"
Vùng Đất Nam Bộ Tập III: Từ Thế Kỷ VII Đến Thế Kỷ XVI
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vùng Đất Nam Bộ Tập III: Từ Thế Kỷ VII Đến Thế Kỷ XVI
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN PHƯƠNG THÙY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ThS. PHÙNG MINH TRANG PHẠM NGUYỆT NGA
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT NGUYỄN PHƯƠNG THÙY VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/31-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 443-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6916-4.
GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM PGS.TS. NGÔ VĂN DOANH TS. LÊ ĐÌNH PHỤNG PGS.TS. LẠI VĂN TỚI
BAN BIÊN SOẠN
PGS.TS. TRẦN THIỆN THANH
TS. PHẠM VĂN THỦY
TS. DƯƠNG VĂN HUY
TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI TS. NGUYỄN MẠNH DŨNG
NNC. ĐỖ TRƯỜNG GIANG ThS. ĐẶNG NGỌC HÀ
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc, thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài, được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn: sông Đồng Nai và sông Mêkông. Nơi đây cũng đã từng tồn tại, phát tích của nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp phát triển huy hoàng rồi suy tàn theo năm tháng.
Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai phá, dựng làng, lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII, từ tầm nhìn chiến lược và công lao to lớn của các chúa Nguyễn, sau này là vương triều Nguyễn, xác lập, sắp đặt các đơn vị hành chính, vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam, đến nay đã được hơn 300 năm.
Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long, có 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc Trung ương, diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2, dân số hơn 33 triệu người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống, gồm các dân tộc ít người bản địa, các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống, từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, một số ít người từ các nước khác đến, nhưng chủ yếu là địa bàn của người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm.
Về mặt địa lý, nhìn từ Bắc vào Nam, Đông Nam Bộ giáp cực Nam Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận, giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; có đường biên giới trên đất liền với Campuchia từ Bình Phước tới Hà Tiên; có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận tới đất mũi Cà Mau (Biển Đông) và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên (biển Tây - vịnh Thái Lan). Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế, Nam Bộ có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị cực kỳ quan trọng.
6 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Với tư cách một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đa dạng tộc người, đa tôn giáo, giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược trọng yếu, từ lâu Nam Bộ đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài, nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực đã được công bố, nhưng cho đến nay vẫn thiếu một công trình có tầm vóc, quy mô lớn nghiên cứu toàn diện, liên ngành để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều cạnh về vùng đất phương Nam này.
Để đáp ứng yêu cầu đó, chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai từ năm 2008. Từ những đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản này, Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ hợp lại thành báo cáo tổng quan Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá đây là chương trình khoa học - công nghệ xuất sắc năm 2011.
Mặc dù công trình được đánh giá cao, nhưng khi xuất bản thành sách, các tác giả phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm - đến giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Sau khi tiếp nhận bản thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã huy động một đội ngũ đông đảo biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, tổ chức biên tập, đọc duyệt, thiết kế makét, trình bày trong hơn một năm để công trình khoa học lớn này lần đầu tiên đến tay bạn đọc vào cuối năm 2016 đầu năm 2017.
Đây là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó Ban Chủ nhiệm đề án và chủ biên của từng đề tài là các chuyên gia hàng đầu trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy vậy, ở một vài chương trong bộ tổng quan hoặc từng đề tài, chất lượng nghiên cứu và hàm lượng khoa học không giống nhau, có chương, có tập chưa được như kỳ vọng hoặc yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
Tất nhiên mỗi đề tài khoa học là công trình độc lập, nhưng khi đặt trong một chỉnh thể thì có đề tài không tránh được sơ lược, dàn trải; có đề tài có một số nội dung đã được trình bày ở các đề tài khác. Vì vậy, Nhà xuất bản đã thống
LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7
nhất với chủ biên đề nghị các tác giả bổ sung, nâng cấp hoặc cắt bỏ những trùng lặp để bộ sách tuân thủ nghiêm ngặt sự thống nhất trong chỉnh thể. Bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm bộ tổng quan, rút gọn: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, 2 tập và một bộ chuyên khảo sâu gồm 10 tập, nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Khi triển khai nghiên cứu, tên đề án và tên từng đề tài khoa học rất cụ thể và thường khá dài, nhưng khi xuất bản, Nhà xuất bản đã trao đổi với chủ biên thống nhất bộ sách có tên chung là Vùng đất Nam Bộ.
Riêng bộ tổng quan Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, ngoài Chương mở đầu và Chương kết có 10 chương nội dung, được kết cấu hoàn chỉnh. Nhưng với dung lượng 1.500 trang sách rất khó dung nạp trong một cuốn sách, cho nên chúng tôi chia thành hai tập: tập I gồm Chương mở đầu và sáu chương nội dung, tập II gồm bốn chương nội dung và Chương kết.
Riêng Chương kết, các tác giả dành mục cuối cùng để trình bày đề xuất, kiến nghị của Ban Chủ nhiệm đề án với Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh đạo, quản lý, chúng tôi tách ra làm phần Phụ lục đặt ở cuối sách.
Như vậy kết quả nghiên cứu của đề án được công bố thành các cuốn sách sau đây:
- Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, gồm 2 tập, GS. Phan Huy Lê chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII, GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt đồng tác giả.
- Vùng đất Nam Bộ, tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, GS. TS. Nguyễn Văn Kim chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS. TS. Đoàn Minh Huấn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập VI: Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS. TS. Trần Đức Cường chủ biên.
8 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
- Vùng đất Nam Bộ, tập VII: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa, GS. TS. Ngô Văn Lệ chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập VIII: Thiết chế quản lý xã hội, PGS. TS. Vũ Văn Quân chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập IX: Tộc người và quan hệ tộc người, TS. Võ Công Nguyện chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập X: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, PGS. TS. Võ Văn Sen chủ biên.
Về mặt xuất bản, bộ sách được biên tập, thiết kế, trình bày thống nhất trong từng tập và trong cả bộ sách, được in ấn đẹp, trang trọng. Xuất bản bộ sách này chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, đơn vị một khối lượng tri thức lớn, khá đầy đủ, toàn diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước. Bộ sách cũng cung cấp cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Các tác giả và Nhà xuất bản đã nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, biên soạn và biên tập - xuất bản, nhưng với khối lượng công việc đồ sộ, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2017
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
9
LỜI GIỚI THIỆU
Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ là một đề án khoa học xã hội cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và nghiệm thu vào cuối năm 2011. Đề án gồm 11 đề tài:
1- Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ do TS. Trương Thị Kim Chuyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
2- Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII do GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm.
3- Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm.
4- Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm.
5- Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 do PGS. TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I làm Chủ nhiệm.
6- Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 do PGS.TS. Trần Đức Cường, Viện Sử học Việt Nam làm Chủ nhiệm.
7- Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ do GS.TS. Ngô Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
8- Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ do PGS.TS. Vũ Văn Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm.
10 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
9- Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ - lịch sử và hiện trạng do TS. Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm Chủ nhiệm. 10- Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam do PGS.TS. Võ Văn Sen, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 11- Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về lịch sử vùng đất Nam Bộ do PGS.TS. Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu của các đề tài được tổng hợp trong một công trình mang tên Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, làm Chủ biên.
Công trình có một số đề tài nghiên cứu về quá trình lịch sử, nhưng không đơn thuần là lịch sử Nam Bộ. Cùng với các lớp cắt lịch đại theo tiến trình lịch sử, còn có những nghiên cứu trên một số lĩnh vực cơ bản về điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về quá trình xác lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt... Trong một số đề tài lịch sử cũng có những yêu cầu làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng như đề tài số 2 với yêu cầu nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đề tài số 4 có yêu cầu nghiên cứu sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, đề án xác lập một nhận thức mới coi lịch sử vùng đất Nam Bộ không phải bắt đầu khi người Việt vào khai phá từ thế kỷ XVII mà phải ngược về quá khứ xa xưa từ khi con người xuất hiện trên vùng đất phương Nam này.
Vùng đất Nam Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu dưới góc độ của nhiều chuyên ngành từ địa chất, địa lý đến khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học và sử học. Đề án một mặt tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, mặt khác nghiên cứu thêm một số nội dung cần thiết nhằm tạo ra một nhận thức tổng hợp về toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam này. Đó là cơ sở khoa học để hiểu biết và lý giải những nét độc đáo của không gian lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ với những trầm tích của nhiều thời kỳ lịch sử, những biến đổi trong cấu trúc tộc người, vai trò và
LỜI GIỚI THIỆU 11
cống hiến của các lớp cư dân - tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này, những đặc trưng về văn hóa, phong cách, lối sống của con người Nam Bộ, quá trình hội nhập của vùng đất Nam Bộ vào lãnh thổ của nước Đại Việt từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến ngày nay.
Tham gia đề án có hơn một trăm nhà khoa học thuộc một số viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số khoa và viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các nhà khoa học tham gia dưới nhiều phương thức như trực tiếp biên soạn, nghiên cứu chuyên đề, điều tra khảo sát điền dã, tham luận trong các hội thảo khoa học. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ba hội thảo khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam (năm 2004), Vùng đất Nam Bộ cho đến cuối thế kỷ XIX (năm 2006), Nam Bộ thời cận đại (năm 2008). Trong quá trình triển khai đề án, Ban chủ nhiệm đề án cùng chủ nhiệm các đề tài còn tổ chức một số hội thảo trao đổi về lịch sử nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản của đề án như tiến trình lịch sử xã hội, bản sắc văn hóa xã hội. Các bài tham luận trong những hội thảo này đã được Nhà xuất bản Thế giới biên tập và in thành sáu tập kỷ yếu1.
Kết quả nghiên cứu của Đề án được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập rất công phu và công bố thành một bộ sách mang tên chung Vùng đất Nam Bộ gồm 11 tập sách. Riêng tập Tổng quan là Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển dày đến 1.500 trang chia làm hai tập. So với nội dung của các đề tài có yêu cầu thống nhất lại tên từng tập và sắp xếp lại một số nội dung để tránh trùng lặp. Cách phân tập và bố cục này đã được nói rõ trong Lời Nhà xuất bản.
1. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, 2008; Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, 2008; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, 2009; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, 2009; Mấy vấn đề tiến trình lịch sử xã hội, 2011; Mấy vấn đề bản sắc văn hóa xã hội, 2011.
12 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Tập thể các tác giả đã rất cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu nhưng trước một đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát nhiều nội dung phong phú, trong đó có những vấn đề mới đang nghiên cứu và thảo luận nên khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của bạn đọc. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề án, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã dày công biên tập và xuất bản toàn bộ công trình khoa học này.
Hà Nội, mùa Hè năm 2016
GS. Phan Huy Lê
13
Chương I
NAM BỘ THẾ KỶ VII-XVI: THÀNH TỰU
NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
I- NAM BỘ THẾ KỶ VII-XVI QUA CÁC NGUỒN THƯ TỊCH CỔ
Về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam giai đoạn thế kỷ VII-XVI, một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách, tư liệu Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi “Thủy Chân Lạp” để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và phân biệt với vùng đất “Lục Chân Lạp”, tức vùng đất gốc của Chân Lạp. Từ đây vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa chịu ảnh hưởng và ở mức độ nào đó bị đặt dưới quyền kiểm soát của Chân Lạp, nhưng trên thực tế việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lạp gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam”1.
Khi khảo sát các bộ chính sử, chúng ta thấy rằng những nhận định trên không hẳn không có lý, vì không chỉ các bộ thư tịch cổ Việt Nam, mà cả chính sử Trung Quốc cũng phản ánh những nét chung nhất về diện mạo và đường biên của vùng lãnh thổ này trước thế kỷ XVI. Thật sự thì, dường
1. Vũ Minh Giang (Chủ biên): Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.23.
14 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
như luôn có khoảng trống quyền lực hoặc là tồn tại một “chủ quyền mở” đối với vùng đất Nam Bộ - Việt Nam giai đoạn thế kỷ VII-XVI. Điều này được thể hiện khá rõ trong các nguồn thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc.
1. Nam Bộ thế kỷ VII-X
Theo các nguồn thư tịch cổ Việt Nam, tuy không nhiều và khá tản mạn, chúng ta thấy rằng Chân Lạp là quốc gia được viết đến rất sớm từ tên gọi, nguồn gốc và sự chia tách đất nước thành hai nửa trong thế kỷ VIII. Trong đó, vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay tương thích với khu vực được gọi là Thủy Chân Lạp thời kỳ này. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép rằng: “Chân Lạp: Tên nước, ở về phía nam Lâm Ấp. Theo Đường thư, Chân Lạp còn có tên là Cát Miệt (Khmer). Chân Lạp vốn là thuộc quốc của Phù Nam, sau năm Thần Long (705 - 706) đời Đường, chia làm hai: nửa về phía bắc có nhiều gò núi, gọi là Lục Chân Lạp, tức nay là Cao Miên; nửa ở phía nam liền biển, nhiều hồ, nhiều chằm, nên gọi là Thủy Chân Lạp”1.
Vào thế kỷ XIX, trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã viết về vị thế chính trị của Chân Lạp trong tương quan so sánh với các quốc gia Lâm Ấp, Ai Lao và đặc biệt là Đại Việt: Bài thông luận của sử thần họ Ngô2: Xét lúc đầu đời Đường chia thiên hạ ra làm 15 đạo, lấy đất 9 quận của nhà Hán làm đạo Lĩnh Nam, còn đất An Nam đặt làm phủ đô hộ, đều thuộc vào đạo Lĩnh Nam thống trị. Đến năm Vũ Đức thứ 5 (622) gọi là Giao Châu. Từ đời Điều Lộ3 trở về sau không gọi là Giao Châu mà gọi là An Nam. Từ Vũ đế Triệu Đà trở về sau, hơn 1.000 năm lại thuộc về Trung Quốc.
Tại sao những nước Lâm Ấp, Phù Nam, Chân Lạp, Ai Lao, tuy đều là những nước nhỏ mà còn có quân trưởng, không đến nỗi lệ thuộc quá như nước Nam mình?
1. Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng, 2007, tr.193. 2. Trong Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ có những đoạn thông luận không rõ của chính Ngô Thì Sĩ hay của một người nào viết, hiện chưa khảo được. 3. Niên hiệu Đường Cao Tông, Trung Quốc (679).
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 15
Vì rằng các nước ấy ở chỗ bãi biển chân núi, nhân dân tiền của đều không bõ làm mối lợi cho Trung Quốc, cho nên hễ trái mệnh lệnh thì đánh, phục tùng thì tha, lễ triều cống có hay không cũng không thèm trách. Còn nước Nam ta là một nơi đô hội lớn ở phương Nam, ruộng cấy lúa tốt, đất trồng dâu tốt, núi sẵn vàng bạc, biển sẵn châu ngọc, người ở đâu đến buôn bán cũng làm giàu được cả. Cái tiếng phong phú ấy đồn đi xa, nên Trung Quốc lúc nào cũng nghĩ cách chiếm đất của nước ta, đặt ra quận huyện để cai trị đã từ lâu rồi. Lúc chưa lấy được thì nghĩ cách để lấy, lúc đã lấy được rồi thì không chịu bỏ ra nữa. Về phía ta, đường đường một nước to tát, thiếu gì người anh hùng hào kiệt, há lại thích nhắm mắt cúi đầu để cho bọn đô đốc, thứ sử sai khiến ru? Chỉ vì nước bị nội thuộc đã lâu, chia quận đặt quan rải rác khắp các nơi, ra oai ra phúc, đến đâu ai cũng phải vâng theo, cho nên một người thổ hào1 nổi dậy thì quận thú đánh để diệt đi; một quận thú nổi dậy thì thứ sử kết hợp lại đánh ngay. Một thứ sử nổi dậy thì Trung Quốc đem toàn lực sang đánh. Như Lý Tốn2, Trương Thạc3 về đời Tấn, Dương Thanh4, Lý Mạnh Thu, Hữu Ngạn5, Mai Thúc Loan, Vương Thăng Triều6 về đời
1. Người hào trưởng ở một địa phương.
2. Làm Thái thú quận Cửu Chân. Năm 380, chiếm giữ châu, chống mệnh lệnh nhà Tấn, bị Thái thú quận Giao Chỉ là Đỗ Viện dẹp.
3. Chính tên là Lương Thạc, nguyên làm Thái thú Tân Xương. Đời Tấn Huệ đế (290 - 306) họp quân vây.
Thứ sử Vương Lượng ở Long Biên, tự làm Thái thú Giao Chỉ. Sau bị Đào Khản dẹp (theo An Nam chí nguyên và An Nam chí lược).
4. Nguyên làm Thứ sử châu Hoan, giết Lý Tượng Cổ, sau bị Quế Trọng Vũ dẹp. 5. Chính là Lý Mạnh Thu và Bỉ Ngạn, theo An Nam chí nguyên và An Nam chí lược. Còn Giao Chỉ di biên chép là Lý Mạnh Phong và Lý Bỉ Sầm. Lý Mạnh Thu làm tư mã châu Diễn, Hữu Ngạn làm Thứ sử châu Phong nổi lên chống với triều đình nhà Đường, tự xưng là An Nam Tiết độ sứ. Năm 782, bị Phụ (hay Tạ) Lương Giao dẹp.
6. Thứ sử châu Phong. Năm 828, Vương Thăng Triều giữ châu chống lại phủ đô hộ, bị Hàn Ước giết.
16 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Đường đều như thế cả. Hai nhà Lý và nhà Triệu1 ở nước ta đều giữ được cõi đất, xưng hiệu vua đến năm sáu mươi năm là vì khi ấy đương lúc nhà Lương, nhà Trần ở Trung Quốc tạm nương náu một nơi; Giang Tả2 vì lắm việc nên không để ý lắm về Giao Châu. Còn như đương lúc nhà Hán, nhà Đường toàn thịnh, thì khi nào họ chịu bỏ cõi đất đã lấy được và đồ cống hiến vẫn được hưởng của họ, mà để cho ta tự lập thành một nước lớn ở ngoài đất Ngũ Lĩnh. Thế cho nên luôn luôn có lúc nổi lên, rồi lại bị diệt, chung quy bị họ khép là phản loạn. Cả trên dưới nghìn năm vẫn phải lệ thuộc vào Trung Quốc và chia làm quận huyện cũng là thế bắt buộc phải như vậy. Huống chi ý trời chưa muốn cho nước mình được bình trị, lại đổ lỗi cho tự việc người thế nào được3.
Qua đó có thể thấy rằng, Đại Việt và Chân Lạp là những quốc gia láng giềng có nhiều mối liên hệ mật thiết. Với kiến thức uyên thâm, cộng với sự trải nghiệm phong phú từ thực tế, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII Lê Quý Đôn đã có những nhận định cụ thể, chính xác về điều kiện tự nhiên giữa Chân Lạp với vùng Nghệ An, ông từng thể hiện rõ quan điểm của mình trong tác phẩm Vân đài loại ngữ: “Ven biên giới Nghệ An, cách Chiêm Thành mấy trăm dặm. Từ Chiêm Thành đến Chân Lạp, đường đi mất nửa tháng. Xem Chân Lạp phong thổ ký, thì thấy Chân Lạp với Nghệ An, phong tục không khác nhau nhiều. Nước Chân Lạp nửa năm có mưa, nửa năm tuyệt không có hạt mưa nào. Từ tháng 4 đến tháng 9, ngày nào cũng vậy, qua giờ Ngọ là mưa. Sau đó từ tháng 10 đến tháng 3, tuyệt không mưa một giọt nào. Những nhà trồng trọt chỉ định rõ: bao giờ lúa chín, thì lúc ấy nước tràn đến nơi nào, tùy địa lợi mà gieo trồng. Nay, vùng phía trên trấn Nghệ An, năm nào tháng 5 cũng mưa nhiều, tháng 6 nước ngập, đến đầu mùa Đông mưa mới tạnh, nước mới lui”4.
1. Tức Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương.
2. Tên một tỉnh ở về phía đông Trường Giang, cõi đất thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bây giờ. Đây là chỉ nhà Ngô.
3. Xem Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr. 34-35.
4. Lê Quý Đôn: Vân đài loại ngữ, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.429.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 17
Sử cũ cho biết, ngay từ rất sớm người Việt đã liên kết với Chân Lạp để chống phong kiến Trung Hoa xâm lược. Đầu thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan đã kết giao với Chân Lạp để chống lại ách thống trị của nhà Đường. Sách Việt sử thông giám cương mục viết: “Theo Đường thư, khoảng năm Khai Nguyên (713 - 714), An Nam có Mai Thúc Loan làm phản, tự xưng là Hắc Đế, chiêu tập quân 32 châu, ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân, giữ vùng biển nam, quân số có đến 40 vạn. Tư Húc xin đi đánh, chiêu mộ 10 vạn quân, cùng với quan Sở Khách tiến quân theo đường cũ của Mã Viện, nhân lúc bất ý, sập đến đánh. Thúc Loan hoang mang nao núng, không kịp mưu tính cách đối phó, bị thua to. Tư Húc mới chôn những xác chết chung vào một nơi, đắp thành cái gò cao (Kình quán), để ghi chiến công của mình, rồi rút quân về... Lời cẩn án - Khoảng năm Khai Nguyên (713 - 714) nhà Đường, An Nam đô hộ phủ vẫn còn ở Giao Châu, thống trị 12 châu, 59 huyện, đều đặt các quan thú, tể để quản trị; việc đánh thuế tô, điệu và bắt lính đều tuân theo lệnh nhà Đường; lúc Mai Thúc Loan khởi lên, thì phủ đô hộ với các châu Phong, Ái, Lục, Diễn chưa nghe thấy có đâu là thuộc về Mai Thúc Loan đóng giữ, như vậy Mai Thúc Loan làm thế nào mà chiêu tập được người 32 châu, có số quân đến 40 vạn? Trộm nghĩ Thúc Loan chẳng qua giữ được một châu, thế lực cũng nhỏ. Bấy giờ Đường Huyền Tông thích lập công ở biên giới, bọn Tư Húc và Sở Khách thì lợi dụng xứ này ở nơi hiểm trở xa xôi, nên mới thổi phồng thanh thế bên địch để cầu lấy công cán và phong thưởng đó thôi. Nếu không phải thế thì sao giáp binh và đất đai như thế, mà quân nhà Đường mới thoạt kéo đến đã vội kinh hãi tan rã ngay? Sử cũ cũng chép Thúc Loan ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân có 30 vạn có lẽ cũng cứ dựa qua vào Đường thư, chứ chưa xét đến sự thực”1.
Mối liên hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp vẫn tiếp tục được duy trì, trong thế kỷ IX, tuy lúc này Giao Châu (Đại Việt) vẫn dưới ách đô hộ của nhà Đường, và sứ đoàn của Chân Lạp đến Giao Châu là để tiến cống
1. Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.177-178.
18 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
chính quyền phong kiến Trung Hoa. Chúng ta có thể thấy được điều này qua An Nam chí lược: “Nguyên trước làm An Nam Kinh lược phán quan, đến đời vua Hiến Tông, năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), đổi làm chức Đô hộ Kinh lược sứ. Quan Kinh lược trước là Trương Bá Nghi đắp thành Đại La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam năm cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành hai bên tả hữu, đều cất mười dinh. Thời Bùi Thái, hai thành Hoan, Ái bị Hoàn Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương Châu cho sửa đắp lại. Lúc đầu trong quân đội, khí giới chỉ có 8.000 món, ba năm lại đây tăng lên hơn 300.000 món. Châu khiến bộ thuộc cất 30 gian lầu để chứa. Trước kia có chiến thuyền vài mươi chiếc rất chậm chạp, Châu khiến đóng thuyền kiểu thuyền đồng mông, 32 chiếc, mỗi chiếc chở thủy thủ 25 người, trạo phu 23 người, 2 cây nỏ bắn xe, thuyền chèo tới lui, mau như gió. Các nước Chiêm Thành, Chân Lạp đều lo tiến cống. Châu chết, Liễu Tử Hậu làm văn tế”1.
Trong An Nam chí lược, Lê Tắc cũng cho biết thêm vị trí trọng yếu về quân sự của Việt Nam, và chính thể phương Bắc coi nước ta là địa bàn để toan tính các nước cờ chính trị, quân sự đối với các quốc gia phía nam trong đó có Chân Lạp. Sách chép: “Đời Đường, năm Hội Xương thứ 5 (845), tiết mục nói về cách tuyển cử: “An Nam đưa vào thi tiến sĩ không được quá tám người, minh kinh không được quá mười người”. Xét theo phép đời nhà Đường, chức vụ của các quan phiên trấn: Đô hộ An Nam và Phong Châu có nhiệm vụ đề phòng đường bộ, đừng cho người Lĩnh Nam vào Chân Lạp mua khí giới và ngựa. Các khê, động ở phiên trấn, nơi nào ương ngạnh, cần phải trấn áp, thì các vị đô đốc ở năm châu: Giao, Quảng, Ung, Quế và Dung, ba năm một lần, phải đem quân đi tuần áp, đi đến đâu làm trạng tâu về vua nghe. Các biên quận lo việc đón tiếp và hướng dẫn, các thủ lĩnh ở các phiên trấn lo chuẩn bị nghi thức. Thục quân, Nam Hải, An Nam đều cho sử dụng từ 300 quân kỵ trở xuống. Dưới quyền quản trị của các đô đốc phủ các quận Quế, Quảng,
1. Lê Tắc: An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002, tr.196.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 19
Ung, Dung, An Nam, Kiếm Nam, có những bộ lạc lớn, cần phải tra vấn nhân số giáp binh, phụ huynh các bộ lạc ấy, nếu có người tính nết tốt, làm việc giỏi, có văn vũ tài lược, mỗi năm biên tên tâu về vua nghe để tùy tài sử dụng”1.
Theo như ghi chép của Việt sử thông giám cương mục, sự triều cống và thuần phục của Chiêm Thành cũng như Chân Lạp tiếp tục được duy trì trong thời gian sau này: “Năm Mậu Dần (858), Giao Châu bấy giờ luôn đói kém và loạn lạc, đến nỗi hàng sáu năm không có thuế nộp lên trên, trong quân lính không có khi nào khao thưởng. Vương Thức mới sửa lễ cống, khao các quân sĩ. Từ đấy các nước Chiêm Thành, Chân Lạp đều sai sứ đi lại và trả lại những dân đã cướp đi từ trước”2.
Như vậy, có thể thấy rằng, vương quốc Chân Lạp nói chung và vùng đất Thủy Chân Lạp nói riêng xuất hiện khá mờ nhạt trong các bộ chính sử Việt Nam. Qua những ghi chép ít ỏi và tản mạn đó, chúng ta thấy được phần nào về nguồn gốc, tên gọi và sự chia tách giữa Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp cũng như những mối liên hệ ban sơ của Chân Lạp với các chính thể trên lãnh thổ Việt Nam trong các thế kỷ VII-X.
Nếu như ghi chép của bộ chính sử Việt Nam cung cấp những thông tin quan trọng về Chân Lạp, thì các bộ thư tịch cổ của Trung Quốc lại ghi chép khá cụ thể và chi tiết về vương quốc này trong các thế kỷ VII-X. Trong đó, những ghi chép của Tùy thư được coi là nguồn sử liệu sớm nhất và có tính chất cùng thời. Bộ chính sử này ghi chép rất cụ thể về nguồn gốc, thực tế chính trị, điều kiện tự nhiên cũng như các sinh hoạt văn hóa, xã hội của Chân Lạp. Sách chép rằng: “Nước Chân Lạp ở phía tây nam nước Lâm Ấp vốn là một thuộc quốc của Phù Nam. Cách quận Nhật Nam 60 ngày đi thuyền. Phía nam giáp nước Xa Cừ, phía tây giáp nước Châu Giang. Vua nước ấy họ là Sát Lợi. Tên là Chất Đa Tư Na. Từ đời ông tổ của vua này thế nước đã dần dần cường thịnh lên. Đến đời Chất Đa Tư Na đã bèn kiêm tính nước Phù Nam. Khi vua này chết, con
1. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.288.
2. Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.192.
20 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
trai là Y Xa Na Tiên lên thay. Vua ở thành Y Xa Na, dưới thành có hai vạn nhà. Trong thành có một tòa lầu lớn. Đó là chỗ vua chầu, vua thống lĩnh 30 thành lớn. Mỗi thành có vài ngàn nhà, đều có bộ súy. Tên gọi chức quan giống như Lâm Ấp.
Vua nước ấy ba ngày coi chầu một lần. Khi ra thì ngồi trên giường ngũ hương thất bảo có vây trướng báu dùng gỗ vân làm khung, ngà voi, vòng vàng làm vách giống như một chiếc lều con, treo đèn vàng giống y như ở nước Xích Thổ. Phía trước đặt cái án hương nạm vàng, có hai người đứng hầu hai bên. Nhà vua mặc áo tía như đồi mồi, dây đeo trang sức rủ xuống tới cổ, đầu đội mũ hoa báu dát vàng, nạm ngọc, có trùm bằng mạng đính trân châu. Chân đi giày da, tai đeo vòng vàng. Thường mặc áo vải trắng và lấy ngà voi làm guốc. Nếu khi nào trên đầu không đội mũ thì không trùm mạng trang sức. Các quần thần ăn mặc cũng tương tự như vậy. Có năm vị đại thần, một là Cô Lạc, hai là Cao Tướng Bằng, ba là Bà Hà Đa Lăng, bốn là Xá Ma Lăng, năm là Nhiễm Đa Lâu, cùng các bề tôi cấp thấp. Mỗi khi chầu vua thì họ dập đầu ba cái dưới thềm, khi nhà vua gọi lên thì họ quỳ xuống, dùng hai tay ôm lấy cổ, lết quanh nơi vua ngồi. Bàn bạc chính sự xong thì quỳ phục xuống mà lui ra. Ở thềm điện và ngoài cổng có hàng ngàn quân thị vệ mặc áo giáp, cầm trượng đứng gác.
Nước này thường hòa thân với các nước Tham Bán và Châu Giang, đã mấy lần đánh nhau với hai nước Lâm Ấp và Đà Hoàn. Người nước ấy đi đâu, làm gì cũng mang áo giáp, gậy gộc, nếu có việc chinh phạt là tiện dùng ngay. Tục của họ: Nếu không phải con do vợ cả của vua đẻ ra thì không được làm vua. Ngay hôm vua mới lên ngôi, nếu có anh em, đều đem ra hành hình cho tàn phế, hoặc chặt ngón tay, hoặc cắt mũi, rồi cho ra ở chỗ khác mà sống, không được làm quan. Người họ vóc bé mà da đen, đàn bà cũng có người da trắng. Họ đều búi tóc xõa xuống tai. Tính khí nhanh nhẹn khỏe mạnh. Cách ăn ở, đồ dùng trong nhà đều giống như nước Xích Thổ. Họ coi tay phải là sạch sẽ, tay trái là dơ bẩn. Sáng sáng họ phải rửa tay. Họ lấy cành dương liễu
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 21
mà đánh răng. Sau khi niệm chú và đọc kinh rồi, họ dùng rượu rửa tay rồi mới ăn. Ăn xong lại dùng cành liễu đánh răng, lại đọc kinh, niệm chú. Thức ăn thường là đường cát, gạo tẻ, bánh. Khi ăn uống, họ lấy thịt trộn lẫn với cơm, canh, bánh, rồi ăn. Khi cưới vợ thì chỉ đưa sang một bộ quần áo. Họ chọn ngày rồi sai người làm mối đón dâu. Nhà trai, nhà gái đều không ra khỏi cửa trong tám ngày, cả đêm ngày đốt đèn trong nhà không thôi. Cưới vợ xong thì con trai phải chia của với cha mẹ, ra ở riêng. Nếu cha mẹ chết sớm mà con cái chưa lấy vợ thì đem gia tài còn lại đó cho con. Nếu đã lấy vợ thì gia tài đó nhập vào của công. Khi nhà có tang đàn bà nhịn ăn bảy ngày, cắt tóc (để tang) và kêu khóc. Các tăng ni, đạo sĩ và thân bằng cố hữu đều đến nổi nhạc để đưa tiễn. Họ lấy gỗ ngũ hương thiêu xác, rồi nhặt than xương đựng vào trong bình bằng vàng bạc, bỏ ra sông lớn. Người nghèo có thể dùng bình gốm có vẽ màu sắc. Cũng có khi họ không thiêu xác, mà bỏ vào trong núi, mặc cho dã thú ăn.
Nước ấy phía bắc nhiều đồi núi, phía nam nhiều sông đầm. Khí đất rất nóng không có sương giá, tuyết rơi, rắn rết rất nhiều. Đất thích hợp trồng lúa, lúa mạch, cũng có ít kê. Các loại rau quả, rau xanh giống như ở Nhật Nam, Cửu Chân. Riêng có loại cây bà na sa không có hoa, lá như lá thị, quả như bí đao. Cây am la, hoa và lá giống như cây táo, nhưng quả lại như quả mận. Cây tỳ dã, hoa giống như hoa đu đủ, lá như lá mận, nhưng quả lại như quả gió...
Họ kính trọng quỷ thần đến như vậy. Phần đông nhân dân thờ Phật, họ cũng tin đạo sĩ. Phật và đạo sĩ đều lập tượng ở quán. Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), vua họ sai sứ sang cống. Hoàng đế đáp lễ rất hậu. Sau đó cũng tuyệt giao”1.
1. Tùy thư, phần Chân Lạp, quyển 82: Liệt truyện 47, trích từ Nhị thập lục sử, tr.1198-1199, bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm: “Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc”, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.298-300.
22 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Bên cạnh đó, bộ Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm cũng có những ghi chép có giá trị về Chân Lạp. Bên cạnh ghi chép giống Tùy thư về điều kiện tự nhiên, thủ tục triều chính, đời sống, phong tục tập quán; bộ thư tịch cổ này còn có thêm những ghi chép về tôn giáo và sự chia tách của Chân Lạp. Sách chép: “Nước Chân Lạp ở tây nam Lâm Ấp, vốn là thuộc quốc của Phù Nam. Chân Lạp cách quận Nhật Nam đi thuyền 16 ngày thì đến. Phía nam tiếp giáp nước Xa Cừ, phía tây có nước Chu Giang...
Thường thường đến giữa tháng 5, tháng 6, khí độc lan tràn, người ta liền lấy lợn trắng, dê trắng ngoài cửa Tây thành cúng nó. Không làm thế thì ngũ cốc không lên, gia súc chết nhiều, người ốm đau bệnh tật. Ở gần đô ấp có núi Lăng Già Bản Bà, trên núi có miếu thần, thường lấy binh lính hai ngàn người để canh gác miếu, Thần ở phía đông thành tên là Bà Đa Ly, khi tế dùng thịt người. Vua Chân Lạp có năm giết người để đêm đến cầu đảo, cũng có lính canh giữ nghìn người. Vì người Chân Lạp kính quỷ thần như vậy nên phần nhiều thờ Phật pháp. Lại càng tin đạo sĩ. Phật gia và Đạo gia đều lập tượng quán của mình, tùy theo đại nghiệp. Nhà vua (Trung Quốc - N.D) lấy lễ tiếp của họ rất hậu; về sau cũng thôi. Đời Đường, từ năm Vũ Đức (618 - 626) tới năm Thanh Lịch (698), tất cả bốn lần tới triều cống. Từ niên hiệu Thuần Long (705 - 706) về sau hai lần. Nửa nước phía bắc nhiều núi lớn nên gọi là Lục Chân Lạp. Nửa nước phía nam bờ biển, đất thấp, phì nhiêu, nhiều đầm gọi là Thủy Chân Lạp. Nửa Thủy Chân Lạp đất rộng tám trăm dặm. Vua ở thành Bà La Đề Bạt.
Lục Chân Lạp hoặc còn gọi là Đát Khuất. Thời Khai Nguyên Thiên Bảo, con vua dắt thuộc hạ hai mươi sáu người tới triều, được phong làm Quả nghị đô úy Thái lang trung. Phó vương Bà Di và vợ đến triều, dâng mười một con voi đã huấn luyện; dẫn Bà Di lên Thí điện trung gián, ban tên là Tân Hán. Khi ấy Đức Tông mới lên ngôi, tất cả các giống cầm quý, thú lạ đều thả đi hết. Tất cả ba mươi hai con voi đã huấn luyện mà Man di dâng cống nuôi trong vườn thượng uyển, đem thả hết xuống phía
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 23
Nam Kinh Sơn. Đến giữa niên hiệu Nguyên Hòa, Thủy Chân Lạp cũng sai sứ vào cống”1.
Những nội dung tương tự cũng được sách Thông chí của Trịnh Tiều người Tống ghi lại: “Chân Lạp thông hiếu với Trung Quốc từ đời Tùy (581 - 617). Nước này ở phía tây nam nước Lâm Ấp vốn là một nước phiên thuộc của Phù Nam. Cách quận lị Nhật Nam 60 ngày đi thuyền. Phía nam giáp nước Xa Cừ. Phía tây giáp nước Châu Giang. Vua nước ấy, họ là Sát Lợi, tên là Chất Đa Tư Na. Từ đời ông tổ của vị vua này, thế nước đã dần dần cường thịnh. Đến đời Chất Đa Tư Na bèn thôn tính nước Phù Nam. Khi Chất Đa Tư Na chết, con ông là Y Xa Na Tiên lên thay. Ở kinh thành Y Xa Na, dưới thành có hai vạn nhà ở, trong thành có một tòa nhà lớn. Đó là chỗ vua coi chầu. Vua đứng đầu 30 thành lớn. Mỗi thành có vài ngàn nhà, và đều có các bộ súy (người chỉ huy một thành)”2.
Khi đề cập tới Chân Lạp nói chung và Thủy Chân Lạp nói riêng (Nam Bộ Việt Nam ngày nay) giai đoạn thế kỷ VII-X trong các nguồn thư tịch cổ Trung Quốc, không thể không đề cập đến bộ Thái bình hoàn vũ ký.
Cùng với đó, bộ Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát cũng có những ghi chép về Chân Lạp: “Nước Chân Lạp ở phía Nam nước Chiêm Thành. Phía đông giáp biển. Phía tây giáp nước Bồ Cam. Phía nam giáp Gia La Hy. Từ Toàn Châu đi thuyền gặp gió thuận lợi thì hơn một tháng tới nước đó. Nước này rộng độ 7.000 dặm. Kinh đô gọi là Lộc Ngột. Khí trời ấm áp. Vua họ ăn mặc đại khái giống Chiêm Thành. Từ quan tới dân đều đan phên tre và dùng cỏ lợp nhà. Riêng quốc vương thì đẽo đá
1. Mã Đoan Lâm: Văn hiến thông khảo, quyển 332, bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm, Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Sđd, tr.302.
2. Trịnh Tiều: Thông chí, quyển thứ 198, tập 18, bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm: “Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc”, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Sđd, tr.304.
24 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
làm nhà. Họ có một thắng cảnh là hồ lát đá xanh thả hoa sen, bắc cầu vàng vượt qua, dài độ hơn mười trượng. Cung điện lâu đài rất tráng lệ, xa hoa. Nhà vua ngồi trên giường ngũ hương thất bảo, vây trướng báu, lấy gỗ vân làm cột, ngà voi làm tường. Quân thần vào chầu trước hết tới dưới thềm dập đầu ba cái, rồi lên thềm quỳ gối, ôm vai, lết quanh nơi vua ngồi ba vòng. Bàn chính sự xong thì quỳ phục xuống mà ra. Ở góc tây nam đô thành trên đài bằng đồng có bày hai mươi tư chiếc thạp đồng. Họ đặt tám con voi đồng trần ở ngoài. Mỗi con nặng bốn nghìn cân. Vua nước ấy có gần hai vạn con voi chiến. Ngựa cũng nhiều nhưng nhỏ con. Họ thờ Phật rất kính cẩn, chu đáo. Hàng ngày dùng 300 phụ nữ Phiên để múa và dâng cơm cho Phật. Tục nước ấy: Gian dâm không bắt tội. Trộm cướp thì có hình phạt như chặt tay, chặt chân, nung đỏ con dấu đóng vào ngực. Sư tăng, phù thủy niệm chú rất linh. Vị sư nào mặc áo vàng là sư có vợ con, người mặc áo đỏ là ở chùa. Giới luật của họ rất tinh nghiêm. Thầy phù thủy của họ lấy lá cây làm áo. Những người ấy có vị thần của họ tên là Bá Đa Lợi. Họ thờ cũng rất cẩn thận”1.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, nguồn thư tịch cổ Trung Quốc là nguồn sử liệu rất có giá trị khi phác dựng lại diện mạo của vương quốc Chân Lạp nói chung, vùng đất Thủy Chân Lạp nói riêng trong các thế kỷ VII-X. Qua những ghi chép chi tiết và tỉ mỉ đó, chúng ta không chỉ thấy được nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của Chân Lạp mà còn biết được tiến trình và thời gian chia tách Chân Lạp thành hai phần: Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Dù dung lượng viết riêng về Thủy Chân Lạp là không nhiều, nhưng rõ ràng là qua những ghi chép đó, vẫn hình dung được phần nào về vùng đất Thủy Chân Lạp với những đặc tính phát triển riêng và tính độc lập tương đối về chính trị so với phần còn lại của quốc gia Chân Lạp.
1. Triệu Nhữ Quát: Chư phiên chí, phần Chân Lạp, bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm: “Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc”, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Sđd, tr.306-307.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 25
2. Nam Bộ thế kỷ XI - XVI
Khi phản ánh về diện mạo vùng đất Nam Bộ Việt Nam trong các thế kỷ VII-X, nếu như các nguồn thư tịch cổ của Trung Quốc cũng như của Việt Nam cho biết nhiều thông tin về sự khác biệt của điều kiện tự nhiên và sự chia tách giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, thì trong các thế kỷ XI-XVI, khi khảo sát các bộ chính sử, chúng tôi nhận thấy địa danh Thủy Chân Lạp dường như không còn xuất hiện nữa. Trong đó, nguồn thư tịch cổ Việt Nam chủ yếu phản ánh lại mối quan hệ giữa quốc gia Đại Việt và vương quốc Chân Lạp nói chung.
Nếu như quan hệ Đại Việt và Chân Lạp dưới thời Bắc thuộc diễn ra dưới hình thức liên minh quân sự hoặc các hoạt động tiến cống, thì sau khi Đại Việt giành được độc lập, mối quan hệ này có thêm các yếu tố mới - đó là hoạt động thương mại, tuy đây có thể chỉ là hoạt động buôn bán phi quan phương. Sách An Nam chí lược chép: “Tháng giêng năm đầu Đại Trung Tường Phù (1008), sắc chế gia phong Chí Trung làm Dực Đái Công thần. Tháng 9, Giao Châu Vương tâu nói có hai người lái buôn Chân Lạp, bị Giao Châu sảnh trục xuất, trốn đến xin nhập tịch làm dân bản châu. Chân Tông nói: “Người phương xa vì cùng đường phải chạy đến quy phụ, xuống chiếu cấp y phục, tiền bạc và khiến sứ dẫn về nước””1.
Không những vậy, Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử lược có ghi chép lại khá thường xuyên hoạt động bang giao và các mối liên hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp dưới thời Lý. Chúng ta có thể thấy các lần triều cống của Chân Lạp đến chính quyền Thăng Long qua ghi chép Việt sử lược: “Năm Nhâm Tý, hiệu Thuận Thiên năm thứ 3 (1012), tháng chạp, nước Chân Lạp tới cống”2; “Năm Giáp Dần, hiệu Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Chân Lạp tới cống”3; “Năm Ất Sửu, hiệu Thuận Thiên năm thứ 16 (1025),
1. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.233-234.
2, 3. Việt sử lược, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2005, tr.76.
26 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Chân Lạp tới cống”1; “Năm Kỷ Mão, hiệu Thông Thụy năm thứ 16 (1039), mùa đông, tháng chạp, nước Chân Lạp tới cống”2; “Năm Bính Thân, hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 3 (1057), mùa thu, tháng 8, Chân Lạp tới cống”3; “Năm Kỷ Dậu, hiệu Thần Vũ năm đầu (1069), Chân Lạp tới cống”4; “Năm thứ 4, hiệu Thần Vũ (1072), Chân Lạp tới cống”5; “Năm Ất Hợi, hiệu Hội Phong năm thứ 4 (1095), Chân Lạp, Chiêm Thành tới cống”6; “Năm Mậu Tuất, hiệu Hội Tường Đại Khánh năm thứ 9 (1118), mùa xuân, tháng 2, Chân Lạp, Chiêm Thành tới cống”7; “Năm Canh Tý, hiệu Thiên Phù Duệ Vũ năm đầu (1120), Chiêm Thành, Chân Lạp tới cống”8; “Năm Quý Mão, hiệu Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 4 (1123), Chân Lạp tới cống”9; “Năm Giáp Dần, hiệu Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 2 (1134), mùa xuân, tháng 2, Chiêm Thành, Chân Lạp tới cống”10; “Năm Quý Dậu, hiệu Đại Định năm thứ 14 (1153), tháng 11, Chân Lạp tới cống”11; “Năm Tân Hợi, hiệu Thiên Tư Gia Thụy năm thứ 6 (1191), nước Chân Lạp tới cống”12; “Năm Ất Mão, hiệu Thiên Tư Gia Thụy năm thứ 11 (1195), Chân Lạp tới cống”13. Như vậy, theo ghi chép của Việt sử lược, dưới thời Lý, Chân Lạp cử 15 phái đoàn đến tiến cống chính quyền Thăng Long.
Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp qua những ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: “Nhâm Tý (Thuận Thiên) năm thứ 3 (1012), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 5),... nước Chân Lạp đến cống”14; “Giáp Dần (Thuận Thiên) năm thứ 5 (1014), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7),... nước Chân Lạp sang cống”15; “Canh Thân (Thuận Thiên) năm thứ 11 (1020), (Tống Thiên Hy năm thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nước Chân Lạp đến cống”16; “Ất Sửu (Thuận Thiên) năm thứ 16 (1025), (Tống Thiên Thánh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, nước Chân Lạp sang cống”17; “Bính Dần (Thuận Thiên) năm thứ 17 (1026), (Tống Thiên Thánh năm thứ 4)... Mùa đông, tháng 11, nước Chân Lạp sang cống”18; “Quý Dậu,
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Việt sử lược, Sđd, tr.77, 83, 90, 98, 99, 107, 115, 116, 117, 141, 148, 162, 163.
14, 15, 16, 17, 18. Đại Việt sử ký toàn thư, t.1, Sđd, tr.243, 244, 246, 247, 247.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 27
(Thiên Thành) năm thứ 6 (1033), (Tống Minh Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống”1; “Kỷ Mão, (Thông Thụy) năm thứ 6 (1039),... tháng 12, nước Chân Lạp sang cống”2; “Bính Thân (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 3 (1056), (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống”3; “Mậu Tuất, (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 9 (1118), (Tống Trùng Hòa năm thứ 1)... Tháng 2, sứ nước Chân Lạp sang chầu. Đặt lễ yến tiệc mùa xuân và mở hội khánh thành bảy bảo tháp. Bấy giờ xuống chiếu cho Hữu Ty bày nghi trượng ở điện Linh Quang, dẫn sứ giả đến xem”4; “Canh Tý, (Thiên Phù Duệ Vũ) năm thứ 1 (1120), (Tống Tuyên Hòa năm thứ 2)... Tháng 3, nước Chân Lạp sang cống”5; “Quý Mão (Thiên Phù Duệ Vũ) năm thứ 4 (1123), (Tống Tuyên Hòa năm thứ 5)... Mùa thu, tháng 7, nước Chân Lạp sang cống”6; “Giáp Thìn, (Thiên Phù Duệ Vũ) năm thứ 5 (1124), (Tống Tuyên Hòa năm thứ 6)... Mùa hạ, tháng 4, người nước Chân Lạp là Kim Đinh A Truyền cùng 4 người gia đồng sang quy phụ”7; “Tân Hợi, (Thiên Tư Gia Thụy) năm thứ 6 (1191), (Tống Thiệu Hy năm thứ 2). Mùa xuân, nước Chân Lạp sang cống”8. Như vậy, theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Chân Lạp đến tiến cống vương triều Lý là 13 lần.
Ra đời sau và kế thừa của những bộ thư tịch cổ trước, bộ Việt sử thông giám cương mục cũng chép về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp, sách chép: “Nhâm Tý, năm thứ ba (1012), tháng 12, mùa đông, nước Chân Lạp sang cống. Nước Chân Lạp ở phía nam nước Chiêm Thành, khoảng niên hiệu Thuận Thiên (1010 - 1026), tất cả bốn lần sang triều cống nước ta”9; “Quý Dậu, năm thứ sáu (1033), tháng giêng, mùa xuân, nước Chân Lạp sai sứ đến triều cống”10; “Kỷ Mão, năm Kiền phù hữu đạo thứ nhất (1039), tháng 12, nước Chân Lạp sai sứ đến triều cống. Năm Thiên Thành thứ sáu (1033) đã sai cống đến đây lại sang cống nữa”11; “Bính Thân, năm thứ 3 (1056), tháng giêng, mùa xuân, nước
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Đại Việt sử ký toàn thư, t.1, Sđd, tr.255, 261, 271, 288-289, 290, 292, 292-293, 330.
9, 10, 11. Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.273, 291, 300.
28 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Chân Lạp sai sứ đến cống”1; “Mậu Tuất, năm thứ 9 (1118), tháng hai, mùa xuân, nước Chân Lạp sai sứ đến tiến cống. Bấy giờ khánh thành ngọn bảo tháp, nhà vua sai bày đồ nghi trượng ở trước điện Linh Quang, cho dẫn sứ giả Chiêm Thành đến xem”2; “Ất Mão (1135), tháng 2, mùa xuân, Chân Lạp và Chiêm Thành đều đến tiến cống”3. Có thể thấy rằng, bộ thư tịch cổ này có chép bảy lần sứ đoàn của Chân Lạp đến tiến cống vương triều Lý. Về cơ bản những ghi chép của Việt sử thông giám cương mục không khác nhiều so với các bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử lược, chúng tôi ngờ rằng Việt sử thông giám cương mục chép lại sự kiện của hai bộ sách trên.
Như vậy, số lần triều cống của Chân Lạp đến vương triều Lý có thể lập thành bảng thống kê sau đây:
Bảng thống kê các phái đoàn triều cống của Chân Lạp đến Đại Việt dưới thời Lý4
STT
Năm
Thời gian
Cống phẩm
1
1012
Tháng chạp
Sang cống
2
1014
?
Sang cống
3
1020
?
Sang cống
4
1025
?
Sang cống
5
1026
?
Sang cống
6
1033
?
Sang cống
1, 2, 3. Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.320, 352, 370.
4. Bảng thống kê dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng: Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỷ XI - XIV), tr. 33. Đây là số liệu thống kê từ Đại Việt sử ký toàn thư. Tuy nhiên, số liệu lọc ra mới chỉ đề cập đến 13 phái đoàn Chân Lạp đến cống nạp; còn trong bài viết này các năm 1057, 1069, 1086, 1088, 1095, 1134, 1135, 1194, 1195, được bổ sung thêm số liệu từ Việt sử lược. Qua khảo sát, có thể thấy rằng sự tiến cống của Chân Lạp những năm 1012, 1014, 1025, 1039, 1118, 1120, 1123, 1191 được cả hai bộ thư tịch cổ trên cùng ghi chép lại.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 29
7
1039
Mùa đông,
tháng chạp
Sang cống
8
1056
?
Sang cống
9
1057
Mùa thu, tháng 8
Sang cống
10
1069
?
Sang cống
11
1072
?
Sang cống
12
1086
Tháng 2
Sang cống
13
1088
Tháng chạp
Sang cống
14
1095
?
Sang cống
15
1118
?
Sang cống
16
1120
?
Sang cống
17
1123
?
Sang cống
18
1126
?
Sang cống
19
1134
Mùa xuân, tháng 2
Sang cống
20
1135
?
Sang cống
21
1153
Mùa xuân, tháng 3
Sang cống
22
1191
?
Sang cống
23
1194
Mùa đông
Sang cống
24
1195
?
Sang cống
Không chỉ ghi chép các hoạt động triều cống, các bộ chính sử Việt Nam còn viết về các cuộc xung đột quân sự giữa Đại Việt và Chân Lạp. Sách Lịch triều hiến chương loại chí có ghi về liên minh quân sự của Chân Lạp với nhà Tống tấn công Đại Việt năm 1075-1077: “Năm Thái Ninh thứ 4 (1075) đời Lý Nhân Tông, ông (tức Lý Thường Kiệt) cùng Tông1 Đản đánh Tống, lĩnh mười vạn quân chia đường tiến đánh,
1. Việt sử thông giám cương mục chép là Tôn.
30 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
vây chặt châu Khâm, châu Liêm. Viên Đô giám tỉnh Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem binh đến cứu, ông đón đánh ở cửa Côn Luân phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận rồi làm cỏ châu Ung, bắt những tù nhân còn lại đem về. Trong trận này, ông đem trọng binh vào đất người mà người Tống sợ không dám động binh, tiếng tăm lừng lẫy khắp nơi; là một võ công bậc nhất xưa nay. Khi đã về già, ông thống lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, vẽ thành bản đồ ba châu dâng lên, do công đó, được thăng Thái úy.
Năm thứ năm, nhà Tống sai Quách Quỳ cầm đầu chín tướng hợp lực với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lược, ông đón đánh ở sông Như Nguyệt phá tan được”1.
Bộ chính sử này cũng cho biết thêm: “Tháng 32, nhà Tống sai Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, hợp với quân Chiêm Thành, Chân Lạp xâm lược nước ta. Vương An Thạch nhà Tống nghe tin châu Khâm, châu Liêm bị hạ, đã không vui, lại được đem tờ lộ bố3 của ta nói: “Nhà Tống đặt ra phép thanh miêu4 và miễn dịch5 làm cho nhân dân khốn cùng, nay ta đem quân để cứu vớt”, Vương An Thạch lại càng thêm giận, mới sai Thiên chương đãi chế là Triệu Tiết làm Chiêu thảo sứ đem quân tiến đánh ta. Triệu Tiết nói: “Quách Quỳ thạo việc ngoài biên, xin để Quỳ làm Chánh sứ, Tiết xin làm phó”. Vua Tống nghe theo, sai thống lĩnh chín tướng quân hợp với hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp xâm lược nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đón đánh quân Tống ở sông Như Nguyệt6, phá tan, quân Tống chết hơn 1.000 người. Quách Quỳ rút lui, lại lấy các châu Quảng Nguyên của ta”7.
1, 7. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, tr. 308, 644-645. 2. Việt sử thông giám cương mục chép việc này vào tháng 12 năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất, tức năm 1076.
3. Lộ bố: tờ bố cáo cho dân chúng.
4. Thanh miêu: phép cho dân vay tiền lúa non lấy lãi nhẹ.
5. Miễn dịch: cho dân nộp tiền để khỏi lao dịch.
6. Sông Như Nguyệt: thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, một khúc của sông Cầu.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 31
Trong khi đó, Việt sử lược đã ghi chép lại các đợt tấn công của Chân Lạp đến Nghệ An và Hà Tĩnh - vùng biên viễn của quốc gia Đại Việt thời bấy giờ. Sách này chép: “Năm Mậu Thân, hiệu Đại Thuận năm đầu (1128), Chân Lạp đến cướp ở châu Nghệ An. Tháng 2, Chân Lạp đến cướp ở châu Nghệ An, vua sai Thái phó Nguyễn (Lý) Công Bình đánh dẹp, bắt được tướng của nó rồi về”1; “Năm Nhâm Tý, hiệu Đại Thuận thứ 5 (1132), mùa thu, tháng 8, Chân Lạp, Chiêm Thành đến cướp châu Nghệ An. Vua xuống chiếu sai Thiếu úy Dương Anh Nhĩ đi đánh, thắng được”2; “Năm Bính Thìn, hiệu Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 4 (1136), tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng đến cướp châu Nghệ An. Vua sai Thái phó Nguyễn (Lý) Công Bình đi đánh bại được”3; “Năm Đinh Mão, hiệu Đại Định năm thứ 9 (1149), mùa thu, tháng 9, Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An”4.
Cũng giống như Việt sử lược, các lần xung đột quân sự giữa Đại Việt và Chân Lạp tại vùng Nghệ Tĩnh cũng được bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Bính Thìn (Thái Ninh), năm thứ 5 (1076), (từ tháng 4 về sau là niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai tuyên phủ xứ Quảng Nam5 là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân chín tướng, họp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta”6; “Mậu Thân, Thiên Thuận năm thứ 1 (1128), (Tống Kiến Viêm năm thứ 2). Ngày Giáp Dần, hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Xuống chiếu cho Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem các quan chức đô cùng người châu Nghệ An đi đánh... Ngày Quý Hợi, Lý Công Bình đánh bại người Chân Lạp ở bến Ba Đầu, bắt được chủ tướng và quân lính... Thư báo thắng trận của Lý Công Bình đến kinh sư... Ngày Mậu Thìn, vua ngự đến hai cung Thái Thanh, Cảnh Linh
1, 2, 3, 4. Việt sử lược, Sđd, tr.140, 141, 142, 145.
5. Quảng Nam: Tên lộ của nhà Tống, sau chia làm Quảng Nam Đông lộ - tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ - tức tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 6. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.1, tr.278.
32 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
và các chùa quán trong thành để lễ tạ ơn Phật và Đạo đã giúp ngầm cho Công Bình đánh được người Chân Lạp... Tháng 3, Lý Công Bình đem quân về kinh sư, dâng tù 169 người... Người Chân Lạp vào cướp hương Đỗ Gia1 ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Xuống chiếu sai bọn Nguyễn Hà Viêm ở Thanh Hóa và Dương Ổ ở châu ấy đem quân đánh, phá được... Châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ nước ấy. Vua không trả lời”2; “Nhâm Tý, Thiên Thuận năm thứ 5 (1132), (Tống Thiệu Hưng năm thứ 2). Tháng 8, Chân Lạp và Chiêm Thành đến cướp châu Nghệ An... Xuống chiếu cho Thái úy Dương Anh Nhị đem người ở phủ Thanh Hóa và châu Nghệ An đi đánh quân Chân Lạp và Chiêm Thành, phá tan... Tháng 9, Lệnh hỏa đầu ở đô Phụng vệ là Đinh Ngưu dâng voi trắng... Lệnh thư gia châu Nghệ An là Trần Lưu dâng ba người Chiêm Thành. Trước đây bọn người này thường ẩn nấp ở chỗ hiểm yếu, bắt người châu Nghệ An đem bán cho nước Chân Lạp, Lưu đặt phục binh ở chỗ ấy, bắt được đem dâng”3; “Canh Ngọ, Đại Định năm thứ 11 (1150), (Tống Thiệu Hưng năm thứ 20). Tháng 9, người Chân Lạp cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng bèn tự tan vỡ”4.
Về sự xung đột quân sự giữa Đại Việt và Chân Lạp, sách Việt sử thông giám cương mục cũng chép lại rằng: “Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 (1076), tháng 12, mùa đông, quân nhà Tống sang xâm lược, chiếm lấy các châu ở Quảng Nguyên rồi rút về. Trước đó, Thường Kiệt đem quân sang đánh nhà Tống, có làm bài lộ bố, đại ý nói: Nhà Tống thi hành phép thanh miêu và trợ dịch làm cho quân Tống phải ngậm đắng nuốt cay! Ta nay dấy quân là cốt để sang cứu vớt dân chúng. Phàm những thành ấp nào mà quân của Thường Kiệt đi qua, đều được niêm yết bài lộ bố ấy ở bên đường. Kịp khi Ung Châu và Liêm Châu bị phá, An Thạch hay tin, giận lắm, bèn dùng Quách Quỳ
1. Đỗ Gia: tên hương thời Lý, nay là huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. 2, 3, 4. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.1, tr.299-301, 306, 318.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 33
làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó sứ, cầm đầu chín tướng quân, ước hẹn các nước Chiêm Thành và Chân Lạp cùng sang lấn cướp”1; “Mậu Thân (1128), Chân Lạp vào cướp. Tháng 2, sai Lý Công Bình đi đánh bại được quân địch. Nước Chân Lạp đem hơn hai vạn người vào cướp Nghệ An. Việc lên đến triều đình. Nhà vua sai Công Bình đi đánh, đánh bại quân địch, bắt được tướng và quân của địch gồm 169 người. Tin thắng trận báo về đến kinh đô, nhà vua cho là nhờ công đức Phật phù hộ, thân đến lễ tạ ở cung Thái Thanh, cung Cảnh Linh và các đền chùa trong thành”2; “Mậu Thân (1128), tháng 8, mùa thu, nước Chân Lạp vào cướp. Giặc kéo hơn 700 thuyền đến Nghệ An. Nhà vua sai bọn Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đi đánh bại được quân địch. Chân Lạp lại đưa thư xin triều đình sai người sang sứ nước Chân Lạp nhưng nhà vua không trả lời”3; “Nhâm Tý (1132), tháng 8, mùa thu, Chân Lạp và Chiêm Thành cùng vào cướp. Nhà vua sai Dương Anh Nhị đi đánh bại được quân địch. Giặc đến Nghệ An, nhà vua sai Thái úy Anh Nhị hội quân với nhân dân Thanh Hóa và Nghệ An đánh kịch liệt phá tan quân địch”4; “Đinh Tỵ (1137), tháng giêng, mùa xuân, được tin Chân Lạp đến cướp Nghệ An do trạm tâu về, nhà vua xuống chiếu cho Thái úy Công Bình đem quân đi đánh; quân Chân Lạp bị thua”5.
Trong Phủ biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng cho biết thêm về quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp: “Thần Tông, năm Thiên Thuận thứ năm (1132), Nhâm Tý, người nước Chiêm Thành là bọn Cụ Ban trốn về nước, đi đến trại Nhật Lệ thì người trại ấy bắt được giải về Kinh sư. Chiêm Thành bèn cùng Chân Lạp hội quân vào cướp Nghệ An. Chân Lạp tức là nước Cao Miên ngày nay”6; “Năm thứ 21 (1491), Canh Tuất, tháng 4, lại đánh lấy đất Chiêm Thành và nước Cao Miên, Bình Khang, Bình Thuận, Diên Khánh, Gia Định và trấn Hà Tiên lập các xứ Phiên Trấn, Trấn Biên, Long Hồ, mở thêm đất rất rộng”7.
1, 2, 3, 4, 5. Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.335, 262, 364, 369, 372. 6, 7. Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr. 39-40, 55.
34 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn còn chép về các hoạt động giao thương của Đại Việt với các quốc gia khu vực thời Trần, trong đó có Chân Lạp: “Đời nhà Trần, thuyền buôn thông thương các nước; như vóc đoạn của các nước Tây Dương; vải hoa, trân châu, cánh trả, kim la (thanh la) của Trà Và; gấm, chim ưng, cá sấu, da tê, ngà voi, trầm hương, bạch đàn của Miên, Lào, không thiếu thứ gì; đều là những thứ đời sau ít có”1.
Phần Khu vũ ngữ, Điều 96, sách Vân đài loại ngữ của nhà sử học Lê Quý Đôn tiếp tục cho biết: “Dư đồ nước ta: Đông Nam ra tận biển, chính đông giáp Khâm Châu, Liêm Châu; chính bắc liền với Quảng Tây; chính tây liền với Vân Nam; tây (bắc) giáp với Vân Nam, Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây); tây nam một bên giáp Ai Lao; chính nam cắt một nửa nước Chiêm Thành, nắm vững núi non, ràng buộc sông biển, thực là một nước có đủ tứ tái... Phía tây nam là hai trấn Thanh Hóa và Nghệ An, sản xuất gỗ lim, gỗ sến, gỗ táu, quế, trầm, đàn hương, tức hương, cau, da tê, ngà voi, vàng, bạc, đồng, sắt... Phía tây trấn Nghệ An, thông sang các nước Bồn Man, Lão Qua, Cao Miên. Dân các nước ấy đem trâu bò sang bán cho ta”2.
Sách Dư địa chí của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi cũng hé lộ thêm chút ít về quan hệ bang giao - triều cống của Đại Việt và Chân Lạp: “Nước Chiêm, nước Xiêm, nước Chân Lạp mặc nhung phục, cống đồi mồi, voi trắng, voi chỉ và kiến chín tấc”3.
Không những vậy, Dư địa chí còn cho biết thêm về sự giao lưu văn hóa của Đại Việt với nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Chân Lạp thời kỳ này: “Người trong nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô (tức nhà Minh), Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước... “Vô” là lời cấm chỉ. Tiếng Ngô là tiếng lưỡi, phải dịch mới hiểu; tiếng Lào là tiếng họng; tiếng Xiêm,
1, 2. Lê Quý Đôn: Vân đài loại ngữ, Sđd, tr. 155-156.
3. “Dư địa chí”, in trong Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969, tr.216.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 35
Chiêm, Chân Lạp là tiếng hầu, như tiếng chim quẹt, đều không được bắt chước để làm loạn tiếng nước nhà...”1.
Như vậy, có thể thấy rằng, các bộ chính sử Việt Nam phản ánh khá sinh động quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp trong các thế kỷ XI-XVI. Nếu như dưới thời Lý, chính sử có ghi chép về quan hệ chính trị - bang giao, cũng như các cuộc xung đột của Chân Lạp với Đại Việt, thì sang thời Trần, không một bộ thư tịch cổ nào của Việt Nam chép về Chân Lạp cũng như quan hệ của hai nước dưới triều đại này. Tuy nhiên, qua những ghi chép ít ỏi của Lê Quý Đôn, dù chúng ta không thấy rõ chi tiết, cụ thể về quan hệ bang giao - triều cống giữa Đại Việt và Chân Lạp dưới thời Trần; nhưng cùng với Java, Lào và các quốc gia Tây Dương thì dường như hoạt động giao thương mang tính quốc gia giữa Đại Việt và Chân Lạp vẫn diễn ra. Đến thời Lê, khi liên kết những ghi chép của Lê Quý Đôn, đặc biệt của Nguyễn Trãi, dù những ghi chép đó vẫn cần phải kiểm định thêm, nhưng chúng ta thấy rằng, xét trên nhiều phương diện, nếu như quan hệ Đại Việt và Chân Lạp dưới thời Lý là đậm đặc nhất thì dưới thời Lê, quan hệ hai nước lại diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức, đó là hoạt động bang giao triều cống, hoạt động giao thương và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, với những thiếu hụt về nguồn sử liệu, chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi là, vậy thì giai đoạn này diện mạo của vùng đất Thủy Chân Lạp là như thế nào? Nó hòa nhập vào vương quốc Chân Lạp hay là đã bị triệt tiêu và tạo nên một “chủ quyền mở” cho đến thế kỷ XVI?
Nếu như tình hình Chân Lạp nói chung và vùng đất Thủy Chân Lạp nói riêng trong các thế kỷ VII-X được các nguồn thư tịch cổ Trung Quốc phản ánh khá sinh động, chi tiết cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì sang thế kỷ XI-XVI, vương quốc này không được ghi chép nhiều nữa. Đặc biệt là bộ Nguyên sử - bộ chính sử của nhà Nguyên - không ghi một chút thông tin gì về Chân Lạp. Trong khi các bộ thư tịch cổ khác lại chủ yếu chép về Chân Lạp (Lục Chân Lạp) trong mối quan hệ với các quốc gia lân bang.
1. “Dư địa chí”, in trong Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd, tr.222-223.
36 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Tuy nhiên, có một nguồn sử liệu Trung Quốc rất có giá trị đã ghi chép về vùng đất tương ứng với vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay đó chính là bộ Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan. Ông là người tham gia đoàn sứ giả của nhà Nguyên đến Chân Lạp năm 1296-1297. Bộ sách này chép rằng: “Nước Chân Lạp, hoặc gọi là Chiêm Lạp, nước ấy tự gọi là Cam Bột Trí. Nay thánh triều dựa vào các kinh Tây phiên1, gọi tên nước ấy là Cảm Phố Chỉ, cũng là gần âm với Cam Bột Trí. Từ Ôn Châu đi ra biển theo hướng kim định vị2, đi qua những cửa biển các châu bờ biển Mân, Quảng, quá biển Thất Châu, đi qua biển Giao Chỉ, đến Chiêm Thành3, rồi từ Chiêm Thành xuôi gió chừng nửa tháng đến Chân Bồ4, đó là biên giới của nước ấy. Lại từ Chân Bồ đi theo hướng kim khôn thân5, qua biển Côn Lôn6 vào cảng. Có đến mười cảng nhưng chỉ cảng thứ tư7, tất cả các cảng khác đều bị cát làm cạn nên thuyền lớn không vào được. Nhưng đứng xa mà trông đều thấy mây leo, cây già,
1. Chỉ các nước phiên thuộc phía tây của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
2. Hướng nam - tây nam.
3. Chiêm Thành là tên gọi của Chămpa - quốc gia cổ từng tồn tại ở Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam. Đầu Công nguyên, khu vực này có các tiểu quốc Lâm Ấp và Panduragan. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ XV, các tiểu quốc này thống nhất trở thành vương quốc Chămpa (từ Quảng Bình đến Bình Thuận). Kinh đô của Chămpa qua các thời kỳ gồm: Trà Kiệu, Po Nagar, Đồng Dương, Chà Bàn (Vijaya, thuộc Bình Định). Năm 1693, lãnh thổ Chămpa sáp nhập hoàn toàn vào Đàng Trong của chúa Nguyễn, hội nhập vào lãnh thổ và cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
4. Theo bản dịch của Paul Pelliot và Lê Hương đều chú Chân Bồ là bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
5. Hướng tây nam và 1/3 tây.
6. Theo nghĩa rộng Côn Lôn là chỉ cả vùng Mã Lai, nghĩa hẹp chỉ đảo Côn Lôn - tức Côn Đảo ngày nay.
7. Theo Paul Pelliot cảng thứ tư là cửa sông Tiền Giang, qua cửa sông này vào Mỹ Tho.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 37
cát vàng, lau trắng, thảng thốt nhìn qua thật không dễ phân biệt, vì thế người chèo thuyền cho việc tìm cảng là việc khó. Từ cửa cảng, đi về phía tây thuận nước thì chừng nửa tháng đến đất Tra Nam1, ấy là một thuộc quận của Chân Lạp. Lại từ Tra Nam, đổi sang đi thuyền nhỏ, xuôi nước chừng hơn mười ngày, đến thôn Bán Lộ, thôn Phật, vượt qua biển nước ngọt (Đạm Dương), đến đất Can Bàng Thủ cách thành 50 dặm2. Theo Chư phiên chí, nước ấy rộng 7.000 dặm, phía bắc đến Chiêm Thành, đường đi mất nửa tháng, tây nam giáp Tiêm La, đường đi nửa tháng, nam giáp Phiên Ngu đường đi mười ngày, phía đông là biển lớn. Xưa là một nước thông thương đi lại. Thánh triều vâng theo mệnh trời, trùm khắp bốn bể. Nguyên soái Toa Đô đặt tỉnh ở Chiêm Thành, thường sai một hổ phù bách hộ, một kim bài thiên hộ, cùng đến nước này nhưng đều bị giữ lại không trở về. Tháng 6 năm Ất Mùi đời Nguyên Trinh (1295), Thánh thiên tử sai sứ chiêu dụ, khiến tôi đi theo. Đến năm sau, tháng 2 năm Bính Thân (1296), rời Minh Châu ngày 20, từ cửa cảng Ôn Châu ra biển, ngày 15-3 đến Chiêm Thành. Giữa đường gặp gió bất lợi, đến tháng 7 mùa thu mới đến, được nước ấy thuần phục. Đến tháng 6 năm Đinh Dậu đời Đại Đức (1297) đi thuyền về. Ngày 12-8, đến bờ Tứ Minh Bạc. Phong thổ, quốc sự nước đó tuy không thể biết hết một cách tường tận, nhưng cũng thấy được những nét đại lược”3.
Trong đó, sách Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm có chép lại xung đột với Chiêm Thành và hoạt động triều cống của Chân Lạp tới chính quyền phương Bắc: “Nước ấy (Chân Lạp) xưa cùng với Chiêm Thành là láng giềng hòa hảo, tuế cống vàng nghìn lạng. Ngày rằm
1. Theo Aymonier là đất Kompong Chnang.
2. Dặm: nguyên văn được các dịch giả dịch từ từ “lý” - đơn vị đo khoảng cách, tuy nhiên khoảng cách một dặm lại có sự khác nhau. Một dặm Trung Quốc bằng 576m, một dặm Việt Nam trước đây bằng 1.000 thước ta, tức khoảng 425m, còn một dặm Anh bằng 1.609m (trên bộ), 1.852m (trên biển).
3. Chu Đạt Quan: Chân Lạp phong thổ ký, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006, tr. 22-24.
38 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
tháng 5, năm thứ tư niên hiệu Thuần Hy, chúa Chiêm Thành đem đánh kinh đô nước ấy. Nước ấy thề báo thù. Năm Kỷ Mùi niên hiệu Khánh Nguyên, cử đại quân xâm nhập Chiêm Thành, lại lập người Chân Lạp làm chúa Chiêm Thành. Nay cũng là thuộc quốc của Chân Lạp. Nước ấy ở góc tây nam. Phía đông nam tiếp giáp với Ba Tư Lan. Phía tây nam cùng giáp với nước Đăng Lưu Mi là láng giềng, cai quản trên sáu mươi xứ. Năm thứ sáu niên hiệu Khánh Nguyên, phủ Khánh Nguyên nói vua nước ấy lên ngôi. Năm thứ 26 sai sứ sang dâng biểu cống voi tốt hai con cùng sản vật địa phương. Chiếu ban xuống báo đáp họ ưu hậu và dụ rằng nước ấy vốn phải vượt đường biển xa xôi, từ nay về sau miễn việc vào nộp cống”1.
Trong Chư phiên chí, Triệu Nhữ Quát còn cho biết thêm về hoạt động buôn bán của Chân Lạp với các quốc gia lân bang, cũng như các cuộc xung đột với Chiêm Thành và triều cống nhà Tống: “Nước này thường trao đổi buôn bán với các nước như: Đăng Lưu Mi, Ba Tư Lan, La Hộc, Tạm Lạc, Chân Lý, Phù Ma La Vấn, Duyên Dương, Thôn Lý Phù, Bồ Cam, Oa Lý, Tây Sách, Đô Hoài, Tầm Phiên. Đều là thuộc quốc của họ. Nước này vốn giao hiếu với nước Chiêm Thành hàng năm cống vàng. Năm Thuần Hy thứ tư (1177) ngày 15-5, vua Chiêm Thành đem thủy quân tập kích kinh đô nước ấy, xin hòa, Chiêm không cho lại giết vua của nó. Vì vậy sinh mối thù sâu sắc. Nước ấy thề sẽ phục thù. Năm Khánh Nguyên Kỷ Mùi (1199) nước ấy đem quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm, họ giết hết cả bề tôi, kẻ hầu, không để sót một người dòng dõi vua Chiêm rồi lập người Chân Lạp lên làm vua. Chiêm Thành nay cũng là thuộc quốc của Chân Lạp. Bản triều (Tống)
1. Mã Đoan Lâm: Văn hiến thông khảo, quyển 332, bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm: “Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc”, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Sđd, tr.303-304.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 39
năm Nguyên Hòa thứ 2 (807), nước Chân Lạp sai sứ vào cống. Phía nam Chân Lạp giáp xứ Gia Ba Hy, một thuộc quốc của Tam Phật Tề”1. Năm thứ 16 (1383), hoàng đế sai sứ mang văn sách khám hợp ban cho vua nước ấy. Phàm sứ giả đi trong nước khám xét khắp phù mà không khớp thì đó là giả mạo, cho phép bắt tâu lên. Lại sai sứ ban cho 32 súc lụa gấm hoa thêu kim tuyến. Gần một vạn đồ dùng bằng gốm Từ Châu, vua nước ấy sai sứ vào cống. Năm thứ 19 (1386), hoàng đế sai hành nhân (phiên dịch viên) là bọn Lưu Mẫn và Đường Kính đi theo quan trung sứ đem đồ gốm Từ Châu tới ban cho vua họ. Sang năm sau (1387), bọn Đường Kính trở về. Sau hoàng đế lại sai sứ đem ấn vàng bạc ban cho vua họ. Vua và các phi tần nước ấy đều được ban cấp. Vua Tham Liệt Bảo Tì Tà Cam Bồ Giả sai sứ cống voi và sản vật địa phương. Năm 1390, họ lại cống 28 con voi, 34 người quản tượng, 45 tên nô tì người Phiên để tạ ơn ban ấn trước đây. Năm thứ 22 (1389), họ cống tới ba lần, năm sau lại cống.
Năm Vĩnh Lạc nguyên niên (1403), hoàng đế sai hành nhân là Tưởng Tân Hưng, Vương Khu đem chiếu báo tin hoàng đế lên ngôi sang báo cho vua nước họ. Năm sau, vua nước ấy là Tham Liệt Bà Tì Nha sai sứ vào chầu và cống phương vật. Trước đây trong sứ đoàn của quan trung sứ sang Chân Lạp, có ba kẻ bộ tốt bỏ trốn lại nước ấy, tìm không được. Vua họ bèn bắt ba người dân Chân Lạp thay thế; đến nay đem sang nộp. Hoàng đế nói: Người Trung Hoa tự ý bỏ trốn khỏi nước ấy thì can gì mà đòi bồi thường? vả lại ngôn ngữ bất đồng, phong tục không quen, ta dùng chúng làm gì? Rồi hoàng đế ra lệnh cấp quần áo, lộ phí cho họ về. Năm thứ ba (1405) họ lại sai sứ sang cáo tang Cựu Vương, Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Hồng lô tự ban là Vương Tư sang Chân Lạp kính tế, sai quan Cấp sự trung là Tất Tiến trở về, Trung quan
1. Triệu Nhữ Quát: Chư phiên chí, bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm: “Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc”, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Sđd, tr.307.
40 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
là Vương Tông, đem chiếu sang phong cho tự vương (vua nối ngôi) là Tham Liệt Chiêu Bình Nha làm vua. Khi bọn Tất Tiến trở về, vua họ sai sứ giả theo sang tạ ơn. Năm thứ sáu (1408) và năm thứ 12 (1414) nước ấy lại vào cống. Vì lý do nước họ luôn bị Chiêm Thành vào xâm lược quấy nhiễu, nên sứ giả của họ lưu lại lâu không về. Hoàng đế sai Trung quan đưa họ về, và sắc cho Chiêm Thành bãi binh, tiến hành hòa hiếu. Năm thứ 15 (1417) và năm thứ 17 (1419) họ đều có vào cống.
Đời Tuyên Đức (1425 - 1435) và Cảnh Thái (1449 - 1457) đều có sai sứ vào cống. Từ đó về sau không tới thường xuyên nữa1.
Như vậy, khi khảo sát diện mạo vùng đất Nam Bộ Việt Nam các thế kỷ XI-XVI trong các bộ thư tịch cổ Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy: Nếu như các bộ thư tịch cổ khác tập trung ghi chép về mối quan hệ chính trị, bang giao và giao lưu kinh tế của Chân Lạp với các quốc gia lân bang, thì những ghi chép của Chu Đạt Quan qua tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký có ý nghĩa quan trọng. Tác phẩm miêu tả trực tiếp về diện mạo tự nhiên của vùng đất này thông qua những trải nghiệm thực tế của ông trên hành trình cùng sứ đoàn nhà Nguyên đến Chân Lạp. Những ghi chép của Chu Đạt Quan cho thấy vùng Nam Bộ Việt Nam thế kỷ XIII có tới 10 cảng biển, nhưng vì nhiều nguyên nhân chỉ có duy nhất một cảng (cảng thứ tư) sử dụng được để kết nối với kinh đô của Chân Lạp bằng đường thủy. Tuy nhiên, ngay chính cảng biển thứ tư, cảng biển được coi là cửa ngõ thông thương gần như là duy nhất đối với bên ngoài thì qua Chân Lạp phong thổ ký chúng ta không thấy được sự sầm uất, tính nhộn nhịp của một thương cảng, mà thay vào đó là một quang cảnh ban sơ của một cảng biển tự nhiên chưa có bàn tay con người khai thác? Phải chăng đây là hệ quả tất yếu của hiện tượng mà các nhà nghiên cứu hay sử dụng là sự “trống vắng quyền lực” ở vùng đất phương Nam thời bấy giờ.
1. Minh sử, Liệt truyện, Ngoại quốc truyện. Bản dịch của Nguyễn Hữu Tâm: “Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của các thư tịch cổ Trung Quốc”, in trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), Sđd, tr.309-310.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 41
Việc phác dựng lại diện mạo của vùng đất Nam Bộ Việt Nam giai đoạn thế kỷ VII-XVI qua các nguồn thư tịch cổ là công việc có nhiều khó khăn. Khó khăn không chỉ đến từ sự khan hiếm tư liệu từ nguồn chính sử, mà còn xuất phát từ chính đặc tính lịch sử của các thực thể chính trị trên bán đảo Đông Dương thời kỳ này. Một đường biên mở, mờ và liên tục thay đổi chính là hệ quả tất yếu từ mối quan hệ phức tạp, chồng chéo và phụ thuộc vào tham vọng thực tế, cán cân lực lượng của Chân Lạp, Xiêm, Chiêm Thành, thậm chí là cả Đại Việt và cùng với đó là ảnh hưởng, sự can dự của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Về danh nghĩa, Nam Bộ trong các thế kỷ VII-XVI về cơ bản tương thích với địa danh Thủy Chân Lạp, vùng đất mà Chân Lạp giành được qua việc triệt hạ Phù Nam, đế chế vốn là thượng quốc của mình. Song từ những khác biệt về văn hóa, sự vận hành của thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, đến thế kỷ VIII, sự chia tách giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp được cả chính sử của Việt Nam và thư tịch cổ của Trung Quốc ghi rõ. Coi Nam Bộ Việt Nam trong các thế kỷ VII-XVI tương thích với vùng đất Thủy Chân Lạp điều đó cũng có nghĩa là khi khảo sát thư tịch cổ, chúng tôi luôn xem xét và gắn liền mối liên hệ của nó với quốc gia Chân Lạp. Nhưng thật đáng tiếc là, ngoài những ghi chép khá cụ thể về nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như các hoạt động đối ngoại của Chân Lạp, thì những ghi chép về phạm vi và ảnh hưởng thực tế của Thủy Chân Lạp ở vùng đất này chỉ chiếm một dung lượng rất khiêm tốn. Qua thư tịch cổ, chúng ta chỉ nhận biết được sự chia tách của Thủy Chân Lạp thành một tiểu quốc, với ông vua cai trị riêng vào thế kỷ VIII cũng như diện mạo ban sơ của các cảng ở vùng đất Nam Bộ qua ghi chép của Chu Đạt Quan. Phải chăng việc tồn tại một “khoảng trống quyền lực” hay “một chủ quyền mở” là một đặc tính ở vùng đất Nam Bộ mà chúng ta nhận biết được khi khảo sát các nguồn thư tịch cổ? Để hiểu thấu triệt vấn đề, đã đến lúc cần có những khảo cứu chuyên sâu hơn nữa và áp dụng tối đa những thành quả của nghiên cứu liên ngành.
42 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
II- NAM BỘ THỜI KỲ HẬU PHÙ NAM QUA CÁC PHÁT HIỆN KHẢO CỔ HỌC
Văn hóa Óc Eo trên vùng đất Nam Bộ là một nền văn hóa lớn, từng tỏa sáng trong lịch sử và có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nền văn hóa vùng Đông Nam Á nói chung và văn hóa dân tộc Việt Nam nói riêng. Văn hóa hậu Óc Eo, sự kế thừa của văn hóa Óc Eo trên địa bàn Nam Bộ là một vấn đề khoa học được quan tâm khi nghiên cứu lịch sử phát triển và tồn tại của nền văn hóa này. Gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu nền văn hóa Óc Eo, cho đến nay dù còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng những phát hiện về nền văn hóa này đã khẳng định giá trị vô giá của nền văn hóa để lại cho nhân loại và dân tộc. Chính vì thế, việc nghiên cứu văn hóa hậu Óc Eo trên địa bàn Nam Bộ được nhiều ngành khoa học quan tâm, trong đó có khảo cổ học tìm về những di tích của thời kỳ này để lại, cùng những giá trị văn hóa của một nền văn minh đã từng tỏa sáng. Với những kết quả tìm được qua điều tra, khai quật khảo cổ học, bước đầu cho thấy diện mạo di tích đã từng tồn tại trên vùng đất Nam Bộ với nhiều dấu tích còn lại đến ngày nay.
1. Những cuộc khai quật khảo cổ học trước và sau năm 1975
Tư liệu ghi chép về di tích, di vật liên quan đến nền văn hóa Óc Eo được biết đến sớm nhất vào đầu thế kỷ XIX. Cuốn Gia Định thành thông chí đã viết về những viên gạch ngói cỡ lớn, những lá vàng tìm được tại di tích chùa Gò Cây Mai với những hình vẽ xa lạ “yêu cổ cưỡi voi”. Nhưng những người khai phá vùng đất này chưa hề biết đến có một nền văn hóa cổ nơi họ cư trú. Nửa cuối thế kỷ XIX, với sự tham gia nghiên cứu của các học giả thực dân, diện mạo nền văn hóa cổ dần được biết đến, được công bố trên các tập san khoa học (BEFEO I - XLI). Đến đầu thế kỷ XX, có 350 địa điểm có di tích, di vật được công bố. Nhưng những di tích, di vật này chỉ giới hạn trong các cuộc điều tra khảo sát. Nghiên cứu khảo cổ học văn hóa Óc Eo thực sự được tiến hành với các cuộc điều tra, khai quật khảo cổ học do học giả người Pháp là Louis Malleret tiến hành.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 43
Từ năm 1937 - 1944, Louis Malleret đã thực hiện điều tra, khảo sát nhiều địa điểm cư trú trên địa bàn Nam Bộ và tiến hành khai quật khảo cổ học tại năm địa điểm: Gò Cây Thị, Gò Óc Eo, Giồng Cát và đào thám sát nhiều hố trên cánh đồng Óc Eo, sườn núi Ba Thê... Kết quả nghiên cứu được công bố trong công trình dày nhiều tập của Louis Malleret: L’Archéologie du Delta du Mékong, trong đó ba tập đầu: tập I - L’Exploration archeésologique et les fouilles d’Oc Eo, Paris, 1959; tập II - La Civilisation matérielle d’Oc Eo, Paris, 1960; tập III - La Culture du Fou Nan, Paris, 1962 công bố 136 địa điểm ở miền Tây sông Hậu và tập cuối - tập IV - Le Cibassac, Paris, 1963 công bố 167 địa điểm di tích ở hạ lưu sông Tiền và Đông Nam Bộ. Dựa vào di tích, di vật tìm được vô cùng phong phú với nhiều loại hình, qua phân tích, nghiên cứu, Louis Malleret cho rằng nền văn hóa này có hai giai đoạn là thời kỳ tiền Khmer thế kỷ II - VI, tương ứng với lịch sử tồn tại nhà nước cổ đại Phù Nam và thời kỳ tiền Angkor, Chân Lạp tức là thế kỷ VII về sau. Như vậy, những người nghiên cứu đầu tiên dựa vào di tích, di vật tìm được đã cho thấy hai giai đoạn phát triển của nền văn hóa này mà mốc của nó là trước và sau thế kỷ VII gắn liền với sự tồn tại của nhà nước cổ Phù Nam trong lịch sử.
Do những biến động xã hội, sau năm 1975, những cuộc nghiên cứu khảo cổ học về văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo mới có điều kiện thực hiện. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của giai đoạn trước, mở rộng phạm vi nghiên cứu, sau năm 1975 các cuộc điều tra, khai quật được tiến hành với nhiều cơ quan khoa học, chuyên gia khảo cổ học tham gia: Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học phía Nam thuộc Viện Khoa học xã hội; Viện Khảo cổ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh; Bảo tàng các địa phương có loại hình di tích này. Theo thống kê sau năm 1975, có 189 di tích văn hóa Óc Eo được nghiên cứu, trong đó có trên 20 cuộc khai quật khảo cổ học, hàng trăm các cuộc đào thám sát. Phân bố các di tích trên các địa bàn như sau:
44 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Bảng thống kê các di tích
STT
Tên tỉnh
Số lượng
1
An Giang
14
2
Kiên Giang
5
3
Đồng Tháp
7
4
Trà Vinh
9
5
Tiền Giang
6
6
Long An
107
7
Đồng Nai
20
8
Tây Ninh
5
9
Lâm Đồng
4
10
Bạc Liêu
1
11
Cần Thơ
4
12
Hậu Giang
3
13
Vĩnh Long
1
14
Thành phố Hồ Chí Minh
2
15
Sóc Trăng
1
Kết quả nghiên cứu được công bố trong các ấn phẩm chuyên khảo: Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long (1984); Văn hóa Óc Eo những khám phá mới (1995); Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, 2 tập, Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích (2009) hay trong các luận án cao học, tiến sĩ, các tạp chí chuyên ngành, những phát hiện mới về khảo cổ học hằng năm. Những phát hiện này đã mở ra và định hướng cho việc nghiên cứu toàn diện, đầy đủ đồng thời góp phần đem đến những hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn hóa Óc Eo trong lịch sử. Trong quá trình khai quật, nghiên cứu với kết quả và di vật tìm được, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai giai đoạn phát triển của văn hóa: giai đoạn Óc Eo và hậu Óc Eo. Giai đoạn Óc Eo trước thế kỷ VII và hậu Óc Eo sau thế kỷ VII lấy sự hưng vong của nhà nước cổ Phù Nam làm mốc. Sự phân kỳ này dựa vào địa tầng; đặc trưng riêng của di tích, di vật thu được qua khai quật các di tích và
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 45
có thể trên cùng một di tích với nhiều thời đại khác nhau, kế thừa nhau trên một địa điểm.
2. Một số kết quả khai quật khảo cổ học những di tích hậu Óc Eo
Di tích Gò Thành
Di tích gồm di chỉ cư trú, mộ táng và phế tích kiến trúc nằm trên địa bàn ấp Tân Thành, xã Tân Thuận, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Phát hiện năm 1979, di tích nằm trên một giồng đất lớn dài 200m, rộng 150m, địa hình cao hơn 3m so với mực nước biển. Năm 1987, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học phía Nam tiến hành khảo sát và đã phát hiện thấy tại đây có nhiều dấu tích kiến trúc, hiện vật liên quan. Đây là cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ cho công tác khai quật, nghiên cứu giai đoạn sau. Năm 1988 - 1989, Trung tâm tiến hành tổ chức khai quật. Kết quả cho thấy, tại di tích còn lại hệ thống nền của kiến trúc bằng gạch. Có ba nền gạch dạng căn phòng hình tứ giác, một kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, hướng bắc nam. Ngoài ra, ở đây còn hệ thống mộ táng khá phong phú. Số hiện vật thu được là 271, trong đó có 196 hiện vật chất liệu vàng, 6 chất liệu đồng, 22 hiện vật đá, 47 hiện vật đất nung bao gồm các bệ thờ Yoni, tượng thần Vishnu, thân tượng thần; các lá vàng có trang trí thể hiện nội dung tôn giáo... Niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII.
Di tích Gò Cây Thị
Di tích Gò Cây Thị nằm tại tọa độ 10013’39” vĩ tuyến bắc; 105009’49” kinh tuyến đông thuộc cánh đồng Óc Eo địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang). Di tích được phát hiện năm 1942 và khai quật lần đầu vào năm 1944 do Louis Malleret chủ trì. Trên gò cao có hai cây thị mọc nên có tên gọi này. Cuộc khai quật tìm được dấu vết kiến trúc móng của phần tiền điện và phần chính điện. Phần tiền điện tìm được hai bậc tam cấp hai bên. Chính điện tìm được dấu vết những ô nhỏ, chính giữa là bốn căn phòng lớn cùng giếng nước. Năm 1999, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học tiến hành cuộc khai quật tại đây, làm rõ kiến trúc chính này có quy mô lớn, gồm 35 đường biên gạch tạo nên bình đồ hoàn chỉnh của kiến trúc gồm ba phần: tiền điện, chính điện và sân nối giữa tiền điện và chính điện. Tiền điện nằm
46 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
ở phía đông, mặt bằng hình chữ nhật, mặt quay về hướng đông. Kích thước dài 16,8m, rộng 7,4m kể cả phần bậc thềm nhô ra. Chính điện ở phía tây, bình đồ hình chữ nhật hướng bắc nam dài 22m, rộng 16,04m. Tiền điện xây cách chính điện 1,1m, nối liền với chính điện bởi một sàn rộng 1,1m, dài 10,62m. Toàn bộ kiến trúc được xây trên lớp dưới cùng là nền đá kích thước lớn (đường kính 0,4 - 0,5m); lớp trên là nền đất sét trộn đá kích thước nhỏ, gạch vỡ đầm lèn chặt. Trên xây móng kiến trúc còn lại 11 lớp gạch tạo nên khá vững chắc. Giữa chính điện còn lại dấu vết móng kiến trúc bốn ngăn hình chữ nhật, kích thước dài 4m, rộng 2,8m. Dấu vết kiến trúc để lại được những người khai quật cho rằng đây là kiến trúc cung đình mang tính tôn giáo. Theo chúng tôi, đây là dấu tích một đền thờ tôn giáo... Niên đại di tích kéo dài từ thế kỷ II đến thế kỷ VI-VII.
Di tích Gò Cây Thị B
Di tích Gò Cây Thị B nằm trên địa bàn xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang). Di tích nằm trong nhóm di tích Óc Eo - Ba Thê, cách di tích Gò Cây Thị 22m về phía bắc. Di tích nằm ở đầu phía tây - tây bắc, trên diện tích khoảng 300m2, cao khoảng 1,5m so với mặt bằng xung quanh. Di tích được phát hiện năm 1944 cùng với các di tích khác. Di tích Gò Cây Thị B được Trung tâm khảo cổ học thám sát vào các năm 1983, 1984 với các dấu tích nhiều hàng gạch móng xây thẳng đứng, bề mặt gò có 2 - 3 ô hình tứ giác. Năm 1999, di tích được tiến hành khai quật làm xuất lộ móng kiến trúc nằm sâu trong lòng đất từ 0,1m đến 1,3m. Kiến trúc có bình đồ hình chữ nhật hướng đông tây dài 16,7m, rộng 11,65m, được xây trên nền đất sét khá vững chắc. Cấu trúc gồm hai vòng tường xây bằng chất liệu gạch đá vây quanh nền hình chữ nhật đắp bằng đất cát. Vòng tường bên trong hình chữ nhật xây bằng đá hoa cương, đá thạch anh với cát trắng kết dính, cạnh đông tây dài 10,8m, rộng bắc nam 6,7m. Bờ tường bắc nam còn lại cao 1,1m, xây gạch dày 0,8 - 1m, phía trên xây bằng đá với cát trắng kết dính cao 0,4m. Tường đông và tây cao 0,45m, dày 1m xây bằng đá, dưới đá màu xám, trên đá màu trắng. Dưới chân tường là hệ thống móng xếp bằng đá hoa cương vững chắc. Các khối đá xây móng có kích thước khá đều nhau 0,3m x 0,25m x 0,15m xây thẳng hàng tạo nên móng dày 1,1 - 1,2m. Vòng tường ngoài được
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 47
xây gạch, các góc bẻ nhiều lớp vuông vức dài 16,35m, rộng 10,4m. Tường phía nam còn lại cao nhất 0,7m gồm 4 - 11 lớp gạch xây xếp tạo nên, tường dày 0,65 - 0,7m. Trung tâm kiến trúc là một nền đất hình chữ nhật dài 6,7m, rộng 4,4m. Trong lớp đất chứa một số hiện vật liên quan đến kiến trúc. Niên đại thế kỷ VI-VII (Niên đại C14 1840 ± 40).
Di tích Linh Sơn Nam
Di tích Linh Sơn Nam thuộc khu di tích Óc Eo - Ba Thê, nằm ở sườn phía đông núi Ba Thê thuộc địa bàn xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang). Di tích được khảo sát lần đầu vào năm 1879 và nhiều lần sau vào các năm 1912, 1921, 1928, 1936, 1938, 1942 và sau cùng là năm 1944. Di tích là một phế tích kiến trúc lớn, một phức thể gồm nhiều công trình kiến trúc trải rộng trên diện tích 25.000m2 với nhiều sàn gạch, vỉa gạch chạy dài cùng các thành phần kiến trúc như chân tảng, đá, gạch, tượng thờ, từ độ cao 16,5m đến chân núi dày đặc các dấu vết kiến trúc cổ xuất lộ. Năm 1944, di tích được đào thám sát lần đầu tiên. Sau này từ năm 1979 đến năm 1999 đã được khảo sát đào thám sát đến tám lần do Trung tâm khảo cổ học tiến hành. Năm 1998 - 1999, cuộc khai quật khảo cổ học được thực hiện. Kết quả thám sát khai quật cho thấy:
- Năm 1993, thám sát tại vị trí phía đông cách chùa Linh Sơn 50m, độ cao ven sườn núi khoảng 10m, kết quả tìm thấy một phần móng của kiến trúc gạch với hai giai đoạn khác nhau. Móng kiến trúc giai đoạn sớm nằm ở độ sâu 0,85m được xây bằng gạch chất lượng cao. Kích thước gạch 0,3m x 0,14m x 0,07m. Lớp móng kiến trúc giai đoạn sau được xây chồng lên móng kiến trúc cũ. Vật liệu sử dụng là gạch cũ cùng một số gạch sau này chất lượng không đều nhau, độ bền kém hơn gạch cũ. Dấu vết cho thấy đây là móng kiến trúc có quy mô lớn với góc bẻ nhiều lần, sàn rộng chia thành nhiều ngăn. Phân biệt niên đại các lớp kiến trúc này dựa vào các loại hình gốm mịn ở lớp dưới và các di vật ngói lợp, gốm thô các loại hình ở lớp sau. Kết luận cho thấy kiến trúc này được xây dựng khá sớm và được tu bổ, tôn tạo nhiều lần sau này. Niên đại C14 sớm 70 ± 50 năm sau Công nguyên; niên đại muộn 880 ± 50 năm sau Công nguyên.
48 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI Dấu vết kiến trúc
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 49
- Năm 1998, khai quật tại địa điểm phía nam chùa Linh Sơn, sườn phía đông núi Ba Thê, độ cao khoảng 10 - 16,5m, cuộc khai quật làm xuất lộ dấu vết một kiến trúc có quy mô lớn... Móng kiến trúc được xây bằng gạch và đá. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật hướng đông tây chiều dài 22m, rộng 17m. Trong lòng chia thành nhiều ngăn lớn nhỏ khác nhau có sân trông, hệ thống thoát nước. Kiến trúc này có hai giai đoạn xây dựng: Giai đoạn sớm chỉ còn một số cấu trúc bị sụp đổ được xây thuần gạch có chất lượng tốt (gạch kích thước trung bình 0,3m x 0,15m x 0,07m). Giai đoạn sau xây kế thừa giai đoạn trước được sử dụng thêm vật liệu đá và tận dụng gạch của giai đoạn trước.
- Cuộc khai quật năm 1999 trên toàn bộ gò Linh Sơn đã cho thấy tầng văn hóa ở đây dày 2m so với đỉnh gò với sáu giai đoạn xây dựng và sử dụng tại địa điểm này. Giai đoạn 1 có độ sâu 2m nằm trên lớp đất sinh thổ, tại đây tìm được mộ chum, trong mộ có chứa xương, hạt chuỗi bằng vàng, mã não. Giai đoạn 2 xuất lộ dấu vết móng kiến trúc nằm ở độ sâu 1,6 đến 2,5m, tường móng kiến trúc rộng 0,8m, được xây gạch có chất lượng cao. Kích thước gạch 0,3m x 0,15m x 0,07m. Mặt có 2 sàn gạch xây trên nền đất móng được trộn gạch vỡ đầm lèn vững chắc. Giai đoạn 3-4 đánh dấu thời kỳ xây dựng mới trên nền của kiến trúc cũ. Gạch lớp trước được tái sử dụng lại, xuất hiện vật liệu đá trong xây móng. Cuối giai đoạn 4, tài liệu khai quật cho biết kiến trúc có dấu hiệu hư hỏng. Giai đoạn 5 đánh dấu bằng sự biến mất của một số đoạn móng xây giai đoạn 4, xuất hiện nhiều tường móng mới trên bề mặt kiến trúc nằm ở độ sâu 1,3m đến 0,4m. Những tường móng giai đoạn này khá hoàn chỉnh, kết mối tạo nên mặt bằng kiến trúc khá rõ. Những khối đá kích thước lớn được xây móng các góc cho thấy khả năng công trình kiến trúc phía trên có quy mô lớn. Tại đây còn tìm thấy vật liệu mái: ngói ống, đồ gốm có niên đại khá muộn. Giai đoạn 6 là giai đoạn cuối khi sử dụng kiến trúc trước khi bị sụp đổ, giai đoạn này kiến trúc không có sự thay đổi lớn, chỉ có dấu vết tu bổ, hay bố trí cách sử dụng. Cuộc khai quật làm xuất lộ toàn bộ mặt bằng của kiến trúc. Kiến trúc có bình đồ hình chữ nhật hướng đông tây, cửa mở về hướng đông
50 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
dài 22,5m, rộng 17,5m, gồm 36 tường móng gạch và đá tạo thành nhiều cấu trúc bên trong gồm sàn nền, sân, hành lang, hệ thống thoát nước... Niên đại C14 kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ IX (880 ± 50 AD). Di tích Lưu Cừ
Di tích được xây dựng trên địa thế vùng đất giồng cao từ 3,6 - 4m so với mực nước biển, cao hơn mặt ruộng xung quanh từ 1,4 đến 2m thuộc địa bàn ấp Lưu Cừ xã Lưu Nghiệp Anh, huyền Trà Cú (Trà Vinh). Di tích được phát hiện năm 1985, khảo sát các năm 1986, 1987 và tổ chức khai quật. Kết quả cho thấy tại đây còn lại dấu vết của một công trình kiến trúc có quy mô lớn, mặt bằng hình chữ nhật chạy theo hướng đông tây dài 31,2m, rộng 17,2m, chiều cao còn 1,5m gồm 18 hàng gạch xây. Mặt nền kiến trúc cao 1,5m hình chữ nhật, phân thành ba phần, bên ngoài có hành lang bao quanh ba mặt, riêng phía đông là sàn nền lát gạch nối với bậc lên xuống, bên trong có 14 ô vuông nằm cách quãng nhau. Kiến trúc trung tâm hình chữ nhật dài 11,3m, rộng 3,6m. Hiện vật thu được trong kiến trúc gồm: bệ thờ 04 chiếc, Yoni, Linga, Linga - Yoni thạch anh, ly đồng, cánh tay tượng, các lá vàng... Đây là kiến trúc loại hình đền thờ. Niên đại kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII.
Di tích Chùa Tháp
Di tích là một tháp gạch nằm trên địa bàn ấp Đồn Điền, xã Tập Sơn, huyền Trà Cú (Trà Vinh) trong khuôn viên chùa Tháp (có tên gọi là chùa Chệt Đề). Tháp xây thuần chất liệu gạch còn lại nhô lên cao 5m, hình khối tròn, đường kính 5m. Riêng phần chân chưa rõ. Theo các nhà khảo sát khi so sánh vật liệu xây dựng, cho rằng tháp có niên đại vào thế kỷ IX-X.
Di tích Chùa Trà Kháu
Di tích nằm trên địa bàn ấp Trà Kháu, xã Hòa An, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), trong khuôn viên chùa Trà Kháu. Theo khảo sát năm 1992 cho biết đây là một phế tích kiến trúc thuộc loại đền thờ có quy mô lớn. Tại chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật thờ liên quan đến di tích: 04 tượng thờ Linga cao 0,79m và 0,45m, bệ thờ Yoni, cùng nhiều mảnh tượng thờ. Niên đại di tích có thể vào thế kỷ VII-IX.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 51
Di tích Chùa Cây Hẹ
Di tích nằm trong khuôn viên chùa Cây Hẹ trên địa bàn thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần (Trà Vinh). Tại đây khi khảo sát đã tìm được một hệ thống di vật liên quan đến kiến trúc gồm tượng Linga và 04 tượng Phật. Qua so sánh cho thấy những tượng này có niên đại muộn vào thế kỷ VII-IX và cho rằng tại đây có một kiến trúc tôn giáo sau đó bị san phẳng xây Chùa Cây Hẹ lên trên.
Di tích Gò Sao
Di tích Gò Sao là một phế tích kiến trúc thuộc địa bàn xã Tân Phú, huyện Đức Hòa (Long An). Di tích được xây dựng trên một gò cao, hình tròn đường kính khoảng 50m, cao trên 2,2m so với mặt ruộng xung quanh. Di tích khai quật năm 1987 làm xuất lộ móng kiến trúc xây gạch hình chữ nhật dài 4,8m, rộng 3,7m, cửa mở về phía đông có bậc đi lên. Hiện vật tìm được là bệ thờ Yoni, tượng thần Vishnu. Niên đại thế kỷ IX-XIII (C14 gồm 830 ± 40 và 1246 ± 46 AD).
Di tích Gò Miếu (hay còn gọi là Phước Thạnh)
Di tích thuộc loại hình phế tích kiến trúc nằm trên địa bàn ấp Phước Thạnh, xã Phước Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Di tích được phát hiện năm 1990, khai quật năm 1991. Hiện vật là một số đá kiến trúc. Niên đại thế kỷ VII-VIII.
Di tích Gò Tháp An Lợi
Di tích thuộc loại hình phế tích kiến trúc nằm trên địa bàn ấp An Lợi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang), tọa độ 10026’18” vĩ tuyến bắc 105000’28” kinh tuyến đông. Di tích nằm trên một gò nhỏ cao 2,5m so với địa hình xung quanh, ven hệ thống núi Tinh Biên - Tri Tôn. Di tích phát hiện năm 1999 với dấu vết móng kiến trúc và tượng nữ thần. Năm 2002 tiến hành tổ chức khai quật làm xuất lộ mặt bằng phế tích kiến trúc hình chữ nhật hướng đông tây dài 19,2m, rộng 11,6m được xây bằng vật liệu gạch, diện tích rộng trên 300m2. Tường còn lại cao 2,5 - 3,6m được xây bằng gạch. Kỹ thuật xây mài xếp với những hàng cột ốp nhô khỏi tường 2 - 3cm, chạy song song. Móng kiến trúc được bẻ góc hai bên đối xứng nhau. Gạch xây có kích thước
52 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
khá lớn (0,36m x 0,15m x 0,07m) màu xám vàng, xám trắng, đỏ nhạt có độ nung khá cao. Gạch khá chắc. Hiện vật thu được là các mảnh đá được chế tác công phu, trang trí đẹp dùng để ốp vào trang trí bệ thờ, mặt bàn thờ hình tròn, mảnh vỡ của Linga vật thờ chính trong di tích, bậc đá cửa hình móng ngựa, nhiều mảnh máng nước thiêng (Somasutra) có trang trí hoa văn đẹp. Hiện vật được chế tác từ đá màu xám nhạt, hạt thô, độ cứng cao. Đây là kiến trúc tôn giáo dạng đền thờ có niên đại xây dựng vào thế kỷ VII-VIII.
Mặt bằng kiến trúc đền thờ Gò Tháp An Lợi
Kiến trúc đền An Lợi Bệ thờ
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 53
Di tích Gò Rộc Chanh
Di tích nằm trên địa bàn xã Tân Thạnh, huyện Vĩnh Hưng (Long An). Ngoài tên gọi Rộc Chanh, di tích còn có tên gọi là Gò Ông Tà hay Gò Lớn. Cuộc khai quật năm 1986 làm xuất lộ hai kiến trúc gạch có bình đồ mặt bằng hình chữ nhật, cửa mở về hướng đông. Giữa lòng có trụ thiêng chứa vật thiêng. Hai kiến trúc được xây giáp nhau kéo dài 6,25m từ tây sang đông. Dựa vào kết cấu khối kiến trúc hiện còn cho biết, kiến trúc phía tây được xây dựng trước kiến trúc phía đông. Niên đại vào cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII.
Di tích Gò Năm Tước
Di tích nằm trên địa bàn xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa (Long An). Cuộc khai quật làm xuất lộ phần còn lại của móng kiến trúc. Kiến trúc có bình đồ hình chữ nhật, các góc bẻ đối xứng theo trục đông tây. Kích thước chiều dài 17,4m hướng đông tây; rộng 11,2m hướng bắc nam. Với quy mô lớn cho thấy đây là loại hình kiến trúc đền thờ. Niên đại vào thế kỷ VII-VIII.
Di tích Miếu Bà (hay còn gọi miếu Bà Chúa Xứ)
Di tích nằm trên địa bàn xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Di tích được xây dựng trên vùng đất cao, có quy mô khá lớn trong khu di tích Gò Tháp. Hai cuộc khai quật làm xuất lộ hệ thống móng kiến trúc xây gạch có quy mô lớn. Kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, các góc bẻ cân xứng qua trục bắc nam. Kích thước chiều dài 20,9m, hướng đông tây; chiều rộng 13,4m, hướng bắc nam. Tường kiến trúc còn lại cao 0,6 - 0,8m, gạch có kích thước trung bình dài 29 - 30cm, rộng 15 - 18cm, dày 7 - 10cm. Đây có thể là loại hình kiến trúc đền thờ. Niên đại xác định vào thế kỷ VII-VIII.
Di tích Đồng Bơ
Di tích nằm trên gò cao thuộc địa bàn xã Phú Lý, huyện Tân Phú (Đồng Nai). Cuộc khai quật năm 1987 cho thấy dấu vết một kiến trúc gạch đá có bình đồ gần vuông, kích thước dài 5m, rộng 4m, tường vách ngoài xây gạch, chính giữa là kiến trúc đá. Đây có thể là kiến trúc trụ
54 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
thiêng trong lòng đền thờ có quy mô lớn đã bị phá hủy. Hiện vật thu được có tượng tay cầm vật linh hình con ốc, biểu tượng vật linh của thần Vishnu, con lăn chất liệu đá. Niên đại vào thế kỷ VII-VIII. Di tích Nam Cát Tiên
Di tích nằm ven sông Đồng Nai, trên địa bàn xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú (Đồng Nai). Cuộc khai quật năm 1989 làm xuất lộ dấu vết kiến trúc đó là một hố móng có mặt bằng hình chữ nhật, cạnh dài 6,5m, mặt là sàn gạch hình vuông cạnh dài 5m; đáy thu hẹp hình phễu. Trong lòng có nhiều lớp cát, đá lấp xen kẽ nhau. Đây có thể là dấu vết của hộp trụ thiêng trong lòng kiến trúc của một đền thờ. Ngoài dấu vết kiến trúc gạch, tại đây còn tìm được nhiều thành phần kiến trúc đá như cột đá hình khối hộp chữ nhật, cạnh góc cắt vuông vức; nhiều mảnh gốm các loại. Niên đại vào thế kỷ VII-VIII.
Di tích Đạ Lắk
Di tích nằm trong địa bàn vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú (Đồng Nai), trên một ngọn đồi nhỏ không cao. Cuộc khai quật năm 1995 làm xuất lộ phần móng còn lại của một kiến trúc. Kiến trúc có mặt bằng hình vuông, cạnh dài 4,5m, tường dày 0,9m, xây gạch liên kết nhau chắc chắn. Niên đại thế kỷ VII-VIII.
Di tích Rạch Đông
Di tích nằm trên địa bàn xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), trên gò đất cao dạng gần tròn đường kính 16 - 17m, cao hơn mặt bằng xung quanh từ 0,7 - 2,5m. Cuộc khai quật năm 1992 làm xuất lộ dấu vết của bốn kiến trúc gạch, trong đó có một kiến trúc có mặt bằng hình vuông, cạnh dài 3,8m; những kiến trúc còn lại đều có cấu trúc xây gạch hình vuông bên trong. Cùng với dấu tích còn lại của kiến trúc, tại đây còn thu được các hiện vật như tay tượng, bàn nghiền (Penasi) hay các mảnh vàng có trang trí. Niên đại vào thế kỷ VII-VIII.
Di tích Gò Trâm Quỳ
Di tích nằm trên địa bàn xã Hòa Khánh Nam, huyện Đức Hòa (Long An) trong nhóm di tích Tho Mo. Cuộc khai quật năm 1987 tìm thấy dấu vết một kiến trúc gạch có quy mô lớn có chiều dài đến 35m nhưng chưa
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 55
rõ chiều rộng. Trong lòng kiến trúc tìm được bộ ngẫu tượng thờ Linga - Yoni, đầu tượng thờ (Gênesa), 50 mảnh vàng trang trí, đồ sắt. Đây có thể là dấu vết của một đền thờ có quy mô lớn. Niên đại vào thế kỷ VIII-X. Di tích Gò Bường (hay còn gọi là Bàu Thành)
Di tích Gò Bường nằm trên địa bàn xã Long Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) hay địa điểm này còn có tên gọi là Bàu Thành hay Nhà Mát. Cuộc khai quật tháng 5-1989 làm xuất lộ móng của một kiến trúc gạch có quy mô lớn. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, hướng đông tây, dài 20m, rộng 15m. Niên đại vào thế kỷ IX-X.
Di tích Gò Cây Tung
Di tích Gò Cây Tung nằm trên địa điểm gò đất cao tới 13,5m quy mô lớn với diện tích rộng khoảng 11.700m2, thuộc địa bàn ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên (An Giang). Từ năm 1993 đến năm 1995, các cuộc khai quật được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh An Giang thực hiện. Kết quả cho biết tại địa điểm này vừa là di chỉ cư trú vừa còn lại dấu tích kiến trúc gạch có niên đại muộn sau này. Niên đại của các kiến trúc được cho là vào thế kỷ IX-X.
Di tích Gò Cây Me (hay còn gọi là Gò Thành Mới)
Di tích nằm trên địa bàn xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Cuộc khai quật năm 1998 làm xuất lộ dấu vết kiến trúc gạch có mặt bằng hình chữ nhật hướng bắc nam, các góc được bẻ nhiều lớp đối xứng nhau. Kích thước dài 7m, rộng 4,5m, có thể là hai công trình kiến trúc của hai thời kỳ lịch sử xây đè lên nhau. Niên đại vào thế kỷ IX-X.
Di tích Óc Eo - Ba Thê
Di tích gồm di chỉ cư trú và phế tích kiến trúc có quy mô lớn, tầng văn hóa dày, phế tích kiến trúc lớn, nằm trên địa bàn xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang). Phát hiện năm 1942, khai quật các năm 1944 và 1983. Hiện vật gồm móng kiến trúc, tượng thờ, đồ đá trang trí kiến trúc, đồ gốm, xương. Niên đại kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.
Di tích Gò Giồng Xoài
Di tích nằm trên địa bàn ấp Sơn Hòa, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), khai quật các năm 1944, 1983 và 2001. Hiện trạng
56 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
là loại hình di chỉ cư trú có niên đại sớm. Dấu vết kiến trúc gạch có niên đại muộn. Di vật gồm nhiều loại hình, đồ gốm, lá vàng có trang trí... Niên đại di tích kiến trúc thế kỷ X-XI.
Di tích Gò Tháp Mười
Di tích nằm trên địa bàn ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Di tích được khảo sát vào năm 1944. Tại đây ngoài phế tích kiến trúc còn tìm được ba tấm bia. Bia có ký hiệu K1 (hiện bảo quản tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) được định niên đại vào cuối thế kỷ V. Bia ký hiệu K6 và K7 có niên đại vào thế kỷ VIII (năm 716). Đây là khu di tích lớn gồm một nhóm kiến trúc, trong đó kiến trúc trung tâm có quy mô lớn nhất. Năm 1984, Trung tâm khảo cổ học phía nam tiến hành khai quật làm xuất lộ nền móng di tích. Hiện trạng, còn lại móng kiến trúc xây gạch; gạch có độ dày trung bình 32 - 33cm; rộng 16 - 17cm, dày 7,5 - 9cm; các thành phần kiến trúc đá: cột ốp cửa, bậc cửa... Di vật thu được gồm tượng thờ, đồ gốm các loại hình. Nhóm di tích có niên đại kéo dài từ thế kỷ V đến thế kỷ VIII.
Di tích Nhơn Thành
Di tích Nhơn Thành thuộc địa phận ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành (Cần Thơ). Di tích gồm di chỉ cư trú và phế tích kiến trúc. Di tích được phát hiện năm 1990. Hiện vật gồm vật liệu kiến trúc, tượng thờ, lá vàng trang trí, đồ gốm. Niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI.
Di tích Gò Đồn
Di tích Gò Đồn còn có tên gọi là Tháp Lấp hoặc Tháp Lớn được xây dựng trên một gò đất cao 5,11m và có quy mô lớn thuộc địa bàn ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa (Long An). Di tích được phát hiện năm 1931. Cuộc khai quật năm 1987 - 1988 tìm thấy một nền kiến trúc dài 7m, rộng 5m. Một đền thờ phụ có mặt bằng hình chữ nhật kích thước dài 5,7m, rộng 4,8m, tường gạch cao 1,6m gồm 20 lớp gạch xây tạo nên. Sân trước đền thờ chính dài 16m, rộng 6m. Đền thờ chính bị hủy hoại nhiều, trung tâm nền đền thờ có hố thờ hình vuông,
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 57
cạnh 2,3m. Hiện vật tìm được gồm Linga, đầu tượng Shiva, tượng thần Ganesha, tượng Dvappalla, bàn nghiền, đồ gốm. Niên đại vào thế kỷ VII-VIII.
Tháp Vĩnh Hưng
Tháp Vĩnh Hưng tọa lạc trên nền đất cao thuộc địa bàn ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tọa độ địa lý: 9023’23” vĩ tuyến bắc, 105034’55” kinh tuyến đông. Tháp còn có tên gọi là tháp Trà Long hay tháp Lục Hiền. Tháp được biết đến năm 1911.
Năm 1917, khi khảo sát tháp đã tìm được những hiện vật liên quan như tượng thờ Linga - Yoni, bàn chân tượng sư tử, bàn tay tượng cầm con ốc, bàn nghiền (Penasi), trụ cột hình lục giác, bia ký có niên đại năm 892. Cuộc khảo sát năm 1934 phát hiện thêm đầu tượng Dvappalla, đầu tượng thần bốn mặt (Bhrama), tượng đồng, bàn nghiền. Năm 1990, quá trình thám sát dưới chân tháp phía đông tìm được đầu tượng Phật bằng đồng cao 6cm, bàn tay tượng, bàn nghiền và tảng chì nặng 13,5kg... Năm 1987, Bảo tàng Minh Hải khai quật diện tích 20m2 tìm được tại độ sâu 0,8m lớp mặt của nền và sân tháp với 12 lớp gạch xếp chồng khít lên nhau, dưới là lớp cát vàng nện chặt dày 0,25m, tiếp phía dưới là lớp đá vụn trộn lẫn cát đầm lèn chặt tạo nên nền sân tháp vững chắc. Hiện vật tìm được gồm đồ gốm không men của các loại hình đồ đựng, đồ nấu với kỹ thuật nặn tay, gốm dày thô, hình dáng không ổn định. Gốm sản xuất kỹ thuật bàn xoay, xương dày đều mịn, độ nung khá cao. Gốm có men gồm các mảnh bát đĩa, men màu trắng mịn. Ngoài ra còn các loại hình hiện vật khác như mảnh chì, mảnh điêu khắc đá, mảnh đồng...
Năm 2002, cuộc khai quật tại tháp được tiến hành thu được một số lượng hiện vật lớn gồm nhiều loại hình chất liệu khác nhau. Chất liệu đá gồm 27 hiện vật gồm: bệ thờ Yoni, đầu tượng, tay tượng, bệ tượng, chân tượng thú... Chất liệu đồng gồm 22 hiện vật gồm: tượng thần Vishnu, Garuda, tượng thần mất đầu, tượng sư tử, chuông, bàn tay tượng, bệ tượng... Ngoài ra còn có 01 hiện vật bằng vàng và 02 hiện vật bằng đất nung.
58 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Hiện nay tháp đã bị sụp lở phần phía đông, còn lại một phần kiến trúc tường tháp phía tây cao 9,3m. Mặt bằng tháp bình đồ vuông, cạnh dài 9,36m, xây gạch có kích thước lớn (0,29m x 0,15m x 0,07m). Niên đại tháp được xác định vào thế kỷ IX-X.
Tháp Vĩnh Hưng
Các phế tích kiến trúc khu di tích Cát Tiên
Khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) được Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng phát hiện năm 1986, nằm trên bờ đông sông Đạ Đờn thuộc địa bàn huyện Cát Tiên. Quá trình khảo sát cho biết nơi đây có nhiều công trình kiến trúc bị sụp đổ kéo dài gần 15km chạy dọc ven sông từ địa bàn xã Đức Phổ
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 59
đến địa bàn xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên. Các phế tích kiến trúc hầu hết bị sụp đổ vùi lấp thành gò cao, tập trung đậm đặc nhất trên địa bàn xã Quảng Ngãi. Năm 1994, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng tiến hành tổ chức khai quật di tích đầu tiên. Từ đó đến nay (năm 2009) đã có bảy cuộc khai quật tại khu di tích này do Viện Khảo cổ học (1994 - 1998) và Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học - Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành (2002 - 2006). Kết quả khai quật đã khẳng định đây là một khu di tích có số lượng nhiều, quy mô lớn, mật độ dày đặc, là một trung tâm tôn giáo quan trọng của vùng đất phương Nam. Nội dung tôn giáo thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Kiến trúc cùng các hiện vật thờ tìm được mặc dù nội dung mang đậm ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo Ấn Độ như các di tích ở đồng bằng Nam Bộ, nhưng có nét riêng, mang bản sắc riêng của chủ nhân sáng tạo ra chúng. Chính vì thế, chúng tôi xếp vào các di tích thuộc thời kỳ hậu Óc Eo.
Di tích Gò số I (Đồi Khỉ)
Cửa di tích Gò số I
60 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Di tích Đồi Khỉ là một phế tích kiến trúc bị sụp đổ nằm trên đồi cao phía đông thuộc địa bàn xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng). Di tích được Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng phát hiện năm 1986. Năm 1998, cuộc khai quật được tiến hành, kết quả cho thấy đây là một kiến trúc điện thờ có mặt bằng hình vuông, cạnh dài 12m cửa mở về hướng đông. Lòng tháp có kích thước 6,4 x 6,4m. Tường còn lại cao 3,2m, dày 0,9m được xây bằng chất liệu gạch thuần nhất. Hiện vật còn bệ thờ Linga - Yoni, tượng đá Ganesha, 166 lá vàng có trang trí. Niên đại di tích thuộc thế kỷ IX.
Gò số II
Đây là một nhóm gồm năm phế tích kiến trúc bị sụp đổ với các loại hình tháp thờ, nhà dài (madappa) được phát hiện năm 1986. Tại địa điểm này có ba cuộc khai quật.
Năm 1994, Viện Khảo cổ học khai quật tháp IIA tìm được kiến trúc tháp có mặt bằng hình vuông cạnh dài 7,8m, lòng lát đá tấm, cửa mở về hướng đông. Tường tháp còn lại cao 1,6m, dày 0,8m xây gạch thuần nhất được khắc tạc hoa văn trang trí. Tại đây thu được cột đá tiện tròn, mi cửa trang trí, bệ thờ Linga - Yoni bằng đá và thạch anh. Lòng tháp thu được 106 mảnh vàng có trang trí.
Tháp gò IIA
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 61
Cột đá và mi cửa gò IIA
Gò IIB. Viện Khảo cổ học khai quật năm 1998 cho thấy kiến trúc là một phế tích tháp có mặt bằng hình gần vuông, cạnh 3,6 x 3,13m, cửa mở về hướng đông, được xây gạch thuần nhất. Tường còn lại cao 0,8 - 1,2m, dày 0,75m. Hiện vật thu được gồm bệ thờ Linga - Yoni và sáu mảnh vàng có trang trí.
Gò IIB
62 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Gò IIC-D do Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học - Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành năm 2002. Cuộc khai quật làm xuất lộ một kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật hướng đông tây dài 16m, rộng 8,1m, cửa mở về hướng đông. Tường được xây bằng gạch thuần nhất, còn lại cao 0,8 - 1,2m, dày 1,4m. Gò IID được xây dựng song song với gò IIC. Kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật hướng đông tây dài 17,08m, rộng 6,88m, cửa mở về hướng đông. Tường còn lại cao từ 1,57 - 1,87m, dày 1,7 - 1,8m, xây thuần chất liệu gạch. Tại đây tìm được nhiều ngói lợp, đồ gốm. Đây là hai công trình kiến trúc liên quan đến kiến trúc tháp IIA và IIB. Chức năng là nhà dài trong tổng thể kiến trúc chung nhóm II.
Gò IIC
Trong nhóm các phế tích Gò II, ngoài các kiến trúc đã nêu, ở phía đông tiếp giáp tường bao quanh nhóm còn xuất hiện một kiến trúc tháp có quy mô nhỏ. Kiến trúc có bình đồ hình chữ nhật, kích thước 3,8 x 3,3m, cửa mở về phía nam. Với lòng tháp rộng 1,5 x 1,5m, có thể thấy đây là một tháp thờ phụ.
Gò số III
Đây là một kiến trúc thuộc đền thờ bị sụp đổ. Phát hiện năm 1986, khai
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 63
quật năm 2001 làm xuất lộ một phế tích kiến trúc tháp thờ. Mặt bằng kiến trúc hình vuông, cạnh 9,6m, tường tháp còn lại cao 1,52m, kiến trúc còn lại tường cao 0,7m; hiện vật gồm bệ thờ, các lá vàng trang trí. Niên đại thế kỷ IX.
Gò số III
Gò số IV
Di tích là một kiến trúc thuộc loại tháp thờ bị sụp đổ. Phế tích phát hiện năm 1986. Năm 1996, Viện Khảo cổ học tổ chức khai quật. Cuộc khai quật làm xuất lộ phế tích tháp thờ. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, dài 9,2m, rộng 8,7m, cửa mở về hướng đông. Lòng được lát đá phiến. Hiện trạng tường tháp cao 0,56 - 0,87m. Hiện vật thu được gồm bệ thờ, vật thờ (Linga - Yoni).
Gò số IV
64 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Gò số V
Di tích thuộc loại đền mộ thờ, được phát hiện năm 1986, Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật năm 1994. Kết quả cho thấy kiến trúc có bình đồ mặt bằng vuông, cạnh 6m, xây đặc gạch như một khối hộp cao 4,8m. Tường kiến trúc thu hẹp dần lên đỉnh tạo mặt phẳng rộng trên đó có đặt bộ ngẫu tượng thờ Linga - Yoni. Hiện vật thu được gồm tượng thờ, đồ đồng, đồ gốm. Niên đại thế kỷ VIII.
Gò số V
Bên cạnh Gò số V, năm 2003 còn phát hiện thêm một kiến trúc bị sụp đổ được đánh ký hiệu Gò Va. Kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, dài 5,84m, rộng 5,3m. Móng kiến trúc cao 1,5m được xây gạch đá vững chắc, từ lòng kiến trúc còn để lại dấu vết máng dẫn nước thiêng (Somasutra) chảy về phía bắc dài 7m được xây bằng gạch.
Gò số VI
Di tích gồm ba kiến trúc bị sụp đổ. Phát hiện năm 1986, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học khai quật năm 2003. Ba kiến trúc được xây dựng trên cùng một mặt bằng. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật hướng đông
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 65
tây dài 7,3m, rộng 5,4m. Tường kiến trúc còn lại cao 1,6m, được xây thuần nhất chất liệu gạch. Hiện vật thu được gồm bệ thờ Linga - Yoni, tượng thờ, các tác phẩm điêu khắc đá, đồ đồng, đồ bạc. Niên đại thế kỷ IX-X.
Gò số VI
Gò số VII
Phế tích gồm nhiều công trình kiến trúc bị sụp đổ, gồm tháp thờ, nhà dài. Phát hiện năm 1986, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học khai quật năm 2005. Trên mặt bằng đỉnh gò cuộc khai quật làm xuất lộ ba phế tích kiến trúc. Kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật hướng đông tây dài 10m, rộng 6,4m; dài 10,8m, rộng 7,2m và dài 10m,
rộng 4m. Tường kiến trúc còn lại cao 1,2m. Hiện vật thu được gồm bệ thờ Linga - Yoni, các lá vàng trang trí, đồ đồng, đồ bạc nhiều loại hình. Niên đại thế kỷ VIII.
66 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Gò số VII
Phế tích ký hiệu 03 CT.H2
Phế tích thuộc loại đền mộ bị sụp đổ, được phát hiện năm 1986, khai quật năm 2004. Hiện trạng chỉ còn mặt bằng kiến trúc hình vuông cạnh 5,6m. Trong lòng kiến trúc tìm được các lá vàng trang trí chôn trong bình gốm. Niên đại thế kỷ VI.
Phế tích Đức Phổ
Phế tích là một quần thể kiến trúc bị sụp đổ gồm đền thờ, nhà dài, được phát hiện năm 1986, khai quật năm 1987 và 2003, thuộc địa bàn xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên. Hiện trạng tường kiến trúc cao 1,4m, hiện vật gồm bệ thờ, lá vàng trang trí, đồ đồng, đồ bạc, đồ gốm... Đây là loại hình kiến trúc đền thờ. Niên đại thế kỷ VIII.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 67
Phế tích Đức Phổ
Bảng niên đại C14 một số di tích thời kỳ hậu Óc Eo (Sử dụng những niên đại có tuổi gần nhất)
STT
Tên di tích
Loại hình
Mẫu chọn
Niên đại
(năm AD)
Phòng xét nghiệm
1
Gò Cây Tung II
Kiến trúc
Than gỗ
1050 + 45
HCM 01/07
2
Linh Sơn Nam
Kiến trúc
Than gỗ
690 + 70
730 + 50
760 + 70
780 + 80
840 +70
880 + 50
wk 6344
wk 6346
wk 6341
wk 6345
wk 6343
wk 6342
3
Giồng Xoài
Kiến trúc
Than gỗ
880 + 90
HCM 01
4
Vĩnh Hưng
Tháp
Cọc gỗ
1030 + 45
HCM 1997
5
Gò Tháp
Cư trú
Than
670 + 60
HCM 1984
6
Gò Chàm
Kiến trúc
Than
680 + 30
HCM 1985
7
Gò Thành
Kiến trúc
Gỗ
750 + 45
740 + 50
HCM 1989
HCM 1989
8
Gò Sao I
Kiến trúc
Than
704 + 46
HCM 1987
9
Gò Sao II
Kiến trúc
Cọc gỗ
1120 + 40
VSK
10
Gò Chùa
Kiến trúc
Cọc gỗ
1260 +45
68 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Những kết quả khai quật trên cho thấy những di tích thuộc giai đoạn hậu Óc Eo có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm di tích được xây dựng kế thừa từ các di tích thuộc văn hóa Óc Eo. Nhóm kiến trúc này thường có bình đồ nhỏ thu hẹp lại so với các kiến trúc được xây dựng thời kỳ Óc Eo cùng những di vật gốm, tượng đá được bổ sung có niên đại muộn.
- Nhóm kiến trúc được xây dựng vào thời kỳ hậu Óc Eo. Nhóm kiến trúc này thường có quy mô nhỏ, các hiện vật thờ, đồ gia dụng có niên đại tương đồng.
Đặc trưng chung của kiến trúc hậu Óc Eo là vật liệu xây dựng gạch được sử dụng nhiều hơn, có mặt liên tục và số lượng lớn. Kích thước gạch thường nhỏ hơn so với giai đoạn trước. Các hiện vật thờ được chế tác mỹ thuật hơn. Đặc biệt sự xuất hiện của các đồ thờ chất liệu đồng, kim loại màu vàng phong phú, chế tác trình độ kỹ xảo cao. Phân bố di tích khá đồng đều trên mọi vùng đất, nhưng có thể chia làm hai nhóm. Nhóm dưới đồng bằng các di tích không tập trung, được xây dựng rải đều trên các địa bàn, nhưng có quy mô lớn, được xây dựng trên các gò đất cao, thường trên 2m so với mực nước biển ngày nay. Nhóm này về mặt bằng kiến trúc cho thấy đây là loại hình đền thờ thường có mặt sớm và được sử dụng lại đến sau này. Cho đến nay đã có hơn 100 di tích thuộc văn hóa Óc Eo được phát hiện, tổ chức khai quật. Các di tích không chỉ được xây dựng ở vùng trũng đất Nam Bộ mà có mặt trên các loại địa hình như vùng đất thềm phù sa cổ, hình thế đất cao phù sa mới và địa hình vùng coi là đồi gò cao. Những di tích có mặt sau giai đoạn thế kỷ VII - XIV hay gọi là hậu Óc Eo thường được kế thừa từ các di tích được xây dựng trên vùng đất cao, phù sa cổ và vùng đồi gò cao.
Nhóm thứ hai chủ yếu tập trung trên vùng đất Đông Nam Bộ và vùng biên giới hành chính hiện nay. Đây là vùng đất chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng có địa hình cao, nằm ven các con sông, giao thông thuận lợi. Địa hình xây dựng các di tích thường nằm trên các vùng gò đất cao thoáng hay các vùng gò đồi chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi, hoặc tựa vào sườn núi thấp. Các di tích được xây dựng ven các
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 69
dòng sông, nhánh sông chủ yếu dọc theo sông Đồng Nai và sông Tiền, sông Hậu thuận lợi cho giao thông, hình thành nên hệ thống di tích dọc hai bờ sông kéo dài nhiều thế kỷ. Các kiến trúc ở đây chủ yếu là loại hình đền thờ, được sử dụng khá dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ X. Những kiến trúc tháp thờ thường có niên đại muộn hơn tiếp nối loại hình đền thờ trước đó. Cho đến nay, khảo cổ học hầu như rất ít phát hiện sự tồn tại của các di tích trên miền đất châu thổ thấp trũng của miền tây sông Hậu, địa bàn truyền thống của cư dân Óc Eo. Ngược lại, các di tích có mặt nhiều ở vùng phù sa cổ ven châu thổ phía tây bắc đồng bằng Nam Bộ, nơi vốn là vùng đất cao, xa địa bàn trung tâm văn hóa Óc Eo. Các vùng cao thuộc lưu vực sông Đồng Nai - Vàm Cỏ có số lượng di tích nhiều, mật độ tập trung cao với nhiều loại hình di tích, di vật phong phú vừa mang truyền thống của văn hóa Óc Eo, vừa có những yếu tố mới mang tính địa phương rõ nét.
- Dựa vào quy mô kiến trúc có thể thấy, về loại hình di tích có hai loại: đền thờ và tháp thờ. Đền thờ là loại hình kiến trúc chủ yếu được xây dựng trước thế kỷ VII, thường chỉ còn lại phần móng xây gạch với quy mô lớn, mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, được phân bố khá rộng, có mặt hầu hết trên địa bàn các di tích ở Nam Bộ. Tại các di tích này thường có mặt các tác phẩm điêu khắc tôn giáo có niên đại sớm. Thời kỳ này xuất hiện một số trung tâm như nhóm di tích Óc Eo - Ba Thê gồm Linh Sơn Nam - Đá Nổi - Giồng Xoài. Những trung tâm này được sử dụng liên tục kéo dài nhiều thời kỳ lịch sử với dấu vết để lại là các kiến trúc luôn được trùng tu, tôn tạo. Tháp thờ xuất hiện muộn vào giai đoạn thế kỷ VIII - X. Tháp được xây chủ yếu bằng vật liệu bền vững (gạch nung), quy mô không lớn, mặt bằng kiến trúc hình vuông thích ứng với loại hình kiến trúc này. Một số bộ phận kiến trúc xuất hiện như mi cửa, cột cửa, tấm ốp cửa với vật liệu mới như đá, hay các bộ phận kiến trúc được trang trí như vòm cửa, cột cửa, áp tường...
Những tháp còn lại cho đến nay: Bình Thạnh, Chóp Mạt, Vĩnh Hưng... đều có niên đại vào thế kỷ IX - X. Những kiến trúc tháp này thường xuất hiện trên các vùng đất cao Đông Nam Bộ hay tiếp giáp các
70 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
vùng núi chân cao nguyên như Chóp Mạt, Bình Thạnh, Cát Tiên. Loại hình tháp xuất hiện dưới đồng bằng rất hiếm hoi như tháp Vĩnh Hưng. Sự xuất hiện của kiến trúc tháp thờ bên cạnh các đền thờ vẫn tiếp tục được sử dụng hay tu bổ xây dựng thu hẹp lại trên nền móng cũ của các di tích giai đoạn trước, hình thành hai loại hình kiến trúc tôn giáo tồn tại song song trên một vùng đất. Điều này phù hợp với quy luật chung trong tiến trình phát triển các kiến trúc tôn giáo ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ ở nước ta như Chămpa. Những kiến trúc đền thờ có mặt sớm thường có quy mô khá lớn, mặt bằng hình chữ nhật, được xây dựng kết hợp giữa vật liệu bền vững như gạch và kém bền vững như gỗ lá. Những kiến trúc này có nguồn gốc từ những cơ sở tín ngưỡng ban đầu của cư dân vùng đất sau hội nhập với văn hóa tôn giáo Ấn Độ tạo nên. Chính vì thế, sự can thiệp của tự nhiên khiến những kiến trúc này thường bị hư hại. Những thế kỷ sau, do sự phát triển của kỹ thuật xây dựng, vật liệu kiến trúc, các đền thờ được xây dựng thu hẹp, mặt bằng hình vuông, vật liệu là gạch đất nung bền vững nên một số kiến trúc còn tồn tại cho đến ngày nay.
- Tính chất tôn giáo của các di tích có sự thống nhất, ổn định, kéo dài trong lịch sử. Những di vật tìm được trong các di tích hầu hết mang nội dung tôn giáo, sử dụng qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Sự kế thừa của giai đoạn sau ngoài kiến trúc bị thu hẹp lại do nhu cầu tín ngưỡng thì sự xuất hiện các vật thờ mang đặc trưng của thời đại như Linga - Yony, tượng thờ giai đoạn sau xuất hiện bên cạnh những vật thờ của giai đoạn trước đó. Những địa điểm tôn giáo thường được coi là vùng đất thiêng, địa điểm thiêng, tạo nên không gian thiêng, trong đó có các vật thiêng thuộc về các thần cho nên những địa điểm này được duy trì lâu dài, được các thế hệ kế tiếp nhau giữ gìn và cả những nhóm người khác khi đến cư trú vẫn duy trì. Nhiều đặc điểm tính chất tôn giáo của nó còn được giữ cho đến ngày nay.
- Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, các di tích ở đây thường có niên đại chủ yếu từ sau thế kỷ VII đến thế kỷ XI, tiếp nối truyền thống văn hóa Óc Eo, những di tích có niên đại muộn rất hiếm hoi bởi vai trò của vùng
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 71
đất mờ dần khi nền văn minh Angkor tỏa sáng. Nguyên nhân sự vắng mặt của các di tích được xây dựng có niên đại muộn có nhiều cách lý giải, trong đó nguyên nhân chủ yếu do sự biến đổi của khí hậu sau đợt biển tiến Flandrian cuối cùng đã nhấn chìm toàn bộ vùng đồng bằng thấp của hạ lưu sông Mê Kông dưới 1m nước biển vào thế kỷ VI - VII. Từ năm 50 trước Công nguyên đến năm 550 sau Công nguyên mực nước biển ở vùng Nam Bộ thấp hơn mực nước biển ngày nay khoảng 0,5m. Từ năm 550 đến năm 1150 sau Công nguyên nước biển dâng cao hơn mực nước biển ngày nay khoảng 1m đã nhấn chìm phần lớn vùng đất này. Với mực nước biển cao hơn ngày nay khoảng 1m khiến vùng đất Nam Bộ bị ngập chìm, biến nhiều vùng thành đầm lầy nước đọng, dần bị bỏ hoang hóa. Chủ nhân vùng đất, một bộ phận trở thành những nhóm người sinh sống biệt lập dần rơi vào tình trạng kém phát triển, một số nhóm người rút về sinh sống trên các vùng đất cao như: Bảy Núi, Tịnh Biên; Tri Tôn, Đông Nam Bộ, hay xa hơn là vùng đệm cao nguyên Lâm Đồng, bỏ lại sau lưng một nền văn minh dần tàn lụi.
III- NAM BỘ THẾ KỶ VII-XVI QUA CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH 1. Các kết quả nghiên cứu liên ngành
Trong nghiên cứu dân tộc học, khảo cổ học có quan hệ mật thiết với ngành học này, một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các tộc người qua quá trình phát triển của họ trong suốt chiều dài lịch sử và chiều rộng không gian. Khảo cổ học là một ngành của khoa học lịch sử, nghiên cứu quá khứ của loài người dựa vào những sử liệu bằng vật thật nhằm khôi phục mọi mặt đời sống của con người trong quá khứ. Khoa học lịch sử có hai loại sử liệu: Sử liệu bằng chữ viết (sách vở, văn bia...) và sử liệu bằng vật thật (công cụ, dụng cụ, nhà cửa...). Đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học là vật thật. Ngay cả trong thời kỳ đã có chữ viết, tài liệu vật thể vẫn cung cấp nhiều thông tin quý báu, khách quan mà nhiều tài liệu chữ viết bị hạn chế. Tài liệu vật thể của khảo cổ học dường như là vô tận, phong phú, đa dạng về loại hình, phản ánh khá toàn diện mọi
72 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
mặt đời sống xã hội. Tất nhiên, khi nghiên cứu vật thể, các nhà khảo cổ không thể xem nhẹ tài liệu chữ viết, và ngược lại, tài liệu vật chất, cũng góp phần bổ sung, làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc về thời kỳ lịch sử có chữ viết.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể lấy năm 1898 làm mốc ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam với sự thành lập Ủy ban Khảo cổ học Đông Dương (La Commission Archéologique de l’Indochine) sau đổi thành Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) vào năm 1900. Đây là cơ quan đóng vai trò chủ yếu trong việc tìm kiếm, thu thập, lưu giữ và nghiên cứu những cổ tích ở Việt Nam và Đông Dương1. Cùng với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Sở Địa chất Đông Dương cũng có nhiều đóng góp cho ngành khảo cổ học, do các nhà địa chất làm việc ở đây đã phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hóa khảo cổ thời đồ đá Việt Nam.
Từ sau Hội nghị quốc tế về tiền sử học Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1932, học giả phương Tây bắt đầu biết đến Việt Nam - Đông Nam Á là một khu vực có nền văn hóa độc đáo, một nền văn minh ở trình độ cao chứ không phải là một khu vực trì trệ, lạc hậu như quan niệm trước đây2. Các học giả Pháp đã có công phát hiện các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn... và bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh. Sau năm 1954 đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong nhận thức lịch sử Việt Nam từ thời Tiền Sơ sử đến các triều đại phong kiến sau này. Về thời đại kim khí, các nhà khảo cổ học đã đạt được những thành tựu
1. Xem Nguyễn Thị Hậu: Khảo cổ học Nam Bộ - Việt Nam nhìn từ môi trường sinh thái. Tham luận tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội, tháng 12, 2008. 2. Xem Phạm Đức Mạnh: “Lịch sử văn hóa vật chất thời tiền sử Đông Nam Á - Một thế kỷ điền dã và liên hiệp nghiên cứu”, bài in trong Science & Technology Development, Vol 10, N09 - 2007.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 73
rực rỡ. Ở phía nam, văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ. Giai đoạn tiền Sa Huỳnh và các loại hình địa phương đã được tìm hiểu để góp phần nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của văn hóa này. Ở Nam Bộ đã xác lập được văn hóa Đồng Nai - một trung tâm kim khí mới có nhiều nét độc đáo riêng, đồng thời có những mối quan hệ giao lưu mật thiết với Sa Huỳnh, Đông Sơn và Đông Nam Á...
Hơn một thế kỷ qua, khảo cổ học Việt Nam đã đóng góp nguồn tư liệu quyết định trong việc khôi phục buổi bình minh của lịch sử Việt Nam, làm sáng tỏ hơn cội nguồn dân tộc và văn hóa Việt Nam. Khảo cổ học còn cung cấp nguồn sử liệu vật thật quan trọng để khôi phục một cách chân xác và sống động hơn lịch sử Việt Nam từ đầu Công nguyên đến đầu thế kỷ XX.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, qua gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, khảo cổ học Việt Nam hầu như không có thành tựu nào1. Tuy nhiên, người Pháp đã làm nhiều việc cho nền khảo cổ học Việt Nam. Phần lớn những người Pháp được phân công sang Đông Dương để nghiên cứu địa chất, tiến hành khai thác thuộc địa đều là những nhà địa chất học, do ngẫu nhiên tìm ra những di chỉ khảo cổ học và từ đó họ bước vào nghiên cứu... Nền khảo cổ học Việt Nam luôn ghi nhận công lao của các nhà địa chất kiêm khảo cổ học Pháp2. Họ tập hợp trong Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp cùng nghiên cứu về khảo cổ học Việt Nam... và cả những nền văn hóa lớn như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long, Đông Sơn đều do người Pháp phát hiện sau này được các nhà khảo cổ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu sâu và khẳng định. Sau khi hòa bình lập lại, hoạt
1. Ngoài một số thư ký khảo cổ học đã làm việc cho Pháp như Trần Huy Bá, Lê Xuân Động, Hoàng Thị Thân thì không có nhà nghiên cứu nào khác. 2. Như: Hăngri Măngsi đã phát hiện ra nền văn hóa Bắc Sơn; nhà địa chất học Mađơlen Côlani đã phát hiện ra nền văn hóa Hòa Bình; Hăngri Phôngten với văn hóa Bắc Sơn; Pagiô phát hiện ra văn hóa Đông Sơn và tìm ra thời đại đồ đồng...
74 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
động khảo cổ học Việt Nam mới bắt đầu có những bước đi đầu tiên1. Năm 1968, Viện Khảo cổ học được thành lập. Mặc dù có sự giúp đỡ từ bên ngoài nhưng trước hết cần khẳng định, thực tế cho thấy nền khảo cổ Việt Nam là do chính các nhà khoa học Việt Nam tạo dựng.
Theo nghĩa rộng, dân tộc học nghiên cứu các xã hội tộc người hiện tại qua điều tra, quan sát cuộc sống tại chỗ còn khảo cổ học nghiên cứu các xã hội quá khứ qua điều tra, khai quật các di tích vật chất2. Hai khoa học này, cùng với sử học3, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu lịch sử nhân loại nói chung.
Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tài liệu khảo cổ học và dân tộc học là hai nguồn tài liệu hết sức có giá trị trong việc nghiên cứu về
1. Lúc đó, theo như lời của GS. Đào Duy Anh, không có môn Khảo cổ học. Năm 1959, chính thức mở đầu môn Khảo cổ học Việt Nam tại khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Về lý thuyết, nền khảo cổ học Việt Nam ra đời từ khoa Sử, nhưng trên thực tế phải đến năm 1960 mới thực sự được định hình. Đây cũng là lúc GS.TS. Paven Borikovski sang Việt Nam hướng dẫn thêm về lý thuyết khảo cổ học, phương pháp tìm hiểu thực tiễn văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn... tiến hành khai quật, tìm ra di tích Thiệu Dương, di tích đồ đá cũ ớ Núi Đọ, những di tích đồ đá mới ở Đông Khối... Sau này có thêm một số nhà khảo cổ học được đào tạo từ Trung Quốc như PGS. Lê Xuân Diệm, PGS. TS. Hoàng Xuân Chinh, PGS.TS. Diệp Đình Hoa, PGS. Chử Văn Tần, Nguyễn Duy Tỳ... được đào tạo từ Liên Xô, Trung Quốc, còn lại đa số được đào tạo tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thành tựu của khảo cổ học Việt Nam là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, có kế thừa và có phát triển.
2. Khảo cổ học có nhiệm vụ điều tra, khai quật, thu lượm, miêu tả, nghiên cứu những di tích, di vật mà con người đã lưu lại đến ngày nay, bao gồm: công cụ lao động sản xuất, vũ khí, dụng cụ và vật dụng sinh hoạt, nơi cư trú, các công trình xây dựng kiến trúc, lăng mộ, thành quách, đền miếu, đình chùa... tức là mọi dạng của cải vật chất do con người sản xuất, làm ra nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của đời sống vật chất và tinh thần của loài người... Tính chất đặc thù của nguồn sử liệu di tích, di vật đòi hỏi phải có những nhà chuyên môn nghiên cứu nó.
3. Xem thêm Hà Văn Tấn: Một số vấn đề lý luận sử học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008.
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 75
quá khứ lịch sử, nhất là lịch sử xa xưa. Đồng thời, chỉ bằng những kết quả khảo cổ và dân tộc học, nhân học, nhiều vấn đề còn gây tranh cãi sẽ phần nào đi đến được tiếng nói chung như vấn đề biên giới tộc người, lịch sử khu vực1.
Thập niên 80 của thế kỷ XX, mặc dù vừa trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tình hình nghiên cứu Nam Bộ vẫn đạt được một số kết quả nhất định. Ngoài các nhà nghiên cứu miền Nam, thời kỳ này có sự tham gia đóng góp của các nhà nghiên cứu miền Bắc. Hai thập niên cuối của thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển ban đầu về nghiên cứu khảo cổ học Nam Bộ. Cùng với thời gian, số lượng tác giả ngày một đông đảo, có sự đa dạng về hướng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu cũng như sự tham gia của rất nhiều các ngành, phương pháp nghiên cứu...
Với sự mở cửa cải cách từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu nước ngoài đã có dịp tiếp cận với các nguồn tư liệu Việt Nam, mặt khác, các nhà nghiên cứu trong nước có dịp cọ sát và mở rộng hơn nữa các kết quả nghiên cứu của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để giới nghiên cứu Việt Nam nói chung, giới nghiên cứu Nam Bộ Việt Nam nói riêng được quan tâm và đầu tư. Thập niên trước và sau thế kỷ XX ghi nhận những công trình nghiên cứu công phu đầu tiên của nhóm các học giả nghiên cứu hai miền. Đó là những mảng đề tài thuộc các dự án nghiên cứu lớn cấp bộ, cấp Nhà nước và xuất hiện các công trình chuyên khảo. Không khí học thuật cởi mở, với phương tiện nghiên cứu được hiện đại hóa, kinh phí nghiên cứu ngày càng tăng... tất yếu xuất hiện các công trình khoa học chuyên sâu, tạo sức hút trong việc trao đổi học thuật giữa các học giả trong và ngoài nước.
Nghiên cứu đầu tiên về văn hóa cổ ở Nam Bộ được tiến hành bởi những nhà nghiên cứu người Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX. Những phát hiện khảo cổ của L. Malleret đã cho thấy hai giai đoạn phát triển của hai
1. Xem Hoàng Xuân Chinh: Mối quan hệ giữa khảo cổ học và dân tộc học, tạp chí Dân tộc học, số 4, 1978.
76 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
nền văn hóa, lấy thế kỷ VII làm mốc giới. Sau khi thống nhất đất nước, nghiên cứu khảo cổ học về hai nền văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo mới có điều kiện thực hiện với sự tham gia của các trung tâm nghiên cứu khảo cổ trong cả nước1. Do hoàn cảnh lịch sử, các di tích thường có niên đại chủ yếu từ sau thế kỷ VII đến thế kỷ XI, tiếp nối truyền thống văn hóa Óc Eo, những di tích có niên đại muộn rất hiếm hoi bởi vai trò của vùng đất mờ dần khi nền văn minh Angkor phát triển rực rỡ.
Như vậy, trên thực tế, nghiên cứu khảo cổ học Nam Bộ được tiến hành ở Việt Nam tương đối muộn do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, những nghiên cứu đó không tập trung, chưa thành một hệ thống nghiên cứu, nhưng kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong nước đã ngày càng phát triển hơn với sự lớn mạnh mau chóng của giới khảo cổ trong nước và sự mở rộng giao lưu học thuật với nước ngoài.
2. Nam Bộ thế kỷ VII-XVI qua nghiên cứu dân tộc học, nhân học
Lãnh thổ của các vương quốc cổ trên vùng đất Nam Bộ có phạm vi tương đối rộng lớn. Liên quan đến vấn đề nhân chủng Chăm trong quá khứ, lịch sử cũng đã từng chứng minh rằng dân tộc Chăm không chỉ dành riêng cho người Chăm, mà còn là một cộng đồng tộc người đa chủng, bao gồm cả người Chăm và các dân tộc anh em ở Tây Nguyên thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polynésien...
Những tư liệu dân tộc học ở vùng Hà Tiên đã chứng minh rằng, có một trận thủy triều lớn đã dìm sâu vùng đất miền Tây Nam Bộ (có thể là toàn bộ Nam Bộ) vào biển khơi và tiêu diệt nhiều sinh vật trên mặt
1. Theo thống kê sau năm 1975, có 189 di tích văn hóa Óc Eo được nghiên cứu, với trên 20 cuộc khai quật khảo cổ học, hàng trăm các cuộc đào thám sát. Kết quả nghiên cứu được công bố trong các ấn phẩm chuyên khảo: Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long (1984); Văn hóa Óc Eo, những khám phá mới (1995); Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam tập I - II; Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích (2009); trong các luận án cao học, tiến sĩ, các tạp chí chuyên ngành, những phát hiện mới về khảo cổ học hằng năm...
CHƯƠNG I: NAM BỘ THẾ KỶ VII - XVI: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU... 77
đất. Trận thủy triều đã biến hầu hết vùng đất Nam Bộ trở thành một vùng hoang vu không có dấu chân người trong thời gian dài. Cho đến nửa đầu thế kỷ XI, nhiều tài liệu dân tộc học thu thập được ở các chùa Khmer Trà Vinh, Sóc Trăng đã cho biết những đoàn di dân theo sông Mê Kông đến định cư ở miền Tây Nam Bộ. Đến thế kỷ XIII, mật độ di dân ngày một tăng. Nguyên nhân là khi vương triều Angkor tan vỡ bởi sự xâm lược của quân đội Xiêm, người ta lập ra ở đây những phum sóc, chùa Phật theo dòng tu Tiểu Thừa và một số ít ở Đông Nam Bộ1. Như vậy, dưới góc độ dân tộc học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Nam Bộ là vùng đất lập nghiệp của cư dân lưu tán. Những kết quả đó phần nào cho thấy quá trình thiên di và khai phá vùng đất mới cũng chính là quá trình lập nghiệp trong không gian kinh tế, xã hội, chính trị mới.
Nam Bộ qua các nghiên cứu trong nước2
Ghi chép của người Việt Nam về vương quốc Chămpa và người Chăm có thể thấy trong các sách Hán Nôm trước thời kỳ Cận đại. Nhưng bài tổng thuật này chỉ tập trung vào các công trình viết bằng chữ Quốc ngữ từ thời kỳ Cận đại, qua đó nhằm tổng quan về lịch sử nghiên cứu Chămpa. Trước năm 1954, trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, nghiên cứu về vương quốc Chămpa và người Chăm chủ yếu là do người Pháp tiến hành, nhưng từ nửa đầu thế kỷ XX, xuất hiện không ít công trình viết bằng chữ Quốc ngữ của trí thức Việt Nam được đào tạo bởi hệ thống giáo dục Pháp.
Về các nghiên cứu Chămpa hay Chăm, có thể kể đến cuốn Chiêm thành lược khảo của Vương Khả Lâm xuất bản năm 1936; trên các tạp chí dành cho bạn đọc Việt Nam như Tri tân hay Thanh nghị có xuất hiện báo cáo của Dương Kỵ về vương triều Chămpa và truyền thuyết
1. Mạc Đường: “Vai trò của người Việt trong việc tổ chức và đoàn kết các cộng đồng cư dân khai phá vùng đất Nam Bộ”, tạp chí Khoa học xã hội, số 6 (94), 2006. 2. Có sử dụng tư liệu của Yoshimoto Yasuko - Chu Xuân Giao: “Tổng thuật và giới thiệu thư mục giản yếu về lịch sử nghiên cứu Chămpa /Chăm của người Việt Nam”, bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (382), 2008.
78 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI
Thiên Y A Na, hay khảo cứu của Vũ Đình Liên về tháp Chăm1... Về quan hệ lịch sử giữa Việt và Chăm, có bài viết của Thái Văn Kiểm bàn về ảnh hưởng của Chămpa trong âm nhạc Huế2. Nhìn chung, nghiên cứu trong thời kỳ này phần nhiều là về lịch sử, khảo cổ học, mỹ thuật - kiến trúc, và nội dung thì là trích dẫn hay phỏng soạn theo các nghiên cứu trước đó của người Pháp.
Từ năm 1954 đến năm 1975, trong khoảng thời gian Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, nghiên cứu (bao gồm cả các ghi chép mang tính dân tộc học) về tộc người Chăm được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Việt và người Chăm ở miền Bắc Việt Nam. Phần nhiều các bài viết hay các báo cáo điều tra được đăng tải trên các tạp chí ra đời từ sau năm 1954 như Văn hóa Á châu, Việt Nam Khảo cổ tập san, Quê hương, Văn hóa nguyệt san, Văn hóa tập san, Sử địa, Phổ thông, Bách khoa...
Đặc điểm của nghiên cứu thời kỳ này là, so với các nghiên cứu của người Việt Nam trước năm 1954, tư liệu cấp một đã được sử dụng nhiều. Về dân tộc chí ở nửa sau thập niên 1950, có thể kể đến công trình về lịch Chăm của Nguyễn Khắc Ngữ với sự cộng tác của các trí thức địa phương người Chăm3. Mặc dù còn ở mức hoàn thiện thấp nhưng cũng có thể kể đến các báo cáo nghiên cứu của chính người Chăm, như một ghi chép ngắn viết chung bởi Vũ Lang và Bố Thuận - một trí thức Chăm ở địa phương đã từng giữ chức tri huyện An Phước tỉnh Ninh Thuận (hiện nay) thời thuộc Pháp về hôn nhân của tín đồ Bàlamôn (chính Bố Thuận thuộc về nhóm này)4, hay ghi chép của Parik (cũng là người Chăm) về tang ma của tín đồ Bàlamôn5.
1. Xem Inrasara: Văn học Chăm (Khái luận - Văn tuyển), Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1994.
2. Xem Thái Văn Kiểm: Huyền Trân công chúa và ảnh hưởng Chàm trong các điệu ca Huế, Tinh hoa Văn tập, số 2, 1950.
3. Xem Nguyễn Khắc Ngữ: Mẫu hệ Chàm, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, 1967. 4. Xem Bố Thuận, Vũ Lang: “Một đám cưới Chàm theo đạo Bàlamôn”, Văn hóa Nguyệt san, số 30, 1958, tr. 334-336.
5. Xem Parik: “Nguồn gốc và phong tục hỏa táng của người Chàm theo đạo Bàlamôn”, Phổ Thông, số 93, 94, 1962.
"""