🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 7 (1970 - 1972) Ebooks Nhóm Zalo Mãsố:3K1(V115) CTQG-2015 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM VĂN CƯỜNG Ủy viên Hội đồng CAO ĐỨC HẢI TẠ ĐÌNH BẢNG NGUYỄN VĂN HÒA NGUYỄN THANH DƯƠNG ĐẶNG PHI VÂN MAI ĐÌNH ĐỊNH LÝ SEO DÌN ĐINH TIẾN QUÂN NGUYỄN HỮU THỂ HẦU A LỀNH HÀ THỊ NGA CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BẢN THẢO NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy SÙNG CHÚNG Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Bí thư Tỉnh ủy 5 BAN XÂY DỰNG BẢN THẢO CAO ĐỨC HẢI Trưởng ban ĐỖ TRƯỜNG SƠN Phó Trưởng ban Thường trực ĐỖ VĂN LƯỢC Phó Trưởng ban (hiệu đính) NGUYỄN THỊ NGUYỀN Thư ký ĐẶNG PHI VÂN Thành viên LÝ SEO DÌN Thành viên LÝ THỊ VINH Thành viên TRẦN VĂN TỎ Thành viên VŨ HÙNG DŨNG Thành viên NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Thành viên ĐÀO DUY THẮNG Thành viên ĐỖ VIẾT LỢI Thành viên NGUYỄN VĂN NHÂN Thành viên ĐOÀN NGỌC TUYẾN Thành viên NGUYỄN THỊ LOAN Thành viên HOÀNG THỊ THANH THU Thành viên NGUYỄN THỊ MINH Thành viên NGUYỄN THÀNH NAM Thành viên PHẠM THÀNH LONG Thành viên NGUYỄN CAO SỸ Thành viên ĐÀO ANH TUẤN Thành viên (hiệu đính) 6 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thực hiện theo Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 22-12-2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc xây dựng Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV. Ban Xây dựng bản thảo Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiến hành sưu tầm, xây dựng và xuất bản bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Đây là một bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị và giá trị khoa học, thực tiễn đánh dấu sự phát triển của Đảng bộ tỉnh Lào Cai gắn với quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng quê hương. Bộ sách giúp các nhà nghiên cứu, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tiếp cận nguồn thông tin, tư liệu mang tính hệ thống, toàn diện về văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đảng bộ cơ sở, lịch sử địa phương, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần giáo dục lịch sử địa phương trong các trường phổ thông, các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các chi bộ, đảng bộ; thấy rõ sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và toàn diện trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua các giai đoạn cách mạng, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Cuốn sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 7 (1970 - 1972) tập hợp các văn kiện do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1970 đến năm 1972 và được sắp xếp theo thời gian ban hành. 7 Do cuốn sách bao gồm các văn bản được in rônêô, đánh máy hoặc viết tay nên trong trường hợp chữ mờ, chữ không có dấu, chúng tôi giữ nguyên như bản gốc. Ngoài ra, trong sách còn có một số danh từ, tên gọi, địa danh, tên riêng... chúng tôi chưa có điều kiện thẩm định. Vì vậy, mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên tập, nhưng chắc rằng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách với các đồng chí và các bạn. Tháng 7 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 8 LỜI GIỚI THIỆU Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 7 (1970-1972) phản ánh hoạt động của Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ tháng 3-1970 đến tháng 11- 1972 gắn với nhiều sự kiện chính trị trọng đại diễn ra trên đất nước và địa phương. Từ năm 1969 đến năm 1972, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Ở miền Nam, Mỹ từng bước rút quân Mỹ và quân chư hầu, tăng cường lực lượng ngụy quân, ngụy quyền để cho đội quân này “tự gánh vác chiến tranh” ở Việt Nam. Trong điều kiện vừa tiến hành chiến đấu bảo vệ hậu phương, vừa tăng gia sản xuất, tích cực chi viện cho miền Nam, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 7 (1970-1972) giữ vị trí quan trọng phản ánh sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong những năm 1970-1972. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lào Cai biến đau thương thành hành động cách mạng. Thực hiện Di chúc của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Lào Cai ra sức thi đua trên các lĩnh vực, đẩy mạnh sản xuất và hăng hái chiến đấu, phấn đấu hoàn thành mục tiêu cách mạng của cả 9 nước là bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 7 (1970-1972) gồm 50 tài liệu, tập hợp các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, báo cáo... do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ tháng 3-1970 đến tháng 11-1972. Mặc dù Ban Xây dựng bản thảo văn kiện và Hội đồng xuất bản đã hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 6 năm 2015 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN 10 THÔNG TRI CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Số 266-TT/TU, ngày 2-3-1970 Về triệu tập Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V Thi hành Điều lệ Đảng và được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau một thời gian khẩn trương tiến hành chuẩn bị Đại hội, đến nay mọi mặt căn bản đã hoàn thành. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ quyết định triệu tập Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V. Đại hội sẽ làm việc khoảng 12 ngày, tại Hội trường Ủy ban hành chính tỉnh (khu vực cơ quan Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh cũ tại thị xã Lào Cai). Các đại biểu của các đảng bộ có mặt tại Đại hội vào chiều ngày 14-3-1970 và đi tập trung theo đoàn. Đại biểu về dự Đại hội đều ăn và ngủ tại khu vực Đại hội, vì vậy cần mang theo đầy đủ chăn, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác (các đại biểu, nhất là đại biểu ở cơ sở xã, nếu không có đủ chăn, màn, huyện, thị ủy cần có biện pháp giải quyết cho đầy đủ). Các đại biểu có lương cần mang theo phiếu gạo và tiền ăn mỗi ngày 0đ60. Trước khi về dự Đại hội, các đại biểu bàn giao và giải quyết tốt mọi công việc ở đơn vị và địa phương mình để tập trung tư tưởng và trí tuệ vào Đại hội, đồng thời các cấp, các ngành cần có kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành 11 tích chào mừng Đại hội một cách rầm rộ, sôi nổi và mạnh mẽ hơn nữa. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC NÔNG CÔNG THƯƠNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 12 ĐẠI HỘI TRÙ BỊ Số 1-ĐH Kính thưa các đồng chí đại biểu, Qua một thời gian đảng bộ các cấp tiến hành mở đại hội để thảo luận Báo cáo chính trị, cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V, phát hiện để Đại hội xem xét, bầu vào Ban Tỉnh ủy mới, và chuẩn bị các mặt công tác khác của Đại hội, đến nay mọi việc căn bản đã hoàn thành. Phong trào và khí thế của quần chúng hướng về Đại hội đang diễn ra khá sôi nổi. Trên các mặt sản xuất, công tác đã có nhiều tiến bộ mới. Được sự đồng ý của Trung ương Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, Đảng bộ chúng ta tiến hành mở Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V. Để đảm bảo nguyên tắc các quy định của Trung ương cũng như để bước vào thực hiện một cách thắng lợi Đại hội đại biểu kỳ này, Đại hội trù bị của chúng ta sẽ tiến hành một số công tác sau đây: 1. Ổn định về mặt tổ chức, 2. Bầu cử Chủ tịch đoàn, 3. Thông qua danh sách thư ký đoàn và Ban thẩm tra tư cách đại biểu, 4. Thông qua chương trình làm việc và nội quy Đại hội, 5. Ban tổ chức của Đại hội báo cáo một số vấn đề về công tác tổ chức và đời sống Đại hội. 13 Về phần tổ chức: Đến giờ phút này, đã có 27 Đoàn đại biểu của các đảng bộ về dự Đại hội với 181 đại biểu chính thức và 15 đại biểu dự khuyết. Như vậy, số lượng Đoàn đại biểu được cử đại biểu về dự Đại hội thì đầy đủ, nhưng số lượng đại biểu được triệu tập về dự Đại hội thì đang thiếu 11 đồng chí đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết. Để tiện việc thảo luận và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất và số lượng đại biểu của các Đoàn, chúng tôi dự kiến Đại hội đại biểu sẽ chia thành 11 tổ: Tổ 1: Đoàn đại biểu huyện Bảo Thắng và Đoàn đại biểu Đảng bộ Nông trường Giao Ngay, do đồng chí Sẩu làm Tổ trưởng. Tổ 2: Đoàn đại biểu huyện Sa Pa và đại biểu Đảng bộ Nông trường bò sữa, do đồng chí Hoan làm Tổ trưởng. Tổ 3: Đoàn đại biểu huyện Bắc Hà và Đoàn đại biểu huyện Si Ma Cai, do đồng chí Đài làm Tổ trưởng. Tổ 4: Đoàn đại biểu huyện Bát Xát, do đồng chí Thủy làm Tổ trưởng. Tổ 5: Đoàn đại biểu huyện Mường Khương, do đồng chí Cầu làm Tổ trưởng. Tổ 6: Đoàn đại biểu thị xã Lào Cai, Đoàn đại biểu thị xã Cam Đường và Đoàn đại biểu Đảng bộ Thương nghiệp, do đồng chí Mạnh Hùng làm Tổ trưởng. Tổ 7: Các Đoàn đại biểu thuộc khối công nghiệp địa phương (gồm có: Giao thông, Kiến trúc, Lâm nghiệp, Bưu điện, Cơ khí Phú Lợi, Sành sứ, Đội thanh niên xung phong) do đồng chí Văn Sơn làm Tổ trưởng. Tổ 8: Các đoàn đại biểu thuộc khối công nghiệp trung ương (Mỏ apatít, Nhà máy Điện, Đoàn Địa chất 5, Đoàn Địa chất 24), do đồng chí Luật làm Tổ trưởng. Tổ 9: Các đoàn đại biểu thuộc khối nội chính (Công an vũ trang, Tỉnh đội, Công an nhân dân) do đồng chí Tất làm Tổ trưởng. 14 Tổ 10 và 11: Đoàn đại biểu Dân Chính Đảng và Đoàn đại biểu Đảng bộ Giáo dục, do đồng chí Xuân Nam và đồng chí Hòa thuộc Đảng bộ Dân Chính Đảng làm Tổ trưởng. Mỗi tổ sẽ cử thêm 2 tổ phó, một đồng chí phụ trách công tác sinh hoạt và thay đồng chí tổ trưởng khi vắng mặt, một đồng chí phụ trách công tác đời sống của tổ. Ngoài ra, mỗi tổ cử thêm một đồng chí thư ký của tổ để ghi chép các ý kiến trao đổi thảo luận của tổ. Đại hội kỳ này, ngoài các đại biểu chính thức và dự khuyết được triệu tập về dự Đại hội, Ban Tỉnh ủy chúng tôi có mời Ban Bí thư Trung ương Đảng; đại biểu các ban, các Đảng đoàn các bộ và tổng cục; các đảng bộ tỉnh bạn, các cơ quan báo Đảng và Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đến tham dự Đại hội. Đồng thời theo Thông tri số 121-TT/TW của Trung ương: “Ngoài các đại biểu chính thức ra, cấp ủy đứng ra triệu tập Đại hội có quyền triệu tập một số cán bộ, đảng viên làm đại biểu dự thính Đại hội và có thể mời một số đại biểu gia đình có công với cách mạng, một số anh hùng, chiến sĩ thi đua... tới tham dự Đại hội trong những buổi cần thiết...”. Căn cứ vào tình hình chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên ta cũng như yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ ta trong thời gian tới, Ban Tỉnh ủy chúng tôi có triệu tập....... đảng viên là cán bộ lãnh đạo và nghiên cứu thuộc các ban, các ngành ở tỉnh đến dự Đại hội để tiếp thu, quán triệt chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội. Các đại biểu dự thính chỉ tham dự nghe các phần thuộc về tình hình, phương hướng, nhiệm vụ và phiên bế mạc Đại hội. Đồng thời, Ban Tỉnh ủy có mời một số đại biểu các gia đình có công với cách mạng đến dự khai mạc và bế mạc Đại hội. Chúng tôi xin thông báo để Đại hội biết. Trên đây là một số vấn đề về công tác tổ chức. Bây giờ chúng tôi báo cáo về vấn đề bầu cử Chủ tịch đoàn. 15 BẦU CỬ CHỦ TỊCH ĐOÀN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LẦN THỨ V Đại hội trù bị số 2-ĐH Kính thưa các đồng chí đại biểu, Trong Đại hội trù bị của Đại hội hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành việc dân chủ bầu Chủ tịch đoàn. Đây là một số vấn đề quan trọng trong nội dung của Đại hội trù bị. Đó cũng chính là để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta. Căn cứ vào Điều 10 và Điều 13 của Điều lệ Đảng quy định: “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của địa phương là Đại hội đại biểu của địa phương. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức cơ sở là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở”. Từ vị trí Đại hội Đảng của các cấp như trên, Chủ tịch đoàn Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V do Đại hội bầu ra có một vai trò và trách nhiệm rất lớn trước Đại hội. Vì vậy, Chủ tịch đoàn phải là những đại biểu chính thức, thực sự có năng lực hoạt động, được Đại hội tín nhiệm bầu ra và có nhiệm vụ căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của Đại hội đã đề ra và theo đúng những nguyên tắc, thủ tục, chương trình làm việc và các quyết định khác của Đại hội, để hướng dẫn Đại hội tiến hành đạt kết quả tốt. 16 Trách nhiệm của Chủ tịch đoàn là: 1. Chuẩn bị và báo cáo để Đại hội thông qua chương trình, thời gian làm việc của Đại hội và điều khiển chương trình làm việc ấy. 2. Báo cáo danh sách Ban thẩm tra tư cách đại biểu, danh sách thư ký đoàn để Đại hội thông qua. 3. Nêu vấn đề để Đại hội thảo luận và quyết định theo nội dung, yêu cầu mà Đại hội đã đề ra. 4. Lãnh đạo việc bầu cử cấp ủy và đại biểu đi dự Đại hội cấp trên (nếu có) theo đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử trong Đảng. Chủ tịch đoàn làm việc tập thể kết hợp với phân công phụ trách. Việc tuyển cử Chủ tịch đoàn chúng ta sẽ tiến hành trực tiếp và bằng phiếu kín. Để việc bầu cử Chủ tịch đoàn được tốt, Ban Tỉnh ủy cũ đã gửi dự kiến danh sách các đồng chí tham gia Chủ tịch đoàn tới các Đoàn đại biểu của các đảng bộ để nghiên cứu trước. Căn cứ vào tính chất quan trọng và trách nhiệm của Chủ tịch Đoàn Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V, Ban Tỉnh ủy chúng tôi đề nghị về số lượng Chủ tịch đoàn là 11 đồng chí. Đại hội cho ý kiến và biểu quyết (bằng giơ tay). Sau đây là danh sách dự kiến của Ban Tỉnh ủy về Đoàn chủ tịch Đại hội để Đại hội xem xét. 1. Đồng chí Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy: 180 2. Đồng chí Phạm Gia Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn chính quyền, phụ trách khối công nghiệp và công tác kế hoạch: 177 3. Đồng chí Vi Khánh Vinh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, phụ trách công tác xây dựng Đảng: 174 4. Đồng chí Dương Việt Tiến, Ủy viên Thường vụ, phụ trách khối nông, lâm nghiệp: 180 5. Đồng chí Lê Bá Hội, Ủy viên Thường vụ, phụ trách khối tài chính - thương nghiệp: 175 17 6. Đồng chí Nông Công Thương, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kiểm tra và phụ trách khối các đoàn thể quần chúng: 179 7. Đồng chí Cư Hòa Vần, Tỉnh ủy viên, phụ trách khối văn giáo chính quyền: 172 8. Đồng chí Lương Quyết Định, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, Phó Chính ủy Tỉnh Đội, phụ trách khối nội chính chính quyền: 178 9. Đồng chí Hoàng Thị Triệu, Tỉnh ủy viên, phụ trách Tỉnh Hội phụ nữ: 174 10. Đồng chí Cháng Seo Tả, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch huyện Bát Xát: 172 11. Đồng chí Hoàng Chá Quang, Bí thư Huyện ủy Mường Khương (huyện trọng điểm chỉ đạo của tỉnh): 172 Qua danh sách Đoàn chủ tịch của Ban Tỉnh ủy, chúng tôi đề cử để Đại hội xem xét, quyết định. Chúng tôi thấy rằng, nó đã thể hiện được yêu cầu về tiêu chuẩn và cơ cấu đối với Chủ tịch đoàn của Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ kỳ này. Các đồng chí trong Chủ tịch đoàn là những đồng chí đang giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, huyện; đã từng am hiểu tình hình và phong trào các mặt của địa phương; đồng thời hầu hết đều là những đồng chí trong thời gian qua đã có trách nhiệm đối với việc chuẩn bị các phần về nội dung và tổ chức của Đại hội. Nhìn về cơ cấu của Chủ tịch đoàn thì nó cũng đã thể hiện tương đối đầy đủ thành phần: trong cấp ủy tỉnh cũ, ngoài cấp ủy; cấp ủy viên trực tiếp phụ trách huyện; các mặt công, nông, lâm nghiệp, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng, trị an quốc phòng; nam, nữ; các đồng chí đảng viên có nhiều tuổi Đảng, cán bộ trẻ, cán bộ người Kinh và dân tộc nơi khác đến đã công tác lâu năm ở Lào Cai; cán bộ dân tộc địa phương đại diện cho các dân tộc vùng cao, vùng thấp và huyện trọng điểm chỉ đạo của tỉnh, v.v.. Đề nghị Đại hội ứng cử và đề cử Chủ tịch đoàn (nếu Đại hội nhất trí hoặc cử thêm thì tiếp tục sang bầu Ban kiểm phiếu). 18 Thưa Đại hội, Việc ứng cử và đề cử đã xong, đề nghị Đại hội bầu Ban kiểm phiếu bầu Chủ tịch đoàn. Chúng tôi đề nghị số lượng Ban kiểm phiếu là 12 đồng chí. Đại hội cho ý kiến và biểu quyết (bằng giơ tay). Sau đây là dự kiến danh sách Ban kiểm phiếu bầu cử Chủ tịch đoàn: 1. Đồng chí Nguyễn Trí Nghị 2. Đồng chí Nguyễn Duyên 3. Đồng chí Nguyễn Quang Cương 4. Đồng chí Đặng Khuê 5. Đồng chí Phạm Hồng Phúc 6. Đồng chí Nguyễn Hòa 7. Đồng chí Nguyễn Tuần 8. Đồng chí Dương Hoan 9. Đồng chí Dương Văn Hà 10. Đồng chí Nguyễn Trọng Luật 11. Đồng chí Ngô Trịnh 12. Đồng chí Dương Bằng Đại hội cho ý kiến và biểu quyết (bằng giơ tay). Đề nghị Đại hội nghỉ 20 phút để các đại biểu suy nghĩ trao đổi, xem xét, lựa chọn Chủ tịch đoàn. Sau đó chúng ta tiếp tục trở lại hội trường để Ban kiểm phiếu phát phiếu bầu cử. Trong phiếu bầu cử đã có ghi đầy đủ danh sách các đồng chí ứng cử và đề cử tham gia Chủ tịch đoàn theo thứ tự vần A - B - C. Các đại biểu căn cứ vào số lượng Chủ tịch đoàn mà Đại hội đã quyết định để lựa chọn đủ với số lượng đó. Đề nghị Đại hội tạm nghỉ. (Đại hội vào tiếp tục làm việc, Ban kiểm phiếu phát phiếu và các đại biểu tiến hành bầu cử). (Bầu Đoàn chủ tịch xong thì Đoàn chủ tịch báo cáo dự kiến danh sách Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Thư ký đoàn). 19 Ý KIẾN PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH ĐOÀN SAU KHI ĐƯỢC ĐẠI HỘI BẦU VÀ GIỚI THIỆU VỚI ĐẠI HỘI DANH SÁCH THƯ KÝ ĐOÀN VÀ BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU Đại hội trù bị số 3-ĐH Được Đại hội tín nhiệm bầu chúng tôi vào Chủ tịch đoàn Đại hội. Đây là một vinh dự và là một trách nhiệm nặng nề mà Đại hội đã trao cho. Chúng tôi xin hứa với Đại hội sẽ cố gắng hết sức mình để làm tròn trách nhiệm và xứng đáng với lòng tin cậy của Đại hội đối với chúng tôi. Căn cứ theo nhiệm vụ của Chủ tịch đoàn được ghi trong Thông tri số 8-TT/TC của Ban tổ chức Trung ương, Chủ tịch đoàn chúng tôi dự kiến số lượng và danh sách Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Thư ký đoàn để Đại hội cho ý kiến và biểu quyết (bằng giơ tay). Xuất phát từ nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu là: - Căn cứ vào các quy định về tiêu chuẩn đại biểu, những nguyên tắc, thủ tục và ứng cử, đề cử, bầu cử đại biểu ở trong Đảng, để xem xét tư cách đại biểu. - Nghiên cứu, xem xét các đơn và lời khiếu tố về tư cách đại biểu với Đại hội. 20 - Báo cáo và trình trước Đại hội về tình hình tổ chức của đại biểu Đại hội (số lượng, thành phần, nam, nữ, tiêu chuẩn, chấp hành nguyên tắc, thủ tục bầu cử đại biểu ở Đại hội cấp dưới...) và những trường hợp xét ra không đủ tư cách để Đại hội thảo luận và quyết định. Vì vậy, chúng tôi đề nghị: 1. Đồng chí Vi Khánh Vinh, 2. Đồng chí Nông Công Thương, 3. Đồng chí Nguyễn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, 4. Đồng chí Nguyễn Hữu Đài, 5. Đồng chí Nguyễn Trọng Luật, Đề nghị Đại hội cho ý kiến. (Sau khi Đại hội thông qua Ban thẩm tra tư cách đại biểu sẽ làm sang phần Thư ký đoàn). Về Thư ký đoàn Đại hội, chúng tôi xin đề nghị số lượng là 5 đồng chí. Gồm các đồng chí: 1. Đồng chí Nguyễn Trí Nghị, 2. Đồng chí Nguyễn Duyên, 3. Đồng chí Phạm Hồng Phúc, 4. Đồng chí Trần Đức Minh, 5. Đồng chí Đặng Khuê, Đề nghị Đại hội cho ý kiến và biểu quyết (bằng giơ tay). (Sau khi Đại hội thông qua Thư ký đoàn sẽ chuyển sang báo cáo Chương trình làm việc của Đại hội). (Có bản chương trình làm việc riêng và nội quy riêng “đánh dấu số 4 và 5”). 21 CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC của Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ V Ngày 31-3-1970: Đại hội trù bị Đại hội: - Ổn định tổ chức, - Bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký Đại hội, - Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, - Thông qua chương trình làm việc của Đại hội và nội quy Đại hội. Tối: Tỉnh ủy gặp mặt các Đoàn khách mời đến dự Đại hội. Ngày 1-4-1970: Khai mạc Đại hội: - Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo, - Đọc Diễn văn khai mạc Đại hội (tiếp đó đoàn Thiếu nhi vào tặng hoa Đại hội), - Đọc Báo cáo chính trị. Tối: Biểu diễn văn nghệ. Ngày 2-4-1970: Báo cáo bổ sung: - Báo cáo về Kế hoạch nhà nước năm 1970 - 1972, - Báo cáo về vấn đề định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa và phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông - lâm nghiệp, - Báo cáo về công tác trị an - quốc phòng, - Báo cáo về công tác xây dựng Đảng, 22 - Khai mạc triển lãm Đại hội (15 giờ), (Mời cơm thân mật với các Đoàn khách mời - chiếu bóng). Ngày 3-4-1970: - Đoàn đại biểu quân, dân, chính, Đảng đến chào mừng Đại hội, - Đồng chí đại diện cho Trung ương Đảng nói chuyện với Đại hội, - Các tỉnh bạn phát biểu ý kiến, Tối: Biểu diễn văn nghệ. Ngày 4-4-1970: Thảo luận tổ báo cáo chính trị và dự thảo Nghị quyết Đại hội. Ngày 5-4-1970: Thảo luận hội trường Tối xem chiếu bóng. Ngày 6-4-1970: - Sáng: Thảo luận tại Hội trường. - Chiều: Đại hội biểu quyết các vấn đề đã được thảo luận. Ngày 7-4-1970: Phần tiến hành bầu cử Ban Chấp hành mới: - Báo cáo kế hoạch, nguyên tắc thủ tục, tiêu chuẩn, cơ cấu, phương pháp tiến hành bầu cử. - Thảo luận tổ. - Tối: Văn nghệ Ngày 8-4-1970: - Đại hội quyết nghị số lượng của Ban Tỉnh ủy mới, - Cá nhân nghiên cứu kết hợp trao đổi tổ tìm hiểu những người xem xét bầu vào Ban Chấp hành mới. Ngày 9-4-1970: - Ứng cử và đề cử người vào Ban Chấp hành mới, - Bầu Ban kiểm phiếu, 23 - Cá nhân nghiên cứu kết hợp trao đổi tổ chuẩn bị bước vào bầu cử. Ngày 10-4-1970: Tiến hành bầu cử. Ngày 11-4-1970: - Thông qua Nghị quyết của Đại hội, - Thông qua Quyết tâm thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, - Thông qua Lời kêu gọi của Đại hội gửi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, - Thông qua Thư gửi tỉnh Thủ Dầu Một kết nghĩa, - Ban Chấp hành mới ra mắt Đại hội, - Diễn văn bế mạc Đại hội. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LẦN THỨ V Lưu tại Kho lưu trữ Tỉnh ủy. 24 NỘI QUY ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LÀO CAI LẦN THỨ V 1. Các đại biểu khi tới Đại hội phải theo đúng quy định hướng dẫn của Ban tổ chức về địa điểm ăn, ở, nơi thảo luận và nơi ngồi họp, không tự động thay đổi hoặc di chuyển. Trong khu vực Đại hội, các đại biểu phải thường xuyên đeo phù hiệu đại biểu phía vai bên trái, để tiện cho việc phục vụ và kiểm soát. 2. Khi ra ngoài khu vực Đại hội phải báo cho trưởng đoàn của mình biết và không được mang theo những tài liệu Đại hội và sổ ghi chép của đại biểu ở Đại hội. Ra vào khu vực Đại hội phải xuất trình giấy ra vào và phù hiệu đại biểu. Nếu mất phù hiệu, giấy ra vào, bìa số đại biểu phải báo ngay cho Ban Tổ chức. Khi ra ngoài khu vực Đại hội không trao đổi, bàn bạc những vấn đề thuộc về nội dung Đại hội. Các đại biểu đều phải ăn, ngủ tại khu vực Đại hội và không được đi chơi ngoài khu vực Đại hội quá 10 giờ 30 đêm. Nếu vì lý do cần thiết phải ngủ lại đêm hoặc đi quá 11 giờ đêm thì phải báo cáo với Ban Tổ chức Đại hội. 3. Khi báo động có lệnh của Đoàn Chủ tịch, hoặc của Ban Tổ chức, các đại biểu bình tĩnh nhanh chóng ra ẩn nấp ở những khu vực đã quy định. 4. Phải giữ gìn và bảo đảm trật tự vệ sinh chung, thực hiện tốt nếp sống văn minh. Đề cao tinh thần bảo vệ của công. Không được 25 tùy tiện lấy mang đi nơi khác hoặc thay đổi vị trí các đồ trang, thiết bị ở hội trường, buồng ngủ, các nơi công cộng... Đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời theo dõi phát hiện người lạ mặt, hoặc những hành vi bất minh cho Ban tổ chức biết. Khi ốm đau cần báo ngay cho bộ phận y tế Đại hội để kịp thời phục vụ. - Các đại biểu về dự Đại hội có mang theo vũ khí xin gửi lại Ban Tổ chức Đại hội (Bộ phận bảo vệ). 5. Bảo đảm và gương mẫu thực hiện đúng thời gian làm việc, sinh hoạt hằng ngày; các quy định nhà ăn, nhà ngủ, nhà vệ sinh, căng tin và các nơi sinh hoạt tập thể. - Khi các đại biểu có người nhà, bạn bè, cán bộ đến thăm hoặc liên hệ công tác không được mang vào khu vực Đại hội mà sẽ tiếp tại phòng khách của Đại hội. 6. Ngoài đồng chí Tổ trưởng, mỗi tổ cần cử 1 đồng chí Tổ phó phụ trách đời sống để thường xuyên liên hệ với các bộ phận phục vụ của Đại hội giải quyết kịp thời những nhu cầu về đời sống cho tổ. - Đối với các đại biểu có lương phải nộp phiếu gạo và tiền ăn mỗi ngày 0đ60 cho Ban tổ chức Đại hội. 26 CHƯƠNG TRÌNH BUỔI KHAI MẠC ĐẠI HỘI (Ngày 26-3-1970) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo Đại hội chính thức khai mạc 1. Chào cờ - Quốc tế ca, 2. Giới thiệu đại biểu, 3. Đồng chí Trường Minh đọc diễn văn khai mạc (trong quá trình đọc diễn văn có tổ chức mặc niệm để tưởng nhớ Hồ Chủ tịch - Cử chiêu hồn tử sĩ - Ca ngợi Hồ Chủ tịch), 4. Đoàn Thiếu nhi đến tặng hoa Đại hội và chào mừng Đại hội, 5. Đại hội nghỉ giải lao 15 phút, 6. Đồng chí Trường Minh thay mặt Ban Chấp hành Tỉnh ủy1 đọc Báo cáo chính trị. _______________ 1. Tức Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh - BT. 27 KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH BẦU CỬ TỈNH ỦY (Dùng để hướng dẫn các tổ thảo luận và chỉ đạo việc tiến hành bầu cử Tỉnh ủy) Đại hội tiến hành bầu cử Ban Tỉnh ủy kỳ này, chúng ta phải quán triệt đầy đủ quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, cụ thể là phải phát huy và mở rộng dân chủ triệt để trong Đảng, đi đôi với lãnh đạo tập trung. Tư tưởng chỉ đạo đó phải được quán triệt trong quá trình tiến hành các khâu: thảo luận nhất trí về yêu cầu cấu tạo, nắm vững tiêu chuẩn, đức tài; việc nhận xét, đánh giá, lựa chọn cán bộ; việc ứng cử, đề cử và bầu cử. Tất cả các việc đó đều phải tiến hành một cách công phu và có chuẩn bị chu đáo. Do đó, Đại hội chúng ta phải tập trung cao độ, dốc toàn tâm, toàn ý để làm thật tốt việc tuyển cử kỳ này, đảm bảo yêu cầu đoàn kết nhất trí cao trong Đại hội và cũng là biểu thị sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng bộ tỉnh ta. Kế hoạch bầu cử chia làm ba phần như sau: I. QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO VỀ YÊU CẦU CẤU TẠO VÀ TIÊU CHUẨN TỈNH ỦY VIÊN (một ngày rưỡi) 1. Đại diện Chủ tịch đoàn báo cáo về mục đích, yêu cầu cấu tạo, tiêu chuẩn Tỉnh ủy viên và trách nhiệm của mỗi đại biểu trong Đại hội 28 2. Các tổ thảo luận những vấn đề lớn trong bài phát biểu của đại diện Chủ tịch đoàn phát biểu. Đi sâu vào các vấn đề sau đây: - Thấy rõ ý nghĩa quan trọng và tinh thần dân chủ triệt để trong việc tuyển cử Ban Tỉnh ủy lần này. - Nhận rõ yêu cầu, năng lực, phương hướng cấu tạo và tiêu chuẩn của tập thể Ban Tỉnh ủy, của từng tỉnh ủy viên và số lượng cần thiết, chú ý các điểm: + Năng lực lãnh đạo của tập thể Ban Tỉnh ủy phải thế nào? + Phương hướng cấu tạo của Ban Tỉnh ủy mới cần tập trung vào những ngành, những lĩnh vực nào để đảm bảo thực hiện được tốt nhiệm vụ chính trị Đại hội đã đề ra. + Yêu cầu tiêu chuẩn đức tài của một tỉnh ủy viên trong tình hình nhiệm vụ cách mạng của tỉnh ta hiện nay phải như thế nào? Đức: Phải có điều kiện cơ bản gì? Tài: Phải có năng lực chủ yếu gì? Tác phong: Một cấp ủy viên hiện nay, yêu cầu cần phải có phương thức lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản gì để đảm bảo việc tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được tập thể phân công: - Vận dụng mối quan hệ trên ba mặt: Tiêu chuẩn là chủ yếu, cơ cấu là cần thiết và phải quán triệt đường lối, chính sách cán bộ của Đảng như thế nào cho đúng đắn (đường lối giai cấp, chính sách cán bộ cũ, già yếu, cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ở Lào Cai, cán bộ dân tộc ở nơi khác và cán bộ Kinh đến hoạt động ở Lào Cai). - Trao đổi về số lượng cần thiết của Ban Tỉnh ủy kỳ này. 3. Về phạm vi quyền hạn trách nhiệm của đại biểu Đại hội làm thế nào cho đúng tư cách là một đảng viên đại diện cho đảng bộ mình trong việc tuyển cử Ban Tỉnh ủy kỳ này - Thế nào là phải thật công tâm? 29 - Nói chống tư tưởng cá nhân thiên lệch thì trước hết cần phải khắc phục vấn đề gì? - Giữa tình cảm và lý trí cách mạng sử dụng thế nào cho đúng trong việc tuyển cử? - Sự quan hệ giữa dân chủ triệt để đi đôi với lãnh đạo chặt chẽ có gì mâu thuẫn, có hạn chế dân chủ không? 4. Sau khi các tổ thảo luận, Chủ tịch đoàn tập hợp tình hình sơ kết chung ở hội trường và lấy biểu quyết về số lượng chính thức, dự khuyết II. NHỮNG CÔNG VIỆC TRÙ BỊ TRƯỚC KHI ĐI VÀO BẦU CỬ (thời gian hai ngày) Trình tự làm các việc sau đây: 1. Đại diện Chủ tịch đoàn báo cáo về kế hoạch tiến hành bầu cử (tức là bản kế hoạch này) 2. Phổ biến nguyên tắc, thủ tục bầu cử để đại biểu Đại hội hình dung trước được vấn đề 3. Cá nhân đại biểu Đại hội làm công tác nhân sự, tự do tìm hiểu cán bộ mà mình lựa chọn, tự do dân chủ và trao đổi dự kiến của mình với đồng chí khác trong đoàn hay trong tổ. Khi chuẩn bị dự kiến đề cử đồng chí nào thì chuẩn bị nói rõ ý định của mình bầu đồng chí đó và nên phân công phụ trách việc gì thì tốt, (ngành, ban nào, phụ trách khối nào...). Cách làm như vậy cốt là để đảm bảo việc tìm hiểu đánh giá cán bộ được thực sự công minh, khách quan vô tư, trên cơ sở nhận thức hiểu biết của mỗi đại biểu cộng với sự hiểu biết sáng suốt của tập thể trong đoàn hay trong tổ (các tài liệu giúp cho đại biểu tìm hiểu cán bộ do Chủ tịch đoàn chuẩn bị hướng dẫn). Cụ thể như sau: - Các đại biểu xem bản danh sách những đồng chí được các đảng bộ dưới phát hiện gửi lên (gửi mỗi đại biểu một bản xếp theo vần A, B, C). Khi xem nên xem đi xem lại hai, ba lần (vì danh sách 30 có nhiều tên) rồi sẽ chọn lấy đủ số lượng mình dự kiến giới thiệu. Ngoài những đồng chí trong danh sách đó, nếu đại biểu nào cần giới thiệu thêm ai nữa thì báo cáo Chủ tịch đoàn chuẩn bị lý lịch của đồng chí đó để Đại hội nghiên cứu. Trường hợp có điểm gì chưa rõ thì gặp Chủ tịch đoàn để tìm hiểu cho rõ. Sau khi xem lý lịch rồi mình không đồng ý dự kiến giới thiệu nữa thì chuẩn bị lựa chọn đồng chí khác. (Chủ tịch đoàn giao các bản tóm tắt lý lịch cho đồng chí tổ trưởng quản lý). - Sau khi cá nhân đại biểu chuẩn bị xong, tập trung trao đổi ý kiến qua mỗi đại biểu ở đoàn hay ở tổ tham góp thêm ý kiến cho mình, để bổ xung nhận xét đánh giá cán bộ cho được đầy đủ. Việc trao đổi mạn đàm, bổ sung ý kiến cho nhau là cần thiết, nhưng còn việc có tín nhiệm bầu hay không bầu là do quyền lựa chọn của mỗi đại biểu. Khi trao đổi mạn đàm phê bình nhận xét cán bộ ở tổ phải có biên bản ghi chép đầy đủ. Sau khi các đoàn, các tổ đã tiến hành việc tìm hiểu nhân sự, việc trao đổi mạn đàm danh sách dự kiến giới thiệu của các đại biểu, Chủ tịch đoàn nghe phản ánh thấy các tổ, các đoàn đã tương đối nhất trí về quan điểm tư tưởng về con người cụ thể thì chuyển sang phần tiến hành tuyển cử chính thức. III. BẦU CỬ Làm trình tự từng việc như sau: 1. Chủ tịch đoàn phổ biến nguyên tắc, thủ tục bầu cử của Đảng (có bản riêng) 2. Các đại biểu tự do ứng cử và đề cử ở hội trường, Thư ký đoàn sẽ sắp xếp lại danh sách những đồng chí ứng cử và đề cử theo thứ tự A, B, C. Nếu có đồng chí nào xin rút đã báo cáo Chủ tịch đoàn đồng ý thì thôi không ghi vào danh sách bầu cử nữa. 3. Bầu Ban kiểm phiếu (số lượng nên 13 đồng chí, chia làm 3 tổ, mỗi tổ 4 đồng chí và 1 đồng chí trưởng ban phụ trách chung). 31 Sau đó tiếp tục cá nhân nghiên cứu suy xét kết hợp trao đổi tổ số đồng chí ứng cử và được Đại hội đề cử để tự mình lựa chọn cho đủ số lượng đã định. 4. Trước khi vào bầu cử chính thức Chủ tịch đoàn đọc lại danh sách lần cuối cùng. Khi Chủ tịch đoàn đọc đến tên ai thì người đó đứng lên để các đại biểu biết. Vì có thể tên và lý lịch đã biết nhưng người thì chưa biết. 5. Khi bỏ phiếu để dành thời gian các đại biểu chuẩn bị lựa chọn, xem đi xem lại nhiều lần cho đúng số lượng không thừa, không thiếu, rồi mới đem bỏ vào hòm phiếu. Để đảm bảo trật tự trong lúc bỏ phiếu, Chủ tịch đoàn bỏ trước, rồi lần lượt thứ tự tổ 1, 2, 3, 4... bỏ tiếp theo các hòm phiếu đã quy định. 6. Tiến hành bầu cử chính thức trước, dự khuyết sau. Đề nghị Đại hội tập trung tư tưởng cao độ, để đảm bảo việc tiến hành bầu các ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết đều đạt được yêu cầu gọn, đúng nguyên tắc. Sau khi Đại hội bế mạc, Ban Chấp hành Đảng bộ mới họp để tiến hành bầu Bí thư, Phó Bí thư, các ủy viên Thường vụ và Ủy ban kiểm tra, đồng thời phân công phụ trách các việc của từng đồng chí tỉnh ủy viên. (Ban Chấp hành sẽ có thông báo về kết quả phiên họp của mình cho các đảng bộ). Lưu tại Kho lưu trữ Tỉnh ủy. 32 DIỄN VĂN CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LÀO CAI LẦN THỨ V Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Đảng bộ Lao động Việt Nam tỉnh Lào Cai họp Đại hội đại biểu lần thứ V vào những ngày từ 1 tháng 4 đến ngày (...)1 tháng 4 năm 1970 đã thành công tốt đẹp. Thay mặt cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Đại hội kính gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng lòng biết ơn sâu sắc nhất. Dưới ánh sáng đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Trung ương Đảng, nhất là nghị quyết mới đây của Bộ Chính trị, trên tinh thần thực hiện nghiêm chỉnh những lời căn dặn cuối cùng của HỒ CHỦ TỊCH, với ý thức trách nhiệm của một tỉnh căn cứ địa cách mạng của hậu phương lớn, Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá toàn diện những thắng lợi hơn sáu năm qua, phân tích sâu sắc và nghiêm túc những thiếu sót, tồn tại trong phong trào địa phương. Đại hội đã bàn bạc và quyết định những phương hướng, nhiệm vụ ba năm 1970 - 1972, nhằm phục vụ tốt nhất sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đẩy mạnh xây dựng kinh tế địa phương để cùng với đồng bào cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. _______________ 1. Bản gốc để trống - BT. 33 Đại hội nhất trí kính gửi lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng lời hứa quyết tâm: 1. Tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, đoàn kết dân tộc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Trung ương Đảng giao phó. 2. Nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, góp phần giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, nâng cao cảnh giác, làm tròn nghĩa vụ của tỉnh hậu phương đối với tiền tuyến. 3. Ra sức phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần tự lực cánh sinh, học tập tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của quân và dân miền Nam anh hùng, đẩy mạnh xây dựng kinh tế địa phương, phát triển văn hóa, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp ngày càng nhiều cho Tổ quốc. Trước mắt, phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất với tinh thần mọi người đều làm việc có năng suất và hiệu suất công tác cao, làm ra nhiều của cải xã hội, hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1970, tập trung phấn đấu với mức cao nhất để giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng tạo điều kiện hoàn thành thắng lợi nghị quyết của Đại hội về phương hướng, nhiệm vụ 3 năm (1970 - 1972). 4. Tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, nghiêm chỉnh thực hiện cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, tổ chức bồi dưỡng kết nạp tốt Lớp đảng viên HỒ CHÍ MINH, nâng cao hơn nữa cho cán bộ, đảng viên ý thức trách nhiệm để xứng đáng “Là người lãnh đạo, là người đày tớ của nhân dân” gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ, tăng cường hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng bộ. Chấp hành nghiêm chỉnh cuộc vận 34 động “Tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn tiếp tục đẩy mạnh và có cố gắng thật lớn làm tốt cuộc vận động định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa ở vùng cao và vùng giữa để chấm dứt căn bản tệ du canh, du cư tạo điều kiện cho các năm sau nhanh chóng định canh, định cư hoàn toàn, làm tốt công tác vận động quần chúng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Đại hội kính chúc Trung ương Đảng dồi dào sức khỏe để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ lịch sử, trước mắt là kiên trì đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc. Lào Cai, ngày ... tháng 4 năm 1970 ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LÀO CAI LẦN THỨ V Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 35 DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LẦN THỨ V Thưa các vị đại biểu, Thưa các đồng chí thân mến, Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương về mọi mặt, hôm nay Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V tỉnh Lào Cai trọng thể khai mạc. Đại hội lần này được tiến hành giữa lúc toàn Đảng, toàn dân ta đang tiến mạnh vào cao trào lao động sản xuất, ra sức thực hiện Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, lập thành tích mới để kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Người và những ngày kỷ niệm lớn trong năm 1970. Đại hội lần này là Đại hội đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng ta rất đau xót phải mãi mãi vĩnh biệt Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ thiên tài và vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Thay mặt Chủ tịch đoàn Đại hội, tôi đề nghị Đại hội mặc niệm một phút để tỏ lòng tưởng nhớ và đời đời biết ơn công lao trời biển của Người. Thưa các đồng chí, Hồ Chủ tịch không còn nữa, song sự nghiệp cách mạng mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta thật vô cùng to lớn và quý báu. Hồ Chủ tịch sống mãi trong lòng chúng ta, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta - hướng về chân dung của 36 Người. Thay mặt tỉnh Đảng bộ và 25 dân tộc anh em, chúng ta xin hứa: quyết tâm thực hiện trung thành và trọn vẹn nhất Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch và lời thề danh dự của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong giờ phút cuối cùng vĩnh biệt Người. Trong Đại hội này, chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh: - Đoàn đại biểu Ban Dân tộc Trung ương do đồng chí Vụ trưởng Nguyễn Phương dẫn đầu. - Đoàn đại biểu Tòa soạn báo, Tạp chí Học tập do đồng chí Hồng Chương, Phó Tổng biên tập và đồng chí Đặng, Ủy viên Ban biên tập dẫn đầu. - Đồng chí Lương Văn Toàn, Vụ phó Ban Nông nghiệp Trung ương. - Đồng chí Chính, Văn phòng Trung ương Đảng. Sự có mặt của các đồng chí là nguồn động viên, cổ vũ rất quý báu, là biểu hiện sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các ban, các ngành Trung ương đối với Đại hội chúng ta. Đại hội còn rất vinh dự và nhiệt liệt chào mừng: - Đoàn đại biểu Tỉnh ủy Nghĩa Lộ do đồng chí Nguyễn Văn Việt, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu. - Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Trần Sâm, Phó Bí thư Thành ủy dẫn đầu. - Đoàn đại biểu Tỉnh ủy Lai Châu do đồng chí Lâm Sung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dẫn đầu. - Đoàn đại biểu Tỉnh ủy Yên Bái do đồng chí Hoàng Kim Phấn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy dẫn đầu. - Đoàn đại biểu Thành ủy Hải Phòng do đồng chí Kim Thái, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy dẫn đầu. Trong lúc có nhiều công việc, đường sá lại xa xôi, các đồng chí đã bớt thời giờ vàng ngọc, vì tình nghĩa anh em đến tham dự Đại hội với chúng ta, cho phép tôi thay mặt tỉnh Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chân thành kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, kính chúc Đảng bộ và nhân dân tỉnh, thành các đồng chí thu được nhiều thành tích to lớn hơn nữa, chúc tình đoàn kết, hợp tác 37 xã hội chủ nghĩa giữa các tỉnh, thành chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng ngày càng phát triển tốt đẹp. Đại hội hết sức phấn khởi được đón tiếp thân mật đoàn đại biểu Thành ủy Hải Phòng, người anh em kết nghĩa với Lào Cai đã đem đến Đại hội chúng ta mối tình kết nghĩa anh em thắm thiết. Nhân dịp này, thay mặt tỉnh Đảng bộ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Đại hội nhiệt liệt chào mừng các đồng chí và qua các đồng chí kính gửi đến Ban Chấp hành Thành ủy và đồng bào thành phố Cảng anh hùng lời cảm ơn chân thành nhất. Thưa Đại hội, Đại hội lần này có 200 đồng chí, thay mặt cho trên 7 ngàn đảng viên thuộc 27 đảng bộ. Các đồng chí đại biểu đã đem về Đại hội những tình cảm tốt đẹp, lòng tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vào sự thành công rực rỡ của Đại hội. Đại hội lần này là một hình ảnh thu gọn tiêu biểu cho truyền thống đoàn kết nhất trí, đoàn kết dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta trong hơn 22 năm nay. Thay mặt Chủ tịch đoàn Đại hội, tôi thân ái chào mừng các đồng chí, những người con ưu tú của Đảng bộ, chào mừng tất cả các đảng viên yêu mến trong tỉnh, chào mừng các gia đình có công với cách mạng, chào mừng 25 dân tộc anh em, hơn 6 năm qua đã son sắt một lòng, liên tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IV lập những thành tích rất to lớn, cơ bản và tương đối toàn diện. Thưa Đại hội, Lấy thời gian mà tính so với lịch sử đấu tranh cách mạng của toàn Đảng thì lịch sử của Đảng bộ ta chỉ bằng hơn một nửa - 22 năm trong 40 năm xây dựng Đảng ta. Trong khoảng thời gian lịch sử đó, Đảng bộ ta, kể cả Đại hội lần này, đã tiến hành 5 lần Đại hội: Đại hội lần thứ nhất tháng 4 năm 1951, đã đẩy mạnh cuộc 38 kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tiễu phỉ thành công, góp phần với đồng bào cả nước lập nên “Điện Biên Phủ” lẫy lừng. Dưới ánh sáng chói lọi của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Hội nghị toàn Đảng bộ lần thứ II (được coi như Đại hội chính thức) tiến hành tháng 3 năm 1959, đã đề ra con đường duy nhất đúng đắn đưa 25 dân tộc anh em hăng hái đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian đó, chúng ta đã hoàn thành căn bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, giành được thắng lợi rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong việc hoàn thành cuộc “Vận động hợp tác hóa kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ” ở tỉnh ta. Phát huy những thắng lợi to lớn và sâu sắc đó, dưới sự chỉ đạo của đường lối Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Đại hội lần thứ III của tỉnh đã chỉ ra con đường đưa nhân dân các dân tộc tỉnh ta tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa địa phương cùng với đồng bào cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV họp tháng 4 năm 1963, đã đề ra nhiệm vụ kế hoạch nhà nước 5 năm, đánh dấu một bước trưởng thành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở tỉnh ta, một tỉnh miền núi, đại bộ phận là vùng cao. Khi đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Đảng bộ ta đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương sáng suốt chuyển hướng kinh tế từ thời bình sang thời chiến của Trung ương, vận dụng linh hoạt tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ xoay quanh nhiệm vụ “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Tiếp đó, từ năm 1969 đến nay, Đảng bộ đã có nhiều cố gắng thực hiện chuyển hướng mọi mặt hoạt động cho phù hợp với tình hình mới hiện nay, lập nên những thành tích rất to lớn, cơ bản và tương đối toàn diện, có mặt còn nhanh, mạnh hơn so với thời gian hòa bình trước đây. Những thắng lợi to lớn đó là kết quả chứng minh một cách hùng hồn đường lối cách mạng vô cùng đúng đắn và sáng suốt của Đảng đứng đầu là Ban Chấp hành Trung ương và Hồ Chủ tịch. Tất cả 39 những thắng lợi đó là công lao chung của 25 dân tộc anh em trong tỉnh, trong đó có công lao của Đảng bộ ta, của mỗi đảng viên trong Đảng bộ. Thành công của Đảng bộ ta là ở chỗ chúng ta đã biết tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của quần chúng, tự mình nêu cao tinh thần tiền phong gương mẫu, lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng. Thật vậy, chúng ta rất phấn khởi nhận thấy rằng, hơn 6 năm qua, đồng bào các dân tộc tỉnh ta đã cần cù lao động, dũng cảm chiến đấu, vượt qua mọi thử thách chiến tranh, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tinh thần đó ngày càng được nâng cao và phát huy mạnh mẽ, nhất là những tháng gần đây từ xí nghiệp, cơ quan, đến nông thôn, từ vùng cao đến vùng thấp, các hợp tác xã, đơn vị bộ đội, trường học... khắp nơi đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm một cách sôi nổi, với tinh thần “biến đau thương thành hành động cách mạng, nhớ ơn Hồ Chủ tịch” và “lập thành tích chào mừng Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ V”, điều đó chứng minh một cách rõ rệt sự gắn bó máu thịt giữa 25 dân tộc anh em tỉnh ta với vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại và với Đảng tiền phong của mình. Thay mặt Ban Chấp hành Tỉnh ủy, và Chủ tịch đoàn Đại hội, tôi gửi lời nhiệt liệt khen ngợi và cảm ơn toàn thể 25 dân tộc anh em trong tỉnh. Thưa Đại hội, Bốn lần Đại hội trước đây là bốn bước ngoặt lịch sử của Đảng bộ ta, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh ta bốn lần tiến bước vững chắc, bốn lần thắng lợi vẻ vang. Đại hội lần này là Đại hội chống Mỹ, cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương. Để Đại hội thành công tốt đẹp, hơn bao giờ hết, chúng ta hãy nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, phát huy trí tuệ, sử dụng đầy đủ quyền tập trung dân chủ, tiến hành kiểm điểm một cách sâu sắc, toàn diện việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ IV, 40 phân tích và tổng kết được những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện mọi mặt công tác của Đảng bộ, đồng thời rút ra những điểm mạnh để ra sức phát huy, phân tích những điểm yếu, tồn tại trong phong trào để quyết tâm khắc phục nhằm tăng cường hơn nữa năng lực lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ ta tiến lên những bước mới, mạnh mẽ hơn nữa. Đại hội sẽ bàn bạc và nghị quyết phương hướng, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ ba năm 1970 - 1972 nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, đẩy mạnh sẵn sàng chiến đấu, làm trọn nghĩa vụ của tỉnh hậu phương đối với tiền tuyến. Tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và chăm lo đời sống của nhân dân. Đặc biệt Đại hội sẽ quan tâm quyết định về phương hướng tiến hành hai cuộc vận động: cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn, bàn bạc những biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, trước hết là công tác quản lý lao động là những vấn đề cấp bách trước mắt có tính chất chiến lược, tính chất cách mạng hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang còn có khó khăn và tồn tại trong phong trào ở tỉnh ta. Đại hội còn bầu cử Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ mới, bao gồm các đồng chí tiêu biểu nhất của Đảng bộ, có phẩm chất, đạo đức, có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội, tiếp tục đưa vùng cao tiến kịp vùng thấp, đưa Lào Cai tiến kịp miền xuôi và vượt miền xuôi từng mặt, cùng với đồng bào cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Thưa Đại hội, Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ của Trung ương Đảng, được sự giúp đỡ ý kiến của các đại biểu các ban, các ngành của Trung ương, các đảng bộ tỉnh, thành bạn, với tinh thần trách nhiệm của mình: 41 - Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ V nhất định thành công tốt đẹp. - Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương nhất định toàn thắng. - Đảng Lao động Việt Nam muôn năm! - Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại! Thay mặt Chủ tịch đoàn Đại hội, chúc các đồng chí khỏe mạnh và xin trân trọng tuyên bố khai mạc Đại hội. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 42 KẾ HOẠCH CỦA TỈNH ĐẢNG BỘ LÀO CAI LẦN THỨ V (dự thảo) ngày 3-4-1970 Về hướng dẫn thảo luận các bản báo cáo về tình hình và phương hướng nhiệm vụ ba năm 1970 - 1972 Căn cứ vào báo cáo chung và các báo cáo bổ sung của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch đoàn đề nghị Đại hội thảo luận tập trung vào những vấn đề chủ yếu, đạt yêu cầu và nội dung sau đây: 1. Yêu cầu thảo luận - Đánh giá đúng đắn những thắng lợi và tồn tại chủ yếu, rút ra ưu khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm lớn trên các mặt công tác của Đảng bộ từ Đại hội tỉnh lần thứ IV đến nay. Trong đó đi sâu về mặt chủ trương, về chấp hành và vận dụng đường lối, chính sách (chú ý chính sách sản xuất, thu mua, phân phối, chính sách hậu phương, chính sách cán bộ...) về lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện ba cuộc cách mạng, sản xuất, chiến đấu, tổ chức đời sống và xây dựng Đảng, tìm ra nguyên nhân. - Nhất trí cao về phương hướng và các nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của Đảng bộ trong ba năm 1970 - 1972, xoay quanh nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, tiếp tục đẩy mạnh ba cuộc cách mạng, xây dựng kinh tế - văn hóa địa phương; trong đó, tập trung vào các mặt chủ yếu như: củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức đời sống, xây dựng Đảng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 43 - Trên cơ sở đánh giá tình hình và xác định phương hướng, nhiệm vụ như trên, quán triệt hơn nữa tính chất nội dung ba cuộc cách mạng, nắm vững đường lối chống Mỹ, cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương, đi sâu bàn bạc góp ý kiến về tổ chức chỉ đạo và các biện pháp lớn để thực hiện các cuộc vận động lớn: “nâng cao chất lượng đảng viên”, “tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn”, “định canh định cư kết hợp với hợp tác hóa”, “thi đua lao động sản xuất”. Mặt khác, qua thảo luận, xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành từ tỉnh đến huyện, thị, cơ sở, phân định rõ công việc giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các ngành chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện các công tác, phương pháp chỉ đạo hoàn thành kế hoạch. 2. Nội dung cụ thể cần chú ý đi sâu thảo luận Để đạt được các yêu cầu trên, trong kiểm điểm đánh giá tình hình từ Đại hội tỉnh lần thứ IV đến nay cũng như thảo luận phương hướng, nhiệm vụ 3 năm 1970 - 1972, chú ý đi sâu vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm như sau: a) Về ba cuộc cách mạng: Đi sâu vào những biện pháp lớn về công tác xây dựng, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, chú trọng về hợp tác hóa nông nghiệp, về cuộc vận động định canh định cư, chú ý các mặt ở vùng cao và giữa. Trong đó chú ý thảo luận những vấn đề về tính chất, nội dung, nguyên tắc của hợp tác xã, nhất là về quyền làm chủ tập thể của xã viên mà trong điều lệ mới của hợp tác xã quy định. b) Về kinh tế - văn hóa Tập trung vào vấn đề sản xuất và đời sống. Trong kinh tế, đi sâu vào vấn đề sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp địa phương, lưu thông, phân phối, quản lý kinh tế, kỹ thuật và vấn đề lao động. Trong văn hóa đi sâu vào vấn đề nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và phục vụ đời sống tinh thần, sức khỏe cho nhân dân. 44 Trong nông, lâm nghiệp, chú ý vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Trong công nghiệp, chú ý các vấn đề sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến màu, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản. Trong lưu thông phân phối, chú ý vấn đề thu mua nông sản, thực phẩm và phân phối, thực hiện các chính sách (chú ý các chính sách khuyến khích sản xuất, giá cả...). Trong đời sống quần chúng: chú ý nhất là vấn đề ăn, ở và học hành. c) Về chính quyền và các đoàn thể quần chúng: - Về chính quyền: Tập trung vào vấn đề thực hiện vai trò, chức năng của Ủy ban hành chính và Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là cấp xã và các ngành chuyên môn thuộc bộ máy nhà nước của tỉnh, huyện, thị. Trong đó đi sâu vào vấn đề quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Vấn đề xây dựng lực lượng, củng cố trị an - quốc phòng: Chú ý vấn đề xây dựng các lực lượng và công tác bảo vệ trị an ở cơ sở, nhất là vùng cao và biên giới. - Về các đoàn thể: Thảo luận vấn đề thực hiện vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, chú ý đi sâu vào công tác vận động thanh niên, phụ nữ và việc chấp hành, vận dụng phương châm và chính sách dân tộc vào các công tác. d) Về xây dựng Đảng và công tác cán bộ: Tập trung vào một số vấn đề: Đánh giá trình độ và năng lực cán bộ, đảng viên, công tác xây dựng, củng cố cơ sở Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở), vấn đề nâng cao chất lượng đảng viên. Trong công tác cán bộ, chú ý vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiệp vụ, quản lý kinh tế và cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ dân tộc; đi sâu mặt chế độ, chính sách cán bộ. Trong công tác tổ chức, chú ý vấn đề sắp xếp bộ máy hợp lý, tinh gọn. đ) Ngoài những vấn đề cần đi sâu kiểm điểm và thảo luận như trên thì trong phần kiểm điểm tình hình, cuối cùng nên đánh giá 45 tổng quát những thắng lợi, tồn tại và nguyên nhân cơ bản, xác định rõ ưu, khuyết điểm và nguyên nhân về lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Chú ý: Dựa vào nội dung trên, đề nghị từng tổ vận dụng vào cuộc thảo luận trong tổ cho linh hoạt, sát hợp. Phân bổ thời gian thảo luận: - Một buổi sáng thảo luận ở tổ phần một và hai trong bản báo cáo chung. - Một buổi chiều thảo luận tổ phần ba (phương hướng, nhiệm vụ). - Hai ngày thảo luận chung ở hội trường. Trước khi hết giờ của mỗi buổi thảo luận ở tổ 40 phút, các đồng chí tổ trưởng về phản ánh với Chủ tịch Đoàn và thư ký Đoàn về tinh thần, ý kiến thảo luận (địa điểm tại phòng họp gác hai nhà ba tầng của Tỉnh ủy). Cộng: ba ngày thảo luận. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 46 THÔNG BÁO CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LÀO CAI LẦN THỨ V Số 01-TB, ngày 4-4-1970 Sáng ngày 1-4-1970, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ V đã khai mạc trọng thể. 202 đại biểu thay mặt cho trên bảy nghìn đảng viên thuộc 27 đảng bộ các địa phương, các ngành đã về dự họp đông đủ. Thành phần đại biểu của Đại hội lần này có: 36% là đại biểu dân tộc ít người, 14% là phụ nữ, 29% là đại biểu trực tiếp ở các cơ sở sản xuất, 10% là cán bộ khoa học kỹ thuật và 8,2% là đại biểu trẻ tuổi. Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm có các đồng chí: Trường Minh, Phạm Gia Tuân, Lê Bá Hội, Vi Khánh Vinh, Nông Công Thương, Lương Quyết Định, Dương Việt Tiến, Cư Hòa Vần, Hoàng Thị Triệu, Cháng Seo Tả, Hoàng Chá Quang. Đoàn thư ký Đại hội gồm các đồng chí: Nguyễn Trí Nghị, Phạm Hồng Phúc, Trần Đức Minh, Nguyễn Duyên và Đặng Khuê. Đại hội rất vui mừng đón tiếp các vị khách thuộc các ban, ngành của Trung ương: Ban Dân tộc, Ban Nông nghiệp, Văn phòng Trung ương, Tạp chí Học tập... và đại biểu các tỉnh bạn: Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Lai Châu, Nghĩa Lộ. Sau khi đồng chí Trường Minh thay mặt Chủ tịch đoàn đọc diễn văn khai mạc, đoàn đại biểu Thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh đã đến tặng hoa và chào mừng Đại hội. Tiếp đó Đại hội đã nghe đồng chí Trường Minh, Bí thư Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ đọc 47 Báo cáo chính trị về tình hình từ Đại hội lần trước đến nay và phương hướng nhiệm vụ 3 năm 1970 - 1972 của Đảng bộ Lào Cai. Sau đó Đại hội đã nghe các đoàn đại biểu của tỉnh bạn phát biểu chào mừng Đại hội. Ngày 2-4-1970, Đại hội đã nghe các bản báo cáo bổ sung. - Về tình hình công tác vận động định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa, phát triển nông, lâm nghiệp của vùng cao và vùng giữa do đồng chí Việt Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trình bày. - Về tình hình công tác xây dựng Đảng do đồng chí Khánh Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trình bày. - Về Công tác an ninh, quốc phòng do đồng chí Nguyễn Tất, Ủy viên Ban Chấp hành trình bày. - Về nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa trong ba năm 1970 - 1972 do đồng chí Phạm Gia Tuân, Phó Bí thư Ban Chấp hành trình bày. Chiều ngày 2-4-1970, Đại hội đã khai mạc triển lãm, qua các hiện vật, tranh ảnh, biểu đồ... trưng bày trong các phòng triển lãm, các đại biểu càng phấn khởi vui mừng trước những thành tựu rực rỡ mà nhân dân các dân tộc và Đảng bộ ta đã giành được trong hơn 6 năm qua. Sáng ngày 3-4-1970, Đại hội rất vui mừng đón tiếp đoàn đại biểu quân, dân, chính, đảng trong toàn tỉnh đến chào mừng Đại hội. Trong hai ngày 3 và 4-4-1970, Đại hội đã phân tổ thảo luận các bản báo cáo kể trên. Trong niềm phấn khởi cách mạng với ý thức trách nhiệm sâu sắc, Đại hội đang làm việc rất khẩn trương và thu được những kết quả bước đầu tốt đẹp. ĐOÀN THƯ KÝ ĐẠI HỘI Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 48 LỜI KÊU GỌI CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỈNH ĐẢNG BỘ LÀO CAI LẦN THỨ V Ngày ... tháng 4 năm 1970 - Hỡi toàn thể đồng bào các dân tộc, - Cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên chức và chiến sĩ trong tỉnh, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ ta lần thứ V khai mạc từ ngày 1 đến ngày ... tháng 4 năm 1970 đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã kiểm điểm và đánh giá một cách sâu sắc tình hình mọi mặt, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội và công tác xây dựng Đảng, đồng thời đã bàn bạc và quyết định phương hướng, nhiệm vụ chính trị ba năm (1970-1972) nhằm đưa Lào Cai tiến lên những bước mới, mạnh mẽ và vững chắc hơn, thực hiện Di chúc thiêng liêng của HỒ CHỦ TỊCH góp phần với cả nước kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Đại hội đã nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ, anh chị em công nhân viên chức, nông dân tập thể, trí thức cách mạng và đồng bào 25 dân tộc anh em, hơn sáu năm qua, kể từ Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IV đến nay đã son sắt một lòng không ngừng phát huy tinh thần cách mạng tiến công, ý chí quyết chiến, quyết thắng vượt qua mọi khó khăn, ra sức xây dựng nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển, 49 ngoan cường chiến đấu, giữ vững trật tự trị an, tích cực tổ chức đời sống vật chất và văn hóa. Hơn sáu năm qua, trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và tổ chức đời sống đã nảy nở rất nhiều đơn vị và cá nhân lập nên những thành tích xuất sắc, nhiều tấm gương hy sinh vì nước quên mình, đưa sự nghiệp cách mạng của tỉnh ta giành được những thắng lợi rất to lớn, cơ bản và rất toàn diện, có mặt còn nhanh, mạnh hơn so với thời gian hòa bình trước đây. Những thắng lợi to lớn đó là kết quả chứng minh đường lối vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng, thể hiện sự đúng đắn của nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ IV, là biểu hiện tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nồng nàn và truyền thống đoàn kết nhất trí cao đẹp của Đảng bộ và 25 dân tộc anh em trong tỉnh ta. Các đồng chí và đồng bào thân mến, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V tiến hành giữa lúc giặc Mỹ thua đã rõ ràng, nhưng chúng vẫn rất ngoan cố và hiếu chiến chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, giữa lúc tỉnh ta đã giành được những thắng lợi rất to lớn, cơ bản và toàn diện trong sự nghiệp xây dựng kinh tế địa phương nhưng tốc độ phát triển chưa đáp ứng đầy đủ so với yêu cầu của tình hình và tiền tuyến lớn. Trước tình hình đó, Đại hội thiết tha kêu gọi các đồng chí, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hãy thừa thắng xốc tới, phấn đấu thật mạnh, quyết tâm thật cao, lao động thật giỏi, biện pháp thật tốt để thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội. Chúng ta quyết thực hiện bằng được trong 3 năm 1970-1972 có lương thực, thực phẩm dồi dào, trước mắt năm 1970 nhất định phải nỗ lực vượt bằng được 52.000 tấn lương thực. Chúng ta quyết phấn đấu đẩy mạnh phong trào “Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” để có nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả và rừng cây lấy gỗ thật xanh tốt, phấn đấu có thật nhiều hàng công nghệ tiêu dùng do địa phương tự sản xuất. Những vấn đề mà Đại hội đã bàn bạc quyết định là những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân 50 các dân tộc tỉnh ta, có tác dụng soi đường, động viên cổ vũ lớn lao toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới, giành thắng lợi mới. Để thực hiện những nhiệm vụ vẻ vang đó, hơn bao giờ hết, Đại hội kêu gọi các đồng chí đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ, trí thức cách mạng, anh chị em công nhân viên chức, nông dân tập thể và đồng bào các dân tộc hãy ra sức học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường của đồng bào miền Nam, đồng bào và chiến sĩ Thủ Dầu Một ruột thịt tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào lao động sản xuất trong toàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thắng lợi to lớn cơ bản và toàn diện trong hơn sáu năm qua đều do tinh thần đoàn kết, nhất trí, dũng cảm, cần cù lao động mà tạo nên. Đại hội kêu gọi mọi người hãy ra sức làm việc theo tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, hãy hăng say lao động hơn nữa, hãy tăng ngày, tăng giờ lao động, lao động với năng suất và hiệu suất cao. Đối với chúng ta, những người làm chủ đất nước, lao động là cao quý, là nghĩa vụ, là kỷ luật đồng thời là lẽ sống thiêng liêng của mỗi người. Lao động sẽ làm ra tất cả. Đại hội kêu gọi: Mọi xí nghiệp, công, nông, lâm trường, mọi cơ quan cũng như tất cả các hợp tác xã hãy phát huy vai trò làm chủ tập thể, làm thật tốt công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trước hết là quản lý lao động, ra sức chống tham ô, lãng phí, quan liêu, chống chây lười sản xuất và công tác. Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh hãy phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống đoàn kết nhất trí, đoàn kết dân tộc, nhiệt liệt hưởng ứng và thực hiện thật tốt những cuộc vận động lớn sau đây: - Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên; - Cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ tập thể ở nông thôn nhằm bảo đảm, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của bà con xã viên trên ba mặt kinh tế, chính trị, xã hội, lấy kinh tế là trọng tâm. 51 - Tiếp tục đẩy mạnh và có cố gắng thật lớn, thực hiện tốt cuộc vận động định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa để chấm dứt căn bản tệ du canh, du cư nhằm ổn định sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào vùng cao và vùng giữa, tạo điều kiện cho những năm sau này, nhanh chóng định canh, định cư hoàn toàn. Đồng bào và các chiến sĩ thân mến, Chúng ta đang sống và chiến đấu trong một thời kỳ trọng đại nhất, vẻ vang nhất. Hàng ngàn năm nay, nhân dân các dân tộc Lào Cai ta đã cùng với đồng bào cả nước trải qua bao thời kỳ chống xâm lăng. Nhưng chưa bao giờ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn so với lịch sử, chúng ta đã đánh Pháp thắng lợi, tiễu phỉ thành công góp phần với cả nước làm nên “Điện Biên Phủ” anh hùng và hiện nay đang góp sức với cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì tương lai và hạnh phúc của toàn dân, vì tương lai con em, chúng ta rất tự hào được hòa mình trong cuộc chiến đấu vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam ta chống một kẻ thù hung ác nhất thế giới đang được cả loài người khâm phục và ủng hộ. Chúng ta đang thắng và nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Đại hội tin tưởng một cách sâu sắc rằng, dưới sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng, với lòng biết ơn sâu sắc công lao trời biển của HỒ CHỦ TỊCH, sẵn có truyền thống đoàn kết đấu tranh, cần cù lao động, dũng cảm chiến đấu và khả năng lao động sáng tạo vô tận, chắc chắn cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh sẽ vươn lên mạnh mẽ làm theo những lời căn dặn cuối cùng của “BÁC”, giữ trọn lời thề danh dự với Người thực hiện thắng lợi toàn diện nghị quyết của Đại hội, tiếp tục đưa Lào Cai cùng với đồng bào cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương, các đồng chí và đồng bào các dân tộc toàn tỉnh hãy phát huy mạnh mẽ những thuận lợi mà đi lên, ra sức san bằng mọi khó 52 khăn để đi tới, hãy hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng. - Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương nhất định toàn thắng! - Đảng Lao động Việt Nam muôn năm! - Đời đời nhớ ơn Chủ tịch HỒ CHÍ MINH vĩ đại! Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 53 BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Về tình hình từ năm 1964 đến nay và phương hướng nhiệm vụ 3 năm (1970 - 1972) của Đảng bộ Lào Cai do đồng chí Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy trình bày tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ V Thưa các đồng chí thân mến, Từ Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn tỉnh lần thứ IV đến nay đã hơn 6 năm. Trong thời gian đó, tình hình và nhiệm vụ cách mạng ở nước ta cũng như tỉnh ta có nhiều chuyển biến rất quan trọng. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã giành thắng lợi vô cùng vĩ đại, hết sức vẻ vang. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta cực kỳ gian khổ và quyết liệt đã thu nhiều thắng lợi rất to lớn và đang tiến lên giành thắng lợi quyết định. Những thắng lợi đó, không những làm nức lòng nhân dân nước ta mà cả anh em bầu bạn khắp bốn biển, năm châu cũng đều rất khâm phục và ca ngợi. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ - tên sen đầm quốc tế hung ác, giàu mạnh nhất trong phe đế quốc đã dùng trăm phương, nghìn kế để xâm lược nước ta, nhưng trước thế tiến công liên tục, trước sức mạnh thần kỳ của chiến tranh nhân dân; trước tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên cường đầy mưu trí sáng tạo tuyệt vời của đồng bào miền Nam anh hùng, mọi mưu mô của chúng đều lần lượt bị thất bại 54 thảm hại; cuộc chiến tranh đặc biệt của chúng đã bị phá sản hoàn toàn; cuộc chiến tranh cục bộ cũng đang phải xuống thang từng bước, và đang lún sâu vào thế bị động, thất bại toàn diện. Song, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Mưu đồ “phi Mỹ hóa”, “Việt Nam hóa” cuộc chiến tranh của chúng cũng đang trên đà phá sản. Những thuận lợi to lớn của ta và những thất bại nặng nề của địch, đã đẩy đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngày càng đi sâu vào đường hầm không lối thoát. Ở miền Bắc, dưới ánh sáng của đường lối, chủ trương vô cùng đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, trong bốn năm chống chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, quân dân ta đã nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm chiến đấu, cần cù lao động, đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của địch. Âm mưu của đế quốc Mỹ hòng biến miền Bắc nước ta trở lại thời kỳ đồ đá đã bị thất bại. Chế độ xã hội chủ nghĩa của miền Bắc vững vàng hơn bao giờ hết. Nền kinh tế trong những năm có chiến tranh vẫn tiếp tục phát triển; sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân ngày càng được củng cố và nâng cao; tiềm lực kinh tế và quốc phòng vẫn tiếp tục được tăng cường; đời sống nhân dân vẫn được bảo đảm. Nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Những thắng lợi đã giành được đó, rất to lớn, cơ bản, toàn diện và có ý nghĩa chiến lược. Hòa nhịp với những thắng lợi chung của cả nước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch kính mến, hơn 6 năm qua, nhất là trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cách mạng tiến công liên tục trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương, nên đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, cơ bản và tương đối toàn diện, có mặt phát triển nhanh, mạnh hơn cả thời bình. 55 Thưa các đồng chí, Tỉnh ta là một tỉnh miền núi, biên giới, ba phần tư là vùng cao và giữa, có nhiều dân tộc sống xen kẽ; diện tích rộng trên 4.000 km2, đất đai nhiều nơi còn màu mỡ. Khí hậu thuộc miền nhiệt đới, nhưng ở vùng cao và giữa mang tính chất ôn đới và á nhiệt đới, thích hợp cho việc gieo trồng quanh năm các loại cây trồng, có nhiều lâm, đặc sản quý, nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. Có nhiều mỏ quặng quý với trữ lượng lớn. Tỉnh ta lại có nhiều sông, suối, nhiều nguồn nước tự chảy từ trên núi cao xuống nên thuận lợi cho việc xây dựng các loại công trình thủy lợi, thủy điện, đi đôi với cơ khí nhỏ. Đường giao thông vận chuyển của tỉnh ta ngày càng thuận tiện, có đường sắt, đường sông, đường bộ nối liền với miền xuôi, với các tỉnh bạn và sang Trung Quốc. Hầu hết các xã vùng thấp và một số xã vùng cao đã có đường ô tô đi tới. Từ những đặc điểm và khả năng trên, tỉnh ta có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng đối với cả nước. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng từ khi tỉnh ta được giải phóng khỏi ách đế quốc, phong kiến, nhất là từ sau Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ IV đến nay, chúng ta đã ngày càng thấy rõ khả năng to lớn và phương hướng phát triển của tỉnh ta về lâu dài là: Một tỉnh công nghiệp khai khoáng và chế biến lớn, là một tỉnh nông, lâm nghiệp phát triển nhiều mặt, nhất là về cây công nghiệp, cây đặc sản, nghề rừng và chăn nuôi, là những mặt có ưu thế nhất; đồng thời có khả năng nhanh chóng từng bước điện khí hóa và cơ khí hóa trong sản xuất, và đời sống. Từ Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ IV đến nay, qua hai lần thực hiện chủ trương chuyển hướng kinh tế của Trung ương: từ thời bình sang thời chiến và nay đang chuyển dần dần mọi hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta đã tiếp tục kiên trì đẩy mạnh ba cuộc cách mạng hoàn 56 thành Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa hằng năm, tăng cường một bước cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng và củng cố các cơ sở chính trị, trị an - quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế. Những nhiệm vụ đó đều đã hoàn thành một cách tốt đẹp. Chúng ta đã giành được thắng lợi rực rỡ, rút ra được nhiều kinh nghiệm và ngày càng làm sáng tỏ phương hướng, nhiệm vụ lâu dài của tỉnh ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích rực rỡ đã đạt được, trên bước đường đi lên, chúng ta còn có những nhược điểm, khuyết điểm cần tiếp tục khắc phục. Phong trào của tỉnh ta còn những tồn tại nhất định, chưa đáp ứng thật đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng đòi hỏi. Dưới đây, tôi xin thay mặt Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ báo cáo kiểm điểm các mặt công tác từ năm 1964 đến nay và trình bày phương hướng và nhiệm vụ chung 3 năm 1970 - 1972 của Đảng bộ tỉnh ta. Nội dung báo cáo gồm ba phần chính sau: 1. Những thắng lợi và tồn tại chủ yếu trên các mặt công tác. 2. Kiểm điểm sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ khóa IV. 3. Phương hướng và nhiệm vụ 3 năm 1970 - 1972. Phần thứ nhất NHỮNG THẮNG LỢI VÀ NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU TRÊN CÁC MẶT CÔNG TÁC I. Tiếp tục đẩy mạnh một bước ba cuộc cách mạng, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, thúc đẩy sản xuất phát triển Thưa các đồng chí, Để tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh 57 công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn 6 năm qua, Đảng bộ ta luôn luôn bám sát và đẩy mạnh đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, lấy cách mạng kỹ thuật làm then chốt trên mọi lĩnh vực hoạt động ở cả ba vùng: cao, thấp, giữa. Về cách mạng quan hệ sản xuất: Nhận thức rõ vị trí quan trọng của cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, chúng ta đã rất coi trọng nhiệm vụ xây dựng, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa về cả hai hình thức sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân, lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp làm trọng tâm, đi đôi với từng bước tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân. Không những chúng ta đã có nhiều cố gắng liên tục trong việc xây dựng, củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, mà còn tích cực tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư doanh và xây dựng, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Nhờ tinh thần kiên trì, đấu tranh và quyết tâm phấn đấu, nên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở tỉnh ta ngày càng được xác lập vững vàng, từng bước được củng cố, hoàn thiện, đang chiếm ưu thế tuyệt đối và giữ vị trí chi phối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, làm cơ sở vững chắc cho chuyên chính vô sản, “mở đường”, “thúc đẩy” cách mạng kỹ thuật và cách mạng tư tưởng - văn hóa phát triển. Trong nông nghiệp, từ nhận thức: Con đường hợp tác hóa là con đường duy nhất đúng đắn để đưa nông dân các dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, cho nên mặc dầu phong trào hợp tác hóa của tỉnh ta có lúc gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những năm xảy ra thiên tai mất mùa, nhiều hợp tác xã bị lung lay, thậm chí có nơi bị tan vỡ (nhất là ở vùng cao và giữa), nhưng chúng ta đã kiên trì và quyết tâm xây dựng, củng cố phong trào ở cả ba vùng (cao, thấp, giữa). Bằng nhiều kế hoạch và biện pháp cụ thể, chúng ta đã thường xuyên tiến hành các cuộc vận động quần chúng ở nông thôn, đặc biệt là mở cuộc vận động cải tiến quản lý 58 hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật ở vùng thấp, vận động củng cố cơ sở (trọng tâm là củng cố hợp tác xã) ở vùng cao; tích cực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và mở rộng quy mô hợp tác xã, v.v.. Nhờ có những cố gắng trên, tình hình các hợp tác xã ở từng vùng tuy tiến triển ở mức độ khác nhau, nhưng nói chung đều được củng cố. Hiện nay toàn tỉnh có 79% số hộ vào hợp tác xã, trong đó 62,4% số hộ ở trong hợp tác xã bậc cao. So với phong trào được phát triển thời kỳ đầu thì có kém hơn về số lượng, nhưng về mặt chất lượng và nội dung quản lý đã được nâng cao một bước, nhất là ở vùng thấp. Loại hợp tác xã khá và tiên tiến ngày càng phát triển ở cả ba vùng, đã có 34,8% số hợp tác xã trong tỉnh. Nhiều hợp tác xã từ bình công chấm điểm, đã tiến lên khoán việc và ba khoán. Nhiều hợp tác xã trở thành điển hình tốt và nhiều đội sản xuất đã làm ăn tốt và quản lý khá; trong đó có 5 đội được tuyên dương là Đội Lao động xã hội chủ nghĩa, như Đội 5 Hợp tác xã Tiền Phong (Bát Xát), Đội 3 Hợp tác xã Sán Chải (Mường Khương), Đội 4 Nam Cường và Đội 2 Thác Dạ Vạch (Bảo Thắng), Đội thủy lợi Tả Ngảo (Bát Xát). Ở vùng thấp, các hợp tác xã qua cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất, nay đã xác định được phương hướng và kế hoạch sản xuất. Số hộ nông dân vào hợp tác xã trong vùng đã lên tới 92,9%, trong đó 88% số hộ ở trong hợp tác xã bậc cao. Quy mô hợp tác xã đã được mở rộng và nói chung là phù hợp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường. Công tác quản lý có nhiều tiến bộ, bước đầu đã phân công lại lao động, có các đội sản xuất cơ bản và các đội chuyên môn. Chế độ khoán việc, 2 khoán, 3 khoán đang được thực hiện trong các hợp tác xã. Số hợp tác xã đạt 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha gieo trồng, mỗi năm một tăng: Năm 1966 có 22 hợp tác xã, năm 1967 và 1968 lên 35 hợp tác xã. Năng suất lúa ruộng hai vụ vùng thấp bình quân đã đạt gần 4,8 tấn/ha (1968); huyện Bát Xát, thị xã Lào Cai đạt 5 tấn/ha. Tình hình đó thể hiện 59 rằng: Phong trào hợp tác hóa ở vùng thấp nói chung đã tương đối vững chắc và đồng đều, bước đầu đã có cơ sở vật chất, kỹ thuật đang hình thành thế mới thúc đẩy sản xuất phát triển, tính hơn hẳn của hợp tác xã đang được phát huy mạnh, kinh tế tập thể bước đầu được tăng cường. So với vùng thấp, vùng cao và giữa tuy có những thuận lợi nhất định; song, còn có nhiều khó khăn rất lớn. Lực lượng sản xuất quá yếu, tình trạng du canh, du cư hay định canh nhưng lại du cư còn khá phổ biến, đời sống nhân dân chưa thật ổn định. Vì vậy, phong trào hợp tác hóa chưa vững chắc, những ưu thế về cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi và nghề rừng chưa được phát huy mạnh mẽ. Do đó, để thực hiện vùng cao tiến kịp vùng thấp, miền núi tiến kịp miền xuôi, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, Đảng bộ ta đã khẳng định rằng: con đường duy nhất để tiến lên chủ nghĩa xã hội đối với vùng cao và giữa là phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng một cách mạnh mẽ và phù hợp với tình hình, đặc điểm của nó. Xuất phát từ nhận định đúng đắn đó, hơn 6 năm qua, chúng ta đã tiến hành thí điểm nhiều nơi để nghiên cứu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, lấy điển hình để chỉ đạo toàn diện, lấy thực tiễn để nâng cao nhận thức. Đảng bộ ta đã có những chủ trương sát hợp, đã tăng cường lãnh đạo đi đôi với việc tích cực vận động, giáo dục quần chúng hăng hái xây dựng và củng cố phong trào hợp tác hóa, đẩy mạnh sản xuất theo vùng đã xác định. Sau khi đã hoàn thành thắng lợi cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, xác định phương hướng sản xuất ở 31 xã vùng thấp, Đảng bộ ta, qua điều tra nghiên cứu, đã mạnh dạn vận dụng nội dung đó, với mức độ phù hợp vào 12 xã vùng cao và giữa. Trải qua một thời gian tích cực lãnh đạo, cuộc vận động ở 12 xã đã thành công, rút được một số kinh nghiệm về chỉ đạo mọi mặt nhất là kinh nghiệm vận dụng ba cuộc cách mạng ở vùng cao và giữa. 60 Phát huy những thắng lợi đó, chúng ta đã chủ trương mở tiếp cuộc vận động sâu rộng và toàn diện hơn, trọng tâm là củng cố hợp tác xã. Đó là cuộc vận động “củng cố cơ sở, củng cố hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất vùng cao”. Nhờ liên tục tiến hành những cuộc vận động kết hợp với đẩy mạnh củng cố thường xuyên, chúng ta luôn luôn lấy củng cố hợp tác xã làm trọng tâm, gắn liền với vận động phong trào làm ruộng nương bậc thang, phát triển thủy lợi, tăng vụ, thâm canh, đồng thời bồi dưỡng và nâng cao từng bước trình độ về mọi mặt cho nhân dân. Quá trình thực hiện những chủ trương sát hợp và những biện pháp tích cực đó đã đem lại nhiều tiến bộ rõ rệt. Mặc dầu còn rất nhiều khó khăn, nhưng phong trào hợp tác hóa vùng cao và giữa được duy trì, ngày càng nâng cao về chất lượng, có nơi tiếp tục phát triển. Một số trước đây chỉ còn là hình thức, nay đã đi vào nội dung quản lý. Hiện nay ở vùng cao và giữa, qua kiểm tra xác định đã có 68% số hộ tham gia hợp tác xã trong đó 31% ở trong hợp tác xã bậc cao. Số hợp tác xã tiến kịp các hợp tác xã khá và tiên tiến ở vùng thấp ngày càng nhiều, tiêu biểu như các xã: Tả Ngảo, Lao Chải (Bát Xát); Sán Chải (Mường Khương); Tả Chải, Bản Phố (Bắc Hà), Tả Phìn (Sa Pa)... Trong phong trào dành danh hiệu tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, chúng ta đã được Chính phủ tuyên dương 5 đội, trong đó có 2 đội: Đội 3 Hợp tác xã Sán Chải (Mường Khương), Đội thủy lợi Tả Ngảo tiêu biểu cho phong trào của đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng giữa. Những điển hình ở cả ba vùng sản xuất trên đây là kết quả một chứng minh về sự thành công bước đầu trong việc vận dụng ba cuộc cách mạng đồng thời; đang cổ vũ phong trào hợp tác hóa tỉnh ta ngày càng tiến lên vững chắc. Trên cơ sở hợp tác xã được tăng cường củng cố, xây dựng, chúng ta đã đẩy mạnh phát triển sản xuất theo vùng đã xác định; do đó tình hình vùng cao và vùng giữa nhìn chung có 61 nhiều tiến bộ về mọi mặt. Từ nền sản xuất tự cấp, tự túc, độc canh nay bước đầu đã tạo ra sản phẩm hàng hóa. Nạn đói lưu niên căn bản bị đẩy lùi, nhiều nơi hàng năm trước đây phải cứu đói thường xuyên, nay đã tự túc được, vùng mì Y Tý đang hình thành phát triển; vùng đỗ tương ngày càng mở rộng. Những biến đổi đó đang thôi thúc cổ vũ đồng bào các dân tộc tỉnh ta ngày càng gắn bó với con đường hợp tác hóa của Đảng, thiết tha yêu chế độ tốt đẹp của mình. Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 38 của Hội đồng Chính phủ, cuộc vận động định canh, định cư được tiến hành với nội dung sâu sắc, toàn diện càng phát huy những thắng lợi đó nên đã thu được kết quả bước đầu. Bên cạnh những thắng lợi to lớn đã đạt được, chúng ta cũng còn những khuyết điểm, nhược điểm và tồn tại như: Tư tưởng làm chủ tập thể của xã viên còn yếu, chế độ làm chủ tập thể của quần chúng nông thôn chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ, trong việc thực hiện nguyên tắc quản lý dân chủ còn nhiều vi phạm; xã viên còn làm riêng quá nhiều, có lúc lấn át cả kinh tế tập thể; kinh tế tập thể chưa thực sự chiếm ưu thế; phần thu nhập của xã viên do kinh tế tập thể đưa lại còn quá ít (mới 23,6%); trình độ quản lý còn thấp, nhiều mặt còn yếu, nhất là về quản lý tư liệu sản xuất và quản lý lao động; số hợp tác xã kém còn tới 32% trong toàn tỉnh. Phong trào vùng cao và giữa còn yếu hơn vùng thấp, và nói chung chưa thực vững chắc, số hợp tác xã kém còn chiếm trên 40%. Nhiều hợp tác xã nội dung quản lý còn đơn giản (trên 100 hợp tác xã). Tình hình du canh, du cư còn là vấn đề nghiêm trọng. Công tác vận động định canh, định cư đạt kết quả còn ít. Những tồn tại, khuyết điểm đó do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lãnh đạo và chỉ đạo của chúng ta chưa thật tập trung đầy đủ và thường xuyên trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch đã đề ra. Thực tiễn của phong trào hợp tác hóa trên đây, chứng minh rằng: Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa vẫn là một quá trình 62 đấu tranh tiếp tục lâu dài và phức tạp giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa tập thể và cá thể, diễn ra liên tiếp, gay gắt và dưới nhiều hình thức. Nếu chúng ta lơi lỏng đấu tranh thì tư tưởng cá thể càng có cơ hội phát triển. Vì vậy, một lần nữa, chúng ta cần khẳng định: Chỉ có bám chắc và kiên trì đấu tranh thực hiện đường lối hợp tác hóa của Đảng, trước mắt phải đẩy mạnh cuộc vận động định canh, định cư; kết hợp củng cố hợp tác xã; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; tôn trọng và phát huy chế độ làm chủ tập thể của quần chúng ở nông thôn thì mới ngăn chặn được sản xuất nhỏ tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản, mới xóa bỏ được những điều kiện kinh tế xã hội làm nảy sinh và phục hồi chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản; đưa vùng cao tiến kịp vùng thấp, đưa miền núi từng bước tiến kịp miền xuôi và vượt miền xuôi từng mặt, đưa nhân dân các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do tình hình đặc điểm của tỉnh ta còn có nhiều khó khăn, còn có những vấn đề đòi hỏi phải giải quyết lâu dài. Vì vậy, quá trình tiến hành củng cố, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ta còn phải đi từng bước một cách tích cực, chắc chắn từ điểm ra diện, từ đơn giản đến toàn diện, quy mô nhỏ đến quy mô lớn; phải thường xuyên giáo dục, phát động tư tưởng quần chúng, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao nội dung quản lý, xây dựng cơ sở Đảng để đảm bảo lực lượng lãnh đạo và quản lý cho hợp tác xã. Riêng ở vùng cao và giữa, do trình độ quản lý và lực lượng sản xuất còn thấp nên hình thức hợp tác xã đơn giản còn tồn tại trong một thời gian nhất định; song phải tích cực đưa hợp tác xã tiến lên có đầy đủ tính chất và nội dung. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tỉnh ta trong những năm qua còn thể hiện: ở đâu phong trào hợp tác hóa được củng cố và phát triển thì đoàn kết dân tộc ở đó càng tăng cường, các mặt sản xuất, cải tiến kỹ thuật, chống thiên tai hạn hán, làm các công trình thủy lợi, giao thông lớn, cũng như về mặt chiến đấu, trị an, 63 văn hóa, xã hội, v.v. được đảm bảo tốt. Ngược lại, ở những nơi hợp tác xã chưa được xây dựng và củng cố thì ở nơi đó có nhiều khó khăn, các công tác đều bị hạn chế kết quả, có lúc còn phát sinh những hiện tượng tiêu cực trong sản xuất và đời sống. Do đó, nếu chúng ta làm tốt hơn nữa việc củng cố và hoàn thiện phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhất là đối với vùng cao và giữa, thì vai trò, vị trí “mở đường” và “thúc đẩy” của cách mạng quan hệ sản xuất còn phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Thưa các đồng chí, Đi đôi với xây dựng và củng cố hợp tác xã nông nghiệp, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và củng cố hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Đến nay toàn tỉnh đã có 67,7% số xã viên hợp tác xã nông nghiệp tham gia hợp tác xã mua bán, với 110 cơ sở và cửa hàng trong nông thôn (kể cả một số xã xa xôi, hẻo lánh); đã có tác dụng trợ thủ và thay thế một phần cho thương nghiệp quốc doanh ở nông thôn. Các hợp tác xã tín dụng cũng được phát triển nhanh chóng, đã có cơ sở khắp tỉnh (hiện có 124 cơ sở), nên đã góp phần vào việc quản lý tiền tệ, huy động tiền tiết kiệm, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, đời sống ở nông thôn. Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã nông nghiệp đang ngày càng được xây dựng, củng cố và tạo nên thế kiềng ba chân ngày càng thêm vững chắc, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau; cùng thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, so với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, chúng ta chưa chú trọng thật đầy đủ đến việc củng cố hợp tác xã mua bán và tín dụng, ý thức làm chủ hợp tác xã của xã viên còn yếu, các ngành còn thiếu tích cực giúp đỡ, nên việc phát huy tác dụng của hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng còn bị hạn chế. Đối với anh chị em thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong 6 năm qua chúng ta đã tiếp tục xây dựng củng cố hợp tác xã thủ công nghiệp, tiếp tục giáo dục 64 và hướng dẫn những người buôn bán nhỏ và tiếp tục cải tạo tư sản. Hiện nay đã có trên 1.610 thợ thủ công tham gia hợp tác xã, chiếm 82% so với tổng số, với 41 cơ sở sản xuất và hơn 70 ngành nghề khác nhau; đã từng bước phát huy mặt tích cực, đi vào sản xuất theo phương thức xã hội chủ nghĩa. Những bà con buôn bán nhỏ đã trở về lao động sản xuất từ những năm trước đây, nay ngày càng ổn định, dần dần xóa bỏ mặt tiêu cực và những tư tưởng buôn bán không chính đáng. Về phía những người tư sản sau khi được tiến hành hòa bình cải tạo, họ đã nhận rõ được chính sách của ta mà từ bỏ bóc lột, và ngày càng đi vào con đường lao động tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn có lúc, có nơi chưa chú ý củng cố và lãnh đạo, hướng dẫn đối với các hợp tác xã thủ công nghiệp. Việc tiếp tục giáo dục, hướng dẫn những người buôn bán nhỏ đi vào lao động sản xuất tập thể, có thời gian không được quan tâm đầy đủ. Công tác quản lý thị trường tự do có lúc còn buông lỏng. Thưa các đồng chí, Song song với việc xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất tập thể xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng của thành phần kinh tế quốc doanh. Vì vậy, các công trường, xí nghiệp, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và cửa hàng, v.v. trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, văn hóa của tỉnh ta ngày càng không ngừng được xây dựng và phát triển lớn mạnh. Qua cuộc vận động ba xây, ba chống và cuộc vận động chống đầu cơ, móc ngoặc, ăn cắp tài sản, hàng hóa, vật tư của Nhà nước, nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện nguyên tắc, chế độ quản lý xí nghiệp, trong việc cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và nâng cao lập trường, tư tưởng giai cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức. Do ngày càng phát triển và tăng cường, đến nay hệ thống kinh tế quốc doanh đã trở thành một mạng lưới rộng khắp. Công nghiệp 65 quốc doanh, mấy năm qua xây dựng thêm hơn 10 xí nghiệp mới và từ chỗ chiếm 52,8% năm 1963 lên 73% năm 1969 so với tổng giá trị sản lượng của sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Thương nghiệp quốc doanh, từ chỗ chiếm 65,5% năm 1963 lên trên 78% năm 1969 so với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường xã hội. Lực lượng giai cấp công nhân ở tỉnh ta tuy mới hình thành và non trẻ, nhưng đã và đang phát triển lớn mạnh, hiện nay đã có hơn 10.300 người (kể cả các cơ sở của Trung ương ở địa phương). Về mặt xây dựng các nông, lâm trường: Xuất phát từ nhận thức lợi dụng các ưu thế để khai thác tài nguyên ở địa phương, chúng ta đã quyết tâm xây dựng các nông trường chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp, cây đặc sản. Do đó, đến nay tỉnh ta đã có năm nông trường chăn nuôi bò, lợn, dê (kể cả một nông trường bò sữa giống của Bộ); một nông trường trồng sả, cam, lai, sở; một lâm trường và một số trạm lâm nghiệp trồng cây, tu bổ và khai thác rừng. Các cơ sở trạm, trại kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, ươm cây, trồng dược liệu, v.v., phát triển ngày càng nhiều, đến cả các huyện và một vài khu vực (hiện có 8 cơ sở). Việc xây dựng và phát triển các nông, lâm trường đã đem lại nhiều kết quả lớn, không những khai thác được hợp lý tài nguyên có ưu thế, tăng nhanh sản phẩm để phục vụ nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, mà còn làm gương cho các hợp tác xã nông nghiệp về mặt quản lý kinh tế và cải tiến kỹ thuật, sử dụng cơ giới... Đặc biệt việc đưa Đội 4 Hợp tác xã Tả Phìn gồm 11 hộ dân tộc Mèo vào nông trường bò sữa của Bộ ở Sa Pa là một thành công mới, là sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, chính sách chung vào vùng dân tộc ít người ở tỉnh ta. Đây là một cách đi cụ thể của đồng bào vùng cao và giữa tiến lên định canh, định cư, ổn định sản xuất và đời sống, mà Nông trường Sa Pa đã thực nghiệm. Thưa các đồng chí, Trong ba cuộc cách mạng thì cách mạng kỹ thuật chiếm vị trí then chốt. Trong những năm qua, Đảng bộ ta ngày càng xác định 66 được rõ ý nghĩa đó trên mặt nhận thức cũng như về hành động cụ thể. Chúng ta đã thấy rõ rằng muốn cho quan hệ sản xuất mới sau khi được xác lập, thì cách mạng kỹ thuật càng phải tiến hành mạnh mẽ, nhằm bảo đảm cho quan hệ sản xuất mới có cơ sở vật chất và kỹ thuật để củng cố và hoàn thiện. Do đó, đồng thời với việc tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, chúng ta đã từng bước tăng cường xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, ra sức cải tiến kỹ thuật, đưa mạnh khoa học kỹ thuật vào các ngành kinh tế quốc dân. Để đẩy mạnh sản xuất và phục vụ cho việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp, chúng ta đã tập trung tiến hành điều tra, đo đạc đất đai, xây dựng quy hoạch phân vùng sản xuất, và đi vào xây dựng phương hướng, kế hoạch sản xuất một cách có cơ sở khoa học, đã đi từ tổng thể đến cụ thể. Đến nay, đã xác định rõ ba vùng sản xuất lớn, trong đó chia ra 15 vùng nhỏ và trong từng vùng đã xác định rõ cây con chủ yếu. Chúng ta đã đầu tư mạnh sức người, sức của vào xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nông nghiệp, trong đó đã chú trọng xây dựng cơ sở cho các khâu trực tiếp sản xuất, và tiếp tục đưa công tác thủy lợi lên hàng đầu. Nhờ vậy, nhiều công trình thủy nông được xây dựng thêm. Các cơ sở cho phân, giống, vườn cây, ruộng nương bậc thang, nhà kho, sân phơi, chuồng trại gia súc; các trạm trại kỹ thuật nghiên cứu, thí nghiệm các giống như đậu tương, ngô, lúa, lợn, cá...; các cơ sở thủy điện nhỏ, thủy luân, cơ khí nhỏ, đường giao thông nông thôn, trường học, cửa hàng hợp tác xã mua bán, v.v. đều đã được tăng lên gấp nhiều lần so với năm 1963. Một số hợp tác xã đã có lò gạch, lò vôi, cơ sở rèn, đúc, mộc, cơ khí nhỏ, thủy điện nhỏ..., từ sản xuất ra vôi, gạch, nông cụ để phục vụ sản xuất và xây dựng tại địa phương. Đặc biệt là trong mấy năm gần đây, chúng ta càng chú ý phát huy ưu thế về nguồn nước trong tỉnh để xây dựng các cơ sở thủy điện nhỏ và cơ khí nhỏ, thủy luân ba kết hợp (hút nước, phát điện, kéo máy móc). Nhờ vậy, chỉ trong thời gian từ 1965 - 1966 đến nay, tỉnh ta đã xây dựng được 34 điểm cơ khí nhỏ, 38 trạm thủy 67 điện và thủy luân, trong đó có 31 trạm thủy luân ba kết hợp. Ngày nay, tiếng máy chạy không còn lạ lùng đối với quần chúng và với 1.036 kW điện do thủy điện và thủy luân cung cấp đang tỏa ánh sáng trên nhiều bản làng, kể cả nơi xa xôi hẻo lánh, đem lại đời sống phấn khởi, văn minh cho các dân tộc. Kết quả đó đã đánh dấu một bước mới, có ý nghĩa cách mạng sâu sắc ở tỉnh ta. Để đẩy mạnh công tác thủy lợi và đi vào khoa học kỹ thuật, nhiều nơi đã xây dựng lại đồng ruộng, áp dụng tưới tiêu khoa học hoặc chủ động hơn trước (toàn tỉnh đã có 22,5% diện tích ruộng nước đã có đường vùng, bờ thửa, hoặc đã có mương tưới, mương tiêu mới xây dựng). Ở vùng cao, việc giải quyết nước ăn cho người và gia súc cũng được chú ý từng bước. Chúng ta đã xây dựng được 19 giếng và bể, giải quyết cho trên 17.100 nhân khẩu có nước ăn, dùng. Đi đôi với tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, chúng ta đã coi trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh và cải tiến các công cụ lao động. Phong trào chống năm tệ (cấy chay, bỏ cỏ, nước chảy tràn bờ, thả rông, chặt phá rừng bừa bãi) được phát động từ năm 1965 - 1966, đã có kết quả trên một số mặt nhất định, đã căn bản giải quyết tốt được tệ cấy chay và bỏ cỏ. Phong trào thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ ngày càng trở thành ý thức cần thiết của quần chúng, do đó năng suất lúa chiêm và một số loại cây trồng (khoai, đậu tương, mía...) nói chung mỗi năm một tăng; diện tích tăng vụ (lúa xuân, đậu tương, khoai lang, mì, v.v.) mỗi năm một phát triển. Nhiều loại công cụ thô sơ lạc hậu đã và đang được thay thế bằng các công cụ cải tiến, có năng suất cao hơn. Ngoài những công cụ thường, một số hợp tác xã cũng có máy xay xát, tuốt lúa, tẽ ngô, thái rau lợn, nghiền thức ăn gia súc, v.v.. Một cố gắng lớn của tỉnh ta là đã mạnh dạn từng bước đi từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới hóa. Năm 1969, chúng ta xây dựng trạm máy kéo nông nghiệp, gồm hàng chục máy công tác các loại và mới từ cuối năm 1969 đến nay đã dùng máy cày được hàng 68 trăm hécta đất khai hoang và đất rau, màu. Đây là một thắng lợi mới, mở ra một triển vọng mới đối với việc đẩy mạnh cuộc cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp. Trong công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác đều có nhiều tiến bộ về mặt xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật, mạnh dạn đi từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới đối với từng khâu dây chuyền công nghệ. Đáng chú ý là mấy năm gần đây, được sự quan tâm của các ngành trung ương và sự viện trợ của nước bạn, cộng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đi sâu vào khoa học kỹ thuật để học tập và sáng chế, phát minh nên một số xí nghiệp và cơ sở sản xuất của ta đã trang bị được một số máy móc đáng kể về mặt cơ khí. Hiện nay, phần cơ khí và nửa cơ khí đã chiếm 65% trong các ngành công nghiệp quốc doanh địa phương. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh ta ngày càng tăng. Hiện nay số cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ các loại trong tỉnh ta đã có 2.914 người, trong đó cao cấp và trung cấp có 1.673 người. Số cán bộ kỹ thuật trung cao cấp là người dân tộc địa phương đã có 112 anh chị em. Đội ngũ cán bộ này đã và đang hăng say phục vụ cuộc cách mạng kỹ thuật trong tỉnh, họ là chủ lực trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong mọi ngành của tỉnh ta. Tóm lại, do ngày càng tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật và cải tiến kỹ thuật, nên đã có thúc đẩy được sản xuất phát triển nhanh, mạnh hơn, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới vững mạnh. Đặc biệt trong kinh tế tập thể, việc tăng cường một số cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị công cụ, v.v. vào các hợp tác xã đã và đang làm cho sản xuất có điều kiện tăng năng suất cây trồng và gia súc, tạo ra sự phân công mới trong nông thôn, đồng thời làm cho xã viên càng thêm gắn bó với nhau trong hợp tác xã. Thưa các đồng chí, Trong khi tập trung đẩy mạnh hai cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng kỹ thuật, hơn 6 năm qua chúng ta đã 69 thường xuyên chú ý thực hiện các nội dung yêu cầu của cuộc cách mạng tư tưởng - văn hóa, nhằm thúc đẩy và phục vụ cho hai cuộc cách mạng trên. Chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận tư tưởng và văn hóa, xây dựng con người và xã hội tỉnh ta dần dần tiến bộ về tư tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa, về trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật và về tác phong, nếp sống mới lành mạnh, văn minh. Nhờ kết quả về mặt giác ngộ chính trị và nâng cao tư tưởng, nên khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết công nông, và sự nhất trí về tinh thần trong nhân dân tỉnh ta càng được tăng cường. Đồng thời với giáo dục tư tưởng, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, phát huy những đức tính tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời xây dựng con người mới, nếp sống mới một cách toàn diện. Nạn mù chữ trong nhân dân đã được căn bản thanh toán từ năm 1965 và từng bước nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức khoa học kỹ thuật cho quần chúng. Các tệ tục và tập quán lạc hậu từng bước được đẩy lùi, đặc biệt nạn nghiện hút căn bản đã được giải quyết. Việc xây dựng chữ Mèo và người Mèo có chữ là một thành tựu lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc cách mạng tư tưởng - văn hóa của tỉnh ta. Các sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, báo chí, y tế, thể dục thể thao, v.v. cũng được đẩy mạnh và đã đem lại nhiều kết quả khá. Tất cả những kết quả đó, đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho quần chúng tiếp thu thuận lợi đối với giáo dục tư tưởng, chính trị và khoa học kỹ thuật, cũng như để củng cố kết quả của chính trị, tư tưởng, của cách mạng kỹ thuật và cách mạng về quan hệ sản xuất. Thưa các đồng chí, Tổng quát lại, hơn 6 năm qua, tỉnh ta đã tiếp tục thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng và giành được những thành tựu tốt đẹp. Nó đã đưa con người, xã hội và tự nhiên ngày càng đổi mới trên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những thắng lợi đó 70 cộng với biến đổi cách mạng từ những năm trước đây, làm cho tỉnh ta ngày càng tươi da, đỏ thịt, khác hẳn so với cuộc sống của chế độ thối nát cũ. Thắng lợi của ba cuộc cách mạng mà chúng ta giành được đã và đang trở thành sức mạnh to lớn đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở tỉnh ta tiến lên những bước mới. Tuy nhiên đó mới là những thắng lợi bước đầu. Chúng ta còn nhiều khuyết điểm tồn tại: Nhận thức về tính chất và nội dung ba cuộc cách mạng chưa thực sự sâu sắc, toàn diện, đồng đều, có lúc, có nơi còn lệch lạc. Việc kết hợp chặt chẽ các nội dung ba cuộc cách mạng gắn liền với nhau, có lúc, có nơi còn yếu, chưa được cân đối. Công tác củng cố, xây dựng phong trào vùng cao và giữa chưa được tập trung đẩy mạnh (kể cả công tác định canh, định cư). Mối quan hệ trong phong trào hợp tác hóa, thì hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã thủ công nghiệp chưa được củng cố một cách tích cực. Lực lượng kinh tế quốc doanh chưa phát huy đầy đủ vai trò tiên phong, gương mẫu, chưa tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế quốc dân, nhất là chưa phát huy hết vai trò chủ đạo, giúp đỡ và dẫn dắt đối với thành phần kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. Điểm yếu chung ở cả trong thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế hợp tác xã là trình độ quản lý kinh tế còn thấp, quản lý các mặt, nhất là mặt lao động còn lỏng lẻo, năng suất lao động quá thấp. Những thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý vật tư, hàng hóa và chấp hành chế độ, nguyên tắc của Nhà nước quy định còn nhiều. Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn ít so với yêu cầu, nhất là trong nông thôn vùng cao và giữa. Lao động, nói chung vẫn đại bộ phận là thủ công, chưa thật đẩy mạnh việc cải tiến kỹ thuật và cải tiến công cụ lao động. Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ và nhân dân tỉnh ta vẫn còn thấp, giác ngộ 71 xã hội chủ nghĩa, ý thức làm chủ tập thể của quần chúng chưa thật mạnh, đều. Những tồn tại trên tuy là cục bộ, tạm thời, nhưng chúng ta cần nhanh chóng khắc phục để đưa ba cuộc cách mạng ở tỉnh ta đạt được thắng lợi to lớn hơn nữa. II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA Thưa các đồng chí, Hơn 6 năm nay, qua hai lần thực hiện chủ trương chuyển hướng kinh tế của Trung ương Đảng, cùng với những thắng lợi to lớn đã đạt được trong việc tiến hành ba cuộc cách mạng, tình hình kinh tế và văn hóa được không ngừng xây dựng và phát triển. Về nông, lâm nghiệp: Để nhanh chóng đưa nền nông nghiệp độc canh, tự cấp, tự túc, mang tính chất tự nhiên, lạc hậu của chế độ cũ để lại tiến lên một nền nông nghiệp phát triển nhiều mặt và có nhiều sản phẩm hàng hóa, làm cơ sở cho công nghiệp phát triển, trong 6 năm qua, chúng ta đã tiếp tục phấn đấu gian khổ, tập trung đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản, nghề rừng và chăn nuôi. Trên cơ sở phương hướng và quy hoạch ngày càng được xác định cụ thể, chúng ta đã từng bước đi vào biến phương hướng và quy hoạch đó trở thành hiện thực. Đến nay, tỉnh ta đã hình thành các vùng sản xuất rõ rệt, có những cây, con chủ yếu đang được phát triển. Một số vùng đã tăng dần khối lượng sản phẩm hàng hóa như vùng lương thực và thực phẩm, vùng cây ăn quả, cây đặc sản, vùng rau, vùng mía, vùng rừng, v.v.. Vấn đề phát triển sản xuất lương thực là khâu trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta, từ nhận định đó, chúng ta đã có rất nhiều cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi, đưa khối lượng lương thực, thực phẩm của tỉnh ta ngày càng tăng. Đặc biệt đã chú 72 trọng khâu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất đối với các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, mì, v.v., đồng thời chúng ta vẫn từng bước phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng. Chúng ta đã từng bước kết luận được phương hướng đúng đắn để tăng vụ ở vùng cao với những cây con thích hợp, đặc biệt là việc phát triển đậu tương thay cây thuốc phiện. Một số loại giống cây trồng có năng suất cao (lúa chiêm xuân, ngô ngắn ngày, v.v.) và con gia súc tốt (lợn) đã được nghiên cứu, từ thí điểm đưa ra phát triển đại trà và rút ra được nhiều kết luận về mặt kỹ thuật phù hợp với tỉnh ta. Đặc biệt, việc nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp nhân tạo cho cá mè hoa, mè trắng, trắm cỏ đẻ là một triển vọng tốt để có thể tự túc được cá giống tại địa phương. Các biện pháp kỹ thuật (nước, phân, giống, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh, v.v.) ngày càng được thực hiện có tiến bộ hơn trước rất nhiều. Đặc biệt về biện pháp thủy lợi được coi trọng thường xuyên nên đến nay đồng ruộng tỉnh ta có thể bảo đảm được nước tưới cho trên 88% diện tích gieo cấy hai vụ lúa. Nhờ những cố gắng trên, tính sơ bộ đến năm 1969, giá trị sản lượng nông nghiệp, trong đó kể cả nghề rừng của tỉnh ta đã tăng 46% so với năm 1963, bình quân hằng năm tăng 6,5%. Giá trị nông sản hàng hóa do Nhà nước thu mua được năm 1969 tăng 25,6% so với năm 1963. Về lương thực, chúng ta đã đưa sản lượng từ 36.742 tấn năm 1963 lên hơn 41.200 tấn năm 1969, tăng 12%, bình quân hàng năm tăng 2%. Sản lượng lương thực của tỉnh ta tuy có năm do thiên tai gây mất mùa nên bị giảm (như năm 1969 so với năm 1968), nhưng nói chung là chúng ta đã không ngừng nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh trong việc giải quyết vấn đề tự túc lương thực ở tỉnh ta. Về cây công nghiệp, chúng ta đã đưa tỷ trọng lên 14% so với tổng số diện tích gieo trồng toàn tỉnh (năm 1963 mới chiếm 9,6%). Đặc biệt là cây đậu tương đã thành vùng sản xuất tương đối vững vàng và 73 nay đang bước đầu phát triển các cây đặc sản, cây ăn quả, cây thuốc, v.v. theo quy hoạch. Về chăn nuôi, đàn gia súc từ 1964 - 1969 nói chung bình quân hằng năm tăng đều: Trâu tăng 2,6%, bò 11,1%, ngựa 7%, lợn 1,3%, dê 7,7%. Việc nuôi cá, nuôi tằm, nuôi ong mật, v.v. trước kia hầu như không đáng kể, mấy năm nay đã có chiều hướng phát triển. Riêng về nuôi cá hồ, ao đã phát triển tương đối nhanh và tốt (toàn tỉnh nay có tới 100 ha hồ, ao, nuôi trên 1,6 triệu con cá). Về nghề rừng, từng nơi, từng mặt đã có tiến bộ nhất định, nhiều điển hình về trồng cây lấy gỗ, củi và tu bổ rừng gắn liền với trồng cây công nghiệp dài ngày xuất hiện như Thanh Kim, Pha Long, Si Ma Cai, Tà Chải, Bản Phiệt, v.v.. Phong trào làm vườn ươm đang phát triển. Trong 5 năm (1965 - 1969), nhân dân đã trồng được trên 3.870 ha cây các loại, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1964. Hiện nay vấn đề rừng đã và đang được đặt thành nội dung chủ yếu trong cuộc vận động định canh, định cư kết hợp hợp tác hóa trong tỉnh. Qua những kết quả đã đạt, chúng ta có thể đánh giá tình hình nông nghiệp của tỉnh ta hiện nay: Từ một nền sản xuất hết sức lạc hậu, độc canh, nhỏ bé, du canh, du cư, tự cấp, tự túc cũng không đủ, nay đã và đang phát triển theo phương hướng thâm canh, định canh và bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa. Nhờ vậy, không những tỉnh ta đã căn bản giải quyết được nạn đói lưu niên của chế độ cũ để lại, mà khối lượng nông, lâm sản hàng hóa cũng đã ngày càng tăng (như đậu tương, chè, hạt rau, mía, sả, dược liệu, cam quýt, chuối, dứa, v.v.). Việc hình thành các vùng sản xuất để phát triển từng loại cây, con một cách tập trung là sát hợp đối với tỉnh ta, chẳng những nó đã sử dụng được khả năng do thiên nhiên ưu đãi mà còn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp của tỉnh ta đòi hỏi ngày càng nhiều; đồng thời ngày càng làm cho nền nông nghiệp của tỉnh ta thay đổi cơ cấu cây trồng và đàn gia súc theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. 74 Về công nghiệp: Quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế địa phương và giải quyết vấn đề hậu cần tại chỗ, chúng ta đã phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, vừa làm vừa học, ra sức xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp. Do đó đã đáp ứng được một phần đối với việc phục vụ và thúc đẩy nông nghiệp, các ngành kinh tế khác và văn hóa phát triển, đồng thời đã tự giải quyết được nhiều mặt hàng công nghiệp phục vụ đời sống ngay tại địa phương. Chúng ta đã đẩy mạnh phát triển ngành cơ khí, điện lực (nhất là thủy điện nhỏ), sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, vôi, khai thác gỗ, nứa..., sản xuất công cụ cải tiến và một số máy móc nhỏ phục vụ cho nông nghiệp, giao thông vận tải. Có thể nói rằng, công nghiệp cơ khí và thủy điện của tỉnh ta từ chỗ trước kia chưa có gì đáng kể, nay đã có một số cơ sở và đã từng bước hình thành mạng lưới cơ khí từ tỉnh xuống huyện và cơ sở hợp tác xã. Xí nghiệp cơ khí tỉnh không những chỉ sản xuất nông cụ và sửa chữa được các mặt hàng thông thường mà còn có khả năng sản xuất ra công cụ cải tiến, ra một số loại máy móc nhỏ và phụ tùng, phụ kiện thay thế. Đối với các hàng tiêu dùng, chúng ta đã tích cực xây dựng, củng cố và phát triển một số cơ sở sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, như các xí nghiệp thực phẩm, nước chấm, đường, rượu, dược phẩm, làm nghề gốm, mộc xẻ, thủy tinh, v.v.. Đặc biệt, chúng ta đã mạnh dạn tự lực xây dựng thành công cơ sở thủy điện với công suất 800 kW; mạnh dạn xây dựng nhà máy sành sứ, nay đã sản xuất ra những mẻ sứ đầu tiên với các mặt hàng ấm, chén, bát, đĩa... tương đối tốt. Gần đây việc sản xuất xi măng, xây lắp các công trình nhà cửa bằng những cấu kiện bê tông đúc sẵn cũng là một thành công về mặt công nghệ và kiến trúc, mở ra một triển vọng rất sáng sủa để tiết kiệm một phần gỗ, nứa và tăng nhanh tốc độ thi công trong xây dựng cơ bản của tỉnh ta. Đồng thời với phát triển công nghiệp quốc doanh, chúng ta đã có phần chú ý đẩy mạnh thủ công nghiệp. Do đó, tình hình sản 75 xuất thủ công nghiệp đã có những tiến bộ nhất định. Giá trị thủ công nghiệp năm 1969 chiếm 30,9% so với tổng giá trị công nghiệp. Do tình hình công nghiệp phát triển, nên giá trị sản lượng công nghiệp tỉnh ta năm 1969 đã tăng hơn 37% so với năm 1963, bình quân hằng năm tăng 5,1%. Giá trị hàng công nghiệp do địa phương sản xuất mà Nhà nước thu mua năm 1969 tăng 248,8% so với năm 1963, bình quân hằng năm tăng 25,6%. Bên cạnh hệ thống công nghiệp địa phương, các cơ sở công nghiệp của Trung ương đóng tại địa phương trong những năm chuyển hướng sản xuất đã khắc phục nhiều khó khăn, cố gắng vươn lên hoàn thành kế hoạch nhà nước. Việc thực hiện kế hoạch hằng năm của các cơ sở công nghiệp trung ương tuy có khác nhau, nhưng nói chung đã bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các xí nghiệp trung ương và các ngành, các cơ sở kinh tế của địa phương ngày càng được tăng cường và có nhiều kết quả thiết thực. Các xí nghiệp trung ương đều có kế hoạch giúp đỡ cụ thể đối với công nghiệp và nông nghiệp của địa phương, nhất là giúp đỡ về kỹ thuật (vật tư, cán bộ) và góp phần công sức nhất định vào việc xây dựng các trạm thủy điện, thủy luân, các điểm cơ khí nhỏ ở nông thôn và các xí nghiệp trong tỉnh. Trong xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa thì công tác xây dựng cơ bản chiếm vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật đầu tiên cho sản xuất và đời sống. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, cộng với sự cố gắng của địa phương và sự đóng góp công sức của nhân dân và cán bộ, công nhân các ngành xây dựng cơ bản, nên trong những năm có chiến tranh tỉnh ta vẫn tiếp tục xây dựng, kiến thiết các công trình phục vụ cho sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và một phần phục vụ đời sống. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm sau thường tăng nhiều so với năm trước, từ năm 1964 đến năm 1969 so với năm 1963, bình quân hằng năm tăng 31,4%. Số vốn đó đã được đầu tư tập trung vào 76 nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, v.v. để xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, các xí nghiệp công nghiệp, mở mang đường giao thông, v.v. và mua các máy móc, thiết bị trang bị cho các cơ sở sản xuất. Giao thông vận tải và đảm bảo liên lạc trong thời bình cũng như thời chiến, đặc biệt là thời chiến, chiếm vị trí rất quan trọng. Vì vậy mấy năm qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng tập trung phát triển về mặt này. Bên cạnh việc phát triển các đường bộ lớn do Trung ương đầu tư và bạn giúp đỡ xây dựng, chúng ta đã mở rộng một số đoạn đường từ tỉnh xuống hầu hết các huyện, các khu vực, các xã vùng thấp và một số xã vùng cao ô tô đi lại được, như đường Bảo Nhai - Bắc Hà, Mường Khương - Pha Long, Bát Xát - Mường Hum, Bắc Hà - Lùng Phình (tuy nhiên có đoạn còn phải tiếp tục hoàn chỉnh thêm). Nếu so với những năm hòa bình thì mấy năm có chiến tranh, khối lượng và tốc độ phát triển đường sá ở tỉnh ta là một trong những mặt làm được nhiều và nhanh hơn. Do giao thông phát triển, phương tiện vận tải tăng nhanh, nên khối lượng vận chuyển mỗi năm một tăng khá (năm 1969 so với năm 1963 thì khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng gấp hơn 3 lần và gấp 4,5 lần về tấn/km; chuyên chở hành khách tăng trên 16% về tấn/hành khách). Trong công tác đảm bảo liên lạc, chúng ta đã chú ý củng cố và phát triển bưu điện, tăng cường và mở rộng mạng lưới điện thoại, thư tín, v.v. nên nói chung đảm bảo tốt việc liên lạc, công văn, báo chí, thư từ... của cơ quan và nhân dân. Đi đôi với sản xuất, công tác lưu thông, phân phối, tài chính thương nghiệp của tỉnh ta cũng phát triển không ngừng. Tính đến năm 1969 thì nguồn thu ngân sách địa phương bình quân hằng năm tăng 16,3%, vốn đầu tư tập trung cho xây dựng kinh tế hằng năm tăng 23,4%. Hàng nông sản, thực phẩm thu mua được năm 1969 tăng 25,6% so với năm 1963, riêng hàng xuất khẩu năm 1969 tăng 43,5% so với năm 1963. Hàng xuất khẩu của tỉnh ta hằng 77 năm đứng vào loại khá trong các tỉnh miền Bắc về giá trị bằng tiền tính theo đầu người. Công tác quản lý tiền tệ và tín dụng có nhiều tiến bộ trong việc huy động và cho vay vốn sản xuất, trong việc vận động gửi tiền tiết kiệm. Số dư bình quân đầu người toàn tỉnh đã từ 5,60đ năm 1963 lên 11,07đ năm 1969. Công tác phân phối và giá cả thời chiến có nhiều cố gắng. Nói chung, chúng ta đã bảo đảm cung cấp được các nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Giá cả thị trường có tổ chức vẫn bình ổn. Giá cả thị trường tự do có tăng lên theo quy luật giá trị và do hoàn cảnh thời chiến, nhưng không có những biến động đột ngột và nay có chiều hướng từng bước trở lại ổn định. Đi liền với xây dựng, phát triển kinh tế tài chính, sự nghiệp văn hóa - giáo dục, y tế của tỉnh ta đã có nhiều tiến bộ. Về giáo dục, đã phát triển nhanh về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Trình độ văn hóa của nhân dân các dân tộc được nâng lên hơn trước, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới và có tác dụng rất thiết thực cho việc nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, v.v. cho cán bộ và nhân dân. Các xã nay đều đã có trường cấp I, nhiều nơi đã có trường cấp II (nay có 58 trường). Hầu hết các huyện đã có trường cấp III (nay có 6 trường). Số học sinh từ vỡ lòng đến cấp III phổ thông hiện nay toàn tỉnh có trên 3 vạn 2 nghìn em. Số học sinh phổ thông là con em dân tộc thiểu số nay có tới trên 3.900 em. Đặc biệt, từ cuối năm 1968, tỉnh ta đã tổ chức hai lớp đại học tại chức (một lớp nông nghiệp, một lớp công nghiệp) với gần 100 cán bộ, trong đó chủ yếu là cán bộ lãnh đạo và nghiên cứu, nghiệp vụ theo học. Đó là một kết quả đáng phấn khởi của tỉnh ta. Cùng với sự nghiệp giáo dục, các hoạt động văn hóa, văn nghệ của tỉnh ta đã cố gắng bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, đi sâu vào quần chúng, góp phần tích cực xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Hoạt động văn hóa chuyên nghiệp có 78