"
Xây Dựng Và Quản Trị Thành Phố Thông Minh Bảo Đảm Các Chỉ Số An Ninh, An Sinh, An Toàn Trong Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xây Dựng Và Quản Trị Thành Phố Thông Minh Bảo Đảm Các Chỉ Số An Ninh, An Sinh, An Toàn Trong Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
Ebooks
Nhóm Zalo
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÀNH, GS.TS. FREDMUND MALIK, ThS. ĐỖ QUANG HƯNG
XÂY DỰNG
VÀ QUẢN TRỊ
THÀNH PHỐ THÔNG MINH
BẢO ĐẢM CÁC CHỈ SỐ
AN NINH, AN SINH, AN TOÀN
TRONG CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Chịu trách nhiệm xuất bản:
GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ThS. TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa: ĐƯỜNG MAI PHƯƠNG Chế bản vi tính: MẠC THỊ TÌNH Sửa bản in: TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT NGUYỄN VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/21-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 24-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6509-8.
XÂY DỰNG
VÀ QUẢN TRỊ
THÀNH PHỐ THÔNG MINH BẢO ĐẢM CÁC CHỈ SỐ
AN NINH, AN SINH, AN TOÀN
TRONG CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Nguyễn Văn Thành
Xây dựng và quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong Cách mạng công nghiệp 4.0/Nguyễn Văn Thành, Fredmund Malik, Đỗ Quang Hưng. – Xuất bản lần thứ 1. – H.: Chính trị Quốc gia, 2020. – 292tr.; 24cm
ISBN 9786045761212
1. Thành phố thông minh 2. Cách mạng công nghiệp 4.0 3. Việt Nam 307.7609597 - dc23
CTF0499p-CIP
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÀNH, GS.TS. FREDMUND MALIK, ThS. ĐỖ QUANG HƯNG
XÂY DỰNG
VÀ QUẢN TRỊ
THÀNH PHỐ
THÔNG MINH
BẢO ĐẢM CÁC CHỈ SỐ
AN NINH, AN SINH, AN TOÀN
TRONG CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2020
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự thay đổi mang tính đột
phá về sự phát triển của các thành phố nói chung, và các quốc gia nói riêng, trong đó, xây dựng và phát triển thành phố thông minh đang trở thành một trong những xu thế tất yếu. Việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh thông qua việc ứng dụng hàng loạt công nghệ: số hóa, Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing)... mang đến một thành phố có giá trị, có sức sống, có sức cạnh tranh và có khả năng phục hồi, góp phần duy trì và phát triển bền vững quốc gia. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần thiết phải xây dựng và quản trị thành phố thông minh đạt hiệu quả, hiệu lực. Có thể thấy, xây dựng và quản trị thành phố thông minh không chỉ dựa vào công nghệ kết nối và tính toán hay kiểm soát, mà còn cần hệ thống quản trị với sự tương tác của các bên tham gia, tạo dựng nền tảng cho sự sáng tạo, đổi mới, thích ứng, thông minh hơn.
Trước nhu cầu cấp thiết của việc thực hiện quản trị cùng quá trình xây dựng và phát triển thành phố thông minh, đồng thời với mục đích mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cấp Trung ương, địa phương, các nhà hoạch định cơ chế, chính sách, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp và độc giả có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Xây dựng và quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong Cách mạng công nghiệp 4.0 của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, GS.TS. Fredmund Malik, ThS. Đỗ Quang Hưng.
5
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Cuốn sách được bổ sung, chỉnh sửa và là sự nối tiếp của cuốn sách Xây dựng và phát triển thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của PGS.TS. Nguyễn Văn Thành và ThS. Đỗ Quang Hưng xuất bản lần đầu năm 2018, tái bản năm 2019.
Bên cạnh việc trình bày các vấn đề về Cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng và phát triển thành phố thông minh, gợi ý xây dựng và phát triển thành phố thông minh ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, các tác giả tập trung vào vấn đề quản trị thành phố thông minh. Đồng thời đã xây dựng được các nguyên tắc quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn cho các thành phố; sử dụng cách tiếp cận phòng thí nghiệm học tập cho sự phát triển bền vững để xây dựng mô hình đầu tiên trên thế giới về quản trị đồng bộ thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Các tác giả có cái nhìn mới, cách tiếp cận mới trong xây dựng và quản trị thành phố thông minh thông qua áp dụng "tư duy hệ thống”, "điểm đòn bẩy”, đồng hợp Malik; đây được đánh giá là những công cụ hiệu quả cho sự chuyển đổi này.
Mặc dù các tác giả và Ban biên tập đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn, biên tập, song đây là vấn đề mới nên khó tránh khỏi còn hạn chế, thiếu sót, Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 9 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
LỜI GIỚI THIỆU
CỦA GS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ
Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có mục tiêu cụ thể là có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, cuốn sách Xây dựng và quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong Cách mạng công nghiệp 4.0 do PGS.TS. Nguyễn Văn Thành vừa là chủ biên, vừa là tác giả chính đã mang lại một góc nhìn dễ hiểu, khoa học và khá đầy đủ về mô hình thành phố thông minh, đặc biệt rất ấn tượng với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 37122 về đánh giá thành phố thông minh.
Cuốn sách đã được phát hành bằng ba thứ tiếng tại Việt Nam, Mỹ, Australia, Lào và ở một số nước châu Âu. Đây là tài liệu có giá trị đối với các nhà lãnh đạo và quản lý thành phố, bởi khi nắm bắt được cốt lõi của cuốn sách này sẽ góp phần định hình rõ hơn việc thiết kế, xây dựng và quản trị thành phố thông minh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thích ứng với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
GS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
7
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH
LỜI TỰA
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng
công nghiệp 4.0) và trong xu hướng phát triển các mô hình thành phố của xã hội loài người, xây dựng và phát triển thành phố thông minh (Smart City) là xu hướng phát triển tất yếu, là một trong 15 lĩnh vực cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng và phát triển thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0 là công cụ, phương tiện để đạt tới mục tiêu xây dựng thành phố đáng sống, thành phố có giá trị, thành phố có sức sống, có khả năng phục hồi, có sức cạnh tranh và đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Cuốn sách nhằm trả lời câu hỏi: Thành phố thông minh là gì? Tại sao phải xây dựng thành phố thông minh cho các đô thị trong thời đại thế giới đại chuyển đổi với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0? Nội hàm của thành phố thông minh gồm những gì? Công cụ và các chỉ số thích ứng để quản trị, đánh giá thành phố thông minh trên bình diện quốc tế?
Tác giả đã tham gia xây dựng Bộ chỉ số ISO 371201 về quản lý thành phố theo tiêu chuẩn quốc tế, theo dõi, đánh giá, cấp chứng
1. ISO 37120:2014: Sustainable development of communities - Indicators for city services and quality of life.
9
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
chỉ cho phát triển các cộng đồng bền vững trên cơ sở các chỉ số dịch vụ và chất lượng cuộc sống đô thị. Đây là bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đô thị được áp dụng cho các thành phố trên toàn cầu mà hiện nay có tới hàng trăm thành phố lớn trên khắp các châu lục đã và đang áp dụng. WCCD Global Cities Registry™ là danh sách các thành phố được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 37120 theo hệ thống chứng chỉ của Hội đồng thế giới về dữ liệu các thành phố (WCCD) có trụ sở tại Toronto, Canada.
Mục tiêu xây dựng và phát triển các thành phố trở thành thành phố có giá trị, có sức sống, có sức cạnh tranh và có khả năng tự phục hồi, duy trì, phát triển bền vững, đạt 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 20301. Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, thành phố thông minh sẽ là phương tiện để đạt tới các mục tiêu tốt đẹp cho các đô thị và cư dân của mình.
Việc chủ động xây dựng các chỉ số phục vụ công tác nghiên cứu, quy hoạch, đánh giá kết quả xây dựng thành phố thông minh thông qua các chỉ số bảo đảm an ninh, an sinh, an toàn là rất quan trọng trong bối cảnh xuất hiện các nguy cơ an ninh phi truyền thống và 28 rủi ro toàn cầu hiện nay cũng như bảo đảm chất lượng cuộc sống cho các đô thị đáng sống. Các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn cho các thành phố được tác giả nghiên cứu, xây dựng và trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu các thành phố họp tại Dubai vào tháng 3/2017, là một trong những nguồn đầu vào làm cơ sở để WCCD phối hợp với Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
1. https://www.un.org/sustainabledevelopment/sustainabledevelopment-goals/
10
LỜI TỰA
có trụ sở tại Thụy Sỹ xây dựng Bộ chỉ số quản lý thành phố thông minh ISO 37122 (Indicators for Smart Cities) (thuộc Ủy ban kỹ thuật: ISO/TC 268 - Các thành phố và cộng đồng bền vững) phát hành năm 2019.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự bùng nổ các hình thức tổ chức xã hội mới, từ các tổ chức của Liên hợp quốc đến các tổ chức quốc tế, từ khu vực tư nhân đến khu vực chính phủ, từ các tập đoàn đa quốc gia đến các doanh nghiệp địa phương, các hệ thống mới và các quan hệ đối tác được cấu trúc lại để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi từ một trật tự kinh tế - xã hội cũ sang một trật tự kinh tế - xã hội mới. Bản thân các nhà lãnh đạo thành phố đã nhận thấy mô hình phát triển đô thị hiện nay đang tụt hậu so với những thách thức và kỳ vọng của xã hội hiện đại. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi một cuộc cách mạng xã hội cùng song hành. Như vậy, làm thế nào chúng ta có thể xây dựng thành phố thông minh thích ứng với những biến động đó?
Cuốn sách Xây dựng và quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đề cập tới các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá của các đồng nghiệp trên thế giới về kết quả triển khai xây dựng thành phố thông minh cũng như các dự án tiêu biểu. Một số mô hình xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam được tác giả nghiên cứu, áp dụng trên thực tế cũng được trình bày như ví dụ minh họa (tại một số tỉnh, thành phố với các đặc thù khác nhau như: thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lào Cai). Với cơ hội phát triển và thử nghiệm phương pháp tư duy hệ
11
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
thống, phân tích SWOT, xây dựng và đưa vào áp dụng trong thực tiễn mô hình thành phố thông minh cho một số địa phương với những đặc trưng khác biệt như thành phố cảng - đô thị lớn, thành phố đồng bằng vùng trũng với lưu vực sông và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đô thị vùng trung du - vùng thủ đô, đô thị vùng núi biên giới và trung tâm du lịch..., cuốn sách góp phần định hướng và xác lập phương pháp tiếp cận để các thành phố, đô thị có được phương hướng rõ hơn trong lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển thành phố thông minh phục vụ cộng đồng.
Quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn và cộng đồng phát triển bền vững là vấn đề mới, nhiều thách thức, bên cạnh tiếp cận bằng phương pháp truyền thống, cần có một tư duy mới để đổi mới phương thức quản lý, vận hành thành phố thông minh mà “tư duy hệ thống”, với “điểm đòn bẩy” và đồng hợp Malik là những công cụ hiệu quả trong thời đại chuyển đổi hiện nay.
Cùng với sự hợp tác của Viện Malik toàn cầu (Malik Institute), cuốn sách Building up and Governing Smart Cities: Ensuring Security, Social Welfare and Safety Indicators in the context of the 4th Industrial Revolution (xuất bản lần thứ ba, có chỉnh lý, bổ sung) đã được xuất bản bằng tiếng Anh tại Mỹ (In bởi CT Printing & Graphics, tháng 7/2018), tại Australia (In tại Adelaide bởi Viện Malik Australia và Đông Nam Á, tháng 7/2019), được đưa vào Thư viện Quốc gia Australia1 làm tài liệu khoa học tham khảo cũng
1. https://trove.nla.gov.au/work/236593179?q=BUILDING+UP+AND+ GOVERNING+SMART+CITIES&c=book&versionId=263380087+ 263380169#tabs236593179=2
12
LỜI TỰA
như được đưa lên trang bán sách trực tuyến toàn cầu Amazon cho bạn đọc thế giới tiếp cận1.
Tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã hợp tác trong nghiên cứu, phát triển lý luận và thực tiễn; cảm ơn các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, các doanh nghiệp và đội ngũ cộng tác khoa học trong và ngoài nước đã dành nhiều ý tưởng góp ý, sự nhiệt tình, tâm huyết cho sự ra đời của các kết quả nghiên cứu, mô hình lý luận, thực tiễn cho thành phố thông minh.
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÀNH
1. https://www.amazon.com.au/dp/0648588203
13
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách Xây dựng và quản trị thành phố thông minh bảo
đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng: “Thành phố thông minh là gì?”, “Quy trình các bước để xây dựng một thành phố thông minh”, “Các chỉ số và nguyên tắc trong việc lập quy hoạch định hướng xây dựng thành phố thông minh”, và “Phương pháp quản lý thành phố thông minh”.
Cuốn sách này được phát hành rất kịp thời và đáp ứng sự cần thiết trước thời khắc “chuyển đổi vĩ đại của thế kỷ XXI” và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuốn sách gồm 4 phần chính: Phần 1: Cách mạng công nghiệp 4.0: Bối cảnh, đặc điểm, tác động, cơ hội và thách thức; Phần 2: Xây dựng và phát triển thành phố thông minh; Phần 3: Gợi ý xây dựng thành phố thông minh tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam; Phần 4: Quản trị thành phố thông minh. Tôi cho rằng, cuốn sách này sẽ phù hợp và dành được sự quan tâm của nhiều độc giả từ các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các tỉnh, thành phố đến các giảng viên, sinh viên các học viện, trường học.
Đến nay, vấn đề xây dựng và phát triển thành phố thông minh đã trở thành xu hướng “phổ biến” ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi phát triển các thành phố thông minh như vậy, điều
15
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
quan trọng thiết yếu là phải quản trị các thành phố này một cách hiệu lực và hiệu quả. Như PGS.TS. Nguyễn Văn Thành đã chỉ ra một cách rất đúng đắn: “…quá trình phát triển thành phố thông minh không thể chỉ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin mà còn phải cần có hệ thống quản trị thành phố thông minh… Công nghệ thông tin chỉ là phương tiện, các yếu tố cốt lõi và điểm đòn bẩy cho phát triển thành phố thông minh là tư duy hệ thống, quản lý hiệu quả và quản trị có hiệu lực”.
Phát biểu này được hỗ trợ và minh chứng trong Phần 4 của cuốn sách này, với các ví dụ ứng dụng phương pháp tư duy hệ thống để thiết lập mô hình đầu tiên trên thế giới về quản trị đồng bộ thành phố Hải Phòng, Việt Nam cũng như các ứng dụng phương pháp đồng hợp Malik cho các dự án xây dựng và quản trị thành phố thông minh khác ở châu Âu.
Tôi rất lấy làm vinh dự và tự hào khi biết và làm việc với người bạn thân thiết và hợp tác lâu năm như PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, người không chỉ luôn dành tâm huyết, sự tận tụy mà còn đi tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng khoa học tư duy hệ thống, xây dựng thành phố thông minh… ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.
Tôi rất vui mừng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Xây dựng và quản trị thành phố thông minh bảo đảm các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong Cách mạng công nghiệp 4.0!
St. Gallen, tháng 02 năm 2020
GS.TS. FREDMUND MALIK
Nhà sáng lập và Chủ tịch Viện Nghiên cứu và
quản lý Malik (Thụy Sỹ)
16
MỤC LỤC
Phần 1: CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ - BỐI CẢNH, ĐẶC ĐIỂM, TÁNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC 21 1. Khái niệm về cách mạng khoa học và cách mạng
công nghiệp 23 2. Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp 24 3. Những lĩnh vực chủ đạo của Cách mạng công
nghiệp 4.0 30 4. Một số dấu mốc công nghệ cốt lõi định hình cuộc
sống hiện đại ngày nay 59 5. 21 sản phẩm công nghệ được trông chờ xuất hiện
trước năm 2025 64 6. Một số cơ hội, thách thức và các vấn đề đặt ra từ
Cách mạng công nghiệp 4.0 65 7. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 68 8. Chiến lược và chính sách của Việt Nam và một số
quốc gia khác trước tác động của Cách mạng công
nghiệp 4.0 82 9. Những khuyến cáo tổng thể 91
Phần 2: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THÔNG MINH 95 1. Xu hướng phát triển, khái niệm và lợi ích của việc
xây dựng thành phố thông minh 97 2. Nội hàm của thành phố thông minh bảo đảm các chỉ
số an ninh, an sinh, an toàn 108
17
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
3. Một số công nghệ mới nổi và thách thức trong lãnh
đạo, quản lý công nghệ mới nổi khi xây dựng thành
phố thông minh 110 4. Rủi ro của tiến bộ công nghệ trong xây dựng thành
phố thông minh 112 5. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai xây dựng
thành phố thông minh trên thế giới 113 6. Kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh ở một
số quốc gia trên thế giới 117 7. Xây dựng bộ chỉ số thành phố thông minh: an ninh,
an sinh, an toàn 125 8. Định hướng xây dựng thành phố thông minh trong
Cách mạng công nghiệp 4.0 134 9. Chiến lược xây dựng thành phố thông minh - 10 yếu tố
thành công 135 10. Nguyên tắc quy hoạch để định hướng, quản lý
thành phố thông minh 138 11. Các bước xây dựng thành phố thông minh 138
Phần 3: GỢI Ý XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THÔNG MINH TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ
CỦA VIỆT NAM 141 1. Thành phố Hải Phòng 143 2. Tỉnh Bắc Ninh 163 3. Thành phố Cần Thơ 169 4. Tỉnh Lào Cai 175
Phần 4: QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH 183 1. Quản trị thành phố thông minh 189 2. Sử dụng cách tiếp cận Phòng thí nghiệm học tập cho
sự phát triển bền vững để xây dựng Mô hình đầu
tiên trên thế giới về quản trị đồng bộ thành phố Hải
Phòng, Việt Nam 189
18
MỤC LỤC
3. Quản trị thành phố thông minh và đồng hợp quản lý
thành phố 210
4. Khuyến cáo dành cho quản trị tổ chức và doanh
nghiệp trong thời kỳ Đại chuyển đổi của Cách
mạng công nghiệp 4.0 trong thế kỷ XXI (Great
Transformation 21TM) 242 KẾT LUẬN 249 THUẬT NGỮ 251 PHỤ LỤC 255
Phụ lục 1: ISO 37122: Thành phố và cộng đồng
bền vững - Các chỉ số đối với thành phố thông minh 256
Phụ lục 2: Tổng hợp các mô hình tư duy bằng cách
xây dựng những mô hình hệ thống 276 TÀI LIỆU THAM KHẢO 283
19
Phần 1BUILDING UP & GOVERNING SMART CITIES
Cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư
Bối cảnh, đặc điểm, tác động, cơ hội và thách thức
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
1 KHÁI NIỆM VỀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Cách mạng khoa học
Phần 1
“Chỉ xét riêng về các đối tượng được thiết kế, chúng ta sẽ phân loại thành các cuộc cách mạng khoa học, cách mạng chính trị và cách mạng tôn giáo” (Gustave Le Bon 1913)1.
Thuật ngữ “cách mạng khoa học” lần đầu được Immanuel Kant nói tới trong lời nói đầu của cuốn sách nổi tiếng của ông Phê phán lý tính thuần túy, xuất bản lần thứ hai năm 17872.
“Cách mạng khoa học là gì, và chức năng của nó trong sự phát triển của khoa học? ... Cách mạng khoa học được xem là thời kỳ phát triển mang tính nhảy vọt mà trong đó một khuôn mẫu cũ được thay thế hoàn toàn hoặc một phần bởi một khuôn mẫu mới không tương thích với nó... Cách mạng khoa học bắt đầu bằng sự nhận biết ngày càng gia tăng, thường giới hạn trong một bộ phận nhỏ của cộng đồng khoa học, rằng khuôn mẫu hiện tại đã không còn hiệu quả trong việc khám phá một khía cạnh của tự nhiên mà bản thân khuôn mẫu đó đã từng soi đường. Trong cả sự phát triển khoa học và chính trị, sự nhận biết về những trục trặc có thể dẫn tới khủng hoảng chính là một tiền đề cho cách mạng” (Kuhn 2012, p.92).
1. Gustave Le Bon: The French Revolution and the Psychology of Revolution, 1980, p.25.
2. Ian Hacking: “Introductory Essay”, in Kuhn Thomas S.: The Structure of Scientific Revolutions: 50th Anniversary Edition (Fourth Edition), 2012, p. xii.
23
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
“Cách mạng khoa học là thứ phá hủy truyền thống bổ sung cho tập quán tuân theo truyền thống của khoa học thông thường” (Kuhn 2012, p.6).
Cách mạng công nghiệp
Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp” được các học giả Pháp sử dụng sớm hơn, nhưng được Arnold Toynbee (1889-1975), nhà sử học kinh tế người Anh, phổ biến rộng rãi để miêu tả sự phát triển kinh tế của Anh Quốc trong thời kỳ 1760-1840 (Britannica 2018)1.
2 LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi nguồn từ nước Anh. Dấu mốc rõ nét nhất từ năm 1784 khi James Watt phát minh ra động cơ hai trục chạy bằng hơi nước. Thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được diễn ra trên nhiều lĩnh vực:
1. https://www.britannica.com/event/Industrial-Revolution
24
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
❖ Năm 1733: John Kay sáng chế ra “thoi bay” trong ngành dệt, giúp tăng năng suất gấp đôi so với dệt bằng tay. Ông phát minh ra thiết bị này khi đang quản lý xưởng chế tạo sợi của cha tại Lancashire, Anh.
❖ Năm 1764: James Hargreaves, một người thợ dệt và làm sợi nghèo ở Lancashire, nảy sinh ý tưởng chế tạo một “xe kéo sợi” quay bằng tay để có thể kéo nhiều cọc sợi cùng một lúc, khi ông nhìn thấy con gái nhỏ Jenny của mình vô tình làm đổ bánh xe kéo sợi của mình. Ông nhận bằng sáng chế này năm 1770 sau khi có vốn để mở một xưởng nhỏ tại Nottinghamshire.
❖ Năm 1769: Nicolas-Joseph Cugnot, một kỹ sư quân đội Pháp, đã phát minh ra chiếc xe ôtô đầu tiên trên thế giới chạy bằng hơi nước (ngày nay gọi là “xe hơi” là vì thế).
❖ Năm 1784, James Watt, một nhà phát minh người Scotland, đã phát minh ra động cơ hai trục chạy bằng hơi nước, đánh dấu bước chuyển loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Phát minh này của ông xuất hiện từ việc quan sát sự lãng phí nhiệt từ động cơ hơi nước Thomas Newcomen, và ông Newcomen đã cải tiến, chế tạo nó từ những năm 1764-1769.
❖ Năm 1784: Henry Cort, một cựu sĩ quan hải quân sinh ra ở Lancashire, England, nhận bằng sáng chế phương pháp luyện sắt “puddling”.
❖ Năm 1785: Edmund Cartwright, linh mục người Anh sinh ra tại Nottinghamshire, Anh, nhận bằng sáng chế máy đan sợi đầu tiên trên thế giới.
25
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
❖ Năm 1807: Robert Fulton, một kỹ sư và nhà phát minh người Mỹ, chế ra tàu thủy thương mại chạy bằng hơi nước mái chèo đầu tiên trên thế giới.
❖ Năm 1814: George Stephenson, một kỹ sư người Anh, đã thiết kế ra đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước.
❖ Năm 1831: Michael Faraday, nhà vật lý và hóa học người Anh, phát minh ra động cơ điện và máy phát điện đầu tiên trên thế giới.
❖ Năm 1832: Samuel Morse, nhà sáng chế người Mỹ, phát minh ra hệ thống liên lạc bằng ký hiệu dấu chấm và nét gạch. Ông nhận bằng sáng chế về thư tín điện từ vào năm 1837.
❖ Năm 1859: Edwin Drake, doanh nhân Mỹ, đã khánh thành giếng khoan dầu đầu tiên.
❖ Năm 1885: Henry Bessemer, một kỹ sư, nhà phát minh người Anh đã phát minh lò cao giúp luyện gang lỏng thành thép.
❖ Năm 1896: Guglielmo Marconi, một nhà vật lý người Italy, đã phát minh ra bức điện được truyền không dây đầu tiên, đặt nền tảng cho liên lạc radio hiện đại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự ra đời của các xí nghiệp cơ khí hóa, với hỗ trợ từ các phát minh như động cơ hơi nước, thép và các loại máy móc sử dụng động cơ hơi nước. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất giúp con người tăng năng suất lao động, tạo nền tảng để các loại máy móc hiện đại ra đời.
Có thể nói, Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được coi là bước ngoặt quan trọng, loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
26
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Phần 1
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với dấu mốc quan trọng là sự xuất hiện các xí nghiệp hoạt động theo dây chuyền và sản xuất hàng loạt phát minh quan trọng gồm động cơ điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí, chuyển sang giai đoạn tự động hóa và được khởi nguồn từ Mỹ.
Trong giai đoạn này, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,... cũng được tìm ra để dần thay thế cho nguồn năng lượng cũ từ hóa thạch như dầu mỏ, than đá.
Những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, con người bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng,...
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với những tiến bộ nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh,... giúp nhiều nước có thể khắc phục nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhờ vào việc sản xuất hàng loạt và áp dụng được các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai giúp các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, tốt hơn,... thúc đẩy các nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
27
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ năm 1969 với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để hiện thực hóa các nhà máy sản xuất tự động hóa cao độ; được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, laptop (thập niên 1970 và thập niên 1980), Internet (thập niên 1990). Trung tâm và khởi nguồn từ Mỹ.
Các phát minh quan trọng trong giai đoạn này còn bao gồm mạng World-Wide-Web (www) do Tim Berners-Lee, kỹ sư và nhà khoa học máy tính người Anh, phát minh ngày 12/3/1989; trước đó, năm 1971, Ray Tomlinson, nhà lập trình máy tính người Mỹ, đã phát minh ra email trên hệ thống ARPANET, tiền thân của mạng Internet.
Đến cuối thế kỷ XX, Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã rộng mở khắp thế giới, có sự kết nối thông tin mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển vượt bậc của Internet và các tiến bộ công nghệ thông tin điện tử. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự đánh dấu của tự động hóa công nghiệp và kết nối thông tin liên lạc thông suốt. Nhờ vào Internet, cuộc cách mạng này đã trở thành tiền đề cho sự xuất hiện của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0)
Từ năm 2011, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử với đặc trưng là điều khiển hệ và robot; các hệ thống liên kết thế giới thực và thế giới ảo, nền kinh tế chia sẻ, doanh nghiệp thông minh 4.0 do:
28
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
❖ Sự đột phá của khoa học - công nghệ dựa trên nền tảng công nghệ số tích hợp công nghệ “thông minh” để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.
❖ Điểm đòn bẩy là: công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot, công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet kết nối dịch vụ (IoS), trí tuệ nhân tạo (AI).
Điểm nhấn của Cách mạng công nghiệp 4.0 là hệ thống kết nối thực - ảo (Cyber-Physical Systems - CPS), khái niệm lần đầu tiên được TS. James Truchard, Giám đốc điều hành của hãng National Instruments (Mỹ) đưa ra vào năm 2006, trong đó các thiết bị thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc qua “đám mây”.
Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt đầu từ dự án trong Chiến lược Công nghệ cao của Chính phủ Đức, thuật ngữ này được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover; chính thức nhận diện khái niệm, nội hàm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 vào ngày 20/01/2016.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Trái với những cuộc cách mạng trước đây, cuộc cách mạng này tiến triển với một tốc độ theo cấp số lũy thừa chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xu hướng”: vật lý, số hóa và sinh học; hay là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới số (thế giới ảo) và thế giới sinh vật. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và hệ thống thực thể. Về bản chất,
29
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm máy móc kết nối với nhau và kết nối với con người và môi trường (các hệ thống kết nối thực - ảo).
Các phát minh như IoT (Internet kết nối vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), VR (thực tế ảo), AR (thực tế ảo tăng cường), Social Network (mạng xã hội), điện toán đám mây, di động, Dữ liệu lớn (Big Data),... là các công nghệ số đại diện cho cuộc cách mạng này.
Tác động hệ thống: Nó bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống, trên khắp (và giữa) các quốc gia, các công ty, các ngành công nghiệp và toàn thể xã hội. Về bản chất, cuộc cách mạng này không phải là cuộc cách mạng “vật chất” như ba cuộc cách mạng trước, mà là cuộc cách mạng số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm máy móc kết nối với nhau. Những năm gần đây, tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam.
3 NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ ĐẠO CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm 15 lĩnh vực chủ đạo: Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data)
Big Data là một thuật ngữ phản ánh việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Thuật ngữ này thường
30
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu.
Những nguồn chính tạo ra Big Data gồm:
❖ Hộp đen dữ liệu: là thiết bị lưu trữ các bản ghi âm và thông tin về chuyến đi của phương tiện giao thông (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe container lắp định vị giám sát hành trình,...);
❖ Dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội: là dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu người dùng của Facebook, Twitter, Instagram, Researchgate, LinkedIn, Pinterest,... Facebook đã chấp nhận để người dùng được tải các dữ liệu cá nhân của mình mà mạng xã hội này thu thập và lưu trữ (bao gồm các thông tin cơ bản và những thông tin ở mức chi tiết cao như từng hành động bày tỏ cảm xúc, nội dung nào bạn đã từng xem qua mạng,...), đây là một nguồn đầu vào chính của hệ thống cơ sở dữ liệu lớn có giá trị của Facebook;
❖ Dữ liệu giao dịch chứng khoán: là dữ liệu từ thị trường chứng khoán bao gồm các quyết định mua, bán cổ phiếu bởi khách hàng, diễn biến thị trường, thông tin về các doanh nghiệp niêm yết,...;
❖ Dữ liệu điện lực: bao gồm thông tin về sử dụng điện và các nguồn, cơ sở và thiết bị điện theo thời gian và thời gian thực, giúp xác định giờ cao điểm tiêu thụ điện và xây dựng chính sách ưu tiên sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ,
31
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
các thiết bị điện gia dụng thông minh trong mỗi gia đình có thể kết nối với trung tâm điều khiển điện lực của thành phố để tự động điều tiết việc cho phép/không cho phép chạy một số thiết bị tiêu thụ nhiều điện (máy giặt, điều hòa, tủ lạnh,...) trong thời điểm mạng lưới điện đang có lượng tải cao (đơn giá cao hơn), thay vào đó sẽ tự lập trình để vận hành chúng vào những giờ thấp điểm (giá sử dụng điện thấp hơn);
❖ Dữ liệu giao thông: là dữ liệu từ việc số hóa hệ thống hạ tầng giao thông và hệ thống hạ tầng liên quan (điểm tiện ích, dịch vụ như ATM, khách sạn, nhà hàng, tiệm bánh,...) trên các tuyến đường; kết nối vệ tinh thời gian thực cho biết lưu lượng và các phương tiện đang lưu thông, khả năng di chuyển (các điểm/tuyến đang tắc nghẽn hoặc thông thoáng), quãng đường đã đi được của từng phương tiện,...);
❖ Dữ liệu các thiết bị tìm kiếm: là nguồn dữ liệu lớn nhất trong khối dữ liệu tập trung, dựa trên các cơ sở dữ liệu khổng lồ như của Google, các trình duyệt Internet như Chrome, Firefox, Internet Explorer, Opera,...;
❖ Dữ liệu y tế: bao gồm cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh, bệnh án, phác đồ điều trị, đơn thuốc điện tử được tích hợp có khả năng kết nối toàn cầu, hay “bác sĩ điện tử” Watson của IBM và các robot y tế thông minh có thể tự động thực hiện hàng nghìn xét nghiệm để chẩn đoán tự động/hỗ trợ bác sĩ ra các quyết định chăm sóc y tế chuẩn xác...;
❖ Nhiều nguồn khác như: dữ liệu dân cư (căn cước công dân điện tử, dữ liệu điều tra dân số và nhà ở điện tử); dữ liệu
32
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
mở nông nghiệp thông minh (tự động chăm sóc theo nhu cầu cụ thể của các cá thể cây trồng/vật nuôi tùy theo cảm biến môi trường thời gian thực, các phần mềm ứng dụng tự động nhận dạng các loài động thực vật, nhận dạng các loại bệnh thường gặp và gợi ý cách xử lý,...).
Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ Big Data:
❖ Các tổ chức cần phải có kết cấu hạ tầng để thu thập và lưu trữ dữ liệu, cung cấp quyền truy cập và bảo đảm thông tin trong khi lưu trữ và chuyển tiếp.
❖ Ở cấp độ cao, bao gồm hệ thống lưu trữ và máy chủ được thiết kế cho Big Data, phần mềm quản lý và tích hợp dữ liệu, thông tin kinh doanh và phần mềm phân tích dữ liệu và các ứng dụng Big Data.
❖ Phần lớn các kết cấu hạ tầng này sẽ tập trung một chỗ, vì các công ty muốn tiếp tục tận dụng các khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu của mình. Nhưng ngày càng có nhiều tổ chức dựa vào các dịch vụ điện toán đám mây để xử lý nhiều yêu cầu Big Data của họ.
❖ Thu thập dữ liệu đòi hỏi phải có nguồn. Rất nhiều trong số những ứng dụng như các ứng dụng web, các kênh truyền thông xã hội, ứng dụng di động và lưu trữ email đã được cài sẵn. Nhưng khi IoT trở nên phổ biến hơn, các công ty có thể cần phải triển khai cảm biến trên tất cả các loại thiết bị, phương tiện và sản phẩm để thu thập dữ liệu, cũng như các ứng dụng mới tạo ra dữ liệu người dùng (Phân tích dữ liệu theo định hướng IoT có các kỹ thuật và công cụ chuyên biệt của nó).
33
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
❖ Để lưu trữ tất cả các dữ liệu đến, các tổ chức cần phải có đủ dung lượng lưu trữ tại chỗ. Các tùy chọn lưu trữ bao gồm kho dữ liệu truyền thống, data lakes (các hồ dữ liệu) và lưu trữ trên đám mây.
❖ Các công cụ kết cấu hạ tầng bảo mật có thể bao gồm việc mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng và các điều khiển truy cập khác, hệ thống giám sát, tường lửa, quản lý di động của doanh nghiệp và các sản phẩm khác để bảo vệ hệ thống và dữ liệu.
Tác động tích cực: ra quyết định chính xác hơn và nhanh hơn; tăng mức độ ra quyết định trong thời gian thực; dữ liệu mở hỗ trợ đổi mới, sáng tạo; giảm phức tạp và tăng hiệu quả phục vụ người dân; tiết kiệm chi phí; tạo ra các loại việc làm mới...
Tác động tiêu cực: mất việc làm; lo ngại về tính riêng tư; trách nhiệm giải trình (ai sở hữu thuật toán?); sự tin tưởng (làm thế nào để tin vào dữ liệu?); xung đột về các thuật toán.
Thành phố thông minh (Smart City)
Thành phố là hiện tượng phát triển đỉnh cao của sự tiến hóa các cộng đồng nhân loại. Trong thế kỷ XXI, các thành phố sẽ có bước phát triển “nhảy vọt” với sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Thành phố thông minh là một trong 15 sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - nơi tập hợp, nuôi dưỡng, ươm tạo, thử nghiệm và thúc đẩy mọi giải pháp đổi mới, sáng tạo mới.
Nhiều thành phố sẽ kết nối các dịch vụ, tiện ích đô thị và đường sá với Internet. Thành phố thông minh sẽ quản lý năng lượng, dòng nguyên liệu, tài nguyên, nguồn lực đầu vào cho sự phát triển
34
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
thành phố. Các thành phố tiến bộ triển khai nhiều dịch vụ mới trên nền tảng dữ liệu sử dụng công nghệ số như đậu xe thông minh, thu gom rác thông minh, giám sát ô nhiễm không khí thông minh, chiếu sáng thông minh, giám sát giao thông thông minh, quản lý sử dụng năng lượng thông minh, quản lý nguồn nước và quản lý thoát nước thông minh, quản lý dân cư thông minh... Các thành phố thông minh đang liên tục mở rộng mạng lưới công nghệ cảm biến và xây dựng nền tảng dữ liệu làm cốt lõi nhằm kết nối nhiều dự án công nghệ khác nhau và bổ sung các dịch vụ tương lai dựa trên phân tích dữ liệu và mô hình dự báo.
Tác động tích cực: tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực; tăng năng suất, chất lượng; tăng mật độ; cải thiện chất lượng cuộc sống; giảm tác động đến môi trường; người dân dễ dàng tiếp cận các nguồn lực hơn; giảm chi phí giao hàng, vận chuyển; minh bạch hơn việc sử dụng hiệu quả tài nguyên; giảm tội phạm; tăng tính di động; phi tập trung hóa và tăng tính thân thiện với khí hậu trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng; phi tập trung hóa sản xuất hàng hóa; tăng khả năng ứng phó (trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng); giảm thiểu ô nhiễm (không khí, tiếng ồn); tiếp cận giáo dục dễ dàng; tiếp cận thị trường nhanh hơn; tạo thêm việc làm; mô hình chính phủ điện tử phục vụ sự điều hành của chính phủ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và sự hài lòng của dân cư.
Tác động tiêu cực: giám sát tính riêng tư; nguy cơ sụp đổ (mất điện toàn diện) nếu hạ tầng năng lượng trục trặc; tăng tính tổn thương trước các cuộc tấn công mạng, mất quyền kiểm soát...
Nội hàm của thành phố thông minh, trọng tâm của cuốn sách này, sẽ được thảo luận chi tiết trong toàn bộ dung lượng của các phần sau của cuốn sách này.
35
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Chuỗi khối/Tiền ảo (Blockchain/Bitcoin)
Bitcoin và các đồng tiền ảo được tạo ra dựa trên ý tưởng về một hệ thống phân phối đáng tin cậy được gọi là chuỗi khối (Blockchain), một cách kiểm chứng các giao dịch đáng tin cậy theo cơ chế phân phối.
Cơ chế blockchain sẽ mã hóa các dữ liệu theo ma trận mà khi đã xác lập thì không thể thay đổi được, giúp theo dõi, giám sát một cách chính xác quá trình hình thành, diễn biến giao dịch, trao đổi của nguồn tiền (hoặc hồ sơ công việc, truy xuất nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ từ quá trình phát sinh, phát triển và hiện trạng theo thời gian thực,...).
Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu, một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được.
Blockchain cho phép xác nhận các giao dịch thông qua một hệ thống tự kiểm tra, chống giả mạo. Điều này có thể dẫn đến một ngày nào đó chúng ta không còn phải phụ thuộc vào người môi giới (và phí môi giới) và các nhiệm vụ như kiểm tra, kiểm toán sẽ lỗi thời. Tất cả các dữ liệu được ghi trong một blockchain đáng tin cậy vì các giao dịch không thể thay đổi.
Tác động tích cực: blockchain sẽ làm cho thế giới trở nên năng suất hơn, blockchain sẽ khiến các kiểm toán viên và kế toán viên giảm bớt công việc hành chính để họ có thể tạo ra nhiều giá trị khác hơn cho xã hội. Blockchain giúp tăng cơ hội tiếp cận tài chính tại các thị trường mới nổi khi các dịch vụ tài chính trên nền tảng
36
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
chuỗi khối trở nên phổ biến ở mức độ nhất định; giảm thiểu vai trò trung gian của các trung tâm tài chính do dịch vụ và các giá trị khác được tiến hành trao đổi ngay trong chuỗi khối; sự bùng nổ của việc trao đổi tài sản khi tất cả mọi trao đổi đều có thể thực hiện qua chuỗi khối; tạo ra hồ sơ tài sản phong phú hơn tại các thị trường mới nổi với khả năng biến mọi thứ thành vật trao đổi; các hợp đồng và dịch vụ pháp lý ngày càng được gắn liền với các mã liên kết với chuỗi khối và chúng được sử dụng như một loại cam kết bảo đảm không thể phá vỡ hay một hệ thống hợp đồng thông minh được lập trình sẵn; tăng cường tính minh bạch khi chuỗi khối đóng vai trò là sổ cái lưu trữ mọi giao dịch trên toàn cầu.
Tác động tiêu cực:
❖ Bitcoin phá hủy môi trường: Tất cả các máy đào bitcoin tiêu tốn năng lượng điện tương đương với một quốc gia tiêu tốn điện năng đứng thứ 36/196 quốc gia trên thế giới. Nếu cứ giữ mức tăng trưởng các máy đào bitcoin như hiện nay thì đến năm 2020, có thể tổng lượng điện các máy đào bitcoin cộng lại sẽ lớn hơn lượng điện tiêu thụ toàn thế giới.
❖ Tính ẩn danh của bitcoin tác động xấu tới xã hội.
❖ Nghịch lý năng suất (Nghịch lý Solow): Nghịch lý này cho rằng “... khi đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin, năng suất lao động có thể giảm thay vì tăng lên”. Những bất cập kỹ thuật là kết quả của việc đào tạo kém, kỹ năng công nghệ thông tin kém và công tác tuyển dụng yếu kém. Nếu các công nghệ blockchain lấn sân vào tất cả các ngành công nghiệp, chắc chắn rằng sự hiểu lầm về công nghệ có thể làm tăng thêm giờ làm việc của nhân viên, thay vì giảm bớt đi.
37
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
❖ Suy giảm trí thông minh: Sự phụ thuộc vào công nghệ đã cho thấy tác động tiêu cực đến khả năng của con người. Hiệu ứng Google (không dùng não bộ để suy nghĩ gì cả vì chúng ta biết mọi thứ đều có trên Google) tồn tại và ngày càng tràn lan. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy 90% số người mắc chứng mất trí nhớ kỹ thuật số này.
Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng xã hội có nguy cơ trở nên kém thông minh hơn với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ thì những nghiên cứu này chỉ đơn giản là những lời cảnh báo. Việc duy trì sức khoẻ của não bộ và tăng cường sử dụng năng lượng não là cần thiết cho chúng ta cùng nhau tiếp tục giải quyết các vấn đề trên thế giới.
❖ Chuyển đổi bộ kỹ năng: Các giao dịch trong một mạng lưới blockchain đã tạo ra sự tin tưởng, nhưng “sự tin cậy” tự động của các giao dịch này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các kỹ năng xã hội và hành vi của con người. Liệu người ta vẫn tin tưởng vào các giao dịch bên ngoài mạng lưới blockchain? Blockchain sẽ trở thành phương pháp xác nhận chính của tất cả các dữ liệu? Liệu xã hội có trở nên tin tưởng nhiều hơn hay ít hơn nói chung? Giao dịch hoặc thỏa thuận được thực hiện bên ngoài một blockchain có hợp pháp không?
Nếu chúng ta dựa vào blockchain để xác nhận và quản lý các nhiệm vụ và giao dịch, sẽ có sự suy giảm các nhóm kỹ năng và các hành vi xã hội quan trọng. Với sự biến mất của người trung gian (môi giới, các cơ quan, kiểm toán viên), thương lượng của chúng ta và các kỹ năng quản lý dự án cũng có thể bị xóa sổ.
38
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
Phần 1
Trí tuệ nhân tạo là hệ thống máy tính thể hiện hành vi đòi hỏi trí thông minh.
Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ tạo ra từ máy móc, đối lập với trí tuệ tự nhiên là trí tuệ tạo ra từ con người; khái niệm trí tuệ nhân tạo được áp dụng khi máy móc bắt chước được các chức năng lý trí gắn với trí tuệ con người, ví dụ như học hỏi hay giải quyết vấn đề.
Trong cuốn sách Artificial Intelligence: A Modern Approach (Tạm dịch: Trí tuệ nhân tạo: Cách tiếp cận hiện đại), tái bản lần thứ ba năm 2010 do Stuart Russell và Peter Norvig chủ biên có tổng hợp một số định nghĩa khác nhau về trí tuệ nhân tạo, phân loại theo hai góc độ: (i) tư duy và hành động như con người và (ii) tư duy và hành động tự động của máy móc, như sau:
❖ Trí tuệ nhân tạo là “nỗ lực thú vị mới giúp máy tính biết suy nghĩ ... cỗ máy có tâm trí, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng” (Haugeland, 1985).
❖ “[Sự tự động hóa] của các hoạt động mà chúng ta thường gắn với tư duy của con người, ví dụ như ra quyết định hay giải quyết vấn đề, học tập...” (Bellman, 1978).
❖ “Việc nghiên cứu các năng lực tư duy bằng cách sử dụng các mô hình máy tính” (Charniak and McDermott, 1985). ❖ “Việc nghiên cứu để các thuật toán có thể nhận thức, suy luận và hành động” (Winston, 1992).
❖ “Nghệ thuật tạo ra các cỗ máy có thể thực hiện những chức năng đòi hỏi trí tuệ khi được thực hiện bởi con người” (Kurzweil, 1990).
39
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
❖ “Nghiên cứu cách thức khiến máy tính làm được những điều mà ở thời điểm hiện tại con người vẫn đang làm tốt hơn” (Rich and Knight, 1991).
Trí tuệ nhân tạo bao gồm:
❖ Hệ thống tư duy như con người (mạng lưới thần kinh và kiến trúc nhận thức);
❖ Hệ thống hành động như con người (suy luận tự động); ❖ Hệ thống tư duy hợp lý (suy luận, tối ưu hóa); ❖ Hệ thống hành động hợp lý (phần mềm thông minh, robot
đạt mục tiêu thông qua nhận thức xây dựng kế hoạch; giao tiếp, quyết định và hành động);
❖ Hệ thống cảm biến cảm xúc (đang phát triển).
Tác động tích cực: quyết định lý tính; dựa vào dữ liệu; ít thiên vị; loại bỏ những hành vi “bồng bột, cảm tính”; tái cơ cấu bộ máy hành chính lạc hậu; tạo thêm việc làm và khả năng đổi mới sáng tạo; giảm phụ thuộc vào năng lượng; tiến bộ y học, xóa bỏ bệnh dịch.
Tác động tiêu cực: trách nhiệm giải trình (ai là người chịu trách nhiệm, các vấn đề về pháp lý và ủy thác); mất việc làm; nguy cơ bị hack/tội phạm mạng; nghĩa vụ pháp lý, vấn đề quản trị; khiến mọi việc trở nên khó hiểu hơn; gia tăng bất bình đẳng; thuật toán “phá luật”; đe dọa sự sinh tồn của nhân loại.
Trí tuệ nhân tạo hiện được từng bước áp dụng để xây dựng mô hình Chính phủ trí tuệ nhân tạo, thay thế Chính phủ điện tử. Tại Hội nghị toàn cầu về Chính phủ trí tuệ nhân tạo ngày 14/6/2019 diễn ra tại Washington D.C. (Mỹ), PGS.TS. Nguyễn Văn Thành đã trình bày về giải pháp cung cấp hiệu quả dịch vụ công dân với mô hình áp dụng quản lý, phát triển thành phố thông minh gắn với Chính phủ trí tuệ nhân tạo.
40
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị toàn cầu về Chính phủ trí tuệ nhân tạo (Washington D.C., Mỹ, ngày 14/6/2019)
Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và GS. Thomas Patterson,
Phần 1
Trường Đại học Harvard, tại Hội nghị toàn cầu về Chính phủ trí tuệ nhân tạo (Washington D.C., Mỹ, ngày 14/6/2019)
41
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Năng lượng tái tạo/Công nghệ sạch (Renewable Energy/Clean-tech)
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục được tạo ra mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới đang khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.
Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác”.
Tác động tích cực: nền tảng cho sự định hướng, khuyến khích phát triển các loại hình đầu tư năng lượng tái tạo, giúp giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới tăng trưởng năng lượng xanh, hiện đại; có thể làm giảm nhẹ đáng kể việc giải quyết nhu cầu năng lượng cho các khu vực riêng biệt và các nhóm hộ tiêu thụ vùng sâu, vùng xa và các hộ tiêu thụ điện độc lập; tăng cường nguồn cung trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu nước ngoài; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường, giảm tác động làm biến đổi khí hậu,...
Hạn chế và tác động tiêu cực: trở ngại quan trọng hạn chế sự phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là thiếu một hành lang pháp lý phù hợp và sâu xa hơn, do sự thiếu vắng các công trình nghiên cứu về những hậu quả sinh thái trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Ví dụ, việc hoạt động của các trạm phát điện mặt trời
42
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
có thể làm thay đổi hệ số phản chiếu của bề mặt trái đất đến mức độ nào sẽ dẫn đến những thay đổi không lường trước được của khí hậu trên những địa bàn rộng.
Hạn chế nữa là diện tích chiếm đất và kích thước cồng kềnh của các thiết bị năng lượng, có thể dẫn đến thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai, tạo ra những vấn đề hoàn toàn mới mẻ về sinh thái và xã hội. Giá cả hiện hành đối với các dạng nhiên liệu nói chung làm cho các nguồn năng lượng tái tạo hạn chế khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế. Những chi phí lớn cho công trình và công trình phải đầu tư lâu dài làm cho chúng giảm tính hấp dẫn đối với việc bỏ vốn đầu tư.
Điều quan trọng là cần phải hoạch định các tiêu chuẩn về xã hội và sinh thái, về phương pháp luận đánh giá hiệu quả sử dụng các dạng năng lượng tái tạo khác nhau. Trong các tiêu chuẩn, cần phải xem xét các mặt về mối đe dọa đối với sự sống của con người, về việc sung công đất đai, về ảnh hưởng đến các loài chim và động vật, về tác động âm thanh và độ rung, về bức xạ điện từ, v.v.. Khác với các tiêu chuẩn về kinh tế, các tác động kể trên chủ yếu chỉ có ý nghĩa đánh giá về chất lượng.
Các công nghệ tài chính mới (FinTech)
FinTech là viết tắt của cụm từ Financial Technology (công nghệ tài chính). FinTech sử dụng các tiến bộ công nghệ tài chính, ngân hàng để phục vụ việc giao dịch, thanh quyết toán qua môi trường mạng thông suốt giữa khách hàng, doanh nghiệp, người bán hàng, tổ chức trung gian, có thể thực hiện theo thời gian thực hoặc tùy theo lựa chọn của người dùng, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch.
43
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Các sản phẩm FinTech tiêu biểu1 có thể thấy:
❖ Các loại ví tiền điện tử
❖ Tiền điện tử
❖ TransferWise - chuyển tiền ngang cấp.
❖ GoBear - So sánh các dịch vụ
❖ Lending Club - Cho vay vốn
❖ Kickstarter - Gọi vốn cộng đồng
❖ Robinhood - hỗ trợ giao dịch chứng khoán
Các ứng dụng đa dạng của FinTech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro. Không những thế, FinTech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng.
Tác động tích cực: Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng; FinTech với các ứng dụng công nghệ cao giúp phân tích hành vi khách hàng sẽ giúp cho các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm tiết giảm chi phí, hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định, nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng; tăng cao về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao (giỏi cả về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính và công nghệ thông tin).
1. Bạn có thể tìm thấy danh sách dài những sản phẩm và doanh nghiệp FinTech sáng tạo nổi bật năm 2019 trên Internet hoặc các trang chuyên đề của Forbes, Wall Street,...
44
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
Tác động tiêu cực: quá nhiều loại hình dịch vụ tài chính do FinTech mang lại hay các dịch vụ quá mới có thể khiến khách hàng bối rối và không hiểu hết chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của bản thân khi tham gia dịch vụ; hay FinTech cũng có thể thay thế các ngân hàng truyền thống, khiến các hộ gia đình có thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính...
Ở Việt Nam, xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và các FinTech đã đem lại nhiều thay đổi cho lĩnh vực thanh toán. Fintech đã thúc đẩy các hình thức giao dịch qua thiết bị thông minh phát triển rất nhanh và trở lên phổ biến, giảm việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm cuối năm 2019, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó lĩnh vực thanh toán đóng vai trò chủ đạo với gần 30 công ty đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang hoạt động.
Thương mại điện tử (E-Commerce)
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại (mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi) bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Nếu bạn đã từng mua sắm qua mạng sử dụng dịch vụ của các hãng như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, Amazon, Alibaba... hoặc gửi chuyển khoản từ điện thoại thông minh của mình để
45
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
thanh toán các khoản cước phí hoặc từ thiện... thì bạn đã rõ ràng trải nghiệm thương mại điện tử rồi đó.
Tác động tích cực: nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường, làm thay đổi mô hình kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, hình thành các ngân hàng điện tử, mở ra cơ hội cho ngân hàng và khách hàng; ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn.
Tác động tiêu cực: tính an toàn; sự tin tưởng và rủi ro; thiếu nhân lực; văn hóa; thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế); nhận thức của các tổ chức về thương mại điện tử; gian lận trong thương mại điện tử (thẻ tín dụng...); các sàn giao dịch B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) chưa thực sự thân thiện với người dùng; các rào cản thương mại quốc tế truyền thống; thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về thương mại điện tử.
Khách hàng
(nhu cầu)
Đặt hàng
Giao hàng
Nhà sản xuất A
Công ty công nghệ/
viễn thông/start-up…
Nhà sản xuất
B
Nhà sản xuất …
Bản quyền @ PGS.TS. Nguyễn Văn Thành
Mô hình thương mại điện tử trong nền kinh tế chia sẻ
46
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Người máy (Robotics)
Phần 1
Sự phát triển các loại robot1
Robot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong hầu hết các công việc đòi hỏi độ chính xác cao, khả năng ghi nhớ của robot cũng rất lớn, do đó nó có thể thực hiện các thao tác một cách chính xác và rành mạch. Thế hệ xe không người lái cũng sẽ được phát triển để giúp con người lái xe an toàn hơn và còn hàng trăm nghìn công việc có thể được giải quyết một cách tốt hơn.
Những tiến bộ trong các quy trình tự động, từ sản xuất đến các phương tiện tự động và kiến thức tự động được kích hoạt bởi các hệ thống và máy móc có khả năng thay thế cho con người để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau thường được kết hợp với tư duy đa nhiệm và kỹ năng vận động tinh tế. Khoa học người máy bắt
1. http://cesti.gov.vn/chi-tiet/8923/the-gioi-du-lieu/robot-cong-nghiep
47
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
đầu ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau, từ sản xuất đến nông nghiệp, bán lẻ đến dịch vụ.
Dự kiến đến năm 2021 sẽ có khoảng 3,5 triệu robot công nghiệp mới được lắp đặt tại các nhà máy trên thế giới, trong đó châu Á chiếm khoảng 2/3. Robot công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau. Trên toàn cầu, công nghiệp ôtô sử dụng robot nhiều nhất, tiếp theo là điện - điện tử. Xem xét mức độ tự động hóa trong công nghiệp dựa trên số robot/10.000 lao động thì Hàn Quốc là nước dẫn đầu (710 robot/10.000 lao động); Singapore (658 robot/10.000 lao động); Đức (322 robot/10.000 lao động)... Các quốc gia cung cấp robot cho ngành công nghiệp thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức...
Việc tăng trưởng robot sẽ đáp ứng nhu cầu thân thiện với người dùng, có tiềm năng cung cấp quy trình sản xuất thông minh thông qua tự động hóa linh hoạt hơn và giám sát, điều chỉnh theo thời gian thực. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày; tốc độ của công nghệ đổi mới đang gia tăng là một phần của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Tác động tích cực: tác động tích cực đến chuỗi cung ứng và các vấn đề hậu cần, giảm thiểu rủi ro; người lao động có nhiều thời gian giải trí hơn; cải thiện sức khỏe (nhờ vào dữ liệu lớn phục vụ nghiên cứu và phát triển trong ngành dược); ứng dụng sớm trong giao dịch ATM qua ngân hàng; tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nguyên, vật liệu; sản xuất “hồi hương” (như thay thế nhân công hoạt động tại nước ngoài bằng robot).
Tác động tiêu cực: mất việc làm; chịu trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm giải trình; các chuẩn mực xã hội thường ngày, dịch vụ 24 giờ
48
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
hoàn toàn thay thế khái niệm làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều; tấn công mạng và an ninh mạng.
Công nghệ in 3D (3D Printing)
Công nghệ in 3D là công nghệ sản xuất “đắp dần” (additive manufacturing), là việc tạo ra một hoặc nhiều vật thể bằng cách sử dụng máy in 3D để “in” từng lớp theo một bản thiết kế 3D hoặc một mô hình kỹ thuật số sẵn có. Công nghệ in 3D hoàn toàn “đi ngược” với cách sản xuất truyền thống là ghè, đục, cắt, chạm, khắc, gọt, đẽo để “chế tác” ra các công cụ hoặc vật dụng như mong muốn. Công nghệ in 3D bắt đầu với vật liệu rời và sau đó tạo nên một vật thể dưới dạng ba chiều từ một mẫu kỹ thuật số. Hãy tưởng tượng khi ta làm một ổ bánh mỳ, từng lớp một.
Rất nhiều ứng dụng 3D mới mẻ, hữu ích và thú vị đang dần được hiện thực hóa trên nhiều lĩnh vực sản xuất và mang lại tiện ích cho cuộc sống. Công nghệ vật liệu mới cho phép sử dụng nhiều loại vật liệu có thể đưa vào in trên máy in 3D, ví dụ như chất dẻo, nhôm, thép không gỉ, gốm hoặc thậm chí cả các hợp kim tiên tiến, và máy in có thể làm những gì mà trước đây cần tới cả một nhà máy để hoàn thành. Công nghệ in 3D hiện đã có nhiều ứng dụng, từ sản xuất tuốcbin gió cho tới sản xuất đồ chơi. Thị trường toàn cầu cho in 3D ước tính khoảng 32,78 tỷ USD vào năm 2023.
Từ việc thay thế các bộ phận cơ thể con người đến việc hỗ trợ sửa chữa các con tàu đang hành trình lên sao Hỏa, nhiều dự đoán rằng in 3D có thể sớm được cải thiện sẽ tạo ra nhiều phát minh cho nhân loại. Dubai đã tiến thêm một bước để biến ước mơ thành hiện thực khi thông báo rằng 25% các tòa nhà mới của thành phố
49
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
sẽ được thực hiện bằng máy in 3D vào năm 2025. Động thái này là một phần của chiến lược in 3D đầy tham vọng được công bố vào năm 2016 bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống và Thủ tướng của Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất và người trị vì Dubai. Theo Quỹ Tương lai Dubai, chiến lược in 3D nhằm mục đích giảm 70% lao động và cắt giảm chi phí tới 90% trên các lĩnh vực khác nhau.
Tác động tích cực: quá trình phát triển sản phẩm được tăng tốc; rút ngắn chu kỳ từ thiết kế tới sản xuất; các bộ phận phức tạp được sản xuất dễ dàng hơn (trước kia việc này là rất khó khăn, thậm chí không khả thi); tăng nhu cầu về các nhà thiết kế sản phẩm; các cơ sở giáo dục sử dụng máy in 3D để tăng tốc độ học và hiểu; dân chủ hóa năng lực sáng tạo/sản xuất (đều chỉ bị giới hạn bởi thiết kế); sản xuất hàng loạt truyền thống ứng phó với thách thức bằng việc tìm cách cắt giảm chi phí và giữ quy mô sản xuất ở mức tối thiểu; tăng trưởng các “đồ án” mã nguồn mở để in nhiều đối tượng; khai sinh một ngành công nghiệp mới cung ứng các vật liệu in; gia tăng các cơ hội kinh doanh trong vũ trụ1; các lợi ích về môi trường nhờ giảm bớt các yêu cầu về vận chuyển. Xây dựng bằng công nghệ in 3D có thể giải quyết cuộc khủng hoảng vô gia cư do nhiều người đang bị thu hút về sống ở các thành phố khi Liên hợp quốc dự đoán rằng đến năm 2030, thế giới sẽ có 41 thành phố lớn với hơn 10 triệu dân.
Tác động tiêu cực: tăng lượng rác thải cần xử lý và tăng gánh nặng với môi trường; việc sản xuất các bộ phận trong quá trình đắp lớp có thể bị dị hướng, cụ thể là sức mạnh đắp lớp không đồng đều ở
1. “The 3D Printing Startup Ecosystem”, SlideShare.net, 31 July 2014. http://de.slideshare.net/SpontaneousOrder/3d-printing-startup-ecosystem
50
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
tất cả các hướng, có thể làm hạn chế khả năng thực hiện chức năng của các bộ phận; mất việc làm tại các ngành công nghiệp bị gián đoạn; ăn cắp bản quyền; thương hiệu và chất lượng sản phẩm...
Kết nối thực - ảo (Virtual Reality (VR)/Augmented Reality (AR)) Phát triển các môi trường ảo phong phú, tinh vi, có thể bao gồm từ các màn hình hiển thị và các hình ảnh ba chiều đến môi trường kỹ thuật số, vật lý hỗn hợp, hoàn thiện các thế giới và giao diện ảo.
Thực tế ảo (VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người. Các môi trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết kế qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó. Để gia tăng tính trải nghiệm môi trường, các môi trường giả lập đều được tích hợp thêm giác quan khác như thính giác (âm thanh).
Thực tế ảo tăng cường (AR) được hiểu là công nghệ mang những thứ ảo đưa vào thế giới thật, giúp người dùng nhìn thấy, cảm nhận thấy và tương tác được với các vật ảo đó tại thế giới thật.
Phát triển các môi trường ảo phong phú, tinh vi, có thể bao gồm từ các màn hình hiển thị và các hình ảnh ba chiều đến môi trường kỹ thuật số, vật lý hỗn hợp, hoàn thiện các thế giới và giao diện ảo.
VR không phải là thực tế thực sự, nhưng nó tạo ra một không gian ảo khiến bạn nghĩ đó là một thế giới thực, bạn có thể vào đó và có những trải nghiệm khác nhau trong không gian ảo như thực tế. AR là một thế giới thực, có để áp đặt thế giới ảo ở đó và chồng lên các thông tin hữu ích về âm thanh. Nói cách khác, VR là không
51
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
gian ảo hoàn hảo trên thế giới, AR là không gian thực + không gian ảo.
Tác động tích cực: Hướng đến tính ứng dụng, giáo dục, giải trí nhiều hơn, nó sẽ là các sản phẩm tác động trực tiếp vào đời sống của con người, đi đến từng gia đình, từng cơ quan, trường học,... đồng hành cùng mọi người khi ra khỏi nhà, đem đến những tiện lợi, những trải nghiệm tuyệt vời.
Tác động tiêu cực: Chi phí, giá thành cao; sử dụng kèm các thiết bị điện tử... Khi VR tiến bộ hơn, chúng ta sẽ dần bị cảm thấy xa rời, lạc lõng với đời sống thực và chìm đắm trong đời sống ảo. Mặt trái khi sử dụng sai mục đích của VR, hoặc những nhà phát triển không có “tâm” hay thiếu trách nhiệm, đạo đức... dẫn đến nguy cơ gây chấn thương tâm lý khi sử dụng thực tế ảo trong thời gian dài. Vì vậy cần có những chế tài, quy định hay một “bộ quy tắc ứng xử” để kiểm soát việc phát triển quá đà của công nghệ mới này. Một số công ty sản xuất kính thực tế ảo đã khuyến cáo người chơi nên có giới hạn sử dụng là 1 giờ/ngày như HTC Vive, hay trong sách hướng dẫn của Sony PlayStation VR cũng cấm trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị.
Nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy)
Bạn đã từng đặt vé trên mạng qua các kênh như skyscanner; đặt phòng, đặt vé máy bay khi đi du lịch qua Airbnb, Tripadviser, Agoda, Traveloka, Reddooz…; đi xe chung của Grab, Uber, Bee hay Gojek? Như vậy bạn đã tham gia và trải nghiệm trực tiếp nền kinh tế chia sẻ rồi đó. Trong sự thành công của kinh tế chia sẻ trên thế giới có thể kể đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Airbnb, Uber, Grab, RabbitTask, Zipcar, RelayRides, Lyft... Rất nhiều dịch
52
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
vụ khác đã và đang tiếp tục phát triển mạnh, chia sẻ và cho thuê gần như mọi thứ: từ máy nông nghiệp, máy công nghiệp, các thiết bị công nghiệp nặng, cho đến máy ảnh, đồ chơi, thiết bị thể thao (xe đạp, ván trượt...), cho vay tiền, gọi vốn, chia sẻ wifi cho nhau, chăm sóc thú cưng, cho thuê xe tự lái, cho thuê nhân viên, thuê sách...
“Nền kinh tế chia sẻ” là một thuật ngữ đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng và kết hợp với các yếu tố công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh. Mô hình này thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi xướng - đối tượng này không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống.
Khái niệm nền kinh tế chia sẻ khởi đầu vào năm 1995 tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Nó khởi đầu bằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người,... và giúp cho các cá nhân có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo.
Mô hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn.
Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới.
Có thể thấy, lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả
53
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ.
Đây chính là những yếu tố khiến mô hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu.
Tác động tích cực: tăng khả năng tiếp cận với các công cụ và các tài nguyên vật chất hữu ích khác; mang lại các kết quả tốt hơn cho môi trường (giảm sản xuất và yêu cầu ít tài sản hơn); nhiều dịch vụ cá nhân sẵn có hơn; tăng khả năng dựa vào dòng tiền (ít cần tới các khoản tiết kiệm để có thể sử dụng các tài sản); sử dụng các tài sản hiệu quả hơn; ít cơ hội lợi dụng lòng tin dài hạn nhờ các vòng phản hồi trực tiếp và công khai; tạo ra các nền kinh tế thứ cấp (các tài xế Uber vận chuyển hàng hóa hoặc thực phẩm); gia tăng tương tác xã hội.
Tác động tiêu cực: khả năng thích ứng thấp hơn sau khi mất việc (do ít tiền tiết kiệm hơn); nhiều lao động hợp đồng/lao động theo công việc hơn (so với lao động dài hạn ổn định thông thường); giảm khả năng đo lường nền kinh tế có khả năng mang màu xám (grey economy); nhiều cơ hội lợi dụng lòng tin ngắn hạn hơn; ít vốn đầu tư sẵn có trong hệ thống hơn.
Bên cạnh những lợi ích vượt trội, mô hình nền kinh tế chia sẻ cũng tồn tại nhiều mối lo ngại cho sự phát triển của nó, đặc biệt là tính pháp lý. Những thách thức về khung pháp lý đặt ra cho mô hình kinh doanh chia sẻ, đó là sự cạnh tranh “không công bằng”, tình trạng này đang khiến cơ quan quản lý của nhiều quốc gia bối rối.
Bên cạnh đó, việc trốn thuế của các công ty tham gia nền kinh tế chia sẻ cũng sẽ trở thành mối quan tâm lớn của chính phủ các
54
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
quốc gia, khi mà những khoản lợi nhuận mà các công ty này thu được ước tính lên tới những con số khổng lồ (đặc biệt là sau khi “hồ sơ Panama” đang khuấy đảo các quốc gia trên thế giới). Những công ty này hiện vẫn duy trì danh nghĩa là công ty tư nhân - điều này cho phép họ linh động điều chỉnh, không phải báo cáo số liệu với cổ đông, không bị kiểm toán độc lập và không ai có thể giám sát tài khoản.
Internet kết nối vạn vật (Internet of Things (IoT)) Internet kết nối vạn vật thông qua hệ thống các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau. Là một phần tích hợp của Internet tương lai bao gồm các phát triển của Internet và mạng hiện tại, cùng sự tiến hóa với kết cấu hạ tầng mạng động toàn cầu dựa trên giao thức liên kết và tương tác “vạn vật” hữu hình và ảo sử dụng các giao diện thông minh được tích hợp vào mạng thông tin một cách thông suốt.
Viễn cảnh IoT bao gồm:
❖ IoE (Internet of Energy): Internet kết nối năng lượng; ❖ IoS (Internet of Services): Internet kết nối dịch vụ; ❖ IoM (Internet of Multimedia): Internet kết nối truyền thông đa phương tiện;
❖ IoP (Internet of People): Internet kết nối con người;
IoT sẽ thay đổi cả phương thức hoạt động của một nền kinh tế, tạo mô hình kinh doanh mới. Các siêu kết nối thông qua IoT và điện toán đám mây sẽ cho phép truyền thông tin và giao tiếp phổ quát toàn cầu và gần như tức thời, xuất hiện những cách thức mà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trước đây cho là điều không tưởng.
55
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Tác động tích cực: nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; tăng năng suất; nâng cao chất lượng cuộc sống; tác động tới môi trường; chi phí cung cấp dịch vụ thấp hơn; tăng tính minh bạch về tình trạng tài nguyên và sử dụng tài nguyên; độ an toàn (ví dụ: máy bay, thực phẩm); hiệu quả (dịch vụ hậu cần); tăng nhu cầu lưu trữ và băng thông; chuyển đổi thị trường lao động và kỹ năng; tạo ra các loại hình kinh doanh mới; các ứng dụng thời gian thực ngay trong điều kiện khắc nghiệt trở nên khả thi trên các mạng truyền thông thông thường; sản phẩm được thiết kế theo hướng sẵn sàng “kết nối số”; bổ sung dịch vụ kỹ thuật số cho sản phẩm; bản sao kỹ thuật số cung cấp dữ liệu chính xác cho công tác giám sát, kiểm soát và dự báo; bản sao kỹ thuật số trở thành yếu tố tích cực trong quá trình kinh doanh, thông tin và xã hội; mọi vật sẽ có thể nhận thức một cách toàn diện hơn về môi trường xung quanh chúng, tự động phản ứng và hành động; tạo ra kiến thức bổ sung và giá trị nhờ các thiết bị “thông minh” được liên kết với nhau.
Tác động tiêu cực: ảnh hưởng đến quyền riêng tư; lao động giản đơn mất việc; nguy cơ tấn công mạng, an ninh (ví dụ: mạng lưới điện); mức độ phức tạp cao, nguy cơ mất kiểm soát.
Công nghệ nano/Vật liệu 2D (Nanotechnology/2D Materials) Những thành tựu trong hóa học và vật lý dẫn đến việc tạo ra các chất liệu mới, vật liệu thông minh, vật liệu 2D và các đột phá khác trong các tính chất và chế tạo, từ các đặc tính nhiệt và giữ hình dạng đến các chức năng từ và cơ học.
Ví dụ: vật liệu nano cao cấp như graphene có thể tăng tốc độ máy tính lên 1.000 lần; nó dẫn điện tốt hơn đồng gấp 10 lần và tốt hơn silicon 250 lần. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra transistor (linh
56
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
kiện bán dẫn điện tử) bằng vật liệu graphene. Các transistor được sử dụng để xây dựng các khối bảng mạch điện tử của máy tính, nhưng tốc độ bị giới hạn bởi vật liệu chế tạo transistor. Người ta sử dụng dòng từ trường tác động lên vật liệu graphene đã giúp tăng tốc độ các bộ vi xử lý lên hàng nghìn lần. Do vậy các nhà khoa học dự báo graphene có thể làm tăng tốc độ các máy tính hiện nay lên 1.000 lần trong khi chỉ sử dụng 1% năng lượng. Các transistor bằng graphene có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với chế tạo bằng silicon bán dẫn hiện nay. Máy tính tốc độ cao hơn sẽ làm chuyển đổi những gì chúng ta đang làm với Big Data. Các máy tính mạnh mẽ này sẽ được sử dụng để tạo lập các mô hình dự báo khí hậu, khám phá không gian và không giới hạn trong các lĩnh vực khác nhau.
Tác động tích cực: được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, điện tử, may mặc, trong tự nhiên, thực phẩm...
Tác động tiêu cực: liên quan về yếu tố đạo đức (dùng công nghệ nano để can thiệp biến đổi gen), sức khoẻ, sự an toàn và phản ứng xã hội.
Công nghệ sinh học/Biến đổi gen và cách mạng nông nghiệp (Biotechnology/Genetics and Agricultural Innovation) Những cải tiến trong chỉnh sửa bộ gen, liệu pháp gen và các dạng khác của thao tác di truyền và sinh học tổng hợp dẫn đến bổ sung đăng ký các loài động vật được sắp xếp trình tự cũng như DNA của con người, việc tạo ra các sinh vật không tồn tại trước đó và sửa đổi vi sinh vật. Các ứng dụng y tế, nông nghiệp và công nghiệp, bao gồm tích hợp chúng với các tiến bộ điện tử và máy tính.
57
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Những tiến bộ này sẽ không chỉ tạo ra tác động sâu rộng tới y học mà còn tới nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học.
Hiện tại, hệ thống siêu máy tính Watson của IBM có thể giúp đưa ra khuyến nghị, chỉ trong vài phút, về các phương pháp điều trị cá nhân cho các bệnh nhân ung thư bằng cách so sánh lịch sử bệnh lý và quy trình điều trị, kết quả chụp cắt lớp và dữ liệu di truyền với (gần như) tất cả những kiến thức y học cập nhật trên toàn cầu.
Khả năng chỉnh sửa sinh học có thể được áp dụng cho bất kỳ một loại tế bào cụ thể nào, cho phép tạo ra các thực vật hoặc động vật biến đổi gen, cũng như thay đổi tế bào của các cá thể trưởng thành bao gồm cả con người. Danh sách các ứng dụng tiềm năng dường như là vô tận - từ khả năng làm biến đổi động vật để chúng có thể được nuôi với chế độ thức ăn kinh tế hơn và phù hợp hơn với điều kiện địa phương, đến việc tạo ra cây lương thực có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt hoặc hạn hán.
Tác động tích cực: gây giống chọn lọc, gây giống tiên tiến; người tiêu dùng có thêm lựa chọn về nguyên liệu thô biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi bằng thức ăn biến đổi gen,...
Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường; đe dọa đa dạng sinh thái, xói mòn; mất việc làm và sinh kế cho người nông dân; vấn đề đạo đức.
Khử muối lọc nước ngọt từ nước biển và quản lý chất thải rắn (Desalination and Enhanced Waste Management) Đối với các vùng khô hạn như Trung Đông và Bắc Phi, việc khử muối từ lâu đã là một phần của chiến lược nước quốc gia. Nhìn chung, khu vực này chiếm một nửa công suất khử muối của thế
58
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
giới và là nơi có những nhà máy khử mặn lớn nhất. Sự quan tâm và đầu tư vào công việc khử muối đang mở rộng ra ngoài khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, một phần do lo ngại về khan hiếm nước, 14% dân số thế giới dự kiến sẽ sống ở các khu vực khan hiếm nước vào năm 2025. Nhu cầu ngày càng tăng không phải là động lực duy nhất của việc tăng đầu tư vào khử muối khi công nghệ đã trở nên khả thi hơn về mặt kinh tế.
Tác động tích cực: khử muối; tái sử dụng nước; công nghệ nhiệt; tái chế và tái sử dụng; sử dụng năng lượng và hiệu quả; nguồn năng lượng thay thế; môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tác động tiêu cực: chi phí, giá thành cao khi sản xuất đại trà.
4 MỘT SỐ DẤU MỐC CÔNG NGHỆ CỐT LÕI ĐỊNH HÌNH CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI NGÀY NAY1
Năm 1971: Ray Tomlinson, nhà lập trình máy tính người Mỹ, đã phát minh ra email trên hệ thống ARPRANET, tiền thân của mạng Internet; ông đã chọn biểu tượng @ để tách người dùng khỏi tên máy chủ trong địa chỉ gửi thư.
Ngày 03/4/1973: Cuộc gọi di động đầu tiên được thực hiện bởi nhân viên của hãng Motorola là Martin Cooper.
Ngày 15/3/1985: Symbolics Computer Corporation đăng ký tên miền “.com” đầu tiên, symbolics.com.
1. https://qz.com/1083866/the-technology-firsts-that-have-shaped-modern life-aswe-know-it/
59
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Ngày 12/3/1989: Tim Berners-Lee, nhà nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), phát minh ra mạng Internet toàn cầu World-Wide-Web (www).
Tháng 9/1991: Trang web đầu tiên được đưa lên mạng Internet toàn cầu - đó là một trang web giải thích khái niệm thế nào là một trang web. Nó được tạo ra bởi Tim Berners-Lee năm 1989.
Ngày 11/3/1992: Nhân viên nghiên cứu của Bell Communications Research, Nathaniel Borenstein, gửi email đầu tiên có thể đính kèm tệp (attachment) là bức ảnh nhóm nhạc bốn người “The Telephone Chords” mà ông là một thành viên. Borenstein là đồng tác giả của Giao thức mở rộng thư điện tử đa mục đích (MIME), cho phép đính kèm tệp vào email.
Ngày 06/01/1993: Giám đốc điều hành của AOL trong tương lai, Ted Leonsis, gửi tin nhắn đầu tiên của AOL cho vợ: “Đừng sợ... là anh đây. Yêu em và nhớ em”. Cô trả lời: “Wow... thật tuyệt!”.
Ngày 03/4/1995: Kỹ sư phần mềm John Wainwright ở California mua cuốn sách đầu tiên bán trên Amazon, Fluid Concepts and Creative Analogies: Computer Models of the Fundamental Mechanisms of Thought (tạm dịch: Khái niệm chất lỏng và những sáng tạo tương tự: Ý tưởng về các mô hình máy tính cơ bản) với giá 27,95 USD. Giờ đây, có một tòa nhà được đặt theo tên ông trong khuôn viên trụ sở của Amazon tại Seattle, Washington, Mỹ.
Tháng 9/1995: Pierre Morad Omidyar đăng một con trỏ laser hỏng để bán trên trang web AuctionWeb của ông. Nó được bán cho một nhà sưu tập con trỏ laser hỏng với giá 14,83 USD, chính thức hình thành trang thương mại điện tử, nay là eBay.
60
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
Ngày 11/6/1997: Nhà doanh nghiệp Philippe Kahn nóng lòng muốn thông báo cho thế giới biết về đứa con mới sinh của mình, vì thế ông đã phát minh ra điện thoại tích hợp máy ảnh trong khi vợ ông đang lâm bồn tại bệnh viện phụ sản Santa Cruz. Ông đã liên kết một máy ảnh kỹ thuật số với điện thoại Motorola StarTAC nắp gập bằng việc sử dụng máy tính xách tay và vài dòng mã. Khi ông trình bày với Kodak và Polaroid ý tưởng này, họ chế giễu, không thể tưởng tượng được một chiếc điện thoại có thể sử dụng làm gì ngoại trừ để đàm thoại.
Năm 1999: Shigetaka Kurita đã thiết kế các biểu tượng cảm xúc (emoji) trên di động đầu tiên, dưới dạng những hình ảnh 12x12 pixel hiển thị trên điện thoại di động. Bộ sưu tập đầu tiên bao gồm 176 emoji chỉ sử dụng 6 màu.
Ngày 03/11/2000: Người hâm mộ Internet đăng ký tên miền đầu tiên trên GoDaddy và sau đó tham gia vào công ty với tư cách là nhân viên.
Tháng 4/2003: Một nhà phát triển người Estonia đã phát minh ra Skype - một phần mềm gọi điện thoại và truyền hình cho phép mọi người truy cập Internet nói chuyện với nhau với chất lượng âm thanh không hề kém điện thoại thông thường.
Ngày 07/5/2003: Trang mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn ra mắt với hồ sơ của người đồng sáng lập Jean-Luc Vaillant; và đây là hồ sơ lâu đời nhất trên mạng xã hội nghề nghiệp này.
Ngày 04/02/2004: Sinh viên Đại học Harvard, Mark Zuckerberg, ra mắt TheFacebook.com, lấy số liệu cá nhân số 4 cho mình (Các số liệu 1-3 được phỏng đoán là để thử nghiệm). Tính đến hết tháng 12/2018, ước tính Facebook có khoảng 2,3 tỷ người dùng/7,5 tỷ người toàn thế giới, chiếm hơn 1/4 dân số thế giới.
61
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Ngày 23/4/2005: Video đầu tiên được đăng tải lên YouTube là “Me at the zoo” bởi người đồng sáng lập Jawed Karim. Đến tháng 9/2020, video này đã thu hút được khoảng 113 triệu lượt xem.
Ngày 23/6/2005: Người đồng sáng lập Alexis Ohanian đăng liên kết đầu tiên (link) trên Reddit dưới tên người dùng là “kn0thing”. Ông đã tiếp tục đăng bài dưới tên người dùng đó trong 12 năm kể từ đó. Reddit hiện có khoảng 300 triệu lượt người dùng hàng tháng trên toàn cầu với nền tảng một trang cộng đồng, nơi người dùng có thể thảo luận và chia sẻ mọi thông tin theo bất kỳ nhóm chủ đề nào.
Ngày 21/3/2006: Người đồng sáng lập Twitter, Jack Dorsey, đã bắt đầu dịch vụ này bằng cách đăng dòng twit đầu tiên để chào thế giới rằng “tôi vừa lập xong tài khoản twitter của mình” (“just setting up his twitter account”).
Ngày 09/01/2007: Steve Jobs, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Apple, cho ra mắt chiếc điện thoại iPhone đầu tiên tại San Francisco.
Tháng 10/2007: Sinh viên thiết kế người Ấn Độ, Amol Surve, trở thành người đầu tiên sử dụng dịch vụ lưu trú Airbnb, do Brian Chesky và Joe Gebbia đồng sáng lập tại San Francisco. Airbnb là viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast, là mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động.
Tháng 02/2008: Hãng Tesla đưa chiếc xe điện đầu tiên của mình, Roadster tại San Carlos, California.
Ngày 01/3/2008: Đơn hàng đầu tiên được đặt trên Grubhub cho Pizza Pete lúc 1 giờ sáng ở Chicago, với giá 22,71 USD. Grubhub là
62
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
một công ty đặt hàng thực phẩm trực tuyến và di động kết nối thực khách với các nhà hàng địa phương. Công ty có trụ sở tại Chicago, công ty có hơn 14 triệu thực khách đang hoạt động và khoảng 80.000 đối tác nhà hàng tại hơn 1.600 thành phố trên khắp nước Mỹ và Vương quốc Anh.
Ngày 20/7/2009: Kỹ sư Venmo, Harish Venkatesan, trả cho nhà sáng lập Andrew Kortina tiền “bữa ăn trưa” 10 USD sau khi ăn tại một nhà hàng. Cả hai đều nhận được thông báo qua tin nhắn xác minh thanh toán.
Ngày 17/5/2010: Nhà phát triển phần mềm Laszlo Hanyecz hoàn thành giao dịch bitcoin thương mại đầu tiên - 10.000 bitcoins - để mua hai chiếc bánh pizza ở Florida.
Ngày 31/5/2010: Uber ra mắt tại San Francisco.
Ngày 16/7/2010: Giám đốc điều hành và người sáng lập của Instagram, Kevin Systrom, giới thiệu nền tảng truyền thông xã hội này bằng cách đăng ảnh chụp một chú chó dễ thương.
Ngày 03/8/2012: Nhóm Tinder có trụ sở tại Los Angeles đã thực hiện kết nối hẹn hò thử nghiệm trước khi ra mắt ứng dụng chính thức. Tinder là ứng dụng kết nối hẹn hò cho những người độc thân trên toàn thế giới.
Năm 2013: Nokia bán mình cho Microsoft với số tiền lên đến 7 tỷ USD. Thương vụ này cũng đặt dấu chấm hết cho “đế chế” điện thoại di động lừng danh trong quá khứ1.
1. TCL Communication cho biết quyền sử dụng nhãn hiệu Blackberry của họ sẽ hết hạn vào ngày 31/8/2020, sau đó công ty sẽ không bán thiết bị nào mang tên Blackberry; chấm dứt “đế chế” của Blackberry. (Nguồn: Twitter chính thức của Blackberry Mobile).
63
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Ngày 25/10/2017: Sophia là công dân robot - trí tuệ nhân tạo đầu tiên được Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) trao quyền công dân.
5 21 SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ ĐƯỢC TRÔNG CHỜ XUẤT HIỆN TRƯỚC NĂM 2025
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9/2015 đã điều tra và xác định 21 sản phẩm công nghệ được trông chờ xuất hiện đến trước năm 20251:
❖ 10% dân số sẽ mặc quần áo kết nối với Internet và các cảm biến.
❖ 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí (có quảng cáo).
❖ 1.000 tỷ cảm biến kết nối với Internet.
❖ Dược sĩ robot đầu tiên ở Mỹ.
❖ 10% kính đọc sách sẽ được kết nối với Internet. ❖ 80% người dân có định danh kỹ thuật số trực tuyến trên Internet.
❖ Chiếc ôtô đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ in 3D. ❖ Chính phủ đầu tiên thay thế cuộc tổng điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.
❖ Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu tiên được thương mại hóa.
1. http://www3.weforum.org/docs/WEF_GAC15_Technological_Tipping_ Points_report_2015.pdf
64
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
❖ 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D. ❖ 90% dân số dùng điện thoại thông minh.
❖ 90% dân số thường xuyên truy cập Internet.
❖ 10% xe chạy trên đường ở Mỹ là xe không người lái. ❖ Cấy ghép lá gan in 3D đầu tiên.
❖ 30% việc kiểm toán ở các công ty được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo.
❖ Lần đầu tiên chính phủ thu thuế bằng công nghệ blockchain. ❖ Các thiết bị dân dụng chiếm hơn 50% lượng truy cập Internet tại nhà.
❖ Trên phạm vi toàn cầu, việc đi lại/du lịch bằng dịch vụ đi chung xe (carsharing) sẽ nhiều hơn so với việc đi bằng phương tiện cá nhân.
❖ Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người mà không có đèn giao thông.
❖ 10% GDP trên toàn cầu được lưu trữ bằng công nghệ blockchain.
❖ Cỗ máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên là một thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp.
6 MỘT SỐ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cơ hội
❖ Tạo ra kiến thức, công việc, sản phẩm và dịch vụ mới. ❖ Tăng năng suất, ngày càng tạo ra các sản phẩm đỉnh cao và các dịch vụ đáp ứng.
65
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
❖ Cải thiện công thái học (nâng cao chất lượng nơi làm việc) và tạo ra giá trị gia tăng cho lao động.
❖ Xóa bỏ dần các công việc nguy hiểm, nhiệm vụ lặp đi lặp lại và thường xuyên.
❖ Tạo ra một thế giới kết nối, các hệ thống mở, tăng tính minh bạch và chịu trách nhiệm.
❖ Hình thành thêm các mối quan hệ cộng tác mới, các hình thức hợp tác, mối quan hệ và thực hành có tổ chức. ❖ Giảm bất bình đẳng xã hội, chính trị và kinh tế.
Thách thức
❖ Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra sự bất bình đẳng chưa từng có không chỉ giữa các giai cấp mà còn giữa các quốc gia.
❖ Thất nghiệp tăng với mức độ đáng kể, nhiều công việc bị hủy bỏ.
❖ Thách thức lớn nhất là “sự không phù hợp” có thể tạo ra tầng lớp “vô dụng” hoặc cảm thấy vô dụng do không bắt kịp với sự thay đổi công nghệ và thay đổi cấu trúc xã hội.
❖ Sự xuất hiện của độc quyền tập đoàn chi phối nền kinh tế và gia tăng sự giàu có tập trung.
❖ Lao động bấp bênh và thị trường bị phân cực.
❖ Thiếu kỹ năng mới phục vụ các khu vực tăng trưởng và xuất hiện sự không phù hợp giữa nhu cầu về kỹ năng và khả năng cung cấp của ngành giáo dục - đào tạo.
❖ Việc mở rộng và tăng cường giám sát, theo dõi làm ảnh hưởng đến sự riêng tư. Sự gia tăng của các chế độ độc tài kỹ thuật số sẽ giám sát tất cả mọi người mọi lúc, mọi nơi.
66
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
❖ Tăng cơ hội cho tội phạm mạng và cơ hội cho các phần tử gây rối chính trị và kinh tế.
❖ Sự phát triển của Digital Taylorism và ‘thuật toán’ quản lý hành vi. Digital Taylorism là phương pháp quản lý hiện đại dựa trên tối đa hóa hiệu quả bằng cách tiêu chuẩn hóa và thường xuyên hóa các công cụ và kỹ thuật để hoàn thành mỗi nhiệm vụ liên quan đến một công việc nhất định. Digital Taylorism liên quan đến việc sử dụng công nghệ quản lý để theo dõi công nhân và bảo đảm họ đang sử dụng các công cụ và kỹ thuật này ở mức thỏa đáng.
❖ Sự chậm trễ của chính sách so với tốc độ phát triển của xã hội và công nghệ, bao gồm sự suy yếu của các hành động tập thể, các hệ thống bảo vệ xã hội và chậm phản ứng chính sách.
❖ Công nghệ 4.0 có thể phá vỡ không chỉ nền kinh tế, chính trị và triết học của chúng ta - mà cả hệ sinh thái của chúng ta sẽ bị sụp đổ nếu không có sự kiểm soát. (Sau bốn tỷ năm của cuộc sống hữu cơ trên trái đất được định hình bởi quá trình chọn lọc tự nhiên, chúng ta sắp bước vào một kỷ nguyên mới của cuộc sống vô cơ được định hình bằng thiết kế thông minh của trí tuệ nhân tạo).
❖ Xuất hiện quan niệm về sự sụp đổ hệ sinh thái tự nhiên do trí tuệ nhân tạo can thiệp.
Các vấn đề đặt ra
❖ Cần cải cách các quy định để đáp ứng đổi mới công nghệ. ❖ Cần đảm bảo hệ thống quản lý đủ linh hoạt và tập trung vào kết quả để cho phép đổi mới phát triển mạnh.
67
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
❖ Cần cho phép thử nghiệm, thử nghiệm và thử nghiệm đổi mới dưới sự giám sát theo quy định (kiểm soát vấn đề đạo đức trong trí tuệ nhân tạo).
❖ Cần hỗ trợ các nhà đổi mới để định hướng thiết kế cảnh quan tuân thủ quy định.
❖ Cần xây dựng đối thoại với xã hội và các ngành về cách quản lý và điều chỉnh đổi mới công nghệ.
❖ Cần hợp tác với các đối tác trên toàn cầu để giảm bớt các rào cản pháp lý đối với thương mại các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
7 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Quy mô và phạm vi của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sẽ đem đến những thay đổi có tầm vóc lớn lao về kinh tế, xã hội và văn hóa mà khó ai có thể hình dung được. Tuy nhiên, phần này sẽ phân tích những tác động tiềm năng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với kinh tế, các chính phủ và các quốc gia, an ninh quốc phòng, với xã hội và mỗi cá nhân.
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - thông minh; làm “mờ dần” tính chất khác biệt giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả; tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu.
Kinh tế thế giới trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực công nghệ và đổi mới, sáng tạo,
68
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
thay cho tăng trưởng dựa vào các yếu tố đầu vào truyền thống. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ làm tăng vị thế của các quốc gia dựa chủ yếu vào sức mạnh công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại: các tập đoàn lớn vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây trong lĩnh vực công nghệ vượt mặt. Các công ty như Google, Facebook,... đang tăng trưởng nhanh, trong khi IBM, Microsoft, Cisco, Intel, hay một loạt các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn.
⮚ Năng suất
Năng suất là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho tăng trưởng dài hạn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những tác động bước đầu tới năng suất:
❖ Đem lại cơ hội lồng ghép những nhu cầu chưa được đáp ứng của hai tỷ người vào kinh tế toàn cầu, kích cầu các sản phẩm và dịch vụ hiện có bằng cách trao quyền và kết nối các cá nhân, các cộng đồng trên thế giới lại với nhau.
❖ Gia tăng đáng kể khả năng giải quyết các tác động ngoại biên tiêu cực, và trong quá trình này, kích thích tiềm năng tăng trưởng kinh tế.
❖ Doanh nghiệp, chính phủ và những người lãnh đạo các tổ chức xã hội đều đang nỗ lực cải cách để khai thác triệt để hiệu suất mà sức mạnh công nghệ số mang lại. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp 4.0
69
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
và nó đòi hỏi những cơ cấu kinh tế và tổ chức hoàn toàn mới để có thể nắm bắt đầy đủ giá trị của nó.
⮚ Việc làm
Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động khi máy móc dần dần thay thế con người.
Nhiều loại hình công việc, đặc biệt là những công việc có đặc thù máy móc lặp đi lặp lại và đòi hỏi lao động chân tay chính xác, đã được tự động hóa. Xu thế này sẽ còn tiếp diễn khi sức mạnh của máy tính tiếp tục phát triển vượt bậc. Sớm hơn dự đoán của đa số, công việc của những nghề nghiệp như luật sư, phân tích tài chính, bác sĩ, phóng viên, kế toán, bảo hiểm hay thủ thư có thể sẽ được tự động hóa một phần hoặc toàn bộ. Đến nay, thực tế cho thấy Cách mạng công nghiệp 4.0 có vẻ tạo ra ít việc làm hơn trong các ngành công nghiệp mới so với các cuộc cách mạng trước đó.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 47% số việc làm tại Mỹ có nguy cơ bị tự động hóa, có thể trong một hoặc hai thập kỷ tới, với đặc thù là quy mô triệt tiêu việc làm rộng hơn nhiều và với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những lần dịch chuyển thị trường lao động trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Bên cạnh đó, xu hướng sắp tới là sự phân cực mạnh mẽ hơn của thị trường lao động. Việc làm sẽ tăng đối với loại công việc trí tuệ, sáng tạo với mức lương cao và loại công việc chân tay thu nhập thấp, nhưng sẽ giảm đáng kể đối với các loại công việc đều đặn, lặp đi lặp lại với thu nhập trung bình.
70
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong Báo cáo Tương lai việc làm năm 2018, sự phát triển của công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ khiến 75 triệu việc làm bị mất đi. Tuy nhiên, 1,33 triệu việc làm sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp phân chia lại lao động giữa con người và máy móc. Qua đó, 58 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra vào năm 2022.
Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo rằng, trong 2 thập niên tới, khoảng 56% số lao động kỹ năng thấp, một số công việc hành chính, văn phòng tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (70%), có nguy cơ mất việc vì robot1. “Robot cướp việc” con người đã đến Việt Nam; 90% công nhân của một nhà máy ở Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot2.
Theo ILO, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày và 3/4 lao động trong ngành điện, điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa. Từ năm 2016, ở Đài Loan, Foxconn - doanh nghiệp đã giàu lên từ việc chuyên “dùng sức người” để gia công phụ kiện cho Apple, Sony và Nokia đã cắt giảm 60.000 công nhân (hơn một nửa lượng lao động hiện có) để thay thế bằng robot. Và câu chuyện tương tự hoàn toàn có thể xảy ra tại Samsung, với hơn 100.000 công nhân hiện tại ở Việt Nam3.
Trong khi đó, theo OECD/WB 20154, năm 2014 chất lượng nhân lực của Việt Nam đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11/12
1. https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_dialogue/---act_emp/ documents/publication/wcms_579554.pdf
2. http://www.nhandan.com.vn/hangthang/tieu-diem/item/34244902-doanh nghiep-viet-nuoc-da-den-chan.html
3. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/cong-nghiep-4-0-loi-the nuoc-di-sau-co-hoi-viet-nam-thay-doi-vi-the-414551.html 4. OECD 2015, Agricultural Policies in Viet Nam 2015, OECD Publishing, Paris. page 226.
71
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
nước ở châu Á tham gia xếp hạng1. Theo Báo cáo về chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2018-2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam đạt 61,5/100 điểm, xếp hạng 67/141 quốc gia2. Tính đến hết quý I/2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ ở Việt Nam chỉ đạt 22,2% lực lượng lao động. Phần lớn lao động Việt Nam đều thiếu kỹ năng mềm: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp (trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp)...
⮚ Doanh nghiệp
Cách mạng công nghiệp 4.0 có bốn tác động chính lên doanh nghiệp của các ngành khác nhau:
❖ Kỳ vọng của người tiêu dùng đang thay đổi: Cách tiếp cận truyền thống theo các phân khúc dân số đang chuyển dần thành tìm kiếm khách hàng bằng tiêu chí số, nghĩa là xác định khách hàng tiềm năng dựa vào sự sẵn sàng chia sẻ dữ liệu và tương tác của họ. Do sự chuyển dịch từ sở hữu sang chia sẻ ngày càng gia tăng (đặc biệt là ở các thành phố), chia sẻ dữ liệu sẽ là một phần thiết yếu để tạo lập giá trị.
❖ Dữ liệu giúp cải tiến sản phẩm và cải thiện năng suất sử dụng tài sản: Công nghệ mới đang thay đổi cách doanh nghiệp nhìn nhận và quản lý tài sản của họ, khi sản phẩm và dịch vụ được cải tiến với các tính năng số giúp nâng cao giá trị. Ví dụ: Tesla đã chứng minh các bản cập nhật phần
1. https://dx.doi.org/10.1787/9789264213500-en
2. http://www3.weforum.org/docs/WEF_TheGlobalCompetitivenessReport 2019.pdf
72
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
mềm và kết nối qua mạng có thể nâng cấp sản phẩm (ôtô) sau khi mua như thế nào, thay vì để sản phẩm bị mất giá theo thời gian.
❖ Các hình thức đối tác mới ra đời do công ty nhận thức được tầm quan trọng của các mô hình cộng tác mới: Một thế giới của trải nghiệm khách hàng, dịch vụ dựa trên dữ liệu và đánh giá hiệu suất tài sản qua kết quả phân tích đòi hỏi các hình thức cộng tác mới, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới sáng tạo và đột phá diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Điều này đúng cả với các doanh nghiệp lâu đời lẫn các doanh nghiệp trẻ, năng động. Nhóm đầu thường thiếu các kỹ năng cụ thể và thiếu nhạy cảm với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, trong khi nhóm sau thiếu vốn và nguồn dữ liệu phong phú thu được sau thời gian dài hoạt động. Khi các doanh nghiệp chia sẻ nguồn lực thông qua cộng tác đổi mới sáng tạo, không chỉ bản thân họ mà cả nền kinh tế nơi cộng tác diễn ra cũng thu được lợi ích to lớn.
❖ Mô hình vận hành được chuyển đổi sang các mô hình số mới: Tất cả những tác động này đòi hỏi các công ty phải xem xét lại mô hình hoạt động. Do đó, khâu quy hoạch chiến lược đang đối diện với thách thức phải đáp ứng nhu cầu cần vận hành nhanh hơn và linh hoạt, nhạy bén hơn của các công ty. Một mô hình vận hành quan trọng ra đời qua hiệu ứng mạng lưới của xu thế số hóa chính là mô hình nền tảng. Các chiến lược nền tảng, kết hợp với nhu cầu coi khách hàng là trung tâm và cải tiến sản phẩm bằng dữ liệu, đang chuyển đổi các ngành công nghiệp từ chỗ tập trung bán sản phẩm sang cung cấp dịch vụ. Ngày càng nhiều
73
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
người tiêu dùng không còn mua và sở hữu sản phẩm hữu hình mà trả tiền cho dịch vụ họ sử dụng thông qua một nền tảng kỹ thuật số.
Ví dụ, ngày nay khách hàng dễ dàng tiếp cận phiên bản số của hàng tỷ cuốn sách từ Kindle Store của Amazon, nghe gần như bất kỳ bài hát nào trên thế giới qua Spotify, hoặc tham gia công ty chia sẻ ôtô chuyên cung cấp dịch vụ vận tải mà không cần sở hữu xe.
⮚ Đối với các nhà sản xuất
Cách mạng công nghiệp 4.0 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu. Khâu sản xuất hiện nay đang dần được ứng dụng máy móc một cách triệt để. Khi đó, vai trò của người lao động trực tiếp sẽ giảm. Những nước có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào lại là những nước kém phát triển sẽ càng khó cạnh tranh được với các nước phát triển trong khâu sản xuất. Hiện nay, sản xuất đang bắt đầu chuyển dịch dần từ các nước có nhiều lao động phổ thông và tài nguyên sang những nước có nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều lao động có kỹ năng, chuyên môn cao và gần thị trường tiêu thụ. Từ đó, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo.
Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào luôn có giới hạn. Bước ngoặt lớn như trên khiến các quốc gia đang phát triển không dễ dàng theo
74
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
kịp và dẫn đến nguy cơ tụt hậu. Nếu không nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu những công nghệ mới, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các nhóm nước sẽ tiếp tục nới rộng. Ngược lại, những quốc gia đang phát triển nhanh chóng nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng và hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển, bởi những thành tựu của kinh tế tri thức đem lại là vô cùng lớn. Bên cạnh thách thức luôn là những cơ hội mà các quốc gia cần phát huy tối đa thế mạnh của mình để phát triển.
⮚ Đối với người tiêu dùng
Cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng hơn với chi phí thấp hơn.
Quốc gia và toàn cầu
Những thay đổi mang tính đột phá từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang định hình lại cách hoạt động của các tổ chức và thể chế công. Đặc biệt, những thay đổi này buộc chính phủ - ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương - phải điều chỉnh bằng cách tự làm mới mình và tìm ra những cách thức hợp tác mới với người dân và khu vực tư nhân. Chúng cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia và các chính phủ.
75
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
⮚ Chính phủ
Khi đánh giá tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các chính phủ, điều nổi bật đầu tiên là việc sử dụng các công nghệ số để quản lý tốt hơn. Áp dụng sáng tạo và sâu rộng hơn công nghệ web có thể giúp hệ thống hành chính công hiện đại hóa cấu trúc và chức năng nhằm nâng cao tổng thể hiệu quả hoạt động, từ củng cố các quy trình quản lý điện tử đến tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn bó giữa chính phủ và người dân. Chính phủ cũng phải thích ứng với thực tế là quyền lực từ nhà nước chuyển dịch sang các thực thể phi nhà nước, và từ các thể chế đã có sẵn sang những mạng lưới lỏng lẻo. Các công nghệ mới, các nhóm xã hội và những tương tác họ tạo ra cho phép hầu như bất cứ ai cũng có thể tạo ra ảnh hưởng theo cách mà chỉ mấy năm trước vẫn còn là không tưởng.
⮚ Quốc gia, khu vực và các thành phố
Vì công nghệ số không có biên giới, nên khi xem xét tác động địa lý của công nghệ và tác động của địa lý lên công nghệ, chúng ta sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi. Điều gì sẽ xác định vai trò của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thành phố trong Cách mạng công nghiệp 4.0? Trong một thế giới mà hàng hoá và dịch vụ có thể được tạo ra ở hầu khắp mọi nơi, và phần lớn nhu cầu về công việc giản đơn và lương thấp bị thay thế bằng tự động hóa, phải chăng những nơi có đủ khả năng thực hiện chuyển đổi sẽ chỉ tập trung ở các quốc gia có thể chế mạnh và chất lượng cuộc sống tốt.
❖ Quản lý thúc đẩy sáng tạo: các lựa chọn chính sách rốt cục sẽ quyết định việc một quốc gia hay khu vực cụ thể có thể
76
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ...
Phần 1
tận dụng được tối đa cơ hội do cách mạng công nghệ tạo ra hay không.
❖ Các khu vực và thành phố giữ vai trò trung tâm đổi mới: điều quan trọng là các thành phố và quốc gia cần tập trung bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, vốn là nền tảng căn bản của Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ phải tập trung xóa bỏ khoảng cách công nghệ số ở các nước trong mọi giai đoạn phát triển nhằm bảo đảm các thành phố và quốc gia có kết cấu hạ tầng cơ bản để mang lại cơ hội kinh tế và sự thịnh vượng chung qua các mô hình mới về cộng tác, hiệu quả và tinh thần kinh doanh.
❖ An ninh quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động sâu sắc đến bản chất các mối quan hệ nhà nước và an ninh quốc tế. Sự gia tăng bất bình đẳng trong một thế giới siêu kết nối có thể dẫn tới một nguy cơ lớn, đó là sự chia rẽ, ly khai và bất ổn xã hội, từ đó làm nảy sinh chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi tính chất các mối đe dọa an ninh, đồng thời tác động đến sự dịch chuyển quyền lực đang diễn ra cả về mặt địa lý và từ các chủ thể nhà nước sang phi nhà nước. Đối mặt với tình trạng các chủ thể phi nhà nước có vũ trang tăng lên trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp, triển vọng thiết lập một nền tảng hợp tác chung về các thách thức an ninh quốc tế chính sẽ trở thành một nhiệm vụ thiết yếu, nếu không nói là ngày càng cấp bách.
77
XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THÀNH PHỐ THÔNG MINH...
Một mặt, làn sóng công nghệ mới, công nghệ cao làm gia tăng các tội phạm công nghệ cao, vũ khí sinh học, vũ khí tự động,... có tầm ảnh hưởng xuyên quốc gia. Mặt khác, sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.
Xã hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 cần một cuộc cách mạng xã hội thứ tư để có thể khai thác năng lượng và tiềm năng của thế kỷ này1.
Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ kỹ thuật số và các công nghệ nổi bật, do vậy, xã hội cần thích ứng với những kỹ năng mới để làm việc và thông qua các kết nối xã hội mới. Sự không phù hợp giữa các dịch vụ đô thị và xã hội hiện nay với những thách thức của thế kỷ XXI không chỉ nằm ở các vấn đề con người. Từ sự cô đơn đến lão hóa, từ giáo dục đến công việc hiện đại, hệ thống của chúng ta vượt ra khỏi trật tự cũ và trên cả việc tái cấu trúc hệ thống.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự bùng nổ các hình thức tổ chức xã hội mới. Từ Liên hợp quốc đến các tổ chức công đoàn, từ khu vực phi chính phủ đến phúc lợi quốc gia, các hệ thống mới và
1. Nhật Bản đã có các chính sách để xây dựng Xã hội 5.0, đó là xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng sự phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội bởi một hệ thống tích hợp cao độ giữa không gian số và không gian thực.
https://www8.cao.go.jp/cstp/english/society5_0/index.html
78
"""