"
Xã hội học
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xã hội học
Ebooks
Nhóm Zalo
Nguyên tác: Sociology
Nhà xuất bân: Prentice Hall, Toronto, Canada Nãm xuất bản: 1 987
JOHN J.MACIONIS
Trung lâm Dịch thuật thực hiện
Hiệu đính: TS. Triết /lọcTRẦN NHỰT TÂN I
NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KẺ
Nguyên tác: Sociology
Nhà xuất bân: Prentice Hall, Toronto, Canada Nãm xuất bản: 1 987
JOHN J.MACIONIS
f+ỂJ
Trung tâm Dịch thuật thực hiện
Hiệu đính: 75. Triết học JRAH NHỤT TÂN NHÀ XUẤT b ả n t h ố n g k ế
sơ Lược VẾ TÁC GIẢ
John J. Macionis sinh ở Philadelphia,
Pennsylvania. Ông nhận bằng cử nhân
ở Đại học Cornell và tiến sĩ xã hội học ở Đại
học Pennsylvania. Ông là tác giả của nhiều bài
báo và tiểu luận về những đề tài như đời sống
cộng đồng ở Mỹ, mối quan hệ giữa các cá nhân
với nhau, việc giảng dạy hiệu quả và khôi hài.
Một lĩnh vực quan tâm đặc biệt là xã hội học
đô thị, được viết trong quyển giáo khoa nổi tiếng
là The Sociology o f Cities mà ông là cùng tác
giả. Ông cũng cùng biên tập nhiều tập mới đi
kèm với sách giáo khoa này: Seeing Ourselves:
Classic, C ontem porary, and C ross-C ultural
Readings in Sociology.
John Macionis hiện là phó giáo sư xã hội
học ở Đại học Kenyon ở Gambier, Ohio. Gần
đây ông làm Trưởng khoa Nhân chủng học-Xã
hội học, kiêm Giám đốc chương trình đa môn
. học trong khoa học nhân văn ở Kenyon, và Chủ tịch hội đồng giáo sư ở Kenyon.
Giáo sư Macionis dạy rất nhiều khóa học
chuyên sâu, nhưng khóa ông thích truyền đạt
nhât là Nhập môn xã hội học, mỗi học kỳ ông
cũng đều dạy môn này. Ông thích tiếp xúc với
sinh viên trong trường và cũng tham gia giảng
dạy ở các trường khác trong và ngoài nước.
LỜI NÓI ĐẦU
Sách này được biên soạn dành cho sinh
viên năm cuối và sinh viên năm thứ nhất bắt đầu nghiên cứu xã hội học. Một trong những thử thách lớn nhất trong việc biên soạn tài liệu nhập môn này là phải trình bày vấn đề trước đôi tượng sinh viên đa dạng ngành học. Quả thật, đây là sự đa dạng mà tôi biết trực tiếp, sau 20 năm giảng dạy ở nhiều nơi, từ những đại học lớn, cao đẳng từ quy mô nhỏ, cao đẳng cộng đồng và thậm chí trong tù và học viện cảnh sát. Một quyển sách giáo khoa bao quát tính đa dạng của cộng đồng học thuật không những lý thú đôi với các phân ngành khác nhau mà còn làm cho các phân ngành thêm phong phú bởi lẽ thể hiện được tính đa dạng thực sự của xã hội Bắc Mỹ.
Hầu hết các nhà xã hội học đều đồng ý rằng ít có môn học nào được biên soạn vượt quá sự lĩnh hội của sinh viên. Đồng thời, dữ liệu nên trình bày theo cách nào - hiểu theo nghĩa giải thích và minh họa - là điều vô cùng quan trọng trong một tài liệu nhập môn. Tôi rất cố công trình bày môn học thật toàn diện và rõ ràng, sao cho sinh viên ở mọi độ tuổi, nền tảng xã hội và quan tâm hướng nghiệp đều có cùng nhận thức cơ bản và thích thú với xã hội học.
CÁCH TRÌNH BÀY SÁCH
Phần I giới thiệu có hệ thống nền tảng xã hội học. Trước hết, xã hội học là một quan điểm - một quan điểm tiếp thêm sinh lực minh họa các mẫu xã hội quen thuộc theo phương pháp giáo dục mới. Quan điểm xã hội học là tiêu điểm của Chương I, và thảo luận này được đề cập trong toàn bộ sách. Vì xã hội học cũng bao gồm các nghiên cứu khoa học, Chương 2 giới thiệu tính logic trong khoa học và các phương pháp chính dùng để nghiên cứu xã hội con người. Những phương pháp này được minh họa bằng nhiều phần nghiên cứu khoa học, nhằm hồi sinh các chiến lược nghiên cứu. Bạn đọc sẽ hiểu
được các nhà xã hội nên làm gì, họ có khả năng tốt hơn trong việc đánh giá có phê phán những gì họ đọc trong những chương tiêp theo sau. Chương 1 và 2 cũng giải thích xã hội học liên quan đến giá trị cũng như thực tê. Từ đâu, nhiều nhà xã hội học là những nhà đạo đức cũng như nhà khoa học, và những trao đổi thú vị tâm điểm của môn học được tìm hiểu trong suốt quyển sách này.
Phần II trình bày nền tảng của đời sông xã hội. Chương 3 nghiên cứu khái niệm văn hóa chính, không chỉ nhấn fnạnh nhiều phương cách trong đời sông hình thành nên xã hội của chúng ta mà còn trình bày tính đa dạng trong xã hội Mỹ. Chương 4 trình bày bốn quan điểm xã hội học do các nhà tư tưởng xã hội nổi tiêng, vốn có ảnh hưởng rất nhiều trong xã hội học phát triển. Chương duy nhất này dành trọn cho việc giới thiệu các nhà tư tưởng kiệt xuât mà quan điểm của họ xuất hiện trong nhiều chương tiếp theo. Như một sự lựa chọn, bốn phần trong chương có thể được giáo viên ấn định từng phần tùy theo nhu cầu cụ thể. Chương 5 tập trung vào xã hội hóa - cách thức trong đó người ta có được chủ nghĩa nhân văn khi họ học cách tham gia tích cực vào xã hội. Chương 6 đưa ra cái nhìn cận cảnh về những mẫu tương tác xã hội tạo nên cuộc sông thường nhật của chúng ta. Chương 7 dành trọn cho tập thể và tổ chức. Chương 8 hoàn tất phần bằng việc giải thích bằng cách nào hoạt động xã hội lại thúc đẩy cả sự lầm lạc lẫn tuân thủ.
w Phần III cung cấp phân tích chi tiết bất công xã hội. Vì tầm quan trọng, nên hai chương dành trọn cho sự phân tầng xã hội. Chương 9 giới thiệu khái niệm quan trọng và mô tả hệ thông bất công xã hội trong bối cảnh thê giới. Chương 10 làm nổi bật đến các mẫu bất công xã hội cùng hậu quả của chúng trong xã hội Mỹ. Chủng tộc và dân tộc - yếu tô quan trọng của bất công xã hội lẫn tính đa dạng xã hội - được đề cập trong Chương 11. Chương 12 giải thích cơ sở sinh học
5
giới tính và hoạt động tình dục, các xã hội sáp nhập vào sự phân tầng giới tính ra sao. Người già - một bộ phận ngày càng nhiều trong xã hội Mỹ - được thảo luận trọn Chương 13.
w Phần IV là phần thảo luận thể chế xã hội trên diện rộng, bao gồm gia đình (Chương 14), giáo dục (Chương 15), tôn giáo (Chương 16), chính trị và chính phủ (Chương 17), và kinh tế và việc làm (Chương 18). Sự quan tâm đến chăm sóc y tế được phản ánh trọn Chương 19.
w P h ần V tập trung vào những yếu tô" quan trọng của thay đổi xã hội. Chương 20 thảo luận tác động lịch sử đương đại của sự gia tăng dân số và đô thị hóa trên khắp thế giới. Chương 21 giải thích con người tạo ra (và phản kháng) thay đổi ra sao qua những hình thức hành vi tập thể và phong trào xã hội khác nhau - trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chương 22 hoàn tất phần này bằng một phân tích có hệ thống những yếu tô" thay đổi xã hội ở Mỹ và các xã hội khác, nhấn mạnh những tính chất đặc biệt của thế giới hiện đại.
ĐẶC ĐỈEM TÀI LIỆU
Giới thiệu chương. Một trong những đặc điểm nổi bật của lần xuất bản thứ nhâ't này là những đoạn văn ngắn mở đầu mỗi chương. Trong phần duyệt lại này, đoạn văn thu hút sự quan tâm của bạn đọc và giới thiệu một chủ đề quan trọng được đề cập xuyên suôt chương.
Công cụ hỗ trợ học tập. Xuyên suốt sách, khái niệm cơ bản được nhận biết khi được giới thiệu lần đầu bằng co chữ in đậm, tiếp đến là định nghĩa chính xác. Một bảng kê khái niệm cơ bản đặt ở cuôi mỗi chương. Mỗi chương cũng bao gồm phần Tóm tắt được đánh số giúp sinh viên ôn lại bài khóa và kiểm tra mức độ tiếp thu. ơ cuôi mỗi chương cũng có liệt kê Tài liệu đề nghị tham khảo nêu những sách quan trọng và nhân mạnh các ấn phẩm mới nhẩt liên quan trực tiếp đến chủ đề.
Hình ảnh minh họa. Chúng tôi cân nhắc rất nhiều khi cung cấp một danh sách hình ảnh và tác phẩm nghệ thuật làm phong phú vốn hiểu biết của sinh viên. Hình ảnh ấn tượng và những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa xã hội
6
đều được tuyển chọn cẩn thận và tái tạo bằng nhiều màu sắc. Những hình ảnh này làm tăng sự hâp dẫn thị giác của sách, giúp sinh viên hiểu được cách áp dụng quan điểm trong sách cho bản thân và cho một xã hội rộng hơn. Ngoài ra, đồ thị rõ ràng, sinh động trong suốt quyển sách cũng trình bày dữ liệu thật hiệu quả.
P h â n tích nhiều lý th u y êt. Mô hình lý thuyết chính trong xã hội học được giới thiệu trong Chương 1 sử dụng để cung cấp một phân tích tổng quát về chủ đề trong những chương tiêp theo. Các mô hình cấu trúc-chức năng, mâu thuẫn xã hội và tương tác tượng trưng đều được trình bày như một bộ phận trong phân tích xã hội học trọn vẹn. Ngoài ra, phân tích trao đổi xã hội, phương pháp luận dân tộc, sinh thái học văn hóa, và sinh học xã hội được đề cập trong nhiều chương. Chương 4 triển khai lời cam kết của sách là giới thiệu cho sinh viên lý thuyết xã hội để giúp bạn đọc quen thuộc với quan điểm của các nhà tư tưởng xã hội trước khi đề cập đến tác phẩm của họ vào những chương sau. Chương này, được ấn định toàn bộ hay một phần trong suốt khóa học, nêu chi tiết các quan điểm tiếp cận và quan điểm có ý nghĩa của các nhà lý thuyết cổ điển quan trọng (Karl Marx và Weber) và những nhà lý thuyết đương đại có nhiều ảnh hưởng (Gerhard, Jean Lenski và Talcott Parsons).
Nghiên cứu xã hội học gần đây. Xã hội học luôn đổi mới và duyệt lại các quan điểm theo kết quả của việc nghiên cứu đang tiến hành. Sách này pha trộn những phát biểu cổ điển về xã hội học với nghiên cứu gần đây nhất, thuật lại trong những ấn phẩm hàng đầu trong ngành. Tính trung bình, gần nh ư 60% lời trích dẫn trong mỗi chương đều miêu tả dữ liệu được ấn bản từ năm 1980.
T ập trung đương đại về nam lẫn nữ. Ngoài trọn chương dành riêng cho các khái niệm quan trọng về giới tính, mỗi chương đều phản ánh nhiều phương cách trong đó vân đề đang thảo luận ảnh hưởng đến đời sống của nam và nữ. Chúns tôi cũng nỗ lực đặc biệt để kết hợp nghiên cứu xã hội học do phái nữ thực hiện.
Khung. Mặc dù các khung đều phổ biến cho hầu hết các tài liệu nhập môn, nhưng tài liệu này cung cấp khung với số lượng vô cùna phong phú. Chúng là những bộ phận gắn liền với
tài liệu, đưa đời sống và bản chất thành các vấn đề quan trọng. Khung Tiểu sử sơ lược giới thiệu 15 nhân vật cả nam lẫn nữ định hình sự phát triển xã hội học. Đúng ra không gộp các giới thiệu tiểu sử lại với nhau trong Chương 1 như trong một số sách khác, sách này sáp nhập các khung tiểu sử vào chương trong đó tác phẩm của một nhà xã hội học cụ thể được thảo luận chi tiết. Các khung So sánh giữa các nền văn hóa phản ánh đặc điểm cạnh tranh của sách này, nghiên cứu tính đa dạng văn hóa lôi cuốn trên khắp thế giới. Khung Xã hội học trong đời sống thường nhật tạo cơ hội cho bạn đọc nắm được quan điểm xã hội học khích lệ những hiểu biết về diễn tiến trong gia đình và sự kiện ra sao. Khung Chính sáclĩ xã hội nêu bật các vấn đề quan trọng trong xã hội Mỹ tác động đến đời sông của tất cả chúng ta. Khung Xã hội trong lịch sử liên kết hiện tại với quá khứ, thể hiện các mẫu xã hội hiện đại hoàn toàn khác hẳn các mẫu dành cho các thế hệ trước. Sau cùng, khung Cận cảnh đưa ra phân tích và minh họa các quan điểm và tranh luận chính. Tất cả các khung đều được thiết kế ngay từ đầu như những bộ phận kết hợp và nên đọc khi chúng có trong chương.
THAY Đ ổ i TRONG LAN TÁI BẢN NÀY
Trong tư cách giáo SƯ tâm lý, tôi vô cùng mãn nguyện khi lần xuất bản đầu tiên quyển Xã hội học nhận được sự đón nhận nồng nhiệt, theo đánh giá chung, đây là tài liệu nhập môn thành công nhất trong một thập niên. Hàng trăm giáo sư và sinh viên bày tỏ cảm nghĩ về quyển sách. Với những bình luận hào phóng này, tôi ước lượng có phê phán từng trang sách với mục đích lần tái bản thứ hai sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn lần xuâ't bản thứ nhất, với những thay đổi như sau:
C ác chương mới về tổ chức xã hội. “Tương tác xã hội trong đời sống thường nhật” (Chương 6) triển khai dữ liệu ban đầu để tạo ra một chương mới dành trọn cho các vấn đề ở mức vi mô. Ngoài thảo luận về thân thế và vai trò, cấu trúc xã hội thực tế, sự trình bày cái tôi, chương còn nhiều phần mới về phương pháp luận dân tộc và sự chạm trán với người lạ trong
đời sống đô thị. Ngoài ra, chương này cũng bao gồm phân tích xã hội tính khôi hài, một vân đê ngày càng có nhiều người quan tâm nhưng không được đề cập trong các tài liệu nhập môn khác.
“Tập thể và Tổ chức” lúc này được mở rộng thành trọn một chương (Chương 7). Được đề cập với dữ liệu nhiều hơn về tính tuân thủ tập thể, hệ thông, và các tổ chức chính thức. Nhiều phần mới làm tương phản chê độ quan liêu và các tập thể nhỏ, điều nghiên câu trúc quyền lực của tổ chức, và tìm hiểu các nỗ lực để nhân tính hóa bộ máy quan liêu. Chúng tôi cũng rất cố gắng giúp sinh viên áp dụng quan điểm xã hội học vào đời sông của riêng mình trong bối cảnh xã hội ngày càng quan liêu hóa.
Sắp xếp lại các chương. Xã hội hóa trong lần tái bản này được đề cập trong Chương 5, sao cho Phần II kết thúc với lưu lượng dữ liệu logic hơn từ các vân đề vi mô đến vĩ mô.
Chủ đề mới. Ngoài những vân đề nêu trên, lần tái bản quyển Xã hội học này bao gồm những chủ đề chẳng hạn như y học hóa sự lầm lạc (Chương 8), hỗ trỢ ý thức hệ và thể chế cho sự bầ't công xã hội (Chương 9), sự phát triển mạnh các công việc lương thấp trong thập niên 1980 (Chương 10), và công nghệ sinh sản mới đang thay đổi gia đình (Chương 14). Xuyên suốt sách, có nhiều dữ liệu hơn về nước Mỹ đoàn thể và phát triển thành vân đề toàn cầu. Các Chương 18 và 22 trong lần tái bản này cung cấp một thảo luận thậm chí bao quát hơn về lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết độc lập hơn lần trước.
Số liệu thống kê mới nhất. Lần tái bản có bổ sung này không những là kết quả nghiên cứu mới nhât mà còn là số liệu thông kê có giá trị vào giữa năm 1988. Trong nhiều trường hợp, điều này có nghĩa cung cấp số liệu của năm 1987 và thậm chí của năm 1988.
Định nghĩa khái niệm rõ ràng, chính xác. Lần tái bản có bổ sung này là kết quả của nỗ lực cải thiện lời văn và câu trúc quan điểm được duyệt lại từng chữ, từng dòng. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến việc làm cho khái niệm rõ ràng hơn và tính chính xác của tài liệu nhập môn này không hề thua kém một tài liệu khác bất kỳ.
7
Chương I
VIEN TƯỢNG XÃ HỘI HỌC • • Ế
Bất kỳ đơn vị nào trong vùng lân cận
phô' thứ 79, 50 Đông phải đôi phó với tiếng súng nổ trong căn hộ 17-B”. Tiếng nói lốp bốp vang ra từ chiếc radio gắn trong ô tô khiến các sĩ quan cảnh sát phải tỉnh táo, căn hộ đang nghi vấn chỉ cách phía trước có hai dãy nhà. Lái chiếc xe tuần tiễu qua dòng khách bộ hành và xe cộ dày đặc vào một buổi chiều mùa hè ở mạn Phía Đông Manhattan, hai viên sĩ quan sẽ ở đó trong chôc lát nữa. Rời khỏi xe đang đỗ cạnh một xe khác với đèn khẩn cấp đang nhấp nháy, họ lao nhanh về phía hành lang của một chung cư cao tầng và lách mình vào thang máy. Căng thẳng, im lặng, họ lên đến tầng 17, không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi cửa than? máy vừa mở. ít giây sau, họ bị vây quanh bởi một nhóm đông người đang lúm xúm quanh lôi vào căn hộ 17-B. Đám đông xì xào đột nhiên ngừng bặt khi hai sĩ quan cảnh sát đến gần.
Một phụ nữ thông báo, “Tôi là quản lý, không có tiếng trả lời, tôi phải đập mạnh cửa. Đây là chìa khóa”.
Nhiều người đứng ở hàng lang ngoài phía sau các viên sĩ quan khi thấy họ đang thận trọng tiến vào căn hộ, ngón tay của họ đang đặt trên cò súna. Nhưng họ không cần phải rút súng ra. Trên sàn nhà ngay trước mặt họ là một thi thể của một người đàn ông trung niên đang nằm bât động. Ông mặc bộ quần áo ngủ và khoác chiếc áo choàng, một khẩu súng lục nòng nhỏ chỉ cách tay phải của ône vài phân.
Tầm quan trọng cùa viễn tượng ở đây chúng tôi trình bày một tai nạn theo giả thuyết, một vụ tự sát rành rành vào một chiều mùa hè ở New York.* Đặc biệt hơn, sự cô này được mô tả như một ưu thê của các sĩ quan cảnh sát đáp lại lời kêu gọi từ chiêc ra dio. Viễn tượng này - có lẽ bât kỳ ai cũng có thể hiểu dễ dàng. Mặc dù một vài người thực tê làm công việc của các sĩ quan cảnh sát, hầu như mọi người đều biêt ít nhât một điều gì đó về công việc của cảnh sát từ các bài phóng sự trên báo chí, phim ảnh, truyền hình và quan sát cá nhân. Trong tình huông thuộc loại này, công việc của sĩ quan cảnh sát là phải viết báo cáo chính thức mô tả sự việc - nhận xét chuyện gì đã xảy ra, khi nào, và nếu có thể, như thế nào. Từ quan điểm của một sĩ quan cảnh sát, sự thật quyết định về sự cố này chắc chắn là nhận dạng nạn nhân, địa chỉ, thời gian, tìm thây xác nạn nhân nằm ở đâu, và sự có mặt của khẩu súng như là nguyên nhân hiển nhiên gây ra cái chết. Lúc này hãy xét cùng một sự việc từ quan điểm thứ hai, quan điểm của bác sĩ tâm thần của người quá cố. Khi hay tin, thực tế do bác sĩ tâm thần cung cấp là điều quan trọng nhất? Có lẽ bác sĩ tầm thần sẽ nhớ lại sự việc bất hạnh về thời thanh niên của người quá cố, cuộc giằng co kéo dài với bệnh trầm cảm, và những thôi thúc
* Ý tường chung phía sau ví dụ này của E. Oigby Baltzell đã được sử dụng trong lớp.
9
trước đó dẫn đến tự sát. Lưu ý rằng từ quan điểm của bác sĩ tâm thần, sự thật quyết định hoàn toàn khác với quan điểm từ phía cảnh sát.
Một nhà xã hội học sẽ sử dụng một quan điểm khác. Khi đọc tin về cái chết của người đàn ông, một nhà xã hội học sẽ lưu ý anh ta là phái nam, đạo Tin Lành, giàu có, còn độc thân. Những sự thật này có lẽ sẽ bị cảnh sát và bác sĩ tâm thần bỏ qua. Sĩ quan cảnh sát chỉ tập trung và thực tế áp dụng cho riêng trường hợp duy nhẩt này. Tương tự, bác sĩ tâm thần nghĩ rằng đây là một tổn thương cá nhân có thể quy vào một trường hợp tự tử cụ thể. Trái lại, nhà xã hội học không quan tâm đến việc một cá nhân tự tử bằng cách nào và lý do tại sao cũng như tại sao vụ tự tử lại đặc biệt cho một sô" nhóm người này hơn là những nhóm khác. Ba quan điểm này được áp dụng cho một tình huống minh họa rằng, ở mức độ rộng, viễn tượng là cơ sở của “thực tế ”.
VIỀN TƯỢNG XÃ HỘI HỌC
Một quan điểm khác mang tính cơ bản cho môn xã hội học, được định nghĩa là môn khoa học nghiên cứu xã hội và hoạt động xã hội loài người. Như một môn học trừu tượng, xã hội học
10
liên tục bổ sung một khối lượng kiến thức về cách suy nghĩ và hành động của con người như những sinh vật trong xã hội. Các nhà xã hội học rút kiến thức này từ nghiên cứu theo nhiều tiến trình đa dạng, nhiều tiến trình này được mô tả trong Chương 2. Cũng như được giải thích vào cuối chương này, các nhà xã hội học cũng áp dụng nhiều tiếp cận lý thuyết đa dạng để định hướng cuộc điều tra. Nhưng tất cả nhữna nhà xã hội học đều áp dụng một viễn tượng cơ bản trong khi điều tra để tìm hiểu thế giới.
N hận biết cái chung trong cái riêng Các nhà xã hội quan tâm đến việc thê nào và tại sao một loại nhóm người nào đó - trong ví dụ vừa minh họa, chẳng hạn như những nhóm gồm phái nam, đạo Tin Lành, giàu có và còn độc thân - lại có khuynh hướng cùng suy nghĩ và hành động tương tự. Như Peter Berger (1963) đề nghị, những đặc điểm của viễn tượng xã hội học này có thể được mô tả như là nhận biết cái chung trong cái riêng. Tất cả các môn học đều cô" gắng tìm hiểu sự thật cụ thể làm cách nào để trở thành cơ sở của các mẫu chung, xã hội học chọn cách tiếp cận này để nghiên cứu hành vi xã hội của con người.
Emile Durkheim, một nhà xã hội học Pháp đầu tiên gây được nhiều ảnh hưởng, tiên phong
Chấp nhận một quan
điểm đặt chủng ta trong
một vị thế đặc biệt trong
mối quan hệ với bất kỳ
để tài nghiên cứu nào.
Viễn tượng xã hội học
không cho biết tất cả
đểu đúng, nhưng lá
phương tiện sống nhằm
tim hiểu thế giới.
trong việc nghiên cứu tự tử vào cuối thế kỷ (1966; nguyên tác 1897). Đồng thời, tự tử thường được xem hoàn toàn là sự yếu kém tinh thần của một cá nhân. Nhưng Durkheim có thể chứng minh tự tử trong số nhóm người này lại phổ biến hơn nhóm người khác. Ông phát triển lý thuyết cho rằng con người hội nhập về mặt xã hội - nghĩa là bị ràng buộc chặt chẽ với người khác bằng các mối liên hệ tình cảm và nghĩa vụ - chắc hẳn ít có khả năng tự tử hơn những người bị cách ly với xã hội. Ông đi đến kết luận này qua việc nghiên cứu các trường hợp tự tử đã lập biên bản trong nhiều vùng khác nhau ở Pháp và Trung Âu. Những biên bản này cho thây tỷ lệ tự tử ở một số nhóm - nam giới, đạo Tin Lành, người
chê hơn đều hội nhập xã hội nhiều hơn những người có tự do cá nhân nhiều hơn.
Bằng cách này, Durkheim chứng minh các mẫu xã hội chung có thể ảnh hưởng ra sao đôi với hành động của cá nhân cụ thể. Vì thê nghiên cứu của ông là một minh họa cổ điển về cách quan điểm xã hội học tiêt lộ cái chung trong cái riêng. Khung cung cấp minh họa gần đây hơn về các mẫu xã hội chung đã tác động đên các quyết định cụ thể của một nhóm người Mỹ nổi tiếng ra sao.
Bàng 1-1: Tự TỬ Ở MỸ, 1984
Phái nam Phải nữ
Da trắng Da den Da trắng Da đen
giàu và người độc thân - cao hơn những nhóm khác - phái nữ, đạo Cơ Đốc và Do Thái, người nghèo và người đã kết hôn. Dukheim giải thích
số tự tử trong mỗi 100.000 dẫn
21,3 10,6 5,9 2,2
các mẫu này theo nghĩa sự hội nhập xã hội tương đôi của những nhóm người này. Trong các xã hội do phái nam thông trị chẳng hạn như các xã hội ở châu Âu, phái nữ ít độc lập hơn phái nam và quan tâm nhiều hơn sự hy vọng vào người khác. Đức tin đạo Cơ Đốc và Do Thái khuyến khích các môi quan hệ xã hội mật thiết và tuân thủ tập thể, ưong khi đức tin Tin Lành nhân mạnh sự tự do cá nhân trong tư tưởng và hành động. Người giàu có chọn lựa cá nhân nhiều hơn người nghèo vì sự tự do của họ bị sự nghèo khổ hạn chế. Sau cùng, người độc thân ít hội nhập xã hội hơn những người bị ràng buộc với những người khác do hôn nhân và trách nhiệm gia đình.
Gần như vào một thế kỷ sau, sô" liệu thông kê về tự tử ở Mỹ vẫn còn ủng hộ những phân tích của Dukheim (Breault, 1986). s ố liệu trong Bảng 1-1 cho thấy năm 1984 chỉ có 21 trường hợp tự tử trong sô" 100.000 người đàn ông da trắng, trái lại, chỉ có lÁ số tự tử như thế trong phụ nữ da trắng. Trong số người da đen, tỷ lệ tự tử trong sô nam giới hầu như cao hơn nữ giới đến năm lần. Lưu ý, mỗi giới tính tỷ lệ tự tử ở người da trắng lại cao hơn người da đen. Theo phân tích của Durkheim, chúng ta kết luận rằng tỷ lệ tự tử ở người da trắng cao hơn - là do họ có nhiều của cải và quyền hạn hơn trong xã hội Mỹ. Như Durkheim giải thích, người nshèo hơn và nhữns người có sự lựa chọn xã hội hạn
NGUỒN: Trung tâm thống kẽ y tế quốc gia Mỹ, 1987.
^ Nhận biết điều lạ như điều quen thuộc Viễn tượng xã hội học cũng có thể mô tả như là sự nhận biết điều lạ trong điều quen thuộc. Điều này không có nghĩa là các nhà xã hội học tập trung vào các yếu tố kỳ lạ của xã hội, đúng ra quan điểm xã hội học bao gồm việc tách bản thân ra khỏi những giải thích quen thuộc của thế giới xã hội để đạt được những quan điểm mới mà ban đầu có vẻ có phần nào kỳ lạ. Áp dụng quan điểm xã hội học theo diễn đạt của Peter Berger, dẫn đến kết luận rằng “sự vật không phải là những gì chúng biểu hiện” (1963:23). Hầu hết dân chúng trong xã hội Mỹ ngày nay đều xem thế giới xã hội nhiều đến mức hầu như họ không “h iểu ” điều gì cả. Vì thế, sử dụng quan điểm xã hội phải chọn cách nhìn mới đôi với xã hội thường đòi hỏi phải thực hành nhiều. Dần dần, người ta nhận thấy quan điểm xã hội học tiết lộ thực tế hoàn toàn khác với thực tế thường được mô tả như "lẽ phải thông thường”. Một số sinh viên tham gia khóa học xã hội học đầu tiên, bằng cách này hay cách khác, là sự nghiên cứu phức tạp điều hiển nhiên. Minh họa sau giúp bạn tin rằng quan điểm xã hội học thực tế hoàn toàn khác với những aì mà hầu hết mọi người đều quả quyết đó là sự thật “hiển nhiên” của đời sông xã hội.
11
Tại sao bạn vào học trường này?
Không sử dụng viễn tượng xã hội học, sinh viên ắt hẳn trả lời câu này bằng nhiều cách đơn giản, khác nhau:
Tôi muôn ở gần nhà:
Trường này có đội bóng rổ nữ giỏi nhâ't. Trình độ viết báo học từ trường này bảo đảm một công việc tốt.
Bạn gái tôi cũng học ở đây.
Tôi không được nhận vào trường tôi muốn học.
X Ã HỘ I TRONG ĐỜI S ố N C THUỜNC N H ẬT
Trò choi nhớ tên: Nền tảng xă hội của nhửng người nổi tiếng
Ngày 4/7/1918, hai bé gái song sinh là Abe và Becky Friedman ở thành phô" Sioux, Iowa. Trẻ sinh đầu tiên đặt tên là Esther Pauline Friedman, người em tên là Pauline Esther Fried
man. Ngày nay, những phụ nữ này là “tên quen thuộc” ở Mỹ. Nhưng trong tư cách những người nổi tiêng, họ được gọi là Ann Landers và Abigail Van Buren.
Chị em nhà Friedman hầu như là những người Mỹ duy nha't đã thay đổi tên họ để thăng tiến trong sự nghiệp - một thông lệ đặc biệt phổ biến ở những người nổi tiếng. Mới thoạt
nhìn, điều này hoàn toàn là vân đề sở thích đặc biệt. Tuy nhiên, viễn tượng xã hội học cho rằng trong một xã hội vẫn thường có một mẫu chung chung hơn. Hãy nhìn qua những tên sau, bạn hãy lưu ý xem có bao nhiêu nam nữ với nhiều nền tảng khác nhau đã chọn tên mình phát âm giông tiếng Anh. Điều này phản ánh thực tê rằng xã hội Mỹ từ lâu đã làm hòa hợp uy tín xã hội với những người có nền tảng gốc Anglo
Saxon.
Bạn nhận ra bao nhiêu người làm trò mua vui nổi tiếng dưới đây?
1. Michael James Vijencio Gubúosi 1. Robert Blake 2. Betty Persky 2. Lauren Bacall 3. Margarita Carmen Cansino 3. Rita Hayworth 4. Anna Maria Italiano 4. Anne Bancroft
5. Frederick Austerlitz 5. Fred Astaire 6. Lucille Le Sueur 6. Joan Crawford 7. Anthony Benedetto 7. Tony Bennett 8. Issur Danielovitch Demsky 8. Kirk Douglas 9. Mladen Sekulovich 9. Karl Malden 10. Dino Crocetti 10. Dean Martin 11. Allan Stewart Konigsberg 11. Woody Allen 12. Gerald Silberman 12. Gene Wilder 13. Eugene Maurice Orowitz 13. Michael Landon 14. Bernadette Lazzaưa 14. Bernadette Peters 15. Karen Ziegler 15. Karen Black 16. Henry John Deutschendorf, Jr. 16. John Denver 17. Ramon Estevez 17. Martin Sheen 18. Walter Matasschanskayasky 18. Walter Matthau
12
Con người trên khắp thế giởi
tạo dáng và tham gia các
mẫu hành vi cá nhãn mà
các xã hội khác nhận thấy
kỳ lạ, thậm chi không thể
hiểu nổi. Chúng ta cũng
không khác mấy, cứ chọn
cách sống của riêng mình.
Xã hội học thường đưa ra quan
điểm mới lạ, gãy ngạc nhiên
về thế giới xã hội quen thuộc.
Những câu trả lời như thế hoàn toàn có nghĩa đối với người diễn đạt, vì họ đã quen thuộc nên không có gì phải ngạc nhiên cả. Dù những câu như thế có giá trị nhưng chắc chắn là chưa đầy đủ. Theo quan điểm xã hội học cho biết một vân đề rất quan trọng đối với những lý giải như thế.
Muôn tiếp cận vấn đề về mặt xã hội học, trước tiên chúng ta trở lại nguyên nhân áp dụng cho cá nhân cụ thể và tìm kiếm lời lý giải chung chung hơn. Trước tiên, chúng ta hãy xét sinh viên nào thuộc về nhóm phổ biến. Quan sát đơn giản cho thây có một đặc điểm. Mặc dù có nhiều sinh viên đại học ở mọi độ tuổi nhưng hầu hết đều tương đối trẻ - thường từ 18 đến 24. Một mẫu xã hội trong xã hội Mỹ liên kết việc học đại học với độ tuổi này. Thế nhưng, cũng liên quan đến một số vấn đề, vì hiện nay hầu hết người Mỹ từ 18 đến 24 không ghi danh học đại học. Năm 1985, chỉ 37% người Mỹ ở độ tuổi học đại học là ghi danh học thực sự (Trung tâm thống kê giáo dục quốc gia Mỹ, 1987). Hiện nay sinh viên có vẻ bắt đầu thuộc về một nhóm đặc biệt hơn: thường là trẻ, nhưng chỉ chiếm chưa đến 1/3 sô người cùng độ tuổi.
Ngoài ra, sinh viên ở Mỹ thường xuât thân từ gia đình có đặc quyền và thu nhập đáng kể.
w họ là một thiểu số nhỏ, sinh viên da đen thường rất tinh tế trong nhận thức các mẫu hành vi mà thành viên trong đa sô' da trắng cứ cho là như thế. Đây là kinh nghiệm thông thường của người ơa đen tham gia các trường tư; đắt tiền.
13
Năm 1985, sinh viên điển hình từ 18 đến 24 tuổi thường có thu nhập khoảng 30.000$ - cao hơn mức thu nhập bình quân của các gia đình Mỹ đến vài ngàn (Cục thcíng kê Mỹ, 1986e,
1987g). Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chúng ta nhận thây sinh viên có lợi thế kinh tế nhiều hơn người khác. Bởi lẽ hầu hết chi phí học đại học ở Mỹ đều do sinh viên và gia đình của họ chi trả, thu nhập nhiều hơn có nghĩa là có nhiều sự chọn lựa hơn trong việc chọn trường. Một số trường có học phí cao hơn các trường khác, ngoài ra, học nội trú trong trường tốn kém hơn ngoại trú. Tóm lại, nhiều sinh viên theo đuổi việc học tương ứng với nền tảng xã hội của họ.
3Á trong số hơn 12 triệu sinh viên đại học ở Mỹ đi học đều được chính phủ trỢ câp (Trung tâm thông kê giáo dục quốc gia Mỹ, 1985). Những trường học này bao gồm các cao đẳng cộng đồng do địa phương trợ cấp, thông thường trợ cấp cho chương trình hai năm, và đại học của bang bôn năm. Trong cả hai trường hợp, học phí năm 1987 dành cho sinh viên ngoại trú trung bình khoảng 1.000$ trong khi chi phí ăn ở nội trú hàng năm từ 5.000 đến 6.000$. Thế nhưng, cao đẳng và đại học tư học bôn năm thậm chí còn đắt hơn nữa: học phí và chi phí ăn ở trung bình khoảng 12.000$ một năm, ở các trường học phí cao nhất, khoảng 18.000$ (Bộ Giáo dục Mỹ, 1986; Anderson, 1987).
Không có gì phải ngạc nhiên khi sinh viên xuât thân từ các gia đình có thu nhập khiêm tốn nhât chắc hẳn ghi tên học cao đẳng hai năm hay cao đẳng tiểu bang bôn năm. Nhiều người trong số sinh viên lớn tuổi hơn ngày càng tăng ở Mỹ đều có việc làm và trách nhiệm gia đình, kết quả, chắc hẳn họ ghi danh học các trường học phí tương đối rẻ ở gần nhà và học bán thời gian hay lớp đêm. Cao đẳng, đại học tư bốn năm thường được sinh viên xuất thân từ gia đình có thu nhập đáng kể ghi danh (Balatine, 1983).
Đôi với người Mỹ theo lẽ thường nghĩ rằng xã hội của mình tạo “cơ hội bình đẳng cho tất c ả ”, có ghi danh học hay học ở trường nào đơn thuần chỉ là vân đề chọn lựa cá nhân. Vì thế, phát biểu rằng các tác động xã hội chung chung hơn đang hoạt động ban đầu nghe có vẻ lạ lùng. Nhưng quan điểm xã hội học cho thây nền tảng
14
x ã hội có tác động mạnh đến mọi quyết định riêng tư của cá nhân.
Tại sao người ta ly dị?
Lý giải quen thuộc về ly dị là người ta không còn yêu thương nhau nữa, hoặc môi quan hệ không chịu nổi sự căng thẳng do các vân đề tài chính, áp lực, thói nghiện rượu và không chung thủy. Những lý do này chắc chắn có thực, dùng để mô tả những rắc rối của cá nhân. Nhưng nhiều lý do khác cũng liên quan biểu hiện qua mức ly dị ngày càng cao ở Mỹ. Đồ thị 1-1 cho thây mức ly dị ở Mỹ tăng gâp 10 lần từ năm 1980 đến 1987. Thay đổi mức ly dị chắc chắn ảnh hưởng đến sự chọn lựa của hai phái, nhưng thực tế cho thấy mức ly dị tăng đáng kể trong thế kỷ này cho thây còn có nhiều tác động xã hội khác. Một thay đổi quan trọng trong xã hội Mỹ trong giai đoạn này (thảo luận chi tiết trong Chương 12) là số nữ giới tham gia lực lượng lao động càng nhiều. Năm 1900, cứ một trong năm phụ nữ Mỹ làm việc bên ngoài, năm 1987, sô này hơn một nửa (56%). Thực tế, cùng với phong trào, phụ nữ có cơ hội học hành nhiều hơn, và tiến bộ công nghệ trong kiểm soát sinh sản, ngày nay giúp cho phụ nữ có nhiều chọn lựa và cơ hội hơn. Tương tự, như đề cập đến trong Chương 14, ly dị không còn vết nhơ sai trái cách đây cả thế kỷ. Kết quả, cả nam lẫn nữ chắc chắn không muôn kéo dài cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Đồ thị 1-1: Mức ly dị ở Mỹ, 1890-1987.
Nếu khảo sát kỹ Đồ thị 1-1, chúng ta nhận thây mức ly dị có phần giảm trong thập niên 1930 và tăng đáng kể vào giữa thập niên 1940. Chọn lựa cá nhân chắc hẳn liên quan đến các mẫu này, nhưng thêm một lần nữa, nhiều mẫu xã hội khác cũng rất quan trọng. Thập niên
1930 là thập niên suy thoái kinh tế, hạn chế cơ hội của người Mỹ rất nhiều và khiến cho vợ chồng phải phụ thuộc với nhau nhiều hơn. Vì thế ly dị ít hơn. Trái lại, đầu thập niên 1940 xảy ra T hế chiến II, chia cách các đôi vợ chồng Mỹ trong nhiều năm. Nhiều cuộc hôn nhân không thể tồn tại qua thời gian chia cách này, vì thế mức ly dị cao bất thường trong một số năm sau chiến tranh.
Tóm lại, lời giải thích ly dị thông thường là bức tranh không đầy đủ của vấn đề quan trọng này. Quan điểm xã hội học cho thây các mẫu chung trong xã hội như một tổng thể thường đưa các sự chọn lựa do cả nam lẫn nữ.
^ Làm mốt tính chốt cá nhân
Đặc biệt trong xã hội Bắc Mỹ theo chủ nghĩa cá nhân, con người có xu hướng thường hiểu đời sống của họ bằng những giới hạn rất riêng tư. Chúng ta cảm thấy, suy nghĩ và hành động như những con người, chẳng hạn, “Tôi học đại học vì tôi muôn trở thành bác sĩ thú y ”, hoặc “Bô mẹ tôi quyết định ly hôn vì họ luôn nghịch nhau”. Nhận thức hàng ngày của chúng ta mang mặn? trách nhiệm cá nhân, đến mức chúng ta tự dằn vặt mình khi sự việc vỡ lỡ và tự tán dương mình khi chúng ta thành công. Nhưng khi xét từ thế giới chọn lựa cá nhân và trách nhiệm cá nhân quen thuộc, chúng ta thây rằng tác động xã hội chung đều tác động đến mọi người, làm cho đời sống cá nhân của chúng ta không khác mây với điều chúng ta nghĩ.
Điều gì mang tính riêng tư hơn tự tử? Chắc chắn, hãy chọn lựa cuộc sống của riêng bạn nằm trong hành động cá nhân nhất trong mọi hành độns, được thực hiện vì lý do có vẻ mang nhiều tính chât cá nhân. Có lẽ đày là lý do mà Emile Durkheim chọn để nghiên cứu tự tử: ông muốn chứng minh rằng tác động xã hội khách quan đang hoạt động thậm chí trong sự cách ly hiển nhiên của một hành động tự hủy hoại. Vậy
thực tế mức tự tử cao hay thâ'p hơn ở nhiều nhóm người khác được giải thích ra sao? Tương tự, bất kỳ ai đã ly hôn đều cảm nhận kinh nghiệm cá nhân sâu sắc, thường mât định hướng, dê tổn thương, giận dữ và không chắc chắn. Đôi với những người trong cuộc, sự ly hôn của họ có thể giông như lần ly hôn duy nhất. Đôi với họ những gì mà họ đang chịu đựng là một “hiện tượng xã hội” nghe có vẻ lạ. Tự hào về tính chất cá nhân, thậm chí trong những lúc đau khổ, chúng ta phản đôi quan điểm cho rằng mình đang hoạt động trong nhữna biện pháp theo mẫu xã hội và tác động xã hội định hướng mình theo một số phương hướng nhât định.
Con người có sự tự quản đáng kể, nhưng chúng ta bị tác động sâu sắc bởi giá trị, niềm tin và mẫu hành vi biểu thị đặc điểm xã hội chúng ta đang sông. Muôn tin vào thực tê này, bạn chỉ cần hình duns cuộc sông của mình sẽ khác đến mức nào nếu như bạn sinh ra ở Trung Quốc cổ đại, nước Anh Trung cổ và Ethiopia hiện đại. Quan điểm hành vi giúp chúng ta “làm mất tính chât cá nhân” bằng cách cho biết các đời sống cá nhân được định hình bằng tác động khách quan có trước chúng ta và vẫn còn lưu lại lâu dài khi chúng ta mất.
Viễn tượng xã hội học trong đời sống thường nhật
Như chúng tôi đã giải thích, thông thường hầu hết người Mỹ đều có khuynh hướng xem nhẹ ảnh hưởng của tác động xã hội. Nhưng ngay cả trước khi chúng ta tham dự khóa xã hội học đầu tiên, một số loại tình huống cũng thúc đẩy chúng ta xem thế giới bằng quan điểm xã hội học.
Đối plió với các xã hội kltác
Một sinh viên nước nsoài tronơ chương trình trao đổi sinh viên vừa đến Mỹ chắc hẳn để ý đến các mẫu hành vi xã hội mà người Mỹ cho là bình thường. Sự lạ lẫm của môi trường xung quanh giúp một người nước ngoài nhận thấy hành vi con người không những là kết quả của sự chọn lựa cá nhân mà còn phản ánh các mẫu của xã hội rộng hơn. Tương tự, du lịch nước ngoài cũng làm tăns nhận thức các mẫu xã hội trong số nhữns nsười Mỹ. Cũnc rất quan trọng,
15
sự đôi phó với các xã hội khác thường chuẩn bị cho chúng ta nhìn xã hội Mỹ bằng cách nhìn mới khi trở về nước. Sự mở rộng quan điểm tương tự cũng xảy ra khi chúng ta rơi vào môi trường xã hội không quen thuộc trong xã hội của chính mình - chẳng hạn thăm viêng người hàng xóm không quen biết hay tiếp xúc những người mà niềm tin tôn giáo và mẫu hành vi của họ khác chúng ta.
Là một người ngoài cuộc: Chủng tộc, Giới tính và Độ tuổi
Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ biên lợi xã hội để ám chỉ tình trạng bị loại trừ ra khỏi xã hội trong tư cách “người ngoài cuộc”. Mọi người đều từng trải biên lợi xã hội từ thời điểm này sang thời điểm khác, đôi với một sô" nhóm người Mỹ, tình trạng người ngoài cuộc lại phổ biến. Sự từng trải biên lợi xã hội của họ càng thông thường, thì họ càng có khả năng ứng dụng quan điểm xã hội học nhiều hơn.
Chẳng hạn không có người da đen nào có thể sống thật lâu ở Mỹ mà không nhận thức được ý nghĩa quan trọng của chủng tộc có thể tác động đến kinh nghiệm cá nhân nhiều đến mức độ nào. Nhưng người da trắng cấu thành một đa số thông trị trong xã hội Mỹ, người da trắng chỉ thỉnh thoảng mới nghĩ đến chủng tộc. Khi nghĩ về chủng tộc, họ xem đây là vân đề chỉ áp dụng cho người da đen hơn là áp dụng cho chính mình. Sự mù quáng xã hội này có lẽ giải thích cho thực tế một số người da trắng đôi khi cáo buộc người không phải da trắng quá phóng đại tầm quan trọng của chủng tộc. Nhưng trong phạm vi một xã hội chủ yếu là đa trắng, thì người không phải da trắng phải bắt buộc ý thức về chủng tộc hơn người da trắng.
Tương tự, nữ giới ở mọi chủng tộc chắc hẳn sẽ nhận xét thế giới theo quan điểm xã hội học nhiều hơn phái nam. Trong hai thập niên qua, cá nhân nữ giới đã kinh qua một sô giới hạn mà xã hội Mỹ áp đặt vào phái nữ đã cùng nhau so sánh những lưu ý. Kết quả ngày càng có nhiều nhận thức rằng sự từng trải bất công xã hội của nữ giới không đơn thuần mang tính chất cá nhân, nhưng cũng là sự phản ánh tác động xã hội. Một số nam giới, vì vị trí thống trị
16
của họ trong xã hội, đều không xét các mẫu bất công giới tính. Như những người da trắng nêu trên, đôi lúc họ cáo buộc phái nữ phóng đại vân đề. Trong thập niên 1970, phụ nữ Mỹ mô tả nhận thức ngày càng cao của mình về bất công giới tính như “sự nâng cao ý thức”, điều này cũng được xem là minh họa biên lợi xã hội nuôi dưỡng sự phát triển một quan điểm xã hội học.
Bởi lẽ người già ở Mỹ thường được xem là người bẽn lề xã hội, nhưng quan điểm họ có khuynh hưởng dễ hóa đồng hơn giới trẻ. Thế nhưng ở Nhật Bản, người già lại đóng vai trò trọng tâm hơn trong đời sống xã hội, do đó họ có lẽ ít sẵn sàng chấp nhận một quan điểm xã hội học.
Người già thường nhận biết các mẫu xã hội sâu sắc hơn giới trẻ. Trong khi điều này một phần là sự từng trải qua tích lũy qua thời gian, nhưng thực tế khác cũng quan trọng là do họ thường trải qua biên lợi xã hội đáng kể hơn. Chương 13 giải thích chi tiết hơn, người Mỹ thường có khuynh hướng xác định tuổi già khi mất khả năng tham gia nhiều hoạt động quan trọng của con người - kể cả việc tái tạo thể chât, công việc và thậm chí tình dục. Vì hầu hết người già thật ra có khả năng thể chất và tinh thần tham gia mọi hoạt động này, họ hiểu rõ ràng hơn giới trẻ xã hội định nghĩa cá nhân như thế nào và họ nên suy nghĩ, hành động ra sao (Comfort, 1980; Myerhoff, 1980).
Tóm lại, con người bị đặt ngoài lề đời sông xã hội - bởi các yếu tố như chủng tộc, giới tính hay độ tuổi - chắc hẳn ý thức nhiều hơn về các mẫu xã hội mà người khác cho là đương nhiên. Họ từ xã hội mà tiến bộ (có lẽ chính xác hơn, xã hội tiến bộ nhờ họ) vì thế họ có thế giới quan xã hội học nhiều hơn. Nhận thức xã hội được nâng cao cũng biểu thị đặc điểm người trong cuộc được tiếp xúc với người ngoài cuộc.
Thời kỳ khủng hoảng xã hội
Nhà xã hội học người Mỹ c . Wright Mills (1959) cho rằng một số thời kỳ trong lịch sử nuôi dưỡng việc áp dụng quan điểm xã hội học phát triển rộng hơn các thời kỳ khác. Trong thế kỷ này, thập niên 1930 tượng trưng cho một thập niên nhận thức xã hội học được nâng cao. Cuộc Đại suy thoái tiếp theo sau vụ khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1929, kết quả Va lực lượng lao động thất nghiệp ở Mỹ. Trong tình hình như thế, hầu hết số công nhân thất nghiệp không thể làm gì khác ngoài việc quan sát tác động xã hội chung đang hoạt động trong đời sống cá nhân của mình. Thay vì xác nhận, “Có chuyện gì đó không hay đối với tôi, tôi không kiếm được việc”, chắc hẳn họ sẽ nói, “Kinh tế suy sụp, không thể kiếm được việc!”
Con người nhanh chóng phát triển một quan điểm xã hội học khi các mẫu xã hội đã được xác lập bắt đầu lung lay và đổ vụn. Thập niên 1960 là một thời kỳ khác khi nhận thức xã hội của người Mỹ được nâng cao. Phong trào đâu tranh
Xã hội Mỹ khuyến khích niềm tin vào "người tự thành đạt"giải thích cho khuynh hướng nhận thức của chúng ta xem người bị thiệt thòi là không đáng lưu ý.
đòi quyền công dân, giải phóng phụ nữ, phản chiến và hippie tất cả đều không thừa nhận những mẫu xã hội như thế đang hiện hữu trước mắt. Không khí xã hội kêu gọi tập trung vào những cách thức trong đó kinh nghiệm cá nhân đang được định hình bằng tác động vượt quá chính bản thân con người: yếu tố chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ của “hệ thống”. Mặc dù giá trị của những phong trào này có thể gây tranh luận nhưng điều không thể chôì cãi là bằng việc chỉ rõ những tác động xã hội tác động đến đời sống của tất cả người Mỹ, tất cả đều chứa đựng một yếu tố quan điểm xã hội học.
Như những ví dụ minh họa thường nhật cho thây, nhập môn xã hội học là lời mời gọi nghiên cứu cách thức mới các mẫu xã hội đời sông trở nên quen thuộc đến mức hầu hết đều vô hình. Ớ điểm này, chúng ta sẽ xét liệu lời mời gọi này có đáng châp nhận hay không. Nói cách khác, đối với bạn có lợi ích gì khi học hỏi cách áp dụng quan điểm xã hội học?
^ Lợi ích cùa viễn tượng xã hội học Lợi ích trong nghiên cứu xã hội học không hẳn giống nhau đối với hết mọi người. Sự hiểu biết cụ thể đã và đang được tích lũy trons xã
17
hội học râ't bao la và không thể áp dụng dễ dàng vào đời sống của chúng ta bằng vô số cách. Thế nhưng, có bôn cách chính trong đó quan điểm xã hội học có thể giúp cuộc sống của chúng ta thêm phong phú.
Lợi ích thứ nhất được Peter Berger (1963) cô đọng qua khẳng định xã hội thường không phải là những gì đang biểu hiện. Trong mỗi xã hội trên thế giới, con người chấp nhận một số quan điểm và nhận thức về bản thân là “đúng”. Cho dù những nhận thức này có đúng thực hay không, thì chúng cũng hình thành thực tại của con người. Quan điểm xã hội học không thừa nhận sự hiểu biết thông thường về thế giới của
chúng ta, sao cho chúng ta có thể tiếp nhận một cách nhìn mới có phê phán đối với những gì được giả định là “đúng”.
Đối với người Mỹ, một minh họa quan trọng về “chân lý ” đang phổ biến là những gì có thể gọi là niềm tin trong “cá nhân tự q uản”. Điều này có nghĩa chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng con người sống khá độc lập với nhau, và họ chịu trách nhiệm cá nhân đối với bất kỳ sô' phận nào xảy đến ở họ. Ngoài ra, người Mỹ thường nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự thành công theo nghĩa có một căn nhà tiện nghi, nghề nghiệp được trọng vọng và thu nhập cao. Do đó, chúng ta thường ca ngợi những người thành công đặc biệt như phần nào “khá hơn” những người không có công việc làm ăn ổn thỏa. Người ta cho rằng họ phải làm việc chăm chỉ hơn, và có lẽ thông minh hơn. Ớ mặt trái của vân đề, người ta không đánh giá quan điểm “thành công” của người Mỹ phải nhận thức như không xứng đáng về cá nhân và kém năng lực hơn. Một tiếp cận xã hội học khuyến khích chúng ta nên đặt câu hỏi liệu những niềm tin này là đúng thực, và đến một chừng mực nào đó thì không, thế tại sao nhiều người cứ nghĩ thế.
Chúng tôi đã cung cấp chứng cứ cho thây cá nhân hầu như không tự quản như lẽ thông thường người Mỹ đã nghĩ, ở mức độ rộng hơn, sự thành công tương đôi của bất cứ người Mỹ nào đều được định dạng bằng những yếu tô chẳng hạn như giới tính, chủng tộc, độ tuổi và nền tảng xã hội. Điều này có nghĩa việc chọn một quan điểm xã hội học mang nhiều tính chât
18
cá nhân sẽ dẫn đến việc làm danh tiêng của một số người thành đạt lên quá mức, cũng như cổ vũ cho phi thực tê đổ lỗi cho người khác vì “thất bại cá nhân” hiển nhiên của họ. Chúng ta cũng tự hỏi nếu khái niệm “thành công” của người Mỹ chỉ là nền tảng duy nhất dùng đê đánh giá người khác cũng như đánh giá chính bản thân mình.
Lợi ích thứ hai của việc học cách áp dụng quan điểm xã hội học rút từ thực tế trái đất là nơi đón tiếp đời sông xã hội cực kỳ đa dạng. Người Bắc Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới, như Chương 3 giải thích, trong phần còn lại của dân sô" thê giới, họ sông theo cách rât khác với chúng ta. Vì thế, theo Joel Charon (1982) đề nghị, viễn tượng xã hội học cho thâ'y việc khác với người khác không phải là “sai” hiểu theo nghĩa tuyệt đôi. Trong một xã hội bât kỳ, con người hình thành nhận thức nên sông cách nào cho thích hợp. Nhưng phải tính đến việc các biến thể lịch sử và giữa các nền văn hóa khác nhau, có vô số các phiên bản cạnh tranh về điều gì là thích hợp. Viễn tượng xã hội học cho chúng ta biết phạm vi bao la trong tính đa dạng của con người. Sự thừa nhận này là bước đầu tiên hướng đến việc ra quyết định cá nhân nên sống như thế nào.
Lợi ích thứ ba được quan điểm xã hội học cung cấp bao gồm việc hiểu rằng - đúng hay sai - xã hội Mỹ hoạt động theo một phương cách cụ thể, có cân nhắc. Không ai có khả năng sông với thái độ hoàn toàn bất chấp với “luật chơi” của xã hội. Trong trò chơi đời sống, chúng ta quyết định cách chơi, nhưng chính xã hội kiểm soát chúng ta. Đâu thủ chơi hiệu quả hơn thường là người hiểu biết nhiều hơn trò chơi hoạt động theo cách nào. Ớ đây thêm lần nữa, xã hội học rất đáng giá. Viễn tượng xã hội học giúp chúng ta hiểu những hạn chế và cơ hội tác động đến
đời sống. Hiểu biết thuộc loại này là một sức mạnh. Thông qua nó, chúng ta sẽ hiểu có thể hay không thể thành đạt cho chính bản thân mình, và chúng ta có khả năng nhìn thấy nên chấp nhận mục đích như thê nào để có thể thực hiện hiệu quả hơn.
Lợi ích thứ tư của quan điểm xã hội học bao gồm tác động mà một cá nhân bất kỳ đều
có đối với một xã hội rộng lớn hơn. Những ai kém nhận thức về cách xã hội hoạt động thường dễ thụ động chấp nhận hiện trạng. Viễn tượng xã hội học giúp chúng ta có khả năng trở thành những người tham gia tích cực hơn trong xã hội. Đối với một sô" người, điều này có nghĩa đây là một xã hội bao quát. Thế nhưng người khác lại gắng sức thay đổi xã hội với sự quan tâm nhất định. Môn xã hội học không tán thành một định hướng chính trị cụ thể. Thật ra, các nhà xã hội học được phân bô' đều khắp các lĩnh vực chính trị. Nhưng việc đánh giá khía cạnh xã hội bất kỳ lại phụ thuộc vào khả năng nhận biết tác động xã hội và đánh giá kết quả của chúng. Cách đây khoảng 30 năm, c. Wright Mills (1959) chỉ rõ tầm quan trọng về những gì mà ông gọi là trí tưởng tượng xã hội học trong việc giúp con người chủ động đôi phó với các tác động xã hội. Khung sẽ giải thích chi tiết.
NGUỒN G ốc CỦA XÃ HỘI HỌC
Sau khi mô tả quan điểm khác biệt của xã hội học, chúng ta lần theo lịch sử môn học này. Xã hội học là một trong những môn học tuổi nhât - hơn cả lịch sử, vật lý hay kinh tế học. Chỉ cách đây 150 năm có nhiều quan điểm mới về xã hội bắt đầu hợp thành một môn học nghiên cứu xã hội có hệ thống. Auguste Comte, một nhà tư tưởng xã hội người Pháp, đặt tên môn học năm 1838, mọi người công nhận ông là “cha đẻ xã hội học”.
Con người vốn rất quan tâm đến xã hội học từ đầu lịch sử nhân loại, nhưng quan điểm xã hội học là sự phát triển tương đôi gần đây, cũng như tiêp cận khoa học đến kiến thức làm nền cho nghiên cứu xã hội học.
Khoa học và sự phát triển của xã hội học Bản chât xã hội là vân đề mang ý nghĩa quan trọng trong trước tác của các nhà tư tưởng lỗi lạc trong thê giới cổ đại, trong đó có triết gia Hy Lạp Plato (427-347 B.C) và Aristotle (384-322 B.C)*. Tương tự, hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180), nhà thần học Trung cổ Thánh Thomas Aquinas (k. 1225-1274), nhà
soạn kịch nổi tiếng người Anh W illiam Shakespeare (1564-1616), và rất nhiều người khác phản ánh xã hội con người trong tác phẩm. Thế nhưng, như Emile Durkheim nhận xét vào cuối thế kỷ 19, không nhà tư tưởng xã hội nào trong số này tiêp cận xã hội học bằng quan điểm xã hội học.
Hãy nhìn lại lịch sử... chúng ta không nhận thây triết gia nào xửa nay xem xét vân đề [theo quan điểm xã hội học] cho đến thời gian gần đây... Đôi với họ có vẻ đủ để khẳng định con người sẽ phân đâu cho những gì và những gì nên tránh trong các xã hội thành lập lâu đời... Mục đích [của họ] không phải là cung cấp cho chúng ta một mô tả giá trị về bản chât như có thể, mà chỉ trình bày quan điểm về một xã hội hoàn thiện, một mô hình nên mô phỏng (1972:57; nguyên tác 1918).
Nói cách khác, trước khi xã hội học ra đời, triết gia, nhà thần học và các nhà tư tưởng khác chủ yếu quan tâm đến việc hình dung xã hội “lý tưởng”. Dĩ nhiên, một số sáng tác để gợi cho người đọc nên suy nghĩ về thế giới, hoặc chỉ mang nghĩa giải trí đơn thuần. Nhưng không ai cô" gắng phân tích xã hội về mặt bản chất.
Đây là những gì đánh dấu sự ra đời xã hội học: những người tiên phong trong môn học chẳng hạn như Auguste Comte và Emile Durkheim đều đảo ngược những ưu tiên này. Mặc dù chắc chắn họ quan tâm đến việc xã hội con người có thể cải thiện ra sao, nhưng mục tiêu chính của họ là phải hiểu xã hội thực sự hoạt động ra sao.
Điểm mâu chổt phân biệt giữa việc hiểu biết xã hội phải như th ế nào và xã hội là gì đều dựa vào sự phát triển trong tiếp cận khoa học để tìm hiểu. Như Chương 2 mô tả chi tiết, có nhiều cách hiểu th ế giới. Trong thời Trung cổ ở châu Âu, quan điểm nhân văn của con người do tôn giáo định hình. Xã hội được mọi người xem
* Trong sách, B.C.E viết tắt của “before the common era” (trước kỷ nguyên chung). Thuật ngữ này thay cho B.C. (“be fore Christ” - tr. CN) truyền thống để phản ánh tính đa nguyên tôn giáo trong xã hội Mỹ. Tương tự, thay cho A.D. (anno Domini, hay “in the year of our Lord" - sau CN), chúng tôi sử dụng c. E. (“common era” - kỷ nguyên chung).
19
là ước muôn của Chúa - ít nhât trong chừng mực con người, dưới sự dìu dắt của Giáo hội, có khả năng thực hiện kế hoạch thần thánh. Thế nhưng, dần dần, khoa học - dựa trên việc
C Ậ N CẢN H
iagaSa
nhận dạng thực tế qua sự quan sát có hệ thông - ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Qua các nô lực của các nhà khoa học ban đầu chẳng hạn như nhà thiên văn học người Ba Lan.
Hiểu biết xã hội: Điểm mấu chốt để hiểu biết bản thân chúng ta
Nhà xã hội học người Mỹ c. Wright Mills (1916-1962) mô tả quan điểm xã hội học như “trí tưởng tượng xã hội học”. Ông cho rằng quan điểm mới này có lợi cho cá nhân bằng cách giúp họ hiểu đời sống cá nhân được tác động xã hội rộng lớn hơn định hình ra sao. Tóm lại, Mills lập luận, chúng ta không thể hiểu hết hoàn toàn bản thân nếu chưa hiểu biết xã hội chúng ta đang sống.
Khi một xã hội công nghiệp hóa, nông dân sẽ trở thành công nhân, địa chủ phong kiến trở thành doanh nhân. Khi các giai cấp hưng hay thịnh, một [người] có việc làm hay bị thất nghiệp, khi mức đầu tư tăng hay giảm, một [người] sẽ phân chân hay nản chí. Khi chiến tranh nổ ra, một người mua bán bảo hiểm trở thành người phóng hỏa tiễn, nhân viên cửa hàng, nhân viên radar, hay người vỢ sông đơn độc, một đứa bé lớn lên nhưng không cha. Đời sông cá nhân cũng như lịch sử xã hội không thể hiểu được nếu không hiểu biết cả hai.
Copernicus (1473-1543), nhà thiên văn học kiêm vật lý người Ý Galileo (1564-1642), nhà vật lý kiêm toán học Anh Sir Isaac Newton (1642-1727), sự hiểu biết khoa học về thế giới tự nhiên trỗi dậy. Không có gì phải ngạc nhiên, trong vòng một thê kỷ sau Newton, xã hội học được xác lập như một tiếp cận khoa học với nghiên cứu xã hội.
20
Thế nhưng [con người] thường không xác định những rắc rối mà họ chịu đựng hiểu theo nghĩa thay đổi lịch sử... Phúc lợi họ thụ hưởng, họ thường không quy vào những điều quan trọng thăng trầm trong xã hội mà họ đang sông. Hiếm khi nhận thức sự liên kết phức tạp giữa các mẫu trong đời sông của riêng họ và diễn tiên lịch sử thế giới, [thường] dân thường không hiểu sự liên kết này có nghĩa gì đôi với loại [người] họ đang trở thành và đôi với loại làm nên lịch sử trong đó họ tham phần. Họ không có suy nghĩ đặc trưng thích hợp để hiểu tác động lẫn nhau của [các cá nhân] và xã hội, giữa tiểu sử và lịch sử, của cái tôi và thế giới...
Điều họ cần... là suy nghĩ đặc trưng giúp họ [hiểu]... những gì đang diễn ra trong th ế giới và... những gì đang diễn tiến trong chính bản thân mình. Chính đặc trưng này... có thể gọi là trí tưởng tượng xã hội học.
NGUỒN: c. Wright Mills, The Sociological Imagination (New York: Oxford University Press. 1959), trang 3-5.
Phản ánh nguồn gốc xã hội học khoa học. Comte (1975; nguyên tác 1851-1854) cho rằne nỗ lực hiểu biết thế giới có định hướng về mặt lịch sử mang tính khoa học nhiều hơn khi chúno phải trải qua ba giai đoạn phát triển. Trone “quy luật ba giai đ o ạn ” của mình, Comte cho là thần học, siêu hình và khoa học.
Trong nghiên cứu xã hội, giai đoạn đầu
tiên, giai đoạn thần học, trên cơ sở hiểu biết xã hội như sự phản ánh các tác động siêu nhiên chẳng hạn như ước muôn của Chúa. Niềm tin vào một kế hoạch thần thánh đôi với xã hội con người thống trị thế giới cổ đại và hầu hết thời kỳ phong kiến trong lịch sử châu Âu.
Trong những thế kỷ sau cùng của thời đại phong kiến ở châu Âu, tiếp cận thần học đốì với xã hội dần nhường đường cho những gì Comte gọi là giai đoạn siêu hình, trong đó các tác động trừu tượng (chẳng hạn “bản chất con người”) được nghĩ là ban cho xã hội đặc điểm cơ bản. Tiêp cận siêu hình trong việc hiểu biết xã hội được minh họa bằng các tác phẩm của triết gia Anh Thomas Hobbes (1588-1679), ông cho rằng xã hội là sự phản ánh bản chất con người mang tính ích kỷ cố hữu. Lưu ý rằng cả hai tiếp cận thần học và siêu hình đều không tập trung chú ý vào bản thân xã hội, mà vào các yếu tố được nghĩ là định hình xã hội - ước muốn của Chúa trong quan điểm thần học, và bản chất con người trong quan điểm siêu hình.
T ìỉu sử Sơ LUỢ C
Auguste Comte [1 7 9 8 - 1 857)
Trưởng thành trong thời kỳ Cách mạng Pháp, với sự thay đổi ảnh hưởng sâu sắc ở Pháp, chắc hẳn là lý do đủ để mê hoặc xã hội. Vì thê
Một vài thế kỷ gần đây chứng kiến buổi đầu của những gì mà Comte biểu thị đặc điểm là giai đoạn sau cùng, giai đoạn khoa học, trong cuộc tìm hiểu xã hội trong thời gian kéo dài của con người. Comte cho rằng tiếp cận khoa học tập trung sự chú ý trực tiêp vào xã hội thay vì vào các tác động bên ngoài, mà trong những thời kỳ đầu, được nghĩ là nguyên nhân của các mẫu xã hội. Tiếp cận khoa học dựa trên sự khẳng định rằng xã hội giông như thê giới vật lý hoạt động theo các lực và mẫu bên trong. Vì thế Comte mong mỏi không gì khác hơn là sự hiểu biết dần dần tất cả quy luật trong đời sống xã hội. Cách tiêp cận này thường được gọi là duy chứng luận, có thể liịnh nghĩa như sự khẳng định rằng khoa học, chứ không phải bất kỳ loại hiểu biết nào khác về con người (chẳng hạn như niềm tin tôn giáo), là con đường dẫn đến kiến thức.
Khi xã hội học được xác lập như một môn học ở Mỹ vào đầu thế kỷ này, các nhà xã hội học ban đầu chẳng hạn như
ít lâu sau Auguste Comte rời'gia đình bảo thủ, thuộc tỉnh lẻ, khăn gói lên Paris. Ớ đây ông dành phần lớn thời gian để quan sát và phản ánh kịch tính của con người đang diễn ra quanh mình. Từ những từ trong tiếng Hy Lạp và Latin có nghĩa “nahiên cứu xã h ộ i”, Comte mô tả công trình của ông là “xã hội học”.
Cơ sở như nhau trong công trình của Comte là phải ứng dụng khoa học để hiểu biết xã hội hoạt động như thế nào, sau đó áp dụng kiến thức vào công việc cải cách xã hội thực tế. Trong thời của ông, các nhà khoa học ngày càng nghiên cứu tự nhiên tinh vi hơn. Comte lập luận, thế tại sao không ứng dụns cùng các phương pháp khoa học để hiểu biết xã hội con người? Rõ ràng, Comte nghĩ rằng các quy luật biểu thị đặc điểm xã hội cũng như tự nhiên đều do các
21
định luật vật lý chi phôi. Việc tìm tòi những quy luật xã hội này khiến ông tập trung vào những gì mà ông gọi là thống kê xã hội - xã hội hoạt động như một hệ thống cố kết gồm nhiều bộ phận tương quan với nhau ra sao - và động lực học xã hội - sự thay đổi ưong xã hội theo cách có trật tự ra sao.
Ngày nay một ít nhà khoa học đồng ý rằng
Khi xã hội học được hình thành như một môn học ở Mỹ vào đầu thế kỷ này, các nhà xã hội học đầu tiên chẳng hạn như Lester Ward (1841-1913) đều chịu ảnh hưởng từ quan điểm của Comte. Ngay cả hiện nay, hơn một thế kỷ sau khi Comte mất, hầu hết các nhà xã hội học đều tiếp tục xem khoa học là yếu tố quyết định của xã hội học. Nhưng nhiều nhà xã hội học đương đại lưu ý khoa học không thể áp dụng cho thế giới xã hội cũng theo cách như đã áp dụng trong thế giới vật chất. Chúng ta sẽ giải thích trong Chương 2, nguyên nhân hành vi con người thường phức tạp hơn nguyên nhân các sự kiện trong thế giới tự nhiên rất nhiều. Nói cách khác, con người hơn cả các đối tượng cụ thể, họ là những sinh vật với trí tưởng tượng và tính tự phát đáng kể mà hành vi của họ không thể giải thích hoàn toàn bằng một “quy luật xã h ộ i” khoa học bất kỳ.
^ Sự thay đổi xã hội và sự phát triển cúa xã hội học
Sự phát triển khoa học dần dần ở châu Âu là nền tảng quan trọng của xã hội học. Nhưng liên quan đến một sô" vấn đề: sự thay đổi cách mạng trong chính bản thân xã hội châu Âu (Nisbet, 1966). Ý nghĩa quan trọng ngày càng tăng của khoa học không gì khác là một khuôn khổ hiện đại hóa châu Âu. Dĩ nhiên thay đổi xã hội phải liên tục, nhưng các xã hội châu Âu trải quá những biến đổi an tượng trong thế kỷ 17, 18. Trong sự thay đổi xã hội đặc biệt nhanh
chóng, con người ắt hẳn ít xem xã hội là chuyện đương nhiên. Quả thật, khi nền tảng xã hội không vững, thì con người ngày càng tập trung nhiều hơn vào xã hội, kích thích sự xuất hiện quan điểm xã hội học.
22
xã hội hoạt động theo các quy luật tuyệt đối, bất biến có thể so sánh với các quy luật tự nhiên. Nhưng hầu hết các nhà xã hội học đều nhât trí rằng nghiên cứu xã hội nên quan tâm đến tính ổn định xã hội lẫn thay đổi xã hội. Hầu hết các nhà xã hội học cũng nhât trí xã hội nên dựa trên các phương pháp khoa học càng nhiều càng tốt.
Thay đổi cách mạng trong giai đoạn này bao gồm ba khuôn khổ liên quan nhau. Thứ nhất, phát minh công nghệ đa dạng trong thê kỷ 18 ở châu Âu dẫn đến sự ra đời của các nhà máy. Phương cách sản xuât hàng hóa vật chât này ít lâu sau nảy sinh kinh tê' công nghiệp.
Thứ hai, nhà máy đặt trong thành phô" thu hút hàng triệu người ở nông thôn, nơi nông nghiệp đang là sinh kế truyền thông. Do đó, sự phát triển công nghiệp đi kèm với sự phát triển thành
phố. Thứ ba, sự phát triển kinh tê và sự phát triển thành phố liên kết với sự thay đổi trong quan điểm chính trị. Chúng ta lần lượt mô tả ngắn gọn ba khuôn khổ này.
Sự bừng dậy của kinh tế công nghiệp. Trong thời Trung cổ ở châu Âu, con người không làm việc trong nông nghiệp, họ thường làm việc ở nhà trong ngành sản xuất quy mô nhỏ (một từ bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa “làm việc bằng tay ”). Vì thế, nhà không còn mang nghĩa chỗ ở nữa, nhà cũng là trung tâm của những hoạt động thương mại chẳng hạn nhưngân hàng, làm đồ gỗ gia dụng và may thêu. Đầu thế kỷ 18, một điều khá mới xuất hiện ở Anh - nhà máy. Nhà máy là trung tâm sản xuất trong đó những nguồn năng lượng mới, như hơi nước, được trang bị trong các cỗ máy lớn. Nhiều hàng hóa khác nhau bắt đầu sản xuất đại trà hơn là làm theo lối thủ công.
Nhà máy trở thành tâm điểm của sự phát triển kinh tế công nghiệp, là nguyên nhân tạo ra nhiều thay đổi trên diện rộng khác. Khi nhà máy phát triển khắp châu Âu, chúns làm lunơ lay xã hội phong kiến đến tận gốc. Một thay đổi quan ưọng là cuộc sông chết dần trong những ngôi làng nhỏ, mang nhiều tính chất cá nhân. Như sử gia Peter Laslett đã nêu, hầu như khôno
có mối quan hệ khách quan nào trong xã hội Trung cổ: “Không có khách sạn, nhà nghỉ, hay căn hộ dành cho từng người, rất ít bệnh xá và không loại nào quen thuộc với chúng ta, hầu như không có nam nữ thanh niên nào sông ở nhà của riêng mình” (1984:11). Mặc dù xã hội ở châu Âu thời Trung cổ chắc hẳn mang đặc điểm mâu thuẫn cũng như hợp tác, thế giới xã hội mang tính cực kỳ riêng tư. Người ta sống và làm việc trong các cộng đồng nhỏ trong đó truyền thống đã được hình thành từ lâu đời còn cư dân biết lẫn nhau theo cách riêng tư.
Thế nhưng, sự ra đời của các nhà máy, thu hút mọi người từ khắp châu Âu đến các thành phô đang phát triển, nơi luôn có nhiều công ăn việc làm. ơ đây họ trở thành một bộ phận trong lực lượng lao động công nghiệp phần lớn là vô danh. Thay vì làm việc trong các môi quan hệ riêng tư trong gia đình, lúc này họ làm việc cho người lạ - chủ sở hữu và quản trị quản lý nhà máy.
Kết quả nói chung của sự phát triển kinh tế công nghiệp là sự phá vỡ cách sống đã thành hình từ lâu đời trong vô số các cộng đồng nhỏ. Khi nhà máy thu hút dân chúng từ thôn quê, thì thành phô bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển của đô thị. Nhà máy mọc
lên ở khắp nước Anh và các vùng khác thuộc Tây Âu trở thành thu hút những ai đang cần việc. Khi ngành công nghiệp dệt ngày càng quan trọng, đất đai trước đây sử dụng cho mục đích nông nghiệp được chuyển hóa thành đât đồng cỏ nuôi cừu - nguồn cung câp len. Trong quá trình của những gì gọi là “phong trào rào đ â t”, vô sô" người bị đẩy khỏi nông thôn, đổ xô vào thành phố tìm kiếm việc làm trong nhà máy.
Không có gì phải ngạc nhiên, thành phô công nghiệp phát triển với quy mô chưa từng thấy. Hầu hết thành phô' ở Anh thời Trung cổ xét theo tiêu chuẩn ngày nay chỉ là những thị trấn nhỏ, những xã hội tự cung xây dựng bên trong tường thành bảo vệ. Thậm chí đến năm 1700, đầu thời kỳ công nghiệp, London là thành phô" lớn nhất châu Âu với dân số chỉ 500.000 người. Thế nhưng, trong vòng hai thế kỷ, dân số London tăng lên gấp 13 lần, gần 6,5 triệu (Chandler & Fox, 1974). Manchester, trong sô" các thành phô' công nghiệp đầu tiên của Anh, hầu như tăng dân số gấp năm lần trong nửa đầu thế kỷ 19. Sự phát triển đô thị nhanh chóng diễn ra khắp lục địa châu Âu khi thành phố trở thành các trung tâm kinh tế công nghiệp mới.
Đời sống ưong những thành phố đang phát triển này khác hẳn đời sống trong vùng xa thành
Cách mạng công nghiệp thu hút dân chúng ở châu Âu và Bắc Mỹ rời khỏi thôn làng đến các thành phô' lớn. Sự phá vỡ mẫu xã hội truyền thống này kích thích sự phát triển môn xã hội học.
23
thị. Không những môi trường ít mang tính riêng tư hơn, mà còn dòng người khổng lồ hoàn toàn lấn át khả năng thành phố thu hút họ. Các vấn đề xã hội phổ biến - trong đó có ô nhiễm, tội phạm và nhà ở không đủ - cổ vũ thái độ quan tâm đến tình trạng xã hội, khuyến khích hơn nữa sự phát triển quan điểm xã hội học. Nhà văn Anh nổi tiếng Charles Dickens nhận thức các thay đổi thật sâu sắc (không phải thay đổi nào cũng mang đến kết quả tốt hơn) do sự phát triển thành thị tạo ra. Trong khung là đoạn trích từ một trong những tiểu thuyết của ông trong thời ây.
Những thay đổi chính trịể Như đã đề cập từ trước, xã hội Trung cổ được mọi người chấp nhận như sự diễn đạt ước muốn thần thánh. Giới quý tộc phong kiến khẳng định quyền cai trị bằng “quyền thần thánh”, và toàn bộ trật tự xã hội được hiểu là sự diễn đạt tự nhiên kế hoạch nhân đạo của Chúa. Trong tình hình này, các mẫu xã hội phần lớn được cho là đương nhiên. Môi quan hệ giữa gia đình và xã hội liên kết địa chủ và nông nô, tu sĩ và giáo dân, ít được lưu tâm như bầu không khí con người đang hít thở (Nisbet, 1966: 108). Quan điểm chính trị phần lớn và vấn đề nhận biết trách
HỘI THEO DÒNG LỊCH sử
nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân với nhau, tùy vào vị trí cá nhân trong một sơ đồ đời sông rộng lớn. Quan điểm như thê xã hội như thê được biểu hiện qua bài thánh ca Anh giáo cổ “All Things Bright and Beautiful”:
Người giàu sống trong lâu đài,
Người nghèo đứng hầu ngay cổng,
Người nghèo có ở mọi nơi
Tụ hợp thành một đẳng cấp..
Trong sô" những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế và sự phát triển đô thị nhanh chóng, thì sự thay đổi trong quan điểm chính trị là điều không thể tránh. Trái với chủ nghĩa bảo thủ chính trị trong thời Trung cổ, từ thế kỷ 16 trở đi sự chỉ trích vẫn là công kích quyết liệt vào quan điểm cho rằng xã hội là sự thể hiện ước muôn thần thánh. Đặc điểm xã hội và trách nhiệm cá nhân câu thành xã hội trở thành vân đề tranh luận gay gắt. Trong tác phẩm của các nhà tư tưởng như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632 - 1704), và Adam Smith (1723- 1790), chúng ta ít quan tâm đến các trách nhiệm đạo đức của cá nhân đôi với xã hội hơn, và
London: Hỗn loạn đô th| và viễn tượng xa hội học
Trong phần tuyển chọn từ các tác phẩm nổi tiêng của ông, Charles Dickens cho thây thay đổi ấn tượng ở châu Âu trong thế kỷ 19 cổ vũ nhận thức xã hội đang gia tăng, thường hiểu theo nghĩa phê phán xã hội thẳng thừng.
[Harriet Carker] thường nhìn với vẻ thương hại, ở một thời điểm như thế, đối với những kẻ lang thang đi thơ thẩn ở London, sau bao nỗi vất vả trên đường, và những người sưng chân, mệt lử, đang nhìn chằm chặp thành phố khổng lồ hiện ra trước mắt, như thể báo trước cảnh nghèo khổ của họ chỉ là một giọt nước trong đại dương, một hạt cát ven bờ biển, đang co rúm trước thời tiết nổi cơn thịnh nộ, như thể là
24
những yếu tô" đang cự tuyệt họ. Ngày qua ngày, những khách bộ hành như thế cứ than khóc quá khứ, nhưng đều nghĩ đến một hướng - luôn hướng về thành thị. Bằng sự rộng lớn của mình trong giai đoạn này hay giai đoạn khác đối với những gì mà họ có vẻ như bị sự quyến rũ vô vọng thúc đẩy, họ không hề trở về. Đã từng vào bệnh viện, nghĩa địa, lao tù, ranh giới giữa cái sống và cái chết, sốt rét, điên loạn và tử vong - họ đang bước đến gần con quái vật từ xa đã nghe tiếng gầm thét rồi biến mất.
NGUỔN: Charles Dickens. Dombey and Son (London: Oxford University Press, 1974; nguyên tác 1848), tr. 462.
quan điểm xã hội ngày càng nhấn mạnh như sản phẩm tư lợi cá nhân. Nhóm từ phổ biến trong không khí chính trị mới là tự do cá nhân và quyền lợi cá nhân. Tuyên ngôn độc lập - văn kiện ca ngợi các thuộc địa Bắc Mỹ tách khỏi Anh và phản ánh mạnh mẽ quan điểm của John Locke - là lời tuyên bô" rõ ràng của những quan điểm chính trị này, ủng hộ mọi người phải có “một số quyền không thể chuyển nhượng” trong đó có “quyền sông, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cách mạng chính trị ở Pháp sau năm 1789 ít lâu thậm chí là một nỗ lực ấn tượng hơn nhằm phá vỡ truyền thông chính trị, xã hội.
Những thay đổi này - sự phát triển kinh tế công nghiệp, đô thị bùng phát và quan điểm chính trị cách mạng - là những khuôn khổ quan trọng của sự chuyển hóa nhanh chóng của thế giới phương Tây từ chủ nghĩa truyền thông Trung cổ sang hiện đại. Lúc nghiên cứu xã hội sau Cách mạng Pháp, nhà tư tưởng chính trị, xã hội Pháp Alexis de Tocqueville bị kết tội vì khá phóng đại khi ông thốt lên những thay đổi này rốt cuộc là “không gì khác ngoài việc thiếu vắng sự tự đổi mới của toàn bộ nhân lo ại” (1955:13; nguyên tác 1856). Bởi lẽ thế giới quá khứ quen thuộc đã thay đổi quá nhanh và ấn tượng đến mức trở thành thế giới hiện đại kỳ lạ, người ta ngày càng nhận thức nhiều hơn về các tác động xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ.
Trong bối cảnh này, thật dễ hiểu tại sao Auguste Comte và những người tiên phong khác ít lâu sau phát triển môn xã hội học mới. Tương tự, không gì phải ngạc nhiên khi xã hội học phát triển nơi môn học ra đời. Đúng ra là phát triển khắp châu Âu, xã hội học được khuyến khích hầu hết trong các xã hội đã kinh qua sự thay đổi xã hội mà chúng ta mô tả ở phạm vi rộng nhât. ở Pháp, Đức và Anh - nơi sự chuyển biến xã hội mang tính chất cách mạng thực sự - xã hội học phát triển vào cuối thế kỷ 19. Trái lại, trong những xã hội chịu tác động của những sự kiện quan trọng này ít hơn - như Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Ý và Đông  u- quan điểm xã hội học kém phát triển hơn.
Phần lớn quan điểm quyêt định trong môn xã hội học cũng có thể mô tả sự thay đổi xã hội nhanh chóng. Phần lớn, nếu không nói là hầu hết, các nhà xã hội học đầu tiên nhận thây thay đổi xã hội triệt để ở châu Âu vô cùng hỗn loạn. Một phản ứng - minh họa qua quan điểm của Comte - mang tính bảo thủ, ngại rằng con người, khi bị sự thay đổi áp đảo và nhổ tận gốc khỏi các cộng đồng địa phương hình thành từ lâu đời, đang đánh mất sự ủng hộ truyền thông của gia đình, cộng đồng và tôn giáo. Các nhà xã hội học dưới sự hướng dẫn của Comte kiên quỳết loại trừ những ai xem xã hội hoàn toàn là sự thể hiện tư lợi cá nhân. Đúng ra, các nhà xã hội học này cho rằng, những mối quan hệ xã hội chẳng hạn như gia đình và tình hàng xóm là những đơn vị cơ bản của xã hội. Có lẽ đôi với Combe không gì khác ngoài việc nghĩ
đến xã hội theo nghĩa cá nhân hơn là đối với chúng ta khi nghĩ về quyển sách này theo nghĩa thành phần nguyên tử. Tóm lại, Comte có chung suy nghĩ với các nhà xã hội học khác cho rằng xã hội là một tổng thể phức tạp thích đáng hơn con người sống trong xã hội nhiều.
Phản ứng khác trước những thay đổi to lớn mà chúng ta mô tả mang tính chất cấp tiến hơn như được minh họa qua các tác phẩm của nhà tư tưởng xã hội người Đức Karl Marx (1818-
1883); quan điểm của ông trình bày chi tiết ở Chương 4. Các nhà xã hội học chịu ảnh hưởng của Marx cũng là người phê bình các mẫu xã hội hiện đại. Thế nhưng, trong trường hợp của họ, mối quan tâm không ngoài sự phá hủy các mẫu xã hội truyền thông như đôi với thực tê nhiều tài sản kếch sù được tạo ra trong cuộc Cách mạng công nghiệp vẫn còn nằm trong tay một tỷ lệ dân CƯ nhỏ.
Rõ ràng, có nhiều sự bất đồng giữa quan điểm chính trị được nsụ ý qua quan điểm của Auguste Comte và Karl Marx. Nhưng trons hiện tại, lưu ý những điểm chuna của họ. Trong tư
25
cách những nhà xã hội học, họ cùng - và các nhà xã hội học hiện nay vẫn đang tiếp tục - tập trung không những vào cá nhân cũng như các mẫu xã hội liên kết con người với xã hội đang liên tục phát triển. Chủ đề chính trong xã hội học được-tìm hiểu trong các chương sau trong sách này - kể cả văn hóa, giai cấp xã hội, chủng tộc, dân tộc, giới tính, gia đình và tôn giáo - tất cả đều liên quan đến phương cách kết hợp cá nhân - cũng như chia cắt - trong phạm vi xã hội rộng lớn hơn.
Tóm lại, sự ra đời xã hội học, phương pháp nghiên cứu khoa học và sự nhân mạnh vào các mẫu xã hội hơn là cá nhân tất cả đều liên quan đên thay đổi lịch sử định hình thế giới hiện đại.
LÝ THUYỀT Xã Hộ i h ọ c
Như đã nêu trong phần đầu chương, môn xã hội học bao gồm nhiều quan điểm khác biệt. Quan điểm xã hội học cung cấp nhiều quan điểm mới đôi với vô số các tình huống quen thuộc, nhưng liên kết sự quan sát cụ thể với nhau theo phương cách có ý nghĩa bao gồm các yếu tô" khác trong môn học, đó là lý thuyết. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, lý thuyết là sự giải thích mối quan hệ giữa hai thực tê cụ thể trở lên. Đê’ minh họa cho việc áp dụng lý thuyết xã hội học, chúng ta nhớ lại nghiên cứu tự tử của Emile Durkheim. Ông cố gắng giải thích tại sao một sô" nhóm người (phái nam, đạo Tin Lành, người giàu, và người chưa kêt hôn) có tỷ lệ tự tử cao hơn các nhóm khác (phái nữ, đạo Cơ Đốc, người nghèo, và người đã lập gia đình). Muốn thế, ông liên kết một tập hợp các thực tế - tỷ lệ tự tử - với một tập hợp các thực tê khác - mức độ hội nhập xã hội là đặc điểm của những nhóm người khác nhau này. Qua sự so sánh có hệ thống, Durkheim có thể phát triển lý thuyết tự tử, nghĩa là những người có sự hội nhập xã hội kém thường thiên về ý định quyên sinh nhiều hơn.
Để cung câp một minh họa khác, chúng ta 26
giải thích quan sát xã hội học ra sao khi các khóa khoa học ở đại học Mỹ thường có số nam sinh viên nhiều hơn nữ? Một tiếp cận lý thuyêt cho thấy các môn khoa học hâp dẫn nam nhiều hơn nữ giới, có lẽ nam giới có sự quan tâm bẩm sinh về khoa học nhiều hơn nữ. Khả năng khác cho rằng xã hội Mỹ khuyến khích nam giới phát triển sự quan tâm khoa học trong khi đồng thời cũng khuyến khích nữ giới quan tâm đến môn này. Một tiếp cận lý thuyết thứ ba cho rằng hệ thống giáo dục có một sô" chính sách chính thức và bán chính thức hạn chế sự ghi danh của phái nữ trong các khóa khoa học.
Như ví dụ này minh họa, thường có nhiều cách giải thích lý thuyết đôi với một vấn đề cụ thể bất kỳ. Vì thế, khả năng liên kết thực tế với nhau vào một lý thuyết có ý nghĩa bản thân nó không có nghĩa lý thuyết là đúng. Đ ể đánh giá các lý thuyết tương phản, các nhà xã hội học áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, sẽ được mô tả chi tiết trong Chương 2. Khi các nhà xã hội học áp dụng phương pháp khoa học để thu thập thông tin ngày càng nhiều hơn, thì họ có khả năng khẳng định một sô" lý thuyết trong khi phủ nhận hay bổ sung các lý thuyết khác. Trong những thập niên đầu thế kỷ 20 chẳng hạn, một số nhà xã hội học quan tâm đến sự phát triển đô thị nhanh chóng liên kết với cuộc sông trong thành phô" với các mẫu hành vi con người khác nhau. T hế nhưng, như chúng ta giải thích trong Chương 20, nghiên cứu hoàn tất trong những thập niên tiếp theo sau phát hiện rằng cuộc sông trong một thành phô" lớn không hẳn tạo ra sự cách ly xã hội, cũng như không làm giảm sức khỏe tâm thần. Vì thế trong phạm vi môn học, lý thuyết không bao giờ tĩnh tại, vì các nhà xã hội học luôn tiếp tục nghiên cứu, lý thuyết xã hội học luôn được cải tiến.
Trong nỗ lực phát triển lý thuyết về xã hội con người, các nhà xã hội học đối mặt với nhiều sự lựa chọn. Họ nên chọn vân đề nào để nghiên cứu? Họ nên liên kết thực tế nào để hình thành lý thuyết? Những va'n đề chẳng hạn như thế này chưa được trả lời theo kiểu bừa bãi, đún2
ra việc xây dựng lý thuyết được định hướng bằng một khuôn khổ chung mà các nhà xã hội học gọi là mô hình lý thuyết. Theo quan điểm của George Ritzer (1983), mô hình lý thuyết là hình ảnh cơ bản của xã hội định hướng suy nghĩ xã hội học.
Như trong thảo luận ban đầu của chúng ta về quan điểm của hai nhà sáng lập xã hội học, Auguste Comte và Karl Marx đề xuất, không phải nhà xã hội học nào cũng đặt công trình của họ trên cơ sở cùng hình ảnh xã hội. Một số nhân mạnh thực tế xã hội thường ổn định đáng kể qua thời gian, một số khác tập trung nghiên cứu sự thay đổi xã hội. Tương tự, trong khi một sô" chú ý tập trung vào cách đoàn kết con người qua tư cách thành viên thông thường của họ trong một xã hội riêng lẻ thì một số khác lại nhấn mạnh xã hội chia cắt con người theo giới tính, chủng tộc hay giai cấp xã hội ra sao. Ngoài ra, trong khi một số nhà xã hội học xác định mục tiêu của họ khi giải thích hoạt động xã hội như nó đang tồn tại, số khác khuyến khích những gì họ xem là sự thay đổi xã hội đáng khao khát. Sau cùng, trong khi một sô" nhà xã hội học trình bày hoạt động xã hội như một tổng thể thì sô khác lại xem các mẫu tương tác qua lại giữa cá nhân trong các tình huống cụ thể thích thú hơn.
Tóm lại, tất cả các nhà xã hội học không đồng ý điều gì thú vị nhất hay câu hỏi có ích nhẩ”t, ngay cả khi họ nhất trí trong vân đề, họ thường bất đồng về câu trả lời. Thế nhưng điều này không có nghĩa là lý thuyết xã hội học là sự hỗn loạn hoàn toàn, vì các nhà xã hội học có khuynh hướng tổ chức công việc của họ bằng việc sử dụng từ một mô hình trở lên trong số ba mô hình lý thuyết quan trọng.
^ M ô hình cấu trúc - chức nãng Mô hình câu trúc-chức năng là khuôn kliổ lý thuyết dựa trên quan điểm xem xã hội như một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau cùng tác động đế tạo ra tính ốn định tương đối. Như tên gọi cho thây, mô hình lý thuyết này có hai thành phần. Thứ nhât, nó cho rằng xã hội do câ'u trúc xã hội câu thành, được xác định như
những mẫu hành vi xã hội tương đôi ôn định. Các câu trúc xã hội quan trọng nhất là những bộ phận chính trong xã hội chẳng hạn như gia đình, tôn giáo, chính trị và hệ thông kinh tê. Thứ hai, mỗi thành phần câu trúc xã hội được hiểu trong mô hình này theo nghĩa chức năng xã hộỉ, quy vào kết quả hoạt động xã hội như một tổng thể. Vì thê mỗi bộ phận trong xã hội có một hay nhiều chức năng quan trọng cần thiết cho xã hội tồn tại ít nhất trong hình thức hiện tại.
Điều hiển nhiên là mô hình cấu trúc-chức năng một phần bắt nguồn từ quan điểm của Auguste Comte. Một người nữa đẩy mạnh cách tiếp cận lý thuyết này là nhà xã hội học người Anh Herbert Spencer (1820-1903). Spencer là một học trò nghiêm túc ở cả hai môn sinh vật và xã hội, và ông khẳng định rằng hai môn này đều có nhiều điểm chung. Cơ thể con người chẳng hạn có nhiều bộ phận cấu trúc quan trọng, chẳng hạn như xương, hệ cơ, và các cơ quan bên trong, bao gồm tim, não và phổi. Tất cả những cơ quan trong cơ thể này đều tươiig thuộc, và tất cả xương, cơ, và cơ quan có một chức năng góp phần duy trì sự sống trong cơ thể con người. Trong trường hợp xã hội con người, tất cả những thành phần xã hội, nhất là thể chế xã hội đều là những bộ phận cấu trúc tương thuộc cùng hoạt động chức năng để duy trì hoạt động xã hội. Một nhà xã hội học theo mô hình cấu trúc-chức năng ắt hẳn sẽ đặt câu hỏi như: “Các mẫu xã hội có khuynh hướng tồn tại trong xã hội loài người là mô hình gì?” và “Mỗi mẫu có chức năng duy trì hoạt động xã hội ra sao?”
Một vài thập niên sau khi Comte mâ't, Emile Durkheim tiếp tục phát triển mô hình cấu trúc chức năns ở Pháp. Như Spencer, đối tác người Anh của ông, Durkheim vẫn cho rằng mỗi thành phần trong xã hội đều giúp xã hội phát triển qua thời gian, v ấ n đề sẽ đề cập trong Chương 16, Durkheim đặc biệt quan tâm đến bằng cách nào đạo đức và tôn giáo phục vụ như một nền tảng giá trị chung thúc đẩy sự hội nhập xã hội.
27
Tiều sử Sơ LƯỢ C
'm m mv z&X&&Ịffấềầlí*''ỉi
Herbert Spencer (1 8 2 0 - 1 9 03 )
Herbert Spencer sinh ra vào giữa cuộc Cách mạng công nghiệp đang thay đổi nước Anh. Thay đổi nhanh chóng trong thời đại khiến ông dành trọn đời mình để nghiên cứu xã hội.
Spencer có cùng quan điểm với Auguste Comte cho rằng xã hội hoạt động theo quy luật bất biến, cũng như khát khao tìm hiểu những quy luật này bằng nghiên cứu khoa học. Quan điểm xã hội của Spencer chịu ảnh hưởng sâu sắc của một người đương đại, Charles Darwin (1809-1882), ông cho rằng cơ thể sống tiến hóa qua thời gian sẽ tồn tại tốt hơn trong môi trường. Tương tự, Spencer nghĩ rằng xã hội sẽ phát triển theo nguyên tắc “sự tồn tại của cái thích hợp nhâV’ - một nhóm từ mọi người cho là của
Khi xã hội học phát triển ở Mỹ, nhiều quan điểm của Herbert Spencer lẫn Emile Durkheim đều do Talcott Parsons (1902-1979) chuyển tải, ông là nhân vật chính ủng hộ mô hình cấu trúc chức năng trong xã hội học Mỹ. Phân tích xã hội của Parsons sẽ được đề cập chi tiết trong Chươníĩ 4.
28
Darwin nhưng thực ra được Spencer sử dụng lần đầu tiên. Quan điểm xã hội này, được biêt là thuyết xã hội Darwin dựa trên quan điểm cho rằng qua nhiều thê hệ, người thông minh, tham vọng và hữu ích nhất sẽ tồn tại, trong khi những người có khả năng kém hơn sẽ chêt dần. Điều này khiến Spencer dự đoán một xã hội không ngừng cải thiện theo hoạt động tiên hóa của riêng chúng.
Sau cùng,Spencer nhận thây mình bất đồng với niềm tin ban đầu của Compte cho rằng xã hội học có thể sử dụng để định hướng cải cách xã hội. Spencer phản đôi kịch liệt bât kỳ nỗ lực nào như thế đơn giản vì ông nghĩ rằng chúng chỉ gây trở ngại cho tiến trình tiến hóa của chính xã hội. Vì thế ông tỏ vẻ không đồng tình với việc cứu tế và bất cứ hành động nào của chính phủ trong việc giúp người nghèo, điều theo ông thiên vị cho những thành viên yếu kém nhât trong xã hội và khiến cho xã hội trong tư cách một tổng thể bị giảm giá trị.
Quan điểm của Spencer khiến một số người kinh hoảng, nhưng cũng được các nhà tư bản công nghiệp giàu có với sô" lượng ngày càng tăng ở Anh và Mỹ đồng tình. Họ phản đối sự can thiệp của chính phủ bằng bất kỳ hình thức thay mặt công nhân và người nghèo. Cuối thế kỷ 19, thuyết xã hội Darwin bị mang tai tiếng, không chỉ là quan điểm xã hội nhẫn tâm mà còn là quan điểm ít dựa trên chứng cứ khoa học.
Một nhà xã hội học người Mỹ đương đại mà tác phẩm của ông phần lớn được định hướna bằng mô hình cấu trúc chức năng là Robert K. Merton (1910- ). Một trong những đóng 2Óp quan trọng của Merton (1968) đã chứns tỏ rằn 2 bâì kỳ bộ phận nào trong xã hội cũng có nhiều chức năng, một số dễ thừa nhận hơn số khác. Quan điểm này khiến ông phân biệt giữa hai
loại chức năng. Chức năng hiện của bất cứ yếu tô" cấu trúc xã hội là kết quả được con người trong xã hội nhận biết và có dự định. Mặt khác, bất kỳ bộ phận nào trong xã hội cũng có chức năng tiềm ẩn, là sự phát triển nhanh chóng phương tiện có động cơ trong thế kỷ này là minh họa đơn giản cho sự khác biệt này. Chức năng hiện của phương tiện có động cơ là phải vận chuyển con người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, chắc hẳn đây là những gì mà con người phải nghĩ đến khi mua ô tô hay xe tải. Nhưng phương tiện có động cơ cũng có một số chức năng ẩn. Chúng giúp con người đi lại trong khoảng cách ly tương đôl, củng cố sự nhấn mạnh của người Mỹ vào sự độc lập cá nhân. Ô tô cũng có chức năng ẩn với trạng thái chúng ta thường gọi là dấu hiệu tình trạng. Chủ nhân của những chiếc ô tô ngoại đắt tiền như Volvos hay BMW chẳng hạn được xem là người có sở thích cầu kỳ hơn - và chắc chắn tài khoản ngân hàng nhiều hơn - chủ sở hữu những chiếc kinh tế gia dụng như Cavalier chẳng hạn.
Ngoài ra, mặc dù mô hình cấu trúc chức năng có khuynh hướng nhân mạnh kết quả hữu ích của các mẫu xã hội cho các xã hội, Merton chỉ rõ không những mọi thành phần câu trúc xã hội đều nhât thiết hữu ích. Nói cách khác, bất cứ mẫu cụ thể đều có rốì loạn chức năng xã hội, là tác động không mong muốn đối với hoạt động xã hội. Một trong những rối loạn chức năng của hơn 170 triệu phương tiện có động cơ ở Mỹ là vân đề ô nhiễm không khí, đặc biệt nghiêm trọng trong nhiều thành phô' lớn. Cũng không thể phủ nhận khi sự cơ động vật lý lớn hơn từ phương tiện có động cơ đã góp phần làm suy yếu các gia đình truyền thông, sự thay đổi mà nhiều người Mỹ phải than van.
Theo phân tích câu-trúc-chức-năng, bất kỳ mẫu xã hội đều phần lớn rối loạn chức năng có thể nghĩ là thay đổi qua thời gian. Chẳng hạn, vân đề ô nhiễm không khí do việc sử dụng hàng triệu phương tiện có động cơ gây ra dẫn đến sự thay đổi công nghệ làm giảm lượng khí thải độc hại ở mỗi chiếc xe.
Mô hình cấu trúc chức năng cũng có tác động mạnh đến môn xã hội học. Thực ra, cho
đến thời gian gần đây, thuyết câ'u trúc chức năng thường được mô tả là “xã hội học trào lưu”. Thế nhưng trong một vài thập niên qua, mô hình câu trúc chức năng là chủ đề càng có nhiều người phê phán, cho rằng mô hình lý thuyết này tập trung vào phươna cách đoàn kêt xã hội, trong khi lại xem nhẹ sự chia cắt xã hội trong dân sô" dựa trên những yếu to" như giai câp, chủng tộc và giới tính. Ngoài ra, câu trúc chức năng nhấn mạnh vào tính ổn định xã hội thường gạt bỏ sự quan tâm trons tiến trình thay đổi xã hội quan trọng, c ả hai ý kiến phê phán này được phản ánh với tầm quan trọng ngày càng cao của một định hướng lý thuyết khác trong xã hội học - mô hình mâu thuẫn xã hội làm nổi bật giới hạn trong đó xã hội bị giai cấp xã hội, chủng tộc, dân tộc, giới tính và độ tuổi chia cắt. Các nhà xã hội học định hướng theo mô hình này đều xem sự bất công xã hội là do sự phân phôi các nguồn giá trị bất công - tiền, giáo dục, uy tín xã hội - trong số nhiều nhóm dân cư khác nhau.
Mô hình câu trúc xã hội thừa nhận một sô' mẫu xã hội có thể rối loạn chức năng cũng như mang tính chức năng đôi với xã hội. Tuy nhiên, mô hình mâu thuẫn xã hội nhấn mạnh hầu như tất cả mẫu xã hội hữu ích cho m ột s ố người
trong khi gây nguy hại cho một số khác. Để minh họa, hãy xét vấn đề sẽ được đề cập chi tiết trong Chương 15: thông lệ trong các trường trung học cơ sở ở Mỹ trong việc hướng một số học sinh học văn hóa trong khi định hướng cho
Chưa đến một thập niên, dây chuyền sản xuất ô tô nhãn hiệu Ford ở Highland Park, Michigan, sản xuất hơn một triệu ôtô. Những ôtô này đã được cải tiến với sự phát triển của xã hội Mỹ.
số khác học nghề. Mô hình câu trúc xã hội thu hút sự chú ý theo cách xã hội như một tổng thể từ việc cung câ'p những loại hình giáo dục khác nhau cho học sinh có kết quả học tập và năng lực khác nhau. Điều này có vẻ hữu ích đối với mọi người trong xã hội. Mô hình mâu thuẫn xã hội tạo ra cách nhìn tương phản: thông lệ này có lợi cho một số người trong khi có hại đôi với số khác, khi nó duy trì mẫu xã hội bất công.
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy sinh viên định hướng theo các khóa dự bị đại học thường xuất thân từ các gia đình có đặc quyền hơn. Khi họ sau cùng trở thành một bộ phận thiểu số người Mỹ có học vấn đại học, thì chắc hẳn họ sẽ tham gia vào các ngành nghề tạo cho họ thanh danh và thu nhập cao, vì thế kéo dài đặc quyền cho con cái được thụ hưởng từ bố mẹ. Tuy nhiên, định hướng học nghề thường dành cho sinh viên xuât thân từ nền tảng kém đặc quyền hơn, đôi lúc ít xem trọng năng lực thực sự của họ. Họ không được tham gia khóa dự bị đại học, vì thế, giông như bố mẹ mình trước đây, chắc chắn họ sẽ tham gia vào các ngành nghề thu nhập kém và ít được kính trọng. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy trắc nghiệm chuẩn hóa sử dụng để đánh giá “khả năng học tập ” thường được thiết kế và diễn đạt theo cách chỉ có người da trắng có nền tảng khá giả nói tiếng Anh chuẩn mới hiểu nổi, nhưng cũng gây rắc rối đối với những người Mỹ có học thuộc các nền tảng khác thành viên bị thiệt hại khả năng (Bowles & Gintis, 1976; Oakes, 1982, 1985).
Khi ây theo thông lệ, mô hình mâu thuẫn xã hội tiêp cận vân đề bất kỳ bằng cách đặt những câu hỏi như “Nhóm người nào hưởng lợi từ những sắp xếp xã hội cụ thể? Nhóm nào bị thiệt hại?” Trong chừng mực các mẫu xã hội tạo ra nhiều lợi ích cho một sô người này nhiều hơn sô" khác, thì tiếp cận này khiến cho các nhà xã hội học phải xem xã hội như một phạm vi trong đó quyền lợi của một số nhóm người đối lập với một số nhóm người khác. Ngoài ra các nhóm thống trị - người giàu trong môi liên hệ với người nghèo, người da trắng trong mối liên hệ với người không phải da trắng, và nam giới trong môi liên hệ với nữ giới - thường cố gắna
30
bảo vệ đặc quyền của mình bằng cách kiên quyết ủng hộ nguyên trạng. Những ai có đặc quyền ít hơn có thể được xem là đôi lập với những nỗ lực này bằng cách cố gắng mang đến sự phân bô tài nguyên xã hội công bằng hơn. Đây là điểm căn bản trong mâu thuẫn xã hội ở Mỹ, về mặt xã hội diễn ra dưới hình thức đình công và các hình thức náo động khác ở người lao động, phong trào đẫu tranh vì quyền công dân, và gần đây hơn là phong trào giải phóng phụ nữ. Lúc â'y, nhìn chung, đúng ra là xem xã hội như đang tồn tại trong tình trạng ổn định tương đối, mô hình mâu thuẫn xã hội khẳng định rằng xã hội chắc hẳn phải kinh qua mâu thuẫn và thay đổi xã hội liên tục.
Sau cùng, nhiều nhà xã hội học áp dụng mô hình mâu thuẫn xã hội không những nỗ lực tìm hiểu bản chất xã hội mà còn cố gắng thay đổi xã hội để đạt đến sự công bằng xã hội nhiều hơn. Đây là mục tiêu của Karl Marx, nhà tư tưởng xã hội có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong sự phát triển mô hình mâu thuẫn xã hội trong xã hội học. Marx tỏ ra ít kiên nhẫn đối với những ai tìm cách sử dụng khoa học chỉ để tìm hiểu cách thức hoạt động của xã hội. Trong một phát biểu nổi tiếng (ngày nay có thể nhìn thấy ở đài kỷ niệm ông trong Nghĩa trang Highgate, London), Marx cho rằng “Các triết gia chỉ biết giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau, thế nhưng quan điểm là phải thay đổi xã hội”.
M ô hình tương tác - tượng trưng Mô hình lý thuyết thứ ba trong xã hội học khác với hai mô hình chúng ta đã giới thiệu. Mô hình câu trúc chức năng và mâu thuẫn xã hội có cùng định hướng ở mức vĩ mô nghĩa là sự quan tâm với các mẫu ở quy mô rộng biểu thị đặc điểm xã hội như m ột tổng thể. Cả hai tiếp cận xã hội như bạn quan sát thành phô" từ khung cửa sổ trên máy bay trực thăng - chẳng hạn, nhận thấy xa lộ tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng giao thông từ nơi này đến nơi khác, hoặc có những tương phản đáng kể giữa vùng lân cận giữa khu giàu và nghèo. Trái lai mô hình tương tác tượng trưng có định hướng ở mức vi
mô, nghĩa là sự quan tâm các mẫu tương tác xã hội ở quy mô nhỏ trong các bối cảnh xã hội cụ thể. Để tiếp tục sự minh họa này, bạn nên tìm hiểu thành phố theo cách này ở mức độ đường phố, chẳng hạn lưu ý các mẫu xã hội biểu thị đặc điểm sự tương tác của cá nhân trong các công viên, hai tình huống trong đó con người có thể tác động thân mật hay dửng dưng với nhau khi họ đi ngang qua đường. Lúc ấy, mô hình tương tác tượng trứng là khuôn khổ lý thuyết dựa trên quan điểm xem xã hội như m ột sản phẩm tương tác liên tục khả biến của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau.
Mô hình tương tác tượng trưng giúp khắc phục sự hạn chế điển hình của các tiếp cận ở mức vĩ mô trong tìm hiểu xã hội. Quả thật xã hội bao gồm những mẫu xã hội bao quát, chẳng hạn như “gia đình” và “bất công xã hội”. Tuy nhiên theo nghĩa cơ bản hơn, xã hội dựa trên con người tham gia với nhau trong sự tương tác xã hội. Ngoài ra, con người không xem xã hội như một hệ thông trừu tượng, đôi với mỗi người trong chúng ta, xã hội là một tập hợp các kinh nghiệm xã hội cụ thể trong đời sông thường nhật. Vì thế phần đóng góp quan trọng của mô hình tương tác tượng trưng là thu hút sự chú ý
Karl Marx nổi bật trong tư cách một nhà tư tưởng với quan điểm xã hội nhất thiết phải hợp nhất với hành động dự định cải thiện điều kiện của con người.
đối với thực tế xã hội được cấu thành bằng vô số những hành động xã hội thường nhật và phản ứng của con người.
Bằng cách nào đời sông thường nhật của con người tạo ra nền tảng xã hội? Câu trả lời, sẽ được đề cập chi tiết trong Chương 3 là con người tương tác với nhau theo nghĩa tượng trưng.
Chỉ trong những trường hợp hạn hữu họ mới phản ứng với nhau trực tiếp, khi một người nào đó cúi nhanh để tránh quả đấm. Thông thường hơn, con người phản ứng với người khác tùy theo sự hiểu biết chủ quan về những gì họ nhận thức. Chẳng hạn, một người ăn bận lếch thêch đi trên phố có thể được người khác nghĩ là “một kẻ vô công rỗi nghề đi tìm của bố thí”, do đó mọi người đều phớt lờ. Trái lại, một người được xác định như “một anh chàng đang túng q uẫn”, sẽ tạo ra phản ứng khác nhau khác nhau của kẻ qua đường. Tương tự, một sĩ quan cảnh sát bước đi gần đó có thể tạo ra cảm giác an toàn ở một số khách bộ hành và cảm giác lo lắng ở một số người khác. Các nhà xã hội học định hướng theo tiếp cận tương tác tượng trưng sẽ xem xã hội như một tấm khảm phức tạp gồm các nhận thức và phản ứng chủ quan.
Sự phát triển mô hình tương tác tượng trưng phần lớn chịu nhiều ảnh hưởng của Max Weber (1864-1920), một nhà xã hội học người Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu biết xã hội khi được cá nhân nhận thức chủ quan. Tiếp cận tìm hiểu xã hội của Weber được đề cập chi tiết trong Chương 4.
Từ nền tảng này, nhiều nhà xã hội học sau này phát triển nhiều tiếp cận liên quan để tìm hiểu xã hội. Chương 5 bao gồm thảo luận các quan điểm của nhà xã hội học người Mỹ George Herbert Mead (1863-1931), ông tìm hiểu nhân cách dần dần xuất hiện do kết quả từ kinh nghiệm xã hội ra sao. Chương 6 trình bày công trình của nhà xã hội học người Mỹ Erving Goffman (1922-1980). Tiếp cận tìm hiểu xã hội của Goffman được mô tả nhưplìân tích kịch tính vì ông nhân mạnh phương cách trong đó con người - như diễn viên trên sân khấu - diễn xuất có cân nhắc để tạo ra một số ân tượng nhất định trong suy nghĩ của naười khác. Các
31
nhà xã hội học khác, trong đó có George Homans (1910- ) và Peter Blau (1918-), phát triển một tiếp cận tìm hiểu hành vi xã hội gọi là phân tích trao đổi xã hội. Đây là cố gắng nhận biết cá nhân bằng cách nào tương tác trên cơ sở quan tâm đến những gì mà mỗi người hưởng lợi hay thiệt hại bởi người khác. Trong Chương 14, tiếp cận này được áp dụng như quá trình làm quen, trong đó cá nhân thường tìm cách kết hôn với một người, theo nghĩa hấp dẫn thể xác, trí năng và nền tảng xã hội ít nhất đề nghị cũng nhiều như họ đề nghị nên đáp lại.
Mô hình cấu trúc chức năng, mô hình mâu thuẫn xã hội và mô hình tương tác tượng trưng là ba khuôn khổ quan trọng định hướng những nỗ lực của các nhà xã hội học nhằm phát triển sự hiểu biết xã hội. Những đặc điểm quan trọng được tóm tắt trong Bảng 1-2. Trong nghiên cứu bất kỳ vấn đề xã hội, mỗi mô hình lý thuyết cung cấp chỉ một phần phân tích xã hội học hoàn chỉnh. Lợi ích lớn nhất đến từ sự liên kết quan điểm xã hội học với tất cả ba mô hình, như lúc này chúng ta minh họa bằng phân tích tầm quan trọng của thể thao trong xã hội Mỹ.
Thể thao: M ột minh họa cho ba mô hình lý thuyết
Thể thao là yếu tố nổi bật trong đời sông ở Bắc Mỹ. Hầu như tất cả người Mỹ đều tham gia một môn thể thao nào đó. Từ những lớp học đầu tiên, thể thao là một bộ phận trong chương trình giáo dục, và nhiều người lớn tiếp tục tham gia thể thao ngay khi đã lớn tuổi, ở Mỹ, doanh số bán dụng cụ thể thao lên đến hàng tỷ đô-la. Ngoài ra, hàng triệu người Mỹ theo dõi và bàn tán các sự kiện thể thao mỗi năm. Tầm quan trọng của thể thao cũng dễ thây qua thực tế truyền hình thường phát hơn 3 giờ thể thao mỗi ngày, kết quả các trận thi đâu thể thao là một phần quan trọng trong bản tin trên phương tiện truyền thông đại chúng (Coakley, 1986).
Viễn tượng xã hội học cung câp cho chúng ta biêt những yếu tô" quan trọng quen thuộc nào trong xã hội Mỹ? Mỗi mô hình trong số ba mô hình lý thuyết chính trong xã hội học cung cấp một phần trong câu trả lời.
32
Chức năng của th ể thao
Phân tích cấu trúc chức năng hướng sự chú ý đến các chức năng thể thao khác nhau đôi với xã hội như một tổng thể. Chức năng hiện của thể thao tạo ra hình thức giải trí và tương đối vô hại để “xả hơi”, và góp phần rèn luyện cơ thể trong cư dân. Thể thao có chức năng ẩn từ việc mang con người đến gần nhau để hình thành các môi quan hệ xã hội để tạo ra hàng ngàn công việc. Nhưng có lẽ chức năng ẩn quan trọng nhất của thể thao là khuyên khích thái độ và mẫu hành vi đặc trưng vốn là tâm điểm trong hoạt động của xã hội Mỹ.
Chẳng hạn, thành công trong thể thao tùy vào sự phát triển kỹ năng cá nhân thông qua kỷ luật và nỗ lực, là yếu tô" quan trọng để đi đến thành công trong các lĩnh vực khác trong đời sống. Khả năng tham gia công việc đồng đội và thi đấu theo luật cũng là những kỹ năng xã hội quan trọng khác được phát triển qua sự tham gia thể thao và được những người theo dõi các trận thi đấu xem là ví dụ điển hình. Có lẽ quan trọng nhất trong xã hội Mỹ, thể thao tạo ra nhận thức ganh đua cá nhân mà người Mỹ đánh giá rất cao người chiến thắng (Spates, 1976a; Coakley, 1986). Có lần Vince Lombardi phát biểu, “Chiến thắng không phải là tất cả, nhưng nỗ lực giành chiến thắng mới là vân đề ”ẻ Ông ta nói về đá banh nhưng lời lẽ có phần mô tả xã hội trong đó cá nhân thường phấn đấu để làm tăng quyền lợi của riêng mình - thường bằng cái giá phải trả của người khác.
Chứng cứ ủng hộ cho sự liên kết giữa thể thao và xã hội này cũng được tìm thây khi xét các xã hội khác ngoài xã hội của chúng ta. Những nước ít quan tâm đến sự ganh đua cá nhân, chẳng hạn như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tham dự chỉ một vài bộ môn thể thao năng động phổ biến như ở Mỹ. Nghiên cứu cho thây trong số những xã hội nguyên thủy về công nghệ, những nước hiếu chiến hơn thường có nhiều môn thể thao năng động hơn những nước thích an bình (Sipes, 1973).
Bảng 1-2: BA MÔ HÌNH LỶ THUYẾT CHÍNH: TÓM Lược
Mô hình lý thuyết Định hướng (ở mức)
Hình ảnh xã hội Câu hỏi minh họa
Cấu trúc chức năng Vĩ mô Hệ thống các bộ phận tương tác tương đối ổn định dựa trên sự nhất trí phổ biến như
đối với vấn để đáng khao khát về đạo dức,
mỗi bộ phận có kết quả chức năng hoạt
động xã hội như một tổng thể.
Mâu thuân xã hội Vĩ mô Một hệ thô'ng biểu thị đặc điểm bằng sự bất cống xã hội, bất cứ bộ phận xã hội nào cũng
làm lợi cho một số nhóm người hay so với
nhóm người khác, bất công xã hội dựa trên
mẵu thuẫn thúc đẩy thay dổi xã hội.
Xã hội hội nhập như thế nào?
Các bộ phận chính của xã hội là gì? Những bộ phận này tưong quan với nhau ra sao?
Kết quả của mỗi bộ phận đối với hoạt động xã hội?
Xã hội bị chia cắt ra sao?
Các mẫu bất công xã hội chính là gì? Làm cách nào một số nhóm người cố gắng bảo vệ đặc quyền của mình? Làm cách nào những nhóm người khác không thừa nhặn nguyễn trạng?
Tương tấc tượng trưng
Vi mô Quá trình tương tấc xã hội đang phất triển liên tục trong các bối cảnh cụ thể dựa trên sự giao tiếp tượng trưng, nhận thức cá nhân về thực tại đang thay đồi và khả biến.
Xã hội học được điều gì?
Con người tương tác để hình thành, duy trì và thay đổi các mẫu xã hội bằng cách nào?
Bằng cách nào cá nhẵn cố gắng định hình thực tế do người khác nhận thức? Bằng cách nào hành vi cá nhân thay đổi từ một tình huống này sang tình huống khác?
Thể thao cũng có những kết quả rối loạn chức năn£ đối với xã hội. Chẩn? hạn, một sô’ trường cao đẳng, đại học ở Mỹ dự định có nhiều đội giành chiến thắng trong các môn thi đấu ngoài trời đến mức họ tuyển sinh viên có khiếu thể thao hơn là học lực. Điều này có tác dụng bất lợi trong tiêu chuẩn học thuật của nhà trường, và cũng khiên cho các vận động viên ít chú tâm vào việc học. Len Bias, đại học Maryland, ngôi sao bóng rổ chết bi thảm do sử dụng co caine năm 1986, không có điểm nào trong suôt học kỳ trước - chuyện không phải là hiếm ở những vận động viên trong mùa tập luyện phải bỏ ra mỗi ngày 4, 5 tiếng luyện tập (Bingham, 1987). Thảm kịch của Len Bias còn nghiêm trọng hơn bởi lẽ anh là một trong ít người - có lẽ là một trong hàng trăm nam sinh viên thi đâu - ký được hợp đồng thi đâu thể thao chuyên nghiệp. Đôi với quá nhiều người, lợi ích lâu dài khi đăns ký học đại học có thể sơ sài hơn. Như nhà xã hội học Harry Edwards nêu rõ về
đại học của riêng ông, “Tôi biết các vận động viên... những người dốt đặc về chức năng đã ở đây suốt bôn năm. Nếu điều này cứ tiếp diễn ở [đại học California] ở Berkeley, nếu cứ để nguyên trạng như thế, thì hãy hình dung điều gì xảy ra ở những ngôi trường chỉ đào tạo những tay dô k ề ” (trích dẫn trong Bowen, 1985:64).
Tóm lại, mô hình cấu trúc chức năng minh họa thực tế thể thao có nhiều kết quả chức năng đôi với hoạt động xã hội. Quan trọng nhất trong số này có lẽ là minh họa quan điểm quan trọng làm nền tảng cho xã hội. Trong xã hội Mỹ, những quan điểm này bao gồm tầm quan trọng của sự ganh đua và thành công cá nhân.
Thế thao và m âu thuẫn xã hội
Phàn tích mâu thuẫn xã hội trong thể thao bắt đầu bằng cách chỉ cho ta thấy thể thao là một bộ phận của các mẫu bao quát hơn sự bât côns xã hội tron« xã hội Mỹ. Một sô môn thể thao như tennis, bơi lội, golf, và trượt ván tuyêt
33
Những môn thế thao đồng đội ở Mỹ theo truyền thống là hoạt động của nam giỡi. Thế nhưng trong những thập niên gần đây, phái nữ tham gia ngày càng nhiều.
với chi phí đáng kể, vì thế sự tham dự phần lớn chỉ giới hạn ở những người khá giả. Không có gì ngạc nhiên, thể thao thu hút đông người xem như đá banh, bóng chuyền và bóng rổ - là những môn có thể dành cho nhiều người có khả năng khiêm tôn hơn. Nói cách khác, các môn thể thao ưa chuộng của nhóm người cụ thể chắc hẳn phản ánh các mẫu bất công kinh tế chung.
Thể thao ở Mỹ đa sô" đều định hướng cho phái nam. Sự phân biệt giới tính theo truyền thống cũng hạn chế cơ hội của phái nữ ở Mỹ tham gia vào tất cả các môn thể thao, ngay cả khi họ có tài, quyền lợi và phương tiện kinh tế để tham gia. Khi Thế vận hội hiện đại tổ chức lần đầu tiên năm 1896 chẳng hạn, phái nữ bị loại khỏi các môn thi đấu (Mangan & Park, 1987). Cho đến gần đây, nữ sinh vẫn bị cấm tham gia các đội Little League ở nhiều nơi trong nước. Việc loại phái nữ cụng được bảo vệ bằng các mẫu rập khuôn phân biệt giới tính ngầm cho rằng phái nữ không có năng khiếu tham gia hay có nguy cơ mâ't đi nữ tính nếu họ chơi thể thao. Joan Benoit, một vận động viên marathon đoạt huy chương vàng trong Thế vận hội Olym pic 1984, thừa nhận đôi với một phụ nữ Mỹ việc trở thành một vận động viên nghiêm túc thật là sai lầm: “Khi lần đầu tiên tôi tập chạy, tôi ngượng đến nỗi mỗi khi ô tô qua mặt, tôi liền đi bộ, giả vờ như đang đi ngắm hoa” (trích dẫn trong Coakley, 1986: 115).
34
Vì thế chúng ta có thể hiểu mẫu xã hội trong xã hội Mỹ qua đó nam giới được cổ vũ trở thành vận động viên, trong khi phái nữ chỉ được khuyến khích làm khán giả và cổ động viên. Chỉ cách đây một thế hệ, một vài phụ nữ ở Mỹ và Canada tham gia vào các môn thê thao chuyên nghiệp, và ngay cả ngày nay hầu hết các trường học chương trình thể thao gây quỹ cho các chương trình thi đâu dành cho nam nhiều hơn là chương trình thi đâu dành cho nữ. Nhưng phong trào rèn luyện thân thể và nỗ lực chính trị của phái nữ dẫn đến việc chính phủ ban hành pháp luật giảm bớt sự bất công này sao cho số nữ sinh trung học tham gia các chương trình thể thao tăng từ 300.000 trong nărr) 1970 lên 1,8 triệu vào năm 1984 (Coakley, 1986: 116). Ngoài ra, hiện nay có nhiều phụ nữ tham gia thể thao chuyên nghiệp hơn trong các môn như bóng rổ, golf, và tennis. Phụ nữ vẫn còn tiếp tục ngồi ghế dự bị cho phái nam trong các môn thể thao chuyên nghiệp - nhất là những người có uy tín xã hội và thu nhập cao nhất.
Thực tế phải công nhận khi quan sát những người không phải da trắng trong xã hội Mỹ có cơ hội nhiều hơn trong việc kiếm thu nhập cao hơn trong các môn thể thao chuyên nghiệp hơn các ngành nghề khác. Đây là sự phát triển khá gần đây. Trong bóng chày nhà nghề, môn thể thao đầu tiên trong scí các môn chính ở Mỹ chấp nhận đấu thủ không phải da trắng, nhưng chỉ vào năm 1947 Jackie Robinson mới phá vỡ “ranh giới màu d a ”. T hế nhưng vào năm 1985, người da đen chiếm đến tỷ lệ 1/5 số cầu thủ bóng chày nhà nghề, hơn Vi số cầu thủ đá banh, và % trong s ố các vận động viên bóng rổ (Coakley, 1986:145).
Theo nhà xã hội học Harry Edwards (1973), tỷ lệ nam giới da đen ngày càng tăng trong các môn thể thao chuyên nghiệp phần lớn là do thực tê hoạt động thể thao cá nhân được đánh giá đúng. Vì lý do này, định kiến da trắng khôna thể dễ dàng thu nhỏ thành tích của vận độn2 viên không phải da trắng. Dù sao, sự phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục định hình các môn thể thao chuyên nghiệp ở Mỹ. Chẳng hạn, trong khi đâu thủ không phải da trắng hiện nay rất phổ biến, thì hầu như tất cả các quản trị viên
Nhà xã hội học Harry Edwards giúp các quan chức bóng chày chuyên nghiệp công nhận và phản ứng trước những rào cản xã hội thường loại những người không phải da trắng ra khỏi vị trí quản lý.
và chủ sở hữu các nhóm thể thao đều là người da trắng. Năm 1987, AI Campanis, phó chủ tịch đội bóng chày Dodgers của Los Angeles, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia rằng trong khi người da đen là những vận động viên xuất sắc, thì họ lại thiếu “yếu tố cần thiết” để trở thành nhân viên quản trị và điều hành. Sự tranh cãi quyết liệt sau lời nhận xét phân biệt chủne tộc này cho người Mỹ hiểu rằng, 40 năm sau thành tựu xuất sắc của Jackie Robinson, người không phải da trắng tiếp tục bị loại ra khỏi các môn thể thao chuyên nghiệp. Năm 1987, chẳng hạn, không có một quản trị viên da đen nào trong các liên đoàn lớn ở môn bóng chày cũng như không có huấn luyện viên da đen nào trong môn đá bóng chuyên nghiệp (Lenihan, 1987). Để đáp trả, Peter Ueberroth, ủy viên môn bóns chày, gần đây tuyên bố tuyển dụng nhà xã hội học thể thao Harry Edwards làm cố vấn chuyên môn để giúp đỡ các đâu thủ da đen và gốc Tây Ban Nha trước đây tìm công việc mới trong quản lý bóng chày (Litsky, 1987).
Ngoài ra, đâu thủ không phải da trắng không hẳn trong vị trí ngôi sao trong các môn thể thao chuyên nghiệp. Chẳng hạn trong năm 1986, 70% số đâu thủ da đen trong các liên đoàn lớn chỉ chơi ở vị trí ngoài (Staples, 1987). Sơ đồ 1-2 thể hiện tỷ lệ giữa đâu thủ da trắng và da đen ở những vị trí khác nhau trong các môn bóng chày, đá banh và bóns rổ chuyên nghiệp. Rõ ràng
trong cả môn này, các vị trí gần trung tâm hơn đều do đâu thủ da trắng đảm nhận.
ở mức độ rộng hơn, mô hình mâu thuẫn xã hội phát sinh vân đề nhóm người nào hưởng lợi nhiều nhât từ hoạt động các nhóm thể thao chuyên nghiệp. Mặc dù hàng triệu người Mỹ đều theo dõi các môn thể thao chuyên nghiệp, lợi nhuận khổng lồ mà những nhóm này tạo ra về tay một sô ít người - chủ yêu là nam da trắng - sở hữu đội như thể một loại tài sản khác. Mặc dù người dân thành phô có thể nói đội chuyên nghiệp là đội “của chúng ta ”, nhưng thực tế đội do một chủ sở hữu kiểm soát, ông ta luôn lưỡng lự khi phải di chuyển cả đội đên thành phô" khác để có lợi nhuận cao hơn.
Tham gia một môn thể thao cụ thể không đơn thuần là vấn đề chọn lựa cá nhân. Thế vận hội mùa Hè thường bao gồm các môn thi đấu như điền kinh, mọi người ở mọi nền tảng xã hội đều tiếp cận dễ dàng. Thế nhưng Thế vận hội mùa Đông bao gồm các môn thể thao như trượt băng hay trượt ván tuyết, đòi hỏi phải có nguồn tài chính dồi dào. Vì lý do này, người Mỹ không phải da trắng - thường nghèo hơn người da trắng - tham gia Thế vận hội mùa hè với sô' lượng đông hơn.
BÓNG CHÀY BỐNG ĐÁ Cầu môn
< ầ
•Tuyến hậu vệ Cầ o Ck - Ệ Trung vệ
jng vệ Trung \
3 d 3 01 ĩ l □ □ □ □ □ □
Tuyến tiển vệ Hậu vệ cánh
,'Trung phong. \ = ^ 1
'Truna Dhona \
Tiền đạo Mậu vệ j a j i Hạu vệ Tiền dạo y j
m Hậu VỆ 0 1
thòng
(1984-1985)
Sơ đổ 1-2 Chủng tộc và các môn thể thao chuyên nghiệp: Mầu phân biệt chủng tộc
Ba sơ đồ này cho biết tỷ lệ đấu thủ da trắng và da đen trong ba môn thể thao chính ở Mỹ. Trong mỗi môn, vị trí trung tâm - phác họa bằng màu đỏ - thường cho đấu thủ da trắng đảm nhận với tỷ lệ nhiều hơn (Coakley, 1986).
Trong khoảng thập niên gần đây, vận động viên chuyên nghiệp phải xoay xở để có phần chia lớn hơn trong khoản lợi nhuận khổng lồ. Vào cuối thập niên 1980 chẳng hạn, lương bình quân của các đấu thủ bóng chày liên đoàn lớn đã tăng lên 350.000$, so với mức bình quân của một thập niên trước tăng gâp sáu lần, và cao hơn mức iương của một vận động viên bóng chày nổi tiếng trong các thập niên qua. Tuy nhiên, bóng chày và các môn thể thao chuyên nghiệp khác tạo cơ hội kiếm được thu nhập cao
36
nhưng chỉ là chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong số người Mỹ không phải da trắng. Ngoài ra, trong các môn thể thao chuyên nghiệp, phần lớn giữa kẻ mạnh và lợi nhuận vẫn do một ít chủ sở hữu nắm giữ.
Tóm lại, mô hình mâu thuẫn xã hội minh họa phương cách trong đó các môn thể thao chuyên nghiệp được biểu thị đặc điểm bằng các mẫu bất công xã hội. Như đã đề cập từ trước, thể thao phản ánh tầm quan trọng của sự ganh
đua và thành đạt trong xã hội Mỹ, nhưng cũng cho thây sự bất công giới tính và chủng tộc.
Thể thao n hư là sụ tương tác
Bất kỳ trận thi đấu thể thao nào cũng là một mẫu tương tác xã hội phức tạp. Một phần, hành vi của những người tham gia được định hướng bằng vị trí được phân công và bằng luật chơi. Nhưng thể thao, như tất cả hành vi của con người, một phần cũng mang tính tự phát. Vì lý do này, mỗi trận thi đấu đều là sự kiện độc đáo tiết lộ bằng nhiều cách không thể dự đoán được. Theo mô hình tương tác tượng trưng, thể thao là một quá trình đang phát triển liên tục hơn là một “hệ thống” trừu tượng.
Mô hình tương tác tượng trưng cũng thu hút sự chú ý đốì với mỗi đấu thủ ắt hẳn phải hiểu trò chơi và các thành viên khác trong đồng đội hiểu có phần nào khác nhau. Điều này đặc biệt đúng đối với vấn đề ganh đua - một yếu tố quan trọng trong thể thao Mỹ. Không phải người Mỹ nào cũng phản ứng trước một tình hình ganh đua cao với cùng một thái độ. Đối với những người có cá tính ganh đua, thì trong thi đấu thể thao thường có áp lực hơn nữa để thúc đẩy giành thành tích cao. Một số thậm chí thi đâu đơn thuần chỉ muôn có dịp để ganh đua và vượt trội hơn đối phương. Thế nhưng, đôi với một số người khác, việc yêu thích thi đâu còn lớn hơn nhu cầu phải trở thành người chiến thắng, những người này thực sự tham gia trong trạng thái ít bị áp lực hơn. Những người khác vẫn xem thể thao là cách xây dựng các môi quan hệ cá nhân, họ ngại rằng sự ganh đua sẽ làm cho các đấu thủ xa lánh nhau (Coakley, 1986).
Mặc dù các quan sát viên thường nghĩ đồng đội như một thực thể riêng lẽ, còn thành viên trong đội là những con người dễ phân biệt chắc hẳn phải tương tác theo những nhận thức khác nhau mà họ nshl về nhau - kể cả thành kiến và ganh tỵ cá nhân cũng như sự tôn trọng. Sự tham gia của vận động viên da đen trong các môn thể thao chuyên nghiệp ở Mỹ chẳng hạn thường không làm giảm sự chung sức trên sàn đâu. Thế nhưng, sự tương tác giữa các đấu thủ da trắng và da đen ngoài sàn đấu thường cho thấy ít có tinh thần đoàn kêt xã hội hơn (Edwards, 1973).
Nhận thức chủ quan của một đấu thủ cụ thể trong trận thi đấu có thể thay đổi đáng kể qua thời gian. Ví dụ bất cứ một tân binh nào cũng đều trải qua tâm trạng lo lắng đáng kể khi tham gia các liên đoàn lớn và hoàn toàn cảm thây ngượng ngập trong một vài trận đâu đầu tiên. Tuy nhiên, đồng thời cũng có cảm giác thoải mái hơn vì mình đang thực sự trở thành thành viên của đội. Quá trình đi đên cảm giác tự nhiên trong các môn thể thao chuyên nghiệp chậm và khó nhọc đối vđỉ Jackie Robinson, ban đầu anh quá ý thức đên mức nhiều đấu thủ da trắng và hàng triệu các fan hâm mộ môn bóng chày người da trắng tỏ vẻ không bằng lòng sự hiện diện của anh trong bóng chày liên đoàn lớn (Tygiel, 1983). Tuy nhiên, khả năng xuất sắc trong vai trò một đâu thủ và thái độ hợp tác, lễ phép của anh ngoài đời khiến cả nước phải tôn trọng.
Ngoài ra, mặc dù các đội thể thao gồm những người có động cơ khác nhau và nhận thức về nhau khác hẳn, mỗi đấu thủ được nghĩ phải thể hiện tinh thần đồng đội và tất cả những yếu tố khác của tinh thần thể thao. Tiếp theo phân tích kịch tính của Erving Goffman (1959), chúng ta có thể nói rằng vận động viên chuyên nghiệp thường cố gắng thích ứng với tiêu chuẩn lý tưởng của vận động viên như thành thật, chăm chỉ và trên hết, gắn bó với thành công của đồng đội. Dĩ nhiên, trên thực tế, nhiều người hoàn toàn không có những tiêu chuẩn lý tưởng này. Chẳng hạn, báo cáo tin tức thường xuyên từ giữa thập niên 1980 đã ghi nhận cả vận động viên không chuyên lẫn chuyên nghiệp đều sử dụng ma túy phi pháp. Danh tiếng của nhiều vận động viên bóng chày chuyên nghiệp bị tổn thương khi chứng cứ cho thây một số đã bán ma túy phi pháp và đa sô" khác vẫn thường xuyên thi đấu nhưng vẫn sử dụng cocaine hay các loại ma túy khác. Kiểm tra ma túy bắt buộc một phần là cố gắng gây tranh cãi nhằm phục hồi hình ảnh lý tưởng của vận động viên trong xã hội Mỹ.
Tóm lại, mô hình tươns tác xã hội thu hút sự chú ý đối với thực tê cá nhân định hình xã hội, cũng như xã hội đến lượt mình định hình cá nhân. Vì thế, một trận thi đấu, giống như một tình huống xã hội bất kỳ, hoàn toàn không thể
37
dự đoán được. Ngoài ra, những người tham gia các môn thể thao cũng được nghĩ là có nhận thức chủ quan về trận đấu và nhận thức về nhau thay đổi từ người này đến người khác và thay đổi qua thời gian.
Như phân tích thể thao ba phần này cho thấy, xã hội học bao gồm một quan điểm khác biệt tìm cách nhận biết các mẫu chung trong hành vi của cá nhân cụ thể. Ngoài ra, môn học cũng có lịch sử phát triển một số mô hình lý thuyết khác nhau định hướng sự chú ý đến các khuôn khổ
• TÓM TẮT
l ễ Thực tế phần lớn là vấn đề quan điểm. Quan điểm xã hội học cung cấp phương tiện để nhận biết đời sông cá nhân được tác động xã hội định hình.
2. Bởi lẽ quan điểm xã hội học chú ý đến thực tê tác động xã hội chung định hình kinh nghiệm đời sống cá nhân, quan điểm này có thể được mô tả như “nhận biết cái chung trong cái riêng”.
3. Nghiên cứu của Emile Durkheim về tự tử chứng minh các tác động xã hội chung định hình kinh nghiệm đời sống cụ thể bằng cách chỉ rõ một hành động mang tính cá nhân như tự tử phổ biến ở các nhóm người này hơn các nhóm người kia.
4. Ảnh hưởng của tác động xã hội đôi với đời sống cá nhân phần lớn không được công nhận trong xã hội Mỹ. Vì thế, bằng cách cho biết hoạt động của các tác động xã hội trong đời sông thường nhật, quan điểm xã hội học cũng có thể được mô tả như “nhận biết cái lạ trong cái quen thuộc”.
5. Quan điểm xã hội học đôi khi phát sinh tự nhiên. Bước vào một xã hội khác chắc hẳn gợi ra nhận thức các tác động xã hội. Tương tự, nhiều nhóm người đã trải qua biên lợi xã hội trong một xã hội chắc chẳn nhận thức tác động xã hội nhiều hơn những nhóm người khác. Trong
38
khác nhau trong đời sống xã hội. Những ý kiến bất đồng này không hàm ý bất cứ một mô hình lý thuyết này đúng hay sai so với một mô hình lý thuyết kia. Đối với nhiều vấn đề xã hội, việc áp dụng các mô hình lý thuyết khác nhau tạo ra những tranh luận thú vị, phần lớn các tranh luận này sẽ được mô tả trong các chương sau. Muôn hiểu tất cả những trực quan khác nhau mà quan điểm xã hội học cung câp thường đòi hỏi phải quen thuộc với tất cả.
thời kỳ khủng hoảng, mọi người ắt hẳn xét thế giới theo quan điểm xã hội học nhiều hơn. 6. Có bốn niềm tin chung trong việc sử dụng quan điểm xã hội học. Thứ nhất, làm đảo lộn quan điểm xã hội học của chúng ta về thế giới, khuyến khích đánh giá có phê phán “chân l ý ” chúng ta đã châp nhận không cân nhắc. Thứ hai, quan điểm xã hội học giúp chúng ta nhận thức tính đa dạng của hành vi xã hội con người. Thứ ba, chúng ta đi đến tìm hiểu những hạn chế và cơ hội tác động đến đời sông. Thứ tư và cũng là sau cùng, quan điểm xã hội học cho phép chúng ta trở thành những người tham gia chủ động hơn trong xã hội.
7. Auguste Comte đặt tên xã hội học năm 1838. Trong khi tư tưởng xã hội trước đây tập trung nghiên cứu xã hội phải như thê nào, xã hội học dựa trên sự sử dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu bản chât xã hội.
8. Sự xuất hiện xã hội học cũng là phản ứng đối với sự thay đổi nhanh chóng trong xã hội châu Âu trong thế kỷ 17, 18. Sự phát triển kinh tê công nghiệp, đô thị phát triển và sự xuất hiện của những quan điểm chính trị mới kết hợp để định hướng chú ý vào hoạt động xã hội.
9. Quan sát từ quan điểm xã hội học liên kêt với nhau theo nghĩa lý thuyết xã hội học. Quá trình này được định hướng bằng một trong số ba mô hình lý thuyết.
10. Mô hình cấu trúc chức năng là một khuôn khổ giải thích các câu trúc xã hội khác nhau được hội nhập ra sao và mỗi câu trúc có chức năng thúc đẩy hoạt động xã hội như một tổng thể bằng cách nào. Mô hình lý thuyết này có khuynh hướng giảm thiểu mức độ bấl công xã hội và thay đổi xã hội.
11. Mô hình mâu thuẫn xã hội là một khuôn khổ tìm hiểu các mẫu bất công xã hội tạo ra mâu thuẫn trong xã hội và thúc đẩy thay đổi xã hội. Mô hình lý thuyết này có khuynh hướng giảm thiểu mức độ hội nhập xã hội và tính ổn định xã hội.
12. Trái với hai mô hình lý thuyết ở mức vĩ mô này, mô hình tương tác tượng trưng là một khuôn khổ ở mức vi mô để nghiên cứu các mẫu tương tác cá nhân trong các tình huống cụ thể. Ớ mức độ phân tích này, xã hội được xem mang
» Ỹ NIỆM C ơ BẢN
Chức năng ẩn kết quả không được thừa nhận và không dự định của một mẫu xã hội bất kỳ. Định hướng ở mức vĩ mô quan tâm với các mẫu ở quy mô lớn biểu thị đặc điểm xã hội như một tổng thể.
Chức năng hiện kết quả được thừa nhận và có dự định của một mẫu xã hội bất kỳ. Định hướng ở mức vi mô quan tâm với các mẫu tương tác xã hội ở quy mô nhỏ trong các bối cảnh cụ thể.
Chủ nghĩa thực chứng khẳng định rằng khoa học, chứ không phải là bất cứ loại hình hiểu biết của con người khác là con đường dẫn đến hiểu biết.
Mô hình m âu thuẫn xã hội một khuôn khô lý thuyêt dựa trên quan điểm xem xã hội như một hệ thông được biểu thị đặc điểm bằng bât công xã hội và mâu thuẫn xã hội tạo ra sự thay đổi xã hội.
Rô'i loạn chức năng xã hội kết quả không đáng mong muốn của một mẫu xã hội bất kỳ.
tính chất khả biến và thường xuyên thay đổi. 13. Ba mô hình lý thuyết chính cung cấp các phân tích thể thao khác nhau - và mang tính bổ sung. Mô hình cấu trúc chức năng nhân mạnh thể thao khuyến khích các mẫu hành vi góp phần cho hoạt động chung của xã hội. Mô hình mâu thuẫn xã hội liên kết thể thao với các mẫu bât công xã hội. Mô hình tương tác tượng trưng hướng sự chú ý vào thực tê thể thao - giông như tât cả đời sông xã hội - một phần dựa trên sự tương tác tự phát của cá thể con người.
14. Không một mô hình nào trong những mô hình lý thuyết này tỏ ra đúng hay sai so với hai mô hình còn lại. Đúng ra, mỗi mô hình hướng sự chú ý đến các khuôn khổ khác nhau của một vân đề xã hội bất kỳ. Lợi ích lớn nhât trong việc sử dụng quan điểm xã hội học bắt nguồn từ việc áp dụng tất cả ba mô hình.
Chức năng xã hội kết quả của một mẫu xã hội bất kỳ đối với hoạt động xã hội. Biên lợi xã hội loại khỏi hoạt động xã hội trong tư cách một “người ngoài cuộc”. C ấu trú c xã hội mẫu hành vi xã hội tương đôi ổn định.
Xã hội học nghiên cứu khoa học về xã hội và hoạt động xã hội của con người.
Mô hình câu trúc chức năng một khuôn khổ lý thuyết dựa trên quan điểm xem xã hội như một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau cùng nhau hoạt động để tạo ra sự ổn định tương đối.
Mô hình tương tác tượng trứ ng một khuôn khổ lý thuyết dựa trên quan điểm xem xã hội như một sản phẩm tương tác liên tục của các cá nhân mang tính khả biến cao trong những bôi cảnh khác nhau.
Mô hình lý thuyết hình ảnh xã hội cơ bản định hướng tư duy xã hội học.
Lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa hai thực tế cụ thể hay nhiều hơn.
39
» TÀI LIỆU ĐỀ NGHỊ THAM KHẢO
Hai sách bìa mềm liệt kê dưới đây là tác phẩm kinh điển nên tham khảo mô tả quan điểm xã hội học và lợi ích của việc học cách tư duy theo quan điểm xã hội học.
c . Wright Mills. The Sociological Imagi nation. New York: Oxford University Press, 1959.
Peter Berger. An Invitation to Sociology. Garden City, NY: Anchor Books, 1963. Sách bìa mềm này cung cấp phần nhập môn xã hội học với sự nhấn mạnh vào mô hình tương tác tượng trưng và ứng dụng xã hội học vào đời sống thường nhật của chúng ta.
David A. Karp và William c . Yoels. Soci ology and Everyday Life. Itasca, IL: F. E. Pea cock, 1986.
Trong sách này, tác giả chứng minh thật thuyết phục các tác động xã hội hoạt động trên một phân mảnh bâ't lợi trong xã hội Mỹ để thúc đẩy hoạt động tội phạm.
Eleanor M. Miller. Street Woman. Phila delphia: Temple University Press, 1986. Phân tích xã hội học về tự tử gần đây trong xã hội Nhật Bản hiện đại ủng hộ luận điểm của Durkheim cho rằng tác động xã hội đang hoạt động thậm chí trong những hành động mang tính cá nhân nhât.
Mamoru Iga. The Thorn in the Chrysanthe mum: Suicide and Economic Success in Modern Japan. Berkeley: University of California Press, 1986.
George c. Homans, một nhà xã hội học nổi tiêng người Mỹ, biên soạn những sách sau đây sau khi nghỉ hưu để nghiên cứu xã hội học, xã hội Mỹ, và đời tư của ông được định hình ra
40
sao trong tư cách thành viên của một trong những gia đình đặc quyền nhất ở Boston.
George Caspar Homans. Corning to My Senses'. The Autobiography o f a Sociologist. New Brunswick, NJ: Transaction Books, 1984.
Hai sách sau mô tả lịch sử xã hội học. Quyển đầu là lịch sử tri thức tổng quát về môn học với phần thảo luận mở rộng về nguồn gốc xã hội học châu Âu. Quyển thứ hai nêu chi tiết sự phát triển xã hội học Mỹ ở đại học Chicago trong những năm sau T hế chiến I.
Martin Bulmer. The Chicago School o f So ciology: Institutionalization, Diversity, and the Rise o f Sociological Research. Chicago: The University of Chicago Press, 1984.
Randall Collins và Michael Makowsky. The Discovery o f Society. New York: Random House, 1984.
Phân tích xã hội học toàn diện về thể thao được đề cập trong sách bìa mềm sau: Jay J. Coakley. Sport in Society: Issues and Controversies. Tái bản lần thứ 3. St. Louis: Times Mirror/Mosby College Publishing, 1986. Quyển sách bìa mềm hữu ích dành cho sinh viên năm nhất bao gồm thảo luận về các mô hình lý thuyết trong xã hội học cũng như thông tin về cách thu thập dữ liệu để viết tiểu luận: Pauline Bart và Linda Frankel. The Student Sociologist’s Handbook. Tái bản lần thứ 4. New York: Random House, 1986.
Thông tin về khả năng nghề nghiệp và các ứng dụng thực tiễn khác của môn xã hội học được tìm thây trong ấn phẩm sau:
American Sociological Association. Careers in Sociology. Washington, D.C., 1984.
Chương 2
NGHIÊN cứu XÃ HỘI HỌC
Vào một chiều mùa hè năm 1958, một nhà xã hội học trẻ tuổi trong kỳ nghỉ của mình ở Maine ghé qua Brunswick, nơi có trường Đại học Bowdoin. E. Digby Baltzell dự định tìm một vài thực tế trong thư viện của ngôi trường bé nhỏ này thì khi ấy lại có một điều gì đó không ngờ đã xảy ra. Khi bước vào thư viện, ông bắt gặp bức tranh chân dung to bằng người thật vẽ ba người nằm trong số những người Mỹ thành đạt nổi tiếng nhất của thời đại: Nathaniel Hawthorne, tác giả quyển The Scarlet Letter và các tác phẩm kinh điển khác trong văn học Mỹ; Henry Wadsworth Longfellow, với các bài thơ nổi tiếng như “The Song of H iawatha”; và Franklin Pierce, tổng thông Mỹ thứ 14. c ả ba đều tốt nghiệp Đại
học Bowdoin trong niên khóa 1825. Baltzell tốt nghiệp Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, một ngôi trường lớn gấp mây lần trường Bowdoin. Khi đứng trong thư viện khiêm tốn nhất của trường, Baltzell ngắm nhìn bức tranh, trí tưởng tượng xã hội học của ông được đánh thức: “Tại sao ở trường mình hay các trường khác trong bang Pennsylvania lại không có tranh vẽ của ba sinh viên tốt nghiệp?” (1979:ix-x).
Vì thế biết bao câu hỏi nảy sinh trong suy nghĩ của nhà xã hội học trẻ tuổi khi lui tới thư viện thường xuyên: Một trường đại học khiêm tốn như thế lại có thể sản sinh nhiều người thành đạt nổi tiêng, những người như thế không hề nhìn thấy trong toàn bộ lịch sử hoạt động của các đại học lớn hơn nhiều, và có tiếng? Sự khác biệt lịch sử một mặt có tác động gì đến các
42
mẫu thành tựu ở New England và mặt khác ở Pennsylvania?
Cô gắng tìm lời đáp, E. Digby Baltzell bắt đầu một chuyên đi dài nghiên cứu xã hội học; trong chương này chúng ta sẽ tìm thây chứng cứ của ông. Thế nhưng, đồng thời chúng ta cũng nhận thấy những cô" gắng của Baltzell phải mât đến nhiều năm nghiên cứu thận trọng. Áp dụng viễn tượng xã hội học, ông nghiên cứu những khác biệt lịch sử ở các mẫu thành tựu trong sô' những người bản xứ trong vùng quanh Boston và Philadelphia. Kết quả nỗ lực sau cùng của ông là quyển sách đoạt giải Puritan Boston and Quaker Philadelphia (1979), một ví dụ kinh điển về tư duy xã hội học.
Công trình của Baltzell minh họa cách áp dụng nhiều quan điểm xã hội học. Đây cũng là một minh họa xuất sắc trong nội dung chương này: xã hội học như một nghiên cứu khoa học. Nhiều người nghĩ nghiên cứu xã hội học theo nghĩa thí nghiệm trong phòng lab bao gồm các thiết bị, dụng cụ đắt tiền, nhưng trong trường hợp Baltzell đến thư viện Bovvdoin, nghiên cứu xã hội học không chỉ gò bó trong phòng thí nghiệm. Thực ra, một trong những khía cạnh thú vị nhât của nghiên cứu xã hội học là nó diễn ra hầu như ở mọi nơi, mọi lúc.
Tất cả chúng ta vẫn là quan sát viên liên tục đời sống xã hội. Đứng sắp hàng trước quán ăn tự chọn trong trường, ngã người trên thảm cỏ ở công viên, hay chỉ ngồi ngoài hành lana quan sát khách bộ hành - thực ra, ở bâ't cứ nơi nào có thể - chúng ta đều quan sát được thế giới xã hội quanh mình. Xã hội học cung cấp
cho chúng ta một phương tiện không những quan sát mà còn hiểu các mẫu xã hội mà chúng ta là một bộ phận.
NỀN TẢNG CỦA NGHIÊN cứu XÂ HỘI HỌC
Ba yêu cầu cơ bản làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu xã hội. Chúng ta đưa ra yêu cầu thứ nhất: Quan sát thê giới xã hội quanh bạn. Nhưng như Chương 1 giải thích, chỉ “nhìn thôi” chưa đủ. Bạn phải nhận thức được các mẫu xã hội, nhận biết hình thức chung trong vô số các sự kiện cụ thể cấu thành cảnh quan xã hội. Điều này xảy ra khi bạn thừa nhận yêu cầu cơ bản thứ hai trong nghiên cứu xã hội học: Áp dụng quan điểm xã hội học. Khi làm thế, thế giới quen thuộc đột nhiên trở thành xa lạ, đầy dẫy những mẫu hành vi kỳ lạ.
Nên lưu ý E. Digby Baltzell đã tiến hành nghiên cứu như thế nào khi ông vào thư viện Đại học Bowdoin. Ông lẽ ra chiêm ngưỡng bức chân dung treo tường tuyệt đẹp, kế đến bước đến giá sách, chọn sách cần đọc, và cứ thế tiếp diễn. Nhưng quan điểm xã hội học đã ăn sâu trong tầm nhìn của Baltzell đến nỗi một điều gì đó bất thường lại nổi bật trong một tình huống bình thường. Điều này mang chúng ta đến yêu cầu thứ ba phải trở thành nhà nghiên cứu xã hội học: Nên hiếu kỳ và đặt câu hỏi. Thế giới xã hội của chúng ta mang đặc điểm gì? Chúng tồn tại ra saol Ai hưởng lợi từ một số mẫu xã hội cụ thể? Và lý do tại saol
Ba yêu cầu này - quan sát thế giới quanh bạn, áp dụng quan điểm xã hội học, và đặt câu hỏi - mang tính cơ bản đối với nghiên cứu khoa học. Thế nhưno những yêu cầu này cũng quan trọng, chúng chỉ là khởi đầu. Chúng giúp bạn nhận thức về thế giới xã hội, chúng kích thích tính hiêu kỳ của bạn, chúng làm cho bạn đặt nhiều câu hỏi. Nhưns khi ấy vân đề tìm lời đáp lại khó khăn hơn nhiều. Để hiểu điều gì liên quan trong việc tìm câu trả lời cho nghiên cứu xã hội, trước hết chúng ta phải cân nhắc nên công nhận một mẩu thông tin bất kỳ là “đúng” ra sao.
Mặc ơù khoa học trở thành tâm điểm của thế giới quan của hầu hết người Mỹ, tôn giáo vẫn còn là tác động chi phối trong đời sống của nhiều người, chẳng hạn như những cậu bé Hasidic ở Brooklyn, New York này.
^ Phạm vi hiểu biết
Chúng ta muôn nói với nghĩa gì khi cho rằng chúng ta “hiểu b iết” một vân đề gì đó? DI nhiên, “hiểu b iết”, có nghĩa là nhiều vấn đề. Trước tiên, chúng ta có thể hiểu biết một điều gì đó trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân. Chẳng hạn, khi thây trời nổi sấm sét, bằng kinh nghiệm cá nhân chúng ta biết trời sắp mưa. Thứ hai, chúng ta cũng biết một vấn đề gì đó trên cơ sở niềm tin - châp nhận một chân lý ngoài kinh nghiệm cá nhân của mình ( 0 ’D ea & Aviad, 1983). Ví dụ đức tin ở Chúa thường không dựa trên kinh nghiệm cá nhân trực tiếp, nhưng hầu hết người Mỹ đều chấp nhận sự tồn tại của Chúa như nhau và thể hiện đức tin này trên cơ sở những hình thức hoạt động tôn giáo khác nhau. Thứ ba, chúng ta đi đến hiểu biết các vân đề khác bởi lẽ một sô" người thừa nhận chân lý của họ đã được chứng nhận về chuyên môn. Khi chúng ta muôn biết cách phát âm chính xác một từ chẳng hạn, tra từ điển sẽ làm chúng ta thỏa mãn bởi lẽ chúng ta luôn giả định rằng các nhà biên soạn từ điển biết cách phát âm chính xác các từ. Cơ sở thứ tư cho việc tìm hiểu là sự đồng tình của những người xung quanh về nhữns gì câu thành “thực t ế ”. Người Bắc Mỹ “b iết” quan hệ tình dục với trẻ em là sai bởi vì
hành động như thế hầu như được mọi người trong xã hội chúng ta xem là cârn kỵ. Nhưng trong sô cư dân trên đảo Trobriand ở New Guinea, trẻ em thường tham gia hoạt động tình dục trước độ tuổi thanh thiếu niên (từ 13 đên 19 tuổi) với sự đồng ý của phụ huynh. Đặc biệt trong các xã hội truyền thống, sự đồng tình liên quan đến cách sống được ưa chuộng hơn là căn bản “chân lý ” quan trọng nhất.
Hãy hình dung bạn là một chuyên gia nông nghiệp phục vụ như một người tình nguyện trong Tổ chức hòa bình Mỹ trong một xã hội nhỏ, truyền thông. Ngay khi đến nơi, bạn phải ra đồng ngay để quan sát nông dân địa phương đặt một con cá chết ngay trên mặt đất mới vừa đặt cây giông. Muôn tìm hiểu thông lệ này, người ta giải thích cá là món quà dâng thần thánh để trúng mùa, chủ nhà nghiêm giọng cảnh báo, có năm không bắt cá làm lễ cúng thần, vụ thu hoạch ngô thất thu tệ hơn thường lệ.
Theo hệ thông hiểu biết của gia chủ, việc sử dụng cá làm quà dâng thần trúng mùa cũng có lý, nhưng với khóa đào tạo nông nghiệp vừa học, anh ta phát hiện “chân lý ” trong tình hucíng này: “cá chết sẽ phân hủy thành phân làm cho đất màu mỡ để có vụ thu hoạch năng simt cao hơn”.
Hiểu biết về lợi ích hóa chât trong phân tượng trưng cho khoa học, yếu tố cơ bản thứ năm trong hiểu biết. Khoa học có thể định nghĩa như một hệ thông lí luận đặt kiến thức trên thực
tê rút ra từ sự quan sát trực tiếp, có hệ thống. Thay vì dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay đức tin, sự hiểu biết giả định của “các chuyên g ia ”, hay hoàn toàn chỉ là sự đồng tình chung, hiểu biêt khoa học dựa trên chứng cứ thực nghiệm, nghĩa là kết quả của những quá trình có hệ tliống mà chúng ta có thể kiểm chứng bằng khả năng phán đoán của mình.
Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là ngay cả thành viên trong các xã hội công nghệ phát triển thường phủ nhận mọi phạm vi hiểu biết ngoại trừ khoa học. Một nhà nghiên cứu y khoa tìm cách điều trị ung thư cho hiệu quả có thể dùng các nụ vị giác của mình để tìm hiểu liệu cô ta có nêm nếm món ăn đúng hay chưa, đi lễ như một vấn đề đức tin, tìm lời khuyên từ các
44
chuyên gia để ra các quyết định tài chính hay để nuôi con, và rút ra giá trị và thái độ của cô ta từ những người xung quanh. Thế nhưng quan điểm của cô cũng như quan điểm của những người khác - cơ sở của những gì mà chúng ta thường gọi là “lẽ phải thông thường” - về cơ bản rất quan trọng đối với công việc của cô ây trong tư cách nhà khoa học. Như chúng tôi đề xuất trong Chương 1, lẽ phải thông thường là định hướng không đầy đủ - và đôi lúc lầm lạc - trong việc tìm hiểu khoa học.
Lẽ p h ải thông thường so với hiển nhiên khoa học
Sau đây là bảy phát biểu mà nhiều người Bắc Mỹ xem là “chân lý ” trên cơ sở lẽ phải thông thường. Mỗi phát biểu ít nhất một phần mâu thuẫn với sự hiển nhiên rút ra từ nghiên cứu khoa học.
1. Trẻ ở các khu Ổ chuột ít có khả năng phạm pháp hơn trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả. Như chúng ta nghiên cứu trong Chương
8, thanh niên ở các giai cấp trong xã hội đều phạm pháp. Thế nhưng trẻ có nền tảng đặc quyền xã hội kém hơn chắc chắn có khả năng trở thành đối tượng của các quan chức thực thi luật pháp hơn. Vì thế tình trạng phạm pháp của họ chắc hẳn được thể hiện trong các sô" liệu thông kê tội phạm chính thức nhiều hơn.
2. M ỹ và Canada là những xã hội trung lưu trong đó hầu hết m ọi người đều ít nhiều bất bình đẳng xã hội. Phân bố thu nhập trong số dân cư Bắc Mỹ thì bình đẳng thực sự. Thực ra,
người giàu nhất chiếm 5% dân số có hơn một nửa tổng tài sản ở Mỹ. Chúng ta khảo sát chi tiết vân đề này trong Chương 10.
3. Hầu hêt người nghèo đều không muôn làm việc cho dù họ có cơ hội như thế. Nghiên cứu về người nghèo ở Mỹ không xác nhận luận điểm này. Chúng ta khảo sát trong Chương 10, hầu hêt người nghèo ở Mỹ thực ra là trẻ em và người lớn tuổi.
4. Sự khác nhau trong hành vi xã hội giữa phái nam và phái nữ là “bản chất chính đáng của con người”. Điều chúng ta gọi là “bản chât con người” thực ra là sản phẩm của xã hội trong đó
chúng ta được nuôi dưỡng, như phần giải thích trong Chương 3. Như chúng ta khảo sát trong Chương 12, một số định nghĩa xã hội khác về “phái nam ” và “phái nữ” đều khác với định nghĩa mà xã hội của chúng ta xem là đương nhiên.
5. Nhăn cách con người thay đổi khi họ lớn tuổi, họ đánh m ất nhiều quan tâm trước đây và đặc biệt quan tâm đến sức khỏe sút giảm của mình. Chúng ta sẽ khảo sát trong Chương 13,
nghiên cứu khoa học trong tiến trình lão hóa cho biết nhân cách của chúng ta thực sự thay đổi rất ít khi chúng ta lớn tuổi. Mặc dù tiêu chuẩn trong xã hội chúng ta cho rằng người già ít tích cực trong hoạt động xã hội, nhưng hầu hết người lớn tuổi đều tìm cách duy trì mức độ tham gia xã hội cao. v ấ n đề sức khoẻ cá nhân càng tăng ở tuổi già, nhưng đa số người lớn tuổi đều không đau khổ do vân đề bệnh tật trầm trọng.
6. Hầu hết mọi người kết hôn vì họ đang yêu. Nghiên cứu cho thây ở hầu hết thế giới, hôn nhân thực ra rất ít liên quan đến tình yêu. Ngoài ra, như giải thích trong Chương 14, trong các xã hội công nhận tình yêu là yếu tô" quan trọng thì người ta chắc hẳn quyết định rằng họ “y ê u ” một ai đó được định nghĩa theo xã hội là một đối tác hôn nhân thích hợp.
cấp những lời hướng dẫn qua đó phải đánh giá sự thật từ “thực t ế ” khác nhau mà chúng ta gặp phải. Giông như mọi hình thức hiểu biêt khác, khoa học cũng có hạn chê của nó, nhưng khoa học giúp chúng ta đánh giá nhiều loại thông tin khác nhau chính xác hơn. Vì thê, khi quan điểm xã hội học đặt ra những câu hỏi về hoạt động xã hội, khoa học cung cấp một phương tiện tìm ra lời đáp.
NHỮNG Yằu T ố CỦA KHOA HỌC
Mặc dù nhiều phạm vi hiểu biết rất quan trọng trong đời sốna thường nhật của chúng ta, xã hội học không chấp nhận chúng là đúng trừ phi chúng có thể xác minh bằng khoa học. Các nhà xã hội học nghiên cứu xã hội cũng giông như các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên - như được câu thành bằng những bộ phận có thể nhận dạng đang tồn tại trong mốì quan hệ cụ thể với nhau. Lúc ấy tư duy khoa học, mỗi xã hội là một hệ thống phức tạp gồm những bộ phận tương quan, mỗi bộ phận liên kết theo nhữna cách đặc trưng với các bộ phận khác. Trong tư cách nhà khoa học xã hội, chúng ta cố gắng mô tả cụ thể những bộ phận
7. Trường học của chúng ta cô' gắng phát
triển tiềm năng trí thức của mọi đứa trẻ. Thực ra khi khảo sát trong Chương 15, cơ hội học tập trong trường học của chúng ta thay đổi đáng kể theo nền tảng xã hội của sinh viên. Ngay từ những lớp học đầu tiên, học sinh có nền tảng xã hội đặc quyền hơn thường tiếp nhận nền giáo dục tốt hơn học sinh khác, việc học đại học chỉ giới hạn ở một thiểu số trong dân CƯ.
Giá trị của hiểu biết khoa học
Trong tư cách người lớn, chúng ta luôn bị tràn ngập với biết bao thông tin. Báo chí, truyền hình và bạn bè sẽ cho chúng ta biết “điều gì đang diễn r a ”, nhưng trừ phi chúng ta sẵn sàng tin tât cả những gì mình nghe và đọc, thì chúng ta phải học cách phân tích cái đúng từ những cái không đúns.
Cơ sở của xã hội học trong khoa học cung
này là gì và chúng tương quan với nhau ra sao. Chọn cách tiếp cận này, một nhà xã hội học nên đặt những câu hỏi như:
Bộ phận cư dân nào có khả năng đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia nhất? Trẻ em bị ngược đãi có khả năng nhiều hơn sô" trẻ em khác để sau này trở thành những kẻ ngược đãi trẻ em hay không?
Cư dân thành phô" ít ăn ở hòa thuận hơn cư dân nông thôn?
Lưu ý mỗi câu trona số câu hỏi này liên kêt với các bộ phận trong thế giới xã hội ra sao. Mục đích nghiên cứu xã hội học là phải đưa ra lời đáp cho những câu hỏi này.
Phần sau đây trons chươns này mô tả chi tiết nhiều yếu tố quan trọna trong nghiên cứu khoa học. Trước tiên chúns sẽ xét các quan điểm quan trọng khái niệm và biến số.
45
^í> Ý niệm và biến số
Xã hội học sử dụng khái niệm để nhận biết các yếu tố cấu thành xã hội. Khái niệm là một quan điểm trừu tượng miêu tả một khía cạnh của th ế giới, chắc chắn xảy ra trong một hình thức có phần nào đơn giản hóa và lý tưởng. Các nhà xã hội học sử dụng khái niệm khi họ mô tả con người theo nghĩa “giai cấp xã hội”, “giới tính”, “tôn giáo” và “dân tộc”.
Khái niệm cũng có giá trị thay đổi từ trường hợp này sang trường hợp khác, cũng giống như giá trong siêu thị khác nhau ở tất cả các mặt hàng. Khi sử dụng khái niệm “giai cấp xã hội” chẳng hạn, chúng ta định rõ một người cụ thể như “giai cấp thượng lưu”, “giai cấp trung lưu” hay “giai câp hạ lưu”. Khi “giai cấp xã h ộ i” hay bất kỳ khái niệm khác được biểu thị đặc điểm bằng các giá trị thay đổi, cũng còn gọi là biên sô" - một khái niệm có giá trị thay đổi tùy từng trường hợp.
Quan hệ mật thiết với việc sử dụng các biến số là quá trình đánh giá, nghĩa là quá trình xác định giá trị một biến sô' trong một trường hợp cụ thể. “Trọng lượng” là một khái niệm quen thuộc có thể sử dụng như một biến số bởi lẽ giá trị của nó thay đổi theo từng trường hợp. Muôn
C Ậ N CẢN H
xác định giá trị cụ thể của biến sô này ưong trường hợp của chính bạn, bạn nên tham gia một quá trình đánh giá đơn giản bằng cách bước lên cân. Thê nhưng nhiều biến sô trong xã hội học không thể đánh giá dễ như thê.
Chẳng hạn, làm cách nào bạn đánh giá một vấn đề là phức tạp như “giai cấp xã h ộ i”? Trong đời sống thường nhật chúng ta đánh giá thô thiển theo nhiều cách: quan sát xem một người ăn mặc ra sao, lắng nghe các mẩu hội thoại hay để ý xem một ai đó đang sông ở đâu. Hệ thông hơn, các nhà xã hội học thường S Ư U tầm thông tin chẳng hạn như thu nhập, nghề nghiệp và học vấn để đjnh rõ một giai câp xã hội cụ thể. Nhưng ở đây chúng ta đôi mặt với một vân đề: một biến số đôi lúc có thể đánh giá theo nhiều cách. Một người cụ thể có thu nhập rất cao, trên cơ sở này chúng ta xác định anh ta thuộc “giai cấp thượng lưu”. T hế nhưng anh ta có thu nhập cao từ việc kinh doanh ô tô, trên cơ sở nghề nghiệp này, lúc ấy chúng ta xác định anh ta thuộc “giai cấp trung lưu”. Để giải quyết tình trạng đặc biệt khó xử này, các nhà xã hội học kết hợp thu nhập, nghề nghiệp và giáo dục vào một đánh giá giai cấp xã hội phôi hợp đơn giản chúng ta sẽ mô tả trong Chương 10.
Ba cách thống kê
Chúng ta thường mô tả nhiều người, vật
14.250$ 61.000$
hay con số theo nghĩa bình quân: thang điểm bình quân trong kỳ thi xã hội học, cầu thủ bóng rổ chúng ta ái mộ trung bình trong mùa bóng này, quan điểm trung dung của người Mỹ về một sô vân đề. Các nhà xã hội học thực ra sử dụng ba cách thông kê khác nhau để mô tả những gì là bình quân - nghĩa là, những gì mans tính điển hình đôi với một sô" vân đề quan tâm. Cứ cho rằng chúng ta muôn mô tả mức lương bình quân trong bảy thành viên hội đồng thành phố với thu nhập như sau:
46
21.750$ 23.000$
23.000$ 14.000$
18.500$
Đơn giản nhất trong ba sô" liệu thông kê là thức, định nghĩa như giá trị xảy ra thường nhất, trong ví dụ này, thức là 23.000$, vì giá trị này xuât hiện đến hai lần, trong khi các mức lương khác chỉ xuât hiện một lần. Nếu mỗi giá trị chỉ xuất hiện có một lần, thì không có thức, nếu hai giá trị mỗi giá trị xuât hiện hai lần. thi có
đến hai thức. Thức dễ nhận biết nhưng cho chúng ta biết về tất cả giá trị không nhiều nên hiếm khi được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học.
Cách thông kê được sử dụng thường xuyên hơn là sô" tru n g bình nghĩa là sô' trung bình số học tính toán bằng cách cộng vào các giá trị số học thuộc mọi trường hợp và chia cho tất cả số trường hợp. Tổng số bảy thu nhập ở đây là 178.500$, chia cho 7 ta có thu nhập bình quân là 25.500$. Thế nhưng, lưu ý thu nhập bình quân thực ra cao hơn thu nhập của sáu trong sô" bảy
thành viên hội đồng. Điều này là do một thành viên có thu nhập (64.000$) cao hơn rất nhiều so với thu nhập của sáu người khác. Sô" trung bình có hạn chế là chịu nhiều ảnh hưởng của một giá trị cực cao hay cực thấp bất kỳ, vì thế sẽ tạo ra một bức tranh méo mó về phân bố giá trị
Định rõ chính xác những gì đang được đánh giá trong việc chỉ định một giá trị cho m ột biến ' số gọi là hoạt động hóa biến sô'. Đây là một bộ phận quan trọng trong tất cả nghiên cứu vì một biến sô" được hoạt động hóa bằng cách nào (nghĩa là, chính xác đang đánh giá điều gì) tác động cụ thể đến những gì mà giá trị của biến sô"hóa ra phải là. Khi họ báo cáo kết quả nghiên cứu, các nhà xã hội học nên thận trọng giải thích tất cả biến số sử dụng trong nghiên cứu được hoạt động hóa ra sao để cho người khác hiểu được chính xác nên đi đến kết luận bằng cách nào.
Trong sách, chúng ta mô tả xã hội theo nghĩa nhiều biến số khác nhau. Dĩ nhiên, chúng ta không thể mô tả mọi người như một cá thể, mà chúna ta chỉ có thể sử dụng nhiều cách thống kê để mô tả hiệu quả nhiều người theo nghĩa một giá trị đơn giản. Khung giới thiệu một vài cách thống kê thường sử dụng.
Tính nhốt quán và việc đánh giá cùa đo lường
Hoạt động hóa biến số cẩn thận là bước đầu tiên tiến hành cách đánh giá hữu ích trong nghiên cứu xã hội. Nhưng chất lượng đánh giá
có những giá trị cực cao. Vì lý do này, các nhà xã hội học thường tránh sử dụng cách này. Điểm giữa là giá trị xuất hiện ở giữa một chuỗi sô, nghĩa là trường hợp giữa, ơ đây thu nhập điểm giữa của bảy người là 21.750$, vì ba thu nhập cao hơn và ba thu nhập thâp hơn. (Nếu có sô trường hợp chấn, thì điểm giữa sẽ ở nửa của hai trường hợp giữa). Trong ví dụ này, điểm giữa thực sự cung câp bức tranh điển hình nhât về thu nhập của nhóm như một tổng thể. Khi có nhiều trường hợp liên quan, điểm cực cao hay cực thâp rất phổ biên, vì điểm giữa không chịu ảnh hưởng của những trường hợp cực đoan như thế, cách này được các nhà xã hội học sử dụng nhiều nhât để mô tả những gì là bình quân. Trong sách, bạn sẽ nhận ra điểm giữa dùng để mô tả nhiều biến sô quan trọng trong xã hội học.
trong khoa học dựa trên hai cân nhắc khác, khả năng đáng tin và giá trị của quá trình đánh giá. Khả năng đáng tin là phẩm chất nhất quán trong việc đánh giá. Nếu giai cấp xã hội của cùng một con người được đánh giá một vài lần (cũng cùng hay khác nhà nghiên cứu) và mỗi lần chỉ định cùng một giá trị, thì cách đánh giá này được cho là đáng tin. Quá trình đánh giá không đáng tin ít được sử dụng trong xã hội học - cũng như căn cứ hiện số đo trọng lượng luôn
thay đổi đôi với nhà vật lý là vật vô dụng. Ngay cả lúc đánh giá cung cấp kết quả nhất quán (vì thế đáng tin), thì đánh giá không không nhất thiết là có giá trị. Giá trị là phẩm chất của sự đánh giá có được qua việc đánh giá thực sự những gì mà người ta dự định đánh giá. Nghĩa là bạn muốn đánh giá con người mộ đạo ra sao, và quyết định tiến hành bằng cách hỏi họ thường đi lễ thường xuyên không. Nói cách khác, bạn cho rằng người nào đi lễ thường, thì họ càng mộ đạo. Nhưng cách này chỉ thu được kết quả không giá trị về “sự ngoan đ ạo ” vì những gì bạn thực sự đánh giá là “đi dự l ễ ”, không liên quan gì đến đức tin vào Chúa hay các khuôn khổ khác trong đức tin tôn giáo. Trona khi có thể thu được kết quả nhất quán (vì thế có “khả năns đáne tin”), thì cách đánh giá như thế thực sự đánh giá một 47
điều gì đó khác với điều chúng ta muôn (vì thê không có giá trị). Vì quá trình đánh giá mang tính chất cơ bản trong nghiên cứu xã hội, khả năng đáng tin và giá trị là những vân đề quan trọng trong mọi nghiên cứu.
^ M ối quan hệ giữa các biến số
Phần thưởng thực sự trong nghiên cứu xã hội học phát xuât từ việc sử dụng logic khoa học để xác định các môi quan hệ giữa các biên sô". Một biến sô" bất kỳ có thể liên quan với nhau theo nhiều cách. Theo lý tưởng, nghiên cứu khoa học tìm cách định rõ mốì quan hệ giữa hai biến sô" iheo nghĩa nhân quả, có nghĩa sự thay đổi tron (Ị một biến sô là kêt quả của một thay đổi trong biến s ố khác. Môi quan hệ nhân quả quen thuộc xuấl hiện khi chúng ta đặt khay nuớc trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp tạo ra sự thay đổi trong trạng thái nước, biến thành đá. Trong trường hợp này, biến sô' là nguyên nhân tạo ra thay đổi (nhiệt độ thấp trong tủ lạnh) được gọi là biên sô độc lập. Biến sô'đang
thay đổi (trạng thái nước) gọi là biên sô phụ thuộc. Giá trị biến số thứ hai, nói cách khác phụ thuộc vào giá trị của biến sô thứ nhất. Các nhà xã hội học thưừng mô tả các biến sô" như biến sô “độc lập ” hay “phụ thuộc” để đặt chúng trong mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên nên lưu ý không có khuôn khổ nào trong đời sống xã hội có thể giải thích hoàn toàn bằng một neuyên
nhân đơn giản bất kỳ (hay biến số độc lập). Thê nhưnsì vì hai biến số có thể chứng minh là có quan hệ với nhau không có nghĩa là môi quan hệ nhân quả đang tồn tại. Trong một số trường hựp, hai biến sô" có vẻ như khác nhau, trong khi thực ra không có biến sô" nào tác động đến biến số kia. Chẳng hạn, mức lương của vận động viên chuyên nghiệp đã tăng như sô’ lượng ô tô ở Mỹ, nhưng hai hiện tượng này hầu như không liên quan với nhau.
Trong một ví dụ phức tạp hơn, hãy quan sát tỷ lệ thiếu niên phạm pháp cao hơn trong số những người sống trong nhà ở đông người. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ hoạt động hóa biến sô “thiếu niên phạm p háp” để muốn nói một người dưới 18 tuổi đang có tiền án, và hoạt động hóa biến sô “nhà ở đông người” muôn
48
nói một người chỉ sông trong khoảng không gian vài mét vuông. Thoạt nhìn, chúng ta dễ đi đên kết luận nhà ở đông người là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng làm tăng tình trạng phạm pháp ở thiếu niên. Hiểu theo cách này, “nhà ở đông người” được xử lý như một biến số độc lập và “thiếu niên phạm p h áp ” sẽ là biên sô độc lập. Nhưng nhà ở đông người có là nguyên nhân khiến thiếu niên phạm pháp hay không?
Trong trường hợp này, chúng ta biêt rằng hai biến số - mức độ đông người và tỷ lệ thiêu niên phạm pháp - đều khác nhau. Khi hai biến sô được chứng minh là khác nhau, thì người ta gọi đó là chứng minh sự tương quan. Chúng ta biết có sự tương quan giữa hai biên số này, thể hiện trong Phần (a) Sơ đồ 2-1. Nhưng điều này bản thân nó có nghĩa là sự đông người có tạo ra phạm pháp hay không? Có thể, nhưng cũng có những khả năng có thể khác. Một cách giải thích thay thế khác được đưa ra bằng cách suy nghĩ ít phút về loại người nào có thể vừa sống trong nhà ở rất đông người vừa có khả năng có tiền án nhiều hơn. Nói đơn giản, câu trả lời là những người ít quyền lực và lựa chọn trong xã hội, người nghèo. Vì thế thực tế nhà ở đông người và thiếu niên phạm pháp có khuynh hướng được tìm thấy đi đôi có nghĩa là cả hai yếu tố đều do một yếu tô’ thứ ba tạo ra, sự nghèo khổ (Fischer, 1984). Môi quan hệ giữa ba biến số thể hiện trong Phần (b) Sơ đồ 2-1. Khi hai biến số tương quan (trong trường hợp này, đôn2 nơười và phạm pháp), nhưng mỗi biến số được tạo ra độc lập do một biến số thứ ba (trong trường hợp này là thu nhập), hai biến số không có quan hệ nhân quả với nhau. Vì thế môi quan hệ của chúng được mô tả là tương quan giả.
Nhận biết sự tương quan là giả thường là công việc tinh tế, nhưng có thể giải quyết bằng việc áp dụng kiểm soát khoa học, trong trường hợp này có nghĩa là khả năng trung hòa tác
động của một biến sô sao cho mối quan hệ giữa các biên sô khác có thê được xác định chính sách hơn. Trong ví dụ chúng ta đang sử dụn2 nghiên cứu mật độ nhà ở và phạm pháp trons
khi kiểm soát tác động của thu nhập. Trons thực tế, điều này hoàn toàn có nghĩa quan sát mối quan hệ giữa phạm pháp và mật độ đối
với người chỉ có một mức thu nhập duy nhất. Bằng cách này, chúng ta hiểu rằng nếu con người có một mức thu nhập duy nhất đang sông trong điều kiện đông người hơn có cùng mức thu nhập như những người không phải sống trong cảnh chật chội như thế. Nếu có, chúng ta sẽ có chứng cứ ủng hộ cho kết luận nhà ở đông người thực
Mật độ trong diều Tương quan
kiện sinh hoạt Tỷ lệ phạm pháp
Nếu hai biến số cùng thay đổi, thì có mối tương quan. Trong ví dụ này, mật độ trong điều kiện sinh hoạt và thiếu niên phạm pháp cùng tăng và giảm.
ra là nguyên nhân phạm pháp. Nếu không, chúng ta gạt bỏ quan hệ nhân quả giữa cả hai. Nói cách khác, cách để nhận biết nêu một tương quan quan sát có phải là giả hay không phải luôn duy trì tác động của một biên sô thứ ba bất kỳ mà chúng ta nghi là nguyên nhân của hai biến sô ban đầu, và lúc ây nên xét có sự tương quan tiếp tục giữa hai biên sô ban đầu hay không. Phần (c) Sơ đồ 2-1 minh họa điều này có thể tiến hành như thê nào. (Các nhà nghiên cứu đã chứng minh hầu hết, có lẽ không phải là tât cả, môi quan hệ giữa vấn đề xã hội và đông người biến mất nếu tác động của thu nhập được kiểm soát). Vì thế lúc này chúng ta phân loại
(»)Mật độ trong điều kiện sinh hoạt
\ L
Tưong quan
Tỷ lệ phạm pháp
ftp
%
% 'ệĩẳ
Mức thu nhập
mối quan hệ giữa ba biến sô" như minh họa trong Phần (d) Sơ đồ 2-1. Nhà ở đông người và thiếu niên phạm pháp có mối tương quan giả, và chúng ta có lý khi nghĩ rằng mức độ cao hơn của cả hai là do mức thu nhập thấp hơn gây ra.
Tóm lại, tương quan có nghĩa là hai biến
ở đây chúng ta xét đến tác dộng của biến số thứ ba: mức thu nhập. Mức thu nhập thấp là nguyên nhân cho cả mật độ sinh hoạt đông lẫn tỷ lệ phạm phất cao. I\lói cách khấc khi mức thu nhập giảm, cả mật độ điều kiện sinh hoạt và tỷ lệ phạm pháp tăng.
sô" cùng thay đổi theo một sô" cách đánh giá. Tuy nhiên, nhân quả không chỉ bao hàm sự tương quan, mà còn là sự thay đổi của một trong hai biến sô' thực sự là nguyên nhân thay đổi của biến sô" khác. Muốn kết luận rằng mối quan
(c).Mật độ trong điểu kiện sinh hoạt
Tương quan biến mất
Tỷ lệ phạm phấp
hệ nhân quả đang tồn tại, phải chứng minh ba yếu tố: (1) hai biến số tương quan; (2) biến số độc lập (hay nguyên nhân) xảy ra trước biến sô"
Mức thu nhập được kiểm soát
Nếu chúng ta kiểm soát mức thu nhập - nghĩa là, chỉ khảo sát trường hợp có cùng mức thu nhập - những ai có điều kiện sinh hoạt mật độ cao hơn vẫn có tỷ lệ phạm pháp cao hơn hay không? Câu trả lời là không. Không còn sự tương quan giữa hai biến số này nữa.
phụ thuộc theo thời gian, và (3) không có chứng cứ nào cho thấy biến số thứ ba là nguyên nhân tạo ra tương quan giả giữa hai biến số.
Tìm hiểu nhân quả là mục tiêu của khoa học, nhưng công việc ấy cực kỳ khố khăn, ngay cả trong điều kiện trong
(d)
Mật độ trong điều kiện sinh hoạt
%,
Tương quan giả
%
%
Mức thu nhập
Tỷ lệ phạm pháp
phòng thí nghiệm. Ngoài phòng thí nghiệm một tai nạn đơn giản chẳng hạn như tai nạn õ tô /á kết quả của vô số các yếu tố nguyên nhãn không bao giờ có thể dự đoán hay kiểm soát.
Điều này khiến chúng ta kết luận rằng mức thu nhập là nguyên nhân của mật độ điều kiện sinh hoạt lẫn tỷ lệ phạm pháp. Hai biến số ban đầu (mật độ điều kiện sinh hoạt và tỷ lệ phạm pháp) vì thế tương quan nhau nhưng không có biến số là nguyên nhân của nhau. Vì thế sự tương quan của chúng là giả.
Sơ ỈỂ 2-1 Tương quan và nhân quả: Minh họa
CHÍNH SÁCH X Ă HỘI
Tranh luận Samoa: Giá tr| cá nhân, khoa học xã hội và chính tri
Margaret Mead (1901-1978) được mọi
người công nhận là quan trọng nhất trong số tât
cả các nhà nhân chủng học của Mỹ. (Giông
như xã hội học, nhân chủng học nghiên cứu
hành vi con người, nhưng tập trung vào các xã
hội tiền công nghiệp hơn là hiện đại). Ánh hưởng
của Mead lan tỏa vượt khỏi giới học thuật vì bà
viết nhiều sách bán chạy nhất về các mẫu văn
hóa khắp thế giới. Một vài năm sau khi bà
mất, tác phẩm của bà trở thành trọng tâm tranh
luận vì phát sinh nhiều câu hỏi về giá trị cá
nhân định hình nghiên cứu ra sao và sử dụng
chứng cứ nghiên cứu như thế nào để tác động
đến chính sách công.
Mead bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên
cứu trẻ em trưởng thành ở Samoa, một hòn đảo
ở Nam Thái Bình Dương như thế nào. Nghiên
cứu của bà nhấn mạnh rằng, ngoài việc là kết
quả của sự trưởng thành về sinh học, quá trình
trưởng thành cũng thay đổi đáng kể từ nền văn
hóa này đến nền văn hóa khác. Khi chọn quan
Một trong những người tiên phong nghiên cứu về cắc xã hội con người là Marga ret Mead, bắt đầu nghiên cứu Samoa ở Nam Thái Binh Dương ở tuổi 23.
điểm này, Mead tự đặt mình trong một phe tranh luận cuồng nhiệt như liệu sinh học hay môi trường có ảnh hưởng nhiều đến hành vi con người hay không.
Vào thời điểm ấn bản tác phẩm, quan điểm thịnh hành trong số các nhà khoa học (nhất là những người trong các môn khơa học tự nhiên) cho rằng hành vi con người phản ánh các tác động sinh học. Có những kết quả chính kiến quan trọng trong quan điểm này, kể cả suy nghĩ một số nhóm người về mặt sinh học vượt trội hơn những nhóm người khác. Vì thế, chẳng hạn, nhiều người tán thành quan điểm này đều là những người kiên quyết ủng hộ pháp luật hạn chê di dân đến Mỹ đôi với những người được họ xem là “hạ đẳng”.
Phe kia do một nhân vật hàng đầu, Franz Boas, giáo sư trường đại học nơi Mead tốt nghiệp. Ông có chung quan điểm VỚI Mead về môi trường, chứ không phải là sinh học, là yếu
50
tố chính xây dựng hành vi con người. Không có gì đáng ngạc nhiên, các nhà khoa học ở phe này của cuộc tranh luận ngại rằng những gì mà họ xem là nguỵ học thuyết sinh học đang được sử dụng để biện minh cho các chính sách xã hội bất công.
Quyển sách đầu tay của Margaret Mead, Corning o f Age o f Samoa cung cấp sự ủng hộ thuyết phục đôi với phe môi trường về những gì gọi là “tranh luận nuôi dưỡng tự n hiên” (xem Chương 5). Sau khi kết luận rằng trưởng thành ở Sanoa ít bị xáo trộn như tuổi thanh niên ở Mỹ, Mead khẳng định môi trường phải có trước sinh học trong việc định dạng hành vi con người. Sau đó bà cũng khẳng định tương tự liên quan đến ý nghĩa quan trọng của giới tính: môi trường, chứ không phải là sinh học là nguyên nhân xác định hành vi phái nam và phái nữ. Vì thế khôna có nhóm người nào bẩm sinh đã vượt trội hơn nhóm người khác.
Cùng với công trình của các nhà nghiên cứu khác, nghiên cứu của Mead là nguyên nhân phủ nhận quan điểm sinh học trong hành vi con người vào giữa thế kỷ. T hế nhưng ngay sau khi bà mất, nhà nghiên cứu khác, cũng tiến hành nghiên cứu ở Samoa, quả quyết rằng kết luận của Mead không đúng với thực tế. Derek Freemanm gay gắt chỉ trích Ưong quyển sách của ông tựa đề Margaret M ead and Samoa: The Making and Unmaking o f an Anthropological Myth, lập luận rằng Mead đã bóp méo xã hội Samoa bằng cách áp đặt nhửng chính sách cá nhân của bà đối với thực tế bà chọn để nhấn mạnh. Theo Freeman, xã hội Samoa không phải là cách sống không có stress như Margaret miêu tả, mà là một môi trường ganh đua phản ánh các tác động sinh học phổ biến tìm thấy ở khắp các chủng loài con người.
Giới học giả mâu thuẫn nhau không biết ai đúng ai sai. Đôi với một số, Mead (23 tuổi khi bà đến Samoa năm 1925) và nhà nghiên cứu chưa kinh nghiệm được thầy mình là Franz Boas gọi ra và trang bị “đạn dược” cần thiết để tham dự trận chiến với những người tán thành quan điểm sinh học trong hành vi con người. Kết luận của bà quá “ngắn gọ n ”, lập luận cho thây bà chỉ nhìn thây những gì mà bà đang tìm kiếm trong nghiên cứu. Vì thế tác phẩm bà viết phải nên xem là chính kiến cá nhân cũng nhiều như các chứng cứ khoa học.
Đối với người khác, Freeman là một nhân vật phản diện trong cuộc Ưanh luận. Trong khi
Nhận biết mối quan hệ nhân quả là đáng giá bởi lẽ có thể làm cho mục đích khoa học trong việc sử dụng một số thực tế để dự đoán thực tê khác. Trong các môn khoa học tự nhiên, chứng minh môi quan hệ nhân quả đôi lúc tương đôi dễ, vì việc sử dụng các phòng thí nghiệm có thể đảm bảo sự kiểm soát mở rộng nhiều biên sô. Nhà xã hội học phải đôi mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn. Trong một thê giới có vô sô tác động xã hội, mà mỗi chúng ta phản ứng theo cách riêng, các mối quan hệ nhân quả đơn giản hiếm khi được tìm thấy. Đôi lúc các
thừa nhận tác phẩm của Mead không được miễn phê phán (nói cho cùng, công trình nghiên cứu Samoa hoàn tất cách đây hơn 50 năm, lúc ấy kỹ thuật nghiên cứu còn khá thô sơ), kêt luận của bà hầu hết đều hợp lý. Chính Freeman, người bảo vệ cho Mead, lại cứng nhắc ủng hộ quan điểm sinh học về hành vi con người, đến mức ông “thêu d ệ t” thực tế.
Chắc hẳn cũng có một số chân lý trong cả hai phe trong cuộc tranh luận gần đây. Chắc chắn tham vọng cá nhân cũng đóng một phần: Mead hầu như không muốn thách đô quan điểm của thầy mình, mặt khác Freeman lại được cả tiền tài và danh vọng khi chỉ trích công trình của một nhà khoa học nổi tiếng. Tuy nhiên, có sự nhất trí ở một điểm: trong thế giới chính trị, tính khách quan hoàn toàn là mục đích khó nắm bắt trong nghiên cứu, cũng như khả năng luôn tồn tại những kết quả được tô màu chính kiến cá nhân (và tham vọng cá nhân) của các nhà nghiên cứu.
NGUỒN: Dựa theo Margaret Mead, Coming of Age in Samoa (New York: Dell. 1961 - nguyên tác 19281); Derek Freeman, Margaret Mead and Samoa: The Making and Unmaking of an Anthropological Myth (Cambridge: Harvard University Press, 1983); John Leo trong “Bursting the South Sea Bubble," Time, tập 121, số 7 (14/2/1983): 68-70; và Annette B. Weiner trong “Ethnographic Determinism: Samoa and the Margaret Mead Controversy,” American Anthropologist, tập 85, số 4 (tháng 12/1983): 909-919; Lowell Holmes trong "A Tale of Two Studies,” American Anthropologist, tập 85, số 4 (tháng 12/1983):929-935.
nhà xã hội học phải thỏa mãn với việc chứng minh sự tương quan duy nhất. Đôi khi các mối quan hệ nhân quả có thể được chứng minh, chúng thường phức tạp, bao gồm nhiều biến số.
^ Tính khách quan
Cứ cho rằng 10 người đang làm việc cho một tạp chí ở Minneapolis được phân công cùng nhau viết một câu chuyện về nhà hàng tốt nhất trong thành phố này. Với sự đài thọ toàn bộ của người tuyển dụng, họ lên kê hoạch một
51
tuần lễ với các món ăn ngon. Khi cùng nhau đối chiếu các nhận xét, thì một nhà hàng có phải là sự chọn lựa chắc chắn của tất cả nhóm người này hay không?
Khoa học yêu cầu tất cả khái niệm phải được hoạt động hóa cẩn thận từ trước. Trong trường hợp này, mỗi người trong số 10 người này có định nghĩa khác nhau “nhà hàng tốt nhất” có nghĩa khác. Đôi với một người, nhà hàng tốt nhất là nơi phục vụ các món ăn ngon gia đình với giá hợp lý, đôi với người khác, cho rằng nên mở đèn trên nóc nhà hàng, số khác cho rằng phải có món ăn Pháp dành cho thực khách sành điệu. Giông như nhiều vân đề khác trong đời sông của chúng ta, nhà hàng tốt nhất hầu như chỉ là vấn đề khẩu vị cá nhân.
Giá trị cá nhân có thể phù hợp khi đến nhà hàng, nhưng chúng đặt vân đề vào nghiên cứu khoa học. Điều này không có nghĩa là các nhà xã hội học hay các nhà khoa học khác không có quan điểm cá nhân về bất cứ những gì họ đang nghiên cứu, nhưng họ thường làm thế. Nhưng khoa học yêu cầu các nhà nghiên cứu cô" gắng loại bỏ thành kiến cá nhân ảnh hưởng đến quan sát của mình. Lý tưởng khoa học là tính khách quan, một trạng thái trung lập cá nhân hoàn toàn trong tiến hành nghiên cứu. Thế nhưng, trong xã hội học cũng như nhiều môn học khác, tính khách quan là một mục tiêu khó nắm bắt. Tính khách quan hoàn toàn thuộc một phần của nhà nghiên cứu rất hiếm (nếu không nói là không thể) nhưng ở mức độ ít nhất nhà nghiên cứu nên cô" gắng nhận thức được thành kiến cá nhân bất kỳ họ đang có và phát biểu thật dứt khoát cùng với chứng cứ phát hiện. Bằng cách này, người đọc công trình nghiên cứu sử dụng sự thận trọng thích hợp trong việc chấp nhận kết luận.
Môi quan hệ giữa giá trị cá nhân và nghiên cứu khoa học là một tâm điểm cơ bản trong công trình của nhà xã hội học Đức có nhiều ảnh hưởng Max Weber (1946; neuyên tác 1918). Ông không hoài nghi giá trị cá nhân của nhà xã hội học đóng vai trò một số phần trong nghiên cứu xã hội học, ít nhát trong việc chọn lựa chủ đề nghiên cứu. Xét cho cùng, tại sao một noười lại chọn nghiên cứu sự đói ở Mỹ, số khác nghiên cứu các mẫu tham gia chính trị ở Canada, như
52
sô" khác lại nghiên cứu thờ phụng tín ngưỡng? Rõ ràng những chủ đề này có sự liên quan với những người đầu tư nhiều thời gian và sức lực trong việc nghiên cứu chúng. Tóm lại, tất cả các nhà nghiên cứu đều tiến hành nghiên cứu liên quan giá trị - những gì có ý nghĩa cá nhân.
Thế nhưng, Weber lập luận rằng một khi đang giải quyết một chủ đề, chúng ta phải hoãn giá trị cá nhân của mình lại để theo đuổi thực tế như chúng có và không cô gắng mô tả thê giới như chúng ta nghĩ nó phải là. Sự khác biệt giữa điều gì và phải là gì đôi với Weber là sự khác biệt cơ bản giữa thế giới khoa học và thê giới chính trị học. DI nhiên, thực hiện lý tưởng nghiên cứu khoa học này không phải là dễ. Nghiên cứu hầu nhưlúc nào cũng có ngụ ý chính trị, và giông như tất cả mọi người, nhà nghiên cứu đều có những quan điểm kiên quyết. Nhưng nhà khoa học, theo Weber nghĩ phải có suy nghĩ cởi mở, sấn sàng chấp nhận kết quả nghiên cứu của mình cho dù chúng có là gì chăng nữa. Chỉ khi nào họ không thể tiếp cận mục đích nghiên cứu thì khi ấy mới không có giá trị.
Ngay cả những nhà xã hội học đồng ý với Weber đều không bao giờ hoàn toàn nhận thức được thành kiến của riêng mình. Đặc tính xã hội của chúng ta tác động đến cách chúng ta suy nghĩ, chúng ta nên hiểu thế giới ra sao và chúng ta nên tìm thây điều gì tốt về đạo đức hay có nguy hiểm đôi với xã hội. Có quá nhiều nhà xã hội học không phải là người bình thường, hầu hết đều là nam giới, da trắng, cư dân của các khu đô thị và có trình độ cao. Ngoài ra, mặc dù quan điểm của các nhà xã hội học bao gồm một dải chính kiến rộng, các nhà xã hội học thường có khuynh hướng phóng khoáno hơn dân sô" như một tổng thể cũng như phóng khoáng hơn các thành viên thuộc các môn học hàn lâm khác (Wilson, 1979). Cũng như các nhà nehiên cứu, nhà xã hội học với mọi chính kiến phải bảo vệ chống lại tác đọng của thành kiến cá nhân trong công trình của mình. Trong tư cách người tiêu thụ công trình nghiên cứu ấy, bạn nên nhận thức thành kiến do nhà nghiên cứu đưa ra, và cũng nhận thức thành kiến cá nhân của chính mình tác động ra sao trong việc hiểu biết bất cứ những gì bạn đã và đang đọc.
Cách thông thường để hạn chế sự bóp méo công trình nghiên cứu do các giá trị cá nhân gây ra là tái tạo nghiên cứu, nghĩa là các nhà nghiên cứu khác lặp lại cùng một công trình. Nếu người khác thu được kết quả tương tự, thì chúng ta tự tin hơn khi cho rằng nghiên cứu ban đầu được tiến hành khách quan. Có lẽ lý do nghiên cứu khoa học được gọi là nghiên cứu là thực tế sự tái tạo phổ biến như thế. Nếu nghiên cứu ban đầu và các bản tái tạo được tiến hành càng khách quan càng tốt, với sự sử dụng khái niệm thật thận trọng, phát biểu rõ ràng về các biến số được hoạt động hóa ra sao, đánh giá giá trị và đáng tin cậy và mô tả chính xác các môi quan hệ giữa các biến sô", thì khi ấy các nhà nghiên cứu nên đi đến cùng kết luận như nhau. Nếu kết luận khác nhau, chúng ta có lý do để nghi ngờ ít nhât một trong những công trình nghiên cứu đã bị vấy bẩn bởi thành kiến cá nhân. Khung mô tả tranh luận gần đây minh họa sự khó khăn để đạt tính khách quan trong nghiên cứu.
MỘT S ố GIỚI HẠN TRONG XÃ HỘI HỌC KHOA HỌC
Xã hội là công cụ thiết yếu đối với xã hội học. Nhưng như Chương 1 cho biết, khoa học phát triển phần lớn thông qua việc nghiên cứu thê' giới tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đang cô" gắng nghiên cứu th ế giới xã hội thật khoa học thường đôi mặt với một sô' vấn đề mà các nhà khoa học tự nhiên không gặp phải.
1. V7 nguyên nhân hành vi con người thườn ọ phức tạp hơn nguyên nhân của các sự kiện tự nhiên, các nhà xã hội học hiếm khi có quyết định chính xác về nhân quả. Vì th ế hành vi con người không thề dự đoán bằng sự chính xác của khoa học tự nhiên. Các nhà thiên văn có khả năng dự đoán hành vi của thiên thể với sự chính
xác đáng kể, họ biết trước nhiều năm chẳng hạn khi nào có thể nhìn thây sao chổi Halley từ trái đât. Thế nhưng, con người có suy nehĩ của riêng mình đến nỗi không có hai cá nhân nào
có khả năng phản ứng với cùng môi trường xã hội bằng cách như nhau. Vì thế, trong khi các nhà xã hội học thường nói đên “xác suât thì hiếm khi họ nói về “tính chắc chắn” - nhâ't là đối với hành vi của một cá nhân cụ thể.
2. Tất cả chúng ta đều phản ứng với thê' giới quanh mình, vì thê sự hiện diện đơn thuân của các nhà nghiên cứu xã hội học ảnh hưởng đến hành vi mà nhà nghiên cứu đang cô gắng tìm hiểu. Một nhà thiên văn nhìn chăm chú qua
kính viễn vọng quan sát các vì sao và không hề có bất cứ ảnh hưởng nào đôi với chúng, nhưng con người thường phản ứng với điều đang được nghiên cứu. Một sô lo lắng hay bảo vệ, sô khác “g iúp” nhà nghiên cứu bằng cách đưa ra lời đáp hay hành động mà họ nghĩ là phù hợp.
3. Các mẫu xã hội thay đổi rất nhiều trên khắp th ế giới và thay đổi không ngừng, điều xem là đúng ở nơi này hay lúc này lại không phải là đúng ở nơi khác, lúc khác. Nguyên tử
và phân tử không định dạng môi trường của chúng có ý thức, con người làm thế bằng nhiều cách khả biến rất đáng kể. Định luật vật lý áp
Bức ảnh nổi tiếng chụp nhịp gậy đánh golf của Harold E. Edgerton đưa ra một bài học quan trọng về nghiên cứu xã hội: Phân tích các mẫu hành vi con người sẽ ít có giá trị nếu không hiểu biết ý nghĩa làm độnỹ cơ thúc đẩy hành động ấy.
53
dụng cho mọi nơi, mọi lúc. T hế nhưng hiểu biêt hành vi con người phải thừa nhận tính đa dạng của con người và luôn là đề tài cần xem lại khi cách sống thay đổi qua thời gian.
Thứ hai, khoa học không đủ để thâu hiểu được những chuỗi rộng lớn và phức tạp cả hành động và cảm nghĩ của con người, trong đó gồm có lòng tham, tình yêu, kiêu hãnh và thât vọng. Trong khi khoa học giúp chúng ta thu thập thực
4. Bởi lẽ các nhà xã hội học là m ột bộ
phận của th ế giới xã hội mà họ đang nghiên cứu, tính khách quan trong nghiên cứu xã hội trình bày vấn đề đặc biệt. Các nhà hóa học chẳng hạn cá nhân không chịu ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong các ống thí nghiệm, nhưng các nhà xã hội học sống trong xã hội họ đang nghiên cứu. Vì thế các nhà xã hội học sẽ đôi mặt với nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát - hay thậm chí trong việc nhận biết - giá trị cá nhân làm lệch lạc công trình của mình.
^ Tầm quan trọng của sự gicii thích chủ quan
Tính khách quan cũng quan trọng trong nghiên cứu xã hội, khoa học không thể loại trừ mọi yếu tô' chủ quan ra khỏi công trình của nhà xã hội học. Thật ra, như cuộc tranh luận Mar
garet M ead-Derek Freeman cho thây, tính khách quan hoàn toàn trong nghiên cứu từ trước đến nay hiếm khi nào đạt mức lý tưởng. Nhưng trong suy nghĩ của một số nhà xã hội học, việc loại trừ tất cả tính chủ quan ra khỏi nghiên cứu không nên đáng ao ước ngay cả khi nó có thể. Hai lập luận ủng hộ quan điểm này.
Thứ nhât, khoa học về cơ bản là một chuỗi các quá trình - giống như công thức sử dụng trong nấu ăn - hướng dẫn công trình của nhà nghiên cứu. Nhưng hơn cả công thức chế biến để trở thành một đầu bếp giỏi, tương tự, việc hiểu biết các quá trình khoa học bản thân nó sẽ không bao giờ tạo ra một nhà xã hội học nổi tiếng. Trong cả hai trường hợp, điều cũng cần đến là trí tưởng tượng cá nhân được truyền cảm hứng. Robert Nisbet (1970) đã chỉ ra nguồn nội quan con người lớn nhất không phải là chính bản thân khoa học, mà là tư duy sông động của con người sáng tạo. Vì thế sự đóng góp của Albert Einstein trong tư cách nhà vật lý hoặc của Max Weber trong tư cách nhà xã hội học không phải có từ việc áp dụng khéo léo phương pháp khoa học mà từ tính hiếu kỳ và trí tưởng tượng.
54
tế về hành vi con người, thì khoa học không hề bao gồm tất cả các quá trình, qua đó con người xây dựng một thế giới mang ý nghĩa chủ quan (Berger & Kellner, 1981). Ngoài ra, không có dữ kiện nào của nhà khoa học nói về chính mình, các nhà xã hội học luôn phải đôi mặt với nhiệm vụ sau cùng giải thích: hình thành các lý giải có ý nghĩa về thực tê họ đang đôi mặt. Trong chừng mực nào đó, xã hội học là một môn nghệ thuật cũng như một môn khoa học.
^ Chính trị và đ ạo đức trong xã hội học
Hầu hết các nhà xã hội học đều chấp nhận quan điểm của Weber cho rằng về lý tưởng chính trị học không có vị trí trong xã hội học. Hầu hết cũng đồng ý rằng mục đích của W eber về xã hội học không có giá trị nói dễ hơn là thực hiện. Một số nhà xã hội học đi xa hơn cho rằng các nhà xã hội học không thể và thậm chí không nên cố gắng loại trừ tác dụng của giá trị chính trị trong công trình của mình.
Chẳng hạn như Alvin Gouldner (1970a, 1970b), cho rằng xã hội học không giá trị là một điều không thể có được. Tất cả các khía cạnh trong đời sông xã hội -từ việc ra quyết định quốc gia cho đến các môi quan hệ thường nhật giữa nam nữ - chắc chắn đều có hàm ý chính trị. Điều này thật dễ hiểu bởi lẽ tất cả đời sông xã hội đều chứa đựng khuôn khổ quyền lực và bất kỳ sự xếp đặt xã hội nào cũng có khả năng mang lợi đến cho người này nhiều hơn người khác. Vì thế, Gouldner vẫn tiếp tục và không có cách nào loại trừ chính trị ra khỏi phân tích xã hội; tất cả các cuộc nghiên cứu đều được định hình bằng giá trị chính trị và có hậu quả chính trị. Nhưng ông kết luận rằng các nhà xã hội học nên tiến hành chọn lựa vân đề vì họ quyết định nên ủng hộ giá trị nào. Mặc dù quan điểm này không hạn chế đôi với các nhà xã hội học thuộc một định hướng chính trị bất kỳ, đặc biệt vững chắc trong scí những người
chịu ảnh hưởng quan điểm của Karl Marx. Như đã nêu trong Chương 1, Marx khẳng định trong khi tìm hiểu thế giới là điều quan trọng, thì nhiệm vụ quyết định là phải thay đổi nó (1972: 1 09; nguyên tác 1845).
Suy xét chính trị thuộc loại này cho thấy nghiên cứu không có sức mạnh ảnh hưởng đến đời sống con người với kết quả xấ"u hay tốt. Vì thế nhà nghiên cứu phải quan tâm đến việc họ tiến hành nghiên cứu cũng như ra kết luận ra sao. Hiệp hội xã hội học Mỹ - hiệp hội chuyên nghiệp quan trọng của các nhà xã hội học Bắc Mỹ - đã ấn hành một bộ hướng dẫn chính thức cách tiến hành nghiên cứu (1984). Như chúng ta đã biết, khả năng kỹ thuật và tính khách quan có tầm quan trọng rất lớn khi tiến hành nghiên cứu. Nhà xã hội học phải phân đâu bảo vệ quyền lợi, tính riêng tư, và an toàn của tất cả những người tham gia dự án nghiên cứu. Nhà xã hội học buộc phải kết thúc nghiên cứu - cho dù có kết quả hữu ích đến đâu đi nữa - nếu nghiên cứu có khả năng gây nguy hiểm cho người tham gia. Trong trường hợp thậm chí nguy hiểm tôi thiểu, nhà xã hội học phải đảm bảo thông báo trước cho người tham gia biết và chấp nhận rủi ro. Tất cả đôi tượng tham gia nghiên cứu đều được giâu kín tên tuổi, thậm chí khi nhà xã hội học chịu áp lực pháp lý phải cung cấp thông tin mật. Nhà xã hội học không phải sử dụng vai trò của mình trong tư cách nhà nghiên cứu để thu thập thông tin với mục đích khác ngoài nghiên cứu xã hội học. Công việc của nhà xã hội học có dụng ý chính đáng tăng thêm sự hiểu biết về xã hội, và không hỗ trợ mục đích chính trị hay tham vọng kinh doanh của bất kỳ ai. Nêu nhà xã hội học trực thuộc một cơ quan công hay tư bâ't kỳ, thì họ phải nói rõ thông tin này cho tâ't cả những người tham gia nghiên cứu biết và trong ân phẩm sau này, nói chung thông tin cho công chúng. Trước khi đồng ý làm việc cho một công ty tư hay công bâ't kỳ, nhà xã hội học phải tìm ra, nếu có, điều kiện áp đặt trong quá trình nghiên cứu. Tiền bạc hay các hình thức ủng hộ khác phải từ chối nếu nhận chúng sẽ tạo áp lực vi phạm tất cả nguyên tắc đạo đức chỉ đạo được nêu ở đây.
Nghiên cứu tiến hành trong các xã hội khác cũng tạo ra nhiều vân đề đạo đức đặc biệt. Loại điều tra được cho là đương nhiên trong xã hội này được xem là yêu tô câu thành tội vi phạm đời tư trong xã hội khác. Một sô nghiên cứu xã hội học cũng mang ý nghĩa các sự kiện chính trị ở nước ngoài, các nhà xã hội học không phải tham gia nghiên cứu làm tăng sự căng thẳng trong xã hội khác hay giữa các quôc gia.
Sau khi hoàn tất nghiên cứu của mình, nhà xã hội học nên báo cáo đầy đủ chứng cứ với sự mô tả chính xác nghiên cứu tiến hành ra sao. Họ nên làm cho dữ liệu của mình có khả năng sử dụng phổ biến, sao cho người khác có cơ hội tái tạo nghiên cứu. Nhất là nếu nghiên cứu ảnh hưởng đến chính sách công, thì nhà xã hội học nên biểu lộ rõ ràng môi quan hệ tổ chức của họ và nguồn tài trợ, cố gắng cung cấp tất cả những giải thích có thể về dữ liệu của họ, và chỉ rõ các giới hạn trong kết luận của họ (Hiệp hội xã hội học Mỹ, 1984).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u XÃ HỘI HỌC
Bôn phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu xã hội học. Phương pháp nghiên cứu là chiến lược thực hiện nghiên cứu trong m ột cách có hệ thống - có thể so sánh với thiết kế áp dụng trong việc xây dựng hay mẫu sử dụng trong thêu may. Bôn phương pháp thảo luận ở đây đều là sự diễn đạt theo tính hợp lý của khoa học. T hế nhưng, họ khác nhau trong nhiều cách cụ thể trong đó tiến hành quan sát và trong loại câu hỏi giúp chúng ta tìm lời đáp. Không phải phương pháp này lúc nào cũng tốt hay kém hơn phương pháp kia, mỗi phương pháp đều có ưu và khuyết điểm đặc biệt thích hợp với một số loại nghiên cứu.
^ Thử nghiệm
Tính thuận lí trong khoa học được diễn đạt rõ ràng trong thử nghiệm - phương pháp tìm
55
cách định rõ mối quan hệ nhân quả giữa các biến số. Nghiên cứu thử nghiệm nói cách khác là sự giải thích về đặc điểm, cố chứng minh yếu tô" nào trong thế giới xã hội là nguyên nhân thay đổi xuất hiện trong các yếu tô" khác. Thử nghiệm thông thường dựa trên trắc nghiệm giả thuyêt cụ thể - một phát biểu lý thuyết về mối quan hệ giữa bất kỳ một thực tế hay một biến sô nào. Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là phải tìm cho hiểu liệu giả thuyết có được chứng cứ thực nghiệm ủng hộ hay không. Vì thế thử nghiệm bao gồm ba bước: (1) đánh giá biến sô* phụ thuộc, (2) biến sô"phụ thuộc được phơi bày trước tác động của biến số độc lập, và (3) biến số phụ thuộc được đánh giá lần nữa để tìm hiểu
thay đổi nào (nếu có) đã và đang diễn ra. Tiến hành thử nghiệm cần phải kiểm soát cẩn thận mọi yếu tố có một số tác động đôi với những gì đang được đánh giá. Điều này trong phòng thí nghiệm dễ tiến hành hơn ngoài thực địa vì xây dựng đặc biệt một bô' cục nhân tạo cho mục đích này. Nhưng thử nghiệm thực địa có Ưu điểm cho phép nhà nghiên cứu quan sát đôi tượng trong bối cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, thử nghiệm thực địa nghiên cứu tác độns của
56
Thiên tai chẳng hạn như
động đất phá hủy một phần
thành phố Mexico năm 1985,
tạo cơ hội cho nghiên cứu
thực địa, vốn không thể tạo
ra trong phòng thí nghiệm.
nhiều yếu tố (chẳng hạn như thiên tai) vôn không bao giờ tạo ra được trong phòng thí nghiệm (Erikson, 1976). Mặt khác, hầu hết thử nghiệm thực địa đều khó tái tạo do các điều kiện tương tự không bao giờ xảy ra lần nữa. Để đôi chiêu, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm tương đôi dễ tái tạo.
Trên thực địa hay trong phòng thí nghiệm, luôn có nguy cơ khi đối tượng thay đổi hành vi nếu họ nhận thức mình đang là một bộ phận tham gia dự án nghiên cứu. Vào cuối thập niên 1930, Công ty điện lực miền Tây nhờ một nhóm nghiên cứu nhận dạng các yếu tô" ảnh hưởng đến năng suất công nhân ở xưởng Hawthorne gần Chicago (Roethlisberger & Dickson, 1939). Các nhà nghiên cứu tiến hành một loạt thử nghiệm, trong một trường hợp việc trắc nghiệm giả thuyết tăng ánh sáng sẽ tăng năng suất. Đầu tiên họ đánh giá năng simt của công nhân (biến sô' phụ thuộc), kế đến họ tăng ánh sáne (biến số độc lập), và sau cùng họ đánh giá năng suất công nhân thêm lần nữa. Như dự đoán, năng suất tăng, nhưng sau đó ánh sáng giảm, thật ngạc nhiên năng suất tăng lại. Lúc đó các nhà nghiên cứu đối mặt với chứng cứ khôna
ủng hộ cho giả thuyết ban đầu, nếu ánh sáng không phải là nguyên nhân tăng năng suât vậy thì yếu tố nào?
Đồng thời, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng việc hiểu biết hoàn toàn hành động đang được các nhà nghiên cứu tiến hành là nguyên nhân khiến cho công nhân tăng năng suất. Điều này khiên các nhà xã hội học phải sử dụng thuật ngữ hiệu ứng Hawthorne để biểu thị sự bóp
méo trong nghiên cứu do nhận thức của đối tượng đang là tiêu điểm nghiên cứu tạo ra.
Phòng th í nghiệp đ ể th ủ nghiệm : Nhà tù ở hạt Stanford
Các nhà khoa học xã hội đôi lúc thiết kế thí nghiệm trong các “phòng thí nghiệm ” xây dựng giả tạo giông những nơi không có sẩn cho việc nghiên cứu. Hệ thống trại giam từ lâu trở thành đề tài quan tâm của nhiều nhà xã hội học nhưng cơ hội tiến hành nghiên cứu trong nhà tù rất hạn chế. Thế nhưng Philip Zimbardo tìm cách nghiên cứu vấn đề bạo lực trong trại giam và đánh giá các mẫu rập khuôn phổ biến về nguyên nhân của nó: tù nhân trong tư cách tội phạm, bị tông giam vì họ có hành vi phản xã hội, trong khi cai ngục là loại người thích bắt nạt người khác và luôn khiến cho tù nhân phải vờ mộng.
Zimbardo ngờ rằng những lý giải theo lẽ phải thông thường như thế là sai lầm. Ông cho rằng, nếu đặt trong bối cảnh trại giam, ngay cả người khỏe mạnh nhất và xúc cảm ổn định nhất cũng dễ có hành vi bạo lực. Zimbardo đưa ra cách giải thích thay thế dưới dạng giả thuyết sau: Điều kiện của chính trại giam - không phải là nhân cách của những người liên quan - là
nguyên nhân chính gây ra bạo lực trong trại giam. Vì thê chính trại siam được xem là một biên sô độc lập có khả năng tạo ra những thay
đổi ở biên sô phụ thuộc, bạo lực ở con người. Để trắc nghiệm giả thuyết này, nhóm nghiên cứu của Zimbardo nghĩ ra một thí nghiệm hâ'p dẫn (Zimbardo, 1972; Haney, Banks, & Zimbardo, 1973). Họ đăne quảng cáo trên tờ báo địa phương ở Palo Alto, California, đề nghị
thù lao cho thanh niên tham gia dự án nghiên cứu hai tuần, mỗi ngày 15$. 70 thanh niên đồng ý, tất cả toàn là sinh viên địa phương có gia đình đang sông ở Mỹ và Canada. Mỗi sinh viên được phát các bài trắc nghiệm thể chât và tâm lý. Nhà nghiên cứu chọn 24 người tốt nhât về thể chât lẫn tinh thần. Kế đên số này được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, một nửa là “tù n hân” còn nửa kia là “cai ngục”. Cai ngục và tù nhân phải sông trong “trại giam hạt Stanford” trong hai tuần, xây dựng phỏng theo trại giam thật, trên nền tòa nhà tâm lý trong khuôn viên đại học Stanford.
“Tù nhân” không được chuẩn bị cho những gì xảy ra sau đó: một cuộc bắt giữ bât ngờ của cảnh sát Palo Alto ngay nhà họ. Họ bị lục soát, còng tay và đưa đến đồn cảnh sát địa phương, nơi đây người ta lấy vân tay họ. Sau đó họ được đưa vào “trại giam ” trong trường Stanford, ở đó mỗi tù nhân gặp phần sô bạn bè còn lại cũng như những người được phân công làm cai ngục. “Cai ngục” được cảnh báo về nguy cơ tiềm năng trong khi làm việc trong trại giam, và được yêu cầu phải bảo đảm an ninh trong trại 24/24. Zimbardo cùna đồng nghiệp ngồi sau camera video để theo dõi diễn tiến sự việc.
Điều diễn ra thực sự là không có ai bàn cải. Trong một thời gian rất ngắn, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tham gia đóng vai của mình rất nghiêm túc. Cả “cai ngục” lẫn “tù n h â n ” đều diễn giông hệt ngoài đời đến mức họ nhanh chóng quên đi tất cả những gì họ học được qua cuộc sống về lễ nghi phép tắc cơ bản của con người. Cai ngục càng lúc càng tỏ thái độ thù địch với tù nhân, thóa mạ họ, buộc họ phải tham gia các công việc làm bẽ mặt chẳng hạn dùng tay, không mang găng, lau chùi nhà vệ sinh và thậm chí lạm dụng họ về thê xác. v ề phần mình, tù nhân càng lúc càng quan tâm đến mình hơn và có thái độ thù địch VỚI nhau. Trona bốn nsày đầu tiên, 5 tù nhân phải tách khỏi nshiên cứu "vì mức độ trầm cảm xúc cảm cực độ, than khóc, giận dữ và cực kỳ lo â u ” (1973:81).Trước khi tuần đầu tiên kết thúc, các nhà nghiên cứu phải hủy thí nghiệm
57
vì thái độ thù địch giữa hai nhóm trở nên gay gắt hơn. Zimbardo giải thích (1972:4): “Khía cạnh bệnh hoạn, đê tiện nhất, xấu xa nhất trong bản chất con người xuất hiện. Chúng tôi kinh hoảng vì chứng kiến cảnh một số cậu bé (trong vai cai ngục) đối xử với người khác như thể họ là động vật đáng khinh, thích thú trước sự độc ác, trong khi các cậu bé khác (trong vai tù nhân) trở thành những người máy nô lệ, mất hết nhân tính chỉ nghĩ đến việc trốn thoát, nghĩ đến sự tồn tại của chính cá nhân mình và tăng thêm lòng căm thù đối với cai ngục”.
Kêt quả thí nghiệm này có vẻ ủng hộ giả thuyết của Zimbardo rằng nguyên nhân bạo lực trong trại giam xuất phát từ đặc điểm xã hội của chính các trại giam, chứ không phải là nhân cách của cai ngục hay tù nhân, như lẽ phải thông thường thường nghĩ. Các nhà nghiên cứu kiểm soát thật hiệu quả biên sô này bằng cách chọn lọc cẩn thận từ trước chỉ toàn là thanh niên có sức khỏe tâm lý tốt.
Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa theo nghĩa ngụ ý chính trị và đạo đức. Chứng cứ của Zimbardo phát sinh nhiều nghi vân về cách chúng ta như một xã hội đang điều khiển trại giam, và đề xuât nhu cầu cải cách cấp bách hệ thống trại giam nhằm kiềm chế loại bạo lực mà các nhà nghiên cứu đã chứng kiến. Nghiên cứu của Zimbardo cũng cho biết nguy cơ những người tham gia nghiên cứu có thể đặt trong tình huống rất căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chât và tinh thần. Những nguy cơ như thế không thể dự đoán trước (Zimbardo hình như không ngờ nghiên cứu của ông lại phơi bày thực trạng này) hay hình như trong trường hợp này có vẻ dễ thây trực tiêp. Các nhà nghiên cứu có trách nhiệm phải suy xét cẩn thận khả năng gây nguy hại cho đôi tượng ở mọi giai đoạn nghiên cứu và kết thúc nghiên cứu, như Zimbardo đã tiến hành có trách nhiệm, nếu đô'i tượng bị đe dọa về tâm lý hay thể xác.
Nghiên cứu khảo sát
K hảo sát là phương pháp nghiên cứu xã hội học trong đó cá nhân cung cấp câu trả lời đối 58
với một loạt các mục hay câu hỏi, được áp dụng phổ biến nhất của tất cả phương pháp nghiên cứu trong xã hội học (wells & Picou, 1981). Khảo sát đặc biệt hữu dụng khi chúng ta đang tìm lời đáp cho các câu hỏi cụ thể, nhất là lúc chúng ta muốn biết những gì không thể quan sát trực tiếp, chẳng hạn như sở thích chính trị và đức tin tôn giáo của cá nhân, hay đời sông riêng tư của các đôi vợ chồng mới cưới. Vì khảo sát thường bao gồm nhiều biến sô" khác nhau - như thí nghiệm - đều thích hợp trong việc tiến hành nghiên cứu
giải thích trong đó chúng ta cố gắng định rõ môi quan hệ giữa một vài biến số theo nghĩa tương quan hay nhân quả. Khảo sát cũng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu mô tả trong đó nhà xã hội học đơn thuần ccí gắng mô tả các mẫu xã hội biểu thị đặc điểm một sô" địa điểm địa lý (chẳng hạn như một người hàng xóm người dân tộc) hay một sô" loại người (chẳng hạn như người đánh bạc trong sòng bài).
Nghiên cứu “nhà tù giả" của Zimbardo chứng minh rằng thanh niên được hướng dẫn đảm nhận vai trò cai ngục và tù nhãn chẳng bao lâu thể hiện thái độ thù nghịch cực độ đối với nhau.
Dân sô' và mẫu
Trong nghiên cứu khảo sát, dân cư được định nghĩa như tất cả những người mà nhà nghiên cứu đang thu thập thông tin về họ. Chẳng hạn chúng ta muôn tìm hiểu số người hoàn tất đại học trong số cư dân sống trong một thành phố’ cụ thể. Trong trường hợp này, tất cả người trong thành phố đều tượng trứng cho dân cư khảo sát. Các tổ chức khảo sát quy mô lớn thường tìm kiếm thông tin như thế trên quy mô quốc gia. Ví dụ quen thuộc nhất là thăm dò ý kiến diễn ra trong chiến dịch vận động bầu cử. Trong loại khảo sát này, mỗi người lớn trong nước sẽ cấu thành dân cư. Tiếp xúc với một số lượng người khổng lồ như thế cần phải có nhiều thời gian và tiền bạc hơn hầu hết các nhà nghiên cứu có khả năng tiến hành. Để giải quyết vấn đề này, họ sử dụng m ẫu là một bộ phận đại diện toàn bộ cư dân trong nghiên cứu của mình. Tỷ lệ chính xác của cư dân được tượng trưng qua mẫu thường thay đổi. Các tổ chức thăm dò ý kiến chẳng hạn như tổ chức do George Gallup tiến hành đều có khả năng tượng trưng cho toàn bộ dân cư Mỹ với mẫu được chọn cẩn thận gồm khoảng 15000 người.
Tính logic trong lấy mẫu thực ra rất đơn giản, là một vấn đề gì đó chúng ta đang sử dụng, ít nhất ở dạng thô trong mọi thời điểm. Hãy hình dung việc đi bộ quanh tiệc chiêu đãi và nhận thấy 5, 6 người đang lách người đi đến nơi có trò tiêu khiển. Nếu bạn kết luận buổi tiệc đã thất bại thì bạn cũng nên suy luận về mọi người (“dân cư”) trên cơ sở chỉ quan sát một số người (“m ẫu ”). Nhưng làm sao chúng ta có thể biết nếu những người trong mẫu thực sự đại diện cho toàn bộ dân cư?
Tính đại diện của một mẫu phụ thuộc vào cách chọn sô" thành viên trong mẫu đó. Mẫu được lấy theo nhiều cách, nhưng kỹ thuật thông thường nhât là lấy mẫu ngẫu nhiên dựa trên quy luật toán xác sua"t. Người được chọn từ dân cư chung theo cách mỗi người đều có cùng cơ hội được chọn như nhau. Mẫu và ví dụ chọn ngẫu nhiên quen thuộc là hoạt động của cuộc xổ số, trong đó tên của một số ít người chiến
thắng được lấy ra khỏi thùng đựng tên của tất cả những người bỏ phiếu dự thưởng. Nêu môi phiếu không có cơ hội chọn lựa như nhau, thì chúng ta khó nghĩ đên việc rút thăm là công bằng. Nguyên tắc chung tương tự cũng áp dụng vào lấy mẫu ngẫu nhiên trong nghiên cứu xã hội học. Thế nhưng, các nhà xã hội học không nghĩ đến việc tạo ra một mẫu ngẫu nhiên bằng cách rút thăm đựng trong nón, máy vi tính sử dụng để chọn đôi tượng từ một dân cư theo cách ngẫu nhiên.
Lưu ý các nhà nghiên cứu đôi lúc phạm sai lầm khi nghĩ rằng tiếp xúc con người bừa bãi, nghĩa là bước lại gần những người đang đi trên phố - sẽ tạo ra một mẫu ngẫu nhiên. Thật không may, điều này không đúng như thê. Hãy hình dung đang đứng ở một góc phô, tay cầm bìa kẹp hồ sơ, tìm kiếm thông tin từ những người qua đường. Ngay cả khi bạn có thể nói chuyện với bất kỳ ai đó đang đi qua trước mặt, thì mẫu của bạn cũng không tượng trưng cho toàn bộ dân cư, bởi lẽ bạn ở trong thành phô bất cứ nơi đâu, một số loại người có khả năng khác với loại người bạn gặp trên phô" ấy. Ngoài ra, có lẽ bạn sẽ tìm thây một loại người dễ tiếp cận hơn loại người khác và sẽ có một sô" loại bạn nên chủ động tránh gặp. Muốn có mẫu thực sự ngẫu nhiên, mỗi thành viên trong cư dân phải có cơ hội bình đẳng khi được chọn.
Lấy mẫu định mức, trái lại không áp dụng luật xác suâ't. Thay vào đó, nhà nghiên cứu chọn mẫu đối tượng có mục đích gồm những người có đặc điểm nói chung điển hình cho một dân cư. Mau định mức lẽ ra sẽ có một tỷ lệ phần trăm như nhau, chẳng hạn nam và nữ, chủ sở hữu tòa nhà và cư dân trong căn hộ như toàn bộ dân cư. Nói chung, mẫu định mức không tượng trưng cho toàn bộ dân cư cũng như mẫu ngẫu nhiên bởi lẽ chỉ căn cứ vào một số lượng đặc điểm dân cư hạn chế trong khi việc chọn ngẫu nhiên tự động bao gồm tất cả mức độ biến đổi trong cư dân.
59
X Ã HỘ I TRONC ĐỜI SÔNG THƯỜNG N H ẬT Khảo sát chính trị quốc gia
Gần 90 triệu người ỡ Mỹ tham gia bầu cử tổng thông năm 1984. Người ta không phải hồi hộp chờ đợi kết quả vì trước khi bỏ lá phiếu đầu tiên, các cuộc thăm dò ý kiến đã dự đoán chiến thắng long trời lở đất của Ronald Reagan, ít lâu sau dự đoán này trở thành hiện thực.
Những cuộc thăm dò như thế, hiện nay trở thành một thông lệ trong hoạt động chính trị ở Mỹ, cung cấp chứng cứ vững chắc từ sự chính xác trong khảo sát. Trên cơ sở thông tin thu thập từ một vài người cho đến 15000 người, các nhà tổ chức thăm dò thường có khả năng dự đoán kết quả bầu cử với sai số 2% điểm. Bằng cách nào mà 2000 người lại có thể cho chúng ta biết được 90 triệu người khác có khả năng bỏ phiếu ra sao? Điểm mâu chốt trong dự đoán chính xác là chọn đại diện mẫu trong dân cư, ngày nay các nhà tổ chức thăm dò có kỹ thuật cải tiến rất cao khi tiến hành như thế.
Thăm dò ý kiến quốc gia thuộc loại này không phải lúc nào cũng chính xác như thế. Năm 1936, một cuộc thăm dò được Literary Digest tiến hành năm 1984 dự đoán rằng E. Ladon của đảng Cộng hòa sẽ đánh bại Franklin Delano Roosevelt với sự chênh lệch rât đáng kể. Khi cuộc bỏ phiếu đang tiến hành, Alf Landon thực sự đã thất bại bằng sô" phiếu chênh lệch giông như Walter Mondale tha t bại trước Ronald Reagan trong năm 1984. Lý do
Thỉnh thoảng lấy mẫu định mức được kết hợp với chon ngẫu nhiên. Trong trường hợp này, dân cư được chia ihành nhiều nhóm (nghĩa là, nam, nữ, người gốc Tây Ban Nha, người da đen và người da trắng), và các mẫu ngẫu nhiên riêng biệt được lấy từ mỗi nhóm dân CƯ. Kỹ thuật này, gọi là lấy mẫu phân tầng, tăng thêm sự
60
tạo ra kết quả không chính xác gây lúng túng này được tờ Literary’ Digest công bô là mẫu của tạp chí đơn thuần không tượng trưng cho dân cưbỏ phiếu. Tạp chí Digest gửi phiêu khảo sát qua đường bưu điện đên khoảng 10 triệu người (nhiều hơn số người tham gia thăm dò ý kiến ngày nay), sử dụng tên có được từ danh bạ điện thoại và biển đăng ký ô tô. Như thê, họ vâp phải hai vấn đề chính: Thứ nhất, tỷ lệ điền phiếu thấp: chỉ 20% số người gửi phiêu trả lời. Thậm chí quan trọng hơn, mẫu bị thành kiến thông trị rất nhiều. Suy cho cùng, năm 1936 là giai đoạn suy thoái kinh tế trầm trọng, những ai có điện thoại hay ô tô là người khá giả hơn người Mỹ trung bình, vì th ế có khả năng bỏ phiếu cho ứng viên thuộc đảng Cộng hòa nhiều hơn.
Trong khi Literary Digest dự đoán không chính xác không làm nguy hại gì đến tiếng tăm của tạp chí (ít lâu sau giải thể), thì cuộc thăm dò ý kiến khác đưa ra dự đoán chính xác thắng lợi thuộc về Roosevelt của đảng Dân chủ. Cuộc khảo sát do Geroge Gallip (1902-1984) tiến hành, ông chỉ vừa bắt đầu sự nghiệp của mình và tiếp tục trở thành nhà nghiên cứu khảo sát quốc gia nổi tiếng nhất ở Mỹ.
NGUÓN: Thông tin vé Gallup và cuộc thăm dò ý kiến của tạp chí Literary Digest trích từ Earl Babbie. The Practice of Social Research (Belmont. CA: Wadsworth. 1983), trang 141-143.
chắc chắc mà mỗi nhóm dân cư sẽ được bao gồm trong mẫu với cùng tỷ lệ như nhau nói chung xuất hiện trong cư dân.
Lợi thế chính của việc áp dụng kỹ thuật lấy mẫu bất kỳ chứ không phải tiếp xúc với toàn bộ dân cư tiết kiệm rất nhiều thời 2Ían. công sức. Nếu mẫu được chọn cẩn thận, chúno
ta cứ nghĩ rằng kết quả thu được sẽ đại diện cho toàn bộ dân cư.
Bảng câu hỏi và phỏng vấn
Việc chọn đôi tượng tiếp xúc chỉ là bước đầu tiên trong việc tiến hành khảo sát. Cách cụ thể để đặt câu hỏi và ghi câu trả lời cũng cần thiêt. Hai kỹ thuật thường sử dụng là bảng câu hỏi và phỏng vấn.
B ảng câu hỏi là một loạt câu hỏi hay điều mục yêu cầu đối tượng trả lời. Trong hầu hết các trường hợp, các câu trả lời có thể cho mỗi điều mục được đưa ra làm sao cho câu trả lời chỉ bao gồm việc chọn lọc câu trả lời tốt nhất (hình thức giống như câu hỏi kiểm tra có nhiều câu trả lời tùy chọn). Phân tích kết quả rất dễ bởi lẽ câu trả lời có thể đều do nhà nghiên cứu giới hạn. Bảng câu hỏi cung câp một loạt các câu trả lời như thế đốì với đôi tượng có một hình thức kết thúc kín.
T hế nhưng, trong một sô* trường hợp, nhà nghiên cứu muôn để cho đối tượng cứ trả lời theo cách hoàn toàn tự do. Trong hình thức kết thúc mở đôi tượng có khả năng trình bày câu trả lời của mình theo cách họ muôn, thu hút những ý kiên tinh tê, nhạy cảm. DI nhiên, sau này nhà nghiên cứu phải tìm ra ý nghĩa từ những câu trả lời gây bôi rối.
Làm cách nào để đưa câu hỏi cho đối tượng là quyết định quan trọng trong mỗi nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi. Thường xuyên nhất, bảng câu hỏi được gởi bằng bưu điện đến người trả lời, họ được yêu cầu điền vào mẫu sau đó gửi trả lại nhà nghiên cứu, thường bằng đường bưu điện. Kỹ thuật này gọi là khảo sát tự quản. Khi đôi tượng trả lời những câu hỏi như thế, dĩ nhiên nhà nghiên cứu không có mặt, vì thế bảng câu hỏi phải được chuẩn bị theo cách hấp dẫn, hướng dẫn rõ ràng và câu hỏi dễ trả lời. Trong các khảo sát tự quản, điều đặc biệt quan trọng là phải kiểm tra trước bảng câu hỏi bằng một nhóm ít người trước khi gửi đến tất cả đối tượng trong nghiên cứu. Đầu tư thời gian, tiền bạc không nhiều nhưng giúp tránh được chi phí tốn kém khi phát hiện lời hướng dẫn và câu hỏi không rõ đôi với người trả lời thì đã quá muộn.
Gửi qua đường bưu điện có thuận lợi mang đến cho nhiều người trên một diện tích địa lý rộng lớn với phí tổn tương đối rẻ đôi với nhà nghiên cứu. Nhưng khuyết điểm là tỷ lệ thư trả lời quá thấp. Tính trung bình, chưa đến một nửa sô" người nhận bảng câu hỏi nghiên cứu xã hội học trả lời và gửi trả lại. Thậm chí tỷ lệ trả lời 50% rất có khả năng phải gửi tiếp nhiều thư để động viên, vỗ về đối tượng còn do dự gửi trả bảng câu hỏi. Dĩ nhiên, chỉ những đôi tượng
Khảo sát tự quản có thể ơo chính đôi tượng hoàn tất giúp các nhà nghiên cứu có khả năng thu thập thông tin từ nhiều người không phải đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc. Phỏng vấn thực địa có ưu điêm là giúp nhà nghiên cứu thảo luận một vấn đề sâu sắc với đôi tượng, nhưng cũng tốn khá nhiều thời gian và chi phi.
61
có khả năng hoàn tất bảng câu hỏi mới được tính trong nghiên cứu tự quản. Trẻ em không thể trả lời cũng như số bệnh nhân đang nằm nội trú. Ngoài ra, dự đoán rằng có lẽ 1/3 số người Mỹ trưởng thành vẫn còn quá vâ't vả trong khi đọc và điền vào bảng câu hỏi (Kozol, 1985a).
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phỏng vân (đôi lúc gọi là khảo sát-phỏng vấn) là bảng câu hỏi do nhà nghiên cứu đích thân tiến hành đối với đối tượng. Phỏng vân đặc biệt hữu ích nếu các điều mục có hình thức kết thúc mở, bởi lẽ nhà nghiên cứu có thể hỏi các câu hỏi tiếp theo sau, cả việc thăm dò sâu sắc hơn và làm rõ các câu trả lời của đối tượng. Nhà nghiên cứu phải chắc chắn không ảnh hưởng đến câu trả lời của đối tượng, đôi lúc ngay cả cái nhướng mày khi một người bắt đầu trả lời câu hỏi cũng đủ để thay đổi câu trả lờiế Ưu điểm của phỏng vân là một đối tượng có khả năng hoàn tất một bảng câu hỏi nhiều hơn nếu do đích thân nhà nghiên cứu tiếp xúc. Một khuyết điểm việc sàng lọc và phỏng vấn cá nhân mất rất nhiều thời gian và tốn kém, nhất là tất cả các đối tượng không sống trong cùng khu vực.
Liệu bảng câu hỏi có được tiến hành riêng hay không, thì cách diễn đạt câu hỏi cũng có ảnh hưởng râ't lớn đối với câu trả lời. Từ ngữ thường có tác động cảm xúc chắc chắn ảnh hưởng đến câu trả lời của đối tượng. Chẳng hạn, một ai đó đồng ý với lời phát biểu “Tôi đồng ý cho con tôi được học ở những người tiêu biểu cho sự bất đồng chính k iến ” có thể nhận được câu trả lời rất tiêu cực đối với cùng câu ấy nhưng đã đổi thành “tôi đồng ý cho con tôi được một người cộng sản dạy d ỗ ”. Tương tự, “phụ nữ nhận được sự giúp đỡ công” trung dung hơn nhóm từ “bà mẹ phúc lợi”. Đôi lúc cách diễn đạt câu hỏi thường gợi cho người khác nên suy nghĩ vân đề gì, vì thế khuyến khích họ nên trả lời khẳng định đối với câu “Bạn có đồng ý lực lượng cảnh sát đang làm một việc tốt hay không?” hơn là câu “Bạn có nghĩ lực lượng cảnh sát đang làm một việc tốt hay không?” - bởi lẽ nhóm từ “bạn có đồng ý ” thường khiến cho người khác trả lời tán thành câu hỏi. Cách diễn đạt trung dung hơn của câu này nên là “Bạn đánh giá công việc cảnh sát đang làm như thế nào?”
62
Tóm lại, các nhà nghiên cứu nên cố tránh bât kỳ ngôn ngữ nào đưa ra thành kiến hay đề nghị trả lời “đúng”.
Các nhà nghiên cứu cũng nên tránh những câu thực sự bao gồm hai câu hỏi trong một, ví dụ “Bạn có nghĩ chính phủ nên chi tiêu quốc phòng ít hơn và chi nhiều hơn cho các chương trình xã hội trong nước hay không?” DI nhiên vân đề ở đây là đôi tượng rất tán thành chỉ một phần trong câu, đến nỗi việc phát biểu có hay không sẽ làm méo mó quan điểm thực sự mà nhà nghiên cứu đang tìm kiếm.
ứng dụng khảo sát: M ột nghiên cứu về các đôi vợ chồng Mỹ
Các đôi vỢ chồng là đơn vị xã hội cơ bản trong hầu hết các xã hội trên thế giới. Năm 1975, hai nhà xã hội học Mỹ, Philip Blumstein và Pep per Schwartz, tiến hành nghiên cứu qui mô, phức tạp về các đôi vỢ chồng ở Mỹ: họ ra quyết định như thế nào, tình dục đóng vai trò quan ưọng ra sao trong đời sống, các yếu tố chẳng hạn như
việc làm và tiền bạc định hình mối quan hệ của họ ra sao. Nghiên cứu này đạt đỉnh điểm qua ấn phẩm Amercian Couples ( 1983), quyển sách cung cấp nhiều hiểu biết sâu sắc về các môi quan hệ mật thiết của con người.
Blumstein và Schwartz hoạt động hóa khái niệm cặp vợ chồng có nghĩa là hai cá nhân cùng (1) chung sông và (2) có quan hệ tình dục ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định trong khi chung sông. Nhận thức rằng nghiên cứu xã hội học trước đây chủ yếu nghiên cứu các đôi vợ chồng đã kết hôn, họ mở rộng bao gồm những đôi tình dục khác giới cũng như các đôi tilth dục đồng giới nam nữ.
Blumstein và Schwartz đối mặt trước một việc làm khổng lồ trong việc thu thập thông tin về chủ đề liên quan đến hàng triệu người Mỹ - nhất là vì một số thông tin liên quan đến đời sống cá nhân thông thường chẳng hạn như quan hệ tình dục. Nghiên cứu của họ là minh họa nổi bật nên sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn ra sao để tạo ra thông tin về một vấn đề phức tạp.
Xây dựng m ẫu. Theo lý tưởng, các nhà nghiên cứu phải tìm cách lây mẫu ngẫu nhiên
từ danh sách liệt kê dân số đầy đủ của tất cả các cặp vợ chồng Mỹ. Không có sẵn danh sách nào như thế thậm chí đôi với những cặp đã kết hôn, nên Blumstein và Schwartz nhận thây nam nữ tình dục đồng giới hoàn toàn hay giấu giếm về mối quan hệ của mình, ngại phản ứng tiêu cực của công luận đối với sở thích tình dục này. Không có một danh sách đầy đủ về dân cư nghiên cứu, họ không thể nào có được một mẫu đại diện chính xác, nhưng vận dụng một số chiến lược để làm cho mẫu mang tính tượng trưng càng nhiều càng tốt.
Thứ nhât, Blumstein và Schwartz kiếm càng nhiều đối tượng càng tcít vì số đôi tượng trong mẫu càng lớn, thì càng đại diện cho dân cư nhiều hơn. Họ may mắn trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu phải nhờ đến sự giúp đỡ của giới truyền thông đại chúng. Lời báo tin về cuộc nghiên cứu của họ được đăng tải trong các bản tin toàn quốc, và họ nhiều lần xuất hiện trong các chương trình phỏng vấn của truyền hình. Họ hoan nghênh đôi tượng tình nguyện, ít lâu sau họ nhận tới tấp vô số lời đề nghị tham gia của các cặp vỢ chồng trong cả nước. Để đáp lại những yêu cầu như thế, họ phải gửi bảng câu hỏi cho họ kèm thư trả lời.
Thứ hai, Blumstein và Schwartz cô" gắng đảm bảo rằng trong nghiên cứu có sự tham gia của tất cả các nhóm người. Thậm chí một mẫu lớn cũng không mang tính đại diện nếu một sô nhóm có khả năng tình nguyện tham gia nhiều hơn nhóm người khác. Các cặp tình dục khác giới có lẽ có nhiều khả năng tình nguyện tham gia nhiều hơn các cặp tình dục đồng giđi. Blumstein và Schwartz tiếp xúc với các cộng đồng tình dục đồng giới ở Seatle (thành phố trong đó Blumstein và Schwartz đang sông và làm việc) và San Francisco (trong đó nhiều đôi tình dục đồng giới công khai sở thích của mình). Họ cũng yêu cầu những người tham gia ban đầu giới thiệu thêm người thường gọi là lấy mẫu tăng trưởng thường là nguyên nhân tăng nhanh số lượng người tham gia.
Thứ ba, để mở rộng phạm vi người tham gia hơn nữa, Blumstein và Schwartz xuất hiện trước nhiều hiệp hội dân sự (tổ chức của đảng Dân chủ và Cộng hòa, PTA, cơ quan phục vụ
như Rotary Club và Junior League, cùng nhiều giáo hội và hội nghị tôn giáo khác), bày tỏ nhu cầu cần người tham gia và dành bảng câu hỏi cho những ai tự nguyện.
Thứ tư cũng là điều sau cùng, các nhà nghiên cứu cô" gắng tham gia vào quan tâm chung của cộng đồng bằng cách tản bộ qua các nhà hàng xóm để kể cho họ nghe về nghiên cứu của mình và phát các tờ rơi ở nơi công cộng chẳng hạn như siêu thị và rạp chiếu bóng. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phân phát khoảng 22.000 bảng câu hỏi.
Trong khi mẫu của Blumstein và Schwartz chắc chắn mang tính đa dạng, quy mô, thì không có đảrn bảo nào rằng chiên lược lây mẫu tương đôi không chính thức của họ có thể tạo ra một mẫu đại diện chính xác cho toàn bộ dân cư các cặp vợ chồng Mỹ. Khi họ tiến hành, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề này, và cô nhận biết sự sai lệch hệ thông bất kỳ mà sự chiêu mộ người tham gia của họ có thể tạo ra. Các nhà nghiên cứu có trách nhiệm bao gồm phần đánh giá như một bộ phận trong báo cáo tổng kết của họ, và Blumstein cùng Schwartz đánh giá như sau:
[Mẫu] không đại diện cho tất cả các cặp vỢ chồng ở Mỹ, và sẽ sai lầm nếu chứng cứ của chúng tôi đem áp dụng cho tất cả các nhóm trong nước. Chẳng hạn, nhiều cặp vỢ chồng đến từ New York, San Francisco và Seatle. Quan trọng hơn, các cặp này chủ yếu là người da trắng và trình độ văn hóa không đồng đều. Chúng tôi có những cặp với lương cao, nghề nghiệp trọng vọng trong số các cặp vợ chồng tìm thây trong dân cư thông thường. Vì thế, chúng tôi phải ngập ngừng trong việc áp dụng chứng cứ của mình vào giai cấp công nhân hay người nghèo, hay người có học vân tiểu học (1983:548)
Lưu ý những yếu tô" hạn ch ế như th ế về bản chất không làm giảm giá trị của nhà nghiên cứu với điều kiện nhà nghiên cứu đánh giá cẩn thận và báo cáo mẫu của mình đại diện cho dân cư nào.
Sử dụng bảng câu hỏi. Vì có một số lớn người tham gia như thế, Blumstein và Schwartz
63
chọn bảng câu hỏi để thu thập thông tin. Vì họ có nhiều câu hỏi cụ thể dành cho đôi tượng, nên bảng câu hỏi thường dài - khoảng 38 trang - vì thế phải soạn thật kỹ và diễn đạt rõ ràng. Ngoài ra, họ sử dụng hình thức kêt thúc mở để
làm giảm bớt khâu biên soạn kêt quả. Từ khoảng 22.000 bảng câu hỏi mà Blumstein và Schwartz phân phát, họ nhận hơn 12.000 thư trả lời - chiếm tỷ lệ khoảng 55%, cao khác thường, nhất là khi bảng câu hỏi quá dài. Blumstein và Schwartz đưa ra một số lý do giải thích không đạt tỷ lệ cao hơn. Một sô' cặp không còn chung sông với nhau nữa vào lúc nhận được bảng câu hỏi. Đôi khi cả hai vợ hay không điền đúng theo yêu cầu. Thư nhắc gửi sau đó (có lẽ để làm tăng tỷ lệ trả lời) không thể thực hiện vì phải tuân thủ nguyên tắc chỉ đạo đạo đức bảo vệ đời tư của người tham gia, tâ’t cả những hồ sơ có ghi tên họ, địa chỉ đều phải hủy sao cho không còn thông tin nào về một người cụ thể.
Sử d ụ n g p h ỏ n g v â n ề B lu m ste in và Schwartz sử dụng phương pháp phỏng vân để tìm hiểu sâu hơn về đời sống của các cặp vợ chồng trong nghiên cứu của họ. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu muốn thu thập thông tin về lịch sử môi quan hệ của mỗi cặp vợ chồng, một chủ đề không thể tìm hiểu dễ dàng bằng bảng câu hỏi. Bởi lẽ thời gian cần thiết để xác định đối tượng và tiến hành phỏng vân , Blumstein và Schwartz cần sự giúp đỡ của một đội ngũ nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu này. Nói chung, các nhà nghiên cứu phỏng vấn 320 cặp trong thời gian từ 2,5 đến 4 giờ.
Vì các nhà nghiên cứu muôn đích thân phỏng vấn đối tượng hơn là sử dụng điện thoại, các cặp vợ chồng được chọn từ ba khu vực hạn chê, khu vực quanh Seattle, San Francisco và thành phô New York. Cũng như lúc sử dụng bảng câu hỏi, Blumstein và Schwartz quan tâm đến tính đại diện trong mẫu phỏng vấn và sử dụng hệ thông lấy mẫu phân tầng. Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều biến sô" như học vấn, thời gian quan hệ, và sở thích tình dục để hình thành nhiều loại cặp vợ chồng, sau đó chọn ngẫu nhiên một sô cặp ít hơn từ mỗi nhóm. Vì thế sau cùng các cặp được chọn để phỏng vấn
64
có khả năng giông với dân cư nghiên cứu hơn. Thành viên trong nhóm nghiên cứu đến nhà của từng cặp để đảm bảo mức độ thoải má 1 của người tham gia càng nhiều càng tô't và cũng chia sẻ với họ sự bất tiện không cần thiết, vợ, chồng phỏng vấn riêng cũng như chung, vì một người thường muôn đề cập vân đề mà người kia thường cô tránh. Vì thê hai nhà nghiên cứu tham gia trong mỗi cuộc phỏngvấn. Phỏng vân vỢ hay chồng từ việc nghe lén người kia cũng thường là vân đề trong các ngôi nhà nhỏ. như Blumstein và Schwartz báo cáo, “Một số cặp chỉ có một căn phòng thích hợp, vì thê một sô cuộc phỏng vân được tiên hành không có máy sưởi ấm, hoặc không có đèn flash, ở sân sau hay thậm chí trong phòng tắm. Chúng tôi phải gọi đây là những ph ỏ n g vân p h ò n g t ắ m ” (1983:20).
Những cuộc phỏng vân này góp phần hiểu biết sâu sắc và chi tiết lẽ ra không thể thực hiện được nếu Blumstein và Schwartz sử dụng bảng câu hỏi. Trong phần nghiên cứu này, Blumstein và Schwartz đều xử lý cẩn thận mọi thông tin thật tự tin. Trong khi cẩn thận không làm ảnh hưởng đến câu trả lời của những người tham gia, người phỏng vân khuyến khích thái độ cởi mở bằng cách không đánh giá mỗi chi tiết mà người tham gia tiết lộ. Sau cùng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng họ đã biết nhiều vấn đề mà mỗi người tham gia không hề tiết lộ cho bất kỳ người nào biết. Đây là một lý do để đảm bảo tính riêng tư của mỗi người phải hoàn toàn được bảo vệ và nội dung của mỗi cuộc phỏng vấn thậm chí cũng cho cho chồng, vợ biết.
Chứng cứ. Trong số các chứng cứ thú vị nhất của Blumstein và Schwartz là sự liên kết giữa tiền bạc và quyền lực. Bất chấp nhận xét chung cho rằng sức mạnh của tình yêu thường dẫn đến sự cân bằng quyền lực giữa vỢ chồng, họ phát hiện rằna vợ hay chồng có thu nhập cao hơn thườnơ có nhiều quyền lực trong mối quan hệ hơn. Cũr)2 thật lý thú, mẫu này không có trong số các cặp gồm nữ tình dục đồng giới. Vì phụ nữ Mỹ thườna không đánh giá giá trị cá nhân bằna thu nhập Blumstein và Schwartz lập luận, đàn bà thích đồno dục nữ trong các cặp thường không đánh giá I;
nhau trên những cơ sở như thế.
Chứng cứ lý thú khác liên quan đên khả năng có thể xảy ra quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, điều mà Blumstein và Schwartz mô tả bằng thuật ngữ trung dung “không phải chê độ một vợ một chồng”. Như bạn chứng kiến trong Bảng 2-1, trong tất cả các mối quan hệ vợ chồng khả năng không phải chế độ một vỢ một chồng tăng theo thời gian, nhưng khả năng này cũng thay đổi theo kiểu quan hệ. Các cặp đã kết hôn ít có khả năng nhất trong số tất cả những cặp không phải chế độ một vợ một chồng. Trong sô" những người tình dục khác giới sống chung, khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân cao hơn nhiều. Sự khác nhau nổi bật trong số những cặp tình dục đồng giới, (theo luật) không ai trong số họ kết hôn. Phụ nữ thích đồng dục nữ có tỷ lệ quan hệ tình dục ngoài hôn nhân thấp hơn những cặp tình dục khác giới sông chung một chút. Trái lại, đàn ông thích đồng dục nam được phát hiện có khả năng nhiều nhất trong tất cả các nhóm có quan hệ tình dục khác (mặc dù như đã nêu trong Chương 19, bệnh AIDS ít lâu sau thay đổi mẫu này). Những kết quả khác trong sự miêu tả môi quan hệ mật thiết trong thập niên 1980 của Blumstein và Schwartz được trình bày trong Chương 14.
C Ậ N CẢN H
^ỉ> Q uan sát người tham gia
Quan sát người tham gia là quan sát con người có hệ thống trong khi đang tham gia hoạt động của họ thường trong bôi cảnh tự nhiên. Phương pháp nghiên cứu này hữu ích đôi với
việc nghiên cứu đời sông xã hội hầu như có trong bôi cảnh bất kỳ, thay đổi từ việc đánh bài đến các cuộc hội thảo tôn giáo. Quan sát người tham gia cũng được các nhà nhân chủng học văn hóa sử dụng phổ biến để nghiên cứu các xã hội khác. Nhân chủng học văn hóa liên kết mật thiết với xã hội học, ngoại trừ trong khi các nhà xã hội học thường tập trung vào xã hội của riêng mình, thì các nhà nhân chủng học văn hóa áp dụng hệ thống quan sát người tham gia - mà họ gọi là công tác thực địa - đôi với các xã hội nhỏ, thô sơ về công nghệ. Trong cả hai môn học, các nhà nghiên cứu biên soạn mô tả các bôi cảnh xã hội khác nhau: các nhà nhân chủng học văn hóa mô tả văn hóa xa lạ trong dân tộc học, một nhà xã hội học nghiên cứu một nhóm người cụ thể hay một bôi cảnh cụ thể như điều tra mẫu.
Lời mách trong bảng giải thích
Một bảno cung câp nhiều thông tin với khoảng khôns gian nhỏ, vì thế hiểu bảng giải thích này sẽ làm tăng tính hiệu quả của việc đọc của bạn. Khi nhìn thây bảng, trước tiên bạn nên xem tên bảng đề cập thông tin gì. Tronơ Bảng 2-1 chẳna hạn, tên đặt trên cùng, cho biết báo cáo hoạt động tình dục của các cặp vợ chồng Mỹ. Trong nhiều trường hợp, tên bảng cũng cho biết tất cả các biến số sử dụng trong việc tổ chức dữ liệu. Ớ đây các mẫu tình dục mô tả dưới dạng ba biến số bổ sung: (1) loại quan hệ liên quan (các cặp đã kết hôn, các cặp tình dục đồng giới sông chung và các cặp tình dục khác
giới), (2) thời gian quan hệ (dưới 2 năm, 2-10 năm, hơn 10 năm), và (3) giới tính của người trả lời (nam hay nữ).
Ba biến số này hình thành ba bộ phận chính trong bảng, và sáu nhóm người tìm thây trong mỗi bộ phận. Đối với mỗi nhóm, tỷ lệ người báo cáo có hoạt động tình dục ngoài hôn nhân được trình bày, cùng với tỷ lệ báo cáo không có hoạt động như thế. Đối với mỗi nhóm. 2% được trình bày, lên đến 100%.
Hãy nhìn phần đầu tiên của bảng, chúng ta nhận thấy 13% phụ nữ đã kết hôn chưa đầy
65
hai năm báo cáo có hoạt động tình dục ngoài hôn nhân, trong khi 87% báo cáo không có hoạt động như thế. Đôi với phụ nữ kết hôn từ 2 - 10 năm, 22% báo cáo không theo chê độ một vợ một chồng, trong khi 78% báo cáo không có trường hợp như thế. Tỷ lệ tương tự ở phụ nữ kêt hôn hơn 10 năm. Thông tin có thể đôi chiêu được cung cấp đối với các nhóm khác.
Thông tin trong bảng này dẫn đến một sô" kết luận. Thứ nhât, chúng ta có thể nhận thây đối với mỗi loại quan hệ, cặp nào có thời gian sông chung lâu hơn, thì cặp ấy có khả năng không theo chế độ một vợ một chồng cao hơn. Thứ hai, đối với mỗi loại quan hệ, nam giới có khả năng nhiều nơn nữ không theo chế độ một
vợ một chồng. Thứ ba, khả năng không p h ả i chế độ một vợ một chồng thay đổi trong sô nhiều loại cặp vợ chồng khác nhau. Nói chung, các cặp đã kết hôn ít có khả năng không theo chế độ một vợ một chồng, các cặp tình dục khác giới sông chung có phần không theo chê độ một vợ một chồng nhiều hơn. Sau cùng, nên lưu ý mẫu trong sô" những người tình dục đồng giới khác nhau đáng kể ở giới tính. Trong sô các cặp, nam thích đồng dục nam có khả năng không theo chế độ một vợ một chồng nhiều nhất, tỷ lệ nữ thích đồng dục nữ không theo chê độ một vỢ một chồng cao hơn tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn và thấp hơn tỷ lệ phụ nữ tình dục khác giới sông chung một ít.
Bảng 2-1 HOẠT DỘNG TÌNH DỤC ở CÁC CẶP vợ CHỔNG MỸ, THEO LOẠI QUAN HỆ, THỜI GIAN QUAN HỆ VÀ GIỚI TÍNH CỦA NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN cứu
vợ chồng kết hôn Sinh hoạt tinh dục khác giới Sinh hoạt tình dục đổng giới
Số
Báo cáo hoạt động tình dục
ngoài quan hệ
Nữ Nam Sô'
Báo cáo hoạt động tình dục
ngoài quan hệ
Nữ Nam Số
Báo cáo hoạt động tinh dục ngoài quan hệ
Nữ Nam
năm
Có Không Có Không CÓ Không Có Không Có Không Có Không
chung sống < 2
2-10 > 10
13% 22
22
87% 78
78
15% 23
30
85% 77
70
năm
chung sống < 2
2-10 > 10*
20°/ở 42
* *
80% 58
21% 47
79% 53
năm
chung
sống
< 2 15% 38
43
85% 62
57
66% 89
94
34% 11
6
* Cấc cặp vợ chồng sống chung với nhau hơn 10 năm thật hiếm.
** Không có số liệu
NGUỒN: Phỏng theo Philip Blumstein và Pepper Schwartz, American Couples (New York: William Morrow, 1983), trang 276. © của Philip Blumstein và Pepper w. Schwartz. Được sự đồng ý của William Morrow & Công ty.
Các nhà xã hội học rất có khả năng chọn phương pháp quan sát người tham gia khi họ chỉ hiểu biết mơ hồ về đời sống xã hội mà họ đang nghiên cứu, vì thế công trình nghiên cứu loại này được gọi là giải thích và mô tả. Họ thường bắt đầu bằng một ít, nếu có, giả thuyết trắc nghiệm, trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thậm chí không biết phần mở đầu các câu hỏi quan trọng phải như thế nào. So sánh với thử nghiệm và nghiên cứu khảo sát, khi ây, quan sát người tham gia có các quy tắc
6 6
nhanh-và-kiên quyết ít hơn. K ế hoạch nghiên cứu ban đầu phải đủ linh động để thích nghi với tình huống bất ngờ. Ớ phần mở đầu, nhà nghiên cứu đơn thuần tìm cách thâm nhập vào những gì có thể là một bối cảnh xã hội xa lạ. Đồng thời, quan sát của nhà nghiên cứu làm phát sinh nhiều câu hỏi cụ thể, đ ư ợ c trả lời theo hệ thông sao cho dần dần hiện ra sự mô tả cho tiết về cách sông.
Theo như tên gọi, quan sát người tham 2Ía có hai mặt. Một mặt, biết được cái nhìn của "neười
trong cuộc” tùy vào việc trở thành người tham gia trong bối cảnh - “lang thang ” với những người khác, cô" gắng hành động, suy nghĩ và thậm chí có cảm giác giống như họ. Trái với các phương pháp nghiên cứu khác, quan sát người tham gia đòi hỏi nhà nghiên cứu phải hòa nhập vào bối cảnh xã hội, không phải trong một hai tuần mà thường phải mất nhiều năm. Mặt khác, trong khoảng thời gian ấy, nhà nghiên cứu phải phân đấu giữ vững vai trò “quan sát viên” - một người đứng phía sau hành động - áp dụng quan điểm xã hội học vào các mẫu hành vi mà người khác cho là đương nhiên. Nhà nghiên cứu phải duy trì việc ghi chép hàng ngày, cẩn thận, gọi là ghi chép thực địa thật chính xác tiến độ nghiên cứu. Kết hợp vào báo cáo tổng kết nghiên cứu, những ghi chép này cho phép người khác hiểu được không những kết luận của nhà nghiên cứu mà còn cho biết họ có được bằng cách nào. Như bạn chứng kiến, hai vai trò một nhà nghiên cứu cần có - tham gia “người trong cuộc” và “quan sát viên “người ngoài cuộc” - không phải lúc nào cũng d ễ k ế t h ợ p .
Hiển nhiên, kết quả nghiên cứu quan sát viên-người tham gia tùy vào nhiều cách giải thích cá nhân của nhà nghiên cứu hơn là kết quả thu được qua các phương pháp nghiên cứu khác. Quan sát người tham gia vì thế là loại hình nghiên cứu chất lượng, nghĩa là nghiên
cứu phụ thuộc nhiều vào ấn tượng chủ quan. Trái lại, khảo sát là minh họa của nghiên cứu sô" lưựng, nhấn mạnh phân tích dữ liệu s ố học. Bởi lẽ ấn tượng cá nhân đóng vai trò trọng tâm như thế trong quan sát người tham gia, phương pháp này bị chỉ trích là thiếu tính chính xác khoa học. Nhưng tiếp cận cá nhân của nó cũng là một Ưu điểm trong khi nhóm các nhà xã hội học rất dễ thâ'y cố gắng tiến hành khảo sát chính thức có thể làm phá vỡ bôi cảnh xã hội, một quan sát viên-người tham gia nhạy cảm thường thu được hiểu biết đáng kể về hành vi tự nhiên của con người.
M ột cuộc nghiên cứu: Xã hội góc phô Nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp quan sát người tham gia ngày nay xem là kinh điển xã hội học được William Foote Whyte tiến
hành vào cuối thập niên 1930. Trong tư cách một sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard, Whyte bị đời sông đường phô sống động của vùng lân cận, đúng ra là vùng tồi tàn ở Boston, thu hút. Ông quyết định tiên hành nghiên cứu vùng lân cận này, ông sử dụng bút danh “Cornerville” để bảo vệ tính riêng tư của cư dân trong vùng.
Cornerville là quê hương của di dân Ý thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai. Nhiều người nghèo khổ và trong một sô cách khác hoàn toàn khác hẳn với những người láng giềng thượng và trung lưu mà Whyte đã sống chung trong nhiều năm. Đôi với nhiều người ở Boston, Cornerville là nơi nên tránh: một khu ổ chuột nghèo khổ, mât an ninh là hang ổ của các tên cướp. Nhưng Whyte không muôn chấp nhận những gì mà nhiều người “b iết” về Cornerville. Tính hiêu kỳ của ông giúp ông phát hiện chính xác loại đời sông thực sự đang diễn ra bên trong cộng đồng. Whyte muốn nhìn thấy tận mắt người dân Cornerville sinh sông ra sao, họ sắp xếp đời sống thường nhật của mình như thế nào, và thê giới có nghĩa gì đối với họ.
Trong 4 năm ông đúc kết công việc để cho ra mắt ấn phẩm có tiếng vang Street Comer Society (1981; nguyên tác 1943); Whyte phát hiện nhiều mẫu rập khuôn theo Cornerville. Ví dụ đây là “khu ổ chuột” lộn xộn, là một sai lầm chết người, ít nhât từ quan điểm của cư dân trong vùng, ông phát hiện rằng cộng đồng được tổ chức khá chặt chẽ, với luật lệ có giá trị riêng, cấu trúc xã hội phức tạp và loại mâu thuẫn xã hội đặc thù.
Kinh nghiệm của Whyte ở Cornerville chứng minh một số lợi thế của phương pháp quan sát người tham gia cũng như một vài hạn chế. Whyte có thể mang theo bìa kẹp hồ sơ và bảng câu hỏi phát cho từng người trong trung tâm cộng đồng Cornerville và yêu cầu cư dân địa phương kể cho ông nghe về cuộc sông của họ. Hoặc ông có thể mời thành viên trong cộng đồng đến văn phòng của ông ở Đại học Havard để phỏng vấn. Trong cả hai trường hợp, thông tin ông có được rất có khả năng bị sai lệch bởi lẽ, như chúng ta đã biết, nhận thức tình trạng đang bị quan sát thường thay đổi hành vi người đang nghiên cứu. Ọuả thật, nhiều cư dân Cornerville cũng không muôn tiếp 67
Tiến hành nghiên cứu phụ thuộc vào việc tiếp cận người đang quan tâm. Vì lý do này, nhiều nghiên cứu xã hội học tập trung vào người Mỹ tương đối nghèo khổ, không quyền lực hơn sô' người giàu có và có quyền lực hơn.
chuyện với ông trong tất cả những tình huống này. Whyte thừa nhận rằng mình phải giảm bớt vai trò quan sát viên nếu người ta thoải mái khi có sự hiện diện của ông. Vì thế ông cố gắng trở thành một bộ phận trong các mẫu xã hội thường nhật của Cornerville.
Một đêm đầu trong cuộc nghiên cứu, Whyte gia nhập vào một nhóm người ở Cornerville thường tụ tập nhau bài bạc. Sau khi lắng nghe một người đàn ông kể một câu chuyện dài về việc tổ chức đánh bài ra sao, Whyte ngây thơ bình luận: “Tôi nghĩ chắc bọn cớm đã bị mua chuộc h ết?” Phản ứng của người đàn ông dạy cho Whyte biết sự căng thẳng giữa một người tham gia và quan sát viên:
6 8
Quai hàm của gã cờ bạc hạ thấp giọng Hắn trừng mắt nhìn tôi. Hắn sôi nổi phủ nhận việc hôi lộ cho tất cả các viên cảnh sát và ngay lập tức lái câu chuyện sang chủ đề khác. Trong suốt buổi tối còn lại, tôi cảm thây rất khó chịu.
Ngày hôm sau [một người quen biêt ở địa phương] giải thích bài học của đêm hôm trước, “Nên cẩn thận với những câu “a i”, “cái g ì”, “tại sao”, “khi n à o ”, “ở đ â u ”, nhé Bill. Anh hỏi những câu ây người ta sẽ tát vào mặt anh đây. Nếu người ta thừa nhận anh, thì anh chỉ việc đi vớ vẩn đây đó, và về sau này anh sẽ biết được câu trả lời mà không phải đặt câu hỏi” (1983:303).
Đứng ở địa vị của người trong cuộc - trở thành người tham gia - vì th ế là bước quyêt định trong nghiên cứu của Whyte. Nhưng ông làm cách nào một sinh viên tốt nghiệp Đại học Havard người Anglo-Saxon giai cấp thượng, trung lưu lại có thể trở thành thành viên trong cộng đồng di dân Ý nghèo khổ nhưCornerville?
Whyte đối mặt với vân đề “thâm n h ậ p ” vốn phổ biến trong nghiên cứu quan sát người tham gia. c ố gắng tìm cách thâm nhập vào một môi trường xã hội xa lạ thật lúng túng - và đôi lúc rất nguy hiểm, như ít lâu sau Whyte phát hiện. Không chắc chắn nên tiếp cận với người dân Cornerville như thế nào, Whyte nhận một số lời khuyên đáng ngờ của một giáo sư hướng dẫn ở Havard. Anh bạn này đề nghị tại sao không tạt vào quán rượu địa phương, mua rượu mời một cô gái uống và khuyến khích cô kể chuyện về đời sống ở Cornerville? Nghĩ rằng mình cũng nên thử, một đêm nọ Whyte bước vào quán rượu, nhưng không hề tìm thấy phụ nữ nào đi một mình. T h ế nhưng lúc này ông nhận thấy một người đàn ông đang nói chuyện với hai phụ nữ - ông nghĩ mình có cơ hội:
Tôi bước đến gần nhóm này và bắt đầu mở miệng đại ý như “Xin lỗi, cho phép tôi tham gia được không ạ ? ” Im lặng giây lát chợt người đàn ông trừng mắt nhìn tôi. Lúc đó ông đề nghị vứt tôi xuống cầu thang. Tôi cam đoan với ông rằng hành động này là không cần thiết, và chứng minh bằng cách bước thẳng ra ngoài khône hề có ai giúp đỡ (1981:289).
Kinh nghiệm này cho Whyte biết một bài học quan ưọng khác: nhà nghiên cứu phải nhạy cảm ngay từ đầu đối với nguy hiểm đang áp đặt vào đôi tượng bằng mọi cách. Cô' gắng đường đột thâm nhập như cách Whyte đã làm không những nguy hiểm đối với nhà nghiên cứu mà còn tượng trưng cho sự đột nhập không thích hợp vào đời tư của người khác.
May thay, nghiên cứu của Whyte ít lâu sau có chuyển biến quyết định thuận lợi hơn khi ông làm quen với một thanh niên tên “Doc” trong một ngôi nhà trong vùng định cư ở địa phương. Whyte giải thích ông đang tiến hành nghiên cứu về Comerville và gặp khó khăn cho Doc nghe. Anh ta bảo trợ cho Whyte, và hứa sẽ giới thiệu ông là bạn anh cho nhiều bạn bè khác trong cộng đồng. Đến đây nghiên cứu của Whyte mới thực sự bắt đầu, với sự giúp đỡ của Doc, ít lâu sau ông trở thành người quen thuộc trong số cư dân cộng đồng.
Tình bạn giữa Whyte và Doc minh họa ý nghĩa quan trọng rằng người cung cấp tin chính có thể đóng vai trò trong nghiên cứu thực địa. Người cung cấp tin chính không những giúp cho nhà nghiên cứu thâm nhập cộng đồng mà còn đề nghị nên đi đâu và như thế nào để tìm thất thông tin cụ thể. Thế nhưng, việc sử dụng người cung câp tin chính cũng có nguy hiểm. Nếu Whyte phải tránh vấn đề không nên trở thành quan sát viên quá nhiều, thì ông cũng phải tránh không trở thành quan sát viên quá mức. Một nhà nghiên cứu có thể bị lôi cuốn trở thành “một trong những người” để kinh qua cách sống của họ bằng cách tự nhiên nhất. Nhưng một nhà nghiên cứu bị lôi cuôn vào bôi cảnh xã hội quá mức thì sẽ có nguy cơ đánh mất suy nghĩ độc lập cần thiết để có quan sát khách quan, có hệ thông.
Dính líu cá nhân quá nhiều cũng hạn chế sự phơi bày cộng đồng của nhà nghiên cứu. Hầu hêt bôi cảnh xã hội đều cấu thành từ nhiều nhóm người nhỏ hơn đang hình thành những phe phái xã hội. Một nhà xã hội học không được nhận biêt công khai như một nhà nghiên cứu không những vi phạm nguyên tắc đạo đức chỉ đạo ngăn cản bất kỳ sự bóp méo vai trò của mình mà còn chịu rủi ro khi bị nhận biết như
một thành viên của một bè đảng này hay bè đảng khác và đánh mâ't sự tiếp cận với các thành viên khác trong cộng đồng. Ví dụ, một người cung câp tin chính chỉ biêt có một phần cộng đồng. Ỷ lại quá nhiều vào người này cũng làm lệch lạc nhận thức của nhà nghiên cứu về cộng đồng. Vì thế, trong khi người cung câp tin chính có thể không đáng giá vào lúc đầu, thì ít lâu sau quan sát viên người tham gia phải tìm một dải tiếp xúc rộng hơn.
Whyte có khả năng làm điều này, ít lâu sau ông nhận thây Comerville hầu như không phải là khu ổ chuột lộn xộn rập khuôn theo như nhiều người Boston thường nghĩ. Nhiều thành viên di dân trong cộng đồng tham gia vào một dải rộng gồm các hiệp hội dân sự với hy vọng trở thành người Mỹ “có uy tín”, v ả lại, nhiều con em của họ đang học đại học với tầm nhìn hướng về thành công tương lai. Chắc chắn có sự phân chia xã hội ở Cornerville, hầu như không phải cộng đồng nào cũng có. Nhưng Whyte có thể nhận thấy phần khác biệt của Boston này hầu hết gồm những người, mặc dù nghèo nhưng chuyên cần để xây dựng tương lai cho chính mình.
Có lẽ hơn bâ't cứ phương pháp nghiên cứu xã hội nào khác, quan sát người tham gia đặt trách nhiệm rất lớn lên vai nhà nghiên cứu riêng lẻ. Mặc dù trong một số trường hợp nghiên cứu thuộc loại này được một nhóm các nhà nghiên cứu, thường là do một người tiến hành. Vì thế, trong nghiên cứu, nỗ lực nhận biết toàn bộ cộng đồng phải mang tính khách quan và hoàn toàn càng nhiều càng tốt mới là điều quan ưọng.
^ Cuộc phân tách thứ nhì:
Mỗi phương pháp trong ba phương pháp chính trong tiến hành nghiên cứu xã hội học mà chúng ta nghiên cứu liên quan đến các nhà nghiên cứu đích thân thu thập dử liệu cho riêng mình. T h ế nhưng, không phải lúc nào cũng thực hiện được như thế hay thậm chí cần thiết. Trone nhiều trường hợp, các nhà xã hội học tham gia phân tích thứ cấp, là phân tích độc lập dữ liệu được các nhà nghiên cứu khác thu thập ban đầu.
Dữ liệu sử dụng nhiều nhất theo cách này là sô" liệu thông kê do các cơ quan thu thập
69
trong chính phủ của nhiều nước. Cục thông kê (một nhánh của Bộ thương mại Mỹ) liên tục thu thập thông tin về dân số Mỹ, bao gồm một dải rộng các biến sô" quan tâm đôi với nhà xã hội học. Thông tin tương tự cũng có sẵn ở Cục thông kê Canada, một nhánh trong chính phủ Canada. Thông tin về nhiều xã hội khác trên thế giới có thể tìm thấy trong ấn phẩm của nhiều cơ quan khác nhau thuộc Liên Hiệp Quốc. Một dải rộng thông tin đã xuất bản thuộc loại này cũng có sấn ở hầu hết các thư viện đại học.
Phân tích thứ cấp cũng bao gồm việc nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu ban đầu do các nhà xã hội học khác thu thập. Thuận lợi chính của việc sử dụng dữ liệu có sẩn - cho dù là số liệu thông kê của chính phủ hay kết quả của các công trình nghiên cứu khác - là tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc cần thiết cho nhà nghiên cứu trong khi đích thân thu thập thông tin cần thiết. Sử dụng dữ liệu của người khác thu thập có nghĩa các nhà xã hội học có thể tiến hành một số loại hình nghiên cứu nhất định mà lẽ ra không thể thực hiện được, v ả lại, chất lượng dữ liệu có sẵn từ các cơ quan chính phủ nói chung tốt hơn dữ liệu có sẩn của cá nhân các nhà nghiên cứu hy vọng có được ít nhât không phải bỏ ra chi phí tổn kém.
Phân tích thứ cấp vẫn còn nhiều vấn đề đặc điểm. Vì một lẽ, nhà nghiên cứu không biết dữ liệu chính xác đến mức nào. Thông tin thu thập theo cách có hệ thống có tạo ra những câu trả lời không thành kiến hay không? Tất cả thông tin có đ ư ợ c ghi chép thật chính xác hay không? Một khi quyết định sử dụng dữ liệu có sẵn, thường không có tính khả thi khi phải đưa ra những câu hỏi này. Tuy nhiên ít ra nhà nghiên cứu phải nhận thức khả năng sai sót và bóp méo.
Nghiên cứu tự tử của Emile Durkheim trong thế kỷ 19 được mô tả trong Chương 1, là một trong những nghiên cứu xã hội học nổi tiếng nhất sử dụng hồ sơ hiện có. Nhưng nghiên cứu của Durkheim cũng minh họa khả năng sai sót. Ông sử dụng hồ sơ chính thức ghi rõ số ca tự tử trong số các phân mảnh khác nhau trong xã hội châu Âu. Nhưng liệu một cái chết có đúng là do tự tử hay không thường không chắc chắn. Nhiều tai nạn có thể phân loại không đúng lại
70
quy vào tự tử, có lẽ phổ biến hơn, tự tử thực sự có thể lưu hồ sơ như tai nạn hay tử vong vì các nguyên nhân khác.
Các nhà xã hội học ngày nay sử dụng rộng rãi s<ấ liệu thông kê chính thức liên quan đên tần suât phạm tội khác nhau ở Mỹ, tuy nhiên họ luôn bảo vệ chông sự méo mó trong sô liệu thông kê này. Các nhà nghiên cứu biết rằng, nhiều tội phạm không báo cáo với cảnh sát, vì làm vâ'n đề thêm rắc rối, tỷ lệ báo cáo thay đổi tùy theo loại tội phạm. Chẳng hạn tự tử rất có thể được cảnh sát chú ý trong khi hiếp dâm báo cáo lại không nhiều. Đôi khi các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu cho riêng mình để kiểm tra tính chính xác của các sô' liệu thông kê tội phạm chính thức, thừa nhận giá trị của dữ liệu có sẵn tùy theo sô" ý kiến về mức độ chính xác của chúng.
Vấn đề thứ hai khi sử dụng dữ liệu có sẵn là chúng thường được thu thập với mục đích khác hẳn với mục đích của nhà nghiên cứu tiếp theo sau. Câu hỏi phải đặt ra và đưa cho người trả lời theo cách không hoàn toàn phù hợp với mục đích hiện tại của nhà nghiên cứu, hoặc đôi tượng không phải là mẫu lý tưởng của nhà nghiên cứu hiện tại. Rõ ràng, chúng ta đang giải quyết “sự thỏa h iệp ” ở đây. Tính hữu dụng của dữ liệu phải được cân bằng dựa trên sự thoải mái khi thu thập. Vì thế, bất cứ khi nào nhà nghiên cứu sử dụng thông tin do người khác thu thập, họ phải giải thích dữ liệu thật cẩn thận và theo cách phù hợp với mục đích. Ví dụ về tiến trình này là nghiên cứu do E. Digby Baltzell tiến hành mà chúng ta giới thiệu ở đầu chương này.
Sử dụng dữ kiện có sẩn: N hữ ng giá trị tôn giáo và thành đạt
Chuyên viêng thăm thư viện Bovvdoin của E. Digby Baltzell khiên ông bắt đầu suy nghĩ tại sao một ngôi trường nhỏ sản sinh ra nhiều sinh viên tốt nghiệp có đặc điểm nổi bật trona lịch sử và văn hóa của Mỹ. Linh cảm của Baltzell là New England nói chung đã sản sinh ra nhiều lãnh tụ quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau nhưchính trị, luật pháp, và nghệ thuật, trong khi tiểu bang quê hương ông là Pennsyl-
vania chỉ có một vài người như thế. Điều này có đúng thực hay không? Và nếu thì tại sao? Khi giải quyết các vấn đề lịch sử thuộc loại này, Baltzell (1979) thừa nhận lẽ ra ông phải dựa vào thông tin do người khác biên soạn. Vì thế ông chuyển sang nghiên cứu Dictionary o f American Biography, nguồn thông tin tiểu sử của hơn 13.000 nhân vật nam nữ gồm 24 tập. Baltzell biết rằng việc sử dụng nguồn này ông bị giới hạn ở những nhân vật mà ban biên tập bộ Dictionary nghĩ rằng đáng đưa vào. Nhưng bất châp thành kiến có thể có này của ban biên tập, ông nghĩ không có nguồn thông tin nào tốt hơn mà ông đang cần. Bước kế tiếp của Baltzell là phải xác định mức độ thành đạt của mỗi người. Bằng cách nào để so sánh người này với người khác? Manh môi cho giải thích nằm ở lời phát biểu của ban biên tập cho rằng chiều dài dành cho nhân vật tỷ lệ thuận với mức độ thành đạt của nhân vật ấy, lập luận như thế mở ra nhiều tranh luận, nhưng Baltzell hiểu rằng ông không thể nào làm tôTt hơn nếu không có gì trong tay.
Khi ấy Baltzell nhận dạng 57 người Mỹ có tiểu sử dài nhất, và mẫu nổi bật bắt đầu xuât hiện. Massachusetts đứng hàng đầu, với 21 trong số 57 người có tiểu sử dài nhất, nhìn chung, các bang New England có 31 mục từ như thế. Trái lại, Pennsylvania chỉ có hai trong số các mục có tiểu sử dài nhất, và toàn bộ vùng Trung Đại Tây Dương chỉ có 12. Kết đến Baltzell nhận thây hầu hết những người thành đạt nổi tiếng từ bang Massachusetts đều xuất thân từ một vùng rât nhỏ khoảng gần thành phố Boston. Ngoài ra, sử dụng độ dài tiểu sử như thước đo thành đạt, ông nhận thấy các dòng họ lỗi lạc đều xuât thân từ vùng Boston có thành tựu hơn hẳn các dòng họ ở vùng Philadelphia, ở điểm này ông nhận thây sự hoài nghi ban đầu của mình có cơ sở: New England quả thật đã sản sinh ra nhiều người Mỹ kiệt xuất hơn là khu vực Trung Đại Tây Dương
Điều gì giải thích mức độ thành đạt cao trong một phần của nước Mỹ và thiếu vắng sự thành đạt tương ứng trong vùng xung quanh thành phố quê hương của Baltzell ở bang Phila
delphia? Baltzell lấy cảm hứng từ một trong
những công trình nghiên cứu kinh điển của nhà xã hội học người Đức Max Weber (1958; nguyên tác 1904-5). Trong công trình này (mô tả chi tiết trong Chương 4), W eber tìm thấy quan điểm tôn giáo khác nhau có tác động mạnh đến các mẫu thành đạt cá nhân. Baltzell nhận ra rằng tôn giáo có lẽ đã gieo mầm cho hai thái độ khác biệt nhau đối với sự thành đạt của người Boston và người Philadelphia.
Cả hai thành phô" ban đầu đều do thành viên của các nhóm tôn giáo bị ngược đãi ở Anh sáng lập. Tín đồ Thanh giáo đầu tiên ở Boston là những tín đồ rất tin vào tội lỗi bẩm sinh của con người và sử dụng gia đình, giáo hội và trường học để áp dụng quyền kiểm soát khắt khe đôi với hành vi của người dân. Làm việc chăm chỉ và sự nổi bật trong xã hội là cách tôn vinh Chúa cũng như là dấu hiệu của một người nhận được ơn Chúa. Vì thế Thanh giáo tán thành thứ bậc và cách sống có khuôn phép trong đó luôn quyết tâm vươn đến thành đạt cá nhân và muôn được trọng vọng.
Trái với tín đồ Thanh giáo, tín đồ Quaker xây dựng thành phố Philadelphia lại nghĩ rằng con người vốn đã là thần thánh. Vì th ế họ không nhận thấy sự cần thiết thành lập những thể chế xã hội mạnh để “giải thoát” cá nhân khỏi tội lỗi. Ngoài ra suy nghĩ mọi người đều bình đẳng, tín đồ Quaker hình thành một cách sống trong đó tính khiêm tốn cá nhân được đánh giá cao và không ai tìm cách sông tách rời người khác. Vì thế môi trường trong đạo Quaker khuyến khích con người tích cực tìm kiếm thành đạt trong xã hội ở Boston.
Baltzell hiểu Boston và Philadelphia theo nghĩa thử nghiệm lịch sử. Ông cho rằng mỗi thành phố có thể xem là “ống nghiệm ”: Thanh giáo đặt trong ống nghiệm này trong khi đạo Quaker đặt trong ống nghiệm kia. Từ ưu thế vào cuối thế kỷ 20, chúng ta sẽ quan sát ưong từng trường hợp xảy ra “phản ứng hóa h ọ c” gì. Chứng cứ của Baltzell rõ ràng ám chỉ tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng đến thành đạt cá nhân ở Boston và Philadelphia. DI nhiên, Ôn2 không khẳng định Thanh giáo “tốt hơn” đạo Quaker theo nghĩa tuyệt đối, mà chỉ đơn thuần chứng minh rằng hai tôn giáo này đại diện cho những 71
tác động xã hội định hình đời sống của con người theo cách rất khác nhau.
Nên lưu ý dữ liệu lịch sử mà Baltzell biên soạn, theo nghĩa tuyệt đôi không hề chứng minh kết luận ông đưa ra về tầm quan trọng của tôn giáo đôi với thành đạt xã hội. Học thuyết của ông chắc chắn nhất quán với dữ liệu nhưng nghiên cứu thường đưa ra kết quả có thể hiểu theo nhiều cách. Trong trường hợp này chẳng hạn chúng ta sẽ tự hỏi liệu tiêu chuẩn do các nhà biên soạn Dictionary o f American Biogra phy có thiên về cách sống Thanh giáo hay không, do đó làm giảm tầm quan trọng của phần đóng góp từ đạo Quaker. Lần lư ợ t, có lẽ đầu tiên trong lịch sử đất nước chúng ta tín đồ Thanh giáo có khả năng xây dựng vị trí thông trị trong
Bảng 2-2: BỐN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: TÓM LƯỢC
nhiều lĩnh vực trong đời sống Mỹ mà họ bảo vệ thành công, ganh tỵ chông lại các tôn giáo khác - kể cả tín đồ Quaker - trong các thập niên tiếp theo sau. Dĩ nhiên, Baltzell cũng xét đến những khả năng có thể như thế, nhưng kêt thúc bằng lập luận thuyết phục để ủng hộ tầm quan trọng của tôn giáo đôi với các mẫu thành đạt trong lịch sử. Nghiên cứu của ông vẫn còn nhắc nhở chúng ta nghiên cứu khoa học chắc chắn bao gồm yếu tô' giải thích chủ quan.
Bôn phương pháp nghiên cứu xã hội chính được giới thiệu như sau, tóm tắt qua Bảng 2-2. Lưu ý sau cùng trong khi áp dụng phương pháp khoa học là cách thu thập thực tế cụ thể trong suốt quá trình nghiên cứu xã hội học có liên quan đến lý thuyết.
Phương pháp ứng dụng ưu điểm Khuyết điểm
Thử nghiệm
Khảo sát
Quan sát người tham dự Phân tích thứ cấp
Nghiên cứu giải thích rõ mối quan hệ giữa các biến số, tạo ra dữ liệu định lượng
Thu thập thông tin về vấn đề không thể quan sát trực tiếp, như thái độ và giá trị, hữu ích khi nghiên cứu mô tả, giải thích, tạo ra dữ liệu định lương hay chất lượng
Nghiên cứu giải thích và mô tả con người trong bối cảnh “tự nhiên", tạo ra dữ liệu chất lượng
Nghiên cứu khám phá, mô tả hay giải thích bất cứ khi nào có dữ liệu phù hợp
Cung cấp khả năng cụ thể hóa mối quan hệ nhân quả nhiều nhất, tái tạo nghiên cứu tương đối dễ
Lấy mẫu cho phép khảo sát một bộ phận lớn dân cư sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn thu duợc trả lời có chiều sâu
Giúp nghiên cứu hành vi “tự nhiên”, thường không tốn kém
Tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu, có thể tiến hành nghiên cứu lịch sử
Bối cảnh phòng thí nghiệm mang chất lượng giả tạo, trừ phi môi trường nghiên cứu được kiểm soát chu đáo, kết quả có thể sai lệch
Chuẩn bị thật kỹ bảng câu hỏi, tạo ra mức hổi đáp thấp, phỏng vấn tốn kém, mất thời gian
Mất thời gian, tái tạo nghiên cứu khó, người nghiên cứu phải cân bằng vai trò cùa người tham gia và quan sát
Người nghiên cứu không kiểm soát được sai lệch có thể trong dữ liệu, dữ liệu không thích hớp cho nhu cầu nghiên cứu hiên hành
ẢNH HƯỞNG HỖ TƯƠNG GIỮA LÝ THUYET VỚI PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu xã hội học chúng ta vừa mô tả phục vụ như kim chỉ nam trong việc khám phá thực tế về thế giới xã hội của chúng ta. Thế nhưng thực tế không phải là mục
72
tiêu sau cùng của nghiên cứu, như đã nêu trong Chương 1, điều chúng ta thật sự theo đuổi là phát triển lý thuyêt - một hệ thông quan điểm dùng để liên kết với nhiều thực tế cụ thể vào sự hiểu biết có ý nghĩa.
Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu xã
hội bất kỳ, nhà nghiên cứu cố gắng liên kết quan sát cụ thể hay thực tê với lý thuyết xã hội. Quá trình này gồm hai loại tư duy logic: tư duy luận lí suy diễn bắt đầu bằng những quan điểm chung
về thế giới phải là đối tượng để đánh giá khoa học để xem liệu chúng có đúng hay không. Muôn thế, quan điểm chung thường dùng để miêu tả một giả thuyết cụ thể, có thể kiểm nghiệm liên kết từ hai biến số trở lên. K ế đến nhà nghiên cứu chọn một phương pháp thích hợp để thu thập chứng cứ có thể hay không thể ủng hộ giả thuyết. Nếu chứng cứ không ủng hộ giả thuyết, thì giá trị của lý thuyết ban đầu phải xem lại hay có thể bị gạt bỏ hoàn toàn. Mô hình logic suy diễn tiếp tục từ (lý thuyết) chung đến (thực tế sử dụng để đánh giá) cụ thể.
Thí nghiệm “Trại giam hạt Stanford” của
Thế nhưng trong hầu hết các trường hợp nhà nghiên cứu phải áp dụng cả hai loại tư duy logic như trình bày trong Bảng 2-2. Nhà nghiên cứu thường bắt đầu bằng những quan điểm chung dẫn đến giả thuyết (theo cách suy diễn), đên lượt đánh giá giả thuyêt trên cơ sở quan sát cụ thể. Kế đến những giả thuyêt này dẫn đên việc sửa đổi quan điểm ban đầu (theo cách quy nạp) thành một lý thuyết có phần nào khác biệt.
Giai đoạn suy diễn
(Giả thuyết: suy từ lý
thuyết, kiểm chứng
qua quan sát cụ thể)
Philip Zimbardo minh họa hoạt động của phương pháp này. Zimbardo bắt đầu bằng quan điểm chung cho rằng chính trại giam đã tác động đến hành vi con người. K ế đến ông thiết k ế một giả thuyết cụ thể đưa số thanh niên thật khỏe mạnh đặt vào bôi cảnh trại giam chỉ trong thời gian ngắn đều thể hiện hành vi bạo lực. Zimbardo có thể khẳng định giả thuyết này bằng cách chứng minh những hậu quả tiêu cực của trại
LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT
QUAN SÁT
CỤ THỂ
Khái quát hóa (suy
từ quan sát cụ thể,
hình thành lý thuyết
tổng quát)
Giai đoạn quy nạp
giam đốì với hành vi con người. Nếu thí nghiệm của ông tạo ra kết quả khác, thì lý thuyết ban đầu của ông rõ ràng cần phải phát biểu lại.
Loại tư duy I02ÌC thứ hai hoạt động theo hướng khác. Tư duy luận lí quy nạp bắt đầu bằng quan sát cụ thể mà nhà nghiên cứu c ố gắng liên kết với nhau thành một lý thuyết chung. Nói cách khác, nhà nghiên cứu đốì mặt với thực tế ban đầu không thể giải thích và sử dụng lập luận quy nạp để sắp xếp những thực tế này thành một phát biểu bao quát hơn về hành vi con người.
Nghiên cứu của E. Digby Baltzell đưa ra minh họa về mô hình luận lí quy nạp. ô n g bắt đầu bằng quan sát một ưường cao đẳng ở New England đã sản sinh nhiều người thành đạt đến mức đáng ngạc nhiên. K ế đến ông thu thập nhiều thông tin hơn về hai vùng ở Mỹ và dần dần nhận thây một mẫu mới khác biệt xuất hiện. Sau cùng, ông giải thích mẫu này như chứng cứ tầm quan trọng của các giá trị tôn giáo đối với thành đạt trons lịch sửế
Bảng 2-2: Tư duy luận lí suy diễn và quy nạp
CÁC BƯỚC NGHIÊN cứu XÃ HỘI
Chín bước sau là hướng dẫn chung cho việc tiến hành một dự án nghiên cứu xã hội học bất kỳ.
1. Xác định đề tài muốn nghiên cứu. Quan điểm nghiên cứu xã hội có thể đến với bạn bât kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào nếu bạn vẫn còn hiếu kỳ và quan sát thế giới quanh bạn từ quan điểm xã hội. Như Max Weber ám chỉ, vân đề được chọn nghiên cứu rất có khả năng có một sô ý nghĩa quan trọng đôi với cá nhân bạn.
2. Tim tư liệu đã viết liên quan đến đề tài. Bạn có lẽ không phải là nsười đầu tiên quan tâm đến một vấn đề cụ thể. Dành thời gian thích đána trong thư viện để nshiên cứu lý thuyết và
73
phương pháp xã hội học nào có thể áp dụng vào đề tài. Lý thuyết hướng dẫn loại vân đề bạn đang đặt ra, và các phương pháp nghiên cứu cung cấp chiến lược tìm ra lời đáp. Trong khi kiểm tra xem đã có nghiên cứu nào về đề tài hay chưa, đặc biệt lưu ý vân đề được nêu ra trước.
3. Đánh giá yêu cầu tiến hành nghiên cứu đề tài. Khi nghiên cứu nguồn tư liệu nào là cần thiết đôi với bạn? Bạn phải mất bao nhiêu thời gian? Cần bao nhiêu kinh phí? Có sấn nguồn ngân qũy nào hỗ trợ nghiên cứu của bạn? Điều quan trọng là bạn có khả năng đưa ra câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này trước khi bạn thực sự bắt đầu thiết kế dự án nghiên cứu.
4. Định rõ câu hỏi sẽ đặt ra. Bạn đang tìm cách nghiên cứu một bối cảnh xã hội xa lạ hay không? Hay phải nghiên cứu mối quan hệ giữa một vài biến số? Nếu nghiên cứu của bạn mang tính giải thích, thì loại câu hỏi nào định hướng cho công việc? Nếu nghiên cứu mang tính mô tả thì bạn sẽ mô tả đặc điểm cụ thể nào và dành cho nhóm dân cư nào? Nếu nghiên cứu mang tính giải thích, thì bạn sẽ kiểm tra lý thuyết nào? Bạn lập kế hoạch hoạt động hóa mỗi biến sô" ra sao?
5. Nghiên cứu vấn đề đạo đức liên quan trong nghiên cứu. Không phải nghiên cứu nào cũng đặt ra vấn đề tín ngưỡng chính, nhưng bạn nên nhạy cảm với vấn đề này ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu. Bạn có hứa giâu tên cho đôi tượng hay không? Nếu có bạn duy trì sự giấu tên này bằng cách nào? Nghiên cứu của bạn không phương hại đến người khác? Bạn thiết k ế nghiên cứu ra sao để giảm bớt nguy cơ phương hại như thế?
6. Quyết định phương pháp nghiên cứu áp dụng. Vào thời điểm này bạn đang lập k ế hoạch chiến lược thực tế để tiến hành nghiên cứu. Nên lưu ý phương pháp thích hợp phần lớn liên quan đến loại câu hỏi bạn đang đặt ra cũng như nguồn tư liệu có sẩn để hỗ trợ nghiên cứu. Hãy xét đến ba chiến lược nghiên cứu chính cũng như sự kết hựp sáng tạo các tiếp cận trước khi quyết định tiến hành.
7. Thu thập dữ liệu có phương pháp. Thu thập dữ liệu được tiên hành tùy theo phương
74
Bức họa của René Magritte ám chl những lối nhìn nội quan là mục đích sau cùng của nghiên cứu xã hội học, ta chỉ có được nó bằng sự kết hợp kỹ năng nghiên cứu với trí tưởng tượng của con người.
pháp nghiên cứu bạn chọn. Phải ghi lại mọi thông tin thật chính xác và theo cách sau này bạn còn sử dụng đ ư ợ c (có thể vào thời điểm trước khi bạn viết kết quả báo cáo).
8. Giải thích chứng cứ. sắp xếp dữ liệu dưới dạng câu hỏi mà bạn quan tâm lúc đầu và quyết định dữ liệu đưa ra câu trả lời nào. Nếu nghiên cứu của bạn bao gồm giả thuyết cụ thể, thì dữ liệu sẽ cung cấp cho bạn cơ sở khẳng định, phủ nhận hay bổ sung giả thuyết. Lưu ý có nhiều cách giải thích kết quả nghiên cứu, nhất quán với các mô hình lý thuyết khác nhau, và bạn nên xem xét tất cả. Cũng nên thận trọng tránh nguy hiểm hiện tại khi giá trị cá nhân và hy vọng của bạn ngay lúc đầu tác động đến cách bạn làm cho dữ liệu thu thập được của mình thêm ý nghĩa.
9. Nhất quán với chứng cứ, bạn có kết luận gì? Chuẩn bị báo cáo sau cùng cho biết bạn đã rút điều gì từ nghiên cứu. Hãy xét phần đóng góp của công trình của bạn với lý thuyết xã hội
học và cải thiện phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nói chung nghiên cứu của bạn có giá trị gì đôi với người khác? Sau cùng, hãy đánh giá công việc của chính bạn. Nghiên cứu có
m TÓM TẮT
1. Xã hội học còn hơn cả quan điểm, cũng là một hình thức nghiên cứu áp dụng tính logic khoa học để tìm hiểu thế giới xã hội.
2. Khoa học là nền tảng quan trọng của tất cả nghiên cứu xã hội học và bao quát hơn, là phương tiện quý giá đánh giá thông tin chúng ta thu nhận mỗi ngày.
3. Có ba yêu cầu cơ bản trong nghiên cứu xã hội học: (1) nhận thức về một thế giới xã hội rộng lớn hơn, (2) vận dụng quan điểm xã hội học và (3) có tính hiếu kỳ và đặt câu hỏi về xã hội.
4. Có nhiều cách hiểu biết, trong đó gồm kinh nghiệm cá nhân, đức tin, chấp nhận thông tin do nhà chuyên môn cung cấp và sự nhất trí của xã hội. Khoa học miêu tả tiếp cận dựa trên chứng cứ thực nghiệm, và nếu thế có thể làm cho sự hiểu biết của chúng ta mâu thuẫn.
5. Khoa học áp dụng khái niệm và biến số. Khái niệm là quan điểm trừu tượng trưng cho các yếu tố xã hội, khái niệm thay đổi về giá trị được gọi là biến số. Đánh giá là tiến trình xác định giá trị biến số bằng một cách cụ thể bất kỳ. Đánh giá logic có khả năng đáng tin và tính giá trị.
6. Khoa học tìm cách định rõ môi quan hệ giữa các biến số. Theo lý tưởng, các nhà nghiên cứu tìm kiếm mối quan hệ nhân quả trong đó một yếu tố (biên sô độc lập) dùng để dự đoán sự thay đổi ở yếu tô" khác (biến sô phụ thuộc). Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nghiên cứu xã hội chỉ có thể chứng minh rằng hai biến số cùng thay đổi với nhau - mối quan hệ gọi là sự tương quan.
7. Khoa học yêu cầu tính khách quan về phần của nhà nghiên cứu. Trong khi vấn đề chọn nghiên cứu phản ánh quan tâm cá nhân (Weber mô tả như nghiên cứu “giá trị liên
được tiến hành như bạn mong đợi? Câu hỏi còn lại chưa trả lời? Bằng mọi cách ghi chép thành kiến của chính bạn ảnh hưởng đến kêt luận.
quan”), giá trị cá nhân và thành kiến theo lý tưởng đều bị hoãn lại trong khi tiên hành nghiên cứu (“giá trị tự do”)
8. Nghiên cứu khoa học chủ yêu phát triển thông qua thê giới tự nhiên. Mặc dù khoa học có thể vận dụng để nghiên cứu hành vi con người, nhưng cũng có những hạn chế trong các công trình nghiên cứu như thế.
9. Tính hiếu kỳ và trí tưởng tượng, cần thiết cho mọi nghiên cứu thành công, phát xuât từ suy nghĩ con người chứ không phải từ khoa học. Ngoài ra, tất cả thực tế con người đều dựa trên các mẫu ý nghĩa. Vì thế quá trình giải thích là một bộ phận trong nghiên cứu xã hội học.
10. Mặc dù hầu hết các nhà xã hội học đều tán thành quan điểm nghiên cứu giá trị tự do của Weber, nhưng nhiều người cho rằng mọi nghiên cứu đều chắc chắn bao gồm các giá trị chính trị. Thậm chí một số cho rằng nghiên cứu xã hội học kích thích sự thay đổi xã hội đáng kể.
11. Tất cả nghiên cứu xã hội học đều có ngụ ý đạo đức - khả năng ảnh hưởng đến những người tham gia và người khác đối với điều tốt hay xấu. Các nhà nghiên cứu xã hội học phải hiểu rằng họ đang có trách nhiệm nghề nghiệp khi tiến hành mọi nghiên cứu tùy theo nguyên tắc đạo đức chỉ đạo đã được công nhận.
12. Thử nghiệm là phương pháp nghiên cứu xã hội học trong đó các nhà nghiên cứu cô"gắng định rõ môi quan hệ giữa hai biến sô" (trở lên). Mặc dù hình thức lý tưởng của thử nghiệm thường tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm đạt đến mức kiểm soát môi trường tối đa, thử nghiệm cũng nên thực hiện ngay tại hiện trường.
13. Khảo sát là phương pháp nghiên cứu qua đó một nhà nghiên cứu thu được câu trả lời một loạt các mục hay câu hỏi từ đôi tượng. Khảo sát thường gồm nhiều kỹ thuật lấy mẫu khác nhau cũng như áp dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn.
75
14. Quan sát người tham gia là phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm quan sát trực tiếp bôi cảnh xã hội trong một thời gian kéo dài. Nhà nghiên cứu vừa là người tham gia trong bôi cảnh vừa là người quan sát tỉ mỉ bốì cảnh này.
15. Phân tích thứ cấp hay sử dụng dữ liệu có sẩn là phương pháp nghiên cứu xã hội chính thứ tư. Mặc dù nhà nghiên cứu phải đảm bảo dữ liệu có sẵn là thích hợp cho mục đích đặc biệt của mình, tiếp cận này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất đáng kể.
» Ỷ NIỆM C ơ BẢN
Nhân quả môi quan hệ giữa hai biến sô" trong đó sự thay đổi trong một (biến số độc lập) là nguyên nhân gây ra sự thay đổi ở biến số kia (biến sô" phụ thuộc).
Ý niệm quan điểm trừu tượng miêu tả một số yếu tô' thế giới.
Kiểm soát khả năng trung hòa tác động của biên sô" sao cho môi quan hệ giữa các biến sô có thể xác định chính xác hơn.
Sự tương quan mối quan hệ từ hai biến sô (trở lên) trong đó chúng cùng thay đổi với nhau nhưng không chứng minh có môi quan hệ nhân quả.
Tư duy luận lí suy diễn quá trình logic bắt đầu bằng quan điểm chung hình thành giả thuyết cụ thể là đôi tượng đánh giá khoa học.
Biến sô phụ thuộc biên sô" thay đổi bằng biến số (độc lập) khác.
Chứng cứ thực nghiệm những gì chúng ta có thê quan sát hay xác minh khả năng phán đoán. Thử nghiệm phương pháp nghiên cứu xã hội học tìm cách định rõ môi quan hệ nhân quả giữa các biến số.
Hiệu ứng Haw thorne sự lệch lạc trong nghiên cứu do nhận thức của đối tượng gây ra mà họ là tâm điểm nghiên cứu.
Giả thuyêt phát biểu lý thuyết môi quan hệ giữa các biến số hay thực tế bất kỳ. Biến sô’ độc lập biến số gây ra sự thay đổi ở biến số (phụ thuộc) khác.
76
16. Lý thuyết và nghiên cứu có mối tương quan mật thiết. Tư duy suy diễn là quá trình logic qua đó quan điểm lý thuyết chung hình thành giả thuyết vốn là đối tượng đánh giá tùy theo thực tế cụ thể do nghiên cứu tạo ra. Tư duy quy nạp là quá trình logic qua đó quan sát cụ thể và chứng cứ nghiên cứu dẫn đến việc phát biểu quan điểm lý thuyết chung có hệ thông hơn. Hầu hết nghiên cứu xã hội học đều mang đặc điểm cả hai loại tư duy logic.
Tư duy logic quy nạp quá trình logic bắt đầu bằng quan sát cụ thể được liên kết với nhau thành lý thuyết chung.
Phỏng vấn câu hỏi do nhà nghiên cứu đích thân đặt ra cho đôi tượng.
Số tru n g bình số trung bình sô" học của một chuỗi sô", tính bằng cách lấy tổng số chia cho số trường hợp.
Đ ánh giá quá trình xác định giá trị biến số theo cách cụ thể
Điểm giữa giá trị nằm ở khoảng giữa một chuỗi sô".
Thức giá trị xuât hiện thường nhẫt trong một chuỗi số.
Tính khách quan trạng thái cá nhân hoàn toàn trung lập trong tiến hành nghiên cứu. Hoạt động hóa biến sô định rõ chính xác những gì đang được đánh giá trong việc ấn định một giá trị cho biến sô”.
Quan sát người tham gia phương pháp nghiên cứu xã hội họ bao gồm sự quan sát có hệ thông những người đang tham gia vào hoạt động của họ, thường trong bối cảnh tự nhiên.
D ân CƯ tât cả những người mà cuộc nghiên cứu đang thu thập thông tin.
Nghiên cứu châ't lượng nghiên cứu dựa vào giải thích chủ quan.
Nghiên cứu chất lượng nghiên cứu nhân mạnh phân tích dữ liệu số.
Bảng câu hỏi một loạt câu hỏi hay muc yêu cầu đôi tượng trả lời.
Khả năng đáng tin tính chất nhất quán trong đánh giá
Tái tạo quá trình qua đó một công trình nghiên cứu do nhà nghiên cứu khác lặp lại. Phương pháp nghiên cứu chiến lược tiến hành nghiên cứu theo cách có hệ thống. M ẩu một bộ phận đại diện dân cư.
Khoa học hệ thống logic đặt sự hiểu biết dựa trên thực tế rút ra từ quan sát trực tiếp, có hệ thông
• TÀI LIỆU ĐỀ NGHỊ THAM KHẢO
Những sách sau gỉđi thiệu quá trình nghiên cứu xã hội học dễ hiểu đối với sinh viên năm nhât:
Morton M. Hunt. Profiles o f Social Re search: The Scientific Study o f Human Interac tions. New York: Russell Sage Foundation/Ba sic Books, 1986.
Walter L. Wallace. Principles o f Scientific Sociology. Hawthorne, NY: Aldine, 1983. Earl Babbie. The Practice o f Social Re search. Tái bản lần thứ 4. Belmont, CA: Wadsworth, 1986.
Như các họa sỹ, nhà nghiên cứu xã hội luôn nổi tiếng qua công trình nghiên cứu và kỹ năng trui rèn của mình. Hai quyển sách này cung câp phương tiện trực quan cá nhân có ý nghĩa trong nghiên cứu xã hội học.
Shulamit Reinharz. On Becoming a Social Scientist: From Survey Research and Participant Observation to Experim en-tal Analysis. New Brunswick, NJ: Transaction Books, 1984.
William Foote Whyte cộng tác với Kathleen King Whyte. Learning from the Field: A Guide from Experience. Beverly Hills, CA: Sage, 1984. Quyển này là tuyển tập các tiểu luận tìm hiểu vân đề bị quên lãng tình trạng giới tính và hôn nhân của nhà nghiên cứu ảnh hưởng ra sao đôi với quá trình nghiên cứu.
Tony Larry W hitehead và Mary Ellen Conaway, biên tập. Self, Sex, and Gender in
Phân tích thứ cấp phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm phân tích dữ liệu độc lập do các nhà nghiên cứu khác thu thập ban đầu.
Khảo sát phương pháp nghiên cứu xã hội học trong đó cá nhân cung cấp câu trả lời đôi với một loạt các mục hay câu hỏi.
Tính giá trị chất lượng đánh giá có được qua đánh giá đúng thực những gì người ta dự định đánh giá.
Biến sô" khái niệm có giá trị thay đổi khác nhau theo từng trường hợp.
Cross-Cultural Fieldwork. Urbana, IL: Univer sity of Illinois Press, 1986.
Tất cả các nhà nghiên cứu muôn phát triển kỹ năng truyền đạt chứng cứ của mình cho người khác bằng cách toàn diện và hấp dẫn nên tham khảo hai sách sau (quyển thứ hai dành cho tác giả cao cấp hơn)
Nhóm biên soạn xã hội học. A Guide to W riting Socio lo g y Papers. New York: St. Martin’s Press, 1986.
Howard s. Becker, trong đó Pamela Richards viết một chương. Writing fo r Social Scientists: How to Start and Finish Your Thesis, Book, or Article. Chicago: University of Chicago Press, 1986.
Nghiên cứu thường là cơ sở đánh giá nhiều loại chương trình xã hội khác nhau. Quyển sách này tìm hiểu nghiên cứu xã hội đánh giá kết quả của các chương trình phúc lợi xã hội ra sao.
Daniel Glaser. Evaluation Research and Decision Guidance: C o”ectional, Addiction Treat ment, M ental H ealth, Education, and O ther People-Changing Agencies. New Brunswick, NJ: Transaction Books, 1987.
Môi quan hệ giữa nghiên cứu, chính trị học và giá trị cá nhân tiếp tục là trọng tâm chú ý trong xã hội học. Quyển thứ nhất trong sô' liệt kê dưới đây là quyển có nhiều nỗ lực tốt nhât trong việc khảo sát lĩnh vực nhiều tranh cãi này. Quyển thứ hai là lịch sử gần đây của môn học cho rằng giá trị xã hội cụ thể và những ưu
77
tiên ảnh hưởng sâu sắc đến công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học tiên phong. Alvin w. Gouldner. The Corning Crisis o f Western Sociology. New York: Avon Books, 1970. Arthur J. Vidich and Stanford M. Lyman. American Sociology: Worldly Rejections o f Reli gion and Their Directions. New Haven: Yale University Press, 1985.
78
Đạo đức trong nghiên cứu - nhất là liên quan đến phương pháp quan sát người tham gia - là nội dung chính trong quyển sách bìa mềm tuyển tập tiểu luận sau:
Martin Bulmer, biên tập. Social Research Ethics: An Examination o f the Merits o f Covert Participant Observation. New York: Holmes and Meier, 1982.
"""