"
Về Mối Quan Hệ Giữa Lực Lượng Sản Xuất Và Quan Hệ Sản Xuất
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Về Mối Quan Hệ Giữa Lực Lượng Sản Xuất Và Quan Hệ Sản Xuất
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. ĐÀO DUY NGHĨA NGUYỄN THỊ KIM THOA BÙI BỘI THU
NGUYỄN MẠNH HÙNG LÂM THỊ HƯƠNG
ĐÀO DUY NGHĨA
NGUYỄN THỊ KIM THOA VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/20-337/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5371-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6115-1.
Chỉ đạo sưu tầm, biên soạn PGS.TS. PHẠM VĂN LINH
Sưu tầm, biên soạn
TS. LÊ MINH NGHĨA
PGS.TS. NGÔ TUẤN NGHĨA TS. ĐỖ QUANG DŨNG
ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ ThS. ĐÀO DUY NGHĨA
NGUYỄN THỊ KIM THOA
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là hòn đá tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử; và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chính là nội dung hết sức quan trọng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, là quy luật kinh tế cơ bản và phổ biến của xã hội loài người.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã được C.Mác và Ph.Ăngghen phát hiện và trình bày trong nhiều tác phẩm của các ông nghiên cứu về các hình thái kinh tế - xã hội của loài người trong lịch sử, về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản... Quy luật này tiếp tục được V.I.Lênin nghiên cứu, phát triển về mặt lý luận cũng như qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Để giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và bạn đọc quan tâm đến kinh tế chính trị Mác - Lênin nói chung, mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất nói riêng được tiếp cận trực tiếp với các luận điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin về nội dung trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Cuốn sách được hình thành trên cơ sở nội dung sưu tầm, tuyển chọn các luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc Đề tài KX.02.13; được trích dẫn từ các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, trong các bộ sách C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (50 tập) và V.I.Lênin Toàn tập (55 tập).
6 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Việc tập trung giới thiệu các luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu, nghiên cứu, tìm hiểu trực tiếp về học thuyết, tư tưởng của các ông. Nhưng do nội dung này được trình bày trong nhiều tác phẩm khác nhau, ở nhiều thời kỳ khác nhau trong quá trình nghiên cứu, hoạt động thực tiễn của các ông nên việc sưu tầm, giới thiệu khó tránh khỏi còn hạn chế, thiếu sót. Nhà xuất bản rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!
Tháng 10 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
PHẦN THỨ NHẤT
Trích nội dung
về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong các tác phẩm của C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 🙜🙞
TẬP 2
(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995)
“Ngoài ra, sự lãng phí sức lao động sinh ra trong xã hội hiện nay do ảnh hưởng trực tiếp của cạnh tranh đang làm cho số rất lớn người bị thất nghiệp, họ rất muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm. Vì xã hội hoàn toàn không xây dựng trên cơ sở tính đến việc sử dụng chân chính sức lao động, vì mỗi người phải tự kiếm sống nên hoàn toàn tự nhiên là trong việc phân phối những công việc thực sự có ích hoặc dường như có ích thì một phần lớn công nhân không có việc làm. Tình trạng đó càng nghiêm trọng do chỗ cuộc đấu tranh có tính chất cạnh tranh buộc mỗi người phải dốc sức mình với mức cao nhất, lợi dụng tất cả khả năng của mình để làm các việc thay thế nhân công đắt bằng nhân công rẻ hơn, cái việc mà sự phát triển hàng ngày của văn minh ngày càng tạo ra cho nó nhiều phương tiện hơn; hoặc nói cách khác, mỗi người buộc phải cố gắng cướp mẩu bánh mì của người khác, hoặc dùng mọi cách gạt bỏ công ăn việc làm của người khác. Do đó trong bất kỳ xã hội văn minh nào đều có một số lượng lớn người thất nghiệp rất muốn làm việc nhưng không kiếm ra việc làm và con số đó lớn hơn là người ta thường tưởng. [...] Thưa quý vị, số người thất nghiệp như vậy không còn cách nào khác đã buộc lòng phải bán mình dưới nhiều hình thức thì rất đông, các cơ quan từ thiện của chúng ta có thể nói cho các bạn rõ về điều đó. Và chớ nên quên rằng xã hội vẫn nuôi sống những người ấy bằng mọi cách, dù họ là đồ vô ích. Nếu như xã hội phải gánh lấy phí tổn nuôi sống họ thì xã hội phải quan tâm sao cho những người thất nghiệp ấy kiếm ăn được chính đáng. Nhưng xã hội hiện đại đang bị tệ cạnh tranh thống trị không thể nào làm được việc đó.
10 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Thưa quý vị, nếu quý vị suy nghĩ về tất cả những điều đó, - và tôi còn có thể nêu lên nhiều ví dụ khác về việc xã hội hiện đại đã lãng phí sức lao động của mình như thế nào, - nếu quý vị suy nghĩ về điều đó thì quý vị sẽ thấy rằng xã hội loài người có lực lượng sản xuất hết sức phong phú, chỉ cần tổ chức hợp lý, phân phối thỏa đáng là đem lại lợi ích lớn nhất cho tất cả mọi người. Dựa vào tất cả những điều đó, quý vị có thể xét thấy tính chất hoàn toàn vô căn cứ của mối lo cho rằng sau khi đã phân chia hoạt động xã hội một cách công bằng, mỗi người phải mang một gánh nặng lao động như vậy thì không thể làm được việc gì khác nữa. Trái lại, có thể giả định rằng trong tổ chức đó, thời gian lao động thông thường của mỗi người so với hiện nay sẽ rút đi một nửa do chỗ sử dụng được nhân lực mà hiện nay hoàn toàn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa thích đáng.
Nhưng những ưu điểm mà tổ chức cộng sản chủ nghĩa sẽ mang lại do kết quả của việc sử dụng sức lao động hiện nay bị lãng phí, chưa phải là điều quan trọng nhất. Sự tiết kiệm lớn nhất về sức lao động là ở chỗ liên hợp các lực lượng riêng lẻ thành lực lượng tập thể của xã hội và dựa trên cơ sở của sự tập trung ấy mà sắp xếp lại những lực lượng cho tới nay vẫn đối lập nhau. Ở chỗ này, tôi tán thành một số chủ trương của nhà xã hội chủ nghĩa Anh Rô-bớt Ô-oen, vì những chủ trương ấy là thực tế nhất và hoàn thiện nhất. Ô-oen đề nghị thay thế các thành phố và làng mạc hiện nay với những ngôi nhà rời rạc, làm trở ngại lẫn nhau, bằng những tòa nhà lớn, mỗi tòa nhà đó chiếm diện tích dài rộng mỗi bề khoảng 1650 phút với một vườn rộng; mỗi tòa có thể chứa từ hai đến ba nghìn người với đầy đủ tiện nghi. Việc xây dựng loại nhà có thể cho người ở hưởng những tiện nghi hiện đại tốt nhất như vậy có lẽ rẻ hơn và dễ hơn nhiều so với xây dựng những ngôi nhà riêng lẻ, phần lớn là không đủ tiện nghi, cho một số người cũng đông như thế, trong chế độ hiện nay, - điều đó thật rõ ràng. Ở hầu hết các tòa nhà lớn hiện nay, nhiều phòng thường bị bỏ không quanh năm hoặc mỗi năm chỉ được dùng đến một đôi lần, có thể bỏ đi mà không hề gây trở ngại; cũng với cách làm như vậy thì số diện tích dùng làm nhà kho, nhà hầm, v.v., cũng dôi ra rất nhiều. - Nhưng
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 11
nếu đi sâu vào công việc nội trợ thì tính hơn hẳn của nền kinh tế công cộng càng biểu hiện hết sức rõ ràng. Trong nền kinh tế phân tán hiện nay, biết bao nhiêu là lao động và vật tư bị lãng phí, như việc sưởi ấm chẳng hạn! Ở mỗi phòng đều phải có lò sưởi, mỗi lò sưởi đều phải nhóm lửa, chụm lửa, và trông nom, phải đưa chất đốt đến tất cả các phòng, còn tro thì cũng phải quét dọn; nếu như thay thế những lò sưởi riêng lẻ ấy bằng một thiết bị sưởi trung tâm lớn, chẳng hạn như những ống dẫn hơi nước với một lò chung như hiện nay đang được thực hiện ở những công trình công cộng lớn, ở các nhà máy, nhà thờ, v.v., thì đơn giản và thuận tiện biết bao. Hơn nữa, thắp sáng bằng hơi đốt hiện nay còn đắt vì ngay những ống dẫn nhỏ nhất cũng phải đặt ngầm dưới đất và do diện tích cần ánh sáng trong thành phố chúng ta rất rộng nên ống dẫn phải đặt ở những nơi rất xa; nếu sắp xếp như trên kia, mọi thứ đều tập trung vào một diện tích là 1650 x 1650 phút mà số lượng đèn hơi đốt không giảm đi thì kết quả sẽ là chi phí về ánh sáng đó dù sao chăng nữa cũng không đắt hơn ở một thành phố loại vừa. Sau nữa, chúng ta hãy lấy việc chuẩn bị nấu ăn mà xem - trong nền kinh tế phân tán hiện nay, biết bao nhiêu chỗ, bao nhiêu sản phẩm và bao nhiêu sức lao động bị lãng phí khi mỗi gia đình phải tự chuẩn bị một số lượng nhỏ thức ăn cần thiết cho mình, phải có dụng cụ nhà bếp riêng của mình, phải thuê người nấu bếp, phải mua cái ăn ở chợ, ở hàng thịt và hàng bánh mì! Có thể mạnh bạo giả thiết rằng với nhà ăn công cộng và cơ quan phục vụ công cộng thì dễ dàng giải phóng được hai phần ba số người làm việc ấy và một phần ba còn lại cũng có thể hoàn thành công việc của mình tốt hơn, chuyên tâm hơn là hiện nay. Và sau hết là việc thu dọn nhà cửa! Nếu công việc này cũng được tổ chức và phân phối đúng đắn, mà trong những điều kiện ấy thì hoàn toàn có thể làm được, quét tước và thu dọn ở một tòa nhà như thế so với ở hai hoặc ba trăm ngôi nhà riêng lẻ mà theo sự sắp xếp hiện nay cũng chứa một số người tương đương, chẳng phải là vô cùng dễ dàng hơn hay sao?”.
Ph. Ăngghen: Các bài phát biểu tại En-bơ-phen-đơ, tr.726-729.
TẬP 3
(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995)
“Phương thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình, phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những tư liệu sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra. Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ. Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy. Do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ.
Sự sản xuất ấy bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên cùng với sự tăng thêm của dân số. Bản thân sự sản xuất ấy lại có tiền đề là sự giao tiếp (Verkehr) giữa những cá nhân với nhau. Hình thức của sự giao tiếp ấy, đến lượt nó, lại do sự sản xuất quy định.
Những quan hệ qua lại giữa các dân tộc khác nhau đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi dân tộc đó về mặt lực lượng sản xuất, sự phân công lao động và sự giao tiếp nội bộ. Nguyên lý đó được mọi người thừa nhận. Song không phải chỉ riêng quan hệ của dân tộc này với các dân tộc khác, mà cả toàn bộ kết cấu trong của bản thân dân tộc đã cùng phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất và của sự giao tiếp bên trong và bên ngoài của dân tộc ấy. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 13
ra rõ nhất ở trình độ phát triển của sự phân công lao động. Bất cứ sức sản xuất mới nào, trong chừng mực không phải chỉ là sự mở đầu đơn thuần về số lượng những lực lượng sản xuất mà người ta đã biết cho đến lúc đó (ví dụ như sự khai phá đất đai mới), cũng đều mang lại kết quả là sự phát triển nữa của phân công lao động.
Sự phân công lao động trong nội bộ một dân tộc trước hết dẫn đến sự tách rời giữa lao động công nghiệp và thương nghiệp với lao động nông nghiệp, và do đó dẫn đến sự tách rời giữa thành thị và nông thôn, và sự đối lập giữa lợi ích của thành thị và nông thôn. Sự phát triển thêm nữa của sự phân công lao động dẫn tới sự tách rời giữa lao động thương nghiệp với lao động công nghiệp. Đồng thời, do sự phân công lao động trong nội bộ những ngành khác nhau ấy mà các loại phân công chi tiết khác nhau giữa các cá nhân hợp tác với nhau trong một loại lao động nhất định cũng phát triển. Mối quan hệ lẫn nhau giữa những sự phân công chi tiết khác nhau này được quy định bởi phương thức sử dụng lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp và lao động thương nghiệp (chế độ gia trưởng, chế độ nô lệ, đẳng cấp, giai cấp). Khi sự giao tiếp phát triển hơn nữa thì những mối quan hệ như thế cũng xuất hiện cả trong mối liên hệ qua lại giữa các dân tộc khác nhau.
Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu, nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động cũng quy định những quan hệ giữa cá nhân với nhau, tùy theo quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động.
Hình thức sở hữu đầu tiên là sở hữu bộ lạc. Nó phù hợp với giai đoạn chưa phát triển của sản xuất, khi người ta sống bằng săn bắn và đánh cá, bằng chăn nuôi, hay nhiều lắm là bằng trồng trọt. Trong trường hợp sau thì phải có một số lớn đất đai chưa khai khẩn. Trong giai đoạn ấy, sự phân công lao động còn rất ít phát triển và hạn chế ở chỗ mở rộng hơn nữa sự phân công lao động hình thành một cách tự nhiên trong gia đình. Do đó, cơ cấu xã hội chỉ giới hạn ở sự mở rộng của gia đình: tù trưởng của bộ lạc với ở
14 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
bên dưới họ, là những thành viên của bộ lạc và cuối cùng là những nô lệ. Chế độ nô lệ tiềm tàng trong gia đình chỉ phát triển dần dần cùng với sự tăng thêm của dân số và của nhu cầu và cùng với việc mở rộng sự giao tiếp đối ngoại, dưới hình thức chiến tranh cũng như dưới hình thức trao đổi.
Hình thức sở hữu thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước thời cổ; sở hữu này ra đời chủ yếu từ sự tập hợp - bằng hiệp ước hay bằng chinh phục - nhiều bộ lạc thành một thành thị, và dưới chế độ sở hữu này chế độ nô lệ vẫn tiếp tục được duy trì. Cùng với sở hữu công xã thì sở hữu tư nhân về động sản và sau này cả về bất động sản cũng đã phát triển nhưng dưới một hình thức sở hữu ngoại lệ và phụ thuộc vào sở hữu công xã. Chỉ có đứng trong cộng đồng của mình, những công dân mới có quyền lực đối với những nô lệ đang lao động và vì vậy họ cũng đã bị trói buộc vào hình thức sở hữu công xã. Hình thức đó là tư hữu công xã của những công dân tích cực, tức là những người, đứng trước nô lệ, buộc phải duy trì hình thức tự nhiên ấy của sự liên hợp. Vì vậy, toàn bộ cơ cấu xã hội xây dựng trên nền tảng tư hữu công xã ấy - và cùng với nó, quyền lực của nhân dân, - phải tan rã theo mức phát triển của tư hữu bất động sản. Sự phân công lao động đã phát triển hơn. Chúng ta đã thấy có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, và về sau - sự đối lập giữa những quốc gia đại biểu cho lợi ích của thành thị - và những quốc gia đại biểu cho lợi ích của nông thôn; và ngay bên trong các thành thị, chúng ta thấy có sự đối lập giữa công nghiệp và thương nghiệp hàng hải. Những quan hệ giai cấp giữa công dân và nô lệ đã phát triển hoàn toàn.
Toàn bộ quan niệm đó về lịch sử hình như là mâu thuẫn với việc đi chinh phục. Cho tới nay, người ta vẫn coi bạo lực, chiến tranh, cướp bóc, giết người và ăn cắp, v.v., là động lực của lịch sử. Ở đây, chúng tôi chỉ có thể nói đến những điểm chủ yếu và vì vậy, chúng tôi chọn ra một ví dụ nổi bật nhất - sự phá hủy một nền văn minh lâu đời bởi dân man rợ và sự hình thành từ đó ra một cơ cấu xã hội hoàn toàn mới (La Mã và dân man rợ, chủ nghĩa phong kiến
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 15
và nước Gô-lơ, Đế chế La Mã phương Đông và người Thổ Nhĩ Kỳ). Như chúng ta đã nói ở trên, bản thân chiến tranh của dân man rợ xâm lược còn là hình thức bình thường của sự giao tiếp mà người ta sử dụng càng rộng rãi tùy theo sự tăng thêm dân số càng tạo ra nhu cầu về tư liệu sản xuất mới, vì phương thức sản xuất cổ truyền thô sơ là phương thức duy nhất có thể có của dân đó. Ngược lại, ở I-ta-li-a, sự tập trung tài sản ruộng đất (không phải chỉ do việc mua bán và nợ nần mà còn do sự thừa kế tạo nên vì lối sống đồi trụy và tình trạng hiếm có cưới xin lúc bấy giờ đã làm cho những dòng họ lâu đời tàn lụi dần đi và tài sản của họ rơi vào tay một số ít người), hơn nữa những ruộng đất canh tác bị biến thành bãi chăn nuôi (điều này không phải chỉ do những nguyên nhân kinh tế thông thường hiện vẫn phát huy tác dụng gây nên mà còn do việc nhập khẩu thóc lúa cướp được hay thu được với tư cách là đồ cống nạp và cả việc thiếu người tiêu thụ thóc lúa I-ta-li-a - do tình trạng đó đẻ ra - gây nên) đã khiến cho số dân tự do hầu như biến mất; ngay nô lệ cũng không ngừng chết dần chết mòn và phải được thường xuyên thay thế bằng nô lệ mới. Chế độ chiếm hữu nô lệ vẫn là cơ sở của toàn bộ nền sản xuất. Những bình dân, ở giữa dân tự do và nô lệ, không bao giờ vươn được lên quá mức độ người vô sản áo rách. Vả lại, La Mã chưa bao giờ vượt qua được giai đoạn là thành thị, nó bị cột chặt vào các địa phương bằng những mối liên hệ hầu như thuần túy chỉ là những mối liên hệ chính trị mà dĩ nhiên là những sự kiện chính trị có thể phá vỡ.
Cùng với sự phát triển của sở hữu tư nhân, ở đây lần đầu tiên người ta thấy xuất hiện những quan hệ mà chúng ta sẽ lại thấy trong chế độ tư hữu hiện đại, nhưng với quy mô lớn hơn. Một mặt là sự tích tụ của sở hữu tư nhân, được bắt đầu rất sớm ở La Mã (bằng chứng là luật ruộng đất của Li-xi-ni-út) và phát triển rất nhanh từ khi có những cuộc nội chiến và nhất là dưới thời Đế chế; mặt khác, gắn liền với tình hình trên, là sự biến đổi của những tiểu nông bình dân thành một giai cấp vô sản mà do địa vị trung gian của nó giữa những công dân có của và những nô lệ, nó không phát triển độc lập được.
16 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Hình thức thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Nếu điểm xuất phát của thời cổ là thành thị và lãnh thổ nhỏ của nó thì điểm xuất phát của thời trung cổ lại là nông thôn. Dân cư hiện có thưa thớt và rải rác trên một diện tích rộng, và những người chinh phục mới tới cũng chẳng làm tăng thêm được dân số là bao, đã quyết định sự thay đổi đó của điểm xuất phát. Vì vậy, trái với Hy Lạp và La Mã, sự phát triển phong kiến bắt đầu trên một địa vực rộng hơn nhiều, một địa vực được chuẩn bị bởi những cuộc chinh phục của La Mã và bởi sự mở rộng nông nghiệp mà những cuộc chinh phục ấy đã tạo ra lúc ban đầu. Những thế kỷ cuối cùng của Đế quốc La Mã suy tàn và chính cuộc chinh phục của những người man rợ đối với đế quốc này đã phá hủy một khối lớn những lực lượng sản xuất: nông nghiệp suy sụp, công nghiệp suy đồi vì thiếu nơi tiêu thụ, thương nghiệp đình đốn hay bị bạo lực làm gián đoạn, dân cư ở nông thôn cũng như ở thành thị đều giảm sút. Dưới ảnh hưởng của chế độ quân sự của người Giéc-manh thì hoàn cảnh vốn có đó và cách thức tổ chức chinh phục do hoàn cảnh đó đẻ ra, đã phát triển chế độ sở hữu phong kiến. Cũng như sở hữu bộ lạc và sở hữu công xã, sở hữu phong kiến cũng dựa vào một cộng đồng nhất định, nhưng những kẻ đối lập với cộng đồng này với tư cách là giai cấp trực tiếp sản xuất, không phải là những nô lệ như trong thế giới cổ đại, mà là những người tiểu nông bị nô dịch. Cùng với sự phát triển đầy đủ của chế độ phong kiến, sự đối lập với thành thị cũng xuất hiện. Cơ cấu đẳng cấp của chế độ chiếm hữu ruộng đất và các đội hộ vệ võ trang gắn liền với cơ cấu đẳng cấp đó, đã đem lại cho quý tộc quyền lực đối với nông nô. Cơ cấu phong kiến đó, cũng như chế độ sở hữu công xã thời cổ, vẫn là sự kết hợp nhằm chống lại giai cấp sản xuất bị thống trị; chỉ có hình thức kết hợp và quan hệ với những người sản xuất trực tiếp là khác nhau vì những điều kiện sản xuất cũng khác nhau.
Phù hợp với cơ cấu phong kiến ấy của chế độ chiếm hữu ruộng đất thì ở thành thị có sở hữu phường hội, tức là tổ chức phong kiến của thủ công nghiệp. Ở đây, sở hữu thì chủ yếu là lao động của mỗi
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 17
cá nhân riêng rẽ. Sự cần thiết phải liên hiệp lại để chống giai cấp quý tộc ăn cướp đã liên hiệp lại, nhu cầu có thị trường chung trong thời kỳ mà nhà công nghiệp đồng thời là nhà buôn, sự cạnh tranh ngày một tăng của nông nô chạy trốn lũ lượt vào thành thị đang phồn thịnh, cơ cấu phong kiến của cả nước, - tất cả những cái đó đã sản sinh ra phường hội; những tư bản nhỏ do một số thợ thủ công riêng lẻ dần dần dành dụm được và số lượng không thay đổi của họ trong dân cư ngày càng đông lên, đã phát triển chế độ thợ bạn và thợ học nghề khiến cho ở thành thị nảy sinh ra một thang bậc đẳng cấp giống như thang bậc đẳng cấp trong cư dân nông thôn”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.30-35.
“Sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức thì lúc đầu là trực tiếp gắn liền mật thiết với hoạt động vật chất và với sự giao tiếp vật chất của con người - ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực. Ở đây, những quan niệm, tư duy, sự giao tiếp tinh thần của con người xuất hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của các quan hệ vật chất của họ. Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trong ngôn ngữ của chính trị, của luật pháp, của tôn giáo, của siêu hình học, v.v., trong một dân tộc thì cũng thế. Chính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm, v.v. của mình, song đây là những con người hiện thực, đang hành động, đúng như họ bị quy định bởi một sự phát triển nhất định của những lực lượng sản xuất của họ và bởi sự giao tiếp phù hợp với sự phát triển ấy, kể cả những hình thức rộng rãi nhất của những sự giao tiếp đó. Ý thức [das Bewuβtsein] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức [das bewuβt Sein], và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người. Nếu như trong toàn bộ hệ tư tưởng, con người và những quan hệ của họ bị đảo ngược như trong một camera obscura1* thì hiện tượng đó cũng sinh ra từ quá trình đời sống lịch sử của con người, hoàn toàn đúng y như
_____________
1* - buồng tối của máy ảnh
18 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
hình ảnh đảo ngược của những vật trên võng mạc là sinh ra từ quá trình đời sống thể chất trực tiếp của con người”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.37.
“Như vậy là sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa đó là sự hợp tác của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì. Do đó chúng ta thấy rằng một phương thức sản xuất nhất định hay một giai đoạn công nghiệp nhất định là luôn luôn gắn liền với một phương thức hợp tác nhất định hay một giai đoạn xã hội nhất định; rằng bản thân phương thức hợp tác ấy là một “sức sản xuất”; và cũng do đó mà thấy rằng tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được, quyết định trạng thái xã hội; và vì vậy người ta luôn luôn phải nghiên cứu và viết “lịch sử loài người” gắn liền với lịch sử của công nghiệp và của trao đổi. Nhưng cũng rõ ràng là ở Đức, người ta không thể viết được một lịch sử như vậy, vì để làm việc đó thì người Đức không những thiếu năng lực hiểu biết và thiếu tài liệu mà còn thiếu cả “sự xác thực của cảm giác”; còn như ở bên kia sông Ranh người ta không thể rút được kinh nghiệm nào hết về những điều ấy, vì ở đó, lịch sử không còn diễn ra nữa. Như vậy là ngay từ đầu, đã có mối liên hệ vật chất giữa người với người, mối liên hệ này bị quy định bởi những nhu cầu và phương thức sản xuất và cũng lâu đời như bản thân loài người, - một mối liên hệ không ngừng mang những hình thức mới, và do đó, là “lịch sử”, mà hoàn toàn không cần có bất cứ một điều nhảm nhí nào về chính trị hoặc về tôn giáo gắn bó thêm con người lại với nhau”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.42-43.
“Sau này, ý thức quần cư hay ý thức bộ lạc đó phát triển và được hoàn thiện nhờ sự tăng thêm năng suất, sự tăng thêm nhu
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 19
cầu và nhờ sự tăng thêm dân số, cơ sở của sự tăng thêm năng suất và sự tăng thêm nhu cầu. Cùng với những cái đó, phân công lao động cũng phát triển, lúc đầu chỉ là phân công lao động trong hành vi theo giới tính và về sau là phân công lao động tự hình thành hoặc “hình thành một cách tự nhiên” do những thiên tính bẩm sinh (như thể lực chẳng hạn), do những nhu cầu, do những sự ngẫu nhiên, v.v. và v.v.. Phân công lao động chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần. Bắt đầu từ lúc đó, ý thức có thể thực sự tưởng tượng rằng nó là một cái gì khác chứ không phải là ý thức về thực tiễn hiện có, rằng nó có thể thực sự đại biểu cho cái gì đó mà không đại biểu cho một cái gì hiện thực cả; bắt đầu từ lúc đó, ý thức có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới và chuyển sang xây dựng lý luận “thuần túy”, thần học, triết học, đạo đức, v.v. Nhưng ngay cả khi lý luận đó, thần học đó, triết học đó, đạo đức đó, v.v., mâu thuẫn với những quan hệ hiện có thì điều đó cũng chỉ có thể xảy ra do chỗ những quan hệ xã hội hiện có đã mâu thuẫn với những lực lượng sản xuất hiện có. Vả lại, trong phạm vi các quan hệ của một dân tộc nhất định điều đó cũng có thể xảy ra, vì mâu thuẫn không biểu hiện ra ở trong phạm vi dân tộc đó, mà biểu hiện ra giữa ý thức dân tộc ấy với thực tiễn của những dân tộc khác, nghĩa là giữa ý thức dân tộc và ý thức phổ biến của dân tộc này hay của dân tộc khác (như điều đó hiện nay đang diễn ra ở Đức)”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.44-45.
“Chính do mâu thuẫn đó giữa lợi ích riêng và lợi ích chung mà lợi ích chung với danh nghĩa là nhà nước, mang một hình thức độc lập, tách rời khỏi những lợi ích thực tế của cá nhân và của tập thể, đồng thời cũng mang hình thức của một cộng đồng hư ảo. Song điều đó luôn luôn diễn ra trên cơ sở hiện thực của những mối liên hệ tồn tại trong mỗi tập đoàn gia đình hay tập đoàn bộ lạc - như những mối liên hệ về dòng máu, ngôn ngữ, phân công lao động trên quy mô lớn hơn và những lợi ích khác, - và đặc biệt, như
20 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
chúng tôi sẽ trình bày sau này, trên cơ sở những lợi ích của các giai cấp; những giai cấp này, - tách ra là do kết quả của phân công lao động - đang tự tách ra trong mỗi tập đoàn người như vậy và trong các giai cấp đó, một giai cấp thống trị tất cả các giai cấp khác. Do đó chúng ta thấy rằng mọi cuộc đấu tranh trong nội bộ nhà nước, đấu tranh giữa phái dân chủ, phái quý tộc và phái quân chủ, đấu tranh cho quyền bầu cử, v.v. và v.v., chẳng qua chỉ là những hình thức hư ảo của những cuộc đấu tranh thực sự giữa các giai cấp khác nhau (các nhà lý luận Đức không có một mảy may khái niệm nào về điều đó, mặc dầu nó đã được chỉ ra cho họ một cách khá rõ trong “Deutsch - Französische Jahrbücher” và trong “Gia đình thần thánh”). Cũng do đó mà giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị - ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp của giai cấp vô sản, - thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu. Chính là vì các cá nhân chỉ theo đuổi lợi ích riêng của mình, - lợi ích mà họ coi là không nhất trí với lợi ích chung của họ, vì nói tóm lại cái phổ biến chỉ là một hình thức hư ảo của cái cộng đồng, - cho nên họ coi lợi ích chung đó là một cái gì “xa lạ”, “không phụ thuộc” vào họ, nói một cách khác, nó lại là một thứ lợi ích “phổ biến” riêng biệt và đặc biệt, hoặc là bản thân các cá nhân buộc phải vận động trong giới hạn của tình trạng chia cắt ấy, như trong chế độ dân chủ. Mặt khác, cuộc đấu tranh thực tiễn của những lợi ích riêng biệt ấy - những lợi ích luôn luôn thực sự chống lại những lợi ích chung và những lợi ích chung hư ảo, - khiến cho cần thiết phải có can thiệp thực tiễn và sự kiềm chế những lợi ích riêng biệt bởi lợi ích “phổ biến” hư ảo, dưới hình thức nhà nước. Đối với các cá nhân ấy, lực lượng xã hội, - tức là lực lượng sản xuất được nhân lên gấp bội và ra đời nhờ sự hợp tác của những cá nhân khác nhau do phân công lao động quy định, - biểu hiện không phải như một lực lượng kết hợp của bản thân họ, vì bản thân sự hợp tác
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 21
đó xuất hiện không phải là một cách tự nguyện mà là một cách tự nhiên; mà biểu hiện như là một lực lượng xa lạ, ở bên ngoài họ, lực lượng mà họ cũng chẳng biết từ đâu đến và sẽ đi đâu, lực lượng mà do đó họ đã không thể chế ngự được, và trái lại, lực lượng ấy hiện đang trải qua một chuỗi những giai đoạn và trình độ phát triển chẳng những độc lập đối với ý chí và hành động của loài người mà trái lại còn điều khiển ý chí ấy và hành động ấy.
“Sự tha hóa” ấy - dùng từ đó để cho các nhà triết học dễ hiểu sự trình bày của chúng tôi, - dĩ nhiên là chỉ có thể bị xóa bỏ khi có hai tiền đề thực tiễn. Để trở thành một lực lượng “không thể chịu đựng được”, nghĩa là một lực lượng mà người ta phải làm cách mạng để chống lại thì điều cần thiết là sự tha hóa đó phải biến đa số trong nhân loại thành những người hoàn toàn “không có sở hữu”, đồng thời mâu thuẫn với cái thế giới đầy dẫy của cải và học thức đang tồn tại thực sự, - cả hai điều kiện này đều giả định trước là phải có sự tăng lên to lớn của sức sản xuất. Mặt khác, sự phát triển ấy của những lực lượng sản xuất (cùng với sự phát triển này, sự tồn tại có tính chất lịch sử thế giới, chứ không phải có tính chất địa phương nhỏ hẹp, của con người đã thực hiện một cách kinh nghiệm chủ nghĩa) là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh để dành những cái cần thiết, thế là người ta lại không tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây. Hơn nữa, sự phát triển ấy là tiền đề tất yếu vì sự giao tiếp phổ biến của loài người chỉ có thể được xác lập bởi sự phát triển phổ biến ấy của lực lượng sản xuất, do đó một mặt sự tồn tại hiện tượng quần chúng “không có sở hữu” bộc lộ đồng thời trong mọi dân tộc (cạnh tranh phổ biến), - mỗi dân tộc phải phụ thuộc vào những cuộc đảo lộn xảy ra trong các dân tộc khác, - và sau cùng, những cá nhân có tính địa phương được thay bằng những cá nhân có tính lịch sử - thế giới, có tính phổ biến một cách kinh nghiệm. Không như vậy thì 1) chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể tồn tại như một hiện tượng có tính chất địa phương, 2) bản thân những lực lượng giao tiếp không thể phát triển như những
22 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
lực lượng phổ biến và do đó là những lực lượng không ai chịu đựng được; chúng sẽ vẫn chỉ là những “trường hợp” có tính chất địa phương và được bao phủ bởi sự mê tín mà thôi, và 3) mọi việc mở rộng sự giao tiếp sẽ xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản địa phương. Chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể có được một cách kinh nghiệm như là hành động “tức khắc” và đồng thời của những dân tộc chiếm địa vị thống trị, điều này lại giả định là phải có sự phát triển phổ biến của lực lượng sản xuất và của sự giao tiếp có tính chất thế giới gắn liền với chủ nghĩa cộng sản. Nếu không thế thì làm thế nào mà sở hữu, chẳng hạn, nói chung lại có được một lịch sử, lại mang những hình thức khác nhau? Làm thế nào mà sở hữu ruộng đất chẳng hạn lại có thể tùy theo những điều kiện khác nhau hiện có, mà ở Pháp thì chuyển từ chỗ phân tán đến chỗ tập trung vào trong tay một số ít người, và ở Anh thì chuyển từ chỗ tập trung trong tay một số người đến chỗ phân tán, như tình hình đang thực sự diễn ra hiện nay? Hoặc giả làm thế nào mà thương nghiệp chẳng qua chỉ là sự trao đổi sản phẩm giữa những cá nhân và những nước khác nhau, lại thống trị được toàn thế giới nhờ quan hệ cung cầu - cái quan hệ, theo lời một nhà kinh tế học Anh, đang bay lượn trên trái đất giống như thần số mệnh cổ đại, và phân phát bằng một bàn tay vô hình, hạnh phúc và đau khổ cho loài người, dựng lên và xóa bỏ những vương quốc, làm nảy sinh và tiêu diệt những dân tộc, - trong khi đó, cùng với việc xóa bỏ cơ sở, tức là sở hữu tư nhân, và việc thiết lập sự điều tiết cộng sản chủ nghĩa đối với sản xuất khiến cho con người đứng trước sản phẩm của bản thân mình không còn cảm thấy như đứng trước một vật xa lạ, thì thế lực của quan hệ cung cầu cũng biến mất, và con người lại chế ngự được trao đổi, sản xuất, phương thức quan hệ lẫn nhau của chính họ?
Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra. Ngoài ra, có một khối những người sống chỉ bằng lao động của mình, -
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 23
tức là một khối sức lao động bị cắt rời khỏi tư bản hay khỏi mọi khả năng thỏa mãn, dù là thỏa mãn một cách hạn chế, nhu cầu của mình và do đó có đặc trưng là không phải chỉ tạm thời mất công ăn việc làm, là cái bảo đảm nguồn sinh sống và nói chung tình cảnh của họ hết sức bấp bênh; tất cả những điều đó - do cạnh tranh - giả định phải có thị trường thế giới. Như vậy là giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại trên quy mô của lịch sử thế giới, cũng như chủ nghĩa cộng sản, tức là hoạt động của giai cấp vô sản, hoàn toàn chỉ có thể tồn tại được với tư cách là một tồn tại “có tính lịch sử thế giới”. Sự tồn tại có tính lịch sử thế giới của các cá nhân có nghĩa là sự tồn tại của những cá nhân trực tiếp gắn liền với lịch sử toàn thế giới.
Hình thức giao tiếp - cái mà trong tất cả các giai đoạn lịch sử từ trước đến nay đều được quyết định bởi lực lượng sản xuất và đến lượt nó lại quyết định lực lượng sản xuất, - là xã hội công nhân mà tiền đề và cơ sở, như trước đây đã chỉ ra, là gia đình đơn giản và gia đình phức hợp, cái mà người ta gọi là bộ lạc; định nghĩa chi tiết hơn về xã hội công dân thì chúng tôi đã trình bày ở trên kia. Như vậy, rõ ràng là xã hội công dân đó là trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử, và quan niệm cũ về lịch sử, cái quan niệm coi thường những quan hệ hiện thực và bó hẹp trong việc xem xét những sự biến lớn và vang dội, là một quan niệm vô lý biết bao”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.47-52.
“Như vậy, quan niệm đó về lịch sử là: phải xuất phát từ chính ngay sự sản xuất vật chất ra đời sống trực tiếp để xem xét quá trình hiện thực của sản xuất và hiểu hình thức giao tiếp gắn liền với phương thức sản xuất ấy và do phương thức sản xuất ấy sản sinh ra - tức là xã hội công dân ở những giai đoạn khác nhau của nó - là cơ sở của toàn bộ lịch sử; rồi sau đó phải miêu tả hoạt động của xã hội công dân trong lĩnh vực sinh hoạt nhà nước, cũng như xuất phát từ xã hội công dân mà giải thích toàn bộ những sản phẩm lý luận khác nhau và mọi hình thái ý thức, tôn giáo, triết học, đạo đức, v.v., và theo dõi quá trình phát sinh của chúng trên
24 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
cơ sở đó; nhờ vậy mà tất nhiên là có thể miêu tả được toàn bộ quá trình (và do đó cũng có thể miêu tả được cả sự tác động qua lại giữa những mặt khác nhau của quá trình đó). Khác với quan niệm duy tâm về lịch sử, quan niệm đó về lịch sử không đi tìm một phạm trù nào đó trong mỗi thời đại, mà nó luôn luôn đứng trên miếng đất hiện thực của lịch sử; nó không căn cứ vào tư tưởng để giải thích thực tiễn, nó giải thích sự hình thành của tư tưởng căn cứ vào thực tiễn vật chất, và do đó, nó đi tới kết luận rằng không thể đập tan được mọi hình thái và sản phẩm của ý thức bằng sự phê phán tinh thần, bằng việc quy chúng thành “Tự ý thức”, hay biến chúng thành những “u hồn”, “bóng ma”, “tính kỳ quặc”, v.v., mà chỉ bằng việc lật đổ một cách thực tiễn những quan hệ xã hội hiện thực đã sản sinh ra tất cả những điều nhảm nhí duy tâm đó; rằng không phải sự phê phán mà cách mạng mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận khác. Quan niệm đó chỉ ra rằng lịch sử không kết thúc bằng việc tự quy thành “Tự ý thức”, coi đó là “Tinh thần của tinh thần”, rằng mỗi giai đoạn của lịch sử đều gặp một kết quả vật chất nhất định, một tổng số nhất định những lực lượng sản xuất, một quan hệ - được tạo ra trong quá trình lịch sử - của những cá nhân với tự nhiên và với những người khác, quan hệ mà mỗi thế hệ nhận được của những tiền bối của mình, một khối lớn những lực lượng sản xuất, những tư bản và những điều kiện, tức là những thứ một mặt bị thế hệ mới làm biến đổi đi, song mặt khác lại quy định cho thế hệ mới những điều kiện sinh hoạt của chính thế hệ mới và làm cho thế hệ mới có một sự phát triển nhất định, một tính chất riêng biệt. Như vậy, quan niệm đó chỉ ra rằng con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có, là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết học hình dung là “thực thể”, là “bản chất con người”, của cái mà họ đã tôn sùng hoặc đả kích, một cơ sở hiện thực mà tác động và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của con người không hề bị ngăn trở bởi việc các nhà
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 25
triết học ấy với tư cách là “Tự ý thức” và “Kẻ duy nhất” nổi dậy chống lại nó. Chính những điều kiện sinh hoạt mà những thế hệ khác nhau thấy có sẵn, cũng quyết định là những chấn động cách mạng đang tái diễn theo chu kỳ trong quá trình lịch sử, có đủ mạnh hay không để lật đổ cơ sở của toàn bộ chế độ hiện có; và nếu không có những yếu tố vật chất ấy của một cuộc cách mạng toàn diện - những yếu tố bao gồm một mặt là những lực lượng sản xuất hiện có và mặt khác là sự hình thành một khối đông đảo quần chúng cách mạng đang nổi dậy không những chống lại những điều kiện riêng biệt của xã hội cũ mà còn chống lại bản thân “sự sản xuất ra đời sống” trước đây, chống lại “toàn bộ hoạt động” làm cơ sở cho xã hội cũ đó, - thì lịch sử của chủ nghĩa cộng sản đã chứng tỏ, ý niệm về cuộc cách mạng này dù có được phát biểu hàng trăm lần đi nữa, cũng hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển thực tế cả”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.54-55.
“Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những hế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả những thế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi; những sự kiện đó, người ta đã xuyên tạc chúng bằng tư biện khiến cho dường như lịch sử sau là mục đích của lịch sử trước; dường như chẳng hạn mục đích cơ bản của sự phát hiện ra châu Mỹ là giúp cho Cách mạng Pháp bùng nổ. Qua đó, lịch sử có những mục đích riêng của nó và biến thành một “nhân vật bên cạnh những nhân vật khác” (ví dụ như: “Tự ý thức”, “Phê phán”, “Kẻ duy nhất”, v.v.); còn cái mà người ta chỉ bằng những danh từ “sứ mệnh”, “mục đích”, “mầm mống”, “tư tưởng” của lịch sử trước, chẳng qua chỉ là sự trừu tượng rút ra từ lịch sử sau, sự trừu tượng rút ra từ ảnh hưởng tích cực của lịch sử trước đối với lịch sử tiếp theo.
26 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Những lĩnh vực riêng biệt tác động lẫn nhau càng mở rộng ra trong quá trình phát triển đó, sự biệt lập ban đầu giữa các dân tộc riêng biệt càng bị phá hủy bởi phương thức sản xuất đã được cải tiến, bởi sự giao tiếp và bởi sự phân công lao động do đó mà hình thành ra một cách tự nhiên giữa các dân tộc khác nhau thì lịch sử càng biến thành lịch sử thế giới; thành thử nếu, chẳng hạn, người ta sáng chế ra ở Anh một chiếc máy cướp mất cơm ăn của vô số người lao động ở Ấn Độ và Trung Quốc và đảo lộn toàn bộ hình thức tồn tại của những quốc gia này thì sáng chế đó sẽ trở thành một sự kiện của lịch sử thế giới; cũng như vậy, đường và cà-phê hồi giữa thế kỷ XIX đã trở thành quan trọng đối với lịch sử thế giới, vì sự khan hiếm những sản phẩm ấy, do việc Na-pô-lê-ông phong tỏa lục địa gây ra, đã thúc đẩy người Đức nổi dậy chống lại Na-pô-lê-ông, và như vậy là đã trở thành cơ sở thực sự của những cuộc chiến tranh giải phóng vẻ vang năm 1813. Từ đó ta thấy rằng sự biến đổi lịch sử thành lịch sử toàn thế giới không phải là hành vi trừu tượng nào đó của “tự ý thức”, của tinh thần thế giới hay của một con ma siêu hình nào đó, mà là một hành động hoàn toàn vật chất, có thể kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm, một hành động mà mỗi cá nhân - đúng như cá nhân đó đang tồn tại trong đời sống thực tế, đang ăn, uống và mặc quần áo, - đều là một bằng chứng”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.65-66.
“Những lực lượng sản xuất, nhất là những phát minh, đã đạt được ở một địa phương có mất đi hay không đối với sự phát triển sau này, điều đó chỉ phụ thuộc vào sự mở rộng của giao tiếp thôi. Chừng nào sự giao tiếp còn hạn chế trong phạm vi những địa phương lân cận trực tiếp thì người ta phải làm lại mỗi phát minh trong từng địa phương, và chỉ cần gặp những sự ngẫu nhiên thuần túy, như sự xâm nhập của các dân dã man hoặc ngay cả những cuộc chiến tranh thông thường, cũng đủ để cho một nước nào đó có những lực lượng sản xuất và những nhu cầu đã phát triển, buộc phải bắt đầu lại tất cả từ đầu. Trong buổi đầu của lịch sử, người ta phải hàng ngày làm lại từng phát minh một trong riêng từng địa
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 27
phương một. Ví dụ của những người Phê-ni-xi chỉ rõ rằng những lực lượng sản xuất phát triển, ngay cả trong tình hình của một nền thương nghiệp tương đối rộng, cũng ít được bảo đảm khỏi bị hoàn toàn hủy hoại vì phần lớn những phát minh của họ đã bị mất đi trong một thời gian dài, do chỗ dân tộc họ bị loại khỏi hoạt động thương nghiệp và bị A-lếch-xan-đrơ chinh phục khiến cho dân tộc họ bị suy sụp. Ở thời trung cổ, nền hội họa trên thủy tinh chẳng hạn cũng có chung một số phận như vậy. Chỉ khi nào sự giao tiếp trở thành một sự giao tiếp thế giới có công nghiệp lớn làm cơ sở và chỉ khi nào mọi dân tộc đều bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh cạnh tranh thì việc bảo tồn những lực lượng sản xuất đã tạo ra mới được bảo đảm.
Kết quả trực tiếp nhất của phân công lao động giữa các thành thị khác nhau là sự ra đời của công trường thủ công, tức là những ngành sản xuất đã vượt khỏi khuôn khổ chế độ phường hội. Tiền đề lịch sử của sự phồn vinh ban đầu của công trường thủ công - ở I-ta-li-a và sau đó ở Phlan-đrơ - là sự giao tiếp với các nước ngoài. Ở những nước khác, ví dụ như ở Anh và ở Pháp, thì công trường thủ công lúc đầu còn bó hẹp vào thị trường trong nước. Ngoài những tiền đề nói trên thì công trường thủ công muốn được xác lập, còn cần đến một sự tập trung đã lớn hơn của dân cư, - nhất là ở nông thôn, - và của tư bản đã bắt đầu được tích lũy trong tay một số ít người, một phần trong các phường hội, bất chấp những luật lệ của phường hội, một phần trong tay các thương nhân”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.78-79.
“Sự tập trung của thương nghiệp và của công trường thủ công vào một nước, nước Anh, tăng lên không ngừng từ thế kỷ XVII, đã dần dần tạo ra cho nước đó một thị trường thế giới tương xứng, và do đó cũng tạo ra một nhu cầu về sản phẩm công trường thủ công của Anh mà những lực lượng sản xuất công nghiệp trước kia không thỏa mãn được nữa. Nhu cầu vượt quá những lực lượng sản xuất ấy chính là động lực đưa đến thời kỳ phát triển thứ ba, kể từ thời trung cổ, của sở hữu tư nhân, bằng cách tạo ra công nghiệp lớn - việc sử dụng những lực lượng tự nhiên vào mục đích công
28 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
nghiệp, việc sản xuất bằng máy móc và phân công lao động rộng rãi nhất. Những điều kiện khác của giai đoạn mới đó - như tự do cạnh tranh ở trong nước, việc hoàn thiện cơ học lý thuyết (môn cơ học mà Niu-tơn hoàn thành, là khoa học phổ cập nhất ở Pháp và Anh hồi thế kỷ thứ XVIII nói chung), v.v. - đã có ở Anh rồi. (Còn tự do cạnh tranh trong nước thì ở đâu cũng phải thông qua cách mạng mới giành được - năm 1640 và 1688 ở Anh, năm 1789 ở Pháp). Chẳng bao lâu, cạnh tranh buộc những nước muốn giữ vai trò lịch sử của mình phải dùng đến những biện pháp thuế quan mới để bảo vệ công trường thủ công của mình (vì những thuế quan cũ không còn đủ để chống lại công nghiệp lớn nữa) và sau đó buộc phải thực hiện công nghiệp lớn dưới sự bảo hộ của thuế quan bảo hộ. Mặc dù đã có những biện pháp bảo hộ đó, công nghiệp lớn vẫn làm cho cạnh tranh trở thành phổ biến (cạnh tranh chính là tự do mậu dịch thực tế, trong đó những thuế quan bảo hộ chỉ là thủ đoạn nhất thời, là vũ khí phòng ngự trong phạm vi của tự do mậu dịch), công nghiệp lớn tạo ra những phương tiện giao thông và thị trường thế giới hiện đại, đặt thương nghiệp dưới sự thống trị của mình, biến mọi tư bản thành tư bản công nghiệp và do đó sản sinh ra sự lưu thông nhanh chóng (hệ thống tiền tệ phát triển) và sự tập trung của tư bản. Bằng biện pháp cạnh tranh phổ biến, công nghiệp lớn buộc tất cả các cá nhân phải sử dụng toàn bộ tinh lực của mình một cách cực kỳ khẩn trương. Hễ có thể làm được thì nó ra sức thủ tiêu hệ tư tưởng, tôn giáo, đạo đức, v.v., còn khi không thể làm được việc đó thì nó biến những thứ đó thành những điều dối trá trắng trợn. Chính nó đã lần đầu tiên tạo ra lịch sử thế giới, khi nó làm cho mỗi nước văn minh và mỗi cá nhân trong nước đó muốn thỏa mãn nhu cầu của mình thì phải phụ thuộc vào toàn thế giới và khi nó thủ tiêu tính biệt lập trước kia hình thành một cách tự nhiên của các nước riêng lẻ. Nó bắt khoa học tự nhiên phải phục tùng tư bản và làm cho phân công lao động mất hết những vết tích cuối cùng của tính chất tự nhiên của nó. Nói chung, nó xóa bỏ tính chất tự nhiên trong chừng mực nó có thể làm được điều đó trong phạm vi lao động và đã biến tất cả những quan hệ tự nhiên thành
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 29
những quan hệ tiền bạc. Thay cho những thành thị hình thành một cách tự nhiên trước kia, nó tạo ra những thành thị công nghiệp lớn, hiện đại phát triển nhanh như chớp. Xâm nhập tới đâu là ở đó, nó tiêu diệt thủ công nghiệp và nói chung tất cả các giai đoạn trước kia của công nghiệp. Nó hoàn thành chiến thắng của thành thị thương nghiệp đối với nông thôn. [Tiền đề đầu tiên của nó] là hệ thống tự động. [Sự phát triển của nó] đã tạo ra một khối lớn những lực lượng sản xuất mà [sở hữu] tư nhân đã cản trở, cũng như trước kia chế độ phường hội đã cản trở công trường thủ công và kinh doanh tiểu nông đã cản trở thủ công nghiệp đang phát triển. Dưới sự thống trị của sở hữu tư nhân, những lực lượng sản xuất ấy chỉ phát triển phiến diện; đối với đa số, chúng đã trở thành những lực lượng phá hoại, và số lớn những lực lượng sản xuất ấy đã hoàn toàn không được sử dụng trong chế độ tư hữu. Nói chung, công nghiệp lớn tạo ra ở khắp nơi những quan hệ như nhau giữa các giai cấp xã hội và do đó xóa bỏ tính chất riêng biệt của những dân tộc khác nhau. Và sau hết, trong khi giai cấp tư sản của mỗi dân tộc còn duy trì những lợi ích dân tộc riêng biệt thì công nghiệp lớn lại tạo ra một giai cấp cùng có những lợi ích như nhau trong tất cả các dân tộc, một giai cấp không còn tính riêng biệt dân tộc nữa, một giai cấp thực sự đoạn tuyệt với toàn bộ thế giới cũ và đồng thời đối lập với thế giới cũ. Công nghiệp lớn làm cho người công nhân không những không chịu đựng nổi mối quan hệ của họ với nhà tư bản, mà còn không chịu đựng nổi cả bản thân lao động nữa.
Đương nhiên là công nghiệp lớn không phát triển đồng đều ở tất cả mọi địa phương của một nước. Nhưng điều đó không ngăn cản phong trào có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, vì những người vô sản do công nghiệp lớn sản sinh ra thì đứng đầu phong trào đó và lôi cuốn tất cả khối đông đảo quần chúng theo mình, và vì những công nhân không được thu hút vào trong công nghiệp lớn lại bị nền công nghiệp lớn ấy đẩy vào một tình trạng sinh hoạt tồi tệ hơn những công nhân trong bản thân công nghiệp lớn ấy. Cũng như vậy, những nước có công nghiệp lớn phát triển tác động đến
30 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
những nước plus ou moins1* không có công nghiệp trong chừng mực những nước này bị nền mậu dịch quốc tế lôi cuốn vào cuộc đấu tranh cạnh tranh phổ biến1))!
Những hình thức khác nhau đó cũng là những hình thức tổ chức lao động, và do đó cũng là những hình thức sở hữu. Mỗi thời kỳ đều có một sự kết hợp những lực lượng sản xuất hiện có, trong chừng mực nhu cầu làm cho sự kết hợp ấy trở thành tất yếu”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.86-89.
“Từ điểm thứ nhất, chúng ta có được tiền đề là sự phân công lao động đã phát triển và một nền thương nghiệp rộng lớn; từ điểm thứ hai, chúng ta có tính địa phương. Trong trường hợp thứ nhất, các cá nhân phải được tập hợp lại với nhau; trong trường hợp thứ hai, bản thân họ xuất hiện với tư cách là công cụ sản xuất bên cạnh những công cụ sản xuất đã có. Thế là ở đây, xuất hiện sự khác nhau giữa những công cụ sản xuất tự nhiên và những công cụ sản xuất do nền văn minh tạo ra. Ruộng (nước, v.v.) có thể coi là công cụ sản xuất tự nhiên. Trong trường hợp thứ nhất, nghĩa là với những công cụ sản xuất tự nhiên thì các cá nhân bị phụ thuộc vào
_____________
1* - ít nhiều
1) Cạnh tranh làm cho các cá nhân biệt lập với nhau, không phải chỉ những người tư sản, mà đặc biệt là những người vô sản cũng biệt lập với nhau, mặc dù nó tập hợp họ lại. Vì vậy, phải trải qua một thời gian dài, các cá nhân mới có thể liên hợp lại với nhau, đấy là chưa nói rằng muốn có sự liên hợp ấy - nếu sự liên hợp này không phải chỉ là sự liên hợp địa phương, - thì nền công nghiệp lớn trước hết phải tạo ra những phương tiện cần thiết, tức là những thành thị công nghiệp lớn và những phương tiện giao thông rẻ tiền và nhanh chóng và vì vậy, chỉ sau những cuộc đấu tranh lâu dài, mới có thể chiến thắng được mọi lực lượng có tổ chức đối lập với những cá nhân biệt lập sống trong những điều kiện hàng ngày tái tạo ra sự biệt lập ấy. Đòi hỏi điều ngược lại cũng có nghĩa là đòi hỏi sự cạnh tranh không được tồn tại trong thời kỳ lịch sử nhất định đó, hay đòi hỏi các cá nhân phải loại trừ khỏi đầu óc mình những quan hệ mà do tình trạng biệt lập của họ, họ hoàn toàn không thể kiểm soát được.
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 31
tự nhiên; trong trường hợp thứ hai, họ bị phụ thuộc vào một sản phẩm của lao động. Vì vậy, trong trường hợp thứ nhất, sở hữu (sở hữu ruộng đất) cũng xuất hiện ra là sự thống trị trực tiếp và tự nhiên; còn trong trường hợp thứ hai, sở hữu xuất hiện ra là sự thống trị của lao động, đặc biệt là của lao động tích lũy, của tư bản. Trường hợp thứ nhất giả định trước rằng các cá nhân được liên hiệp lại với nhau bằng một mối liên hệ nào đó - hoặc là gia đình, bộ lạc, hay thậm chí đất đai, v.v.; trường hợp thứ hai giả định trước rằng họ không phụ thuộc lẫn nhau và chỉ gắn bó với nhau bằng sự trao đổi thôi. Trong trường hợp thứ nhất, sự trao đổi thì chủ yếu là trao đổi giữa người với tự nhiên, một sự trao đổi trong đó lao động của con người được đổi lấy sản phẩm của tự nhiên; trong trường hợp thứ hai thì chủ yếu là trao đổi giữa người với người. Trong trường hợp thứ nhất, con người chỉ cần có một trí tuệ trung bình là đủ, hoạt động chân tay và hoạt động trí óc còn hoàn toàn chưa tách rời nhau; trong trường hợp thứ hai, sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay phải được hoàn thành trong thực tiễn rồi. Trong trường hợp thứ nhất, sự thống trị của người có sở hữu đối với những người không có sở hữu có thể dựa vào những quan hệ con người, vào một dạng nào đó của thể cộng đồng [Gemeinwesen], trong trường hợp thứ hai, sự thống trị ấy đã phải mang hình thức vật chất, thể hiện dưới dạng một cái thứ ba, - tiền. Trong trường hợp thứ nhất, công nghiệp nhỏ tồn tại nhưng phụ thuộc vào việc sử dụng những công cụ sản xuất tự nhiên, vì vậy ở đây không có sự phân phối lao động giữa những cá nhân khác nhau; trong trường hợp thứ hai, công nghiệp dựa vào phân công lao động và chỉ nhờ sự phân công lao động đó mới tồn tại được.
Cho tới bây giờ, chúng ta vẫn xuất phát từ công cụ sản xuất, và ở đây đã thể hiện rõ tính tất yếu của sở hữu tư nhân ở những giai đoạn phát triển công nghiệp nhất định. Trong industrie extractive1*, sở hữu tư nhân còn hoàn toàn ăn khớp với lao động;
_____________
1* - công nghiệp khai khoáng
32 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
trong công nghiệp nhỏ và trong toàn bộ nông nghiệp, cho tới nay, sở hữu là hậu quả tất yếu của những công cụ sản xuất hiện có; trong công nghiệp lớn thì mâu thuẫn giữa công cụ sản xuất và sở hữu tư nhân chỉ là sản vật của nền công nghiệp lớn, và nền công nghiệp lớn này phải đạt đến một trình độ phát triển cao mới có thể tạo ra mâu thuẫn đó. Như vậy là chỉ với công nghiệp lớn, mới có khả năng xóa bỏ được sở hữu tư nhân.
Trong công nghiệp lớn và trong cạnh tranh, tất cả các điều kiện tồn tại, tất cả những tính quy định, tất cả những tính phiến diện của các cá nhân đều hòa vào trong hai hình thức đơn giản nhất; sở hữu tư nhân và lao động. Tiền tệ làm cho mọi hình thức giao tiếp và bản thân sự giao tiếp trở thành cái ngẫu nhiên đối với các cá nhân. Như vậy là, tiền tệ đã bao hàm điều sau đây: mọi sự giao tiếp trước đây chỉ là những sự giao tiếp của các cá nhân trong những điều kiện nhất định, chứ không phải là những sự giao tiếp giữa các cá nhân với tư cách là những cá nhân. Những điều kiện ấy rút lại chỉ còn có hai: lao động tích lũy hay sở hữu tư nhân, và lao động hiện thực. Nếu một trong hai điều kiện ấy không còn nữa thì sự giao tiếp cũng ngừng lại. Bản thân những nhà kinh tế học hiện đại - như Xi-xmôn-đi, Séc-buy-li-ê, v.v. - cũng đem association des individus1* đối lập với association des capitaux2*. Mặt khác, bản thân các cá nhân cũng hoàn toàn bị sự phân công lao động chi phối, và do đó họ ở vào hoàn cảnh hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Sở hữu tư nhân, trong chừng mực mà trong khuôn khổ của lao động nó đối lập với lao động, thì phát triển lên do sự cần thiết phải tích lũy. Lúc đầu, đại bộ phận của nó vẫn tiếp tục duy trì hình thức cộng đồng [Gemeinwesen], nhưng trong sự phát triển về sau, nó ngày càng xích gần lại hình thức hiện đại của sở hữu tư nhân. Ngay từ đầu, sự phân công lao động đã bao hàm sự phân chia điều kiện lao động, công cụ lao động và
_____________
1* - sự liên hợp của các cá nhân
2* - sự liên hợp của những tư bản
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 33
vật liệu, và do đó cũng bao hàm cả sự chia nhỏ tư bản tích lũy giữa những người sở hữu khác nhau, và do đó bao hàm cả sự chia cắt giữa tư bản và lao động, cũng như những hình thức khác nhau của bản thân chế độ sở hữu nữa. Sự phân công lao động càng phát triển và tích lũy ngày càng tăng thì sự chia cắt ấy càng trở nên rõ rệt. Bản thân lao động chỉ có thể tồn tại với điều kiện có sự chia cắt đó.
Như vậy là ở đây biểu lộ hai sự kiện. Một là, những lực lượng sản xuất xuất hiện như một cái gì đó hoàn toàn độc lập và tách rời các cá nhân như một thế giới riêng, ở bên cạnh các cá nhân; sở dĩ như vậy là vì các cá nhân, mà lực lượng sản xuất là lực lượng của họ, tồn tại với tư cách là những cá nhân phân tán và đối lập với nhau, trong khi đó thì mặt khác, những lực lượng ấy chỉ là lực lượng hiện thực trong sự giao tiếp và sự liên hệ giữa các cá nhân ấy. Như vậy, một mặt chúng ta có một tổng thể những lực lượng sản xuất, nó mang một hình thức tựa như một hình thức vật chất và đối với bản thân các cá nhân, nó đã không còn là lực lượng của các cá nhân nữa mà là lực lượng của sở hữu tư nhân và do đó chỉ là lực lượng của các cá nhân chừng nào những cá nhân này là những kẻ tư hữu. Trong bất cứ thời kỳ nào trước kia, không bao giờ những lực lượng sản xuất lại mang hình thức ấy, một hình thức không có liên quan gì với sự giao tiếp giữa các cá nhân với tư cách là các cá nhân, vì sự giao tiếp ấy còn là sự giao tiếp hạn chế. Mặt khác, đối lập với những lực lượng sản xuất ấy, ta thấy có đa số các cá nhân mà những lực lượng ấy đã bị tách khỏi, do đó những cá nhân ấy bị tước mất mọi nội dung hiện thực của đời sống của họ, và trở thành những cá nhân trừu tượng, nhưng cũng chính do đó, họ mới có khả năng liên hệ với nhau với tư cách là những cá nhân.
Mối liên hệ duy nhất còn gắn liền họ với lực lượng sản xuất và với sự tồn tại của bản thân họ - tức là lao động - đã mất mọi vẻ bề ngoài là sự tự mình hoạt động và chỉ duy trì đời sống của họ bằng cách làm cho nó tàn lụi đi. Trong khi ở những thời kỳ trước kia, sự tự mình hoạt động và sự sản xuất ra đời sống vật chất bị tách rời
34 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
nhau chỉ vì chúng rơi vào những người khác nhau và vì sự sản xuất ra đời sống vật chất còn được coi là một phương thức thứ yếu của sự tự mình hoạt động do tính hạn chế của bản thân các cá nhân mà ra, thì hiện nay sự tự mình hoạt động và sự sản xuất ra đời sống vật chất đã tách rời nhau đến mức nói chung, đời sống vật chất xuất hiện với tính cách là mục đích, còn sự sản xuất ra đời sống vật chất ấy, tức là lao động, (hiện nay lao động là hình thức duy nhất có thể có, nhưng như chúng ta thấy, là hình thức phủ định của sự tự mình hoạt động) xuất hiện với tính cách là phương tiện.
Như vậy, tình hình hiện nay đã đi đến chỗ là các cá nhân phải chiếm hữu tổng thể những lực lượng sản xuất hiện có, không những chỉ để thực hiện sự tự mình hoạt động, mà nói chung là để bảo đảm sự tồn tại của mình. Sự chiếm hữu đó trước hết được quy định bởi đối tượng cần chiếm hữu, ở đây là những lực lượng sản xuất đã phát triển thành một tổng thể xác định và chỉ tồn tại trong khuôn khổ của sự giao tiếp phổ biến. Dưới góc độ này, sự chiếm hữu đó đã nhất thiết phải có tính chất phổ biến, phù hợp với những lực lượng sản xuất và với sự giao tiếp. Bản thân sự chiếm hữu những lực lượng đó chẳng phải là cái gì khác hơn là sự phát triển những năng lực cá nhân cho phù hợp với những công cụ sản xuất vật chất. Chỉ riêng vì lẽ đó thôi, sự chiếm hữu một tổng thể nhất định những công cụ sản xuất cũng đã là sự phát triển một tổng thể nhất định những năng lực trong bản thân các cá nhân. Ngoài ra, sự chiếm hữu đó còn được quy định bởi những cá nhân chiếm hữu. Chỉ có những người vô sản thời nay, hoàn toàn bị tước mất mọi sự tự mình hoạt động, mới có khả năng đạt tới sự tự mình hoạt động đầy đủ, không hạn chế, đó là sự chiếm hữu tổng thể những lực lượng sản xuất và do đó, phát triển tổng thể các năng lực. Tất cả những sự chiếm hữu cách mạng trước kia đều bị hạn chế. Những cá nhân, mà sự tự mình hoạt động bị hạn chế bởi một công cụ sản xuất hạn chế và một sự giao tiếp hạn chế, đã chiếm hữu công cụ sản xuất hạn chế ấy và do đó chỉ đạt đến một sự hạn
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 35
chế mới. Công cụ sản xuất của họ trở thành sở hữu của họ, nhưng bản thân họ vẫn lệ thuộc vào sự phân công lao động và vào công cụ sản xuất của chính họ. Trong tất cả những sự chiếm hữu đã qua, một khối lớn các cá nhân vẫn lệ thuộc vào một công cụ sản xuất duy nhất; trong sự chiếm hữu của những người vô sản, một khối lượng lớn các công cụ sản xuất phải nhất thiết lệ thuộc vào từng cá nhân, còn sở hữu thì phải lệ thuộc vào tất cả mọi cá nhân. Sự giao tiếp phổ biến hiện đại không thể bị lệ thuộc vào từng cá nhân bằng bất cứ cách nào, mà chỉ bằng cách lệ thuộc vào mọi cá nhân.
Ngoài ra, sự chiếm hữu còn được quy định bởi phương thức thực hiện sự chiếm hữu. Sự chiếm hữu chỉ có thể được thực hiện bằng sự liên hợp, - do tính chất của bản thân giai cấp vô sản, sự liên hợp này chỉ có thể là một sự liên hợp phổ biến, - và bằng một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng này một mặt lật đổ thế lực của phương thức sản xuất và của sự giao tiếp trước đó và cả của cơ cấu xã hội cũ và mặt khác, phát triển tính phổ biến của giai cấp vô sản và nghị lực mà giai cấp vô sản cần có để thực hiện sự chiếm hữu ấy, hơn nữa cuộc cách mạng này sẽ làm cho giai cấp vô sản trút bỏ được mọi cái rơi rớt lại từ địa vị xã hội cũ của mình.
Chỉ tới giai đoạn đó thì sự tự mình hoạt động mới ăn khớp với đời sống vật chất, điều đó tương ứng với sự phát triển của các cá nhân thành những cá nhân hoàn chỉnh và với sự xóa bỏ mọi tính tự phát. Và hệt như vậy sự chuyển hóa của lao động thành sự tự mình hoạt động thì tương ứng với sự chuyển hóa của sự giao tiếp bắt buộc trước kia thành sự giao tiếp của các cá nhân với tư cách là những cá nhân. Những cá nhân liên hợp mà chiếm hữu toàn bộ tổng thể những lực lượng sản xuất thì chế độ tư hữu cũng bị thủ tiêu. Nếu như trong lịch sử từ trước tới nay, mỗi điều kiện riêng biệt bao giờ cũng là ngẫu nhiên, thì bây giờ chính sự biệt lập của bản thân các cá nhân, tức là con đường kiếm kế sinh nhai riêng biệt của mỗi người, lại trở thành ngẫu nhiên.
Những cá nhân không còn lệ thuộc vào sự phân công lao động nữa được các nhà triết học coi là điều lý tưởng và đặt tên là “Con
36 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
người”, và toàn bộ quá trình phát triển mà chúng ta đã miêu tả được họ coi là quá trình phát triển của “Con người”, đến mức là trong mỗi giai đoạn lịch sử đã qua, họ đem “Con người” thay cho những cá nhân đã tồn tại và đã coi “Con người” là động lực của lịch sử. Như vậy, toàn bộ quá trình được họ coi là quá trình tự tha hóa của “Con người”; sở dĩ như vậy là vì về cơ bản, họ đã luôn luôn đem cá nhân trung bình của giai đoạn sau thay cho những cá nhân của giai đoạn trước và đem ý thức của thời sau gắn cho các cá nhân của thời trước. Nhờ sự đảo ngược ấy, một sự đảo ngược ngay từ đầu đã gạt bỏ những điều kiện hiện thực, mà người ta đã có thể biến toàn bộ lịch sử thành một quá trình phát triển của ý thức.
*
* *
Sau cùng, quan niệm lịch sử mà chúng ta vừa trình bày còn cho chúng ta kết luận như sau: 1) Trong quá trình phát triển của những lực lượng sản xuất có một giai đoạn mà trong đó xuất hiện những lực lượng sản xuất và những phương tiện giao tiếp chỉ có thể gây tác hại trong khuôn khổ những quan hệ hiện có, và đã không còn là những lực lượng sản xuất nữa mà lại là những lực lượng phá hoại (máy móc và tiền). Gắn liền với sự kiện này, xuất hiện một giai cấp buộc phải chịu đựng tất cả gánh nặng của xã hội mà không được hưởng những phúc lợi của xã hội, một giai cấp bị gạt ra ngoài xã hội nên không khỏi đối lập một cách kiên quyết nhất với tất cả các giai cấp khác, một giai cấp do đa số thành viên của xã hội họp thành và là giai cấp sản sinh ra ý thức về tính tất yếu của một cuộc cách mạng triệt để, ý thức cộng sản chủ nghĩa, ý thức mà dĩ nhiên là sự quan sát tình cảnh của giai cấp đó có thể làm nảy sinh ra trong các giai cấp khác; 2) những điều kiện trong đó những lực lượng sản xuất nhất định có thể được sử dụng, là những điều kiện thống trị của một giai cấp nhất định trong xã hội, giai cấp mà quyền lực xã hội của nó - quyền lực do sở hữu của nó mang lại, - thường có sự biểu hiện duy tâm - thực tiễn dưới hình thức nhà nước riêng của mỗi thời kỳ, và vì vậy, mọi cuộc đấu tranh cách mạng đều nhằm chống giai cấp đã thống trị cho đến lúc bấy
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 37
giờ; 3) trong hết thảy các cuộc cách mạng trước đây, tính chất hoạt động bao giờ cũng vẫn nguyên như cũ, - và bao giờ vấn đề cũng vẫn chỉ là phân phối hoạt động ấy một cách khác, chỉ là một sự phân phối lao động mới cho những người khác; trái lại, cách mạng cộng sản chủ nghĩa là nhằm chống lại tính chất hoạt động trước đây, nó xóa bỏ lao động và thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp cùng với bản thân các giai cấp, vì nó được thực hiện bởi một giai cấp không còn được coi là một giai cấp trong xã hội nữa, không được thừa nhận là giai cấp và đã biểu hiện sự tan rã của mọi giai cấp, của mọi dân tộc, v.v., trong khuôn khổ xã hội ngày nay; và 4) để cho ý thức cộng sản chủ nghĩa đó nảy sinh ra được trong đông đảo quần chúng, cũng như để đạt được chính ngay mục đích ấy thì cần phải có một sự biến đổi của đông đảo quần chúng, sự biến đổi này chỉ có thể thực hiện được trong một phong trào thực tiễn, trong cách mạng; do đó, cách mạng là tất yếu không những vì không thể lật đổ giai cấp thống trị bằng một phương thức nào khác mà còn vì chỉ có trong cách mạng giai cấp đi lật đổ giai cấp khác mới có thể quét sạch mọi sự thối nát của chế độ cũ đang bám chặt theo mình và trở thành có năng lực xây dựng cơ sở mới cho xã hội”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.93-101.
“Chủ nghĩa cộng sản khác với tất cả các phong trào trước kia ở chỗ nó đảo lộn cơ sở của mọi quan hệ sản xuất và giao tiếp trước kia, và lần đầu tiên nó coi một cách có ý thức tất cả những tiền đề xuất hiện một cách tự phát là những sáng tạo của những thế hệ trước đó và nó tước bỏ tính chất tự nhiên của những tiền đề ấy và đặt chúng dưới quyền lực của các cá nhân đã liên hợp lại. Vì vậy, việc thiết lập chủ nghĩa cộng sản, về thực chất, là có tính chất kinh tế: nó là sự sáng tạo vật chất ra những điều kiện cho sự liên hợp ấy; nó biến những điều kiện hiện có thành những điều kiện của sự liên hợp. Tình trạng mà chủ nghĩa cộng sản tạo ra, chính là cái cơ sở hiện thực loại trừ tất cả những cái gì tồn tại độc lập đối với các cá nhân trong chừng mực tình trạng hiện có chỉ là một sản phẩm của sự giao tiếp trước đó giữa các cá nhân với nhau. Như vậy là
38 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
trong thực tiễn, những người cộng sản coi những điều kiện do nền sản xuất và sự giao tiếp trước họ tạo ra là những nhân tố không hữu cơ, nhưng đồng thời họ hoàn toàn không tưởng tượng rằng chủ tâm và sứ mệnh của những thế hệ đã qua là ở chỗ cung cấp vật liệu cho họ, và không cho rằng những điều kiện ấy là không hữu cơ đối với những cá nhân đã tạo ra chúng. Sự khác biệt giữa cá nhân với tư cách là con người với cá nhân ngẫu nhiên không phải là một sự khác biệt thuần tuý lô-gích, mà là một sự kiện lịch sử. Sự khác biệt ấy có ý nghĩa khác nhau trong những thời kỳ khác nhau, chẳng hạn như hồi thế kỷ XVIII, đẳng cấp, và plus ou moins1* cả gia đình nữa, là một cái ngẫu nhiên đối với cá nhân. Đó là một sự khác biệt, không phải do chúng ta đề ra cho mỗi thời đại, mà là do bản thân mỗi thời đại tự đề ra giữa những yếu tố khác nhau mà nó thấy có sẵn, và nó đề ra như vậy không phải theo một quan niệm, mà do sức ép của những xung đột vật chất của đời sống. Trong số tất cả những cái xuất hiện như là ngẫu nhiên đối với thời đại sau, ngược lại với thời đại trước, ngay cả trong những yếu tố mà thời đại sau kế thừa của thời đại trước, - có cả hình thức giao tiếp phù hợp với một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp là quan hệ giữa hình thức giao tiếp với hành động hay hoạt động của các cá nhân. (Hình thức cơ bản của hoạt động ấy đương nhiên là hình thức vật chất, cái hình thức vật chất mà mọi hoạt động khác: tinh thần, chính trị, tôn giáo, v.v., đều phụ thuộc vào đó. Đương nhiên là trong mọi trường hợp, các hình thức khác nhau của đời sống vật chất đều phụ thuộc vào những nhu cầu đã phát triển và bản thân việc sản xuất ra những nhu cầu ấy, cũng như việc thỏa mãn chúng, lại là một quá trình lịch sử không từng thấy có ở con cừu hay con chó (lập luận chủ yếu của Stiếc-nơ adversus hominem2* mà ông ta nêu lên một cách dai dẳng) mặc dầu cả cừu lẫn chó, dưới hình thức hiện nay của chúng, đều là những sản
_____________
1* - ít nhiều
2* - chống lại con người
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 39
phẩm của một quá trình lịch sử, malgré eux1*). Chừng nào mà mâu thuẫn kể trên còn chưa xuất hiện thì những điều kiện trong đó các cá nhân giao tiếp với nhau đều là những điều kiện thuộc về cá tính của họ, đều không phải là một cái gì ở bên ngoài họ; đó là những điều kiện mà chỉ có trong đó những cá nhân nhất định và tồn tại trong những mối quan hệ nhất định, mới có thể sản xuất ra đời sống vật chất của mình và mọi thứ liên quan với đời sống ấy; thành thử đó là những điều kiện của sự tự mình hoạt động của những cá nhân ấy, và do sự tự mình hoạt động ấy của họ tạo ra. Như vậy là chừng nào mà mâu thuẫn kể trên còn chưa xuất hiện thì những điều kiện nhất định trong đó con người tiến hành sản xuất, là phù hợp với tính hạn chế thực tế của họ, với sự tồn tại phiến diện của họ, sự tồn tại mà tính chất phiến diện chỉ bộc lộ ra khi mâu thuẫn xuất hiện và do đó, chỉ tồn tại đối với những thế hệ sau. Lúc bấy giờ, điều kiện xuất hiện với tư cách là một trở ngại ngẫu nhiên, và cái quan điểm cho rằng nó là một trở ngại, cũng được gán cho thời kỳ trước.
Những điều kiện khác nhau ấy lúc đầu là những điều kiện của sự tự mình hoạt động, và sau đó, là trở ngại đối với sự tự mình hoạt động, thì làm thành, trong toàn bộ sự tiến triển lịch sử, một chuỗi chặt chẽ những hình thức giao tiếp mà mối liên hệ là ở chỗ người ta thay thế hình thức giao tiếp cũ đã trở thành một trở ngại bằng một hình thức mới phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển hơn, và do đó phù hợp với phương thức hoạt động tiên tiến hơn của các cá nhân; hình thức mới này à son tour2* lại trở thành trở ngại và lại được thay thế bằng một hình thức khác. Vì ở mỗi giai đoạn của sự phát triển lịch sử, những điều kiện ấy là phù hợp với sự phát triển đồng thời của những lực lượng sản xuất, nên lịch sử của những điều kiện ấy cũng là lịch sử của những lực lượng sản xuất đang phát triển và được mỗi thế hệ mới
_____________
1* - trái với ý muốn của chúng
2* - đến lượt nó
40 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
nắm lấy, và do đó cũng là lịch sử phát triển của những lực lượng của bản thân các cá nhân”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.101-104.
“Không có gì thông thường hơn là quan niệm cho rằng trong lịch sử từ trước tới nay, dường như vấn đề chỉ là những sự chiếm đoạt. Những người man rợ chiếm đoạt Đế quốc La Mã và người ta thường giải thích bước quá độ của thế giới thời cổ sang chế độ phong kiến bằng sự chiếm đoạt ấy. Nhưng trong sự chiếm đoạt ấy của người man rợ thì vấn đề là xem vào thời gian đó dân tộc bị chinh phục có phát triển những lực lượng sản xuất công nghiệp như trường hợp của các dân tộc hiện đại không hay là những lực lượng sản xuất của họ chủ yếu lại chỉ dựa độc vào sự liên hợp của họ và hình thức cộng đồng [Gemeinwesen] hiện có thôi. Ngoài ra, sự chiếm đoạt còn do đối tượng bị chiếm đoạt quyết định nữa. Hoàn toàn không thể chiếm đoạt tài sản của một người chủ ngân hàng gồm những chứng khoán, nếu kẻ chiếm đoạt không tuân theo những điều kiện sản xuất và giao tiếp tồn tại trong nước bị chiếm đoạt. Đối với toàn bộ tư bản công nghiệp của bất cứ nước công nghiệp hiện đại nào thì cũng như vậy. Và sau cùng, bất cứ ở đâu, sự chiếm đoạt cũng phải nhanh chóng chấm dứt, và khi đã không còn gì để chiếm đoạt nữa thì tất nhiên người ta phải bắt tay vào sản xuất. Vì chẳng bao lâu sau, nhất thiết phải tiến hành sản xuất, nên hình thức của chế độ xã hội của những kẻ chinh phục đã ở lại nơi mình chinh phục được, phải phù hợp với trình độ phát triển của những lực lượng sản xuất mà họ bắt gặp, hoặc nếu như lúc đầu không có ngay sự phù hợp ấy thì hình thức của chế độ xã hội ấy phải biến đổi cho phù hợp với những lực lượng sản xuất hiện có. Điều đó giải thích một sự việc mà người ta nhận thấy ở khắp mọi nơi trong thời gian sau các cuộc di cư là: trên thực tế, tớ lại là chủ, và kẻ đi chinh phục lại nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ, văn hóa, và phong tục của dân tộc bị chinh phục. Chế độ phong kiến hoàn toàn không phải là được mang từ nước Đức đến dưới dạng đã
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 41
có sẵn; nó bắt nguồn từ tổ chức quân sự của những người man rợ ngay trong thời kỳ đi chinh phục, và chỉ sau khi chinh phục, tổ chức ấy mới phát triển thành chế độ phong kiến thực sự, nhờ tác động của những lực lượng sản xuất có sẵn trong các nước bị chinh phục. Sự thất bại trong những mưu toan định đặt ra những hình thức khác dựa theo những tàn tích của La Mã thời cổ (Sác-lơ-ma-nhơ Đại đế, v.v.) chứng tỏ rằng hình thức ấy bị những lực lượng sản xuất quy định tới mức nào.
Như vậy là theo quan điểm của chúng tôi, tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp. Ngoài ra, hoàn toàn không cần thiết là mâu thuẫn đã phải đẩy đến cực độ ở trong một nước, mới gây ra những cuộc xung đột trong nước ấy. Sự cạnh tranh với những nước phát triển hơn về mặt công nghiệp, cạnh tranh do sự mở rộng của sự giao tiếp quốc tế gây ra, cũng đủ để gây ra một mâu thuẫn loại đó, ngay cả ở những nước kém phát triển hơn về mặt công nghiệp (chẳng hạn như sự cạnh tranh của công nghiệp Anh đã làm bộc lộ giai cấp vô sản tiềm tàng ở Đức).
Như chúng ta đã thấy, mâu thuẫn ấy giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử từ trước cho đến nay, song vẫn không làm hại đến cơ sở của nó, thì lần nào cũng đều phải nổ ra thành một cuộc cách mạng, đồng thời lại mang những hình thức phụ khác nhau như: tổng thể những xung đột, những sự xung đột giữa các giai cấp khác nhau, những mâu thuẫn về ý thức, đấu tranh tư tưởng, v.v., đấu tranh chính trị, v.v.. Đứng trên quan điểm thiển cận, ta có thể nắm lấy một trong những hình thức phụ đó và coi đó là cơ sở của những cuộc cách mạng ấy; việc đó càng dễ dàng khi bản thân những cá nhân tiến hành cách mạng lại tùy theo trình độ văn hóa của mình và tùy theo trình độ phát triển của lịch sử mà tự tạo ra cho mình đủ loại ảo tưởng về hoạt động riêng của mình”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.106-108.
42 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
“Tiền tệ là sản phẩm tất nhiên của những quan hệ sản xuất và quan hệ giao tiếp nhất định, và vẫn là “sự thật” chừng nào những quan hệ ấy còn tồn tại…”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.280.
“Nói tóm lại, địa tô, lợi nhuận, v.v., những hình thức tồn tại hiện thực ấy của sở hữu tư nhân là những quan hệ xã hội thích ứng với một giai đoạn nhất định của sản xuất và những quan hệ ấy là những quan hệ “cá nhân” chừng nào chúng chưa biến thành những xiềng xích trói buộc những lực lượng sản xuất hiện có”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.322.
“Hình thức giao tiếp của xã hội hiện nay, và do đó những điều kiện của giai cấp thống trị, càng phát triển mặt đối lập của chúng đối với những lực lượng sản xuất đang đi lên, sự rạn nứt do đó mà có trong bản thân giai cấp thống trị cũng như sự rạn nứt giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị nó thống trị càng lớn bao nhiêu, thì cái ý thức mà lúc đầu phù hợp với hình thức giao tiếp ấy tất nhiên càng trở nên không chính xác bấy nhiêu, nghĩa là ý thức đó không còn là ý thức phù hợp với hình thức giao tiếp ấy nữa; những quan niệm truyền thống trước kia của hình thức giao tiếp ấy - trong đó lợi ích cá nhân hiện thực, v.v., v.v., biểu hiện dưới hình thức lợi ích phổ biến, - càng bị hạ thấp xuống ngang hàng với những lời lẽ duy tâm trống rỗng, với ảo tưởng có ý thức, với sự giả dối có dụng ý. Nhưng tính chất giả dối của chúng càng bị đời sống vạch trần, chúng càng mất nhiều ý nghĩa đối với bản thân ý thức thì chúng tự bảo vệ càng kiên quyết bấy nhiêu, ngôn ngữ của cái xã hội mẫu mực đó càng trở thành giả dối hơn, đạo đức hơn, thần thánh hơn”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.419-420.
“Đời sống vật chất của những cá nhân hoàn toàn không tùy thuộc đơn thuần vào “ý chí” của họ, phương thức sản xuất và hình thức giao tiếp của họ - phương thức sản xuất và hình thức giao
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 43
tiếp quyết định lẫn nhau, - là cơ sở thực tế của nhà nước và vẫn còn là như vậy trong tất cả các giai đoạn mà sự phân công lao động và sở hữu tư nhân còn cần thiết, hoàn toàn không tùy thuộc vào ý chí của những cá nhân. Những quan hệ hiện thực đó hoàn toàn không phải do chính quyền nhà nước tạo ra mà ngược lại, chính những quan hệ đó là lực lượng tạo ra chính quyền nhà nước. Không kể cái sự thật là những cá nhân thống trị trong điều kiện có những quan hệ đó, phải tổ chức lực lượng của mình dưới hình thức nhà nước, họ phải mang lại cho ý chí của mình, - cái ý chí do các quan hệ nhất định đó quyết định, - một biểu hiện chung dưới hình thức ý chí của nhà nước, dưới hình thức luật, một biểu hiện mà nội dung luôn luôn bị những quan hệ của giai cấp đó quyết định, như nền tư pháp và luật hình đã chứng minh một cách hết sức rõ ràng. [...] Sự thống trị cá nhân của họ phải đồng thời được tổ chức thành sự thống trị chung. Sức mạnh cá nhân của họ dựa trên những điều kiện sinh hoạt được phát triển như là những điều kiện sinh hoạt chung cho nhiều cá nhân và với tư cách là những cá nhân thống trị, họ phải duy trì chúng chống lại những cá nhân khác, và hơn nữa duy trì dưới hình thức những điều kiện có hiệu lực đối với mọi người. Biểu hiện của ý chí ấy, cái ý chí do lợi ích chung của họ quyết định, là luật. Chính sự tự khẳng định mình của những cá nhân độc lập đối với nhau và sự khẳng định ý chí riêng của họ - trên cơ sở quan hệ của họ với nhau đó, sự khẳng định ấy phải là vị kỷ, - khiến cho sự tự hi sinh trong luật và trong pháp luật trở thành cần thiết; tự hi sinh là trong trường hợp cá biệt, tự khẳng định lợi ích của họ là trong trường hợp chung (vì vậy không phải họ mà chỉ “người vị kỷ nhất trí với bản thân” mới coi đó là sự tự hi sinh). Đối với các giai cấp bị trị thì cũng vậy, luật và nhà nước có tồn tại hay không, điều đó cũng không phụ thuộc vào ý chí của họ. Như chẳng hạn, chừng nào lực lượng sản xuất còn chưa phát triển đủ để làm cho sự cạnh tranh trở thành thừa và do đó, đẻ ra sự cạnh tranh bằng cách này hay cách khác thì chừng đó các giai cấp bị thống trị mà có “ý muốn” xóa bỏ sự cạnh tranh và cùng với sự
44 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
cạnh tranh xóa bỏ nhà nước và luật thì cũng chỉ là mong muốn một việc không thể làm được. Vả lại, ý chí đó, trước khi những mối quan hệ phát triển đến mức có thể làm nảy sinh ra nó được, thì vẫn chỉ nằm trong trí tưởng tượng của những nhà tư tưởng mà thôi. Sau khi những mối quan hệ phát triển đến mức làm nảy sinh ra ý chí đó thì nhà tư tưởng có thể tưởng tượng rằng ý chí đó là một điều thuần túy tùy tiện và vì vậy có thể nảy sinh trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.474-475.
“… sở hữu tư nhân là hình thức giao tiếp cần thiết ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất; rằng hình thức giao tiếp đó không thể bị xóa bỏ, và là điều kiện cần thiết cho sự sản xuất ra đời sống vật chất trực tiếp, chừng nào chưa tạo ra được những lực lượng sản xuất, mà đối với chúng sở hữu tư nhân trở thành xiềng xích hoặc trở ngại”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.514.
“… những cuộc cách mạng đã qua, xảy ra trong những điều kiện phân công lao động, phải dẫn đến những thiết chế chính trị mới; từ đó cũng có thể rút ra rằng cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa xóa bỏ sự phân công lao động, rút cục sẽ xóa bỏ những thiết chế chính trị; và cuối cùng từ đó cũng có thể rút ra rằng cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ không phải là phù hợp với “những thiết chế xã hội do óc sáng tạo của những thiên tài xã hội tạo nên”, mà là phù hợp với lực lượng sản xuất”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.553.
“Trên thực tế, tình hình đương nhiên đã diễn ra như sau: người ta mỗi lần đều giành được tự do chừng nào việc đó không phải do lý tưởng về con người mà do lực lượng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép. Tuy nhiên, tất cả những việc giành tự do đã diễn ra cho đến nay đều dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất có hạn: sự sản xuất không đủ cho toàn xã hội do lực lượng sản xuất
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 45
ấy chi phối đã làm cho sự phát triển chỉ có thể diễn ra được dưới hình thức như sau: một số người này dựa vào một số người khác mà thỏa mãn những nhu cầu của mình mà do đó họ - thiểu số - được độc quyền phát triển, còn những người khác - đa số - vì phải thường xuyên tiến hành đấu tranh để thỏa mãn những nhu cầu bức thiết nhất, nên tạm thời (tức là cho đến khi sản sinh ra lực lượng sản xuất cách mạng mới) bị tước mất mọi khả năng phát triển. Do đó cho đến nay xã hội luôn luôn phát triển trong khuôn khổ đối lập: thời cổ đại là sự đối lập giữa người tự do và người nô lệ, thời trung cổ là sự đối lập giữa quý tộc và nông nô, thời cận đại là sự đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Điều đó một mặt nói lên phương thức “phi nhân” không bình thường mà giai cấp bị áp bức dùng để thỏa mãn những nhu cầu của mình; mặt khác nói lên phạm vi nhỏ hẹp mà trong đó sự giao tiếp và cùng với nó toàn bộ giai cấp thống trị phát triển; vì vậy, tính hạn chế ấy của sự phát triển chẳng những là ở chỗ một giai cấp bị loại ra khỏi sự phát triển, mà còn ở chỗ là giai cấp đã loại giai cấp nói trên ra khỏi sự phát triển, cũng bị hạn chế về mặt trí lực; “cái phi nhân” cũng trở thành số phận của giai cấp thống trị. - Cái gọi là “phi nhân” ấy cũng là sản phẩm của những quan hệ hiện đại như là cái “người”; đó là mặt phủ định của những quan hệ hiện đại, đó là sự chống đối không dựa trên lực lượng sản xuất cách mạng mới nào cả, là sự chống đối chĩa vào những quan hệ thống trị dựa trên lực lượng sản xuất hiện có và chĩa vào cái phương thức thỏa mãn nhu cầu thích ứng với những quan hệ ấy. Từ ngữ khẳng định “người” thích ứng với những quan hệ nhất định thống trị trong một giai đoạn phát triển nào đó của sản xuất và thích ứng với phương thức thỏa mãn nhu cầu do những quan hệ ấy quyết định, - cũng tựa như từ ngữ phủ định “phi nhân” thích hợp với những ý đồ hòng phủ định bên trong phương thức sản xuất hiện hành những quan hệ thống trị ấy và phương thức thỏa mãn nhu cầu thống trị trong điều kiện có những quan hệ ấy, những ý đồ do chính cái giai đoạn sản xuất ấy không ngừng sản sinh ra hằng ngày”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.632-634.
46 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
“Trong mọi hoàn cảnh, các cá nhân bao giờ cũng “xuất phát từ bản thân”, nhưng vì rằng họ không phải là duy nhất theo nghĩa là họ không cần liên hệ gì với nhau cả, bởi vì nhu cầu của họ, tức là bản tính của họ và phương thức thỏa mãn nhu cầu, làm cho họ liên hệ với nhau (quan hệ nam nữ, trao đổi, phân công lao động), - cho nên họ phải đặt quan hệ với nhau. Nhưng vì họ đặt quan hệ với nhau không phải với tính cách là những cái Tôi thuần túy, mà với tính cách là những cá nhân ở trong một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ và của nhu cầu của họ và vì sự giao tiếp ấy lại quyết định sản xuất và nhu cầu, cho nên chính mối quan hệ cá nhân riêng tư của các cá nhân với nhau, mối quan hệ lẫn nhau giữa họ với tính cách là những cá nhân đã tạo nên - và hằng ngày lại tạo nên - những quan hệ hiện hành. Họ giao tiếp với nhau với tính cách là những người mà họ đã là, họ xuất phát “từ bản thân” như họ đã là, bất kể “nhân sinh quan” của họ ra sao. “Nhân sinh quan” ấy - dù cho nó bị các nhà triết học xuyên tạc đi nữa, - tất nhiên chỉ do cuộc sống hiện thực của họ quyết định. Hiển nhiên từ đó rút ra rằng sự phát triển của một cá nhân được quyết định bởi sự phát triển của tất cả những cá nhân khác mà cá nhân ấy đang trực tiếp hoặc gián tiếp giao tiếp, rằng các thế hệ của những cá nhân quan hệ với nhau, bị ràng buộc với nhau, rằng sự tồn tại về hình thể của thế hệ sau do những thế hệ trước của họ quyết định, những thế hệ sau ấy thừa kế lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp do những thế hệ trước tích lũy, điều đó quyết định những mối quan hệ qua lại của chính thế hệ ấy. Tóm lại, chúng ta thấy rằng sự phát triển đang diễn ra và lịch sử của một cá nhân riêng lẻ tuyệt nhiên không thể tách rời với lịch sử của những cá nhân trước kia hoặc cùng thời với mình, mà là do lịch sử ấy quyết định.
Việc quan hệ cá nhân chuyển biến thành mặt đối lập của nó, tức là thành quan hệ thuần túy khách thể, việc cá nhân tự mình phân biệt cá tính và tính ngẫu nhiên, như chúng tôi đã chỉ rõ, là một quá trình lịch sử và mang những hình thức khác nhau, ngày càng gay gắt và phổ biến ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 47
Trong thời đại hiện nay, sự thống trị của những quan hệ khách thể đối với cá nhân, sự khống chế của tính ngẫu nhiên đối với cá tính đã mang một hình thức gay gắt nhất, phổ biến nhất, do vậy đã đặt ra trước những cá nhân đang tồn tại một nhiệm vụ hoàn toàn rõ ràng. Sự thống trị đó đã đặt ra trước họ nhiệm vụ sau đây: xác lập sự thống trị của cá nhân đối với tính ngẫu nhiên và những quan hệ để thay thế cho sự thống trị của những quan hệ và của tính ngẫu nhiên đối với cá nhân. Không phải như Xăng-sô tưởng tượng, nó không đề ra yêu cầu “cái Tôi phải phát triển bản thân” - điều mà xưa nay bất cứ cá nhân nào không có sự chỉ giáo của Xăng-sô cũng vẫn làm như thế, - trái lại, nó yêu cầu một cách gắt gao phải giải thoát khỏi một phương thức phát triển hoàn toàn xác định. Nhiệm vụ do những quan hệ ngày nay đề ra ấy trùng với nhiệm vụ tổ chức xã hội theo những nguyên lý cộng sản chủ nghĩa.
Trên kia, chúng ta đã chỉ rõ rằng việc xóa bỏ cái chế độ mà trong đó các quan hệ được tách biệt ra và đối diện với cá nhân, cá tính phải phục tùng tính ngẫu nhiên, quan hệ riêng tư của cá nhân phải phục tùng những quan hệ giai cấp chung, v.v. - việc xóa bỏ cái chế độ ấy quy cho cùng cũng do việc xóa bỏ sự phân công lao động quyết định. Chúng ta cũng đã chỉ ra rằng, chỉ khi nào sự giao tiếp và lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ phổ biến mà chế độ tư hữu và sự phân công lao động trở thành xiềng xích đối với chúng thì khi đó mới có điều kiện xóa bỏ phân công lao động. Chúng ta cũng đã chỉ ra rằng chế độ tư hữu chỉ có thể bị xóa bỏ trong điều kiện cá nhân được phát triển toàn diện, bởi vì những hình thức giao tiếp và lực lượng sản xuất hiện có là toàn diện, và chỉ những cá nhân được phát triển toàn diện mới có thể chiếm hữu được chúng, nghĩa là mới có thể biến chúng thành hoạt động sống tự do của mình. Chúng ta đã chỉ ra rằng hiện nay cá nhân phải xóa bỏ chế độ tư hữu, bởi vì lực lượng sản xuất và các hình thức giao tiếp đã phát triển tới mức là dưới sự thống trị của chế độ tư hữu, chúng đã trở thành lực lượng phá hoại, và bởi vì sự đối lập giữa các giai cấp đã đạt tới cực điểm. Cuối cùng, chúng ta đã chỉ ra rằng việc xóa bỏ chế độ tư hữu và sự phân công lao động cũng đồng
48 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
thời là sự liên hợp những cá nhân trên cơ sở do lực lượng sản xuất hiện đại và những quan hệ thế giới tạo nên.
Trong khuôn khổ của xã hội cộng sản chủ nghĩa, cái xã hội duy nhất mà trong đó sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân không còn là lời nói suông, - sự phát triển ấy chính là do mối liên hệ giữa những cá nhân quyết định, mối liên hệ được biểu hiện một phần trong những tiền đề kinh tế, một phần trong sự cố kết tất yếu của sự phát triển tự do của tất cả mọi người, và cuối cùng trong tính chất phổ biến của hoạt động của các cá nhân trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện có. Bởi vậy, ở đây chủ ý nói cá nhân trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, chứ hoàn toàn không nói bất cứ cá nhân ngẫu nhiên nào, đó là chưa kể đến cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa không thể tránh khỏi, cuộc cách mạng này tự nó là điều kiện chung cho sự phát triển, tự do của cá nhân. Cố nhiên, ý thức của cá nhân về mối quan hệ qua lại của họ cũng sẽ hoàn toàn khác và do đó sẽ không phải là “nguyên tắc tình thương” hoặc dévouement1*, cũng không phải là chủ nghĩa vị kỷ”.
Hệ tư tưởng Đức, tr.642-644.
_____________
1* - sự hy sinh
TẬP 4
(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995)
“Ngay buổi đầu của nền văn minh, sản xuất đã bắt đầu xây dựng trên sự đối kháng giữa các đẳng cấp, các tầng lớp, các giai cấp, cuối cùng, trên sự đối kháng giữa lao động tích lũy và lao động trực tiếp. Không có đối kháng thì không có tiến bộ. Đó là quy luật mà nền văn minh đã tuân theo cho đến ngày nay. Cho đến ngày nay lực lượng sản xuất đã phát triển nhờ có chế độ đối kháng giai cấp ấy”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.136-137.
“Trên nguyên tắc, không có trao đổi sản phẩm, mà chỉ có trao đổi những lao động góp phần vào sản xuất. Phương thức trao đổi sản phẩm phải tùy thuộc vào phương thức trao đổi lực lượng sản xuất. Nói chung, hình thức của trao đổi sản phẩm thích ứng với hình thức của sản xuất. Hãy thay đổi cái sau, thì hình thức trao đổi cũng sẽ thay đổi theo. Cho nên chúng ta thấy rằng trong lịch sử của xã hội, phương thức trao đổi sản phẩm do phương thức sản xuất sản phẩm điều tiết. Sự trao đổi cá nhân cũng phù hợp với một phương thức sản xuất nhất định, mà bản thân phương thức sản xuất này lại tương ứng với đối kháng giai cấp. Vì vậy, nếu không có đối kháng giai cấp thì cũng không thể có trao đổi cá nhân”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.153.
“Cố nhiên khi đặt một câu hỏi như thế, người ta giả định rằng người Anh có thể sản xuất ra những của cải ấy mà không có những điều kiện lịch sử trong đó những của cải ấy được sản xuất ra, như là: tích lũy tư bản do các tư nhân thực hiện, phân công lao động
50 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
hiện đại, công xưởng tự động, cạnh tranh vô chính phủ, chế độ lao động làm thuê, tóm lại, tất cả những cái gì dựa trên đối kháng giai cấp. Thế mà, đó lại chính là những điều kiện cần thiết đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và làm tăng phần dư thừa do lao động đem lại. Vậy để có được sự phát triển ấy của lực lượng sản xuất và phần dư thừa do lao động đem lại ấy, phải có những giai cấp được phất to và những giai cấp khác bị tiêu vong vì khốn cùng”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.176.
“Ông Pru-đông - nhà kinh tế học đã hiểu rất rõ rằng người ta làm ra da, vải, các thứ lụa, trong phạm vi những quan hệ sản xuất nhất định. Nhưng điều mà ông ta đã không hiểu, đó là những quan hệ xã hội nhất định ấy cũng do người ta sản sinh ra, giống như vải, lanh, v.v., vậy. Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.
Chính những người thiết lập nên những quan hệ xã hội phù hợp với năng lực sản xuất vật chất của họ, cũng là những người sản sinh ra những nguyên lý, những ý niệm, những phạm trù phù hợp với những quan hệ xã hội của họ.
Cho nên những ý niệm ấy, những phạm trù ấy cũng ít có tính chất vĩnh cửu, như những quan hệ mà chúng biểu thị vậy. Chúng là những sản phẩm mang tính chất lịch sử và nhất thời.
Có một sự vận động tăng lên không ngừng trong những lực lượng sản xuất, một sự vận động phá hoại không ngừng trong những quan hệ xã hội, một sự vận động hình thành không ngừng trong những ý niệm; chỉ có sự trừu tượng hóa của vận động là không vận động mà thôi - đó là “cái chết bất tử””.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.187-188.
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 51
“Khi nói rằng những quan hệ hiện tại - những quan hệ sản xuất tư sản - đều là những quan hệ tự nhiên, các nhà kinh tế học muốn nói rằng đó là những quan hệ trong đó của cải được sáng tạo ra và những lực lượng sản xuất phát triển phù hợp với những quy luật của tự nhiên. Do đó, bản thân những quan hệ ấy là những quy luật tự nhiên, độc lập với ảnh hưởng của thời gian. Đó là những quy luật vĩnh cửu luôn luôn chi phối xã hội. Như vậy, từ trước đến nay đã có lịch sử rồi, còn bây giờ thì lại không còn có lịch sử nữa. Đã có lịch sử, vì đã có những thiết chế phong kiến và trong những thiết chế phong kiến ấy, người ta thấy có những quan hệ sản xuất khác hẳn những quan hệ của xã hội tư sản, tức là khác hẳn những quan hệ mà những nhà kinh tế học muốn làm cho người ta coi là những quan hệ tự nhiên và do đó, là vĩnh cửu”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.200.
“Khi giai cấp tư sản đã đạt được thắng lợi thì không còn vấn đề mặt tốt, cũng như mặt xấu của chế độ phong kiến nữa. Những lực lượng sản xuất do giai cấp tư sản phát triển dưới chế độ phong kiến, đều rơi vào tay giai cấp ấy. Tất cả những hình thức kinh tế ấy, chế độ chính trị, đều là biểu hiện chính thức của xã hội công dân cũ, đều bị đập tan.
Cho nên, muốn nhận xét đúng đắn nền sản xuất phong kiến, thì phải coi nó là một phương thức sản xuất dựa trên sự đối kháng. Phải vạch rõ sự giàu có đã sinh ra ở bên trong sự đối kháng ấy như thế nào; những lực lượng sản xuất đã phát triển như thế nào đồng thời với sự phát triển của sự đối kháng giữa các giai cấp; làm thế nào mà một trong các giai cấp, đại biểu cho mặt xấu, mặt tiêu cực của xã hội lại cứ lớn lên không ngừng cho đến khi những điều kiện vật chất của sự giải phóng của giai cấp đó đạt đến trình độ chín muồi. Phải chăng như vậy là đã nói khá đủ rằng: phương thức sản xuất, những quan hệ trong đó các lực lượng sản xuất phát triển, đều không phải là những quy luật vĩnh cửu, mà chúng thích ứng với một trình độ phát triển nhất định của con người và của những
52 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
lực lượng sản xuất của con người, và bất kỳ sự thay đổi nào trong lực lượng sản xuất của con người đều tất phải dẫn đến một sự thay đổi trong những quan hệ sản xuất của con người? Vì điều kiện quan trọng trước tiên là để khỏi bị tước mất những thành quả của văn minh, những lực lượng sản xuất đã đạt được, thì phải đập tan những hình thức cổ truyền trong đó những lực lượng sản xuất ấy đã được sản sinh ra. Từ lúc đó trở đi, giai cấp trước kia là cách mạng nay lại trở thành bảo thủ.
Giai cấp tư sản bắt đầu sự phát triển lịch sử của mình với một giai cấp vô sản, mà bản thân giai cấp vô sản này là một tàn dư của giai cấp vô sản của thời phong kiến. Trong quá trình phát triển lịch sử của nó, giai cấp tư sản tất phải phát triển tính chất đối kháng của nó, một tính chất ít nhiều bị che đậy trong buổi đầu của nó và chỉ tồn tại ở trạng thái tiềm tàng. Giai cấp tư sản càng phát triển thì cũng phát triển lên trong lòng nó một giai cấp vô sản mới, một giai cấp vô sản hiện đại: một cuộc đấu tranh phát triển lên giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, một cuộc đấu tranh, trước khi được hai bên cảm thấy, chú ý, coi trọng, hiểu được, thừa nhận và công khai tuyên bố, thì lúc đầu chỉ biểu hiện ra bằng những sự xung đột cục bộ và tạm thời, bằng những hành động phá hoại mà thôi. Mặt khác, nếu tất cả những thành viên của giai cấp tư sản hiện đại có cùng một lợi ích như nhau vì họ họp thành một giai cấp đối lập với một giai cấp khác, thì họ cũng có những lợi ích đối lập, đối kháng, vì họ cũng đối lập với nhau. Sự đối lập ấy về quyền lợi là kết quả của những điều kiện kinh tế của đời sống tư sản của họ. Vậy, càng ngày người ta càng thấy rõ hơn rằng những quan hệ sản xuất trong đó giai cấp tư sản vận động không có một tính chất nhất trí, một tính chất đơn, mà là một tính chất kép, rằng trong cùng những quan hệ ấy, sự giàu có được sản sinh ra thì sự khốn cùng cũng được sản sinh ra; trong cùng những quan hệ ấy, có sự phát triển của các lực lượng sản xuất thì cũng có một lực lượng sản sinh ra áp bức; rằng những quan hệ ấy chỉ sản sinh ra sự giàu có tư sản, nghĩa là sự giàu có của giai cấp tư sản, bằng cách không
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 53
ngừng thủ tiêu sự giàu có của những thành viên cấu thành của giai cấp ấy và bằng cách sản sinh ra một giai cấp vô sản không ngừng lớn lên.
Tính chất đối kháng đó càng bộc lộ ra, thì những nhà kinh tế học, những người đại diện khoa học của nền sản xuất tư sản càng mâu thuẫn với học thuyết của chính họ; và trong hàng ngũ họ những trường phái khác nhau hình thành.
Chúng ta có những nhà kinh tế học định mệnh chủ nghĩa, là những người, trong học thuyết của họ, họ cũng thờ ơ với cái mà họ gọi là những mặt kém của nền sản xuất tư sản, chẳng khác nào bản thân những nhà tư sản, trong thực tiễn, cũng thờ ơ với những đau khổ của những người vô sản đã giúp họ kiếm được của cải như vậy. Trong trường phái định mệnh chủ nghĩa ấy, có phái cổ điển và phái lãng mạn. Những người cổ điển, như A-đam Xmít và Ri-các
đô, đại biểu cho một giai cấp tư sản còn đang đấu tranh với những tàn dư của xã hội phong kiến, chỉ chú trọng tới việc gột sạch những dấu vết phong kiến trong các quan hệ kinh tế, tăng thêm những lực lượng sản xuất và mang lại cho công nghiệp và thương nghiệp một cao trào mới. Theo quan điểm của họ, giai cấp vô sản, tham gia vào cuộc đấu tranh ấy, bị thu hút vào hoạt động sôi động ấy, thì chỉ có những đau khổ tạm thời, ngẫu nhiên mà thôi, và bản thân nó cũng coi những đau khổ ấy là như thế. Những nhà kinh tế học, như A-đam Xmít và Ri-các-đô, là những nhà sử học của thời đại ấy, họ không có sứ mệnh nào khác ngoài việc chứng minh xem trong những quan hệ của nền sản xuất tư sản, của cải được tạo ra như thế nào, diễn đạt những quan hệ ấy bằng những phạm trù, quy luật và chứng minh rằng những quy luật ấy, những phạm trù ấy, đối với việc sản xuất ra của cải, là cao hơn những quy luật và những phạm trù của xã hội phong kiến đến chừng nào. Theo họ, sự khốn cùng chỉ là sự đau đớn đi kèm theo bất cứ việc sinh đẻ nào, trong tự nhiên là như thế, trong công nghiệp cũng là như thế.
Những người lãng mạn là thuộc về thời đại chúng ta, thời đại trong đó giai cấp tư sản đối lập trực tiếp với giai cấp vô sản, trong
54 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
đó sự khốn cùng được sản sinh ra một cách cũng rất dồi dào như sự giàu có vậy. Bấy giờ những nhà kinh tế học giữ thái độ của những người định mệnh chủ nghĩa chán chường, họ đứng cao trên vị trí của họ, ngạo mạn nhìn một cách khinh bỉ xuống những người mà họ coi như những cái máy đang làm ra của cải. Họ sao chép lại tất cả những lập luận có sẵn của những tiền bối của họ, và nếu tính thờ ơ, ở những người tiền bối ấy, là sự ngây thơ, thì ở họ đã trở thành tính làm duyên làm dáng.
Sau đó là trường phái nhân đạo, họ chú tâm đến mặt xấu của những quan hệ sản xuất hiện đại. Để lương tâm được thanh thản, trường phái này tìm cách ít nhiều hòa hoãn những sự trái ngược hiện tồn; họ thành thực phàn nàn về sự khổ cực của giai cấp vô sản, sự cạnh tranh điên cuồng giữa những nhà tư sản với nhau; họ khuyên công nhân nên sống thanh đạm, lao động giỏi và đẻ ít con; họ khuyên những nhà tư sản nên có suy nghĩ trong sản xuất. Toàn bộ học thuyết của trường phái này là dựa trên những sự phân biệt vô tận giữa lý luận và thực tiễn, giữa những nguyên lý và những kết quả, giữa quan niệm và sự ứng dụng, giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và thực tại, giữa pháp quyền và sự việc, giữa mặt tốt và mặt xấu.
Trường phái bác ái là trường phái nhân đạo được hoàn thiện thêm. Nó phủ định tính tất yếu của sự đối kháng; nó muốn biến tất cả mọi người thành những nhà tư sản; nó muốn thực hành lý luận, với tư cách là một lý luận khác với thực tiễn và không bao hàm sự đối kháng. Dĩ nhiên, trong lý luận, người ta dễ dàng bỏ qua những mâu thuẫn mà người ta luôn luôn gặp trong thực tế. Như vậy, học thuyết ấy có thể trở thành thực tế được lý tưởng hóa. Vậy là những người bác ái muốn duy trì những phạm trù biểu thị những quan hệ tư sản, không có sự đối kháng cấu thành bản chất của những phạm trù ấy và gắn liền với chúng. Họ tưởng là họ nghiêm túc chống lại thực tiễn tư sản, kỳ thực bản thân họ lại tư sản hơn ai hết.
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 55
Giống như những nhà kinh tế học là những đại biểu khoa học của giai cấp tư sản, những người xã hội chủ nghĩa và những người cộng sản cũng là những nhà lý luận của giai cấp vô sản. Chừng nào mà giai cấp vô sản chưa được phát triển đầy đủ để tự cấu thành giai cấp và do đó, chừng nào ngay cả cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản còn chưa mang một tính chất chính trị, và chừng nào những lực lượng sản xuất còn chưa phát triển đầy đủ trong lòng bản thân giai cấp tư sản để hé ra cho người ta thấy được những điều kiện vật chất cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô sản và sự thành lập một xã hội mới - thì chừng đó những nhà lý luận ấy chỉ là những nhà không tưởng, họ cố nghĩ ra những học thuyết và ra sức đi tìm một khoa học có tác dụng tái tạo để phục vụ cho những nhu cầu của các giai cấp bị áp bức. Nhưng lịch sử càng tiến tới và cùng với lịch sử, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cũng biểu hiện ra rõ rệt hơn thì họ không cần phải đi tìm khoa học ở trong trí óc của họ nữa, mà họ chỉ cần chú ý đến sự việc diễn ra trước mắt họ và diễn đạt những sự việc ấy ra mà thôi. Chừng nào mà họ còn đi tìm khoa học và chỉ làm ra những học thuyết, chừng nào mà họ còn ở giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh, thì họ vẫn thấy sự khốn cùng chỉ là sự khốn cùng, mà không thấy trong sự khốn cùng có mặt cách mạng, mặt lật đổ, nó sẽ đánh đổ xã hội cũ. Ngay từ lúc đó, khoa học do vận động lịch sử sản sinh ra và tham dự vào vận động lịch sử ấy một cách hoàn toàn tự giác, không còn tính chất lý thuyết suông nữa, khoa học đã trở thành khoa học cách mạng”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.201-205.
“Trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau và trong một loạt những quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau. Cho nên định nghĩa quyền sở hữu tư sản không phải là gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của sản xuất tư sản”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.234.
56 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
“Một giai cấp bị áp bức là điều kiện sống còn của mọi xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp. Vậy là sự giải phóng giai cấp bị áp bức tất phải bao hàm việc sáng lập ra một xã hội mới. Muốn cho giai cấp bị áp bức có thể tự giải phóng được thì những lực lượng sản xuất đã có và những quan hệ xã hội hiện hành không thể nào cùng tồn tại bên cạnh nhau được nữa. Trong tất cả những công cụ sản xuất, thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng. Sự tổ chức của những phần tử cách mạng thành giai cấp giả định sự tồn tại của tất cả những lực lượng sản xuất có thể nảy sinh ra trong lòng xã hội cũ.
Phải chăng như vậy có nghĩa là sau khi xã hội cũ sụp đổ, sẽ có một sự thống trị của giai cấp mới, biểu hiện tập trung ở một chính quyền mới? Không phải.
Điều kiện để giải phóng giai cấp công nhân, đó là sự xóa bỏ mọi giai cấp; cũng giống như trước kia, điều kiện giải phóng của đẳng cấp thứ ba, tầng lớp tư sản, là sự xóa bỏ tất cả các đẳng cấp và tất cả các tầng lớp1).
Trong quá trình phát triển của nó, giai cấp công nhân sẽ thay thế xã hội tư sản cũ bằng một tổ chức liên hiệp, tổ chức liên hiệp này sẽ loại bỏ các giai cấp và sự đối kháng giai cấp, và sẽ không còn có chính quyền theo đúng nghĩa của chữ ấy nữa, vì chính quyền chính là biểu hiện tập trung chính thức của sự đối kháng giai cấp trong xã hội tư sản.
Trong khi chờ đợi, sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là một cuộc đấu tranh giữa giai cấp với giai cấp, một cuộc đấu tranh, khi đạt đến trình độ cao nhất của nó, trở thành _____________
1) Đây là nói đến những đẳng cấp theo ý nghĩa lịch sử, những đẳng cấp của một quốc gia phong kiến, những đẳng cấp với những đặc quyền nhất định và có giới hạn. Cuộc cách mạng tư sản đã thủ tiêu các đẳng cấp cùng với những đặc quyền của chúng. Xã hội tư sản chỉ biết có các giai cấp thôi. Vì vậy, kẻ nào gọi giai cấp vô sản là “đẳng cấp thứ tư” thì kẻ đó mâu thuẫn hoàn toàn với lịch sử. - Ph.Ă. (Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1885).
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 57
một cuộc cách mạng toàn diện. Vả lại, liệu có nên lấy làm lạ khi một xã hội, dựa trên sự đối lập của các giai cấp, đi đến mâu thuẫn tàn bạo, đến một cuộc tấn công giáp lá cà, coi đó là kết cục cuối cùng?
Đừng nói rằng vận động xã hội loại trừ vận động chính trị. Không bao giờ có một cuộc vận động chính trị nào mà không đồng thời là vận động xã hội.
Chỉ có ở trong một chế độ không còn giai cấp và đối kháng giai cấp nữa thì những sự tiến hóa xã hội mới không còn là những cuộc cách mạng chính trị nữa”.
C.Mác: Sự khốn cùng của triết học, tr.257-258.
“Ông Hai-nơ-txen nhầm to. Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một cuộc vận động. Nó xuất phát không phải từ những nguyên tắc, mà từ những sự thật. Những người cộng sản không lấy thứ triết học này nọ, mà lấy toàn bộ quá trình lịch sử trước đây và đặc biệt là những kết quả thực tế trước mắt tại các nước văn minh làm tiền đề của họ. Chủ nghĩa cộng sản nảy sinh ra từ nền đại công nghiệp và những hậu quả của đại công nghiệp: từ sự xuất hiện thị trường thế giới và cuộc cạnh tranh không thể kìm hãm được do sự xuất hiện của thị trường thế giới gây ra; từ những cuộc khủng hoảng thương nghiệp ngày càng có tính chất phá hoại và tính phổ biến và giờ đây đã hoàn toàn trở thành những cuộc khủng hoảng của thị trường thế giới; từ sự hình thành ra giai cấp vô sản và sự tích tụ của tư bản; và từ cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản do đó mà nảy sinh ra. Chủ nghĩa cộng sản, ở mức độ nó là lý luận, là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản.
[...] Do đại công nghiệp, do sự phát triển của sản xuất cơ giới, của phương tiện giao thông vận tải, của thương nghiệp thế giới có những quy mô khổng lồ tới mức các nhà tư bản cá biệt càng ngày càng không thể kinh doanh được; do những cuộc khủng hoảng của thị trường thế giới ngày càng dữ dội, cung cấp cho chúng ta bằng
58 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
chứng hùng hồn nhất về vấn đề này; do chỗ lực lượng sản xuất và các phương tiện trao đổi của phương thức sản xuất và trao đổi hiện đại càng ngày càng lớn vượt ra ngoài khuôn khổ trao đổi cá nhân và sở hữu tư nhân; tóm lại, do đã sắp tới lúc mà việc xã hội phải quản lý công nghiệp, nông nghiệp trao đổi trở thành một tất yếu vật chất đối với chính bản thân công nghiệp, nông nghiệp và trao đổi, do tất cả những cái đó mà sở hữu tư nhân sẽ bị thủ tiêu.
Khi ông Hai-nơ-txen tách rời như vậy việc thủ tiêu chế độ tư hữu, - điều này tất nhiên là tiền đề của việc giải phóng giai cấp vô sản, - với những tiền đề của bản thân việc thủ tiêu đó, khi ông xem xét nó bên ngoài mọi mối liên hệ với thế giới hiện thực như một điều bịa đặt ngu ngốc giản đơn xa rời thực tế thì nó trở thành câu văn sáo thuần túy mà ông chỉ có thể dùng để nói lên điều nhảm nhí tầm thường.
[...] Chừng nào nền đại công nghiệp còn chưa đạt tới một trình độ phát triển khiến nó có thể hoàn toàn thoát khỏi những gông xiềng của chế độ tư hữu thì chừng đó, nó vẫn chưa cho phép phân phối sản phẩm của nó theo một cách nào khác, ngoài cái cách hiện hành, thì chừng đó nhà tư bản vẫn cứ sẽ bỏ túi món lợi nhuận của y, còn người công nhân ngày càng nhận rõ trong thực tiễn rằng tiền công tối thiểu là gì”.
Ph.Ăngghen: Những người cộng sản và Các Hai-nơ-txen, tr.399-401.
“Câu hỏi thứ 1: Chủ nghĩa cộng sản là gì?
Trả lời: Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết về những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản.
Câu hỏi thứ 2: Giai cấp vô sản là gì?
Trả lời: Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 59
của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX.
Câu hỏi thứ 3: Phải chăng như vậy có nghĩa là: không phải lúc nào cũng có những người vô sản?
Trả lời: Đúng thế, không phải lúc nào cũng có những người vô sản. Các giai cấp nghèo đói và lao động thì lúc nào cũng có và thường thường thì các giai cấp lao động sống trong cảnh nghèo đói. Nhưng những người nghèo đói, những công nhân sống trong những điều kiện vừa kể trên, tức là những người vô sản, thì không phải lúc nào cũng có, cũng như không phải lúc nào cạnh tranh cũng là hoàn toàn tự do và không hạn chế.
Câu hỏi thứ 4: Giai cấp vô sản đã ra đời như thế nào? Trả lời: Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra; cuộc cách mạng này xảy ra ở Anh vào nửa sau của thế kỷ trước, và sau đó tái diễn ở tất cả các nước văn minh trên thế giới. Sở dĩ có cuộc cách mạng đó, là do có sự phát minh ra máy hơi nước, các thứ máy kéo sợi, máy dệt và hàng loạt những thiết bị máy móc khác. Những máy móc đó - rất đắt và vì vậy chỉ có những nhà tư bản lớn mới có thể dùng được- làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất tồn tại từ trước tới nay và loại những người công nhân cũ, vì hàng hóa do máy móc sản xuất ra thì rẻ hơn và tốt hơn so với hàng hóa do công nhân sản xuất bằng xa kéo sợi và khung cửi dệt vải không hoàn thiện của mình. Bằng cách đó, những máy móc đó đã trao toàn bộ công nghiệp vào tay các nhà tư bản lớn và hoàn toàn làm giảm giá trị số tài sản nhỏ bé không đáng kể thuộc về công nhân (công cụ, khung cửi, v.v.), thành thử chẳng bao lâu, các nhà tư bản đã nắm hết thảy mọi cái vào tay mình, còn công nhân thì không còn gì nữa. Từ đó, trong ngành sản xuất vải, bắt đầu thực hiện chế độ công xưởng. - Một khi đã có đà để áp dụng máy móc và chế độ công xưởng thì chế độ đó liền lan tràn nhanh chóng trong tất cả các ngành công nghiệp khác, nhất là trong ngành in vải, in sách, sản xuất đồ gốm và sản xuất những sản phẩm bằng
60 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
kim loại. Lao động ngày càng được phân công rộng rãi giữa công nhân với nhau, thành thử người công nhân trước đây một mình làm trọn cả một công việc thì nay chỉ làm một bộ phận công việc. Sự phân công lao động đó làm cho người ta có thể sản xuất nhanh chóng hơn, do đó cũng rẻ hơn. Nó làm cho hoạt động của mỗi người công nhân chỉ còn là một động tác rất đơn giản, thường xuyên lặp đi lặp lại, có tính chất máy móc nào đó, một động tác có thể tiến hành bằng máy mà vẫn mang lại kết quả giống như trước và thậm chí còn tốt hơn trước rất nhiều. Bằng cách ấy, tất cả các ngành công nghiệp đó đã lần lượt chịu sự khống chế của hơi nước, của máy móc và của chế độ công xưởng, hoàn toàn giống như tình hình đã xảy ra trong ngành kéo sợi và dệt vải. Nhưng do đó, tất cả các ngành công nghiệp ấy đã hoàn toàn chuyển vào tay các nhà tư bản lớn, còn công nhân thì ở đây, cũng lại mất hết mọi tàn dư cuối cùng của sự độc lập của họ. Dần dần chế độ công xưởng đã mở rộng được sự thống trị của nó không những vào trong công trường thủ công (theo đúng nghĩa công trường thủ công) mà cũng đã ngày càng mở rộng được sự thống trị của nó vào cả trong thủ công nghiệp nữa, vì trong lĩnh vực này, các nhà tư bản lớn ngày càng chèn lấn được những người thợ cả hạng nhỏ, xây dựng nên những xưởng to lớn ở đó có thể tiết kiệm được nhiều thứ chi phí và tiến hành phân công lao động tỉ mỉ. Kết quả là hiện nay, chúng ta thấy là trong các nước văn minh, việc sản xuất bằng công xưởng đã được xác lập trong hầu hết tất cả các ngành lao động, và trong hầu hết tất cả các ngành đó, thủ công nghiệp và công trường thủ công đều bị đại công nghiệp chèn lấn. - Vì vậy tầng lớp trung gian trước đây, nhất là những người thợ cả thủ công hạng nhỏ, ngày càng phá sản; địa vị trước đây của người sản xuất đã hoàn toàn thay đổi và hai giai cấp mới được tạo ra dần dần cuốn hút tất cả các giai cấp khác vào hàng ngũ của mình. Hai giai cấp đó là:
I. Giai cấp những nhà tư bản lớn. Hiện nay, trong tất cả các nước văn minh, hầu như họ là những người độc chiếm mọi tư liệu sinh hoạt và cả nguyên liệu, công cụ (máy móc, công xưởng, v.v.)
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 61
cần thiết để sản xuất ra những tư liệu đó. Đó là giai cấp những người tư sản hay giai cấp tư sản.
II. Giai cấp những người hoàn toàn không có của. Do tình hình như trên nên họ buộc phải bán lao động của mình cho nhà tư sản để đổi lấy những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của mình. Giai cấp đó gọi là giai cấp những người vô sản hay giai cấp vô sản.
Câu hỏi thứ 5: Những người vô sản bán lao động cho nhà tư sản trong những điều kiện như thế nào?
Trả lời: Lao động cũng là một thứ hàng hóa giống như mọi thứ hàng hóa khác, giá cả của nó cũng tuân theo những quy luật quyết định giá cả của mọi thứ hàng hóa khác. Dưới sự thống trị của đại công nghiệp hay của cạnh tranh tự do - dưới đây chúng ta sẽ thấy đại công nghiệp và cạnh tranh tự do chỉ là một - giá cả của hàng hóa tính trung bình thì bao giờ cũng ngang với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Do đó, giá cả của lao động cũng ngang với chi phí sản xuất ra lao động, mà chi phí sản xuất ra lao động thì gồm có số lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết để người công nhân có thể duy trì năng lực lao động của mình và để cho giai cấp công nhân khỏi bị diệt vong. Người công nhân khi trao đổi lao động của mình, không thể nhận được nhiều hơn số cần thiết cho mục đích đó; do đó giá cả lao động hay tiền lương sẽ hết sức thấp, nó là một mức tối thiểu cần thiết để duy trì đời sống. Nhưng vì tình hình có khi tốt khi xấu nên công nhân có khi lĩnh được nhiều và có khi lĩnh được ít, hoàn toàn giống như người chủ xưởng bán hàng hóa khi thì thu được nhiều khi thì thu được ít. Nếu tính trung bình tất cả những lúc tốt lúc xấu lại thì người chủ xưởng tuy vậy, khi bán hàng, vẫn thu được một số tiền không nhiều hơn cũng không ít hơn chi phí sản xuất; người công nhân cũng thế, tính trung bình thì cũng thu được một số tiền không nhiều hơn cũng không ít hơn mức tối thiểu nói trên. Đại công nghiệp càng chiếm địa vị thống trị trong tất cả các ngành lao động thì quy luật kinh tế đó của tiền lương càng được thực hiện một cách chặt chẽ.
62 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Câu hỏi thứ 6: Trước khi có cách mạng công nghiệp, đã từng có những giai cấp lao động nào?
Trả lời: Tùy theo các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội mà các giai cấp lao động sống trong những điều kiện khác và có địa vị khác, so với các giai cấp có của chiếm địa vị thống trị. Trong thời cổ, những người lao động là nô lệ của người chủ, giống như ngày nay họ còn là nô lệ ở nhiều nước lạc hậu và thậm chí cả ở miền Nam nước Mỹ nữa. Trong thời trung cổ, họ là nông nô của bọn chúa đất quý tộc, giống như hiện nay họ còn là nông nô ở Hung-ga-ri, Ba Lan và Nga. Ngoài ra, vào thời trung cổ và cho đến cách mạng công nghiệp, trong các thành thị còn có những người thợ thủ công làm việc cho những người thợ cả tiểu thị dân; nhưng cùng với sự phát triển của công trường thủ công thì dần dần xuất hiện những công nhân công trường thủ công do các nhà tư bản lớn hơn thuê mướn.
Câu hỏi thứ 7: Người vô sản khác người nô lệ ở chỗ nào? Trả lời: Người nô lệ bị bán đi chỉ một lần thôi, còn người vô sản thì tự bán mình từng ngày, từng giờ. Mỗi người nô lệ là tài sản của người chủ nhất định, và do lợi ích của người chủ đó, nên sinh hoạt của người nô lệ được bảo đảm, dù sinh hoạt đó có cùng cực đến thế nào chăng nữa. Còn người vô sản thì có thể nói họ là tài sản của toàn bộ giai cấp tư sản. Lao động của họ chỉ có thể bán được, khi nào có người cần đến, nên sinh hoạt của họ không được bảo đảm. Chỉ có sinh hoạt của toàn bộ giai cấp vô sản là được bảo đảm thôi. Người nô lệ đứng ngoài cạnh tranh, còn người vô sản thì sống trong điều kiện của cạnh tranh và chịu ảnh hưởng của tất cả những sự biến động của cạnh tranh. Người nô lệ bị coi là một thứ đồ vật, chứ không phải là thành viên của xã hội công dân. Người vô sản được thừa nhận là một cá nhân, một thành viên của xã hội công dân. Do đó, tuy người nô lệ có thể có sinh hoạt dễ chịu hơn người vô sản, nhưng người vô sản thuộc về một xã hội có trình độ phát triển cao hơn, và bản thân họ cũng ở trình độ cao hơn người nô lệ. Người nô lệ muốn tự giải phóng thì trong số tất cả các quan hệ tư hữu, chỉ cần tiêu diệt một quan hệ nô lệ thôi và chỉ khi đó họ
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 63
mới trở thành người vô sản; còn người vô sản chỉ có thể tự giải phóng được, sau khi đã tiêu diệt chế độ tư hữu nói chung. Câu hỏi thứ 8: Người vô sản khác người nông nô ở chỗ nào? Trả lời: Người nông nô có và được sử dụng công cụ sản xuất, một mảnh ruộng nhỏ và muốn thế họ phải nộp một phần thu nhập của mình hay phải làm một số công việc. Còn người vô sản thì làm việc bằng những công cụ sản xuất của người khác, để làm lợi cho người khác đó, và nhận được một phần thu nhập. Người nông nô phải đem nộp, còn người vô sản thì lại được lĩnh về. Sinh hoạt của người nông nô được bảo đảm, sinh hoạt của người vô sản không được bảo đảm. Người nông nô đứng ngoài cạnh tranh, còn người vô sản thì sống trong những điều kiện của cạnh tranh. Người nông nô tự giải phóng hoặc là bằng cách bỏ chạy ra thành thị và trở thành người thợ thủ công ở đó, hoặc là nộp tiền cho địa chủ để khỏi phải làm lao dịch hay khỏi phải nộp sản phẩm, và do đó trở thành người lĩnh canh tự do, hoặc là bằng cách đánh đuổi bọn chúa phong kiến và chính mình trở thành người tư hữu. Nói tóm lại, họ tự giải phóng bằng cách gia nhập như thế nào đó vào hàng ngũ giai cấp hữu sản, và đi vào cạnh tranh. Còn người vô sản thì tự giải phóng bằng cách tiêu diệt cạnh tranh, chế độ tư hữu và mọi sự khác nhau về giai cấp.
Câu hỏi thứ 9: Người vô sản khác người thợ thủ công ở chỗ nào?1* Câu hỏi thứ 10: Người vô sản khác công nhân công trường thủ công ở chỗ nào?
Trả lời: Công nhân công trường thủ công thế kỷ XVI - XVIII, ở hầu khắp mọi nơi, đều còn có công cụ sản xuất như: khung cửi dệt vải, xa kéo sợi cho gia đình mình, và một mảnh đất nhỏ mà người đó trồng trọt trong những lúc rỗi việc. Người vô sản thì không có gì hết. Công nhân công trường thủ công hầu như luôn luôn sinh sống ở nông thôn và có ít nhiều quan hệ có tính chất gia trưởng với địa chủ hay người giao việc. Người vô sản phần nhiều sống ở các thành _____________
1* Trong bản thảo, Ăng-ghen chừa một đoạn trống dành cho câu trả lời câu hỏi thứ 9.
64 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
thị lớn và liên hệ với người giao việc bởi những quan hệ thuần túy tiền tệ. Đại công nghiệp kéo người công nhân công trường thủ công ra khỏi những điều kiện gia trưởng của họ; họ mất hết mọi tài sản cuối cùng của họ và chỉ khi đó họ mới trở thành người vô sản.
Câu hỏi thứ 11: Cách mạng công nghiệp và sự phân chia xã hội thành tư sản và vô sản đã mang lại những hậu quả trước mắt gì? Trả lời: Thứ nhất, vì lao động bằng máy móc ngày càng giảm được giá hàng công nghiệp, nên ở trong tất cả các nước trên thế giới, hệ thống công trường thủ công trước kia hay hệ thống công nghiệp xây dựng trên cơ sở lao động thủ công đều bị phá hoại hoàn toàn. Do đó, tất cả những nước nửa dã man - những nước mà đến tận nay vẫn còn ít nhiều đứng ngoài lề sự phát triển của lịch sử, những nước mà công nghiệp vẫn còn dựa trên cơ sở công trường thủ công - đều buộc phải tách khỏi tình trạng biệt lập của mình. Những nước ấy bắt đầu mua của người Anh những hàng hóa rẻ hơn và làm cho công nhân công trường thủ công của mình phải phá sản. Như vậy là những nước mà trong hàng chục thế kỷ không hề tiến bộ, như Ấn Độ chẳng hạn, thì nay cũng trải qua một cuộc cách mạng hoàn toàn, và thậm chí cả Trung Quốc ngày nay cũng đang đi đến cách mạng. Đã có tình hình là một chiếc máy mới, ngày hôm nay được phát minh ra ở Anh, một năm sau sẽ cướp mất bát cơm của hàng triệu công nhân ở Trung Quốc. Như vậy là nền đại công nghiệp đã gắn liền tất cả các dân tộc trên trái đất lại với nhau, đã thống nhất tất cả các thị trường địa phương nhỏ bé thành một thị trường toàn thế giới, đã chuẩn bị cơ sở, ở khắp nơi, cho văn minh và tiến bộ, đã làm cho tất cả những cái gì xảy ra trong các nước văn minh đều có ảnh hưởng đến tất cả các nước khác; thành thử, nếu như hiện nay, ở Anh hay ở Pháp công nhân tự giải phóng được thì việc đó sẽ gây nên cách mạng ở trong tất cả các nước khác, những cuộc cách mạng này sớm hay muộn cũng sẽ giải phóng cho công nhân ở các nước đó.
Thứ hai, ở tất cả những nơi mà đại công nghiệp đã thay thế cho công trường thủ công thì cách mạng công nghiệp làm tăng thêm rất nhiều của cải và thế lực của giai cấp tư sản, làm cho nó
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 65
trở thành giai cấp thứ nhất trong nước. Kết quả là ở tất cả những nơi đã xảy ra quá trình đó, giai cấp tư sản đều nắm được chính quyền trong tay và gạt bỏ được những tầng lớp trước đó vẫn giữ quyền thống trị: tầng lớp quý tộc, thị dân phường hội và giới quân chủ chuyên chế, đại biểu cho hai tầng lớp đó. Giai cấp tư sản đã thủ tiêu được quyền lực của tầng lớp quý tộc, quý phái, sau khi đã bãi bỏ quyền kế thừa của con cả hay quyền chiếm hữu ruộng đất bất di bất dịch, sau khi đã thủ tiêu mọi đặc quyền của quý tộc. Nó đã phá tan thế lực của thị dân phường hội, sau khi đã thủ tiêu mọi phường hội và mọi đặc quyền của thợ thủ công. Để thay thế những cái đó, nó đề ra tự do cạnh tranh, tức là một trạng thái xã hội trong đó mỗi người đều có quyền kinh doanh bất cứ một ngành công nghiệp nào, hơn nữa không có cái gì có thể ngăn cản được họ kinh doanh, trừ phi họ không có tư bản cần cho việc đó. Như vậy, tiến hành cạnh tranh tự do thì cũng giống như công khai tuyên bố rằng từ nay trở đi, mọi người trong xã hội sẽ chỉ không bình đẳng với nhau chừng nào mà tư bản của họ không ngang bằng nhau, rằng tư bản đã trở thành một lực lượng quyết định và do đó mà các nhà tư bản, tư sản, trở thành giai cấp thứ nhất trong xã hội. Nhưng cạnh tranh tự do là tất yếu đối với thời kỳ phát triển ban đầu của đại công nghiệp, vì cạnh tranh tự do là một trạng thái xã hội duy nhất trong đó đại công nghiệp có thể phát triển. - Tiêu diệt thế lực xã hội của tầng lớp quý tộc và tầng lớp thị dân phường hội bằng cách đó, giai cấp tư sản cũng đã tiêu diệt luôn cả chính quyền của hai tầng lớp đó. Sau khi trở thành giai cấp thứ nhất trong xã hội, giai cấp tư sản tự tuyên bố mình là giai cấp thứ nhất cả trong lĩnh vực chính trị. Nó làm việc đó bằng cách, thi hành chế độ đại nghị là chế độ xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng tư sản trước pháp luật, trên cơ sở thừa nhận bằng pháp luật sự cạnh tranh tự do. Chế độ đó được áp dụng ở các nước châu Âu dưới hình thức quân chủ lập hiến. Trong chế độ quân chủ lập hiến, ai có một số tư bản nhất định, tức là chỉ có các nhà tư sản, mới được hưởng quyền bầu cử. Những cử tri tư sản đó bầu ra đại
66 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
biểu, rồi những đại biểu tư sản đó - có quyền không phải nộp thuế - bầu ra chính phủ tư sản.
Thứ ba, ở khắp nơi, cách mạng công nghiệp đều thúc đẩy giai cấp vô sản phát triển theo cùng một tốc độ phát triển của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản càng giàu bao nhiêu thì giai cấp vô sản càng trở nên đông đúc bấy nhiêu. Vì chỉ tư bản mới có thể đem lại việc làm cho những người vô sản, và vì tư bản chỉ có thể tăng thêm khi sử dụng lao động, cho nên tư bản lớn lên bao nhiêu thì giai cấp vô sản cũng lớn lên bấy nhiêu. Đồng thời cách mạng công nghiệp tập trung tư sản và vô sản vào các thành thị lớn, ở đó sự phát triển công nghiệp là có lợi hơn cả, và sự tập trung đông đảo quần chúng vào một chỗ như vậy làm cho vô sản nhận thức được sức mạnh của mình. Sau đó, cách mạng công nghiệp mà phát triển bao nhiêu, những máy mới thay thế được lao động thủ công được tiếp tục phát minh ra bao nhiêu thì đại công nghiệp ngày càng gây áp lực đối với tiền lương bấy nhiêu và, như chúng tôi đã nói, càng giảm tiền lương xuống đến mức tối thiểu, khiến cho tình cảnh của giai cấp vô sản ngày càng trở nên không sao chịu nổi. Tóm lại, một mặt do sự bất mãn của giai cấp vô sản ngày càng tăng, mặt khác do sức mạnh của giai cấp vô sản ngày càng lớn cho nên cách mạng công nghiệp chuẩn bị điều kiện cho cuộc cách mạng xã hội mà giai cấp vô sản sẽ tiến hành.
Câu hỏi thứ 12: Cách mạng công nghiệp còn mang lại những hậu quả gì thêm nữa?
Trả lời: Đại công nghiệp đã tạo nên những phương tiện như máy hơi nước và các máy móc khác cho phép trong một thời gian ngắn có thể tăng thêm sản xuất công nghiệp một cách vô hạn mà chi phí lại không nhiều. Nhờ dễ dàng mở rộng sản xuất như vậy, nên chẳng bao lâu cạnh tranh tự do - hậu quả tất nhiên của nền đại công nghiệp đó - có tính chất đặc biệt gay gắt; đông đảo các nhà tư bản đổ xô vào công nghiệp, và chẳng bao lâu người ta sản xuất ra nhiều hơn là tiêu dùng. Kết quả là những hàng hóa đã sản xuất ra, không thể bán được, và xảy ra cái gọi là khủng hoảng thương nghiệp. Công xưởng phải đóng cửa, chủ xưởng bị phá sản
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 67
và công nhân không có cơm ăn. Khắp nơi, diễn ra cảnh nghèo đói khủng khiếp. Qua một thời gian nhất định, những sản phẩm thừa được bán hết, công xưởng lại bắt đầu làm việc, tiền lương được tăng lên, và tình hình dần dần đi đến chỗ tốt hơn bao giờ hết. Nhưng được ít lâu, vì chẳng mấy nỗi lại sản xuất ra quá nhiều hàng hóa, nên lại xảy ra một cuộc khủng hoảng mới hoàn toàn giống như trước. Như vậy là bắt đầu từ thế kỷ này, công nghiệp luôn luôn trải qua những sự biến động, lúc thì phồn vinh, lúc thì khủng hoảng, và hầu như cứ cách năm - bảy năm một, lại đều đặn xảy ra một cuộc khủng hoảng như vậy; hơn nữa, cứ mỗi lần bùng nổ, là khủng hoảng lại gây ra những tai họa hết sức to lớn trong công nhân, lại thức tỉnh tinh thần cách mạng ở khắp nơi và gây một mối nguy rất lớn cho toàn bộ chế độ đương thời.
Câu hỏi thứ 13: Từ những cuộc khủng hoảng thương nghiệp tái diễn đều đặn đó, có thể rút ra những kết luận gì?
Trả lời: Thứ nhất, mặc dù đại công nghiệp đã tự mình tạo ra cạnh tranh tự do trong giai đoạn phát triển ban đầu của nó, nhưng hiện nay nó đã vượt quá cạnh tranh tự do; cạnh tranh và nói chung việc những cá nhân riêng lẻ tiến hành sản xuất công nghiệp đã trở thành xiềng xích trói buộc đại công nghiệp, những xiềng xích mà đại công nghiệp phải phá tan và sẽ phá tan được; đại công nghiệp, khi còn được tiến hành trên những cơ sở hiện nay, thì không thể tồn tại mà lại không đưa tới tình trạng rối loạn chung cứ bảy năm lại tái diễn, và mỗi một lần rối loạn như thế, lại đe dọa toàn bộ nền văn minh và không những ném những người vô sản vào cảnh nghèo xác xơ mà còn làm cho nhiều nhà tư sản bị phá sản; do đó, hoặc phải từ bỏ đại công nghiệp - đó là điều tuyệt đối không thể được -, hoặc phải thừa nhận rằng đại công nghiệp làm cho việc xây dựng một tổ chức xã hội hoàn toàn mới trở thành một việc tuyệt đối cần thiết, một tổ chức xã hội mới trong đó việc lãnh đạo sản xuất công nghiệp không phải do từng chủ xưởng riêng lẻ cạnh tranh với nhau thực hiện nữa, mà là do toàn thể xã hội thực hiện theo một kế hoạch vững chắc và phù hợp với nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
68 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Thứ hai, đại công nghiệp và khả năng mở rộng sản xuất một cách vô hạn do nó tạo ra, sẽ cho phép xây dựng một chế độ xã hội, trong đó tất cả mọi vật phẩm cần cho đời sống sẽ được sản xuất ra nhiều đến nỗi mỗi thành viên trong xã hội đều có thể hoàn toàn tự do phát triển và sử dụng mọi lực lượng và năng lực của mình. Cho nên, cái tính chất của đại công nghiệp, trong xã hội hiện thời, là đẻ ra mọi sự nghèo đói và mọi cuộc khủng hoảng thương nghiệp, thì đến một chế độ xã hội khác, chính tính chất ấy lại trở thành tính chất thủ tiêu sự nghèo khổ đó và những sự biến động đem lại tai họa đó.
Như vậy là ta có thể chứng minh một cách hoàn toàn rõ ràng rằng:
1) hiện nay, tất cả mọi tai họa đó đều chỉ do cái chế độ xã hội không còn phù hợp với điều kiện của thời đại nữa, gây ra; 2) người ta đã có phương tiện để thủ tiêu triệt để những tai họa đó bằng cách xây dựng nên một chế độ xã hội mới. Câu hỏi thứ 14: Chế độ xã hội mới đó phải như thế nào? Trả lời: Trước hết, việc quản lý công nghiệp và tất cả các ngành sản xuất nói chung sẽ không còn nằm trong tay của cá nhân riêng lẻ cạnh tranh với nhau nữa. Trái lại, tất cả các ngành sản xuất sẽ do toàn thể xã hội quản lý, tức là sẽ được tiến hành vì lợi ích chung, theo một kế hoạch chung và với sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong xã hội. Như vậy, chế độ xã hội mới đó sẽ tiêu diệt cạnh tranh và thay cạnh tranh bằng hợp tác. Vì việc từng cá nhân riêng lẻ kinh doanh công nghiệp đem lại hậu quả tất yếu là chế độ tư hữu, và vì cạnh tranh không phải là một cái gì khác mà là một phương thức kinh doanh công nghiệp khi công nghiệp do những người tư hữu riêng lẻ quản lý, cho nên chế độ tư hữu không thể tách rời việc cá nhân kinh doanh công nghiệp và tách rời cạnh tranh được. Do đó, chế độ tư hữu cũng phải được thủ tiêu và phải được thay bằng việc sử dụng chung tất cả mọi công cụ sản xuất và việc phân phối sản phẩm theo sự thỏa thuận chung, tức là bằng cái mà người ta gọi là sự cộng đồng về tài sản. Thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 69
bộ chế độ xã hội; việc cải tạo này là kết quả tất yếu của sự phát triển của công nghiệp. Cho nên, những người cộng sản hoàn toàn đúng khi đề ra việc thủ tiêu chế độ tư hữu thành yêu cầu chủ yếu của mình.
Câu hỏi thứ 15: Phải chăng như vậy có nghĩa là trước đây, không thể thủ tiêu được chế độ tư hữu?
Trả lời: Đúng, trước đây không thể thủ tiêu được chế độ tư hữu. Bất cứ một sự thay đổi nào của chế độ xã hội, bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới, không còn phù hợp với các quan hệ sở hữu cũ nữa. Bản thân chế độ tư hữu cũng đã ra đời như vậy. Vấn đề là ở chỗ không phải khi nào cũng có chế độ tư hữu; vào cuối thời trung cổ, khi phương thức sản xuất mới - không chứa nổi trong khuôn khổ của chế độ sở hữu phong kiến và phường hội lúc bấy giờ - xuất hiện dưới hình thức công trường thủ công thì công trường thủ công đã vượt quá quan hệ sở hữu cũ, tạo ra cho nó một hình thức sở hữu mới, - chế độ tư hữu. Đối với công trường thủ công và đối với giai đoạn phát triển ban đầu của đại công nghiệp, không thể có hình thức sở hữu nào khác ngoài quyền tư hữu, không thể có chế độ xã hội nào khác ngoài chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở tư hữu. Chừng nào chưa thể sản xuất với một quy mô có thể không những đủ cung cấp cho mọi người mà còn có thừa sản phẩm để tăng thêm tư bản xã hội và tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất hơn nữa, thì chừng đó, luôn luôn còn phải có một giai cấp thống trị chi phối lực lượng sản xuất của xã hội, và một giai cấp khác nghèo đói, bị áp bức. Đó là những giai cấp nào, điều này là tùy ở trình độ phát triển của sản xuất. Trong thời trung cổ, thời kỳ phụ thuộc vào nông nghiệp, chúng ta thấy có địa chủ và nông nô; trong các thành thị cuối thời trung cổ, có thợ cả phường hội, thợ phụ và thợ công nhật; trong thế kỷ XVII, có người chủ công trường thủ công và công nhân công trường thủ công; trong thế kỷ XIX, có chủ xưởng lớn và vô sản. Hoàn toàn rõ ràng là cho đến nay, lực lượng sản xuất vẫn chưa phát triển đến mức khiến cho có thể sản xuất đủ sản phẩm cho mọi người, và khiến cho chế độ tư hữu trở
70 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
thành xiềng xích ngăn cản sự phát triển của các lực lượng sản xuất đó. Nhưng hiện nay, nhờ sự phát triển của đại công nghiệp, nên thứ nhất, tư bản và lực lượng sản xuất đã được tạo ra với quy mô chưa từng có, và người ta đã có phương tiện để, trong một thời gian ngắn, phát triển các lực lượng sản xuất đó một cách vô hạn. Thứ hai, các lực lượng sản xuất đó tập trung trong tay một số ít nhà tư sản, còn đông đảo quần chúng nhân dân thì ngày càng trở thành vô sản; hơn nữa, của cải của tư sản càng tăng thì tình cảnh của quần chúng nhân dân càng trở nên nghèo đói và không sao chịu nổi. Thứ ba, những lực lượng sản xuất mạnh mẽ dễ tăng thêm đó đã vượt quá chế độ tư hữu và nhà tư sản đến mức là nó luôn luôn gây ra những sự chấn động hết sức mạnh mẽ trong chế độ xã hội. Cho nên, chỉ có ngày nay, việc thủ tiêu chế độ tư hữu mới trở thành không những là điều có thể thực hiện được, mà thậm chí còn là điều hoàn toàn cần thiết.
Câu hỏi thứ 16: Có thể thủ tiêu chế độ tư hữu bằng biện pháp hòa bình được không?
Trả lời: Có thể mong muốn là sẽ làm được như vậy, và dĩ nhiên những người cộng sản sẽ là những người sau cùng trong số những người phản đối việc đó. Người cộng sản biết rất rõ rằng mọi hoạt động âm mưu đều không những vô ích mà thậm chí còn có hại nữa. Họ biết rất rõ rằng không thể làm cách mạng một cách theo ý định từ trước và tùy tiện, rằng ở đâu và bao giờ, cách mạng cũng là kết quả tất yếu của những hoàn cảnh hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn và sự lãnh đạo của các đảng phái riêng lẻ và của cả một giai cấp. Nhưng đồng thời họ thấy rằng sự phát triển của giai cấp vô sản trong hầu khắp tất cả các nước văn minh đều bị đàn áp bằng bạo lực, và đàn áp như vậy, tức là kẻ thù của những người cộng sản đã gắng hết sức làm việc cho cách mạng. Nếu tất cả những điều đó cuối cùng sẽ thúc đẩy giai cấp vô sản bị áp bức đứng lên làm cách mạng thì những người cộng sản chúng tôi lúc đó sẽ bảo vệ sự nghiệp của giai cấp vô sản bằng hành động, không kém gì bây giờ chúng tôi đang bảo vệ sự nghiệp đó bằng lời nói.
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 71
Câu hỏi thứ 17: Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không?
Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu.
Câu hỏi thứ 18: Cuộc cách mạng đó sẽ diễn biến như thế nào? Trả lời: Trước hết, nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản. Trực tiếp như ở Anh là nơi mà hiện nay vô sản đã chiếm đa số trong nhân dân; gián tiếp như ở Pháp và Đức là nơi mà đa số nhân dân không những gồm có vô sản mà còn gồm cả tiểu nông và tiểu tư sản thành thị là những người chỉ mới ở trong giai đoạn đang chuyển thành giai cấp vô sản, và trong việc thực hiện mọi quyền lợi chính trị của mình, đang ngày càng phụ thuộc vào giai cấp vô sản, do đó chẳng bao lâu, sẽ phải đồng ý với các yêu sách của giai cấp vô sản. Muốn thế, có lẽ cần phải có một cuộc đấu tranh mới nữa, song cuộc đấu tranh mới đó nhất định sẽ kết thúc bằng thắng lợi của giai cấp vô sản.
Đối với giai cấp vô sản, chế độ dân chủ sẽ trở nên hoàn toàn vô ích nếu nó không được dùng ngay lập tức làm phương tiện để thi hành những biện pháp rộng rãi trực tiếp đánh vào chế độ tư hữu và bảo đảm sự tồn tại của giai cấp vô sản. Những biện pháp chủ yếu nhất, tất yếu xuất phát từ những điều kiện hiện nay, là như sau:
1) Hạn chế quyền tư hữu: áp dụng thuế lũy tiến, đánh thuế cao vào tài sản kế thừa, xóa bỏ quyền kế thừa tài sản của những người họ hàng thân thuộc (anh em, cháu chắt, v.v.), cưỡng bức cho vay, v.v..
2) Dần dần tước đoạt bọn chiếm hữu ruộng đất, bọn chủ xưởng, bọn chủ đường sắt và bọn chủ tàu thủy, một phần bằng sự cạnh
72 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
tranh của công nghiệp nhà nước, một phần trực tiếp bằng cách chuộc lại bằng tiền giấy.
3) Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ chạy trốn ra nước ngoài và những kẻ nổi loạn chống lại đa số nhân dân.
4) Tổ chức lao động hay giao công việc cho những người vô sản ở trong các nông trường quốc gia, nhà máy và công xưởng của quốc gia. Làm như vậy sẽ thủ tiêu được sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau, và bọn chủ xưởng, nếu chúng còn tồn tại, sẽ buộc phải trả công cao như nhà nước.
5) Tất cả mọi người trong xã hội đều có nghĩa vụ lao động như nhau cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn chế độ tư hữu. Tổ chức những đội quân công nghiệp, nhất là đối với nông nghiệp.
6) Tập trung hệ thống tín dụng và việc buôn bán bằng tiền vào trong tay nhà nước bằng một ngân hàng quốc gia với vốn của nhà nước. Đóng cửa tất cả các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng của tư nhân.
7) Tùy theo sự tăng thêm vốn và tăng thêm số lượng công nhân của quốc gia, mà tăng thêm số lượng nhà máy, công xưởng, đường sắt, tàu bè của quốc gia, trồng trọt hết những ruộng đất còn bỏ hóa, cải tiến việc trồng trọt những ruộng đất đã trồng trọt.
8) Đối với tất cả các trẻ em, khi không cần đến sự chăm sóc của người mẹ nữa thì đưa các em vào giáo dục trong các cơ quan nhà nước và bằng sự đài thọ của nhà nước. Kết hợp việc giáo dục với lao động trong công xưởng.
9) Xây dựng những cung lớn trong những khu đất của nhà nước để làm chỗ ở chung cho các công xã công dân làm công nghiệp, nông nghiệp, kết hợp các mặt tốt của lối sống thành thị và lối sống nông thôn nhưng tránh tình trạng một chiều và thiếu sót của hai lối sống đó.
10) Phá bỏ tất cả những nhà ở và khu nhà ở không hợp vệ sinh và có chất lượng xây dựng kém ở thành thị.
11) Con trong và ngoài giá thú đều có quyền kế thừa tài sản như nhau.
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 73
12) Tập trung toàn bộ công việc vận tải vào trong tay nhà nước. Cố nhiên không thể thi hành tất cả các biện pháp đó ngay trong một đợt, nhưng biện pháp này sẽ dẫn đến biện pháp khác. Chỉ cần tiến hành một cuộc tấn công triệt để đầu tiên vào chế độ tư hữu, là giai cấp vô sản sẽ ngày càng phải đi xa hơn nữa, ngày càng tập trung trong tay nhà nước toàn bộ tư bản, toàn bộ nông nghiệp, toàn bộ công nghiệp, toàn bộ vận tải và toàn bộ sự trao đổi. Tất cả các biện pháp kể trên sẽ dẫn đến chỗ đó. Mức độ thực hiện các biện pháp đó cũng như mức độ tập trung do các biện pháp đó đưa lại sẽ tăng lên đúng như mức độ các lực lượng sản xuất trong nước sẽ tăng lên nhờ lao động của giai cấp vô sản. Cuối cùng, khi toàn bộ tư bản, toàn bộ sản xuất, toàn bộ việc trao đổi đã tập trung vào trong tay nhà nước thì chế độ tư hữu sẽ tự nó tiêu vong, tiền tệ sẽ trở thành thừa, sản xuất sẽ tăng lên với mức độ như thế và con người sẽ thay đổi đến mức tất cả những hình thức cuối cùng của quan hệ xã hội cũ có thể biến mất đi.
Câu hỏi thứ 19: Cuộc cách mạng đó có thể xảy ra trong riêng một nước nào đó không?
Trả lời: Không. Đại công nghiệp do đã tạo nên thị trường thế giới nên đã nối liền tất cả các dân tộc trên trái đất lại với nhau, nhất là các dân tộc văn minh, khiến cho mỗi một dân tộc đều phụ thuộc vào tình hình xảy ra ở dân tộc khác. Sau nữa, đại công nghiệp đã san bằng sự phát triển xã hội ở trong tất cả các nước văn minh, khiến cho ở khắp nơi, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã trở thành hai giai cấp có tác dụng quyết định trong xã hội và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đó đã trở thành cuộc đấu tranh chủ yếu của thời đại chúng ta. Vì vậy, cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa không những sẽ có tính chất dân tộc mà sẽ đồng thời xảy ra ở trong tất cả các nước văn minh, tức là ít nhất, ở Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Trong mỗi một nước đó, cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ phát triển nhanh hay chậm, là tùy ở chỗ nước nào trong những nước đó có công nghiệp phát triển hơn, tích lũy được nhiều của cải hơn và có nhiều lực lượng sản xuất hơn. Cho nên ở Đức,
74 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ thực hiện chậm hơn và khó khăn hơn, còn ở Anh thì nhanh hơn và dễ dàng hơn. Cách mạng cộng sản chủ nghĩa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác trên thế giới, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn và thúc đẩy cực kỳ nhanh chóng tiến trình phát triển trước kia của các nước đó. Nó là một cuộc cách mạng có tính chất toàn thế giới và vì vậy nó sẽ có một vũ đài toàn thế giới.
Câu hỏi thứ 20: Xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu thì sẽ đưa lại những kết quả gì?
Trả lời: Sẽ đưa lại những kết quả như sau: xã hội sẽ tước khỏi tay bọn tư bản tư nhân việc sử dụng tất cả mọi lực lượng sản xuất và mọi phương tiện giao dịch cũng như việc trao đổi và phân phối sản phẩm; xã hội sẽ quản lý tất cả những việc đó căn cứ theo kế hoạch đặt ra, căn cứ vào các nguồn lực lượng hiện có và vào nhu cầu của toàn xã hội; do đó mà tất cả những hậu quả tai hại gắn liền với chế độ quản lý đại công nghiệp hiện nay sẽ bị thủ tiêu trước hết. Khủng hoảng sẽ chấm dứt; nền sản xuất mở rộng gây nên sản xuất thừa, trong chế độ xã hội hiện nay, và là nguyên nhân to lớn của nạn nghèo đói thì khi đó sẽ tỏ ra hoàn toàn không đủ nữa và cần phải có quy mô rộng lớn hơn rất nhiều. Số sản xuất thừa, hiện nay vượt quá những nhu cầu cấp thiết nhất của xã hội, sau này sẽ không còn gây ra cảnh nghèo đói, mà sẽ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sẽ làm nảy sinh những nhu cầu mới, đồng thời sẽ tạo nên những phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu mới đó. Nó sẽ là điều kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa và nó sẽ thực hiện được sự tiến bộ đó mà không làm cho toàn bộ chế độ xã hội bị rối loạn từng thời kỳ một như trước kia nữa. Đại công nghiệp, thoát khỏi xiềng xích của chế độ tư hữu thì sẽ phát triển với những quy mô khiến cho đại công nghiệp hiện nay đem so sánh với đại công nghiệp ấy thì thật là nhỏ bé không đáng kể, giống như công trường thủ công so với đại công nghiệp của thời đại chúng ta vậy. Sự phát triển đó của công nghiệp sẽ làm cho xã hội có đủ sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Nông nghiệp cũng
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 75
vậy, - trong nông nghiệp, do xiềng xích của chế độ tư hữu, do tình trạng phân tán của ruộng đất, nên rất khó áp dụng những sự cải tiến và những thành tựu của khoa học hiện có, - rồi đây cũng sẽ bước vào giai đoạn hoàn toàn mới, giai đoạn phồn vinh và sẽ cung cấp hoàn toàn đầy đủ sản phẩm cho xã hội. Như vậy là xã hội sẽ sản xuất ra đầy đủ sản phẩm để tổ chức việc phân phối nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Do đó, tình trạng xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau, đối địch với nhau, sẽ trở nên thừa. Nhưng tình trạng đó không những trở nên thừa, mà thậm chí còn không thể tương dung được với chế độ xã hội mới nữa. Các giai cấp sở dĩ tồn tại là do có phân công lao động, nhưng hình thức phân công lao động hiện nay sẽ hoàn toàn mất hẳn, vì muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên đến mức độ cao nói trên, mà chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phụ trợ thì không đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó nữa. Giống như trong thế kỷ trước, người nông dân và người công nhân công trường thủ công, sau khi được thu hút vào đại công nghiệp, đã thay đổi toàn bộ lối sống của họ và bản thân họ đã trở thành những con người hoàn toàn khác hẳn; hiện nay cũng vậy, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại, sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới và sẽ tạo nên những con người mới đó. Những con người như hiện nay thì không thể tiến hành nền sản xuất mang tính chất xã hội được, vì mỗi một người đều bị phụ thuộc vào một ngành sản xuất nào đấy, bị cột chặt vào ngành sản xuất đó, bị ngành đó bóc lột, chỉ phát huy được một mặt của năng lực còn các mặt khác thì không phát huy được, vì chỉ biết có một ngành hay một bộ phận của ngành nào đấy trong toàn bộ nền sản xuất. Ngay nền công nghiệp hiện nay cũng ngày càng tỏ ra không thể sử dụng những con người như thế. Vậy thì nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất. Do đó, sự phân công lao động, hiện nay đã bị máy móc
76 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
phá hoại, hiện nay đang biến người này thành nông dân, người kia thành thợ đóng giày, người thứ ba thành công nhân công xưởng, người thứ tư thành tên đầu cơ ở thị trường chứng khoán, thì sau này sẽ hoàn toàn không còn nữa. Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở thích của bản thân họ. Do đó, công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo. Như vậy là một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, sẽ làm cho những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình. Đồng thời các giai cấp khác nhau, nhất định cũng sẽ không còn nữa. Do đó, một mặt, xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa sẽ không thể tương dung được với sự tiếp tục tồn tại của các giai cấp; mặt khác, bản thân sự xây dựng xã hội đó sẽ tạo nên phương tiện để thủ tiêu những sự khác nhau về giai cấp.
Vì vậy, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn cũng sẽ không còn. Cũng những con người ấy sẽ làm cả lao động nông nghiệp lẫn lao động công nghiệp, chứ không cần phải giao hai công việc đó cho hai giai cấp khác nhau. Đó là điều kiện tất yếu của sự liên hợp cộng sản chủ nghĩa, sự liên hợp ấy là do những nguyên nhân hoàn toàn vật chất đưa đến. Tình trạng phân tán của dân cư làm nghề nông ở nông thôn, bên cạnh sự tập trung của dân cư làm công nghiệp ở các thành thị lớn, chỉ thích hợp với trình độ phát triển còn thấp của nông nghiệp và công nghiệp, tình trạng đó cản trở mọi sự phát triển hơn nữa; điều này hiện nay người ta đã cảm thấy rất rõ.
Sự liên hợp chung tất cả mọi thành viên trong xã hội nhằm mục đích cùng nhau khai thác lực lượng sản xuất một cách có kế hoạch; sự phát triển của sản xuất tới mức có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi người; sự xóa bỏ tình trạng nhu cầu của số người này được thỏa mãn bằng cách hy sinh nhu cầu của số người khác; sự tiêu diệt hoàn toàn các giai cấp và những sự đối lập giữa các giai cấp
Phần thứ nhất: TRÍCH NỘI DUNG ... TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN 77
đó; sự phát triển toàn diện năng lực của tất cả mọi thành viên trong xã hội bằng cách xóa bỏ lối phân công cũ, tiến hành giáo dục về sản xuất, thay đổi các hình thức hoạt động, làm cho mọi người đều được hưởng những của cải do tất cả mọi người sản xuất ra và cuối cùng bằng cách hòa hợp thành thị với nông thôn - đó là những kết quả chủ yếu nhất của việc thủ tiêu chế độ tư hữu.
Câu hỏi thứ 21: Chế độ xã hội cộng sản sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến gia đình?
Trả lời: Quan hệ nam nữ sẽ trở thành một công việc hoàn toàn tư nhân, chỉ thuộc về những người hữu quan và xã hội không cần phải can thiệp vào. Điều đó có thể có được nhờ việc thủ tiêu chế độ tư hữu và nhờ công tác giáo dục của xã hội đối với thanh niên, kết quả là sẽ tiêu diệt được hai cơ sở của hôn nhân hiện tại gắn liền với chế độ tư hữu: vợ phụ thuộc vào chồng, con phụ thuộc vào cha mẹ. Đây cũng là một sự trả lời lại tiếng kêu la om sòm của những tên tiểu tư sản lên mặt đạo đức nói đến sự cộng thê của chủ nghĩa cộng sản. Cộng thê là một hiện tượng hoàn toàn thuộc về xã hội tư sản và hiện nay đang biểu hiện rất đầy đủ dưới hình thức mại dâm. Nhưng mại dâm là xây dựng trên chế độ tư hữu và sẽ mất đi cùng với chế độ tư hữu. Do đó, tổ chức cộng sản chủ nghĩa không những không đưa lại sự cộng thê mà trái lại còn tiêu diệt sự cộng thê.
Câu hỏi thứ 22: Tổ chức cộng sản sẽ có thái độ như thế nào đối với các dân tộc hiện đương tồn tại?
- Giữ lại.
Câu hỏi thứ 23: Nó sẽ có thái độ như thế nào đối với các tôn giáo hiện đương tồn tại?
- Giữ lại.
Câu hỏi thứ 24: Người cộng sản khác người xã hội chủ nghĩa ở chỗ nào?
Trả lời: Những người gọi là người xã hội chủ nghĩa, chia ra làm 3 loại.
78 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Loại thứ nhất gồm những người ủng hộ xã hội phong kiến và gia trưởng là xã hội đã bị tiêu diệt và càng ngày càng bị tiêu diệt bởi đại công nghiệp, bởi thương nghiệp thế giới và bởi xã hội tư sản do đại công nghiệp và thương nghiệp thế giới tạo nên. Căn cứ vào những tai họa của xã hội hiện tại, loại người này đi đến kết luận rằng: cần phải khôi phục lại xã hội phong kiến và gia trưởng, vì xã hội đó không có những tai họa như vậy. Tất cả những lời đề nghị của họ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đều nhằm mục đích đó. Người cộng sản bao giờ cũng kiên quyết đấu tranh với loại người xã hội chủ nghĩa phản động này, mặc dù loại này giả thông cảm với cảnh nghèo đói của giai cấp vô sản và khóc sướt mướt trước tình cảnh ấy. Bởi vì những người xã hội chủ nghĩa đó:
1) mong muốn những cái hoàn toàn không thể có được; 2) mưu đồ khôi phục lại nền thống trị của quý tộc, của thợ cả phường hội và của chủ công trường thủ công cùng một loạt bọn quân chủ chuyên chế hay phong kiến, bọn quan lại, bọn lính tráng và cha cố; họ muốn khôi phục lại một xã hội đã đành là sẽ không có những tệ xấu của xã hội hiện đại, nhưng ít nhất cũng sẽ mang đến những tai họa khác giống như vậy; hơn nữa sẽ không mở ra được những triển vọng nào khiến cho thông qua một tổ chức cộng sản chủ nghĩa mà giải phóng được công nhân bị áp bức; 3) luôn luôn để lộ tâm địa thật của họ ra, khi giai cấp vô sản trở thành một giai cấp cách mạng và cộng sản. Trong những lúc này, họ lập tức hợp nhất với giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản. Loại thứ hai gồm những người ủng hộ xã hội hiện nay; những tai họa do xã hội đó đẻ ra, buộc họ phải lo sợ cho sự tồn tại của xã hội đó. Do đó, họ muốn bảo vệ xã hội hiện tại, nhưng lại muốn xóa bỏ những tai họa do xã hội hiện tại gây ra. Muốn thế, một số người đề ra những biện pháp từ thiện giản đơn; một số khác thì đề ra những kế hoạch cải cách đồ sộ, viện cớ cải tổ lại xã hội, những kế hoạch này nhằm mục đích bảo vệ những cơ sở của xã hội hiện nay và do đó bảo vệ bản thân xã hội hiện nay. Người cộng sản cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chống những người xã hội chủ
"""