiến đầu tiên được dành cho các phương pháp để đạt được kết quả: “Nếu như anh muốn hòa bình, hãy nghiên cứu chiến tranh”. Chính các nhà chuyên môn thuộc các viện Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 31 nghiên cứu hòa bình là những người đánh giá rất cao ý nghĩa hàng đầu của các vấn đề về hòa bình và đồng thuận. Về điều này, có thể lấy cuốn sách của R.Phishera và Ju Juri: “Con đường dẫn đến sự đổng thuận hoặc những hiệp ước không có sự thất bại” xuất bản vào năm 1990, bằng tiếng Nga, làm thí dụ minh họa. v ề đại thể, những cuộc xung đột xã hội và những giải pháp giải quyết chúng nhận được sự quan tâm lớn đến nỗi chúng trở thành chủ để chính của Hội nghị toàn thể thường kỳ của Hiệp hội quốíc tê về khoa học chính trị, tổ chức năm 1997 tại Xơ Un. 2. LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT XẢ HỘI 2.1. Khái niệm • Định nghĩa xung đột xã hội Trong các công trình nghiên cứu được xuất bản, khái niệm xung đột xã hội được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đến nay, có một số lượng lốn những thuật ngữ được dùng để định nghĩa xung đột xã hội. Quan điểm tiếp cận khái quát nhất về khái niệm xung đột xã hội là định nghĩa nó thông qua mâu thuẫn vối tư cách một khái niệm chung và trưóc hết là thông qua mâu thuẫn xã hội. Sự phát triển của b ấ t kỳ một xã hội nào cũng là m ột quá trìn h phức tạp vcn dựa trên nền tảng của những mâu thuẫn vốn phát sinh, phát triển và đã được giải quyết. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về xung đột xả hội. Có quan điểm cho rằng: xung đột xã hội là sự mâu (thuẫn xã hội căng thẳng nhất 'thể hiện sự xung khắc giữa 32 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam các cộng đồng xã hội khác nhau - các giai cấp, các chủng tộc, các quốc gia, các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội... do sự đối lập hoặc sự khác biệt đáng kể về lợi ích, mục đích, khuynh hưỏng phát triển của chúng quyết định. Xung đột xã hội nảy sinh và được giải quyết trong tình huống xã hội cụ thể do xuất hiện vấn để xã hội đòi hỏi phải được giải quyết. Xung đột xã hội có các nguyên nhân, những người đại diện của mình (các giai cấp, các chủng tộc, các nhóm xã hội...), có các chức năng, độ dài và mức độ căng thẳng nhất định. Quan điểm khác cho rằng xung đột xã hội là tình trạng mâu thuẫn hoặc ngấm ngầm của các cấu thành xã hội có sự đối lập khách quan về các lợi ích, các mục đích và các khuynh hưống phát triển vốn không phù hợp nhau, là sự đụng độ trực tiếp hay gián tiếp giữa các lực lượng xã hội trên cơ sỏ phản kháng hay ủng hộ trật tự xã hội hiện tồn, là hình thức đặc biệt về mặt lịch sử của sự thống nhất mới về mặt xã hội. Xung đột xã hội, theo quan điểm khác - đó là tình huống khi các bên tác động lẫn nhau, theo đuổi những mục đích nào đó của mình mà những mục đích đó đôi lập hoặc loại trừ nhau. Những khái niệm được nêu ở trên, nhìn chung là đáng tin cậy, nhung quá rộng và trừu tượng. Trong những khái niệm đó không có chỗ cho những cuộc xung đột xã hội “có quy mô hẹp hơn”, chẳng hạn như các cuộc xung đột xã hội trong đời sống thường ngày, các cuộc xung đột trong lao động sản xuất kinh doanh... Trong khi đó những cuộc xung đột xã hội này không thể không nói đến. Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 33 Vấn đề mâu thuẫn, ở một mức độ đáng kể cũng đã được các nhà khoa học nước ta nghiên cứu. Tuy nhiên, không thể nói đó là lý luận về xung đột xã hội. Xét về thực chất, thì lý luận về xung đột xã hội chưa được quan tâm nghiên cứu trong sách báo nước ta. Cần phải nhận thức rằng, mâu thuẫn và xung đột (mâu thuẫn xã hội và xung đột xã hội), một mặt không được coi là những khái niệm đồng nghĩa, mặt khác cũng không được coi là những khái niệm trái ngược nhau. Sự mâu thuẫn, sự đối lập, sự khác biệt là những điều kiện cần nhưng chưa phải là những điều kiện đủ của xung đột (xung đột xã hội). Sự khác biệt, sự mâu thuẫn, sự đối lập chuyển hóa thành xung đột xã hội khi những lực lượng đại diện cho chúng bắt đầu tác động lẫn nhau. N h ư vậy, xung đột xả hội - đó là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người đại diện (các bên) của chúng. Trong xã hội, những lực lượng đó là những chủ thể của xã hội: những con người cụ thể như các cá thể (cá nhân), các nhóm, các tầng lốp xã hội, các tô chức chính trị, các tổ chức xã hội hoặc các quốc gia. Chính vì vậy, khi nói đến xung đột xã hội, trước hết, chúng ta phải nói đến quá trình mà trong đó hai (hoặc nhiều hơn) cá nhân hoặc nhóm xã hội tích cực tìm kiếm khả năng cản trở nhau trong việc đạt được mục đích nào đó, ngăn chặn đôi phương thỏa mãn nhu cầu lioặc buộc đối pliUơug pliải thay đổi quan điểm và khuynh hướng xã hội nhất định. Nói khái quát lại, các bên trong xung đột xã hội phải là con người. Như vậy, trong xung đột xã hội luôn luôn phải có ít nhất là hai bên (phía tác động) đối lập nhau. Hành vi của những người thuộc mỗi bên thường hưóng tới việc đạt được những lợi ích của 34 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam họ và rõ ràng, về nguyên tắc là xung khắc với nhau. Các cuộc xung đột xã hội, vì vậy có đặc điểm là rất căng thẳng, bởi những người thuộc các bên xung đột xã hội, hoặc là thay đổi cách xử sự, thích nghi, hoặc là “tự bảo vệ” trước tình huống đó. Xung đột xã hội thường được hiểu là dạng mâu thuẫn xã hội mà trong đó các bên mong muốn xâm chiếm lãnh thổ hoặc tài nguyên; đe dọa các cá nhân hoặc các nhóm người đối lập; đe dọa xâm phạm quyền sở hữu hoặc truyền thống văn hóa của họ, vì vậy hình thức xung đột giữa họ là tấn công hoặc phòng thủ bảo vệ. X ung đột xã hội còn bao hàm trong nó tính chủ động của cá nhân, hoặc của nhóm cá nhân trong việc phong tỏa hoạt động hoặc gây thiệt hại cho những người hoặc nhóm ngươi khác. Những thuật ngữ như: các cuộc tranh chấp, các cuộc tranh luận, các cuộc đâu giá, sự cạnh tranh, cưỡng bức trực tiếp và cưỡng bức gián tiếp thường được sử dụng để làm sáng tỏ hệ vấn đề vê xung đột xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu về xung đột xã hội còn gắn xung đột xã hội với quy mô, với những sự đổi thay của lịch sử. Để làm cơ sở cho việc nhận thức về xung đột xã hội cần nhắc đến những hiện tượng gần gũi với xung đột xã hội, chẳng hạn như thi đua, tranh đua, cạnh tranh. Vê nguyên tác, trong những trường hợp kể trên cũng có sự đấu tranh của các bên đối lập. Tuy nhiên, sự đấu tranh của các bên đối lập đó không đến nỗi căng thẳng để dẫn đến sự thù địch hoặc là thậm chí dẫn đến sự thù địch đi chăng nữa thì sự thù địch đó cũng không chuyển thành những hành vi cản trở nhau thực hiện hành vi hợp pháp. Mỗi bên hoạt Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 35 dộng “trên địa phận của mình” với mong muốn đạt tối kết quả và như vậy gây “tổn thương” cho đối phương. Bởi các bên muốn đạt được một cách tối đa thành quả của mình, nên thường hành động một cách chủ động. Đôi với các bên, việc đè bẹp đối phương là không có mục đích tự thân. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ sự hình thành xung đột ngay trong quá trình thực hiện những hành vi “hòa bình” đã liệt kê trên đây. Như vậy, xung đột xã hội và sự thi đua là không đồng nhất với nhau, nhưng sự thi đua có thể chuyển hóa thành xung đột xã hội. Điều đó cũng liên quan đến cạnh tranh mà trong đó đối phương có thể đi đến đè bẹp trực tiếp lẫn nhau. Các cuộc đấu, trong đó có các cuộc đấu thể thao lại là trường hợp đặc biệt. Trong số các cuộc đấu thể thao, có một số cuộcđấu chẳng hạn như đấm bốc được ngưòi ta xem như xung đột. Tuy nhiên, mọi người đều rõ rằng, xét về thực chất, đó chỉ là sự xung đột được mô phỏng. Khi cuộc đấm bốc chấm dứt, thì mối quan hệ “xung đột” qua lại cũng kết thúc. Sự ghét bỏ giữa những người chơi thuộc những đội chơi khác nhau cho dù còn đọng lại sau cuộc chơi, về nguyên tắc, được loại bỏ một cách nhanh chóng. Trong thể thao, sự hằn học, ghét bỏ đó không được khuyến khích. • Các ranh giới của xung đột xã hội Đê lý giải một cách chính xác hơn bản chất của xung đột xã hội và sự khác biệt của nó với các hiện tượng giáp ranh, cần phải xác định được các ranh giới của xung đột xã hội, tức là xác định được các giới hạn bên ngoài theo không gian và theo thời gian. 36 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam Các ranh giối của xung đột xã hội có thể được phân thành ba phương diện, đó là: Ranh giới theo không gian của xung đột xã hội được xác định bởi lãnh thổ nơi diễn ra xung đột xã hội. Không gian lãnh thổ của xung đột xã hội có thể rất khác nhau, từ không gian nhỏ nhất, chẳng hạn diện tích căn nhà cho đến không gian lốn nhất là toàn bộ trái đất. Việc xác định chính xác ranh giới của xung đột xã hội theo không gian gắn vói vấn đề chủ thể tham gia xung đột có tầm quan trọng đặc biệt đối vối các quan hệ quốc tế. Việc xác định rõ ràng đường ranh giối về lãnh thổ của vùng xung đột xã hội là để thực hiện các biện pháp phòng ngừa xung đột xã hội. Ranh giới theo thời gian của xung đột xã hội là độ dài của xung đột xã hội được đánh dấu bằng thời điểm bắt đầu và kết thúc của nó. Việc đánh giá về mặt pháp luật đối với các hành vi của những người tham gia vào cuộc xung đột xã hội ỏ thời điểm này hay thòi điểm khác tùy thuộc vào việc coi xung đột xã hội đã được bắt đầu diễn ra, đang tiếp diễn hoặc đã được kết thúc khi nào. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đánh giá vai trò của những người vừa mới tham gia vào cuộc xung đột xã hội. - Thời điểm bắt đầu của cuộc xung đột xã hội được xác định bỏi những hành vi khách quan chông lại bên xu n g đột với điều kiện bên xung đột (đối phương) nhận thức được những hành vi mà phía bên kia thực hiện là nhằm chống lại mình, vì vậy có hành động đáp trả lại. Từ đó cho thấy để coi thời điểm nào đó là thòi điểm bắt đầu của cuộc xung đột xã hội phải có đồng thòi ba điều kiện sau đây: Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 37 1. Một bên (hay còn gọi là người đầu tiên trong xung đột xã hội) đang thực hiện hành vi một cách có chủ ý và chủ động gây thiệt hại cho bên khác (hay còn gọi là người thứ hai trong xung đột xã hội). Hành vi đang được đề cập ở đây được hiểu có thể là những động tác cơ học bằng sức mạnh của cơ thể, có thể là sự truyền đạt 'thông tin (bằng lời nói, bằng ấn phẩm xuất bản, bằng phát thanh truyền hình...); 2. Bên khác (hay còn gọi là người thứ hai trong xung đột xã hội) nhận thức được rằng hành vi mà phía bên kia thực hiện là chông lại lợi ích của mình; 3. Vì vậy, bên này (tức người thứ hai trong xung đột xã hội) thực hiện những hành vi đáp trả (chống lại) đối phương. Thòi điểm này có thể được coi là thời điểm xảy ra xung đột xã hội. Từ những điều trình bày trên đây, có thể thấy sẽ chưa có xung đột xã hội nếu mới chỉ có một bên hành động hoặc khi các bên đang tư duy về hành động của mình (hay còn gọi là những hành động trong tư tưởng) như suy nghĩ về kế hoạch hành động, suy ngẫm về cách thức hành động của đối phương, dự báo về diễn biến của xung đột xã hội trong tương lai... - Thời điểtn kết thúc của cuộc x u n g đột xã hội là khô n g giống nhau. Cuộc xung đột xã hội có thể kết thúc (ví dụ, do các bên dàn hòa được vối nhau), nhưng có thể kết thúc do một bên rút ra khỏi cuộc xung đột xã hội hoặc bị tiêu diệt (trong thòi gian chiến tranh, hoặc trong khi tội phạm xảy ra). Cuối cùng, cuộc xung đột xã hội bị ngăn chặn và kết 38 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam thúc do có bên thứ ba (ngưòi thứ ba) can thiệp ngăn chặn và chấm dứt. Một loạt các trường hợp vốn được gọi là “những xung đột mang tính hình sự ’ được kết thúc như vậy. Thực tiễn quan hệ quốc tế ngày càng sử dụng nhiều hơn lực lượng thứ ba nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột quốc tế (sử dụng lực lượng quân sự của Liên hợp quốc; trung gian hòa giải bằng con đường ngoại giao...). Tất cả những phương pháp này, như chúng ta đã biết cũng đã được áp dụng rộng rãi trên thê giới. Như vậy, cần phải coi thời điểm chấm dứt tất cả những hành động của tất cả các bên xung đột xã hội không tùy thuộc vào bất kỳ một nguyên nhân nào đó là thòi điểm kết thúc của cuộc xung đột xã hội. Ranh giới bên trong của xung đột xã hội và xác định ranh giới của nó. Bất kỳ một cuộc xung đột xã hội nào củng diễn ra trong một hệ thông nhất định, hệ thống đó có th ể là gia đình, nhóm những người bạn (hay đồng nghiệp), quốc gia, cộng đồng quốc tế... Các mối liên hệ bên trong là những môì liên hệ nhiều mặt và phức tạp. Cuộc xung đột xã hội giữa các bên cùng trong một hệ thống có thể nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng hơn, rộng hoặc hẹp hơn, phổ biến hoặc ít phổ biến hơn... Việc xác định ranh giới bên trong của xung đột xã hội gán liền với việc phân chia các bẽn xung đột xã hội từ tổng số những người tham gia xung đột xã hội. Ngoài các bên trực tiếp đối lập nhau, tham gia xung đột xã hội có thể có những người khác như những người xúi dục, những người giúp sức, những người tổ chức xung đột xã hội (mà bản thân họ không trực tiếp nhúng tay vàò xung đột xã hội), Chương I: Lịch sử và lỷ luận vé' xung đột xã hội 39 cũng như các thẩm phán trọng tài, các cô" vấn, những người đồng tình và những người phản đối những người này hay những người khác (bên này hay bên khác) đang xung đột vối nhau. Tất cả những người này (người hay tổ chức) là những thành phần của hệ thống. Các ranh giới của cuộc xung đột xã hội trong hệ thống chủ yếu phụ thuộc vào phạm vi rộng hay hẹp diện những người (tổ chức) bị lôi kéo tham gia vào cuộc xung đột xã hội. Việc nhận thức ranh giới bên trong của xung đột xã hội là vô cùng quan trọng để tác động đến các quá trình đang diễn ra, trong đó để phòng ngừa sự tan vỡ của hệ thống (dĩ nhiên, nếu điều đó là cần thiết). • Đối tượng của xung đột xã hội Đối tượng của xung đột xã hội được hiểu là vấn đề tồn tại một cách khách quan hoặc do tưởng tượng được coi là nguyên cớ dẫn đến xung đột giữa các bên. Mỗi một bên đều quan tâm giải quyết vấn đề đó theo hướng có lợi cho mình. Hơn thế nữa, đối tượng của xung đột xã hội là sự mâu thuẫn cơ bản mà vì để giải quyết nó các bên hành động chống đối nhau. Đó có thể là vấn đề quyền lực, việc có được các giá trị này hay giá trị khác... Việc tìm kiếm các hướng giải quyết xung đột xã hội được bắt đầu từ việc xác định đối tượng của xung đột xã hội và để làm được điều đó quả thật là không đdn giản. Cuộc xung đột xã hội có đối tương cđ bản được tách ra thành những đối tượng riêng rẽ, thành vô sô'“những điểm nóng”. Đối tượng của xung đột xã hội có thể không chỉ là mục đích chưa được tiết lộ của nhà hoạt động trung gian hoặc của trọng tài viên mà còn có thể là điều khoản mà các bên - những người tham gia đang thương lượng. 40 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ỏ Việt Nam • Khách thể của xung đột xã hội Khách thể của xung đột xã hội được hiểu là giá trị vật chất hay tinh thần cụ thể mà các bên xung đột xã hội hướng tới chiếm giữ hoặc sử dụng riêng, v ề thực chất, bất kỳ một yếu tô' nào của thế giới vật chất và của thực tiễn xã hội đều là khách thể của xung đột xã hội, đều có thể được cá nhân, nhóm xã hội, xã hội, Nhà nước coi là đốì tượng thuộc lợi ích của mình. Để có thể trở thành khách thể của xung đột xã hội, yếu tố đó phải “nằm ở chỗ giao nhau” của các lợi ích của các chủ thể mong muốn “kiểm soát” theo cách của mình. Trong hệ thống quan hệ cụ thể, khách thể của xung đột xã hội bao giò cũng là nguồn nào đó bị thiếu hụt hay khan hiếm. Khách thể của xung đột xã hội với tư cách là nguồn nào đó bị thiếu hụt hay khan hiếm mang tính tương đốì và thường xuyên thay đổi. Bên cạnh những cuộc xung đột xã hội có khách thể rõ ràng, còn có những cuộc xung đột xã hội có khách thể không rõ ràng, tức là những tham vọng hay mong muốn của các bên trong việc chiếm hữu hay sử dụng “vật” nào đó. 2.2. Chức năng Xung đột xã hội ảnh hưởng lón đến đời sống xã hội, “lan tỏa” đến tất cả các phương diện hoạt động sống của con người và xã hội. Sự ảnh hưởng đó có thể được cụ thể hóa nhờ việc áp dụng khái niệm chức năng vốn được dùng để chỉ, thứ nhất, ý nghĩa chung của xung đột xã hội đối vói đòi sống xã hội, và thứ hai, sự phụ thuộc vốn xuất hiện giữa xung đột xã hội với các thành phần khác của đời sống xã hội. ở trường hợp thứ nhất, chức năng được hiểu là tổng Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 41 thể các hậu quả xã hội đôi với các mối quan hệ xã hội mà xung đột xã hội mang lại. Đó có thể là những hậu quả rõ ràng, tức trùng khớp với những ý định và mục đích mà các chủ thể của cuộc xung đột xã hội đã tuyên bố một cách công khai, hoặc là những hậu quả còn bị “che dấu”, “chưa hiện hữu”, “còn tiềm ẩn”, mà phải mất một thời gian nhất định mói phát hiện và xác định được, hoặc những kết quả phụ không lường trước mà chúng mang lại. Ớ trường hợp thứ hai, chức năng được hiểu là hưóng hoạt động của xung đột xã hội. Trên bình diện phân tích lý luận, điều quan trọng là phải tính đến và phân tích chức năng của xung đột xã hội trên cả hai bình diện này cũng như cần phải lưu ý đến tính mâu thuẫn nội tại của các chức năng bởi tính chất mâu thuẫn vốn có của các chức năng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của xã hội mà còn phụ thuộc vào chính bản thân cuộc xung đột xã hội. Xung đột xã hội có hai nhóm chức năng tương ứng vối hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần. Các chức năng vật chất của xung đột xã hội thể hiện ở chỗ, mọi cuộc xung đột xã hội phần lớn có liên quan đến phương diện kinh tế của đời sống xã hội. Mối liên hệ này có thế được thể hiện ở những nhu cầu, những thành quả, những vật chất bị mất mát hoặc bị huỷ hoại trực tiếp hoạc gián tiếp thông qua nhưng tổn thất gian tiếp về kinh tế. Mức độ thiệt hại vật chất tuỳ thuộc vào bản thân quy mô của cuộc xung đột xã hội. Trong điều kiện hiện nay, khi xung đột quốc tế có sử dụng đến vũ khí nguyên tử, nó được coi không khác gì như một thảm hoạ đối vối nền văn minh nhân loại. 42 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam Các chức năng vật chất không chỉ biểu hiện ở những hậu quả vật chất bị phá huỷ bởi cuộc xung đột xã hội. Ở một nghĩa nào đó, các chức năng vật chất của xung đột xã hội biểu hiện cả ở khía cạnh tạo ra vật chất. Thứ nhất, trong quá trình xung đột xã hội, bên này hay bên kia có thể chiếm hữu được những giá trị vật chất mà họ chưa có trước khi bắt đầu xảy ra xung đột xã hội. Thứ hai, cuộc xung đột xã hội có thể thúc đẩy việc bố trí lại các lực lượng xã hội, qua đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất vật chất cho xã hội. Các cuộc xung đột pháp luật có tính chất tài sản dẫn đến việc phân phối lại các giá trị, quyền lợi cho bên này và đem lại tổn thất cho bên khác. Các cuộc xung đột xã hội ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xã hội. ở đây, các cuộc xung đột cũng giữ vai trò là nhân tố kích thích những thay đổi nhanh chóng và có cơ sở trong lĩnh vực tinh thần. Do vậy, các cuộc xung đột xã hội có chức năng cấp tiến hoá ý thức xã hội. Chúng tạo ra những điều kiện để khắc phục thói quen đánh giá các sự kiện từ một phía và tạo khả năng nhìn nhận, đánh giá đời sống xã hội từ một phía khác. Dựa vào những đặc điểm của cơ cấu xã hội các chức năng của xung đột xã hội được phân thành: chức năng báo hiệu; chức năng thông tin; chức năng phân hoá và chức năng vận động (hoạt động). Chức năng báo hiệu. Chức năng này xác định xung đột xã hội là tiêu chí thể hiện trạng thái xã hội nhất định, ó đâu có xung đột, nơi đó có sự đảo lộn của một thứ gì đó trong các môi liên hệ và quan hệ xã hội quen thuộc, cũng như có nhu cầu biến đổi sâu sắc của một thứ gì đó trong xã Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 43 hội. Về nguyên tắc, bản thân cuộc xung đột xã hội nói chung không phản ánh độ sâu của những nguyên nhân làm phát sinh ra nó. Tuy nhiên, trên phương diện nhận thức, chức năng báo hiệu của xung đột xã hội hoàn toàn đủ để nêu ra khía cạnh thực tiễn của một loạt những vấn đề xung đột cần được giải quyết. Xung đột xã hội - xét về loại thì đó là yêu cầu về sự cần thiết phải áp dụng ngay tức khắc, tức không trì hoãn những biện pháp nhằm phát hiện và xoá bỏ các nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng xã hội, về nghiên cứu một cách thấu đáo mọi tình tiết gây ra tình huống xung đột và phương hướng thoát ra khỏi tình huống xung đột đó. Chức năng thông tin. Khía cạnh thông tin của xung đột xã hội rộng hơn nhiều so với sự chứng minh thuần tuý về sự bất an của xã hội. Các cuộc xung đột xã hội luôn luôn do những nguyên nhân cụ thể gây ra và chính các cuộc xung đột xã hội làm bộc lộ ra những nguyên nhân đó. Sự xuất hiện, diễn biến cũng như những bước ngoặt của tình huống xung đột xã hội bao giờ cũng tải một lượng thông tin nhất định về những nguyên nhân mà việc nghiên cứu chúng là cơ sở quan trọng để nhận thức các quá trình xã hội. Các cuộc xung đột xã hội thể hiện một cách đáng tin cậy nhu cầu, lợi ích, khát vọng của các chủ thể xung đột và những người thum gia xung đột. C ác cuộc xung đột x ã hội cũng thể hiện một cách đáng tin cậy các nguyên nhân của sự không hài lòng hoặc chống đối xã hội mà trong hoàn cảnh bình thường được “ẩn” trong những quy tắc hành vi và hoạt động quen thuộc. 0 trong trạng thái xung đột, các bên nhận thức rõ ràng hơn lợi ích của mình cũng như lợi 44 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ỏ Việt Nam ích của bên đối lập, phát hiện một cách đầy đủ hơn sự tồn tại của những vấn đề khách quan cũng như những mâu thuẫn của sự phát triển xã hội. Chức năng phân hoá. Chức năng phân hoá các đặc điểm của quá trình phân hoá xã hội vốn được hình thành dưới sự ảnh hưởng của sự xung đột xã hội thông qua sự thay đổi và phá huỷ cơ cấu xã hội trước đây. Chức năng này phản ánh đặc điểm chung của hành vi xung đột xã hội có trong sự định hưống và việc sắp xếp lại các lực lượng xã hội tham gia xung đột. Dưới sự tác động của cuộc xung đột xã hội, quá trình phân hoá xã hội phát triển theo hai hưóng đối lập nhau: sự phân hóa của các bên xung đột và quá trình liên kết, hợp nhất các bên xung đột. Chẳng hạn, đang có sự xung đột vối nhau, các quốc gia xung đột tìm kiếm, huy động các đồng minh của mình, hay đang cãi cọ với nhau, những người cãi cọ cố gắng tập hợp những người ủng hộ quan điểm của mình. Sự tác động của xung đột tới sự phân hoá mạnh đến nỗi cuốn hút vào phạm vi ảnh hưởng của nó cả những người hay nhóm người vốn muốn đứng ngoài quá trình phân hoá và liên kết các lực lượng xã hội, đứng ngoài sự tác động phân hoá của cuộc xung đột xã hội. Chức năng vận động. Bất kỳ một cuộc xung đột xã hội nào cũng thúc đẩy xã hội phát triển với tốc độ nhanh hơn, cũng làm cho sự thay đổi của xã hội diễn ra mạnh mẽ hơn. Ớ nơi nào đòi sống xã hội có sự trôi đi một cách đều đặn thì ở nơi đó không có những công cuộc cải tạo (biến đổi) một cách cơ bản, có chăng chỉ là những thay đổi nho nhỏ, không đáng kể. Dưòng như ở đó, thòi gian “được sinh ra để Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 45 không chứng giám các sự kiện”. Thế nhưng khi cuộc xung dột “buộc phải bùng nổ”, tất cả mọi thứ bị cuốn hút vào vòng xoáy của sự vận động. Các quy tắc của hành vi và hoạt động quen thuộc mà con người bằng lòng tuân thủ trong hàng trăm năm, nay đã bị vứt bỏ một cách dứt khoát mà không hề luyến tiếc. Dưới những dư chấn của các cuộc xung đột xã hội, xã hội có thể bị cải biến cũng giống như thiên nhiên sau một cơn giông, nhưng cũng có thể trở thành cảnh hoang tàn đổ nát, giống như thiên nhiên sau một cơn bão táp huỷ diệt. Chỉ có một thứ duy nhất không thể giữ được trong trường hợp này đó là trạng thái yên tĩnh trước đây. Cuộc xung đột xã hội và diện mạo của đời sông chính trị trước đây không thể song hành với nhau. Cuộc xung đột xã hội càng mạnh mẽ và khốc liệt bao nhiêu thì sự ảnh hưởng về mặt chính trị của cuộc xung đột đó đến sự vận động của các quá trình xã hội càng dễ nhận thấy bấy nhiêu, nhu cầu mà nó đặt ra đôi với những thay đổi và đối với tốc độ thực hiện những thay đổi đó càng lớn bấy nhiêu. 2.3. Phân loại Phân loại xung đột xã hội có thể được tiến hành dựa vào những cơ sở khác nhau. Dưới đây trình bày việc phân loại xung đột xã hội dựa vào những cơ sỏ phổ biến và khái quát nhất. Phân loại xung đột xã hội dựa vào cách tiếp cận hệ thống Mỗi một hệ thống xã hội nào đó không phải là không thay đổi, không phải một lần và mãi mãi là hệ thông xã hội đó. Mọi hệ thống không có tính cố định, bởi những mâu 46 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam thuẫn nội tại vốn có, đểu trải qua quá trình theo thời gian: sinh ra và hình thành; phát triển và phồn vinh; suy tàn và mất đi. Thời gian là đặc tính vĩnh cửu hệ thông. Hệ thống thường phải chịu những “nhiễu loạn” bên trong vốn là kết quả của tính mâu thuẫn nội tại của nó. Bộ phận và hệ thống; phần và cái tổng thể; tính có tổ chức và tính phi tổ chức; cái bên trong và cái bên ngoài; cấu trúc và chức năng; tính đa dạng và tính đơn điệu - toàn bộ những điều đó chưa phải là những yếu tố đầy đủ vê những mặt đối lập trong các quan hệ vốn có ở những hệ thống và vốn làm phát sinh các cuộc xung đột. Mỗi một đặc điểm trong sô" đó đều được coi là cơ sở để phân các cuộc xung đột thành các loại xung đột cụ thể. Do vậy, các cuộc xung đột xã hội được phân thành: xung đột xã hội về cấu trúc, xung đột xã hội về chức năng, xung đột xã hội bên trong hệ thống, xung đột xã hội bên ngoài hệ thống. Phản loại xung đột xã hội dựa vào lĩnh vực thể hiện xung đột Dựa vào lĩnh vực thể hiện, xung đột xã hội được phân thành: xung đột kinh tế, xung đột chính trị (trong đó có xung đột giữa các dân tộc), xung đột trong đòi sống hàng ngày, xung đột văn hóa, xung đột xã hội (ở nghĩa hẹp), xung đột môi trường, xung đột hỗn hợp. Xung đột kinh tế hay nói cách khác xung dột trong lĩnh vực kinh tê là loại xung đột xã hội mang tính chất phổ biến và dễ nhận thấy, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Xét về thực chất thì bản thân nền kinh tê thị trường là “sân chơi” của các cuộc xung đột thường xuyên xảy ra không chỉ dưới dạng đấu tranh cạnh tranh mà còn dưới hình thức ký Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 47 kết và thực hiện các hợp đồng thương mại vốn luôn luôn đi đôi với sự đối thoại và với những hành vi khác nhau (kể cả đe dọa, lừa dối, cưỡng bức...) vói mục đích buộc đôi phương phải thỏa thuận theo hướng có lợi cho mình. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường còn xuất hiện những tình huống xung đột nghiêm trọng khác như: các cuộc đình công, bãi công; đóng cửa, thải thợ, nhân viên hàng loạt; các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ... Mặc dù, các cuộc xung đột lao động tồn tại trong mọi chế độ xã hội, song chúng vốn là đặc trưng nhất của nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng mua - bán mọi thứ hàng hóa, kể cả sức lao động. Các cuộc xung đột kinh tê với quy mô lớn đều ảnh hưởng đến lợi ích của rộng rãi các tầng lốp dân cư trong xã hội. Các cuộc xung đột trong lĩnh vực chính trị là hiện tượng bình thường trong xã hội dân chủ. Các cuộc xung đột này có đặc điểm thể hiện ở chỗ chúng có thể chuyển hóa thành những sự kiện xã hội có quy mô đặc biệt lón như: cuộc nổi dậy; những vụ quần chúng gây rối loạn; các cuộc bạo loạn... mà nghiêm trọng nhất là những cuộc nội chiến. Hiện nay, nhiều cuộc xung đột chính trị có khía cạnh liên quan đến dân tộc, tôn giáo; hầu như trong tất cả các trường hợp, cuộc xung đột chính trị đồng thời là cuộc xung đột dân tộc hoặc trong bất kỳ trường hợp nào cũng có một bên nhân danh “phong trào yêu nước”, “phong trào đòi ly khai”, “phong trào tôn giáo”... đê xung đột vối bên còn lại. Các cuộc xung đột xã hội ở nghĩa hẹp nảy sinh từ những mâu thuẫn về lợi ích trong lĩnh vực lao động, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm xã hội, giáo dục, đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong lĩnh vực môi trường... Các cuộc 48 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam xung đột này có liên quan chặt chẽ vối hai loại xung đột đã nêu trên. Các cuộc xung đột này không phụ thuộc nhiều và trực tiếp vào bản chất của chế độ xã hội như xung đột kinh tê và xung đột chính trị và quy mô của chúng cũng không lớn lắm. Cũng có thể nói như vậy về các cuộc xung đột diễn ra trong đời sống giữa con người với con người tại nơi họ làm việc hay cư trú. Phân loại xung đột xã hội theo các tiêu chí khác Các cuộc xung đột xã hội có thể được phân loại dựa vào các tiêu chí khác như: theo số lượng các thành viên tham gia; theo mức độ xung đột xã hội được giải quyết; theo các động cơ xung đột xã hội, theo độ dài của thời gian diễn ra xung đột xã hội (những cuộc xung đột xã hội ngắn, những cuộc xung đột xã hội dài); theo nguồn xung đột (các cuộc xung đột vật chất, các cuộc xung đột xã hội tinh thần, các cuộc xung đột xã hội); theo giới hạn về không gian và thòi gian; theo chủ thể; theo mức độ đối kháng... Tóm lại, việc phân loại các cuộc xung đột xã hội về mặt thực tê có thể dựa vào bất kỳ một yếu tố nào đó của các cuộc xung đột xã hội như đã phân tích ở trên, ý nghĩa của bất kỳ sự phân loại mà là ở chỗ từ những đặc điểm của trường hợp cụ thể tìm ra phương thức phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội tối ưu nhất. 2.4. Diễn biến • Tình huống xung đột xă hội Diễn biễn của cuộc xung đột xã hội là sự vận động, sự phát triển của nó. Bất kỳ một cuộc xung đột xã hội nào Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 49 cũng diễn ra theo một sô" giai đoạn. Thường thì, trước khi xảy ra xung đột xã hội, đã xuất hiện tình huông vốn được gọi là tình huông xung đột, tức tình huống mà trên nền tảng của nó cuộc xung đột xã hội được phát triển. Nếu như không được ngăn chặn (giải quyết, chấm dứt) một cách kịp thời, thì cuộc xung đột xã hội sẽ leo thang và sau đó, sớm muộn gì cũng buộc phải kết thúc. Khái niệm về tình huống xung đột xã hội. Những hiện tượng xuất hiện trưốc khi xảy ra cuộc xung đột xã hội có thể được chia thành hai nhóm: tình huống cuộc sông khách quan nơi mà các bên chống đổi nhau đểu có mặt và bản thân các bên chống đối nhau - những người có những lợi ích nhất định. Đó cũng chính là cấu trúc của sự mâu thuẫn, mặc dù chưa chuyển thành cuộc xung đột xã hội. Tình huống xung đột xã hội là tổng hợp những đặc điểm của những lợi ích của con người tạo ra cơ sở của sự chống đối lẫn nhau của những chủ thể trong xã hội. Sự hình thành đối tượng xung đột xã hội là điểm mấu chốt của tình huống xung đột xã hội. Bởi là tình huống trước xung đột, do vậy nó có thể chưa được các bên sử dụng, thậm chí chưa được họ hiểu biết một cách đầy đủ. Các tình huống xung đột là rất đa dạng và phức tạp. T ình huôíng xung đột có th ể được hình th àn h một cách khách quan, tức được hình thành ngoài ý chí và mong muốn của các bên sẽ đối lập và có thể được hình thành bởi sự mong muôn của một hoặc của cả hai bên. Do vậy, điều đặc biệt quan trọng cần nhấn mạnh rằng, bất kỳ một tình huông xung đột xã hội nào cũng có nội dung khách quan 50 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam (nội dung này được xác định bởi những sự kiện diễn ra trong thực tiễn) và cũng có ý nghĩa chủ quan (ý nghĩa này tùy thuộc vào sự lý giải của mỗi bên về các sự kiện) mà căn cứ vào nó, chủ thể bắt đầu tiến hành sự xung đột xã hội. Nhận thức về tinh huống xung đột xã hội. Sự phản ánh mang tính chủ quan về tình huống xung đột xã hội không bắt buộc phải phù hợp với tình hình thực tê của các vụ việc. Sự nhận thức về cuộc xung đột xã hội luôn ẩn dấu trong nó những yếu tố chủ quan và vì vậy luôn bị sai lệch ở mức độ nhất định. Những sai lệch trong nhận thức về tình huống có thế đạt tới những quy mô đáng kể. Việc không nhận thức được chủ thể khác có thể được coi là nguyên nhân của xung đột. Ớ đây có: xung đột do “nhận thức không tương thích” và xung đột “do sai lầm”. Xung đột do “nhận thức không tương thích” là trường hợp mà trên thực tê đang tồn tại tình huống xung đột và các bên mặc dù đều nhận thức được là có tình huống xung đột, song sự nhận thức đó của họ “có độ lệch chuẩn” so với thực tê của tình huống xung đột đang diễn ra. Những biểu hiện của sự lệch chuẩn trong nhận thức đó là khá đa dạng. Trong những trường hợp xung đột do “sai lầm” hoàn toàn không tồn tại tình huống xung đột, giữa các chủ thê cũng không hề tồn tại bất kỳ một sự mâu thuẫn nào, song các bên lại “cảm thấy" các môi quan hệ qua lại giữa họ có xung đột và thế là tiến hành chổng đối lẫn nhau. • S ự phát triển của xung đột xã hội Giai đoạn tiềm ẩn. Đây là giai đoạn xảy ra trước khi xung đột diễn ra trên thực tế. Giai đoạn này có tất cả các Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 51 yếu tố của cuộc xung đột ngoại trừ những hành vi khách quan của các bên xung đột. Xét về mặt hình thức, giai đoạn này của sự phát triển của cuộc xung đột có một số bước nhất định, đó là: Bước thứ nhất, là xuất hiện tình huống xung đột khách quan mà chúng tôi đã phân tích ở mục trưốc đây. v ề nguyên tắc, tình huống xung đột xuất hiện có thể đồng thòi làm bộc lộ cuộc xung đột (ở giai đoạn công khai của nó) hoặc như đã trình bày ở trên tình huống xuất hiện từ sự “khiêu khích” của một hoặc của cả hai bên. Nhưng, xét về mặt lôgic, thì tình huống xung đột xã hội là khâu (mắt xích) đầu tiên của xung đột xã hội. Bước thứ hai, là bước nhận thức lợi ích theo đó dù chỉ là một trong hai chủ thể nhận thức được lợi ích của mình trong tình huống xung đột vừa mối xuất hiện. Chúng ta biết rằng, các lợi ích có thể bị ngộ nhận, bị xuyên tạc hoặc thực tế, hợp lý, khách quan, nhưng không có sự nhận thức về chúng, thì không có cơ sở dẫn đến cuộc xung đột xã hội. Bước thứ ba, là bước gắn rất chặt vối bưỏc thứ hai trên đây, đó là nhận thức những trở ngại đối với việc làm thoả mãn lợi ích của mình. Ớ đây có ít nhất ba loại trở ngại sau đây: 1, những trở ngại có thể xuất phát từ tình huống khách quan không liên quan gì đến lập trường của những người khác m à chúng la có tliể gọi liọ là những th àn h viên tiềm tàng (tiềm năng) của cuộc xung đột trong tương lai; 2, những đặc điểm riêng mang tính chất chủ quan của chủ thể có thể cản trở họ thoả mãn lợi ích của mình; 3, sự cản trở từ bên ngoài cũng có tính khách quan hoá, đúng hơn là bị nhân cách hoá. 52 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam Bước thứ tư, là các bên nhận thức những lợi ích và những cản trở mình thực hiện những lợi ích đó. Dĩ nhiên giai đoạn này có thể xảy ra trước bưốc thứ ba hoặc trùng với thòi gian của bưâc thứ ba đã nêu trên đây. Và cũng có thể không có giai đoạn này, nếu xét về nguyên nhân, khi các lợi ích của các bên có thể trùng nhau và trong trường hợp này sẽ chẳng có sự cản trỏ nào đối với việc thực hiện n h ữ n g lợi ích đó. Bước thứ năm, là một trong các bên đã thực hiện hành vi của mình nhưng xung đột chưa bộc lộ. Bưốc này bao gồm những hành vi cụ thể mà một trong các bên thực hiện để bảo vệ các lợi ích của mình. Bước thứ sáu, là điểm bắt đầu của xung đột vì rằng lập trường của hai bên đã được xác định một cách rõ ràng và các hành vi thực tế chống lại nhau đã bắt đầu được thực hiện. Sáu bước (thực chất là sáu giai đoạn) mà chúng tôi đã nêu không bắt buộc phải kê tiếp nhau theo thứ tự đã nêu trên đây. Một số bước có thể bị “rơi rụng”; một số bưóc khác có thể tái diễn, tính thứ tự của chúng có thể khác đi. Trên đây là sơ đồ (mô hình) có tính logic, phản ánh trường hợp điển hình của sự phát triển của xung đột nếu nhìn từ bên ngoài. Giai đoạn công khai, Chúng ta thấy rõ rằng, cuộc xung đột chuyển sang hình thức công khai một khi được xác định ít nhất bởi ba tình tiết sau đây: Thứ nhất, tất cả các bên xung đột đều biết là giữa họ có cuộc xung đột. Do vậy, họ đều “nhập cuộc” vào “trò chơi đáp trả” hay “trò chơi có Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 53 phản xạ” mà chúng tôi đã đề cập trên đây, theo đó mỗi một bên đều muôn “thắng” bên khác; Thứ hai, các hành động của các bên trở thành những hành động thực tế (hay là những hành vi khách quan), chúng đểu có hình thức biểu hiện ra bên ngoài bao gồm việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, hành động chiếm đoạt khách thê đang tranh chấp, cưỡng bức, đe doạ...; Thứ ba, “bên thứ ba”, những người xung quanh mà ở mức độ này hay ở mức độ khác có ảnh hưởng đến cuộc xung đột được thông báo về cuộc xung đột vốn đã vượt ra khỏi giai đoạn “tiềm ẩn”. Hành vi xung đột bao gồm những hành động của các chủ thể có hướng đôi lập nhau. Những hành động đó chính là sự hiện thực hoá của các quá trình tư duy, tâm trạng và ý chí của các bên xung đột mà một bộ phận rất lớn vốn được che đậy trước người quan sát. Những “phản ứng đáp trả” lẫn nhau mà mỗi một bên thực hiện nhằm khẳng định lợi ích của mình và nhằm hạn chế lợi ích của đốì phương cũng tạo thành “xương sống” của cuộc xung đột, tạo thành bản chất của nó như một hiện tượng xã hội. Tất cả các hành động trong cuộc xung đột xã hội ở mức độ có điều kiện có thể được phân thành các hành động chính (chủ yếu) và các hành động phụ (bổ sung). Trong số những hành động chính chúng ta có thể kể đến những hành động vốn hướng trực tiếp vào đôi tượng của cuộc xung đột, thay dổi hoặc giữ nguyên mâu Ihuãn dang hiện diện vì những lợi ích nhất định. Những hành động phụ (bổ sung) có vai trò trực thuộc bảo đảm cho những hành động chính (chủ yếu) được thực hiện và bản thân chúng không có ý nghĩa quyết định đối vối việc giải quyết vấn đề trọng tâm của xung đột. 54 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam Các hành động chính, khách quan của các bên xung đột có thể được phân thành hai nhóm: những hành động tấn công và những hành động phòng thủ (tự vệ). Các hành động tấn công thể hiện ở sự công kích đối phương, gây thiệt hại về tài sản cho đối phương, chiếm đoạt (chiếm giữ) khách thể (lợi ích) đang tranh chấp, cách ly, đánh đuổi, bắt đối phương làm tù binh và những hành động khác nhằm hạn chế đối phương thực hiện lợi ích của họ. Các hành động phòng thủ (phòng vệ) thể hiện việc giữ, không cho đổi phương lấy đi khách thể (lợi ích) đang tranh chấp, việc tự phòng vệ, bảo vệ những giá trị vật chất để chúng không bị làm hư hỏng hoặc huỷ hoại và ở những việc làm có tính chất ngăn ngừa khác... Sự phân chia các “kiểu” hành vi (hành động) này cũng chỉ mang tính chất có tương đối bởi lẽ, trong cuộc đấu tranh thực tế chúng đan xen, chuyển hoá cho nhau. Ngoài ra, sự tấn công thường thì (không muốn nói là luôn luôn) được ngụ ý là để giữ gìn, bảo vệ. Quả là không sai, khi người ta nói rằng, “tấn công - dạng phòng thủ tốt nhất”. Xuất phát từ lôgic đó, có thể nói rằng, có thể có dạng hành động thứ ba. Đó là hành động rút lui, hàng phục, từ chối hoàn toàn hoặc một phần lợi ích của mình. Nếu như một bên hoặc cả hai bên trong cuộc xung đột không chịu lùi bước (nhượng bộ) lioặc có ai đó trong aố họ không cô để thoát ra khỏi cuộc xung đột, thì cuộc đối đầu (chống đối lẫn nhau) bắt đầu diễn ra. Cố nhiên, cuộc xung đột có thể được chấm dứt rất nhanh, thậm chí cả khi nó mới bắt đầu xảy ra, nếu như một bên có ưu thê hơn hẳn về sức mạnh đảm bảo cho nó giành được thắng lợi (chiến Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 55 thắng) một cách nhanh chóng. Ngược lại, thực tiễn cũng chứng minh có khá nhiều cuộc xung đột có tính chất kéo dài. Ngoài ra, việc kết thúc một cách nhanh chóng vụ xung đột cụ thể không có nghĩa là đã chấm dứt được tình huống xung đột và chẳng bao lâu sau đó, cuộc xung đột lại bùng lên với một sinh lực mới. Đặc biệt, các cuộc xung đột có tính chất kéo dài như chúng ta đã biết thường xuất phát từ cơ sở chính trị và sắc tộc. Cội nguồn sâu xa của nhiều cuộc xung đột xảy ra trong điều kiện hiện nay nằm trong quá khứ xa xôi và trong độ sâu của tâm lý xã hội mà trên thực tế không ai rõ được nguyên nhân ban đầu của chúng là gì. Sự xen kẽ (chuyển đổi) của những giai đoạn căng thẳng và những giai đoạn tương đối yên tĩnh của thời kỳ “tạm lắng” và chống đôi quyết liệt là đặc trưng của những cuộc xung đột kéo dài. Giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc xung đột xã hội là cuộc tranh đấu vốn xen kẽ sự tấn công và sự phòng thủ và áp dụng các phương tiện khác nhau mà việc lựa chọn chúng có thể có giới hạn hoặc không có giới hạn tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể. Mỗi một bên có thể thực hiện chiến lược nào đó của mình. Giai đoạn khốc liệt của cuộc xung đột bị gián đoạn (tạm ngừng) trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán và lọi bùng lên dữ dội nêu như cốc cuộc đàm phán bị bê tắc hoặc một bên vi phạm sự thoả thuận đã đạt được trước đó. Cuộc xung đột có thể phát triển theo hướng tương đôi tích cực và có thể chấm dứt hoàn toàn hoặc tạm thời giải quyết được mâu thuẫn giữa các bên. Thế nhưng, thường 56 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam thì các cuộc xung đột phát triển theo những xu hướng có tính chất khác, đó là căng thẳng, quyết liệt và lan rộng. Xu hưóng vận động này của xung đột thường được gọi là sự leo thang xung đột. Giai đoạn phát triển. Đây là giai đoạn leo thang xung đột, là sự tăng cường đấu tranh. Cuộc xung đột phát triển theo phương pháp “sổ tung cái lò xo”; các hành động của một bên (một phía) kéo theo “hành động đáp trả” (phải hành động) của bên khác và xét về quy mô hậu quả thì hành động đáp trả đó hoàn toàn không tương thích với điểm xuất phát của cuộc xung đột. Như vậy, sự leo thang xung đột xã hội diễn ra vào lúc các mô thức hành vi (các cách xử sự cá nhân) đụng độ nhau. Nói cách khác, nói tối sự leo thang xung đột là nói tối sự thay đổi tăng lên trong thời gian xung đột do các bên liên tiếp thực hiện những hành vi xâm hại đến lợi ích của nhau (ví dụ: quấy nhiễu, gây áp lực, áp dụng vũ lực...) với cường độ cao hơn so vói trước đây. Trong quá trình leo thang xung đột, diện chủ thể chông đối nhau có thể được “mở rộng” do số lượng những ngưòi tham gia bị cuốn hút vào cuộc xung đột ngày một tăng lên. • Kết thúc xung đột Các hình thức kết thúc xung đột. Các cuộc xung đột là không đồng nhất, không giống nhau và hay thay đổi. Do vậy, thật khó mà nêu ra những hình thức thống nhất của sự kết thúc của các cuộc xung đột hoặc tìm kiếm những phương thức có tính tổng thể nào đó nhằm giải quyết các cuộc xung đột. Nhưng, trong toàn bộ tính phức tạp của vấn Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 57 để, cũng có thể nêu ra một số kết luận vốn được đúc rút từ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn. Kết thúc xung đột là khái niệm rộng hơn so với khái niệm giải quyết xung đột. Cuộc xung đột có thể kết thúc, chẳng hạn, bởi cả hai bên xung đột đều đã chết và điều đó không có nghĩa là cuộc xung đột đó đã được giải quyết. Nếu như, kết thúc xung đột được hiểu là hoàn thành xung đột, là chấm dứt xung đột bằng những nguyên nhân nào đó thì giải quyết xung đột chỉ có thể được hiểu là bằng những hành vi (quyết định) thực tế này hay những hành vi (quyết định) thực tế khác của chính các bên xung đột hoặc của bên thứ ba mà sự đối đầu được chấm dứt một cách hòa bình hoặc bằng bạo lực. Qua nghiên cứu cho thấy các hình thức chấm dứt xung đột như sau: - Chấm dứt xung đột do hai bên dàn hòa (hòa giải) được với nhau; - Chấm dứt xung đột do hai bên giải quyết nó “một cách cân xứng” (cả hai bên đều thắng hoặc đều thua); - Chấm dứt xung đột do hai bên giải quyết nó “một cách không cân xứng” (chỉ có một bên thắng); - Chấm dứt xung đôl du hai bồn chuyển 11Ó sang mội sự đổì đầu khác; - Chấm dứt do xung đột từ từ chấm dứt. • Các tiền đề, các cơ c h ế giải quyết xung đột xã hội Trong sách báo, người ta cũng đã nêu ra những tiền đề 58 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của việc giải quyết một cách có hiệu quả các cuộc xung đột xã hội như: - Chuẩn đoán được sự đôi đầu bao hàm cả việc làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn đến xung đột xã hội, các động cơ hành động của các bên...; - Phân tích tình huống xung đột và phân tích lập trường (tức làm sáng tỏ tình huống hình thành xung đột và lập trường của các bên); - Dự báo diễn biến và các hậu quả của cuộc xung đột xã hội (trong đó có cả việc xác định được cái được và cái mất của mỗi bên trong trường hợp chấm dứt xung đột). Từ những tiền đề của việc giải quyết xung đột đã được trình bày trên đây, có thể nghiên cứu các cơ chê giải quyết xung đột. Nhìn chung, những cơ chê giải quyết xung đột xã hội, có thể được phân thành hai dạng: a) cơ chê tự giải quyết xung đột xã hội (việc giải quyết xung đột do chính các bên xung đột thực hiện); b) cơ chê giải quyết xung đột xã hội có sự can thiệp của bên thứ ba. Ngoài ra, cuộc xung đột xã hội có thể được giải quyết tại các giai đoạn khác nhau. Giải quyết xung đột bằng sự can thiệp của lực lượng gìn giữ hòa bình này hay lực lượng gìn giữ hòa bình khác là cơ chế giải quyết xung dột mang tính phổ biến. Các lực lượng đó có thể tác động vào ngay tình huống xung đột (1), các tình tiết duy trì sự xung đột (2), cũng như chính bản thân những người tham gia xung đột (3). Một trong những quy tắc quan trọng của việc giải quyết có hiệu quả cuộc xung đột là không đối lập (so sánh) bên “chính nghĩa” với bên Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 59 “không chính nghĩa”, thậm chí là trên thực tế quả thực có các bên như vậy, mà là tìm kiếm cách giải quyết nào đó mà nhiều hoặc ít đều thỏa mãn (đáp ứng) được lợi ích của cả hai bên. Cơ sở của cuộc xung đột xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể. Vì vậy, hướng giải quyết xung đột xã hội tốt nhất và có hiệu quả nhất là xóa bỏ những mâu thuẫn đã nêu trên đây. Những phương thức cơ bản xóa bỏ những mâu thuẫn vốn là cơ sở của cuộc xung đột có thể là: - Từ bỏ khách thể của cuộc xung đột xã hội; - Phân chia khách thể của cuộc xung đột xã hội cho các bên xung đột; - Xác lập thứ tự hoặc các quy tắc khác của việc sử dụng khách thể cho các bên xung đột; - Một bên bồi thường cho bên khác do được bên khác đó chuyển giao khách thể của cuộc xung đột xã hội; - Cách ly các bên xung đột; - Chuyển các quan hệ giữa các bên sang một phương diện (lĩnh vực) khác để có thể làm sáng tỏ và đảm bảo được lợi ích chung của họ... Giải quyết được cuộc xung đột - xét về thực chất, đó là kết quả đạt được do có sự thỏa thuận giữa các hên về vân đê tranh chấp, về nguyên tắc, có ba dạng chủ yếu của sự thỏa thuận đó: 1) Sự thỏa thuận vốn là kết quả của sự trùng nhau về ý kiến của các bên; 2) Sự thỏa thuận phù hợp với ý chí của pháp luật và đạo đức; 3) Sự thỏa thuận có được do một trong các bên đối đầu ép buộc. 60 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam Trong các trường hợp thứ nhất và thứ ba trên đây, việc giải quyết xung đột đòi hỏi sự tích cực của cả hai bên xung đột. Thực tiễn giải quyết xung đột xã hội trên trường quốc tê cũng như trong nội bộ quốc gia cho thấy rằng, trong phần lốn các trường hợp, không nên giải thích quá trình giải quyết xung đột như là sự ép buộc về ý chí của bên mạnh hơn đối với bên yếu thê hơn trong cuộc xung đột. Và điều này là hiểu được, vì rằng, nếu như do bị ép buộc mà có quyết định thì quyết định đó chắc chắn sẽ không tồn tại một cách lâu dài; cuộc xung đột chắc chắn lại được “phục hồi” ở hình thức này hay hình thức khác. Sự nỗ lực của các cá nhân và các nhóm cá nhân nhằm ngăn chặn cuộc xung đột, trong mọi trường hợp, cần được tiến hành trên cơ sở cân nhắc các lợi ích không chỉ của một bên mà là của cả hai bên xung đột. Cứ cho một bên là có lỗi (không đúng, phi nghĩa), còn bên kia là không có lỗi (đúng đắn, vô tội...) thì bên thứ nhất (bên có lỗi) cũng có những lợi ích của mình và nếu như những lợi ích này bị coi thường (bị bỏ qua), cuộc xung đột có thế tạm dịu đi, nhưng không biến mất. Có nhiều cách tiếp cập giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình, trong số đó có những cách tiếp cận sau: - Cách tiếp cận theo ch ế độ pháp luật. Theo cách tiếp cận này, trong xã hội cần phải có các cơ chê tiến hành các cuộc tư vấn, các cuộc hội đàm (thương lượng) và tìm kiêm các quyết định có lợi cho tất cả các bên xung đột, trong đó có cả các cơ chê hoạt động trong khuôn khổ của quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp. Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 61 - Cách tiếp cận giải quyết xung đột bằng sự đồng thuận. Theo cách tiếp cận này, khi có sự bất đồng giữa các bên xung đột về một vấn đê nào đó, xung đột cần được giải quyết theo sự chấp nhận của cả hai bên. Nói cách khác, cần phải đưa ra quyết định mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Các cuộc xung đột ở mức độ nhiều hay ít đều điều chỉnh được một khi cả hai bên xung đột đều có hệ thông các giá trị chung. Hơn nữa, việc tìm kiếm một quyết định mà cả hai bên xung đột đều chấp nhận được có khả năng trở thành hiện thực trên thực tế. - Cách tiếp cận tâm lý. Có rất nhiều điều phụ thuộc vào những đặc điểm nhân thân của những người tham gia vào việc đưa ra một quyết định trong thời gian xảy ra xung đột. Đối vói các chủ thể của cuộc xung đột, nếu nhận thức được việc mình thực hiện là không có triển vọng hoặc thiếu kinh nghiệm (thiếu hiểu biết), họ điều chỉnh hành vi của mình chủ yếu theo hướng không nhằm đạt tới mục đích ban đầu mà đã vì nó mà tham gia xung đột và như vậy đã làm giảm sự căng thẳng xã hội do tình huống xung đột đã gây ra. 2.5. Tính động cơ và nguyên nhân • Tính động cơ của xung đột xã hội Tính nhân quả trong môi trường xa hội có dậc trưng là hết sức phức tạp. Bất kỳ một hành vi xã hội nào cũng kéo theo nó một loạt các sự kiện và hơn nữa là những sự kiện trái ngược nhau. Cuộc xung đột có thể xuất phát từ những hành vi vô hại của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc các bên xung đột. Thê nhưng, nếu muốn tìm hiểu nguyên 62 Xung đột xã hội: Một số vấn đề /ý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam nhân sâu xa của xung đột, chúng ta phải phân tích toàn bộ các mắt xích của các mối liên hệ qua lại giữa các sự kiện và con người. Động cơ thường được xem là nguyên nhân chủ quan, bên trong của cách xử sự (hành vi) này hay cách xử sự (hành vi) khác. Tính động cơ là “cái” quyết định mang tính chủ quan, trực tiếp đối với hành vi mà con người thể hiện ra thế giới bên ngoài”. Động cơ không chỉ có trong hành vi của người chủ mưu mà có cả trong hành vi của người tham gia xung đột. Mặt khác, động cơ thực hiện hành vi của những chủ thể khác nhau có thể là không giống nhau, không trùng hợp và thậm chí là trái ngược nhau. Điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu vì rằng, nếu như xung đột là sự chông đối nhau (đối đầu nhau) thì nguyên nhân tâm lý của nó cũng được hình thành từ những mâu thuẫn về mục đích và động cơ hành vi vốn loại trừ lẫn nhau. Phân tích tính động cơ của hành vi của các bên xung đột, ở mức độ đáng kể, cho phép chúng ta nhận thức được lý do đối đầu của các bên xung đột. Khi phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi của các bên trong các cuộc xung đột khác nhau, chúng ta không khó để nhận thấy rằng, các bên thường mong muôn thỏa mãn các lợi ích của mình. Vụ lợi, trả thù, căm thù, thù dịch, hờn giận, không hài lòng, không thỏa màn với quyết định đã được đưa ra, mong muôn đảm bảo vật chất cho bản thân ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai - mới chỉ là một bộ phận không lớn trong số những nguyên nhân của các cuộc xung đột xã hội xảy ra trong đời sông xã hội. Những khó khăn về kinh tế, sự thiện cảm hay ác cảm về Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 63 chính trị, sự mong muốn trở thành thủ lĩnh, lòng tự hào dân tộc... hình thành tính động cơ xung đột khác nhưng không kém phần đa dạng, đó là tính động cơ của những cuộc xung đột mang tính chất nhóm. Động cơ hành vi của các quốc gia tại diễn đàn quốc tế cũng mang tính đa dạng như vậy. Thực ra, động cơ của các cuộc xung đột xã hội phản ánh hết tính phức tạp của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, các động cơ hành vi của các cá nhân và của cộng đồng xã hội là những nguyên nhân sâu xa của các cuộc xung đột xã hội. Chính bản thân những động cơ đó đòi hỏi phải được lý giải một cách rõ ràng. Khi phản ứng lại những thay đổi của tình huống bên ngoài thì chính bản thân con người cũng thay đổi. Đến lượt mình, các yếu tố tâm lý tác động đến sự chuyển động của các quá trình kinh tế và chính trị; ý thức xã hội được phản ánh và được thực hiện thông qua lý trí, cảm giác, nhu cầu, động cơ, lợi ích và từ đó xuất hiện lập trường quan điểm, cách xử sự, hành vi của những con ngưòi cụ thể. Đồng thời, dưói những hình thức biểu hiện đa dạng mang tính cá thể đó mà ý thức xã hội được định hình ỏ mức độ kinh nghiệm và được tổng hợp như là lập trường và hành vi của các nhóm, của cộng đồng và ở dạng căng thẳng và rõ ràng nhất xuất hiện những mâu thuẫn của lĩnh vực tinh thần, phản ánh được những mâu thuẫn của đòi sống hiện thực. • Nguyên nhân của xung đột xã hội Mâu thuẫn xã hội. Tình huống xung đột có quy mô lớn nói chung cho thấy trong xã hội hoặc trong cộng đồng lãnh thổ đang diễn ra các quá trình của sự rối loạn xã hội, không có sự liên kết mang tính chất tạm thời hoặc lâu dài, 64 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam sâu rộng hoặc ít sâu rộng và đôi khi là không thể đảo ngược giữa các cơ cấu xã hội vốn có vai trò quan trọng đốì với việc đảm bảo tính ổn định của xã hội hoặc của cộng đồng lãnh thổ đó. Sự rối loạn xã hội - đó là tổng thể các quá trình xã hội dẫn đến thực trạng là trong khuôn khổ của cộng đồng nhất định có những hành vi lệch chuẩn vốn bị đánh giá là tiêu cực cao hơn giới hạn cho phép, đang đe dọa trào lưu đã được khẳng định đốì với các quá trình của đòi sống tập thể. Sự rối loạn xã hội thể hiện không có sự liên kết giữa các hệ thống làm cho chúng không thực hiện được những nhiệm vụ đã đặt ra; sự yếu kém của các cơ chế kiểm tra, tính không bền vững của các tiêu chí đánh giá, sự xuất hiện các cách thực hiện hành vi trái với cách thực hiện đã được thừa nhận chung. Trạng thái của sự rối loạn xã hội có đặc điểm là làm tăng cường những hiện tượng sau đây: 1) sự lan rộng của tệ nghiện rượu và tệ nạn ma túy đe dọa hoạt động bình thường của cộng đồng xã hội; 2) sự lan rộng của các hình thức hoạt động tình dục (mại dâm); 3) sự gia tăng của tình hình tội phạm (của tất cả các loại tội phạm); 4) sự gia tăng của các loại bệnh thần kinh (tâm thần). Có thể có các triệu chứng khác của sự rối loạn xã hội, thí dụ như sự bất bình mang tính chất chính trị. Các thông số của thông kê xã hội về những hiện tượng đã nêu trên đây được gộp lại ở dạng vận động của chúng có thể được xem như những chỉ báo của tình huống xung đột trong xã hội. Nói tóm lại, một lần nữa có thể khẳng định rằng, xét c hương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 65 clến cùng các cuộc xung đột trong xã hội đương đại là kết quả và là sự biểu hiện khách quan của những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội. Việc nghiên cứu về các mâu thuẫn xã hội đòi hỏi phải nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau vein rất phức tạp và ở dạng vận động của các mặt đôi lập, nghiên cứu sự chuyển hóa, sự xâm nhập lẫn nhau của chúng, phân tích các mâu thuẫn trong mối liên hệ có tính tất yếu của chúng vê mặt lịch sử, khám phá những hình thức thực tế và những hình thức khác mà trong đó các mâu thuẫn xã hội có thể vận động, chín muồi và được giải quyết. Các mâu thuẫn xã hội là sự phản ánh đặc thù thực chất của xã hội, là động lực quyết định sự phát triển xã hội. Tuy khác nhau về ngữ cảnh, nhưng mỗi một sự mâu thuẫn đêu nằm trong hệ thống các mâu thuẫn, vì vậy nó phải được giải quyết một cách toàn diện và đầy đủ. Chẳng hạn, chìa khóa để giải quyết những mâu thuẫn nhất định trong lĩnh vực kinh tế không chỉ nằm trong lĩnh vực kinh tế mà còn nằm cả ở lĩnh vực chính trị hoặc tư tưởng và ngược lại. Sự hình thành xung đột xã hội gắn liền một cách có giới hạn với sự xuất hiện và phát triển các mâu thuẫn xã hội. Sự bùng nổ và phát triển xung đột xã hội phản ánh giai đoạn đấu tranh cao nhất trên thực hiện tế của các mặt đổì lập. Việc giải quyết sự xung đột này dẫn đến sự phá vỡ sự thống nhất giữa các mặt đối lập đó cùng với sự xuất hiện đồng thời của một chất mới. Các mâu thuẫn khách quan của xã hội gắn liền với vấn đề bất bình đẳng của con người về các khả năng 66 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Yêu sách là nguồn xung đột mạnh mẽ: sự bất bình đẳng vê những khả năng đó được quyết định bởi những điều kiện cụ thể: quốc gia nào? vùng nào? tổ chức nào? phong trào nào? tầng lóp nào trong xã hội... Sự bất bình đẳng về những khả năng đó cũng luôn luôn được phát hiện trong phạm vi các tình huổng xung đột. Đằng sau bất kỳ một cuộc xung đột xã hội nào cũng như đằng sau việc giải quyết cuộc xung đột đó là trận chiến đấu vì các giá trị. Cuối cùng, những mâu thuẫn khách quan cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng. Các cuộc xung đột xã hội xảy ra không chỉ tùy thuộc vào việc con người muôn có chúng hoặc họ không được đảm bảo những nhu cầu thiết yếu về mặt vật chất, mà trước hết còn tùy thuộc vào tình trạng (hoàn cảnh) của họ không tương ứng với những khát vọng về mặt tinh thần. Để nghiên cứu được một cách cụ thể hơn về xung đột xã hội, phải biết sử dụng phạm trù “phân loại mâu thuẫn”. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. Theo các nhà triết học, dù có tính chất chung nhưng các mâu thuẫn xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện tác động của các mặt đối lập. Cho nên tồn tại cái gọi là “phân loại mâu thuẫn”, theo đó mâu thuẫn được phân thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản... Các mâu thuẫn cũng được phân thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng, mâu thuẫn thuộc về cấu trúc và mâu thuẫn không thuộc về cấu trúc, mâu Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 67 thuẫn thuộc về chức năng và những mâu thuẫn không thuộc vê chức năng. Việc phân loại mâu thuẫn có thể xuất phát từ tầm quan trọng của nó. Căn cứ vào đó, mâu thuẫn được phân thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu (mâu thuẫn chính) và mâu thuẫn thứ yếu (mâu thuẫn phụ). Mâu thuẫn cũng được phân loại dựa vào tiêu chí thời gian. Đó là những mâu thuẫn vốn đặc trưng cho toàn bộ thời đại lịch sử thậm chí còn lâu dài hơn thế, ví dụ, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và những mâu thuẫn ngắn hạn (không lâu dài) và mâu thuẫn tạm thời (mâu thuẫn nhất thời). Phân biệt các loại mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối vối việc nhận thức về bản chất của các cuộc xung đột xã hội. Mối liên hệ ở đây thể hiện ở chỗ, trong phần lớn các trường hợp, sự tiến triển của bất kỳ cuộc xung đột xã hội nào ở mức độ nào đó đều phản ánh sự mâu thuẫn khách quan vốn là cơ sở của cuộc xung đột xã hội. Chẳng hạn, chắc gì chúng ta đã dễ dàng xóa bỏ được các cuộc xung đột xã hội nảy sinh từ những mâu thuẫn khách quan giữa các yếu tố mới và cũ của cơ cấu xã hội. Việc duy trì các thiết chế lỗi thòi (ví dụ, các hệ thông quản lý) nhất định làm nảy sinh các cuộc xung đột xã hội liên quan đến sự mong muôn được giải phóng khỏi những giáo diều và quy định <ỉă trở nên cũ kỹ, lõi thòi. Có thể nói rằng, với tính cách là quy tắc chung, mức độ sâu sắc và mức độ căng thẳng của cuộc xung đột xã hội cũng gắn liền chặt chẽ với độ sâu sắc và mức độ căng thẳng của mâu thuẫn vốn đã phát sinh ra nó, cho dù cuộc xung đột xã hội có thể xảy ra trái vối quy tắc đó. 68 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam Cũng cần phải nói đến sự “phân đoạn” quan trọng của các loại mẫu thuẫn và tương ứng là các loại xung đột xã hội, vốn không dễ nhận thấy mặc dù khá giản đơn. Bên cạnh các cuộc đụng độ gắn liền vói những trở ngại đối với việc thỏa mãn lợi ích, hệ vấn đề về xung đột xã hội còn bao hàm cả dạng tranh cãi, thảo luận, phê phán lẫn nhau nhằm thay đổi quan điểm, tư tưởng hoặc mục đích xã hội. Sự khác nhau giữa các loại xung đột đó nằm trong các yếu tô'“đối lập” khác nhau của chúng. Các quan điểm, kiến thức, sự hiểu biết, cách tiếp cận hoặc nói theo ngôn ngữ tâm lý học là “cấu trúc tinh thần” của các chủ thể trong thời gian tác động qua lại lẫn nhau, có thể phù hợp với nhau ỏ mức độ toàn bộ hoặc một phần. Sự đối lập về “cấu trúc tinh thần” được hiện thực hóa bằng các kiểu tác động qua lại lẫn nhau - cái mà chúng ta gọi là xung đột tinh thần. Tuy nhiên, sự đối lập đó có thể không liên quan đến sự rối loạn của các mốì quan hệ giữa các chủ thể. Các cuộc tranh luận khoa học hay các cuộc thảo luận tại nghị trường, về nguyên tắc, có thể và cần phải diễn ra giữa những người vốn tôn trọng lẫn nhau và không có bất kỳ điều phàn nàn nào về nhân thân hoặc về những việc khác. Những điểm khác biệt trong các hệ tư tưởng, các nền văn hóa hoặc tôn giáo có thể trở thành những lý do của những cuộc tranh luận gay gắt, song không động chạm đến các môl quan hệ tốt và thiện chí giữa mọi người. Nghiên cứu các cuộc chiến tranh gắn với lý do tôn giáo hoặc tư tưởng, chúng tôi thấy rằng, chúng đều có nguyên nhân đích thực khác, đó là vấn đề lợi ích (xung đột lợi ích). Mâu thuẫn nhu cầu và lợi ích. Đã từ lâu, người ta Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội 69 thường phân tích sự đôi lập giữa các lợi ích đê lý giải bản chất của các cuộc xung đột xã hội. ở phạm vi toàn cầu, sự đôi lập giữa các lợi ích được thể hiện qua cuộc đấu tranh của các quốc gia nhằm thay đổi tiêu chí cũng như những cơ sở của việc phân bổ các nguồn lực cũng như của việc sở hữu đối vối các vùng lãnh thổ... Thường thì người ta không liên tưởng một cách trực tiếp lợi ích vối các của cải vật chất vì lợi ích có thể xuất phát từ những mong muốn, khát vọng vê nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo. Việc phân tích một cách khách quan và chi tiết những mâu thuẫn và sự đụng độ về lợi ích (đặc biệt là lợi ích nhóm, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc) có thể làm sáng tỏ một cách đáng kể bức tranh xung đột của một đất nước, của một vùng, miền và của cả trong một nhóm xã hội nhỏ. Việc phân tích các cuộc xung đột xã hội vốn rất phong phú và đa dạng cho thấy rằng, hành vi của các bên đối lập dù xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể nào đi nữa, thì xét đến cùng chúng đều xuất phát từ vấn đề lợi ích mà trong trường hợp xung đột là lợi ích không cùng chung lợi ích hoặc lợi ích đôi lập nhàu. Trong khi phân tích và lập luận lợi ích là cơ sở của xung đột xã hội, cần chú ý đến các hiện tượng xã hội và tâm lý, trong đó có cả những hiện tượng tồn tại trước cả lợi ích. Till dụ, phạm trù nhu cầu thường được lý giủi là trạng thái thiếu hụt một thứ gì đó mà cơ thể (cá nhân, nhóm, xã hội) cô" gắng bù đắp. Nhu cầu có trước và lợi ích vốn được hiểu là nhu cầu đã được nhận thức (và đôi khi còn được hiểu là phương hướng đã được nhận thức để thỏa mãn nhu cầu), có sau. Xung đột xã hội là hậu quả của sự hạn chê 70 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hoặc đáp ứng không tương xứng với những đòi hỏi (hoặc những đòi hỏi nhất định) của con người vốn tạo nên “cá nhân con người thực tế” của họ. Các nhu cầu về an ninh, sự công nhận, tính đồng nhất, thành phần xã hội... không chỉ vốn có ở cá thể riêng biệt, mà còn vốn có ở các nhóm xã hội, các dân tộc thiểu số, Nhà nưốc và xã hội nói chung. Chỉ có những sự nỗ lực mang tính tổ chức nhằm đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản của con người, mới có thể giải quyết xung đột một cách triệt để. Do vậy, có khía cạnh tâm lý trong nguyên nhân của xung đột xã hội. Trong cuộc xung đột xã hội, mỗi một bên xung đột bao giờ cũng hưống tới mục đích nhất định và các bên xung đột đó cố nhiên không thể đạt được mục đích của mình nếu không gây thiệt hại cho bên khác và ngược lại. Vậy thì, bản thân sự xâm phạm nhu cầu đó bị quyết định bởi cái gì ? Và cái gì quyết định sự thiếu thốn? Đó là các quá trình xã hội và những hiện tượng mang tính chất chung nhất như sự bất công; tính không ổn định của sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội; tính không bền vững của địa vị của các tầng lớp và cáơ giai cấp trong xã hội. Khi tạo ra sự bất công, xã hội đồng thời cũng tạo ra những cuộc xung đột. Do vậy, đối tượng của cuộc xung đột xã hội là những quyền lợi sống, nói đúng hơn là sự phân phối không công bằng các quyền lợi đó. S ự khác biệt. Để lý giải một cách đúng đắn các nguyên nhân của các cuộc xung đột lớn trong xã hội, có thể sử dụng đến quan niệm về cái gọi là “sự khác biệt”. Quan niệm này được sử dụng để chỉ sự không phù hợp một cách rõ ràng giữa sự mong đợi và khả năng đáp ứng Chương I: Lịch sử và lỷ luận vế xung đột xã hội 71 sự mong đợi (sự khác biệt hoặc có thể gia tăng, hoặc có thể rút ngắn hoặc có thể không thay dôi). Sự gia tăng khác biệt tùy thuộc mối tương quan mà một bên là những điều mong đợi và một bên khác là những khả năng đáp ứng những điểu mong đợi đó. Sự gia tăng khác biệt diễn ra khi: thứ nhất, giảm những khả năng thực hiện những yêu cầu (đòi hỏi) đã được hình thành. Chúng ta dễ nhận thấy điều này khi có cuộc khủng hoảng kinh tê xảy ra. Trong những điều kiện của cuộc khủng hoảng kinh tế, những điều trông đợi của con người hết sức giản đơn bởi thường gắn với công thức “tình hình không xấu hơn là được”; thứ hai, có tình huống xảy ra mà trong đó những điều trông đợi, những đòi hỏi tăng nhanh hơn so với những khả năng đáp ứng chúng. Trong những trường hợp trên đây, chúng ta đều nhận thấy sự gia tăng khác biệt, đồng thòi với điều đó, là sự hình thành như một tất yếu các cuộc xung đột xã hội. Sự gia tăng khác biệt sinh ra những phản ứng thù địch đốì với những nguồn gốc gây nên “nỗi thất vọng”, đối vói “những người” có lỗi thực sự hoặc bị COI là có lỗi trong việc gây nên tình trạng “tai họa trong xã hội”. Trong một số trường hợp những người đó có thê là những dân tộc thiểu số, trong một sô" tình huống khác, là những người “ngồi m ố t ăn bát vàng” - những người nhận được rất nhiều thứ không đáng nhận từ lao động của họ (tùy tình huống mà có thể là doanh nghiệp, hoặc có thể quan chức...) và trong một sô" tình huống khác nữa (có thể là các cơ quan quyển lực và các cơ quan quản lý nhà nước...). Nói cách khác, sự gia tăng khác biệt góp phần làm gia tăng tình hình căng 72 Xung đột xã hội: Một sổ vấn đề lý luận và thực tiễn ở Viiệìtt Nam thẳng xã hội, hình thành các cuộc xung đột xã hội, clhính trị và đạo lý công khai. Xung đột lợi ích. Quan niệm về sự cách biệt, xét về tthực chất, nêu lên được cơ chế chung của sự tác động qua lạỊĨ và của việc thực hiện các nhu cầu và lợi ích trong xã hkộii. Sự mâu thuẫn giữa các lợi ích cá nhân, nhóm, xã hộã với những khả năng khách quan trong đời sống xã hội, sựí tác động qua lại giữa chúng với những chủ thể khác của x.ãi hội trong những điều kiện cụ thể - về nguyên tắc, đó là Itnâu thuẫn về lợi ích của một sô' người với lợi ích của nh-ững người khác vốn cản trở họ thực hiện những lợi ích đó. Để phân biệt với sự xung đột về quan điểm, tư tưíởng cần lưu ý rằng sự đối lập dựa trên cơ sỏ của sự đụng độ về lợi ích giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội là xung đột lợi ích. Nếu như mục đích của từng chủ thể trong xung đột quan điểm, tư tưởng là thuyết phục người có chính kiên quan điểm, tư tưỏng phản bác, là chứng minh sự đúng đắn của mình hoặc rốt cục là làm sáng tỏ những điểm chưa đầy đủ, chưa chính xác nhìn từ góc độ quan điểm riêng oủa mình, thì trong xung đột lợi ích mỗi một bên xung đột (iều muốn giành giật hoặc “chiếm lại” một “vùng” nào đó tưdng ứng và quyền được tự quyết đối vối nó, sau khi đã lân át, hạn chê lợi ích của người khác (bên khác), đã thay thê địa vị của họ. Điều đó có thể được biểu hiện một cách cụ thê ở việc xâm chiếm và tước đoạt một đối tượng vật chất nào đó của người khác, ở việc mở rộng quyền hạn của mình do đã hạn chê được quyền hạn của những người khác hoặc ví dụ như buộc ai đó phải phụ thuộc mình... Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 73 Xung đột chính kiến quan điểm, tư tưởng rốt cục, chỉ có thể dảr. đến việc phủ nhận một trong số các quan điểm đã được nèu ra, giải thoát vê mặt lôgic hoặc soạn thảo một quyết (tịnh có độ tin cậy. Xung đột lợi ích, thì ngược lại, gây ra sự thiệt hại đáng kể thậm chí là thiệt hại về tính mạng cho một hoặc cho cả hai bên xung đột, tức loại trừ một hoặc cả hai bên xung đột ra khỏi đời sông xã hội. 2.6. Phương pháp giải quyết 2.6.1. Quan điểm chung - Điều chỉnh xung đột xã hội Dù chúng ta đã thừa nhận xung đột xã hội là điều khó tránh, thì cũng không nên cho rằng bất kỳ một cuộc xung đột xã hội nào cũng nhất định phải xảy ra theo hình thức, quy mô và mức độ căng thẳng nào đó. Vấn đề điều chỉnh xung đột xuất phát từ khả năng tác động được đến các nguyên nhân của tình huống xung đột bằng phương thức chủ yếu đã được xác định là “điều khiển” theo hướng nào đó để có thể sử dụng được các kết quả hoặc để khắc phục được những hậu quả tiêu cực của xung đột xã hội. Vấn đề về điều chỉnh xung đột xã hội là vấn đề độc lập thu hút được sự quan tâm không những của giới lý luận mà còn thu hút được sự quan tâm của những người làm công tác thực tiễn. Điều chỉnh xung đột là cách tiếp cận hợp lý nhất đối với xung đột xã hội. Không phải trong mọi trường hợp cũng có thể tránh được các cuộc xung đột xã hội công khai, nhưng lúc nào cũng phải cố gắng để tránh được những thiệt hại nghiêm trọng, những cái giá phải trả quá 74 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam lớn mà những sự kiện xung đột xã hội do không được kiểm soát có thể mang lại. Hệ vấn đề của việc điều chỉnh xung đột xã hội là bộ phận đáng kể của hệ vấn đề rộng lớn hơn - quản lý các quá trình xã hội nói chung. Những tư tưởng có tính nền tảng được khoa học quản lý nêu ra có ý nghĩa hết sức to lớn đối vối việc nghiên cứu các cách tiếp cận và các phương thức quản lý các tình huống xung đột xã hội. Các chuyên gia trong lĩnh vực “quản lý xung đột xã hội” cho rằng có thê nêu ra một loạt các luận điểm có tính nguyên tắc chung mà việc tuân thủ chúng trong thực tiễn được coi là điểu kiện để giải quyết các vấn đề của quản lý xung đột đốỉ với từng trường hợp cụ thể. Trong số những luận điểm đó, có thể kể đến: 1. Quản lý đối với sự phát triển các tình huống xung đột xã hội, xét về thực chất, đó là quản lý con người. Trong quản lý này, tất cả những động cơ của hành vi con người, tất cả những yếu tố chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần hợp lý và những yếu tố khác nữa đều có ý nghĩa của chúng. Các yếu tố và động cơ đó không bao giờ xuất hiện một cách đầy đủ và vì vậy luôn luôn tồn tại một xác suất nào đó trong sự đánh giá về sự phát triển của các sự kiện trong cuộc xung đột xã hội. 2. Quản lý xung đột xã hội - đó là quản lý cái ngang bằng. Trong số những người tham gia xung đột, về nguyên tắc, không có ai đó trong số họ là người hoàn toàn không có quyền (hoặc là hoàn toàn sai trái). Những người tham gia chính trong cuộc xung đột xã hội có thể đi đến thỏa thuận Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 75 với nhau nếu những yêu cầu mà họ cho là cơ bản được cân nhắc đến. Nhìn từ khía cạnh dân chủ của sự điều chỉnh xung đột xã hội, sẽ là không có triển vọng nếu tách một bên ra khỏi sự điều chỉnh, bỏ qua những quan điểm cá nhân của những chủ thể riêng biệt của tình huống xung đột. 3. Nhìn từ góc độ chính trị - pháp luật, quản lý xung đột xã hội, trước hết, đó là quản lý các nhóm lớn, đôi với số đông. Chính điều đó đòi hỏi phải có tổng thể các phương pháp, cách thức, thủ thuật mà nhò chúng có thể đạt được kết quả của việc ngăn ngừa hoặc điều chỉnh xung đột xã hội. ở đây, các tổ chức đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân, trình độ nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân, xu hướng phát triển chung và khách quan của các sự kiện đang diễn ra đều có ý nghĩa vô cùng to lớn. 4. Quản lý xung đột xã hội, và có lẽ đây là luận điểm quan trọng nhất, là quản lý trên nền tảng có lợi ích. Chỉ bằng việc tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này mới có thể lường trước được mọi chuyện để xung đột xã hội không bị sa vào “vũng lầy” của những ý kiến, những ảo tưởng, những thành kiến cá nhân của những người tham gia xung đột. Đúng vậy, lợi ích đã được nhận thức của những người tham gia xung đột là chiếc chìa khóa để giải quyết một cách có hiệu quả tinh huớiig xung dột, diều kiện tất yếu của sự thỏa thuận vốn có nền tảng tương đối vững chắc - đó là lợi ích. Phòng ngừa và điều chỉnh xung đột xã hội phụ thuộc nhiều vào thực trạng chung của môi trường kinh tế, xã hội và chính trị, tại nơi xảy ra xung đột. Từ cách tiếp cận này, 76 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam có thể xác định một loạt các nhân tcí chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh xung đột xã hội và những điều kiện xã hội cần thiết có sự tác động tích cực tới việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên đây. - Vai trò của thông tin đối với quản lý xung đột xã hội Điểm xuất phát của bất kỳ một sự nỗ lực nào nhằm đối phó với xung đột là phát hiện một cách nhanh chóng các bên quan tâm đến xung đột ngay tại thời điểm xảy ra hoặc bắt đầu được “phổ biến” trong môi trường xã hội. Vì vậy, vấn đề phát hiện xung đột xã hội thu hút được sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Từ lúc bắt đầu xảy ra xung đột xã hội cụ thể cho đến lúc phát hiện ra những ai “quan tâm” đến nó, tồn tại một khoảng thời gian nhất định nào đó. Sự cách biệt về thời gian giữa hai thời điểm đó càng ngắn bao nhiêu thì khả năng khắc phục cuộc xung đột xã hội càng lớn bấy nhiêu. Nói cách khác, khoảng thời gian ngắn nhất của sự cách biệt từ thòi điểm bắt đầu xung đột xã hội cho đến thòi điểm phát hiện ra các bên quan tâm đến nó là điều kiện tốt nhất để khắc phục xung đột xã hội. Tất nhiên, lý tưởng nhất vẫn là phát hiện cuộc xung đột “đã chín muồi” trong trạng thái “chưa bùng nổ”, phát hiện tình huống có “tính tiềm năng xung đột” đang được hình thành trong những phạm vi nhất định của hệ thống các mối quan hệ qua lại trong xã hội. Tính khách quan của sự nhận thức về xung đột xã hội có thể xảy ra của những người có mặt trong môi trường phát sinh xung đột bao giờ cũng lớn hơn. Nếu đó là sự tranh chấp lao động, thì chính những ngưòi cán bộ, công Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 77 chức, viên chức nào “cảm nhận được” nhiều hơn sự “phiền toái” từ các môi quan hệ, mới có thể là những người tiến tối “xung đột”. Nếu khi chúng ta nói đến nền giáo dục xã hội thì ỏ đó bình đẳng lại là nguyên tắc chung. Trong thứ bậc xã hội nhất định, địa vị của người nào thấp hơn thì tính khách quan của sự phát hiện của người đó về các nguyên nhân cụ thể của sự căng thẳng xã hội hoặc về xung đột “đang tiềm ẩn” có thể càng lớn hơn. Đồng thời, nếu coi xã hội như một hình chóp thì càng ở bên trên hình chóp xã hội, tầm nhận thức thực tiễn xã hội càng rộng và khả năng đánh giá ý nghĩa xã hội của các mặt riêng biệt của đòi sông xã hội càng cao. Từ cách tiếp cận này có thể khắng định rằng, trong cơ cấu xã hội nhất định, địa vị của con người càng cao thì trách nhiệm của họ trong việc phát hiện kịp thời cuộc xung đột càng lớn. Đồng thời, việc họ đưa ra những tín hiệu có tính chất báo động trực tiếp hay gián tiếp về sự nguy hiểm của tình huống xung đột, càng phải rõ ràng và chính xác. Do vậy, điều quan trọng mà những ngưòi giữ những cương vị lãnh đạo cần quan tâm nhiều nhất là làm sao để cho những tín hiệu báo động có thể đến được với mình mà không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào cả. Tuy nhiên, chỉ có sự mong muốn một chiều ở đây là chưa đủ. Trong trường hợp này, vai trò quan trọng chang những thuộc vồ hoạt động tưòng ứng của hộ thống giao tiếp và thông tin ở mọi cấp độ, mà còn thuộc về thực trạng khách quan của những vụ việc “ đã đi qua” các kênh thông tin của xã hội. Cần phải dân chủ hóa triệt để thông tin đối với cá nhân. Dân chủ hóa thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan 78 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam trọng đối vối triển vọng phát triển xã hội, đối vối xã hội, mà trong đó làm sao để quần chúng nhân dân biết tất cả mọi thứ, có thể suy xét tất cả mọi thứ và thực hiện chúng bằng tất cả sự hiểu biết của mình. Xu hưống dân chủ hóa đòi trao cho cá nhân quyền được thông tin luôn để lại bài học lịch sử của mình. Cần phải đánh giá cao tầm quan trọng của tính công khai trong chê độ chúng ta. Là hiện tượng của chính sách cụ thể, tính công khai gắn như hình vối bóng và phục vụ cho chính sách đó và xét đến cùng chính sách đó được xác định như là biện pháp vốn có và là số phận tương lai của bản thân tính công khai. Nhu cầu của quyền được thông tin của cá nhân cũng là nhu cầu của xã hội dân sự, và cũng là nhu cầu của nền dân chủ. Nhu cầu đó nói lên sự chín muồi của xã hội văn minh, nói lên khả năng tự hoàn thiện của nó và khả năng tác động qua lại mang tính dân chủ giữa các nền văn hóa và các hệ thống xã hội tự quản vốn đa dạng và phong phú. Dĩ nhiên, không nên tuyệt đối hóa quyền được thông tin cũng như không nên tuyệt đối hóa các quyền khác. Bất kỳ một sự độc quyền nào cũng đều có hại. Đối với sự tiến bộ của xã hội trong tương lai, sự độc quyền về thông tin thực sự có tác hại vô cùng to lớn. Việc nhận thức được yếu tố này đòi hỏi phải có “những bước đi” thiết thực. Một trong những “bước đi” hết sức quan trọng cần phải nói đến là thừa nhận quyền của mỗi con ngưòi được nhận, được sản xuất và được phổ biến thông tin mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Điều khẳng định này có tính chất mệnh lệnh bất di bất dịch và có quan hệ trực tiếp với vấn đề phòng ngừa và điều chỉnh cuộc xung đột xã hội. Sự tự Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội 79 do vê thông tin được coi là điều kiện quyết định đôi vối việc tìm kiếm tất cả những phương thức và cách tiếp cận mà nhờ chúng có thể làm chủ được tình huống xung đột và quản lý được tiến trình, diễn biến của xung đột xã hội trên thực tế. - Phán tích xung đột xã hội Ngoài việc phát hiện kịp thời xung đột xã hội cụ thể đang hình thành, thì việc thu nhận những thông tin về trạng thái xung đột xã hội cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những thông tin được thu nhận không được mang tính chủ quan, đơn giản hóa và biến dạng vốn làm cho người ta có thể đánh giá quá thấp hoặc quá cao ý nghĩa chính trị của xung đột xã hội. Sự nhận thức mang tính lý tưởng về xung đột xã hội là nhận thức như nó có trên thực tế. Đạt được sự phù hợp giữa sự đánh giá mang tính chủ quan về xung đột xã hội và trạng thái phát triển của nó là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng không dễ giải quyết trên thực tế. Những kiến nghị đó không những không góp phần mà ngược lại còn có thể gây khó khăn cho việc giải quyết xung đột xã hội. Việc đánh giá xung đột quá thấp xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Các nguyên nhân khách quan phụ thuộc vào trạng thai của các hệ thống giao tiếp và thông tin, còn các nguyên nhân chủ quan lại phụ thuộc vào khả năng hoặc sự không mong muốn đánh giá tình huống xảy ra một cách xác đáng. Không chỉ có sự đánh giá quá thấp mà cả sự đánh giá quá cao về xung đột xã hội đang xảy ra cũng có hại, vì trong 80 Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam trường hợp đánh giá quá cao, đòi hỏi phải dốc sức lực nhiều hơn so với mức cần thiết để giải quyết xung đột xã hội. Sự đánh giá quá cao về xung đột xã hội cụ thể hoặc sự đánh giá quá dè dặt về khả năng của tình huống xung đột có thể dẫn đến việc “phát hiện ra” xung đột xã hội tại những nơi mà trên thực tế không hề có xung đột. Điều đó thường góp phần làm phát sinh những xung đột xã hội tưởng tượng hoặc những tình huống mà mọi người cho là bắt đầu có xung đột mặc dù trên thực tế chẳng có mâu thuẫn hoặc tranh chấp nào cả. Điều đó cũng có thể mang lại những hậu quả tiêu cực vì nó làm phát sinh những hành vi không cần thiết, sự thiếu tin tưởng và nghi ngờ lẫn nhau... Để đánh giá một cách chính xác về xung đột xã hội đang hình thành cần phải có những điều kiện nhất định? Có thể nói, những điều kiện cho phép đánh giá đúng xung đột xã hội là tương đối nhiều mà trong sô" đó có thể nêu những điều kiện quan trọng nhất như: thứ nhất, thu nhận được ỏ mức tốỉ đa những thông tin mang tính chất toàn diện và khách quan về các sự kiện đang diễn ra; thứ hai, thông tin cụ thể phải được cung cấp một cách tối đa và nhanh chóng cho mọi tầng nấc, đẳng cấp xã hội, mọi thiết chế quyền lực, những người có trách nhiệm cũng như những người quan tâm đến thông tin đó; thứ ba, trong quá trình truyền đạt thông tin, không được để cho thông tin bị xuyên tạc, có nghĩa là phải truyền đạt thông tin như nó vốn có từ ban đầu; thứ tư, cân nhắc được xác suất của những mong muốn chủ quan của những người trực tiếp tham gia xung đột xã hội đối vói sự đánh giá khách quan xung đột đang hình thành.