🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 8 (1973 - 1976) Ebooks Nhóm Zalo MS: 3K1 (V115) CTQG - 2015 2 4 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM VĂN CƯỜNG Ủy viên Hội đồng CAO ĐỨC HẢI Ủy viên Hội đồng TẠ ĐÌNH BẢNG Ủy viên Hội đồng NGUYỄN VĂN HÒA Ủy viên Hội đồng NGUYỄN THANH DƯƠNG Ủy viên Hội đồng ĐẶNG PHI VÂN Ủy viên Hội đồng MAI ĐÌNH ĐỊNH Ủy viên Hội đồng LÝ SEO DÌN Ủy viên Hội đồng ĐINH TIẾN QUÂN Ủy viên Hội đồng NGUYỄN HỮU THỂ Ủy viên Hội đồng HẦU A LỀNH Ủy viên Hội đồng HÀ THỊ NGA Ủy viên Hội đồng CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BẢN THẢO NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy SÙNG CHÚNG Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Bí thư Tỉnh ủy 5 BAN XÂY DỰNG BẢN THẢO CAO ĐỨC HẢI Trưởng ban ĐỖ TRƯỜNG SƠN Phó Trưởng ban Thường trực (hiệu đính) ĐỖ VĂN LƯỢC Phó trưởng ban NGUYỄN THỊ NGUYỀN Thư ký ĐẶNG PHI VÂN Thành viên LÝ SEO DÌN Thành viên LÝ THỊ VINH Thành viên TRẦN VĂN TỎ Thành viên VŨ HÙNG DŨNG Thành viên NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Thành viên ĐÀO DUY THẮNG Thành viên ĐỖ VIẾT LỢI Thành viên NGUYỄN VĂN NHÂN Thành viên ĐOÀN NGỌC TUYẾN Thành viên HOÀNG THỊ THANH THU Thành viên NGUYỄN THỊ MINH Thành viên NGUYỄN THÀNH NAM Thành viên PHẠM THÀNH LONG Thành viên NGUYỄN CAO SỸ Thành viên ĐÀO ANH TUẤN Thành viên NGUYỄN THỊ LOAN Thành viên (hiệu đính) 6 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thực hiện theo Kế hoạch số 71- KH/TU, ngày 22-12-2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc xây dựng Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV. Ban Xây dựng Bản thảo Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiến hành sưu tầm, xây dựng và xuất bản bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Đây là một bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị và giá trị khoa học, thực tiễn đánh dấu sự phát triển của Đảng bộ tỉnh Lào Cai gắn với quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng quê hương. Bộ sách giúp các nhà nghiên cứu, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tiếp cận nguồn thông tin, tư liệu mang tính hệ thống, toàn diện về văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đảng bộ cơ sở, lịch sử địa phương, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần giáo dục lịch sử địa phương trong các trường phổ thông, các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các chi bộ, đảng bộ; thấy rõ sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và toàn diện trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua các giai đoạn cách mạng, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Cuốn sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 8 (1973-1976) tập hợp các Văn kiện do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1973 đến năm 1976 và được sắp xếp theo thời gian ban hành. 7 Do cuốn sách bao gồm các văn kiện được in rônêo, đánh máy hoặc viết tay, nên trong các trường hợp chữ mờ, chữ không có dấu, chúng tôi giữ nguyên như bản gốc. Ngoài ra, trong sách còn có một số danh từ, tên gọi, địa danh, tên riêng,... chúng tôi chưa có điều kiện thẩm định. Vì vậy, mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên tập nhưng chắc rằng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách đến với các đồng chí và các bạn. Tháng 7 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 8 LỜI GIỚI THIỆU Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 8 (1973-1976) phản ánh sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai với nhiều sự kiện chính trị trọng đại diễn ra trên đất nước và địa phương Lào Cai. Các văn kiện ở tập này cho thấy sự lãnh đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng bộ Lào Cai trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng hợp tác xã; xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị; lực lượng vũ trang; chi viện sức người, sức của cho miền Nam; chào mừng sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; chuẩn bị cho việc hợp nhất tỉnh Hoàng Liên Sơn. Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 8 (1973-1976) giữ vị trí quan trọng đặc biệt, phản ánh một thời đoạn lãnh đạo có tính bước ngoặt của toàn Đảng nói chung và của Đảng bộ Lào Cai nói riêng - thời đoạn kết thúc cuộc đấu tranh 30 năm bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám 1945; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 tập hợp các nghị quyết, chỉ thị, thông tri... gồm 83 tài liệu do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ tháng 1-1973 đến tháng 1-1976. Mặc dù Ban Xây dựng bản thảo văn kiện và Hội đồng Xuất bản đã hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 6 năm 2015 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN 9 10 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Số 13/NQ-TU, ngày 15-1-1973 Về phương hướng và các nhiệm vụ công tác năm 1973 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CHUNG TRONG TỈNH Trong năm 1972, mặc dù gặp những khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và những khó khăn do thời chiến gây nên, nhưng với tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành và vận dụng sinh động các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ vào hoàn cảnh địa phương của Tỉnh ủy và các cấp, các ngành, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trên các mặt công tác phong trào, mọi mặt đều có chuyển biến, đưa phong trào tỉnh ta tiếp tục phát triển tiến bộ. Những thắng lợi chủ yếu của năm qua là: Sản xuất tiếp tục tăng lên; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nói chung tiếp tục được củng cố; kinh tế - văn hóa ngày càng phát triển, đặc biệt là sản lượng lương thực đạt được mức cao chưa từng có và xây dựng cơ bản vượt mức kế hoạch, huy động sức người, sức của cho tiền tuyến và đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước ngày càng tăng, đời sống nhân dân được đảm bảo, có mặt được cải thiện; trật tự 11 an ninh nội địa, biên giới trong hoàn cảnh của thời chiến vẫn ổn định và vững vàng; cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng. Những thắng lợi trên đã tạo ra nhiều nhân tố mới, tạo ra khả năng, điều kiện và mở ra triển vọng thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ mới của năm 1973. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi đã giành được trên từng mặt công tác và tình hình phong trào trong tỉnh cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm, khuyết điểm, các tồn tại đáng chú ý là: sản xuất tăng nhưng phát triển chưa đồng đều, chưa cân đối toàn diện ở các vùng trên các mặt; cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển chưa mạnh, nghề rừng phát triển quá chậm, sản xuất công nghiệp và các ngành lưu thông, phân phối tài chính tiền tệ phục vụ nông nghiệp còn nhiều khâu yếu, chưa hướng các công tác xuống các cơ sở nông thôn; thủ công nghiệp chưa phát triển rộng, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tuy nói chung có được tiếp tục củng cố, nhưng còn yếu ở cơ sở nông thôn, nhất là ở vùng cao. Tình hình văn hóa - xã hội có phát triển nhưng nhiều mặt tiến bộ chậm, có mặt phát sinh, phát triển theo chiều hướng lạc hậu trở lại (ma chay, cưới xin, nghiện hút...). Một vài hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội nảy sinh (trộm cắp, cờ bạc, buôn lậu, tự tử, tự sát, giết người...). Tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở, nhất là nông thôn vùng cao, nhiều nơi còn yếu, do đó ở một số nơi chưa động viên được tốt phong trào quần chúng sâu rộng đi vào thực hiện đường lối, chính sách và các nhiệm vụ của cấp trên đưa xuống. Nguyên nhân của những tồn tại có nhiều, nhưng chủ yếu là do sự quán triệt và chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong các cấp, các ngành chuyển biến chưa đồng đều. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở mỗi cấp, mỗi ngành còn thiếu sót, biểu hiện thiếu cân đối, toàn diện, thiếu sâu sát, cụ thể. Nhất là trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuy có tiến bộ, 12 nhưng còn yếu trên nhiều khâu. Việc tiến hành ba cuộc cách mạng chưa được thực hiện một cách đồng thời, gắn bó với nhau và nói chung chưa thực sự được đẩy mạnh. Đối với phong trào nông thôn vùng cao còn bị xem nhẹ việc củng cố các tổ chức, cơ sở, củng cố quan hệ sản xuất mới và tư tưởng - văn hóa, công tác quản lý kinh tế - tài chính, công tác phát động quần chúng, công tác thi đua, công tác chỉ đạo trọng điểm, xây dựng điển hình chưa được chú trọng đúng mức. Trước tình hình nhiệm vụ mới năm 1973 của cách mạng cả nước, trước âm mưu ngoan cố, lật lọng của đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ dã tâm Việt Nam hóa chiến tranh và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nâng cao cảnh giác, tiếp tục sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh sản xuất và mọi mặt hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 220 của Bộ Chính trị, nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Căn cứ vào tình hình trong tỉnh và tình hình nhiệm vụ cách mạng của cả nước như trên, trong năm 1973 chúng ta cần ra sức phát huy thắng lợi, kiên quyết khắc phục các khó khăn, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm tồn tại, quán triệt sâu sắc hơn nữa đường lối chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc của Đảng lần thứ 19, 20 và các nghị quyết khác của Bộ Chính trị, tiếp tục thực hiện các phương hướng đã đề ra trong Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy, trước mắt đẩy mạnh mọi mặt công tác theo tinh thần Nghị quyết 220 của Bộ Chính trị, đưa phong trào toàn tỉnh tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc và toàn diện hơn nữa. Vì vậy, phương hướng và nhiệm vụ chung của toàn tỉnh trong năm 1973 phải tập trung thực hiện là: Tiếp tục tiến hành đồng thời và gắn liền nội dung ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng - văn hóa), lấy cách mạng kỹ thuật làm then chốt, ra sức củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và tiếp tục nâng cao cảnh giác cách mạng, 13 ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, tích cực củng cố cơ sở về mọi mặt, nhất là cơ sở nông thôn vùng cao, củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu, trị an - quốc phòng, bảo đảm tốt an ninh trật tự nội địa, biên giới. Trên cơ sở làm tốt những công tác đó, ra sức đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa, thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1973 theo thời chiến, tập trung phát triển nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ trung tâm và phát triển mạnh mẽ giao thông vận tải là nhiệm vụ đột xuất số 1 hiện nay; đồng thời đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và các ngành khác đóng góp ngày càng nhiều sức người, sức của đối với Tổ quốc và cải thiện một bước đời sống nhân dân. Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG TỪNG MẶT CÔNG TÁC Dựa vào phương hướng và các nhiệm vụ chung như trên, phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu chủ yếu trong từng mặt phải thực hiện như sau: I. CỦNG CỐ QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1973 Nhiệm vụ về củng cố quan hệ sản xuất, phát triển sản xuất và kế hoạch nhà nước năm 1973 của tỉnh ta là: Tích cực củng cố phong trào hợp tác hóa đối với các thành phần sản xuất nhỏ, tiếp tục xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế quốc doanh, đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, tiết kiệm, ra sức cải tiến 14 quản lý kinh tế, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - tài chính, văn hóa - xã hội. Trên cơ sở đó, tận lực phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiếp tục phát triển lương thực, thực phẩm với mức cố gắng cao nhất, phát triển mạnh mẽ nghề rừng, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi, đồng thời tập trung đẩy mạnh giao thông, vận tải, phát triển sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản, đặc biệt chú ý sản xuất công nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp và hàng tiêu dùng, nhằm đảm bảo tốt sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, đảm bảo bồi dưỡng sức dân và cải thiện một bước đời sống nhân dân và tích cực chuẩn bị điều kiện để phát triển kinh tế - văn hóa sau chiến tranh. Mục tiêu phấn đấu của cả năm 1973 là: - Sản lượng lương thực quy thóc: 58.000 tấn. Huy động lương thực vào Nhà nước: 6.100 tấn quy thóc. Về chăn nuôi: 38.000 con trâu, 7.600 con bò, 22.100 con ngựa, 102.000 con lợn... và thu mua 270 tấn trâu, bò hơi, trên 1.000 tấn lợn hơi, về nghề rừng: trồng 1.100 ha, khoanh nuôi rừng 3 vạn hécta...; - Giá trị sản lượng công nghiệp địa phương: 15 triệu đồng; - Đầu tư xây dựng cơ bản: 9 triệu đồng; - Giá trị thu mua hàng nông sản thực phẩm: 4,4 triệu đồng. Giao nộp hàng cho Trung ương và thu mua hàng cho xuất khẩu: 3,15 triệu đồng. Để giành thắng lợi đối với nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu trên, trong từng mặt cần phấn đấu theo phương hướng và các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 1. Về nông - lâm nghiệp Trên cơ sở tổng kết tốt việc thực hiện cuộc vận động trong nông thôn và thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương trong mấy năm qua, tập trung mọi cố gắng củng cố phong trào hợp tác hóa, xây 15 dựng và phát triển các nông - lâm trường quốc doanh, các trạm trại kỹ thuật, nhằm tiếp tục phấn đấu phát triển cây lương thực là trọng tâm, đồng thời ra sức phát triển nghề rừng, tích cực phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện đưa nghề rừng và chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp. Trong sản xuất, phải theo hướng làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa, tiến mạnh hơn nữa vào thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, đồng thời khai hoang thêm diện tích ở nơi còn điều kiện. Còn việc coi trọng đối với lúa, ngô, cần quan tâm và tập trung phát triển mạnh mẽ hơn nữa các cây, con theo vùng đã xác định, trong các vùng sản xuất chuyên canh một cách ổn định và có sản phẩm hàng hóa tăng lên (chú ý vùng đậu tương, chuối, dứa, hạt rau giống, khoai tây giống, dược liệu, thảo quả, sắn, lúa, mì...). Đối với vùng rau xung quanh 2 thị xã Lào Cai, Cam Đường cần phát triển mạnh hơn; có thể mở rộng thêm diện tích trồng rau ở xã Vạn Hòa thuộc thị xã Lào Cai. Để đảm bảo tăng năng suất, tăng vụ, phải hết sức chú trọng việc xây dựng thêm các cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các hợp tác xã, phải tích cực đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, tiếp tục làm tốt công tác thủy lợi, công tác phòng, chống lũ lụt, hạn hán, phát triển sâu rộng đối với công tác giống, phân, đảm bảo thời vụ, phòng trừ sâu bệnh... Trong thâm canh đi đôi với coi trọng lúa, cần chú ý đối với cả các cây trồng khác; trước mắt là đối với cây ngô, đậu tương phải được nghiên cứu giải quyết các biện pháp để tăng năng suất, bằng cách các trạm trại nông nghiệp và các hợp tác xã ở Bắc Hà, Mường Khương cần đi sâu áp dụng kỹ thuật và rút kinh nghiệm, cần điều chỉnh lại một số trạm trại trong nông nghiệp, có thể giải thể một số cơ sở không có hiệu quả kinh tế và không có tác dụng nghiên cứu kỹ thuật (như một số trại thuốc...). Đối với nghề rừng, chủ yếu là tổ chức rộng khắp phong trào trồng cây gây rừng gắn liền với trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả dài ngày ở đất rừng khoanh nuôi, và bảo vệ rừng trong nhân dân, nhằm phấn đấu trồng mới 1.100 ha, khoanh nuôi rừng 16 3 vạn hécta. Muốn vậy, phải phát động quần chúng, gây thành phong trào trồng cây bảo vệ rừng, kiên quyết chấm dứt tệ chặt phá rừng bừa bãi, phải phát triển rộng các vườn ươm tại các cơ sở và đưa nghề rừng vào hợp tác xã quản lý kinh doanh, nhất là ở vùng vận động định canh, định cư phải khẩn trương tiến hành xây dựng, quy hoạch cụ thể về rừng cho các vùng, phải xác định rõ cơ cấu các loại cây ở từng nơi, từng vùng cho sát hợp. Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, cần phát triển mạnh cả trong gia đình xã viên, nhân dân, hợp tác xã và các cơ sở chăn nuôi quốc doanh. Phải cẩn trọng đối với việc phát triển đàn trâu và ngựa, đồng thời phát triển mạnh bò, lợn, dê, cá, ong. Đối với lợn, đưa tốc độ phát triển tăng mạnh hơn nữa (tăng khoảng 27% so với năm 1972). Phải tập trung giải quyết tốt giống gia súc, hình thành rõ rệt vùng giống lợn ở ba xã Quang Kim, Bản Vược, Bản Qua và nghiên cứu phát triển thêm cơ sở lợn giống trong địa phương, chú trọng giống lợn Mường Khương, đồng thời phát triển lợn lai kinh tế ở vùng xung quanh hai thị xã. Đi đôi với vấn đề giống, cần đẩy mạnh việc gieo trồng, chế biến thức ăn cho lợn, gà, đồng cỏ cho trâu, bò và vận dụng thực hiện tốt các chính sách khuyến khích chăn nuôi (như việc cung cấp cám, giá cả đầu tư vốn...). Trại lợn của thương nghiệp ở Nam Cường cần củng cố và phát triển, đồng thời có thể xây dựng thêm một cơ sở chăn nuôi dự trữ gà, cá và mỗi huyện xây dựng một trại chăn nuôi vỗ béo lợn (khoảng 200 con). Nghiên cứu tạo cơ sở, điều kiện để phát triển đàn trâu sữa vùng Bảo Thắng (trọng điểm là nông trường Phú Xuân). Đối với bò cái do các nông trường chu chuyển đàn hoặc loại ra để thịt, cần được chọn lọc những con còn có thể nuôi được thì giao cho các cơ sở chăn nuôi của hợp tác xã chăn nuôi thêm. Đối với công tác củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông thôn, cần tiếp tục tiến hành mở cuộc vận động củng cố hợp tác xã gắn liền với vận động định canh, định cư xác định phương hướng và lập quy hoạch cụ thể cho sản xuất của từng hợp 17 tác xã, thực hiện tốt nội dung cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn. Trên cơ sở đó, củng cố vững chắc các hợp tác xã đã có và xây dựng lại các hợp tác xã bị tan vỡ (kể cả hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, mua bán, tín dụng, và chú ý những xã không còn hợp tác xã hiện nay), đưa đại bộ phận hợp tác xã ở vùng thấp và số hợp tác xã toàn tỉnh chiếm khoảng 80%. Đối với các nông trường quốc doanh lấy củng cố, tăng cường thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật là chính, đồng thời tiếp tục xây dựng và đi vào làm ăn, quản lý tốt để đẩy mạnh sản xuất. 2. Về giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản Trong công tác giao thông, vận tải, bưu điện hướng chủ yếu là phát động phong trào nhân dân phát triển giao thông vận tải nông thôn, đẩy mạnh thi công các đoạn đường ôtô đang làm dở (Mường Khương - Pha Long, Bắc Hà - Si Ma Cai, Lán Tây - Bắc Hà, Lán Tây - Phố Lu...), chuẩn bị tiến hành nâng cấp đường Lào Cai - Bát Xát - Mường Hum, đồng thời làm tốt công tác bảo dưỡng cầu đường đã có, củng cố và nâng cao chất lượng, công tác bưu vụ, điện báo, điện tín, phát hành báo chí. Trên cơ sở đó, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt bất kỳ tình huống nào. Về vận tải phải tập trung phương tiện sẵn có, phát triển phương tiện thô sơ, cải tiến làm tốt công tác quản lý và điều hòa, tranh thủ thời gian vận chuyển nhanh, đảm bảo tốt khối lượng hàng hóa và hành khách ngày càng lớn. Trong sản xuất công nghiệp, lấy việc củng cố, tăng cường các cơ sở đã có là chính, do đó cần xác định rõ phương hướng và nhiệm vụ sản xuất ở từng xí nghiệp. Qua đó điều chỉnh, củng cố, bổ sung trang thiết bị... và hướng các cơ sở đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt hơn nữa các yêu cầu của nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ đời sống nhân dân. Về cơ khí cần chuyển hướng mạnh 18 nhiệm vụ sản xuất, lấy sửa chữa làm chính, đồng thời có phần sản xuất chế tạo, nhất là phải tập trung lực lượng để trong một thời gian nhất định, sửa chữa và hướng dẫn quản lý tốt các điểm cơ khí nhỏ trong nông thôn. Cần tập trung vào việc củng cố, phát triển thủ công nghiệp, nhất là các huyện và trong nông thôn. Cần phân công tốt hơn việc sản xuất các mặt hàng giữa công nghiệp quốc doanh và thủ công nghiệp, làm cho thủ công nghiệp phát triển, phục vụ tốt nông nghiệp và đời sống nhân dân. Những cơ sở mới cần xây dựng thêm thì phải khảo sát, thiết kế chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi xây dựng. Trong xây dựng cơ bản, cần tập trung vốn và chỉ đạo thi công dứt điểm các công trình trọng điểm trong nông nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải, đồng thời có sự chú ý đến các công trình văn hóa - xã hội, phúc lợi tập thể (như trường học, bệnh viện, nhà ở). Cần đẩy mạnh công tác khảo sát thiết kế các công trình chuẩn bị xây dựng mới, đồng thời phát triển mạnh hơn nữa việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, sỏi, gỗ...) kể cả trong quốc doanh, hợp tác xã và nhân dân nông thôn. Để đảm bảo kịp thời và nhanh chóng cho việc xây dựng các công trình, cần từng bước tiêu chuẩn hóa và định hình hóa việc thiết kế và thi công. 3. Về tài chính - thương nghiệp Cần phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của các ngành lưu thông, phân phối, tăng cường bám vùng, bám cây, bám con, chuyển mạnh hoạt động xuống cơ sở, kịp thời cung cấp nguyên vật liệu, công cụ, đầu tư vốn và đi sát giúp đỡ các cơ sở tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, thực hiện tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, chống tham ô, lãng phí. Phải tích cực thu các loại thuế, nhất là ở cấp huyện và cơ sở. Cần tích cực giáo dục, vận động nhân dân làm tốt nghĩa vụ đóng góp và bán nông - lâm sản phẩm, thực hiện cho Nhà nước. Tích cực xây dựng, củng cố các hợp tác xã mua bán, tín dụng, tăng 19 cường củng cố đội ngũ cán bộ, nhân viên thu mua và bán hàng để làm tốt công tác mua vào, bán ra, phục vụ tốt sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và đời sống nhân dân. Nghiên cứu quy định một số vùng cao có thể làm nghĩa vụ bán lợn cho Nhà nước bằng lợn con làm giống để phù hợp với vùng cao hơn. Cần củng cố và phát triển các kho tàng, bảo quản tốt hàng hóa, tài sản vật tư của nhà nước, tích cực cải tiến phương thức mua vào, bán ra và củng cố, phát triển mạng lưới các cửa hàng và quầy hàng. Về mặt thị trường và giá cả, cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa và phải quản lý từ gốc, đồng thời phải kịp thời nghiên cứu vận dụng các giá cả sát với tình hình điều kiện địa phương, nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, nhất là đối với các mặt hàng nông, lâm, đặc sản, thực phẩm, hàng thủ công nghiệp. 4. Về văn hóa - xã hội Hướng chủ yếu của các hoạt động thông tin - văn hóa, văn nghệ, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, bảo vệ bà mẹ trẻ em,... đều phải tập trung giám sát và phục vụ nhạy bén, kịp thời. Phải đi sâu xuống cơ sở và tích cực củng cố cơ sở, đưa cơ sở của mỗi ngành tiến lên hoạt động mạnh mẽ, đồng đều. Trong công tác thông tin văn hóa, văn nghệ, báo chí, truyền thông, cần chú ý làm tốt việc tuyên truyền phổ biến tin chiến thắng một cách kịp thời và sâu rộng, thường xuyên, liên tục tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, tuyên truyền nhiệm vụ công tác trong tỉnh, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nếp sống mới vệ sinh, tiết kiệm, tích cực cải tạo phong tục tập quán lạc hậu có hại cho sản xuất và đời sống một cách có trọng tâm, trọng điểm. Đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, xây dựng những mặt tốt, cần tích cực phê phán, đả phá những tệ tục, những thói hư, lười biếng, tham ô, lãng phí, ăn cắp của công,.. cần nghiên cứu có những hình thức tuyên truyền, cổ động giáo dục phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. 20 Đối với các cơ sở thông tin, văn hóa, cần được củng cố, phát triển tốt hơn và nghiên cứu tổ chức các đội thông tin tuyên truyền lưu động của tỉnh và các huyện. Trong công tác giáo dục, cần ra sức củng cố phong trào học tập văn hóa trong nông thôn, nhất là vùng cao, đưa phong trào ở cơ sở phát triển mạnh mẽ và đều khắp. Trong các trường lớp, phải lấy việc tổ chức thi đua học tập tiên tiến, thi đua 2 tốt làm phương thức đẩy mạnh chất lượng, học tập. Trong học tập cần tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng gắn chặt học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất, và cần nghiên cứu vận dụng các nội dung hình thức học tập cho phù hợp hơn đối với các trường lớp trong nông thôn và các dân tộc. Trên cơ sở đó, động viên nhiều con em các dân tộc địa phương đi học ở các cấp học và làm tốt công tác bổ túc văn hóa, thanh toán nạn mù chữ trở lại đối với người lớn. Đối với Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa, cần được tăng cường củng cố và phát triển, giao nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể cho trường này phát triển lâu dài, theo đúng mục đích, ý nghĩa của trường. Về mặt bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân, cần đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh ở cơ sở giáo dục, nâng cao ý thức phục vụ, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên ngành y tế để phục vụ tốt hơn việc khám và chữa bệnh ở các bệnh viện, bệnh xá, trạm xá. Tích cực khai thác và chế biến dược liệu địa phương, đẩy mạnh chữa bệnh kết hợp giữa tây y - đông y. Trong công tác thể dục thể thao, tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào mạnh mẽ trong khu vực thị xã, thị trấn đồng thời chú trọng khu vực nông thôn, khai thác và tập luyện các môn thể dục thể thao dân tộc, kết hợp vệ sinh với thể thao quốc phòng. Đối với công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em cần tập trung đẩy mạnh một số khâu chủ yếu, như vận động sinh đẻ có kế hoạch ở các cơ quan, xí nghiệp trong khu vực thị xã, thị trấn, làm tốt việc nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt nhà trẻ trong các cơ quan, xí nghiệp và các hợp tác xã. 21 Trên đây là những nét chính đối với phương hướng và các nhiệm vụ chủ yếu của các mặt công tác về kinh tế - văn hóa, còn cụ thể thì trong Nghị quyết về nhiệm vụ kế hoạch nhà nước năm 1973 của tỉnh đã nêu rõ. Ngoài ra, có những vấn đề cũng đã được đề ra trong Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy về “Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa 3 năm 1971 - 1973’’ nay vẫn theo đó để thực hiện. II. CÔNG TÁC TRỊ AN - QUỐC PHÒNG, NÂNG CAO CẢNH GIÁC, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU Nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, làm tốt công tác phòng không, sơ tán, phát huy mạnh mẽ ý chí quyết chiến, quyết thắng, khí thế cách mạng tiến công, tăng cường thêm một bước công tác trị an - quốc phòng, cải tiến tổ chức chiến đấu, đảm bảo phòng tránh, đánh địch thắng lợi, chủ động, kịp thời phát hiện và kiên quyết đập tan mọi âm mưu, hành động gián điệp, biệt kích bắn phá, luận điệu chiến tranh, tâm lý của địch, trấn áp mọi hoạt động chống phá của bọn phản cách mạng cho phường, bảo vệ tốt trật tự an ninh nội địa, biên giới. Trước mắt cần tăng cường quản lý biên giới, giải quyết tốt số người Trung Quốc vượt biên sang ta, vấn đề mua bán trái phép ở khu vực biên giới, ngăn chặn chấm dứt tình trạng trộm cắp, cờ bạc, buôn lậu... xảy ra ở một số nơi. Làm tốt các đợt tuyển quân ở những nơi cơ sở yếu kém, nhằm thực hiện công bằng, hợp lý trong việc làm nghĩa vụ chống Mỹ, cứu nước trong nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa các phong trào bảo vệ trị an ở nông thôn, khu phố, xí nghiệp, cơ quan, xây dựng làng, xã chiến đấu. Các cơ quan quân sự, công an, kiểm sát, tòa án đi sâu hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình và phát huy hơn nữa tinh thần phối hợp, kết hợp, tinh thần hiệp đồng tác chiến với nhau, vận dụng đường lối, chính sách trong công tác trấn áp 22 địch, công tác xét xử, bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị một cách nhạy bén, kịp thời. III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG 1. Về chính quyền Cần phát huy hơn nữa vai trò, chức năng của chính quyền các cấp, đưa bộ máy chính quyền các cấp làm tốt việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện của chính quyền, cần tập trung hơn nữa vào công tác chỉ đạo về quản lý kinh tế, phát triển sản xuất và củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đồng thời chú ý công tác sẵn sàng chiến đấu, trật tự trị an và tổ chức đời sống nhân dân. Cần tập trung và phối hợp, kết hợp chặt chẽ và hướng các ngành chuyên môn của Nhà nước ở tỉnh, huyện, thị vào việc phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ công tác từng thời gian của Đảng và Chính phủ đề ra, nhất là chuyển hướng mạnh mẽ các hoạt động xuống cơ sở nông thôn vùng cao. Đối với chính quyền cấp cơ sở, phấn đấu đạt được 1/2 số cơ sở vào loại chính quyền giỏi toàn diện hoặc vào loại khá. Để làm tốt nhiệm vụ trên, các cấp cần tăng cường củng cố kiện toàn bộ máy Ủy ban hành chính, Hội đồng nhân dân và các ngành chuyên môn, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chính quyền giỏi toàn diện ở cơ sở, tăng cường bồi dưỡng về tư tưởng, quan điểm, lập trường, về trình độ năng lực công tác, lề lối làm việc, thực hiện chế độ công tác có nền nếp. 2. Về công tác các đoàn thể quần chúng Bám chắc vào phương hướng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy đề ra, xác định rõ trách nhiệm và giáo dục, động viên quần chúng giới 23 mình nêu cao tinh thần tự giác, xung phong gương mẫu thực hiện, coi công tác chỉ đạo bồi dưỡng xây dựng cơ sở của giới mình là công tác trọng tâm để tạo ra sự chuyển biến mới về hành động cách mạng mạnh mẽ, thiết thực, gây thành phong trào sôi nổi, nhất là nông thôn. Đối với thanh niên: Phải tăng cường giáo dục, vận động đoàn viên và thanh niên làm đầu, xung kích và làm lực lượng chủ yếu tiến công vào thực hiện ba cuộc cách mạng, tiến mạnh vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật trong nông nghiệp, qua đó mà rèn luyện, bồi dưỡng cho đội ngũ thanh niên về lập trường, tư tưởng, đạo đức, phẩm chất cách mạng, tạo ra lực lượng lao động có kỹ thuật, có năng suất cao và làm tốt công tác tòng quân. Đối với công đoàn: Phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức trách nhiệm cho công nhân, viên chức, không ngừng cải tiến kỹ thuật, cải tiến công tác, nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác, tích cực tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế và thực hiện dân chủ, xây dựng kế hoạch bầu cử cơ sở luôn phát huy được mọi tiềm lực lao động của công nhân, viên chức để thực hiện vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1973 và tổ chức phục vụ tốt cho nông nghiệp và tổ chức tốt đời sống thời chiến. Đối với phụ nữ: Phải làm cho chị em quán triệt tình hình, nhiệm vụ mới, phát huy hơn nữa phong trào ba đảm đang, vận động mọi chị em hăng say lao động, học tập và mạnh dạn áp dụng kỹ thuật, tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã, xí nghiệp, cơ quan và làm tốt công tác động viên chồng con đi đánh Mỹ, thực hiện tốt công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em, công tác nhà trẻ và chính sách hậu phương. Đối với Mặt trận Tổ quốc: Phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phát huy truyền thống đoàn kết để lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu cho các tầng lớp nhân dân, động viên mọi người thực hiện tốt chính sách, pháp luật, củng cố và phát triển phong trào phụ lão, vận động các cụ đóng vai trò mẫu mực trong 24 công tác trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, cải tạo phong tục tập quán xấu, động viên con cháu sản xuất giỏi và tòng quân tốt... IV. XÂY DỰNG ĐẢNG, CÔNG TÁC TỔ CHỨC - CÁN BỘ 1. Về mặt tư tưởng Trước tình hình cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi công tác chính trị, tư tưởng phải được tăng cường và được chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa trong các cấp, các ngành. Công tác chính trị, tư tưởng cần được đẩy mạnh hơn nữa trong cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và tập trung vào việc Chỉ thị số 192 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong đại hội đảng các cấp lần này, các đảng bộ cần kiểm điểm đánh giá tình hình tư tưởng và công tác chính trị, tư tưởng và trên cơ sở bám sát, xoay quanh tình hình và nhiệm vụ mới, nhiệm vụ chính trị của tỉnh mà đề ra nhiệm vụ kế hoạch công tác tư tưởng cho sát hợp và cụ thể với từng đối tượng đảng viên và quần chúng. Phải kiện toàn thêm một bước bộ máy tuyên giáo các cấp, nhất là ở các đảng bộ và chi bộ cơ sở. Phải tổ chức bồi dưỡng quản lý tốt lực lượng giảng viên, báo cáo viên để đưa công tác tuyên truyền, huấn luyện đường lối, chính sách của Đảng, bồi dưỡng giáo dục về quản lý kinh tế - tài chính được sâu rộng hơn nữa, nhất là đi sâu xuống nông thôn vùng cao, biên giới. Phải tập trung và phối hợp, kết hợp chặt chẽ mọi hoạt động về tư tưởng và văn hóa, nhằm động viên giáo dục quần chúng nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục làm tốt công tác phòng không, sơ tán, xây dựng, củng cố tư tưởng kiên trì và đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, chống tư tưởng chủ quan, ảo tưởng, đề phòng tư tưởng hòa bình nghỉ ngơi, nhằm động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng tổ chức tốt sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, hoàn thành vượt mức và toàn diện kế hoạch nhà nước năm 1973. Tiếp tục giáo 25 dục ý thức cần kiệm, chi viện đầy đủ, kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến, trên tinh thần tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đây, công tác chính trị, tư tưởng phải được tiếp tục bồi dưỡng và phát huy tinh thần tự lực tự cường, tinh thần cách mạng tiến công nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, đi sâu, đi sát cơ sở, đi đôi với việc xây dựng những tư tưởng trên, cần gắn liền với việc đấu tranh, giải quyết những hiện tượng, tư tưởng hữu khuynh, bảo thủ, sợ hy sinh trong chiến đấu, sợ gian khổ, khó khăn không đi sâu đi sát cơ sở, và các biểu hiện của tác phong quan liêu, mệnh lệnh,... 2. Về mặt tổ chức Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, tập trung vào việc thực hiện Chỉ thị 192 của Ban Bí thư Trung ương Đảng theo kế hoạch Tỉnh ủy đề ra trong năm 1973, đồng thời tiếp tục củng cố, xây dựng các cán bộ, làm cho các đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò và làm đúng chức năng lãnh đạo của mình, nhất là các đảng bộ cơ sở. Hoàn thành việc tổng kết đợt phát triển đảng viên Lớp Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa công tác phát triển Đảng thường xuyên, có sự lãnh đạo chặt chẽ và đẩy mạnh công tác phát triển Đảng. Tổng kết cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên trong hai năm (nội dung 1 và 2). Tổng kết cuộc vận động bảo vệ Đảng; ra sức tăng cường và cải tiến chế độ quản lý cán bộ, đảng viên ở cơ sở đi vào nền nếp. Tổ chức tốt Đại hội các cấp và tiến hành Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 6, trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đi đôi với việc sắp xếp, bố trí hợp lý tổ chức, bộ máy cán bộ và chú ý quản lý và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ cho các tổ chức hiện nay còn thiếu, yếu, chú trọng các cơ quan kinh tế, các ngành chuyên chính, các ban và văn phòng các cấp ủy, đưa công 26 tác quản lý đội ngũ cán bộ đi vào chặt chẽ, thành nền nếp thường xuyên và tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, từng bước nâng cao trình độ về chuẩn hóa cán bộ. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ dự bị cho các cấp cơ sở, huyện, thị và các ngành chính. Có kế hoạch chủ động chuẩn bị lực lượng cán bộ cho các yêu cầu mới. Xây dựng, củng cố các hệ thống trường, sở, bồi dưỡng, giáo dục về lý luận chính trị, về quản lý kinh tế, nghiệp vụ khoa học kỹ thuật cho cán bộ. Tổ chức mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tổ chức, kiểm tra. 3. Về công tác kiểm tra Trước mắt cần khẩn trương hoàn thành tổng kết đợt thí điểm của tình hình thực hiện Chỉ thị 192 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở 5 cơ sở (3 nông thôn, 2 cơ quan, xí nghiệp). Trên cơ sở đó có kế hoạch và tổ chức mở rộng làm còn một huyện (huyện Mường Khương). Các huyện, thị khác mỗi nơi làm 2 - 3 cơ sở thí điểm; một số đảng ủy các ngành ở tỉnh làm một số cơ sở thí điểm, và chuẩn bị cho việc triển khai rộng trong toàn tỉnh năm 1974. Công tác cần tập trung năm 1973 là thực hiện Chỉ thị 192 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Những nơi tiến hành Chỉ thị này phải lấy đó làm công tác trọng tâm. Đối với các mặt công tác khác, nên kiểm tra giữ gìn kỷ luật, xử lý kỷ luật, giải quyết thư tố cáo đảng viên, khiếu nại của đảng viên cũng phải được coi trọng, việc giải quyết trước mắt là giải quyết tốt các vụ còn tồn đọng hiện nay. Cần xây dựng nền nếp công tác kiểm tra của Đảng ở các cấp, nhất là cấp huyện. 4. Về công tác lịch sử dân tộc Hoàn thành tốt việc tổng kết thực hiện chính sách dân tộc, trên cơ sở đó làm quán triệt hơn nữa công tác dân tộc vào các lĩnh vực công tác của các ngành, các cấp (trong quý I-1973). 27 Khẩn trương tiến hành và hoàn thành căn bản vào cuối năm 1973 về việc tổng kết công tác tiễu phỉ trong việc nghiên cứu, đúc kết lịch sử của Đảng bộ tỉnh ta. Phần thứ ba MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỚN ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 1973 Để đảm bảo thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ năm 1973, các cấp, các ngành cần tiến hành tốt mấy biện pháp lớn có tính chất bao trùm trên tất cả các nhiệm vụ khi tổ chức thực hiện như sau: 1. Hoàn thành tốt việc tổng kết các chuyên đề về thực hiện các nghị quyết lớn của Bộ Chính trị, Nghị quyết 19 của Trung ương về thực hiện chính sách dân tộc, về chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất thời Giônxơn, về công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, v.v. và kiểm điểm tốt việc thực hiện Nghị quyết 220 của Bộ Chính trị. Qua đó, tiếp tục quán triệt trong nhận thức và có kế hoạch ra sức phát huy thắng lợi, khai thác mọi khả năng, điều kiện, kiên quyết khắc phục khó khăn, sửa chữa thiếu sót, tồn tại để đưa các mặt công tác tiến bộ, tổ chức thực hiện tốt phương hướng và các nhiệm vụ năm 1973 của Tỉnh ủy đề ra. 2. Tiến hành các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng theo từng đợt liên tục, nhạy bén, đồng thời phát động phong trào quần chúng, tổ chức tốt phong trào thi đua đi vào thực hiện nội dung 3 cuộc cách mạng một cách mạnh mẽ trong khi tổ chức thực hiện một nhiệm vụ công tác. Trên cơ sở đó, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng thấy rõ tình hình, nhiệm vụ mới, thấm nhuần đường lối, chính sách của Đảng, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo trong các cấp, các ngành, động viên mọi người cống hiến tinh thần và sức lực vào việc thực hiện các nhiệm vụ công tác và kế hoạch nhà nước năm 1973. 28 3. Đẩy mạnh thực hiện nội dung 3 cuộc cách mạng một cách kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi lĩnh vực công tác, nhất là trong nông thôn và vùng cao. Tiếp tục thực hiện nội dung cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ trong nông thôn gắn liền với cuộc vận động định canh, định cư, củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp. Tiếp tục thực hiện các nội dung "một kết hợp năm hóa" trong củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế - văn hóa. Chú trọng xây dựng thêm các cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các hợp tác xã nông nghiệp, đồng thời sửa chữa, củng cố và phát huy tốt tác dụng các cơ sở cơ khí nhỏ, nhà kho, sân phơi, chuồng trại, máy móc. Phát động phong trào học tập văn hóa, chính trị, học tập quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhằm xây dựng con người mới có tư tưởng, lập trường, quan điểm vững vàng, có kiến thức quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn, hăng hái sản xuất và công tác. 4. Ra sức cải tiến và tăng cường chỉ đạo công tác quản lý kinh tế, cải tiến kỹ thuật, quản lý nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ, nguyên tắc, pháp luật của Nhà nước đã quy định. Trong hoàn cảnh thời chiến công tác quản lý kinh tế - tài chính, quản lý chế độ, chính sách càng phải được chặt chẽ, chống buông lỏng, tùy tiện. Do đó, cần kiên quyết thực hiện các chế độ trách nhiệm, chế độ hạch toán kinh tế, định mức lao động, vật tư, tiền vốn, giá thành, trả lương theo sản phẩm, hợp đồng kinh tế... trong tất cả các cơ sở, xí nghiệp, doanh nghiệp, trong các nông - lâm trường, v.v.. Kiên quyết chống tham ô, lãng phí, ăn cắp, móc ngoặc đối với tiền của, vật tư, hàng hóa của Nhà nước và hợp tác xã. 5. Trên cơ sở tiếp tục học tập tốt điều lệnh lao động thời chiến của Chính phủ, cần tiến hành một bước phân công lao động mới 29 trong công nghiệp và thực hiện chế độ ba khoán trong các hợp tác xã. Tổ chức tốt các đội chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, phân, giống, v.v. và ổn định tốt các đội sản xuất cố định trong hợp tác xã và trong nông - lâm trường quốc doanh, trang trại nhà nước. Huy động mạnh và vận dụng hơn nữa các lực lượng lao động sẵn có của địa phương, như huy động dân công, nghĩa vụ thời chiến, lao động xã hội chủ nghĩa vào các công trình xây dựng cơ bản và đảm bảo giao thông vận tải, sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra các huyện cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động tòng quân, đi nghĩa vụ quân sự, đi thanh niên xung phong, đi công nhân, đi học các lớp đào tạo dài hạn, v.v.. Xây dựng và củng cố, sử dụng tốt lực lượng thanh niên, xung phong, đưa đội thanh niên xung phong đủ 900 người. Trên cơ sở tính toán cân đối kỹ càng, nếu thiếu lao động, cần có kế hoạch xin bổ sung lao động ở miền xuôi lên để đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển nông - lâm trường, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản. Trong khu vực Nhà nước, cần tiếp tục điều chỉnh tốt lực lượng lao động giữa nơi thừa và nơi thiếu; tập trung chỉ đạo tốt khâu tăng năng suất lao động là chủ yếu, đồng thời chú ý thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động. 6. Tăng cường công tác kế hoạch hóa, công tác điều tra, nghiên cứu và công tác thống kê, thực hiện dân chủ hóa kế hoạch tốt hơn nữa từ tỉnh đến cơ sở. Kiện toàn tổ chức kế hoạch, thống kê trong tỉnh, nhất là ở cơ sở các ngành, các xí nghiệp, công, nông - lâm trường và hợp tác xã... Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý đo đạc ruộng đất, quy hoạch đất đai, khảo sát, thiết kế, nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài trong công tác phát triển kinh tế của tỉnh; cần điều tra, đo đạc, bổ sung, điều chỉnh diện tích đất ruộng, sử dụng các số liệu đã đo đạc vào việc thống kê nắm tình hình, kiểm tra đo đạc xác định diện tích đối với cả đất đồi thường sản xuất. Cần hoàn thành việc xây dựng quy hoạch cụ 30 thể và chính thức ban hành công bố các vùng sản xuất chuyên canh của tỉnh để các cấp, các ngành, địa phương theo đó thực hiện; đồng thời chỉ đạo theo dõi nắm tình hình theo vùng sản xuất, vùng kinh tế. Phải kiên quyết thực hiện việc quản lý ruộng đất và rừng theo đúng Nghị quyết số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt là việc sử dụng đất đai, nhất là đất ruộng vào các công trình xây dựng cơ bản mới được tuân theo chính sách phải có sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt; phải hết sức tránh lấy ruộng để xây dựng cơ bản. Đối với vấn đề sản xuất ngói lợp, mỗi trường hợp thực tế không sử dụng được đất đồi để làm ngói thử. Có thể dùng một diện tích vừa đủ (được 1 - 2 lần) ở đất ruộng, nhưng phải tìm diện tích canh tác khác bù lại và phải sử dụng theo cách lấy đất mới đến đâu thì sử dụng đến đấy, lấy đất xong phải san gạt lại thành ruộng để tiếp tục gieo cấy, trồng trọt, hoàn thành việc xây dựng quy hoạch các thị xã, tiến hành quy hoạch các thị trấn và một số làng bản nông thôn. 7. Tích cực xây dựng, củng cố cơ sở về mọi mặt, lấy việc xây dựng Đảng, củng cố các tổ chức ở cơ sở nông thôn là trọng tâm trong công tác tư tưởng và tổ chức, đồng thời kiện toàn một bước cho các huyện, tiến tới kiện toàn hoàn thiện các huyện, sao cho có kinh nghiệm qua làm thử của Trung ương. Trên cơ sở đó, làm cho các huyện phát huy vai trò, chức năng đầy đủ hơn nữa trong việc chỉ đạo cho cơ sở và làm cho cấp cơ sở đảm nhận được các nhiệm vụ công tác và đoàn kết động viên nhân dân quần chúng hăng hái thực hiện chủ trương, chính sách, kế hoạch cấp trên đề ra. Trong công tác củng cố cơ sở cần hết sức coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chủ chốt của mỗi tổ chức. 8. Tăng cường và ra sức cải tiến phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trên mọi công tác, phát huy tác phong làm việc có điều tra, 31 nghiên cứu, có trương trình kế hoạch cụ thể, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đi sâu đi sát cơ sở, chấp hành đúng chế độ báo cáo, chỉ thị, chống tác phong quan liêu, đại khái, hời hợt, tùy tiện. Cần phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền theo đúng tinh thần trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 19, 20 đã quy định. Trên cơ sở đó phân biệt rõ hơn những công việc giữa Đảng và chính quyền để tránh chồng chéo, bao biện hoặc ỷ lại, trông chờ, không ai chịu trách nhiệm. Tiếp tục duy trì và phát huy chế độ phụ trách huyện, cơ sở và vùng sản xuất, phụ trách các cây con cụ thể trong Tỉnh ủy và các huyện, thị ủy, trong Ủy ban hành chính tỉnh, huyện, thị đã phân công ngoài việc trực tiếp chỉ đạo cấp xã, các huyện, thị còn phải chỉ đạo nắm tình hình các hợp tác xã, trước hết là thường xuyên nắm chắc một số hợp tác xã điển hình cho từng vùng trong huyện, thị. Việc xây dựng điển hình và chỉ đạo trọng điểm phải được coi trọng hơn trước. Các cấp, các ngành đều phải có điểm chỉ đạo ở cơ sở. Cần củng cố hệ thống các điểm chỉ đạo của tỉnh, huyện đã có hiện nay, trên cơ sở đó tăng cường chỉ đạo, thường xuyên nắm tình hình, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm, phát huy mạnh cách chỉ đạo từ điểm ra diện, nhất là phát huy các điển hình tốt đã có hiện nay trong từng mặt công tác. Huyện, xã và cơ sở trọng điểm hiện nay của tỉnh chỉ đạo vẫn như cũ. Các ban, ngành xung quanh tỉnh cần tập trung sự theo dõi, hướng dẫn và giúp tỉnh chỉ đạo các nơi đó tốt hơn nữa. Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ một cách có hệ thống trong từng cấp, từng ngành, từng cơ sở đến tỉnh. Trước mắt cần hoàn thành việc bố trí, sắp xếp tổ chức chỉ đạo khu vực, tăng cường thêm cán bộ có khả năng xuống xã, hợp tác xã. Căn cứ vào Nghị quyết này các cấp, các ngành, các ban đảng, đoàn cần đề ra kế hoạch và những biện pháp thật cụ thể để tổ chức 32 thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy đã đề ra thuộc nhiệm vụ, chức năng của mình. Nghị quyết này được tổ chức, nghiên cứu toàn văn trong các cấp ủy trực thuộc, Tỉnh ủy, trong các ban, các đảng, đoàn và các đồng chí phụ trách các ngành ở tỉnh, các cán bộ thủ trưởng, phó phòng trở lên ở tỉnh, huyện, thị. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TRƯỜNG MINH Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 33 BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Số 24-BC/TU, ngày 18-1-1973 Tổng kết tình hình nông - lâm nghiệp 3 năm 1970 - 1972 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Trung ương Đảng và phương hướng, nhiệm vụ những năm tới Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (tháng 4-1970) về mặt xây dựng phát triển nông - lâm nghiệp Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương, kế hoạch, liên tục mở các đợt vận động trong nông thôn, thống nhất các cuộc vận động như: Vận động sản xuất, tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn, vận động định canh định cư kết hợp với hợp tác xã ở miền núi, v.v. thành một cuộc vận động chung, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ cấp ủy các cấp tỉnh. Huyện đã hình thành mạng lưới chỉ đạo riêng, phân công cấp ủy viên trực tiếp phụ trách các điểm để rút kinh nghiệm, đồng thời điều trên 300 cán bộ của các ngành xuống giúp cơ sở tiến hành cuộc vận động. Khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy đã tiếp tục tổ chức học tập và phổ biến trong toàn Đảng bộ và trong quần chúng nhân dân, đồng thời rà lại phương hướng sản xuất trong nông - lâm nghiệp, đề ra các biện pháp và vận dụng thực hiện cụ thể một số chính sách của Trung ương. Trên cơ sở đó tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 19 của Trung ương. 34 Qua ba năm thực hiện, tình hình sản xuất từ bình thường chuyển sang sản xuất thời chiến, lại trải qua năm 1971 gặp thiên tai lũ lụt lớn nhất chưa từng có. Trong quá trình đó sản xuất mọi mặt của tỉnh ta đã có nhiều mặt tiến bộ, đồng thời cũng còn những mặt yếu kém. Để tiếp tục đưa phong trào tỉnh ta tiến lên những bước mới, thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết lần thứ 19, 20 của Trung ương và chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VI của tỉnh Đảng bộ, trong Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh từ ngày 20 – 27-11-1973, đã kiểm điểm, tổng kết đánh giá những mặt kết quả đã đạt được, những tồn tại của phong trào, tìm ra nguyên nhân thuận lợi, tồn tại, thiếu sót, rút ra những kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tới trong nông - lâm nghiệp. Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA I. VỀ THẮNG LỢI VÀ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Hơn ba năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Trung ương Đảng, công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, tỉnh ta đã giành được những thắng lợi bước đầu tương đối toàn diện và to lớn. Trong sản xuất đã và ngày càng đi vào thâm canh, chuyên canh, cơ cấu cây trồng, con gia súc của từng vùng sản xuất được xác định ngày càng rõ, một số cây đang có chiều hướng phát triển đi lên, nghề rừng tuy phát triển chưa mạnh nhưng cũng đã tiến bộ hơn trước, tạo được cách làm phù hợp. Công tác xây dựng cơ bản trong các ngành nói chung, trong nông - lâm nghiệp nói riêng từng bước có tiến bộ. Hợp tác xã vùng thấp ngày càng ổn định, nhiều hợp tác xã thể hiện và phát huy được tính ưu việt của 35 lối làm ăn tập thể. Công tác quản lý của các nông trường, trạm trại có nhiều tiến bộ hơn trước. Đời sống nhân dân trong tỉnh được đảm bảo và có mặt được cải thiện hơn trước. Thắng lợi của ba năm qua, cộng với các kết quả đã đạt được trong quá trình hơn 10 năm xây dựng, phát triển nông - lâm nghiệp đối chiếu với tinh thần Nghị quyết 19 của Trung ương thì thấy có một số mặt đã làm được đúng và có kết quả. Những kết quả đó là: 1. Về lương thực Là một tỉnh vốn thiếu lương thực, sản xuất tự cấp tự túc cũng chưa đủ, nhiều vùng còn thiếu đói, vì sản xuất cây lương thực không phải là thế mạnh, do ruộng đất quá ít, đồi núi chiếm tuyệt đại bộ phận, xong vừa qua tỉnh đã có nhiều cố gắng tập trung giải quyết vấn đề lương thực theo hướng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích nơi có điều kiện. Kết quả đến năm 1972 đã đạt được mức tổng sản lượng lương thực quy thóc cao nhất so với từ trước đến nay, tức là đã đạt 54.040 tấn, vượt 27,2% so với năm 1969 và bằng gần gấp hai lần so với năm 1958 (so với năm 1958 tăng 26.616 tấn). Vùng thấp là vùng lúa hai vụ, phong trào thâm canh cây lúa ngày càng sâu rộng. Năm 1972 toàn vùng năng suất lúa cả năm bình quân đã đạt 5.649 kg/ha, trong đó: Huyện Bát Xát đạt 6.258 kg/ha, huyện Bảo Thắng 5.488 kg/ha, huyện Mường Khương 5.004 kg/ha, thị xã Lào Cai 6.494 kg/ha; cả vùng đã có 17/31 xã đạt trên 5 tấn thóc/ha cả năm, 54/100 hợp tác xã đạt trên 5 tấn thóc/ha; có 9 hợp tác xã đạt từ 7 tấn đến trên 9 tấn/ha. Đạt được trên 5 tấn thóc/ha ở vùng thấp là một bước nhảy vọt trong thâm canh lúa. Đi đôi với cây lúa, cây màu cũng được phát triển, đặc biệt là cây sắn đã trồng thành vùng tập trung tạo thành vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến của tỉnh. Vùng cao, việc tăng vụ xuống ruộng, lên nương được đẩy mạnh. Năm 1972 so với năm 1969 diện tích trồng mạch hoa tăng trên 3 lần, diện tích trồng lúa mì tăng trên 4 lần. 36 Cơ cấu cây lương thực dần dần xác định phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thời vụ từng vùng (lúa, ngô, mì, mạch hoa ở vùng cao; lúa, ngô, khoai, sắn ở vùng thấp). Do sản xuất lương thực phát triển, nên nói chung trong nông thôn đã tự sản xuất lương thực đủ để đảm bảo đời sống và có vùng còn có khả năng sản xuất lương thực thành hàng hóa, làm nghĩa vụ với Nhà nước (vùng thấp). Hàng năm, số lương thực Nhà nước đã mua được trên 4.000 tấn và tăng dần từ năm 1969 trở lại đây, số lương thực phải bán lại cho nông dân giảm dần (số lương thực Nhà nước mua năm 1969 được 3.565 tấn, năm 1972 là 4.636 tấn, nhưng số lương thực bán cứu đói cho nông dân năm 1969 là 618,219 tấn, năm 1972 là 80,026 tấn). 2. Về thực phẩm Đi đôi với phát triển lương thực, tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, quy vùng trồng rau xanh quanh thị xã và khu mỏ, phát triển cây đậu tương nhằm tự đảm bảo thực phẩm cho nhu cầu địa phương, tiến tới đảm bảo cả nhu cầu của Trung ương tại địa phương. Kết quả đến nay các đàn gia súc, trừ đàn trâu, phát triển không mạnh, những năm gần đây tốc độ đứng lại, năm 1972 bằng 97% năm 1969, còn thì đàn bò, đàn lợn phát triển với tốc độ tương đối nhanh nhất là mấy năm gần đây. Đàn bò năm 1972 so với năm 1969 tăng 50%. Đàn lợn so với trong vòng 10 năm trước tăng 35,3%, 3 năm gần đây (1969 - 1972) tăng 33,1%; riêng đàn lợn thịt tăng 45%). Cá, gia cầm, các loại gia súc khác nhìn chung đều phát triển tốt. Vùng rau ăn ở hai thị xã ngày càng ổn định và phát triển. Sản phẩm rau, thịt Nhà nước thu mua được ngày càng tăng (thịt lợn và trâu, bò hơi Nhà nước mua được năm 1969 là 457 tấn, năm 1972 là 918,5 tấn). Rau từ 955 tấn năm 1969 tăng lên 1.130 tấn so với năm 1972. Năm 1973 số lợn hơi đã mua được (...) Do chăn nuôi lợn tăng khá, nên từ một tỉnh thiếu thịt, hàng năm vẫn phải nhờ viện trợ ở xuôi lên, nhưng từ năm 1972 trở lại đây đã có tạm đủ cung cấp cho yêu cầu của địa phương và cho cả 37 nhu cầu của Trung ương tại địa phương. Đây là mặt tiến bộ, có tính chất bước ngoặt của tình hình sản xuất trong tỉnh. 3. Cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây thuốc Nhìn chung đều có phát triển (trừ cây đậu tương). Các vùng sản xuất tập trung, dần dần hình thành rõ: Cây su hào giống Sa Pa: Đã phát triển tập trung ở 4 xã chung quan thị trấn Sa Pa gồm 8 hợp tác xã chuyên canh, trong đó có 7 hợp tác xã dân tộc Mèo thuộc đối tượng vận động định canh định cư. Năm 1972 sản lượng hạt rau Nhà nước thu mua được 27 tấn, so với năm 1969 tăng 18,3 tấn, chất lượng hạt rau có tốt hơn trước. Giá trị hàng hóa toàn vùng đạt 810.000 đồng. Vùng su hào giống đến nay các mặt về khí hậu, thổ nhưỡng và diện tích đất, kỹ thuật, tập quán sản xuất đã ổn định, đang có đà phát triển tốt, có khả năng đạt được trên 40 tấn. Cây thảo quả: Tập trung chủ yếu vào Bát Xát và một phần Sa Pa. Diện tích đã có 755 ha (Bát Xát 700 ha, Sa Pa 55 ha). Sản lượng đạt 380 tấn. Nhà nước mua được bình quân mỗi năm 300 tấn. So với năm 1969 diện tích tăng 220 ha, sản lượng tăng 120 tấn. Giá trị hàng hóa cả vùng năm 1972 là 465.000 đồng. Cây thảo quả là cây có tập quán sản xuất lâu đời, là mặt hàng xuất khẩu có thị trường tương đối ổn định và hiện nay đang có chiều hướng phát triển tốt. Cây thuốc: Phát triển tập trung ở vùng cao huyện Bắc Hà, lấy nông trường Nậm Mòn làm nòng cốt. Cuối năm 1972, nông trường đã trồng được trên 2 ha tam thất. Các cây thuốc thuộc hướng sản xuất chính của nông trường như đỗ trọng, tam thất, bạch truật đã kết luận được kỹ thuật và quy trình sản xuất. Trại nghiên cứu thực nghiệm các cây thuốc ở Bắc Hà vẫn phát huy tốt. Các trại Sa Pa, Si Ma Cai và lẻ tẻ ở một số hợp tác xã trồng cây tam thất đều có kết quả. Qua thực tiễn sản xuất, thấy cây tam thất đối với vùng cao trong tỉnh có rất nhiều triển vọng, thích nghi với đất và khí hậu 38 vùng cao, yêu cầu tiêu thụ lớn. Ngoài ra, các cây bạch truật, sinh địa cũng là cây có khả năng phát triển có hiệu quả kinh tế cao. Cây chè: Đến nay diện tích chè toàn tỉnh đã có 466,7 ha, so với năm 1969 tăng 22 ha. Riêng vùng chè Bắc Hà đã có 296 ha, tăng hơn năm 1969 là 20 ha. Nông trường Thanh Bình đã trồng được 26 ha. Sản lượng chè toàn tỉnh năm 1972 đã có 95 tấn, so với năm 1969 tăng 15 tấn. Chè Nhà nước thu mua được năm 1972 là 41 tấn, tăng hơn năm 1969 là 6 tấn. Tích lũy bằng thu thuế, lãi thương nghiệp là 85.000 đồng. Qua chế biến, công nghiệp, xưởng chè nộp lãi cho ngân sách một năm là 1 vạn đồng. Đối với vùng chè huyện Bắc Hà, tỉnh đã duyệt 5 hợp tác xã chuyên canh lấy hướng sản xuất chính là cây chè, đậu tương để ổn định sản xuất, đời sống, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước (Tà Chải, Bản Phố, Bản Liền, Na Hối, Ngải Thầu). Chè ở nông trường lên nhanh và tốt, các hợp tác xã chuyên canh chè ở Bắc Hà sau khi duyệt rõ phương hướng có chính sách rõ ràng, hợp tác xã và xã viên bước đầu yên tâm tập trung sức chăm sóc chè cũ, trồng chè mới. Cây ăn quả: Cây dứa trong tỉnh được đặt ra mạnh sau khi có Nghị quyết 19 của Trung ương. Đến cuối năm 1972 diện tích dứa ở thị xã Lào Cai cả cũ và mới đã có 106 ha. Nông trường Đản Khao trồng 60 ha. Cộng cả là 166 ha, trong số này có 127 ha trồng theo kỹ thuật mới. Ngoài ra, các hợp tác xã Nam Cường, An Thành, Độc Lập, Tiến San trồng được 39 ha. Sản lượng dứa toàn tỉnh năm 1972 đã đạt được 330 tấn, cung cấp cho chế biến đồ hộp xuất khẩu. Qua thực tiễn sản xuất, đã sơ bộ kết luận được về giống dứa và kỹ thuật, thời vụ trồng dứa thích hợp với Lào Cai. Nhìn chung vùng dứa hiện nay đang có chiều hướng phát triển tốt. Mấy năm tới có khả năng làm mạnh, vì giống dứa ngày càng có nhiều. Ngoài cây dứa thì cây chuối ở Bảo Thắng cũng có chuyển biến bước đầu. Cây ăn quả ở vùng cao như lê, đào, mận... tỉnh có chủ trương đẩy mạnh trồng ở khu vực gia đình, do đó dần dần phát 39 triển tương đối tốt. Sản lượng hàng năm khoảng trên 300 tấn. Nhà nước mua được trung bình hàng năm trên dưới 200 tấn. Cây mía: Vùng mía sau khi rút kinh nghiệm chỉ đạo đã được tập trung gọn lại, tổ chức ra các hợp tác xã và đội chuyên canh, thi hành Chỉ thị 125 của Chính phủ, tăng cường các biện pháp kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, bón phân... Kết quả, vùng mía công nghiệp đã có chuyển biến rõ rệt, đi dần vào thế vững chắc, ổn định theo hướng thâm canh. Năm 1972 đã đẩy mạnh được tốc độ phát triển, diện tích mía cả năm đạt 175 ha, sản lượng mía xuân đạt 6.500 tấn, nếu tính cả vụ thu thì đạt 7.070 tấn (là năm có sản lượng mía cao nhất). Nhờ vậy đã đảm bảo trên 70% công suất thiết bị máy móc của Nhà máy đường của tỉnh. Năng suất bình quân từ 15 tấn/ha nay lên đến 39 tấn/ha, có hợp tác xã đạt 92 tấn/ha (Bản Vược). Năng suất mía bãi đạt trên dưới 65 tấn/ha, mía đồi đạt trên dưới 35 tấn/ha. Kết quả của việc phát triển vùng mía qua 9 năm đã làm tăng giá trị sản lượng trong nông nghiệp, ổn định và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc địa phương và đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi, phục vụ cho công nghiệp địa phương, đảm bảo hậu cần tại chỗ được một phần về đường, rượu, giấy, tích lũy cho ngân sách địa phương được 1,5 triệu đồng (1 ha mía bình quân 1 năm tích lũy cho địa phương là 1.207 đồng). 4. Lâm nghiệp Thời gian gần đây, tỉnh đã đi sâu chỉ đạo cụ thể, giải quyết những khó khăn, lúng túng của ngành lâm nghiệp. Nghề rừng đến nay đã có những chuyển biến bước đầu, đã mở ra được cách làm ăn thích hợp để có thể đẩy mạnh lên những năm tới. Kết quả trong 3 năm 1970 - 1972 trồng rừng được 1.577 ha, khoanh núi nuôi rừng được 10.249 ha (trong đó vùng cao được 7.614 ha), khai thác (cả quốc doanh và hợp tác xã) được 5.612.440 đồng. Việc đưa nghề rừng vào hợp tác xã có tiến bộ hơn trước, nhất là từ khi có Nghị quyết 19 của Trung ương đến nay. Trong tỉnh đã có 48 hợp tác xã kinh doanh nghề rừng, gắn với việc thực hiện 40 phương án định canh định cư. Việc giao đất rừng cho hợp tác xã quản lý kinh doanh đã thực hiện được ở 24 xã và 48 hợp tác xã. Nói chung, những nơi có quy hoạch khoanh giao, có chính sách rõ ràng thì hợp tác xã và nhân dân đều thực hiện, có một số hợp tác xã tổ chức quản lý kinh doanh tương đối tốt (Nam Cường, Bản Vược, Pha Long, v.v.). Trong quá trình tiến hành, đã rút được kinh nghiệm về cách quy hoạch giao đất rừng, vận dụng chính sách của Trung ương và Chính phủ cho phù hợp với địa phương và nguyện vọng, trình độ quần chúng nhân dân các dân tộc. Hiện nay việc đưa nghề rừng vào hợp tác xã, giao đất rừng cho hợp tác xã kinh doanh đang được nhân dân các dân tộc và các hợp tác xã nông nghiệp hưởng ứng. 5. Điều tra cơ bản, nắm tình hình đất đai, khí hậu, giống cây trồng, con gia súc Từ kết quả điều tra, đã tiến hành quy hoạch tổng thể, chia tỉnh ra ba vùng sản xuất lớn và xác định những cây, con cho từng vùng. Từ hướng cây trồng, con gia súc đã sơ bộ xác định, đã hình thành được hệ thống trạm trại, nghiên cứu thực nghiệm kỹ thuật, nhân, giữ giống tốt, dự tính, dự báo sâu bọ cho từng vùng. Qua nghiên cứu thực nghiệm của các trạm trại, kết hợp với kinh nghiệm và tập quán sản xuất của các hợp tác xã, đến nay đã kết luận được giống và kỹ thuật đối với một số cây, con chính của từng vùng, như: giống trâu Bảo Thắng, lợn Mường Khương, giống cá (chép Bắc Hà, trắm cỏ, mè hoa, rô phi), cơ cấu cây lương thực và giống lúa của từng vùng; giống cây công nghiệp, đặc sản, cây thuốc (như: Tam thất và chè xan Bắc Hà, hạt rau su hào ở Sa Pa, thảo quả ở Bát Xát, dứa hoa ở thị xã Lào Cai, giống đậu tương vàng ở Mường Khương, đậu tương xanh ở Bắc Hà, mía BOJ 3016, F134, giống cây ăn quả vùng cao (lê, đào, mận), giống cây rừng (như tống quá sủ và thông ở vùng cao; bồ đề và mỡ ở vùng thấp); các loại cây và giống để cấy nấm hương ở Sa Pa. 41 Đến nay, những giống cây trồng, con gia súc kể trên là những cây, con có năng suất cao, phù hợp với tình hình khí hậu, đất đai, trình độ sản xuất của nhân dân. Những giống này không những chỉ trồng trong phạm vi thực nghiệm mà đã được đưa vào sản xuất đại trà có những vùng và cơ sở sản xuất tập trung, có những trung tâm sản xuất và nhân giống, gồm: 4 nông trường bò, 3 cơ sở lợn quốc doanh, 1 trại cá giống, 1 trại thuốc, 3 trại nhân giống lúa, ngô, 1 trạm nghiên cứu nấm hương và hàng chục hợp tác xã chuyên canh, v.v. ngoài ra một số cây như khoai tây, hướng dương, v.v., cũng đang trong phạm vi thực nghiệm để kết luận. 6. Về quan hệ sản xuất Tính đến cuối năm 1972, toàn tỉnh có 67,1% số hộ nông dân toàn tỉnh vào hợp tác xã nông nghiệp (vùng thấp đạt 91,7%, vùng cao đạt 48,7%). Mấy năm qua, tỉnh đã có nhiều cố gắng củng cố, tăng cường phong trào hợp tác xã. Nhìn chung các hợp tác xã vùng thấp ngày càng ổn định (tuy còn những mặt nhược điểm), bước đầu đã phát huy tính ưu việt của lối làm ăn tập thể, có tác dụng nhất định trên một số mặt sản xuất, tổ chức đời sống, nhất là trong công cuộc chống Mỹ, cứu nước vừa qua. Phong trào hợp tác xã vùng cao tuy số lượng không ổn định, nói chung sút kém, nhưng cũng có một số hợp tác xã làm ăn có tiến bộ. Đi đôi với phong trào hợp tác xã, trong tỉnh đã có 5 nông trường và 3 lâm trường, 4 trạm lâm nghiệp của địa phương, rải rác đều các huyện, làm nòng cốt cho hướng sản xuất của từng vùng. Phương hướng sản xuất của các nông trường đã được xác định rõ. Các nông trường tuy vẫn còn trong thời kỳ xây dựng cơ bản, nhưng công tác quản lý đã dần dần có tiến bộ, bước đầu đã có sản phẩm giao nộp cho Nhà nước (dầu sả, cam, quýt, thịt bò, tam thất, v.v.). Ngoài việc đưa nông dân vào hợp tác xã, mấy năm qua đã đưa 204 hộ, 1.181 khẩu, 427 lao động nông dân vào làm công nhân các nông trường, hình thành bước đầu đội ngũ công nhân nông nghiệp trong tỉnh. Số này, tư tưởng, đời sống và sản xuất mau chóng ổn định. Từ khi vào đến nay có nơi đã trên 4 năm, nhưng không có ai 42 xin ra. Trình độ mọi mặt của số vào nông trường đều tiến bộ hơn nhiều so với số bà con ở ngoài; thu nhập cũng cao hơn khi còn ở hợp tác xã; thực hiện định mức lao động và giá trị mới làm ra đều cao hơn số công nhân cũ ở xuôi lên; sự đoàn kết giữa nông trường và nhân dân trong vùng được tăng cường hơn trước. Song song với hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán, tín dụng đã được xây dựng. Hiện nay toàn tỉnh còn 104 cơ sở hợp tác xã mua bán và 10 quầy hàng; có 125 hợp tác xã tín dụng. Mấy năm qua đã đi vào củng cố và kiện toàn từng bước, và đã giải quyết được một số vướng mắc từ trước tới nay ở một số nơi. 7. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật - Công tác xây dựng cơ bản trong nông - lâm nghiệp mấy năm qua được chú ý đẩy mạnh về các mặt giao thông, thủy lợi. Vốn xây dựng cơ bản thực hiện trong 3 năm là 18.294 triệu đồng, và năm sau so với năm trước đều tăng lên rõ rệt (năm 1969 là 5.313.000 nghìn đồng, năm 1972 tăng lên 7.691.5 nghìn đồng). Về thủy lợi đã làm mới 441 công trình tiểu thủy nông, 9 công trình trung thủy nông; có công trình tương đối lớn như đập Cam Đường, hồ Phú Nhuận, đồng thời đã tu sửa, nạo vét hàng nghìn công trình tiểu thủy nông, củng cố, phát huy các công trình trung thủy nông, nông cụ. Nhờ vậy đã đảm bảo nước tưới cho vụ xuân từ 2.247 ha lên 2.360 ha, vụ mùa từ 6.758 ha lên 7.112 ha. Đến nay vùng lúa 2 vụ căn bản đã đảm bảo tưới chủ động được nước. Cùng với công tác thủy lợi, phong trào xây dựng ruộng nương bậc thang, xây dựng cơ sở vật chất ổn định cho vùng đồng bào còn du canh du cư cũng đạt một số kết quả. Về giao thông, làm xong 54 km đường ôtô từ Bắc Hà đến Si Ma Cai, Mường Khương đến Pha Long; rải xong 40,5 km đường nhựa. Làm xong cầu treo qua sông Chảy Bảo Nhai, sửa chữa thường xuyên các cầu cống. Đi đôi với làm các đường, cầu lớn, đã gắn với cuộc vận động định canh định cư, phát động phong trào nhân dân làm giao thông trong nông thôn đạt một số kết quả. Đến nay đường ôtô vận tải trong tỉnh ta đã thuận lợi hơn nhiều so với trước. 43 Từ sản phẩm trong nông - lâm nghiệp ngày càng phát triển, các cơ sở công nghiệp chế biến được xây dựng phát triển ngày càng lớn, nhà máy chế biến mía, xưởng chế biến hoa quả, nhà máy cơ khí, sản xuất công cụ thường, công cụ cải tiến, sửa chữa cơ khí, sản xuất máy công tác nhỏ. Riêng trong nông thôn, toàn tỉnh có 52 điểm cơ khí nhỏ, 40 công trình thủy điện nhỏ. Các thị trấn huyện (trừ Si Ma Cai), đều đã có thủy điện, nhiều xã có đường tải điện đi qua. 8. Về cán bộ nông - lâm nghiệp Do kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, nên đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý trong nông - lâm nghiệp đã có 143 đại học, 458 trung cấp, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp tỉnh, huyện. Ngành nào cũng đã có những anh chị em am hiểu tình hình địa phương và có kinh nghiệm. Trường trung cấp Nông nghiệp của tỉnh đã bắt đầu khóa I, hiện có 225 người học. 9. Cuộc vận động định canh định cư Đến nay đã làm xong thời kỳ 1 và 2, đang thực hiện thời kỳ 3 (thời kỳ vận động thực hiện phương án đã đề ra). Nhà nước đã đầu tư giúp đỡ cho vùng du canh du cư 1.416 đồng và 669 tấn gạo. Tỉnh, huyện đã xét duyệt phương hướng chuyển 32 hợp tác xã của 3 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa đi vào trồng cây công nghiệp, đặc sản (chè, hạt rau giống, trồng rừng). Các hợp tác xã đang đi vào thực hiện phương hướng sản xuất đời sống dần dần ổn định và đã có sản phẩm bán cho Nhà nước. Ngoài ra đã đưa 126 hộ, 661 khẩu, 250 lao động nông dân thuộc đối tượng vận động định canh, định cư vào làm công nhân nông trường quốc doanh. Quá trình thực hiện phương án định canh, định cư đến nay đã khai hoang được 256,96 ha ruộng bậc thang, 207,6 ha nương bậc thang; số ruộng nương này nói chung đã đưa vào sản xuất (số ruộng khai hoang được trong 2 năm xấp xỉ 40% so với 12 năm trước đây cộng lại). Đi đôi với khai phá thêm diện tích, đã giúp đỡ đồng bào tiến hành thâm canh, tăng vụ, làm giao thông, 44 thủy lợi, thủy điện nhỏ, xây dựng trạm xá, trường học, giải quyết kịp thời khó khăn về đời sống trước mắt (như tăng vụ lúa mì ở Y Tý, thâm canh ruộng lúa ở Sa Pa, v.v.). Một số huyện đã tạo được những hợp tác xã thực hiện phương án tốt để rút kinh nghiệm về loại hình hợp tác xã, về cách làm ăn, bước đi để hướng dẫn chung vào những năm tới (như Sâu Chua, Tà Phìn huyện Sa Pa, Pha Long huyện Mường Khương, Tả Ngảo huyện Bát Xát, Bản Phố huyện Bắc Hà). Ý thức định canh định cư, trồng và giữ rừng dần dần chuyển biến trong cán bộ và nhân dân vùng cao. Sự di chuyển ào ạt từng loạt từ cao xuống thấp, từ đông sang tây của mấy năm trước đây đã dừng lại (huyện Sa Pa từ năm 1969 - 1972 đã di chuyển sang Phong Thổ, Than Uyên 125 hộ, 665 khẩu, nhưng hiện nay không có hiện tượng di chuyển nữa). Việc chuyển từ vùng cao Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương xuống vùng thấp chỉ còn lẻ tẻ, xã Pha Long hàng trăm hộ có tư tưởng di chuyển, nay đã ổn định. Tuy nhiên, kết quả của cuộc vận động định canh định cư đạt được so với yêu cầu còn ít, phong trào thực hiện chưa đều. 10. Đời sống nhân dân Đi đôi với sản xuất phát triển đời sống nhân dân, công nhân mấy năm qua được đảm bảo, có nhiều mặt được cải thiện hơn. Việc phục vụ đời sống có tiến bộ. Thu nhập của xã viên bình quân đầu người/tháng: Năm 1968 là 15,72 đồng, trong đó thu từ hợp tác xã chiếm 23,6%; năm 1972 là 16,22 đồng, trong đó thu từ tập thể chiếm 35%; cán bộ chủ chốt 17,30 đồng, thương binh, bộ đội 16,38 đồng, xã viên thường 15,55 đồng, già yếu, neo đơn 11,02 đồng. Ở từng khu vực thì: thị xã 16,14 đồng, vùng thấp 17,43 đồng, vùng cao 13,66 đồng, mức chi dùng của xã viên về đời sống hàng tháng từ năm 1968 - 1971 giữ vững từ 15 - 16 đồng, trong đó chi về ăn uống chiếm 70%, may mặc và mua tư liệu sinh hoạt khác chiếm từ 19 - 22%. Một số nơi vùng cao, đời sống về lương thực có một số khó khăn, thường thiếu ăn khi giáp hạt, ta đã có nhiều 45 biện pháp tích cực giải quyết để ổn định dần (Sa Pa). Số lương thực bán cứu đói cho nông dân giảm dần từ 618.219 kg năm 1969, xuống 80.026 kg năm 1972. Về đời sống cán bộ, công nhân viên, ngoài việc được đảm bảo cung cấp tương đối bình thường các yêu cầu về lương thực, thực phẩm, vải mặc theo định lượng, mức thịt hàng tháng trong năm 1972 đã tăng hơn năm 1969, 1 người là 2 lạng, và còn được bán thêm một vài thứ thực phẩm khác. Giá cả thị trường tự do nói chung ổn định, năm 1972 giảm bằng 98,3% năm 1971. Thu mua nông sản, thực phẩm năm 1972 tăng hơn năm 1971, lợn hơi tăng 22,9%, bò tăng 21,7%, rau tăng 32,2%, chè tăng 9,2%, cá tươi tăng 81,3%, nước chấm tăng 38,3%, đậu phụ tăng 14%. 11. Nguyên nhân thắng lợi, kết quả Những kết quả trên tuy mới là bước đầu, còn nhỏ và phát huy chưa mạnh, nhưng nó đã tạo nên một số điều kiện và phác họa lên một số nét thích hợp để đưa nông - lâm nghiệp của tỉnh ta từ sản xuất nhỏ từng bước đi lên sản xuất lớn. Có được kết quả như vậy là do Đảng bộ tỉnh ta tích cực chấp hành và vận dụng, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ về phát triển nông - lâm nghiệp vào điều kiện cụ thể của địa phương tương đối sinh động, phù hợp và đúng đắn, cụ thể là: 1- Sớm đi vào công tác điều tra, nắm tình hình cơ bản, nêu được hướng sản xuất lâu dài, tương đối phù hợp. Trong khi hiện đã biết đảm bảo nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chú ý tạo điều kiện dần cho hướng phát triển lâu dài. Từ năm 1963, khi có Nghị quyết 71 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp miền núi. Tỉnh ủy đã sơ bộ nêu lên hướng sản xuất chung đi vào điều tra cơ bản, nắm tình hình và tiến hành quy hoạch tổng thể, nêu lên hướng sản xuất cho từng vùng có ý định kinh tế lâu dài của địa phương. Từ đó, đi vào chỉ đạo thực hiện sản xuất trước mắt, đồng thời chú ý bám vùng tạo điều kiện dần về các mặt để thực 46 hiện ý định lâu dài. Qua kết quả thực tế, ta đã bổ sung ngày càng cụ thể vào phương hướng sản xuất của mỗi vùng, đồng thời từng bước tạo nên sự nhất trí từ trong cấp ủy đến các ngành, các cấp. 2- Chỉ đạo sản xuất lương thực là trọng tâm, đồng thời chú trọng từng bước phát huy thế mạnh của miền núi: Trong khi tập trung phấn đấu giải quyết vấn đề lương thực, Tỉnh ủy đã chú trọng từng bước phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng. Vì vậy, đã hình thành dần các nông trường, hợp tác xã chuyên canh, vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi, xây dựng các trạm trại thực nghiệm khoa học để nhân, giữ, sản xuất giống đi trước một bước; bố trí các trạm trại, nông trường vào các vùng làm nòng cốt; xây dựng các hợp tác xã điển hình cho từng vùng, từng huyện để có thực tiễn giáo dục, thuyết phục quần chúng. 3- Trong chủ trương cũng như trong thực hiện, ta đã thực hiện theo phương châm: Kết hợp giữa cái cũ và cái mới song song. Đối với cái cũ phù hợp, nhân dân có tập quán, khi đã có kết luận thì thực hiện rộng rãi trong các hợp tác xã và nhân dân, Nhà nước chú trọng giống và hướng dẫn kỹ thuật. Đối với những cái mới đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư nhiều, chưa có kinh nghiệm thì tuần tự đi từ trạm trại, nông trường trước, xong mới ra hợp tác xã và nhân dân, như các giống lúa mới, giống thuốc, giống cá, v.v.. 4- Thực hiện chăn nuôi cân đối với trồng trọt cụ thể ngay ở từng đơn vị sản xuất và tổ chức chăn nuôi đi trước một bước (các nông trường của tỉnh hiện nay đều đã thực hiện như vậy). 5- Đưa nông dân tiến lên chủ nghĩa xã hội tuần tự theo con đường hợp tác hóa từ thấp lên cao, có kinh qua những bước bắc cầu là chủ yếu, đồng thời tích cực xây dựng các nông - lâm trường, đưa nông dân vào nông trường để mau ổn định sản xuất, đời sống cho nhân dân các dân tộc và phát huy thế mạnh nông nghiệp của từng vùng. 6- Vận dụng thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng trong nông nghiệp cụ thể vào địa phương là cuộc vận động hợp tác hóa, xây dựng nông - lâm trường kết hợp với vận động định canh định cư, xây dựng các vùng chuyên canh và xây dựng phát triển kinh tế 47 địa phương. Đồng thời đã tiến hành thủy lợi hóa, ruộng nương bậc thang hóa, rừng xanh hóa, giao thông hóa, công cụ cải tiến và cơ giới hóa, tiêu chuẩn hóa kỹ thuật và quy trình sản xuất, văn hóa hóa. Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, việc xây dựng phát triển công nghiệp địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển nông - lâm nghiệp cũng đã có sự chú ý một bước. 7- Về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngoài hệ thống các trường bổ túc cán bộ, bổ túc công nông để bồi dưỡng văn hóa, tỉnh đã mở thêm các trường thanh niên dân tộc, thiếu nhi miền núi. Ngoài các trường trung cấp nông - lâm nghiệp, y tế, sư phạm, tỉnh còn chú trọng tổ chức các lớp đại học tại chức. 8- Việc vận dụng, cụ thể hóa các chính sách, nhất là các chính sách có tính chất đòn bẩy kinh tế có những cố gắng nhất định, như các chính sách về lương thực, giá cả, chính sách đối với chăn nuôi lợn, v.v.. 9- Chỉ đạo từng vấn đề được bàn bạc quyết định tập thể, cả chủ trương, biện pháp và bộ máy thực hiện. Đối với công tác xây dựng cơ bản đã kiên quyết bố trí tập trung, hàng năm làm gọn một số công trình, tôn trọng trình tự xây dựng và chế độ nguyên tắc quản lý, khắc phục một bước tình trạng kinh doanh, xây dựng bất cứ giá nào. Việc chỉ đạo công tác khoa học kỹ thuật và những biện pháp kỹ thuật chủ yếu từng thời kỳ trong nông nghiệp cũng được coi trọng hơn trước. 10- Gần đây sự phân công và lề lối làm việc giữa Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh có đổi mới, tương đối rành mạch hơn trước. Bên trong đã đi vào bàn bạc quyết định chủ trương biện pháp lớn, chỉ đạo riêng, kiểm tra tổng kết rút kinh nghiệm, kiện toàn phát huy chức năng quản lý kinh tế của bộ máy nhà nước, tăng cường các đồng chí cấp ủy sang Ủy ban hành chính tỉnh, bổ sung đề bạt cán bộ lãnh đạo các ty, ngành, sắp xếp bộ máy các ty, ban, tinh giản gọn nhẹ và có hiệu lực. Vai trò của các đoàn thể cũng dần dần được phát huy trong sản xuất như: Tổ chức thanh niên xung phong; thanh niên làm đầu tàu trong công tác giao thông thủy lợi, xây dựng nương ruộng bậc thang; phụ nữ vận động chăn nuôi lợn, cấy kỹ thuật; phụ lão vận động trồng cây, v.v.. 48 11- Việc gắn chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế, gắn cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên với cuộc vận động lao động sản xuất, định canh định cư, v.v.. Tỉnh ủy đã coi cuộc vận động nâng cấp chất lượng đảng viên là khâu có tiến bộ hơn trước, mấu chốt quyết định các cuộc vận động kia. 12- Trong xây dựng phát triển kinh tế, đã chú trọng kết hợp với quốc phòng, như phát triển các đường giao thông, xây dựng làng xã chiến đấu kết hợp với xã vững mạnh về chính trị, với vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, củng cố vùng cao. 13- Sự tăng cường và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc được ngày càng chú ý, đồng thời coi trọng việc liên tục tổ chức phát động quần chúng, xây dựng điển hình nhân điểm ra vùng. Những kết quả và cách làm nêu trên, có mặt làm được nhiều, có mặt được ít, có mặt còn nhược điểm, song qua thực tiễn kiểm nghiệm đối chiếu với tinh thần các nghị quyết của Trung ương thì rõ ràng là đúng đắn và phù hợp. Đó là những bài học kinh nghiệm, cần đi sâu tổng kết cụ thể từng vấn đề củng cố phát huy lên, đồng thời tiếp tục phát hiện, tiếp thu những cái mới. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh ta hiện nay đối chiếu với tinh thần Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng thì còn nhiều mặt tồn tại, nhược điểm. Những tồn tại chủ yếu là: 1. Phương hướng sản xuất chung về đại thể đã xác định trong tỉnh chia ba vùng lớn là phù hợp, nhưng hướng sản xuất và bố trí sản xuất chưa tiến hành được, việc khảo sát quy hoạch cụ thể, do đó việc xây dựng kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch hàng năm chưa thật tập trung, chưa tập trung chỉ đạo vào một số cây, con chính, mà còn phân tán nhiều cây con cùng một lúc. 2. Trong sản xuất lương thực, tuy có đạt một số kết quả, nhưng sản xuất vẫn mang tính chất quảng canh, du canh và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do vậy, thế sản xuất lương thực của ta chưa 49 thật vững chắc (trên 1 vạn ha ngô trồng trên đất đồi có độ dốc lớn. Ruộng ở vùng cao và các cây màu khác nói chung chưa đi vào thâm canh, diện tích phá rừng làm nương du canh hàng năm vẫn trên 3.000 ha (...))1. Chung quanh vấn đề ăn còn nhiều khó khăn, lúng túng, cách giải quyết vừa qua của chúng ta đã có nhiều mặt tốt, song với hoàn cảnh tỉnh ta đại bộ phận là vùng cao thì vẫn chưa thật sáng lắm. 3. Về chăn nuôi đàn trâu gần đây tốc độ phát triển dừng lại và có chiều hướng giảm sút; bò giống còn kém; ba biện pháp chính để thúc đẩy đàn lợn phát triển với tốc độ nhanh hơn, ta đã và có thể nắm chắc được khâu giống và phòng bệnh, còn khâu thức ăn tinh, thì tỉnh ta còn bị phụ thuộc, chưa chủ động được. Do đó, nếu khi gặp khó khăn gì về lương thực nói chung, thì tốc độ phát triển đàn lợn thịt của ta cũng dễ gặp khó khăn. 4. Cây đậu tương, gần đây hàng năm giảm sút dần. 5. Nghề rừng, nhất là trồng rừng tốc độ tiến bộ còn rất chậm. Tài nguyên rừng ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, do tệ phá rừng làm nương du canh và khai thác bừa bãi, không đi đôi với bảo vệ cân đối với mức độ sinh trưởng của rừng. Diện tích có cây che phủ toàn tỉnh chỉ còn 20%, có huyện chỉ còn 4% (Bắc Hà cũ). 6. Việc củng cố hợp tác xã vùng cao gắn với cuộc vận động thực hiện phương án định canh định cư làm chưa mạnh, do đó tình hình mọi mặt ở vùng cao (du canh du cư) vẫn đang còn nhiều khó khăn. Đến nay hợp tác xã vùng cao toàn tỉnh chỉ còn 42,5% số hộ nông dân vào hợp tác xã, nhưng nội dung quản lý kinh doanh còn rất đơn giản, có tính chất hợp tác giản đơn. Trong 10 năm nay ta đã nhiều lần củng cố nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hợp tác xã vùng thấp chưa mở rộng kinh doanh do đó chỉ đảm bảo được nhu cầu về ăn còn về tiền của xã viên chủ yếu vẫn đưa vào kinh tế phụ gia đình, nên tư tưởng xã viên còn nửa lo cho tập thể, nửa lo chạy theo làm ăn riêng ________________ 1. Một số từ trong bản gốc bị mờ. Sau đây những từ trong bản gốc bị mờ, không đọc được sẽ được lược bỏ và thay bằng ký hiệu: (...) - BT. 50 và cũng do đó mà không tận dụng phát huy được khả năng và thực hiện việc phân công lại lao động hợp lý trong hợp tác xã. 7. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn ít và nhiều khâu chưa ăn khớp, nhất là khâu chế biến, chưa chủ động có kế hoạch tác động thúc đẩy nông nghiệp, mà thường bị động. Sản phẩm nông nghiệp đưa sang khâu chế biến chưa nhiều nhưng vẫn có lúc chế biến chậm trễ, bỏ thừa ế, phải hủy đi (dứa, mía). Cơ khí nhẹ, thủy điện nhỏ giúp hợp tác xã xây dựng lên nhưng thiếu mạng lưới phụ trách, giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật, sử dụng, cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa, v.v. nên hư hỏng tới 50%. 8. Các cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, ở vùng cao chưa làm được mấy, ruộng, nương ở vùng cao chủ yếu vẫn sản xuất theo kiểu quảng canh. Nhìn chung lại, tình hình nông - lâm nghiệp của tỉnh ta vẫn còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, tự nhiên, phân tán, chưa cân đối giữa nông - lâm nghiệp địa phương, giữa trồng trọt, chăn nuôi, nhiều khâu dây chuyền sản xuất còn bị đứt quãng. Nguyên nhân còn những tồn tại trên là do: 1. Tuy các cây con và vùng sản xuất của tỉnh đã được xác định, nhưng còn nhiều vấn đề còn dừng ở phương hướng, chủ trương chưa vạch được phương án cụ thể và tổ chức lại sản xuất từ cơ sở. Trong chỉ đạo thực hiện, còn phần nào dàn đều, tản mạn nhiều cây, con một lúc, chưa kiên quyết chỉ đạo thật tập trung vào một số cây, con có khả năng, điều kiện phát triển mau. Khi chỉ đạo thực hiện từng cây, con chưa kế hoạch hóa được toàn bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, có phân công chịu trách nhiệm của từng ngành, từng cấp rõ ràng, nên khi thực hiện hay bị đứt quãng, được khâu nọ mất khâu kia (ví dụ như sản xuất dứa, mía, sắn, v.v. vừa qua). Hướng sản xuất của tỉnh đề ra đã thực hiện có kết quả một số nhưng đến nay chưa được Trung ương xét duyệt chính thức nên khi thực hiện gặp khó khăn về vốn, vật tư tiêu thụ và với kế hoạch hàng năm các ngành ở Trung ương lại có ý kiến gợi ý một khác. 51 2. Công tác quản lý kinh tế hiện nay còn rất yếu (nhất là kế hoạch hóa) chưa được cải tiến theo tinh thần Nghị quyết 20 của Trung ương, còn nặng về hành chính cung cấp. 3. Hợp tác xã vùng cao, về hướng sản xuất kinh doanh, nội dung, hình thức, phương pháp quản lý ta đã thực hiện vừa qua qua thực tế là không phù hợp, nhưng tỉnh ta chưa tổng kết nghiên cứu đề xuất (...) hình thức tổ chức nông dân lại cho phù hợp với điều kiện vùng cao. 4. Bộ máy chỉ đạo nông nghiệp vừa qua tuy được kiện toàn về số lượng, nhưng chưa chuyển hướng được cách làm ăn, quản lý, chỉ đạo theo nội dung kinh tế, nên phát huy hiệu lực kém, và ít; chưa xây dựng cho cấp huyện thành cấp kế hoạch nông nghiệp, thủ công nghiệp huyện là cấp trực tiếp chỉ đạo nông nghiệp, ngược lại vẫn nặng về công tác hành chính. 5. Trách nhiệm các ngành, các cấp chưa được kiện toàn đối với nhiệm vụ của ngành, cấp mình được giao. Một số cấp ủy đã có bàn bạc chủ trương, nhưng việc chấp hành của một số ngành không được khẩn trương, chậm trễ kéo dài, không vạch kế hoạch chỉ đạo cụ thể nên kết quả kém. Trách nhiệm giữa ngành và cấp đối với từng việc cụ thể cũng chưa phân định được rõ ràng. Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP NHỮNG NĂM TỚI Là một tỉnh miền núi, Lào Cai cũng có những đặc điểm chung như các tỉnh miền núi khác. Nhưng tỉnh ta cũng có những đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm riêng đó là: Là một tỉnh căn bản là vùng cao, khí hậu, đất đai, vị trí, dân cư chia làm hai vùng rõ rệt: vùng cao chiếm 3/4 đất đai; dân cư, địa hình phức tạp, núi cao vực sâu, đinh nhọn, độ dốc lớn; sản xuất chủ yếu trên đất đồi núi, ruộng bậc thang phân tán lẻ tẻ; 52 đất xấu, đồi trọc, cỏ tranh bị xói mòn mạnh; khí hậu Á nhiệt đới mùa đông giá lạnh, mùa hè mát mẻ; điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn. Vùng thấp chiếm 1/4 số xã, trên 1/4 diện tích; địa hình nói chung cũng là đồi núi, nhưng tương đối bằng phẳng hơn vùng cao, đất tương đối tốt; khí hậu nhiệt đới; điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi; khả năng đất đai còn nhiều, nhưng đại bộ phận là đất rừng; Là một tỉnh có nhiều dân tộc, trình độ một mặt nói chung còn thấp, sản xuất còn mang nặng tính chất (tự cấp, tự túc, tự nhiên du cư cũng chưa phát triển, tập quán canh tác còn nhiều lạc hậu...) du canh, chăn nuôi thả rông, kinh tế hàng hóa nhỏ. Là một tỉnh có nhiều khoáng sản (apatít, đồng, quặng hiếm đang khai thác và thăm dò). Tương lai không xa lắm, công nghiệp khai khoáng của Trung ương ở tỉnh ta sẽ lớn và phát triển mạnh. Về lâu dài, tỉnh ta sẽ trở thành tỉnh công, nông nghiệp: khai khoáng và chế biến nông - lâm sản, thực phẩm. Là một tỉnh ở đầu nguồn sông Hồng, sông Chảy có hàng trăm cây số, biên giới nối liền với nước bạn Trung Quốc (...) Tình hình đặc điểm trên đặt ra một vấn đề cơ bản cho nông - lâm nghiệp tỉnh ta là: nếu cứ chạy theo lối canh tác cổ điển cũ, điều kiện trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao như hiện nay thì sản xuất vẫn tiếp tục có những khó khăn không thể khắc phục nổi và dẫn tới sự tàn phá của cải thiên nhiên và những khả năng tiềm tàng ngày càng ghê gớm; diện tích canh tác không thể mở rộng; rừng ngày càng bị tàn phá; đất ngày càng xói mòn, bạc màu; độ ẩm giảm; đồi trọc cỏ gianh, núi đá trơ trọi ngày càng nhiều; nhân dân vẫn tiếp tục du cư du canh, không thể tạo được cơ sở và điều kiện tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa một cách nhanh chóng. Do đấy, yêu cầu khách quan đối với sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh ta hiện nay là làm thế nào biến được khó khăn về tự nhiên thành thuận lợi, lợi dụng được các yếu tố tự nhiên để có 53 thể phát triển tốt sản xuất, sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, có năng suất lao động cao, kỹ thuật sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện và tập quán địa phương, lại có khả năng sản xuất phổ biến (nhiều cơ sở, nhiều người làm được) phù hợp với yêu cầu và hướng chung của cả nước, nhanh chóng khắc phục được tình trạng mất cân đối giữa nông - lâm nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt như hiện nay. Xuất phát vấn đề như trên, cho nên về lâu dài, hướng sản xuất hàng hóa, làm giàu của tỉnh ta là nghề rừng (bao gồm cả cây đặc sản, cây công nghiệp) và chăn nuôi, không phải là lương thực. Song, với yêu cầu của tình hình chung hiện nay và khả năng thực tế của ta còn cho phép, nên nhiệm vụ phát triển nông - lâm nghiệp những năm tới là: 1. Tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh sản xuất lương thực với mức độ cố gắng nhất, bằng thâm canh tăng vụ trên ruộng đất đã có, và khai hoang thêm diện tích những nơi có điều kiện, để đảm bảo phần lớn lương thực cho người (cả trong khu vực nông dân và công nhân) và nhu cầu phát triển chăn nuôi. 2. Tích cực phát triển sản xuất thực phẩm để đảm bảo cho nhu cầu địa phương và các xí nghiệp Trung ương tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh các nguyên liệu để đảm bảo cung cấp vững chắc cho công nghiệp địa phương và đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu qua chế biến của công nghiệp địa phương. 3. Chấm dứt nạn du canh du cư, đồng thời tích cực trồng và phục hồi đồi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng lấy gỗ và vật liệu xây dựng cho công nghiệp khai khoáng của Trung ương. Tinh thần cơ bản của các nhiệm vụ trên là: cố gắng sản xuất lương thực, đồng thời tích cực từng bước đưa mạnh nghề rừng, chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Hướng và nhiệm vụ cụ thể: 1. Về lương thực: Đến năm 1980 nhân khẩu trong tỉnh ước tính khoảng 27 vạn người (chỉ mới tính tăng tự nhiên), bình quân 54 1 người 20 kg thóc 1 tháng thì đã phải có khối lượng lương thực khoảng 6,6 vạn tấn; đều tính tăng theo cơ học do công nghiệp Trung ương phát triển thì lên tới khoảng trên 30 vạn người và nhu cầu lương thực khoảng gần 8 vạn tấn 1 năm. Nhu cầu lương thực ngày càng lớn như vậy, nhưng ngược lại khả năng sản xuất trong tỉnh thì rất hạn chế. Thực tế mười mấy năm qua tỉnh đã có nhiều cố gắng, đã đưa sản lượng lương thực tăng gần gấp đôi, hai năm gần đây tốc độ tăng cũng nhanh hơn (trên 1 vạn tấn), vùng thấp năng suất lúa hai vụ đã trên 5,6 tấn thóc/ha, nhưng mức độ đảm bảo yêu cầu lương thực cho khu vực không sản xuất nông nghiệp vẫn dừng ở mức được trên dưới 30%, mức xin Trung ương cung cấp hàng năm vẫn tăng lên, vẫn chưa thoát được thế yếu để vươn lên thế mạnh. Do đó điều kiện thực tế khách quan của địa phương là không thể đạt được mức tự túc cả nhu cầu về lương thực cho địa phương (có nông dân xã viên và cán bộ công nhân viên Nhà nước), mà chỉ có thể phấn đấu với mức cố gắng nhất. Hơn nữa trong vấn đề ăn, nếu bữa ăn chủ yếu là bằng gạo, tức là xoay quanh sản xuất lúa thì khả năng càng rất có hạn, nếu quá nhấn mạnh thì dẫn tới việc phá rừng làm lúa nương bởi vì ruộng nước quanh trong phạm vi 8.000 ha, nơi khai phá mới không còn đáng kể, diện tích còn có thể khai hoang thêm thì chủ yếu là đất đồi có độ dốc lớn, chỉ có thể trồng màu, cây công nghiệp, trồng rừng, v.v.. Diện tích đã trồng được gần 3/4 là đất đồi, ngót 5 ngàn ha ruộng bậc thang ở vùng cao, nếu tăng vụ cũng chỉ có thể trồng cây chịu hạn. Như vậy, trong lương thực cây lúa không phải là thế mạnh mà thế mạnh lương thực của ta là các cây chịu hạn ngắn ngày và dài ngày. Bởi những lẽ trên, nên giải quyết vấn đề ăn là không thể xoay quanh hạt gạo, mà phải giải quyết trên quan điểm toàn diện, bao gồm cả lương thực, thực phẩm nói chung, làm theo hướng đó, ta có thể phát huy được khả năng đất đai, khí hậu của địa phương phục vụ bữa ăn cho con người không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi 55 ngành trồng trọt lúa (...) các cây lương thực khác, cả chăn nuôi, nghề rừng, cây công nghiệp có dầu. Tất nhiên làm được vấn đề này, phải có một quá trình phấn đấu, giải quyết các khâu từ sản xuất đến khâu chế biến công nghiệp, đến cung cấp và phải có một thời gian nhất định. Vấn đề này có liên quan đến nhiều ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, y tế, công tác tư tưởng, v.v. không phải là vấn đề giản đơn song phải suy nghĩ và tổ chức thực hiện dần từng bước, từ điểm ra diện, thay đổi dần, từ khu vực cán bộ, công nhân trước rồi đến toàn bộ khu vực phi sản xuất nông nghiệp thì có giải quyết vấn đề như vậy mới có thể từng bước phát huy thế mạnh của tỉnh, cũng tức là đảm bảo đời sống cải thiện và tăng nhanh thu nhập cho nhân dân. Nhiệm vụ cụ thể về lương thực những năm tới là: Đối với vùng cao và những nơi còn du canh du cư, với các cây lương thực hiện có, cố gắng thâm canh tăng vụ (nương ngô, xen đậu nho nhẹ, ruộng có thể 1 lúa, 1 đậu mèo, đậu tương hay giống đậu nào khác thích hợp, để từng bước đảm bảo đời sống có dự trữ tại chỗ; đẩy mạnh chăn nuôi), Nhà nước không mua lương thực theo nghĩa vụ, bỏ việc phát nương du canh phá rừng chuyển sang làm nương định canh và trồng rừng. Những nơi do thôi làm nương du canh mà thiếu lương thực ăn thì được Nhà nước hỗ trợ định canh đã có và khai hoang thêm ruộng định canh (29 xã). Những nơi đặc biệt không có điều kiện để sản xuất lương thực bằng thâm canh thì chuyển sang làm nghề rừng hoặc cây công nghiệp, Nhà nước cung cấp lương thực. Đối với vùng thấp (vùng thung lũng sông Hồng) tập trung thâm canh tăng vụ với mức độ cao đối với ruộng đất canh tác đã có, đưa năng suất lúa hai vụ lên cao như một số hợp tác xã khá hiện nay (6-9 tấn/ha), phát triển mạnh khoai, sắn trước mắt tăng thêm một vụ ngô lai xuống ruộng ở những nơi còn làm một vụ và tiến tới làm 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ khoai) ở những nơi có thể cơ giới khâu làm đất, để đảm bảo đời sống và đẩy mạnh chăn nuôi lợn. Trên cơ sở đó làm 56 nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước theo giá đã ổn định và bán giá cao (nghĩa vụ ổn định khoảng 2.000 tấn). Tổ chức khai hoang mới đất đồi từ 2.000 - 3.000 ha để trồng ngô, đậu tương, chế biến thức ăn tinh, phát triển đàn lợn thịt và cung cấp thực phẩm trong tỉnh. Trước mắt vài ba năm tới (1974 - 1976), cần tập trung làm thật tốt vấn đề khai hoang mở ra 2 - 3 ngàn hécta mới, theo hướng canh tác thủ công kết hợp với cơ giới, tiếp tục đẩy mạnh thâm canh lúa ruộng hai vụ, đưa năng suất đồng đều lên 9 tấn/ha. Vùng cao tập trung vào thâm canh cây lúa, cây ngô đã có, để nhanh chóng tạo thế lương thực vững chắc cho nhân dân vùng cao. 2. Nghề rừng Cần làm rõ mối quan hệ giữa nông và lâm nghiệp, giữa rừng và cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, quan niệm về rừng và kinh doanh rừng. Đó là vấn đề cụ thể hóa phương châm ba thế mạnh mà Trung ương đã đề ra cho nông nghiệp miền núi. Vì vậy trong rừng không những cần có cây lấy gỗ, mà ở những rừng trồng lại thì cần trồng cả các cây hàng trăm năm cho các sản phẩm dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, rồi cuối đời cho gỗ. Đó là quan niệm về rừng và kinh doanh rừng phải toàn diện (rừng bao gồm cả cây lấy gỗ, cây đặc sản, cây công nghiệp, cây lương thực). Tất nhiên đối với những nơi do yêu cầu về nguyên vật liệu khắt khe, thì ở những nơi đó trồng rừng thuận cho gỗ hoặc cho một sản phẩm là chính, làm được như vậy mới phù hợp và mới có điều kiện phát triển được rộng rãi, mới khai thác được khả năng (...) phong phú trong tỉnh. Phát triển ba thế mạnh của nông nghiệp miền núi (nghề rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc) và cây lương thực cùng phải tiến hành cùng một lúc trên cùng một địa bàn, cùng do những đơn vị sản xuất nông - lâm nghiệp (hợp tác xã hay quốc doanh) thực phẩm. Vì vậy xác định phương hướng và phân bổ đất đai bố 57 trí cơ cấu cây trồng đòi hỏi phải rất hợp lý. Đối với cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu phải trồng trên đất có độ dốc lớn, như trẩu, giẻ hạt, v.v.. Những cây này cũng đồng thời cho gỗ vào cuối đời của nó. Đại gia súc sống chủ yếu bằng cỏ, nhưng ở địa phương tỉnh ta đồi cỏ thuần lại rất ít và khó duy trì, nhưng cỏ ở dưới tán cây rừng lại sẵn và tồn tại quanh năm, vì có độ ẩm. Ở một đơn vị sản xuất hay một địa phương, từ lâu đời tự nhiên đã hình thành có rừng, có ruộng, có núi cao, dưới chân có độ dốc tương đối bằng, lên trên lưng đồi thì có độ dốc lớn. Bởi những lẽ đó, giữa ba thế mạnh với khả năng về sản xuất lương thực của nông nghiệp và giữa nông và lâm nghiệp có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, lồng vào nhau, cái này là tiền của cái kia, nương tựa vào nhau, không thể tách rời nhau, ở cùng một địa phương. Vì vậy không thể phân tích tách bạch đất nông, đất lâm, cũng không thể bó hẹp các đơn vị cơ sở (hợp tác xã, quốc doanh nông - lâm trường) vào trong việc chuyên môn hóa đơn thuần (nông không làm lâm và ngược lại lâm không làm nông) mà phải tùy từng xí nghiệp để xác định lấy nông nghiệp hoặc lâm nghiệp làm ngành chính phải kinh doanh tổng hợp, nhưng có chuyên môn hóa ở trong nội bộ xí nghiệp để sử dụng hợp lý và đầy đủ khả năng đất đai, lợi dụng và phát huy được tài nguyên phong phú của mỗi nơi. Do yêu cầu khách quan và thực tế đã chỉ rõ, một đơn vị sản xuất phải cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng ngay từ đầu của việc tiến hành phát triển sản xuất, để bổ sung cho nhau, không tách rời, còn ngành nào là chính thì tùy điều kiện từng nơi. Cũng từ thực tiễn trên, các nông - lâm trường, hợp tác xã ở Lào Cai phổ biến thuộc hai loại hình: Nông nghiệp kiêm lâm nghiệp hay lâm nghiệp kiêm nông nghiệp. Giữa việc phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng thì cần đưa nghề rừng đi trước một bước vì không có rừng thì không có nước, không chống được xói mòn, v.v. trong rừng hiện nay lại là những cây sẵn giống để trồng không kén đất, ở đâu cũng có thể làm 58 được và lại là yêu cầu lớn cấp bách của toàn quốc và đời sống của nhân dân địa phương. Những năm tới, ta cần tập trung phát triển nghề rừng đi trước một bước. Do yêu cầu khai khoáng của địa phương, nhiệm vụ trồng rừng về lâu dài là cây trụ mỏ, nhưng hiện nay giống cây trụ mỏ thích hợp với địa phương chưa có, dân chưa có kinh nghiệm, nhưng hướng trồng rừng tới của từng vùng là: + Vùng cao miền Tây (thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát) lấy việc bảo vệ rừng, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để trồng nấm hương (...), trồng cây thảo quả là chính. + Vùng cao miền Đông (Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai) trồng rừng phòng hộ, nhanh chóng phủ nhanh đồi trọc hiện nay là chính. Hướng chủ yếu vẫn là phát triển cây tống quá sủ, cây giẻ hạt, đồng thời nghiên cứu khai thác sử dụng cây tống quá sủ làm nấm hương hoặc mộc nhĩ, để nhân dân có thu nhập trước mắt. + Vùng thấp và các xã vùng giữa, giáp vùng thấp trồng cây bồ đề, mỡ và tre vầu, cây mít. Về hình thức kinh doanh nghề rừng lấy việc giao đất trồng rừng và rừng cho hợp tác xã quản lý kinh doanh, bảo vệ là chính, đồng thời xây dựng lâm trường quốc doanh để tổ chức kinh doanh ở những nơi xa, thưa dân, hợp tác xã không có khả năng kinh doanh. Phải làm thế nào để cho mỗi khu rừng đều có người làm chủ cụ thể, chấm dứt tình trạng cho rằng rừng là của toàn dân thì ai cũng có quyền phá, mà không có ai bảo vệ quản lý. Đối với một số cây công nghiệp, đặc sản trồng vừa là lấy quả, làm thuốc vừa cuối đời cho gỗ, hay trồng trong tán rừng như trẩu, giẻ hạt, óc chó, lại, thảo quả, nấm hương, v.v. thì giao cho ngành lâm nghiệp thống nhất phụ trách, tránh tình trạng giữa hai ngành nông và lâm nghiệp ngành này bảo ngành kia, không ngành nào đi sâu nghiên cứu, theo dõi, chỉ đạo phát triển. 3. Chăn nuôi Về lâu dài phải có kế hoạch từng bước phát triển trâu bò, nhưng trước mắt thì con lợn đối với Lào Cai có khả năng làm 59 nhanh và kinh tế cao hơn cả, do đó cần tập trung đẩy mạnh con lợn đi trước một bước để thỏa mãn nhanh chóng yêu cầu về thịt. Phát triển mạnh đàn lợn ở cả ba hình thức chăn nuôi: gia đình, tập thể và quốc doanh. Hiện nay con lợn ở tỉnh ta đang có thể đi lên, sẵn giống tốt đã có một số kinh nghiệm, các chính sách đối với con lợn tương đối đã sát hợp, nay có thức ăn tính đến đâu thì có thể đẩy mạnh đàn lợn đến đấy. Cần xây dựng vùng lợn thịt tập trung ở 32 xã vùng thấp và 2 thị xã, để có sản lượng thịt xuất chuồng Nhà nước mua được từ 2 - 3 ngàn tấn/năm. Cần tận dụng những diện tích tự nhiên, xây dựng hệ thống hồ ao ở vùng thấp để nhanh chóng đảm bảo nhu cầu thực phẩm. Đối với trâu bò, trên cơ sở đã có, từng bước phát triển lên, trước mắt tập trung vào việc xây dựng đồng cỏ, lấy 4 nông trường bò của tỉnh đã có làm cơ sở để lai tạo, lựa chọn giống tốt mà phát triển dần ra. Xây dựng vùng trâu tập trung, tiến tới thành vùng trâu sữa ở Bảo Thắng, tích cực chuẩn bị để phát triển vào các năm sau. Hiện nay muốn làm nhanh việc phát triển đàn trâu bò cũng chưa có điều kiện, vì thiếu giống, đồng cỏ tự nhiên có hạn, và khi đã làm lớn thì không thể nào hoàn toàn dựa vào tự nhiên được. Đi đôi với phát triển trâu bò, cần chú trọng khuyến khích gia đình xã viên và nhân dân phát triển đàn ngựa, gia cầm để ở những nơi hiện có; phát triển đàn ong quốc doanh đã có và khuyến khích nhân dân nuôi. 4. Cây công nghiệp, cây thuốc, cây đặc sản, cây ăn quả Đối với Lào Cai là một tỉnh có nhiều vùng khí hậu, nên có nhiều loại cây quý có giá trị có thể trồng được. Trước đây, ta đã nêu lên nhiều loại cây nhưng nay qua thực tế sản xuất thì thấy các cây: dứa ở vùng thấp; lê, mận ở vùng cao, chè, sả ở Bắc Hà; cây tam thất, bạch truật, sinh địa ở Bắc Hà; cây sở ở Bảo Thắng; cây trẩu (quả nhẵn) ở vùng cao... là những cây nhân dân trong 60 vùng đã có tập quán, có nông trường và hợp tác xã chuyên canh, diện tích tương đối tập trung, có khả năng cung cấp giống nhanh, có đất đai khí hậu thích hợp, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của Trung ương. Tuy nhiên, điều kiện để phát triển mở rộng với tốc độ nhanh các cây đó còn bị hạn chế, vì yêu cầu kỹ thuật và thâm canh ban đầu phải cao, nhất là phân bón để cải tạo đất với đặc điểm địa hình của ta dốc lớn, xói mòn nhiều, trong khi đó chăn nuôi chưa đẩy lên được. Do đó, trước mắt phải mở rộng dân từ điểm ra diện, lấy các nông trường làm nòng cốt để nhân ra. Cụ thể từng cây như sau: a) Cây thuốc: Đẩy mạnh trồng cây tam thất, bạch truật là chủ yếu. Hoàn thành quy mô sản xuất của nông trường Bắc Hà, từng bước làm rộng ra các hợp tác xã xung quanh. b) Cây ăn quả: Tập trung hoàn thành quy mô sản xuất dứa của nông trường Đản Khao, đồng thời mở rộng ra các xã xung quanh theo dự kiến quy mô vùng dứa liên doanh với diện tích trên 2.500 ha, ở các xã thuộc huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát và thị xã Lào Cai. Đẩy mạnh phát triển cây lê, mận ở vùng cao trong khu vực gia đình xã viên và nhân dân. c) Cây công nghiệp: Từng bước phát triển cây sở ở vùng thấp, từ nông trường Phú Xuân để nhân rộng ra. Thực nghiệm trồng cây trẩu (quả nhẵn) ở vùng cao. Cây chè hoàn thành xong quy mô trồng chè ở nông trường Thanh Bình, phát triển củng cố vùng chè ở Bắc Hà. Củng cố vùng sản xuất mía gọn lại, tích cực thâm canh tăng năng suất, đảm bảo đủ yêu cầu mía cây cho nhà máy đường. Tiếp tục tìm các biện pháp duy trì sản xuất đậu tương ở Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai đã có, đồng thời nghiên cứu xây dựng vùng sản xuất đậu tương hè ở vùng thấp gắn với vùng đất ngô mới khai hoang. Trong đất khai hoang mới đó có thể luân canh ngô và đậu tương trong một số diện tích nhất định (khoảng 1.000 ha diện tích gieo trồng). d) Rau ăn và rau giống: Củng cố và mở rộng khu sản xuất rau ăn của hai thị xã Lào Cai và Cam Đường để đảm bảo rau xanh cho cán bộ và công nhân viên. Khu sản xuất hạt rau su hào Sa Pa, 61 bắp cải ở Bắc Hà đảm bảo cung cấp đủ yêu cầu của Trung ương, (Trung ương yêu cầu đến đâu thì sản xuất đến đấy). Tóm lại: Sản xuất lương thực với mức cố gắng nhất trên cơ sở thâm canh, tăng vụ trên ruộng đất đã có, đồng thời phát huy ba thế mạnh của miền núi đưa nghề rừng và chăn nuôi, nhất là con lợn đi trước, phát triển cây công nghiệp có trọng điểm từ điểm ra diện, từng đơn vị sản xuất phải cân đối ngay từ đầu giữa trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng, đưa chăn nuôi và nghề rừng thành ngành chính. Phát triển mạnh sản xuất cả ba hình thức gia đình, tập thể và quốc doanh, lấy quốc doanh làm nòng cốt, xây dựng hợp tác xã điển hình để lấy thực tế giáo dục, thuyết phục quần chúng, từ điểm nhân ra vùng, chỉ đạo gọn từng vùng. Đó là phương hướng bước đi, cách làm thích hợp với điều kiện Lào Cai để từng bước đưa sản xuất nông - lâm nghiệp lên theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phần thứ ba CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP LỚN ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Từng phần phương hướng, nhiệm vụ trên, đã nêu lên những nét lớn về bước đi, cách làm. Dưới đây xin nêu lên một số biện pháp cụ thể. 1. Bước đi: Phấn đấu thực hiện phương hướng, nhiệm vụ đã nêu ra là cả một thời gian từ nay đến năm 1980. Cả một quá trình dài đó và trong lúc có nhiều cây, con, nhiều vùng đã nêu đều có thể phát triển được, nhưng bắt đầu từ cái nào trước, thực hiện từ đâu trước thì phải có kế hoạch, quy hoạch cụ thể để tập trung chỉ đạo dứt điểm từng khâu, từng việc, làm việc trước tạo tiền đề cho việc sau. Với tình hình và điều kiện hiện nay, trong khoảng vài ba năm đầu 1974 - 1976 vẫn phải tập trung chỉ đạo phát triển mạnh cây 62 lương thực tập trung chủ yếu vào cây ngô, cây lúa để tạo thế vững chắc cho chăn nuôi, đồng thời tích cực đưa nghề rừng đi trước một bước. Về cây công nghiệp, phát triển có trọng điểm đi từ điểm ra diện. Đối với chăn nuôi, tập trung chỉ đạo con lợn. Đối với rừng trồng và giữ rừng phòng hộ phủ nhanh đồi trọc, trồng và khai thác cây đặc sản (nấm hương). Đối với cây công nghiệp, đẩy mạnh tốc độ phát triển cây đậu tương, chè trở thành vùng ổn định và phát triển cây ăn quả, chủ yếu là cây dứa. Như vậy mấy năm tới tập trung tiến công vào các mũi: ngô, lúa, lợn, rừng (bao gồm rừng đặc sản), đậu tương, chè, cây dứa. Trong ba vùng sản xuất, cần tập trung khai thác vùng 1 trước (vùng thung lũng sông Hồng). Ở vùng này cần làm được 3 vấn đề chính: mở mang 2.000 - 3.000 ha mới theo từng vùng tập trung liên hoàn; để trồng ngô, canh tác bằng kết hợp thủ công và cơ giới, thâm canh cao cây lúa; phát triển lợn thịt, hình thành xong vùng lợn thịt có 2.000 - 3.000 tấn/năm để tạo một bước chuyển biến mới về lương thực, thực phẩm cho toàn tỉnh. Còn vùng cao, chủ yếu là thâm canh cây lúa, cây ngô, tạo thế lương thực vững chắc tại chỗ cho nhân dân sống ở đây, đồng thời đẩy mạnh việc giữ, trồng rừng phòng hộ. Riêng miền Tây, cần phát triển mạnh việc trồng, khai thác mộc nhĩ, nấm hương. 2. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng cấp huyện tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý trong nông - lâm nghiệp. Cải tiến cung cách làm ăn, bộ máy chỉ đạo mạng lưới phục vụ nông - lâm nghiệp của từng huyện theo tinh thần Nghị quyết 19, 20 của Trung ương. Tổ chức lại sản xuất từng cây, con cụ thể đối với từng vùng, từng hợp tác xã theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Kết hợp chặt chẽ giữa việc tổ chức lại lực lượng lao động, sản xuất sẵn có của địa phương với việc tiếp nhận lực lượng lao động xuôi lên xây dựng thành những vùng kinh tế mới, tập trung làm gọn từng vùng, trong từng huyện. Hoàn thành huyện trọng điểm Bát Xát, rồi từng bước làm ra các huyện khác. 63 3. Tăng cường tổ chức và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới a) Hợp tác xã vùng cao: Nếu chỉ tổ chức hợp tác xã để sản xuất lương thực để tự túc như vừa qua thì không thể coi đó là sản xuất lớn và vững chắc được mà phải trên cơ sở phương hướng làm giàu của vùng cao là nghề rừng, chăn nuôi, v.v. để xây dựng tổ chức hợp tác xã nhưng hình thức tổ chức và phương pháp quản lý cần gắn với việc làm thử xây dựng cấp huyện để nghiên cứu tìm ra cách và hình thức tổ chức hợp tác xã vùng cao cho thích hợp hơn. Trước mắt, trong khi chờ đợi nghiên cứu, các địa phương phải tích cực củng cố hoặc tổ chức lại hợp tác xã đưa vào thâm canh cây lúa, ngô hiện có và nội dung quản lý đơn giản, tạo dần điều kiện để đưa hợp tác xã lên trình độ cao hơn. b) Hoàn thiện, nâng cao phong trào hợp tác hóa vùng thấp: (gồm cả hai thị xã), gắn với phong trào thâm canh tăng năng suất cây lúa và mở rộng diện tích cây ngô, đồng thời mở rộng kinh doanh cây công nghiệp, nghề rừng và chăn nuôi theo vùng của tỉnh và huyện đã định. Tổ chức lại cây lúa và các cây con đã có (như cách làm của hợp tác xã Bản Vược, Bát Xát). Thực hiện mạnh mẽ việc phân công lại lao động trong nội bộ hợp tác xã, cân đối cụ thể dành lại mỗi hécta gieo trồng cây lương thực khoảng từ 1 - 1,2 lao động, đưa năng suất lúa lên 7 - 9 tấn/ha, còn thì chuyển sang trồng cây công nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi, khai hoang diện tích trồng ngô (tùy điều kiện từng nơi). Tích cực đưa công tác quản lý sản xuất, lao động, tài chính của hợp tác xã lên từng bước; xếp sắp lại tổ chức phân công lại cán bộ, cải tiến cách làm ăn, chỉ đạo sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 19, 20 của Trung ương (thực hiện như hợp tác xã Bản Vược). Đi đôi với một số hợp tác xã hợp nhất quy mô tương đối lớn, công tác quản lý có nhiều khó khăn, chênh lệch quá nhiều về địa tô giữa các hợp tác xã nhỏ, gây nên mất đoàn kết trong xã viên, không đẩy mạnh được sản xuất thì nói chung là không đặt vấn đề 64 chia nhỏ lại như cũ, mà cần tích cực củng cố, hoặc nghiên cứu điều chỉnh chuyển sang hình thức liên hiệp kinh doanh. Ngược lại, những hợp tác xã quá nhỏ hiện nay không đủ sức để phân công lại lao động, mở mang thêm ngành nghề thì cũng không nên tổ chức hợp tác xã hợp nhất, mà nên tổ chức hợp tác xã liên hiệp kinh doanh những ngành mới, còn việc sản xuất và làm nghĩa vụ lương thực vẫn do hợp tác xã nhỏ cũ chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, phân phối, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. c) Nông trường: Giải quyết tốt nhân lực và giống, đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ bản cho các cây chè ở nông trường Thanh Bình; thuốc ở Nậm Mòn; dứa, lợn ở Đan Khao; cam, sở, sả ở Phú Xuân. Nhanh chóng hoàn thành quy mô diện tích đã được xét duyệt để sớm định hình và chuyển sang kinh doanh. Về nhân lực: Ngoài việc tiếp tục chuyển đồng bào còn du canh du cư sống lẻ tẻ xen kẽ với đất nông trường vào làm công nhân như đã làm, cần tiếp nhận mạnh lao động xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở miền núi vào nông trường, đảm bảo đủ lao động theo kế hoạch. Tích cực đề nghị Trung ương trang bị công cụ cơ giới để tạo ra sức sản xuất mới có năng suất lao động cao. 4. Đối với các vùng chuyên canh cây công nghiệp, đặc sản mà hợp tác xã đã tương đối ổn định đang có đà phát triển hiện nay thì tiếp tục duy trì giúp đỡ các hợp tác xã đó đẩy mạnh thêm đồng thời gắn với việc thực hiện phương án định canh định cư mà xét duyệt mở thêm ra các hợp tác xã mới, vận dụng tốt chính sách đối với đồng bào còn du canh du cư để thúc đẩy các hợp tác xã thực hiện (chè, thảo quả, đậu tương, hạt rau giống). Riêng đối với vùng mía, ngoài Bát Xát là vùng chủ yếu, trước mắt cần giao thêm cho một số hợp tác xã chuyên canh như Soi Lần (Bảo Thắng), Bản Phiệt, Bản Cầm (Mường Khương), Giang Đông (thị xã Lào Cai) phát triển trồng mía để đảm bảo đủ mía cung cấp cho nhà máy đường của tỉnh. Cần tập trung chỉ đạo tốt khâu thâm canh tăng năng suất mía như: thay trồng toàn bộ giống tốt có năng suất, phẩm chất cao mà ta đã kết luận, 65 tăng cường phân bón, nhất là phân chuồng, xây dựng đường vận suất giải phóng đất, trồng kịp thời vụ, đối với vùng dứa, đặc biệt chú ý khâu kỹ thuật trồng, đảm bảo 2 - 3 vạn ngọn/ha. Ngoài Nông trường và thị xã Lào Cai là vùng tập trung phát triển cần mở rộng diện tích dứa ra các hợp tác xã xung quanh thị xã. Các hợp tác xã chuyên canh dứa, mía đều phải phát triển đàn lợn để có nhiều phân bón, đồng thời phải gieo trồng xen cây phân xanh. Các xí nghiệp đường, rượu, hoa quả hộp nước chấm cần có lực lượng nông vụ bám vùng, bám hợp tác xã chuyên canh chặt chẽ, ký kết hợp đồng, giũp đỡ hợp tác xã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, v.v.. 5. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành và vận dụng thực hiện toàn bộ giá cả thu mua, cung cấp đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, sửa lại những giá hiện nay chưa hợp lý và không còn tác dụng thúc đẩy sản xuất, như giá đậu tương, chè, dứa, thảo quả, rau ăn, trâu, bò, dê thịt, v.v.. Nghiên cứu đề nghị chính sách về đầu tư giúp vùng cao thâm canh; cải tạo đất ruộng nương đã có, đầu tư cho khai hoang ruộng, đất mới cho trồng rừng của hợp tác xã, gồm cả vốn cải tạo đất, tiền thiết kế, tiền để trả công cho xã viên tham gia xây dựng cơ bản, cái nào thuộc quyền hạn của địa phương thì địa phương quyết định. Vấn đề giúp cho hợp tác xã xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất kỹ thuật và các cơ sở sản xuất cần vận dụng thực hiện tốt chính sách đầu tư giúp đỡ của Nhà nước đối với đồng bào vùng cao du canh du cư, nay đi vào định canh định cư như Nghị quyết số 38 của Hội đồng Chính phủ. Ngoài ra ngành ngân hàng cần nghiên cứu cho các hợp tác xã không thuộc diện định canh định cư vay xây dựng cơ bản và các cơ sở sản xuất như: khai hoang, mở đường giao thông vận chuyển, v.v. (cho vay các khâu, kể cả chi phí công lao động, như cho nông trường, xí nghiệp vay để hợp tác xã tập trung lao động, đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ bản ban đầu, chú trọng các hợp tác xã chuyên canh). 66 6. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp: Cần tập trung vào mấy việc chủ yếu trước mắt, như chế biến màu (và thủ công nghề phụ trong gia đình), xây dựng nhà máy hoặc xưởng chế biến thức ăn gia súc của tỉnh ở trung tâm vùng lợn thịt. Nghiên cứu sản xuất các loại công cụ cải tiến, công cụ thường sát với yêu cầu của từng cây, con, từng vùng sản xuất, với giá thành hạ, phẩm chất tốt, cung cấp kịp thời cho dân. Phát động mạnh phong trào làm vôi, gạch, ngói ở các hợp tác xã trong nông thôn, giúp các hợp tác xã xây dựng hệ thống chuồng gia súc, dự trữ chế biến phân... Phát triển mạnh đường giao thông nông thôn vận chuyển bằng xe cải tiến; từ đồng ruộng ra đường lớn và về làng. Để đảm bảo nhiệm vụ trên, cần kiện toàn các bộ máy phục vụ nông thôn. Các ty xây dựng giao thông và công nghiệp, cử đồng chí lãnh đạo ty chuyên trách vấn đề phục vụ nông - lâm nghiệp và hàng quý, hàng năm phải có chỉ tiêu kế hoạch cụ thể, có chương trình hoạt động từ điểm ra diện, có sơ kết, tổng kết rõ ràng. Đối với cơ khí nhỏ, thủy điện nhỏ, trước mắt cần tập trung sức lực, vật tư sửa chữa lại toàn bộ các điểm đã bị hư hỏng để hoạt động trở lại, rút kinh nghiệm có kế hoạch để phát triển vào những năm sau. Để giúp cho cơ sở có hiệu quả và theo dõi được chặt chẽ ở tỉnh cần thống nhất các bộ phận: thủy điện nhỏ của Ty thủy lợi, tổ cơ khí nhỏ của Ty công nghiệp, tổ cơ khí nhỏ của Ủy ban nông nghiệp thành một tổ chức thống nhất, đặt trong Ủy ban nông nghiệp, để làm nhiệm vụ chuyên lo giúp các hợp tác xã sửa chữa, bồi dưỡng công nhân hướng dẫn cách quản lý, sử dụng, dự trữ, chuẩn bị vật tư phụ tùng sửa chữa thay thế. Nghiên cứu thực hiện các loại nông cụ cải tiến, cơ khí giao cho ngành công nghiệp sản xuất, công ty vật tư nông nghiệp kinh doanh, cung cấp cho các hợp tác xã. 7. Ngành Thương nghiệp cần đẩy mạnh công tác lưu thông phục vụ sản xuất đắc lực hơn nữa. Ngoài việc lưu thông đã làm, trước mắt cần tập trung củng cố các hợp tác xã mua bán xây dựng 67 khôi phục lại toàn bộ các cửa hàng hợp tác xã mua bán, tăng cường cán bộ, nhất là kế toán về giúp cửa hàng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên, đẩy mạnh việc mua bán tại chỗ, khai thác nguồn hàng tại chỗ, đưa mặt hàng thị hiếu về nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở nông thôn phát triển. 8. Hoàn thành tốt quy hoạch đào tạo sử dụng cán bộ nông - lâm nghiệp. Từ đó, có kế hoạch tăng cường số lượng, quy mô đào tạo cán bộ trung cấp kỹ thuật quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, kế toán do trường trung cấp nông - lâm nghiệp thuộc ủy ban nông nghiệp và trường kế toán thuộc ty tài chính phụ trách. Có kế hoạch đào tạo cho cả hợp tác xã và nông - lâm trường, có kế hoạch tuyển sinh cung cấp đủ yêu cầu cho trường để đáp ứng kịp yêu cầu cán bộ cho những năm tới. Việc tuyển học sinh phải theo nhiều nguồn: trong thanh niên xung phong, trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa, học sinh phổ thông tốt nghiệp các năm, v.v.. 9. Củng cố các trạm, trại kỹ thuật hiện có, đi vào làm đúng hai nhiệm vụ: Vừa sản xuất nhân giống, vừa có thực nghiệm và kết luận tiếp những cây, con giống mới. Cần xây dựng thêm các trại nghiên cứu thực nghiệm mới do yêu cầu sản xuất mới đòi hỏi như: trại nghiên cứu sản xuất giống nấm hương, mộc nhĩ, trại nghiên cứu cây thảo quả, trạm hoặc trại thực nghiệm nhân giống cây khoai tây giống ở vùng cao, cây củ cải đường để làm giống, trại nhân và giữ giống phân xanh, bèo dâu để cung cấp cho các hợp tác xã. 10. Quy hoạch và tổ chức xây dựng lại toàn bộ đồng ruộng ở vùng thung lũng sông Hồng và đất trồng ngô để có thể canh tác bằng cơ giới, trước hết là khâu làm đất. 11. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể đối với công tác phát triển xây dựng kinh tế hơn nữa. Ở cơ sở thực hiện tốt cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, thực hiện Chỉ 68 thị số 192-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương mà phân công lại đảng viên, cử các đảng viên có khả năng làm và phụ trách quản lý kinh tế hợp tác xã. Tổ chức lại chi bộ, tổ đảng phù hợp với tổ chức sản xuất ở một đơn vị hợp tác xã. Ở huyện, tỉnh cần rút kinh nghiệm xây dựng tốt lề lối làm việc giữa bên Đảng và các đảng đoàn. Đối với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, mặt trận, công đoàn, ngoài việc giáo dục động viên quần chúng thuộc giới mình tham gia thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước, cần đi sâu phát động từng phong trào, từng vấn đề cụ thể, có sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả rõ ràng. 12. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và các chủ trương đã nêu trong bản báo cáo này, Đảng đoàn chính quyền và các ngành tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 1980, tiến hành quy hoạch, xây dựng các phương án: vùng lợn thịt, khai hoang vùng ngô mới; phương án trồng rừng; phương án cơ giới nông nghiệp; phương án tổ chức lại chăn nuôi con trâu, con bò, cải tạo giống trâu bò, xây dựng vùng trâu sữa, v.v. để trình Trung ương và Chính phủ duyệt. Cần đề nghị với Trung ương: a) Đề nghị Chính phủ đầu tư tổng mức vốn xây dựng cho địa phương (tỉnh, huyện) theo từng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn từ nay đến năm 1980, để địa phương chủ động bố trí tổ chức sản xuất. Trước mắt là vốn cho các nông trường mà địa phương đã xây dựng. b) Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho địa phương như máy nông nghiệp ở vùng thấp tương đối đồng bộ, cả các máy khai hoang và làm đất, v.v. để có thể cơ giới khâu khai hoang, làm thủy lợi, làm giao thông, sử dụng cơ giới vào những vùng đất màu có thể trồng cây chịu hạn để làm thức ăn cho gia súc; vốn và thiết bị nhà máy để chế biến thức ăn cho lợn, nhà máy hoa quả hộp (dứa) và trang bị cơ giới cho các nông trường của tỉnh. c) Về lao động: Ngoài việc tổ chức tận dụng lao động của địa phương, đề nghị Trung ương cho tiếp tục tiếp nhận nhân lực ở xuôi lên để xây dựng các nông trường và các vùng sản xuất mới, sau khi quy hoạch rõ (chủ yếu là nhân lực Nam Hà). 69 d) Xin giúp đỡ về vốn và vật tư, nhất là máy móc phục vụ khai hoang. Xin Trung ương cấp vốn cho các hợp tác xã không phải trả lại về các khoản xây dựng cơ bản như: khai hoang trồng rừng, trồng cây lâu năm, xây dựng lại đồng ruộng, đồng cỏ, thâm canh tăng vụ, cải tạo đất ruộng, làm giao thông, thủy lợi, xây dựng mặt bằng để di chuyển dân gọn lại, tổ chức lại dân cư để lấy đất đưa vào sản xuất (gồm cả các khoản chi phí, kể cả thiết kế và tiền trả công lao động), chi phí về đào tạo cán bộ, về mặt cho vay vốn thì ngân hàng cho vay vốn kinh doanh cây hàng năm và chăn nuôi (cả tiền trả công cho lao động). Xin được sử dụng vốn Nhà nước đầu tư cho vùng kinh tế mới, vùng định canh định cư cho đồng bào vùng cao, cho đồng bào miền xuôi đi xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, vào việc xây dựng cấp huyện ở miền núi. Đối với Lào Cai, việc thực hiện cuộc vận động định canh định cư và xây dựng cấp huyện sẽ gắn liền thành một cuộc vận động, tiến hành đồng thời theo kế hoạch thống nhất. đ) Về cán bộ: Địa phương phải tích cực đào tạo, nhưng trước mắt xin Trung ương cho tăng thêm số cán bộ cắm trực tiếp xuống các hợp tác xã hoặc các liên doanh, để giúp các hợp tác xã thực hiện phương án đã được duyệt, gồm các loại cán bộ: quản lý, kế toán tài vụ, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nghề rừng... Số cán bộ này trước là xin biên chế tiền lương, còn con người cụ thể, Trung ương có đến đâu cho đến đấy còn thì cho phép địa phương được tuyển dụng, đào tạo hoặc quan hệ với các tỉnh miền xuôi xin cung cấp những cán bộ có khả năng thực hành hoặc thanh niên có trình độ văn hóa để đào tạo. Phần thứ tư KẾT LUẬN CHUNG Sản xuất nông - lâm nghiệp của Lào Cai những năm qua đã có một số kết quả. Trong lãnh đạo, chỉ đạo đã có một số ưu điểm và 70 kinh nghiệm thực tế đã chú trọng công tác điều tra nắm tình hình cơ bản trong nông nghiệp, sơ bộ quy hoạch được phương hướng sản xuất chung. Từ đó, đã dần dần cân đối lại nên sản xuất đi vào thâm canh tăng năng suất, như thâm canh lúa hai vụ vùng thấp và mới đây đầu tư giúp vùng cao thâm canh cây lúa 1 vụ, nhập nội giống ngô lai, v.v. có kết quả. Các vùng chuyên canh một số cây đã từ phân tán, năng suất thấp, không thành sản phẩm hàng hóa nay đã dần dần hình thành những vùng tập trung, có năng suất cao và thành sản phẩm hàng hóa, như hạt rau giống, mía, dứa, chè, thuốc. Việc đang đà phát huy tài nguyên, khí hậu của địa phương, ngoài cây nhiệt đới đã bước đầu chú ý, còn thí nghiệm trồng có kết quả về các cây ôn đới. Đối với chăn nuôi, đã từng bước đẩy mạnh. Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, giao thông, thủy lợi đã làm được một số và bước đầu đã chú trọng kết hợp giữa công nghiệp với nông nghiệp (mía, dứa với nhà máy đường, hoa quả), sản xuất trên cả ba hình thức: tập thể, quốc doanh và gia đình, lấy nông trường trạm trại làm trung tâm kỹ thuật của vùng đã có sự chú ý thực hiện. Trong chỉ đạo cũng đã kiên trì xây dựng điển hình, nhân điểm ra vùng tích cực vận dụng thực hiện các chính sách giúp đỡ cơ sở, như đưa cán bộ đồng bộ xuống giúp cơ sở (chăn nuôi, trồng trọt và quản lý, cán bộ chính trị), vận dụng thực hiện tốt một số chính sách có tính chất đòn bẩy kinh tế như đầu tư không phải trả cho hợp tác xã vùng cao thâm canh cây lúa, chính sách giá cả, cung cấp thức ăn đối với phát triển đàn lợn, gắn các cuộc vận động sản xuất với công tác chính trị tư tưởng và xây dựng Đảng. Những kết quả và cách làm trên tuy còn phần lớn là những điển hình, từng lúc, từng nơi, chưa được phổ biến và thường xuyên nhưng thực tiễn đã chỉ ra đây là những cách làm tốt, phù hợp, là bài học kinh nghiệm cần phát huy. Từ nay đến năm 1980, nhiệm vụ của sản xuất nông - lâm nghiệp trong tỉnh là phải vừa cố gắng sản xuất lương thực với mức 71 cố gắng nhất bằng thâm canh tăng vụ cao và khai hoang những nơi có điều kiện, đồng thời đẩy mạnh ba thế mạnh cây công nghiệp, nghề rừng và chăn nuôi. Vì vậy, cần tập trung chỉ đạo vốn, vật tư, cán bộ, v.v. để thực hiện bằng được phương hướng, nhiệm vụ đó. Lấy nông trường làm nòng cốt, hình thành các vùng sản xuất tập chung chuyên canh thâm canh. Phát triển sản xuất theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là vấn đề ta chưa có kinh nghiệm, lại tiến hành ở một tỉnh đại bộ phận là vùng cao như tỉnh ta, nó là việc làm rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nhưng như vậy không phải là không thể làm được, cũng không thể tiến bước chậm chạp mà ngược lại phải tích cực vươn lên để phấn đấu. Vì yêu cầu chung của cách mạng và đời sống nhân dân, cũng như bản thân ngành nông - lâm nghiệp không cho phép. Tuy có những khó khăn rất lớn, nhưng trong những bước đi chập chững vừa qua ta cũng thấy rõ và rút được một số kinh nghiệm. Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng và Chính phủ, với sự đầu tư giúp đỡ vốn, vật tư, cán bộ và hướng dẫn của các ngành, ban trên Trung ương, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, toàn dân các dân tộc tỉnh ta, ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm vài năm đầu, triển khai mạnh mẽ vào những năm sau, từ năm 1976 trở đi, chắc rằng sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh ta sẽ giành nhiều thắng lợi mới, nhất định sẽ tạo lên bước chuyển biến mới. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ NÔNG CÔNG THƯƠNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 72 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Số 15-NQ/TU, ngày 28-1-1973 Về việc thành lập Ban Chỉ đạo làm thử xây dựng cấp huyện Để xây dựng cấp huyện theo tinh thần các nghị quyết hội nghị lần thứ 19; lần thứ 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Căn cứ Thông báo số 006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 12-8-1972; Căn cứ Thông báo số 5 ngày 23-1-1973 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc làm thử xây dựng cấp huyện; BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ: 1. Thành lập Ban Chỉ đạo làm thử xây dựng cấp huyện gồm các đồng chí: - Phạm Gia Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, làm Trưởng ban, - Dương Việt Tiến, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp, làm Phó ban, - Trần Đức Minh, Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy viên, - Nguyễn Hữu Đài, Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên, - Ban A Hàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp tỉnh, Ủy viên, - Hồng Dương, Phó ban Nông nghiệp Tỉnh ủy, Ủy viên, 73 - Lê Cam, Trưởng ủy lâm nghiệp, Ủy viên, - Ngô Đình Kinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Ủy viên, - Đỗ Thanh Thủy, Bí thư Huyện ủy Bát Xát, Ủy viên. 2. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ: - Giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc làm thử xây dựng cấp huyện (thí điểm ở huyện Bát Xát) theo đúng nội dung, yêu cầu kế hoạch của Trung ương hướng dẫn và kế hoạch cụ thể của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra. Trên cơ sở làm tốt thí điểm huyện Bát Xát, rút kinh nghiệm cho việc triển khai xây dựng cấp huyện ở các huyện, thị khác trong tỉnh. Qua phân tích tình hình hợp tác xã sản xuất, qua chỉ đạo thí điểm xây dựng cấp huyện, kết hợp với học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn, dựa vào tổng kết việc làm thử xây dựng cấp huyện của trung ương, mà vận dụng xây dựng phương hướng, kế hoạch, bước đi cho huyện thí điểm và khái quát phương hướng, kế hoạch, bước đi chung cho tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, với khả năng, yêu cầu, theo hướng đi lên của sản xuất xã hội chủ nghĩa để tỉnh duyệt chính thức và báo cáo đề nghị trung ương chuẩn y. - Giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu và xây dựng phương án công tác xây dựng đảng, công tác tổ chức bộ máy cán bộ cho huyện thí điểm, từ đó xây dựng phương án công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức bộ máy cán bộ và phương án bồi dưỡng đào tạo cán bộ chung cho tỉnh theo yêu cầu xây dựng cấp huyện. 3. Ban Chỉ đạo được thành lập một số bộ môn cần thiết giúp việc và bố trí lực lượng cán bộ đi làm theo yêu cầu được trình duyệt. Được liên hệ và yêu cầu các ngành, các cấp cung cấp tình hình tài liệu, v.v. cần thiết và hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện những nhiệm vụ của các cấp, các ngành theo yêu cầu xây dựng huyện thí điểm. Được sử dụng con dấu của Ban Nông nghiệp Tỉnh ủy khi cần thiết như liên hệ với các cấp, các ngành trong tỉnh, liên hệ, báo cáo với cấp trên... 74 4. Ban Chỉ đạo đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, để tỉnh nắm chắc tình hình và chỉ đạo kịp thời, hàng tuần, hàng tháng ban chỉ đạo phải phản ánh, báo cáo tình hình với Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Từng bước có sơ kết, toàn đợt có tổng kết rút kinh nghiệm, nêu rõ ưu khuyết điểm, nguyên nhân và báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh, Ban Chỉ đạo làm thử xây dựng cấp huyện trung ương. 5. Các ban, các đảng đoàn, các huyện, thị, đảng ủy, các đồng chí phụ trách các ngành trực thuộc tỉnh, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo làm thử xây dựng cấp huyện chiểu theo Nghị quyết thi hành. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC KHÁNH VINH Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 75 THÔNG BÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Số 06/TB-TU, ngày 12-2-1973 Về hội nghị thường kỳ của Ban Thường vụ ngày 30-1-1973 Ngày 30-1-1973, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp thường kỳ để xét duyệt địa điểm xây dựng nhà máy chế biến sắn, quy định giá thu mua sắn tươi và vấn đề cung cấp cho chăn nuôi lợn. Dự họp có các đồng chí: Trường Minh, Khánh Vinh, Phạm Gia Tuân, Dương Việt Tiến, Lương Quyết Định, Cư Hòa Vần, Nguyễn Tri Nghị. Vắng mặt các đồng chí: Nguyễn Ân, bận đi công tác; Nông Công Thương đi chữa bệnh. Sau khi nghe Đảng đoàn Ty Lương thực, Ban Vật giá tỉnh, Ban Tài chính - thương nghiệp Tỉnh ủy báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận, nhất trí: I. VỀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẮN Xã Gia Phú và một số xã lân cận nằm trong vùng sản xuất sắn của tỉnh và hiện nay diện tích sắn đã trồng ở các nơi này cũng tương đối tập trung, bởi vậy nhà máy chế biến sắn nên xây dựng ở một địa điểm thuộc xã Gia Phú là thuận lợi nhiều mặt nhất, Đảng đoàn chính quyền sẽ làm văn bản xin Nhà nước cấp thêm vốn; nếu được thì sẽ xây dựng đường điện, mở rộng đường 76 giao thông xuống Gia Phú và sẽ xây dựng nhà máy chế biến sắn ở đó. Trường hợp không được Nhà nước cấp thêm vốn thì mới xây dựng nhà máy chế biến sắn ở Làng Nhớn (thuộc xã Cam Đường, huyện Bảo Thắng). Song, khi xây dựng nhà máy ở đây cần chú ý làm tốt mấy việc sau đây: - Quan hệ chặt chẽ với Mỏ apatít để tránh xây dựng trùng lên đất đai đã quy hoạch của Mỏ; - Làm tốt công tác tư tưởng cho nhân dân khi phải bốc, dỡ một số mồ mả trên khu vực định đặt nhà máy; - Vấn đề vệ sinh công nghiệp trong nhà máy, vệ sinh sinh hoạt của nhân dân xung quanh cần được chú ý giải quyết tốt (nhất là nước thải từ nhà máy ra); - Song song với việc xây dựng nhà máy cần nghiên cứu, thiết kế giá đỡ trang bị công cụ chế biến cho các cơ sở chế biến thủ công, để nhân dân tận dụng, chế biến được nhiều nhất số sắn trồng được hằng năm; - Đi đôi với nhiệm vụ chế biến sắn, nhà máy cần nghiên cứu sản xuất thêm các mặt hàng khác để tận dụng lao động thời gian trái vụ sắn và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của nhà máy. Để đảm bảo có nhiều sắn cung cấp cho chế biến, cần đẩy mạnh phát triển sắn ở vùng đã quy hoạch, nhanh chóng hình thành vùng sản xuất tập trung. II. VỀ GIÁ SẮN Ngày nay, ngoài tính chất là cây lương thực, sắn đã trở thành cây công nghiệp, do đó cần được chú ý phát triển và phải nghiên cứu toàn diện để khuyến khích thúc đẩy việc phát triển trồng và chế biến sắn, trong đó giá cả là một yếu tố quan trọng. Căn cứ vào phương án nghiên cứu xây dựng giá sắn của Ban Vật giá tỉnh báo cáo, Ban Thường vụ nhất trí nâng giá thu mua 1kg sắn tươi 77 lên 10 đồng (loại A) ở các vùng trồng sắn tập trung, nhằm khuyến khích hợp tác xã và nhân dân đầu tư thêm lao động, kỹ thuật vào thâm canh sắn, bảo đảm cho Nhà nước thu mua được nhiều sắn để chế biến. Còn đối với giá sắn khô vẫn áp dụng theo giá sắn cũ đã quy định. III. VỀ VIỆC CUNG CẤP CÁM CHO CHĂN NUÔI LỢN Hiện nay, chăn nuôi lợn dần dần trở thành ngành chính trong nông nghiệp, cho nên hướng lâu dài cần phải nghiên cứu, xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn cho gia súc (chủ yếu là con lợn), cần phải chỉ đạo quy hoạch vùng lợn giống, lợn thịt cho thật rõ, kết hợp với việc chống thả rông ra súc, đồng thời phải kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, quản lý và sử dụng tốt phần đất 5% và phần lương thực 2% của hợp tác xã dành cho chăn nuôi. Số cám hiện có của Nhà nước, trước hết ưu tiên cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi quốc doanh, theo tiêu chuẩn 5 kg cám/1kg thịt lợn hơi. Phần còn lại sẽ cung cấp cho: a) Các hợp tác xã trồng cây công nghiệp, dứa, rau..., 2 thị xã Lào Cai, Cam Đường và các huyện lỵ, thị trấn để khuyến khích hợp tác xã chăn nuôi tập thể, tăng sản xuất thịt và có phân bón cho cây trồng với tiêu chuẩn 5 kg cám/1kg thịt lợn hơi; Nhà nước thu mua 80% số thịt lợn của hợp tác xã nuôi được, còn lại 20% để hợp tác xã sử dụng theo tinh thần Chỉ thị 22 của Ủy ban hành chính tỉnh đã quy định. b) Cán bộ, công nhân viên Nhà nước có lao động phụ để chăn nuôi với mức Nhà nước bán cho 10 kg cám thì Nhà nước thu mua 1 kg thịt lợn hơi theo giá quy định của Nhà nước. c) Riêng đối với các trại (như trại cải tạo...) có chăn nuôi lợn, thì Nhà nước chỉ đầu tư cám theo số lượng thiếu thực tế và các trại phải bán cho Nhà nước sản phẩm thịt chăn nuôi, thịt chăn nuôi 78