" Vòng Tay Của Mẹ 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vòng Tay Của Mẹ Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Cùng bạn đọc Introduction Lời giới thiệu The reunion Trở lại bên nhau Always a Mother Vẫn luôn là Mẹ The world’s worst mother Người mẹ kém cỏi nhất thế gian A secret for Mom Điều bí mật dành cho Mẹ Monkey bar courage Lòng can đảm của con Happy birthday, baby! Chúc mừng sinh nhật, con yêu! Making memories Tạo ra kỷ niệm An angel in disguise Thiên thần cải trang Certificate of graduation from childhood into adolescence Bằng tốt nghiệp tuổi thơ Who’ll water my tear-drops? Ai sẽ tưới cho những cây nước mắt của tôi? A cup of coffee Tách cà phê A fib and the matinee Lời nói dối và buổi chiếu phim ban chiều A mother listens Người mẹ luôn lắng nghe If I could be a Mother again Nếu mẹ lại được làm Mẹ The gift Món quà Running role model Cá nhân tiêu biểu trên đường chạy Lullaby for my mother Bài hát ru cho mẹ Mom SAID/She MEANT Mẹ nói/Có nghĩa là Hold your head up high Hãy ngẩng cao đầu Về tác giả và sự ra đời của Chicken Soup for the Soul Sau khi thực hiện các tập Hạt Giống Tâm Hồn và những cuốn sách chia sẻ về cuộc sống, First News đã nhận được sự đón nhận và đồng cảm sâu sắc của đông đảo bạn đọc khắp nơi. Chúng tôi đã nhận ra rằng sự chia sẻ về tâm hồn là một điều quý giá và có ý nghĩa nhất trong cuộc sống hiện nay, giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn, những thất vọng để hướng đến một ngày mai tươi đẹp hơn với những ước mơ, hoài bão của mình và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn. Trên tinh thần đó, First News tiếp tục giới thiệu đến các bạn những câu chuyện hay được chọn lọc từ bộ sách Chicken Soup for the Soul nổi tiếng của hai tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hansen. Đây là lần đầu tiên bộ sách Chicken Soup for the Soul được trình bày dưới dạng song ngữ để bạn đọc có thể cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện bằng cả hai ngôn ngữ . Việc chuyển tải trọn vẹn và chính xác ý nghĩa sâu sắc của những câu chuyện theo nguyên bản tiếng Anh là một cố gắng lớn của chúng tôi. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để những tập sách tiếp theo của chúng tôi hoàn thiện hơn. Mong rằng cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành với bạn trong cuộc sống. Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach - First News Introduction very woman is a daughter and every woman had a mother. The bond of the mother and daughter E relationship is so profound, so deep and long-lasting, that women often miss their mothers fifty years after they are gone. Once birthed, a mother/daughter relationship is perhaps immortal. It is in honor of that eternal relationship that we offer this book, not only to every woman who is a daughter or a mother of daughters, but to every person who knows and loves a woman, because their heart will be touched by the stories of love, courage, loss, reunion, sacrifice, redemption and everyday caring that make up this book. Being a mother is more than a role or an outcome of biology. Mothers are not just those women who give birth to the daughters they raise. To be truly mothered teaches us how to love, how to think, how to grow into our own potential, into our womanhood. At its best, being mothered teaches us to be whole. To mother is to give of oneself in service of another, to truly see and honor another and to care for her. Thankfully, in a world that brings hardship as well as joy, mothers show up in all sorts of wonderful and magical ways. And daughters, what about them? You will read again and again how daughters come into their mothers’ lives as a gift from heaven. Daughters allow their mothers to see themselves through a new life, to see how they are carried in their daughters and how their daughters are unique and absolutely new. Daughters allow (sometimes push) their mothers into seeing a larger world the new world that their daughters inhabit. Daughters offer their mothers an opportunity to become whole just as mothers offer the same to their daughters. In celebration of love and wholeness, we invite you to join us in the never-ending story of mothers and daughters. JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSEN Lời giới thiệu ản thân mỗi phụ nữ đều là một người con, và mỗi người đều có một người mẹ. Sự gắn kết của tình B mẫu tử thật sự sâu sắc và bền chặt, đến nỗi những người con thường vẫn còn cảm thấy nhớ mẹ cả năm mươi năm sau khi người mẹ khuất bóng. Kể từ lúc đứa trẻ được sinh ra, tình mẫu tử đã trở nên bất diệt. Cũng chính vì tình cảm đáng trân trọng đó, chúng tôi đã cho ra đời quyển sách này. Đây không chỉ là quyển sách dành riêng cho những người phụ nữ -những người vừa là người con, vừa là người mẹ - mà còn dành cho tất cả những ai hiểu và yêu thương phụ nữ, bởi trái tim của họ sẽ cảm nhận được những câu chuyện về tình yêu thương, sự động viên, nỗi mất mát, sự sum họp, hy sinh, thủy chung, những quan tâm bình dị hàng ngày - tất cả những điều đã góp phần tạo nên quyển sách này. Làm mẹ không đơn thuần là một vai trò hay là kết quả tất yếu về mặt sinh học. Mẹ không chỉ là người đã sinh ra và dưỡng dục những đứa con mà làm mẹ sẽ dạy chúng ta biết cách yêu thương, suy nghĩ, làm sao để quen với vai trò của mình, vai trò của một người phụ nữ. Nói đúng hơn, làm mẹ sẽ dạy cho chúng ta biết tất cả mọi thứ. Làm mẹ có nghĩa là sẽ phục vụ người khác, sẽ cảm thông trân trọng và quan tâm đến các con của mình. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự xuất hiện rất đỗi tuyệt vời và mầu nhiệm của những người mẹ trong một thế giới đầy gian khổ cũng như tràn trề niềm vui sướng này. Còn những cô con gái, họ sẽ như thế nào? Bạn sẽ đọc được nhiều câu chuyện cho thấy những đứa con đã đi vào cuộc đời của người mẹ như một món quà quý giá mà tạo hóa đã ban tặng. Những đứa con cho người mẹ thấy được chính họ với một cuộc đời mới, để cảm thấy được tình yêu thương của các con, và thấy được những đứa con là quý giá và mới mẻ như thế nào. Con cái còn cho những người mẹ thấy một thế giới rộng lớn hơn, đó là thế giới riêng của chúng. Con cái cũng dành cho mẹ của mình tất cả tình yêu thương, tựa như những gì họ đã nhận được từ mẹ. Để tôn vinh tình thương yêu trọn vẹn ấy, chúng tôi mời các bạn hãy thưởng thức những câu chuyện không bao giờ kể hết của mẹ và con. JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSEN The reunion y kids knew something was up the minute I took a phone call during dinner and failed M to return for three hours. After twenty-five years of wondering and praying, that longawaited call finally came. To be frank, I can barely even remember what we said. How do you fit twenty-five years of unanswered questions into one conversation? Having learned that she lived less than twenty-five minutes from my home, we made immediate plans to reunite, the sooner the better. I emerged from the phone call with a very heady feeling and a date to meet her the next evening. My husband knew about Nicole from our first date. I had a very well-developed sense of what I wanted in a life-mate. I knew I would spend the rest of my life with him and felt the need to share with him the story of Nicole. I told him with the hope that she would eventually rejoin my life. I wanted him to know that she would also be joining his. I had gotten pregnant at the age of sixteen, after having been the victim of what is now called date rape. Nicole’s father was nineteen at the time, and I broke up with him immediately after he forced himself on me. My family fortuitously moved shortly thereafter. Having had sporadic menstrual cycles, I wasn’t concerned with the missed periods. I must have attributed the baby’s kicking to gas. Being a healthy teenager, I carried her entirely inside, never showing until a month and a half before her birth. It was Christmas Eve, after an argument with my mom, when she looked at me in a very serious manner and asked if I was pregnant. I was indignant and vehemently denied the possibility. It did give me plenty of food for thought, and a week later, I asked her to take me to the doctor. I’ll never forget her face as I casually asked the question. It was one of the hardest things I’ve ever had to do, mustering up enough courage to stop the denial and face the facts. Upon learning that I was indeed pregnant and due within thirty to forty-five days, my parents rallied around me and assured me that they would support whatever decision I made. It wasn’t a hard decision to make, since I really had no bond yet with the baby. I chose to place the baby for adoption. In those days, if the baby was to be placed for adoption, the mother was not allowed to see the child after delivery. Neither was any other family member, but the hospital staff didn’t know my mom. She managed to sneak into the nursery every day of my stay and get as many looks at Nicole as she could steal. As we were leaving the hospital, my mom reminded my dad that this would be his last opportunity to take a look at Nicole. He had not joined my mom on any of her stealthy trips to the nursery. The social workers were scheduled to pick Nicole up from the nursery that day. Dad unlocked the doors of the car, got us all settled, was about to drive off, then said, “Wait, I’ll be right back.” We waited, and on his return he simply said, “Kathy, she’s beautiful.” I believe it was the hand of God ensuring I never had the opportunity to emotionally bond with the baby growing inside of me. When Nicole was two weeks old, we met at the Social Services office, where I was to spend time with her in a contrived living room setting. This meeting was to ensure that I still wanted to give her up for adoption. They brought her to me and left me there, alone with her, for fifteen minutes. That was a long fifteen minutes. I was a very young woman and terribly frightened I might drop her. I do remember thinking she was the most beautiful thing I’d ever seen, but I knew I couldn’t keep her. We finalized the paperwork, the adoption process was initiated, and as far as we knew, she went to a family in Richmond, Virginia. I returned to school, finished out the year, and we moved at the end of the year. I went on to graduate from college and gained a commission as a naval officer. It was there that I met my husband. We married three months after meeting each other, nineteen years ago. We went on to have two children of our own. Throughout the years, not a single day went by that I didn’t think about Nicole, and pray that she had a good, happy and healthy life. On her eighteenth birthday, I put a letter in her adoption file which detailed how to contact me in the event she ever came looking. My husband and parents were very supportive of this. When Nicole decided to search for me, my letter made it very easy. The longawaited phone call had finally come, and my husband shared with me the excitement of the prospect of finally meeting my daughter. The day of the reunion, we sat our boys down and explained the situation. They were wonderfully supportive about it, and asked some frank questions, which we answered very honestly. Excited at the prospect of actually having a sister, they wished me well, gave me big kisses and sent me on my way to my reunion. Nicole and I met outside the church after my choir rehearsal. I will never forget watching her climb out of her Mazda RX7 and just keep going up, up, up. She was tall, she was blond and she was gorgeous. We very slowly hugged each other with the gentleness afforded only the most precious, fragile treasures in your life. The rest of the evening was spent in a cozy restaurant down the street. The waitress was observant enough to realize that something very special was going on, and she prudently left us alone. That night, Nicole told me that if she were to be limited to saying only one thing, she would thank me from the bottom of her heart. “Thank you for having me, for giving me up, and for welcoming me back into your life so warmly and openly.” After twenty-five years, I felt as though a tremendous weight had been lifted, and I remember feeling as though there was simply nothing that could beat the joy I felt at finally knowing she was safe, healthy and had grown up with a very loving family. We went on to spend time together each week. She got to know her new brothers, and she very bravely accompanied me to many outings with our friends, getting to know all the people who are special in my life, as I met all those who were special in hers. My husband took particular pleasure in our reunion since Nicole is almost a mirror image of what I looked like at her age. He loves to go out with us, feeling as though he has the best of both worlds, me at my current age, and me at the age we got married. Even now, more than two years after the reunion, he marvels at the fact that we have the same mouth, smile and laugh. I don’t know if I can ever adequately express the gratitude I owe to her parents for having given her such a wonderful upbringing. They are really two very special people, and I am deeply indebted to them. They welcomed me and my family into their lives with the same open arms that welcomed Nicole. The card her mom gave me for Mother’s Day that year said it all: “I truly believe children are gifts from God, on loan, for us to raise to become independent and assets to society. Ever since we adopted Nicole, you have been in my thoughts - each February 17, but especially on every Mother’s Day. So, Happy Mother’s Day, not only have you found a daughter, but a best friend.” And to her, I also say thank you. Kathy N. Jublou Gratitude is not only the greatest of virtues, but the parent of all the others. - Cicero Trở lại bên nhau ác con tôi biết có chuyện gì đó đã xảy ra khi tôi đi nghe điện thoại giữa bữa cơm C chiều và phải ba tiếng đồng hồ sau mới quay trở lại. Sau hai mươi lăm năm thấp thỏm nguyện cầu, cuộc điện thoại mà bấy lâu tôi chờ đợi đã đến. Thành thật mà nói, tôi khó có thể nhớ rõ chúng tôi đã nói với nhau những gì. Chỉ một cuộc trò chuyện như vậy làm sao có thể giải quyết hết tất cả những vấn đề chưa có lời giải đáp trong suốt hai mươi lăm năm qua? Khi biết con bé chỉ sống cách nhà tôi không tới hai mươi lăm phút đi xe, chúng tôi liền lên ngay kế hoạch để gặp lại nhau càng sớm càng tốt. Tôi kết thúc cuộc điện thoại trong trạng thái hết sức phấn khích, cùng với cuộc hẹn sẽ gặp con bé vào tối hôm sau. Ngay từ ngày đầu hẹn hò, tôi đã kể cho chồng tôi nghe về Nicole. Tôi biết rất rõ mình muốn gì ở người bạn đời. Tôi biết rằng mình sẽ sống với anh cả đời và tôi cảm thấy cần phải chia sẻ với anh câu chuyện về Nicole. Tôi kể cho anh nghe với hy vọng sau này Nicole cũng sẽ trở lại với tôi, và tôi muốn anh biết rằng điều đó có nghĩa là con bé cũng sẽ tham gia vào cuộc đời anh. Tôi mang thai vào năm mười sáu tuổi, sau khi bị cưỡng hiếp bởi chính bạn trai của mình. Vào thời điểm đó, cha của Nicole mới mười chín tuổi, và tôi chia tay anh ta ngay sau khi anh ta làm cái việc ấy với tôi. Không lâu sau đó, gia đình tôi chuyển nhà đi nơi khác. Vốn có kinh nguyệt không đều, nên tôi không quan tâm lắm khi không thấy chu kỳ của các tháng sau. Tôi cứ đinh ninh những cử động của đứa bé trong bụng là chuyện bình thường của cơ thể. Vốn là một thiếu nữ khỏe mạnh, tôi cứ mang đứa con trong bụng mà không ai biết, mãi cho đến một tháng rưỡi trước khi sinh. Vào đêm Giáng Sinh, sau khi tôi tranh cãi với mẹ tôi, bà đã nhìn tôi thật kỹ và hỏi rằng có phải tôi có mang hay không. Tôi vô cùng phẫn nộ và kịch liệt phủ nhận. Nhưng điều mẹ tôi nói khiến tôi phải suy nghĩ, và một tuần sau tôi nhờ mẹ đưa đi bác sĩ. Tôi sẽ không bao giờ quên nét mặt của mẹ khi tôi đặt lại vấn đề. Đó là một trong những việc khó khăn nhất mà tôi từng làm: lấy hết can đảm để thôi không chối cãi nữa mà sẽ đối diện với sự thật. Khi biết tôi đúng là đã có mang và chỉ còn một tháng hoặc một tháng rưỡi là đến ngày sinh, cha mẹ tôi đã bàn với nhau tìm cách giúp tôi và khẳng định sẽ ủng hộ bất kỳ sự lựa chọn nào của tôi. Vì lúc ấy tôi thật sự chưa cảm thấy ràng buộc gì với đứa trẻ nên tôi đã quyết định khá dễ dàng; tôi quyết định cho đứa bé để người ta nhận làm con nuôi. Thời đó, nếu đã cho một đứa trẻ làm con nuôi thì người mẹ không được đến thăm con nữa, kể cả các thành viên khác trong gia đình cũng không được phép. Nhưng nhân viên bệnh viện không biết mặt mẹ tôi, vì vậy mỗi ngày bà đều tìm cách lén vào phòng nuôi trẻ của bệnh viện trong thời gian tôi còn lưu lại đó để được ngắm nhìn Nicole. Ngày chúng tôi rời bệnh viện, mẹ tôi nhắc cha tôi rằng đó là cơ hội cuối cùng nếu ông muốn nhìn ngắm Nicole. Cha đã không đi cùng mẹ trong những lần bà lén vào phòng nuôi trẻ sơ sinh để thăm Nicole. Cũng vào ngày hôm ấy, các nhân viên làm công tác xã hội sẽ đưa Nicole đi nơi khác. Cha mở cửa để chúng tôi vào ngồi ổn định trong xe. Cha định lái xe đi, nhưng bỗng nhiên ông nói: “Đợi chút, cha sẽ quay lại ngay”. Chúng tôi ngồi trong xe đợi cha. Khi quay lại, ông chỉ nói: “Kathy, con bé xinh lắm”. Tôi tin rằng chính bàn tay của Chúa đã sắp đặt để tôi không có cơ hội có được mối dây ràng buộc tình cảm nào với sinh linh đã tượng hình trong chính cơ thể mình. Khi Nicole được hai tuần tuổi, tôi được gặp lại con bé tại Văn phòng Dịch vụ Xã hội, nơi tôi có một khoảng thời gian ở bên cạnh con trong một căn phòng khách. Lần gặp gỡ ấy nhằm xác định lại xem tôi có còn muốn đem cho con bé làm con nuôi hay không. Người ta mang con bé đến và để một mình tôi ở đó với nó trong mười lăm phút. Mười lăm phút đó thật dài. Khi ấy tôi còn quá trẻ và tôi rất sợ mình sẽ đánh rơi con bé. Tôi vẫn nhớ rõ là khi ấy tôi đã nghĩ rằng con bé là vật thể xinh đẹp nhất mà tôi từng nhìn thấy, nhưng tôi biết mình không thể giữ nó lại được. Chúng tôi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, việc nhận con nuôi được tiến hành, và theo chúng tôi được biết thì con bé đã về sống với một gia đình ở Richmond, Virginia. Tôi trở lại trường để hoàn tất năm học, và gia đình tôi chuyển nhà vào cuối năm đó. Tôi tiếp tục học đến khi tốt nghiệp đại học và sau đó nhận được nhiệm sở với tư cách là sĩ quan hải quân. Cũng tại đó, tôi đã gặp chồng tôi. Sau ba tháng gặp gỡ, chúng tôi cưới nhau. Ngày ấy cách nay đã mười chín năm rồi. Chúng tôi có với nhau hai đứa con. Trong từng ấy năm, không ngày nào mà tôi không nghĩ đến Nicole và cầu nguyện cho con bé có được một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và khỏe mạnh. Vào sinh nhật lần thứ mười tám của Nicole, tôi bỏ một lá thư vào trong hồ sơ con nuôi của con bé, chỉ rõ làm thế nào để liên lạc với tôi nếu như nó có đến xem hồ sơ. Chồng và cha mẹ của tôi hết sức ủng hộ việc này. Khi Nicole quyết định đi tìm mẹ thì lá thư đó của tôi đã giúp mọi việc trở nên hết sức dễ dàng. Sau cùng, tôi cũng nhận được cuộc điện thoại mà tôi đã mong chờ bấy lâu, và chồng tôi đã chia sẻ cảm giác phấn chấn ấy của tôi trước viễn cảnh tôi sẽ được gặp lại con gái của mình. Vào ngày hẹn đoàn viên, chúng tôi bảo hai đứa con trai ngồi lại và giải thích cho chúng hiểu tận tường mọi việc. Bọn trẻ đã nhiệt tình ủng hộ chúng tôi. Chúng còn đặt ra một vài câu hỏi rất thẳng thắn và chúng tôi cũng đã trả lời một cách trung thực. Phấn khởi trước viễn cảnh sẽ có được một người chị gái, chúng chúc tôi mạnh khỏe, hôn tôi tới tấp và còn tiễn tôi đến chỗ hẹn. Nicole và tôi gặp nhau bên ngoài nhà thờ, sau buổi tập dượt của tôi với dàn đồng ca. Tôi sẽ không bao giờ quên được cảm giác khi thấy con bé bước ra khỏi chiếc xe Mazda RX7 và cứ thế đi lên, đi lên và tiến về phía tôi. Con gái tôi cao, tóc hoe vàng và đẹp lộng lẫy. Hai mẹ con tôi từ từ ôm lấy nhau với một sự nhẹ nhàng mà bạn chỉ có thể dành riêng cho những gì quý giá, mỏng manh nhất đời mình. Thời gian còn lại của buổi tối hôm ấy, chúng tôi đến một nhà hàng ấm cúng ở dưới phố. Cô phục vụ nhà hàng đã tinh ý nhận thấy có một điều gì đó hết sức đặc biệt đang diễn ra, vì thế cô đã tế nhị để chúng tôi được ngồi một mình. Đêm hôm ấy, Nicole nói với tôi rằng nếu con bé chỉ được nói một điều duy nhất thì nó chỉ muốn cảm ơn tôi bằng tất cả tình cảm từ tận đáy lòng nó. “Cảm ơn mẹ đã sinh ra con, đã cho con đi, và đã mở rộng vòng tay ấm áp để đón con trở về”. Sau hai mươi lăm năm, tôi cảm thấy một gánh nặng khổng lồ đã được cất đi, và tôi còn nhớ rõ cảm giác là không gì hơn được niềm vui của tôi lúc ấy khi thấy Nicole được bình yên, mạnh khỏe và đã trưởng thành trong một gia đình đầy tình yêu thương. Hai mẹ con tôi tiếp tục gặp gỡ nhau mỗi tuần. Nicole bắt đầu làm quen với các em trai mới của mình. Con bé cũng mạnh dạn đi cùng tôi đến các buổi gặp mặt vui chơi có các bạn bè của gia đình chúng tôi, làm quen với những người thân và quan trọng trong cuộc sống của tôi, và tôi cũng đã được gặp tất cả những người có ý nghĩa đặc biệt đối với con bé. Chồng tôi rất vui vì sự đoàn tụ của mẹ con tôi, vì Nicole gần như là một tấm gương phản chiếu hình ảnh của tôi khi tôi còn ở độ tuổi của con bé. Anh ấy rất thích đi chơi với chúng tôi, như thể anh ấy có được những điều tốt đẹp nhất của cả hai thế giới - với bản thân tôi ở độ tuổi hiện tại và tôi khi vừa mới lập gia đình. Ngay cả bây giờ, khi mẹ con tôi đã đoàn tụ được hai năm, anh ấy vẫn còn ngạc nhiên thích thú vì chúng tôi có cái miệng, nụ cười và tiếng cười giống nhau đến thế. Không biết bao giờ tôi mới có thể bày tỏ hết lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ nuôi của Nicole vì họ đã dưỡng dục con bé hết sức chu đáo. Họ thật sự là những con người rất đặc biệt, và tôi chịu ơn họ sâu sắc. Họ chào đón tôi và gia đình tôi với vòng tay rộng mở hệt như khi ho đón nhận Nicole vậy. Tấm thiệp mà năm ấy mẹ của Nicole tặng tôi nhân Ngày Của Mẹ đã nói lên tất cả: “Tôi thật sự tin rằng trẻ con là món quà của Chúa, là món quà mà chúng ta vay mượn, và chúng ta có nghĩa vụ phải nuôi dạy chúng để chúng trở thành những con người độc lập, là tài sản quý giá của xã hội. Kể từ ngày chúng tôi nhận Nicole làm con, tôi đã luôn nghĩ đến chị, vào mỗi ngày 17 tháng 2, và đặc biệt là trong Ngày Của Mẹ. Chính vì vậy, chúc mừng chị nhân Ngày Của Mẹ, không chỉ vì chị đã tìm thấy con gái, mà thêm vào đó còn là một người bạn tốt”. Và đối với bà, lúc nào tôi cũng muốn nói lời cám ơn. Kathy N. Jublou Lòng biết ơn không chỉ là đức tính cao quý nhất, mà còn là nguồn gốc của những đức tính khác. - Cicero Always a Mother o watch her worry and fret as she waited for news of how her little girl came T through brain surgery was almost more than I could bear. Through her tears she recounted stories of her little girl and voiced her longing to be right there with her. As she continually checked her watch, counting down the time that the doctor said surgery should take, I tried to think of comforting things to say. My words did not seem appropriate, for she was in a place I had never been. How could I understand her vigil, the agony that waiting was causing her? Finally, the telephone rang. Marie had come through surgery fine and would recover with time. The look of relief flooded her face. At last, this eighty-sixyear-old mother could relax, knowing her seventy-year-old “little girl” was going to be fine. - Elizabeth Sharp Vinson Vẫn luôn là Mẹ hứng kiến sự lo lắng mỏi mòn của một người mẹ đang mong ngóng tin tức về ca C phẫu thuật não của đứa con gái nhỏ là điều mà tôi hầu như không thể chịu đựng nổi. Qua làn nước mắt, bà kể lại câu chuyện về con gái của mình và bày tỏ niềm mong mỏi được ở ngay bên cạnh con. Trong lúc bà liên tục nhìn đồng hồ để đếm lùi khoảng thời gian mà bác sĩ đã ước tính cho ca phẫu thuật, tôi cố gắng nghĩ ra điều gì đó để an ủi bà. Những ngôn từ của tôi lúc đó dường như chẳng phù hợp, vì bà đang ở vào một vị trí mà tôi chưa từng trải qua bao giờ. Làm thế nào tôi có thể hiểu được những đêm thức trắng của người mẹ ấy cũng như nỗi buồn đau khắc khoải mà cảnh đợi chờ đã gây ra cho bà? Sau cùng, điện thoại reo vang. Ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp và Marie sẽ bình phục theo thời gian. Gương mặt người mẹ ngập tràn nét nhẹ nhõm. Cuối cùng thì bà mẹ tám mươi sáu tuổi giờ đây cũng có thể nghỉ ngơi khi biết rằng “đứa con gái nhỏ” bảy mươi tuổi của mình sẽ dần dần bình phục. - Elizabeth Sharp Vinson The world’s worst mother fter mothering me for thirty years, my mom stood in the kitchen of my home and A announced these words, “I was the world’s worst mother, and I am so sorry.” She then proceeded to apologize for all the things that she did wrong in raising me. I realized that she was filled with guilt about the strict rules of her child raising years, causing me to miss many school dances. She was mortified that she and my father were too poor to afford my high school ring. She was ashamed of herself for punishments that lasted for weeks. She was sad that she tried to choose my friends. My mother went on and on about her mistakes and regrets as tears of pain streamed down her face. Right at that moment my mom looked so beautiful. I wondered why my entire family, including me, took her for granted. How do you tell your mother all that she is to you? I wanted to tell her that the punishments and strict rules of my childhood have a small spot in my memory in comparison to my recollections of the nights she let me stay up late and bake cookies with her. I kept silent instead of telling her how much it meant that she scraped together the money for my wedding shoes and matching purse. I couldn’t swallow the lump in my throat so I could explain all of the millions of ways she makes me feel so special. I should have told my mother, on that day, that of all the people in my life, no one has ever loved me in the unconditional way that she does. Four years have gone by since the day I didn’t tell my mother that her mistakes were tiny molehills, and her love and understanding were big beautiful mountains in my life. But I’m telling her now. Thank you, Mom, and thank you, God, for the world’s worst mother. - Polly Anne Wise Người mẹ kém cỏi nhất thế gian au khi đã nuôi dưỡng tôi được ba mươi năm trời, có lần mẹ tôi đã đứng trong S nhà bếp và nói vọng ra: “Mẹ là người mẹ kém cỏi nhất thế gian, và mẹ hết sức hối tiếc về điều đó.” Mẹ tiếp tục nhận lỗi về tất cả những gì mà bà đã làm sai trong suốt quá trình nuôi nấng tôi. Tôi nhận thấy mẹ đang tự kết tội mình về những nguyên tắc khắt khe trong việc nuôi dạy con cái vì mẹ đã làm cho tôi lỡ mất nhiều buổi khiêu vũ ở trường. Mẹ cảm thấy xấu hổ vì cha mẹ quá nghèo không đủ sức mua cho tôi chiếc nhẫn khi tôi tốt nghiệp trung học. Mẹ xấu hổ vì những hình phạt kéo dài cả tuần mà bà đã dành cho tôi. Mẹ buồn rầu vì đã cố chọn bạn bè cho tôi. Mẹ tôi tiếp tục kể về những sai lầm và những điều hối tiếc của bà trong khi những giọt nước mắt đau khổ cứ chảy dài trên khuôn mặt. Ngay lúc ấy, trông mẹ thật xinh đẹp. Tôi tự hỏi tại sao cả gia đình tôi, trong đó có tôi, luôn luôn tin tưởng ở mẹ. Làm thế nào bạn có thể nói cho mẹ biết rằng mẹ là tất cả đối với bạn? Tôi muốn nói với mẹ rằng những hình phạt và những nguyên tắc khắt khe thuở bé chỉ là một chấm đen nhỏ trong trí nhớ của tôi so với những ký ức về những đêm mẹ cho phép tôi thức khuya nướng bánh cùng với mẹ. Tôi đã im lặng thay vì nói với mẹ rằng thật ý nghĩa biết bao khi mẹ cố vét tiền để sắm cho tôi đôi giày cưới và chiếc ví sao cho hợp với đôi giày. Tôi không thể nuốt nổi cục nghẹn đang chặn ngang cổ họng của mình để có thể giải thích với mẹ rằng mẹ đã làm cho tôi cảm thấy mình thật đặc biệt bằng hàng triệu cách khác nhau. Ngày hôm đó, lẽ ra tôi nên nói với mẹ rằng trong số tất cả những người xuất hiện trong cuộc đời tôi, không ai có thể yêu thương tôi vô điều kiện như mẹ. Đã bốn năm trôi qua kể từ ngày tôi không nói với mẹ rằng những sai lầm của mẹ chỉ nhỏ bé như đám đất chuột đùn, trong khi tình thương yêu và sự thông cảm của mẹ lại là những ngọn núi to lớn và đẹp đẽ của cuộc đời tôi. Nhưng, ngay bây giờ, tôi sẽ nói với mẹ. Cảm ơn Mẹ, và cảm ơn Chúa đã ban cho tôi “người mẹ kém cỏi nhất thế gian”. - Polly Anne Wise Asecret for Mom s I contemplate the arrival of the holidays, I think about all the warm and wonderful A Christmases as a child, and I feel a smile cross my face. They were truly a time to remember. As I grew older, the Christmas memories become less vivid and more of a sad and depressing time for me... until last year. It was then that I believe I learned how to recapture that childhood wonder and joy I felt as a child. Every year I flounder, never knowing what to buy my mother for Christmas. Another robe and slippers, perfume, sweaters? All nice gifts, but they just don’t say I love you like they should. I wanted something different, something she would love for the rest of her life. Something that would put that beautiful smile back on her face and the quickness in her step. She lives alone, and much as I may want to spend time with her, I can only manage an occasional visit with the schedule I keep. So I made the decision to become her Secret Santa. Little did I know that this would be just what the doctor ordered. I went out and bought all sorts of small gifts and then headed to the more expensive areas of the mall. I picked up little nothings, things that I knew only my mother would love. I took them home and wrapped each one differently. Then I went to my computer and made a card for each one. It went according to the song “The Twelve Days of Christmas.” Then I began my adventure. The first day was so exciting, I dropped it off and put it in the screen door. Then I hurried home and called her, pretending to inquire about her health. She was bubbling over. Someone had left a gift for her and signed it “Secret Santa.” The next day, the same scenario played out. After four or five days, I went to her house, and my heart just broke. She had laid out all the gifts on her kitchen table and was showing them to everyone at the apartment complex. Wrappings and all were spread out and each one had the note attached. She never stopped talking about this secret admirer the entire duration of my visit. Her eyes sparkled, and her voice was lilting. She was in seventh heaven. Every day, she would call me with news of the new gift she found when she woke up. Then she decided to try to catch the person responsible and slept on the couch with the door cracked open. So I left it later that day, and she worried that the gifts weren’t coming anymore. She had me just as excited as she was. On the last day, the card told her to be dressed on that Saturday, and she was to go to Applebee’s for dinner. There she would meet her Secret Santa. She went wild. The card also told her to ask her daughter Susan to bring her (that’s me). It said she would know her Secret Santa by the red ribbon she would be wearing. So I picked her up and off we went. When we arrived the hostess seated us at a table, and my mom looked around. She lost the smile and ask when she was going to meet her Secret Santa. I slowly took off my coat, and there was the red ribbon. She began to cry and fuss over how much I spent and how did I do this. She was happier than I have ever seen her. When it was all said and done, I thought about how good I felt, and just as quickly, I remembered something very important. When I was a child, it was my mother who taught me that it is better to give than to receive. All these years when I had been sad during the holidays was most likely because I was looking at the “getting” instead of the “giving.” I was humbled by this realization, and now I am certain, Mom does know best.... - Susan Spence Asingle fantasy can transforma million realities. - Maya Angelou Điều bí mật dành cho Mẹ hi nghĩ về những ngày lễ sắp đến, tôi lại nhớ về tất cả những lễ Giáng Sinh ấm áp tuyệt K vời lúc tôi còn bé, và một nụ cười thoáng qua khuôn mặt tôi. Đó thật sự là những tháng ngày đáng nhớ. Khi tôi lớn hơn một chút, những ký ức trong tôi về ngày Giáng Sinh không còn sống động như xưa, thậm chí chúng còn là những ngày buồn chán... mãi cho đến dịp Giáng Sinh năm ngoái. Kể từ đó, tôi tin rằng mình đã học được cách lấy lại niềm vui và những điều kỳ diệu của thời thơ ấu. Mỗi năm tôi đều lúng túng không biết mua gì cho mẹ tôi vào dịp lễ Giáng Sinh. Một cái áo đầm mới, một đôi dép, lọ nước hoa, hay một chiếc áo len? Tất cả đều là những món quà dễ thương, nhưng chúng không thể thay tôi bày tỏ tình yêu thương đối với mẹ như tôi mong muốn. Tôi muốn một món gì thật khác biệt mà mẹ tôi sẽ yêu thích trong suốt phần đời còn lại của bà. Một món quà có khả năng mang nụ cười tươi tắn trở lại trên khuôn mặt mẹ và làm cho dáng đi của mẹ trở nên nhanh nhẹn như xưa. Mẹ tôi sống một mình, và mặc dù tôi rất muốn dành nhiều thời gian cho mẹ, nhưng tôi chỉ có thể thỉnh thoảng đến thăm bà theo lịch trình công việc của tôi. Vì vậy tôi quyết định trở thành Ông Già Noel Bí Mật đến với mẹ vào đêm Giáng Sinh. Tôi đã không biết rằng đó cũng chính là điều mà bác sĩ khuyên tôi nên làm cho mẹ. Tôi đi mua đủ loại quà nho nhỏ, rồi tiếp tục sang một gian hàng bán những thứ đắt tiền hơn. Ở đó tôi mua những vật linh tinh mà tôi biết là chỉ có mẹ tôi mới thích. Tôi mang chúng về rồi gói mỗi món một kiểu khác nhau. Rồi tôi dùng máy vi tính để thiết kế từng tấm thiệp cho mỗi món quà. Mọi thứ diễn ra theo bài hát “Mười hai ngày của lễ Giáng Sinh”. Và tôi bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình. Ngày đầu tiên quả thật rất lý thú. Tôi mang một món quà đến nhà mẹ và đặt nó ở cửa lưới. Rồi tôi vội trở về nhà và gọi điện thoại cho mẹ, giả vờ hỏi thăm sức khỏe của bà. Lúc đó mẹ tôi đang mừng rối rít. Có ai đó đã tặng cho bà một món quà và ký tên “Ông Già Noel Bí Mật”. Ngày hôm sau, mọi chuyện lại diễn ra y như vậy. Sau đó bốn hoặc năm ngày, tôi đến nhà mẹ, và timtôi suýt nữa thì ngừng đập. Mẹ tôi đặt tất cả quà lên chiếc bàn trong nhà bếp và chỉ cho mọi người trong khu cư xá cùng xem. Giấy bọc và tất cả mọi thứ được bày ra, kèm theo mỗi món quà là một tấm thiệp. Trong suốt thời gian tôi có mặt, mẹ tôi cứ luôn miệng nói về người hâm mộ bí ẩn đã tặng quà cho bà. Đôi mắt mẹ sáng lấp lánh, và giọng nói thì hết sức du dương. Mẹ vui sướng cực độ. Mỗi ngày, mẹ tôi lại gọi cho tôi để kể về món quà mà mẹ nhận được vào mỗi sáng thức giấc. Mẹ quyết định phải gặp cho được người đã gởi những món quà bằng cách ngủ trên đi văng và để cửa nhà hé mở. Vì vậy mà hôm ấy tôi đã lén mang quà đến trễ hơn, và thế là mẹ tôi đã lo lắng rằng không có ai tặng quà cho bà nữa. Mẹ tôi làm cho tôi cũng trở nên hào hứng không kém gì bà. Vào ngày cuối cùng, tôi ghi trong tấm thiệp là mẹ hãy ăn mặc thật đẹp vào ngày thứ Bảy vì bà sẽ đến ăn tối ở Applebee’s. Ở đó bà sẽ được gặp Ông Già Noel Bí Mật. Mẹ tôi mừng quýnh. Tấm thiệp còn ghi thêm là bà hãy bảo Susan - con gái bà (ấy chính là tôi) đưa bà đến đấy. Trong đó còn viết rằng mẹ tôi sẽ nhận ra Ông Già Noel Bí Mật thông qua sợi ruy-băng đỏ mà người ấy sẽ mang. Thế là tôi đến đón mẹ và chúng tôi lên đường. Khi chúng tôi đến nơi, bà chủ quán xếp chỗ ngồi cho chúng tôi, và mẹ tôi cứ đảo mắt nhìn xung quanh. Bà thôi mỉm cười và hỏi xem khi nào bà sẽ gặp được Ông Già Noel Bí Mật. Tôi từ từ cởi áo khoác để lộ sợi ruy-băng đỏ. Mẹ tôi bắt đầu khóc và hỏi xem tôi đã tiêu bao nhiêu tiền cũng như đã làm điều đó như thế nào. Lần đầu tiên tôi thấy mẹ hạnh phúc như vậy. Khi mọi việc đã rõ ràng, tôi nghĩ đến cảm giác hạnh phúc của mình và bất chợt tôi nhớ ra một điều rất quan trọng. Khi tôi còn bé, chính mẹ là người đã dạy tôi rằng cảm giác khi cho đi một thứ gì sẽ hạnh phúc hơn cả việc đón nhận. Suốt nhiều năm nay tôi đã buồn rầu vào các dịp lễ, có lẽ vì tôi cứ quan tâm đến việc nhận quà hơn là cho đi. Khi nhận ra điều ấy, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé. Và bây giờ thì tôi biết chắc một điều: Mẹ chính là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết... - Susan Spence Một ý tưởng kỳ lạ có thể làm thay đổi hàng triệu điều trong thực tế . - Maya Angelou Monkey bar courage ou stand daredevil high on metal monkey bars in the park, oblivious to danger. Y “Don’t,” I warn, “It’s not safe.” And you grudgingly oblige me and hang down closer to the earth. I stand guard anyway, but glance away for a moment, distracted by twilight. I turnback toward you, only to helplessly watch you fall to the ground. You get up gasping, your nose and mouth already bleeding. Horrified, I hold you tightly and try to absorb the hurt. You cry loudly from your pain, and I cry for all the ways I cannot protect you. But in a few moments, you collect yourself. With a long, quivering sniffle and a brave breath, you brush away the remaining bark mulch that I have missed and give me a slightly teary-eyed, crooked smile. “Mommy, I really want to get back on. And this time, I want to do a back flip.” You say this even though your lip is still bleeding. And in this minute my surprise co-mingles with awe, respect and pride, and I see more than my tear-stained three-year-old daughter standing before me. I see the raw material of courage. I see the makings of perseverance and determination. I see a girl with something that I didn’t put inside her, a girl who has something that nobody can take away. I see you, my daughter, a child who falls down but gets up and keeps dancing. And I see once again that I am the student, and you are the inspiration. As I hoist your small body up to the bar my thought is a prayer, for you and for me, Don’t ever let go of this. - Karen C. Driscoll All things are possible until they are proved impossible - and even the impossible may only be so as of now. - Pearl S. Buck Lòng can đảm của con on liều lĩnh đứng trên những thanh kim loại dành cho trẻ con leo trèo trong công C viên mà không màng đến nguy hiểm. Mẹ nhắc nhở: “Đừng, con. Nguy hiểm đấy”. Con miễn cưỡng nghe lời mẹ và tụt xuống thấp hơn. Mẹ đứng bên cạnh trông chừng con, nhưng có một phút mẹ nhìn đi nơi khác, hơi xao lãng vì ánh hoàng hôn. Khi mẹ quay lại về phía con, mẹ thấy con ngã xuống đất mà mẹ không làm gì được. Con thở hổn hển và đứng dậy, miệng và mũi bị chảy máu. Hoảng hốt, mẹ ôm lấy con thật chặt như để san sẻ bớt sự đau đớn của con. Con khóc to vì đau, còn mẹ khóc vì không thể bảo vệ được con. Nhưng chỉ vài phút sau, con đã trấn tĩnh lại. Với tiếng xỉ mũi run run kéo dài và một hơi thở thể hiện sự can đảm, con giũ đi những mảnh vỏ cây mà mẹ chưa phủi hết và cười với mẹ một cách khó khăn, mắt hãy còn ngấn lệ. “Mẹ ơi, con muốn leo lên lại. Và lần này, con muốn đánh đu ngược”. Con nói như thế mặc dù môi con hãy còn rỉ máu. Khi ấy, sự ngạc nhiên của mẹ hòa trộn với cảm giác sợ hãi, sự cảm phục pha lẫn tự hào. Mẹ cảm thấy đứng trước mặt mình không chỉ là đứa con gái ba tuổi nhòe nhoẹt nước mắt mà chính là chất liệu của lòng can đảm. Mẹ nhìn thấy sự gan dạ và kiên quyết. Mẹ nhìn thấy một bé gái với những đức tính không phải do mẹ ban cho, và cũng không ai có thể lấy đi được. Mẹ nhìn thấy con, con gái của mẹ, ngã xuống nhưng biết đứng dậy và tiếp tục nhảy múa. Và một lần nữa mẹ nhận ra rằng mẹ hãy còn phải học hỏi, còn con chính là nguồn cảm hứng của mẹ. Khi mẹ nhấc thân hình bé nhỏ của con lên giàn đu một lần nữa, mẹ đã nghĩ đến một lời nguyện cầu, cho con và cho cả mẹ: Đừng bao giờ từ bỏ điều này. - Karen C. Driscoll Tất cả đều có thể, trừ trường hợp được chứng minh là không thể - và thậm chí những điều không thể cũng có thể trở thành có thể. - Pearl S. Buck Happy birthday, baby! t took me a while to realize what day it was. I awoke to gray skies and the chance of I snow in the forecast for Wednesday, January twenty-eighth. My birthday. I was thirtyfive. I turned away from the clock radio and wished I’d taken the day off from work. I wanted to stay in bed and snuggle up to my self-pity about being alone - yet again - on this significant day. My most recent attempt at romance had crashed and burned two weeks earlier, and the wounds were still fresh. It hadn’t been a long relationship, and it wasn’t even that much of a relationship, but it had refueled my hopes and dreams about having someone to come home to. As I lay in bed, I remembered blowing out last year’s candles and wishing for the man of my dreams - sure that my luck would change this year. “What the hell is it gonna take?” I asked my walls, angry and terrified at the same time. When the phone rang, I expected to hear warm wishes from my parents or brothers. Instead, it was a man that I once was in contact with, calling to say hi and completely forgetting my birthday. My sister-in-law called next, updating me on her happy life with my brother, and putting my two-year-old niece on the phone to sing to me. I hung up, fed my cat, and tried to remember what I loved about the single life when I was twenty. Adding to the gloom was the fact that I no longer liked my job as a news reporter. I was dragging myself into the radio station every day, trying to figure out where else I could go and what else I should be doing. Today would be bearable, I thought, because they’d probably have a party for me at work, or maybe my recent ex would do the unexpected and send flowers. I was also looking forward to interviewing a favorite jazz musician whose saxophone and sense of humor were typically delightful. Little did I know that he’d be cranky and so uncooperative that I wanted to shout, “Screw you and your attitude - I shouldn’t even be here today!” To add insult to injury, my co-workers forgot my birthday, and I went home in a snit, empty-handed, slipping in the snow and cursing myself for wearing boots with high heels. A dinner party with a great circle of women was the bright spot in my day, as my friends made me laugh and look on the bright side of my romantic disaster. But after they left, the sadness returned. I didn’t want to be alone at the end of the day, I didn’t want to be alone at age thirty-five, and I didn’t know where my life was going. My parents had left me a birthday message, and I was glad that I had missed the call, because I didn’t want to talk to them when I felt like such a miserable failure as a daughter and as a woman. I questioned my choices in life, and wondered just what I had passed up marriage and motherhood for. What was so great about my independent life? I poured myself a glass of wine and sat down to seek comfort from birthday cards that I’d grabbed from the mailbox after work. One envelope reached out to me with the familiar, feminine script of my mother. I pulled out a pink card that read, “The only thing better than having a delightful daughter is watching her become a beautiful woman.” Inside, were these unexpected words: “As I write, it’s snowing outside - just like the day you were born, thirty-five years ago. I’ll never forget the moment they placed you in my arms. I was so thrilled to have a baby girl - it was a dream come true! Through the years, you continue to be a delight to me - so sweet and thoughtful, and smart and talented. I am so grateful for our friendship, and I admire your courage and adventurous spirit. You are a warm and beautiful woman, Kim Childs, and you are my best friend. Know that I wish you a wonderful year ahead - filled with everything you desire and deserve! I love you, XXOO Mom.” My teardrops hit the card as I read those powerful words of love. I cried for the deep connection I had to this woman who considered me a gift, a success and an inspiration. Her message stirred my soul and breathed new life into me. I knew, as I lay down to sleep that night, that I was treasured, and that my life made a difference and brought joy to someone I cherished. It was my mother’s second - greatest birthday gift to me - thirty-five years after the first. - Kim Childs People tend to become what you tell them they are. - Dorothy Delay Chúc mừng sinh nhật, con yêu! hải mất một lúc tôi mới nhớ được hôm ấy là ngày gì. Tôi thức giấc và thấy bầu trời P thật ảm đạm. Theo dự báo thời tiết thì hôm ấy có thể có tuyết. Thứ Tư, ngày 28 tháng Giêng - sinh nhật của tôi. Năm đó tôi được ba mươi lăm tuổi. Tôi ngoảnh mặt quay đi để khỏi nhìn thấy chiếc radio có kèm đồng hồ báo thức và ước gì hôm ấy mình được nghỉ làm. Tôi muốn nằm trên giường để gặm nhấm nỗi xót thương cho phận mình vì lại phải đơn độc trong ngày trọng đại này. Mối tình gần nhất của tôi đã tan vỡ hai tuần trước đó, và vết thương lòng hãy còn rất mới. Đó không phải là một mối quan hệ dài lâu, thậm chí cũng chưa đến mức là một mối quan hệ, nhưng nó đã khơi lại trong tôi niềm hy vọng và mơ ước có được một người để cùng sớm tối đi về. Nằm trên giường, tôi nhớ đến cảnh mình đã thổi nến sinh nhật hồi năm ngoái và thầm nguyện ước về một người đàn ông trong mộng, tin tưởng rằng vận may sẽ đến với mình trong năm. “Chuyện quái gì xảy ra đây?” Tôi vừa giận dữ vừa hoảng sợ hỏi mấy bức tường xung quanh. Khi nghe tiếng chuông điện thoại, tôi cứ nghĩ mình sẽ nhận được những lời chúc thân thương của cha mẹ hoặc các em trai. Tuy nhiên, đó lại là một người đàn ông mà tôi có lần giao thiệp. Ông ấy gọi đến chỉ để hỏi thăm và hoàn toàn quên đó là ngày sinh nhật của tôi. Sau đó chị dâu tôi gọi điện kể cho tôi nghe về cuộc sống hạnh phúc của chị và anh trai tôi, rồi chị chuyển máy để đứa cháu gái hai tuổi hát cho tôi nghe. Sau khi gác máy, tôi đi cho mèo ăn, và tôi cũng cố nhớ lại xem vào độ tuổi đôi mươi, mình đã yêu thích những gì về một cuộc sống độc thân như vậy. Tệ hơn là tôi cảm thấy mình không còn yêu thích nghề phóng viên đưa tin bấy lâu nữa. Mỗi ngày tôi lại vùi đầu vào đài phát thanh, cố nghĩ xem mình có thể đến một nơi nào khác và làm một việc gì khác hay không. Tôi thầm nghĩ: “Chắc hôm nay sẽ không đến nỗi nào”, vì có thể đồng nghiệp sẽ tổ chức tiệc cho tôi ở chỗ làm, hoặc người yêu cũ của tôi có thể sẽ tặng hoa để tạo sự bất ngờ. Tôi cũng đang chờ để phỏng vấn một nghệ sĩ nhạc jazz có tiếng, giỏi chơi kèn saxophone và có óc hài hước. Nhưng tôi không ngờ ông ta lại lập dị và kênh kiệu đến độ tôi muốn thét lên: “Mặc xác ông và cái thái độ của ông! Lẽ ra hôm nay tôi chẳng nên đến đây làm gì!”. Chua chát hơn nữa, các đồng nghiệp lại quên luôn ngày sinh nhật của tôi. Thế là tôi trắng tay ra về, miệng không ngớt càu nhàu. Đã thế, tôi còn bị trượt ngã trong đống tuyết và thầm nguyền rủa sao hôm nay mình lại mang ủng cao gót làm gì. Điểm nổi bật trong ngày là một bữa tiệc do đông đảo những người bạn gái của tôi tổ chức. Họ đã làm cho tôi bật cười thích thú vì họ chỉ nhìn vào khía cạnh sáng sủa trong sự đổ vỡ tình cảm của tôi. Nhưng khi họ vừa ra về thì tôi lại cảm thấy buồn rầu. Tôi không muốn đơn độc khi đêm xuống, tôi không muốn cô đơn khi bước vào tuổi ba mươi lăm, và tôi cũng không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu. Cha mẹ tôi có gởi tin nhắn chúc mừng sinh nhật tôi. Tôi mừng là đã nhỡ cú điện thoại của cha mẹ tôi vì tôi không muốn trò chuyện khi mang nặng ý nghĩ mình là hiện thân của một sự thất bại thảm hại, với tư cách một đứa con gái cũng như một người phu nữ. Tôi nghi ngờ những chọn lựa của mình trong cuộc sống. Tôi tự hỏi mình đã hy sinh cơ hội kết hôn và được làm mẹ là vì điều gì. Cuộc sống độc lập như tôi thì có gì hay ho kia chứ? Tôi rót cho mình một ly rượu vang và ngồi xuống tìm sự an ủi trong những tấm thiệp mừng sinh nhật tôi vừa lấy trong hòm thư sau khi đi làm về. Một phong bì rơi ra với nét chữ mềm mại quen thuộc của mẹ tôi. Tôi đọc những dòng chữ bên ngoài tấm thiệp màu hồng: “Chỉ có một điều tuyệt vời hơn việc có một đứa con gái dễ thương, đó là trông thấy nó lớn lên và trở thành một phụ nữ xinh đẹp”. Bên trong tấm thiệp là những lời lẽ đầy bất ngờ: “Khi mẹ đang viết những dòng này, ngoài kia tuyết đang rơi, giống như ngày con ra đời cách đây ba mươi lăm năm vậy. Mẹ sẽ không bao giờ quên được giây phút khi các bác sĩ đặt con vào tay mẹ. Mẹ rất xúc động vì có được một đứa con gái – giấc mơ của mẹ đã thành hiện thực. Suốt nhiều năm qua, con vẫn luôn là nguồn vui của mẹ. Con dịu dàng và sâu sắc, con thông minh khéo léo và tài năng. Mẹ vô cùng hạnh phúc vì tình cảm giữa mẹ con mình, và mẹ cũng rất ngưỡng mộ lòng can đảm và tinh thần phiêu lưu mạo hiểm của con. Kim Childs, con là một phụ nữ xinh đẹp và nồng ấm, và con cũng là người bạn tốt nhất của mẹ. Mẹ chúc con một tuổi mới thật tuyệt vời, với tất cả những gì con mong ước và con xứng đáng có được! Mẹ yêu con. Hôn con. Mẹ của con.” Nước mắt tôi rơi xuống tấm thiệp khi tôi đọc những lời lẽ mạnh mẽ đầy yêu thương đó. Tôi bật khóc vì mối quan hệ sâu sắc giữa tôi và mẹ, người phụ nữ đã coi tôi là một hồng phúc, một thành quả và là niềm cảm hứng trong cuộc sống. Bức thư của mẹ đã lay động tâm hồn tôi và mang đến cho tôi một sức sống mới. Đêm đó, khi đặt lưng lên giường ngủ, tôi biết rằng tôi luôn được yêu thương, và cuộc sống của tôi mang lại sự khác biệt cũng như niềm vui sướng cho một người mà tôi hằng yêu quý. Đó là món quà sinh nhật tuyệt vời thứ hai, sau món quà tuyệt vời nhất mà mẹ đã trao tặng tôi ba mươi lăm năm trước. - Kim Childs Bạn nghĩ về một người như thế nào thì họ sẽ có khuynh hướng trở thành người như vậy. - Dorothy Delây Making memories fter eating breakfast, my little girl says, “Mommy, will you watch this show with me?” A I look at the breakfast dishes in the sink and then at her big brown eyes. “Okay,” I say, and we snuggle together on the couch and watch her favorite show. After the show, we put together a puzzle and I head for the kitchen to wash those dirty dishes when the phone rings. “Hi,” my friend says, “What have you been doing?” “Well,” I say, “watching my little one’s favorite show with her and putting together a puzzle.” “Oh,” she says, “so you’re not busy today.” No, I think to myself, just busy making memories. After lunch, Erica says, “Mommy, please play a game with me.” Now I am looking at not only the breakfast dishes but also the lunch dishes piled in the sink. But again, I look at those big brown eyes and I remember how special it felt when my mom played games with me when I was a little girl. “Sounds like fun,” I answer, “but just one game.” We play her favorite game, and I can tell she is delighting in every moment. When the game ends, she says, “Please read me a story.” “Okay,” I say, “but just one.” After reading her favorite story, I head for the kitchen to tackle those dishes. With the dishes now done, I start to fix supper. My willing little helper comes eagerly to the kitchen to help me with my task. I’m running behind and thinking about how much faster I could do this if my sweet little one would just go play or watch a video, but her willingness to help and her eagerness to learn how to do what her mommy is doing melts my heart, and I say, “Okay, you can help,” knowing it will probably take twice as long. As supper is about ready, my husband comes home from work and asks, “What did you do today?” I answer, “Let’s see, we watched her favorite show and we played a game and read a book. I did the dishes and vacuumed; then with my little helper, I fixed supper.” “Great,” he says, “I’m glad you didn’t have a busy day today.” But I was busy, I think to myself, busy making memories. After supper, Erica says, “Let’s bake cookies.” “Okay,” I say, “let’s bake cookies.” After baking cookies, once again I am staring at a mountain of dishes from supper and cookie baking, but with the smell of warm cookies consuming the house, I pour us a glass of cold milk and fill a plate with warm cookies and take them to the table. We gather around the table eating cookies, drinking milk, talking and making memories. No sooner have I tackled those dishes than my little sweetie comes tugging at my shirt, saying, “Could we take a walk?” “Okay,” I say, “let’s take a walk.” The second time around the block I’m thinking about the mountain of laundry that I need to get started on and the dust encompassing our home; but I feel the warmth of her hand in mine and the sweetness of our conversation as she enjoys my undivided attention, and I decide at least once more around the block sounds like a good idea. When we get home, my husband asks, “Where have you been?” “We’ve been making memories,” I say. A load in the wash and, my little girl all bathed and in her gown, the tiredness begins to creep in as she says, “Let’s fix each other’s hair.” I’m so tired! my mind is saying, but I hear my mouth saying, “Okay, let’s brush each other’s hair.” With that task complete, she jumps up excitedly, “Let’s paint each other’s nails! Please!” So she paints my toenails, and I paint her fingernails, and we read a book while waiting for our nails to dry. I have to turn the pages, of course, because her fingernails are still drying. Then we put away the book and say our prayers. My husband peeks his head in the door, “What are my girls doing?” he asks. “Making memories,” I answer. “Mommy,” she says, “will you lay with me until I fall asleep?” “Yes,” I say, but inside I’m thinking, I hope she falls asleep quickly so I can get up; I have so much to do. About that time, two precious little arms encircle my neck as she whispers, “Mommy, nobody loves you as much as I do.” I feel the tears roll down my cheeks as I thank God for the day we spent making memories. - Tonna Canfield Tạo ra kỷ niệm au khi ăn sáng, đứa con gái nhỏ nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ xem chương trình này với con S nhé ?”. Tôi nhìn vào đống bát đĩa dơ và sau đó nhìn vào cặp mắt nâu to tròn của con bé. “Được thôi”, tôi trả lời. Thế là hai mẹ con ngồi sát vào nhau trên đi văng để cùng xem chương trình yêu thích của con tôi. Sau khi xem xong, chúng tôi còn cùng nhau giải mộ t câu đố khó. Khi tôi định đi rửa chén bát thì điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một người bạn của tôi: “Chào cậu. Cậu làm gì từ sáng đến giờ đấy?”. Tôi trả lời: “À, mình xem chương trình yêu thích của con gái và giải câu đố cùng với nó ”. Cô ấy lại nói: “À, thế là hôm nay cậu không bận việc nhỉ”. Tôi tự nhủ: Không bận việc, chỉ bận tạo ra kỷ niệm mà thôi. Sau bữa cơm trưa, Erica lại nói: “Mẹ ơi, mẹ chơi trò chơi với con đi mẹ ”. Lúc này thì tôi nhìn vào đống chén đĩa bẩn trong chậu rửa bát, không chỉ của bữa sáng mà còn của cả bữa trưa. Một lần nữa, tôi lại nhìn vào cặp mắt to nâu của con bé, và tôi chợt nhớ lại mình đã cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi được chơi trò chơi cùng mẹ lúc tôi còn nhỏ. Tôi trả lời con: “Vui đấy. Nhưng chỉ chơi một trò thôi con nhé”. Chúng tôi đã chơi trò chơi mà con gái tôi rất thích, và con bé thật sự thích thú . Khi trò chơi kết thúc, con bé lại nói: “Mẹ ơi, mẹ đọc truyện cho con nghe đi mẹ ”. “Ừ, nhưng chỉ một truyện thôi đấy nhé.” Sau khi đọc cho con gái nghe câu chuyện mà con bé rất thích, tôi ra nhà bếp để xử lý đống chén đĩa. Rửa chén xong, tôi chuẩn bị bữa ăn tối. Người trợ lý nhỏ bé và nhiệt tình hăm hở chạy vào nhà bếp để giúp tôi. Tôi phải theo sát nó và tự nhủ mình sẽ làm nhanh hơn biết bao nếu như con bé hãy cứ chơi hoặc xem video. Nhưng sự nhiệt tình muốn giúp đỡ và niềm háo hức của con bé khi muốn học hỏi những gì mà mẹ nó đang làm đã khiến tôi mềm lòng, vì thế tôi nói: “Được rồi, con có thể giúp mẹ”, mặc dù tôi biết rằng như thế thì tôi sẽ tốn thời gian gấp hai lần để hoàn thành công việc. Khi bữa ăn tối sắp được chuẩn bị xong, chồng tôi đi làm về và hỏi tôi: “Hôm nay ở nhà em làm gì?”. Tôi trả lời: “Để xem nào... Em và con đã cùng xem chương trình yêu thích của con, chơi trò chơi và đọc truyện. Sau đó em rửa chén và hút bụi. Rồi cô trợ lý bé nhỏ này đã giúp em chuẩn bị bữa tối”. Chồng tôi nói: “Tuyệt. Anh mừng là hôm nay em không phải bận rộn gì nhiều”. Tôi tự nhủ : Em bận chứ, bận tạo ra kỷ niệm. Sau bữa ăn tối, Erica nói: “Chúng ta nướng bánh đi mẹ”. Tôi đáp: “Được rồi. Chúng ta hãy nướng bánh quy nào”. Nướng bánh xong, tôi lại nhìn chằm chằm vào đống chén bát bẩn của bữa tối và từ việc nướng bánh. Nhưng mùi bánh nướng lan tỏa khắp nhà khiến tôi quyết định rót một ly sữa lạnh và lấy một đĩa bánh nóng mang đến bàn. Chúng tôi ngồi quanh bàn, ăn bánh, uống sữa, trò chuyện và tạo ra nhiều kỷ niệm. Khi tôi vừa rửa xong đống chén đĩa thì con gái tôi kéo áo tôi và nói: “Mình đi dạo có được không mẹ?”. Tôi trả lời: “Được con ạ. Thế thì mình đi dạo nào”. Khi đi vòng quanh khu nhà lần thứ hai, tôi nghĩ đến đống quần áo dơ phải giặt và đám bụi bặm trong nhà . Nhưng tôi cảm nhận được hơi ấm bàn tay của con gái trong tay mình và sự ngọt ngào dễ chịu trong cuộc chuyện trò giữa hai mẹ con, và thế là tôi quyết định đi thêm ít nhất là một vòng nữa quanh khu nhà. Khi chúng tôi về đến nhà, chồng tôi hỏi: “Hai mẹ con đi đâu về thế?”. Tôi đáp: “Em và con đi tạo ra kỷ niệm, anh ạ”. Khi quần áo đã được cho vào máy giặt, con gái tôi cũng đã được tắm rửa và thay áo ngủ, sự mệt mỏi bắt đầu len vào người tôi. Lúc này con gái tôi lại nói: ”Mẹ ơi, mình hãy buộc tóc cho nhau nhé ”. Tôi thầm nghĩ trong lòng: Mẹ mệt quá rồi, nhưng tôi lại nói với con gái: “Ừ , hai mẹ con mình chải đầu cho nhau nào.” Khi chải đầu xong, con gái tôi phấn khởi nhảy cẫng lên: “Bây giờ mình sơn móng tay cho nhau nha mẹ!”. Thế là con gái tôi sơn móng chân cho tôi, còn tôi sơn móng tay cho con bé . Rồi chúng tôi đọc sách trong lúc chờ nước sơn khô. Lẽ dĩ nhiên là tôi phải lật sách, vì móng tay của con bé hãy còn chưa kịp khô. Sau đó, chúng tôi cất sách đi và cầu nguyện. Chồng tôi ló đầu vào cửa phòng và hỏi: “Các cô bé của tôi đang làm gì đấy?”. Tôi trả lời: “Mẹ con em đang tạo nên kỷ niệm đây”. Con gái tôi nói: “Mẹ ơi, mẹ nằm với con cho đến khi con ngủ mẹ nhé?”. “Ừ ”, tôi đáp nhưng trong lòng thầm nghĩ: Hy vọng là con bé ngủ nhanh lên để mình còn dậy. Mình có quá nhiều việc phải làm. Cùng lúc ấy, một đôi tay nhỏ bé đầy yêu thương quàng lấy cổ tôi, và con gái tôi thì thầm: “Mẹ ơi, chẳng có ai thương mẹ bằng con đâu”. Nước mắt tôi chảy dài xuống má, và tôi cảm ơn Chúa đã ban cho chúng tôi một ngày để cùng nhau tạo ra kỷ niệm. - Tonna Canfield An angel in disguise wouldn’t be your daughter if you paid me!” I vehemently declared to my new “I stepmother, in response to her introducing me as her daughter to a man fixing our windows. That was one of the many conflicts we had throughout my high school years. In my rebellious youth, my insecurity compelled me to lash out, to hurt people before they hurt me. Imagine a divorced woman, living in Colorado with two small children, ages three and five, who meets, falls in love with, and decides to marry a man who lives in New Mexico. To do so, she must sell her home, give up the teaching job that she loves, and go to court against her exhusband, in order to be allowed to move her children out of the state. After all this, she is confronted with two unruly teenagers, my brother and me, who are convinced she is the enemy and the source of all their problems. When she secures a job as a history teacher at their high school, they inform friends that she is a “witch.” They pick on her children with a relentless cruelty. They embarrass her, insult her and ignore her. How does she respond? With pure, unconditional love. She laid down the rules. Dinner was at 6:30 P.M. I had to call by 6:00 if I wouldn’t be there. In addition to family dinners, there would be family nights and family vacations. I was used to being independent, basically coming and going as I pleased. Mary Jo wanted to know what my schedule was and who my friends were. The minimal rule was to say “Hello” when I came home and “Good-bye” before going anywhere. I tried to avoid even this, sneaking in the house, up to my room with friends. She would appear instantly, “Hi, I’m Mary Jo, Alice’s stepmother. What’s your name?” When she tried to talk to me, I yelled and walked away. When she tried to hug me, I pushed her away. She said, “I know you don’t like it, but I’m going to hug you anyway.” She wrote me letters and signed them, “I love you!” I tore them up and threw them in the garbage where she could see them. The next letters said, “I know you’re going to tear this up. I love you, anyway! Mary Jo.” On my sixteenth birthday Mary Jo and I got into an argument because I was picking on her daughter. I was sent to my room. I called my friends to meet me on the corner and climbed out the window. I got home around 6:00 that evening, afraid to go in the house. As I pushed the door open and stepped in, I heard, “Surprise!” Six of my girlfriends were sitting around the table, which was full of food and presents. Mary Jo had planned the party and cooked for me. She treated me like a princess in front of my friends. I felt so special, yet so guilty. When the party was over, Mary Jo said, “Happy birthday. I love you.” One day I was walking past my dad and Mary Jo’s bedroom. I heard her crying. I don’t remember what she was saying, but it was about me and how she never knew how tough it all would be. To say I stopped acting out or that we never fought again would be an exaggeration, but listening to her pain invited me one step closer to her. Most of my anger and hurt was about my father, his past actions and the walls we had built between us over the years. Mary Jo was often caught in the middle. Over time, I came to love and respect her. Since the day my father had introduced her, I thought she was beautiful. I used to sincerely question, “What do you see in him?” She would tell me all the good things about my father I was desperately trying to forget in an effort to hate him. I asked that question and heard the answer so much that I began to see the good that she saw in him. After a while, there was a bridge where there used to be a wall. When I was in trouble, Mary Jo dealt with my behaviour directly. She told me what I had done wrong and what the punishment was. She didn’t make a big production. She made it clear what she would and would not tolerate. In the midst of it all, she built my self-esteem by saying things like, “You’re better than that” and “I expect more from someone like you.” After hearing, “You’re always doing things like this” and “Are you going to be a permanent problem?” for years, I walked away from Mary Jo’s lectures feeling two inches taller. More important than how she dealt with my unruly behavior was that she taught me positive alternatives and introduced me to things I could feel good about. To an outsider, playing cards, cooking and family dinners may be casual events, but these events were like shots of joy and self worth to me. They were medicine for a sickness that I could have lasted a lifetime. One of the strongest medicines I have ever tasted is running. That, too, was a gift from Mary Jo. I had never run before, but I figured if she could do it so could I. I have run, and won, many races since that day. Mary Jo and I have run through mountains and neighborhoods together. In high school, I ran track and crosscountry. I acted as if I didn’t care if Mary Jo came to my races or not, as well as ignoring her when she did. Sometimes I wouldn’t even tell her if I had one, but she’d find out through the school. Before I’d start, I’d scan the crowd. When I saw her face, though I told no one, comfort surged through my body. To say Mary Jo made a positive difference in my life is an understatement. She made a pivotal difference in my life. She served as a role model, a mother and a friend. She taught me what it means to be a family and created events that make up some of my most cherished memories. She made every holiday a happy celebration. She passed down the gift of running, which has given me strength, peace, privacy, a place to cry, to pray, to evolve. She taught me the manners that have allowed me to excel in business and in life. Above it all, Mary Jo taught me about love. She showed me that love cures; love softens; love sees beneath the tough exterior; love changes people; love is the creator of metamorphosis. Today, I am proud for Mary Jo to call me her daughter, and I am privileged to call her my friend. - Alice Lundy Blum First keep the peace within yourself then you can also bring peace to others. - Thomas aâ Kempis Thiên thần cải trang ho dù dì có trả tiền cho tôi thì tôi cũng không làm con gái của dì!” Tôi kịch liệt tuyên “C bố với mẹ kế của tôi khi bà giới thiệu với người thợ sửa cửa rằng tôi là con gái bà. Đó là một trong những mâu thuẫn giữa chúng tôi trong suốt những năm tôi học trung học. Trong những năm tuổi trẻ nổi loạn của mình, sự thiếu tự tin của tôi đã khiến tôi phải bất ngờ tấn công người khác, phải làm tổn thương họ trước khi họ kịp làm tôi tổn thương. Bạn hãy hình dung một phụ nữ đã ly dị chồng, sống ở Colorado với hai đứa con nhỏ, một đứa ba tuổi và một đứa năm tuổi; rồi bà gặp gỡ, yêu và quyết định kết hôn với một người đàn ông sống tại bang New Mexico. Để làm được điều đó, bà phải bán nhà, từ bỏ công việc dạy học mà bà yêu thích và phải ra trước tòa tranh đấu với chồng cũ để được phép đưa hai đứa con rời khỏi tiểu bang. Sau tất cả những điều đó, bà còn phải đối mặt với hai thiếu niên ngỗ nghịch, đó là anh tôi và tôi, những kẻ luôn tin rằng bà là kẻ thù và là nguồn gốc của mọi vấn đề. Khi bà tìm được công việc giảng dạy lịch sử ở trường trung học mà chúng tôi đang theo học, chúng tôi đã bảo với bạn bè rằng bà là một “mụ phù thủy”. Chúng tôi đối xử độc ác với các con của bà. Chúng tôi gây ra nhiều rắc rối cho bà, xúc phạm và phớt lờ bà. Thế bà đã phản ứng ra sao? Bà đã đáp lại tất cả những điều đó bằng một tình yêu thương vô điều kiện và thuần khiết. Bà đã đề ra một số quy định cho chúng tôi. Chẳng hạn như bữa ăn tối diễn ra vào lúc sáu giờ rưỡi, thế nên tôi phải gọi điện thoại báo trước sáu giờ nếu như tôi không về ăn tối. Ngoài những bữa cơm tối gia đình, còn có các buổi tối gia đình và các kỳ nghỉ gia đình. Tôi đã quen sống tự do, vẫn thường đi về bất cứ khi nào tôi thích. Thế nhưng Mary Jo lại muốn biết thời gian biểu của tôi cũng như muốn biết tôi đang kết giao với những ai. Một nguyên tắc tối thiểu là tôi phải nói “Xin chào” khi về nhà và “Tạm biệt” trước khi đi đâu đó. Tôi thường cố tránh để khỏi phải thực hiện những điều đó. Mỗi lần tôi vừa lẻn vào nhà và kéo đám bạn lên phòng mình thì ngay lập tức bà lại xuất hiện: “Chào cháu. Cô là Mary Jo, mẹ kế của Alice. Còn cháu tên là gì?”. Mỗi khi bà cố nói chuyện với tôi, tôi đều la hét và bỏ đi nơi khác. Khi bà định ôm tôi thì tôi lại hất bà ra. Bà nói: “Dì biết là con không thích, nhưng dù sao dì cũng sẽ ôm con”. Mỗi lần viết thư cho tôi, bà đều kết thư như thế này: “Dì yêu con!”. Những lúc ấy tôi lại xé thư của bà và quăng vào sọt rác sao cho bà có thể nhìn thấy chúng. Nhưng trong những bức thư kế tiếp, bà lại viết: “Dì biết rằng con sẽ xé bức thư này. Nhưng dù sao thì dì vẫn yêu con. Mary Jo”. Vào ngày sinh nhật lần thứ mười sáu của tôi, Mary Jo và tôi lại xung đột vì tôi đã xử tệ với con gái của bà. Tôi bị buộc phải lên phòng. Tôi gọi điện thoại hẹn đám bạn chờ ở góc đường, còn mình thì leo qua cửa sổ để thoát ra ngoài. Tôi trở về vào khoảng sáu giờ tối, lo lắng chẳng dám vào nhà. Khi tôi đẩy cửa bước vào, tôi nghe mọi người la to: “Ngạc nhiên nhé!”. Sáu đứa bạn gái của tôi đang ngồi quanh bàn. Trên bàn đầy thức ăn và quà tặng. Mary Jo đã nấu nướng và tổ chức bữa tiệc sinh nhật cho tôi. Bà đối xử với tôi như với một nàng công chúa trước mặt các bạn tôi. Tôi cảm thấy thật tuyệt vời, và cũng cảm thấy mình thật có lỗi. Khi tiệc tan, bà nói: “Chúc mừng sinh nhật con. Dì yêu con”. Một ngày nọ, khi đi ngang qua phòng của cha tôi và Mary Jo, tôi nghe tiếng bà đang khóc. Tôi không nhớ rõ bà đã nói gì, nhưng lúc đó bà đang nói về tôi. Bà nói rằng bà không ngờ mọi việc lại khó khăn đến thế. Nếu nói rằng tôi thôi không cư xử ngang ngạnh nữa, hoặc chúng tôi chẳng bao giờ va chạm nữa... thì hơi quá. Nhưng việc hiểu được nỗi đau buồn của bà đã khiến tôi trở nên gần gũi với bà hơn. Hầu hết sự giận dữ và tổn thương của tôi là do cha tôi, do bức tường mà ông đã dựng lên giữa chúng tôi trong suốt nhiều năm. Mary Jo thường bị mắc kẹt ở giữa. Thời gian trôi qua, tôi trở nên yêu thương và quý trọng bà. Ngay từ khi cha tôi giới thiệu bà, tôi đã thấy bà thật xinh đẹp. Tôi từng chân thành hỏi bà: “Không biết dì tìm thấy điều gì ở cha con?”. Bà liền nói với tôi về tất cả những điều tốt đẹp ở cha tôi, những điều mà tôi đã cố quên đi để có cớ ghét bỏ ông. Tôi đã hỏi câu hỏi ấy nhiều lần và cũng nghe câu trả lời ấy của bà nhiều lần đến độ tôi bắt đầu nhìn thấy được những điều tốt đẹp ở cha tôi như bà từng nói. Sau một thời gian, chúng tôi đã có được một chiếc cầu nối ở nơi mà trước đó là bức tường ngăn cách. Khi tôi có vấn đề gì đó , Mary Jo thẳng thắn đề cập đến những hành vi của tôi. Bà nói rõ tôi đã làm gì sai và hình phạt sẽ như thế nào. Bà không làm to chuyện. Bà chỉ nói rõ những gì bà có thể chấp nhận và không chấp nhận được. Trong tất cả những điều đó, bà xây dựng lòng tự trọng cho tôi bằng những câu nói như: “Bản chất của con tốt hơn thế ” hoặc “Dì tin là con có thể cư xử tốt hơn thế ”. Sau nhiều năm phải nghe những câu đại loại như: “Mày luôn làm những thứ như vậy” hoặc “Mày định gây rối mãi như vậy sao?”, tôi đã cảm thấy mình trưởng thành hơn với những lời trách mắng theo kiểu của Mary Jo. Có một điều còn quan trọng hơn cách mà Mary Jo đã xử trí với những hành vi ngỗ ngược của tôi, đó là việc bà đã dạy tôi biết cách giải quyết vấn đề một cách tích cực và chỉ cho tôi những điều có thể khiến tôi cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình. Đối với một người ngoài cuộc, việc chơi bài, nấu nướng hay ăn tối cùng gia đình có thể là việc hết sức bình thường, nhưng những điều ấy lại chính là thời điểm vui tươi và rất ý nghĩa đối với tôi. Chúng là liều thuốc cho căn bệnh mà tôi suýt phải chịu đựng suốt đời. Một trong những phương thuốc hiệu quả nhất là việc chạy bộ. Đó cũng là một món quà mà Mary Jo mang lại cho tôi. Tôi chưa từng chạy bộ bao giờ, nhưng tôi cho rằng nếu bà chạy được thì tôi cũng chạy được. Kể từ ngày ấy, tôi đã bắt đầu chạy bộ và giành được nhiều giải thưởng. Mary Jo và tôi đã cùng nhau chạy qua nhiều đồi núi và các vùng lân cận. Ở trường, tôi thi chạy trên đường đua và chạy băng đồng. Tôi hành động cứ như thể tôi không thèm quan tâm đến việc Mary Jo có đến xem tôi thi hay không, và nếu bà có đến thì tôi cũng giả vờ phớt lờ. Nhiều lúc tôi không thèm báo cho bà biết là tôi có thi chạy, nhưng bà vẫn biết được thông qua nhà trường. Trước khi xuất phát, tôi thường nhìn rảo qua đám đông. Khi nhìn thấy bà, dù không nói với ai, nhưng tôi cảm nhận được một nguồn động viên an ủi dâng lên trong lòng. Nếu nói rằng Mary Jo đã khiến tôi có những thay đổi tích cực thì đó chỉ là cách nói giảm, vì thật ra thì chính bà đã tạo ra một bước ngoặt vô cùng ý nghĩa trong cuộc đời của tôi. Bà đóng vai trò là một kiểu mẫu, một người mẹ và một người bạn của tôi. Bà đã dạy cho tôi biết thế nào là một gia đình và đã tạo nên những khoảnh khắc mà sau đó trở thành những kỷ niệm thân thương nhất đối với tôi. Bà biến những kỳ nghỉ trở thành các buổi lễ kỷ niệm vui tươi. Bà truyền cho tôi niềm vui khi được chạy bộ, môn thể thao đã mang lại cho tôi sức mạnh, sự bình yên, riêng tư, một không gian để khóc, để cầu nguyện và để trưởng thành. Bà còn dạy tôi những lề thói đúng mực, giúp tôi vươn lên và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và hơn tất cả, Mary Jo đã dạy cho tôi hiểu về tình yêu thương. Bà đã cho tôi thấy tình yêu có thể chữa lành vết thương, có thể làm dịu lòng một người nào đó, có thể nhìn xuyên thấu qua những lớp vỏ bọc khô cứng, có thể thay đổi được một con người và rằng tình yêu có thể tạo ra sự lột xác hoàn toàn. Ngày nay, tôi tự hào vì Mary Jo gọi tôi là con gái và tôi có đặc quyền được gọi bà là bạn của tôi. - Alice Lundy Blum Trước tiên, hãy giữ sự bình yên cho chính tâm hồn bạn, và rồi bạn sẽ có thể mang bình yên đến cho người khác. - Thomas à Kempis Certificate of graduation from childhood into adolescence or my daughter, Sarah, on her thirteenth birthday. F I hereby recognize that you are no longer a child. To this end, I promise: To have faith in your good sense, intelligence, ability to make good decisions and your good heart, no matter what you do. I will interfere sometimes because I also trust my own good sense, and I know that you are not yet grown, but I will never doubt that you are doing the best you can. Deep down, I trust you. I will respect and love whoever you are at any given time, knowing that you are doing what you need to do. You can count on me to support your growing, learning and discovering who you are in any way that I can. I know that you will be changing many times before you can discover who you are, that it may be painful for both of us, and that there will be joy in it, too. I will not rely on you for friendship, for sharing my life with, or for being a child when I need one around, although I will always be glad to spend time with you. Thank you for being a wonderful buddy for the last twelve years. I look forward to being buddies again sometime in the future. In the meantime I will not burden you with my needing you - you have enough to worry about on your own. You do not need to take care of me, feel guilty about how you feel about me or lie to me to make me feel better. I don’t want to add to your pain or confusion. Any doubts I have about if I was a good mother of a child, I will keep to myself. I can’t make up for the past, but I can try to do the right thing in the present. When you were a child, I tried hard to help you become self-reliant and resourceful, and it may have seemed to you that I refused to help, to give rides, make arrangements, etc., when I could have. Now I think you have become a self-reliant, resourceful person, and I will help you whenever I can. I will require that you be as honest as you can be, that you will ask for help when you need it, that you tell me what is going on with you as much as you can, that you take responsibilities that you are ready for and that you not take the ones that you are not ready for, and that we never lose sight of the fact that we are just two human beings trying to play this game as well as we can. I’ll be the mother, you be the daughter, and we’ll do our best. As you travel through these next six years, you can count on me to be here, to love you, respect you, to guide you whenever you need it. I will be available to talk about anything, any time, without condemning you. I will not act like your therapist or your teacher. I will try to talk more about things that should be talked about in case you don’t quite dare ask. If I do something stupid, or break any of these promises, you can tell me. Good luck! I am looking forward to knowing the beautiful, intelligent, capable, loving woman that you are becoming. - Rebecca Reid Let us be grateful to the people who make us happy;they are the gardeners who make our souls blossom. - Marcel Proust Bằng tốt nghiệp tuổi thơ ho con gái của tôi, Sarah, nhân sinh nhật thứ mười ba của con. C Nhân dịp này mẹ mới nhận ra rằng con không còn là một đứa trẻ nữa. Vì vậy, từ nay mẹ hứa với con: Mẹ sẽ luôn tin tưởng ở ý thức, trí thông minh, khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt của con cũng như tin tưởng vào trái tim nhân hậu của con trong tất cả mọi việc con làm. Thỉnh thoảng mẹ cũng sẽ can thiệp, vì mẹ cũng tin vào tri giác của mẹ, và bởi vì mẹ biết con vẫn chưa thật sự trưởng thành, nhưng mẹ sẽ không bao giờ nghi ngờ một điều, đó là con sẽ luôn làm mọi việc tốt nhất trong khả năng của con. Trong thâm tâm, mẹ luôn tin ở con. Mẹ sẽ luôn yêu thương và tôn trọng con trong mọi tình huống, vì mẹ biết rằng con đang làm những gì mà con cho là cần thiết. Con có thể tin tưởng rằng mẹ sẽ là người luôn hỗ trợ con trong quá trình con lớn lên, học hỏi và khám phá xem mình là ai, với tất cả khả năng của mẹ. Mẹ biết con sẽ thay đổi nhiều lần trước khi khám phá ra được bản ngã của mình, và những thay đổi đó sẽ khiến cả hai mẹ con ta vất vả, nhưng cũng sẽ rất vui đấy con ạ. Mặc dù mẹ sẽ rất vui khi được dành thời gian ở bên con, nhưng mẹ sẽ không quá mong chờ ở con một tình bạn, sự chia sẻ hoặc đòi hỏi con phải ở cạnh mẹ mỗi khi mẹ cần. Cảm ơn con đã là người bạn thân tuyệt vời của mẹ trong suốt mười hai năm qua. Mẹ mong rằng hai mẹ con ta sẽ lại là bạn thân của nhau trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, mẹ sẽ không để việc mẹ cần con trở thành gánh nặng cho con – tự bản thân con cũng đã có quá nhiều điều cần phải lo lắng. Con không cần phải quan tâm chăm sóc mẹ, cũng không cần phải cảm thấy có lỗi trong những cảm nhận về mẹ hoặc nói dối cho mẹ vui lòng. Mẹ không muốn làm tăng thêm những khó khăn, bối rối của con. Tất cả những trăn trở liệu mình có phải là một người mẹ tốt của con hay không, mẹ cũng sẽ giữ riêng cho mình. Mẹ không thể sửa đổi những gì đã qua, nhưng mẹ có thể cố gắng làm được những điều đúng đắn trong thời điểm hiện tại. Lúc con còn bé, mẹ đã cố giúp con trở thành một người tự lập, có khả năng ứng phó, chính vì thế mà mẹ đã không giúp đỡ con, không giúp con tập xe, không thu xếp giúp con trong những tình huống mà mẹ có thể làm được. Giờ đây, mẹ nghĩ rằng con đã trở thành một con người tự tin tháo vát, vì thế mẹ sẵn sàng giúp con bất cứ lúc nào mẹ có thể. Mẹ sẽ yêu cầu con phải hết sức thành thật, hãy đề nghị mẹ giúp đỡ mỗi khi con cần, hãy nói cho mẹ biết những gì đang xảy ra với con, hãy nhận lấy những trách nhiệm mà con có thể gánh vác được và hãy từ chối những trọng trách mà con chưa sẵn sàng để đón nhận, và hãy luôn ý thức rằng mẹ và con chỉ là hai con người đang tham gia vào cùng một trò chơi với tất cả khả năng của mình. Mẹ sẽ là mẹ, con là con gái, và cả hai chúng ta sẽ cùng cố gắng hết mình cho mọi điều tốt đẹp. Trong chặng đường sáu năm sắp tới của con, con hãy tin rằng mẹ sẽ luôn bên con, yêu thương con, tôn trọng con và chỉ dẫn cho con bất cứ lúc nào con cần đến mẹ. Mẹ sẽ sẵn sàng thảo luận với con về bất cứ điều gì, vào bất cứ lúc nào mà không hề chỉ trích con. Mẹ sẽ không cư xử như một ông thầy hay một bác sĩ trị liệu. Mẹ sẽ cố nói nhiều hơn về những điều mà mẹ cho là cần được nói nhưng con lại không dám hỏi. Và nếu mẹ có làm điều gì ngốc nghếch, hoặc ngược lại những lời hứa này của mẹ, thì con hãy nói cho mẹ biết nhé. Chúc con may mắn! Mẹ đang mong đợi một phụ nữ xinh đẹp, thông minh, giỏi giang và giàu tình yêu thương nơi con vào một ngày gần đây. - Rebecca Reid Hãy biết ơn những người đã làm chúng ta hạnh phúc; họ như những người làm vườn đã làm cho tâm hồn ta nở hoa. - Marcel Proust Who’ll water my tear-drops? y daughter’s tears started as we drove out of our familiar driveway and toward the M highways that would take us over nine hundred miles to Colorado and her first year of college. These were the streets she and I had traveled hundreds of happy times, going here or there, many times sharing thoughts and laughter. How perceptive she is, I have often thought, at reading people and situations, getting to the core of any matter, and putting into words the clarity of her thoughts. She is so much more capable of this than I was at her age. Now she could not find the words to say why she was crying on an occasion that should have been mostly happy. I thought she should be feeling the excitement of beginning a life for herself away from home - that she would be exhilarated at the prospect of being on her own and free from her parents’ constant scrutiny. What went wrong? Was she crying because she would be away for an extended period for the first time, because she would be leaving her friends, familiar places and faces, and her family or because she was leaving her best friend and first love, a young man she met months ago? This was the loss that seemed to have the greatest impact on her at this time. I hoped the long trip would be another happy time for the two of us when we could talk freely and deeply for the two days we would be on the road. Her sorrow made it difficult to converse about the good times of the past and the new experiences she could look forward to. Though the tears eventually subsided, there would be no bonding on this day, and my chance to impress her with my best worldly advice had passed. Mostly we shared silence. The next day when the mountains came into view and loomed larger so, too, did the reality of her future in this beautiful city. As the mountains grew, so did her spirits. We exchanged superficial talk. Finally, we were on campus, and she was moving into her room, unpacking and settling in. She and her room-mate seemed to hit it off right away. Both liked thick coffee and country music; both were messy and had to set the alarm clock far away the bed to get out of bed in the morning. I never thought I’d see these habits as positive traits. The orientation schedule was informative but gruelling. There were meetings for parents only, for students only, and for both parents and students together. I learned that this university is one of the top ten party schools in the nation, that sexually transmitted diseases are epidemic and that two-thirds of the freshman class is on academic probation after the first midterms. Why did we agree to let her go to school here? It was difficult for us to find our way around a six-hundred-acre campus where most of the buildings looked the same and where I needed my glasses to read the building names. Our differing methods of finding our way caused more friction between the two of us than anything else. I was into map reading, and she was into following her nose on the random chance that it would take her to the right building. On the final day of orientation, registration was thoroughly frustrating, even maddening. It seemed as though none of the classes she wanted to take were open, and there were long lines for every step of the registration process. There was one advisor for approximately fifteen students. Only through her perseverance to wait for hours the next day to meet alone with an advisor did she get the classes she wanted. With a gentle nudge she made it clear that it was time for me to leave her on her own. Now the excitement was hers, and a lump settled in my throat and tears came to my eyes. If I was going to impart any great new wisdom, it would have to be done in the few minutes of our short leave-taking. What could I say that hadn’t already been expressed? I told her of a time when she was very young. She and I went shopping at a large department store, and I was trying on clothing. She walked out of the dressing room leaving me in a state of undress and unable to go after her. By the time I got my clothes back on, she was gone. After frantically searching for what seemed like an eternity, I found her sitting quietly in the mall security office. It was a nightmare that seemed to describe this moment aptly. When she leaves me today, I will want to run after her. I still want her to stay with me, safe and secure. Now I am emotionally undressed; I cannot chase after her. As I gave her a final hug, I could not hold back the tears. “I love you,” I said softly. Out of nowhere she said, “Will you water my tear-drops?” This is our name for the plants she has sitting in the windows of her bedroom. The delicate vines cascade to the floor nearly covering one wall; the small, circular leaves and the fragile, lavender flowers resemble teardrops. We both knew what she was asking. Would her room be there when she returned, the same as she left it? Would her family be there for her as we always had been in the past? Would we drive and laugh and confide on the same familiar streets that surround the only home she has ever known? Yes, we’ll water your teardrops. She turned toward her new life, and I turned toward home. As the mountains diminished in my rearview mirror, so, too, did her presence. I became lonelier and emptier until the plains flattened my emotions. I managed to hold myself together for nearly twenty-six hours until the familiar sights of home brought cascades of tears. Without her our streets are silent; our house is empty; my stomach is hollow. Who’ll water my teardrops? - Win Herberg Ai sẽ tưới cho những cây nước mắt của tôi? on gái tôi bắt đầu khóc khi chúng tôi rời khỏi con đường quen thuộc dẫn vào nhà để C hướng về phía đường cao tốc, con đường sẽ đưa chúng tôi đi chín trăm dặm đến Colorado, nơi con tôi sẽ vào đại học năm thứ nhất. Đó là những con đường mà hai mẹ con tôi đã hàng trăm lần đi qua, cùng vui vẻ hạnh phúc, cùng chia sẻ tâm tư và những tiếng cười sảng khoái. Tôi vẫn luôn nghĩ con gái mình thật sâu sắc. Con bé có thể hiểu được con người cũng như các tình huống, có thể đi thẳng vào trọng tâm của mọi vấn đề và diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng. Về mặt này, nó hơn hẳn tôi khi tôi bằng tuổi nó. Giờ thì nó không tìm được lời lẽ nào để giải thích tại sao nó lại khóc trong một dịp mà lẽ ra nó phải cảm thấy hạnh phúc. Tôi cứ nghĩ nó sẽ cảm thấy hào hứng khi bắt đầu một cuộc sống mới xa nhà, rằng nó sẽ hồ hởi trước viễn cảnh được sống một cuộc sống độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát thường xuyên của cha mẹ. Nhưng có gì không ổn thế này? Phải chăng con bé khóc vì lần đầu tiên phải đi xa trong một thời gian dài, vì phải xa bạn bè, những khuôn mặt và nơi chốn thân quen, xa gia đình, hoặc vì phải xa người bạn thân nhất và cũng là người yêu đầu tiên, một chàng trai mà nó quen vài tháng trước? Có vẻ như đây là mất mát lớn nhất tác động đến nó vào lúc này. Tôi hy vọng cuộc hành trình dài hai ngày sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để hai mẹ con tôi trò chuyện một cách thoải mái và chân thành. Nhưng nỗi buồn khổ của con bé đã khiến chúng tôi khó có thể chuyện trò được về những kỷ niệm tốt đẹp đã qua cũng như những điều mới mẻ đang chờ đón nó phía trước. Dù sau cùng thì con bé cũng bớt khóc, nhưng trong ngày hôm đó tôi không thể bắt chuyện nhiều với con được, và thế là cơ hội thổ lộ cùng con những lời khuyên khôn ngoan nhất của tôi đã vụt mất. Hôm ấy, chúng tôi chủ yếu chia sẻ sự im lặng. Ngày hôm sau, khi những ngọn núi hiện ra trước mắt chúng tôi mỗi lúc một to lớn rõ ràng hơn thì tương lai của con gái tôi ở thành phố xinh đẹp này dường như cũng đã được xác định. Và khi những ngọn núi sừng sững hiện ra trước mắt thì những xúc cảm mạnh mẽ của con tôi cũng lớn dần. Hai mẹ con tôi bắt đầu trao đổi một vài câu. Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được trường học của con bé. Con tôi dọn vào phòng, mở hành lý ra và sắp xếp đồ đạc. Nó và cô bạn cùng phòng có vẻ hợp ý ngay từ đầu. Cả hai đều thích thưởng thức cà phê đậm đặc và nghe nhạc đồng quê. Cả hai đều bừa bộn và đều phải để đồng hồ báo thức thật xa giường ngủ thì mới dậy nổi vào buổi sáng. Tôi nghĩ đó chẳng phải là những thói quen tốt đẹp gì. Buổi sinh hoạt định hướng cung cấp nhiều thông tin nhưng lại làm chúng tôi khá mệt mỏi. Có những cuộc họp dành riêng cho phụ huynh, có những cuộc họp chỉ dành cho sinh viên và một số thì dành cho cả sinh viên lẫn phụ huynh. Tôi biết trường của con tôi là một trong mười trường dẫn đầu về tiệc tùng đình đám trong cả nước, rằng các bệnh lan truyền qua đường tình dục lây lan rất nhanh, và hai phần ba sinh viên năm nhất phải trải qua thời gian bị quản chế sau khi học kỳ đầu tiên kết thúc. Thế thì tại sao vợ chồng tôi lại đồng ý cho con bé học ở ngôi trường này nhỉ? Thật khó tìm đường đi trong một khuôn viên rộng đến sáu trăm mẫu, nơi mà các tòa nhà trông rất giống nhau, và tôi phải đeo kính mới có thể đọc được tên của những tòa nhà ấy. Cách tìm đường khác nhau đã gây ra nhiều mâu thuẫn giữa hai mẹ con tôi hơn bất kỳ điều gì khác. Tôi thì chăm chú đọc bản đồ, còn con bé thì tin rằng những cơ may ngẫu nhiên sẽ đưa nó đến đúng tòa nhà cần đến. Vào ngày cuối cùng của đợt sinh hoạt định hướng, thủ tục đăng ký khiến chúng tôi bực dọc hết sức, nếu không muốn nói là có thể phát điên lên. Dường như môn học nào con gái tôi muốn học cũng đều không mở lớp, và cứ mỗi khâu đăng ký thì chúng tôi đều phải đứng đợi sau một dãy dài. Chỉ có một thầy cố vấn cho khoảng mười lăm sinh viên. Ngày hôm sau, phải kiên trì chờ đợi hàng giờ liền để được gặp riêng thầy cố vấn thì con bé mới đăng ký được những môn nó muốn học. Với một cú huých nhẹ bằng khuỷu tay, con bé cho tôi biết đã đến lúc tôi nên để nó lại một mình. Giờ nó đang hăm hở, còn tôi cảm thấy cái gì đó đang nghẹn ngang cổ và nước mắt đã lưng tròng. Nếu muốn đưa ra bất kỳ lời khuyên khôn ngoan mới mẻ nào đó thì tôi nên nói ngay trong những phút chia tay ngắn ngủi này. Có điều gì muốn diễn đạt mà tôi vẫn chưa nói không nhỉ? Tôi nhắc lại chuyện hai mẹ con cùng đi mua sắm ở cửa hàng bách hóa lúc con bé còn rất nhỏ. Trong lúc tôi đang thử quần áo thì nó ra khỏi phòng thay đồ và để tôi lại đó. Vì không kịp mặc quần áo nên tôi không thể chạy theo con bé. Đến khi tôi mặc quần áo xong thì nó đã đi đâu mất. Sau một hồi hớt hải tìm kiếm tưởng như vô vọng, tôi tìm thấy nó lặng yên ngồi trong phòng bảo vệ cửa hàng. Đó là cơn ác mộng khá thích hợp để mô tả thời khắc này. Hôm nay, khi con gái tôi rời xa tôi, tôi cũng muốn chạy đuổi theo nó. Tôi vẫn muốn nó ở bên tôi, an toàn và bảo đảm. Nhưng giờ đây, về mặt tình cảm, tôi không có gì che chắn, và không thể chạy theo nó được. Khi ôm nó lần cuối, tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi khẽ khàng: “Mẹ yêu con”. Bỗng nhiên nó nói: “Mẹ sẽ tưới cho những cây nước mắt của con chứ?” Đó là tên chúng tôi đặt cho những cây nhỏ mà con bé để ở cửa sổ phòng ngủ. Những nhánh dây leo mảnh mai rủ xuống sàn, gần như bao phủ cả một bức tường; những chiếc lá tròn nhỏ, và những bông hoa oải hương mỏng manh trông giống như những giọt nước mắt. Cả hai mẹ con đều hiểu ý nghĩa câu hỏi đó: Đến ngày con bé trở về, căn phòng của nó sẽ vẫn còn đó, vẫn giống như khi nó đi? Gia đình sẽ vẫn ở đó đợi nó như trước đây? Và chúng tôi sẽ cùng nhau vừa lái xe vừa trò chuyện tâm tình trên những con đường quen thuộc quanh ngôi nhà duy nhất mà nó biết? Ừ, mẹ sẽ tưới những cây nước mắt của con. Con gái tôi hướng đến cuộc sống mới, còn tôi quay về nhà. Khi những ngọn núi mờ dần trong kính chiếu hậu, hình ảnh con gái tôi cũng dần xa khuất. Tôi trở nên cô đơn và trống rỗng, cho đến khi đồng bằng hiện ra trước mắt và xoa dịu những cảm giác đó. Tôi cố kìm nén trong suốt hai mươi sáu tiếng đồng hồ trước khi về đến nhà, và rồi khung cảnh thân thuộc của ngôi nhà đã khiến tôi rơi nước mắt. Không có con gái tôi, những con đường trở nên lặng lẽ, ngôi nhà bỗng vắng vẻ và lòng dạ tôi thì trống rỗng. Ai sẽ tưới những cây nước mắt của tôi đây? - Win Herberg Acup of coffee heated up a cup of coffee today in the microwave. I wasn’t sure if I should laugh or I cry as I stood there holding the steaming cup for the second time this morning. My son woke up crying, and it took nearly an hour of singing, consoling and rocking to get him back to sleep. In the meantime, my coffee got cold. So, I heated it up in the microwave. I grew up vowing never to be like my mother. She is a wonderful, strong woman, and anyone would be proud to be like her. But I wasn’t going to be. No one in town seemed to know her name. To the teachers and students at the various schools her children attended, she was simply known as ....’s mom (fill in the blank with any one of her five children’s names). At the grocery stores and around the auto parts stores and hardware places, they affectionately called her “Mrs. Dale” after my father’s first name; and the folks at the bank, utility companies and other such important places addressed her with Dad’s last name, as Mrs. Keffer. Mom answered to all of these with a smile and kind words. I, on the other hand, was never as gracious about it. Often, I would tell the bagger at the grocery store, “Her name is Joyce, by the way,” as he handed her the bag and told her to have a nice day using one of the aforementioned names. Mom would always smile and say, “You have a good day, too,” as she shot me the look of blaming. When we would then get to the car, I would bicker at her for not standing up for herself. “You are your own person,” I would retort. “You’re not an extension of Dad.” “I could be called a lot worse,” she would always reply. “Besides, everyone knows your dad.” Everyone in this small town did know my dad. He was a friendly, hard-working man who gave car advice to anyone who needed it. He could charm his way out of a speeding ticket and talk his way into a better deal with ease. He would not think twice about fixing a broken bike of the neighbor kid. Or leaving in the middle of a cold winter night to change a frightened teen’s flat tire. But everyone knew my mom, too. While Dad was a great man in the community, Mom was equally special. She had her own way of talking herself into a good deal, and she loved to give friendly advice to people she met. If anyone was in need, my mom was right in the thick of the fight to help. She would collect items for a family who lost all in a house fire, canned goods for the church pantry, and clothes for a teen mother’s baby when no one else would help. As a teen, I never understood my mom. How could someone with so much to offer the world be content to stay home and be known as an adjunct to her husband or as someone’s mother? Why wasn’t she proud of who she was? Once upon a time, she wanted to be a nurse and join the Peace Corps. How could she give up her dreams for washing out dirty diapers and packing my father’s sandwiches? All I knew was that this was not going to happen to me. I had big dreams of making a difference in the world - but with a bang, not a whimper. People would know me. I planned on working my way up through the ranks of the YMCA with a busy writing career on the side. My husband, if there was one, would be right behind me and, as for children, they would be cute and at their nanny’s side. I would not be like my mother - I would be me. And people would know me as someone important. Now here I was heating up my cup of coffee in the microwave for the second time. Just as I had watched her do a million times after setting it down to pack a lunch, feed the cats, tie a shoe, retrieve a towel from the dryer, find a paper that needed returning to school, answer the phone and a million other possible interruptions. I dreamed of downing a good cafe latte for breakfast before another busy day at the office, and here I was drinking instant mocha from a “Happy Birthday” mug with colored balloons all over it. I understand now. I understood eight months ago as I held my son for the first time. I understood when his tiny little hand wrapped around my finger and his big blue eyes looked into mine as he drifted off to sleep. I understood when the love I have for my husband tripled as I first saw the little body cuddled in his big, strong arms and saw the tears streak down his face. I understood it all instantly. I look forward to the day that I will be known as Andrew’s mom to the people in town and the children at school. Every day, as my husband returns home from work and his face lights up as his son holds out his hands, I am proud to be Mrs. Frank Huff. Just like my mom is proud to be called Mrs. Dale Keffer. Just like my mom. Those are four words that I thought I would never say proudly. By the way, if you see her, her name is Joyce. And now I need to heat up my coffee again. - Barb Huf You cannot plan the future by the past. - Edmund Burke Tách cà phê ôi đun nóng một tách cà phê trong lò vi sóng. Lần thứ hai chỉ trong một buổi sáng, tôi T đứng đó với tách cà phê bốc khói trong tay, chẳng biết nên cười hay nên khóc. Con trai tôi thức giấc và kêu khóc, vì thế tôi phải mất hàng giờ để hát ru, dỗ dành và đu đưa cho nó ngủ trở lại. Trong thời gian đó, cà phê của tôi đã nguội ngắt. Thế là tôi phải mang nó vào lò để hâm nóng lại. Tôi lớn lên với lời thề là sẽ không bao giờ giống như mẹ tôi. Bà là một phụ nữ tuyệt vời, mạnh mẽ, và bất kỳ ai cũng sẽ hãnh diện nếu được giống như bà. Nhưng tôi thì sẽ không chịu như thế. Dường như không có ai trong thị trấn biết tên bà. Đối với thầy cô giáo và học sinh ở các trường mà chúng tôi học, người ta chỉ biết bà là mẹ của... (chỗ trống là tên của một trong năm đứa con của bà). Tại tiệm tạp hóa, tiệm bán phụ tùng ô tô và đồ ngũ kim, người ta trìu mến gọi bà là “bà Dale” – gọi theo họ của cha tôi. Còn ở ngân hàng, các công ty dịch vụ công cộng hoặc một số nơi quan trọng khác thì người ta gọi bà là bà Keffer – gọi theo tên của cha tôi. Mẹ tôi luôn đáp lại tất cả những danh xưng đó bằng một nụ cười và những lời lẽ tử tế. Ngược lại, tôi không được dễ tính như thế. Tôi sẵn sàng nói với người gói hàng ở tiệm tạp hóa: “À mà này, mẹ tôi tên là Joyce” nếu như ông ta đưa gói hàng cho mẹ tôi, chúc bà một ngày tốt lành và gọi bà bằng một trong những cái tên mà tôi đã kể ở trên. Mẹ tôi sẽ luôn mỉm cười đáp lại: “Tôi cũng chúc ông một ngày tốt lành” và nhìn tôi bằng cái nhìn khiển trách. Trong khi trở ra xe hơi, tôi sẽ cằn nhằn tại sao mẹ không chịu bảo vệ chính mình. Tôi sẽ vặn vẹo: “Mẹ là chính mẹ. Mẹ đâu phải là một thành phần phụ của cha”. Mẹ sẽ luôn trả lời: “Như thế này tốt hơn nhiều. Hơn nữa, mọi người đều biết cha con mà”. Đúng là mọi người trong thị trấn này đều biết cha tôi. Đó là một người đàn ông thân thiện và chăm chỉ. Ông là người sẵn sàng đưa ra lời khuyên về các loại xe hơi cho những ai cần giúp đỡ. Ông có thể khéo léo tránh bị nhận một tờ giấy phạt về tội lái xe quá tốc độ, và ông cũng biết cách giao tiếp làm sao để công việc được thuận lợi. Ông sẽ không bao giờ ngần ngại khi sửa giúp chiếc xe đạp bị hư của con nhà hàng xóm. Và ông cũng sẵn sàng ra khỏi nhà vào một đêm đông giá rét để thay ruột xe cho một cô cậu thanh niên nào đó đang lo lắng chết khiếp. Nhưng mọi người cũng biết rõ mẹ tôi. Tại khu phố chúng tôi đang sinh sống, nếu như cha tôi là một người đàn ông tuyệt vời, thì mẹ tôi cũng không kém phần đặc biệt. Bà cũng có cách nói chuyện riêng của mình để công việc được suôn sẻ, và bà thường đưa ra những lời khuyên chân thành cho những ai mà bà quen biết. Nếu ai đó gặp khó khăn, mẹ tôi sẵn sàng chịu thiệt một chút để giúp đỡ họ. Bà sẵn sàng quyên góp những vật dụng cần thiết để giúp đỡ một gia đình tán gia bại sản vì hỏa hoạn, bà cũng quyên góp thức ăn đóng hộp cho nhà thờ hoặc quần áo dành cho trẻ sơ sinh để giúp một cô gái trẻ sắp làm mẹ, trong những tình huống mà người khác không thể làm được. Khi còn là một thiếu niên, tôi không tài nào hiểu nổi mẹ tôi. Tại sao một phụ nữ có thể cống hiến rất nhiều cho xã hội như vậy lại chịu ở nhà làm một nhân vật phụ sau lưng cha tôi, hoặc chỉ được biết đến với tư cách là mẹ của mấy đứa con của bà? Sao bà lại không tự hào về bản thân mình? Trước kia, bà từng mơ ước được làm y tá và gia nhập Lực Lượng Hòa Bình. Sao bà có thể từ bỏ ước mơ ấy của mình để đổi lấy việc giặt tã cho chúng tôi và chuẩn bị bánh mì kẹp thịt cho cha tôi? Tôi chỉ biết rằng những điều như thế sẽ không xảy ra với tôi. Tôi có những mơ ước lớn lao để cống hiến cho thế giới, nhưng tôi phải làm điều đó trong tiếng vang chứ không phải làm một cách âm thầm. Người ta sẽ biết đến tôi. Tôi dự định sẽ vươn lên trong tổ chức Hiệp Hội Thanh Niên Cơ Đốc Giáo và bên cạnh đó là phát triển sự nghiệp văn chương của mình. Nếu có chồng, thì chồng tôi sẽ là hậu phương cho tôi, còn các con tôi, chúng sẽ là những đứa trẻ xinh xắn bên cạnh cô giữ trẻ. Tôi sẽ không chịu như mẹ tôi đâu – tôi sẽ là chính tôi. Và mọi người sẽ biết đến tôi như một nhân vật quan trọng. Thế mà giờ đây tôi đang đun nóng tách cà phê lần thứ hai trong chiếc lò vi sóng. Hệt như tôi đã nhìn thấy mẹ tôi làm hàng triệu lần sau khi bà phải đặt tách xuống để gói phần ăn trưa, cho mèo ăn, cột dây giày, lấy khăn ra khỏi máy sấy, tìm giấy tờ để nộp lại cho nhà trường, trả lời điện thoại hoặc giải quyết hàng triệu việc linh tinh khác có thể xảy ra. Tôi đã từng mơ thấy mình uống một tách cà phê sữa ngon lành trong bữa sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc bận rộn ở văn phòng, thế mà giờ tôi lại phải dùng cà phê mô-ca uống liền trong một cái ca in hàng chữ “Chúc Mừng Sinh Nhật” với những chiếc bong bóng sặc sỡ. Giờ thì tôi đã hiểu. Tám tháng trước, tôi đã hiểu ra mọi chuyện khi lần đầu tiên tôi ôm đứa con trai nhỏ của mình vào lòng. Tôi đã hiểu khi bàn tay nhỏ xíu của con trai nắm chặt lấy ngón tay của tôi, và đôi mắt xanh to tròn thì nhìn vào mắt tôi trước khi cu cậu chìm vào giấc ngủ. Tôi đã hiểu khi cảm thấy tình yêu mình dành cho chồng đột nhiên tăng lên gấp ba lần, khi lần đầu tôi nhìn thấy sinh linh bé nhỏ của chúng tôi nằm gọn trong vòng tay rắn chắc của anh cùng những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt anh ấy. Ngay lập tức tôi hiểu ra tất cả. Thế là giờ đây tôi mong chờ cái ngày mà mọi người trong thị trấn và những học sinh trong trường sẽ biết đến tôi với tư cách là mẹ của cậu nhóc Andrew. Mỗi ngày, khi chồng tôi đi làm về, nhìn khuôn mặt anh sáng bừng lên khi thấy đứa con trai chìa tay ra đón bố, tôi cảm thấy thật tự hào khi được gọi là bà Frank Huff, cũng giống như mẹ tôi đã tự hào được là bà Dale Keffer. Y như mẹ tôi. Đó là bốn từ mà trước kia tôi chẳng thể ngờ là có lúc tôi sẽ thốt ra một cách tự hào. À mà này, nếu bạn có gặp mẹ tôi, thì tên của bà là Joyce đấy nhé. Và bây giờ tôi phải đi hâm nóng cà phê một lần nữa mất rồi. - Barb Huf Chúng ta không thể sống trong quá khứ mà định dạng tương lai. - Edmund Burke Afib and the matinee was six years old and my sister, Sally Kay, was three. For some reason, I thought we I needed to earn some money. I decided we should “hire out” as maids. We visited the neighbors, offering to clean house for them for a quarter. Reasonable as our offer was, there were no takers. But one neighbor telephoned mother to let her know what Mary Alice and Sally Kay were doing. Mother had just hung up the phone when we came bursting through the back door, into the kitchen of our apartment. “Girls” mother asked, “Why were you two going around the neighborhood telling people you would clean their houses?” Mother wasn’t angry with us. In fact, we learned afterwards, she was amused that we had come up with such an idea. But, for some reason, we both denied having done any such thing. Shocked and terribly hurt that her dear little girls could be such “bold-faced liars,” mother then told us that Mrs. Jones had just called to tell her we had been to her house and said we would clean it for a quarter. Faced with the truth, we admitted what we had done. Mother said that we had “fibbed.” We had not told the truth. She tried to explain why a fib hurt, but she didn’t feel that we really understood. Years later, she told us that the “lesson” she came up with for trying to teach us to be truthful would probably have been frowned upon by psychologists. The idea came to her in a flash... and our tender-hearted mother told us it was the most difficult lesson she ever taught us. It was a lesson we never forgot. After admonishing us, mother cheerfully began preparing for lunch. As we munched on sandwiches, she asked, “Would you two like to go to the movies this afternoon?” “Wow! Would we ever!” We wondered what movie would be playing. Mother said “the matinee.” Oh, fantastic! We would be going to “the matinee”! Weren’t we lucky? We got bathed and all dressed up. It was like getting ready for a birthday party. We hurried outside the apartment, not wanting to miss the bus that would take us downtown. On the landing, mother stunned us by saying, “Girls, we are not going to the movies today.” “What?” we objected. “What do you mean? Aren’t we going to the matinee? Mommy, you said we were going to go to the matinee!” Mother stooped and gathered us in her arms. I couldn’t understand why there were tears in her eyes. But hugging us, she gently explained that this was what a fib felt like. “It is important that what we say is true,” Mother said. “I fibbed to you just now, and it felt awful to me. I don’t ever want to fib again, and I’m sure you don’t want to fib again either. People must be able to believe each other. Do you understand?” We assured her that we understood. We would never forget. And since we had learned the lesson, why not go on to the matinee? There was still time. “Not today,” mother told us. “We would go another time.” That is how, over fifty years ago, my sister and I learned to be truthful. We have never forgotten how much a fib can hurt. - Mary Alice Dress Baumgardner Faultfinding without suggestionsfor improvement is a waste of time. - Ralph C. Smedley Lời nói dối và buổi chiếu phim ban chiều ăm ấy tôi sáu tuổi và em gái Sally Kay của tôi được ba tuổi. Vì một lý do nào đấy, N tôi nghĩ chúng tôi cần phải kiếm một ít tiền. Thế là tôi quyết định hai chị em sẽ đi làm thuê những việc lặt vặt. Chúng tôi đề nghị những người hàng xóm để chúng tôi được lau dọn nhà cửa cho họ trong vòng ba tháng. Trước lời đề nghị hợp tình hợp lý như thế, nhưng vẫn không ai nhận chúng tôi. Tệ hơn là có một người hàng xóm lại điện thoại báo cho mẹ tôi biết những việc mà Mary Alice và Sally Kay đang làm. Mẹ vừa mới gác máy thì thấy chúng tôi chạy ào vào bếp qua cửa sau. Mẹ hỏi: “Này các cô bé, vì sao các con lại đi quanh xóm để bảo mọi người là các con sẽ lau dọn nhà cho họ?”.' Mẹ không giận chúng tôi. Thực ra, sau này tôi mới biết là bà chỉ thấy buồn cười vì chúng tôi đã có sáng kiến như thế. Thế nhưng, vì một lý do nào đó mà cả hai chúng tôi đều chối phắt việc ấy. Hụt hẫng và tổn thương vì không ngờ các con của mình lại là “những kẻ nói dối trơ tráo” như vậy, mẹ đã nói cho chúng tôi biết là bà Jones vừa gọi điện báo với mẹ rằng chúng tôi đã đến nhà bà ấy và đề nghị được lau dọn nhà bà trong ba tháng. Sự thật vỡ lẽ, chúng tôi đành thú nhận với mẹ tất cả. Mẹ bảo rằng chúng tôi đã nói dối bà. Chúng tôi đã không nói sự thật. Mẹ cố giải thích vì sao một lời nói dối lại làm tổn thương người khác, nhưng bà cảm thấy rằng chúng tôi không thật sự hiểu điều đó. Nhiều năm sau đó, mẹ bảo rằng có lẽ các nhà tâm lý học sẽ phê phán “bài học” mà bà đã nghĩ ra để dạy cho chúng tôi phải biết sống thật thà. Đó là một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu bà, và người mẹ dịu hiền của chúng tôi bảo rằng đó là bài học khó khăn nhất mà bà đã dạy chúng tôi. Và đó cũng là bài học mà chúng tôi không bao giờ quên. Sau khi quở trách chúng tôi, mẹ lại vui vẻ chuẩn bị bữa ăn trưa. Trong lúc chúng tôi đang nhóp nhép nhai bánh mì sandwich thì mẹ hỏi: “Chiều nay hai con có muốn đi xem phim không?”. “Ôi! Mình đi thật chứ hả mẹ!” Chúng tôi tự hỏi chẳng biết người ta sẽ chiếu phim gì. Mẹ bảo rằng đó là “phim buổi chiều”. Ồ, thật tuyệt! Chúng tôi sẽ đi xem “phim buổi chiều”! Chẳng phải là chúng tôi quá may mắn hay sao? Thế là chúng tôi tắm rửa và thay quần áo đẹp. Cứ như là chuẩn bị đi dự sinh nhật vậy. Chúng tôi chạy vội ra khỏi nhà, không muốn lỡ chuyến xe buýt sẽ đưa chúng tôi đến trung tâm thành phố. Nhưng đứng ở đầu cầu thang, mẹ đã làm chúng tôi sững sờ: “Các con, hôm nay chúng ta sẽ không đi xem phim”. “Cái gì ạ?” Chúng tôi lên tiếng phản đối. “Ý mẹ là sao? Chúng ta không đi xem phim buổi chiều sao? Mẹ, mẹ đã nói chúng ta sẽ đi xem phim mà!”. Mẹ cúi xuống và ôm hai chúng tôi vào lòng. Tôi chẳng hiểu tại sao mẹ tôi lại khóc. Nhưng mẹ đã ôm chúng tôi và giải thích rằng khi bị nói dối thì người ta sẽ cảm thấy tổn thương như thế nào. Mẹ còn bảo: “Nói thật là điều rất quan trọng. Vừa rồi mẹ đã nói dối các con, và bản thân mẹ cũng cảm thấy buồn hết sức. Mẹ không bao giờ muốn lừa gạt các con nữa, và mẹ tin các con cũng sẽ không bao giờ còn nói dối với bất cứ ai. Con người cần phải tin tưởng lẫn nhau. Các con có hiểu không?”. Chúng tôi quả quyết với mẹ là chúng tôi đã hiểu. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều mẹ dạy. Và khi đã học được một bài học quý giá thì tại sao chúng tôi lại không tiếp tục đi xem phim nhỉ? Vẫn còn đủ thời gian kia mà. Nhưng mẹ lại nói: “Hôm nay chúng ta không đi xem phim. Chúng ta sẽ đi vào một ngày khác”. Đã 50 năm trôi qua, và chúng tôi đã học được cách nói sự thật như thế đấy. Vì chúng tôi sẽ không bao giờ quên được một lời nói dối có thể làm tổn thương người khác đến mức nào. - Mary Alice Dress Baumgardner Chỉ trích mà không hướng người ta sửa đổi thì cũng chỉ phí thời gian. - Ralph C. Smedley Amother listens hey are so small and fragile, you are afraid you will not hear T So you lay awake and... listen They are little and just in the next room, suddenly it is very quiet So you go to the doorway and... listen They are bigger and have so much to tell you about their day You are busy and very tired but you make the time and... listen They are a little bigger and so secretive, they do not say much anymore You must find different ways to ... listen They are teenagers and talk a strange new language You try hard to hear without commenting and just... listen They are growing up, all at once they know it all It’s best to let them think so and... listen They are becoming adults, they want to talk and ask your advice There might be things you do not want to hear, but you... listen They grow up and go away You hate the silence, the phone rings, you can’t wait to . . . listen They come to visit with their kids, all demanding your ears at once Someone shouts “be quiet!”, no it’s all right, it’s so wonderful to ... listen They get older, you get old, they speak loud as if you are deaf It’s okay, you nod your head and... listen You pass on, and when they pray, they do not ask for God They need to talk to you, God is gracious, and once again He lets you... listen - Carolee Hudgins Người mẹ luôn lắng nghe húng còn quá nhỏ và mỏng manh, bạn sợ mình không nghe được rõ C Vì thế bạn không ngủ mà... lắng nghe Chúng hãy còn nhỏ, chúng chơi ở phòng bên Sao bỗng nhiên chúng lại im bặt Vì thế bạn đi đến cửa và... lắng nghe Lớn hơn một chút, và chúng muốn nói... Về rất nhiều điều mà chúng trải qua Trong suốt ngày dài. Bạn rất bận và lại rất mệt, Nhưng cố dành thời giờ Để tiếp tục... lắng nghe. Lớn hơn chút nữa, chúng đầy bí ẩn Chẳng muốn nói nhiều như trước đây Bạn phải tìm nhiều cách để... lắng nghe. Chúng trở thành thiếu niên Và nói ngôn ngữ gì thật lạ Bạn cố nghe để hiểu, nhưng không bình phẩm, và chỉ là... lắng nghe. Chúng đang phát triển, và đột nhiên biết hết mọi điều Hãy cứ để chúng nghĩ như thế, Và bạn thì hãy cứ ... lắng nghe. Chúng dần trở thành người lớn, Chúng muốn trò chuyện và nghe lời khuyên. Có những điều bạn chẳng muốn nghe, nhưng bạn vẫn cứ ... lắng nghe. Chúng đã trưởng thành, và chúng đi xa, Bạn sợ không gian yên ắng xung quanh Và khi tiếng chuông điện thoại reo vang, Bạn vội vàng chạy đến... lắng nghe. Chúng mang lũ nhóc về thăm bạn, Thật ồn ào, bát nháo; tất cả đều muốn bạn phải nghe Ai đó quát: “Im ngay, lũ nhóc!” Ồ, không đâu, thật tuyệt khi được... nghe! Chúng lớn tuổi hơn, lúc ấy bạn đã già. Chúng nói to như thể bạn bị lãng tai Có sao đâu nào... Bạn gật đầu và lại... lắng nghe. Bạn qua đời, và khi cầu nguyện... Chúng không xin gặp Chúa toàn năng, Chúng muốn được nguyện cầu cùng bạn, Chúa nhân từ lại để bạn nghe! - Carolee Hudgins If I could be a Mother again f I could be a mother all over again, I know one thing I would never change ... I how much I loved each of you. I wanted to be a mother from the time I was a little girl. I played with dolls long after the other girls had given them up. So being a mother and holding and rocking and nursing and caring for you was the joy of my life. But I look back on it now, and I think I probably treated you like my dolls. I picked you up if you cried. I held you when your ears ached. As long as you were in pain, I wanted to be there with you. But keeping you happy, safe, healthy, polite and studious seemed to be the responsibility of my mothering. Happy could be lots of things: sleigh riding, picnics, swimming, parties for you and your friends, learning to bake or sew, or even learning to skate or ride a bike. Those were things that I was familiar with and knew how to help you learn. But today looking back on how rich I might have made your lives if I had known then the things I have learned now - oh, how exciting it would be. I would begin with sight. Not having your eyes tested for glasses: that I knew about and did - but learning to really see things. To see the way the sky changes color with just a little gust of wind. To see the leaves twist in the wind and shimmer with light. I’d like to teach your eyes to take in the shades of green and blue that rush across the waves or the sky, to see shapes and forms, not as objects but masses of color that change as you turn away from them; to see the world as an exciting masterpiece; to see a flower as a perfect vision. When the motto used to be “Stop and smell the roses,” I didn’t really understand. Yes, that is what I would do if I could start all over again with each of you. I’d stop and smell the roses with you and look at their colors and enjoy the fact that they exist. Hearing, I’d teach you about really hearing. I know that I miss lots of words that I used to hear. I’m eighty-three and can’t hear much anymore. I know that my taste in music has not changed with the times, and I never wanted to hear your music! But also I now listen to the sound of the surf, or a train whistle in the night, or a loon over the lake in the early morning. Those are sounds that I appreciate today, and I wonder if I ever told you about the beauty of those sounds. Yes, I would have a new approach to teaching you about listening and hearing, not just to human words or to be quiet when adults are speaking, but to the sounds that are always around us. The city sounds of rumbling buses and taxi doors slamming, of street vendors hawking their wares or sirens telling us of an emergency, or the country sounds that are quieter and more peaceful. Yes, I think I would teach you about the beauty that enters through our ears. And also I’d teach you to hear people’s feelings and hopes and dreams, the truth behind their words. I’d help you to hear pain and need, and I’d help you know how to respond. I’d help you to hear the whole world, in all its complexity. “If onlys” aren’t much good though. I’m not a mother again, and my two daughters are both mothers and my four granddaughters are on their way to becoming mothers! No more babies to hold, children to teach. I miss that from time to time, but I notice that even though I don’t have those children to teach, I have never stopped teaching myself. - Julie Firman Life is a great big canvas; throw all the paint on it you can. - Danny Kaye Nếu mẹ lại được làm Mẹ ếu mẹ có thể lại được làm mẹ, mẹ biết rằng có một điều mẹ sẽ không bao giờ N thay đổi... đó là sẽ vẫn yêu các con thật nhiều. Mẹ đã muốn được làm mẹ từ khi còn là một cô bé. Trong khi chúng bạn đã thôi không còn chơi búp bê nữa thì mẹ vẫn còn say mê với trò chơi này. Vì thế, được làm mẹ, được ôm ấp, đu đưa, chăm sóc, trông nom các con là niềm vui của cuộc đời mẹ. Nhưng bây giờ mẹ nhìn lại, mẹ nghĩ có lẽ mẹ đã đối xử với các con như những con búp bê của mẹ. Khi con khóc, mẹ liền bế con lên. Khi con bị đau tai, mẹ ôm ngay con vào lòng. Hễ con bị đau là mẹ lại muốn ở bên cạnh các con. Tuy nhiên, trách nhiệm của mẹ là phải làm sao để các con được hạnh phúc, an toàn, mạnh khỏe, lễ phép và siêng năng. Các con có thể cảm thấy hạnh phúc bằng nhiều cách: chơi xe trượt tuyết, đi dã ngoại, đi bơi, tiệc tùng với bạn bè, học cách nướng bánh hoặc may vá, thậm chí là học trượt băng hay đi xe đạp. Đó là những điều mà mẹ đã quen thuộc và biết cách giúp các con học hỏi. Nhưng giờ đây khi nhìn lại, mẹ thấy rằng nếu trước kia mẹ biết được những điều mà giờ đây mẹ mới biết, thì hẳn là mẹ đã có thể làm cho cuộc sống của các con phong phú đến mức nào. Ồ, sẽ thật là lý thú biết bao. Trước hết là về tầm nhìn. Tầm nhìn ở đây không phải là việc đo mắt để làm kính – việc đó thì mẹ biết và mẹ đã làm – mà là về việc làm thế nào để các con có thể thật sự nhìn thấy vạn vật. Nhìn xem bầu trời đổi màu như thế nào chỉ sau một cơn gió mạnh. Nhìn những chiếc lá run lên trong gió hoặc tỏa sáng lung linh. Mẹ muốn chỉ cho các con nhìn thấy sự chuyển màu dần dần giữa sắc xanh dương và xanh lá trên những ngọn sóng hoặc trên nền trời, để các con thấy được trạng thái và hình thù của chúng không phải như những vật thể mà là một tập hợp màu sắc sẽ biến đổi khi các con chỉ vừa quay đi; để các con nhìn thế giới như một tuyệt tác, và nhìn mỗi bông hoa như một vẻ đẹp vẹn toàn. Mẹ không thực sự hiểu được câu thành ngữ “Hãy dừng lại và ngửi những đóa hồng”, nhưng đó là điều mà mẹ sẽ làm nếu như mẹ được bắt đầu lại đối với mỗi đứa con của mẹ. Mẹ sẽ dừng lại và ngửi hoa hồng cùng các con, ngắm nhìn màu sắc của chúng và tận hưởng niềm vui vì sự hiện hữu những bông hoa ấy. Tiếp theo, mẹ sẽ nói đến thính giác. Mẹ sẽ chỉ các con cách để thật sự nghe thấy những điều xung quanh. Mẹ biết rằng mẹ đã quên gần hết những ngôn từ mà mẹ từng nghe. Nay mẹ đã tám mươi ba tuổi và mẹ cũng không còn nghe được nhiều lắm đâu. Mẹ biết rằng sở thích âm nhạc của mẹ không thay đổi mấy theo thời gian, và vì thế mẹ đã không muốn nghe loại nhạc của các con. Giờ thì mẹ nghe được tiếng sóng vỗ, tiếng còi tàu trong đêm, hay tiếng chim gavia trong hồ vào mỗi sáng sớm. Đó là những thanh âm mà giờ đây mẹ hết sức trân trọng, và mẹ tự hỏi mẹ đã bao giờ chỉ cho các con thấy được vẻ đẹp của những âm thanh đó hay chưa. Phải, mẹ sẽ có một phương pháp mới để chỉ cho các con biết cách lắng nghe và nghe thấy, không chỉ là nghe ngôn ngữ của con người hoặc giữ im lặng khi người lớn nói, mà là nghe được những âm thanh luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Tiếng xe buýt ầm ì, tiếng đóng sập cửa của những chiếc taxi trong thành phố, tiếng rao hàng của những người bán hàng rong, tiếng còi hụ báo động, hay những âm thanh êm ả, thanh bình hơn ở vùng nông thôn. Đúng vậy, mẹ nghĩ mẹ sẽ dạy cho các con về những vẻ đẹp có thể thâm nhập vào chúng ta qua đôi tai của mình. Mẹ cũng nghĩ rằng mẹ sẽ dạy cho các con biết cách nghe những cảm giác, hy vọng và mơ ước của con người, kể cả sự thật đằng sau lời nói của họ. Mẹ sẽ giúp các con nghe được nỗi đau và nhận ra nhu cầu của con người, và mẹ sẽ dạy các con làm cách nào để đáp lại. Mẹ sẽ giúp các con nghe cả thế giới, ngay trong sự phức tạp vốn có của nó. Tuy nhiên, nói mãi những câu “ước gì” là điều không hay lắm. Bây giờ mẹ không còn là mẹ của các trẻ nhỏ nữa. Hai con gái của mẹ đã làm mẹ và bốn đứa cháu ngoại của mẹ cũng sắp trở thành những người mẹ. Không còn trẻ sơ sinh để ẵm bồng, không còn trẻ con để bảo ban. Đôi khi mẹ thấy nhớ những điều đó, nhưng mẹ nhận thấy mặc dù mẹ không còn có trẻ con để dạy bảo, nhưng mẹ sẽ vẫn không ngừng chỉ bảo cho chính bản thân mình. - Julie Firman Cuộc sống là một bức vẽ khổng lồ; hãy tung tất cả màu vẽ lên đó. - Danny Kaye The gift hen I was a child, Mom taught me to question everything. She was a mother who W never minded the eternal “why”. She made me consider the possibilities myself, jumping in only when my maturity or knowledge couldn’t encompass the entire issue. When I wanted to do something, I had to review all possibilities within my limited scope. “What would you feel like if someone did that to you?” was a question always asked when I reacted to an issue or event. She guided me, made certain I attended church and Sunday school and had a solid background of character and morality. On my thirteenth birthday, all that changed. Entering my teens was heady in itself but attained an even higher ranking when Mom called me into her room after school. “Anne,” she told me, patting the bed beside her, “I want to talk to you.” “What’s up?” I asked easily, self-assured in my new-found teen status. “I’ve spent the last twelve years giving you a sense of values and morals,” she began. “Do you know the difference between right and wrong?” “Yeah, sure,” I replied, my grin slipping slightly at this unexpected opening. “You’ve now entered your teens, and life, from this point, will be much more complicated,” Mom told me. “I’ve given you the basics. Now it’s time for you to begin making your own decisions. “ “I don’t understand,” I told her. “Are you mad at me? What did I do?” Mom put her arms around me, hugging me close. “Everyone has to begin making her own decisions in life sooner or later. I’ve seen too many young people let loose from their parents make horrible mistakes, usually when they’re away at college and no one is there to give them guidance. I’ve seen them go wild, and some have ruined their lives forever. So I’m going to give you your freedom early.” I stared at her, dumbfounded. All sorts of possibilities occurred to me. Staying out as late as I wanted, parties, no one to tell me I had to do my homework? Super! Mom smiled again as she stood and looked down at me. “Remember, this is a responsibility. The rest of the family will be watching. Your aunts, uncles and cousins will be waiting for any possible misstep. You’ll have only yourself to blame.” “Why?” I asked, elated that she trusted me so much. “Because I’d rather you make your mistakes now, while you’re at home and I can advise and assist you,” she replied, hugging me. “Remember, I’m always here for you. If you want advice, or just to talk, I’m available any time.” With this she ended the conversation and the birthday proceeded pretty much as the previous ones had, with cake, ice cream, presents and family. I knew quite well she wasn’t stepping out of my life entirely, merely giving me space in which to stretch my wings and prepare for the flight I’d someday be taking. During the coming years, I made my share of mistakes, the same ones all teenagers do. I neglected my homework periodically, stayed up late occasionally, and once attended a party I had reservations about. Mom never berated me for them. When grades slipped, she quietly pointed out that my chances for the university I wanted to attend would slip as far as my grades did, the lower they were, the poorer my chances of acceptance. If I stayed up late, she cheerfully chided me. After the party she simply asked me what I would those friends doing in ten years. Did I wish to share this future with them? Undoubtedly, I did not. When I saw this, I invariably altered my behavior to compensate. I never resented her as so many teens do. In fact, this brought us much closer. A few years ago, I took my daughter into my room on her thirteenth birthday. We had a similar talk. My son had a similar discussion with his dad at the same age. My children made many of the same mistakes that are the milestones of growth and maturity, but many others they passed by because they thought about it and came to us to discuss it first. They looked at us as mentors rather than jailers, and we’ve all been better for it. Honor, love and respect for the wisdom of experience are valued in our family because of the wise words of my best friend, my mother. - Anne Lambert The willingnessto accept responsibility for one’s own life is the source from which self-respect springs. - Joan Didion Món quà hi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã dạy tôi phải biết thắc mắc về mọi thứ. Mẹ không bao giờ K phiền lòng với những câu hỏi “tại sao” bất tận. Mẹ để cho tôi tự cân nhắc các sự kiện có thể xảy ra, và mẹ chỉ giúp khi nào độ trưởng thành cũng như kiến thức của tôi không đủ để nhìn bao quát được vấn đề. Khi muốn làm một điều gì đó, tôi phải xem xét tất cả các khả năng có thể xảy ra, đương nhiên là chỉ trong tầm nhận thức của tôi. “Con sẽ cảm thấy thế nào nếu ai đó làm như thế với con?” là câu hỏi mẹ luôn đặt ra cho tôi mỗi khi tôi phản ứng trước một vấn đề hay một sự kiện nào đó. Mẹ hướng dẫn tôi, nhắc nhở tôi nhớ đi nhà thờ và đến lớp học đạo để tôi có được nền móng vững chắc về tính cách và đạo đức. Vào ngày sinh nhật lần thứ mười ba của tôi, tất cả đều thay đổi. Bước vào tuổi thiếu niên là một sự kiện đã khiến tôi say mê, và điều đó càng tăng thêm khi một lần nọ, mẹ gọi tôi vào phòng khi tôi vừa đi học về. Vỗ nhẹ vào cạnh giường, mẹ bảo: “Anne, mẹ muốn nói chuyện với con”. “Gì thế mẹ?” Tôi hỏi một cách rõ ràng, tự tin vì vị trí mới của mình khi đến tuổi thiếu niên. Mẹ bắt đầu nói: “Mười hai năm qua, mẹ đã tạo cho con ý thức về các nguyên tắc xử thế cũng như các giá trị đạo đức. Con có biết phân biệt những điều đúng đắn và sai trái hay chưa?”. “Vâng, có ạ”. Tôi trả lời, và nụ cười toe toét của tôi tắt dần trước lời mở đầu bất ngờ của mẹ. Mẹ lại bảo: “Con đang bước vào tuổi thiếu niên, và từ thời điểm này trở đi, cuộc sống của con sẽ phức tạp hơn nhiều. Mẹ đã chỉ cho con những điều căn bản. Và từ nay con nên bắt đầu tự đưa ra những quyết định của riêng con”. Tôi hỏi lại mẹ: “Con không hiểu. Mẹ có giận gì con không? Con đã làm gì sai sao?”. Mẹ choàng tay ôm chặt tôi. “Sớm hay muộn thì bất kỳ người nào cũng phải đến lúc tự quyết định mọi việc cho mình. Mẹ từng thấy có rất nhiều thanh niên thiếu sự quan tâm của gia đình đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, thường là khi chúng đi học đại học xa nhà và không có người lớn ở bên cạnh để khuyên nhủ. Mẹ đã thấy chúng trở nên ngông cuồng, và nhiều người trong số đó đã hủy hoại đời mình mãi mãi. Vì vậy mẹ sẽ cho con được tự do sớm hơn”. Tôi nhìn chằm chằm vào mẹ, ngạc nhiên chẳng thốt nên lời. Viễn cảnh của cuộc sống tự do bày ra trước mắt tôi. Tôi có thể đi chơi khuya đến giờ nào cũng được, tôi sẽ tha hồ dự những buổi tiệc tùng cùng bọn bạn, và trên hết là sẽ chẳng ai bắt tôi phải làm bài tập ư? Tuyệt vời! Khi đứng lên, mẹ lại cúi nhìn tôi và mỉm cười. “Con nhớ này, đó là một trách nhiệm. Mọi người trong gia đình sẽ quan sát con. Các cô dì chú bác và anh chị em họ có thể sẽ “canh chừng” những sai lầm mà con có thể phạm phải. Lúc đó, con chỉ có thể trách chính mình mà thôi”. “Vì sao vậy ạ?” Tôi hỏi lại mẹ, lòng cảm thấy phấn khởi vì mẹ đã tin tưởng tôi như thế. Mẹ choàng tay ôm tôi và trả lời: “Vì mẹ muốn thà rằng con phạm sai lầm khi vẫn còn ở với gia đình, như vậy mẹ có thể khuyên nhủ, giúp đỡ con. Con hãy nhớ rằng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh con. Nếu con cần lời khuyên, hoặc chỉ cần trò chuyện thôi cũng được, thì mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con”. Mẹ nói như thế và hai mẹ con tôi kết thúc cuộc trò chuyện ở đó. Buổi tiệc sinh nhật của tôi sau đó đã diễn ra khá giống với những lần trước, với bánh ngọt, kem, quà cùng sự hiện diện của các thành viên trong gia đình. Tôi biết rõ là mẹ không hoàn toàn bước ra khỏi cuộc đời tôi mà đơn giản là mẹ chỉ nới rộng thêm không gian để tôi có thể dang rộng đôi cánh của mình và chuẩn bị cho chuyến bay tương lai. Những năm sau đó, tôi đã phạm một số sai lầm như bao thiếu niên khác. Tôi thường bỏ bê bài tập nhà, thỉnh thoảng còn thức khuya, và có lần tôi còn tham dự một buổi tiệc mà tôi đã hẹn trước với đám bạn. Nhưng mẹ chẳng bao giờ quở mắng tôi về những điều đó. Khi điểm học tập của tôi giảm sút, mẹ chỉ nhẹ nhàng giải thích để tôi hiểu rằng cơ hội để tôi được nhận vào trường đại học mà tôi yêu thích cũng đang giảm xuống; điểm càng thấp, cơ hội càng ít. Còn khi tôi thức khuya, mẹ chỉ nhẹ nhàng khiển trách mà thôi. Sau bữa tiệc nói trên, mẹ chỉ đơn giản hỏi rằng tôi nghĩ trong mười năm tới những người bạn đó của tôi sẽ làm gì, và liệu tôi có muốn tương lai của tôi cũng giống như của họ hay không? Dĩ nhiên là tôi không muốn. Khi nhận ra điều đó, tôi liền thay đổi cách ứng xử để chuộc lại những sai lầm mình đã mắc phải. Tôi không bao giờ giận mẹ như phản ứng của phần lớn những thiếu niên khác, vì thật ra chính những gì mẹ làm đã giúp hai mẹ con tôi trở nên thân thiết và gần gũi nhau hơn. Cách đây vài năm, tôi cũng đã gọi con gái mình vào phòng nhân dịp sinh nhật lần thứ mười ba của nó. Chúng tôi cũng đã có một cuộc trò chuyện tương tự như cuộc trò chuyện giữa tôi và mẹ trước kia. Vào độ tuổi đó, con trai tôi cũng có một cuộc trò chuyện giống như vậy với bố nó. Các con tôi cũng phạm khá nhiều sai lầm, những sai lầm đóng vai trò cột mốc cho sự phát triển và trưởng thành của chúng. Nhưng chúng cũng tránh được nhiều sai lầm khác nhờ biết suy nghĩ và thảo luận trước với chúng tôi. Chúng xem chúng tôi như những người tư vấn chứ không phải những viên cai ngục. Cả gia đình tôi nhờ thế mà đều cảm thấy rất thoải mái. Danh dự, tình yêu thương và sự trân trọng đối với kinh nghiệm sống đã luôn được đề cao trong gia đình của chúng tôi, nhờ vào những lời nói sáng suốt của mẹ , người bạn tốt nhất của tôi. - Anne Lambert Sẵn sàng nhận lấy trách nhiệmvề chính cuộc đời mình là nguồn gốc của lòng tự trọng. - Joan Didion Running role model admit it - I did it purely for myself. Well, at first I did it because I’d lost a bet. I After my best friend completed her ninth Tufts 10K, I bet her that if she would run the Boston Marathon, I would run Tufts next time. I posed this idle bet because I never thought she’d really do it. Guess what? She did it! Preparing to make good on my wager, I began my training in earnest, and I quickly fell in love with the solitude, the fresh air and sunshine, the singing birds, and the capabilities of my thirty-eight year-old body. During those first few runs, however, I couldn’t shake feelings of guilt about pursuing self-gratification. Wasn’t I supposed to be home taking care of my family? My guilt crescendoed when, after one particularly long run, I returned home to soak sore muscles in a leisurely hot bath and left my “off-duty” sign posted a while longer. Lying in my Epsom salts, I heard Melissa, my threeyear-old, whimper, “Where’s Mommy?” My husband distracted her while I gritted my teeth and grasped the sides of the tub, torn between the desire for time by myself and the urge to comfort my child. In that moment, I understood that with each run, I needed to train not only my body, but - my mind - to allow myself this private time to seek the selfhood I was entitled to! Besides, if I were re-energized, I’d be better able to handle the demands of motherhood. Indeed, my two daughters quickly adjusted to my long weekend runs. They’d casually acknowledge that I was leaving. “Going running, Mom?” Gina, my eight-year-old, would ask as she watched me lace up my running shoes. “Have a nice run,” Melissa would add. I’d kiss them and leave, and they’d be all smiles, knowing this was a chance for them to be alone in the house, while Dad worked in the garden, one ear on them. (Mother Nature programmed men with far fewer guilt genes, and women are finally taking heed.) Moreover, I think they recognized that I came back from my runs nicer than when I left! Finally, it was time for my first practice race. Off I went with a number pinned to my chest - my heart pounding behind it. My family cheered me on from the sidelines, and when I finished the race, they lunged to hug me, despite my sweaty body. “Did you win?” asked Melissa. (I couldn’t believe she hadn’t noticed that four million people crossed the finish line before me.) “Sorry you didn’t win, Mom,” said Gina. (She’d noticed!) “Girls, I finished!” I proudly announced, briefly explaining that this was a personal victory. Yet even in the excitement of my own triumph, I noted with pride that my daughters, at such a young age, accepted as quite natural that women can - and should - be winners. When I was a child, the message I got was that nice girls don’t compete. Months later, I successfully completed the Tufts 10K, and instead of abandoning running with this fulfilled obligation, I surprised myself and continued. Not too long ago, I ran my third Tufts 10K. Each has been as triumphant as the one before. But that year, the scene was more magical than ever. Melissa, then six, wore a running suit her sister bought her with her own money. Gina, then eleven and nearly my size, wore my commemorative shirt from my first Tufts 10K. As I ran alongside six thousand other women, I thought of my two most loyal fans - my daughters - awaiting me at the finish line. With them was my adoring husband, who admits he gushes with pride when the starting gun fires and I run past with the pack. And that year, my best friend, sidelined by an aggravated injury, watched the race with my family. No bets necessary: I was running for all of us. As I approached the finish line, my daughters jumped off the curb and ran to meet me. Holding hands, we raced the final tenth of a mile together. Afterwards, I stretched my tired legs, wiped my sweaty face and chowed down on snacks. Meanwhile, my daughters animatedly and repeatedly announced that several children, including a seven-year-old, had run the race. I suspected what was coming. “Can I run with you next year? Can I start training with you now? Can we? Can we?” I heard over and over again as I slipped out of my sweaty T-shirt into a dry one. I considered their request: Training with them would mean giving up my time to rejuvenate and be alone amid fall leaves, poetic paths and singing birds. Training with them would mean being a teacher, as usual, instead of, for a change, the one being taught. However, training with my daughters would also mean that I have helped these two future women tackle obstacles, learn skills and take pride in their own accomplishments. “Of course,” I announced. In part, I waged this idle threat because I never thought they’d really do it, but I knew if they would it could only be a positive step for all of us. So we went home and attempted our first mile run together. Guess what? They did it! - Mindy Pollack-Fusi Cá nhân tiêu biểu trên đường chạy ôi thừa nhận rằng tôi đã làm điều đó hoàn toàn chỉ cho bản thân tôi. À, lúc đầu T tôi làm điều đó vì tôi bị thua độ. Sau khi cô bạn thân của tôi hoàn thành cuộc đua Tufts 10K lần thứ chín, tôi đánh cuộc với cô ấy là nếu cô ấy thắng trong cuộc đua Marathon của Boston thì tôi sẽ chạy trong cuộc đua Tufts lần tới. Tôi đưa ra trò cá cược vu vơ này là vì tôi không tin bạn tôi sẽ làm được điều đó. Thế mà bạn đoán thử xem. Cô ấy đã làm được! Để thực hiện tốt nhiệm vụ của kẻ thua độ, tôi bắt đầu rèn luyện một cách nghiêm chỉnh. Tôi nhanh chóng yêu thích không gian vắng vẻ trên đường tập, yêu không khí trong lành, yêu ánh nắng mặt trời, yêu tiếng chim hót líu lo và cả những năng lực tiềm tàng trong cơ thể ba mươi tám năm tuổi của tôi. Trong một vài buổi tập chạy đầu tiên, tôi không thể giũ bỏ được cảm giác tội lỗi vì đang theo đuổi niềm vui thú cho riêng mình. Phải chăng tôi chỉ nên ở nhà và chăm sóc cho gia đình mình? Mặc cảm tội lỗi ấy càng lớn dần khi một hôm nọ, sau khi kết thúc chặng đường khá dài, tôi trở về nhà để ngâm các cơ bắp đau nhức vào bồn nước nóng dễ chịu và để cho tín hiệu “tạm ngưng nhiệm vụ” của mình kéo dài một chút. Khi thả mình trong bồn tắm có chứa dung dịch thuốc tẩy manhê, tôi nghe tiếng Melissa, đứa con gái ba tuổi của tôi khóc thút thít: “Mẹ đâu rồi?”. Trong lúc chồng tôi tìm cách lôi kéo sự chú ý của con bé thì tôi cắn chặt răng, tay níu lấy thành bồn tắm, đấu tranh giữa việc mong muốn dành thời gian cho bản thân và sự thôi thúc phải dỗ dành con gái mình. Ngay khoảnh khắc đó, tôi hiểu là trong mỗi lần chạy bộ, tôi không chỉ phải rèn luyện thân thể mà còn phải rèn luyện cả tinh thần của mình – để có thể tự cho phép bản thân có được thời gian riêng tư, để được là chính mình - cũng là điều mà tôi có quyền được làm! Ngoài ra, nếu thể lực được tăng cường thì tôi cũng sẽ thực hiện tốt hơn nữa vai trò làm mẹ của mình. Nhưng thật ra thì hai đứa con gái của tôi cũng nhanh chóng thích nghi với những cuộc chạy bộ đường dài của mẹ chúng vào mỗi dịp cuối tuần. Chúng thản nhiên chấp nhận mỗi khi thấy tôi sắp rời khỏi nhà. Khi thấy tôi cột dây giày, Gina - đứa con gái tám tuổi của tôi sẽ hỏi: “Mẹ đi chạy hở mẹ?”, còn Melissa sẽ thêm vào: “Mẹ chạy vui vẻ nhé!”. Những lúc ấy, tôi sẽ hôn tạm biệt bọn trẻ rồi rời nhà. Chúng đều tươi cười và hiểu rằng đấy là cơ hội để được ở nhà một mình. Trong lúc ấy thì bố của bọn trẻ sẽ làm vườn và để mắt trông chừng chúng. (Bà Mẹ Thiên Nhiên lập trình đàn ông có ít gien mặc cảm tội lỗi hơn phụ nữ, và cuối cùng thì phụ nữ cũng chú ý nhận ra điều đó.) Vả lại, tôi nghĩ các con tôi cũng nhận ra rằng sau mỗi lần tập chạy, tôi càng trở nên thoải mái đáng yêu hơn trước đó. Sau cùng thì cũng đến lúc tôi trổ tài trong cuộc đua đầu tiên của mình. Tôi chạy đi với con số được ghim trên ngực áo; đằng sau con số đó, tim tôi đang đập thình thịch. Bên ngoài đường chạy, cả gia đình hò reo cổ vũ cho tôi. Và khi tôi kết thúc cuộc đua, mấy bố con ào ra ôm lấy tôi mặc cho lúc ấy người tôi đang ướt đẫm mồ hôi. Melissa hỏi tôi: “Mẹ có thắng không?” (Tôi không tin nổi là con bé đã không nhận thấy có đến bốn triệu người về đích trước tôi.) Còn Gina thì nói: “Thật tiếc là mẹ đã không giành được chiến thắng.” (Vậy là nó có thấy điều đó.) Nhưng tôi tự hào tuyên bố: “Các con, mẹ hoàn thành cuộc đua rồi đấy!”, rồi tôi giải thích ngắn gọn cho chúng hiểu đấy là chiến thắng của cá nhân tôi. Ngay cả trong lúc phấn khởi vì thành quả của bản thân, tôi vẫn tự hào nhận ra rằng các con tôi dù ở độ tuổi nhỏ như vậy nhưng đã có nhận thức khá tự nhiên rằng phụ nữ có thể – và nên – là người chiến thắng. Thế mà thuở bé, tôi đã được dạy rằng các cô gái dễ thương thì không được tranh đua. Vài tháng sau, tôi hoàn thành xuất sắc đường chạy Tufts 10K. Nhưng thay vì nghỉ ngơi sau khi hoàn thành nghĩa vụ ấy, tôi lại làm cho chính mình phải ngạc nhiên khi quyết định sẽ tiếp tục chạy. Cách đây không lâu, tôi lại tham gia cuộc đua Tufts 10K lần thứ ba. Với tôi, mỗi lần như vậy đều là một thắng lợi. Nhưng năm ấy mọi việc lại diễn ra tuyệt vời hơn bao giờ hết. Khi ấy Melissa vừa được sáu tuổi, con bé mặc một bộ đồ thể thao do chính chị gái của nó mua bằng tiền dành dụm được; còn Gina khi ấy mười một tuổi và gần bằng khổ người tôi, mặc cái áo thun kỷ niệm của tôi từ lần chạy Tufts 10K đầu tiên. Khi chạy cùng với sáu ngàn phụ nữ khác, tôi đã nghĩ đến hai cổ động viên trung thành nhất của tôi – hai đứa con gái – đang chờ tôi ở vạch đến. Và bên cạnh chúng là người chồng giàu tình yêu thương của tôi, người đã thú nhận rằng anh đã vô cùng hãnh diện khi thấy tôi chạy ngang qua cùng các đồng đội lúc tiếng súng xuất phát vừa vang lên. Năm ấy, người bạn thân nhất của tôi bị chấn thương nặng nên phải đứng ngoài để theo dõi cuộc đua cùng với gia đình tôi. Không cần phải cá cược nữa: tôi đã chạy cho tất cả chúng tôi. Khi tôi về gần đến đích, các con tôi nhảy qua khỏi dây chắn để chạy đến với tôi. Tay trong tay, chúng tôi cùng chạy mười mấy mét cuối với nhau. Sau đó, tôi duỗi thẳng đôi chân mỏi nhừ của mình, lau khuôn mặt đang ướt đẫm mồ hôi và ăn qua loa một chút. Trong khi ấy, các con tôi háo hức lặp đi lặp lại rằng trong cuộc đua vừa rồi có mấy đứa trẻ tham gia, trong đó một đứa mới bảy tuổi. Tôi hơi thắc mắc chẳng biết chuyện gì sắp xảy ra. “Năm tới con chạy với mẹ được không? Bây giờ con bắt đầu tập chạy với mẹ nhé? Được không? Được không mẹ?” Trong khi thay chiếc áo thun ướt đẫm mồ hôi bằng một cái áo khô, tôi cứ nghe câu hỏi ấy lặp đi lặp lại nhiều lần. Tôi cân nhắc nguyện vọng của hai đứa nhỏ: luyện tập với chúng có nghĩa là tôi phải từ bỏ khoảng thời gian làm trẻ chính mình, phải từ bỏ những khoảnh khắc khi tôi được ở một mình giữa những chiếc lá thu, những con đường mòn thơ mộng và cả những con chim đang ca hót. Luyện tập với chúng có nghĩa là tôi lại trở thành một giáo viên như thường lệ thay vì tận dụng cơ hội để được học hỏi thêm nhiều điều. Tuy nhiên, luyện tập với các con cũng có nghĩa là tôi sẽ giúp cho hai người phụ nữ tương lai ấy biết cách xử lý những trở ngại trong cuộc sống, giúp chúng học thêm những kỹ năng và đặc biệt là biết tự hào về những thành quả của mình. “Dĩ nhiên rồi”, tôi tuyên bố. Tôi chấp nhận mối đe dọa không đâu ấy một phần vì tôi nghĩ chắc chúng không thật sự muốn chạy, còn nếu như chúng làm thật, thì đó sẽ là một bước tiến tích cực cho tất cả chúng tôi. Thế là chúng tôi về nhà và thử chạy một dặm đầu tiên cùng nhau xem sao. Bạn đoán thế nào? Hai đứa con tôi đã làm được điều đó! - Mindy Pollack-Fusi Lullaby for my mother et me kiss away the frowns L as you kissed away the fears. When rolling thunder flung me to your lap, your breast became my haven. Now it’s my turn to snuggle you into sleep. Sleep, Mamele, sleep. These gnarled hands spoke of love more eloquently than words - fed, diapered, braided ribbons into my hair, made dolls out of rags, cookies of dough. Unfurl them, like flowers to the sun. Sleep, Mamele, sleep. Feel safe with me. I’ll protect you from sharp breeze or impatient eye. Close your eyes, my aged child and when you no longer can see you’ll hear me softly croon. Sleep Mamele, sleep. - Bella Kudatsky Bài hát ru cho mẹ ãy để con hôn mẹ H Xua đi nỗi ưu phiền, Như mẹ đã hôn con Xua đi bao sợ hãi. Nhớ khi xưa sợ tiếng sấm rền, Con nhảy ngay vào lòng của mẹ, Ngực mẹ là nơi trú ẩn cho con. Giờ đến lượt con ru mẹ ngủ Mẹ của con, mẹ hãy ngủ đi. Đôi bàn tay xương xẩu chai sần Biểu hiện tình thương hay hơn lời lẽ. Cho ăn, thay tã, tết tóc cho con, Lấy vải làm búp bê, lấy bột làm bánh Hãy thả tay ra, như bông hoa nở, Ngon giấc đi nào, ơi mẹ của con. Mẹ ở bên con, con che chở mẹ, Chẳng sợ ai nóng nảy, càu nhàu. Khép mắt lại nào, ơi em bé lớn Ngay cả khi mẹ không nhìn rõ Mẹ vẫn sẽ nghe lời con dịu ngọt Ngủ đi nào, ơi mẹ của con. - Bella Kudatsky Mom SAID/She MEANT think it started with the teen years. I would have on my best torn/shredded I jeans and be on the way out of the house and Mom would look me over and ask in a critical tone, “Is that what you’re wearing?” Yes. “Outside of this house?” Yes. “In public?” Yes. “For people to see?” Yes. I knew the drill, but still I would bite. Why, Mom? Do you not LIKE my outfit? “No, it’s fine,” she said... “It’s fine,” she SAID. She MEANT: “If you go out of this house dressed that way and people see you they will naturally assume you’re on welfare and just out of prison and blame me personally for it, because you know they will... It’s always the MOTHER’S FAULT..., well, let me tell you that I will just DIE of embarrassment and I don’t need to tell you how many slow deaths that kind of agony feels like.” I would happily bound out the door and into my day. Yet somehow, in the next day I’d find my best torn/shredded jeans staring back at me when I lifted the garbage can lid to drop in a new sack of trash. It was always a mystery and I could never figure out exactly how my jeans got there. After high school I went through a period of indecision and searching. I was greatly lacking direction or motivation. I was also in dire need of a reality check. I was certain that I would be making tons of money soon with my dark and adolescent poetry, that I was on the verge of being discovered for my great talents and brilliance and that I would never have to resort to the likes of the desperate masses who did things like working real jobs. So, I would ponder and reflect and be a great thinker. So, with no job and no plan, I stayed adrift on my listless journey of finding my voice and finding myself for awhile. It was an aimless period. It was a grace period. Of about three days. “All right! I’ve had it.” Mom yelled at me as she slapped my feet right off the coffee table, threw my Twinkie in the trash and turned off MTV. (It was all in one continuous fluid motion like a great karate movie or a scene right out of Billy Jack. Mom was MAD.) “These are your choices,” she informed me as she dropped a stack of employment applications, a community college catalog and an admissions application in my lap. Wow, this was scary. Mom had been busy. She had done her homework, the legwork and she even had thrown (right straight at me HARD) a PACK of pens. (Black ink, for applications.) She paced and I sat up straight and listened; horrified by this new, aggressive side of her I’d never seen. She laid down the law. She was the marshall and I was the outlaw captured in this God-forsaken town and she had me. “I will not (It’s how she spoke when I was in really big trouble and she was yelling so loudly all her lung capacity was used up in about five to seven words) have you sitting on your lazy BUTT! All day! Every day! Like you have been! Doing NOTHING ALLDAY! And if you! Are going to! Sit around here! Waiting to get published! You can just leave!” I was sure she was breathing fire. “You can get a job! Like a responsible person! Or you can go to school... FULLTIME! But you’re going to do SOMETHING. ALLDAY! DO you understand ME?” Okay, that’s what she SAID. What she MEANT was “Sweetheart I love you. I want you to do better for yourself than I did. I don’t want you to have to struggle and swallow your pride and have to work two or three jobs just to make it. You have been given a gift in this world. You’re talented, smart, funny. Please don’t throw all of that away. Please don’t disregard opportunities you have that I didn’t have. Just in case the world’s not as quick to notice your greatness as I am, I want you to be able to pay your bills in the meantime and to get that piece of paper. I will love you with or without a college degree but the world has different standards and you need that paper to have choices. It will be like a key that opens many doors. I didn’t get the key or the choices and ended up with whatever doors were left open. Doors that I’d have never chosen on my own, had I been given another choice.” (So... I have two associate degrees and twelve hours left on my bachelors.) “Did you take your vitamins? What are you having for lunch? Is it low fat? Low cholesterol?” she asked me on the phone. And I rolled my eyes. “Yes, Mom! How many years have I been two to you?” She sighed. We were both disgusted. “Well, I can’t make you eat right, Donna. And you’re a big girl and if you don’t care about your health, it’s none of my business,” she SAID. She MEANT, “No matter how old you get, you’ll always be my baby. And I will always love you, so much that if you became unhealthy and something happened to you, it would just kill me. I wouldn’t have you talk to or be friends with or remind about vitamins and truly, it would break my heart.” “Hi Mom. How was your day, today?” I ask her as I kiss her on the cheek. “Fine,” she says, “We didn’t really do anything.” “Well, that’s my favorite day!” I offer, trying to cheer her up (and maybe me). And after a few quiet moments of handholding, I ask her, “Are you eating well? They must be treating you well... You look wonderful! So pretty.” I SAID. I MEANT: “How did this happen to you? You’re so frail. And so tired. And I miss you so much everyday. One day you’ll be gone and I don’t know what I’m going to do without you. Seeing you this way completely breaks my heart. Will you ever know how much I love you?” I crawl into the bed with her and snuggle up. I hold her small, fragile body close. And I brush away her tears as she cries. And then I brush away my tears as I cry. And I tell her in soft, whispering, reassuring tones, “Shhhhh... no more tears. There’s nothing to cry about.” But she cries and she says, “You’re my littlest angel. I love you so much.” And I say, “And, I’m here now so there’s no need to cry! Everything’s okay. And she settles into my embrace and says she’s tired. I kiss her on the forehead as she drifts off into her dreams. And we both say exactly “what we mean. She says, “You’re my angel. I love you... and I say, “You’re mine and I love you, too.” - Donna Lee Mẹ nói/Có nghĩa là ôi nghĩ điều này bắt đầu khi tôi ở độ tuổi thiếu niên. Lần ấy, khi tôi mặc cái T quần jeans tưa rách mà mình ưng ý nhất để chuẩn bị đi chơi thì mẹ nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi: “Con ăn mặc thế này à ?” – Giọng mẹ có phần hơi chỉ trích. “Vâng.” “Để ra khỏi nhà?” “Vâng.” “Ra chốn công cộng à?” “Vâng.” “Để cho mọi người nhìn thấy ư?” “Vâng.” Vốn đã biết nguyên tắc là thế nào, nhưng tôi vẫn chống cự lại: “Sao thế mẹ? Mẹ không THÍCH quần áo của con à?” Mẹ tôi NÓI: “Không, vậy được rồi. Không có gì.” Thật ra Ý MẸ LÀ: “Nếu con ra khỏi nhà trong bộ dạng như vậy thì người ta sẽ nghĩ con mới ra tù và đang hưởng trợ cấp xã hội. Và người ta sẽ chê trách mẹ vì điều đó. Con biết đấy, mọi người luôn nghĩ rằng nếu đứa con có lỗi gì thì đó là LỖI CỦA NGƯỜI MẸ... Giờ thì mẹ nói thật với con là me sẽ CHẾT vì xấu hổ, và có lẽ mẹ không cần nói với con là chết từ từ do đau đớn về tinh thần kiểu đó thì sẽ khổ sở đến thế nào đâu”. Sau đó tôi vẫn sung sướng lao ra khỏi nhà và vui chơi cả ngày. Tuy nhiên chẳng hiểu thế nào mà ngày hôm sau, khi mở nắp thùng rác để bỏ rác vào, tôi bắt gặp cái quần jeans tưa rách yêu thích của mình nằm trong ấy. Đó vẫn còn là một điều bí ẩn mà tôi vẫn chưa thể hiểu chính xác tại sao. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã trải qua một giai đoạn luôn phải do dự và tìm kiếm một cái gì đó. Tôi cảm thấy mình mất phương hướng và thiếu hẳn động cơ thúc đẩy. Tôi cảm thấy mình cần được cọ xát với thực tế. Tôi cũng tin chắc rằng tôi sẽ nhanh chóng làm ra hàng núi tiền với những bài thơ bi đát mà mình đã sáng tác hồi thời niên thiếu, tin rằng tôi sắp được mọi người biết đến nhờ tài năng và sự xuất sắc của mình, và rằng tôi sẽ không cần phải viện đến đám đông đang mải vật lộn chỉ để làm các công việc bình thường. Vì thế tôi sẽ cân nhắc, suy nghĩ và sẽ là một nhà tư tưởng vĩ đại. Thế nên trong suốt một khoảng thời gian không nghề nghiệp, không kế hoạch, tôi cứ lênh đênh trôi dạt trong cuộc hành trình vô định để tìm kiếm tiếng nói và bản ngã của mình. Đó chính là thời kỳ sống không mục đích của tôi. Đó cũng là thời gian ma học sinh chúng tôi bắt đầu dự thi vào các trường đại học. Thời gian ấy kéo dài khoảng ba ngày. “Được rồi! Với mẹ thế là đủ!” Mẹ quát lên và dùng tay phát vào chân tôi để tôi rút hai chân xuống khỏi cái bàn vẫn được dùng để uống cà phê, rồi mẹ quẳng gói Twinkie của tôi vào sọt rác và tắt ngay chương trình MTV. (Những động tác đó diễn ra liên tục, y như trong phim võ thuật karate hoặc một cảnh trong phim Billy Jack. Mẹ đang NỔI GIẬN.) “Đây là những gì con có thể lựa chọn đây!”, mẹ vừa nói vừa ném vào lòng tôi một xấp biểu mẫu đơn xin việc, một tờ giới thiệu về trường đại học cộng đồng và một đơn xin nhập học. Chao ôi, đáng sợ quá. Lúc ấy mẹ tôi rất bận rộn. Mẹ đã phải làm việc nhà, những công việc không tên nhưng tốn rất nhiều thời gian, và lúc đó mẹ đã ném vào tôi (ném MẠNH, thẳng vào tôi) một HỘP bút (loại bút mực đen, để viết đơn). Mẹ cứ đi tới đi lui, còn tôi thì ngồi thẳng dậy lắng nghe, cảm thấy khiếp sợ vì lần đầu tiên tôi chứng kiến mẹ nóng giận như vậy. Mẹ đặt ra luật lệ. Mẹ là cảnh sát trưởng và tôi chính là kẻ sống ngoài vòng pháp luật bị cảnh sát trưởng tóm gọn trong cái thị trấn tiêu điều này. “Mẹ sẽ không chấp nhận (đây là cách mẹ nói khi tôi đang gặp vấn đề gì nghiêm trọng, và mẹ đang quát to hết khả năng mà buồng phổi cho phép, mỗi lần từ năm đến bảy từ) để con ngồi lười nhác ƯỜN XÁC RA ĐẤY! Cả ngày! Ngày nào cũng thế! Như những ngày gần đây! Cả ngày CHẲNG LÀM VIÊåC GÌ! Còn nếu như! Con định! Cứ ngồi đây! Chờ tác phẩm được xuất bản! Thì con có thể dọn đi được rồi đấy!” Tôi chắc rằng mẹ đang thở ra lửa. “Con có thể xin việc! Như một con người có trách nhiệm! Hoặc là đi học... GIỜ CHÍNH QUY! Tóm lại là con phải làm MỘT VIÊåC GÌ ĐÓ. CẢ NGÀY! Con CÓ hiểu ý MẸ chưa?” Được rồi. Đó là những điều mẹ tôi đã NÓI. Nhưng những lời đó CÓ NGHĨA là: “Con yêu, mẹ yêu thương con. Mẹ muốn con làm được những điều tốt đẹp cho bản thân con, hơn là những gì trước đây mẹ đã làm cho mẹ. Mẹ không muốn con phải vật lộn, phải chịu tổn thương lòng tự trọng và phải làm lụng vất vả hai ba công việc một lúc để đạt được mục tiêu. Khi ra đời, con đã được ban cho một món quà. Con có tài, nhanh trí, vui tính. Nhưng xin con đừng vứt hết những thứ đó. Đừng xem thường những cơ hội con đang có mà trước kia mẹ đã không có được. Để phòng khi mọi người không nhanh chóng nhận ra tài năng của con như me đã nhận ra, mẹ muốn con phải có khả năng chi trả cho các hóa đơn chi phí trong giai đoạn trước mắt và có được một mảnh bằng. Mẹ sẽ luôn yêu thương con cho dù con có hay không có bằng đại học. Nhưng xã hội lại có những quy chuẩn khác với mẹ, và con cần bằng cấp để có quyền lựa chọn. Nó sẽ như một chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa. Mẹ đã không có được cái chìa khóa như thế và cũng không có được những sự lựa chọn. Mẹ phải chấp nhận bất kỳ cánh cửa nào mở ra cho mẹ. Nếu như mẹ có quyền lựa chọn khác đi thì mẹ sẽ không chọn những cánh cửa đó.” (Vì vậy... nay tôi có hai bằng cao đẳng và còn thêm mười hai giờ học nữa để hoàn thành chương trình cử nhân.) Qua điện thoại, mẹ hỏi tôi: “Con đã uống vitamin chưa? Bữa trưa của con gồm những gì? Bữa ăn trưa của con có ít chất béo chứ? Ít cholesterol chứ?” Tôi dụi mắt: “Rồi, mẹ ạ! Đã bao nhiêu năm rồi mà mẹ cứ xem con là đứa trẻ lên hai?” Mẹ thở dài. Cả hai mẹ con đều phẫn nộ. Mẹ tôi NÓI: “Phải rồi, Donna. Mẹ chẳng thể nào bắt con ăn uống cho đàng hoàng. Bây giờ con đã là đứa con gái lớn rồi, và nếu như con không thèm quan tâm đến sức khỏe của mình thì đó cũng chẳng phải là việc của mẹ”. Ý của mẹ là: “Không cần biết con bao nhiêu tuổi, nhưng con vẫn luôn là đứa con bé nhỏ của mẹ. Mẹ sẽ luôn yêu thương con, đến độ nếu như con không được khỏe mạnh, hoặc là có việc gì xảy đến cho con, thì mẹ sẽ chết mất. Mẹ sẽ không bắt con phải nói chuyện, hoặc làm một người bạn của mẹ, cũng sẽ không nhắc nhở con uống vitamin; nhưng thật ra mà nói, điều đó sẽ khiến lòng mẹ tan nát”. “Chào mẹ, ngày hôm nay mẹ thế nào?”, tôi hỏi và hôn lên má mẹ. “Tốt đẹp thôi”, mẹ trả lời. “Hôm nay thật ra mẹ và mọi người ở đây chẳng làm gì cả.” “À, thế thì đúng là một ngày yêu thích của con rồi!” Tôi đáp lời mẹ, cố làm cho mẹ vui lên (cũng có thể là làm cho chính tôi vui). Sau một lúc lặng yên cầm tay mẹ, tôi hỏi bà: “Mẹ ăn có ngon miệng không? Hẳn là mọi người đối với mẹ rất tử tế... Trông mẹ thật tuyệt. Rất xinh đẹp.” Đó là điều tôi NÓI. Và Ý của tôi là: “Sao mẹ lại trở nên thế này? Trông mẹ yếu quá. Và rất mệt mỏi. Con nhớ mẹ biết bao. Một ngày nào đó mẹ sẽ xa con mãi mãi, và con không biết mình sẽ sống ra sao khi thiếu mẹ. Nhìn thấy mẹ thế này, tim con vỡ ra mất thôi. Mẹ có biết là con yêu mẹ nhiều thế nào không?”. Tôi bò vào giường và nằm sát vào mẹ. Tôi ôm chặt thân hình bé nhỏ, mỏng manh của mẹ. Tôi lau nước mắt của mẹ khi mẹ khóc. Rồi tôi lau nước mắt của tôi khi tôi khóc. Tôi nói với mẹ thật nhẹ nhàng, giọng thì thầm, an ủi: “Suỵt, thôi mẹ đừng khóc nữa. Có việc gì đâu mà khóc...” Nhưng mẹ tôi lại khóc và nói: “Con là thiên thần bé nhỏ của mẹ. Mẹ yêu con nhiều lắm.” Tôi đáp lại: “Con đang ở đây, thế nên chẳng có gì mẹ phải khóc cả. Mọi việc đều ổn mà mẹ...” Thế là mẹ nằm yên trong vòng tay tôi và nói rằng mẹ đang mệt. Tôi hôn lên trán mẹ khi mẹ dần chìm vào những giấc mơ của mình. Cả hai mẹ con chúng tôi đều nói chính xác những gì chúng tôi nghĩ. Mẹ tôi nói: “Con là thiên thần của mẹ. Mẹ yêu con...”, và tôi cũng đáp với mẹ rằng: “Mẹ cũng là thiên thần của con, và con cũng rất yêu mẹ”. - Donna Lee Hold your head up high was fifteen months old, a happy carefree kid.., until the day I fell. It was a bad I fall. I landed on a glass rabbit which cut my eye badly enough to blind it. Trying to save the eye, the doctors stitched the eyeball together where it was cut, leaving a big ugly scar in the middle of my eye. The attempt failed, but my mama, in all of her wisdom, found a doctor who knew that if the eye were removed entirely, my face would grow up badly distorted, so my scarred, sightless, cloudy and gray eye lived on with me. And as I grew, this sightless eye in so many ways controlled me. I walked with my face looking at the floor so people would not see the ugly me. Sometimes people, even strangers, asked me embarrassing questions or made hurtful remarks. When the kids played games, I was always the “monster.” I grew up imagining that everyone looked at me with disdain, as if my appearance were my fault. I always felt like I was a freak. Yet Mama would say to me, at every turn, “Hold your head up high and face the world.” It became a litany that I relied on. She had started when I was young. She would hold me in her arms and stroke my hair and say, “If you hold your head up high, it will be okay, and people will see your beautiful soul.” She continued this message whenever I wanted to hide. Those words have meant different things to me over the years. As a little child, I thought Mama meant, “Be careful or you will fall down or bump into something because you are not looking.” As an adolescent, even though I tended to look down to hide my shame, I found that sometimes when I held my head up high and let people know me, they liked me. My mama’s words helped me begin to realize that by letting people look at my face, I let them recognize the intelligence and beauty behind both eyes even if they couldn’t see it on the surface. In high school I was successful both academically and socially. I was even elected class president, but on the inside I still felt like a freak. All I really wanted was to look like everyone else. When things got really bad, I would cry to my mama and she would look at me with loving eyes and say, “Hold your head up high and face the world. Let them see the beauty that is inside.” When I met the man who became my partner for life, we looked each other straight in the eye, and he told me I was beautiful inside and out. He meant it. My mama’s love and encouragement were the spark that gave me the confidence to overcome my own doubt. I had faced adversity, encountered my problems head on, and learned not only to appreciate myself but to have deep compassion for others. “Hold your head up high,” has been heard many times in my home. Each of my children has felt its invitation. The gift my mama gave me lives on in another generation. - Vickie Leach Facing it- always facing it that’sthe way to get through. Face it! - Joseph Conrad Hãy ngẩng cao đầu ôi được mười lăm tháng tuổi, và là một đứa trẻ hạnh phúc vô tư... cho đến T ngày tôi bị ngã. Đó là một cú ngã tai hại. Tôi ngã lên một con thỏ bằng thủy tinh, và nó cắt vào một bên mắt của tôi, vết cắt đủ sâu để làm tôi mù mắt. Để cứu lấy mắt cho tôi, các bác sĩ đã khâu tròng mắt ngay chỗ bị thương, để lại một vết sẹo xấu xí ngay giữa mắt của tôi. Nỗ lực của họ thất bại. Với tất cả sự khôn ngoan của mình, mẹ tôi đã tìm được một bác sĩ, vị này khuyên rằng nếu tròng mắt của tôi bị lấy đi hoàn toàn thì khuôn mặt tôi sẽ bị biến dạng xấu xí; và vì thế mà tôi cứ phải tiếp tục sống với một bên mắt mờ xám, không nhìn thấy gì và có sẹo. Khi tôi lớn lên, con mắt mù lòa ấy đã khống chế tôi bằng nhiều cách. Khi đi, tôi chỉ cúi gầm mặt xuống đất để người khác không nhìn thấy sự xấu xí của tôi. Thỉnh thoảng có vài người, thậm chí là người lạ, hỏi những câu hỏi làm tôi bối rối hoặc đưa ra một nhận xét nào đó khiến tôi cảm thấy bị tổn thương. Khi bọn trẻ con chơi trò chơi, tôi luôn là “con quái vật”. Tôi lớn lên với ý nghĩ là mọi người đều nhìn tôi với sự khinh thị, như thể ngoại hình của tôi như thế là hoàn toàn do lỗi của tôi. Tôi luôn có cảm giác mình là một kẻ chẳng giống ai. Thế nhưng mỗi lần như vậy mẹ đều bảo tôi: “Con hãy ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mọi người”. Điều đó trở thành một câu kinh nguyện mà tôi nương tựa vào. Mẹ nói điều đó khi tôi hãy còn nhỏ. Mẹ hay ôm tôi trong vòng tay, vuốt tóc tôi và nói: “Nếu con ngẩng cao đầu, mọi việc sẽ ổn thôi, và mọi người sẽ thấy được tâm hồn đẹp của con”. Mỗi khi tôi muốn lẩn tránh mọi người, mẹ đều nhắc lại thông điệp ấy. Trong suốt nhiều năm, những lời nói đó của mẹ đã mang lại nhiều ý nghĩa đối với tôi. Lúc còn nhỏ, tôi cứ nghĩ mẹ muốn nói: “Hãy cẩn thận, nếu không con sẽ ngã hoặc đâm vào vật gì đó chỉ bởi con không chịu quan sát đường đi”. Bước vào độ tuổi thiếu niên, mặc dù tôi có xu hướng nhìn xuống đất để tránh cái nhìn của mọi người, nhưng tôi cũng phát hiện ra rằng thỉnh thoảng khi tôi ngẩng đầu lên để cho mọi người hiểu về tôi, thì người ta cũng rất thích tôi. Những lời nói của mẹ đã giúp tôi nhận ra rằng, bằng cách để cho người khác nhìn thấy khuôn mặt tôi, tôi đã làm cho họ nhận ra sự thông minh và vẻ đẹp ẩn đằng sau đôi mắt của mình, cho dù bề ngoài họ không thể nhận ra được điều đó. Ở trường trung học, tôi đã thành công cả về học vấn lẫn trong giao tiếp xã hội. Thậm chí tôi còn được bầu làm lớp trưởng, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn cảm thấy mình là một kẻ chẳng giống ai. Tôi chỉ muốn mình trông giống như những con người bình thường khác. Khi tình hình trở nên tồi tệ, tôi sẽ khóc với mẹ, và mẹ sẽ nhìn tôi bằng đôi mắt đầy yêu thương và nói: “Hãy ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mọi người. Hãy để họ thấy được vẻ đẹp nội tâm của con”. Khi tôi gặp người đàn ông mà sau này trở thành người bạn đời của tôi, chúng tôi đã nhìn thẳng vào mắt nhau, và anh ấy bảo rằng tôi là một cô gái xinh đẹp cả về hình thức lẫn nội tâm. Anh thật sự nghĩ như vậy. Tình yêu thương và sự động viên của mẹ chính là nguồn sáng đã cho tôi sự tự tin để vượt qua được mối nghi ngại của chính mình. Tôi đã đối mặt với nghịch cảnh, đọ sức trực diện với khó khăn; và tôi không chỉ học được cách trân trọng chính mình mà còn biết cách yêu thương sâu sắc những người """