" Võ Văn Kiệt - Trí Tuệ Và Sáng Tạo Tập I: Từ Cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ Đến Ngày Ký Hiệp Định Giơnevơ Về Việt Nam 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Võ Văn Kiệt - Trí Tuệ Và Sáng Tạo Tập I: Từ Cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ Đến Ngày Ký Hiệp Định Giơnevơ Về Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. NGUYỄN HOÀI ANH Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN TRẦN QUYẾT THẮNG TRẦN VĂN TIẾN PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT HOANG L.M GIANG - \.I A VOVANKIET TRI TUEVASANG TAO _____ ...,. _________ _ TUCU()CKHOINGHiANAMKY DEN NGAYKYHI:8P DJNH GIONEVO VE VI:8T NAM NHA XUAT BAN CHfNH TR! QUOC GIA Sl,fTH�T Lời Nhà xuất bản Đồng chí Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tuổi thơ nhọc nhằn, đồng chí phải đi ở đợ, làm thuê kiếm sống và phụ giúp gia đình. Chính từ cuộc sống khó khăn, vất vả đó đã hun đúc nên bản lĩnh, ý chí cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt. Sớm giác ngộ, hăng hái thực hiện các nhiệm vụ cách mạng được giao, năm 1939, đồng chí vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi mới 17 tuổi. Từ đó, đồng chí Võ Văn Kiệt lấy mục tiêu phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm lẽ sống. Dù không được học hành ở trường lớp một cách bài bản nhưng đồng chí đã học được rất nhiều từ trường đời, học từ nhân dân, xuất phát từ thực tiễn để khái quát thành lý luận, qua đó làm giàu tri thức cho mình, trở thành nhà lãnh đạo “trí tuệ và sáng tạo”. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, đồng chí chỉ huy một mũi đánh vào đồn Nước Xoáy. Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, để tránh sự truy bắt của địch, đồng chí xuống 5 hoạt động ở vùng U Minh. Trong giai đoạn 1941-1945, với cương vị Ủy viên Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Rạch Giá, phụ trách khu vực căn cứ U Minh, đồng chí đã chỉ đạo xây dựng lực lượng quân sự, xây dựng căn cứ địa U Minh trở thành đầu não chỉ huy kháng chiến của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong giai đoạn 1945-1954, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công đảm nhiệm nhiều chức vụ như Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ, Bí thư Quận ủy Phước Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu... Bằng tài năng và nhiệt huyết cách mạng, sự linh hoạt, sáng tạo, đồng chí Võ Văn Kiệt đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Tây Nam Bộ. Sau khi Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết (7/1954), đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công bí mật ở lại miền Nam để tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng gian khổ và ác liệt (1954-1975), đồng chí là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Đồng chí đã đảm nhiệm các chức vụ như: Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Bộ kiêm Phó Bí thư Liên tỉnh ủy Cần Thơ, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Khu ủy Khu 9, Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam... Trong thời kỳ này, tài năng, trí tuệ và bản lĩnh của đồng chí Võ Văn Kiệt càng được thể hiện trong những thời điểm ngặt nghèo của cuộc kháng chiến, với những giải pháp, quyết sách phù hợp 6 với thực tế chiến trường, qua đó để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng chí đảm nhiệm nhiều chức vụ như Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân rồi Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ)… Trong thời kỳ này, bản lĩnh, trí tuệ và sự sáng tạo, nhạy bén của đồng chí Võ Văn Kiệt càng được thể hiện rõ nét. Trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có những giải pháp sáng tạo, linh hoạt “chạy gạo” để bảo đảm cái ăn cho người dân Thành phố. Đồng chí là “Bí thư xé rào” đổi mới cơ chế quản lý từ đó Thành phố xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, góp phần hình thành cơ sở thực tiễn để Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước mang đậm dấu ấn của các nhà lãnh đạo cách mạng ưu tú của Đảng, trong đó nổi bật là đồng chí Võ Văn Kiệt. Tổ quốc, nhân dân sẽ còn mãi nhớ đến vị “tổng công trình sư” của nhiều dự án lớn, táo bạo như: thủy điện Trị An, đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam, nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đường Hồ Chí Minh… Ngày 11/6/2008, đồng chí Võ Văn Kiệt đột ngột từ trần. Đồng chí không còn nữa nhưng nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh và trí tuệ của đồng chí sẽ mãi mãi là tấm gương sáng ngời 7 cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Bộ sách Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo được tác giả Hoàng Lại Giang biên soạn dưới dạng truyện về nhân vật lịch sử, đã khắc họa tương đối đầy đủ, toàn diện cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt đã làm nổi bật “trí tuệ” và sự “sáng tạo” trong giải quyết các nhiệm vụ cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt, cả trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược cũng như trong thời kỳ đất nước hòa bình, thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới và hội nhập. Bộ sách được chia làm 3 tập, tương ứng với những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt: - Tập I: Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam: tái hiện chặng đường đầu tiên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt - từ khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam. - Tập II: Từ Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam đến ngày 30/4/1975: tái hiện chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt từ ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Tập III: Thực tiễn và sáng tạo: tái hiện chặng đường hoạt động đầy năng động, sáng tạo của đồng chí Võ Văn Kiệt từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến khi đồng chí thôi nhiệm. 8 Bản thảo bộ sách được hoàn thành vào năm 2005. Sau khi viết xong, toàn bộ bản thảo đã được nhà văn Hoàng Lại Giang gửi cho đồng chí Võ Văn Kiệt đọc và góp ý, chỉnh sửa. Năm 2022, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật quyết định xuất bản bộ sách này như một sự tri ân đến vị lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước. Mặc dù tác giả và Nhà xuất bản đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, xuất bản, bộ sách vẫn không tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau bộ sách được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc. Tháng 11 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 9 Lời tác giả Tôi gặp anh Sáu Dân - Võ Văn Kiệt - vào lúc anh rời “công đường” về làm thường dân. Trong một chuyến hành hương về miền Tây, tôi phát hiện ra anh chính là hình tượng nhân vật thời hiện đại mà tôi tìm kiếm bao lâu nay. Tôi vốn thích tự do và vì vậy mọi khuôn phép chính trị luôn làm tôi e ngại, xa lánh. Vậy mà tôi “kết” được với anh và luôn tìm được ở anh những ý tưởng đồng hành, những phẩm chất của một lưu dân thời mở cõi - tình nghĩa, thủy chung và phong cách của một trí thức lớn. Vốn học vấn sơ khai của anh hết sức ít ỏi. Nhưng giống như Goócky, anh biết rút ra từ cuộc sống sinh động, nhiều sắc màu những tinh túy để đối chiếu lại những sách vở kinh điển. Càng tiếp cận với anh và qua những trí thức lớn về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, ngân hàng đến 11 nông nghiệp và thủy lợi, từ khoa học về điện và tải điện đến vật lý, địa lý, địa chất... đã từng làm việc, tiếp xúc với anh, tôi càng thấy rõ ở anh sự thông thái bẩm sinh, nhưng lại rất khiêm tốn. Anh chịu lắng nghe tất cả, ngay cả những chuyên ngành khoa học không dễ tiếp nhận nếu không có một vốn kiến thức chuyên sâu. Anh hiểu và khái quát lại mọi vấn đề một cách sáng sủa, rõ ràng, thậm chí còn có thể phản biện một cách chính xác và khoa học. Ở một khía cạnh khác, anh là người nhạy cảm, tinh tế, dễ hòa đồng với mọi tầng lớp với những nghề nghiệp, thành phần khác nhau và luôn hướng tới cái mới. Anh dám chịu trách nhiệm với những gì anh làm và không bao giờ từ bỏ những điều đã quyết từ vi mô đến vĩ mô. Nhưng anh cũng biết chờ đợi, kiềm chế và luôn lấy thực tiễn để đo lại lý luận, ngay cả với những lý luận lâu nay được coi là kinh điển, bất di bất dịch. Tôi hiểu, với anh Sáu Dân, không có gì là “bất biến”. Và vì vậy, anh luôn là con người “ứng vạn biến”. Từ “đầu trần, chân đất” đúng theo nghĩa đen của cụm từ này, anh đi vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bừng bừng khí thế. Nhưng rồi cuộc khởi nghĩa thất bại, tất cả bị dìm trong bể máu. Cùng với những người lính xung trận còn lại, anh đứng dậy, tham gia vào cuộc Cách mạng Tháng Tám... 12 Và cứ như vậy, anh tiến lên, cho tới ngày chiến thắng hoàn toàn và bước vào quá trình xây dựng đất nước với những rào cản của một cơ chế quan liêu, bao cấp... Với anh, đây là thời kỳ thử thách gay gắt nhất. Đâu phải ai cũng tin anh. Người ta biết anh qua thử thách của hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng trong xây dựng đất nước lại có những đòi hỏi khác. Thật ra, quản lý một thành phố theo mô hình chủ nghĩa xã hội truyền thống không hẳn là khó. Cái khó là phá bỏ những công thức, những rào cản cứng nhắc của cơ chế quan liêu, bao cấp đã làm xã hội Việt Nam đình trệ, con người mất dần đi tính chủ động, sáng tạo vốn đã được phát huy có hiệu quả trong công cuộc giải phóng dân tộc. Một lần nữa, lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ lại được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976. Không phải không có người nhận thấy được những bất cập của đường lối đề ra tại Đại hội Đảng lần này, nhưng chưa ai đủ trình độ và bản lĩnh để vạch ra những khiếm khuyết của nó. Con đường hẹp, gập ghềnh những chông gai, nhưng chưa ai tìm được con đường khác hợp lý hơn. Những năm đó, thực trạng khó khăn, vướng mắc ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu bức xúc đối với người lãnh đạo vốn coi trọng thực tiễn - anh Sáu Dân - Võ Văn Kiệt. 13 Thực tiễn đã cho anh thấy sự hạn chế của đường lối. Nhưng vào thời điểm đó, chỉ dựa vào lý luận thì chưa đủ để thuyết phục được nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam đang hướng về những mô hình, những cơ chế mà khối xã hội chủ nghĩa đang lựa chọn. Nhưng anh đã mạnh dạn chọn cách “xé rào”, “vượt rào”, “nhân” điển hình của một nền kinh tế làm ăn có hiệu quả. Sự tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Thành phố Hồ Chí Minh dần dần đã tạo thành những mô hình điểm để những nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam đối chiếu với lý luận từ đó thấy được những điểm hạn chế... Con đường anh đi khá gian truân. Tất nhiên, sự nhất trí trong Thành ủy là một thuận lợi quyết định mọi sự thành bại. Nếu xem đồng chí Trường Chinh là “nhà thiết kế” của thời kỳ đổi mới thì anh Sáu Dân chính là “nhà thi công”. Sau những “vượt rào” ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1982, anh ra Hà Nội tiếp tục con đường cải cách của mình ở tầm vĩ mô. Đầu tiên là cuộc cải cách ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước - nơi anh làm Chủ nhiệm, rồi tới sau Đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới đột phá vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính... Những đóng góp của anh cho công cuộc đổi mới là vô cùng quan trọng. Anh là người đã góp phần thiết kế và là 14 người thi công tiên phong của công trình đổi mới. Những năm ấy, có lúc anh phải đem cả sinh mạng chính trị của mình ra để đánh đổi cho những việc làm đầy mạo hiểm nhằm tháo gỡ khó khăn cho Thành phố và cho đất nước. Đấy đúng là một sự xả thân đáng được tôn vinh. Tôi bỗng nhớ những lời vị lãnh tụ của phong trào xã hội dân chủ ở Nga và quốc tế Plekhanov từng nói: Cá nhân có thể ảnh hưởng đến vận mệnh một xã hội bởi những nét độc đáo nào đó trong tính cách của họ, sự ảnh hưởng ấy có khi rất to lớn, thế nhưng tính khả năng và phạm vi của nó lại được quyết định bởi tương quan giữa cơ cấu xã hội và lực lượng xã hội đương thời. Tính cách cá nhân chỉ có thể trong một thời điểm, một địa điểm, một mức độ cụ thể mới có thể trở thành nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển... Tôi vốn là người luôn tôn trọng sự thật lịch sử, dù sự thật đó có thế nào đi chăng nữa, và vì vậy, tôi nhìn anh Sáu Dân theo con mắt của riêng tôi và luôn giữ tâm thế khách quan. Tôi hiểu mỗi chi tiết, mỗi lời nói của nhân vật lịch sử hay tác giả sẽ được độc giả xem xét ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Mặt khác, tôi cũng luôn ý thức rằng đây không phải là hồi ký của anh Sáu Dân, mà là một sáng tác văn học, trong đó anh Sáu Dân là nhân vật trung tâm. 15 Viết về anh Sáu Dân - Võ Văn Kiệt là một trách nhiệm vô cùng nặng nề, nhưng tôi sẽ cố gắng hết mình với tư cách của người cầm bút. Tôi không bao giờ dám nghĩ rằng công trình này không còn thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong độc giả thông cảm và góp ý chân tình để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh 20/5/2018 HOÀNG LẠI GIANG 16 T ôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo phải thuê mướn ruộng để làm và làm mướn để sinh sống qua ngày. Số đông gia đình ở quê tôi đều có hoàn cảnh tương tự. Cha mẹ và tất cả anh chị tôi đều là những lao động nghề nông. Tôi là con út trong gia đình có tám người con (hai gái, sáu trai). Gọi theo thứ tự ở Nam Bộ, tôi là thứ chín. Ba má tôi khai sinh tôi tên là Hòa - Phan Văn Hòa. Tuy gia cảnh nghèo nhưng anh chị tôi rất thương tôi, nhất là người chị thứ sáu và hai anh kế tôi - anh Bảy, anh Tám. Như lời má tôi kể lại: nghèo mà đầm ấm ngay trong những tháng năm khó khăn, nhất là khi bà phải mang nặng đẻ đau tôi. Khi tôi lớn lên, được ba má và anh chị kể lại, một sự bất hạnh ập đến với tôi và cả gia đình, nhưng lại bắt nguồn từ người ngoài gia đình. Có một người bà con xa với má tôi đã sinh một đứa con trai trong mối tình vụng trộm, sau khi phá thai không thành. Để khỏi gây điều tiếng cho gia đình, họ cử người đến gặp ba má tôi nhờ nuôi giùm hoặc cho làm con nuôi. Ba má tôi rất khó xử. Họ thiết tha nài nỉ, cuối cùng ba má tôi đã cảm thương với hoàn cảnh của họ. Người bà con xa này thấy gia đình tôi đã nghèo, đông con mà phải giúp nuôi thêm một đứa trẻ nữa nên cũng ái ngại và giúp ba má tôi một số tiền gọi là phụ giúp nuôi cháu bé. Má tôi phải nuôi một lúc hai đứa bé. Ba má tôi kêu nó là Đương - Mười Đương hay Phan Văn Đương. Tôi được làm anh vì sinh trước. Trong lúc mẹ tôi phải chia phần sữa cho hai đứa nên thường không đủ, thì người chị dâu thứ hai sinh con. Thế là ba chúng tôi bú chung hai nguồn sữa, tất nhiên, chị dâu tôi chỉ phụ thêm. 17 Gia đình, nhất là má tôi ráng quá khả năng. Trong lúc khó khăn này, có một người chú họ không vợ không con, đang nuôi đứa con nuôi (con gái của người em trai ruột), đã nói với ba má tôi ông muốn chia sẻ gánh nặng cho gia đình tôi và cũng muốn nuôi một đứa con trai để ở với ông sau này khi tuổi già không con cái. Ba má tôi cũng cảm thương cho cảnh nhà của người chú họ. Người chú cứ đến thúc giục. Cuối cùng, ba má tôi đồng ý giao tôi (lúc chưa dứt sữa) cho người chú ẵm về chăm sóc. Nhà chú họ ở cùng xóm, nhưng vì thương con, không nỡ chia lìa nên má tôi cứ nhìn tôi khóc mãi. Cảnh “gà trống nuôi con”, gia đình chú lại cũng nghèo (sau này tôi biết còn nghèo hơn gia đình tôi vì chú độc thân, chuyên làm mướn và thỉnh thoảng mướn được 5-10 công ruộng để làm, nhưng lại phải nuôi 4 miệng ăn: mẹ chú, đứa con gái nuôi, tôi và bản thân chú). Nuôi tôi hồi chưa dứt sữa mẹ, ông phải ẵm tôi đi nhờ nhiều bà mẹ trong xóm cho bú, kể cả má và chị dâu tôi. Tôi được lớn lên nhờ bầu sữa của nhiều bà mẹ trong xóm... Khi lớn lên được 5-7 tuổi, mấy bà mẹ thường hay nhắc đến hồi tôi còn bú nhờ, tự nhiên tôi ngầm biết ơn họ, kể cả chị dâu thứ hai của tôi. Càng lớn lên, tôi càng thấy chịu hàm ơn ngày càng nhiều của các bà mẹ trong xóm. Trong bất hạnh lại được đầm ấm hơn, tôi có được hai gia đình, bên chú nuôi và gia đình cha mẹ, được anh chị tôi và cả xóm giềng thương yêu. Võ Văn Kiệt 18 Thư đồng chí Võ Văn Kiệt gửi tác giả Hoàng Lại Giang 19 Trang bản thảo có sự góp ý, chỉnh sửa của đồng chí Võ Văn Kiệt (Toàn bản thảo Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo khi tác giả viết xong đều gửi đồng chí Võ Văn Kiệt đọc góp ý, có khi đồng chí góp ý bằng trao đổi miệng, cũng có khi sửa chữa ngay trên bản thảo) 21 Chương 1 Tuổi thơ vui chơi, suốt ngày đá banh, suốt đêm đấu võ, coi hát... qua đi lúc nào Hòa cũng không biết, không hay. Chín Hòa chỉ nhớ, một lần ông Hai Chi bị bệnh, không đi làm được, cậu phải ở nhà lo nấu cháo, hái lá xông... Sực nhìn chú Hai Chi gầy guộc, hom hem, tự lòng mình cậu thấy xốn xang... Võ Văn Kiệt bồi hồi nhớ về tuổi thơ của mình. Ông nói: “Năm ấy, ở tuổi lên 5 lên 6, tôi đã có ý thức làm cách nào để giúp chú Hai Chi của mình. Tôi đang loay hoay chưa biết làm gì thì mùa gặt lại tới. Ở quê tôi mùa lúa chín, các “con gặt” rủ nhau kéo về Ba Xuyên, Bạc Liêu, Rạch Giá1 để cắt lúa mướn. Mỗi gia đình là một chiếc ghe. Theo những dòng sông, họ đi về những cánh đồng lúa đang chín rộ... Tôi xin chú Hai Chi cho tôi theo. Ông vừa bập điếu thuốc trên môi, vừa hỏi: 1. Vùng Hậu Giang. 23 - Mày đi làm gì? - Con đi mót lúa. Con đi coi ghe. - Mày mà mót gì! - Con mót được mà, chớ ở nhà con cũng không làm gì. Không ngờ ông gật đầu nói: - Mót được thì đi. Đó là chuyến xa nhà đầu tiên trong cuộc đời tôi”. Võ Văn Kiệt chia sẻ: “Ở đâu cũng một thảm lúa vàng, thật đẹp. Những địa danh như Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau... trở nên quen thuộc với tôi từ đó. Và lần ấy tôi thấy đất trời nước mình như rộng mênh mông, trời như cao hơn, xanh hơn, đẹp hơn, nhìn ngắm không chán thiên nhiên. Lại nhớ những câu ca dao dân làng hay đọc: Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long Nhờ trời hạ kế sang đông, Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi... Tôi mót, mỗi bữa cũng được lưng thúng thóc gié. Cả nhà mừng cho tôi. Nhưng có một lần, tại thị trấn Phước Long, tôi không đi mót lúa đổ mà ở nhà giữ ghe. Hôm đó có việc, từ ghe 24 tôi nhảy lên bờ, không may tôi bị trật giò, rớt xuống sông, nước sông chảy xiết, có thể cuốn trôi cả những người bơi giỏi. Nhưng may cho tôi, hôm đó anh Bảy tôi bị bệnh ở nhà. Anh kịp túm đầu tôi kéo lên. Má tôi nghe được chuyện tôi chết hụt, xanh mặt xanh mày, qua chùa đốt nhang. Ai cũng cho cái số tôi cao vì luôn được trời Phật phù hộ, độ trì. Câu nói tưởng duy tâm, nhưng không hiểu sao tôi vẫn tin. Trong cuộc đời nhờ gặp may mà thoát nạn, thoát chết”. Năm Chín Hòa lên 10, mẹ kéo Hòa lại, vò đầu con trai, nói: - Con lớn rồi. Hòa thành thật: - Con thấy chú Hai khổ quá. Con cũng muốn đi làm nhưng sợ người ta chê nhỏ không thèm nhận. - Con nghĩ được vậy là má mừng. Ăn trái phải nhớ người trồng cây là cái đạo nghĩa của con người. Má chỉ sinh con, nhưng không được dưỡng. Công dưỡng dục con cho tới ngày nay, lớn vầy là nhờ chú Hai Chi. Nhưng gần đây, má coi bộ chú hom hem lắm, tội nghiệp quá. Má cũng không biết giúp chú sao đây. Nhà ba má cũng nghèo, cũng làm thuê, làm mướn mà kiếm miếng cơm ăn, tấm áo mặc, có chút dư dả nào đâu... 25 Thực lòng Chín Hòa rất thương chú Hai Chi. Chú sống tình nghĩa, lận đận long đong, lo làm kiếm cơm kiếm cháo cho mẹ và hai đứa con nuôi. Thỉnh thoảng ông uống vài chén rượu, lầm rầm nói gì đó rồi ngủ luôn. Chưa bao giờ Hòa thấy ông mắng mỏ hay la rầy ai. Mười hôm sau Hòa lại trở về với mẹ. Như mọi lần, mẹ lại kéo con trai vào lòng, tay xoa đầu, tay nắn bóp hai bắp tay săn cứng của con. Bà ân cần hỏi: - Có gì không con? - Má ơi, con đi coi trâu mướn được không? - Coi trâu? Ai người ta mướn con? - Anh Năm Phát đó má. Ảnh chịu mướn. Coi trâu trả lúa. Chú Hai Chi lúc đầu sợ con không làm được, nhưng giờ thì chú chịu rồi. Nhưng chú chỉ cho con coi trâu một năm thôi. - Liệu con có làm được không? - Sao không được má? Lần đầu tiên được làm chủ đàn trâu, Chín Hòa rất sung sướng. Thì ra chăn trâu đâu phải là khổ, “chăn trâu sướng lắm chứ!”. Nhớ về thời ấy, Võ Văn Kiệt nói: “Trong hai năm1, tôi rất thích thú, mỗi ngày được đuổi 1. Một năm coi trâu cho Năm Phát, một năm về coi trâu cho ba má. 26 trâu ra đồng, coi như bọn chăn trâu chúng tôi làm chủ cánh đồng, có nhiều trò vui như đánh trận, làm vua, hề như trong các tuồng hát bội ở đình làng, chơi u, vật lộn, tắm nhảy từ trên cao xuống sông. Rồi bắt cua, bắt cá, mò ốc, móc lươn nướng ăn ngoài đồng. Bấy giờ thì tôi cảm nhận được cái hãnh diện, cái sung sướng của anh chăn trâu là chúa mục đồng. Một cánh đồng mông mênh, một bầu trời bao la và những bầy trâu ngoan ngoãn. Không biết ông Đinh Bộ Lĩnh có cảm giác này khi coi trâu không, chớ tôi thì thấy rõ. Khi trời mưa, chúng tôi tổ chức đua trâu. Trong những cuộc đua như vậy, tôi thường là người về nhứt. Nói chung, ở trò chơi nào tôi cũng trội hơn đám bạn bè cùng lứa. Điều đó khiến bạn bè rất nể tôi. Trong “xã hội” với trâu, tôi thấy có gì đó phóng khoáng, không ai suy tính thiệt hơn, chia sẻ cho nhau từng miếng ăn kiếm được. Nhưng tới tuổi 13-14, tôi không còn ham coi trâu mà muốn làm cái gì đó như người lớn đang làm”. Hai năm coi trâu qua đi, Chín Hòa bắt đầu đi cắt mướn, rồi tập cày, bừa, phát bờ... Các việc đồng áng Hòa dần thông thạo. Mọi việc trong nhà Hòa làm đều giỏi. Không một chủ nhà nào phiền hà, chê trách. Đấy cũng chính là thời kỳ Chín Hòa chín chắn và trưởng thành. Hằng năm, ông Hai Chi vẫn nhận được lúa làm mướn 27 của cậu con nuôi. Mừng nhất là mẹ Hòa. Mỗi lần gặp con trai, bà lại thấy con mình khác trước, lớn vổng lên, da tuy có đen hơn nhưng là nước da của người mạnh khỏe, cứng cáp, dáng cao to gần bằng ba nó. Làm thuê, ở mướn vậy mà gặp nó lúc nào bà cũng thấy nó tươi cười. Những lúc ấy bà lại rơm rớm nước mắt. Thương nó quá. Đối với bà, dường như mọi nỗi đau đớn, cực khổ của cái nhà này, Chín Hòa đã “gánh” hết. Đáng lẽ nó phải mặc cảm về thân phận, oán hận ba má đã không làm tròn bổn phận, thì ngược lại, thấy nó là bà thấy khuôn mặt rạng rỡ cùng với nụ cười hiền lành, dễ thương quá. Ai đang giận, gặp nó cười cũng nguôi ngoai liền. Thì ra số nó được trời thương, được Phật độ trì. Còn ông Năm Dựa thì nói: “Đất ta đang ở linh lắm đó”. Khi Hòa về ở chăn trâu cho ba má, ông Năm cũng mang lúa trả cho ông Hai Chi đầy đủ. Bà mẹ rất mừng vì tính sòng phẳng của “ba sắp nhỏ”. Ấy vậy mà có kẻ ác mồm ác miệng nói rằng: Hai Chi cứ nuôi Chín Hòa, chờ cho nó “mọc đủ lông đủ cánh”, rồi biết..., “Lá nào rụng lại không về cội, sông nào lại không chảy ra biển!”. Nghe những lời ấy, mặc dù còn ở tuổi trẻ con, nhưng không hiểu sao, Hòa lại thật sự khó chịu. Đạo nghĩa nào cho phép cậu bỏ người cha nuôi của mình. “Đúng là những kẻ 28 ăn không ngồi rồi, ác mồm ác miệng!”. Lần đầu tiên Hòa tức giận. Cậu thổ lộ với ông Hai Chi. Ông Hai vốn trầm tính. Nghĩ một hồi, ông mới nói: - Miệng lưỡi người đời là đáng sợ. Người đời thường “ham đó bỏ đăng”, mấy ai qua sông lại nhớ con đò, có biết bao nhiêu người khi trưởng thành chỉ nhớ công sinh thành mà quên công dưỡng dục. Người đời thường vậy, nhân gian nói vậy. Còn mình không vậy thì thôi, việc gì mà nổi giận, con! Hòa im lặng rồi cơn giận cũng nguôi ngoai dần và vui vẻ trở lại. Mỗi chủ lại có những đòi hỏi riêng, không ai giống ai. Có chủ thì vợ trẻ lại ham mê cờ bạc, nên dứt khoát không mướn người ở là đàn ông “sồn sồn”. Có chủ thì ngược lại, sợ chồng “dê” nên không dám thuê con gái. Và vì vậy, Hòa lại là người “đủ tiêu chuẩn”. Mỗi điền chủ lại cho Chín Hòa những bài học làm người và cách xử thế khác nhau. Hiểu biết về cuộc đời của Chín Hòa như những trang sách ngày một dày thêm, phong phú hơn, đa dạng hơn. Nhưng trong thâm tâm, Chín Hòa vẫn thấy tù túng. Quanh đi quẩn lại, trước Chín Hòa vẫn là cánh đồng lúa với chục nóc nhà lưa thưa trên những cái gò và những con sông: Mướp Sác phía nhà ba má, Ruột Ngựa phía nhà chú Hai Chi, Mai Phốp... đổ về sông 29 Vũng Liêm. Càng lớn lên, trí tưởng tượng càng phong phú, Chín Hòa khao khát được như những cánh chim bay cao, bay xa, được nhìn, được ngắm nhiều phương trời, được hiểu thật nhiều, biết thật rộng. Gặp một anh hớt tóc dạo, Chín Hòa cũng mơ ước có một bộ đồ nghề, xách cái hộp gỗ chu du khắp thiên hạ. Thấy một anh lơ xe, Chín Hòa lại khao khát, ước gì mình được một “chân”, khác gì con chim, lúc ở Vĩnh Long, lúc ở Trà Vinh. Đi coi hát, Chín Hòa lại ước mình được làm cái anh kéo phông màn, tuồng nào, tích nào cũng được coi. Vào chính cái năm mải mê với trí tưởng tượng mà có lúc cậu cho là viển vông, xa vời đó, mẹ Hòa bị bệnh nặng. Cả nhà lo săn sóc, thuốc thang, nhưng bệnh tình của mẹ không hề thuyên giảm. Những ngày ấy, Hòa cắn răng lại, nuốt nỗi đau vào lòng lo tròn chức phận của đứa trẻ ở mướn cho người ta. Nhưng đến tối, Hòa xin phép chủ nhà rồi chạy một hơi về ngồi bên mẹ. Lần nào mẹ cũng cầm tay, sờ đầu cậu con út. Hòa giật mình nhận ra bàn tay mẹ chỉ còn da bọc xương và lạnh ngắt. Thương mẹ quá. Cậu biết trên đời này không có ai thương cậu hơn mẹ. Suốt cuộc đời mẹ tần tảo, lao động cật lực, xoay trở đủ chiều cùng ba Hòa nuôi con. Sau vụ mùa bà lại đi bán bánh rong kiếm thêm chút tiền. Bao giờ bà cũng dành lại cho Hòa một hai cái. Cúi đầu giấu hai giọt nước mắt rồi nắm tay mẹ, Hòa nói: 30 - Má, má ở với chúng con nghe má! - Ờ! Má ở với các con. Con biết năm nay con bao nhiêu tuổi rồi không? - Năm nay con 16 phải không má? - Ờ. Phải. Má chỉ buồn là các anh chị con đứa nào cũng được má ẵm, má bồng, má cho bú mớm, má nhai cơm đút cho, đứa nào cũng được gần má, được má ru ngủ. Chỉ mình con là phải xa ba má, xa các anh chị từ nhỏ. Hồi ấy, do nể tình, nể nghĩa, do cảnh nhà túng thiếu, ba má phải đem con cho chú Hai Chi, để nhận thằng Phát (Mười Đương). Không ngờ sau họ bắt lại. Má mừng là chú Hai Chi tuy đơn chiếc và vụng về nhưng lại chịu thương chịu khó. Má thực lòng biết ơn chú. Và má cũng không ngờ mấy lần con cận kề cái chết mà được trời cứu. Không có trời cứu con đã xanh cỏ lâu rồi. Nếu vậy chắc chết má không nhắm được mắt đâu. Bây giờ thì má mừng lắm khi nhìn thấy con khôn lớn, cứng cỏi, biết chịu thương chịu khó. Chủ nào cũng thương cũng quý con. Chủ nhà thường hay nói xấu người ở, nhưng với con thì ngược lại. Việc gì con cũng làm được, không nề hà nặng nhẹ hay khó dễ. Chủ nào cũng khen con sáng dạ. Vậy là phúc đức cho má lắm rồi. Dẫu có ra đi má cũng yên tâm... 31 Bà mẹ dừng lại, nấc lên. Hòa cố đỡ mẹ ngồi dậy: - Má! Má! Má! Hòa đâu có ngờ, đêm ấy bà ra đi không bao giờ trở về với cậu nữa! Lúc đầu bà thở gấp, vẻ mệt nhọc, rồi hơi thở dãn ra, yếu dần và tắt lịm. - Má! Má! Con đây mà! Sau một loạt tiếng kêu, cậu ghìm nỗi đau quỳ xuống cạnh mẹ, nén tiếng khóc, trong tiếng gào của các anh chị. Ông Năm tới, ngồi xuống bên cậu con út, nói: - Làm trai, gặp điều buồn, phải biết giấu vô bụng, phải có chí trượng phu, con à. Nhưng vào lúc đó thì Hòa im lặng. Hòa đứng dậy, cạnh mẹ. Cậu cứ đứng như vậy, rất lâu, từ sáng tới chiều. Lúc ấy, mọi người không nghe thấy tiếng cậu khóc, chỉ thấy một đôi mắt đỏ mọng. Sau đám tang mẹ, Hòa lại trở về nhà chủ tiếp tục làm mướn trong tâm trạng trống vắng, hụt hẫng. Bao giờ cũng vậy, trước lúc giấc ngủ kịp len vào, lời dặn dò của người cha lại như vẳng bên tai: Làm trai phải có chí trượng phu, con à! Chí trượng phu là gì, cậu chưa hiểu được. Nhưng cậu nghĩ trượng phu phải là người cứng rắn cương nghị, biết nghĩ những việc lớn, những việc đại sự, dám xả thân vì đại nghĩa. 32 Cho tới hôm cúng tuần mẹ, Hòa gặp được hai người anh con cô, con cậu. Thực ra, đây không phải là lần đầu Hòa gặp hai anh. Sau mỗi lần gặp họ, Hòa luôn có những tình cảm tốt đẹp, ấn tượng sâu đậm. Họ ăn nói nhỏ nhẹ và từ tốn. Chưa một lần Hòa thấy họ nhậu nhẹt, chửi thề, nói tục. Mỗi khi có dịp, họ hay nói về đất mình, dân mình. Qua giọng nói của họ, Hòa nhận thấy trong lòng họ có sự chân thành, tình cảm yêu thương và nỗi đau. Một dân tộc đáng được hưởng ấm no, sung sướng thì lại phải cúi đầu chịu khổ nhục. Các anh nói về vựa lúa sông Hồng Hà, vựa lúa sông Cửu Long. Các anh nói về biển, về các hải sản. Các anh nói về rừng, về các loại thú hiếm và cây gỗ quý. Các anh nói về các khoáng sản dưới lòng đất. Tất cả những thứ trời cho dân ta đều bị Tây khai thác và lấy hết. Cạnh bọn Tây là bọn Việt gian theo Tây. Rõ ràng là Chín Hòa chưa có cái nhìn như các anh, nhưng cuộc đời đi ở mướn từ sớm đã cho Chín Hòa hiểu được nhiều chuyện xấu tốt ở đời và thân phận của những người nghèo, những tá điền. Điều chung nhất là ai cũng khao khát, ai cũng mơ ước có được một miếng đất để ở và 5-10 công ruộng. Khát vọng thật bình thường, nhưng chỉ là khát vọng đời nọ nối đời kia. Không ai nghĩ ra được cách nào để khát vọng ấy trở thành sự thật. Ai cũng coi sự bế tắc ấy là số phận, từ bà con láng giềng cho tới 33 chú Hai Chi rồi các anh chị mình. Chín Hòa cảm thấy như cuộc đời thực và khát vọng là cái vòng lẩn quẩn buồn! Nhưng bây giờ, nghe các anh nói, Chín Hòa cảm thấy như mình sáng ra. Càng nghe càng vỡ ra nhiều điều, những điều mà lâu nay như lẩn trong đất, vùi trong cát. Anh nghe chăm chú, mải mê. Nghe tới đâu Hòa hiểu tới đó. Các anh nói những điều bình dị, thiết thực và cụ thể. Sau cùng, các anh nói: - Giờ muốn thay đổi phải hợp nhau lại, đồng lòng, giành lại. Người ta nói đó là cách mạng. Sau hôm đám tuần mẹ, Hòa được gặp anh Hà Văn Út. Anh có dáng người tầm thước, da đen, nét mặt khắc khổ. Anh nói thêm cho Hòa về các hội của cách mạng như “Hội Ái hữu”, “Hội Tương tế”... Đây là những tổ chức của bà con mình để giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, thể hiện lòng nhân ái, nghĩa đồng bào. Hòa nghe say sưa, không bỏ sót một lời nào. Và cũng nhanh chóng, Hòa nhận giúp anh Út nói lại cho những người tốt mà Hòa quen biết. Hòa tin rằng, cùng dân một nước sao lại không biết thương nhau. Một lần, Hòa nói chuyện với ông Hai Chi. Đó là một đêm mưa. Hòa bắt được hai con ếch bông, mang về cho ông. Mặc dù đang giữa cơn mưa, ông cũng bảo Hòa đi mua cho ông một xị đế. Hai chú cháu ngồi trên giường 34 nơi hai người vẫn ngủ. Ngọn đèn dầu khi mờ khi tỏ. Coi bộ “khí thế” lắm, ông cho Hòa hớp một hớp. Lần đầu tiên Hòa uống rượu. Cay xé lưỡi. - Trai vô tửu như kỳ vô phong - Ông Hai nhìn Hòa nói - Làm trai không biết uống rượu như ngọn cờ không có gió. Còn đâu khí thế trượng phu. Nghe hai tiếng “trượng phu”, Hòa lại hăng hái. Hòa nhỏ nhẹ nói với chú Hai về dân mình, đất mình, nước mình, tài nguyên của mình và tội ác của bọn Tây, bọn Việt gian. Ông Hai Chi giật mình. Ông không nghĩ người nói những điều vừa rồi là thằng Hòa, đứa con nuôi một thời ông ẵm đi bú “thép” khắp làng. Hòa đi ở mướn cho người ta, quần quật như trâu ngựa suốt ngày vậy mà sao nó nói rành rẽ, khúc chiết những điều thật lạ, thật hợp ý ông. Có lúc ông tự hỏi hay là mình say. Nhưng rồi chính ông lại tự trả lời: “Không phải. Say gì nửa xị đế”. Cuối cùng ông hỏi thật: - Mày nói thiệt nghe Hòa, ai bày mày những cái đó? Hòa vui vẻ: - Cách mạng bày cháu đó. - Cách mạng là ai? - Cách mạng là những người thương thân phận dân mình, căm thù thằng Tây, thằng Việt gian theo Tây. 35 - Lạ quá. - Lạ... mà chú thấy phải hay trái? - Thì phải tao mới nghe chớ trái tao nghe làm gì? Chú muốn gặp mấy người cách mạng đó coi thử có được không? - Cháu sẽ mời họ tới cho chú coi. Ai cũng hiền khô hà. Mà nói năng thì nhỏ nhẹ, từ tốn lắm. Không phải hách dịch như bọn tề làng. Nhưng việc này chú Hai nhớ giữ kín nghe. Bọn Tây, bọn tề ghét họ lắm. Chúng nói họ bày dân mình làm loạn! Tội làm loạn là chặt đầu, treo cổ, thả trôi sông! Chú Hai Chi tợp một ngụm rượu rồi gật đầu: - Tao chịu, mày cứ rước họ về tao coi. Nè, có nhậu gì không, để tao tính. - Dạ không. Cách mạng không nhậu nhẹt say sưa như trai làng mình đâu. Một tháng sau, cũng vào một đêm tối trời, nhưng không mưa, Hòa đã rước các anh chị về thăm ông Hai Chi. Ngoài anh Hà Văn Út, đêm đó còn có anh Lê Quang Phòng1, chị Tư Hồng2, anh Đỗ Tấn Nên. 1. Tỉnh ủy viên Vĩnh Long, Bí thư Quận ủy Vũng Liêm. 2. Tên thật là Hà Thị Lan - Phó Bí thư Quận ủy Vũng Liêm. 36 Chú Hai Chi nấu một nồi bắp và khoai lang, bưng ra, nói: - Nhà nghèo, khách tới nhà không có gì, mời các chú, mời cô Tư ăn bắp với củ lang cho vui. Trước ông Hai Chi, họ đều là những thanh niên đứng đắn, nói năng điềm đạm, lễ phép, ai cũng tỏ ra từng trải và hiểu biết rộng. Còn cô Tư thì luôn nhẹ nhàng, một thưa, hai dạ. Con gái nhà ai mà giỏi thiệt, nói năng sao nghe thiệt hay! Ông mừng vì đứa con nuôi của ông lại quen được những người đường hoàng, có chí hướng tốt đẹp này. Những “bạn” của Chín Hòa học rộng, tài cao mà không ham chức quyền, lại đứng theo phía dân nghèo, làm việc đại nghĩa! Khi mọi người về hết, ông nói: - Tao coi bộ mấy ổng ghét thằng Tây dữ ha! - Tây có đáng ghét không chú Hai? - Sao lại không đáng ghét! Nước mình nó lấy rồi lại còn miệt thị dân mình vầy, ai không tức. Có điều tức mà không ai dám làm gì vì nó mạnh quá, nó nhiều nhà giam, khám lớn quá. Mấy ổng không ớn vậy là tao phục rồi. Với Phan Văn Hòa, đây là thời điểm bước ngoặt đầu tiên trên con đường làm cách mạng. Anh như cánh buồm được thêm gió. Anh sung sướng, hớn hở, hăng say và 37 không một chút ngại ngần. Các anh, các chị giao việc gì anh đều làm đến nơi đến chốn. - Vậy cháu tính sao bây giờ? - Chuyện cách mạng là chuyện trọng đại. Bao nhiêu người bị bắt, bị tra tấn chết đi sống lại, bị lưu đày biệt xứ, khi được trở về họ lại tiếp tục làm cách mạng, đòi dân chủ, đòi quyền cho dân nghèo. Còn cháu mới bước chân vô, mới xin thề suốt đời làm việc cho dân, cho nước, bây giờ lại thoái, nghe sao kỳ quá. Chú Hai Chi im lặng. Còn Hòa lặng lẽ đi nằm. Nhưng sao lòng anh không yên. Suy cho cùng, chú Hai có cái lý của chú - lý của người nuôi dưỡng. Hòa biết, ở tuổi chú, nếu không có Hòa, chú làm sao sống được, nhất là lúc bệnh tật. Thật tội nghiệp người già cô đơn! Nhưng chẳng lẽ từ bỏ con đường mà anh đã chọn, con đường mà anh thấy là thiêng liêng. Vì con đường ấy bao nhiêu người đã ngã xuống, đã từ bỏ công danh phú quý mà dấn thân không nề hà hiểm nguy. Khi giao tờ báo cho Hòa, anh Tạ Uyên hay nhắc về gương ông Nguyễn Văn Tạo, đặc biệt là Nguyễn An Ninh đậu cử nhân ở bên Tây, nhưng về nước chuyên làm báo bênh vực dân nghèo, lên án bọn Tây xâm lược. Bị bắt đi bắt lại, nhưng hễ ra tù là Nguyễn An Ninh lại làm báo cổ 38 súy lòng yêu nước của dân chúng. Suy cho cùng, những người như ông Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Võ Công Tồn1 đi làm cách mạng thì cái sự thiệt thòi, mất mát mới là to lớn, còn những người như Hòa có gì để mất mà e dè, ngần ngại. Hòa ngồi dậy nói hết cho ông Hai Chi: - Cháu muốn chú cho cháu đi. Ba cháu, anh Ba, anh Tư, anh Bảy, anh Tám của cháu sẽ không bỏ chú đâu. Ông Hai Chi ngần ngừ. Nhưng biết làm sao bây giờ. Cái chí “trượng phu” mà anh Năm - ba nó - đã gieo vào lòng thằng nhỏ giờ mọc rễ, đâm chồi, thành cây rồi. Với lại, suy cho cùng, việc nó làm là phải đạo. Là bậc cha chú, ông phải khuyến khích nó mới phải chớ lẽ nào lại cản nó. Suy đi nghĩ lại một hồi, ông nói: - Mày cũng lớn rồi. Tao không lo mày hư. Các anh chị mày quen, tao chịu đó. Ai cũng tốt, học hành tử tế, lễ nghĩa phép tắc, biết thương người nghèo. Thôi vậy cũng được. Việc cháu làm có ích cho muôn người. Đấng trượng phu đâu có lụy gia đình. Hòa suýt bật cười. Anh không ngờ cái tuồng tích Tàu lại “vào” cả với ông chú cô đơn của anh. 1. Ba nhà cách mạng chủ trương ra báo Dân chúng. Cả ba đều bị đày ra Côn Lôn. Sau này chỉ còn Nguyễn Văn Tạo trở về. 39 Vậy là để Hòa thỏa chí trượng phu, ông lại chấp nhận cô đơn. Nhiều lúc nhớ về quê, Hòa lại thấy thương chú quá. Trong hạnh phúc được xả thân vì đại nghĩa, Phan Văn Hòa vẫn có chút gì ngùi ngùi, cay cay nơi sống mũi. 40 Chương 2 Đến bây giờ mới thấy đây Mà lòng đã chắc những ngày một hai Truyện Kiều Với Phan Văn Hòa, Tạ Uyên là một thần tượng. Khi về Trung Hiệp công tác, anh rủ Hòa ra ngoài đồng ngủ. Lúa đang chín rộ. Mùi hương lúa bảng lảng trong sương đêm gợi anh nhớ quê hương. Quê anh tận Ninh Bình, một thời là kinh đô nước Đại Cồ Việt, nhưng bây giờ dấu vết ấy không còn bao nhiêu nữa. Dân chúng nghèo đói, xơ xác. Năm 18 tuổi, anh thi đỗ khóa sinh, ra làm thư ký đạc điền. Nhưng không lâu sau, anh bỏ tất cả, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, rồi bị bắt, bị đày đi Côn Lôn. Từ Côn Lôn, anh lại cùng bạn bè đóng bè đóng mảng vượt ngục. Những cuộc trở về này thường mười chết một sống. Và may mắn, anh về được Cà Mau. Cuộc thách đố với thần chết đã thắng, anh lại lao vào hoạt động cách mạng ở xứ Nam Kỳ. 41 Con người này đúng là “đấng trượng phu”, chí khí Đinh Bộ Lĩnh! Với anh, không rào cản nào mà anh không vượt qua. Anh hoạt động say mê quên ngày, quên đêm, xây dựng từng chi bộ một cho phong trào cách mạng Nam Bộ. Lần đầu tiên, giữa cánh đồng Trung Hiệp, anh nói cho Hòa nghe về cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Ngày 14/7, nhân dân Pháp đã kéo về phá ngục Bastille, lật đổ ngai vàng của vua Louis XVI, lập nên chế độ cộng hòa. Từ đó về sau, ngày 14/7 trở thành ngày lễ Quốc khánh của nhân dân Pháp. Tạ Uyên đột ngột dừng lại. Dường như anh đang lắng nghe nhịp đập của trái tim người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Hòa vẫn kéo gié lúa xuống, ngắt từng hạt, cắn “chắt”, rồi nhai chậm rãi như bao nhiêu lần để tìm trong hương vị ngọt ngào của đồng quê một cảm xúc, một rung động nào đó. Nhưng hôm nay, anh như không nhận ra cái cảm giác ấy. Con tim anh đang đập dồn dập. Trí tưởng tượng đang dẫn anh vào đại lộ của cuộc cách mạng nhân quyền năm 1789 với lá cờ ba sắc tượng trưng cho Tự do - Bình đẳng - Bác ái. - Anh Hai! - Sau cùng Hòa đành phải hỏi thật những điều anh chưa thể nào hiểu nổi - Tại sao cái nước Pháp nhân quyền, cái nước Pháp tiến bộ ấy lại đi xâm chiếm 42 nước mình, bóc lột nhân dân mình, khinh miệt nhân dân mình như vậy? Tạ Uyên vò đầu Hòa, trả lời: - Tội này thuộc Napoléon đại đế. Vị tướng tài thuộc loại số một thế giới này đã thủ tiêu những thành quả của cuộc cách mạng nhân quyền năm 1789 mà nhân dân Pháp đã đổ bao nhiêu xương máu suốt hàng thế kỷ mới giành được. Ông ta đã tàn sát không thương tiếc những người cách mạng! Chín Hòa thở dài, hỏi: - Vậy là Tự do - Bình đẳng - Bác ái không còn nữa phải không anh Hai? - Không phải vậy. Tự do - Bình đẳng - Bác ái là mục tiêu mà loài người đang phấn đấu, đang giành lại từ tay bọn tư bản. Chắc chắn những người tiến bộ, những người cộng sản sẽ lật đổ được chủ nghĩa tư bản! Chắc chắn cuộc cách mạng thế giới sẽ thành công và thế giới đại đồng sẽ là thực tế không xa. Tạ Uyên dừng lại. Hòa lại thấy rạo rực. Lần đầu tiên anh nghe nói đến “cách mạng thế giới”, đến “thế giới đại đồng”. Trong thâm tâm, anh nghĩ những người cộng sản Đông Dương cùng với những người cộng sản Liên Xô, Trung Quốc đang xây dựng thế giới đại đồng. Ôi! Sao 43 cứ như mơ. Đẹp quá, vĩ đại quá! Biết bao giờ Hòa mới được đi trong đoàn quân tiến về Sài Gòn, tiến về Hà Nội như những người Pháp tiến về Paris phá ngục Bastille năm 1789 ấy! - Anh Hai! - Hòa nắm tay Tạ Uyên nài nỉ - Chừng nào nước mình làm được cuộc cách mạng như vậy, anh Hai cho em đi đầu nghe! Trong đêm tối, Hòa nghe anh Tạ Uyên cười khúc khích. Rồi cũng như Hòa, anh kéo gié lúa xuống, lảy một hạt, cắn “trắc”, phun vỏ, nhai hạt gạo mới, từ từ thưởng thức cái vị ngọt ngào của đồng quê. Đâu đây như có mùi bông cỏ tiên, mùi hoa sen. Hai anh em vẫn im lặng. Với họ đó là những giây phút lãng mạn, đẹp nhất, hạnh phúc và tràn đầy ước mơ! Mãi lúc sau, Tạ Uyên mới nói: - Bây giờ thì ta chưa đủ lực để “phá ngục Bastille” đâu! Chưa đủ lực để bắt toàn quyền và bọn phong kiến trao quyền cho chúng ta. Nhưng trước mắt, anh muốn nhờ anh chị em ở Trung Lương, Trung Hiếu, Trung Ngãi tổ chức một cuộc biểu tình kéo lên quận Vũng Liêm nhân ngày 14/7. Khẩu hiệu ta giương lên là “Hoan nghênh cuộc cách mạng nhân quyền năm 1789 của Pháp”, sau đó ta “Đòi cải thiện đời sống dân nghèo”, “Đòi chia đất công điền cho dân cày mướn”. Em thấy sao? 44 Hòa lại thấy lòng phấn chấn. Nhưng rồi nghĩ lại, thấy lo. Không phải Hòa sợ, nhưng phải làm sao cho người người đồng lòng. Tập hợp cho được một lực lượng đông đảo nghe mình, bỏ công việc “xuống đường” với mình, bất chấp bọn tề, bọn mật thám để ý là điều mà anh cho là khó nhất. Còn việc chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu không có gì khó. Hòa tâm sự mọi điều với anh Tạ Uyên. Anh không ngờ, ở tuổi của Hòa mà đã nghĩ được những điều như vậy. - Đúng, anh cũng nghĩ như em. Cái khó là lòng dân có chịu theo mình, chịu nghe mình để đối đầu với tụi tề, tụi mật thám hay chưa! Tỉnh ủy có họp và cho rằng dân mình quả đã bức xúc, cần có một cuộc thay đổi lắm rồi. Vì vậy, nhân ngày 14/7, ta làm một cuộc với những yêu cầu hết sức vừa phải để thăm dò là chính. Em thấy tinh thần bà con Trung Hiệp, Trung Lương, Trung Ngãi thế nào? - Bà con mình tốt lắm. Số đông sẵn sàng xuống đường, nhưng chưa có cuộc tập dượt nào nên không biết sẽ thế nào nếu gặp cản trở. - Đúng, phải tập dượt, phải đưa bà con xuống đường, phải tỏ khí thế lòng dân cho kẻ thù biết. Có gì ta điều chỉnh sau. Cuộc biểu tình đã được tổ chức đúng ngày kỷ niệm Quốc khánh Pháp 14/7. Hòa xin chị Tư Hồng được cầm cờ đi đầu. 45 Cầm một ngọn tầm vông trảy mắt sơ sài, anh bước lên phía trước gặp một chị bưng rổ đi chợ, nói nhỏ: - Chị cho em xin một lá cờ tam tài. - Sao cậu chọn cờ tụi Tây? - Chị hỏi. - Thì ta không tổ chức hoan nghênh cuộc cách mạng nhân quyền của Tây là gì đây - Hòa vừa xỏ cờ vào cán vừa nói - Cờ xanh - trắng - đỏ này tượng trưng cho Tự do - Bình đẳng - Bác ái phải không chị? Chị gật đầu: - Con nhà ai mới nứt lỗ nẻ mà khôn vậy? Hòa cười hì hì. Dân các làng Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Hiếu... nhập vào đoàn biểu tình của dân Trung Lương ngày một đông, có tới khoảng 80 người. Khí thế của dân chúng được giác ngộ thật sôi nổi, hào hứng. Hai bên đường, dân đổ ra ngày một đông. Lần đầu tiên họ nghe những khẩu hiệu thật lạ tai nhưng lại thấy thích thú, họ thì thầm những tiếng “quốc sự”, “cộng sản”... Cuộc biểu tình đã diễn ra trong không khí “ôn hòa”. Bọn lính mã tà, bọn tề ở quận không lấy cớ gì để bắt bớ ta được. Thay mặt Tỉnh ủy, anh Tạ Uyên khen Quận ủy Vũng Liêm biết tổ chức một cuộc xuống đường, biểu dương uy thế, đòi quyền lợi cho dân mà vẫn giữ thế hợp pháp, bảo toàn được lực lượng. 46 Được tin, Hòa rất mừng, người cứ lâng lâng như muốn bay, bay thật cao. Nhưng không ai ngờ, ít lâu sau, cai Lượng đã dẫn quan Tây, lính lệ từ quận về thẳng nhà Mười Phải ở Trung Điền nơi Hòa đang ở mướn1. Mười Phải không biết việc gì chạy ra chào, hai tay xoa vào nhau. Cai Lượng hỏi: - Ông có phải Mười Phải? - Dạ phải. Có việc gì không thầy cai? - Thằng Chín Hòa có ở đây không? - Dạ có. Nó ở cho tôi. Có gì không thầy cai? - Kêu nó ra đây coi. - Hòa ơi! Hòa trấn tĩnh, bước ra. Chẳng lẽ... Chẳng lẽ... Vừa đi Hòa vừa tự hỏi. - Mày có phải Chín Hòa? - Cai Lượng hỏi. - Dạ phải. - Trước mày có ở mướn nhà bà Hộ Sáu? - Dạ có. - Mày có biết vụ cướp ở đó không? - Dạ có nghe. 1. Anh được giao coi 4 con bò và làm ruộng. Thường ngày, ở trong chòi ruộng gần Đìa Chảo. 47 Một chiếc còng đưa ra sau cái gật đầu của cai Lượng. Hòa đứng trân. Tên lính lệ quát. - Giơ hai tay ra! Hòa bình tĩnh nói: - Tôi nói tôi có nghe thiên hạ đồn vụ cướp đó, chớ tôi có phải là kẻ cướp đâu mà bắt tôi? - Đừng cãi. Chín Hòa bị còng tay, bị dẫn tới nhà bà Hộ Sáu. Ông Mười Phải đứng trân, nghĩ bụng: “Lạ quá. Thằng nhỏ này thiệt thà lắm. Sao lại vầy được. Mà cái vụ cướp đó nghe đâu là do đám khác kia chớ đâu phải thằng nhỏ này. Tội nghiệp, lại oan thằng nhỏ”. Bà Hộ Sáu không biết chuyện gì, chỉ thấy xao xác một đám người, ta có, Tây có. Khi nhìn thấy Chín Hòa bị còng tay, bà sững người. - Bà là bà Hộ Sáu phải không? - Dạ phải. - Bà biết thằng này? - Nó là Chín Hòa. - Nó có ở cho bà? 48 - Phải. Nó ở cho tôi năm nó 14 tuổi. Ngoài thằng Hòa còn có thằng Tân, thằng Thiệu... - Năm đó nhà bà bị cướp? - Phải. Nhưng... - Thôi đủ rồi. Bà Hộ Sáu đứng trân. Bà không hiểu gì cả. Mãi tới khi bọn chúng dẫn Hòa ra tới cổng, bà chạy ùa ra, mặt ngơ ngác. Mãi khi đã ngồi trên gác baga xe đạp, tên lính lệ đạp đi một hồi, ngoái lại Hòa vẫn còn thấy bà Hộ Sáu đứng ngoài cổng nhìn theo, nét mặt đầy âu lo. Tên lính lệ vẫn đạp, chiếc xe chạy trên con lộ đá gập ghềnh. Quen thuộc quá, những cánh đồng, những cây cầu, những dòng sông, những con kênh. Biết bao nhiêu lần Hòa cùng đám bạn theo con lộ này lên Vũng Liêm coi hát. Lần nào Hòa cũng thấy náo nức, niềm vui và say mê. Vậy mà, hôm nay, cũng con đường này... tự nhiên anh trở thành tội phạm! Chẳng lẽ... Ai? Hình như chị Sáu. Chị đi đâu về, cái dáng tong tả của người phụ nữ vất vả, trên đầu vẫn sùm sụp mê nón cời. - Chị Sáu! - Hòa kêu to. Người phụ nữ giật mình dừng lại, giở mê nón cời ra nhìn theo. 49 - Hòa! Em Hòa! Sao vậy em! - Vừa chạy theo chiếc xe đạp chị vừa gào. - Họ đổ em ăn cướp nhà bà Hộ Sáu! Em đâu có làm chuyện đó. - Trời Phật quỷ thần ơi! Sao mà dựng chuyện kỳ cục vậy thầy cai, thầy đội! - Thôi chị về đi. Đừng lo gì cho em. Chị dừng lại, gục đầu xuống nức nở. Chiếc nón tuột khỏi tay rơi xuống, bị gió cuốn đi lúc nào chị cũng không biết. Tội nghiệp chị quá! Trong nhà, chị là người sau mẹ thương Hòa nhiều nhất. Nhưng nhà chị nghèo, cơm ăn không đủ no, mấy đứa con chị cũng nhếch nhác lắm! Đang nghĩ miên man về người chị nghèo, Hòa bỗng bắt gặp một đôi mắt. Đôi mắt anh Hà Văn Út. Với cái nhìn ấy, Hòa cho rằng anh đã hiểu. Chín Hòa đã bị lộ trong cuộc biểu tình vừa qua. Hôm ấy, Chín Hòa là người đã giương cao ngọn cờ tam tài đi đầu trong cuộc biểu tình! Tỉnh ủy, quận ủy cứ tưởng mọi sự thắng lợi, nhưng... Mãi sau này Hòa mới biết vụ cướp ở nhà bà Hộ Sáu chỉ là cái cớ. Nhưng tại sao chúng không bắt ai mà chỉ bắt mỗi mình Hòa? - Mày ngẩng mặt lên tụi tao coi! - Cai Lượng hích cằm Hòa lên - Cái bản mặt mày đốt cái chòi vịt chưa chắc đã cháy mà lại đòi... đòi này đòi nọ! 50 Dừng lại một lúc, cai Lượng tiếp: - Tao hỏi, mày phải nói thiệt nghe: Ai xui mày vác cờ tam tài đi đầu đám biểu tình? - Cờ tam tài là cờ gì? - Hòa vờ hỏi cai Lượng. Cai Lượng nhìn thằng xếp Tây, cười: - Cờ tam tài là cờ mày giương cao hôm đi biểu tình về Vũng Liêm đó. - Cháu thấy nhiều màu đẹp, nên thích, cầm giương lên coi cho sướng chớ có ai bày! - Mày có biết đó là cờ của mẫu quốc? - Không. Mà cờ mẫu quốc ai giương lên thì mắc tội hả chú? - Mày hô khẩu hiệu gì hôm đó? - Cháu không hô. Cháu chỉ “hoan nghinh” thôi. - Ai hô khẩu hiệu? - Cháu đi đầu, cháu không biết. - Ai đứng đầu tổ chức biểu tình hôm đó? - Cháu không biết. - Mày muốn ăn đòn không? - Cháu làm gì mà đánh cháu! - Không muốn ăn đòn thì phải khai hết. Ai cầm đầu cuộc biểu tình hôm đó? 51 - Cháu đã nói cháu không biết. Cháu chỉ nghe bà con nói nay là ngày kỷ niệm Quốc khánh của Pháp, phải đi hoan hô. Thấy vui, cháu đi theo vậy thôi. - Bay đâu! Cho nó nếm đòn! Sau tiếng “dạ”, hai tên lính cầm hai cây gậy, đè Hòa xuống, liên tiếp giáng vào lưng, vào đầu Hòa. Hòa im lặng và chịu đựng một cách ngoan cường. - Thôi! - Tên xếp Tây ra lệnh và cho dội nước lên đầu Hòa. Khi Hòa tỉnh lại, nó đột ngột hỏi: - Mày biết Hà Văn Út đang ở đâu, nói ngay! - Chưa bao giờ cháu nghe tên ông này. - Mày là thằng cứng đầu! Giam nó lại! Hai tên lính bước vào đưa Hòa về khám Vũng Liêm. Khám nằm cách dinh quận một chặp đi bộ. Xung quanh khám tường bao kín. Nhưng bên trong là những dãy nhà tranh tre nứa lá. Hòa thấy như nơi đây vẫn còn tạm bợ. Nghe nói tù chính trị chủ yếu giam ở khám tỉnh Vĩnh Long. Nơi đó chúng có đầy đủ dụng cụ tra tấn, được xây kiên cố và tập trung một đội ngũ mật thám, mật vụ cáo già. Hòa chờ đợi cái ngày bọn chúng đưa về đó để tra khảo nhằm tìm cho ra những người cầm đầu cuộc biểu tình hôm ấy. Hòa nghĩ, đã dấn thân thì phải dám chịu đựng. Với Hòa, đây là thử thách đầu tiên. Và Hòa hiểu 52 thử thách đầu tiên bao giờ cũng là thử thách có ý nghĩa quyết định cho ý chí của con người. Nhưng may mắn đã đến với Hòa. Đúng hơn là, trong suy nghĩ của kẻ thù, anh chỉ là một “thằng nhỏ đốt chòi vịt chưa chắc đã cháy”, vì vậy chúng chỉ giam anh ở khám 3 ngày rồi giải về làm lao dịch ở dinh quận. Công việc cũng nhàn nhã: làm cỏ, quét dọn... Nhưng điều Hòa e ngại lại ở chỗ khác, đó là âm mưu “đón lõng” của bọn mật thám. Bây giờ Hòa sợ nhất là các anh chị cử người tới thăm Hòa. Nhưng cuối cùng thì mọi việc vẫn trôi qua trong tĩnh lặng, các anh chị đều “án binh bất động”. Ngoài ba, chú Hai Chi, anh Bảy, anh Tám của Hòa thì chị Sáu là người năng tới thăm em nhất. Năm ba hôm chị lại đội cái nón rách, te tái tới tìm cách gặp Hòa, dúi cho em một gói lá chuối khô, khi thì gói ba viên kẹo bột, khi cái bánh gói, bánh in. Có lần, một thằng lính bắt gặp, nó chạy tới la lên: - Tài liệu gì đó? Chị Sáu sợ quá, run lên: - Tài liệu gì đâu! - Đưa đây tao kiểm tra! - Vừa nói nó vừa giựt gói lá chuối khô. Chỉ thấy ba viên kẹo bột, nó lấy luôn hai viên, đưa lại cho Hòa một viên. 53 - Lần này là lần đầu mày vi phạm... tao cho mày một viên. Lần sau không báo, tao “tịch thu” hết, nghe chưa! Chị Sáu lại nước mắt ròng ròng. Với chị, Hòa vẫn là đứa em út, đứa trẻ con. Mãi sau chị mới tức tưởi: - Tội nghiệp em của chị. Chị mua cho em ba viên mà người ta lại “tịch thu” mất hai viên rồi. Thôi, lần sau chị mua cho em nhiều hơn. Em ăn đỡ đi. Chị về chớ tối. - Em đâu còn con nít nữa, thôi chị đừng mua kẹo cho em nữa. Nhìn dáng đi tất bật của chị, Hòa chỉ muốn khóc. Từ ngày mẹ mất, Hòa coi chị vừa như mẹ, vừa như chị. Dường như cả đời, chị chưa được mặc bộ quần áo nào mới, chưa được đội cái nón nào lành. Chị thương Hòa còn hơn cả các con chị. Chỉ có điều, chị nghèo quá. Đi thăm em chỉ ba viên kẹo bột vậy chứ Hòa biết, đối với chị là một sự cố gắng, dành dụm. Một tháng trôi qua. Với Hòa đó là 30 ngày tù đọng, mốc meo. Nhớ các anh, các chị quá. Nhớ quá cái không khí của đồng quê. Đêm nào Hòa cũng gác tay lên trán nghĩ ngợi về phong trào, về con đường đi của cách mạng. Nhưng biết làm sao bây giờ. Hòa không ngờ, sau đó cai Lượng đọc lệnh thả anh ra. Anh không tin ở tai mình nữa. Nhưng quả anh đã không 54 nghe lầm. Hay đây là cách chúng giăng mẻ lưới lớn hơn để bắt anh em mình? Câu hỏi khiến Hòa phải thận trọng và cảnh giác. Nhưng trước mắt, anh sẽ thoát cảnh “cá chậu chim lồng”. Người xưa nói: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Vẫn chiếc quần đùi, chiếc áo cánh như khi tới đây, Hòa bước ra khỏi dinh quận, thầm nhủ: Vậy là số mình hên. Anh đi giữa cánh đồng lộng gió, đó đây những đống rạ đang nhả khói lên bầu trời trong xanh, thỉnh thoảng có ngọn lửa bắt gió, bùng lên cao. Ngọn lửa như nhảy múa, reo vui giữa mênh mông trời đất, sông rạch và cây cối miền Tây. Có nhiều người đi thành tốp về Vũng Liêm. Hỏi ra mới biết, đêm nay có gánh hát thầy Năm Tú ở Mỹ Tho về. Không biết bao nhiêu lần Hòa đã chạy theo các anh chị ở Trung Hiếu lên quận Vũng Liêm coi “Kim Vân Kiều”, “Xử tội Bàng Quý Phi” của gánh hát này. Và lần nào cũng vậy, lòng anh say mê, háo hức kỳ lạ. Và hôm nay, cái say mê, háo hức lại trở về. Mấy lần anh dừng lại, nhìn theo những tốp người. Một sự thèm khát thật bình thường của người dân vùng quê nghèo của anh. Một gánh hát về quê là một sự kiện lớn của làng quê. Nhớ quá, một thời cùng với Gấm, Bảo1 mải mê coi “Bao Công xử án Quách Hòe”. Hay đến quên cả đói, quên cả 1. Cháu con anh và cháu con chị, cùng tuổi với Hòa. 55 buồn ngủ. Những vở tuồng với những tích Tàu về những anh hùng hảo hán của đời nhà Tùy, nhà Đường, những Bao Công thanh liêm của thời nhà Tống, những Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi, Khổng Minh, Tào Tháo... thời nhà Hán, những anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử, tất cả đi qua tuổi thơ của Phan Văn Hòa cũng như lớp lớp người quê anh, ảnh hưởng không nhỏ tới chí hướng, tới tính cách của nhiều thế hệ ở vùng đồng bằng sông nước này. 56 Chương 3 Sau hôm được trả tự do, Hòa trở về làng. Làng quê bề ngoài vẫn không có gì thay đổi. Con lộ đá chạy qua làng. Chiếc cầu Xẹo vắt ngang dòng sông Mướp Sác đầy những bè lục bình. Phía kia là nhà dạy của thầy dòng, nơi anh học chữ quốc ngữ hơn một năm trời. Và kia là nhà anh Tư Thới1, ngôi nhà lá đơn sơ như bao ngôi nhà lá ở miền quê này nhưng với Hòa nó trở nên thiêng liêng. Chính nơi đó, anh đã gặp những người cộng sản, nơi đó anh đón nhận những tờ báo Dân chúng2, Tiếng dân3, những tờ truyền đơn đầu tiên trong đời - những tờ báo, những truyền đơn góp phần dẫn dắt anh trên những dặm đường cách mạng sau này. Mấy lần Hòa định vào thăm anh Tư Thới và nghe ngóng tình hình nhưng rồi anh lại không vào, mà bước tiếp. Đã dám dấn thân vào con đường cách 1. Người anh con bà cô của Phan Văn Hòa. 2. Cơ quan ngôn luận của Đảng. 3. Cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ bút. 57 mạng là phải dám chấp nhận mọi gian khổ, tù đày, chết chóc! Các anh chị hay căn dặn Hòa vậy. Nhưng các anh chị cũng khuyên anh dấn thân không đồng nghĩa với liều lĩnh. Càng tỉnh táo, càng thận trọng thì càng đỡ tổn thất cho cách mạng. Phan Văn Hòa vẫn đi, chậm rãi, vừa đi vừa đấu tranh với chính mình, với mọi vội vã, nôn nóng của kẻ bị bắt được thả về mà không một lý do. Biết đâu tri phủ Hải, cai Lượng và bọn mật thám lừa thả anh để tóm gọn những người cộng sản ở Trung Hiếu, Trung Lương. Anh đi lầm lũi, đầu vẫn cúi xuống và triền miên trong dòng suy nghĩ. Đoàn thể ai còn, ai bị bắt? Các anh chị có còn tin Hòa nữa không? Lúc ấy, một số bà con chợt nhìn thấy Hòa. Họ chạy tới. Nắm tay anh, mừng rỡ: - Chúng tôi đã nói mà. Thằng nhỏ thiệt thà lắm. Chắc họ bắt lầm phải không con? - Dạ. - Hòa xúc động trả lời. - Vậy đó, làm nhà nước mà không “coi ngó” kỹ càng, kẻ cướp không bắt, lại đi bắt thằng nhỏ lành hiền dễ thương vậy là sao! Bậy thiệt! Rồi ông Mười Phải cũng hớn hở chạy tới, nắm tay Hòa: - Hôm nọ anh lên quận gặp cai Lượng và quận Hải, 58 anh nói: Các ông bắt cướp gì kỳ cục vậy. Thằng nhỏ ở năm sáu chủ, không ai nói nó táy máy. Ai cũng khen nó thiệt thà, hiền lành. Vậy mà tự dưng nghe ai dựng chuyện, bắt thằng nhỏ. Cai Lượng lắc đầu: - Chuyện quốc gia đại sự, ông biết gì mà bao bọc cho nó. - Tôi không biết quốc gia đại sự là gì thiệt, nhưng bắt thằng Chín Hòa mà bảo kẻ cướp là sai rồi, quấy rồi. Sửa sai đi để dân còn trọng nhà chức trách. Quay qua đốc phủ Hải, anh nói: - Ông là quan chủ quận, đứng đầu quận này, ông thả thằng nhỏ ra, không mang tội đó. Đốc phủ Hải lắc đầu: - Đứng đầu quận, nhưng quyền tôi lại không có. - Ổng nói vậy mà ổng cũng thả em ra. Vậy là được rồi. Nghỉ ngơi vài bữa rồi qua anh nghe em. - Dạ. Hòa lễ phép trả lời và nghĩ anh Mười Phải là người tốt. Chưa bao giờ Hòa thấy anh phân biệt chủ tớ. Thỉnh thoảng anh ra ruộng cùng làm với Hòa. Nhưng không hiểu câu chuyện mà anh vừa kể có chút hơi men nào không? 59 Xâm xẩm tối Hòa về tới nhà. Cả nhà sôi nổi hẳn lên vì mừng rỡ. Anh Bảy nhìn Hòa một lúc rồi nói: - Hổng ai như Chín Hòa. Đương ở cho Mười Phải, lại chơi ngông, lên dinh quận ở cho oai! Rác dinh quận có mùi Tây, đầm mà. Anh Tám không nói gì, chỉ nhìn em trai tủm tỉm cười. Tính anh ít nói mà thương em lắm. Hòa nhìn quanh quẩn vẫn không thấy chị Sáu. Kia rồi, chị đang te tái chạy vô. Ào lại chỗ Hòa, chị nắm tay em, sụt sịt: - Người ta có tra, có khảo, có đánh em không? - Em có làm gì đâu mà đánh em! - Chớ tự nhiên sao người ta bắt em, giam em! Từ Trung Lương tới Trung Hiếu, Trung Điền ai không biết em chơn chất, thiệt thà, dễ thương, vậy mà khi không về còng tay em lôi lên nhốt trên khám quận! Đúng là có quyền trong tay, người ta muốn nói sao thì nói, nghi ai thì nghi, bắt ai thì bắt! Chịu hết nổi, người ta theo cộng sản tuốt tuồn tuột, mấy ổng lấy dân đâu mà hành! - Cô Sáu nói bậy rồi đó. Giọng trách móc của người anh cả. Chị Sáu biết lỡ miệng, lỡ lời nên im thít. - Được thả là phước rồi đó... vẫn giọng người anh cả. Quốc sự... đâu phải việc đàn bà, con nít. Đừng xía vô mà thiệt thân đó. 60 Hòa cảm thấy như cả nhà chỉ mỗi mình anh biết nguyên nhân Hòa bị bắt. Hòa im lặng. Anh cũng như cha. Anh căn dặn, dạy bảo em út là việc bình thường. Hòa không giận. Cả nhà người nọ nhìn người kia, hình như không ai hiểu gì. Riêng chị Sáu thì khó chịu: - Ai biểu thằng Hòa làm quốc sự? Anh nghe ai, anh nói vậy. Nói vậy bằng hại nó đó. Hòa từ tốn giải nguy cho chị Sáu, mà cũng là giải nguy cho anh: - Người ta có miệng người ta nói. Hơi đâu chấp nhặt, chị Sáu. Đó là một buổi tối cả nhà sum vầy vui vẻ. Nhân vật trung tâm là Hòa. Một cuộc liên hoan gia đình đầm ấm, cảm động mừng Hòa thoát nạn trở về diễn ra. Ăn uống xong, khi mọi người ra về hết, Hòa dẫn Gấm ra giếng súng1. Đêm nay trăng sáng vằng vặc. Trăng vàng soi xuống nhụy bông súng vàng. Đêm ở vùng quê yên tĩnh, hương súng man mác. Mùi hương quen thuộc quá, nhưng sao hôm nay Hòa mới cảm nhận được hương vị thanh khiết và thiêng liêng của đồng quê. Hai Gấm vẫn chạy loi choi quanh giếng, lúc tìm bắt một con nhái, lúc lại định chồm 1. Giếng đất có trồng hoa súng. 61 bứt một bông súng, riêng Hòa vẫn im lặng. Anh ngồi tư lự trên bờ giếng. Đôi mắt đăm đăm nhìn xuống mặt nước đầy ánh trăng vàng. Không ít buổi trưa nắng, không ít đêm khuya đi chơi về anh đã ra đây và vục mặt xuống, lấy tay khỏa khỏa mặt nước rồi “đánh” một hơi no nê. Nước ngọt quá, ngon quá. Xong anh lên bờ, vuốt mặt và lần nào anh cũng cảm giác rất rõ niềm sung sướng. Anh không ngờ đây là buổi tối đầu tiên cả gia đình lớn của anh sum vầy, vui vẻ vì anh. Ngày mai anh lại trở về cuộc sống bình thường của mình. Những năm 1936-1938, phong trào cách mạng ở Vĩnh Long sôi nổi nhất. Dân chúng sẵn sàng xuống đường bất cứ lúc nào Đảng kêu gọi. Những cuộc biểu tình đòi dân sinh, dân chủ, những cuộc biểu tình kêu gọi người Pháp ở Đông Dương hãy giữ vững tinh thần của cha ông họ từ cuộc cách mạng nhân quyền năm 1789 liên tục nổ ra. Nhưng bây giờ thì thực dân Pháp ở Đông Dương đã thẳng tay đàn áp những người cộng sản. Và một lần nữa, những người cộng sản lại phải rút vào “bóng tối”, nhưng những hoạt động của họ thì không bao giờ ngưng nghỉ, ngược lại, càng phong phú hơn, đa dạng hơn. Đó cũng là năm Chín Hòa vừa đi ở xong cho Mười Phải và bước vào con đường hoạt động cách mạng thực sự. Hòa đi vận động quần chúng tham gia các hội phản đế. 62 Đêm xuống, anh đi rải truyền đơn, căng khẩu hiệu, treo cờ búa liềm ở những công sở, trường học, chợ búa, rồi chăn vịt. Anh tự cười mình là trở về cái nghề “đại tướng cầm quân” đầu tiên của anh. Nhưng anh Lê Quang Phòng nói rằng: “Đảng muốn tồn tại phải tự làm kinh tế cho mình”. Công việc nào Hòa cũng tìm được sự hứng thú và say mê. Và anh hoàn toàn bất ngờ khi chị Tư Hồng đặt vấn đề kết nạp anh vào Đảng. Đó là tháng đầu mùa khô năm 1939, lúa ngoài đồng đang trổ bông, hương lúa nghe nôn nao, anh Tạ Uyên cùng một số anh như Tư Phòng, Hà Văn Út đã về nhà ông Hai Chi. Thay mặt Đảng, anh Tạ Uyên nói cho Hòa rõ Điều lệ Đảng, Cương lĩnh Đảng. Rồi anh nói: - Xét những thử thách mà anh Hòa đã trải qua, những kết quả mà anh Hòa đã làm được như liên lạc, tuyên truyền, nhận truyền đơn, rải truyền đơn, treo cờ, giao báo Dân chúng đang bị cấm, với tinh thần và kết quả đó, tôi thay mặt Đảng bộ Vĩnh Long chấp nhận kết nạp đồng chí Phan Văn Hòa vào Đảng. Anh Tạ Uyên nói giọng Bắc, trầm và nhỏ, phải chú ý lắm Phan Văn Hòa mới nghe được. 63 Trước ngọn đèn dầu lờ mờ, trước lá cờ búa liềm bằng giấy nhuộm phẩm đỏ và chiếc búa liềm bằng giấy bản nhuộm nghệ, Phan Văn Hòa giơ tay xin thề suốt đời trung thành với Đảng và hứa suốt đời cống hiến cho dân, cho nước. Nhiều năm sau này, Phan Văn Hòa vẫn nhớ như in không khí thiêng liêng và xúc động của cái đêm mùa khô năm ấy: Ngọn đèn vặn thật nhỏ như hiu hắt. Giọng anh Tạ Uyên như thầm thì. Bên ngoài, ông Hai Chi vẫn ngồi yên như đang hóng gió, nhưng mắt luôn chăm chú nhìn cảnh giới và tai luôn để ý tới mọi động tĩnh. Nhưng người làm cho Phan Văn Hòa suy nghĩ, trăn trở về sự lựa chọn của mình không phải là ba của Hòa mà lại là chú Hai Chi. Một lần, khi Hòa vừa về, ông kêu anh lại và bộc bạch: - Chú Hai già rồi. Người chú nhờ cậy được là cháu. Mà cháu thì lại đi liên miên! Hòa im lặng, nét mặt ưu tư. Mãi sau anh mới nói: - Khó quá chú Hai. Việc các anh chị giao, không thể không làm. Mà đã lo làm tròn bổn phận thì đúng là không giúp đỡ chú được bao nhiêu. Năm 1939 dần qua. Vẫn còn đó không khí hồ hởi, không khí đi tới của cách mạng. Hòa nhớ, một buổi chiều, 64 anh gặp một người bà con trên đường làng Trung Hiếu. Bà kêu anh lại. Hòa hơi e ngại, nhưng không tránh được, anh đành phải chào bà. Không ngờ, bà nắm hai tay Hòa, vui vẻ, mừng rỡ: - Lâu nay con đi đâu, bà không thấy? - Con đi ở cho người ta chớ con đi đâu được nữa bà! - Không phải. Đừng giấu bà. Bà dừng lại, ngó trước ngó sau rồi hạ giọng: - Bà nghe con đi làm cộng sản có phải không? Hòa sững sờ một lúc rồi hỏi lại bà: - Cộng sản là gì bà? - Thôi, đừng giấu bà nữa. Con làm cộng sản thì bà mừng, bà có như cai Lượng đâu mà con lo. Hòa ngập ngừng. - Nếu bà thương con thì... - Đừng lo. Bà biết cộng sản ghét Tây, ghét Nhật. Lũ cướp nước đó ai mà không ghét. Cộng sản lại thương dân, cố giành lại quyền độc lập cho mình. Còn nhỏ mà con đã có chí lo việc đại nghĩa cho dân cho nước vầy là bà mừng cho ông Năm có phước đó. Thôi, con đi, hồi nào cần gì, ghé bà, bà cho, nhớ giữ gìn nghe... 65 Nói xong bà quay lại, đi luôn. Nghĩ thương bà quá. Là một tá điền, nhưng gia đình lại bất hạnh... chồng chết, con chết. Bà sống nhân hậu. Tối về, gác tay lên trán nghĩ ngợi, Hòa lại thấy lo lo. Một người như bà Hai Côi mà còn biết Hòa làm cộng sản thì làm sao giữ kín để tiếp tục công việc? Hôm trước, anh Tám của Hòa cũng hỏi: - Chín, mày theo cộng sản thiệt hả? Hòa bối rối: - Đâu có. Sao anh hỏi vậy? - Chớ mày đi đâu lâu nay? - Tui đi ở chớ đi đâu? - Ở cho ai, tao không biết. Thôi, biết vậy tao mừng cho mày. Theo cộng sản có gì xấu đâu mà mày sợ! - Anh Bảy có biết không? - Hình như có. - Còn ba? - Ông già ít nói lắm. Nhưng tao chắc ổng chịu. Tao chỉ khuyên mày: Làm cộng sản là làm việc đại sự. Đối đầu với thằng Tây không dễ, nên mày phải cố mà giữ mình. Chớ dại mà liều mạng. Cái anh “võ dõng vô mưu” chẳng làm nên tích sự gì đâu. Nhớ chưa? 66 - Dạ. Vào một đêm tối trời mùa mưa năm 1940, cuộc họp Chi bộ tại ngôi nhà lá của cơ sở ở Trung Hiếu, có anh Quang Phòng về dự. Đêm ấy trời mưa, những cơn mưa dài lê thê. Đó là một cuộc họp quan trọng và tất cả những người được triệu tập đều đến rất đúng giờ. Chị Tư Hồng vo quần tới gối, anh Đỗ Tấn Nên mặc quần đùi, khoác một chiếc tơi lá, còn Hòa thì cứ đội mưa mà tới. Khác với tính tình sôi nổi của anh Đỗ Tấn Nên, anh Lê Quang Phòng điềm đạm hơn, sâu sắc hơn. Anh nói nhẹ nhàng, từ tốn như trò chuyện hơn là diễn thuyết. Tuy học hành không bao nhiêu nhưng anh Phòng lại có khả năng phân tích và đánh giá mọi diễn biến của tình hình một cách rõ ràng, dễ hiểu. Anh nói về cuộc tiến công Ba Lan vào ngày 01/9/1939 của phátxít Đức, mở đầu cho Thế chiến thứ hai. Pháp quốc nhảy vào cuộc. Nhưng Liên Xô lại ký với Đức “Hiệp ước không tham chiến”. Và Đảng Cộng sản Pháp đã ủng hộ hiệp ước này. Anh nói: - Việc Liên Xô ký với Đức “Hiệp ước không tham chiến”, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm, nhưng theo tôi có thể đây là một sách lược khôn ngoan1. 1. Thực chất đây là một hiệp ước bắt buộc. Theo hồi ký Chunchill, Liên Xô rất muốn ký hiệp ước liên minh với Anh - Pháp, nhưng cả hai đều không mặn mà. 67 Anh dừng lại, trầm ngâm một lúc, rồi tiếp: - Điều đáng buồn là nhân cớ này Tổng thống Pháp Lebrun đã ra lệnh giải tán đảng cộng sản ở chính quốc và thuộc địa. Giọng anh trầm và nhỏ mang đầy tâm trạng. Bên ngoài, trời vẫn mưa. Những cơn mưa nối nhau, kéo dài như vô tận. Ếch, nhái, ễnh ương thi nhau tấu khúc nhạc quen thuộc của đồng quê, có lúc át cả tiếng anh. Trước ngọn đèn dầu lay lắt vì ngọn gió lùa qua khe cửa lá, mấy anh chị em ngồi nhìn nhau. Những gương mặt nhạt nhòa, những đôi mắt âu lo, nghĩ ngợi. Bao nhiêu điều muốn bàn, muốn thảo luận, muốn hỏi. Nhưng rồi tất cả đều im lặng. Và tất cả ánh mắt đều dồn về người Bí thư Quận ủy Vũng Liêm, chờ đợi. - Vậy là cái thế hợp pháp đã không còn nữa. Vậy là “đại lộ” để chúng ta đi tới đòi “dân sinh”, “dân chủ”, đòi “dân cày có ruộng” không còn nữa! Tình hình buộc chúng ta phải đi trên những con hẻm, con bờ, đi trong lối ngõ, hoặc mở lối vạch đường mà đi trong đêm tối. Cách mạng giải phóng dân tộc là một quá trình lâu dài, gian khổ, lúc thăng lúc trầm, dễ thì cha ông chúng ta đâu có chịu thua mà dồn gánh nặng non sông lên vai chúng ta hôm nay. Đúng ra là, cha ông chúng ta chưa bao giờ dừng cuộc chiến đấu giành lại nền độc lập cho nước nhà. Nhưng 68 chưa ai thành. Giờ tới lượt chúng ta. Thay mặt Quận ủy, tôi đề nghị chúng ta lúc này, hơn lúc nào hết, phải biết vượt qua thử thách gay gắt mà trụ vững. Ai trước hoạt động bán công khai, giờ lui vào bí mật. Ai hoạt động công khai phải tập làm quen với bán công khai. Quy luật tự nhiên, mưa hoài hết nước, trời lại nắng, đêm tối rồi cũng sẽ qua nhường chỗ cho ban ngày. Chúng ta tin rằng, cuối cùng chúng ta sẽ là người chiến thắng. Mọi người đều muốn vỗ tay. Ai cũng nhấp nhỏm không yên. Nhưng anh Phòng đã khoa tay: - Chúng ta không bao giờ được quên rằng trước mắt chúng ta đang là “đêm tối”. Hãy ẩn trong bóng đêm mà làm việc hết mình cho ánh sáng ngày mai. Mọi người nhìn nhau, rồi nhìn anh Quang Phòng và lặng lẽ bước ra ngoài trời đêm. Mưa vẫn như trút. Riêng Hòa bước lại nắm tay anh Quang Phòng lắc mấy cái rồi mới chịu chia tay. Không ai ngờ sau đó không bao lâu, người Bí thư Quận ủy dày dạn kinh nghiệm ấy lại bị sa vào lưới giặc. Tại nhà một cơ sở cạnh dòng sông Vũng Liêm, chị Tư Hồng đã không cầm được nước mắt khi báo cho Hòa tin này. Với Hòa, cái đêm mưa dầm dề ấy như mới đây thôi, anh còn nắm chặt bàn tay Hòa lắc lắc như hẹn gặp lại. Vậy mà... 69 - Ảnh bị bắt trong trường hợp nào chị Tư có biết không? - Hòa hỏi. Chị Tư Hồng đắn đo một lúc rồi nói: - Lúc các anh đang họp Tỉnh ủy... Trước khi đi họp, anh Phòng dặn chúng ta lúc này, hơn lúc nào hết, phải biết vượt qua thử thách! Ngoài anh Phòng, chúng còn bắt anh Bảy Xệ (Trần Văn Bảy) - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, anh Trần Văn Minh - Thường vụ Tỉnh ủy, anh Lưu Văn Tài - Tỉnh ủy viên, Bí thư Quận ủy Châu Thành, anh Quản Trọng Hoàng - Bí thư Liên tỉnh ủy Cần Thơ1. Hòa lắc đầu, vẻ đau đớn dồn lên đôi mắt đang ngầu đỏ. Mất mát quá lớn! Sau cùng, Hòa nói trong tức tưởi: - Vậy là chúng đã “kéo được một mẻ lưới” toàn cá “xộp”. Anh nào cũng từng trải, cũng kinh nghiệm dày dạn. Chị Tư Hồng đành phải nói thật: - Hòa chắc không ngờ nguyên nhân lại do chính ta. - Là sao hả chị? - Mai Văn Tám - Bí thư Quận ủy Tam Bình đã phản! Chị Tư Hồng dừng lại, đôi mắt lộ vẻ đau đớn đến u uất nhìn ra ngoài trời đêm mênh mông. Chị đang nhớ lại, 1. Theo hồi ký của bà Tư Hồng (tức Hà Thị Lan), đồng chí Quản Trọng Hoàng đã vượt ngục và trở về tham gia lãnh đạo cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa ở Vĩnh Long. 70 đang sắp xếp, liên kết mọi sự kiện, mọi con người để kể lại cho Hòa nghe. Dẫu sao cũng nên cho Hòa những bài học. Câu chuyện bắt đầu từ lệnh triệu tập cuộc họp Tỉnh ủy Vĩnh Long của anh Bảy Xệ. Địa điểm: Nhà cơ sở lính tập Lê Văn Chức thuộc quận Tam Bình. Cuộc họp bị lộ do có chỉ điểm. Mọi người chạy thoát, duy có Mai Văn Tám bị bắt. Và qua vài trận đòn, Tám đã khai. Cả hai cùng thở dài. Không khí thật nặng nề. Mãi một lúc sau, chị Tư Hồng mới nói được: - Chị không ngờ thời kỳ sóng gió lại tới sớm với chúng ta như vậy. Toàn quyền Catroux thay Toàn quyền Brévié đã tuyên bố: “Chống cộng là cuộc đấu tranh thường trực; phải tiêu diệt cộng sản thì mới mong Đông Dương được yên ổn. Chúng ta không có quyền chịu thua”. Hòa vẫn im lặng, đầu cúi xuống. Chị Tư Hồng chưa bao giờ thấy gương mặt lầm lì, nỗi đau mất mát như đang thấm vào tâm can người con trai mà từ lâu chị coi như em trai của mình. Chị cũng biết, với Chín Hòa, nỗi đau không đồng nghĩa với bi quan, nản chí, nhưng lúc này giữ vững được bản lĩnh là điều hết sức quan trọng. Hòa thì hãy còn trẻ quá, mới quá. Sau khi đắn đo, chị nói: - Em nè! Có điều hệ trọng chị muốn bàn với em. Hòa vẫn im lặng. - Em có nghe chị nói không? 71 Hòa nhìn chị Tư: - Ai sẽ thay anh Phòng đây chị? - Các anh đề nghị chị, em thấy sao1? - Còn ai nữa đâu! - Hòa chậm rãi. - Em giúp chị chớ? - Sao chị hỏi em vậy? - Chị muốn giới thiệu em vào Quận ủy Vũng Liêm. Trung Hiệp, Trung Hiếu đều có chi bộ. Suy đi nghĩ lại, chị thấy em được hơn hết. Thời ấy, anh Lê Quang Phòng có nói với chị về em thế này: Hòa còn nhỏ, nhưng giao nó, việc gì mình cũng yên tâm. Không ngờ đó cũng là nhận xét của chị về em. Hòa thành thật: - Em thiệt tình e ngại. - Em e ngại cái gì? - Dẫu sao em cũng còn con nít quá! - Năm nay em đã bước vào tuổi 18 rồi. Con nít cái nỗi gì nữa. Anh Tạ Uyên khi kết nạp em vào Đảng đã chẳng căn dặn: “Mỗi người cộng sản phải biết vượt lên trên chính mình, chín chắn hơn, già dặn hơn chính mình”. Chị rất thích câu đó. Và hôm rồi, chị nhận chức Bí thư 1. Sự thật lúc này chị Tư Hồng đang làm Bí thư Quận ủy Vũng Liêm. 72 Quận ủy Vũng Liêm cũng vì nghĩ tới câu đó của anh Tạ Uyên. Dừng lại một lúc, chị Tư Hồng tiếp: - Ai cũng nói em hên. - Hên sao chị? - Trong số các anh các chị có ai được anh Tạ Uyên về tận cơ sở để kết nạp đâu. Em có thấy vinh dự không? - Em cũng thấy lạ. Mừng vì được ưu ái, nhưng cũng không hiểu vì sao mình được ưu ái. - Chị nghĩ anh Tạ Uyên rất thương em. Nhưng cũng có thể anh đã nhìn thấy ở em một cái gì đó mà các anh chị gần em hơn chưa thấy rõ. 73 Chương 4 Những biến cố xảy ra dồn dập tới chóng mặt. Nhiều lúc Hòa bần thần. Không ít lần, nỗi đau mất mát làm anh như mất phương hướng. Vốn sôi nổi, hoạt bát nhưng có ngày anh lầm lì, không muốn làm, không muốn nói. Đôi mày anh cau lại, ánh mắt đăm chiêu. Nhai miếng cơm như có sạn. Năm 1939, anh trở thành đảng viên chính thức. Và năm sau, năm 1940, anh là chứng nhân sự thăng trầm của phong trào cách mạng tỉnh Vĩnh Long. Có tháng hàng chục người con trai, con gái ưu tú ở các triền sông, con kênh ở Vĩnh Long đứng vào hàng ngũ của Đảng. Chi bộ nối chi bộ ra đời, làm ngọn cờ cho những cuộc xuống đường của dân chúng được giác ngộ. Càng ngày Hòa càng thấy rõ cách mạng là khát vọng của dân chúng. Vậy mà sau đó cả đầu não, cả bộ tham mưu tối cao của tỉnh đã bị bố ráp, bắt. Số bị chết, số bị tra tấn, bị đi đày. Và anh, người cộng sản trẻ tuổi lại bất ngờ 74 biết tin một người cộng sản từng trải, vượt qua bao sóng gió để trở thành Tỉnh ủy viên kiêm Bí thư Quận ủy quận Tam Bình lại có thể mau chóng khuất phục kẻ thù, phản lại chính lý tưởng của mình: Mai Văn Tám! Con người này trong giờ phút thiêng liêng nhất, khi được kết nạp vào hàng ngũ những người cộng sản, đã vung nắm tay lên thề sẽ hy sinh, sẽ cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng đến hơi thở cuối cùng. Vậy mà! Chưa đầy ba năm sau, Mai Văn Tám đã quên lời thề thiêng liêng của chính mình. Và hơn thế nữa, sự phản bội của y đã gây cho Đảng bộ Vĩnh Long những tổn thất vô cùng to lớn. Bây giờ thì Hòa nhận thức sâu sắc rằng phong trào cách mạng Vĩnh Long đang đứng trước cơn đại hồng thủy! Thế hệ này sẽ lớn lên nối tiếp thế hệ trước. Sau những đau thương mất mát, mọi người rồi sẽ sát cánh bên nhau, lại đứng lên. Cách mạng như dòng sông sẽ không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ ngưng nghỉ để tìm về biển cả: đó chính là độc lập, là tự do, là lẽ công bằng và cơm áo của dân tộc. Trên dòng chảy của con sông đó, những rác rưởi kiểu Mai Văn Tám sẽ bị nhấn chìm dưới đáy sông hay bị quét dạt qua hai bên bờ. Ý nghĩ hơi ngộ nghĩnh ấy lại làm Hòa như bừng tỉnh và cảnh giác ngay cả với chính mình. Những lúc ấy Hòa lại nhớ anh Tạ Uyên. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt của anh, Hòa lại bắt gặp một cái gì đó 75 thật khó diễn tả, nó như một bản lĩnh, như một khát vọng đang cháy. Anh Tạ Uyên hay ví cách mạng như con sông Đà mùa nước lũ lắm thác nhiều ghềnh, con sông hung dữ nhất nước ta. Không ít lần Hòa hỏi chị Tư Hồng: - Làm sao bây giờ hả chị? Chị Tư im lặng nhìn Hòa. Lại một đôi mắt nữa, một đôi mắt đen và cương nghị. Sau đó chị nói: - Cách mạng như thủy triều, lúc lên, lúc xuống, lẽ thường tình mà em. Lúc “thăng” ta phát triển mạnh, ta hoạt động dễ dàng, lúc “trầm” ta phải tìm cách ứng xử cho thích hợp. Lúc này nên bớt xuất hiện và phải cảnh giác. Chị dừng lại. Đôi mắt nhìn ra xa xa nơi mặt trời đang tiếp biển. Năm 1930, anh Tạ Uyên bị đày ra Côn Đảo thì cũng là năm chị trốn gia đình đi làm cách mạng. Tuy học hành không bao nhiêu nhưng chị có suy nghĩ độc lập và lanh lợi nên không việc gì cách mạng giao mà chị không hoàn thành. Vốn con nhà nghèo, chịu khó, biết tần tảo, lo toan giúp cha mẹ từ nhỏ nên đứng trước những khó khăn, thách thức mới của cách mạng, bao giờ chị cũng giữ được bình tĩnh và chọn cho mình một hướng đi thích hợp. Với trách nhiệm Bí thư Quận ủy, Hòa tin chị sẽ dần ổn định lại tình hình cách mạng Vũng Liêm. 76 Chị lại nối tiếp dòng suy nghĩ của mình: - Trước mắt, tình hình chưa thấy sáng sủa gì đâu Hòa à. Theo lẽ, khi chính quốc đầu hàng Đức quốc thì bọn cầm quyền ở thuộc địa như Đông Dương sẽ hoang mang, lo kiếm lỗ mà chui, kiếm đường mà chạy. Đằng này, Toàn quyền Catroux lại lên gân tuyên bố: “Tôi không hạ cờ hiệu của tôi chừng nào tôi còn đứng đầu xứ Đông Dương này!”. Nói cứng vậy nhưng Catroux cũng phải xuống tàu rời Đông Dương nhường quyền lại cho Decoux. Decoux theo lệnh chính quốc lại cúi đầu làm tay sai cho Nhật. Hàng loạt cuộc lùng vây, bố ráp, bắt bớ được tiến hành theo lệnh của chính quốc. Dừng lại một lúc, chị tiếp, giọng nhỏ, có lúc như nghẹn lại: - Hòa còn nhớ thông báo của Trung ương ngày 29/9/1939 do anh Lê Quang Phòng phổ biến? Hòa gật đầu: - Em sướng nhất câu: Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề giải phóng dân tộc. - Vậy mà sau đó không lâu, anh Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư bị bắt1. Tháng 2/1940, chúng lại bắt anh 1. Bị bắt ngày 17/01/1940. Cùng bị bắt có đồng chí Lê Duẩn, Vũ Đình Hiếu. 77 Lê Hồng Phong1. Rồi tháng 4, anh Võ Văn Tần - Ủy viên Trung ương kiêm Bí thư Xứ ủy bị bắt. Tháng 7, chúng bắt chị Nguyễn Thị Minh Khai và anh Nguyễn Hữu Tiến - Xứ ủy viên. Hai tháng sau, chúng bắt anh Trần Văn Bảy - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long chúng ta! Chị Tư dừng lại, thở dài, tiếp: - Trung ương ở trong này bây giờ chỉ còn mỗi anh Phan Đăng Lưu. Anh Tạ Uyên được cử giữ Bí thư Xứ ủy thay anh Tần. Sau các anh bị bắt là hàng loạt thông báo, chỉ thị, nghị quyết, báo của Đảng bị địch phát hiện. Ba ngày sau khi “thông báo ngày 4 tháng 9 năm 1940 đối với thời cuộc hiện tại” của Xứ ủy được phổ biến cho một số đồng chí lãnh đạo, nó cũng đã lọt vào tay bọn mật thám. - Thông báo nói cái gì hả chị? - Thông báo nhấn mạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa. Đây là thời kỳ phátxít Nhật chuẩn bị nhảy vào Đông Dương nên các tổ chức đảng cần ráo riết chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để giành quyền theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương. Đúng là khó khăn chồng chất, nhưng chị không nghĩ “cái khó nó bó cái khôn”, mà “cái khó sẽ ló cái khôn”. Ta sẽ tìm ra cách hoạt động của ta. Điều quan trọng là chúng ta có dân ta. Dân ta sẽ bao bọc ta, chở che 1. Bị bắt lần thứ hai. Lần thứ nhất bị bắt vào ngày 22/6/1939 và bị trục xuất về Vinh. 78 """