🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vùng Đất Nam Bộ Tập V: Từ Năm 1859 Đến Năm 1945 Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in: Đọc sách mẫu: ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH VŨ THỊ HÔNG THỊNH TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ThS. PHÙNG MINH TRANG PHẠM NGUYỆT NGA PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VŨ THỊ HÔNG THỊNH VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/33-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 445-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6918-8. BAN BIÊN SOẠN PGS. TS. ĐOÀN MINH HUẤN PGS.TS. BÙI THU HÀ PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN GS. TS. NGUYỄN NGỌC CƠ TS. BIỆN THỊ HOÀNG NGỌC PGS. VŨ HUY PHÚC TS. NGÔ THỊ KHÁNH PGS. TS. HÀ MINH HỒNG ThS. PHẠM MẠNH TRÁNG TS. LÊ HỮU PHƯỚC ThS. LÊ TUẤN VINH 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc, thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài, được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn: sông Đồng Nai và sông Mêkông. Nơi đây cũng đã từng tồn tại, phát tích của nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp phát triển huy hoàng rồi suy tàn theo năm tháng. Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai phá, dựng làng, lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII, từ tầm nhìn chiến lược và công lao to lớn của các chúa Nguyễn, sau này là vương triều Nguyễn, xác lập, sắp đặt các đơn vị hành chính, vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam, đến nay đã được hơn 300 năm. Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long, có 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc Trung ương, diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2, dân số hơn 33 triệu người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống, gồm các dân tộc ít người bản địa, các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống, từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, một số ít người từ các nước khác đến, nhưng chủ yếu là địa bàn của người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm. Về mặt địa lý, nhìn từ Bắc vào Nam, Đông Nam Bộ giáp cực Nam Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận, giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; có đường biên giới trên đất liền với Campuchia từ Bình Phước tới Hà Tiên; có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận tới đất mũi Cà Mau (Biển Đông) và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên (biển Tây - vịnh Thái Lan). Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế, Nam Bộ có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị cực kỳ quan trọng. 6 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Với tư cách một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đa dạng tộc người, đa tôn giáo, giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược trọng yếu, từ lâu Nam Bộ đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài, nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực đã được công bố, nhưng cho đến nay vẫn thiếu một công trình có tầm vóc, quy mô lớn nghiên cứu toàn diện, liên ngành để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều cạnh về vùng đất phương Nam này. Để đáp ứng yêu cầu đó, chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai từ năm 2008. Từ những đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản này, Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ hợp lại thành báo cáo tổng quan Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá đây là chương trình khoa học và công nghệ xuất sắc năm 2011. Mặc dù công trình được đánh giá cao, nhưng khi xuất bản thành sách, các tác giả phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm - đến giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Sau khi tiếp nhận bản thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã huy động một đội ngũ đông đảo biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, tổ chức biên tập, đọc duyệt, thiết kế makét, trình bày trong hơn một năm để công trình khoa học lớn này lần đầu tiên đến tay bạn đọc vào cuối năm 2016 đầu năm 2017. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó Ban Chủ nhiệm đề án và chủ biên của từng đề tài là các chuyên gia hàng đầu trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy vậy, ở một vài chương trong bộ tổng quan hoặc từng đề tài, chất lượng nghiên cứu và hàm lượng khoa học không giống nhau, có chương, có tập chưa được như kỳ vọng hoặc yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Tất nhiên mỗi đề tài khoa học là công trình độc lập, nhưng khi đặt trong một chỉnh thể thì có đề tài không tránh được sơ lược, dàn trải; có đề tài có một số nội dung đã được trình bày ở các đề tài khác. Vì vậy, Nhà xuất bản đã thống LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 nhất với chủ biên đề nghị các tác giả bổ sung, nâng cấp hoặc cắt bỏ những trùng lặp để bộ sách tuân thủ nghiêm ngặt sự thống nhất trong chỉnh thể. Bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm bộ tổng quan, rút gọn: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, 2 tập và một bộ chuyên khảo sâu gồm 10 tập, nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Khi triển khai nghiên cứu, tên đề án và tên từng đề tài khoa học rất cụ thể và thường khá dài, nhưng khi xuất bản, Nhà xuất bản đã trao đổi với chủ biên thống nhất bộ sách có tên chung là Vùng đất Nam Bộ. Riêng bộ tổng quan Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, ngoài Chương mở đầu và Chương kết có 10 chương nội dung, được kết cấu hoàn chỉnh. Nhưng với dung lượng 1.500 trang sách rất khó dung nạp trong một cuốn sách, cho nên chúng tôi chia thành hai tập: tập I gồm Chương mở đầu và sáu chương nội dung, tập II gồm bốn chương nội dung và Chương kết. Riêng Chương kết, các tác giả dành mục cuối cùng để trình bày đề xuất, kiến nghị của Ban Chủ nhiệm đề án với Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh đạo, quản lý, chúng tôi tách ra làm phần Phụ lục đặt ở cuối sách. Như vậy kết quả nghiên cứu của đề án được công bố thành các cuốn sách sau đây: - Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, gồm 2 tập, GS. Phan Huy Lê chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII, GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt đồng tác giả. - Vùng đất Nam Bộ, tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, GS. TS. Nguyễn Văn Kim chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS. TS. Đoàn Minh Huấn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VI: Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS. TS. Trần Đức Cường chủ biên. 8 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 - Vùng đất Nam Bộ, tập VII: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa, GS. TS. Ngô Văn Lệ chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VIII: Thiết chế quản lý xã hội, PGS. TS. Vũ Văn Quân chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IX: Tộc người và quan hệ tộc người, TS. Võ Công Nguyện chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập X: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, PGS. TS. Võ Văn Sen chủ biên. Về mặt xuất bản, bộ sách được biên tập, thiết kế, trình bày thống nhất trong từng tập và trong cả bộ sách, được in ấn đẹp, trang trọng. Xuất bản bộ sách này chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, đơn vị một khối lượng tri thức lớn, khá đầy đủ, toàn diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước. Bộ sách cũng cung cấp cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Các tác giả và Nhà xuất bản đã nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, biên soạn và biên tập - xuất bản, nhưng với khối lượng công việc đồ sộ, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 9 LỜI GIỚI THIỆU Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ là một đề án khoa học xã hội cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và nghiệm thu vào cuối năm 2011. Đề án gồm 11 đề tài: 1- Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ do TS. Trương Thị Kim Chuyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 2- Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII do GS. TSKH. Vũ Minh Giang, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 3- Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI do PGS. TS. Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 4- Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 5- Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 do PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I làm Chủ nhiệm. 6- Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 do PGS. TS. Trần Đức Cường, Viện Sử học Việt Nam làm Chủ nhiệm. 7- Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ do GS. TS. Ngô Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 10 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 8- Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ do PGS. TS. Vũ Văn Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 9- Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ - lịch sử và hiện trạng do TS. Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm Chủ nhiệm. 10- Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam do PGS. TS. Võ Văn Sen, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 11- Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về lịch sử vùng đất Nam Bộ do PGS. TS. Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của các đề tài được tổng hợp trong một công trình mang tên Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, làm Chủ biên. Công trình có một số đề tài nghiên cứu về quá trình lịch sử, nhưng không đơn thuần là lịch sử Nam Bộ. Cùng với các lớp cắt lịch đại theo tiến trình lịch sử, còn có những nghiên cứu trên một số lĩnh vực cơ bản về điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về quá trình xác lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt... Trong một số đề tài lịch sử cũng có những yêu cầu làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng như đề tài số 2 với yêu cầu nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đề tài số 4 có yêu cầu nghiên cứu sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, đề án xác lập một nhận thức mới coi lịch sử vùng đất Nam Bộ không phải bắt đầu khi người Việt vào khai phá từ thế kỷ XVII mà phải ngược về quá khứ xa xưa từ khi con người xuất hiện trên vùng đất phương Nam này. Vùng đất Nam Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu dưới góc độ của nhiều chuyên ngành từ địa chất, địa lý đến khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học và sử học. Đề án một mặt tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, mặt khác nghiên cứu thêm một số nội dung cần thiết nhằm tạo ra một nhận thức tổng hợp về toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam này. LỜI GIỚI THIỆU 11 Đó là cơ sở khoa học để hiểu biết và lý giải những nét độc đáo của không gian lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ với những trầm tích của nhiều thời kỳ lịch sử, những biến đổi trong cấu trúc tộc người, vai trò và cống hiến của các lớp cư dân - tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này, những đặc trưng về văn hóa, phong cách, lối sống của con người Nam Bộ, quá trình hội nhập của vùng đất Nam Bộ vào lãnh thổ của nước Đại Việt từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến ngày nay. Tham gia đề án có hơn một trăm nhà khoa học thuộc một số viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số khoa và viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các nhà khoa học tham gia dưới nhiều phương thức như trực tiếp biên soạn, nghiên cứu chuyên đề, điều tra khảo sát điền dã, tham luận trong các hội thảo khoa học. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ba hội thảo khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam (năm 2004), Vùng đất Nam Bộ cho đến cuối thế kỷ XIX (năm 2006), Nam Bộ thời cận đại (năm 2008). Trong quá trình triển khai đề án, Ban chủ nhiệm đề án cùng chủ nhiệm các đề tài còn tổ chức một số hội thảo trao đổi về lịch sử nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản của đề án như tiến trình lịch sử xã hội, bản sắc văn hóa xã hội. Các bài tham luận trong những hội thảo này đã được Nhà xuất bản Thế giới biên tập và in thành sáu tập kỷ yếu1. Kết quả nghiên cứu của Đề án được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập rất công phu và công bố thành một bộ sách mang tên chung Vùng đất Nam Bộ gồm 11 tập sách. Riêng tập Tổng quan là Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển dày đến 1.500 trang 1. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, 2008; Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, 2008; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, 2009; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, 2009; Mấy vấn đề tiến trình lịch sử xã hội, 2011; Mấy vấn đề bản sắc văn hóa xã hội, 2011. 12 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 chia làm hai tập. So với nội dung của các đề tài có yêu cầu thống nhất lại tên từng tập và sắp xếp lại một số nội dung để tránh trùng lặp. Cách phân tập và bố cục này đã được nói rõ trong Lời Nhà xuất bản. Tập thể các tác giả đã rất cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu nhưng trước một đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát nhiều nội dung phong phú, trong đó có những vấn đề mới đang nghiên cứu và thảo luận nên khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của bạn đọc. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề án, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã dày công biên tập và xuất bản toàn bộ công trình khoa học này. Hà Nội, mùa Hè năm 2016 GS. Phan Huy Lê 13 Chương I NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX A- NAM BỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CHỐNG LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC (1859 - 1867) I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TRƯỚC CUỘC XÂM LƯỢC VŨ TRANG CỦA LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA Ở NAM KỲ 1. Bối cảnh thế giới và khu vực a- Chủ nghĩa thực dân phương Tây với quá trình xâm chiếm thuộc địa Từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, những phát kiến lớn về địa lý đã “báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - hai nước đầu tiên ở châu Âu mở màn cho thời kỳ xâm chiếm thuộc địa trên những vùng đất ngoài châu Âu. Đối với những vùng đất mà các tộc người bản địa còn trong giai đoạn tiền nhà nước ở châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, công cuộc thực dân của phương Tây được tiến hành bằng kết hợp xâm chiếm đất đai, cấu trúc lại lãnh thổ truyền thống với di dân, truyền giáo (Kitô giáo), đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chồng xếp lên phương thức sản xuất cổ truyền. Điều đó đã định hình nên các thuộc địa di dân. Đối với những vùng đất đã xuất hiện giai cấp và hình thành nhà nước với trình độ văn minh phát triển, tuy các nước tư bản châu Âu không thực hiện di dân, nhưng cũng biến thành thuộc địa hoặc 14 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 phụ thuộc, tước đoạt các quyền dân tộc cơ bản, phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các đế chế, phân ranh lãnh thổ giữa các quốc gia. Việc khai thác thuộc địa ở châu Mỹ và phương Đông trong thế kỷ XVI đã giúp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở nên giàu mạnh; các trung tâm thương mại quốc tế dịch chuyển từ ven Địa Trung Hải tới các hải cảng Tây Âu bên bờ Đại Tây Dương, củng cố chủ nghĩa tư bản thương nghiệp ở giai đoạn ban đầu của nó. Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, giai cấp tư sản lần lượt thắng thế ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh rồi lan sang các nước tư bản khác, thương nghiệp phát triển nhanh và mạnh, khoa học - kỹ thuật đạt được nhiều tiến bộ. Từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tư bản chủ nghĩa, vấn đề cung ứng nguyên liệu và thị trường trở nên bức thiết, càng thúc đẩy công cuộc mở rộng xâm chiếm thuộc địa. Tư bản phương Tây tranh đua tràn sang phương Đông tìm kiếm thị trường không chỉ để tiêu thụ hàng hóa, mà cả đầu tư và khai thác nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chính quốc trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Đến trước những năm 70 của thế kỷ XIX, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp là những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, được tiến hành ráo riết ở châu Á và châu Phi. Trong thời gian ngắn, hệ thống thuộc địa của Pháp được mở rộng nhanh chóng, chỉ đứng sau thực dân Anh. Sau chiến thắng trước Thụy Điển (năm 1721), nước Nga tuyên bố thành lập đế quốc và bắt đầu tham gia tranh giành thuộc địa. Như vậy, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản lên giai đoạn đế quốc gắn liền với quá trình thực dân ở các châu lục ngoài châu Âu. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thời kỳ phát kiến địa lý (cuối thế kỷ XV) đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của Anh, của Pháp,... thì đến cuối thế kỷ XIX, hầu như trên trái đất không còn vùng “đất trống” nào nằm ngoài sự thôn tính, thống trị hoặc ảnh hưởng dưới những hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản phương Tây. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 15 b- Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây Trước làn sóng thôn tính ào ạt của chủ nghĩa tư bản phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự tối tân hơn, hầu hết các nước châu Á lần lượt trở thành thuộc địa và phụ thuộc: Philíppin trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha; Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai rơi vào tay thực dân Anh; Inđônêxia bị thực dân Hà Lan thôn tính...; còn một số nước đối diện với tham vọng của chủ nghĩa đế quốc, trong đó, đáng chú ý là Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Xiêm,... Hoàn cảnh mỗi nước khác nhau nhưng tất cả cùng đứng trước thách thức, nguy cơ mất độc lập, chủ quyền dân tộc. Do chính sách “bế quan tỏa cảng”, Trung Quốc dưới triều đại Mãn Thanh ngày càng lạc hậu với thế giới bên ngoài cả về kinh tế, quân sự. Đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành miếng mồi cho tư bản phương Tây, đặc biệt là Anh, Pháp, Mỹ. Trước sức ép của chủ nghĩa thực dân và nỗi lo sợ phong trào nổi dậy của quần chúng nông dân, triều đình Mãn Thanh ngày càng câu kết chặt chẽ với đế quốc để bảo vệ quyền lợi của mình và trấn áp làn sóng đấu tranh của nhân dân. Các nước đế quốc lợi dụng tình hình đó để mở rộng việc thâm nhập và chia cắt Trung Quốc. Sự hèn nhát và ích kỷ của triều đình Mãn Thanh là nguyên nhân chủ yếu đưa Trung Quốc rơi vào tình trạng phụ thuộc tư bản phương Tây. Từ sau Chiến tranh Nha phiến (1839-1842), triều đình Mãn Thanh buộc phải nhượng bộ, ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản Âu - Mỹ, chấp nhận số phận một nước lệ thuộc. Giữa thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu nhòm ngó Xiêm - một quốc gia có đường biên giới dài với các thuộc địa của Anh. Điều kiện để đánh Xiêm chưa chín muồi nên người Anh tìm cách xâm nhập bằng con đường ngoại giao. Năm 1855, phái đoàn Anh do Toàn quyền Anh ở Hương Cảng là Baorinh dẫn đầu đến Băng Cốc. Vì sợ xảy ra một 16 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 cuộc xung đột quân sự khi so sánh lực lượng bất cân xứng, vua Xiêm là Môngkút (Rama IV, 1851-1868) đã ký với Anh hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (tháng 4-1855). Năm 1856, Xiêm cũng ký một hiệp ước tương tự như thế với Mỹ và Pháp; năm 1858, ký với Đan Mạch rồi lần lượt với Bồ Đào Nha, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Ý, Bỉ,... Chủ đích của triều đình phong kiến Xiêm là lợi dụng sự có mặt của nhiều nước tư bản ở Xiêm để kiềm chế nhau, nhờ đó giúp Xiêm tránh rơi vào tình trạng một nước thuộc địa. Xiêm trên danh nghĩa vẫn giữ được độc lập về chính trị, nhưng trên thực tế lại phụ thuộc về tài chính và ngoại giao. Những cải cách mang tính chất tư sản của Rama V (1868-1910) có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, làm cho vương quốc Xiêm không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Mặc dù duy trì được nền độc lập về hình thức, nhưng Xiêm vẫn phải đấu tranh chống lại sự khống chế của các nước đế quốc. Đến giữa thế kỷ XIX, các nước Âu - Mỹ buộc Nhật Bản phải ký các hiệp ước bất bình đẳng. Nhưng từ những năm 1860, Chính phủ Minh Trị đã khởi xướng cuộc cải cách quan trọng. Duy Tân Minh Trị là một cuộc cải cách khá toàn diện, bao gồm các mặt chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là kinh tế - xã hội. Mục tiêu của Thiên hoàng Minh Trị là bảo vệ độc lập quốc gia và từng bước tiến lên bình đẳng với các nước phương Tây. Cải cách Minh Trị đã làm cho Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu được hiện đại hóa, trở thành một nước công nghiệp, tạo cơ sở cho nước Nhật từng bước thoát khỏi tình trạng bị phụ thuộc tư bản phương Tây và hội nhập vào hàng ngũ các nước tư bản đế quốc. Đến cuối thế kỷ XIX, không một vùng đất nào ở châu Á không phải đối diện với họa thực dân của tư bản châu Âu. Hầu hết các nước đã bị xâm chiếm, hoặc một số nhỏ còn lại cũng bị lệ thuộc ở các mức độ và hình thức khác nhau. Song, dường như việc mất nước CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 17 hoàn toàn vào tay thực dân phương Tây không hẳn là tất yếu đối với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhật Bản với cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã làm nên kỳ tích trong lịch sử châu Á: giữ được nền độc lập, trở thành một nước tư bản công nghiệp, từng bước đứng vào hàng ngũ đế quốc. Một số ít nước khác không bị mất độc lập hoàn toàn nhờ điều kiện lịch sử cụ thể cùng với chính sách nội trị và đối ngoại khôn khéo. 2. Việt Nam trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp a- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX Nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta diễn ra khá phức tạp, đan xen cả sự phát triển và phản phát triển, tiến bộ và thoái bộ,... Về kinh tế: Nhà Nguyễn tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất phong kiến, bóp nghẹt mầm mống của lực lượng sản xuất mới đang manh nha. Chế độ sở hữu ruộng đất nhà nước, nền tảng của chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam, trong quá trình chuyển từ thịnh đạt sang suy yếu đã bị thu hẹp. Sở hữu ruộng đất tư nhân, nhất là của giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng xâm lấn vào ruộng đất công của thôn xã và của nhà nước. Nghĩa vụ đối với nhà nước cùng với bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân ngày càng nặng nề. Các ngành sản xuất thủ công nghiệp phát triển cầm chừng, không đạt mức vượt trội rõ rệt so với trước. Không có một chính sách mới đáng kể nào của nhà nước được đề ra đối với sản xuất thủ công nghiệp. Các chính sách cũ về thuế sản xuất, thuế vận tải và thuế buôn bán vẫn được duy trì một cách cố hữu. Bên cạnh đó còn có các lệnh cấm, lệnh thu mua sản phẩm, lệnh độc quyền buôn bán của nhà nước... làm cho các phường nghề, làng nghề khó duy trì và phát triển ổn định. Thương nghiệp sút kém một cách rõ rệt do chính sách “trọng nông ức thương”, hạn chế buôn bán với các nước tư bản phương Tây 18 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 của nhà Nguyễn. Chính sách “bế quan tỏa cảng”1 của triều Nguyễn đã làm cho việc buôn bán với nước ngoài sa sút rõ rệt; thuế cửa quan, trước có 60 sở, đến năm 1851 chỉ còn 21 sở. Một số thương cảng trước kia buôn bán rất phồn thịnh nhưng đến đầu thế kỷ XIX trở nên sa sút, tiêu điều. Nhà Nguyễn đã không tận dụng được cơ hội để thúc đẩy ngoại thương phát triển, hội nhập với thế giới để chấn hưng đất nước và giữ vững nền độc lập dân tộc. Chính sách kinh tế lạc hậu, trong đó tiêu cực nhất là thái độ coi thường công - thương nghiệp. Thêm vào đó, để đối phó với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa, một giải pháp hết sức tiêu cực, cả về chính trị lẫn kinh tế. Các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh, phát triển tự nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu cầu khách quan, đều bị bóp nghẹt. Kinh tế hàng hóa bị kìm hãm. Tài chính quốc gia ngày một eo hẹp. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Về chính trị: Với sự thành lập vương triều Nguyễn vào năm 1802, đất nước được đặt dưới sự quản lý thống nhất của một chính quyền trung ương tập quyền duy nhất. Một cơ cấu hành chính quy củ hơn được xây dựng nhờ quá trình cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh. Tuy nhiên, ngay từ khi Gia Long mới lên ngôi, vương triều Nguyễn đã thiết lập một bộ máy nhà nước phong kiến chuyên chế tập quyền cao độ, phục hưng Nho giáo, thực hiện nhiều chính sách cai trị hà khắc - được thể hiện rõ trong Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt luật lệ) - năm 1815. Về quân sự: Thiết chế quân chủ tập quyền với các biện pháp cai trị mang tính hành chính - quân sự, tình trạng bất ổn xã hội vào đầu thế kỷ XIX và gần như không được khắc phục trong những năm sau đó cùng nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài... đã buộc nhà Nguyễn phải tăng cường về quân sự. Về số lượng, quân số vào cuối thời Gia Long (1820) là hơn 204.220 người, đến cuối thời Minh Mệnh (1840) là 212.990 người. 1. Bế quan tỏa cảng: Đóng cửa, không thông thương với nước ngoài. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 19 Quân đội thời Nguyễn bao gồm đầy đủ các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo binh. Vào năm 1819, thủy binh có 2.530 chiến thuyền với vài vạn quân1. Để tăng thêm sức mạnh của quân đội, nhà Nguyễn mua súng của nước ngoài và đúc thêm súng ở trong nước; chế tạo được một số vũ khí mới như các loại hỏa cầu (hỏa cầu nghìn hạt châu; hỏa cầu sấm sét, hỏa cầu đạn lửa), “thang bay” dùng để đánh thành, “phục địa lôi”, cải tiến thuyền chiến và đại bác. Dù đã cố gắng tăng cường năng lực nhưng trình độ quân sự của nhà Nguyễn còn rất lạc hậu so với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật của phương Tây. Gươm, giáo, cung tên, súng hỏa mai vẫn là vũ khí chủ yếu. Việc mua súng ở nước ngoài và chế tạo súng trong nước vẫn theo kiểu cũ. Trang bị của bộ binh phần lớn vẫn là gươm, giáo, mã tấu và lấy hệ thống thành luỹ làm chỗ dựa trong phòng thủ. Ngoài việc trang bị thô sơ, lạc hậu, triều Nguyễn vẫn theo tư duy quân sự cũ là giữ lối đánh phòng ngự, đánh cố thủ trong thành... Trình độ kỹ thuật, phương tiện, tư duy quân sự tỏ ra không đủ năng lực quốc phòng trước các vũ khí tầm xa có sức công phá lớn cũng như các tiến bộ kỹ thuật, tư duy quân sự hiện đại của chủ nghĩa tư bản phương Tây trong chiến tranh chống xâm lược. Điều quan trọng hơn cả là dưới thời vương triều Nguyễn, lòng dân không được quy tụ, sức dân không được khai thác mạnh mẽ như các triều đại trước. Sử nhà Nguyễn liên tục chép về hiện tượng binh lính bỏ trốn. Thêm vào đó, các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổ ra, quân đội bị điều động đi đàn áp nhân dân, tinh thần bị sa sút nghiêm trọng. Về xã hội: Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX luôn trong tình trạng bất ổn và ngày càng căng thẳng. Vương triều Nguyễn được xác lập không phải để đối phó với nguy cơ bị xâm lược, cũng không phải là thành quả của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nên khó quy 1. C.Maybon: Histoire moderne du pays d’Annam (1852 - 1820) étude sur les premiers rapports des Européens et des Annamites et sur L’établissenent de la dyastie Annamite des Nguyen, Plon-Norritet Cie, Paris, 1920, p.370. 20 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 tụ lòng dân. Ngay từ đầu, mâu thuẫn giữa triều Nguyễn với các tầng lớp nhân dân đã diễn ra gay gắt. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, có hơn 500 cuộc nổi dậy chống nhà nước phong kiến từ Bắc chí Nam được Quốc sử quán triều Nguyễn chép lại. Trong phần lớn các cuộc nổi dậy, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đã thẳng tay đàn áp phong trào nông dân hoặc các tập đoàn phong kiến khác có ý đồ cát cứ. Điều đó đã làm suy giảm sức mạnh dân tộc trong giai đoạn tiền thực dân, khi đất nước phải đối phó với sự xâm lược của tư bản phương Tây. Song song với việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa, các vua triều Nguyễn còn thực hiện chính sách cấm đạo Kitô ngày càng quyết liệt (với các sắc chỉ cấm đạo ban hành vào năm 1825, 1833 và 1851...) bằng những biện pháp cứng rắn. Đây chính là cái cớ để vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với lý do triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán. Về ngoại giao: Vào nửa đầu thế kỷ XIX, đứng trước nhiều thách thức trong quan hệ quốc tế, nhà Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách đối ngoại tiêu cực: Đối với nhà Thanh, nhà Nguyễn chấp nhận “phong vương” về mặt hình thức, củng cố độc lập về mặt thực chất. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long lập tức sai sứ sang nhà Thanh xin “phong vương”. Những sứ đoàn nhà Nguyễn đều đặn ba năm một lần sang nhà Thanh triều cống, hoặc báo tin vua mất, xin phong vương cho vua mới hay giải quyết các xung đột biên giới và nhiều quan hệ khác. Đối với Ai Lao, vốn là quốc gia tập hợp của nhiều tiểu quốc nằm kẹp giữa hai thế lực mạnh là Xiêm và Việt Nam cạnh tranh lẫn nhau, cả triều đình Xiêm và triều Nguyễn đều tìm cách gây ảnh hưởng lên Ai Lao để tạo “phên dậu” cho mình. Từ thời Gia Long, một số quan lại cao cấp ở Bắc Thành đã đề nghị đặt chức quan đại thần trấn thủ các xứ Ninh Biên và Trấn Biên. Đến thời Minh Mạng, ảnh hưởng của nhà Nguyễn đối với Ai Lao được tăng cường thêm một bước. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 21 Đối với Cao Miên, sau nhiều biến động cuối thế kỷ XVIII, đến năm 1807 triều đình Cao Miên trở lại xin thần phục nhà Nguyễn, chấp nhận định kỳ ba năm tiến cống một lần. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến ngày một phức tạp. Nhằm bảo đảm an ninh cho vùng lãnh thổ cực nam của đất nước, nhà Nguyễn chủ trương tăng cường ảnh hưởng đối với Cao Miên bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhằm hình thành thế cân bằng quyền lực khu vực trong “mối quan hệ tay ba” giữa Việt Nam - Cao Miên - Xiêm. Đối với các nước phương Tây, chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn thể hiện rõ tính bảo thủ, bị động, khép kín, bỏ lỡ những cơ hội hội nhập thế giới, phát triển thương mại và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến của phương Tây. Trong khoảng thời gian trị vì của Gia Long, tàu buôn Pháp vẫn được phép ra vào một số thương cảng của Việt Nam, có phần được ưu ái hơn so với tàu buôn các nước khác. Đến thời Minh Mệnh, quan hệ chính thức Việt - Pháp bị cắt đứt sau khi Chaigneau, Vannier - hai giáo sĩ đại diện người Pháp - trở về nước. Minh Mệnh khước từ các chuyến viếng thăm của đại diện Pháp. Năm 1825, một đại diện của Pháp là Bá tước De Bougainville tới Đà Nẵng mang theo quốc thư và đề nghị thông thương nhưng không được chấp nhận. Năm 1831, vua Louis Philippe lại cử đại diện đến nhưng vẫn không có kết quả. Năm 1804, một phái đoàn Anh được cử tới Việt Nam đề nghị lập một thương điếm ở Đà Nẵng nhưng bị Gia Long từ chối. Người Anh còn đến vài ba lần nữa nhưng đều không được chào đón. Vào đầu thời Minh Mệnh, người Anh tiếp tục có các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt một thỏa thuận chính thức, trước hết là về thương mại, nhưng cũng không có kết quả. Người Mỹ cũng sớm đặt chân đến Việt Nam và mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1820, Thiếu tá John White đến Gia Định và tiếp kiến với quan Phó Tổng trấn Gia Định thành. Năm 1832, đại diện của Chính phủ Mỹ là Edmund Roberts đến Việt Nam trình quốc thư nhưng Minh Mệnh từ chối không tiếp đón. Năm 1836, Edmund Roberts mang theo quốc thư trở lại, Minh Mệnh sai đại diện đến Sơn Trà (Đà Nẵng) 22 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 tiếp nhưng không thành vì Edmund Roberts bị bệnh nặng đã quay trở lại Ma Cao (Trung Quốc), 20 ngày sau thì mất. Một cơ hội ngoại giao bị bỏ lỡ. Với một số nước phương Tây khác, thái độ của nhà Nguyễn nhìn chung vẫn là cự tuyệt quan hệ bang giao chính thức. Trong bối cảnh đất nước nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra khá phức tạp thì ở Nam Bộ - nơi khởi nghiệp của triều Nguyễn - cũng có những biến đổi nhất định. Nam Bộ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình Nguyễn Ánh dấy nghiệp chống nhà Tây Sơn, thiết lập nên vương triều Nguyễn. Do đó, sau khi lên ngôi, Gia Long cũng như các vị vua kế tiếp đặc biệt quan tâm đến Nam Bộ. Cùng với quá trình kiện toàn hệ thống hành chính các cấp, tại Nam Bộ, việc xây dựng các thành trì, trấn lỵ - nơi đặt bộ máy cai trị trong thời Gia Long - được đẩy mạnh. Ở dọc tuyến biên giới (cả đường bộ lẫn ven biển), nhà Nguyễn cho lập nhiều đồn, thủ sở có binh lính đóng giữ. Triều Nguyễn còn rất chú trọng đến việc khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở Nam Bộ. Nhiều kênh rạch được đào mới hoặc nạo vét mở rộng như kênh An Thông (năm 1819), kênh Vĩnh Tế (năm 1824), kênh Lợi Tế (năm 1829). Hệ thống đường bộ cũng được mở thêm hoặc sửa chữa, nhất là ở miền Đông. Con đường từ Bến Nghé đi về phía tây qua Xỉ Khê, đến Cao Miên dài 439 dặm được mở vào năm 1815. Ngoài ra, còn có con đường Bến Nghé xuống phía nam, qua sông Vàm Cỏ đến Giồng Triệu (Định Tường). Giao thông thuận lợi nên việc buôn bán giữa các tiểu vùng ở Nam Bộ diễn ra rất nhộn nhịp, đặc biệt là các mặt hàng nông phẩm và hàng hóa từ nguồn lợi tự nhiên1. Tuy nhiên, với chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn, việc giao thương buôn bán của các thuyền buôn nước ngoài với vùng đất 1. Theo Gia Định Thành thông chí thì đầu thế kỷ XIX, ở các trấn thuộc Nam Kỳ đều có nhiều chợ lớn như chợ phố Bến Thành, chợ Cây Đa, chợ phố Lịch Tân, chợ Điều Khiển, chợ Nguyễn Thực, chợ Tân Cảnh; phố lớn Nông Nại, chợ Bến Cá, chợ Băng Bọt,... Còn theo Đại Nam nhất thống chí, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, ở Nam Kỳ có đến 83 chợ lớn, nhỏ. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 23 Nam Kỳ bị kiểm soát chặt chẽ và ngày càng trở nên hạn chế. Dưới triều Gia Long, thuyền buôn nước ngoài không phân biệt của Trung Quốc hay các nước phương Tây đều có thể đến buôn bán tại các cảng ở Nam Bộ với điều kiện phải đến Hội An hay Đà Nẵng làm thủ tục. Từ thời Minh Mệnh trở đi, tàu buôn Tây phương và hầu hết các nước Đông Nam Á không còn được phép đến Nam Kỳ. Tình hình chính trị - xã hội ở Nam Kỳ trong nửa đầu thế kỷ XIX luôn biến động. Dưới thời Minh Mệnh, Lê Văn Khôi cầm đầu cuộc nổi dậy đánh chiếm thành Phiên An (Sài Gòn) và nhanh chóng lan khắp 6 tỉnh Nam Kỳ (1833-1835). Đầu thời Thiệu Trị, đáng chú ý là các cuộc nổi dậy ở Lạc Hóa (tỉnh Vĩnh Long), ở Ba Xuyên (tỉnh Hậu Giang), ở Thất Sơn (tỉnh An Giang) và ở Hà Âm, Hà Dương (tỉnh Kiên Giang). Chân Lạp được sự giúp đỡ của Xiêm thường xuyên tiến đánh các địa phương ở Nam Kỳ. Các cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ đã làm cho nhà Nguyễn phải đối phó rất khó khăn, vất vả trong nhiều năm, gây không ít thiệt hại. Nhiều địa phương bị tàn phá, đồng ruộng bỏ hoang, giao thương buôn bán giữa các vùng bị ngăn trở. Rõ ràng, tình hình Việt Nam nói chung, Nam Kỳ nói riêng dưới triều Nguyễn bộc lộ nhiều bất lợi cho quốc phòng. Trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân phương Tây đang đến rất gần, khả năng huy động đến mức cao nhất sức mạnh để chiến thắng rất khó khăn. b- Vương triều Nguyễn trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp Trong cuộc chiến tranh chống lại Tây Sơn, khôi phục vương quyền dòng họ, Nguyễn Ánh đã tranh thủ sự ủng hộ của tư bản Pháp thông qua vai trò của các giáo sĩ. Năm 1782, một bản quyết nghị gồm 14 điểm của Hội đồng Vương quốc Đàng Trong với nội dung thể hiện việc cầu cứu nước Pháp của Nguyễn Ánh được trao cho Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pingeau de Béhaine), đưa tới Hiệp ước “Liên minh tấn công và phòng thủ” được ký kết tại Versailles (còn gọi là Hiệp ước Versailles) vào ngày 28-11-1787. Theo Hiệp ước Versailles, Nguyễn Ánh cam kết nhượng hẳn cho nước Pháp quyền sở hữu cảng Hội An, đảo Côn Lôn, 24 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 cho Pháp độc quyền buôn bán ở Việt Nam, cam kết gửi binh lính, lương thực, tàu chiến và mọi trang bị khi Pháp đánh nhau với một nước khác. Đổi lại, chính quyền Pháp hứa giúp Nguyễn Ánh khôi phục lại đất đai cai trị, giúp 4 tàu chiến, 1.650 binh lính và vũ khí trang bị. Tuy Hiệp ước Versailles không được thực hiện nhưng Nguyễn Ánh vẫn nhận được sự giúp đỡ đáng kể của người Pháp nhờ vào tài xoay sở của Bá Đa Lộc. Họ là những sĩ quan và chuyên viên về các việc huấn luyện kỹ thuật, sử dụng vũ khí, xây thành lũy, tìm mua vũ khí của các công ty tư bản phương Tây ở Macao, Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ... Đó là một trong những cơ sở quan trọng giúp Nguyễn Ánh có thêm ngoại lực chiến thắng Tây Sơn. Việc Gia Long tranh thủ viện trợ của Pháp cũng là một cơ hội tốt cho Pháp ngày càng chú ý đến Việt Nam, tìm cách xâm nhập sâu bằng hai con đường truyền giáo và buôn bán để chờ khi có thời cơ thì xâm lược. Khi lập nên vương triều Nguyễn, những “ân tình”, công lao giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp nói riêng, tư bản Pháp nói chung còn sâu đậm, vì vậy, phương sách mà Gia Long sử dụng trong suốt thời gian trị vì là cố gắng giữ được mối quan hệ “hữu hảo” với Pháp trong khả năng cho phép. Nhà vua truy phong Bá Đa Lộc là Thái tử Thái phó Bí nhu quận công - cố vấn cả về chính trị và quân sự - dùng hàng chục cố vấn người Pháp mà chủ yếu là các giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo nước ngoài của Paris làm nhiệm vụ dịch sách, tài liệu cho triều đình, dạy học cho các hoàng tử, công chúa... Gia Long tỏ ra có sự khoan dung đối với Kitô giáo và chưa thực hiện chính sách cấm truyền giáo ở Việt Nam. Nhà vua còn cho phép Pháp thiết lập Tòa lãnh sự quán ở Huế vào năm 1805 cùng với việc thành lập nhà Công quán để khoản tiếp các thương gia phương Tây. Điều đó đã làm cho quan hệ giữa triều Nguyễn với nước Pháp thời Gia Long còn giữ được hòa khí, tương đối thân thiện. Bên cạnh đó, cũng dễ thấy tính thận trọng trong chính sách ngoại giao với Pháp của chính quyền Gia Long nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp của Pháp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gia Long dần giới hạn quan hệ với Pháp trong phạm vi buôn bán thương mại. Năm 1817, chiến hạm Cybèle cập bến Đà Nẵng và liên lạc với những đại diện Pháp CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 25 ở Huế (Chaigneau và Vannier), nhờ vận động để được tiếp kiến với Gia Long nhưng Gia Long lấy cớ phái viên nước Pháp không có quốc thư nên không cho gặp. Chính sách đối ngoại “hai mặt” của Gia Long trong những năm trị vì thực chất là nhằm tìm kế hoãn binh. Việc chọn Hoàng tử Đảm làm người kế vị ngôi vua thay cho Hoàng tử Cảnh là bằng chứng xác thực cho ý muốn đoạn tuyệt của Gia Long đối với thực dân Pháp. Sau khi Gia Long mất, trước ý đồ xâm lược Việt Nam của Pháp ngày càng bộc lộ rõ nét, Minh Mệnh một mặt chủ trương hạn chế và ngăn chặn sự xâm nhập của thực dân Pháp, mặt khác tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Năm 1819, Chaigneau về nước và đến năm 1821 trở lại Việt Nam với tư cách là quan chức lãnh sự của nước Pháp trình quốc thư yêu cầu thông thương với Việt Nam. Minh Mệnh đã đón tiếp Chaigneau trọng thị nhưng từ chối việc ký kết một hiệp ước thương mại. Từ năm 1825, thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Hoạt động truyền giáo đã làm cho quan hệ giữa Minh Mệnh và Pháp ngày càng trở nên căng thẳng. Trong thời gian Minh Mệnh trị vì, một loạt các chỉ dụ cấm đạo được ban hành, một số giáo sĩ bị giết. Minh Mệnh còn ra lệnh cho các quan lại địa phương tăng cường kiểm soát các vùng duyên hải để đề phòng các hoạt động truyền đạo của giáo sĩ. Năm 1830, Minh Mệnh ra lệnh đóng cửa Tòa lãnh sự Pháp. Hàng loạt chính sách cứng rắn của Minh Mệnh đã dẫn tới mối quan hệ giữa triều Nguyễn với Pháp trở nên băng giá. Dẫu rằng vào năm 1840, Minh Mệnh tìm cách cải thiện mối quan hệ bằng việc cử phái bộ bốn người đến Paris để điều đình và bàn việc ký hiệp ước thương mại, song sự việc không thành. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, tình hình quốc tế đã chuyển biến theo chiều hướng mới rất bất lợi cho quan hệ giữa Việt Nam với Pháp. Áp lực của phương Tây ngày càng lớn. Trong khi đó tại Việt Nam, hoạt động truyền đạo được các giáo sĩ người Pháp tiếp tục đẩy mạnh, gây nguy hại đến an ninh đất nước. Đứng trước tình hình này, Thiệu Trị càng kiên trì triệt để thực thi, chính sách cấm người ngoại quốc vào giảng đạo, đồng 26 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 thời tiến hành phòng bị những nơi hiểm yếu như Hải Phòng, Thị Nại, Côn Lôn và Phú Quốc. Yêu cầu xin thông thương của Pháp vào các năm 1841, 1845 đều bị triều đình nhà Nguyễn khước từ. Năm 1847, Tự Đức lên ngôi. Bên cạnh việc cắt đứt mọi quan hệ thông thương với Pháp, Tự Đức còn ban hành một loạt chỉ dụ cấm đạo vào các năm 1848, 1851 và 1857. Tự Đức hy vọng sẽ ngăn chặn được hành động tái can thiệp của Pháp, song thực tế lại diễn ra ngược lại. Một loạt hành động đe dọa và can thiệp của Pháp trong các năm 1851, 1856 và 1857 đã đặt Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược. Sai lầm của các vua triều Nguyễn là biện pháp bảo vệ chủ quyền không thích hợp, thiếu sáng suốt, lại đặt quyền lợi vương quyền lên trên chủ quyền đất nước và lợi ích dân tộc. Điều này thể hiện ở chỗ nhà Nguyễn đã thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” nhưng lại không tăng cường sức đề kháng dân tộc như Nhật Bản để đối chọi lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. “Bế quan tỏa cảng” của vương triều Nguyễn đã làm cho các nước phương Tây ngoài Pháp chuyển sang tìm kiếm ảnh hưởng ở nước khác nên nhà Nguyễn không thể thực hiện được chính sách “ngoại giao đánh đu” giữa các nước thực dân phương Tây giống như Xiêm để tranh thủ thời gian củng cố nội lực và từng bước thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng. Bên cạnh đó, chính sách “cấm đạo” đã tạo ra nguyên cớ trực tiếp cho thực dân Pháp lợi dụng vấn đề tôn giáo để tiến hành xâm lược vũ trang nước ta vào năm 1858. 3. Thực dân Pháp với quá trình tìm hiểu, chuẩn bị và bước đầu xâm lược Việt Nam Mưu đồ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có mầm mống từ lâu, ngay từ thế kỷ XVII khi những người Pháp đầu tiên đặt chân lên đất nước ta. Ban đầu, người Pháp lợi dụng hoạt động truyền giáo (Kitô giáo) như một công cụ thăm dò tình hình đất nước và tìm hiểu thị trường. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 27 Dưới danh nghĩa truyền đạo, các giáo sĩ trở thành người cộng tác với tư bản thực dân. Sau gần 30 năm hoạt động ở phương Đông, trong đó có 17 năm ở Việt Nam, đến năm 1645, Alexandre de Rhodes về La Mã trình với Giáo hoàng dự án thành lập ở Viễn Đông các tòa giám mục Pháp và hệ thống Công giáo bản xứ. Mấy năm sau, ông ta về Pháp vận động triều đình Pháp ủng hộ cho dự án của mình, đồng thời viết sách giới thiệu những điều thu lượm được sau những năm dài ở Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1664, Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp được thành lập ở Paris. Bên cạnh việc sử dụng Kitô giáo như một công cụ tìm hiểu, thăm dò, gây ảnh hưởng tại Việt Nam, thực dân Pháp còn kết hợp hoạt động của giáo sĩ với nhà buôn. Giám mục Palluy, người bề trên của Hội truyền giáo nước ngoài Pháp, đã thúc đẩy việc thành lập Công ty Đông Ấn của Pháp vào năm 1664. Giám mục F. Deydier được vua Louis XIV ủy quyền giao thiệp với vua Lê, chúa Trịnh để thiết lập thương điếm Pháp trên lưu vực sông Hồng. Giám mục Bérythe đến miền Bắc năm 1669 với danh nghĩa một nhân viên của Công ty Đông Ấn. Giám mục Edmond Bennetat xin chúa Nguyễn cho mở thương điếm ở Đàng Trong... Năm 1686, Verret, phái viên của Công ty Đông Ấn Pháp, báo cáo với Chính phủ Pháp rằng: “Chiếm được đảo Côn Lôn thì có lợi như chiếm được cả hai eo biển Sôngđơ và Malacca vậy”1. Năm 1737, Toàn quyền Pháp ở Pôngđisêri (thuộc Ấn Độ) trình với vua Pháp một dự án xâm nhập Đàng Ngoài. Năm 1748, Giám đốc Công ty Đông Ấn Pháp đề ra kế hoạch chiếm Cù Lao Chàm, gần cửa biển Hội An. Trong khi đang tiến hành ráo riết việc chuẩn bị lực lượng để xâm chiếm Việt Nam, đến giữa thế kỷ XVIII, mâu thuẫn giữa Anh - Pháp bùng nổ thành cuộc chiến tranh bảy năm (1756-1763). Pháp bị bại trận, mất các thuộc địa ở Canađa, Mississippi, Ấn Độ, vì thế càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông. Trong khi đó ở Việt Nam, từ năm 1771, 1. A. Thomazi: La conquête de l’Indochine (Cuộc chinh phục Đông Dương), Payot, Paris, 1934, p.14. 28 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 phong trào nông dân Tây Sơn dấy lên và phát triển như vũ bão. Thực dân Pháp nhận thấy cơ hội đã tới nhờ sự suy yếu trầm trọng của chế độ phong kiến chuyên chế Việt Nam. Giám mục Bá Đa Lộc là người đã chớp được cơ hội giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang nhằm chống lại phong trào Tây Sơn. Cuối năm 1784, Bá Đa Lộc đưa Nguyễn Phúc Cảnh (4 tuổi) - con trai trưởng của Nguyễn Ánh - sang Pháp cầu viện. Dù lúc đó, nền tài chính đang kiệt quệ, chính trường rối ren, cách mạng tư sản sắp bùng nổ, chiếc ngai vàng của vua Louis XVI cũng chông chênh, nhưng Pháp vẫn không bỏ lỡ cơ hội lớn để can thiệp, ràng buộc Việt Nam. Ngày 28-11-1787, Bá tước Montmorin đại diện cho vua Louis XVI và Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh đã ký kết một bản hiệp ước tại Versailles. Trong tình thế cách mạng Pháp năm 1789, Hiệp ước Versailles không được thực hiện, nhưng ý đồ xâm lược Việt Nam của Pháp không vì thế mà dừng lại. Đối với giai cấp tư sản Pháp, việc đánh chiếm Việt Nam là “một quốc sách đã được hết chính phủ này đến chính phủ khác đeo đuổi qua các cuộc cách mạng”1. Năm 1812, Napoléon I ra lệnh cho nghiên cứu lại Hiệp ước Versailles (1787) để tìm cớ can thiệp vào Việt Nam. Năm 1818, Louis XVIII cử phái đoàn sang Việt Nam yêu cầu Gia Long nhượng cho Pháp cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Năm 1819, Anh chiếm Singapore, sau đó cử sứ thần đến Huế yêu cầu mở cửa biển cho thương nhân Anh vào buôn bán (1822). Pháp đã bị Anh gạt ra khỏi Ấn Độ, không khỏi lo lắng sẽ bị mất thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thực dân Pháp càng ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Năm 1843, Thủ tướng Pháp Guizot tuyên bố nước Pháp cần có hai bảo đảm ở Viễn Đông là một căn cứ quân sự ở biển Trung Quốc và một thuộc địa ở gần Trung Quốc. 1. H.Galos: L’expédition de Cochinchine et la politique Francaise dans l’Extreme - Orient (Cuộc chinh phục xứ Nam Kỳ và chính sách ở Viễn Đông), Revue des deux Mondes, 1864, tr. 176. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 29 Đầu thế kỷ XIX, các giáo sĩ của Hội truyền giáo nước ngoài Pháp không dừng lại ở những hoạt động điều tra gián điệp như thế kỷ trước mà đã tiến thêm một bước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Họ ủng hộ một số viên đại thần đã vận động cho Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh nối ngôi Gia Long khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt với Minh Mệnh, kích động sự bất mãn của Hồng Bảo để gây ra vụ âm mưu bạo động chống Tự Đức (1848)1. Mưu đồ của họ là tìm “con bài” dự trữ cho Pháp, trước mắt là làm cho triều đình Huế thêm cô lập. Lợi dụng sự bất mãn của nhân dân với vương triều nhà Nguyễn, họ xen vào nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân mong gây ảnh hưởng trong quần chúng và đánh lạc hướng về những hành động chuẩn bị chiến tranh xâm lược của Pháp. Năm 1826, họ nhúng tay vào cuộc khởi nghĩa ở Bắc Thành; năm 1833-1836, thâm nhập vào khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở thành Gia Định... Hội truyền giáo nước ngoài có nhiều hành động kích động những giáo dân lạc hậu, gây mâu thuẫn giữa đồng bào theo Công giáo và đồng bào theo Phật giáo. Họ lừa gạt bằng thần quyền và ép buộc một số con chiên làm việc do thám, đồng thời xúi giục giáo dân vi phạm luật lệ của triều đình, tạo ra những vụ mất an ninh trật tự. Họ chủ trương làm ruỗng nát xã hội Việt Nam từ bên trong bằng cách gây chia rẽ trong nội bộ dân tộc, thủ tiêu tinh thần kháng chiến khi quân Pháp xâm lược. Rơi vào cái bẫy khiêu khích của thực dân Pháp, triều đình Huế ra các sắc chỉ “cấm đạo” (vào năm 1825, 1833 và 1851). Gián điệp Pháp đội lốt giáo sĩ lại nắm lấy cơ hội đẩy mạnh việc chia rẽ và khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc ta. Đồng thời với các hoạt động can thiệp, phá hoại về chính trị, thực dân Pháp còn tiến hành một cách có hệ thống những vụ khiêu khích về quân sự. Năm 1822, 1825, Pháp cho tàu chiến vào Đà Nẵng đòi triều đình Huế thả giáo sĩ bị bắt, đòi tự do buôn bán. Năm 1845, hai lần 1. Hồng Bảo là con trưởng của Thiệu Trị. Vì sự lục đục trong triều đình, sau khi Thiệu Trị chết, ngôi vua rơi vào tay Tự Đức, con thứ hai của Thiệu Trị. 30 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 tàu chiến Pháp vào thị uy ở cửa biển Đà Nẵng. Tháng 8-1847, hai tàu chiến Pháp vào Đà Nẵng, thuyền trưởng cùng giáo sĩ Pháp ngang nhiên đi thẳng vào công quán hăm dọa. Tháng 4-1847, tàu chiến Pháp lại vào Đà Nẵng bắn phá chiến thuyền của triều đình Huế. Cuộc cách mạng năm 1848 và đế chế thứ hai thành lập (1852) ở Pháp tuy có làm chậm kế hoạch xâm lược Việt Nam, nhưng công việc chuẩn bị xâm lược sau đó được thực dân Pháp tiến hành càng gấp rút hơn. Giữa thế kỷ XIX, khi các tàu chiến Pháp lảng vảng ở ven biển Việt Nam cũng là lúc các giáo sĩ Pháp như Giám mục Retord, Giám mục Pellerin, giáo sĩ E.Huc liên tục yêu cầu Napoléon III gấp rút hành động. Đầu năm 1857, Pháp thành lập Ủy ban nghiên cứu vấn đề Việt Nam và đưa ra quyết định gấp rút đánh chiếm Việt Nam. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho việc đẩy mạnh xâm lược Việt Nam vì chủ nghĩa tư bản phát triển đòi hỏi ngày càng cấp thiết về thị trường và nguyên liệu. Nền thống trị nước Pháp tạm thời ổn định và có một số dấu hiệu vững vàng để có thể tiến hành những cuộc viễn chinh ở các nơi. Napoléon III trông chờ vào những chiến thắng ngoài biên giới để củng cố địa vị, nâng cao uy tín của đế chế, vơ vét thêm nhiều của cải. Việt Nam có một vị trí quan trọng ở Viễn Đông, có thể làm bàn đạp tấn công Trung Quốc, nên Napoléon III quyết định tiến hành xâm lược Việt Nam bằng vũ lực. Napoléon III cử sứ thần đến Huế đòi ‘‘truyền đạo tự do, buôn bán tự do”. Bộ trưởng Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh, Mỹ xâm lược Trung Quốc, đồng thời ra lệnh cho Thiếu tướng hải quân Rigault de Genouilly thống lĩnh quân đội viễn chinh Pháp đánh chiếm Việt Nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc). Trải qua một quá trình lâu dài vừa chuẩn bị lực lượng, vừa vấp phải những biến cố lớn lao trong nước ngăn trở (Cách mạng tư sản năm 1789, Chiến tranh của Napoléon tiến hành ở châu Âu, Cách mạng năm 1830, Cách mạng năm 1848...), tới năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam với nguyên cớ trực tiếp là do triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 31 Để tiến hành cuộc viễn chinh xâm lược Việt Nam, Chính phủ Pháp còn lôi kéo Chính phủ Tây Ban Nha cùng gửi quân phối hợp. Cuộc xâm lược vũ trang của liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ ra tại bờ biển Đà Nẵng vào sáng sớm ngày 1-9-1858. Tại đây, từ bán đảo Sơn Trà trở vào đất liền đã diễn ra 11 trận đánh lớn nhỏ. Quan quân triều đình nhà Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước, đánh lui nhiều đợt tiến công, gây cho quân địch nhiều thiệt hại về người và vũ khí. Sau 5 tháng tiến hành chiến tranh xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng, quân địch hầu như dẫm chân tại chỗ. Trong khi đó, khó khăn của chúng ngày một tăng, phần do không hợp khí hậu nên binh lính bị ốm đau và chết khá nhiều mà thuốc men lại thiếu thốn, phần do việc tiếp tế thực phẩm cho quân lính rất khó khăn. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” để cấp tốc chiếm Đà Nẵng, rồi sau đó vượt đèo Hải Vân đánh thọc sâu vào kinh thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng của liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã bị thất bại hoàn toàn, buộc chúng phải chuyển hướng vào đánh chiếm Nam Kỳ. Tháng 2-1859, Regault de Genouilly - chỉ huy lực lượng liên quân - quyết định chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng nhỏ cầm chân quân đội triều đình Huế, số còn lại lợi dụng mùa gió bấc kéo vào đánh chiếm Gia Định. II- CUỘC XÂM LƯỢC VŨ TRANG CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở NAM BỘ 1. Thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ a- Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm Gia Định (2-1859 – 2-1861) * Cuộc tấn công xâm lược Gia Định lần thứ nhất của liên quân Pháp - Tây Ban Nha (2-2-1859 – 8-3-1859) Âm mưu của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là chiếm Gia Định rồi toàn bộ Nam Kỳ nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực cho quân đội triều đình và tạo bàn đạp đánh chiếm Cao Miên, tìm đường lên trung và thượng nguồn Mêkông, kiến tạo cục diện mới để tiến lên xâm lược 32 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 toàn bộ Việt Nam. Trước mắt, việc đánh chiếm Gia Định có thuận lợi cho liên quân vì theo sự đánh giá của họ thì quân triều đình ở đây bố phòng không kỹ như ở miền Trung và sông Sài Gòn đủ rộng cho phép chiến thuyền và tàu vận tải tiến sát chân thành tiến công và đổ bộ ở ngay địa điểm xung kích. Về quân số, đoàn quân viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha từ Đà Nẵng tiến vào Gia Định gồm 14 chiếc tàu, trong đó, có 9 tàu chiến Pháp, 1 tàu chiến Tây Ban Nha và 4 thương thuyền, với quân số 2.176 người. Khi tới vùng biển Vũng Tàu, liên quân Pháp - Tây Ban Nha được tăng viện thêm 6 chiếc tàu tải lương, đưa tổng số tàu tham chiến lên thành 20 chiếc. Một số thừa sai và nhiều giáo dân đã tham gia cùng đội quân xâm lược, chiến đấu dưới ngọn cờ tam tài1. Ngày 10-2, địch tiến công và phá hủy hệ thống phòng ngự của quân triều đình ở Vũng Tàu. Ngày 11-2, địch tấn công đồn Cần Giờ. Những trận pháo kích dữ dội kéo dài trong bốn giờ khiến cho hệ thống phòng thủ của quân đội triều đình bị phá hủy hoàn toàn, quan triều đình Trần Đồng bị tử trận, quân triều đình buộc phải rút lui. Từ ngày 12 đến ngày 15-2, địch tiến quân dọc theo sông Đồng Nai và liên tiếp đánh phá hàng chục đồn phòng ngự của quân triều đình bố trí dọc sông: Bến Tranh, Ông Nghĩa, Chà Là, Xóm Rẫy... Quân đội triều đình đánh trả dữ dội, đại bác bắn trúng chiến hạm Dragonne và Avalanche nhưng vẫn không ngăn nổi bước tiến quân của địch. Sau khi chiếm được các đồn trên, do không đủ quân đóng giữ, lại sợ quân ta giành lại, địch tiến hành đốt phá sạch rồi tiếp tục tiến quân. Ngày 15-2, chiến thuyền địch tới cửa kênh Tàu Hũ. Tại đây, chiến trận diễn ra quyết liệt nhưng quân triều đình nhanh chóng bị đánh tan. Lợi dụng quan quân triều đình thua trận, viên giám mục Lefebvre đang bị triều đình truy nã, đã cùng một số giáo dân phản quốc trốn lên tàu địch thông báo 1. Nguyễn Quang Hưng: Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2009, tr.286. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 33 cho địch biết về tình hình của quân đội triều đình và tình nguyện làm hướng dẫn cho quân địch. Sáng ngày 16-2, Lefebvre hướng dẫn đoàn thuyền chiến của địch tiến vào vùng Tân Thuận Đông. Bảy tàu chiến địch dàn trận cách chừng 800 m, bắn phá dữ dội phá hủy hai đồn Bắc và Nam (Hữu Bình và Bình Khánh), cửa ngõ dẫn vào thành Gia Định1. Vào thời điểm này, thành Gia Định do 10.000 quân triều đình trấn giữ dưới quyền chỉ huy của Hộ đốc Vũ Duy Ninh. Khi biết quân Pháp sắp kéo tới, Vũ Duy Ninh cấp báo cho triều đình, đồng thời cử người đi các tỉnh lân cận đề nghị tăng cường giúp đỡ, nhưng viện quân chưa tới nơi thì địch đã tấn công chiếm thành. Sáng 17-2, địch tập trung toàn bộ hỏa lực bắn phá thành Gia Định. Quân sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của Đề đốc Trần Trí đã chống trả quyết liệt, nhưng không gây cho địch thiệt hại gì đáng kể. Buổi trưa cùng ngày, địch dồn hỏa lực đánh vào góc đông nam thành, là nơi quân triều đình bố trí nhiều đại bác và gần bến nhất, rồi dùng thuốc nổ phá cửa thành. Hai bên đánh giáp lá cà dữ dội, nhưng sau đó quân đội triều đình núng thế, được lệnh rút lui, bỏ lại trong thành 200 súng đại bác, 20.000 vũ khí các loại, 86.000 kg thuốc súng, 9 thuyền chiến đã đóng xong hoặc đang đóng dưới ụ tàu bên hữu rạch Thị Nghè và một số lượng lớn lúa gạo, tính tất cả theo thời giá lúc đó là 20 triệu quan2. Thành Gia Định thất thủ. Án sát Gia Định Lê Thứ tự vẫn, Hộ đốc Vũ Duy Ninh trên đường rút lui đã thắt cổ tự vẫn tại thôn Phúc Lý, huyện Phúc Lộc. Đề đốc Trần Trí, Bố chính Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng, dưới sự hỗ trợ của Trần Thiện Chính, nguyên cựu tri huyện và Lê Huy, 1. Thành Gia Định được xây theo kiểu Vauban châu Âu từ năm 1788 dưới thời Nguyễn Ánh, sau đó được xây lại vào năm 1837. Tường thành làm bằng đá ong và gạch, hình vuông, mỗi cạnh dài 475 m, cách bờ sông Sài Gòn 800 m, có nhiều đồn và lũy xung quanh cùng nhiều cây cối, vườn nhà dân bao bọc. 2. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự: Lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1959, t. 1, tr. 73-74. Có tài liệu nói trong thành có 130.000 quan tiền Phơrăng. 34 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 nguyên cựu suất đội, cùng 5.800 nghĩa binh là nông dân Gia Định đem tàn quân rút về Bảo Tây Thái, huyện Bình Long. Sau khi chiếm được thành Gia Định, nhận thấy không đủ sức giữ một thành quá lớn như vậy, ngày 8-3-1859, Genouilly ra lệnh phá thành, chỉ đóng lại một đồn (Hữu Bình) với quân số 2 đại đội, số quân còn lại tập trung ở các tàu trên sông. Ngày 13-3, Genouilly để lại Gia Định 2 đại đội cùng 1 tàu chiến do Trung tá Jaureguyberry chỉ huy, còn tất cả 3.000 quân (trong đó có 1.000 quân Tây Ban Nha) kéo trở ra chi viện cho toán quân ở Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn. * Liên quân Pháp - Tây Ban Nha hoàn thành việc đánh chiếm Gia Định (13-3-1859 – 29-2-1861) Lợi dụng cơ hội phần lớn quân địch đã rút ra Đà Nẵng, ngày 21-4, chỉ huy quân đội triều đình Tôn Thất Cáp đã tổ chức một cuộc tiến công quy mô vào đội quân của Jaureguyberrey khi chúng hành quân cách đồn Hữu Bình 3 km, tiêu diệt 14 tên, trong đó có 2 sĩ quan, làm bị thương 30 tên. Quân địch phải rút về cố thủ ở một vị trí thuận lợi hơn tại cửa biển Tàu Hũ1. Ngày 2-5-1859, quân Pháp tấn công đồn Phú Thọ do Tôn Thất Cáp mới đắp. Các đạo binh đóng ở bên ngoài cùng quân lính tả đồn và hữu đồn đều tan vỡ và rút chạy. Tiếp đà thắng lợi, quân Pháp tấn công vào trung đồn. Tôn Thất Cáp cùng Tôn Thất Điển chỉ huy quân lính chiến đấu dũng cảm, chém và bắn chết nhiều quân giặc. Tôn Thất Dương đem quân tấn công đội quân Pháp đốt phía hữu đồn rồi rút lui”2. Thất bại ở Gia Định, thương vong nhiều ở Đà Nẵng, tình thế quân địch càng trở nên nguy khốn. Quân Pháp đề nghị đình chiến. Ngày 21-11-1859, Page3 dẫn quân vào Sài Gòn. Ngày 2-12-1859, đoàn quân do Page chỉ huy đến Sài Gòn. Sau khi ổn định tổ chức, Page củng cố nơi đóng quân bằng cách di chuyển đồn cũ 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974, t. 29 - Đệ tứ kỷ III (1859 - 1864), tr. 27. 2. Theo Philippe Devillers: “Au Sud - Vietnam... il y a cent ans...”, France - Asie, 1966, tr. 141. 3. Théogène Francois Page vốn là Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Trung Quốc, sang thay Genouilly. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 35 của Jaureguyberry vào Trường Thi. Sau đó, địch lấn chiếm, lập thành một phòng tuyến từ chùa Khai Tường qua chùa Hiếu Trung (Chợ Đuổi), chùa Chợ Rẫy đến chùa Mai Sơn (Cây Mai), lập thêm đồn mới, nhổ cọc, phá cản. Địch khoanh địa giới thành Gia Định cũ để thiết lập thành Sài Gòn sau này và mở cửa cảng thương mại quốc tế ngay từ đầu năm 18601. Do nước Pháp vẫn đang vướng vào các cuộc chiến tranh ở Trung Quốc nên phần lớn quân Pháp rút đi đánh Hoa Bắc, không thể tăng viện cho toán quân ở Gia Định. Trước tình hình đó, tháng 12-1859, Page xảo quyệt đưa một bản dự thảo hòa ước cho Tổng Chỉ huy quân thứ Gia Định là Tôn Thất Cáp. Ngày 8-1-1860, một bản thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết. Nhưng cũng từ đây, Pháp đã câu kết với chính quyền Cao Miên tổ chức quấy rối và đem quân chiếm đóng một số nơi như Chu Ức, Trà Bồng, An Giang, Hà Tiên... tạo thêm khó khăn cho quân triều đình. Tuy nhiên, những trận quấy rối đó đều bị quân triều đình đánh tan. Các cuộc nghị bàn của triều đình về hòa hay chiến kéo dài tới tháng 4-1860 mà vẫn không có giải pháp cụ thể. Về phía địch, ngày 29-1-1860, ở Gia Định, Page cắt đứt các cuộc thương nghị. Ngày 3-2-1860, Page rời Sài Gòn để đi Hồng Kông, nhường quyền lại cho Jaureguyberry, sau đó là Đại tá hải quân D’Ariès. Lúc này, mặc dù được tăng cường bởi toán quân từ Đà Nẵng vào nhưng lực lượng địch ở toàn mặt trận Gia Định chưa thay đổi nhiều, chỉ riêng tàu chiến chúng vẫn mạnh hơn ta. D’Ariès có dưới quyền 555 quân, trong đó có 223 lính Tây Ban Nha, bao gồm Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến và lính Philíppin, bên cạnh đó có một hạm đội gồm 7 tàu chiến. Chỉ huy quân Tây Ban Nha là Đại tá Palanca Guttierz. Theo tài liệu từ phía địch, quân ta có khoảng từ 10.000 đến 12.000 quân, tập trung đông nhất ở đồn Chí Hòa. 1. Có tài liệu nói rằng Page đã yêu cầu Ruiz Lăngdarốt, Tổng Chỉ huy quân Tây Ban Nha, chỉ để lại vài trăm lính Tây Ban Nha ở Gia Định, còn đại bộ phận quân Tây Ban Nha quay trở về Manila. Liên minh Pháp - Tây Ban Nha vốn có rạn nứt về quyền lợi, nay càng mâu thuẫn sâu sắc. 36 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Ngày 21-6-1860, quân địch chiếm chùa Hiển Trung để bảo vệ tuyến đường từ Sài Gòn đi Cây Mai. Ngày 25-6, Đại úy Tây Ban Nha Fernandez chỉ huy một toán quân đồn trú gồm 100 lính Tây Ban Nha và 25 lính Pháp đánh chiếm chùa Kiểng Phước1. Đêm mồng 3, rạng sáng 4-7-1860, tại đây đã xảy ra cuộc chiến đấu giữa quân ta do Đinh Bình Tâm chỉ huy với liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Quân ta chiến đấu dũng cảm và đã tiến được vào trong đồn nhưng chẳng may Đinh Bình Tâm bị trúng đạn hy sinh nên phải rút lui. Sau trận đánh này còn nổ ra một số trận đánh nhỏ lẻ giữa ta và địch, cả hai bên đều có những thương vong nhỏ. Kể từ giữa tháng 8-1860 trở đi, cuộc chiến với Trung Quốc tiến triển theo hướng lợi thế nghiêng về phe liên quân Anh - Pháp. Nhờ vậy, địch có khả năng điều quân từ các chiến trường Trung Quốc tăng viện cho mặt trận Sài Gòn. Cũng thời gian này, vua Tự Đức quyết định cử Nguyễn Tri Phương vào giữ chức Tổng Chỉ huy quân thứ Gia Định. Từ tháng 8-1860 đến tháng 2-1861, Nguyễn Tri Phương và các quan quân triều đình bỏ nhiều công sức để xây dựng và củng cố tuyến phòng thủ Chí Hòa (còn gọi là Kỳ Hòa) - công trình phòng thủ quan trọng nhất của quân triều đình2. Quân lực được bố trí lại, tổ chức làm ba đạo: đồn Phú Thọ vẫn làm trung đạo; một đạo quân ở phủ Tân An ở bên tả để giữ chỗ trọng yếu; một đạo quân ở tỉnh hạt Biên Hòa ở bên hữu để chặn đường sau. Các đồn gấp rút tăng cường quân số, lương thực và nhất là súng lớn để đánh thuyền giặc. 1. Có tài liệu cho đây là chùa Cây Mai. 2. Đại đồn Chí Hòa là đồn lớn nhất nước ta lúc này, dài 3.000m, rộng 1.000m. Vách thành xây bằng đá ong và đất sét dày 2m, cao 3,5m, có lỗ châu mai. Trong thành chia làm 5 khu có tường ngăn, có cửa thông để có thể tác chiến từng nơi. Vách thành trồng cây gai góc chằng chịt, ngoài vách thành có hào ngăn, có nhiều hố hình chữ “phẩm” và rào tre, cắm chông, nhiều cạm bẫy. Trong đồn có 150 khẩu đại bác các cỡ. Từ Đại đồn tỏa ra hai bên là hai tuyến chiến hào, một đầu là phía trước chùa Mai Sơn, đầu kia là phía trước đồn Bình Hòa, như hai cánh tay vây khu trung tâm Gia Định - Chợ Lớn, ngăn chặn quân địch từ phía sông tiến lên. Phía sau Đại đồn có đồn Thuận Kiều, kho chứa quân lương, quân khí, chặn con đường đi Hóc Môn, Tây Ninh. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 37 Trong giai đoạn này, giữa ta và địch chỉ diễn ra vài trận đánh. Ngày 7-10, Đại úy Pháp Barbet bị phục kích chết ở gần chùa Khải Tường. Ngày 18-10-1860, một cánh quân địch đi tàu ngược rạch Thị Nghè đến đánh đồn Phú Nhuận, bị quân ta đánh lui, địch thương vong 6 tên (gồm 1 sĩ quan và 5 lính). Ngày 1-12-1860, một cánh quân địch tiến công đồn Chí Hòa nhưng bị quân ta đánh lui. Địch chịu nhiều thương vong, 132 tên bị chết, trong khi quân ta chỉ có 12 người hy sinh. Cùng với những thắng lợi này, quân ta tổ chức nhiều trận đánh nhỏ, phục kích, quấy rối vừa tiêu hao quân địch, vừa thăm dò khả năng và thực lực của đối phương. Về phía quân địch, tính tới tháng 2-1861, chúng đã kiểm soát được sông Nhà Bè từ Sài Gòn ra biển, một đoạn rạch Thị Nghè, đoạn sông Sài Gòn gần Gò Vấp. Vì vậy, tàu chiến địch có thể đi thám sát tới gần Biên Hòa, Mỹ Tho. Lúc này, lực lượng địch mạnh lên nhờ tình hình chiến tranh ở Trung Hoa diễn biến thuận lợi. Tư lệnh Hải quân Viễn Đông của Pháp tại đây là Phó đô đốc J.Charner được cử làm Tư lệnh đặc mệnh Toàn quyền tại Nam Kỳ từ ngày 6-2-1861 đến ngày 29-11-1861. Ngày 7-2-18611, Charner đem đại bộ phận hải quân dưới quyền kéo xuống Nam Kỳ. Đội quân Charner gồm 68 tàu chiến (55 tàu hơi nước, 13 tàu buồm), mang 474 khẩu đại bác, 80 tàu buôn, 1 binh đoàn thủy quân lục chiến gồm 3.500 quân, 12 đại đội thủy thủ, 1,5 đại đội pháo thủ, nhiều tàu công binh và cả kỵ binh, một số lính Phi châu, 600 phu Quảng Đông2. Như vậy, tính tổng cộng số tàu thuyền các loại là 148 chiếc, số quân khoảng trên 5.000 người (có tài liệu cho là 8.000 người), 18 khẩu canông và mócchiê, trong đó 9 khẩu có tầm hoạt động 2.000m2. Vào thời điểm khi quân Pháp tấn công Đại đồn, theo những tài liệu của Pháp, Nguyễn Tri Phương có khoảng 32.000 quân, trong đó 21.000 là 1. Một số tài liệu ghi ngày 7-2-1861 là ngày đội quân Charner đã đổ bộ tập trung ở Bến Nghé. Lại có tài liệu cho biết sự kiện này diễn ra vào cuối tháng 1-1861. 2. Vũ Huy Phúc (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam 1858-1896, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 71. 38 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 lính chính quy, 5.000 súng trường (fusils), 27.000 thương mác (armes de lances et de picques) và khoảng 200 hỏa pháo (bouchees à feu) với tầm hoạt động khoảng từ 1.500 - 2.000mét1. Sau khi nghiên cứu tình hình và bàn kế hoạch tác chiến, ngày 23-2-1861, toàn bộ lực lượng quân địch tập hợp ở Chợ Lớn gần chùa Cây Mai. Rạng sáng ngày 24-2, Charner ra lệnh tấn công. Trước hết, địch tập trung pháo kích vào các chiến lũy phía tây bắc của quân đội triều đình. Sau những trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch tấn công đồn Lũy Bằng. Binh lính triều đình chiến đấu dũng cảm, gây cho địch nhiều tổn thất: 6 lính liên quân bị chết trận và 30 người khác bị thương, trong đó có cả Đại tá Tây Ban Nha Palanca Guttierz và Thiếu tướng Pháp De Vassoigne, người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công. Sau 2 giờ ngoan cường chiến đấu, quân đội triều đình số đông hy sinh, số còn lại buộc phải rút lui. Khoảng 9 giờ sáng 24-2, quân địch làm chủ được đồn Lũy Bằng. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, sau khi để lại ở Lũy Bằng một đại đội, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiếp tục tiến về phía chiến lũy Chí Hòa. Dù bị tượng binh và bộ binh ta chặn đánh và bị trọng pháo quấy rối, liên quân vẫn áp sát và đóng quân ngay phía sau Đại đồn Chí Hòa. Rạng sáng ngày 25-2-1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắt đầu tấn công Đại đồn Chí Hòa. Di chuyển từ 5 giờ đến 10 giờ sáng, liên quân tiến cách phía nam đồn khoảng 2 km. Từ đây, đội hình địch chia làm hai cánh: cánh trái gồm công binh, thủy quân lục chiến cùng 9 khẩu pháo; cánh phải gồm bộ binh Tây Ban Nha, thủy binh đổ bộ, thủy binh xung kích mở đường và 3 khẩu pháo. Vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân đội triều đình và hệ thống phòng ngự được bố trí rất kiên cố gồm hàng rào tre gai, hầm chông, hào ngập nước cắm chông, quân địch phải rất vất vả mới tiến sát được cửa thành. Quân triều đình sử dụng pháo 1. Philippe Devillers: Au Sud - Vietnam... il y a cent ans, France-Asie, Tlđd, tr.145. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 39 bắn chặn bước tiến của địch từ xa, sau đó cận chiến khi chúng trèo vào thành. Những tên địch đầu tiên trèo vào thành đều bị bắn hoặc bị chém chết. Quân địch ném hơn 20 quả lựu đạn vào thành, rồi thừa cơ tràn vào nhưng quân ta đã rút vào các chiến lũy bên trong kiên cường chống trả. Charner phải bổ sung thêm lực lượng dự bị, tổ chức lại đội hình thành ba cánh quân đánh trực diện vào phòng tuyến của ta. Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Quân triều đình không giữ nổi thành, phải rút ra ngoài theo hướng tây bắc, đóng tạm ở Thuận Kiều. Trong trận chiến khốc liệt này, ba trăm tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, trong đó có 12 tên bị chết tại trận1. Bên quân triều đình, khoảng 1.000 người hy sinh, trong đó có Tán lý Nguyễn Duy (em ruột Nguyễn Tri Phương), Tán tương Tôn Thất Trĩ. Nguyễn Tri Phương cũng bị thương. Đội quân hộ vệ cáng Nguyễn Tri Phương, hộ tống Tôn Thất Cáp và Phạm Thế Hiển chạy về thôn Tân Tạo (tỉnh lỵ tạm của Gia Định). Đại đồn Chí Hòa, hệ thống phòng thủ mạnh nhất của nhà Nguyễn ở Nam Kỳ bị thất thủ. Điều này gây hoang mang cho quan quân triều đình và tạo ra một thế trận mới có lợi cho đội quân viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha. Ngày 27 và 28-2-1861, tranh thủ tình thế thuận lợi, một lực lượng lớn quân địch gồm 300 - 400 kỵ binh và bộ binh tiến lên đánh Thuận Kiều từ phía tả. Quân ta đánh trả kịch liệt, Đại tá Crouzat bị thương, địch phải rút lui. Ngày 29-2-1861, bộ binh và kỵ binh địch tập trung tới 3.000 quân, chia làm hai mũi đánh vào phía hậu và phía tả đồn Thuận Kiều. Sau một giờ chiến đấu, quân ta giữ không nổi, phải di chuyển lên đóng ở chợ thôn Tân Phú rồi ngay đêm 29, rút tới tỉnh thành Biên Hòa. Quân địch chiếm được đồn Thuận Kiều, tiếp đó là Trảng Bàng, rồi theo sông Vàm Cỏ Đông đánh chiếm huyện Tây Ninh. Toàn bộ tỉnh Gia Định rơi vào tay liên quân Pháp - Tây Ban Nha. 1. Léopold Pallu: Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861, Nxb. Phương Đông, Cà Mau, 2008, tr. 95. 40 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 b- Tỉnh Định Tường bị chiếm (17-3 – 15-4-1861) Biết tin Đại đồn thất thủ, triều đình Huế cử Nguyễn Bá Nghi kiêm chức Thống lãnh biền binh, Tôn Thất Đính làm Đề đốc, bổ nhiệm một số quan phụ tá, điều thêm 2.000 quân, tổng cộng là 4.000 quân vào Biên Hòa. Đồng thời, Tôn Thất Cáp và Phạm Thế Hiển được giao nhiệm vụ tập hợp lại tàn quân, tìm cách chống giữ các tỉnh Nam Kỳ còn lại. Kế hoạch phòng thủ chung toàn miền được xác định là: Ngăn cản các tuyến đường hành quân thủy, bộ của giặc; không để liên quân Pháp - Tây Ban Nha phối hợp với quân Cao Miên tiến đánh từ hai phía. Ngoài việc kêu gọi tiến cử những tài năng trong cả nước, tháng 3-1861, triều đình còn quy định mức thưởng hậu cho những người chiêu mộ dân dũng hoặc đem người thân thuộc trong gia đình mình gia nhập quân đội ở 5 tỉnh còn lại ở Nam Kỳ và ở 6 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đình, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa để chống giặc. Quan quân triều đình tập hợp lại tại hai tỉnh gần Gia Định nhất là Định Tường và Biên Hòa. Từ những nơi này, quân triều đình cùng các toán nghĩa binh tổ chức nhiều cuộc đột kích vào những nơi địch chiếm đóng, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Để ổn định và mở rộng vùng chiếm đóng, mở đường xuống khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiệm vụ đặt ra cho Charner là đánh chiếm hai tỉnh miền Đông còn lại là Định Tường và Biên Hòa. Giữa hai vị trí này, Charner chọn Định Tường là vị trí tiến công trước vì ở đây quân số ít hơn Biên Hòa, việc tăng viện của triều đình cũng khó khăn hơn. Mặt khác, chiếm Định Tường, Pháp sẽ thuận tiện giao thương với Cao Miên và Hậu Giang1. Trước khi đánh Định Tường, địch đánh chiếm các xứ Mỹ Trang, Bang Lềnh. Binh bị đạo Định Tường là Thị độc Đại học sĩ Trần Xuân Hòa 1. Tỉnh Định Tường lúc này bao gồm cả Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, là một tỉnh giàu có, nơi đây sông Tiền Giang chảy qua, đưa dòng nước từ Cao Miên xuống Biển Đông. Thành Mỹ Tho, lỵ sở của tỉnh Định Tường, nằm sát ngay bên bờ tả sông Tiền. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 41 đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu quyết liệt. Không may bị địch bắt, ông quyết không chịu đầu hàng mà cắn lưỡi tự vẫn1. Sau khi do thám tình hình, Charner thấy không thể tiến đánh bằng đường bộ vì 7 cây cầu trên tuyến đường đều đã bị phá hủy mà chỉ có thể đánh theo đường thủy. Nếu bằng đường thủy thì cũng chỉ có thể tiến trên sông Bảo Định kết hợp với mũi đánh từ sông Mêkông bên Cao Miên xuống. Còn những khả năng khác khó thực hiện vì nhiều lý do như thời tiết, địa hình, lòng sông không đủ cho tàu chiến di chuyển và sự phòng thủ dày đặc của quân ta. Charner giao quyền chỉ huy chiến dịch này cho Đại tá Hải quân De Quilio và Trung tá Hải quân Bourdais. Ngày 26-3-1861, Bourdais dẫn hai pháo hạm Alarme và Mitraille theo kênh Bảo Định Hạ tiến xuống Tân An. Ngày 31-3, địch tới khu vực ấp Hòa Ngãi pháo kích phá đồn Tịnh Bình và các vị trí phòng thủ xung quanh. Tổng đốc Định Tường Nguyễn Công Nhàn cử người tới Vĩnh Long xin tiếp ứng, đồng thời tìm cách hoãn binh bằng việc viết thư “tranh cãi” với địch và củng cố đồn Tân Hương. Từ ngày 2 đến ngày 11-4-1861, được tăng cường thêm hai đạo quân, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lần lượt tấn công đánh chiếm các đồn Tân Hương, Tịnh Bình (ngày 2-4), Cái Lộc (ngày 3-4), Phú Thị (ngày 8-4), cùng các cứ điểm phòng ngự xung quanh các đồn này. Binh sĩ triều đình đóng cọc dọc con đường địch tiến quân và ngoan cường chống trả, tiêu diệt được một số quân địch. Đặc biệt, ngày 10-4, khi chiến thuyền địch đi qua khu vực kiểm soát của đồn Long Tường để tiến tới thành Mỹ Tho, pháo của ta đã bắn trúng tàu dẫn đầu của địch làm trung tá Bourdais chết tại chỗ. Trung tá Desvaux nắm quyền chỉ huy. Ngày 11-4-1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ xuống khu vực Tân Lương, nằm bên bờ phải kênh Bảo Định Hạ. Ngay trong đêm 11, quân địch được tăng cường thêm lực lượng, nâng tổng số quân lên 900 người cùng 12 đại bác, 6 súng cối2. Trong lúc cánh quân đi theo kênh 1. Vũ Huy Phúc (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam 1858 - 1896, Sđd, tr. 83. 2. Phạm Văn Sơn: Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847-1945), Sđd, tr.93. 42 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Bảo Định Hạ đang trên đường tiến tới Mỹ Tho thì từ ngày 8-4, Charner đã phái một hạm đội gồm 4 tàu do Page chỉ huy, ngược sông Cửu Long tiến tới Mỹ Tho. Sáng ngày 12-4, đoàn tàu của Page cũng tiến sát tới thành Mỹ Tho. Bị bao vây từ hai phía, liệu sức không địch nổi, người giữ thành Mỹ Tho là Nguyễn Hữu Thành cùng quân sĩ dưới quyền đốt thành và rút lui. Thành Mỹ Tho rơi vào tay giặc. Toàn tỉnh Định Tường bị mất theo. Lệnh cứu viện Định Tường của triều đình Huế chưa đến nơi thì thành Mỹ Tho đã mất. Nguyễn Công Nhàn và Nguyễn Hữu Thành nhận tội nhưng đổ lỗi cho nhau không hiệp sức, triều đình Huế liền cách chức cả hai, bắt phải quay về lỵ sở cũ, chiêu tập dân dõng để mưu giành lại. Đồng thời, bộ máy chỉ huy quân đội ở Nam Kỳ được bổ sung. Đầu tháng 5-1861, Trương Văn Uyển, Phạm Khắc Thận giữ chức Biên phòng tiễu quân vụ. Đỗ Thúc Tĩnh, Nguyễn Túc Trưng từ kinh đô xung phong đi đánh giặc, được cử làm Khâm phái quân vụ. Đỗ Thúc Tĩnh đem theo tờ hiểu dụ, dọc đường chiêu mộ binh dõng, hào kiệt cùng vào Nam đánh giặc. Đến nơi, Đỗ Thúc Tĩnh phát động nhân dân các tỉnh Nam Kỳ cùng ứng nghĩa. Nguyễn Túc Trưng cũng hiệp sức hoạt động và đến giúp việc quân với Trương Văn Uyển. Tại Biên Hòa còn có các quan quân thứ Gia Định cũ là Nguyễn Bá Nghi, Phạm Thế Hiển, Tôn Thất Cáp. Triều đình tổ chức tập họp lại thành quân thứ Gia Định - Biên Hòa, giao cho Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi phụ trách chung, Đề đốc quân vụ là Tôn Thất Đính, Phó đề đốc là Lê Quang Tiến, Hiệp tán quân vụ là Thân Văn Nhiếp, Tán tương là Trần Đình Túc. Với việc làm chủ Mỹ Tho, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã tiến một bước quan trọng trong việc thực hiện âm mưu tiến vào đồng bằng sông Cửu Long và xâm chiếm các tỉnh còn lại của Nam Kỳ. Tuy nhiên, những tính toán về nhân lực cũng như mùa mưa vừa bắt đầu khiến chúng không thể tiếp tục hành quân lấn chiếm. Do vậy, Charner tập trung vào việc ổn định bộ máy hành chính trong những tỉnh chiếm được, đồng thời lo điều quân đối phó với các cuộc tập kích thường xuyên của các lực lượng nghĩa quân trong vùng, đặc biệt là các cuộc tập kích của nghĩa CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 43 quân Trương Định và Nguyễn Trung Trực. Ngày 23-4, Charner ra lệnh khóa chặt lưu thông trên sông Mêkông và cấm vận chuyển thóc gạo ra vùng trung phần Việt Nam. Việc làm này khiến cho kinh đô Huế và các tỉnh Trung Kỳ còn lại đứng trước nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng. Mặt khác, Charner chấp nhận tiến hành các cuộc thương lượng cùng Nguyễn Bá Nghi. Ngày 29-11-1861, Đô đốc Bonard được cử làm Thống đốc Tổng Tư lệnh Nam Kỳ thay cho Charner. Ngay sau khi tiếp nhận binh quyền, Bonard bắt tay ngay vào việc tổ chức cuộc xâm lược tỉnh Biên Hòa, đồng thời, ngay từ ngày 9-12-1861, y đã điều pháo hạm Norzagaray ra chiếm Côn Đảo. c- Tỉnh Biên Hòa bị chiếm (16-12-1861 – 7-1-1862) Biên Hòa (gồm cả vùng Thủ Dầu Một, Bà Rịa) là tỉnh ở bắc địa đầu của Nam Kỳ, tính từ Bình Thuận vào. Thành tỉnh và tỉnh lỵ nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai, cách thành Gia Định 30 km. Từ Gia Định lên Biên Hòa, về đường bộ rẽ phải đi qua 2 đồn chốt giữ là đồn Gò Công (Trao - Trảo) và đồn Mỹ Hòa nằm trên hữu ngạn sông Đồng Nai. Về đường thủy, có thể đi từ Gia Định lên Biên Hòa theo sông Bến Nghé xuống Nhà Bè rồi lên sông Đồng Nai. Sau khi Gia Định và Định Tường bị giặc chiếm, Biên Hòa trở thành nơi tập trung của các đoàn quân triều đình được cử đi cứu viện các tỉnh Gia Định, Định Tường thời gian trước, cũng như các tàn quân của các tỉnh nói trên. Tất cả những lực lượng này nằm dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Bá Nghi. Thành Biên Hòa là thành lớn thứ hai ở Nam Kỳ, sau Đại đồn Chí Hòa. Cách thành Biên Hòa 8 km về hướng tây nam có chiến lũy Mỹ Hòa do khoảng 3.000 quân trấn giữ. Ở phía nam, cách thành khoảng 11 km là đồn Gò Công, được coi là tiền đồn bảo vệ Biên Hòa. Phía đông nam, trên đoạn sông Đồng Nai dẫn tới thành Biên Hòa có 10 đập cản (9 đập bằng gỗ, 1 đập bằng đá), trong đó quan trọng nhất là đập cản ở khúc sông Long Đại, đoạn nửa đường Nhà Bè - Biên Hòa. Trên bờ, quân triều đình xây dựng các đồn lũy, được trang bị đại bác, ngoài ra, còn dự trữ nhiều thuyền nhỏ, chứa sẵn chất nổ và chất cháy dùng để đánh hỏa công. 44 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Sau khi thăm dò và lên kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa, ngày 13-12- 1861, từ Sài Gòn, Bonard gửi cho Nguyễn Bá Nghi một tối hậu thư với những điều kiện gắt gao, đòi phải giao thành cho Pháp, đồng thời phát lệnh tiến quân lên Biên Hòa theo hai đường thủy, bộ. Trước khi bắt đầu cuộc hành quân, địch cho ngăn chặn mọi tuyến đường giao thông thủy, bộ nối Biên Hòa với Gia Định, Định Tường; đóng chiếm hai cửa biển Cần Giờ và Phúc Thắng. Sáng 14-12, một đơn vị quân bộ do Trung tá Tây Ban Nha Domenech Diégo chỉ huy tiến sát đồn Mỹ Hòa, một đội quân khác do Thiếu tá Pháp Conte dẫn đầu đánh vào tiền đồn Gò Công. Trong khi đó, cánh quân thủy do Đại tá Lebris dẫn đầu từ sông Đồng Nai theo rạch Gò Công đánh tập hậu tiền đồn Gò Công. Binh sĩ triều đình chống trả kịch liệt, gây thương vong cho địch. Tàu chiến Alarme bị trúng nhiều quả đạn của ta gãy cột buồm. Nhưng quân ta không giữ vững được trận địa, phải phá hủy đồn và rút lui. Khoảng 7 giờ 30 phút sáng, tiền đồn Gò Công rơi vào tay giặc. Sau khi chiếm được đồn Gò Công, Conte và Lebris chuyển phần lớn quân dưới thuyền lên chiến lũy Mỹ Hòa, phối hợp cùng Diego chuẩn bị tấn công. Ngày 15-12, sau một trận đánh, chiến lũy Mỹ Hòa bị liên quân chiếm giữ. Ngày 16-12, cả ba cánh quân địch kéo sát chân thành Biên Hòa, cùng lúc, cánh quân thủy do Đại úy Harel chỉ huy theo sông Đồng Nai kéo đến. Tuần vũ Nguyễn Đức Duy và Án sát Lê Khắc Cẩn chỉ huy binh sĩ chống cự quyết liệt nhưng không cứu vãn được tình thế, buộc phải ra lệnh đốt thành và rút chạy. Tỉnh thành Biên Hòa thất thủ. Thừa thắng, Bonard trao quyền chỉ huy Biên Hòa cho Trung tá Diego, đồng thời đem quân truy kích tới tận Bà Rịa. Ngày 7-1-1862, quân địch chiếm thành Bà Rịa. Riêng ở thành Biên Hòa, ta mất 30 khẩu đại bác, trong đó 18 khẩu bằng đồng. Đồng thời với tấn công Biên Hòa, địch còn cho nhiều tàu chiến khác đi dọc ven biển đánh đắm trên 100 thuyền của triều đình và của dân chài, chủ yếu ở cửa biển Phan Rí. Với việc Biên Hòa thất thủ, toàn bộ ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã lần lượt rơi vào tay giặc. Triều đình Huế, một mặt cách chức một CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 45 loạt các quan chức có liên quan, mặt khác ra lệnh cho các nơi phải tích cực chiêu mộ binh dõng, quân lương hăng hái đánh giặc mong giành lại những vùng đất đã mất. Triều đình Huế còn khôi phục cho Nguyễn Tri Phương giữ chức Binh bộ Thượng thư, sung Đổng xuất quân vụ Biên Hòa, Tôn Thất Cáp làm Binh bộ Thị lang, sung Phụ tế Biên Hòa quân vụ, cử vào Nam Kỳ chuẩn bị kế hoạch giành lại đất bị mất. Nguyễn Công Nhàn có tội bỏ thành chạy, đã được khôi phục làm Quản cơ, sung Đốc binh. Nguyễn Tri Phương chỉ huy một đám đông các quan võ từng thua trận để trở lại chiến trường Biên Hòa cùng với một số quân lính tăng cường (2 vệ cộng với 2.000 quân đã phái đi trước). Dọc đường vào Nam, Nguyễn Tri Phương lệnh thông báo tất cả các tỉnh phải sửa đắp đồn lũy, sắm sửa khí giới, tích trữ đạn dược, tiền, lương, huấn luyện binh dõng để nghiêm ngặt phòng bị. Lúc này, Nguyễn Bá Nghi đã bị quân địch truy đuổi ở mấy thôn miền núi thuộc phủ Phúc Tuy, phải chạy đến xứ Xuyên Mộc. Nguyễn Tri Phương lại được lệnh cùng Bá Nghi tùy cơ hoặc củng cố Xuyên Mộc, Biên Hòa hoặc kéo về Đàm Giang, tỉnh Bình Thuận tổ chức trận địa phòng ngự. Nhưng cuối cùng, triều đình cho quân thứ Nguyễn Tri Phương đóng tại Bình Thuận. Như vậy, đoàn quân tăng viện của triều đình không thể tiếp ứng được cho các tỉnh còn lại. Trong vòng hơn hai tháng sau đó, quân triều đình vẫn không hề có kế hoạch cụ thể nào để phá thế bao vây chia cắt của địch. Trong khi đó, nhân dân khắp nơi tự đứng lên cầm súng đánh giặc gây cho chúng những thiệt hại đáng kể. Sáng ngày 5-6-1862, tại Trường Thi - Sài Gòn, Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết. Theo Hiệp ước này, ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa cùng đảo Côn Đảo được chuyển nhượng hoàn toàn cho Hoàng đế nước Pháp. 2. Thực dân Pháp xâm lược ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị mất, Vĩnh Long, tỉnh địa đầu miền Tây, trở thành mục tiêu xâm lược tiếp theo của Pháp. Vì vậy, ngay sau khi chiếm được Biên Hòa, Bonard đã cho tăng cường các cuộc do thám tình hình Vĩnh Long. 46 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Ngày 20-1-1862, khoảng một tuần sau khi Định Tường thất thủ, Bonard phái 11 chiến thuyền chở khoảng 1.000 quân, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Reboul, tới trước thành Vĩnh Long1. Tổng đốc Trương Văn Uyển yêu cầu Nguyễn Bá Nghi giúp. Bá Nghi phái Văn Uyển viết thư cho sĩ quan Tây Dương để làm kế hoãn binh. Nhưng thực dân Pháp trả lời rằng chúng đến “chỉ để đuổi trộm cướp thôi”, rồi tàu địch chạy đến các đồn Thạnh Mỹ vờ để đưa thư, thực ra để dò xét thêm. Triều đình tin lời và xuống dụ Trương Văn Uyển xử trí cho khéo. Nhận rõ âm mưu của thực dân Pháp, Trương Văn Uyển vừa tăng cường tu bổ thành trì, vừa lệnh cho các tiền đồn Vĩnh Tùng, Thạnh Mỹ phải cương quyết chặn địch. Sau khi do thám, biết khá rõ tình hình bố phòng của quân triều đình, ngày 20-3-1862, một đoàn chiến thuyền chở theo 1.000 liên quân tiến sát đồn Vĩnh Tùng, phía nam thành Vĩnh Long rồi cho quân đổ bộ. Quân triều đình ráng sức cố thủ, nhưng trước hỏa lực ác liệt của trọng pháo địch, các tiền đồn Vĩnh Tùng, Thạnh Mỹ lần lượt thất thủ. Ngày 21-3-1862, quân Pháp bắt đầu tiến công thành Vĩnh Long. Quân địch vẫn theo cách hành binh quen thuộc là kết hợp nhiều mũi bộ binh, thủy binh, nhất là có mũi đánh vào phía sau lưng chặn đường rút. Sau hai ngày chiến đấu ác liệt, đêm 22, Trương Văn Uyển ra lệnh đốt các dinh thự, kho tàng rồi rút khỏi thành. Sáng 23-3-1862, liên quân tiến vào thành, thu được 68 khẩu đại bác cùng một số quân trang, quân dụng quan trọng. Thành Vĩnh Long rơi vào tay giặc. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5-6-1862), quân Pháp cam kết sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho nhà Nguyễn chừng nào trong tỉnh Gia Định và Định Tường không còn hoạt động chống Pháp nữa. Ngày 16-4-1863, Hiệp ước Nhâm Tuất chính thức có hiệu lực. Thành Vĩnh Long được quân Pháp trao trả cho nhà Nguyễn. Trong khi triều đình Huế đang phải lúng túng đối phó với tình hình rối ren trong nước, lại phải chạy vạy để chuộc ba tỉnh miền Đông thì thực dân Pháp ở Nam Kỳ tăng cường xúc tiến đặt quan hệ với nước láng 1. Thành được xây dựng từ năm 1813, trên bờ sông Cổ Chiên. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 47 giềng Campuchia. Trước đó, ngay từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuẩn bị tiến công Đại đồn Chí Hòa, chính quyền Cao Miên đã tuyên bố cắt đứt các quan hệ với triều đình Nhà Nguyễn, liên kết với quân Pháp, đưa quân gây rối, xâm lấn một số nơi như Chu Ức, Trà Bồng, An Giang, Hà Tiên, gây thêm khó khăn cho quân triều đình1. Tiếp sau chuyến viếng thăm vua Norodom tại Uđông của Bonard, De La Grandière đã cử Đại úy Hải quân Doudard de Lagrée tới Campuchia do thám. Ngày 11-8-1863, một hiệp định giữa Pháp và Campuchia được ký kết đem lại ưu thế cho Pháp tại Campuchia. Hiểu ra thâm ý xâm lược của Pháp, thấy nguy hiểm, tháng 12-1863, Norodom liền ký với Xiêm một hiệp ước nhằm thủ tiêu Hiệp định Pháp - Campuchia ký ngày 11-8-1863. Nhưng nhân khi vua Norodom sang Băng Cốc nhận phong vương thì Doudard de Lagrée đem quân đánh chiếm Hoàng thành Campuchia, thực hiện bước đầu mưu đồ thống trị Campuchia. Chiếm được Campuchia và áp đặt chế độ bảo hộ lên Campuchia là một lợi thế rất lớn cho thực dân Pháp trong kế hoạch xâm lược toàn bộ Nam Kỳ. Ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên vốn đã bị tách rời khỏi phần còn lại của đất nước, nay lại bị kẹp vào thế gọng kìm của giặc, khiến cho nguy cơ bị thực dân Pháp chiếm đóng càng trở nên rõ rệt. Thực dân Pháp một mặt đàn áp các cuộc kháng chiến của nhân dân; mặt khác, tìm cớ để chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Tháng 11-1865, De La Grandière chuyển thư cho Đốc thần tỉnh Vĩnh Long Trương Văn Uyển yêu cầu giao nộp thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp của Campuchia là Ong Bướm (A Soa) đang lánh nạn tại Vĩnh Long. Tháng 4-1866, quân Pháp phái thuyền đến cửa biển Thuận An, đưa thư đòi triều đình giao ba tỉnh miền Tây cho chúng. Tháng 10-1866, De La Grandière lại cử P. Vian ra Huế một lần nữa đòi lấy ba tỉnh miền Tây. Cuộc thương thuyết không thành, Vian đe dọa sẽ dùng đến chiến tranh để tiêu diệt những toán quân mộ nghĩa. Ngày 14-2-1867, đại diện của Pháp ở Sài Gòn là Monet de la Marck đáp tàu ra Huế đòi tiền chiến phí và đòi nhượng ba tỉnh miền Tây. 1. Vũ Huy Phúc (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam 1858 - 1896, Sđd, tr. 71. 48 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Sau khi bị triều đình Huế từ chối, quân Pháp gấp rút chuẩn bị cho việc xâm chiếm bằng vũ lực. Ngày 15-6-1867, De La Grandière dẫn đầu đoàn tàu gồm 17 chiến thuyền tập hợp ở Mỹ Tho với quân số 1.600 tên. Đêm 19-6, toàn bộ quân địch xuất phát từ Mỹ Tho lên Vĩnh Long. Sáng sớm ngày 20-6, địch dàn quân trước thành Vĩnh Long. De La Grandière sai người đưa thư mời quan Kinh lược Phan Thanh Giản đến bàn việc trao thành cho Pháp và đe dọa nổ súng tấn công nếu bị từ chối. Trước tình hình đó, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản cùng Án sát Võ Doãn Thành cùng xuống thuyền thương thuyết với De La Grandière. Thương thuyết không thành, Phan Thanh Giản buộc phải nhận lời giao thành Vĩnh Long cho quân Pháp, chỉ đề nghị quân Pháp không giết hại dân thường và trả lại tiền lúa gạo trong kho. De La Grandière nhận lời. Thành Vĩnh Long lần thứ hai rơi vào tay quân Pháp. Sau khi giao thành Vĩnh Long cho Pháp, theo đề nghị của De La Grandière, Phan Thanh Giản viết một bức thư gửi Tổng đốc Châu Đốc và Hà Tiên đề nghị buông vũ khí, bàn giao thành trì cho chúng. Lấy xong Vĩnh Long không tốn một viên đạn, địch tiến sang Châu Đốc, tỉnh lỵ An Giang. Đêm 21-6, địch dàn quân trước thành Châu Đốc yêu cầu quan Tổng đốc xuống thuyền nhận thư của Phan Thanh Giản và giao nộp thành. Sau khi đọc thư Phan Thanh Giản, Tổng đốc đành giao nộp thành Châu Đốc cho giặc. Ngày 23-6, quân Pháp kéo sang lấy Hà Tiên cũng dễ dàng như vậy. Quân Pháp lấy được thành không phải nổ một phát súng1. Như vậy, chỉ trong vòng ba ngày, cả ba tỉnh Tây Nam Kỳ, gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên đều bị chiếm. Ngày 25-6-1867, Thiếu tướng De La Grandière, Tổng Chỉ huy quân đội Pháp tại Nam Kỳ, ra tuyên bố: toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp, kể từ nay triều đình Huế không còn quyền lực gì đối với Nam Kỳ lục tỉnh, một chính quyền duy nhất 1. Taboulet: La geste francaise en Indochine, Sđd, t. 2, tr. 512-513, trích lại từ Phạm Văn Sơn: Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847-1945), Sđd, tr. 111. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 49 tại Nam Kỳ là chính quyền của người Pháp. Đồng thời, De La Grandière sai Giáo sĩ Le Grand De La Liraye ra Huế báo tin cho Tự Đức. Kể từ đây, trong thực tế, toàn bộ Nam Kỳ đã trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày 15-3-1874, một hiệp ước giữa thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn được ký kết (Hiệp ước Giáp Tuất). Điều 5 của Hiệp ước này nêu rõ: Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên tất cả 6 tỉnh Nam Kỳ. Việc Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp đã được thể hiện trên phương diện pháp lý. III- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN NAM KỲ CHỐNG XÂM LƯỢC PHÁP Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam Bộ chia thành hai giai đoạn khác nhau về tính chất. Từ năm 1858 đến Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) là giai đoạn quân và dân triều đình cùng nhau chiến đấu. Các cuộc chiến đấu lúc này vừa mang tính chất đấu tranh bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc; vừa mang tính chất kháng chiến, bảo vệ chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Từ sau năm 1862 là giai đoạn nhân dân tự động đứng lên khởi nghĩa cứu nước, đối lập với thái độ đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. 1. Phong trào đấu tranh chống Pháp của quân và dân Nam Kỳ những năm trước Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) Nam Bộ bị thực dân Pháp xâm chiếm, đồng bào Nam Bộ đã tiên phong đứng lên đánh giặc giữ nước. Ngược lại với thái độ không dứt khoát, cầu hòa của triều đình Huế là tinh thần bất khuất chiến đấu chống xâm lược trong mọi tầng lớp nhân dân, không kể giàu sang, nghèo hèn, dân tộc, tôn giáo. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ chống Pháp xâm lược được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ phong trào “tị địa”1, tới những câu ca, lời vè, bài hịch 1. Phong trào bất hợp tác với giặc Pháp, rời bỏ những vùng chúng chiếm đóng. 50 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 chống Pháp, ca ngợi, tôn vinh những gương hy sinh chống Pháp. Hình thức đấu tranh cao nhất là các cuộc khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh trực diện với quân đội Pháp. Ngay từ khi tiếng súng xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ vang ở Gia Định, lập tức nhân dân quanh vùng nhiệt liệt ứng nghĩa, gia nhập nhiều đội dân dõng để chiến đấu bảo vệ quê hương. Ngày 8-3-1859, thành Gia Định thất thủ, dân binh Gia Định và các tỉnh lân cận đã tập hợp cùng các đội quân của triều đình tổ chức phản công. Trần Thiện Chính (một tri huyện bị cách chức) và Lê Huy (một quân nhân bị thải hồi) đã tự động tập hợp dân chúng thành 5.800 dân dũng, vận động nhân dân góp tiền, gạo để kiên quyết đứng lên đánh giặc. Đội quân của hai ông đã giúp ngăn giữ lực lượng của triều đình thua trận và tổ chức lại cùng đánh giặc1. Hiến tặng và thu gom tài lực, vật lực từ người giàu có cho đến dân thường ủng hộ kháng chiến cũng là những hoạt động nổi bật. Ngay từ khi liên quân tấn công Đà Nẵng, rồi Gia Định, việc tự nguyện cung ứng tiền, gạo, quân lương đã xuất hiện và ngày càng lan rộng. Sử triều Nguyễn chép rất nhiều tâu báo từ các địa phương Gia Định, Vĩnh Long, Định Tường về những nghĩa cử nói trên. Ví dụ, tháng 4-1859: “Dân hạt Định Tường (Trần Văn Ngọ, Nguyễn Văn Cẩm, Lê Văn Học, Từ Thị Để) tự nguyện đem quyên sắt sống (8.000 cân), tiền (2.700 quan), gạo (200 phương) để giúp quân nhu. Quan tỉnh đem việc ấy tâu lên, vua ban khen, thưởng cho biển ngạch, áo lụa màu và ngân tiền có thứ bậc khác nhau”2. Những sự kiện như trên diễn ra hầu như thường xuyên, giúp ích rất lớn cho cuộc kháng chiến. Dân dõng là lực lượng mở ra một cuộc kháng chiến có tính nhân dân, đánh giặc với đủ mọi vũ khí, theo các cách thức linh hoạt. Đội quân này đào hào, đắp lũy và xây dựng công sự cản địch; bắn tỉa, quấy rối, phục kích tiêu hao sinh lực địch, làm cho địch thất điên bát đảo, ăn ngủ không yên. Tiêu biểu như: 1, 2. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 25, 27. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 51 - Trần Mậu Phát tự bỏ tiền ra mộ quân, mộ được “250 người Dõng nước Thanh” đi đánh giặc1. - Đêm mùng 3, rạng sáng 4-7-1860, Đinh Bùi Tâm chỉ huy 2.000 dân dõng tham gia chiến đấu tại trận đánh chùa Chợ Rẫy. - Từ tháng 1-1861 đến tháng 8-1864, tại Gia Định, Tân An, Gò Công diễn ra khởi nghĩa của Trương Định. - Tháng 1-1861, tại Gò Công, Tân Bình, khởi nghĩa của Lưu Tấn Thiện và Lê Quang Quyền nổ ra. Nghĩa binh tập hợp đến hàng nghìn người, rồi sau kết hợp với nghĩa quân của Trương Định. - Đầu năm 1861, tại Gia Định nổ ra khởi nghĩa của Trần Thiện Chính và Lê Huy. - Đầu năm 1861, tại Định Tường diễn ra khởi nghĩa của Trần Xuân Hòa, tức Phủ Cậu, một người tuy bị liệt vì bệnh phong nhưng đầy ý chí chiến đấu, cầm quân nghiêm minh, được dân chúng kính phục gọi là “Hùm Xám”. Tháng 1-1862, khi địch đánh Bà Rịa, Phủ Cậu dẫn quân đánh địch ở Cai Lậy nhưng bị chúng bắt rồi giết tại Mỹ Tho. - Tháng 6-1861, tại Gò Công nổ ra khởi nghĩa của Tri huyện Đỗ Trình Thoại. Sau khi Mỹ Tho bị chiếm, ngày 22-6-1861, hơn 1.000 quân khởi nghĩa tiến đánh Gò Công. Trong cuộc tấn công này, Tri huyện Đỗ Trình Thoại đã hy sinh cùng với 14 nghĩa quân. Nhưng nghĩa quân vẫn vây hãm Gò Công cho tới ngày hôm sau khi quân Pháp có pháo hạm tới giải vây thì mới rút. Sau đó, toàn bộ nghĩa quân gia nhập đội quân của Trương Định. - Tháng 7-1861, tại vùng Biện Kiều, Biên Hòa nổ ra khởi nghĩa của Phan Văn Đạt và Trịnh Quang Nghi. Khi quân triều đình tại đồn Phú Thọ thua trận rút về Biên Hòa, hai ông soạn thơ và hô hào chiêu tập nghĩa quân, đóng tại làng Bình Thành, phía nam Biện Kiều. Địch ở Tân An kéo đến đánh úp. Ngày 16-7, Văn Đạt cùng 8 nghĩa quân bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn nêu cao ý chí bất khuất, chửi mắng quân giặc cho đến khi bị chúng giết. Triều đình Huế truy tặng ông hàm Tri phủ. 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 285. (“người Dõng nước Thanh”, ngụ ý là người Hoa). 52 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 - Năm 1861, tại vùng Cần Giuộc, khởi nghĩa của Quản Là giữ vững cả một vùng phía bắc sông Vàm Cỏ, khống chế toàn bộ địa bàn giữa Chợ Lớn và Gò Công. - Cuối năm 1861, tại Tân An diễn ra khởi nghĩa của Nguyễn Văn Lịch (tức Quản Lịch - sau là Nguyễn Trung Trực). Nghĩa quân phục kích, tấn công 1 tàu chiến của địch trên sông Nhật Tảo, tiêu diệt toàn bộ quân giặc. - Đầu năm 1862, tại Gò Công, Tân Bình, khởi nghĩa của Lê Cao Dũng, Hồ Huân Nghiệp kết hợp với nghĩa quân Trương Định. - Tháng 3-1862, pháo hạm của Pháp ở Mỹ Tho bị nổ tung khiến 52 quân Pháp chết và bị thương, theo điều tra của Pháp thì do quân ta tiến công1. Ngoài ra, còn nhiều cuộc tiến công không xác định được tên tuổi người chỉ huy và cũng chưa được ghi lại đầy đủ: - Ngày 7-12-1860, phục kích tại chùa Khải Tường, tiêu diệt viên quan ba Pháp Barbé. - Ngày 1-1-1861, tấn công tàu Primauguet của giặc đậu trên sông Đồng Nai. - Ngày 15-4-1861, đốt cháy một đồn địch ở xóm Củi, Chợ Lớn. - Cuối tháng 4-1861, đầu độc sĩ quan Pháp ở Phú Nhuận. Giặc bắt và giết hai nghĩa quân người Hoa giả làm bồi bếp ở đây. Chúng còn giết cả Ban hội tề làng Phú Nhuận là nơi nuôi dưỡng nghĩa quân. - Đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4-7-1861, đồn địch tại chùa Chợ Rẫy bị tấn công. Làn sóng đấu tranh của nhân dân đã khích lệ quân đội triều đình cũng hăng hái chiến đấu, ghi thêm những chiến công: - Tháng 11-1861, “Lãnh Định Tường Án sát sứ là bọn Nguyễn Văn Nhã đánh bại quân Tây ở các xứ Cái Bè, Cai Lậy, được thưởng phẩm hàm kỷ lục và gia cấp, cộng 20 viên. (Từ khi có việc đánh nhau với quân Tây Dương, dân đạo theo Tây Dương, người Tây Dương dồn làm lính mã tà. 1. Huỳnh Hữu Hùng: Pháp chiếm Nam Kỳ (1859 - 1867), Sđd, tr. 119. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 53 Lần này bắn chìm hai chiếc thuyền của lính mã tà, giết chết lính Tây Dương và lính mã tà 50 tên)”1. - Tháng 12-1861, “Quân Tây Dương lại quấy rối xứ Suối Lũ, tỉnh Biên Hòa, bọn bộ biền hai lần đánh bất ngờ phải lui”2. - Tháng 12-1861, “Quân Tây Dương lại tiến đến hai thôn An Thịnh và Bình Chuẩn (thuộc tỉnh Biên Hòa), Phó Đề đốc Lê Quang Tiến nhân ban đêm đánh úp, quân giặc bị thua”3. Trong số rất nhiều cuộc chiến đấu ở Nam Kỳ trong giai đoạn này, nổi bật nhất, có tiếng vang và tác động mạnh mẽ nhất là khởi nghĩa của Trương Định và Nguyễn Văn Lịch (Nguyễn Trung Trực): * Khởi đầu cuộc khởi nghĩa Trương Định (1861-1862) Trương Định (1820-1864) là Phó Quản cơ trong đội ngũ lính đồn điền. Tháng 2-1859, khi thực dân Pháp tấn công Sài Gòn, Trương Định đã mang cơ binh của đồn điền đến gia nhập quân đội triều đình chống giặc. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng, giành nhiều chiến thắng trong vùng từ Cây Mai đến Thị Nghè. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2-1861), quan quân triều đình rút về Biên Hòa, Trương Định đem quân về Tân Hòa, Gò Công lập căn cứ chống Pháp. Căn cứ Tân Hòa đã đáp ứng được lòng quyết tâm chống giặc, cứu nước của nhân dân Nam Bộ, kể cả những quan chức của triều đình, ngày càng thu hút được sự ủng hộ của nhân dân các vùng xung quanh và trở thành trung tâm hội quân của nhiều lực lượng chống Pháp. Ảnh hưởng của nghĩa quân Trương Định lan nhanh khắp Lục tỉnh, lôi cuốn đông đảo các văn thân, nghĩa sĩ tới gia nhập nghĩa quân như: Án sát Đỗ Quang, Tri phủ Nguyễn Thành Ý, Tri huyện Đỗ Đình Thoại, Tri huyện Âu Dương Lân, Phủ Cậu, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Tri huyện Lưu Tấn Thiện, Thư lại Lê Quang Quyền, Cử nhân Phan Văn Đạt, Cử nhân Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Quang Nghị, Lê Cao Dũng, Hồ Huân Nghiệp, Trà Quý Bình, Võ Duy Dương... Những người 1, 2, 3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 244, 253, 253. 54 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 tham gia khởi nghĩa nhìn thấy ở Trương Định một ngọn cờ trung tâm, có thể tập hợp được lực lượng tạo thành sức mạnh quật khởi để xoay chuyển tình thế, tiến tới đánh bại quân xâm lược giành lại non sông. Sức mạnh của nghĩa quân Gò Công ngày một tăng thêm nhờ liên kết, phối hợp với các cuộc khởi nghĩa khác trong vùng. Từ lực lượng ít ỏi ban đầu phối hợp với quân triều đình chống Pháp, đến cuối năm 1861, lực lượng nghĩa quân Trương Định đã lên tới hàng vạn người, kể cả Hoa kiều. Nghĩa quân Trương Định đã chiến đấu nhiều trận quyết liệt với giặc, có tiếng vang lớn và được tâu báo về triều đình vào tháng 10-1861: “Phó Quản cơ Gia Định là Trương Định (người huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, con viên Lãnh binh Trương Cầm) chiêu mộ những thủ dũng, có nhiều người đi theo, thường cùng quân Tây Dương chống đánh nhau đắc lực, thự Tuần phủ là Đỗ Quang đem việc tâu lên. Vua cất nhắc cho làm Quản cơ, rồi lãnh chức Phó lãnh binh. (Khi ấy, Đỗ Quang chiêu vỗ Trương Định mộ thành 6 cơ gần 6.000 người. Tri phủ phủ Phúc Tuy là Nguyễn Thành Ý, tùy phái là Phan Trung mỗi người đều mộ được 2 cơ, hợp cộng 4.000 người, lại được tiếp tục mộ, kể ước tới hàng vạn)”1. Quân của Trương Định hoạt động khắp vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Gia Định, lan sang cả hai bờ sông Vàm Cỏ tới tận Đồng Tháp Mười. Các cuộc tiến công chớp nhoáng, dùng hỏa công, đầu độc của nghĩa quân tỏ ra rất hiệu quả. Sau khi địch chiếm Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, thì các thủ lĩnh như Phan Văn Đạt, Đỗ Trình Thoại, Lê Cao Dũng, Hồ Huân Nghiệp, Phủ Cậu đã bị giặc giết hại. Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân cũng bị bắt đi đày. Trước sự uy hiếp của giặc Pháp, Trương Định không nhụt chí, vẫn tiếp tục chiến đấu, trở thành chỗ dựa tin cậy cho Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang. Tháng 3-1862, Trương Định được triều đình phong chức Phó lãnh binh, lãnh việc chỉ huy toàn bộ các nghĩa quân ở Gia Định, nhận lệnh phối hợp tác chiến với quân triều đình để giành lại các tỉnh đã mất. Công việc đang được tiến hành thì ngày 5-6-1862, triều 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 239. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 55 đình Huế ký với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, sau đó hạ lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng chiến đấu để nhậm chức lãnh binh ở Bình Thuận. Tuy nhiên, Trương Định kháng lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân đánh Pháp. Ông được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại Nguyên soái. Từ đây, cuộc khởi nghĩa Trương Định bước sang một giai đoạn mới khác hẳn về tính chất, quy mô với tinh thần quyết liệt, mạnh mẽ. * Khởi đầu cuộc chiến đấu của Nguyễn Trung Trực (1861) Nguyễn Trung Trực, tên thật là Nguyễn Văn Lịch (hay Quản Lịch), là một ngư dân, sinh năm 1838, tại Tân An (lúc này thuộc tỉnh Định Tường). Trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, ông đã tự đứng ra mộ dân khởi nghĩa chống xâm lược tại Tân An. Kẻ thù lúc đó có thế mạnh là tàu chiến. Để đánh tan cái uy thế đó của giặc, ngày 10-12-1861, nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Văn Lịch đã phục kích, tiến công và tiêu diệt một tàu chiến của Pháp mang tên Hy Vọng (Espérance) do Trung úy Hải quân Parfait chỉ huy, được trang bị một khẩu đại bác cùng một đội quân gồm 25 lính Pháp và Tây Ban Nha. Sử triều Nguyễn chép: “Khi ấy quân Tây Dương đỗ tàu bọc đồng ở phần thôn Nhật Tảo. Quyền sung Quản binh đạo là Nguyễn Văn Lịch sai sung Phó quản binh đạo là Hoàng Khắc Nhượng, Võ Văn Quang đều đem binh thuyền dọc theo ven sông, tới gần chỗ quân Tây Dương đậu, chia quân phòng bị và đặt quân phục kích, bèn đem 59 viên nhân quân chiến tâm, chia làm hai đạo, giả làm thuyền buôn thẳng tới tàu Tây Dương, nhảy lên trước đâm chết bốn tên người Tây Dương, những người cùng đi đều nhảy lên tàu một lượt giết bừa đi. Quân Tây Dương nhảy xuống sông, hoặc chết hoặc thoát thân; còn thì chui xuống khoang thuyền chống bắn. Quang liền hô 30 tên phục binh nổi dậy tiếp chiến. Bọn Quản toán là Nguyễn Học, hương thân là Hồ Quang lấy búa sắt phá tàu của Tây Dương không vỡ, tức thì phóng lửa đốt cháy hết. Vua thưởng cho bọn Lịch, Quản cơ Nhượng, Quang cộng 20 người làm Cai đội, đều cho ngân tiền và thưởng chung cho binh đinh 1.000 quan tiền, bốn người bị chết cấp cho tiền tuất gấp hai lần và ấm nhiêu cho con hay 56 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 cháu gọi bằng chú bác ruột. Lại chẩn cấp cho những nhà thôn ấy bị Tây Dương đốt cháy”1. Với mưu trí, vũ khí thô sơ và lòng dũng cảm, tốp nghĩa quân quyết tử của Nguyễn Văn Lịch đã làm nên một chiến thắng xuất sắc và đầy ý nghĩa khiến cho kẻ địch bàng hoàng thất kinh, còn quân dân ta phấn khởi, tin tưởng và hăng hái diệt giặc. Trận Nhật Tảo đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc tiến công vào tàu địch “là khúc dạo nhạc đầu cho một cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn Pháp”2. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ từ 1862 đến 1875 Từ năm 1862, trước việc ba tỉnh miền Đông, sau đó là ba tỉnh miền Tây lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp, triều đình nghiêng hẳn theo xu hướng hòa nghị và đầu hàng, nhân dân Nam Kỳ tự động, kiên quyết đứng lên cứu nước trong tình thế vừa chống Pháp vừa đối phó với những sai lầm của triều đình nhà Nguyễn. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà cuộc đấu tranh của nhân dân bùng lên với quy mô rộng lớn nhất, mức độ mạnh mẽ nhất. Dù triều đình có lệnh triệt thoái lực lượng khỏi ba tỉnh miền Đông, nhưng một bộ phận quan quân, binh lính đã không tuân lệnh, ở lại cùng nhân dân chiến đấu. Ngoài nông dân là lực lượng đông đảo nhất, cuộc kháng chiến đã thu hút đông đảo sĩ phu, trí thức, phú hộ, thương nhân tham gia. Các tộc người sinh sống trên vùng đất Nam Bộ đã đoàn kết đứng lên chiến đấu. Bên cạnh người Kinh đóng vai trò nòng cốt và là chủ thể, còn có sự tham gia tích cực, tự giác của người Khmer, người Hoa, người Chăm, người Xtiêng... Giai đoạn này có những cuộc khởi nghĩa lớn sau: * Cuộc khởi nghĩa lần thứ hai của Trương Định (12-1862 – 8-1864) Sau khi kháng lệnh triều đình, Trương Định ở lại chỉ huy nhân dân chống Pháp và được tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Động lực của cuộc khởi nghĩa giờ đây không chỉ vì tinh thần dân tộc, mà còn phản 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 284. 2. Vũ Huy Phúc (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam 1858 - 1896, Sđd, tr. 125. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 57 kháng hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn. Ngay khi người Pháp đến đưa tin đình chỉ chiến sự theo Hiệp ước 1862, nghĩa quân đã tỏ thái độ kiên quyết khi dùng súng và máy bắn đá tiến công địch. Trương Định đóng đại bản doanh ở Gò Công, chỉ huy nhiều đội nghĩa quân đánh địch khắp nơi, trên cả 6 tỉnh Nam Kỳ. Ở vùng Hắc Khẩu (Tân An) có đội quân của Phan Tấn Đạt, ở Cần Đước có Bùi Huy Diệu, ở Tân Thành có Nguyễn Văn Trung... Tất cả đều luyện tập quân sự, sửa soạn vũ khí, lương thực, xây đồn đắp lũy, bố trí đại bác tại các ngả sông, chuẩn bị một cuộc tấn công có quy mô rộng lớn. Về phía quân địch, Bonard dự đoán sẽ có một cuộc khởi nghĩa rộng lớn của nhân dân Nam Kỳ nổ ra nên đã chỉ đạo những sĩ quan dưới quyền như Guys ở Gò Công, Gougeard ở Tây Ninh, Lespès ở Cần Giuộc, Brierè de I’Isle ở Tây Ninh, Loubère ở Thủ Dầu Một, Coqnet ở Bà Rịa... tăng cường phòng bị. Ngày 16-12-1862, dưới sự chỉ huy thống nhất của Trương Định, nghĩa quân đồng loạt tấn công một loạt các đồn bốt địch ở Gia Định, Biên Hòa, Mỹ Tho. Trận đánh lớn đầu tiên là tiến công đồn Rạch Tra trên đường Sài Gòn đi Tây Ninh. Lợi dụng đêm tối, nghĩa quân leo lên đồn, giết lính gác, đột nhập vào trong đồn, giết chết đồn trưởng Thouroude bằng mác gỗ, thu được hầu hết khí giới, đạn dược rồi rút lui. Trên sông Vàm Cỏ Đông, dựa theo kinh nghiệm trận Nhật Tảo của Nguyễn Trung Trực, nghĩa quân tấn công cùng lúc ba pháo thuyền của địch, làm bị thương nặng sĩ quan chỉ huy. Ở Biên Hòa, hàng nghìn đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số khác với cung tên, giáo mác tiến đánh các trại giặc. Ở Bà Rịa, quân khởi nghĩa chiếm được nhiều huyện. Tại huyện Long Thành, viên Tri huyện bị giết, toàn thể lính mã tà về theo nghĩa quân. Ở Cần Giuộc, quanh Chợ Lớn, nghĩa quân đông tới 5.000 người, dưới quyền chỉ huy của Hàn Lâm Phụ và Quản Là (còn gọi là Tổng Là) kéo lên Gò Đen đánh toán quân địch do Lespès chỉ huy, qua đường Sài Gòn - Mỹ Tho. Đây là một trận đánh giành giật quyết liệt. Ở Mỹ Tho, hơn 1.000 nghĩa quân đánh đồn Thuộc Nhiêu cách Mỹ Tho 20 km. Nghĩa quân chiếm và kiểm soát được trục đường Sài Gòn - Biên Hòa trong vài tháng. 58 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Nhìn chung, trong đợt tổng tiến công này, nghĩa quân Trương Định giành được thắng lợi lớn, đặc biệt là giành quyền kiểm soát nhiều vùng quan trọng, đẩy kẻ địch vào thế bị vây ép trên toàn chiến trường. Nhưng từ đầu năm 1863, được tăng viện hàng nghìn quân từ Trung Quốc, Philippine và Pháp sang, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tổng tiến công vào các căn cứ quan trọng nhất của nghĩa quân. Đầu tiên, địch tập trung đánh Quy Sơn. Trương Định bày kế dụ địch vào nơi bùn lầy và tiêu diệt nhiều tên, buộc chúng phải rút chạy. Thua trận Quy Sơn, địch tập trung quân đông hơn nữa để tiến công vào căn cứ chính của Trương Định là Tân Hòa. Chúng chia làm ba mũi đánh từ ba mặt. Mũi thứ nhất do Đại tá Priétrie từ mặt tây bắc đánh vào sông Rạch Lá. Mũi thứ hai từ mặt đông, phía sông Soài Rạp, gồm các chiến thuyền Tây Ban Nha do Circé chỉ huy án ngữ vàm sông Gò Công. Mũi thứ ba do Đại tá Ariès chỉ huy tiến từ Mỹ Tho lên Chợ Gạo, có chiến thuyền yểm hộ. Ngoài ra, còn 30 thuyền đưa các tốp lính theo các rạch nhỏ tiến vào. Ngày 25-2-1863, địch cùng lúc tổng tiến công. Hai tướng của Trương Định là Đặng Kim Chung và Lưu Bảo Đường bị trúng đạn hy sinh. Để phân chia lực lượng địch, giảm sức tiến công của chúng ở mặt trận chính, Trương Định hạ lệnh cho nghĩa quân ở Tân Long, Bình Dương, Bình Long, Biên Hòa... cùng lúc đánh mạnh vào các đồn địch ở Mai Sơn, Thuận Kiều, Tây Thái, Phước Trung, Bình An và Long Thành. Nhưng vì sức chiến đấu công kiên của nghĩa quân chưa đủ áp đảo nên không thành công. Sau ba ngày chiến đấu anh dũng, đến ngày 28-2-1863, thuốc súng cạn kiệt, nghĩa quân rút khỏi vòng vây về lập căn cứ ở Phước Lộc, tiếp tục chiến đấu. Một số khác tản mát về phía rừng Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Tháp Mười, đoạn giữa Sài Gòn, Trảng Bàng và Vàm Cỏ Đông. Tại căn cứ mới, nghĩa quân tổ chức lại đội ngũ, chuẩn bị quân lương, khí giới kết hợp với vận động tuyên truyền nhân dân, dán bố cáo của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định ở rất nhiều nơi. Đồng bào Xtiêng ở Thủ Dầu Một, đồng bào Chơro ở Đông Bà Rịa tích cực CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 59 tham gia nghĩa quân. Một số người Hoa đã giúp đỡ cung cấp súng đạn cho nghĩa quân. Trương Định tiếp tục kháng lại yêu cầu giải giáp nghĩa binh. Không những kiên quyết chiến đấu, Trương Định còn viết thư đòi địch phải trả lại ba tỉnh miền Đông. Nghĩa quân tổ chức những trận đánh nhỏ ở Biên Hòa, Tân An, Mỹ Tho, Cần Giuộc, Phú Lạc, Bà Hom và chuẩn bị lấy lại Tân Hòa. Năm 1864, Trương Định đóng quân ở Lý Nhơn, sau đó rút về Soài Rạp. Lúc này, nghĩa quân đã có tới 10.800 người. Trong lúc chuẩn bị đánh lấy lại Tân Hòa thì một bộ hạ của Trương Định là Huỳnh Công Tấn phản bội, làm nội gián bí mật dẫn địch bao vây phục kích Trương Định cùng toán quân 25 người tại làng Tân Phước. Mờ sáng ngày 20-8-1864, cuộc chiến bất ngờ nổ ra. Trương Định cùng nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, giết chết nhiều tên địch. Tả xung hữu đột trong cuộc chiến giáp lá cà bằng gươm và súng, Trương Định trúng một viên đạn bị gãy cột sống. Quyết không để giặc bắt, ông dùng gươm tự sát. Lúc ấy, người anh hùng Trương Định mới 44 tuổi. Địch đem thi hài ông về Gò Công để trấn áp tinh thần yêu nước của nhân dân. Khởi nghĩa Trương Định thất bại, nhưng tinh thần chiến đấu ngoan cường chống giặc ngoại xâm và sự hy sinh anh dũng của Trương Định là một tấm gương sáng cổ vũ tinh thần và ý chí chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ cũng như nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Pháp. * Tiếp diễn cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1862-1868) Sau trận Nhật Tảo, triều đình Huế phong Nguyễn Văn Lịch chức Quản cơ, sau đó, phái ông vào Hà Tiên làm Thành thủ úy. Khi Pháp chiếm Hà Tiên, Nguyễn Văn Lịch rũ bỏ quan tước, ra Hòn Chông mưu cuộc chiến đấu. Tại đây, ông hoạt động dưới một tên mới, phản ánh tư tưởng và nhân cách của ông - Nguyễn Trung Trực (ông còn một tên nữa là Quản Chơn1). Đầu năm 1867, vì lực lượng nghĩa quân chưa đủ mạnh, 1. Chơn là chân thực, là Trung Trực. Mãi khi địch lấy lại được Rạch Giá mới biết Nguyễn Trung Trực là Quản Chơn, còn có tên khác là Nguyễn Văn Lịch. 60 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 ông từ chối yêu cầu của phái viên Huế đánh Hà Tiên ngay. Nhưng khi các phái viên này bị Pháp bắt, ông quyết định tiến công đồn Kiên Giang, là nơi dễ đánh hơn và lính mã tà ở đây đã được vận động từ trước. Đêm 14-6-1868, Nguyễn Trung Trực rút khỏi Hòn Chông, theo đường biển vào sông Cái Bè rồi vào rạch Trà Niên. Tại đây, ông chiêu tập ngay được khoảng 100 nghĩa quân. Nửa đêm 15, rạng sáng ngày 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực dẫn nghĩa quân theo rạch Trà Niên, mở cuộc tiến công bất ngờ, nhanh chóng làm chủ đồn Kiên Giang1, tiêu diệt 27 tên địch, bắt sống 3 tên2. Sáng 16-6-1868, nghe tin chiến thắng, nhân dân trong làng kéo ra đón tiếp, mang theo Tri huyện Hiên, vốn theo Tây, nộp cho nghĩa quân. Nguyễn Trung Trực tha chết cho hắn rồi tập hợp các lính mã tà lại, cho họ đi theo nghĩa quân để tăng cường binh lực. Hai ngày sau khi mất Rạch Giá, ngày 18-6-1868, Trung tá Hải quân Ansa đem toàn bộ lực lượng từ Vĩnh Long chia làm hai đường thủy, bộ do Đại úy Dismuaratin và Trung úy De Taradel chỉ huy tiến về Rạch Giá tấn công nghĩa quân. Nguyễn Trung Trực ra lệnh lập vị trí chiến đấu trên đường dẫn quân vào Rạch Giá, bản thân ông ra tận vị trí chiến đấu để chỉ huy nghĩa quân. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, nghĩa quân không giữ nổi đường vào Rạch Giá, buộc phải lui về đồn Kiên Giang. Chiều ngày 21-6-1868, địch tấn công đánh chiếm đồn Kiên Giang. Sau một trận đánh giáp lá cà, nghĩa quân rút khỏi Kiên Giang, ra Hòn Chông, sau đó rút ra đảo Phú Quốc. Quân Pháp truy đuổi tới Phú Quốc. Để bắt Nguyễn Trung Trực, chúng đã dùng cả thủ đoạn tra tấn nhân dân trên đảo. Không muốn nhân dân và quân sĩ tiếp tục phải hy sinh, Nguyễn Trung Trực sai đổ quân lương xuống sông, giải tán nghĩa quân, 1. Đồn Kiên Giang là một đồn cũ, có tường đất xung quanh. Tại đây, lực lượng địch có 30 tên Pháp và một số lính mã tà. 2. Theo tài liệu của Pháp thì có 10 tên đục tường trốn thoát, nhưng 9 tên bị bắt lại, còn 1 tên chạy thoát là lính kèn Duplessis. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 61 đồng thời bảo người trói ông giả là bắt được giao cho quân địch. Cuộc kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Trung Trực đến đây chấm dứt. Ngày 27-10-1868, địch kết án tử hình và xử trảm ông tại Rạch Giá (Kiên Giang). Nguyễn Trung Trực hy sinh, nhưng lịch sử và hậu thế vẫn mãi ghi nhớ lời tuyên ngôn bất hủ của ông: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. * Khởi nghĩa của Thiên hộ Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) Chánh bát phẩm Thiên hộ Võ Duy Dương là một trong số những người được triều đình Huế cử vào mộ quân ứng nghĩa ở ba tỉnh miền Tây từ tháng 5-1861. Kể từ đây, ông đã hoạt động đánh Pháp cùng Trương Định. Sau khi Trương Định hy sinh, Thiên hộ Dương trở thành thủ lĩnh chính ở vùng Tiền Giang, với căn cứ là Đồng Tháp Mười1. Tại đây, Thiên hộ Dương xây một hệ thống đồn lũy từ ngoài vào trong, chia các loại tiền hậu tả hữu để ứng cứu và yểm trợ lẫn nhau, tạo hệ thống cản bằng ràm, dừa trên sông để hạn chế tàu chiến địch. Quân số tham gia cuộc khởi nghĩa có tới hàng vạn người, gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer, lính Tagals, lính của Pháp đảo ngũ. Dựa vào điều kiện tự nhiên đầm lầy và hệ thống phòng ngự khá kiên cố, nghĩa quân liên tiếp tiến hành phục kích, đánh nghi trang (dùng lính Tagals, lính đảo ngũ tham gia nghĩa quân cải trang rồi đột nhập vào đồn địch), dùng hỏa công (đốt đồng), nhử địch vào đầm lầy,... gây cho địch nhiều thiệt hại, hoang mang. Từ năm 1865, nghĩa quân bắt đầu dồn lực lượng đánh kỳ tập vào các đồn Mỹ Trà, Cái Bè, Mỹ Quý, Thủ Thừa,... Tháng 4-1866, sau khi đã chuẩn bị kỹ, địch mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ của Thiên hộ Dương. Chúng chia ba đạo: đạo thứ nhất 1. Đồng Tháp Mười lúc bấy giờ là một vùng đầm lầy rộng mênh mông, dân cư thưa thớt, quanh năm ngập nước, rừng cây thấp nhưng đủ che phủ nghĩa quân. Đường bộ không có, tàu to không đi được, đi lại chỉ bằng thuyền. Đây là một địa bàn thuận lợi cho chiến tranh du kích, khó khăn cho kẻ địch từ ngoài vào dù là phương tiện chiến tranh hiện đại. Đồng thời, vùng này có vị trí chiến lược quan trọng, có thể liên lạc cùng lúc với Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn, Tây Ninh và Campuchia. 62 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 do quan ba Boubé chỉ huy, xuất phát từ Cầu Lố; đạo thứ hai do quan tư Derome cầm đầu, xuất phát từ Mỹ Tho, trong đám này có tên Tấn đã phản bội giết hại Trương Định; đạo thứ ba do Đại úy Gally Passebose, chủ tỉnh Tân An dẫn đầu, xuất phát từ Tân An. Đạo thứ nhất của địch sau khi bị thương vong khá nhiều mới chiếm được đồn Sa Tiền. Đạo thứ hai chiếm được đồn Ấp Lý với nhiều tổn thất rồi bị chặn lại ở đồn Tiền. Đạo thứ ba chiếm được đồn Gò Bắc nhưng cũng bị thiệt hại lớn, khiến địch phải xin cứu viện để đánh tiếp vào đồn Tả. Đồn này có 350 nghĩa quân đóng giữ với 40 khẩu đại bác. Trận đồn Tả ngày 16-4-1866 là trận quyết liệt nhất. Hai tiểu đội địch chết và bị thương. Sau khi rút khỏi căn cứ Đồng Tháp Mười, Thiên hộ Dương đem nghĩa quân phối hợp với con của Trương Định là Trương Tuệ (Trương Quyền) và thủ lĩnh người Campuchia là A Soa tiếp tục đánh Pháp nhiều trận. Sau khi Thiên hộ Dương chết1, cuộc khởi nghĩa lắng dần. * Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873) Năm 1867, khi toàn bộ Nam Kỳ đã lọt vào tay Pháp và nhiều cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt thì tại An Giang, Trần Văn Thành lập đạo binh “Binh Gia Nghị” tại vùng Láng Linh, tập hợp nhân dân và tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đứng lên đánh Pháp. Tổng hành dinh của cuộc khởi nghĩa là đồn Hưng Trung giữa rừng Bảy Thưa. Nghĩa quân phá hoại việc thiết lập bộ máy thống trị thực dân ở An Giang, tiêu diệt bọn tay sai làm hương chức cho Pháp và tấn công những toán quân Pháp đóng lẻ xa trung tâm. Tháng 11-1867, nghĩa quân tấn công thành An Giang nhưng không thành công. Từ năm 1868 đến năm 1872, hoạt động chống Pháp của nghĩa quân tạm lắng xuống để tập trung chuẩn bị lực lượng. Tháng 4-1872, mật thám đã dò ra mật khu của quân khởi nghĩa, quân Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công căn cứ Bảy Thưa. Với tinh thần chủ động, nghĩa quân liên tiếp 1. Có nhiều tư liệu khác nhau về cái chết của Thiên hộ Dương. Có tài liệu ghi là chết bệnh, có tài liệu ghi là bị chết trên đường ra Bình Thuận. Xem: Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa của Thiên hộ Dương, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 63 tiến công các đồn địch đóng quanh Bảy Thưa, dọc theo sông Hậu và rạch Mặc Cần Đưng. Tháng 6-1872, Pháp tấn công vào căn cứ Bảy Thưa. Nghĩa quân anh dũng chống trả nhưng quân Pháp đã chiếm được đồn Giồng Nghệ (một trong bốn đồn đóng xung quanh Hưng Trung). Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt của rừng Bảy Thưa và sợ bị nghĩa quân phục kích, sau nửa tháng chiếm đóng, quân Pháp rút khỏi Giồng Nghệ. Nghĩa quân lại làm chủ căn cứ. Sau một thời gian tìm cách chiêu dụ Trần Văn Thành và nghĩa quân không thành, tháng 3-1873, Tham biện Long Xuyên Emile Puech và Đại úy Gayon chỉ huy một cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ. Trần Văn Thành lãnh đạo nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng do thế cô và lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng khởi nghĩa thất bại1. * Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân từng tham gia khởi nghĩa những năm 1861 đến năm 1864 bị bắt, rồi bị đày đi đảo Réunion. Được thả về, không nhụt chí khí chiến đấu, ông cùng các văn thân, thân hào Nam Kỳ, kết hợp với người Hoa tập hợp nhau lại tiến hành khởi nghĩa vào năm 1875. Tham gia còn có người Khmer là Thạch Bướm. Nghĩa quân có tới 3.000 người, hoạt động trên toàn địa bàn tỉnh Định Tường, tập trung ở vùng từ Tân An qua Mỹ Tho. Ông đặt đại bản doanh ở làng Long Trì, chiêu binh, vận động lính mã tà theo chính nghĩa. Nhân dân khắp nơi hưởng ứng nhiệt liệt. Nghĩa quân từng đánh Mỹ Tho, nhưng không giành thắng lợi. Cuối cùng, Thủ Khoa Huân bị địch bắt và hành hình ở chợ Bến Tranh (Mỹ Tho) ngày 18-6-1875. Ngoài những cuộc khởi nghĩa lớn nêu trên còn có hàng loạt cuộc khởi nghĩa đáng chú ý khác: - Cuộc nổi dậy của binh lính người Việt, tù nhân và người dân ở Côn Đảo tháng 6-1862. Lực lượng nổi dậy đã làm chủ được đảo gần 1. Trần Thị Thu Lương, Võ Thành Phương: Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 75-77. 64 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 một tháng, giết được 30 tên địch, trước khi bị quân Pháp quay trở lại khủng bố. - Cuộc khởi nghĩa ở Cù lao Minh, gồm các quận Mỏ Cày, Thạnh Phú (thuộc Bến Tre). Do bị đàn áp quyết liệt, cuộc khởi nghĩa thất bại, nhiều người bị sát hại, phần lớn nghĩa quân buộc phải rút đi nơi khác. - Khởi nghĩa của Ông Chưởng nổ ra ở Sóc Trăng, với 100 quân, tập hợp ở Duy Hòa. Tham biện Berthelot kéo quân theo Rạch Chùa đánh lên. Với vũ khí thô sơ, các nghĩa sĩ đã đánh một trận giáp lá cà quyết liệt, tiêu diệt nhiều tên địch, sau đó rút lui. - Cuộc khởi nghĩa tại xã Long Điền, tổng Bình Trị Thượng, tỉnh Trà Vinh, dưới sự chỉ huy của Phó đốc binh Lê Đình Tường. Nghĩa quân có 300 người. Ngày 26-8-1867, quân Pháp do Du Lille cầm đầu kéo tới nhưng bị nghĩa quân đánh trả quyết liệt, tiêu diệt nhiều tên, buộc địch phải tháo chạy. Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiếp tục truy kích tiêu diệt nhiều tên địch. Căn cứ kháng chiến được bảo vệ, nhưng Lê Đình Tường hy sinh. Quân Pháp nhanh chóng củng cố lại đội ngũ và tiếp tục mở những trận tấn công mới vào nghĩa quân. Ngày 1-9, quân Pháp tiến công một căn cứ khác của nghĩa quân tại Cầu Ngạn thuộc xã Minh Thuận, bên cạnh xã Long Điền. Trận đánh kéo dài hai giờ, quân địch bị tiêu hao nặng, nghĩa quân rút lui an toàn. - Tháng 11-1867, hai anh em Phan Tôn và Phan Liêm lãnh đạo nghĩa quân các địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi dậy, lực lượng lên tới hàng vạn người. Lúc này, đồng bằng Nam Kỳ gặp trận lụt lớn, đời sống nhân dân rất khó khăn, nhưng cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục. Anh em Phan Tôn, Phan Liêm vừa lãnh đạo kháng chiến, vừa tổ chức phát bằng, phong chức cho các tướng lĩnh, động viên nhân dân, đồng thời liên hệ với nghĩa quân ở Bình Thuận nhận vũ khí. Phó soái An chỉ huy một cánh quân trấn giữ vùng Trà Âu, ven sông Ba Sắc. Anh em họ Phan đặt căn cứ tại Hương Điểm (Bến Tre). Nghĩa quân hoạt động sôi nổi khắp vùng Hậu Giang, từ Cần Thơ, Thốt Nốt lên tới Châu Đốc. Đêm mùng 9, rạng sáng ngày 10-11-1867, nhân lúc mưa to, nghĩa quân tiến đánh địch tại chợ Hương Điểm, cách Bến Tre 10 km, chiếm CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 65 được đại bác, chủ tỉnh Xămpô bị trọng thương. Địch phải rút chạy thảm hại, cầu cứu viện khắp nơi. Ngày 12-11, ba pháo hạm địch tới Hương Điểm. Nghĩa quân tổ chức đắp cản tại Tân Long. Một trận đánh quyết liệt diễn ra khiến đội quân cứu viện lúng túng. Vào ban đêm, nghĩa quân tiến hành đốt phá các nơi địch trú quân. Không thể đánh lui các cuộc tấn công quấy rối của nghĩa quân, địch phải rút bỏ Hương Điểm, trở về Bến Tre. Ngày 15-11, địch cho pháo hạm đi dọc sông Hàm Luông, đổ bộ 4 đại đội lên Ba Tri. Đêm đến, địch đóng quân theo hình vuông trên giồng cát, bị hàng nghìn nghĩa quân vây đánh tứ phía bằng nhiều loại vũ khí thô sơ. Mặc dù cuối cùng địch cũng chiếm được Ba Tri, Bảo Thạnh, quê của Phan Thanh Giản, nhưng trước những cuộc tấn công của nghĩa quân, quân địch đã không dám vào làng. Quan tư Ansart chỉ để lại một toán nhỏ đóng đồn, còn lại kéo xuống bốn chiếc thuyền trở về Bến Tre. Trong lúc địch tiến đánh Ba Tri, ngày 15-11, nghĩa quân tấn công đồn Hương Điểm và rút lui khi trời sáng; tấn công thành Châu Đốc. Hai tên quan tư Galuy - chỉ huy thủy quân - và Domange - chỉ huy bộ binh - theo hai đường tiến công vào Thất Sơn, bắn giết, bắt bớ nhiều người đày đi Côn Đảo. - Tháng 3-1868, Tán lý Lê Văn Quân, Đề đốc Triều và Đốc binh Say khởi nghĩa ở Trà Vinh. Nghĩa quân kéo về xã Ba Động1 để diệt cường hào và vận động nhân dân đánh Pháp. Quân Pháp kéo đến đánh nhưng không vào nổi trong làng. Suốt sáu ngày liền nghĩa quân làm chủ ở đây. Địch hèn mạt nổi lửa đốt làng nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân trong làng, nghĩa quân rút lui an toàn. Đầu năm 1869, Đề đốc Triều lại về Ba Động vận động tổ chức khởi nghĩa. Do sự phản bội của Bá hộ Trần Văn Phong, địch giăng bẫy bắt ông. Nhờ sự che chở của nhân dân, ông thoát vòng vây, trở về Bến Tre hoạt động. Trong thời gian hoạt động tại đây, ông bị địch bắt, rồi bị hành hình tại Trà Vinh, cuộc khởi nghĩa thất bại. - Ngày 1-5-1868, Thái Văn Nhíp chỉ huy nghĩa quân đánh Mỹ Tho. Đêm tối, nghĩa quân trèo thành lọt vào đánh giết quân địch. Gần sáng, 1. Một xã chài lưới phía đông bắc Trà Vinh. 66 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 nghĩa quân rút ra, quay về Hậu Giang, gia nhập lực lượng của Nguyễn Trung Trực. - Năm 1872, ở Mười tám thôn Vườn Trầu (Bà Điểm, Hóc Môn) diễn ra cuộc khởi nghĩa do Quản Hớn chỉ huy. Tiếp đến là khởi nghĩa ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ, Bến Tre với các thủ lĩnh Lê Công Thành, Phạm Văn Đồng, Lâm Lễ và Âu Dương Lân. - Năm 1874, có các cuộc nổi dậy ở Trà Vinh của Nguyễn Xuân Phụng và Đoàn Công Bửu, ở Hóc Môn (Gia Định) của Nguyễn Văn Bường. Năm 1875, có các cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre, Bà Động (Trà Vinh) của Lê Tấn Kế, Trần Bình. * Những cuộc chiến đấu của liên minh nghĩa quân Việt Nam và Campuchia - Cuộc chiến đấu của A Soa tại miền Tây Nam Kỳ A Soa (sử triều Nguyễn ghi là Ong Bướm), là con của vua Campuchia. Tháng 6-1864, không chịu nền bảo hộ của thực dân Pháp và cũng muốn tranh chấp vương quyền với anh là Ong Lằn, nên A Soa lánh sang vùng Thất Sơn, Châu Đốc, miền Tây Nam Kỳ, nơi có rất đông đồng bào Khmer sinh sống. Ông trình lên triều đình Huế ý định “quy thuận nước ta để nương nhờ. Tỉnh thần An Giang tâu lên, chuẩn cho lưu trú, nhưng bảo cho đầu mục nước Miên biết”1. Sau đó, A Soa “mộ dân dựng đồn, cùng với Ong Lằn tranh giành đánh nhau. Lằn cầu cứu với chủ súy Pháp, chủ súy Pháp yêu cầu ta bắt giao cho”2. Triều đình Huế sợ hãi ra lệnh các tỉnh miền Tây phải nghiêm ngặt cự tuyệt A Soa, không cho ở lại đất Việt (kể từ tháng 10-1865). Thực thi mệnh lệnh triều đình, tháng 1-1861, Tổng đốc An Hà là Phan Khắc Thận đã “đánh úp tên Ong Bướm ở núi Tốn (thuộc An Giang), bắt được tên thổ mục là lọng, súng, ngựa, voi. Sai đem chém tên đầu mục (...) rồi làm tờ tư giao cho chủ súy Pháp nhận thi hành”3. Tháng 7-1866, Tổng đốc An Hà Phan Khắc Thận bắt được A Soa ở Thất Sơn giải giao cho chủ súy Pháp, mặc dù trong khi đi đường gặp Nguyễn Hữu Cơ, Hữu Cơ đã ra sức khuyên can4. 1, 2, 3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 30, tr. 86, 255, 290. 4. Có tài liệu nói rằng A Soa bị một tên nội phản bắn bị thương rồi bị bắt. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 67 - Liên minh chiến đấu giữa Trương Tuệ và Pôcumbao Pôcumbao là một hoàng thân Campuchia. Do nạn tranh quyền trong triều đình Uđông, ông phải lánh sang Nam Lào trong suốt 17 năm. Ông rất bất bình khi biết tin Campuchia bị thực dân Pháp xâm chiếm. Tháng 4-1865, một số nhà yêu nước Campuchia tìm kiếm Pôcumbao để lập thủ lĩnh. Biết tin này, chủ tỉnh Tây Ninh là Larclause đã tìm bắt Pôcumbao đem về Tây Ninh để kiểm soát. Thấy vùng Tây Ninh có đông đảo đồng bào Khmer, quyền Thống đốc Nam Kỳ - Đô đốc Rose, lệnh cho Larclause đưa Pôcumbao về Sài Gòn, giao cho một viên tri phủ người Việt giám sát chặt chẽ. Nhưng những nhà ái quốc Việt Nam đã bí mật liên lạc được với Pôcumbao và tổ chức cho ông vượt ngục vào tháng 5-1866, trở về Tây Ninh trong sự đón mừng của cả người Khmer và người Việt. Trận đánh đầu tiên cũng là trận thắng thứ nhất của nghĩa quân Pôcumbao diễn ra ngay tại Tây Ninh, giết chết chủ tỉnh Larclause, vào ngày 7-6-1866. Trước đó, nghĩa quân đã tổ chức nghi binh, tạo các dấu vết để địch tưởng nghĩa quân đi lên phía bắc. Nhưng đến chiều tối ngày 7-6-1866, nghĩa quân đột nhiên xuất hiện ở hữu ngạn rạch Tây Ninh rồi tiến thẳng vào thành. Larclause đem quân xuất kích. Pôcumbao đã dàn trận hình vòng cung ở ven rừng, cách thành hai dặm. Đại úy Pinau dẫn quân theo sau Larclause tiếp ứng. Khi đội tiếp ứng vừa qua một chiếc cầu thì nghĩa quân nổ súng tấn công. Pinau vội rút chạy về đồn. Larclause quay lại thì bị bao vây và bị tấn công. Chỉ sau nửa giờ, 12 trong số 21 lính bị giết, 9 tên chạy thoát về đồn. Hai người trong đó có sĩ quan Lasage - và Larclause bị giết tại trận. Binh lính trong đồn suốt 30 giờ liền không dám ra nhặt xác chủ soái và đồng bọn. Được tin cấp báo từ Tây Ninh, địch vội cho quân chia làm hai toán lên tăng viện. Toán thứ nhất tiến bằng đường thủy do Đại tá Marchaise chỉ huy. Địch đổ bộ lên bến Keo gần Tây Ninh. Quân trong thành không dám ra phối hợp vì quá sợ hãi khi thấy nghĩa quân Khmer cầm lao phóng xa 5 - 6 m sát thương dễ dàng. Marchaise vào được đồn dưới làn pháo yểm hộ từ tàu chiến. Cả tốp viện binh lẫn lính cũ trong đồn cũng 68 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 chỉ dám ló ra bắn trả vài lần sau đó quay lại đồn. Toán thứ hai tiến theo đường bộ, do Đại úy Fromillet chỉ huy, từ Trảng Bàng lên Tây Ninh. Ngày 14-6, Marchaise dẫn 150 tên với hai khẩu đại bác tiến đánh nghĩa quân, chỉ để lại một bộ phận giữ đồn. Nghĩa quân đã bố trí trận địa tại Rạch Vinh, cách Tây Ninh 10 dặm. Tại đây đã xảy ra trận đánh giáp lá cà quyết liệt giữa nghĩa quân và địch mà thế chủ động, phần thắng nghiêng về nghĩa quân. Đại tá Marchaise cùng một số lính Pháp chết tại trận. Tới 5 giờ chiều, địch rút chạy về đồn một cách hỗn loạn. Có tốp địch mãi tới 3 giờ sáng hôm sau mới về tới nơi. Trận Rạch Vinh là một trận chiến thắng lớn của liên quân Việt - Khmer, làm nức lòng nghĩa quân và nhân dân khắp Nam Kỳ, giúp cho công tác địch vận của nghĩa quân có kết quả hơn, buộc địch phải rút bớt lực lượng đồn trú các nơi về tăng cường cho Tây Ninh (dưới quyền chỉ huy của Đại tá Anlâyrông) và Trảng Bàng, Sài Gòn. Phối hợp và “chia lửa” với trận Tây Ninh, đêm 23 rạng sáng ngày 24-6, nghĩa quân tiến công đồn Thuận Kiều, vào tận trong đồn chiến đấu và rút lui an toàn trước khi Đốc phủ Ca đem ngụy quân lên tiếp ứng. Cùng với trận Thuận Kiều, Trảng Bàng và vùng quanh Chợ Lớn cũng bị tiến công đêm đó. Nghĩa quân của Trương Tuệ ở cầu An Hạ (nằm giữa bưng Tầm Lạc và sông Vàm Cỏ Đông) chia nhau đánh về Binh Biền (trên đường Chợ Lớn đi Mỹ Tho), đánh lên phía sông Bến Nghé. Một cánh quân chính do Trương Tuệ chỉ huy đánh lên Trảng Bàng, kéo tới Tây Ninh gặp gỡ Pôcumbao. Một loạt trận đánh lại nổ ra. Ngày 2-7, tại Trà Vang (bắc Tây Ninh), liên quân Việt - Khmer giáng cho quân Pháp một đòn nặng nề. Khoảng 12 giờ trưa, quân ta xung phong giáp chiến với địch trên một khoảnh ruộng nhỏ nằm trong rừng. Địch thiệt hại nặng phải rút chạy về Tây Ninh. Trên đường rút chạy lại bị quân ta phục kích tiêu diệt thêm. Đêm 3-7, liên quân Việt - Khmer đột nhập vào thành Tây Ninh, đốt phá dinh thự, cơ quan của Pháp và tay sai. Ngày 7-7, Trương Tuệ chỉ huy nghĩa quân đánh Củ Chi, Hóc Môn và Trảng Bàng. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 69 Đêm 8-7, nghĩa quân tiến đánh Long Trì (thuộc Tân An). Ngày 13-7, nghĩa quân tiến công địch ở Bà Vang trong rừng phía bắc Tây Ninh, ở Bình Thới (Gia Định)... Sau khi thủ lĩnh A Soa bị bắt, toàn bộ lực lượng của ông, kể cả ở bên Việt Nam và bên Campuchia, đều quy tụ dưới cờ Pôcumbao. Chính vì vậy, Pôcumbao có điều kiện trở về Campuchia hoạt động. Được dân chúng ủng hộ, Pôcumbao đã thổi bùng lên một phong trào kháng chiến đánh thẳng lên tận kinh đô Uđông và Phnôm Pênh (ngày 17-12-1866). Quân khởi nghĩa của Trương Tuệ phối hợp tác chiến chặt chẽ với Pôcumbao. Tại Tây Ninh, ở đồn An Cư, căn cứ của liên quân Việt - Khmer, một trận đánh lớn đã xảy ra. Quân Pháp bị tiêu diệt 1 trung đội và 2 đại úy. Về phía nghĩa quân, Tán lý Trần Văn Dụ bị tử trận. Ở vùng núi Pát Nhung, quân ta do Trương Tuệ, lãnh binh Lâm, quản Ngà và quản Nhiêu chỉ huy, quân Khmer do Num Rét và Éc chỉ huy giao chiến với quân Pháp do Trung tá Đanô chỉ huy. Ngay ở trung tâm Nam Kỳ cũng xảy ra trận đánh khá lớn phía tây bắc rạch Bo Bo. Các trận đánh này đã hỗ trợ và “chia lửa” với nghĩa quân Pôcumbao. Không lấy được kinh thành vì địch tập trung quá đông quân, Pôcumbao quay trở lại chiến trường Nam Kỳ. Đầu năm 1867, nghĩa quân Pôcumbao bất ngờ xuất hiện trong vùng từ Soài Riêng đến Trảng Bàng, quét sạch ngụy quân, ngụy quyền của Phủ Sóc. Địch đưa nhiều pháo, thuyền rà soát trên sông Vàm Cỏ Đông. Ngày 25-1-1867, pháo thuyền số 22 của địch đang chạy trên sông Cửu Long bất ngờ nổ tung chìm ngay cùng vũ khí, đạn dược và một số quân lính. Sau đó, quân Pháp vũ trang cho Phnakeo Pha tổ chức các cuộc tiến công vào vùng căn cứ nghĩa quân Khmer - Việt ở giữa hai sông Vàm Cỏ, buộc nghĩa quân phải rút về Suối Dây, thuộc phía bắc Tây Ninh, sau đó rút về phía Strung - Streng, Sambốc gần biên giới Lào. Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, ngày 28-7- 1867, địch đánh phá căn cứ Suối Dây. Nghĩa quân Việt Nam phải rút từng toán nhỏ về xa dưới vùng Hậu Giang. Riêng Pôcumbao vượt qua sông Cửu Long. Sau khi tập hợp, tổ chức lại lực lượng, tháng 11-1867, 70 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 Pôcumbao chỉ huy nghĩa quân đánh vào Côngpông Soai (tức Côngpông Thom) phía bắc Biển Hồ. Sau một trận đánh ác liệt, nghĩa quân hết đạn, phải mở đường máu rút lui. Pôcumbao bị trọng thương, bị địch bắt và giải lên Phnôm Pênh. Ngay đêm đó, 3-12-1867, lo sợ nghĩa quân tổ chức giải thoát Pôcumbao, quân giặc đã hèn hạ cắt đầu ông đưa về Phnôm Pênh. Sau khi Pôcumbao mất, Trương Tuệ vẫn kiên trì lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu. Đặt căn cứ ở Nha Met, nghĩa quân bám trụ ở quanh vùng rừng núi Tây Ninh, đánh phục kích những trận nhỏ. Ông tiếp tục hợp tác chiến đấu với người Khmer và người Xtiêng. Bên cạnh những cuộc chiến đấu của A Soa tại miền Tây Nam Kỳ, tiêu biểu là liên minh chiến đấu giữa Trương Tuệ và Pôcumbao, trong giai đoạn này còn diễn ra cuộc khởi nghĩa của Đề Triệu (người Việt) và Lý Rọt (người Khmer) năm 1867 ở Ba Động, Cồn Cù thuộc khu vực Càng Long, Vũng Liêm. Đây là những minh chứng cho thấy liên minh chiến đấu giữa nghĩa quân Việt Nam và Campuchia đã sớm được xây dựng và củng cố trong trong giai đoạn đầu thực dân Pháp xâm lược. * Cuộc chiến đấu trên mặt trận văn chương, tư tưởng Bên cạnh cuộc kháng chiến của các lực lượng nghĩa quân, cuộc chiến đấu chống Pháp trên mặt trận văn chương, tư tưởng của các trí thức, sĩ phu yêu nước cũng diễn ra hết sức phong phú và quyết liệt. Thông qua các tác phẩm của mình, các trí thức, sĩ phu yêu nước ca ngợi tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng của các thủ lĩnh nghĩa quân và nhân dân; đồng thời, lên án những tội ác mà quân xâm lược đã gây ra. Với vũ khí là ngòi bút sắc bén, hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực văn chương, tư tưởng của các trí thức, sĩ phu yêu nước đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống xâm lược Pháp. Có rất nhiều bài thơ, hịch đánh giặc Pháp được sáng tác và lưu truyền trong nhân dân, tố cáo tội ác của giặc, góp phần quan trọng động viên quân nghĩa dũng tham gia giết giặc. Các bài hịch đó kêu gọi tinh thần chiến đấu đến cùng trong hàng ngũ quan quân, bày tỏ lòng ngợi ca, yêu quý các anh hùng liệt sĩ, các thủ lĩnh kháng chiến một lòng vì đất nước, quê hương mà quên thân mình. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 71 Cùng với nhân dân, nhiều trí thức, sĩ phu yêu nước đương thời đã đứng lên vừa cầm súng vừa cầm bút chiến đấu chống xâm lược. Tiêu biểu cho những trí thức, sĩ phu yêu nước giai đoạn này là: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) với nhiều tác phẩm ca ngợi và cổ vũ cuộc đấu tranh chống xâm lược Pháp của nhân dân Nam Kỳ, như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, v.v...; Phan Văn Trị (1830-1910), nổi tiếng với những bài thơ đập tan luận điệu bào chữa cho bọn đầu hàng làm tay sai cho Pháp của Tôn Thọ Tường1; Nguyễn Thông (1827-1894) với các tác phẩm tiêu biểu như: Truyện Phan Văn Đạt, Truyện Trương Định,... Ngoài các cây bút nổi tiếng trên, còn nhiều cây bút chiến sĩ khác như Nguyễn Văn Lạc, (tức Học Lạc, 1812-1945), Phan Tong (? -1868), Tú Tuyển, Bùi Thoại Tường, Lê Quang Chiểu, Song Thanh, Mai Đằng Phan, Trịnh Hoài Nghĩa, Nhiêu Tâm... cũng lên tiếng, tạo thành một phong trào dư luận và tư tưởng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai bán nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trận văn chương, tư tưởng sôi nổi ở Nam Kỳ cuốn hút cả các sĩ phu và trí thức yêu nước khắp Trung và Bắc Kỳ, tiêu biểu như Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm), Mai Am nữ sĩ (em gái Tùng Thiện Vương), Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, Tiến sĩ Nguyễn Tư Giản, Lê Khắc Cẩn (Hoàng giáp) và Phạm Thanh (Bảng nhãn)... Trên mặt trận văn chương, tư tưởng chống Pháp xâm lược còn có sự hiện diện của vị linh mục Thiên Chúa giáo người Việt là Đặng Đức Tuấn (Linh mục Khâm)2. Ông đã viết nhiều điều tai nghe mắt thấy, 1. Tôn Thọ Tường (1825-1877), quê tỉnh Gia Định, được thực dân Pháp cho làm Đốc phủ sứ. Năm 1863, Tôn Thọ Tường được cử đi theo sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp (1863-1864) làm phiên dịch. Năm 1875, ông ra làm cho lãnh sự Pháp tại Hà Nội là Kergaradec. Năm 1877, Tôn Thọ Tường dạy Hán văn trong trường Hậu bổ (Collège des Stagiaires). 2. Ông quê ở Bình Định, từng được đi học ở Pơnang. Khi thực dân Pháp đánh Đà Nẵng và Gia Định, ông bị triều đình bắt giải về Huế, rồi sau được tha và làm phiên dịch trong phái đoàn Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp vào Gia Định ký Hiệp ước 1862. 72 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 kể cả việc giáo dân bị giết hại. Đặc biệt, ông là một trong những người Công giáo đầu tiên vạch rõ việc người Pháp lợi dụng Kitô giáo để trục lợi. Trong một đoạn của bài Tự tích việc đạo nước Nam văn, sau khi kể hành động xâm lược của thực dân Pháp, ông viết: Khéo là tội báo oan gia, Tính bề trục lợi khéo pha đạo Lành. Mượn câu giảng đạo làm danh Làm cho giáo hữu tan tành phen ni. Làm cho nhà nước sinh nghi Giam cầm đầu mục khinh khi đạo trời. Bên cạnh đó, Đặng Đức Tuấn còn là một nhà canh tân. Năm 1862, ông gửi bản điều trần lên vua Tự Đức, đề nghị tiến hành cải cách đất nước theo mô hình của Nhật Bản để chống Pháp xâm lược. Bản điều trần này của ông gửi vua Tự Đức sớm hơn các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ một năm. * * * Thất bại trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuyển hướng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây lần lượt rơi vào tay giặc. Đánh chiếm Nam Kỳ nằm trong chiến lược địa - quân sự và địa - chính trị của người Pháp khi tìm cửa ngõ vào Campuchia, hơn nữa là tìm đường lên thượng nguồn sông Mêkông, tranh giành ảnh hưởng với thực dân Anh đang áp chế ở phía tây, kiểm soát vựa lúa của Việt Nam, chuẩn bị mở rộng đánh chiếm ra cả nước. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Nam Kỳ đã đứng lên cầm vũ khí bảo vệ quê hương. Trong khi triều đình Huế nhụt ý chí chiến đấu, ký kết hiệp ước chuyển nhượng chủ quyền, thì nhân dân vẫn kiên quyết đứng lên đấu tranh không lúc nào ngừng nghỉ. Sự nghiệp đấu tranh đó đã mở màn cho cả quá trình kiên cường chống thực dân Pháp suốt gần một thế kỷ về sau. Dù lục tỉnh Nam Kỳ CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 73 cuối cùng thất thủ, rơi vào tay thực dân Pháp, nhưng các cuộc đấu tranh đó đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Bộ và đúc kết những bài học lịch sử quan trọng cho các thế hệ mai sau. IV- THÁI ĐỘ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NAM KỲ TRƯỚC CUỘC XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Thái độ và hành động của nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Kỳ a- Nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược ba tỉnh miền Đông của Pháp Mở đầu cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến công Đà Nẵng, trực tiếp uy hiếp kinh đô Huế nhằm buộc nhà Nguyễn phải khuất phục và tiến tới xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. Nhưng khi gặp khó khăn ở Đà Nẵng, liên quân chuyển hướng tiến công Gia Định và liên tiếp duy trì quân ở đây cho đến khi chiếm được cả ba tỉnh miền Đông và đạt được thỏa thuận với triều đình (Hiệp ước Nhâm Tuất). Vùng đất đầu tiên được đề nghị phải chuyển cho liên quân trong các cuộc đàm phán với triều Nguyễn là các tỉnh Nam Bộ. Điều này cho thấy nước Pháp rất quan tâm đến việc xâm chiếm Nam Kỳ. Tuy thấy được ý đồ xâm lược của Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn đã không có bất cứ biện pháp hữu hiệu nào để củng cố sự bố phòng tại Nam Bộ. Cho đến trước khi Pháp tấn công Gia Định, lực lượng quân triều đình ở đây chỉ có khoảng 10.000 quân, được trang bị rất thô sơ, trong tương quan so sánh bất cân xứng với lực lượng liên quân. Các phương án liên kết với các cánh quân khác tại Nam Kỳ để đối phó với liên quân chưa được chuẩn bị rõ ràng. Khi giặc chuẩn bị tiến công thành Gia Định, Tự Đức sai Tuần phủ Hà Tiên Nguyễn Công Nhàn đem hai cơ quân Vĩnh Long và một số quân Định Tường (tất cả là 1.500 quân), tới tiếp ứng cho Gia Định. Đồng thời sai Thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Cáp làm Thống đốc Tiễu bộ quân vụ đại thần đem theo một số quân từ Bình Định, Quảng Ngãi vào tiếp ứng. Nhưng đoàn quân này chưa tới nơi thì thành Gia Định 74 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 đã thất thủ. Triều đình điều quân tiếp ứng đến Biên Hòa, đồng thời cử người đi ba tỉnh Bình Định, Bình Thuận và Khánh Hòa, lấy mỗi nơi 500 quân. Trần Trí, Vũ Thực, Tôn Thất Năng được cử đi tập hợp các đội quân bị tan vỡ, đồng thời chiêu mộ dân dõng địa phương để cùng nhau chống giữ Biên Hòa. Cùng lúc đó, Tổng đốc Long Tường Trương Văn Uyển được lệnh cùng với các tỉnh thần An Giang, Hà Tiên, Định Tường tổ chức quân đội, dân phu, bố trí phòng giữ tất cả những nơi hiểm yếu ở khắp các tỉnh nói trên1. Cuối tháng Giêng năm Kỷ Mùi (tức tháng 2-1859), Tự Đức xuống dụ cho toàn thể sĩ dân Nam Kỳ được tự động tập họp làm dân phu hoặc vào quân đội để đánh giặc và có khen thưởng hậu. Biền binh ở khắp các tỉnh Nam Kỳ và Bắc Kỳ được lệnh tập bắn súng đại bác. Theo lời kêu gọi của triều đình, dân dõng, thậm chí cả các tù phạm cũng được tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu tích cực, được triều đình ban thưởng. Chỉ riêng trong tháng 5-1859, đã có 20 xã được triều đình tuyên dương công trạng. Triều đình cũng ban thưởng ngân tiền cho các đội quân do các nhân sĩ tự tuyển mộ tình nguyện đánh giặc, như đội quân 300 người của Đốc học Nam Định, Tiến sĩ Phạm Văn Nghị... Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực cũng được triều đình ban thưởng. Những biện pháp trên cho thấy, triều đình đã có những cố gắng về mặt quân sự để bảo vệ, sau đó là giành lại Gia Định. Song, đây là biện pháp đối phó thụ động trước những diễn biến của tình hình chiến sự. Mặt khác, nhà Nguyễn chưa nhận thức được sự sống còn của Nam Kỳ đối với vận mệnh chung của cả nước, khi chỉ huy động binh lực dừng lại ở nguồn tại chỗ là chủ yếu kết hợp với vận động sự tham gia của quần chúng nhân dân mà thiếu sự huy động mang tính tổng lực để giành lại vùng đất quan trọng này. Cuối năm 1859, thực dân Pháp gặp khó khăn trong các cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, phải tập trung quân đi đánh Hoa Bắc nên không 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 12-13. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 75 thể tăng viện ở Gia Định. Quân Pháp cũng gặp nhiều khó khăn khi tiến công ở Đà Nẵng và thất bại khi tấn công đồn Phú Thọ. Đội ngũ lính viễn chinh mòn mỏi, dịch tả bùng phát, các phương tiện chiến tranh hỏng hóc, thiếu phụ tùng... Ngày 20-6-1859, Genouilly chính thức đề nghị đình chiến với ba yêu cầu: đòi nhượng đất làm sứ quán, thông thương và tự do truyền đạo. Tự Đức chấp nhận đàm phán và cử Nguyễn Tri Phương thay mặt triều đình đàm phán với Pháp nhưng do những khác biệt giữa hai bên, các cuộc đàm phán kéo dài mà không đem lại kết quả. Ngày 7-9-1859, Genouilly cắt đứt các cuộc đàm phán. Sau đó, khi sang Việt Nam thay Genouilly, tháng 10-1859, chuẩn đô đốc Page đã tiến hành thương thuyết với triều đình Huế với những yêu cầu khiêm tốn hơn so với người tiền nhiệm: thông thương, tự do truyền đạo và cử một đại diện của Pháp ở Huế. Các cuộc thương thuyết mới được nối lại trong nửa đầu tháng 11 lại rơi vào bế tắc. Ngày 18-11-1859, Page cắt đứt các cuộc thương thuyết. Giữa tháng 12-1859, Page đưa một bản dự thảo hòa ước cho Tổng chỉ huy quân thứ Gia Định là Tôn Thất Cáp, với 11 điều khoản: “1- Một khoản: Nước Phú Lãng Sa cùng nước Đại Nam giao hiếu với nhau muôn năm, để tỏ nghĩa lớn. 2- Một khoản: Nước ấy nếu có quốc thư thì đến Đà Nẵng đi đường bộ để đến Kinh. 3- Một khoản: Nước ta hoặc giao hiếu với nước nào thì nước ấy (Phú Lãng Sa) cũng coi là nước anh em. 4- Một khoản: Những người dân nước ta lần này làm thuê cho nước ấy đều xin khoan tha cả. 5- Một khoản: Nước ấy cùng nguyên soái nước ta cùng ký tên đóng ấn vào tờ hòa ước rồi, thì thuyền quân nước ấy lập tức rút ra khỏi cửa biển. 6- Một khoản: Dân đạo Giatô làm bậy, thì chiểu luật trị tội; yên phận giữ phép thì không được bắt giữ xét hỏi và xâm phạm đến của cải. 7- Một khoản: Bắt được đạo trưởng của nước ấy, xin đừng gông khóa giết chết, giao trả nước ấy nhận đem về. 76 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 8- Một khoản: Thuyền nước ấy đều thông thương ở các cửa biển, người coi đồn biển không được ngăn trở và yêu sách ngoại lệ. 9- Một khoản: Xin cấp cho nước Yphanho một bản hòa ước. 10- Một khoản: Xin cho đạo trưởng nước ấy đi lại đến những xã dân theo đạo Giatô để giảng đạo. 11- Một khoản: Xin cho sứ quan nước ấy đến bờ biển lập phố thông thương”1. Tôn Thất Cáp đã làm biên bản tán thành tám điều khoản đầu, chỉ còn ba điều khoản cuối không dám quyết và tâu lên triều đình2. Ngày 8-1-1860, một bản thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết. Tháng 3-1860, triều đình Huế nghị bàn về điều ước 11 khoản. Về cơ bản, các triều thần và Tự Đức đồng ý chín khoản, chỉ có hai điều khoản cuối (cho đạo trưởng được đi lại giảng đạo và lập phố buôn bán) thì dứt khoát không đồng ý. Các cuộc nghị bàn của triều đình về hòa hay đánh kéo dài tới tháng 4-1860 mà vẫn không có giải pháp cụ thể. Page cắt đứt các cuộc thương nghị. Trong khoảng năm 1860, lực lượng địch ở mặt trận Gia Định chưa thay đổi nhiều. Thống đốc Tôn Thất Cáp chủ hòa, giữa ta và địch chỉ diễn ra một số trận đánh nhỏ lẻ. Trước tình hình đó, vua Tự Đức cho rằng “các quan ở quân thứ Gia Định lâu ngày không có công trạng gì, lại chuyên chủ bàn hòa, không có kế gì tự cường, tự trị cả”3 nên giáng chức và cử Nguyễn Tri Phương vào giữ chức Tổng Chỉ huy quân thứ Gia Định, tăng cường lực lượng, chuẩn bị chiến đấu. Ngoài việc kêu gọi tiến cử những tài năng trong cả nước, tháng 3-1861, triều đình còn quy định mức thưởng hậu cho những người chiêu mộ dân dõng hoặc cùng người thân gia nhập quân đội ở năm tỉnh còn lại ở Nam Kỳ và ở sáu tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa để chống giặc. 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 99-100. 2. Theo tài liệu của Pháp thì nhiều cuộc thương nghị đã diễn ra trên tàu Primauguet giữa Page và trợ lý Trung tá hải quân Aubaret với các quan quân thứ Gia Định. 3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr.117. CHƯƠNG I: NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 77 Những hành động trên thể hiện chủ trương quyết đánh của triều đình. Thái độ này đã tăng cường thêm sức chiến đấu của quân và dân Nam Kỳ. Sau khi toàn bộ tỉnh Gia Định rơi vào tay giặc, quan quân triều đình tập hợp lại tại hai tỉnh gần Gia Định, nhất là Định Tường và Biên Hòa, rồi từ đây cùng các toán nghĩa binh tổ chức nhiều cuộc đột kích vào những nơi giặc chiếm đóng, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Trước nguy cơ địch đánh chiếm Định Tường, triều đình Huế đã ra lệnh cứu viện, nhưng tờ dụ chưa đến nơi thì thành Mỹ Tho đã mất (ngày 12-4). Những viên tướng hèn nhát bị khiển trách, xử phạt, đồng thời bổ sung bộ máy chỉ huy quân đội ở Nam Kỳ, tăng cường lực lượng, chiêu mộ binh dõng, hào kiệt cùng vào đánh giặc do Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi phụ trách chung. Mặc dù tiến hành ngay việc tổ chức lại quân đội ở Nam Kỳ, nhưng việc thất thủ thành Mỹ Tho, một cứ điểm quan trọng hàng đầu về mặt chiến lược đối với toàn bộ Nam Kỳ lục tỉnh vẫn khiến triều đình Huế cũng như quan quân hoang mang cực độ. Bản thân Nguyễn Bá Nghi cũng dâng sớ về triều đình xin được giảng hòa với Pháp. Đồng thời, từ cuối tháng 4-1861, Nguyễn Bá Nghi cho người mang thư đề nghị hội đàm với Charner. Do thiếu nhân lực và điều kiện không thuận lợi của mùa mưa, Charner đã chấp nhận tiến hành các cuộc thương lượng cùng Nguyễn Bá Nghi. Ngày 7-6-1861, Charner chuyển cho Nguyễn Bá Nghi 12 điều kiện ngưng chiến. Nguyễn Bá Nghi không dám quyết định, phải viết tấu về triều đình xin ý kiến. Sau khi tranh thủ ý kiến của các triều thần mà không có giải pháp nào, Tự Đức gửi thư cho Nguyễn Bá Nghi chủ trương đàm phán với Pháp trên cơ sở: “Hay là theo như việc cũ ở Quảng Đông (Trung Quốc), người Hán và Tây Dương chia nhau mà cai trị. Về thuế khóa, trừ thuế đinh điền ra không kể phàm thuế lệ thuyền buôn, đều chia đôi. Tính từng năm thu lấy để đền vào phí tổn, Định Tường, Biên Hòa, mỗi tỉnh cho lập một phố để buôn bán. Như thế mới có thể giảng hòa được. Nếu lấy sức mạnh mà chiếm cứ sợ dân không nghe theo, ngày nay lấy thế lực mà bắt hiếp dân, ngày sau chẳng khỏi lại sinh 78 VÙNG ĐẤT NAM BỘ V TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 ra mối hiềm khích, tai họa binh đao không bao giờ thôi. Thực ra không phải là phúc tốt của binh dân của hai nước. Đại ý như thế. Xem Tây Dương trả lời thế nào, sẽ tùy nghi xử trí. Vả lại, để đợi Quang Tiến, Thúc Tĩnh, tìm nhiều cách chiêu tập dân binh, rồi tính cách khôi phục, đấy là cách thứ hai”1. Hai bên không thống nhất được ý kiến, ngày 4-8-1861, Charner chủ động cắt đứt các cuộc hòa đàm. Theo như thư trên thì triều Nguyễn đã tỏ rõ nhận thức “ngây thơ” về mục đích xâm lược của thực dân và cả thái độ cam chịu, chia sẻ quyền lợi cùng kẻ xâm lược. Việc đánh giặc, khôi phục chủ quyền chỉ là giải pháp thứ hai, nếu không đạt thỏa thuận giải pháp kia. Khi được hỏi ý kiến, Nguyễn Bá Nghi còn trả lời, đại ý rằng quân Tây Dương mạnh hơn ta vì có tàu to súng lớn, “tôi thấy sự thể, đánh và giữ đều không làm được. (...) Hòa thì dầu có thua thiệt nhưng sự thế Nam Kỳ còn có thể làm được. (...) là vì người Tây Dương cho là bấy lâu ta đối đãi với họ nhạt nhẽo, họ bị các nước láng giềng khinh bỉ. Cho nên họ đem quân đánh bắt ta phải hòa. Hãy xem như họ thường thường sai người đến nói trước, thì có thể biết là họ định hòa... Việc đánh hay giữ không thể thi thố được... Cho nên tôi gần đây không đắp đồn lũy, bớt việc trưng lương, gọi lính là vì cớ đó... Hiện nay, sự thế sáu tỉnh Nam Kỳ như thế, chỉ một chữ “hòa”, còn có thể làm được”2. Tháng 7-1861, Nguyễn Bá Nghi cùng với Charner thảo một bản hiệp ước gồm 14 điều khoản, đây là cơ sở cho hiệp ước ký kết năm 1862. Như thế là, Hiệp ước 1862 đã được dự thảo từ trước khi Biên Hòa và Vĩnh Long thất thủ. Việc Charner chấm dứt thương thuyết từ đầu tháng 8-1861 chỉ là một động tác gây sức ép với Nguyễn Bá Nghi. Bá Nghi đã xin triều Nguyễn cử một quan khác thay chức Tổng đốc và dâng tiếp tập tấu nói rằng: “tình hình Biên Hòa yếu ớt, đơn độc, không thể đánh giữ được,... phái người đi cầu viện nước ngoài”3. 1, 2, 3. Quốc sử Quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, t. 29, tr. 209, 210-213, 235.