🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vùng Đất Nam Bộ Tập IX: Tộc Người Và Quan Hệ Tộc Người Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in: Đọc sách mẫu: ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN KIM THANH NGUYỄN DIỆU LINH ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ ThS. PHÙNG MINH TRANG HOÀNG MINH TÁM PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT NGUYỄN DIỆU LINH TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/37-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 449-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6922-5. BAN BIÊN SOẠN TS. VÕ CÔNG NGUYỆN: Chương I, Chương II, Chương III, Chương IV, Kết luận PGS. TS. PHAN AN: Chương I, Chương II, Chương IV TS. PHAN VĂN DỐP: Chương I, Chương III ThS. NGUYỄN TẤN DÂN: Chương I NCV. VÕ SĨ KHẢI: Chương II ThS. NGUYỄN THỊ NHUNG: Chương III TS. PHÚ VĂN HẲN: Chương IV 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc, thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài, được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn: sông Đồng Nai và sông Mêkông. Nơi đây cũng đã từng tồn tại, phát tích của nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp phát triển huy hoàng rồi suy tàn theo năm tháng. Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai phá, dựng làng, lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII, từ tầm nhìn chiến lược và công lao to lớn của các chúa Nguyễn, sau này là vương triều Nguyễn, xác lập, sắp đặt các đơn vị hành chính, vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam, đến nay đã được hơn 300 năm. Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long, có 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc Trung ương, diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2, dân số hơn 33 triệu người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống, gồm các dân tộc ít người bản địa, các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống, từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, một số ít người từ các nước khác đến, nhưng chủ yếu là địa bàn của người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm. Về mặt địa lý, nhìn từ Bắc vào Nam, Đông Nam Bộ giáp cực Nam Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận, giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; có đường biên giới trên đất liền với Campuchia từ Bình Phước tới Hà Tiên; có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận tới đất mũi Cà Mau (Biển Đông) và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên (biển Tây - vịnh Thái Lan). Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế, Nam Bộ có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị cực kỳ quan trọng. 6 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Với tư cách một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đa dạng tộc người, đa tôn giáo, giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược trọng yếu, từ lâu Nam Bộ đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài, nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực đã được công bố, nhưng cho đến nay vẫn thiếu một công trình có tầm vóc, quy mô lớn nghiên cứu toàn diện, liên ngành để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều cạnh về vùng đất phương Nam này. Để đáp ứng yêu cầu đó, chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai từ năm 2008. Từ những đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản này, Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ hợp lại thành báo cáo tổng quan Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá đây là chương trình khoa học - công nghệ xuất sắc năm 2011. Mặc dù công trình được đánh giá cao, nhưng khi xuất bản thành sách, các tác giả phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm - đến giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Sau khi tiếp nhận bản thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã huy động một đội ngũ đông đảo biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, tổ chức biên tập, đọc duyệt, thiết kế makét, trình bày trong hơn một năm để công trình khoa học lớn này lần đầu tiên đến tay bạn đọc vào cuối năm 2016 đầu năm 2017. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó Ban Chủ nhiệm đề án và chủ biên của từng đề tài là các chuyên gia hàng đầu trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy vậy, ở một vài chương trong bộ tổng quan hoặc từng đề tài, chất lượng nghiên cứu và hàm lượng khoa học không giống nhau, có chương, có tập chưa được như kỳ vọng hoặc yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Tất nhiên mỗi đề tài khoa học là công trình độc lập, nhưng khi đặt trong một chỉnh thể thì có đề tài không tránh được sơ lược, dàn trải; có đề tài có một số nội dung đã được trình bày ở các đề tài khác. Vì vậy, Nhà xuất bản LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 đã thống nhất với chủ biên đề nghị các tác giả bổ sung, nâng cấp hoặc cắt bỏ những trùng lặp để bộ sách tuân thủ nghiêm ngặt sự thống nhất trong chỉnh thể. Bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm bộ tổng quan, rút gọn: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, 2 tập và một bộ chuyên khảo sâu gồm 10 tập, nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Khi triển khai nghiên cứu, tên đề án và tên từng đề tài khoa học rất cụ thể và thường khá dài, nhưng khi xuất bản, Nhà xuất bản đã trao đổi với chủ biên thống nhất bộ sách có tên chung là Vùng đất Nam Bộ. Riêng bộ tổng quan Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, ngoài Chương mở đầu và Chương kết có 10 chương nội dung, được kết cấu hoàn chỉnh. Nhưng với dung lượng 1.500 trang sách rất khó dung nạp trong một cuốn sách, cho nên chúng tôi chia thành hai tập: tập I gồm Chương mở đầu và sáu chương nội dung, tập II gồm bốn chương nội dung và Chương kết. Riêng Chương kết, các tác giả dành mục cuối cùng để trình bày đề xuất, kiến nghị của Ban Chủ nhiệm đề án với Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh đạo, quản lý, chúng tôi tách ra làm thành phần Phụ lục đặt ở cuối sách. Như vậy kết quả nghiên cứu của đề án được công bố thành các cuốn sách sau đây: - Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, gồm 2 tập, GS. Phan Huy Lê chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII, GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt đồng tác giả. - Vùng đất Nam Bộ, tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, GS. TS. Nguyễn Văn Kim chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS. TS. Đoàn Minh Huấn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên. 8 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI - Vùng đất Nam Bộ, tập VI: Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS. TS. Trần Đức Cường chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VII: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa, GS. TS. Ngô Văn Lệ chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VIII: Thiết chế quản lý xã hội, PGS. TS. Vũ Văn Quân chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IX: Tộc người và quan hệ tộc người, TS. Võ Công Nguyện chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập X: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, PGS. TS. Võ Văn Sen chủ biên. Về mặt xuất bản, bộ sách được biên tập, thiết kế, trình bày thống nhất trong từng tập và trong cả bộ sách, được in ấn đẹp, trang trọng. Xuất bản bộ sách này chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, đơn vị một khối lượng tri thức lớn, khá đầy đủ, toàn diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước. Bộ sách cũng cung cấp cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Các tác giả và Nhà xuất bản đã nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, biên soạn và biên tập - xuất bản, nhưng với khối lượng công việc đồ sộ, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 9 LỜI GIỚI THIỆU Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ là một đề án khoa học xã hội cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và nghiệm thu vào cuối năm 2011. Đề án gồm 11 đề tài: 1- Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ do TS. Trương Thị Kim Chuyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 2- Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII do GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 3- Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 4- Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 5- Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 do PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I làm Chủ nhiệm. 6- Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 do PGS.TS. Trần Đức Cường, Viện Sử học Việt Nam làm Chủ nhiệm. 10 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI 7- Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ do GS.TS. Ngô Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 8- Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ do PGS.TS. Vũ Văn Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 9- Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ - lịch sử và hiện trạng do TS. Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm Chủ nhiệm. 10- Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam do PGS.TS. Võ Văn Sen, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 11- Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về lịch sử vùng đất Nam Bộ do PGS.TS. Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của các đề tài được tổng hợp trong một công trình mang tên Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, làm Chủ biên. Công trình có một số đề tài nghiên cứu về quá trình lịch sử, nhưng không đơn thuần là lịch sử Nam Bộ. Cùng với các lớp cắt lịch đại theo tiến trình lịch sử, còn có những nghiên cứu trên một số lĩnh vực cơ bản về điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về quá trình xác lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt... Trong một số đề tài lịch sử cũng có những yêu cầu làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng như đề tài số 2 với yêu cầu nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đề tài số 4 có yêu cầu nghiên cứu sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, đề án xác lập một nhận thức mới coi lịch sử vùng đất Nam Bộ không phải bắt đầu khi người Việt vào khai LỜI GIỚI THIỆU 11 phá từ thế kỷ XVII mà phải ngược về quá khứ xa xưa từ khi con người xuất hiện trên vùng đất phương Nam này. Vùng đất Nam Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu dưới góc độ của nhiều chuyên ngành từ địa chất, địa lý đến khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học và sử học. Đề án một mặt tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, mặt khác nghiên cứu thêm một số nội dung cần thiết nhằm tạo ra một nhận thức tổng hợp về toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam này. Đó là cơ sở khoa học để hiểu biết và lý giải những nét độc đáo của không gian lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ với những trầm tích của nhiều thời kỳ lịch sử, những biến đổi trong cấu trúc tộc người, vai trò và cống hiến của các lớp cư dân - tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này, những đặc trưng về văn hóa, phong cách, lối sống của con người Nam Bộ, quá trình hội nhập của vùng đất Nam Bộ vào lãnh thổ của nước Đại Việt từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến ngày nay. Tham gia đề án có hơn một trăm nhà khoa học thuộc một số viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số khoa và viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các nhà khoa học tham gia dưới nhiều phương thức như trực tiếp biên soạn, nghiên cứu chuyên đề, điều tra khảo sát điền dã, tham luận trong các hội thảo khoa học. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ba hội thảo khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam (năm 2004), Vùng đất Nam Bộ cho đến cuối thế kỷ XIX (năm 2006), Nam Bộ thời cận đại (năm 2008). Trong quá trình triển khai đề án, Ban chủ nhiệm đề án cùng chủ nhiệm các đề 12 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI tài còn tổ chức một số hội thảo trao đổi về lịch sử nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản của đề án như tiến trình lịch sử xã hội, bản sắc văn hóa xã hội. Các bài tham luận trong những hội thảo này đã được Nhà xuất bản Thế giới biên tập và in thành sáu tập kỷ yếu1. Kết quả nghiên cứu của Đề án được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập rất công phu và công bố thành một bộ sách mang tên chung Vùng đất Nam Bộ gồm 11 tập sách. Riêng tập Tổng quan là Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển dày đến 1.500 trang chia làm hai tập. So với nội dung của các đề tài có yêu cầu thống nhất lại tên từng tập và sắp xếp lại một số nội dung để tránh trùng lặp. Cách phân tập và bố cục này đã được nói rõ trong Lời Nhà xuất bản. Tập thể các tác giả đã rất cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu nhưng trước một đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát nhiều nội dung phong phú, trong đó có những vấn đề mới đang nghiên cứu và thảo luận nên khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của bạn đọc. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề án, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã dày công biên tập và xuất bản toàn bộ công trình khoa học này. Hà Nội, mùa Hè năm 2016 GS. Phan Huy Lê 1. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, 2008; Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, 2008; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, 2009; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, 2009; Mấy vấn đề tiến trình lịch sử xã hội, 2011; Mấy vấn đề bản sắc văn hóa xã hội, 2011. 13 Chương I TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Ở NAM BỘ I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN 1. Các khái niệm a) Dân tộc Khái niệm dân tộc (nation) được hiểu là một cộng đồng chính trị - xã hội (hay cộng đồng dân tộc - chính trị) được hình thành trên một lãnh thổ nhất định, có chung một vận mệnh lịch sử và được quản lý bởi một nhà nước, có chung một sinh hoạt kinh tế hay một thị trường, sử dụng chung một tiếng nói/ ngôn ngữ hành chính và có chung một tính cách dân tộc thể hiện trong lối sống và văn hóa. Theo GS. Đặng Nghiêm Vạn: “Dân tộc hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung tạo nên tính cách dân tộc”1. Ở Việt Nam, thuật ngữ dân tộc có nhiều nghĩa. Dân tộc - theo nghĩa rộng - để chỉ một cộng đồng chính trị - xã hội (hay cộng đồng dân tộc - 1. GS. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr.76. 14 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI chính trị), như Việt Nam là một quốc gia đa tộc người nên dân tộc Việt Nam là một cộng đồng chính trị - xã hội, trong đó bao gồm 54 tộc người cùng cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và được quản lý bởi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn dân tộc - theo nghĩa hẹp - để chỉ một cộng đồng mang tính tộc người, tương ứng với thuật ngữ tộc người (ethnic) như dân tộc (tộc người) Việt (Kinh), dân tộc (tộc người) Khmer... Ngoài ra, từ người (people) còn được dùng vừa có nghĩa là dân tộc (người Việt Nam) và vừa có nghĩa là tộc người (người Chăm...). b) Tộc người và nhóm địa phương Tộc người (ethnic) hay dân tộc theo nghĩa hẹp là thuật ngữ xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX (1896) trong tác phẩm Les sélections sociales (Chọn lọc xã hội) của Vacher de Lapouge1, được A. Fouillée dùng lại trong tác phẩm Psychologie du peuple français (Tâm lý học dân tộc Pháp)2, sau đó được F. Regnault xác định ý nghĩa, phân biệt rõ giữa tộc người ngôn ngữ và nhân chủng hình thể trong Bản tin và Kỷ yếu Hội thảo của Hội Nhân chủng học Paris năm 19203. Nhưng phải đến năm 1935, khi tác phẩm L’Ethnie française (Tộc người Pháp) của G. Montan don4 ra đời và đến năm 1963, nhờ tác phẩm L’Europe des ethnies (Các tộc người ở châu Âu) của G. Hérauld5, thuật ngữ này “mới được khẳng định trong giới khoa học, được sử dụng rộng rãi trong báo chí, thậm chí Liên Xô cũng đã dùng chính thức trong 1. Xem Vacher de Lapouge: Les sélections sociales, Paris, 1896. 2. Xem A. Fouillée: Psychologie du peuple français, Paris, 1914. 3. Xem Nghiêm Văn Thái (Chủ biên): Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Thông tin Khoa học xã hội - Chuyên đề, Hà Nội, 2001, tr.163. 4. Xem G. Montan don: L’Ethnie française, Payot, Paris, 1935. 5. Xem G. Hérauld: L’Europe des ethnies, Paris, 1963. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 15 Hiến pháp Liên bang Xôviết năm 1997 thay cho thuật ngữ bộ tộc và bộ lạc”1. Cho đến nay, khái niệm tộc người vẫn còn có những cách hiểu khác nhau giữa các trường phái. Trường phái Anh - Mỹ sử dụng thuật ngữ ethnic group (tộc người) và thường được dịch ra tiếng Việt là sắc tộc, sắc dân. Theo The Dictionary of Anthropology (Từ điển Nhân học) của Thomas Barfield thì “ethnic group và ethnicity là những thuật ngữ lúc đầu được sử dụng trong nhân học để chỉ những người được cho là thuộc về cùng một xã hội, chia sẻ cùng một nền văn hóa và đặc biệt là sử dụng cùng một ngôn ngữ... Vào giai đoạn ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng để thay thế cho các thuật ngữ “bộ tộc” và “chủng tộc” (ở nước Anh) trước đây. Việc sử dụng các thuật ngữ này được phản ánh trong các công trình như Các tộc người ở phía bắc Đông Nam Á (Embree và Thomas, 1950)”2. Dù vậy, theo GS. Đặng Nghiêm Vạn thì dường như tất cả đều thống nhất cho rằng “tộc người nhằm chỉ các cộng đồng mang tính tộc người bất kỳ, kể cả các cộng đồng tộc người chủ thể của một quốc gia, các cộng đồng tộc người thiểu số ở các vùng ngoại vi”3.3 Ở Việt Nam, có nhiều định nghĩa khác nhau về tộc người như của Bế Viết Đẳng4, Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp5, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 1, 3. GS. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người, Sđd, tr.33-34, 35-36. 2. Thomas Barfield: The Dictionary of Anthropalogy, Blackwell Publishers, 1997, tr.152. 4. Xem Bế Viết Đẳng: Vấn đề xác định thành phần dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr.76. 5. Xem Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp: Dân tộc học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.20. 16 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Thành phố Hồ Chí Minh1, GS. Đặng Nghiêm Vạn2, GS. TS. Hoàng Chí Bảo3, TS. Doãn Hùng4, PGS. TS. Phan Xuân Biên5... Nhìn chung, những định nghĩa này về cơ bản đã kế thừa và phát triển từ định nghĩa của Stalin đưa ra trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc xuất bản ở Liên Xô năm 1913 và ở Việt Nam năm 1962, dựa vào các yếu tố mang tính tộc người như ngôn ngữ, lãnh thổ, cơ sở kinh tế, đặc điểm văn hóa, tâm lý và ý thức tự giác tộc người. Tuy nhiên, từ thực tiễn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế diễn ra trên phạm vi cả nước nói chung và tại Nam Bộ nói riêng, lãnh thổ hay địa vực cư trú và cơ sở kinh tế của tộc người không còn mang tính tộc người như trước đây. Bởi ở Việt Nam, lãnh thổ ban đầu của một tộc người đã có sự cư trú đan xen của nhiều tộc người khác nhau và nhiều tộc người có đồng tộc của mình cư trú, sinh sống ở hai hay nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Và, sinh hoạt kinh tế đã hình thành một thị trường chung của các tộc người trong quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người. 1. Xem Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Nhân học: Nhân học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, tr.71. 2. Xem GS. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người, Sđd, tr.77. 3. Xem GS. TS. Hoàng Chí Bảo: Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.35. 4. Xem TS. Doãn Hùng (Chủ nhiệm): Chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đối với các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn (Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số: KX.02.10/06-10), Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, Hà Nội, 2010, tr.14. 5. Xem PGS. TS. Phan Xuân Biên (Chủ nhiệm): Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý xã hội trong vùng các dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số: KX.02.18/06-10), Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr.3. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 17 Trong hai cuộc hội thảo bàn về thành phần dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1973, các nhà nghiên cứu “đã nhất trí dùng ba tiêu chí để xác định thành phần dân tộc: ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác dân tộc”1; và trong hai cuộc hội thảo bàn về các tiêu chí xác định thành phần dân tộc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002, đa số thành viên tham dự đều cho rằng “nguyên tắc xác định thành phần dân tộc đề ra trong hai cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội năm 1973, vẫn còn nguyên giá trị”2. Vì thế, thuật ngữ tộc người (ethnic) cũng được định nghĩa lại cho có căn cứ, cơ sở khoa học hơn, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới.2 Theo giáo trình Nhân học đại cương của Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì: “Tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người được thể hiện bằng một tộc danh chung”3. Định nghĩa này căn cứ vào ba yếu tố mang tính tộc người hay ba tiêu chí cơ bản để xác định thành phần tộc người là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người, đã được nhiều người đồng tình trong các cuộc hội thảo bàn về việc xác định thành phần dân tộc Việt Nam vào năm 1973 và năm 2002, đã được đề cập trên đây. Khái niệm tộc người được định nghĩa và lý giải đầy đủ, chi tiết hơn trong tác phẩm Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người của GS. Đặng Nghiêm Vạn4 và tác phẩm Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay do GS. TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, đó là: “Tộc người hay dân tộc theo thuật ngữ thường dùng - (ethnie), là một cộng đồng mang tính tộc 1, 2. Phan Ngọc Chiến (Chủ biên): Người Kơho ở Lâm Đồng, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.20, 21. 3. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Nhân học: Nhân học đại cương, Sđd, tr.71. 4. Xem GS. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc đa tộc người, Sđd, tr.77. 18 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt), được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những ký ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử, huyền thoại, kiêng cữ). Một tộc người không nhất thiết phải có cùng một lãnh thổ, một cộng đồng sinh hoạt kinh tế”1. Nhìn chung, nội hàm của định nghĩa này nhấn mạnh đến “thuộc tính tộc người” và vẫn căn cứ vào ba yếu tố mang tính tộc người hay ba tiêu chí cơ bản để xác định thành phần tộc người là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Trong khi đó, định nghĩa về tộc người được đưa ra trong các báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, mã số KX.02.18/06-10 của PGS. TS. Phan Xuân Biên và mã số KX.02.10/06-10 của TS. Doãn Hùng căn cứ vào bốn yếu tố mang tính tộc người là lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Theo PGS. TS. Phan Xuân Biên, lãnh thổ tộc người được coi là “điểm xuất phát”, điều kiện để hình thành tộc người, để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tạo nên những đặc trưng trong sinh hoạt tộc người2. Gần đây nhất, theo Điều 5. Xác định thành phần dân tộc, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc thì: Mỗi dân tộc có tên gọi riêng, xác định theo tiêu chí được pháp luật công nhận, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc. Thành phần dân tộc do cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố theo quy định của pháp luật. Từ những định nghĩa trên đây, việc nghiên cứu tộc người được dựa vào ba yếu tố mang tính tộc người hay ba tiêu chí cơ bản xác định thành phần tộc người là ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa, tâm lý và ý thức tự giác 1. GS. TS. Hoàng Chí Bảo: Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Sđd, tr.35. 2. Xem PGS. TS. Phan Xuân Biên (Chủ nhiệm): Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý xã hội trong vùng các dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Tlđd, tr.4. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 19 tộc người. Đồng thời, trong những trường hợp cụ thể, cũng chú ý đến ba yếu tố tác động đến tộc người là lãnh thổ tộc người, sinh hoạt kinh tế truyền thống của tộc người và nội hôn đồng tộc, nhất là đối với các tộc người thiểu số bản địa ở miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên. Một tộc người có thể có một hay nhiều nhóm địa phương (local group). Nhóm địa phương là một bộ phận của tộc người, có tên gọi riêng, có những mối liên hệ về lịch sử, ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và có ý thức tự giác là mình thuộc về nhóm địa phương này, đồng thời thuộc về tộc người đó. c) Tộc người thiểu số và tộc người đa số Về khái niệm tộc người thiểu số (ethnic minority) cũng có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau như của Louis Wirth1, Bách khoa từ điển Anh2, Bách khoa từ điển dân tộc Mỹ3, Liên hợp quốc4, Ngân hàng 1. Louis Wirth: The problem of minority group, New York Columbia University press, 1945, p.47, định nghĩa: “Tộc người thiểu số là nhóm người có những đặc thù về ngoại hình, thể chất hay văn hóa, bị đối xử khác biệt, bất bình đẳng so với những thành viên khác của xã hội, và do đó tự coi mình là đối tượng của sự kỳ thị tập thể”. 2. Encyclopaedia Britannica, Vol.15, 1959, p.562, định nghĩa: “Tộc người thiểu số là một nhóm người kết hợp lại với nhau bởi những mối liên lạc về cùng một nguồn gốc, một ngôn ngữ hay một tôn giáo và tự thấy khác biệt so với đa số dân cư của một quốc gia”. 3. Bách khoa từ điển dân tộc Mỹ, định nghĩa: “Tộc người thiểu số là nhóm người có đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội và kinh tế khác biệt so với nhóm chủ yếu trong xã hội”. (Dẫn theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Nhân học: Nhân học đại cương, Sđd, tr.117). 4. Định nghĩa của Liên hợp quốc: “Tộc người thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và diện mạo văn hóa riêng, tồn tại và phát triển trên vùng lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập bởi các xã hội từ bên ngoài. Họ tồn tại như những bộ phận dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển”. (Dẫn theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Nhân học: Nhân học đại cương, Sđd, tr.116). 20 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Phát triển châu Á1, Ngân hàng Thế giới2... Nhìn chung, theo những định nghĩa này, tộc người thiểu số được hiểu là nhóm người (Louis Wirth, Bách khoa từ điển Anh, Bách khoa từ điển dân tộc Mỹ, Ngân hàng Phát triển châu Á), tập hợp người (Liên hợp quốc), cộng đồng người (Ngân hàng Thế giới) có số dân ít, có những đặc điểm về lịch sử, nhân chủng, kinh tế, xã hội, văn hóa khác biệt so với “các thành viên khác của xã hội”, hoặc “các xã hội từ bên ngoài xâm nhập vào”, hoặc “những người đa số”, hoặc “tộc người đa số”. Các tộc người này thường sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, thường bị đối xử khác biệt, bất bình đẳng so với các thành viên khác của xã hội, và do đó, tự coi mình là đối tượng của sự kỳ thị tập thể. Họ là những bộ phận xã hội “dễ bị tổn thương”, “dễ nằm ngoài lề của sự phát triển”. Ở Việt Nam, Từ điển tiếng Việt3 và Từ điển bách khoa4 đã có sự thống nhất về khái niệm tộc người thiểu số, đó là tộc người chiếm dân 1. Định nghĩa của Ngân hàng Phát triển châu Á: “Tộc người thiểu số là nhóm có đặc điểm xã hội, văn hóa khác biệt với các dân tộc đa số khác. Các đặc điểm này làm cho họ bất lợi trong quá trình phát triển của mình”. (Dẫn theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Nhân học: Nhân học đại cương, Sđd, tr.117). 2. Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới: “Tộc người thiểu số là các cộng đồng người có những đặc điểm riêng biệt liên quan tới tính gắn bó với đất đai của tổ tiên, với các thiết chế xã hội truyền thống, sản xuất tự cung, tự cấp, có ngôn ngữ, nhân dạng, bản sắc xã hội và văn hóa khác hẳn với những người đa số”. (Dẫn theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Nhân học: Nhân học đại cương, Sđd, tr.117). 3. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr.267, định nghĩa: Dân tộc thiểu số là “dân tộc chiếm số dân ít, so với dân tộc chiếm số dân đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc”. 4. Trung tâm Biên soạn Từ điển bách khoa: Từ điển bách khoa, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1995, tr.655, định nghĩa: “Dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm dân số đông”. Trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, vì vậy nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa bỏ những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 21 số ít so với tộc người chiếm dân số đông nhất trong một quốc gia đa tộc người. Từ điển bách khoa còn giải thích thêm: Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, vì vậy nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa bỏ những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số. Trước đây, các nhà nghiên cứu ở nước ta thường sử dụng thuật ngữ dân tộc (tộc người) ít người thay cho thuật ngữ dân tộc (tộc người) thiểu số (ethnic minority) để phân biệt tộc người thiểu số với tộc người đa số. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ tộc người ít người chưa chuẩn xác, dễ bị nhầm lẫn với thuật ngữ tộc người thiểu số ít người, có dân số dưới 10.000 người. Vì thế, trong Điều 4. Giải thích từ ngữ, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc đã giải thích các từ ngữ: dân tộc (tộc người) thiểu số, dân tộc (tộc người) đa số và dân tộc (tộc người) thiểu số ít người. Theo nghị định này, tộc người thiểu số là tộc người có dân số ít hơn so với tộc người đa số trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và tộc người thiểu số ít người là tộc người có số dân dưới 10.000 người. Còn tộc người đa số có dân số chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Như vậy, nội hàm các thuật ngữ tộc người thiểu số và tộc người đa số được xem xét ở phạm vi quốc gia, không xem xét ở phạm vi vùng hay địa phương. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2009, trong 54 tộc người ở nước ta có một tộc người đa số, đó là người Việt (Kinh) và 53 tộc người thiểu số, trong đó có 16 tộc người thiểu số ít người1. 1. 16 tộc người thiểu số ít người ở nước ta là: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rmâm, Brâu và Ơđu. 22 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI d) Tộc người bản địa và tộc người di cư Các khái niệm tộc người bản địa (indigenous ethnic) và tộc người thiểu số (ethnic minority) đã được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quyền của người bản địa đã được Liên hợp quốc thông qua ngày 13-9-2007. Ở Việt Nam, thuật ngữ dân tộc (tộc người) thiểu số đã được giải thích khá rõ ràng và được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Còn thuật ngữ dân tộc (tộc người) bản địa cho đến hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Lâu nay, các nhà nghiên cứu ở nước ta thường sử dụng thuật ngữ dân tộc (tộc người) tại chỗ thay cho thuật ngữ dân tộc (tộc người) bản địa để phân biệt với dân tộc (tộc người) di cư. Tuy nhiên, nội hàm của thuật ngữ tộc người tại chỗ không phản ánh được một cách cụ thể và xác thực về sự hình thành và phát triển của các tộc người này. Theo TS. Doãn Hùng, “Khái niệm tộc người bản địa cũng cần phải làm rõ, vì trong rất nhiều trường hợp thường bị hiểu lầm và sử dụng cho các mục đích chính trị, có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và phát triển xã hội các vùng tộc người thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (...). Việc sử dụng khái niệm “tộc người bản địa” thay thế cho các “tộc người thiểu số” không phản ánh đúng bản chất quan hệ tộc người. Kể cả sử dụng khái niệm này để chỉ các nhóm tộc người thiểu số sinh sống lâu đời ở một địa phương nào đó nhằm phân biệt với người Kinh mới nhập cư cũng không thích hợp, vì đây chỉ là việc xuất cư và nhập cư diễn ra bình thường của cư dân, lao động gắn với quá trình phân bố lại nhân khẩu và lao động trong một quốc gia dân tộc thống nhất, có chủ quyền, được luật pháp quốc tế công nhận”1. 1. TS. Doãn Hùng (Chủ nhiệm): Chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đối với các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Tlđd, tr.15-17. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 23 Những lập luận trên đây nhìn chung là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam thời kỳ lịch sử cận hiện đại, nhưng lại không phù hợp trong bối cảnh Việt Nam thời kỳ lịch sử cổ trung đại ở vùng đất Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Ở Nam Bộ, trước khi người Khmer, người Việt, người Hoa và người Chăm nhập cư vào đây, nơi này là địa bàn cư trú - vùng lãnh thổ tộc người của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam và các tộc người Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông... Sự hình thành và phát triển tộc người của các tộc người này từ xưa tới nay luôn gắn bó, không tách rời vùng lãnh thổ tộc người của mình trên địa bàn Nam Bộ, nhất là trên địa bàn miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên. Trong khi đó, sự hình thành và phát triển tộc người của người Việt trong thời kỳ đầu gắn với vùng lãnh thổ tộc người của mình ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ; sự hình thành và phát triển tộc người của người Khmer trong thời kỳ đầu gắn với vùng lãnh thổ tộc người của mình trên đất nước Campuchia hiện nay; sự hình thành và phát triển tộc người của người Hoa trong thời kỳ đầu gắn với vùng lãnh thổ tộc người của mình ở miền Nam Trung Hoa; và sự hình thành và phát triển tộc người của người Chăm trong thời kỳ đầu gắn với vùng lãnh thổ tộc người của mình ở Nam Trung Bộ, Việt Nam. Vì thế, công trình nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ tộc người bản địa để chỉ các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên hiện nay (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông, nhóm địa phương Tàmun). Các tộc người này vừa là tộc người thiểu số vừa là tộc người bản địa, nên được gọi là tộc người thiểu số bản địa; dùng thuật ngữ tộc người di cư để chỉ các tộc người Khmer, Việt, Hoa và Chăm lần lượt nhập cư vào Nam Bộ trong thời kỳ đầu khẩn hoang, xây dựng và phát triển vùng đất này, các tộc người Nùng, Tày, Thái, Mường... di cư vào Nam Bộ sau này, trong khoảng thời gian trước (Nùng) và sau (Tày, Thái, Mường...) năm 1975. 24 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI đ) Quan hệ tộc người Quá trình tộc người và quan hệ tộc người diễn ra trong lịch sử Việt Nam và ở các nước trên thế giới là hết sức đa dạng và vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, tựu trung lại, quá trình tộc người diễn biến trong lịch sử theo hai xu hướng, hay hai quá trình là phân ly tộc người và hợp nhất tộc người. Còn quan hệ tộc người diễn biến trong lịch sử biểu hiện ở các mối quan hệ giữa các tộc người với các thể chế chính trị của một quốc gia dân tộc, giữa các tộc người thiểu số với tộc người đa số, giữa các tộc người thiểu số với nhau và trong nội bộ tộc người, bao gồm giữa các nhóm địa phương và với đồng tộc ở nước ngoài. e) Xung đột xã hội và xung đột tộc người Xung đột còn được hiểu là “mâu thuẫn”, “đấu tranh”, là một hiện tượng xã hội xảy ra thường xuyên trong cuộc sống con người và tồn tại trong mọi định chế từ gia đình, tập đoàn (tộc người, tầng lớp, giai cấp, tôn giáo...), cộng đồng quốc gia - dân tộc và cộng đồng thế giới. Theo thuyết xung đột xã hội trong xã hội học thì “các chức năng và các hành động xã hội góp phần vào sự phát triển của các tập đoàn và xã hội, chúng hòa hợp với nhau, hoặc một cách tự phát, hoặc do ý chí của quyền lực xã hội. Nhưng trong nhiều trường hợp chúng cũng xung đột với nhau”1. Nhìn chung, có thể phân loại xung đột xã hội thành các dạng xung đột cơ bản là: xung đột giữa các cá nhân, giữa cá nhân và tập đoàn, bên trong tập đoàn, giữa các cộng đồng xã hội, giữa các quốc gia và tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra xung đột mà có những xung đột: 1) về phân chia quyền lực và vị trí quyền lực có trong thứ bậc các cấu 1. Nghiêm Văn Thái (Chủ biên): Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Thông tin Khoa học xã hội - Chuyên đề, Sđd, tr.5-6. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 25 trúc quyền lực và quản lý; 2) về vật chất; 3) về các giá trị, các phương châm sống quan trọng nhất; hay nói cách khác, động lực của xung đột thông qua nhu cầu, lợi ích và giá trị1. Xung đột tộc người là một biến thể độc lập của xung đột xã hội, một trong những hình thức biểu hiện của sự mâu thuẫn, đụng độ các lợi ích, các giá trị, các nguyện vọng và các quan điểm đối lập nhau trong nội bộ tộc người, giữa các tộc người với nhau, đặc biệt là giữa những nhóm thiểu số và đa số trong một quốc gia đa tộc người. Theo thuyết tiếp biến văn hóa (acculturation) thì những cuộc xung đột tộc người thường diễn ra bắt đầu từ xung đột giữa các nền văn hóa, bởi sự đồng hóa cưỡng bức của nền văn hóa thống trị đối với các nền văn hóa bị trị. Theo thuyết hạt nhân (trung tâm) - ngoại vi và thuyết chủ nghĩa thực dân nội địa2, sự khác biệt về kinh tế - địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa vùng trung tâm và vùng ngoại vi dẫn đến sự phân tầng xã hội tộc người, bất bình đẳng và phân biệt đối xử về xã hội chính trị giữa đa số thống trị ở vùng trung tâm phát triển hơn với thiểu số bị trị ở vùng ngoại vi lạc hậu phụ thuộc vào trung tâm, làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột với các cuộc đấu tranh để phân chia lại quyền hạn và các nguồn dự trữ trên phạm vi vùng của một quốc gia đa tộc người. Trong khi đó, thuyết xã hội nhiều thể chế3 cho rằng xã hội hỗn nhập nhiều thể chế không ngang bằng thường bị chia cắt thành nhiều tập đoàn (tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ...) và trong xã hội như vậy, việc duy 1. Xem Nghiêm Văn Thái (Chủ biên): Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Thông tin Khoa học xã hội - Chuyên đề, Sđd, tr.71. 2. Các thuyết này đã được các nhà nghiên cứu Mỹ Latinh xây dựng trong những năm 1960 và được I. Wallenstein và M. Hechter phát triển trong những năm 1970 (Theo Viện Thông tin Khoa học xã hội: Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Tlđd, tr.33). 3. Thuyết này được F.S. Femivoll xây dựng vào cuối những năm 1940 và được M.G. Sneith, Van de Bergr, L. Kuper phát triển thêm vào những năm 1960 - 1970 (Theo Viện Thông tin Khoa học xã hội: Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Tlđd, tr.36). 26 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI trì chế độ phân biệt đối xử tộc người, không bình đẳng về pháp luật và chính trị, sẽ dẫn đến những xung đột trong quan hệ giữa các tộc người. Còn theo thuyết tái khẳng định dân tộc hay sự trỗi dậy và tăng cường ý thức dân tộc thì, “Quá trình “tái khẳng định dân tộc” sẽ làm cho các quốc gia, các dân tộc tồn tại như một hệ thống “vừa mở, vừa mềm” dựa trên sự đa dạng hóa các mô hình, cũng như việc tăng cường mối quan hệ về mọi mặt với các quốc gia, dân tộc khác”1 và những hậu quả của chính sách coi thường các giá trị và lợi ích dân tộc, ngày càng làm tăng thêm sự bất bình bên trong, tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra xung đột tộc người trong tương lai. 2. Lý thuyết và cách tiếp cận Việc tìm hiểu, nghiên cứu các tộc người ở vùng đất Nam Bộ của công trình nghiên cứu này dựa vào các yếu tố đặc trưng mang tính tộc người hay các tiêu chí cơ bản xác định thành phần tộc người là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người để phân loại tộc người và phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển các tộc người ở vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là đối với các tộc người thiểu số bản địa đã cư trú, sinh sống lâu đời trên vùng đất Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên, còn chịu tác động bởi những nhân tố: địa bàn cư trú - vùng lãnh thổ tộc người, sinh hoạt kinh tế truyền thống của tộc người và nội hôn đồng tộc. Ngoài ra, các khái niệm cộng đồng tộc người thân thuộc và nhóm địa phương được vận dụng để tìm hiểu, nhận diện những cộng đồng tộc người thân thuộc trong các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam trước đây và những nhóm địa phương trong các cộng đồng tộc người thiểu số bản địa và các cộng đồng tộc người di cư ở vùng đất Nam Bộ hiện nay. 1. Nghiêm Văn Thái (Chủ biên): Tộc người và xung đột tộc người trên thế giới hiện nay, Thông tin Khoa học xã hội - Chuyên đề, Sđd, tr.40. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 27 Ở đây, lý thuyết tộc người với khái niệm tộc người, cấp độ cộng đồng tộc người (cộng đồng tộc người thân thuộc, tộc người và nhóm địa phương) và quá trình tộc người (quá trình tiến hóa tộc người và quá trình biến thể tộc người) với những quá trình tộc người trong lịch sử là quá trình phân ly tộc người và quá trình hợp nhất tộc người (cố kết tộc người, đồng hóa tộc người, hòa hợp giữa các tộc người) của ngành dân tộc học/nhân học được vận dụng để tiếp cận nghiên cứu theo dòng lịch đại và đồng đại về nguồn gốc, quá trình tộc người và quan hệ tộc người của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam, các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông) và các tộc người di cư (Khmer, Việt, Chăm, Hoa, Nùng, Tày, Thái, Mường...) trên vùng đất Nam Bộ trong tiến trình lịch sử trước đây và hiện nay. Khái niệm quá trình tộc người với quá trình tiến hóa tộc người, quá trình biến thể tộc người và những quá trình tộc người trong lịch sử với quá trình phân ly tộc người, quá trình hợp nhất tộc người được vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ trước đây, các tộc người thiểu số bản địa và các tộc người di cư trên vùng đất Nam Bộ hiện nay. Trong lịch sử phát triển của các tộc người trên vùng đất Nam Bộ, quá trình phân ly tộc người diễn ra khá phổ biến trong các cộng đồng cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên, đã dẫn đến việc hình thành những tộc người mới và nhiều nhóm địa phương mà tộc danh của những tộc người và các nhóm địa phương này đã được đề cập đến trong các tài liệu thư tịch cổ Trung Quốc, Việt Nam, trong một số công trình khảo cứu của người Pháp, người Mỹ trước năm 1975 viết về vùng đất và con người Nam Bộ. Quá trình phân ly tộc người cũng đã diễn ra trong cộng đồng 28 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI các tộc người di cư với việc hình thành các nhóm địa phương: Java Kur, Minh Hương... Tuy nhiên, quá trình hợp nhất tộc người với quá trình cố kết trong nội bộ tộc người, cố kết giữa các tộc người gần gũi với nhau về nguồn gốc dân cư, ngôn ngữ và văn hóa, quá trình đồng hóa tự nhiên thông qua quan hệ hôn nhân, giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa, và quá trình hòa hợp giữa các tộc người khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa là xu hướng có tính xuyên suốt, đã và đang diễn ra lâu nay trên vùng đất Nam Bộ. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu vùng - tộc người dưới góc nhìn lịch sử - không gian văn hóa (hay không gian xã hội), công trình nghiên cứu này tập trung tìm hiểu sự ứng xử, thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội tại các tiểu vùng sinh thái vùng đồi núi, đồng bằng, biển đảo, biên giới của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam, các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông), các tộc người di cư (Khmer, Việt, Chăm, Hoa, Nùng, Tày, Thái, Mường...) và các nhóm địa phương (Tàmun, Minh Hương, Java Kur). Trên cơ sở đó, nhận diện diện mạo cư dân, đặc điểm văn hóa vùng và đặc trưng văn hóa tộc người của vùng đất Nam Bộ. Những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, trong phân vùng văn hóa, cho dù còn chưa thống nhất nhưng đều xem Nam Bộ là một tiểu văn hóa vùng địa lý hay là một vùng văn hóa. Vùng văn hóa Nam Bộ với những đặc trưng hình thành trên cơ sở của một vùng địa lý tự nhiên khác với các vùng khác và sự tích hợp văn hóa của cư dân trong vùng trong lịch sử cùng chung sống của nhiều tộc người. Vùng đất Nam Bộ trong tiến trình lịch sử phát triển trước và sau khi trở thành một bộ phận không thể chia cắt của Tổ quốc Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVII, bao gồm hai bộ phận cư dân: các cộng đồng tộc người bản địa và các cộng đồng tộc người di cư. Sau khi Chân Lạp xâm chiếm Phù Nam, vùng đất Nam Bộ là nơi đã tiếp nhận nhiều luồng di dân của nhiều tộc người. Quá trình nhập cư của các tộc người vào Nam Bộ tuy có khác CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 29 nhau về thời gian nhưng điều đó không làm hạn chế xu thế liên kết tất yếu giữa các tộc người trong công cuộc khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất này. Quá trình đó tích hợp nên vùng văn hóa Nam Bộ thống nhất với nền văn hóa Việt Nam đồng thời làm phong phú thêm cho sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Sự hiện diện của nhiều tộc người trên vùng đất Nam Bộ đã thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa và qua đó góp phần tạo nên diện mạo văn hóa vùng đa dạng sắc thái, đặc trưng văn hóa tộc người. Cho đến hiện nay, vùng đất Nam Bộ vẫn đang tiếp nhận các tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc nhập cư và tạo ra một cơ cấu mới về cư dân với nhiều thành phần tộc người. Cư dân các tộc người này có dân số ngày càng tập trung, hợp thành cộng đồng bản làng chủ yếu ở nông thôn miền núi Đông Nam Bộ và góp phần hình thành diện mạo cư dân và văn hóa ở Nam Bộ thời hiện đại. II- TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁC LỚP CƯ DÂN THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ, CƯ DÂN PHÙ NAM, CÁC TỘC NGƯỜI BẢN ĐỊA VÀ CÁC TỘC NGƯỜI DI CƯ Ở NAM BỘ 1. Về các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử Phát hiện khảo cổ học cho thấy những cộng đồng cư dân trên vùng đất Nam Bộ, trong đó con người tiền sử Đồng Nai đã khai phá vùng đất này từ thời kỳ đá cũ, khoảng 700.000 đến 600.000 năm trước đây và địa bàn phân bố cư trú của các chủ nhân đầu tiên này hầu như liên tục trên vùng đất Đông Nam Bộ1. Theo Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn và Bùi Chí Hoàng thì từ bàn đạp sông Đồng Nai, bộ phận cư dân thứ nhất tiếp tục phát triển tại địa bàn cũ, trong khu vực đồi gò đất đỏ, đã có xu hướng ngày càng lan ra phía bắc và đông bắc; bộ phận cư dân thứ hai 1. Xem Võ Sĩ Khải: “Giai đoạn chuyển tiếp từ Phù Nam đến Chân Lạp”, trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2009. 30 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI phát triển xuôi theo sông Đồng Nai xuống đến hạ lưu và ra đến biển; và bộ phận cư dân thứ ba phát triển về hướng tây và tây nam, đã tiếp cận vùng đồng bằng thấp Nam Bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An1. Đến thời đại sắt từ khoảng 2.500 năm đến 1.700 năm trước đây, các cộng đồng cư dân ở Nam Bộ đã khai phá và sinh sống lâu dài trong thời gian khoảng 800 năm trên một địa bàn rộng lớn thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, vùng đất ngập mặn ven biển thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên đường vào từ phía biển, các cộng đồng cư dân Cần Giờ đã để lại một phức hệ di vật từ rìu đá mài cho đến những di tích thuộc thời phong kiến Việt. Một tập hợp di vật của khu di tích Cần Giờ cho thấy có những quan hệ văn hóa với các di chỉ mộ chum khác ở Đông Nam Bộ, những yếu tố văn hóa Sa Huỳnh, tiền Óc Eo, Óc Eo và xa hơn là một số di tích mộ chum ở Đông Nam Á và Đông Á2. 2. Về cư dân Phù Nam Những tài liệu lịch sử sớm về vùng đất Nam Bộ là các bộ sử của Trung Hoa viết về con người và xã hội Phù Nam trước khi người Chân Lạp đến xâm chiếm và khai thác vùng đất này (Tấn thư, Lương thư, Tân Đường thư, Nam Tề thư,...). Điều đáng lưu ý là trong các bộ sử này có những điểm mô tả rất khác nhau về cư dân Phù Nam. Qua đó cho thấy Phù Nam là một xã hội đa dạng, phức tạp, giống như bức tranh đan xen của các tộc người trong vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo ngày nay3. 1. Xem Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ Đồng Nai - thời tiền sử, Nxb. Đồng Nai, 1991, tr.149-150. 2. Xem Nguyễn Kim Dung và các tác giả: “Đồ trang sức trong các mộ chum ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh)”, tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1995, tr.27-46; và Nguyễn Thị Hậu: “Mộ chum Giồng Cá Vồ”, tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1995, tr.47-50. 3. Xem Trần Văn Giàu (Chủ biên): Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: Lịch sử, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.123-192. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 31 Tài liệu khảo cổ học về văn hóa Óc Eo của cư dân Phù Nam có được từ phát hiện của Louis Malleret cho đến nay đã góp phần soi sáng thêm các nguồn sử liệu trên. Theo Nguyễn Văn Kiêm, cư dân Phù Nam được coi là những người mở cửa biển giao lưu văn hóa, buôn bán trao đổi sản phẩm rộng rãi với nước ngoài. Họ thích nghi, gắn bó với đời sống sông nước trên biển. Nền văn hóa của cư dân Phù Nam được hình thành ven biển, dấu vết văn hóa của họ thể hiện rõ đặc tính biển và các mối liên hệ với cư dân Mã Lai - Đa Đảo (Malayu - Polynesians). Trong số những cống phẩm sang Trung Hoa, cùng với tượng Phật bằng vàng, trầm, gỗ đàn hương... còn có cả tượng san hô, đồi mồi là những loại sản phẩm đặc thù của cư dân sớm đã chuyên nghề khai thác biển. Người Phù Nam thành thạo kỹ thuật đóng thuyền đi biển, đánh bắt hải sản và phát triển kinh tế hải thương1. Theo Nam Tề thư thì họ đã “đóng thuyền dài tám chín trượng, rộng sáu bảy thước, đầu đuôi giống như con cá”2. Việc cư dân Óc Eo nộp cống phẩm bằng vàng, bạc, mã não và dầu thơm là bằng chứng sinh động về sức phát triển của một nền kinh tế hải thương và vai trò nổi bật của các ngành công, thương nghiệp lúc bấy giờ. Những công trình nghiên cứu khảo cổ học, sử học... đều ghi nhận cư dân văn hóa Óc Eo đã khai phá, định hình nền văn minh đô thị đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ và phát triển liên tục trong nhiều thế kỷ đầu Công nguyên. Những yếu tố nội sinh của văn hóa Óc Eo đã hình thành và phát triển đến một trình độ có thể tiếp thu một cách dễ dàng và vững vàng những dòng văn hóa mới của thời đại, đó là quá trình giao lưu và 1. Xem Nguyễn Văn Kim: “Óc Eo - Phù Nam, vị thế lịch sử và các mối quan hệ khu vực”, trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004. 2. Nam Tề thư, q.58. 32 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI tiếp biến với văn hóa Ấn Độ, bên cạnh những tiếp xúc với các yếu tố văn hóa Trung Hoa và Địa Trung Hải1. Các di chỉ văn hóa Óc Eo cho thấy có tính đa dạng, tính đa tuyến trong quá trình hình thành nền văn hóa này2. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học và nhân chủng học thì vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo là địa bàn sinh sống và giao lưu của những tộc người nói các thứ tiếng thuộc hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên. Đã có một đợt thiên di lớn của người Nam Đảo vào Đông Nam Á, tạo nên một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ với các tộc người Nam Á. Chính các tộc người nói tiếng Nam Đảo đã sớm tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và mang các yếu tố văn hóa này trở về vùng biển Đông Nam Á3. Đạo Hindu và đạo Phật giữ một phần quan trọng trong đời sống của cư dân Phù Nam và những minh văn được phát hiện cho thấy có một dòng văn chương Phạn ngữ chịu ảnh hưởng sâu đậm của Ấn Độ. Nông nghiệp lúa nước khá phát triển. Cư dân Phù Nam đã biết sử dụng kênh rạch để hỗ trợ cho sự phát triển của cây lúa nước4. Các ngành nghề thủ công nghiệp cũng rất đa dạng, sản phẩm thủ công vô cùng phong phú, đặc biệt là đối với nghề gốm, chế tác đá, kim hoàn, làm vật liệu xây dựng (đền đài, mộ táng)5... Buôn bán phát triển mạnh, 1. Xem L. Malleret: L’Archéologie du Delta du Mékong, tome III, Paris, 1962. 2. Xem Bùi Phát Diệm, Đào Linh Côn, Vương Thu Hồng: Khảo cổ học Long An những thế kỷ đầu Công nguyên, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Long An và Bảo tàng Long An xuất bản, 2001, tr.17. 3. Xem V.G. Solheim II: Reflections on the new data of the Southeast Asian prehistory: Austronesian origin and consequence, Paper at the first International Conference on Comparative Austronesian Linguistics, Jan. Honolulu, Hawaii. 4. Xem Nguyễn Xuân Hiển: “Nghề trồng lúa cổ ở Óc Eo”, trong Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh An Giang xuất bản, 1984. 5. Xem L. Malleret: L’Archéologie du Delta du Mékong, tome II, Paris, 1960. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 33 “thành thị Óc Eo” gây nhiều ngạc nhiên và thán phục cho các nhà khảo cổ học và sử học. Văn hóa Óc Eo, “thành thị Óc Eo” có sự phát triển liên tục và chủ nhân của nó là những cộng đồng tộc người thuộc hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo1. Theo Hà Văn Tấn, “Thành thị Óc Eo không phải được mọc lên trên một vùng hoang vắng không dân cư, mà khu vực này đã là một điểm tụ cư từ rất sớm, ít ra là từ hậu kỳ đá mới hay sơ kỳ thời đại kim khí... Văn minh thành thị Óc Eo dù đã xuất hiện như một bước nhảy vọt thì cơ bản vẫn là sự tiếp nối các bước phát triển văn hóa đã có từ sớm từ khu vực này”2. Không những thế, cư dân Óc Eo còn thừa kế những yếu tố văn hóa ngoại sinh xa hơn thông qua quan hệ bằng đường biển với Trung Hoa, Ấn Độ, với Địa Trung Hải và Trung Á3. Sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam và sự suy tàn của văn hóa Óc Eo, Nam Bộ bước vào thời kỳ hậu Óc Eo, tương ứng với thời kỳ Thủy Chân Lạp trong lịch sử. Vào thời kỳ này, nói chung, các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng cư dân trong vùng vẫn là những lớp cư dân cũ - gồm nhiều thành phần tộc người - như dưới thời Phù Nam4. Không loại trừ một bộ phận dân cư Óc Eo phải đi lánh nạn vì chiến tranh, một bộ phận còn lại vẫn tiếp tục sống trên địa bàn cư trú cũ và chịu ảnh hưởng của nền chính trị mới, nhà nước Thủy Chân Lạp. Sự chinh phục của Chân Lạp vào thế kỷ VI làm sụp đổ vương quốc Phù Nam là một thời kỳ biến động sâu sắc và Óc Eo mất đi vai trò của một thương cảng quốc tế từng được các thương nhân Ấn Độ cũng như Mã Lai đưa hàng hóa của 1. Xem V.G. Solheim II: Reflections on the new data of the Southeast Asian prehistory: Austronesian origin and consequence, Paper at the first International Conference on Comparative Austronesian Linguistics, Jan. Honolulu, Hawaii. 2. Xem Hà Văn Tấn: “Óc Eo - Những yếu tố nội sinh và ngoại sinh”, trong Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sđd. 3, 4. Xem Võ Sĩ Khải: “Đất Gia Định mười thế kỷ đầu Công nguyên”, trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: Lịch sử, Sđd, tr.123-192. 34 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Đông Nam Á vào thị trường quốc tế1. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, Thủy Chân Lạp vẫn chia làm nhiều thành bang và vẫn liên minh với nhau để chống lại Lục Chân Lạp cũng như những lực lượng ngoại nhập ở hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những chuyển biến trong dân cư, sự không thích ứng được với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa thời Chân Lạp, tác động của chiến tranh liên miên với Champa, các cuộc tấn công của quân Mông Nguyên vào các nước Đông Nam Á... là những nguyên nhân dẫn đến quá trình hoang hóa vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XIII. Và một số công trình đưa ra giả thuyết khá thuyết phục rằng các tộc người bản địa trên vùng đất Nam Bộ dưới thời vương quốc Phù Nam đã dần dần di chuyển về cố thủ ở vùng cao (miền núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên), trong những điều kiện hoang sơ. 3. Về các tộc người thiểu số bản địa Dựa trên việc tổng hợp các nguồn tài liệu2 và kết hợp nghiên cứu bản đồ, Nguyễn Đình Đầu đã đưa ra một số giả thuyết về cư dân của vùng đất Nam Bộ. Đó là các tộc người Mạ và Xtiêng, cư dân bản địa ở Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên, mà xưa kia có thể cư trú trên một địa bàn rộng lớn hơn nhiều. Tác giả trích dẫn ý kiến “một số nhà nghiên cứu dân tộc học phỏng đoán rằng tộc người Mạ từng sống ở đồng bằng Nam Bộ và có lúc đã thành một vương quốc”3. Điều đó theo tác giả là 1. Xem Cao Xuân Phổ: “Óc Eo trong sự phát triển thương mại ở Đông Nam Á”, trong Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sđd. 2. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức - 1820, Đại Nam nhất thống chí, các địa phương chí vào những thập niên đầu thế kỷ XX (Địa chí tỉnh Bà Rịa - 1902, Địa chí Thủ Dầu Một - 1910). 3. Xem Nguyễn Đình Đầu: “Lược sử thành phố Sài Gòn từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm (1959)”, trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: Lịch sử, Sđd, tr.205. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 35 phù hợp với ghi chép của Trịnh Hoài Đức. Ông cũng đề cập đến những nhà nước sơ khai nằm giữa lãnh thổ Champa và Chân Lạp trên địa bàn Đông Nam Bộ ngày nay là “nước Xtiêng” và “nước Chê Mạ”, gọi chung là “Mọi Bà Rịa” và “vương quốc Mạ” còn bao gồm các tộc người Chơro, Kơho, Mnông... Những giả thuyết này cần được làm rõ thêm. Ngoài ra còn có người Tàmun (cư trú tập trung tại Bình Phước và Tây Ninh), chưa xác định được một cách rõ ràng về sự hình thành của nhóm địa phương này. Những tư liệu thư tịch cổ của Việt Nam về các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông,...) là những ghi chép trong các thư tịch bằng chữ Hán của Quốc sử quán triều Nguyễn và của một vài vị quan triều đình có dịp kinh lý hoặc trấn nhiệm vùng đất phía Nam. Trong số đó có bản đồ nước Đại Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ) được dẫn lại trong sách Hoàng Việt Dư địa chí của Phan Huy Chú khắc in năm 1833, có ghi một địa danh “Xương Tinh thành” nằm về phía Nam. “Xương Tinh thành” có lẽ là phiên âm chữ Hán của từ “Xtiêng”. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có nhắc đến việc Minh Mạng (1820 - 1841) ban các họ Điểu, Nhạn, Ngưu, Mã... cho “thổ dân” ở huyện Phước Long, Phước Bình, tỉnh Biên Hòa. Những ghi chép ít ỏi ấy nhằm chỉ về một vài nhóm tộc người ở vùng phía tây và tây bắc tỉnh Bình Phước hiện nay. Nói chung, các tư liệu thư tịch chữ Hán ghi chép còn quá ít và không rõ ràng về các tộc người ở vùng Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên. Tuy nhiên, những tư liệu hiếm hoi ấy cũng cho thấy các tộc người ở đây đã được biết đến khá sớm và người Xtiêng, người Mạ là những tộc người khá đông ở vùng này. Các nhà truyền giáo và nhà thám hiểm người Pháp ngay từ cuối thế kỷ XIX đã có mặt ở vùng rừng núi Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên. Tác giả người phương Tây đầu tiên nhắc đến vùng Đông Nam Bộ là Taberd, một người giúp việc thông ngôn cho triều đình Huế dưới thời Minh Mạng. Trong bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” ấn hành năm 1838, Taberd có ghi một địa danh là Tinh Xương thành và ghi chú 36 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI trong ngoặc là “Nước Xtiêng”. Năm 1887, tại Sài Gòn, H.Azémar xuất bản tác phẩm Dictionnaire Xtiêng gồm khoảng 2.500 từ Xtiêng dịch ra tiếng Pháp. Trong phần đầu tác phẩm này, H. Azémar cho in bài “Les Stieng de Brơlâm”. Đây không những là công trình đầu tiên viết về tộc người Xtiêng, mà còn là một trong những công trình sớm nhất của người Pháp viết về các tộc người bản địa ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nói chung. Tập từ điển tiếng Xtiêng của H. Azémar không chỉ giúp cho các nhà thám hiểm vùng Xtiêng, mà còn là những tư liệu quý để nghiên cứu ngôn ngữ và xã hội người Xtiêng. Trong bài viết về người Xtiêng ở Brơlâm, tác giả đã ghi lại được khá nhiều tư liệu về phong tục, cảnh quan... của người Xtiêng và vùng Xtiêng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Công trình Coutumier Stieng (Luật tục Xtiêng) được công bố vào năm 1951 của T. Gerber là một trong số những bài viết có nhiều giá trị. Tác giả vốn từng làm đại diện hành chính ở Bù Đốp (Délégné administratif à Budop) - là vùng có nhiều người Xtiêng sinh sống, vì vậy, ông biết khá tường tận về luật tục và tập quán pháp của người Xtiêng ở địa phương. Tác phẩm Coutumier Stieng cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về luật tục và cả tư duy xã hội của người Xtiêng. Tác giả cũng đã thu thập được một số truyền thuyết về người Xtiêng1. Ngoài những công trình của H. Azémar và T. Gerber viết về người Xtiêng, một số tác giả người Pháp khác như P. De Barthélémy, P. Raulin, J. Dournes, Bernard Bourotte... cũng có những bài viết liên quan đến vùng các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Nam Bộ. Về cảnh quan địa lý vùng cư trú của người Xtiêng, cần phải kể đến bài viết của A. Baudrit “Le fameux Song Be” (1936), có những miêu tả khá đặc sắc về dòng sông Bé, cũng như vị trí của nó trong đời sống của cư dân ở vùng này. Số lượng các công trình nghiên cứu và khảo sát của các tác giả người Pháp về các tộc người ở Nam Bộ và Tây Nguyên có khá nhiều. Những bài viết đó miêu 1. Xem Gerber T.: Coutumier Stieng, BEFEO. XLV, 1951, p.22-70. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 37 tả phong tục tập quán, một số khía cạnh kinh tế, văn hóa, kỹ thuật thân thể (technique du corps) và cảnh quan địa lý... vùng các tộc người ở đây. Đó là những tài liệu có giá trị để tìm hiểu nhiều mặt về người Xtiêng, người Mạ... trong thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Không ít công trình, bài viết trên đây đã giúp cho người Pháp có thêm những hiểu biết về vùng đất, con người ở Nam Bộ, nơi mà họ bắt đầu công cuộc bình định thực dân trong những năm đầu thế kỷ XX. Theo Phan Ngọc Chiến, để phân loại các tộc người, Henri Maitre chia các tộc người vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ra làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các tộc người mà ngôn ngữ của họ có nhiều từ vựng của hệ ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo. Theo cách phiên âm của Henri Maitre, đó là Jarai, Krung, Chur, Mdhur, Blao, Rhade, Ktul, Drau, Mun, Kadung, Pih, Raglai, và Churu. Nhóm thứ hai bao gồm các tộc người mà ngôn ngữ của họ có nhiều yếu tố từ vựng Khmer. Theo cách phiên âm của ông, đó là Che Me, Tula, Teulup, Karong, Stieng, Bu Deh, Mnong, Preng, Dip, Krol, Tiom Pueun, Rmam, Brau, Bahnar, Sedang, Kaseng, Alak, Veh, Kon Tu, Ta Hoi, Leung. Nhóm thứ hai còn được chia làm hai nhóm nhỏ hơn, tùy theo số lượng từ vựng Khmer trong ngôn ngữ của họ và ông đặt tên là Nhóm phía tây và Nhóm phía đông1. Sau Henri Maitre, đa số các tác giả tập trung nghiên cứu từng tộc người riêng. Trong số những người nổi tiếng nhất có thể kể đến ở đây như Guilleminet viết về người Ba Na và Xơ Đăng, Antomarchi và Maurice viết về người Êđê, Lafont và Dournes viết về người Mnông, Boulbet viết về người Mạ... Đóng góp đáng kể nhất của các tác giả này là đã sử dụng được ngôn ngữ của tộc người mình nghiên cứu, sống nhiều năm trong vùng nghiên cứu, và miêu tả một cách chi tiết về nhiều khía cạnh trong đời sống của các tộc người họ nghiên cứu. Những tư liệu 1. Xem Phan Ngọc Chiến (Chủ biên): Người Kơho ở Lâm Đồng - Nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn hóa, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.39. 38 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI chính mà các tác giả phương Tây đề cập đến các tộc người khác nhau ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho đến đầu thập niên 1960 được tập hợp lại trong cuốn sách dày trên 1.000 trang mang tên Minority Groups in the Republic of Vietnam, của Joann L. Schrock và các tác giả khác, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xuất bản năm 1966, trong đó có những thư mục liệt kê các nguồn sách tham khảo bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Những học giả người Pháp như J. Boulbet, H. Maitre, P. Neis, Gerber, M. Ner, P. Huard, A. Maurice, A. Azéma... và người Mỹ như D. Thomas, Joann L. Schrock... cũng đã quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về môi trường địa lý, dân số, nguồn gốc tộc người, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ, trong đó có người Chơro. Cũng theo Phan Ngọc Chiến, Guilleminet đã nói về tiêu chí ông dùng để phân biệt thành phần tộc người ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như sau: “Trên quan điểm văn hóa, người ta có thể tiến hành sơ bộ phân loại các bộ lạc miền núi. Cách phân loại này không liên quan gì đến những cách đã được sử dụng, dựa trên đặc điểm ngôn ngữ, nhân chủng hay những đặc điểm khác”1. Ông lập luận rằng, việc di dân và tiếp xúc thường xuyên giữa các “bộ lạc” đã tạo ra một sự biến đổi trong văn hóa và điều này có thể dẫn đến một sự thay đổi về bản sắc tộc người. Còn Condominas cho rằng, có vẻ ngôn ngữ, và đặc biệt là văn hóa, là những yếu tố phân biệt thành phần tộc người. Bàn về trường hợp người “Mnong Ndee”, ông cho rằng nhóm địa phương này của người Mnông đang nằm ở giai đoạn trung gian giữa “Mnong Gar” và “Mnong Rlam” vì “văn hóa vật chất của họ và ngôn ngữ của họ đã đồng hóa với nhóm trước trong khi họ vẫn canh tác lúa nước giống như nhóm sau”2. Trong trường hợp này, hình như Condominas chỉ dựa vào những yếu tố văn hóa khách quan mà một người quan sát bên ngoài có 1, 2. Phan Ngọc Chiến (Chủ biên): Người Kơho ở Lâm Đồng - Nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn hóa, Sđd, tr.42. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 39 thể thấy được và không xem tự báo dân tộc là điều quan trọng, bởi vì ông xem người Ndee là một nhóm địa phương giữa người Gar và Rlam dù người Ndee “không chịu để người ta lẫn lộn mình với người Mnong Gar... và thích được gọi là Mnong Lac...”1. Những công trình của các học giả người Mỹ nghiên cứu về người Xtiêng, Chơro, Mạ... không có nhiều cái mới hơn so với các học giả người Pháp trước đó, ngoại trừ trên lĩnh vực ngôn ngữ. Các học giả người Mỹ chủ yếu là giới thiệu một cách khái quát về các tộc người thiểu số ở Nam Bộ. Mục đích và yêu cầu của các công trình này nặng về việc phục vụ cho các hoạt động chiến tranh của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tình hình nghiên cứu các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ từ sau năm 1975 đến nay đã có những kết quả đáng kể. Một số công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của các tộc người Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông, nhóm Tàmun đã được công bố trên các tạp chí, hội nghị khoa học của các viện nghiên cứu thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Nhiều nhà nghiên cứu đã có những cuộc khảo sát điền dã tại các vùng tộc người và đã công bố một số kết quả trên các tạp chí Dân tộc học, Xã hội học... Viện Dân tộc học có những bài viết riêng giới thiệu khái quát về người Xtiêng, người Chơro, người Mnông và người Mạ. Ban Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) đã phối hợp với tỉnh Sông Bé (cũ) và tỉnh Lâm Đồng tổ chức những đợt khảo sát và nghiên cứu các tộc người thiểu số trong các tỉnh này. Đây là những đợt khảo sát tương đối rộng và chuyên sâu, nghiên cứu về đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và văn hóa của các tộc người, trong đó có người Xtiêng và người Mạ từ sau năm 1975. Kết quả của những đợt nghiên cứu đã được công bố trong công 1. Phan Ngọc Chiến: Người Kơho ở Lâm Đồng - Nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn hóa, Sđd, tr.43. 40 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI trình Vấn đề dân tộc ở Sông Bé (1985) và Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng (1983) của tập thể tác giả do Mạc Đường chủ biên. Các tập sách này đã bổ sung và hệ thống một số tài liệu điều tra, phân tích khoa học về các tộc người thiểu số ở vùng Đông Nam Bộ - Nam Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của các tộc người này. Các bài viết trong các tập sách trên đây giúp cho người đọc nhận biết được đặc điểm văn hóa, sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội của các tộc người thiểu số bản địa trên vùng đất Nam Bộ. Mạc Đường đã dành nhiều trang đề cập đến các đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa, về điểm xuất phát và con đường phát triển xã hội của các tộc người miền núi tỉnh Sông Bé trước đây1. Trần Tất Chủng đã giới thiệu một số kết quả điều tra điền dã của tác giả tại hai poh (làng) Xtiêng thuộc hai vùng Bù Lơ và Bù Đek2. Phan An tập trung vào việc tìm hiểu hệ thống xã hội tộc người Xtiêng ở Việt Nam. Hệ thống xã hội tộc người của người Xtiêng là tổng hợp những cấu trúc xã hội cấu thành như: hệ thống thân tộc, gia đình, các tập hợp người, cơ chế vận hành... Những cấu trúc xã hội này có mối quan hệ tương hỗ với nhau trong một hệ thống chung đã từng tồn tại trong lịch sử, và còn tồn tại cho đến gần đây ở người Xtiêng3. Phan Ngọc Chiến, Phan Xuân Biên nghiên cứu đặc điểm kinh tế và tổ chức xã hội của người Mạ ở Lâm Đồng4. Nguyễn Đăng Hiệp Phố tìm hiểu về dân ca người Mạ5... Gần đây, Phan Ngọc Chiến nghiên cứu bản sắc tộc người của người Kơho ở tỉnh Lâm Đồng6. Quan 1. Xem Mạc Đường (Chủ biên): Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. 2. Xem Trần Tất Chủng: “Góp thêm tài liệu nghiên cứu về người Xtiêng”, tạp chí Dân tộc học, Hà Nội, 1991, số 2, tr.22-27. 3. Xem Phan An: Hệ thống xã hội tộc người của người Xtiêng ở Việt Nam (Từ thế kỷ XIX đến năm 1975), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr.19. 4, 6. Xem Mạc Đường (Chủ biên): Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Lâm Đồng xuất bản, 1983. 5. Nguyễn Đăng Hiệp Phố: Dân ca Mạ, luận văn thạc sĩ Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 41 tâm chính của tác giả là cơ chế tạo lập bản sắc tộc người. Nghiên cứu này làm rõ thêm những vấn đề đặt ra về phân loại, xác minh thành phần tộc người ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Về tộc người Chơro đã có một số nghiên cứu đề cập đến. Trần Văn Chỉ và Chu Thái Sơn có bài viết về người Chơro trong cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) do Viện Dân tộc học biên soạn1. Phan Lạc Tuyên công bố nhật ký điền dã ghi chép những mẩu chuyện trong đời sống thường ngày của người Chơro và tìm hiểu về xã hội các tộc người Chơro, Xtiêng, Mạ ở Đồng Nai2. Huỳnh Tới phác họa một bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội và văn hóa của người Chơro ở Đồng Nai3. Nguyễn Thành Đức tìm hiểu chuyên sâu về múa dân gian các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ, trong đó có người Chơro4. Trần Tấn Vĩnh nghiên cứu phục chế trang phục truyền thống của tộc người này. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về các tộc người thiểu số bản địa ở Đông Nam Bộ từ sau năm 1975 đến nay mặc dù đã có những bước tiến hơn trước, tuy nhiên, số lượng các công trình chưa nhiều và còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn nữa. Kết quả nghiên cứu các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong thời gian qua chỉ mới tập trung vào làm sáng tỏ phần nào đặc điểm xã hội tộc người. Đó là những xã hội của các tộc người mà đến giữa thế kỷ trước còn đang trong thời kỳ tiền giai cấp và đã trải qua nhiều biến động lịch sử lớn lao, chịu nhiều hậu quả của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Một số nội dung về văn hóa tộc 1. Xem Viện Dân tộc học: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. 2. Xem Phan Lạc Tuyên (Chủ biên): Xã hội người Châu Ro, Mạ, Xtiêng ở Đồng Nai, Nxb. Đồng Nai, 1987. 3. Xem Huỳnh Tới (Chủ biên): Người Châu Ro ở Đồng Nai, Nxb. Đồng Nai, 1977. 4. Xem Nguyễn Thành Đức: Múa dân gian tộc người Chơro, luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 1996. 42 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI người cũng được đề cập đến một phần trong các công trình, bài viết về người Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông... đã được xuất bản trước đây. 4. Về các tộc người di cư Về các tộc người di cư ở Nam Bộ, ngoài các nguồn tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam đề cập đến, những nghiên cứu sớm là của các học giả người Pháp như H. Maspero, L. Malleret, C. Barrault, P. Gourou, G. Coedes, J. Delvert... Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa Pháp đã thực hiện các tập chuyên khảo địa phương (monographie) của các tỉnh ở Nam Kỳ. Vào các năm 1902, 1905, 1921, 1927, 1936, những chuyên khảo này đề cập đến nhiều mặt của địa phương như lịch sử, dân cư, kinh tế, xã hội, văn hóa... Trong đó, phần ghi chép về người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm và người nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đây cũng là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu các tộc người nói chung ở Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc. Trước năm 1975, có những công trình nghiên cứu về các tộc người di cư ở Nam Bộ của các tác giả Việt Nam đã được xuất bản tại Sài Gòn. Số lượng những công trình này không nhiều và chủ yếu giới thiệu những nét sơ lược, khái quát về phong tục tập quán của các tộc người ở vùng này. Phần lớn những tư liệu này dựa vào các công trình nghiên cứu của người Pháp trước đó. Mặc dù số lượng công trình của các tác giả Việt Nam trước năm 1975 không nhiều, nhưng đã có một số kết quả nghiên cứu đáng lưu ý. Khảo cứu về người Việt ở Nam Bộ có thể kể đến Sơn Nam, Nguyễn Văn Hầu, Toan Ánh; về người Khmer có Lê Hương; về người Chăm có Nguyễn Văn Luận, Dorohiem Dohamide; về người Hoa có Tsai Maw Kuey, Tân Việt Điểu... Sơn Nam, một nhà văn, nhà khảo cứu về Nam Bộ, đã xuất bản nhiều sách biên khảo như: Đồng bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa, Văn minh miệt vườn (1970), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Bến Nghé xưa (tái bản 1981)... Những khảo cứu của ông về người Việt CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 43 ở Nam Bộ tập trung vào khía cạnh lịch sử và văn hóa tộc người. Theo ông, người Việt ở Nam Bộ có nét riêng, do lịch sử, và môi trường sống đã hình thành một phong cách người Việt ở Nam Bộ cởi mở, phóng khoáng, hòa hợp với thiên nhiên và với các tộc người cùng cộng cư. Lê Hương là một tác giả có khá nhiều sách viết về người Khmer ở Nam Bộ và lịch sử Phù Nam, Chân Lạp trước đây. Đáng chú ý nhất là tác phẩm Người Việt gốc Miên (1970). Có thể xem đây là tập sách giới thiệu về lịch sử và văn hóa của người Khmer ở Nam Bộ khá đầy đủ cho đến thời điểm đó. Những ý kiến của Lê Hương góp phần khẳng định người Khmer ở Nam Bộ là một tộc người trong cộng đồng các tộc người ở Việt Nam, đã đóng góp tích cực vào công cuộc khai khẩn, xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ. Tác phẩm Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần (1974) của Nguyễn Văn Luận là một công trình khảo cứu về người Chăm ở Nam Bộ. Tác giả giới thiệu khá đầy đủ về tộc người này, và nhấn mạnh đến yếu tố Hồi giáo trong văn hóa của người Chăm. Tsai Maw Kuey, một người Hoa ở Chợ Lớn, đã bảo vệ luận án tiến sĩ, đề tài Les Chinois au Sud Vietnam (Người Hoa ở miền Nam Việt Nam) tại Paris (1968). Đây là một trong số những công trình nghiên cứu về người Hoa ở miền Nam trước 1975 đáng lưu ý. Luận án đã trình bày những nét cơ bản về lịch sử và văn hóa người Hoa, một cộng đồng cư dân có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của Nam Bộ. Sau năm 1975, có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tộc người di cư ở Nam Bộ của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Những kết quả nghiên cứu về các tộc người di cư ở Nam Bộ được công bố trên các tạp chí khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách xuất bản, một số trong các tạp chí ở nước ngoài và nhiều tham luận trong các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Nội dung nghiên cứu khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa tộc người, quan hệ tộc người, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với các tộc người di cư ở Nam Bộ... 44 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Nhiều công trình nghiên cứu về người Việt ở Nam Bộ như: Huỳnh Lứa (Chủ biên): Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (1987); Lê Anh Trà: Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (1984); Nguyễn Công Bình và các tác giả: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long (1990); Huỳnh Ngọc Trảng và các tác giả: Văn hóa dân gian cổ truyền đình Nam Bộ, tín ngưỡng và nghi lễ (1993); Thạch Phương và các tác giả: Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ (1992); Nguyễn Phương Thảo: Văn hóa dân gian Nam Bộ, những nét phác thảo (1994); Phạm Bích Hợp: Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (2007)... Ngoài ra, còn có các công trình địa chí của các tỉnh Bến Tre, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng... và những cuộc hội thảo khoa học có liên quan đến người Việt ở Nam Bộ như các cuộc hội thảo kỷ niệm 300 năm vùng đất Nam Bộ, hội thảo “Người Việt Nam Bộ” (Lần thứ I (1992), lần thứ II (1993)) của Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh... Các công trình nghiên cứu về người Việt ở Nam Bộ sau năm 1975 đã góp phần làm rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển vùng đất này. Ở đây, người Việt là tộc người đa số và một trong những chủ thể văn hóa có vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng trong công cuộc khẩn hoang, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam. Họ có nguồn gốc cư dân từ miền Trung, miền Bắc đã di dân vào đây từ hơn ba thế kỷ trước. Công cuộc di dân đó đã tiếp diễn qua nhiều thế kỷ, và ngày nay đã hình thành nên một cộng đồng cư dân người Việt, một nét đặc trưng văn hóa Việt trên vùng đất Nam Bộ. Trong những năm gần đây, có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói, giảm nghèo và phát triển cộng đồng, về tình trạng giáo dục và sự chuyển biến về văn hóa trong quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế... Tuy nhiên, ở góc độ dân tộc học/nhân học tộc người, nghiên cứu về người Việt ở Nam Bộ vẫn còn một số lĩnh vực cần đào sâu hơn, chẳng hạn văn hóa ứng xử với thiên nhiên, sông nước; về cá tính và phong cách người Việt ở Nam Bộ trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về vai CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 45 trò và vị trí của người Việt trong sự phát triển bền vững vùng đất ở phía cực Nam của Tổ quốc. Từ sau năm 1975 đến nay, việc nghiên cứu người Hoa ở Nam Bộ đã được các nhà dân tộc học, sử học, văn hóa học... chú trọng, nhất là nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, do người Hoa ở đây có những đóng góp to lớn về mặt kinh tế và văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố này nói riêng và cả nước nói chung. Về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ, đã được Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) và một số Viện nghiên cứu khác chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. Đó là các báo cáo khoa học về Phát huy tiềm năng kinh tế - xã hội của người Hoa trong công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (1995), Người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh trong chặng đường đầu tiên xây dựng xã hội chủ nghĩa (1998)... Những công trình viết về người Hoa đã được công bố dưới dạng sách và các bài tạp chí như: Phan An và các tác giả: Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh (1992); Mạc Đường: Xã hội người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau 1975 - Tiềm năng và phát triển (1994); Trần Hồi Sinh: Hoạt động kinh tế của người Hoa từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh (1998); Li Tana, Nguyễn Cẩm Thúy: Bia chữ Hán trong Hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh (1999); Nguyễn Duy Bính: Hôn nhân và gia đình của người Hoa (2002); Phan An: Người Hoa Nam Bộ (2005); Trần Hồng Liên: Văn hóa người Hoa Nam Bộ - Tín ngưỡng và tôn giáo (2006)... Một công trình nghiên cứu về người Hoa (và người Khmer) đáng chú ý khác được thực hiện vào năm 1995 do Phan Xuân Biên làm chủ nhiệm mang mã số KX.04.12: Luận cứ khoa học cho việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với người Hoa và Khmer. Một số luận án tiến sĩ về Chính sách của các vương triều Nguyễn đối với người Hoa của Huỳnh Ngọc Đáng (2005) và Tổ chức xã hội của người Hoa Nam Bộ của Nguyễn Đệ (2008) đã được thực hiện khá công phu. Những công trình nghiên cứu này đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực, đặc 46 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI biệt là lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Qua đó cho thấy các hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên vùng đất Nam Bộ nói chung đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng và cả nước. Văn hóa của người Hoa là một bộ phận cấu thành văn hóa các tộc người ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến các chính sách đối với người Hoa trong lịch sử. Các công trình nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ sau năm 1975 có số lượng khá nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, vấn đề xóa đói, giảm nghèo và phát triển cộng đồng... Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, tập I, quyển 3 của Ban Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (1978) và Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long của Mạc Đường và các tác giả (1991), là hai tuyển tập có các bài viết về người Khmer (và một số tộc người khác) ở Tây Nam Bộ trên các mặt lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng. Tư liệu của những bài viết này phần lớn là đã được thu thập trong nhiều đợt điền dã dân tộc học vùng người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang... Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về Vấn đề giáo dục của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long của Đinh Lê Thư (2005); về Thực trạng kinh tế, xã hội và những giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở người Khmer Sóc Trăng của Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp (2003); về Văn hóa và xã hội người Khmer Nam Bộ của Phan An (2008). Ngoài ra, còn có những chuyên khảo về Phum sóc của người Khmer của Nguyễn Khắc Cảnh (luận án, 1996), Văn hóa truyền thống và cơ sở xây dựng văn hóa phum sóc của người Khmer (đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh), Hôn nhân và gia đình của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long của Đặng Thị Kim Oanh (luận án, 2008)... Những nghiên cứu về người Chăm ở Nam Bộ và nhóm địa phương Java Kur sớm nhất sau năm 1975 là hai bài viết trên tạp chí Dân tộc học CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 47 của Mah Mod: “Người Chàvakur ở Châu Đốc” (tạp chí Dân tộc học, số 2, 1979) và “Nghề đánh cá của đồng bào Chăm ở Châu Đốc” (tạp chí Dân tộc học, số 4, 1981). Hai bài viết này đã cung cấp những tư liệu liên quan đến văn hóa và lịch sử tộc người Chăm ở An Giang. Đặc biệt là, Ban Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều đợt khảo sát, điền dã dân tộc học trong vùng người Chăm nói chung và vùng người Chăm ở Nam Bộ nói riêng. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đó đã được công bố trong kỷ yếu Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, tập II (1978) và một số cuộc hội thảo khoa học được tổ chức vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX. Tiếp tục công việc nghiên cứu người Chăm ở Nam Bộ có các công trình nghiên cứu đã được công bố thành sách, các bài viết trên tạp chí, các luận án tiến sĩ và các báo cáo khoa học của chương trình, đề tài các cấp. Văn hóa Chăm do Phan Xuân Biên chủ biên (1991); Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam của Phan Văn Dốp (luận án, 1993); Nghề thủ công cổ truyền của người Chăm ở Việt Nam của Võ Công Nguyện (luận án, 1996); Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Việt Nam của Vương Hoàng Trù (luận án, 2003); Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam của Bá Trung Phụ (luận án, 2000); Hệ thống thân tộc, hôn nhân, gia đình của người Chăm ở Tây Ninh của Lê Nguyễn Minh Tấn (luận văn thạc sĩ, 2005); Đời sống văn hóa xã hội cộng đồng Chăm Thành phố Hồ Chí Minh do Phú Văn Hẳn chủ biên (2005); Cộng đồng người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ trong quan hệ giới và phát triển của Phan Văn Dốp, Nguyễn Thị Nhung (2006); Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh của Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2006),... Những kết quả nghiên cứu khoa học trên đây đã góp phần đáng kể vào việc nhận biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của người Chăm ở Nam Bộ. Nhiều đề tài đã tìm hiểu chuyên sâu về vai trò của Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm. Tôn giáo đã có những tác động lớn đến đời 48 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI sống văn hóa và xã hội của người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ. Hoạt động kinh tế của người Chăm ở Nam Bộ cũng đã được quan tâm với việc tìm hiểu, nghiên cứu về nghề dệt Chăm truyền thống1... Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về đời sống gia đình, hôn nhân và giới của người Chăm ở Nam Bộ đã đặt ra những vấn đề mới về vai trò của người phụ nữ Chăm Hồi giáo. Về người Nùng ở Nam Bộ, Tuấn Quỳnh đã giới thiệu khái quát nguồn gốc người Nùng trong mối liên hệ với các tộc người khác ở vùng Hải Ninh, người Nùng trong các thời kỳ lịch sử trước khi di cư vào miền Nam năm 1954 và phong tục tập quán của họ2. Nguyễn Đình Toàn tìm hiểu những biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người này qua nghiên cứu trường hợp người Nùng ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Nhìn chung, sinh sống trong môi trường, điều kiện mới ở vùng Nam Bộ dưới tác động của các chính sách xã hội và chính sách dân tộc của các thể chế chính trị từ năm 1954 đến nay, đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của người Nùng đã có sự biến đổi nhanh về kinh tế, nhưng lại biến đổi chậm về văn hóa tinh thần, đặc biệt là đối với tín ngưỡng, lễ hội, nghi lễ truyền thống3. Từ sau năm 1975 đến nay, việc nghiên cứu về các tộc người ở Nam Bộ đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tộc người cụ thể, hoặc về một số dạng thức văn hóa vật chất như: Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Phan Thị Yến Tuyết (1999). Bên cạnh đó cũng có một số bài viết về những vấn đề chung như: Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và các dân tộc thiểu số ở miền Nam nước ta (Tạp chí Cộng sản, 1. Xem Tôn Nữ Quỳnh Trân (Chủ biên): Nghề dệt Chăm truyền thống, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. 2. Xem Tuấn Huỳnh: Đồng bào sắc tộc Nùng, Sài Gòn, 1974. 3. Xem Nguyễn Đình Toàn: Biến đổi xã hội - kinh tế - văn hóa người Nùng ở Đồng Nai; luận văn thạc sĩ Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 49 tháng 2-1978), Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời cổ đại của Mạc Đường (tạp chí Dân tộc học, số 4-1981), Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long của Phan An (Tạp chí Cộng sản, tháng 2-2002)... Nhìn lại việc nghiên cứu các tộc người ở Nam Bộ từ trước đến nay, có một số điểm đáng lưu ý: - Số lượng các công trình nghiên cứu có khá nhiều. Nhiều chuyên khảo đã mô tả chi tiết, phân tích khá tường tận nguồn gốc cư dân và lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế, phong tục tập quán, văn hóa vật chất và tinh thần... của các tộc người trên vùng đất Nam Bộ. Những công trình viết về các tộc người của các học giả người Pháp có giá trị tư liệu quan trọng, nhưng cũng còn có những hạn chế nhất định trong cách nhìn, cách tiếp cận. Những công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam có những phân tích, lý giải khá kỹ đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa của các tộc người ở Nam Bộ. Những kết quả nghiên cứu các tộc người ở Nam Bộ từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo nhằm góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ nói riêng và đất nước nói chung. - Các công trình nghiên cứu về tộc người và liên quan đến tộc người được đề cập trên đây đã góp phần nhận diện nguồn gốc cư dân và văn hóa của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam, các tộc người bản địa và các tộc người di cư trên vùng đất Nam Bộ. Các tộc người ở Nam Bộ đã có những phương thức ứng xử linh hoạt với thiên nhiên và xã hội ở vùng đất này để tồn tại và phát triển. Những cố gắng bền bỉ đó đã góp vào việc hình thành nên những đặc điểm văn hóa vùng đất Nam Bộ đa tộc người, đa văn hóa, thống nhất trong đa dạng văn hóa tộc người. - Những kết quả nghiên cứu về tộc người ở Nam Bộ không chỉ góp phần vào việc nhận diện về lịch sử, văn hóa của các lớp cư dân và các 50 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI tộc người, mà còn xác định vai trò, vị thế mang tính chủ thể của các lớp cư dân và các tộc người này đối với vùng đất Nam Bộ xưa và nay. Từ các công trình nghiên cứu này có thể khẳng định những gì có được ở vùng đất Nam Bộ là kết quả của sự lao động, phấn đấu không mệt mỏi của những thế hệ đi trước trong cộng đồng các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mnông, Mạ...) và cộng đồng các tộc người di cư (Việt, Khmer, Hoa, Chăm, Nùng...). Những tộc người đó, từ tổ tiên đến con cháu của mình, đã biến vùng đất Nam Bộ hoang hóa thành ruộng đồng, làng xóm, phum sóc, bon, palei phì nhiêu, sung túc hôm nay. Họ không chỉ đổ mồ hôi, công sức, mà còn cả máu nữa để xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ, kiên cường chống lại các thế lực ngoại xâm, giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. - Những kết quả nghiên cứu về quan hệ tộc người cũng đã góp phần làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa các tộc người ở Nam Bộ. Đó là mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa những người nghèo khổ đi tìm đất mưu sinh. Các thế lực phong kiến áp bức đã đẩy một bộ phận cư dân người Khmer, người Việt, người Hoa và người Chăm tìm đến vùng đất Nam Bộ để trốn tránh và sinh tồn. Những thân phận nghèo đói này đã có sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và cùng chung nhau khai khẩn vùng đất này. Có thể nói, lịch sử vùng đất Nam Bộ là lịch sử của sự đoàn kết, gắn bó giữa các tộc người bản địa và các tộc người di cư trong sự nghiệp mở đất và giữ đất. - Nghiên cứu về chính sách và tác động xã hội của chính sách đối với các tộc người ở Nam Bộ, là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được chú ý đến trong thời gian gần đây và hiện nay. Số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tài liệu tham khảo của đề tài. Các công trình này thường tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra, điền dã dân tộc học để có cơ sở cho các nhận định, tổng kết. Những cuộc khảo sát, điều tra về nghèo đói, giáo dục, văn hóa... đã cung cấp nhiều số liệu quan trọng về tình hình, thực trạng kinh tế - xã hội trong vùng các tộc người ở Nam Bộ. Tình trạng nghèo CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 51 đói, sự hạn chế về trình độ dân trí là một thực tế ở các tộc người, đặc biệt là đối với các tộc người thiểu số bản địa, trong cộng đồng người Khmer và người Chăm ở Nam Bộ. Việc thực hiện chính sách dân tộc chưa thật linh hoạt và hợp lý đã hạn chế quá trình phát triển các tộc người ở vùng này khi bước vào thời kỳ tiếp tục đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. III- TỔNG QUAN VỀ CƯ DÂN CÁC TỘC NGƯỜI Ở NAM BỘ 1. Chân dung dân số học tộc người ở Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ là địa bàn sinh tụ từ lâu đời của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam và các tộc người thiểu số bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở Đông Nam Bộ có chung nguồn gốc nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông, nhóm Tàmun). Đồng thời là địa điểm tụ cư ngày càng trở nên đông đảo trong các thời kỳ lịch sử trước đây và hiện nay của cư dân các tộc người di cư có khác nhau về nguồn gốc nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa (Việt, Khmer, Chăm, Hoa, Nùng, Tày, Thái, Mường, nhóm Minh Hương, nhóm Java Kur...). Về nguồn gốc cư dân của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam và các tộc người thiểu số bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi Đông Nam Bộ, theo phát hiện khảo cổ học cho thấy chủ nhân văn hóa Đồng Nai - Đông Nam Bộ đã cư trú có mật độ tập trung khá đông đảo trên những vùng đất cao dọc theo lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Vàm Cỏ. Văn hóa Đồng Nai - Đông Nam Bộ có thể nói là đã phát triển sánh bằng văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam vào thời đại kim khí1. Trong khi đó, những tài liệu lịch sử sớm viết về con người và xã hội Phù Nam cũng cho thấy Phù Nam là một vương quốc đa tộc 1. Xem Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ Đồng Nai - thời tiền sử, Sđd. 52 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI người1. Riêng đối với các tộc người thiểu số bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi Đông Nam Bộ như người Xtiêng, người Chơro, người Mạ, người Mnông trước đây đã từng sinh sống trên một địa vực cư trú - vùng lãnh thổ tộc người của họ rộng hơn so với địa bàn cư trú của họ hiện nay trên vùng đất Nam Bộ và có lúc đã trở thành “nước Xtiêng”, “nước Chê Mạ”. “Vương quốc Mạ” bao gồm nhiều thành phần cư dân khác nhau, trong đó có người Chơro (Châu Ro), người Kơho, người Mnông2,2 còn được gọi là “Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh” vào thời kỳ trước thế kỷ XVIII3. Dù vậy, cảnh quan vùng đất Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIII (1296 - 1297), theo Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan thì toàn là rừng cây rậm rạp, lắm chim thú, nhiều sông rạch, đầm lầy với những bụi rậm của khu rừng thấp, bóng mát um tùm của những cây cổ thụ, cây mây dài tạo thành nhiều chỗ xum xuê, tiếng chim hót, tiếng thú kêu vang khắp nơi, hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tụ tập từng bầy trong vùng này. Gần một cửa sông của đồng bằng có cánh đồng ruộng bỏ hoang nhưng không thấy có cư dân sinh sống ở đây4. Vào đầu thế kỷ XVI, Alexandre de Rhodes cũng ghi nhận vùng đất này vẫn còn “quạnh hiu, hoang mạc” và “không có vật gì thuộc về sự sống”5. Mãi cho đến thế kỷ XVIII, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng cho biết ở Nam Bộ nói chung từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm6. 1, 2. Xem Trần Văn Giàu (Chủ biên): Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: Lịch sử, Sđd, tr.172, 196-206. 3. Xem J. Boulbet: Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh (bản dịch của Đỗ Vân Anh), Nxb. Đồng Nai, tr.32. 4. Xem Võ Sĩ Khải: “Đất Gia Định mười thế kỷ đầu Công nguyên”, trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: Lịch sử, Sđd, tr.76. 5. Nguyễn Công Bình (Chủ biên): Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr.33. 6. Xem Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, t.I, tr.380-381. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 53 Dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, các cộng đồng người Khmer (từ Campuchia), người Việt (từ miền Trung, miền Bắc), người Hoa (từ miền Nam Trung Hoa), người Chăm (từ miền Trung sang Campuchia, rồi trở lại Việt Nam), người Chà Và (Java), người Phú Lang Sa (Pháp), người Hồng Mao (Anh), người Mã Cao (Áo Môn)1... lần lượt di cư đến, vùng đất Nam Bộ ngày càng trở nên đông đảo hơn từ cuối thế kỷ XVII trở về sau này. Nam Bộ trong thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã là vùng cư dân hỗn hợp đa tộc người, bao gồm cư dân các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mnông, Mạ, nhóm Tàmun) và cư dân các tộc người di cư (Khmer, Việt, Hoa, Chăm, nhóm Minh Hương, nhóm Java - Kur...). Họ là những thành phần cư dân cơ bản hợp thành cơ cấu dân cư đa tộc người trên vùng đất Nam Bộ. Địa bàn cư trú của cư dân các tộc người thiểu số bản địa phân bố chủ yếu ở miền núi Đông Nam Bộ, còn địa bàn cư trú của cư dân các tộc người di cư, nhất là đối với cư dân người Việt và phần nào đó là người Hoa phân bố hầu khắp các địa phương trên vùng đất này. Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân số các tộc người ở Nam Bộ vào nửa cuối thế kỷ XIX (1878) có 1.677.678 người, trong đó đã có 89,41% người Việt, 5,96% người Khmer, 2,18% người Hoa, 0,56% người Chăm, 0,60% cư dân các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ...), 0,06% người Âu, 0,04% người Ấn, và 1,19% số dân tứ xứ, mới nhập cư vào vùng đất này (bảng 1). Người Khmer cư trú tập trung trên vùng đất giồng ven sông rạch và ven biển thuộc Trà Vinh (35.000 người), Sóc Trăng (30.000 người), vùng núi Thất Sơn thuộc Châu Đốc cũ (từ 15.000 đến 20.000 người), ở Long Xuyên (từ 4.000 đến 5.000 người), ở Tây Ninh (6.000 người) và ở Rạch Giá (3.000 người). Người Hoa cư trú tập trung chủ yếu tại các đô thị ở Chợ Lớn (11.000 người), Sóc Trăng (3.500 người), và Sa Đéc (1.500 người). Các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, 1. Xem Trịnh Hoài Đức: Gia Định Thành thông chí, bản dịch của Viện Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.143. 54 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Chơro, Mạ...) cư trú tập trung trong 40 làng ở Biên Hòa, 14 làng ở Thủ Dầu Một, 21 làng ở Bà Rịa và Tây Ninh1. Bảng 1: Dân số các tộc người ở Nam Bộ năm 1878 Các tộc người Số người Tỷ lệ % Người Âu 1.074 0,06 Người Hoa 36.539 2,177 Người Tagals (thổ dân Ma Ní, tức người Philipines) 55 0,003 Người Mã Lai (Chăm Châu Đốc, nay là An Giang) 9.408 0,56 Người Malabars (Ấn Độ) 602 0,04 Người bản xứ (Việt) 1.500.000 89,41 Người Cao Miên (Khmer) 100.000 5,96 Người Thượng (các tộc người bản địa) 10.000 0,60 Số dân bình bồng (flottante) tứ chiếng 20.000 1,19 Tổng cộng 1.677.678 100 Nguồn: Nguyễn Đình Đầu: Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.84. 1. Xem Nguyễn Đình Đầu: Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.85. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 55 Trên địa bàn Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) vào năm 1894, người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm đã là những thành phần cư dân cơ bản hợp thành cơ cấu dân cư đa tộc người vùng này (bảng 2). Người Khmer cư trú tập trung đông đảo tại Trà Vinh (54.331 người), Sóc Trăng (29.337 người), Cần Thơ (21.385 người), vùng núi Thất Sơn của Châu Đốc cũ (18.500 người), Bạc Liêu (6.035 người) và Vĩnh Long (594 người). Người Chăm cư trú tập trung chỉ trên vùng đất giữa sông Hậu và sông Tiền của Châu Đốc cũ (5.212 người). Còn người Việt và người Hoa đã có mặt khắp các địa phương trong vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, người Hoa sinh sống tập trung đông đảo nhất ở Sóc Trăng (4.871 người), Trà Vinh (4.429 người) và Bạc Liêu (3.426 người). Bảng 2: Dân số các tộc người ở Tây Nam Bộ năm 1894 Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Sa Đéc Châu Đốc Cần Thơ Sóc Trăng Bạc Liêu Người phương Tây 32 0 0 39 0 0 0 0 Pháp 0 24 36 0 0 22 35 32 Việt 161.384 66.866 122.448 134.657 70.579 112.774 32.952 30.464 Khmer 0 54.331 594 0 18.500 21.385 29.337 6.035 Hoa 1.412 4.429 1.810 1.610 1.100 3.079 4.871 3.426 Ấn Độ 6 5 7 6 0 8 22 4 Mã Lai (Chăm) 0 0 1 0 5.212 0 0 0 Tổng cộng 162.834 125.655 124.896 136.312 95.391 137.268 67.217 39.961 Nguồn: J. C. Baurac: La Cochinchine et ses habitants (Provinces de L’Ouest), Imprimerie Commercial Rey, Cauroil & Cei, Saigon, 1894, p.363. Đầu thế kỷ XX (1915), dân số các tộc người trên vùng đất Nam Bộ đã tăng lên đáng kể, có 3.062.500 người, trong đó có 85,95% người Việt, 7,71% người Khmer, 4,90% người Hoa, 0,18% người Chăm, 0,83% cư dân các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ...), 0,36% người Pháp, 0,04% người Ấn và người Nhật, và 0,01% ngoại kiều khác (bảng 3). 56 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Nhìn chung, các tộc người này vẫn sinh sống, làm ăn trên các địa bàn cư trú truyền thống của họ đã được thiết lập trước đây từ thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, và ngày càng mở rộng ra hơn trong thời kỳ Pháp thuộc. Bảng 3: Dân số các tộc người ở Nam Bộ năm 1915 Các dân tộc Số người Tỷ lệ % Người bản xứ (Việt) 2.632.370 85,95 Người Miên (Khmer) 236.200 7,71 Người Hoa 150.000 4,90 Người Thượng (các tộc người bản địa) 26.000 0,85 Người Pháp 11.000 0,36 Người Mã Lai (Chăm Châu Đốc) 5.500 0,18 Người Ấn và người Nhật 1.200 0,04 Ngoại kiều khác 230 0,01 Tổng cộng 3.062.500 100,00 Nguồn: Nguyễn Đình Đầu: Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Sđd, tr.102. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 57 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1953), dân số các tộc người ở vùng đất Nam Bộ có 4.856.781 người, trong đó có 79,23% người Việt, 4,35% người Khmer, 14,53% người Hoa, 0,17% người Chăm, 0,95% người Thượng, tức các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ...), 0,46% người nước ngoài (bảng 4). Người Khmer cư trú vừa tập trung, vừa mở rộng ra hơn ở Sóc Trăng (65.565 người), Trà Vinh (60.949 người), Bạc Liêu (29.386 người), Rạch Giá (18.010 người), vùng núi Thất Sơn của Châu Đốc cũ (17.000 người), Cần Thơ (15.769 người), Sài Gòn - Chợ Lớn (2.141 người), Thủ Dầu Một (1.540 người), Vĩnh Long (650 người), Long Xuyên (242 người), và Tây Ninh (131 người). Người Chăm cư trú tập trung ở Châu Đốc cũ (8.000 người) và Tây Ninh (127 người). Các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ...) cư trú tập trung ở Biên Hòa (3.070 người) và Thủ Dầu Một (43.045 người). Trong khi đó, người Việt, người Hoa và phần nào đó là người nước ngoài đã cư trú và sinh sống ở hầu hết 22 tỉnh/thành phố trên địa bàn Nam Bộ lúc bấy giờ. Người Hoa cư trú tập trung chủ yếu tại các đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn (583.000 người), Mỹ Tho (26.592 người), Cần Thơ (15.542 người), Bạc Liêu (12.906 người), Rạch Giá (9.702 người), Sóc Trăng (9.425 người). Họ cư trú tập trung đông đảo nhất ở đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn, chiếm đến 82,58% tổng số người Hoa trong toàn vùng Nam Bộ và 36,35% tổng dân số của thành phố vào năm 1953. Ngoài ra, trên vùng đất Nam Bộ lúc này đã có 20.690 người nước ngoài sinh sống, gồm người Âu (chủ yếu là người Pháp), người Ấn, người Pakistan và một số nước khác. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), theo số liệu thống kê của chính quyền Sài Gòn (bảng 5), trên vùng đất Nam Bộ hiện nay (không tính Bình Tuy cũ, nay thuộc Bình Thuận), từ năm 1953 đến năm 1970, tức sau 17 năm, dân số các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ...) tăng hơn 2,12 lần (46.115/98.168 người), dân số của người Chăm tăng hơn 1,54 lần (8.131/12.547 người) và dân số người Khmer tăng hơn 1,86 lần (211.400/395.094 người). Đến lúc này, 58 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Bảng 4: Dân số các tộc người ở Nam Bộ năm 1953 Tỉnh Người Việt Người Khmer Người Hoa Người Chăm Người Thượng Người nước ngoài Tổng số Bạc Liêu 67.707 29.386 12.906 4 110.003 Bà Rịa 18.583 1.479 12 20.074 Bến Tre 320.945 3.337 18 324.300 Biên Hòa 72.818 2.123 3.070 70 78.081 Cần Thơ 222.600 15.769 15.542 316 254.227 Vũng Tàu 10.000 13 1.100 150 11.236 Châu Đốc 151.000 17.000 6.000 8.000 8 182.008 Chợ Lớn 262.700 1.250 20 263.970 Gia Định 290.031 6.415 591 297.037 Gò Công 11.977 1.511 3 13.491 Hà Tiên 10.000 600 0 10.600 Long Xuyên 239.754 242 2.266 4 14 242.280 Mỹ Tho 316.650 26.592 77 343.319 Rạch Giá 42.586 18.010 9.702 52 70.350 Sa Đéc 260.000 3.070 6 263.076 Sóc Trăng 43.674 65.565 9.425 54 118.718 Tân An 90.000 4 640 2 90.646 Tây Ninh 51.411 131 1.474 127 52 53.195 Thủ Dầu Một 69.587 1.540 4.385 43.045 212 118.769 Trà Vinh 70.147 60.949 6.466 8 137.570 Vĩnh Long 242.553 650 6.694 103 250.000 Sài Gòn - Chợ Lớn 998.000 2.141 583.000 20690 1.603.831 Tổng số 3.862.723 211.400 705.977 8.131 46.115 22.462 4.856.781 Nguồn: Nguyễn Đình Đầu: Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Sđd, tr.107-113. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 59 địa bàn phân bố cư trú của các tộc người thiểu số bản địa (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông), người Khmer và người Chăm vừa tập trung tại những địa điểm tụ cư truyền thống, vừa phân tán, xen kẽ với các tộc người khác, nhất là với người Việt ở nhiều địa phương trên vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, các tộc người thiểu số bản địa sinh sống tập trung chủ yếu trên vùng đất Đông Nam Bộ, ở Long Khánh (35.915 người), Bình Long (20.248 người), Phước Long (19.490 người), Biên Hòa (5.650 người), Sài Gòn (5.322 người), Phước Tuy, tức Bà Rịa (2.304 người), Gia Định (1.950 người), Tây Ninh (1.426 người), Vũng Tàu (1.010 người) và phân tán ở Kiên Giang (467 người), Định Tường (192 người), Vĩnh Long (12 người). Người Chăm cư trú tập trung ở Châu Đốc cũ (7.482 người), Sài Gòn (6.575 người), Tây Ninh (2.157 người), Gia Định (2.030 người), Bình Long (1.312 người) và phân tán ở Bình Dương (226 người), Biên Hòa (92 người), Vũng Tàu (66 người), Côn Sơn (54 người), An Giang (21 người), An Xuyên, tức Cà Mau (10 người), Bạc Liêu (4 người). Người Khmer sinh sống tập trung ở Vĩnh Bình, tức Trà Vinh (104.184 người), Ba Xuyên, tức Sóc Trăng (90.461 người), Kiên Giang (59.531 người), vùng Thất Sơn của Châu Đốc cũ (43.086 người), Chương Thiện, tức Hậu Giang (18.856 người), Phong Dinh, tức Cần Thơ (11.860 người) và phân tán ở tất cả 29 tỉnh của vùng đất Nam Bộ lúc bấy giờ. Bảng 5: Dân số các tộc người thiểu số bản địa, người Khmer và người Chăm ở Nam Bộ năm 1970 Người Việt gốc Thượng (các tộc người bản địa) Người Việt gốc Miên (người Khmer) Người Việt gốc Chăm (người Chăm) Tổng số An Giang 3.077 21 3.098 An Xuyên 1.327 10 1.337 Ba Xuyên 90.461 90.461 Bạc Liêu 40.245 4 40.249 60 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Biên Hòa 5.650 829 92 6.571 Bình Dương 4.182 737 226 5.145 Bình Long 20.248 3.423 1.312 24.983 Châu Đốc 43.086 7.482 50.568 Chương Thiện 18.856 18.856 Côn Sơn 250 54 304 Định Tường 192 375 567 Gia Định 1.950 3.745 2.0301 7.725 Gò Công 3 3 Hậu Nghĩa 14 14 Kiên Giang 467 59.531 59.998 Kiến Hòa 153 153 Kiến Phong 190 190 Kiến Tường 116 116 Long An 9 9 Long Khánh 35.915 414 36.329 Phong Dinh 11.860 11.860 Phước Long 19.490 1.551 21.041 Phước Tuy 2.304 19 2.323 Sa Đéc 29 29 Tây Ninh 1.426 1.351 2.157 4.934 Vĩnh Bình 104.184 104.184 Vĩnh Long 12 5.250 5.262 Sài Gòn 5.322 3.737 6.575 15.634 Vũng Tàu 1.010 272 66 1.348 Tổng số 98.168 395.094 125.47 505.809 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam Cộng hòa năm 1970.1 1. Trong Niên giám thống kê Việt Nam Cộng hòa năm 1970 ghi 2.030 người Chăm ở tỉnh Định Tường. Chúng tôi cho rằng 2.030 người Chăm ở tỉnh Gia Định. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 61 Sau năm 1975, nhất là trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế từ năm 1986 đến nay, Nam Bộ trở thành vùng đất giao lưu và hội nhập của tất cả các tộc người ở các vùng miền khác nhau trên phạm vi cả nước và khá đông người nước ngoài của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999, dân số các tộc người trên vùng đất Nam Bộ có 26.289.281 người, tăng hơn 2,36 lần so với dân số các tộc người ở vùng này vào năm 1970 (dân số vùng Nam Bộ năm 1970 (không tính tỉnh Bình Tuy thuộc Nam phần trước năm 1975) là 11.145.322 người). Người Việt đã trở thành tộc người đa số, có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển vùng đất Nam Bộ từ thời các chúa Nguyễn, triều Nguyễn và đến thời điểm này, cư dân người Việt chiếm đến 92,15% tổng dân số của các tộc người vùng này. Dân số của 53 tộc người còn lại và người nước ngoài ở Nam Bộ chỉ chiếm 7,85%, trong đó có 4,01% người Khmer, 2,92% người Hoa, 0,25% người Xtiêng, 0,12% người Nùng, 0,09% người Chăm, 0,08% người Chơro, 0,03% người Mnông, 0,01% người Mạ... (bảng 6). Bảng 6: Dân số các tộc người ở Nam Bộ, ngày 1-4-1999 Các tộc người Dân số Tỷ lệ % Kinh 24.224.752 92,15 Khmer 1.052.987 4,01 Hoa 768.045 2,92 Xtiêng 66.422 0,25 Tày 34.657 0,13 Nùng 32.814 0,12 Chăm 24.749 0,09 Chơro 20.189 0,08 Mnông 7.327 0,025 Mường 6.579 0,03 62 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Dao 5.432 0,02 Mạ 2.479 0,01 Thái 2.456 0,01 Ngái 1.926 0,01 Gia rai 1.230 0,005 Dân tộc khác 5.671 0,02 Người nước ngoài 31.566 0,12 Tổng số 26.289.281 100 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999. Nhìn chung, ngoài người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm, các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ, các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các tộc người thiểu số trước đây ở các tỉnh miền núi phía Bắc và người nước ngoài nhập cư vào Nam Bộ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau trước và sau năm 1975 cũng đã có mặt ở tất cả các địa phương (18 tỉnh/ thành phố) trên địa bàn Nam Bộ hiện nay (bảng 7). Bảng 7: Dân số các tộc người ở Nam Bộ vào ngày 1-4-1999 chia theo tộc người, nhóm tộc người và đơn vị hành chính cấp tỉnh Kinh Hoa Khmer Chăm Các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ Các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên Các tộc người thiểu số trước đây ở miền núi phía Bắc Người nước ngoài Tổng số Đồng Nai 1.819.603 102.444 2.582 2.307 17.090 1.033 39.409 6.210 1.990.678 Bình Phước 527.968 7.947 11.323 366 71.200 153 34.677 292 653.926 CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 63 Tây Ninh 950.781 3.892 5.727 2.663 1.472 72 768 1.722 967.097 Bình Dương 695.710 14.455 1.490 322 91 33 1.470 3.090 716.661 Thành phố Hồ Chí Minh 4.573.869 428.768 4.755 5.192 94 732 4.204 16.444 5.034.058 Bà Rịa - Vũng Tàu 772.306 10.761 1.249 133 6.344 248 2.635 2.510 796.186 Long An 1.301.819 2.721 234 58 19 179 413 244 1.305.687 Đồng Tháp 1.562.881 2.629 364 122 11 117 375 72 1.566.571 An Giang 1.940.996 11.256 78.706 12.435 19 161 708 95 2.044.376 Tiền Giang 1.598.432 4.917 404 35 6 94 235 42 1.604.165 Vĩnh Long 983.331 6.091 20.430 86 4 278 216 85 1.010.521 Bến Tre 1.293.198 5.213 226 38 1 60 169 54 1.298.959 Kiên Giang 1.281.592 32.693 182.058 362 16 64 496 358 1.497.639 Cần Thơ 1.750.543 22.824 35.284 225 11 78 373 106 1.809.444 Trà Vinh 665.147 9.835 290.932 163 27 116 666 63 966.949 Sóc Trăng 765.397 68.404 338.269 95 6 25 134 74 1.172.404 Bạc Liêu 654.151 22.619 58.132 85 4 23 116 0 735.130 Cà Mau 1.087.028 10.576 20.822 62 2 45 190 105 1.118.830 Tổng số 24.224.752 768.045 1.052.987 24.749 96.417 3.511 87.254 31.566 26.289.281 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999. Ngoài người Việt, người Khmer cư trú tập trung đông đảo ở khu vực nông thôn trên địa bàn Tây Nam Bộ, tại Sóc Trăng (338.269 người), Trà Vinh (290.932 người), Kiên Giang (182.058 người), An Giang (78.706 người), Bạc Liêu (58.132 người), Cần Thơ (35.284 người), Cà Mau (20.822 người), Vĩnh Long (20.430 người); chiếm đến 97,43% tổng 64 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI dân số người Khmer trong toàn vùng Nam Bộ (bảng 8). Người Hoa cư trú tập trung đông đảo ở khu vực đô thị trong vùng Nam Bộ, tại Thành phố Hồ Chí Minh (428.768 người), Đồng Nai (102.444 người), Sóc Trăng (68.404 người), Kiên Giang (32.693 người), Cần Thơ (22.824 người), Bạc Liêu (22.619 người), Bình Dương (14.455 người), An Giang (11.256 người) và Bà Rịa - Vũng Tàu (10.761 người). Người Chăm cư trú tập trung ở cả khu vực nông thôn lẫn khu vực đô thị trong vùng Nam Bộ, tại An Giang (12.435 người), Thành phố Hồ Chí Minh (5.192 người), Tây Ninh (2.663 người) và Đồng Nai (2.582 người). Trong khi đó, các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ, các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các tộc người thiểu số trước đây ở các tỉnh miền núi phía Bắc và người nước ngoài nhập cư vào Nam Bộ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau trước và sau năm 1975, cư trú tập trung chủ yếu trên địa bàn Đông Nam Bộ (bảng 8). Các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ (Xtiêng, Chơro, Mnông, Mạ, nhóm địa phương Tàmun...) cư trú ở khu vực miền núi, tại Bình Phước (71.200 người), Đồng Nai (17.090 người), Bà Rịa - Vũng Tàu (6.344 người) và Tây Ninh (1.472 người); chiếm đến 99,37% tổng dân số các tộc người này trong toàn vùng Nam Bộ. Các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên cư trú tập trung ở Đồng Nai (1.033 người), Thành phố Hồ Chí Minh (732 người), Vĩnh Long (278 người) và Bà Rịa - Vũng Tàu (248 người). Các tộc người thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc cư trú ở miền núi, tại Đồng Nai (39.409 người), Bình Phước (34.677 người), Bà Rịa - Vũng Tàu (2.635 người), Bình Dương (1.722 người) và Tây Ninh (768 người); chiếm đến 95,31% tổng dân số các tộc người này trong toàn vùng Nam Bộ. Người nước ngoài cư trú đông đảo ở Thành phố Hồ Chí Minh (16.444 người), Đồng Nai (6.210 người), Bình Dương (3.090 người) và Bà Rịa - Vũng Tàu (2.510 người). CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 65 Bảng 8: Cơ cấu dân số các tộc người ở Nam Bộ ngày 1-4-1999 chia theo vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999. Đến thời điểm ngày 1-4-2009, dân số các tộc người ở Nam Bộ có 31.263.789 người, tăng hơn 1,19 lần so với dân số các tộc người vùng này trước đó 10 năm (1-4-1999), trong đó có 92,65% dân số người Việt (Kinh), 7,35% dân số các tộc người khác và người nước ngoài (người Khmer: 4,02%, người Hoa: 2,33%, người Chăm: 0,10%, các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ: 0,36%, các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên: 0,04% và các tộc người thiểu số trước đây ở miền núi phía Bắc: 0,50%). Về cơ bản, các tộc người thiểu số vẫn sinh sống tại những địa bàn cư trú truyền thống, quen thuộc trước đây ở các địa phương (tỉnh/thành phố) trong vùng Nam Bộ (bảng 9). Người Hoa và người Chăm cư trú có mật độ dân số tập trung ở nhiều địa phương trong vùng Nam Bộ, kể cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong khi đó, người Khmer cư trú 66 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI có mật độ dân số tập trung cao tại các địa phương ở Tây Nam Bộ. Còn các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ, các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và các tộc người thiểu số trước đây ở miền núi phía Bắc cư trú có mật độ dân số tập trung cao tại các địa phương ở Đông Nam Bộ. Đặc biệt là, các tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc đã nhập cư vào Nam Bộ khá đông (155.485 người), chủ yếu trong thời gian từ sau năm 1975 đến nay (trong đó có một bộ phận người Nùng nhập cư vào Nam Bộ năm 1954). Các tộc người này cũng đã góp phần hình thành diện mạo cư dân và văn hóa vùng Nam Bộ thêm đa dạng thành phần cư dân và văn hóa tộc người. Bảng 9: Dân số các tộc người ở Nam Bộ vào ngày 1-4-2009 chia theo tộc người, nhóm tộc người và đơn vị hành chính cấp tỉnh Kinh Hoa Khmer Chăm Các tộc người thiểu số bản địa ở Nam Bộ Các tộc người thiểu số trước đây ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên Các tộc người thiểu số trước đây ở miền núi phía Bắc Người nước ngoài Tổng số Bình Phước 701.359 9.770 15.578 568 82.270 8.771 55.261 21 873.598 Tây Ninh 1.050.376 2.495 7.578 3.250 1.662 15 5.944 65 1.071.385 Bình Dương 1.421.233 18.783 15.435 837 305 305 24.605 47 1.481.550 Đồng Nai 2.311.315 95.162 7.059 3.887 18.879 1.384 48.380 88 2.486.154 Bà Rịa - Vũng Tàu 972.095 10.042 2.878 198 7.726 97 3.613 59 996.708 Thành phố Hồ Chí Minh 6.699.124 414.045 24.268 7.819 293 1.323 14.864 1.128 7.162.864 CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 67 Long An 1.431.644 2.690 1.195 218 16 80 200 23 1.436.066 Tiền Giang 1.667.459 3.863 744 72 9 14 162 10 1.672.333 Bến Tre 1.251.364 3.811 578 45 4 21 111 12 1.255.946 Trà Vinh 677.649 7.690 317.203 163 7 18 258 24 1.003.012 Vĩnh Long 997.792 4.879 21.820 91 1 12 107 5 1.024.707 Đồng Tháp 1.663.718 1.855 657 90 4 24 111 8 1.666.467 An Giang 2.029.888 8.075 90.271 14.209 3 31 223 7 2.142.707 Kiên Giang 1.446.455 29.850 210.899 400 14 22 591 17 1.688.248 Cần Thơ 1.152.255 14.199 21.414 173 9 25 313 47 1.188.435 Hậu Giang 729.502 6.363 21.169 81 6 33 119 27 757.300 Sóc Trăng 830.508 64.910 397.014 106 2 24 239 50 1.292.853 Bạc Liêu 765.572 20.082 70.667 69 1 6 118 3 856.518 Cà Mau 1.167.765 8.911 29.845 106 2 40 266 3 1.206.938 Tổng cộng 28.967.073 727.475 12.56.272 32.382 111.213 12.245 155.485 1644 31.263.789 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2009. 2. Quá trình hình thành các tộc người ở Nam Bộ Nam Bộ lâu nay được coi là vùng đất mở trong tiếp xúc, giao lưu và hội nhập của nhiều tộc người ở các vùng, miền khác nhau trên cả nước (Việt, Chăm, Nùng, Tày, Thái, Mường...) và một số tộc người ở các nước trong khu vực Đông Á (Hoa), Đông Nam Á lục địa và hải đảo (Khmer, Java Kur). Quá trình hình thành của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam, các tộc người thiểu số bản địa và các tộc người di cư ở Nam Bộ diễn biến hết sức đa dạng và vô cùng phức tạp. Nơi đây đã sớm trở thành vùng cư dân hỗn hợp đa tộc người, đa văn hóa, đa tôn giáo, khác nhau về nguồn gốc cư dân và chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các tộc người, nhất là giữa các tộc người thiểu số bản địa và các tộc người di cư. Trong tiến trình lịch sử, các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam trước đó, các tộc người thiểu số bản địa và các tộc người di cư sau này ở Nam Bộ luôn hợp lực với nhau trong việc khai thác, mở mang 68 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI đất đai, thành lập xóm làng (Việt), phum sóc (Khmer), bon (Xtiêng, Mạ, Mnông), palei (Chăm, Chơro), hội quán (Hoa)... và luôn kề vai, sát cánh với nhau trong việc xây dựng cuộc sống, thiết lập các mối quan hệ tộc người, gắn bó thân thiết với nhau qua nhiều thế kỷ, muộn nhất cách ngày nay cũng đã trên dưới 300 năm. Những kết quả nghiên cứu của khảo cổ học, chủng tộc học, ngôn ngữ học, dân tộc học... cho thấy trên bán đảo Đông Dương, trong đó có Nam Đông Dương là địa bàn cư trú lâu đời, muộn nhất từ thời đại đá mới, của các lớp cư dân Môn - Khmer cổ và họ là tổ tiên của các tộc người thuộc nhóm Môn - Khmer ở miền núi Việt Nam và đồng tộc của họ ở Lào và Campuchia hiện nay1. Các lớp cư dân này thuộc nhóm người Indonésien và một bộ phận đã định cư, lập nghiệp đầu tiên ở lưu vực sông Đồng Nai trên vùng đất Nam Tây Nguyên - Đông Nam Bộ vào thiên niên kỷ thứ III, II trước Công nguyên2. Tổ tiên của các tộc người thiểu số bản địa ở miền núi Nam Tây Nguyên - Đông Nam Bộ này vốn là chủ nhân của những nhà nước Môn - Khmer khá cường thịnh trong vùng. Tuy nhiên, từ cuối thiên niên kỷ thứ I, đầu thiên niên kỷ thứ II sau Công nguyên, “các quốc gia cổ đại Môn - Khmer suy yếu dần và lần lượt tan rã, cư dân Môn - Khmer một phần bị tiêu diệt, một phần bị đồng hóa hoặc tự hòa nhập vào những cộng đồng tộc người khác, một phần phân hóa ra thành những tộc người, những nhóm địa phương cư trú xen kẽ với các cư dân khác”3. Bức tranh phân bố cư trú vừa tập trung, vừa xen kẽ giữa các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer và 1. Xem Ngô Văn Lệ: “Về mối quan hệ cội nguồn của cư dân Nam Bộ thời cổ đại với một số tộc người bản địa ở Tây Nguyên”, trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Sđd, tr.317. 2. Xem Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.189. 3. Phan Xuân Biên: “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Mạc Đường (Đồng chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, t.1, tr.84. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 69 các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo với nhiều nhóm địa phương của các tộc người này ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện nay đã chứng thực phần nào về nguồn gốc cư dân và lịch sử tộc người của các tộc người này. Vùng đất Nam Tây Nguyên - Đông Nam Bộ hiện nay là địa bàn cư trú lâu đời của một bộ phận cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, gồm người Mnông, người Mạ, người Xtiêng, người Chơro... Vì “vẫn chưa đủ tư liệu để trình bày về những chuyển cư ban đầu”1 của họ, nên “về nguồn gốc và lịch sử tộc người của nhóm cư dân này cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ, song tính bản địa của họ khá rõ ràng. Qua các truyện kể dân gian, địa bàn cư trú của họ xưa kia rất gần biển, có thể là vùng hạ lưu sông Đồng Nai”2. Vậy thì, cư dân văn hóa Đồng Nai - Đông Nam Bộ là ai? Có phải họ là tổ tiên của các tộc người thiểu số bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở vùng này? Có phải các tộc người bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở Đông Nam Bộ hiện nay là một bộ phận cư dân của vương quốc Phù Nam trước đó? Đó là những câu hỏi đã và đang đặt ra mà vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, có cơ sở khoa học và có sức thuyết phục. Giả định của một số nhà dân tộc học, khảo cổ học và sử học (cổ sử) qua tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử vùng đất và con người Nam Bộ nói chung thì chủ nhân văn hóa Đồng Nai - Đông Nam Bộ được coi là tổ tiên của các tộc người thiểu số bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở vùng này. Còn nhìn trên bình diện rộng hơn theo các nguồn tài liệu dân tộc học, nhân chủng học và ngôn ngữ học, vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo vốn là nơi sinh tụ và giao lưu của nhiều tộc người, nói nhiều thứ tiếng khác nhau thuộc ngữ hệ Nam Á (nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer) và ngữ hệ Nam Đảo. Các lớp cư dân 1. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc đa tộc người, Sđd, tr.246. 2. Phan Xuân Biên: “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Mạc Đường (Đồng chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.87. 70 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI thời tiền sử và sơ sử, cư dân Phù Nam và các tộc người thiểu số bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở Đông Nam Bộ được coi là những chủ nhân đầu tiên và kế tiếp nhau định cư, lập nghiệp trên vùng đất Nam Bộ, họ có mối quan hệ với nhau như thế nào? Có phải đã có một dòng chảy lịch sử có tính nối tiếp, kế thừa từ các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử với cư dân Phù Nam đến các tộc người thiểu số bản địa miền núi ở Đông Nam Bộ? Theo các nguồn tài liệu, thư tịch cổ của Trung Hoa và Việt Nam, những công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp, người Mỹ... cho biết từ thời kỳ lịch sử cổ đại đến thời kỳ lịch sử trung đại, đặc biệt là trong thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Nam Bộ đã là vùng cư dân hỗn hợp đa tộc người, gồm các tộc người bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi sinh sống chủ yếu ở miền núi Đông Nam Bộ (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông, nhóm Tàmun) và các tộc người di cư (Khmer, Việt, Chăm, Hoa...) đã định cư, lập nghiệp ở nhiều nơi, trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau của vùng đất này. Vấn đề đặt ra ở đây là, các tộc người bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền núi ở Đông Nam Bộ đã tách ra từ khối cộng đồng cư dân Môn - Khmer thời tiền sử và sơ sử để trở thành những tộc người độc lập từ khi nào? Có phải người Xtiêng là một bộ phận của người Mnông và người Chơro là một bộ phận của người Mạ, sau đó được tách ra thành hai tộc người độc lập với tộc danh Xtiêng và tộc danh Chơro là do quá trình phân ly tộc người khi họ chuyển cư từ miền núi Nam Tây Nguyên đến miền núi Đông Nam Bộ1? Và có phải người Tàmun là một nhóm địa phương của người Xtiêng? Nhìn trên bình diện chung của toàn vùng Nam Bộ từ thời kỳ lịch sử trung đại đến thời kỳ lịch sử cận đại, địa bàn cư trú và không gian sinh tồn của các tộc người bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer miền 1. Xem Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Sđd, tr.191-192. CHƯƠNG I: TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI... 71 núi ở Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên (Xtiêng, Chơro, Mạ, Mnông, nhóm Tàmun...) phân bố nhìn chung vẫn còn rất phân tán trên vùng đất này. Họ được coi là những cộng đồng cư dân đã tụ cư, lập nghiệp trên vùng đất Nam Bộ trước người Khmer, người Chăm, người Việt, người Hoa... ở đây và sớm đã thích nghi với đất núi, rừng cây, sông suối vùng này trong hoạt động nông nghiệp nương rẫy, săn bắn, hái lượm và khai thác các nguồn tài nguyên của thiên nhiên. Ở đây, người Xtiêng sinh sống gần gũi với người Mnông ở vùng cao, người Khmer, người Chăm và người Việt ở vùng thấp trên vùng đồi núi thuộc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, một phần của Đồng Nai và một phần của Lâm Đồng. Người Xtiêng được coi là một bộ phận của người Mnông, sau đó được tách ra thành tộc người độc lập do quá trình phân ly tộc người khi họ chuyển cư về phía đông nam dọc theo lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, tiếp xúc và tiếp nhận ảnh hưởng của người Khmer1. Trong khi đó, người Chơro sinh sống gần gũi với người Mạ ở vùng cao, người Khmer, người Chăm và người Việt ở vùng thấp trên vùng đất “bên lề” giữa đồi núi và đồng bằng thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, một phần tỉnh Bình Thuận. Người Chơro được coi là một bộ phận của người Mạ, sau đó được tách ra thành tộc người độc lập do quá trình phân ly tộc người khi họ chuyển cư về phía nam và đông nam dọc theo lưu vực sông Đồng Nai, tiếp xúc và tiếp nhận ảnh hưởng của người Khmer và người Chăm2. Còn người Tàmun sinh sống gần gũi với người Xtiêng và người Khmer ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh nên được coi là một nhóm địa phương của tộc người Xtiêng, chịu ảnh hưởng sâu sắc lối sống và văn hóa của người Khmer. Tuy nhiên, về nguồn gốc tộc người của người Tàmun hiện nay còn có ý kiến khác nhau. Theo D. Thomas, người Tàmun là một trong những nhóm địa phương của người Chơro do người Pháp 1, 2. Xem Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Sđd, tr.189-191. 72 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI đưa từ vùng Đồng Giáo, Đồng Nai lên Sông Bé cách đây hơn 100 năm. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, những người dân di cư này còn xa lạ với cái tên Tàmun, mà vẫn tự gọi mình là Chơro1. Trong khi đó, người Khmer ở Việt Nam đã tách ra từ người Khmer ở Campuchia và trở thành một tộc người độc lập do quá trình phân ly tộc người khi họ chuyển cư từ Campuchia sang sinh sống trên vùng đất Nam Bộ từ khi nào? Có phải vào khoảng thế kỷ XIII hay muộn hơn? Người Khmer đã lập nghiệp ở Nam Bộ nói chung vào khoảng thế kỷ XIII và cư trú tập trung chủ yếu trên vùng đồi núi thấp, vùng đất giồng ven sông, ven biển của vùng Tây Nam Bộ trước hơn người Việt, người Hoa và người Chăm đến định cư lập nghiệp trên vùng đất này. Họ cũng đã thích nghi với vùng đồng bằng sông nước phì nhiêu, rộng lớn, sông rạch dày đặc dọc ngang như mạng nhện ở đây trong hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu và khai thác những tiềm năng rất phong phú, đa dạng của đất đai, núi rừng, sông biển vùng này. Nền văn hóa Khmer được tích hợp trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước sớm đã phát triển và Phật giáo Nam tông là tôn giáo toàn dân tác động, chi phối hầu như mọi lĩnh vực trong đời sống cư dân từ đời sống văn hóa vật thể đến đời sống văn hóa phi vật thể và các thiết chế chính trị - xã hội cổ truyền của họ. 1. Xem David Thomas: “Notes on Chrau Ethnogeography”, in Notes from Indochina - on Ethnic Minority Cultures (Edited by Marilyn Gregerson and Dorothy Thomas), Sil Museum of Anthropology, Dallas, Texas, 1980, p.221; Kriukov, M. B. và Trần Tất Chủng: Vấn đề nguồn gốc tộc người Tàmun, tạp chí Dân tộc học, số 2, 1990. 73 Chương II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LỚP CƯ DÂN THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ, CƯ DÂN PHÙ NAM VÀ CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ BẢN ĐỊA TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LỚP CƯ DÂN THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ Phát hiện của khảo cổ học cho thấy những cộng đồng cư dân ở Nam Bộ, trong đó có con người tiền sử Đồng Nai đã khai phá vùng đất này từ thời kỳ đá cũ, khoảng 700.000 đến 600.000 năm trước đây và địa bàn phân bố cư trú của các chủ nhân đầu tiên này hầu như liên tục ở vùng đất Đông Nam Bộ1. Đến thời kỳ đá mới, vùng đất Nam Bộ là nơi đã thu hút các lớp cư dân săn bắt - hái lượm từ vùng đất cao tiến xuống khai phá vùng đất thấp trên vùng trung du đất đỏ (Cầu Sắt, Hưng Thịnh, Phước Tân, Suối Chồn, Phú Hòa, Dầu Dây) thuộc tỉnh Đồng Nai, trên vùng đất ven bờ hạ lưu sông Đồng Nai tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và đồng bằng thấp (Dốc Chùa, Bến Đò, Bình Đa, Hội Sơn, Ngãi Thắng, Cù Lao Rùa...) thuộc tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và Thành phố 1. Theo Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ Đồng Nai - thời tiền sử, Sđd, thì: Con người tiền sử ở Đồng Nai xuất hiện vào thời gian lịch sử Pleistocene giữa muộn - Holocene (QII-III - QIV) có niên đại khoảng 600.000 năm đến 2.500 năm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. 74 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Hồ Chí Minh, và trên vùng đất thấp, tạo thành muộn do hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ bồi đắp (Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi, ND 11, Gò Sao...) thuộc tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 6.000 năm đến 2.700 năm trước đây. Trên vùng đất Đông Nam Bộ khoảng 5.000 năm trước đây, xã hội cư dân Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) đã mang đầy đủ đặc trưng của cuộc sống bán sơn địa và săn bắt trong rừng rậm, tiêu biểu cho một xã hội đá mới muộn - đồng thau, được coi là giai đoạn mở đầu một truyền thống văn hóa lớn, gọi là văn hóa Đồng Nai. Còn từ 4.500 - 4.000 năm trước đây, cư dân Gò Sao (Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) đã chuẩn bị bước sang thời đại kim khí trên cơ sở tìm thấy những hiện vật thông dụng của hoạt động săn bắt, hái lượm, kỹ thuật gia công và sử dụng chất liệu gốm vào cuối thời đại đá mới. Nhìn trên bình diện chung của toàn vùng Nam Bộ từ 4.500 năm trước, các lớp cư dân làm nông nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai đã làm đất bằng chiếc cuốc đá mài nhẵn, có chuôi, thường có kích thước lớn và có thân cong về phía mặt trước. Họ còn làm ra những dao đá hình bán nguyệt, thường được gọi là “dao liềm” hay “dao hái”, có lẽ được dùng để gặt lúa, thu hoạch mùa màng. Về sau này, các lớp cư dân làm nông nghiệp trồng lúa tiếp tục khai phá và sinh sống nhiều nơi trên vùng đất Nam Bộ, từ miền Đông đến miền Tây. Theo Lê Xuân Diệm và các tác giả thì từ bàn đạp sông Đồng Nai, bộ phận cư dân thứ nhất tiếp tục phát triển trên địa bàn cũ, trong khu vực đồi gò đất đỏ, đã có xu hướng ngày càng lan ra phía bắc và đông bắc (Suối Chồn, Dầu Dây, Hàng Gòn, Phú Hòa); bộ phận cư dân thứ hai phát triển xuôi theo sông Đồng Nai xuống đến hạ lưu và ra đến biển (Cái Vạn, Cái Lăng, Phước Mỹ, Bưng Bạc); và bộ phận cư dân thứ ba phát triển về hướng tây và tây nam, đã tiếp cận vùng đồng bằng thấp Nam Bộ ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LỚP CƯ DÂN... 75 tỉnh Long An (An Sơn, Rạch Núi)1. Còn theo Lương Ninh thì cho thấy, có thể có một nhánh cư dân cổ “tại thượng nguồn sông Đồng Nai lại tiếp tục đi về phía tây nam, men theo thềm đất cao và đồi gò ở phía Tây Nam Bộ và đã dừng lại ở Gò Cây Tung (An Giang)”2. Ở đây, cư dân Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) sinh sống trong khu vực địa hình cao, được coi là một cộng đồng cư dân nông nghiệp sớm có niên đại khoảng 4.500 năm trước đây. Họ đã để lại dấu vết, biểu hiện qua hàng loạt công cụ dao hái, những “xưởng” chế tác công cụ bằng đá và làm gốm. Cư dân Suối Linh (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã khai phá một ngọn đồi núi thấp trong vùng đất đỏ bazan với hệ thống suối nhánh của sông Bé trong một thời gian dài và để lại trong tầng văn hóa cư trú nhiều loại hiện vật bằng đá, bằng gốm và một hiện vật bằng sắt. Căn cứ vào loại hình công cụ đá và đồ gốm, có thể nói cộng đồng cư dân này đã có mối giao lưu văn hóa rộng rãi với cư dân Cầu Sắt, cư dân Bình Đa, cư dân Bến Đò và cư dân Suối Đá. Cư dân Bến Đò (Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) sinh sống ven sông Đồng Nai trên một vùng đất rộng lớn, dân cư đông đúc. Họ chế tác và sử dụng phổ biến loại rìu có vai và những công cụ mũi nhọn, dao cắt, bộ đồ gốm độc đáo, đặc trưng. Họ được coi là lớp cư dân đầu tiên khai phá vùng đồng bằng này với nền nông nghiệp lúa nước. Cư dân An Sơn (Đức Hòa, Long An) đã chọn một thế đất trên vùng đất cao ở ven sông Vàm Cỏ Đông để làm nơi cư trú. Họ đã để lại nơi đây những bếp than tro thuộc loại lớn, thể hiện ở kích thước bề mặt và độ dày lớn với những xương răng động vật, vỏ nhuyễn thể, nhiều hiện vật, thậm chí có cả di cốt người. Đó là những bếp lửa lộ thiên phản ánh sinh hoạt của tập thể người khá lớn, của một cộng đồng chứ không phải một gia đình. Cư dân Bình Đa (Biên Hòa, 1. Xem Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ Đồng Nai - thời tiền sử, Sđd, tr.149-150. 2. Lương Ninh: “Nam Bộ Việt Nam - từ thời tiền sử và sơ sử”, trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Sđd, tr.130. 76 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Đồng Nai) đã khai phá và cư trú lâu dài, liên tục trên vùng đất này (tầng văn hóa gần 2m). Hơn 4.000 năm trước đây, xã hội cư dân Bình Đa đã là một xã hội nông nghiệp phát triển, săn bắt thú lớn1. Họ đã xây dựng một tổ chức cộng đồng chặt chẽ với một đời sống văn hóa khá cao. Đến thời đại sắt, từ khoảng 2.500 năm đến 1.700 năm trước đây, các cộng đồng cư dân ở Nam Bộ đã khai phá và sinh sống lâu dài trong thời gian khoảng 800 năm trên một địa bàn rộng lớn thuộc tỉnh Đồng Nai (Suối Chồn, Phú Hoà, Suối Đá, Hàng Gòn, Dầu Dây, Cầu Sắt, Long Giao...), tỉnh Bình Dương (Phú Chánh, Dốc Chùa) và trên vùng đất ngập mặn ven biển thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Khu di tích Cần Giờ). Trên đường vào từ phía biển, các cộng đồng cư dân Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã để lại một phức hệ di vật từ rìu đá mài cho đến những di tích thuộc thời phong kiến Việt. Khu di tích Cần Giờ (từ năm 550 trước Công nguyên đến năm 285 sau Công nguyên) với một tập hợp di vật cho thấy những quan hệ văn hóa với các di chỉ mộ chum khác ở Đông Nam Bộ, với những yếu tố văn hóa Sa Huỳnh, tiền Óc Eo, Óc Eo và xa hơn, với một số di tích mộ chum ở Đông Nam Á và Đông Á (Thái Lan, Philippines, Indonesia, Đài Loan)2. Nhìn chung, các cộng đồng cư dân thời này đã khai phá, cải thiện môi trường sống và nâng cao trình độ xã hội với những hành trang công cụ và thiết bị khá đầy đủ cho những tiện nghi của đời sống hằng ngày. Vùng cư trú của họ có nhiều loại hiện vật bằng những chất liệu khác nhau (đá, thủy tinh, gốm, sắt, đồng...). Sự xuất hiện tục chôn người chết trong chum, sự xuất hiện đột ngột của đồ sắt và sự xuất hiện các loại đồ 1. Xem Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng: Khảo cổ Đồng Nai - thời tiền sử, Sđd, tr.61. 2. Xem Nguyễn Kim Dung và các tác giả: Đồ trang sức trong các mộ chum ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Tlđd, tr.27-46; và Nguyễn Thị Hậu: Mộ chum Giồng Cá Vồ, Tlđd, tr.47-50. CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LỚP CƯ DÂN... 77 trang sức bằng đá, đồng, sắt, vàng, bạc và thủy tinh được coi là những đặc trưng cơ bản của xã hội thời đại sắt ở Nam Bộ. Bên cạnh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Nam Bộ cũng là một trung tâm văn hóa lớn với đỉnh cao là Dốc Chùa - giai đoạn phát triển cuối cùng của kỹ thuật - công nghệ đồ đồng ở đây. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Nam Bộ với những yếu tố nội sinh trở thành truyền thống và những giao lưu kinh tế - văn hóa tất yếu của thời đại, chuẩn bị cho sự ra đời của một nhà nước sớm - vương quốc Phù Nam sau này. Tựu trung lại, địa bàn cư trú của các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử đã phân bố rộng khắp trên các dạng địa hình, trên các vùng sinh thái khác nhau của vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển ở Nam Bộ với mật độ dân số tập trung cao trên vùng đất Đông Nam Bộ, dọc theo hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ thuộc các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, và Long An. Các lớp cư dân này, kể cả người ở trong đất liền và người ở ngoài biển đảo vào khai phá vùng đất Nam Bộ nhìn chung thuộc loại hình nhân chủng Indonésien1 và “có nhiều căn cứ để nghĩ và gọi” người ở trong đất liền là người Môn cổ, mà hậu duệ là những nhóm Môn hiện nay, còn người ở ngoài biển vào là người Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polinesians), hay Nam Đảo (Austronesians)2. Trong thời đại đá mới - đồng ở Nam Bộ, con người tiền sử Đồng Nai từ cư dân săn bắt - hái lượm đã phát triển trở thành cư dân nông nghiệp trồng lúa và họ đã có một nền nông nghiệp dùng cuốc đá ở trình độ cao để trồng lúa và các loại rau, khoai củ, hoa quả. Ngoài nông nghiệp dùng cuốc đá, nông nghiệp nương rẫy (phát, đốt rừng, chọc lỗ, trỉa hạt), 1. Xem Mạc Đường: “Những đặc trưng nhân chủng tộc người ở Việt Nam”, trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Mạc Đường (Đồng chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.74-80. 2. Xem Lương Ninh: “Nam Bộ Việt Nam - từ thời kỳ tiền sử và sơ sử”, trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Sđd, tr.131-132. 78 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IX TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI sản xuất thủ công nghiệp (làm gốm, đúc đồng, chế tác đồ trang sức...), chăn nuôi, săn bắt và hái lượm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của núi rừng, sông biển vùng này vẫn là những hoạt động kiếm sống quan trọng của các lớp cư dân thời này. Ở đây đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa, phân công lao động, phân vùng kinh tế phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái (xuất hiện những vùng trồng lúa rẫy, lúa nước, những trung tâm sản xuất thủ công như làm gốm, đúc đồng, chế tác đồ trang sức...). Đến thời đại sắt, các cộng đồng cư dân ở Nam Bộ đã phát triển nông nghiệp lúa nước trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cho đến khi thặng dư nông phẩm làm nảy sinh yêu cầu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy sự chuyên hóa các ngành nghề để đáp ứng cho một thị trường ngày càng lớn mạnh, vượt khỏi vùng châu thổ, mở rộng phạm vi về phía biển và vào vùng nội địa khoảng hơn một thế kỷ trước Công nguyên đến thế kỷ III - VI. II- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƯ DÂN PHÙ NAM Vương quốc Phù Nam hình thành trên vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ I trên một cơ tầng bản địa và trở thành một đế chế rộng lớn trải rộng trong vùng Đông Nam Á lục địa và một số hải đảo trong vịnh Thái Lan. Nhìn lại quá trình lịch sử trước Công nguyên, sự đan xen giữa các nền văn hóa đã tạo ra cơ tầng bản địa vô cùng phức tạp ở Nam Đông Dương, đặc biệt ở châu thổ sông Mékong, vùng bản lề của các cuộc thiên cư từ đất liền ra hải đảo và từ hải đảo vào đất liền trong thời tiền sử và sơ sử. Xã hội Phù Nam được hình thành trong bối cảnh địa lý và lịch sử đó. 1. Địa bàn phân bố cư trú Phát hiện của khảo cổ học cho thấy cư dân Phù Nam đã có mặt trên hầu khắp các tiểu vùng sinh thái khác nhau của vùng đất Nam Bộ: