🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 13 (1983 - 1986) Ebooks Nhóm Zalo VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TOÀN TẬP 13 (1983 – 1986) Mã số 3K1 (V115) CTQG - 2016 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TOÀN TẬP 13 (1983 – 1986) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI - 2016 4 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN NGUYỄN VĂN VỊNH Chủ tịch Hội đồng DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM VĂN CƯỜNG Ủy viên Hội đồng CAO ĐỨC HẢI Ủy viên Hội đồng TẠ ĐÌNH BẢNG Ủy viên Hội đồng NGUYỄN VĂN HÒA Ủy viên Hội đồng NGUYỄN THANH DƯƠNG Ủy viên Hội đồng ĐẶNG PHI VÂN Ủy viên Hội đồng MAI ĐÌNH ĐỊNH Ủy viên Hội đồng LÝ SEO DÌN Ủy viên Hội đồng ĐINH TIẾN QUÂN Ủy viên Hội đồng NGUYỄN HỮU THỂ Ủy viên Hội đồng HẦU A LỀNH Ủy viên Hội đồng HÀ THỊ NGA Ủy viên Hội đồng CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BẢN THẢO NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy HÀ THỊ NGA Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ĐẶNG XUÂN PHONG Phó Bí thư Tỉnh ủy 5 BAN XÂY DỰNG BẢN THẢO ĐỖ TRƯỜNG SƠN Trưởng ban NGUYỄN VĂN PHÚC Phó Trưởng ban Thường trực ĐỖ VĂN LƯỢC Phó Trưởng ban NGUYỄN THỊ NGUYỀN Thư ký ĐẶNG PHI VÂN Thành viên LÝ SEO DÌN Thành viên CAO ĐỨC HẢI Thành viên LÝ THỊ VINH Thành viên TRẦN VĂN TỎ Thành viên NGUYỄN THỊ HẢI ANH Thành viên NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Thành viên ĐÀO DUY THẮNG Thành viên ĐỖ VIẾT LỢI Thành viên ĐOÀN NGỌC TUYẾN Thành viên NGUYỄN THỊ LOAN Thành viên HOÀNG THỊ THANH THU Thành viên NGUYỄN THỊ MINH Thành viên NGUYỄN THÀNH NAM Thành viên PHẠM THÀNH LONG Thành viên NGUYỄN CAO SỸ Thành viên ĐÀO ANH TUẤN Thành viên 6 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thực hiện theo Kế hoạch số 71- KH/TU, ngày 22-12-2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc xây dựng Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV. Ban Xây dựng Bản thảo Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiến hành sưu tầm, xây dựng và xuất bản bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Đây là một bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị và giá trị khoa học, thực tiễn đánh dấu sự phát triển của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Bộ sách giúp các nhà nghiên cứu, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tiếp cận nguồn thông tin, tư liệu mang tính hệ thống, toàn diện về văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đảng bộ cơ sở, lịch sử địa phương, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần giáo dục lịch sử địa phương trong các trường phổ thông, các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các chi bộ, đảng bộ; thấy rõ sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và toàn diện trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua các giai đoạn cách mạng, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 13 (1983 - 1986) tập hợp các văn kiện do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1983 đến năm 1986 và được sắp xếp theo thời gian ban hành. 7 Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên tập nhưng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách với các đồng chí và các bạn. Tháng 4 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 8 LỜI GIỚI THIỆU Văn kiện Đảng bộ Lào Cai toàn tập, tập 13 phản ánh sự lãnh đạo của Đảng bộ Hoàng Liên Sơn từ tháng 1 năm 1983 đến tháng 9 năm 1986. Đây là những năm đất nước, địa phương còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng kinh tế và cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, cùng với sự bao vây cấm vận và hậu quả của chiến tranh biên giới chưa được khắc phục. Tuy nhiên, thời gian này, những nội dung chủ trương đổi mới phát triển đất nước đang hình thành, Đảng, Nhà nước đã ban hành một số chủ trương mang tính cải cách cơ chế quản lý cũ như: Chủ trương biện pháp chấn chỉnh tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực phân phối, lưu thông tại Hội nghị Trung ương 5 khóa V từ ngày 28-11 đến 7-12-1983; ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ cấp bách trong công tác cải tiến quản lý kinh tế tại Hội nghị Trung ương 6 khóa V, ngày 3-7-1984; đề ra mục tiêu, phương hướng giải quyết vấn đề giá-lương-tiền, xóa bỏ quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V từ ngày 10 - 17-6-1985,… Những chủ trương đó thể hiện những bước đi tìm tòi đổi mới để kết lại thành nội dung đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986). Đối với Hoàng Liên Sơn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã ra sức thi đua khắc phục khó khăn, tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III nhiệm kỳ 1983-1986. Thành tích nổi bật thời gian này là Đảng bộ 9 Hoàng Liên Sơn đã lãnh đạo ổn định cơ bản đời sống nhân dân, giữ vững trật tự an ninh trên khu vực biên giới; thực hiện có kết quả Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện có kết quả bước đầu về cải tiến quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân theo tinh thần Hội nghị Trung ương 5, 6, 8 khóa V của Đảng. Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 13 bao gồm các chỉ thị, nghị quyết, thông báo, thông tri... của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Mặc dù Ban Xây dựng bản thảo và Hội đồng Xuất bản đã cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2015 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN 10 THÔNG TRI CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 02-TT/TU, ngày 17-1-1983 Về triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh (khóa III, đợt 2) Được phép của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh ủy ngày 15-1-1983 quyết định triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa III, đợt 2 từ ngày 24 đến 29-1-1983 tại Hội trường tỉnh. Các đại biểu có mặt chiều ngày 23-1-1983 để 19 giờ làm việc trù bị của Đại hội. Yêu cầu các huyện ủy, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc thông báo kịp thời đến đại biểu của đơn vị mình về dự Đại hội thật đầy đủ theo thời gian quy định trên. Để Đại hội đạt kết quả tốt đẹp, Ban Thường vụ lưu ý một số vấn đề sau đây: 1- Do khó khăn về phương tiện giao thông, Ban Tổ chức Đại hội đề nghị như sau: - Các huyện Yên Bình, Trấn Yên và Thị ủy Yên Bái tự thu xếp phương tiện đưa đại biểu về dự Đại hội. - Các huyện Văn Yên, Bảo Thắng, Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn, thị xã Lào Cai và Mỏ apatít tự thu xếp đưa đại biểu ra đi tàu, Ban Tổ chức Đại hội sẽ đón đại biểu từ ga Yên Bái về dự Đại hội. 11 - Các huyện Văn Chấn, Than Uyên, Mù Cang Chải, Lục Yên, Bảo Yên tự thu xếp đưa đại biểu về dự Đại hội bằng xe khách (các huyện tự hợp đồng). Riêng huyện Trạm Tấu tự thu xếp đưa đại biểu ra huyện Văn Chấn và chủ động liên hệ với huyện Văn Chấn giúp đỡ đưa đại biểu về dự Đại hội cùng chuyến xe khách của Văn Chấn. 2- Các đại biểu về dự Đại hội lần này sẽ ăn, ở tập trung, ra khỏi khu vực Đại hội phải được phép của ban Bảo vệ. Ban Tổ chức Đại hội không bố trí nơi ăn, ở cho lái xe của các đại biểu, các ngành, tỉnh và thị xã. Riêng đối với một số đơn vị ở xa Ban Tổ chức Đại hội sẽ bố trí chỗ ăn, ở nơi khác ngoài khu vực Đại hội. Đại hội này sẽ họp vào dịp Tết Nguyên đán Quý Hợi, các mặt sản xuất đương khẩn trương vào những ngày đầu, tháng đầu của năm 1983, nhất là sản xuất nông nghiệp đương phải đối phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy Ban Thường vụ yêu cầu các đơn vị bố trí lãnh đạo và sắp xếp cán bộ, bảo đảm tiếp tục chỉ đạo sản xuất và giữ gìn trật tự an ninh một cách chặt chẽ. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ỦY VIÊN THƯỜNG VỤ ĐỖ KHẮC CƯƠNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 12 DIỄN VĂN Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III, đợt 2 Kính thưa đồng chí Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng kính mến, Kính thưa các đồng chí đại biểu kính mến, Kính thưa toàn thể Đại hội, Hôm nay, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III, đợt 2 khai mạc, sau những năm tháng chiến đấu gian khổ (…) và khắc phục những khó khăn về kinh tế. Chặng đường khó khăn đó, giờ đây đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba soi sáng, giúp cho chúng ta khẳng định rõ những thắng lợi to lớn, những nhân tố mới dồi dào sức sống đã xuất hiện có sức thuyết phục mạnh mẽ tạo nên lòng tin tưởng, phấn khởi hướng về tương lai trên phạm vi cả nước cũng như đối với tỉnh ta. Với niềm tin tưởng mãnh liệt đó, Đại hội chúng ta nhiệt liệt chào mừng đồng chí Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng kính mến, đã thường xuyên quan tâm đối với tỉnh ta, nay đồng chí lại về trực tiếp chỉ đạo Đại hội của chúng ta. Đại hội nhiệt liệt chào mừng đồng chí Hoàng Trường Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Trưởng ban Dân tộc Trung ương làm trưởng đoàn, đoàn đại biểu Hội đồng Dân tộc và Ban Dân tộc Trung ương đã rất quan tâm về dự Đại 13 hội, dành cho Đảng bộ và nhất là đồng bào các dân tộc tỉnh ta sự cổ vũ to lớn. Đại hội nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu các ban và Văn phòng Trung ương Đảng gồm có đồng chí Tô Thế Bằng, Vụ trưởng; đồng chí Phạm Hưng, Vụ trưởng; đồng chí Trần Văn Hạnh, Vụ trưởng; đồng chí Lý Khắc Tường, Vụ phó; đồng chí Quốc Bình, chuyên viên cao cấp; đồng chí Nguyễn Hữu Đài, đồng chí Nguyễn Văn Thường, chuyên viên về dự Đại hội. Đại hội nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước do đồng chí Vũ Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm dẫn đầu, cùng với các đồng chí vụ phó các vụ và các đồng chí chuyên viên. Đoàn đại biểu của Bộ Công nghiệp Thực phẩm do đồng chí (…), có đồng chí Lê Minh Bằng, Vụ trưởng đại diện cho Ban cán sự Đảng của Tổng cục; đại biểu của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có đồng chí Lê Linh là chuyên viên; đại biểu của Bộ Biên tập báo Nhân dân có đồng chí Lê Giang, Vụ phó và đồng chí Thế Nghĩa phóng viên. Đại biểu Đài Tiếng nói Việt Nam có đồng chí Trần Xuân Nhiên, Trưởng phòng Thời sự và đồng chí Hồ Khánh Thiện, phóng viên; đại biểu Phân xã Việt Nam Thông tấn xã có đồng chí Quế Lâm. Đề nghị Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh. Đại hội nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên do đồng chí (…) dẫn đầu. Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú do đồng chí Ngô Đức Thành, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn và các đồng chí Nguyễn Đa Khiêm, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Hòa, đồng chí Trần Văn Đăng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đoan Hùng, tỉnh Vĩnh Phú và tỉnh Hà Tuyên là 2 tỉnh có mối quan hệ gắn bó keo sơn với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Là tỉnh biên giới trực tiếp đối đầu với kẻ thù, Đại hội chúng ta rất phấn khởi và nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu Quân khu II gồm có đồng chí Đỗ Trình, Thiếu tướng, Quyền Tư lệnh trưởng Quân khu; đồng chí Lê Thùy, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu; đồng chí Trần 14 Thế Cường, Đại tá, Phó Tư lệnh Quân khu. Đoàn đại biểu Quân đoàn 29 do đồng chí Trương Danh Diện, Đại tá, Phó Tham mưu trưởng dẫn đầu, đoàn đại biểu Sư đoàn 344 do đồng chí Đinh Toàn, Đại tá, Sư đoàn trưởng dẫn đầu. Đoàn đại biểu Sư đoàn 377 do đồng chí (…) dẫn đầu. Đoàn đại biểu Sư đoàn 355 do đồng chí (…) dẫn đầu và các đồng chí đại biểu Trung đoàn bay, Trung đoàn bảo vệ sân bay và ... 183. Đó là những đại biểu thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam đang hằng ngày sát cánh cùng quân và dân tỉnh ta xây dựng và sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược. Đại hội nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu Sở Phân phối điện 4, đại biểu Công ty Cung ứng xi măng, đại biểu quân đường sắt đang làm nhiệm vụ ở tỉnh ta, và nhiệt liệt chào mừng các đồng chí làm công tác thông tin, báo chí, phát thanh, nhiếp ảnh Trung ương và địa phương đã nhiệt tình về dự Đại hội. Kính thưa các đồng chí đại biểu, Thưa toàn thể Đại hội, Trong 5 năm qua, nhất là trong 2 năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn kính mến, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta đã vượt qua những thử thách nghiêm trọng và những khó khăn gay gắt, tiến lên giành những thắng lợi to lớn, đáng phấn khởi trên mặt trận quốc phòng và an ninh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững đời sống, củng cố và tăng cường một bước sức chiến đấu của Đảng bộ. Qua đó, ở tỉnh ta đã xuất hiện những nhân tố mới, nhất là phong trào lao động sản xuất nông nghiệp, trong các xí nghiệp, trong xây dựng cấp huyện, xây dựng vùng biên giới, thể hiện tinh thần tự lực tự cường thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm”. Song, bên cạnh những thắng lợi và những nhân tố mới đã xuất hiện, Đảng bộ chúng ta, là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với sự nghiệp và cuộc sống trên phạm vi một tỉnh miền núi, biên giới đối 15 địch với kẻ thù, trong những năm qua chúng ta còn có nhiều khuyết điểm, nhiều mặt công tác còn yếu kém, trước hết là những vấn đề về kinh tế - xã hội, về quốc phòng, an ninh và về xây dựng cơ sở chính trị. Kính thưa các đồng chí, Thi hành Nghị quyết Đại hội V của Đảng, dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba, Đại hội chúng ta là đỉnh cao của cả một quá trình sinh hoạt đảng nghiêm túc từ cơ sở lên, có nhiệm vụ rất to lớn và nặng nề là: Quyết định phương hướng nhiệm vụ về mọi mặt công tác trong 3 năm (1983-1986) và đến hết những năm còn lại của thập kỷ 80: bầu cử cấp ủy mới nhằm tăng cường sức chiến đấu của Đảng bộ. Nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ và toàn quân, toàn dân tỉnh ta trong những năm tới là rất nặng nề, cấp bách hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trên cơ sở phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, lâm sản, khoáng sản, ngành nghề, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, nhất là thủ công nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp với tinh thần “Nhà nước và nhân dân – Trung ương và địa phương cùng làm” và với phương thức kinh doanh tổng hợp, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp làm một, kết hợp nông - lâm nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm đến năm 1985 phải tự cân đối được nhu cầu lương thực, thực phẩm thuộc địa phương quản lý, đồng thời phải bảo vệ rừng, trồng và phát triển nghề rừng. Đến hết những năm 80 phải định canh định cư cơ bản xong cho 10 vạn người còn đang du canh, du cư. Phải nâng cao tốc độ sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, giải quyết tốt hơn vấn đề ăn, mặc và ở cho nhân dân. Phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh giữa “hai con đường” tăng cường pháp chế, cải tiến quản lý kinh tế, xã hội, phát huy mạnh mẽ các nhân tố tích cực, khắc phục mọi biểu hiện tiêu cực, tăng cường quản lý thị trường, kiên quyết lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối lưu thông, thiết lập trật tự, an toàn xã hội, tăng cường trận địa 16 xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Kiên quyết phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng lực lượng vũ trang và an ninh vững mạnh để đánh thắng chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, loại trừ gây rối, gây bạo loạn. Ra sức củng cố cơ sở chính trị trong sạch và vững mạnh, thống nhất tư tưởng, tăng cường khối đoàn kết, nhất trí trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, tăng cường đoàn kết quân - dân và sức mạnh chiến đấu của Đảng bộ. Đẩy mạnh xây dựng cấp huyện, củng cố vùng biên giới vững mạnh, bảo đảm đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, chiến đấu và chống tiêu cực. Đó là những vấn đề cốt yếu, là tư tưởng chỉ đạo quán xuyến mọi suy nghĩ, mọi hành động của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân tỉnh ta trong những năm tới. Vì vậy, nhiệm vụ của Đại hội chúng ta lần này là rất quan trọng và rất nặng nề, nhằm tạo ra một chuyển biến cách mạng về mọi mặt, là Đại hội của cao trào tự lực, tự cường thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân – Trung ương và địa phương cùng làm”. Do đó, mỗi đồng chí đại biểu, cũng như toàn thể Đại hội phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội V, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba, phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm thật sự dân chủ và tập trung, thật sự đoàn kết và nhất trí, khách quan và toàn diện để: xem xét, đánh giá nghiêm túc tình hình trong những năm qua và nêu cao tinh thần cách mạng tiến công trong việc quyết định phương hướng nhiệm vụ trong những năm tới. Đồng thời sáng suốt lựa chọn những đồng chí ưu tú nhất bầu vào Ban Chấp hành mới, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Tin chắc rằng mỗi đồng chí chúng ta sẽ làm việc thật xứng đáng với trọng trách mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh giao phó. Kính thưa các đồng chí đại biểu, Thưa toàn thể Đại hội, Được sự lãnh đạo chặt chẽ, sát sao của Trung ương Đảng mà trực tiếp là đồng chí Võ Chí Công kính mến, được sự cổ vũ mạnh mẽ của 17 các đồng chí đại biểu, các cơ quan Trung ương và các tỉnh bạn, các lực lượng vũ trang và với những nhận thức mới, theo đường lối Đại hội V của Đảng, chắc chắn rằng Đại hội chúng ta sẽ thành công tốt đẹp, đáp lại lòng tin tưởng và nguyện vọng tha thiết của toàn thể cán bộ, đảng viên, toàn quân, toàn dân trong tỉnh. Trong không khí trọng thể này, và nhân dịp năm mới, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi xin chúc sức khỏe đồng chí Võ Chí Công kính mến, kính chúc sức khỏe các đồng chí đại biểu, kính chúc Đại hội thành công và tuyên bố Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III, đợt 2, khai mạc. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 18 CHỈ THỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 16-CT/TU, ngày 24-1-1983 Về việc bảo vệ đường dây điện thoại, điện đèn Trong thời gian qua trên các tuyến đường dây điện thoại, điện đèn, cao thế của tỉnh liên tục bị cắt và lấy đi. Riêng năm 1982 đã xảy ra 4 vụ, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng, đã mất hàng ngàn mét dây, làm ngừng trệ sản xuất hàng tuần như khu Mỏ apatít và ảnh hưởng lớn đến thông tin liên lạc ở hầu hết trên khắp các địa bàn huyện, thị. Nguyên nhân của các vụ việc xảy ra và ngày càng tăng là do nhận thức chưa đầy đủ của các cấp, nhất là các xã, bản có đường dây đi qua phải có trách nhiệm bảo vệ và các ngành chủ quản chưa quan tâm lãnh đạo chặt chẽ và có sự phối hợp giữa các ngành có liên quan, chưa thấy hết tính chất nguy hại của việc cắt dây điện là một hành vi phá hoại cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội (…). Để thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường công tác bảo vệ đường dây điện, nhằm chặn đứng các hành động cắt trộm và lấy đi dây điện và thiết bị bảo đảm sản xuất, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành phải thường xuyên tăng cường công tác bảo vệ nghiêm ngặt đường dây điện thoại, dây dẫn điện trong phạm vi đơn vị mình. Trước mắt yêu cầu thực hiện tốt các biện pháp cấp bách sau đây: 19 - Các cấp, các ngành phải tổ chức giáo dục cho toàn thể nhân dân, cán bộ, công nhân viên, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang trong địa phương và đơn vị về ý thức bảo vệ đường dây điện. Lấy các vụ việc đã xảy ra trong địa phương từ trước đến nay để cho mọi người liên hệ, biểu dương các cá nhân có thành tích và rút kinh nghiệm về khuyết điểm tồn tại, đồng thời phát hiện những tên cắt trộm và tàng trữ của kẻ lấy cắp nộp lại cho Nhà nước, xác định cho mọi người thấy rõ nhiệm vụ bảo vệ đường dây điện là bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. Các huyện, thị phải giao nhiệm vụ cho các bản, xã, khu phố có đường dây đi qua phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt đường dây. - Các ngành chủ quản như: Bưu điện tỉnh, Điện lực, Đài Phát thanh và các ngành có hệ thống dây thông tin liên lạc riêng như Quân đội, Công an phải có những quy định, chế độ quản lý, bảo vệ những tuyến đường dây thuộc ngành phụ trách. Lên sơ đồ mạng lưới và tổ chức thường xuyên kiểm tra khi phát hiện bị đứt, bị chặt phá, phải báo cáo cho chính quyền và công an địa phương nơi đó để kịp thời khắc phục và truy xét các đối tượng gây ra. Chọn lọc các cán bộ có phẩm chất và năng lực vào lực lượng quản lý đường dây, cấp giấy chứng nhận cho những nhân viên làm nhiệm vụ này để tiện cho việc kiểm soát trong khi đi làm nhiệm vụ. - Các ngành Công an và Quân đội phải tổ chức các đội từ tỉnh đến xã, tuần tra mai phục ở các trọng điểm, nơi nào xảy ra bị cắt trộm dây điện, các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương nhanh chóng kết luận truy bắt đối tượng và thu hồi lại tài sản, đồng thời phải có hình thức xử lý nghiêm khắc. - Viện Kiểm sát, Tòa án với Công an phối hợp nghiên cứu khẩn trương đưa ra xét xử những vụ đã bắt đối tượng theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30-10-1976 và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21-10-1970. Nhận được Chỉ thị này, các ngành, các cấp phải xây dựng kế hoạch cho ngành mình và địa phương để tổ chức thực hiện ngay, hằng tháng, 20 hằng quý các cấp, các ngành phải có chuyên mục báo cáo về công tác bảo vệ đường dây điện về Văn phòng Tỉnh ủy. Tỉnh ủy giao cho Công an tỉnh chịu trách nhiệm thường trực để theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BÍ THƯ HÀ THIẾT HÙNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 21 BIÊN BẢN Số ...-BB/TU, ngày 27-1-1983 Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III Đại hội biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III họp từ ngày 24 đến 28-1-1983. Ngày 27-1-1983 Đại hội đã tiến hành bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa III. A. Về số lượng cấp ủy Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác của tỉnh trong thời gian tới. Đại hội đã nghiên cứu kỹ về tiêu chuẩn và cơ cấu theo tinh thần Chỉ thị 55 và 62 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đã nhất trí biểu quyết số lượng cấp ủy viên trong Ban Chấp hành mới của Đảng bộ là 45 đồng chí trong đó 43 đồng chí ủy viên chính thức, 2 đồng chí ủy viên dự khuyết. B. Về ứng cử, đề cử Sau khi quyết định số lượng cấp ủy viên của Ban Chấp hành Đảng bộ, tại Hội trường Đại hội đã tiến hành ứng cử, đề cử các đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa III. Ứng cử gồm có: 26 đồng chí trong Ban Chấp hành cũ, còn lại đề cử. Đề cử gồm có: 22 1- Đỗ Bảy 2- Đỗ Khắc Cương 3- Trần Bá Châu 4- Sùng A Chơ 5-Nguyễn Đình Dương 6- Nguyễn Tấn Duyệt 7- Hán Văn Đô 8- Nguyễn Quý Đăng 9- Nguyễn Đình Đức 10- Phạm Giảng 11- Mai Ngọc Giao 12- Hà Thiết Hùng 13- Lê Huy Hợp 14- Bùi Mạnh Hùng 15- Trần Hào 16- Hà Hữu Hỗ 17- Nông Thị Kim Hồng 18- Bàn A Hàn 19- Nguyễn Mai Hồng 20- Phàn Thị Hoa 21- Tiêu Đức Hội 22- Nông Đức Hành 23- Nguyễn Viết Hội 24- Phạm Kham 25- Ngô Đình Kính 26- Hà Đình Khiêm 27- Nguyễn Văn Kỷ 28- Lê Kình 29- Nguyễn Kế 30- Trần Lục 31- Đặng Văn Luy 32- Giàng Thị Mỷ 33- Trần Văn Nhữ 34- Kiều Việt Nguyên 35- Tráng A Pao 36- Hoàng Kim Phấn 37- Nguyễn Kim Phong 38- Trần Quyết 39- Vũ Văn Sửu 40- Lê Đình Tịch 41- Đỗ Tuế 42- Nguyễn Xuân Tư 43- Hùng Tân 44- Hoàng Đình Tom 45- Phạm Trung Trường 46- Thào A Tráng 47- Lý Trung Thuộc 48- Nguyễn Đức Thăng 49- Nguyễn Đức Thịnh 50- Lê Thanh 51- Trần Thị Thiệp 52- Trần Quang Xước 53- Nguyễn Ngọc Xá 54- Nguyễn Đức Xuyên Căn cứ vào số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, Đại hội đã mạn đàm, phát huy dân chủ tìm chọn những đồng chí đủ đức, tài vào Ban Chấp hành Đảng bộ. 23 C. Tiến hành bầu cử Đại hội cử ra Ban kiểm phiếu gồm 20 đồng chí. 1- Đồng chí Phạm Kiểm Làm Trưởng ban 2- Đồng chí Lê Năng Thư ký tổng hợp 3- Đồng chí Nguyễn Quang Khải 4- Đồng chí Phạm Huy Tính 5- Đồng chí Vũ Ngọc Kỳ 6- Đồng chí Nguyễn Trọng Khang 7- Đồng chí Nguyễn Quang Chiểu 8- Đồng chí Trần Tỵ 9- Đồng chí Nguyễn Văn Tuyền 10- Đồng chí Đặng Quý Mậu 11- Đồng chí Phạm Quyền 12- Đồng chí Hà Đình Giai 13- Đồng chí Vũ Đăng Khoa 14- Đồng chí Nguyễn Đình Lưu 15- Đồng chí Nguyễn Thế Dũng 16- Đồng chí Lê Tô 17- Đồng chí Hà Phú An 18- Đồng chí Lương Văn Hầu 19- Đồng chí Đỗ Quang Chiêu 20- Đồng chí Quản Trung Cầm Ban kiểm phiếu đã hướng dẫn các nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bầu cử trong Đảng. Đại hội tiến hành bầu 43 đồng chí ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Đảng bộ. - Trong số đại biểu chính thức có mặt lúc bầu 316 đại biểu. - Tổng số phiếu bầu phát ra: 316 phiếu - Tổng số phiếu bầu thu về: 316 phiếu Trong đó: - 310 phiếu hợp lệ - 6 phiếu không hợp lệ 24 Kết quả phiếu bầu cho từng đồng chí 1- Đỗ Bảy 100 2- Đỗ Khắc Cương 293 3- Trần Bá Châu 261 4- Sùng A Chơ 307 5- Nguyễn Đình Dương 281 6- Nguyễn Tấn Duyệt 273 7- Hán Văn Đô 105 8- Nguyễn Quý Đăng 300 9- Nguyễn Đình Đức 049 10- Phạm Giảng 307 11- Mai Ngọc Giao 303 12- Hà Thiết Hùng 306 13- Lê Huy Hợp 293 14- Bùi Mạnh Hùng 198 15- Trần Hào 204 16- Hà Hữu Hỗ 270 17- Nông Thị Kim Hồng 270 18- Bàn A Hàn 284 19- Nguyễn Mai Hồng 286 20- Phàn Thị Hoa 308 21- Tiêu Đức Hội 295 22- Nông Đức Hành 288 23- Nguyễn Viết Hội 301 24- Phạm Kham 255 25- Ngô Đình Kính 272 26- Hà Đình Khiêm 302 27- Nguyễn Văn Kỷ 300 28- Lê Kình 254 29- Nguyễn Kế 272 30- Trần Lục 291 31- Đặng Văn Huy 061 25 32- Giàng Thị Mỷ 300 33- Trần Văn Nhữ 301 34- Kiều Việt Nguyên 285 35-Tráng A Pao 304 36- Hoàng Kim Phấn 299 37-Nguyễn Kim Phong 057 38- Trần Quyết 112 39- Vũ Văn Sửu 298 40- Lê Đình Tịch 300 41- Đỗ Tuế 285 42- Nguyễn Xuân Tư 290 43- Hùng Tân 308 44- Hoàng Đình Tom 298 45- Phạm Trung Trường 185 46- Thào A Tráng 270 47- Lý Trung Thuộc 262 48- Nguyễn Đức Thăng 292 49- Nguyễn Đức Thịnh 305 50- Lê Thanh 047 51- Trần Thị Thiệp 166 52- Trần Quang Xước 039 53- Nguyễn Ngọc Xá 306 54- Nguyễn Đức Xuyên 304 Căn cứ Điều 13 Điều lệ Đảng quy định và căn cứ phần 1 tại Quy định số 06, ngày 4-10-1982 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định: Căn cứ vào kết quả số phiếu bầu cho từng đồng chí, các đồng chí có tên sau đây được Đại hội tín nhiệm trúng cử làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa III. 1- Đỗ Khắc Cương 2- Trần Bá Châu 3- Sùng A Chơ 4- Nguyễn Đình Dương 5- Nguyễn Tấn Duyệt 6- Nguyễn Quý Đăng 26 7- Phạm Giảng 8- Mai Ngọc Giao 9- Hà Thiết Hùng 10- Lê Huy Hợp 11- Trần Hào 12- Hà Hữu Hỗ 13- Nông Thị Kim Hồng 14- Bàn A Hàn 15- Nguyễn Mai Hồng 16- Phàn Thị Hoa 17- Tiêu Đức Hội 18- Nông Đức Hành 19- Nguyễn Việt Hội 20- Phạm Kham 21- Ngô Đình Kính 22- Hà Đình Khiêm 23- Nguyễn Văn Kỷ 24- Lê Kình 25- Nguyễn Kế 26- Trần Lục 27- Giàng Thị Mỷ 28- Trần Văn Nhữ 29- Kiều Việt Nguyên 30- Tráng A Pao 31- Hoàng Kim Phấn 32- Vũ Văn Sửu 33- Lê Đình Tịch 34- Đỗ Tuế 35- Nguyễn Xuân Tư 36- Hùng Tân 37- Hoàng Đình Tom 38- Thào A Tráng 39- Lý Trung Thuộc 40- Nguyễn Đức Thăng 41- Nguyễn Đức Thịnh 42- Nguyễn Ngọc Xá 43- Nguyễn Đức Xuyên Bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Đảng bộ Sau khi bầu xong ủy viên chính thức, Đại hội tiến hành bầu 2 ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành. Danh sách bầu còn lại gồm: 1- Đỗ Bảy 7- Trần Quyết 2- Hán Văn Đô 8- Phạm Trung Trường 3- Nguyễn Đình Đức 9- Lê Thanh 4- Bùi Mạnh Hùng 10- Trần Thị Thiệp 5- Đặng Văn Luy 11- Trần Quang Xước 6- Nguyễn Kim Phong Đại hội tiếp tục mạn đàm, dân chủ lựa chọn và tiến hành bầu cử: - Tổng số đại biểu chính thức có mặt lúc bầu 315 đại biểu. + Số phiếu bầu phát ra 315 phiếu 27 + Số phiếu bầu thu vào 315 phiếu Trong đó phiếu hợp lệ 315 phiếu Phiếu không hợp lệ (không) Kết quả phiếu bầu cho từng đồng chí 1- Đỗ Bảy 4 2- Hán Văn Đô 2 3- Nguyễn Đình Đức 3 4- Bùi Hanh Hùng 53 5- Đặng Văn Luy 0 6- Nguyễn Kim Phong 2 7- Trần Quyết 32 8- Phạm Trung Trường 259 9- Lê Thanh 0 10- Trần Thị Thiệp 274 11- Trần Quang Xước 1 Căn cứ nguyên tắc bầu cử trong Đảng, các đồng chí sau đây được Đại hội tín nhiệm trúng ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Đảng bộ: 1- Trần Thị Thiệp 2- Phạm Trung Trường Kết quả Đại hội đã lựa chọn 45 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa III gồm: Ủy viên chính thức 1- Đỗ Khắc Cương 2- Trần Bá Châu 3- Sùng A Chơ 4- Nguyễn Đình Dương 5- Nguyễn Tấn Duyệt 6- Nguyễn Quý Đăng 7- Phạm Giảng 8- Mai Ngọc Giao 9- Hà Thiết Hùng 10- Trần Hào 11- Hà Hữu Hỗ 12- Nông Thị Kim Hồng 13- Bàn A Hàn 14- Nguyễn Mai Hồng 15- Phàn Thị Hoa 16-Tiêu Đức Hội 17- Nông Đức Hành 18- Nguyễn Viết Hội 19- Phạm Kham 20-Ngô Đình Kính 28 21- Hà Đình Khiêm 22- Nguyễn Văn Kỷ 23- Lê Kình 24- Nguyễn Kế 25- Trần Lục 26- Giàng Thị Mỷ 27- Trần Văn Nhữ 28- Kiều Việt Nguyên 29- Tráng A Pao 30- Hoàng Kim Phấn 31- Vũ Văn Sửu 32- Lê Đình Tịch Ủy viên dự khuyết 44- Trần Thị Thiệp 45- Phạm Trung Trường 33- Đỗ Tuế 34- Nguyễn Xuân Tư 35- Hùng Tân 36- Hoàng Đình Tom 37- Thào A Tráng 38- Lý Trung Thuộc 39- Nguyễn Đức Thăng 40- Nguyễn Đức Thịnh 41- Nguyễn Ngọc Xá 42- Nguyễn Đức Xuyên 43- Lê Huy Hợp Việc bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn tại Đại hội đại biểu lần thứ III đã tiến hành thật sự dân chủ, bảo đảm đúng nguyên tắc của Đảng quy định và kết quả tốt đẹp. Biên bản này được làm thành 9 bản và đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III. T/M CHỦ TỊCH ĐOÀN HÀ THIẾT HÙNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. T/M BAN KIỂM PHIẾU TRƯỞNG BAN PHẠM KIỂM 29 TỔNG KẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HOÀNG LIÊN SƠN ĐỢT 2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN CÁC BÁO CÁO (Do đồng chí Hà Thiết Hùng, Bí thư Tỉnh ủy trình bày) ngày 27-1-1983 Sau khi nghe các đồng chí thay mặt Tỉnh ủy trình bày ba bản báo cáo: Báo cáo chung kiểm điểm đánh giá tình hình mọi mặt trong 5 năm trong nhiệm kỳ vừa qua, phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu trong 3 năm tới và những năm 80; báo cáo kiểm điểm tình hình và phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp về xây dựng Đảng; báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy và nghe ý kiến chỉ thị của đồng chí Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội chúng ta đã nghiêm túc nghiên cứu và thảo luận ở hội trường. Sau 2 ngày làm việc đã có 26 đồng chí tham luận và nhiều đồng chí đã ghi ý kiến của mình vào các bản dự thảo báo cáo. Qua các báo cáo tham luận của các đoàn cho thấy chúng ta đã quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ 3 vào việc xem xét, đánh giá tình hình trong những năm vừa qua, cả những vấn đề về kinh tế, xã hội, về quốc phòng và an ninh, xây dựng Đảng và vận động quần chúng. Mặt khác, chúng ta đã một bước đi vào nghiên cứu tình hình cụ thể của địa phương, đi sâu vào việc xem xét, xác định những năng lực mọi mặt của tỉnh ta, của từng 30 ngành, từng huyện để nêu lên những chủ trương cụ thể, biện pháp cụ thể nhằm phát huy khả năng của địa phương, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và tăng cường sẵn sàng chiến đấu, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Trung ương, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân - Trung ương và địa phương cùng làm”, thể hiện rõ tinh thần đảm nhận trách nhiệm, tinh thần cách mạng tiến công. Cũng qua đó cho thấy chúng ta đã đề cao ý thức chuẩn bị tốt cho việc tham gia thảo luận những công việc và mục đích lớn của Đại hội, tập trung được trí tuệ của toàn dân ủng hộ, phản ánh được những vấn đề mà Đại hội cơ sở và cấp huyện, thị đã đặt ra đồng thời cũng phản ánh được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí, góp phần làm sáng tỏ những phương hướng nhiệm vụ chung vào điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa bàn trong tỉnh. Về nội dung, qua quá trình thảo luận, Đại hội chúng ta có thể tổng quát lại như sau: I. VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỌI MẶT TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA CỦA NHIỆM VỤ MỤC TIÊU CHUNG Đại hội chúng ta đều nhất trí với sự đánh giá của Tỉnh ủy về ba thắng lợi tập trung nổi bật, nhất trí với bốn mặt còn khuyết điểm còn yếu kém và những nguyên nhân của những khuyết điểm đó. Trong quá trình thảo luận càng làm sáng tỏ khuyết điểm về tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, thiếu tự lực, tự cường, khai thác mọi tiềm năng tại chỗ, năng lực sản xuất tại chỗ, đất đai, lao động tại chỗ để đẩy mạnh sản xuất và đặc biệt là chưa đi vào thâm canh, khai thác tổng hợp, kinh doanh tổng hợp nông nghiệp và lâm nghiệp, nông, lâm nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sức chiến đấu của Đảng bộ có nơi có lúc còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ. 31 Song vấn đề đáng phấn khởi là Đại hội đã nhất trí đánh giá những nhân tố mới đã xuất hiện từ thực tiễn vận dụng tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội V của Đảng, đó là nguồn sinh lực mới thúc đẩy phong trào đi lên trong thời gian tới. II. VỀ NHIỆM VỤ CHUNG VÀ MỤC TIÊU CHUNG Nói chung chúng ta đã đạt được sự nhất trí cao, mặc dù những nhiệm vụ, mục tiêu đó là rất lớn và nặng nề, có tính cách mạng. Qua thảo luận các huyện, các ngành và cơ sở đều tập trung suy nghĩ vào việc tìm kiếm những khả năng, cách tổ chức và chỉ đạo thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đó. Đó là tư tưởng chỉ đạo chủ yếu của Đại hội Đảng bộ lần này không chỉ cho 3 năm tới mà cả trong những năm của thập kỷ 80, tư tưởng đó là: - Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm, Nhà nước đây là chính quyền xã, chính quyền huyện, chính quyền tỉnh, nhân dân ở đây là công nhân, nông dân, cán bộ khoa học - kỹ thuật, là đảng viên, đoàn viên, hội viên, bộ đội, công an và đồng bào các dân tộc. - Tư tưởng chỉ đạo đó quán xuyến vào mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, xây dựng, vận tải, phân phối, lưu thông, văn hóa, xã hội và đời sống. Đưa mọi phong trào đi lên mạnh mẽ và vững vàng. Do đó, chúng ta cần quán triệt sâu sắc để thực hiện vấn đề có tính nguyên tắc đó. III. VỀ PHẦN NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU CỤ THỂ Chúng ta rất phấn khởi, Đại hội chúng ta đã tập trung thảo luận vào những vấn đề chủ yếu sau đây: - Đẩy mạnh sản xuất lương thực, đi đôi với định canh định cư, bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng. 32 - Đã bước đầu chú ý thảo luận về sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng tiêu dùng. - Đã quan tâm tăng cường quốc phòng, an ninh chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, đi đôi với tăng cường pháp chế, tăng cường quản lý kinh tế - xã hội. - Đã quan tâm tốt hơn đến xây dựng Đảng và xây dựng cấp huyện, tăng cường hiệu lực của chính quyền và phong trào quần chúng. Song qua ý kiến phát biểu của các đoàn, làm cho chúng ta nhận thức rõ hơn: 1- Có khả năng giải quyết vấn đề bằng mọi cách, trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, kết hợp nông, lâm nghiệp. - Coi trọng cả lúa và các loại cây có chất bột. - Phát triển rau, đậu các loại, cây ăn quả để cải tiến cơ cấu bữa ăn. - Phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu dài ngày (chè, quế), cây ngắn ngày, dứa, chuối, gừng, nghệ, sở, cây làm thuốc,… để nhập lương thực. Trong sản xuất lâm nghiệp phải lấy thâm canh là biện pháp chủ yếu. Thâm canh toàn diện, cả trồng trọt và chăn nuôi, thâm canh bất cứ cây trồng gì, trồng ở đâu, dưới ruộng, trên đồi. Thâm canh ngay từ đầu và thâm canh liên tục. Thâm canh phải thành một quan điểm chiến lược trong sản xuất nông, lâm nghiệp; là một phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa kinh tế nhất. Chỉ có thâm canh mới đưa năng suất cây trồng và vật nuôi lên được, năng suất lúa của toàn tỉnh mới có thể đạt được 5 tấn/ha (có vùng 6-7 tấn/ha, có vùng 8-10 tấn/ha). Muốn thâm canh phải thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, phải ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phải tập trung giải quyết khâu giống (cây, con), nước, phân bón và phong trào sâu bệnh. Phải tổ chức lại chăn nuôi, khắc phục tệ thả rông gia súc, nhất định sẽ làm được vì đồng bào các dân tộc đều có tinh thần cách mạng cao. 33 2- Phải đẩy mạnh định canh định cư và bảo vệ rừng. Muốn bảo vệ rừng thì phải đi vào định canh định cư. Rừng được bảo vệ mới chống được xói mòn, chống lũ lụt - có chống được lũ lụt mới tạo cơ sở cho thâm canh, ý nghĩa kết hợp nông - lâm nghiệp là ở chỗ đó. Mà nó không dừng ở phạm vi trong tỉnh ta, mà có ý nghĩa cả miền Bắc, cả vùng châu thổ sông Hồng. Định canh định cư không có nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về quốc phòng - vấn đề chính sách dân tộc. Chỉ khi nào định canh định cư tốt thì việc củng cố biên giới, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt (...) mới vững chắc, mới có cơ sở thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng. Do đó chúng ta đẩy mạnh sản xuất lương thực, nhưng phải bảo vệ rừng, phải định canh định cư, phải thâm canh và kinh doanh tổng hợp, vừa sản xuất lương thực, vừa rất coi trọng nghề rừng, giao đất, giao rừng cho hợp tác xã, cho gia đình trồng, bảo vệ, kinh doanh. Đó là đời sống trước mắt, là sự sống còn của nhân dân miền núi. Chúng ta tin tưởng rằng Đại hội Đảng lần thứ III là cái nôi quan trọng đánh dấu sự chuyển biến về bảo vệ rừng, định canh định cư và thâm canh trong lâm nghiệp. 3- Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng là yêu cầu cấp bách, không những đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn trong nền kinh tế-xã hội ở tỉnh ta, mà nó còn là một quy luật đòi hỏi chúng ta phải tác động mạnh mẽ, nhằm phá bung nền kinh tế tự túc, tự nhiên đang kìm hãm chúng ta. Bất cứ tỉnh nào coi nhẹ sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, là một sai lầm. Tiềm năng của ta rất lớn, nhiều năm qua chúng ta chậm nhận thức ra, chúng ta có đất đai, có nguyên liệu có lao động, tập trung ở các huyện, các hợp tác xã nông nghiệp. Cho làm theo phương hướng mà Đại hội đã nêu, các huyện đều phải đi vào sản xuất hàng xuất khẩu, toàn dân, toàn quân làm hàng xuất khẩu, chủ yếu dựa vào lao động, đất đai, tiền vốn của hợp tác xã. Đồng thời các huyện, thị phải thực sự đi vào chỉ đạo phát triển sản xuất hàng xuất 34 khẩu và thủ công nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp, tiềm năng lớn nhất cũng là ở đây, cấp huyện không chỉ làm nông nghiệp mà luôn luôn khẳng định rằng là cấp nông - lâm - công - ngư nghiệp, để làm hết chức trách và vị trí của mình. 4- Về phân phối lưu thông: Đó là khâu tập trung nhất của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa hai con đường cho nên phải được quan tâm đầy đủ, mà mục tiêu của nó là tăng cường củng cố mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán, tăng cường thu mua, bán nguồn hàng, cải tạo thương nghiệp, quản lý thị trường, lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông, chống hành chính bao cấp, đẩy mạnh kinh doanh hạch toán, theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3. 5- Về quốc phòng an ninh: Vấn đề lớn nhất là nhận thức về địch và ta, đâu là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, đâu là kẻ thù cơ bản của nhân dân ta, thấy rõ đầy đủ tính chất hiểm độc của cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt (...). Đó là cuộc chiến đấu tranh thầm lặng, không tốn kém lắm, không bị tai tiếng về chính trị, mà lại rất nguy hiểm cho ta. Từ đó tập trung toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, nhất là vùng biên giới, nội địa cũng phải coi trọng, nhất là ở các trọng điểm kinh tế, đồng thời phải tăng cường hiệu lực của pháp chế, tăng cường kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát, chống làm ăn phi pháp, chống tội phạm hình sự, bảo vệ bằng được tài sản xã hội chủ nghĩa, thiết lập trật tự an toàn trong kinh tế, xã hội. 6- Quyết định mọi thắng lợi là sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng. Việc củng cố cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, làm cho Đảng thật trong sạch, vững mạnh, kiện toàn và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy là yêu cầu cấp bách hiện nay. Những bài học vừa qua cho chúng ta thấy rằng Đảng bộ nơi nào mạnh thì mọi nhiệm vụ chính trị nơi đó hoàn thành xuất sắc, phương hướng, mục tiêu ở đó đề ra đều thực hiện được, quần chúng phấn khởi, tin tưởng, uy tín của Đảng ngày càng cao. 35 7- Vấn đề quan trọng và quyết định là khâu tổ chức thực hiện: Tiềm năng rất lớn, phương hướng mục tiêu vạch ra rất rõ, nhưng nếu không có cách tổ chức thực hiện tốt thì tiềm năng và mục tiêu đó không bao giờ thành hiện thực, đó là bài học rất linh động của Đảng ta trong những năm qua. - Trong tổ chức thực hiện đòi hỏi các cấp ủy Đảng phải luôn có tinh thần cách mạng thường trực, tư tưởng chủ động tiến công, mọi thắng lợi của cách mạng đều bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong, tất nhiên nguyên nhân bên ngoài cũng rất quan trọng. Do đó bất kỳ việc gì, trên lĩnh vực nào cũng phải luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường. Phải luôn tin ở sức mạnh của quần chúng, vì quần chúng có sức sáng tạo và sức mạnh vô địch. - Phải luôn tìm tòi cách làm, phương pháp làm cho phù hợp, đó là nghệ thuật lãnh đạo của Đảng. - Phải luôn kiểm tra các cấp, các ngành, kiểm tra đảng viên thực hiện nghị quyết của Đảng. - Phải chỉ đạo điều hành và thường xuyên tổng kết từ thực tiễn để chỉ đạo chung. IV. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ THAM GIA VÀ KIẾN NGHỊ Nói chung các đồng chí đại biểu đã bước đầu đi vào suy nghĩ và có nhiều kiến nghị cụ thể, tổng hợp trên mấy mặt sau đây: - Đề nghị tỉnh cho phát triển, mở rộng sản xuất như: Sản xuất hàng xuất khẩu, trồng gừng, ớt, quế, cây tinh dầu, cho tận dụng năng lực sản xuất đã có, tận dụng nguyên liệu địa phương, tận dụng phế liệu, phế phẩm để sản xuất thêm mặt hàng, suy nghĩ đó là đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của Đại hội này. Yêu cầu các huyện, thị cố gắng phát huy, không hạn chế, thị xã Lào Cai và ngành công nghiệp phải cùng với Mỏ apatít để tổ chức chỉ đạo sản xuất và tiêu 36 thụ sản phẩm, phát huy năng lực sản xuất rất lớn của Mỏ apatít để phát triển sản xuất. - Vấn đề liên doanh, liên kết kinh tế phải được đẩy mạnh nhưng trước hết phải liên doanh, liên kết giữa các huyện, thị và trong tỉnh, giữa từng xí nghiệp, giữa các xí nghiệp địa phương với xí nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và sau đó mới liên kết với các tỉnh bạn. Tất nhiên phải đảm bảo nguyên tắc có phân công, phân cấp và theo quan điểm nguyên tắc kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này sau đây phải được khẩn trương, cụ thể hóa. - Vấn đề xây dựng cấp huyện: Rất đồng ý với các đồng chí là phải đẩy mạnh, phải làm khẩn trương, phải phân cấp toàn diện, phải giúp huyện xây dựng quy hoạch kinh tế, tổ chức sắp xếp lại sản xuất. Lập thêm các đơn vị sản xuất kinh doanh trên cơ sở có tính toán hiệu quả và tăng cường cán bộ cho huyện, đi đôi với đẩy mạnh đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ các dân tộc ít người, các ngành phải khẩn trương cùng huyện đi vào giải quyết từng vấn đề dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. - Vấn đề giúp vốn, vật tư, củng cố xây dựng trang trại, các trung tâm kỹ thuật là rất cần thiết, Sở Nông nghiệp phải giúp huyện làm tốt vấn đề này, kể cả các cơ sở xây dựng mới theo kế hoạch, song vấn đề quán triệt tư tưởng tự lực, tự cường phải được coi trọng và vận động một cách mạnh mẽ, thiết thực và rộng khắp. Chỉ yêu cầu Nhà nước những thứ huyện, thị không thể giải quyết được và trong điều kiện vốn, vật tư cho phép phần còn lại huy động nhân dân làm, hoặc bên liên doanh, liên kết làm. - Những vấn đề về giá cả không hợp lý, về lợi ích giữa tỉnh với huyện về thu mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết và phải tiến hành khẩn trương, thông qua việc xây dựng cấp huyện và phân cấp cho huyện để giải quyết thật hợp lý, bảo đảm lợi ích của huyện, của cơ sở và người lao động, đồng thời cũng yêu cầu các huyện, thị phải hoàn thành nghĩa vụ với tỉnh. - Đối với các huyện, thị biên giới, các đồng chí có nhiều đề nghị cụ thể như làm đường, cầu cống, tăng thêm đồn biên phòng, cho thanh 37 niên huyện biên giới làm nghĩa vụ trực chiến, không nhất thiết phải tuyển đi bộ đội, bảo đảm đời sống cho bộ đội, cán bộ, nhân dân biên giới, v.v.. Trong đó có nhiều vấn đề đã được ghi vào kế hoạch như làm trường, đã đề nghị lên trên như lập thêm đồn biên phòng,… Những vấn đề còn lại tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết, hoặc có đề nghị Trung ương giải quyết từng bước. Song vấn đề lớn nhất sau đây là: Các ngành phải cùng với các huyện các bên đều phải chủ động tích cực, phối hợp cụ thể hóa những nhiệm vụ của Đại hội, quy định thành chủ trương, kế hoạch, biện pháp để thực hiện, vấn đề cụ thể hóa đó là cấp bách không thể chậm chạp, hoặc bỏ qua được, kể cả từ vụ sản xuất đông - xuân 1982-1983. Làm được như vậy, tin chắc rằng chúng ta sẽ biến nghị quyết Đại hội thành hiện thực. Phần thảo luận các báo cáo của Tỉnh ủy đến đây là kết thúc, xin hoan nghênh tinh thần hăng hái tham gia thảo luận của các đồng chí và chúc các đồng chí thu nhiều thắng lợi mới ngay trong năm 1983 này. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 38 YÊU CẦU, CƠ CẤU, TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY MỚI (1983-1985) Ngày 28-1-1983 1- Để đảm bảo cho việc chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ III với nhiệm vụ chính trị rất nặng nề của một Đảng bộ tỉnh miền núi biên giới (đảm bảo hai nhiệm vụ chiến lược) mà Trung ương và nhân dân giao phó, Đại hội đã cử (…) chúng ta “Ban Chấp hành khóa III’’ theo tinh thần Chỉ thị 02 và 55 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Với sứ mệnh lịch sử của Ban Chấp hành chúng ta khóa III này, với kinh nghiệm của Ban Chấp hành cũ, Ban Chấp hành Tỉnh ủy chúng ta phải là Ban Chấp hành đoàn kết thống nhất, có sức chiến đấu cao; có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo; có phẩm chất cách mạng trong sáng; có tác phong công nghiệp, có phương pháp làm việc khoa học và cách mạng. Do đó đòi hỏi mỗi cấp ủy viên chúng ta trong suốt nhiệm kỳ này phải đề cao trách nhiệm và ý chí phấn đấu cộng sản, không ngừng tự tu dưỡng rèn luyện, học tập, vươn lên luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cá nhân phụ trách đồng thời đóng góp có hiệu quả cao nhất vào sự lãnh đạo chung của tập thể Ban Chấp hành và nêu gương sáng, tiêu biểu cho lối sống trong sạch, lành mạnh của con người mới: xã hội chủ nghĩa. Tất cả những đòi hỏi đó vừa là năng lực, vừa là phẩm chất, vừa là trách nhiệm của mỗi cấp ủy viên chúng ta. Chúng ta phải hạ quyết tâm quyết thực hiện bằng được những yêu cầu, đòi hỏi đó, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo của toàn Đảng bộ tỉnh ta. 39 2- Để tập thể Ban Chấp hành và mỗi cá nhân cấp ủy viên chúng ta làm tốt chức năng, trách nhiệm với các yêu cầu đòi hỏi trên, trong suốt nhiệm kỳ vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định là chúng ta lựa chọn để cử ra Ban Thường vụ cơ quan điều hành công việc hằng ngày giữa 2 kỳ hội nghị của toàn Ban Chấp hành và cũng là linh hồn của toàn Ban Chấp hành chúng ta. Ban Thường vụ không phải là một cấp nhưng vai trò và vị trí của nó rất quan trọng và quyết định trong việc phát huy trí tuệ của tập thể Ban Chấp hành, phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức, của hệ thống chuyên chính vô sản. - Căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo của toàn Đảng bộ và tình hình thực tiễn của cơ cấu nội bộ Ban Chấp hành chúng ta, Ban Thường vụ mới mà chúng ta sẽ cử ra phải là một tập thể vừa có năng lực vận dụng đường lối, chính sách, vừa có trình độ lãnh đạo chỉ đạo kiểm tra tổ chức thực hiện các mặt, các khối công tác rất toàn diện (kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng,…), vừa có phẩm chất đạo đức tác phong tiêu biểu, là hạt nhân của Ban Chấp hành có đủ ba độ tuổi, tăng thêm trẻ, đảm bảo cho tính kế thừa và liên tục của Ban Thường vụ đối với những khóa sau. 3- Từ yêu cầu đó xin đề nghị với Ban Chấp hành về số lượng cơ cấu và tiêu chuẩn cử Ban Thường vụ như sau: - Số lượng Ban Thường vụ: 13 đồng chí với cơ cấu sau đây - Khối Đảng, Dân: 6 đồng chí - Khối Nhà nước và kinh tế: 4 đồng chí - An ninh và quân sự: 2 đồng chí - Huyện biên giới: 1 đồng chí Đề nghị cử 1 bí thư, 2 phó bí thư và 10 ủy viên Ban Thường vụ cụ thể như sau: 1 bí thư 1 phó bí thư thường trực Đảng 1 phó bí thư 10 ủy viên Ban Thường vụ gồm: 40 1 chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch 1 phó chủ tịch thường trực và phụ trách khối lưu thông phân phối. 1 trưởng ban Tổ chức 1 trưởng ban Tuyên huấn 1 trưởng ban Kiểm tra 1 trưởng ban Dân vận 1 phó chủ tịch phụ trách nông - lâm nghiệp 1 giám đốc Công an 1 chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 1 bí thư huyện biên giới. Về tiêu chuẩn chọn cử các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành chúng ta cần quán triệt sâu sắc và nắm vững quan điểm đường lối tổ chức và xem xét cán bộ theo lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân của Đảng cần chú ý mấy điểm sau đây: 1- Chọn trong Ban Chấp hành để cử những đồng chí thật sự có trình độ, năng lực bản lĩnh lăn vào đảm đương được nhiệm vụ; và khối lượng công tác của một đồng chí Thường vụ phụ trách một ngành hoặc một khối (tương đối) đây là yêu cầu vì nhiệm vụ của Thường vụ và công việc mà phân công người có trình độ, khả năng tương đối, phụ trách, đó là tiêu chuẩn quan trọng. Không phải vì người mà phân công xếp việc trong Ban Thường vụ. 2- Chọn những đồng chí có khả năng tập hợp, đoàn kết được cán bộ trong ngành, có mối quan hệ tốt với các bộ phụ trách, cán bộ lãnh đạo ngành trong khối, có tinh thần tương trợ hợp tác xã hội chủ nghĩa cao không hẹp hòi bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Chọn những đồng chí có ý thức trách nhiệm, và tính kỷ luật cao, có tinh thần đấu tranh phê bình, thẳng thắn, xây dựng. Có nhiệt tình và hăng say công tác xông xáo dám lao vào những công việc và những nơi có nhiều khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, quyết đáp, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, trông chờ, tránh né khó khăn. 3- Chọn những đồng chí hiện nay có lối sống trong sạch lành mạnh, không có điều gì vi phạm đáng kể. 41 - Tất cả những tiêu chuẩn lựa chọn trên càng chỉ là tương đối trong đội ngũ tập thể Ban Chấp hành chúng ta. - Trong khi lựa chọn chúng ta cần tránh và khắc phục những khuynh hướng không đúng đắn sau đây: 1- Chỉ nhắm vào con người, vì cá nhân con người theo tình cảm riêng tư, theo tôn ty trật tự bình quân theo địa phương, theo dân tộc,… mà chọn cử. 2- Định kiến với những khuyết điểm sai lầm cũ của cán bộ. Hoặc định kiến với những vấn đề thuộc về lịch sử bản thân hoặc gia đình cán bộ, trước đây đã được tổ chức kết luận rõ ràng, bản thân cán bộ đã được tôi luyện, thử thách. 3- Không xen cá nhân, không vì cá nhân mình mà so đo, suy bì,… đi đến xem xét, chọn cử người vào Ban Thường vụ thiếu khách quan, vô tư, phiến diện, thiếu chính xác. IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH BẦU CỬ BAN THƯỜNG VỤ 1- Đồng chí bí thư trình bày yêu cầu, cơ cấu và tiêu chuẩn. 2- Chia làm 3 tổ, thảo luận yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn biểu quyết số lượng Ban Thường vụ, bí thư và phó bí thư và giới thiệu để cử người vào Ban Thường vụ. 3- Các tổ trao đổi, mạn đàm và phân tích những đồng chí trong danh sách đề cử, để chuẩn bị cho việc bỏ phiếu bầu cử. 4- Sau khi các tổ mạn đàm, phân tích kỹ và thống nhất về danh sách đề cử sẽ tiến hành bỏ phiếu kín. 5- Bầu cử chia ra 4 lần. Lần thứ 1: Bầu bí thư Lần thứ 2: Bầu phó bí thư Lần thứ 3: Bầu các ủy viên Thường vụ Lần thứ 4: Bầu Ủy ban Kiểm tra,…. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 42 DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ III, ĐỢT 2 Ngày 28-1-1983 Kính thưa Đoàn chủ tịch, Kính thưa đồng chí … kính mến, Kính thưa các đồng chí đại biểu kính mến, Thưa toàn thể Đại hội, Đại hội Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hoàng Liên Sơn chúng ta lần này là cả một quá trình chuẩn bị và tiến hành nghiêm túc theo sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Bí thư Trung ương Đảng mà trực tiếp là đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Ủy viên Bộ Chính trị, trong gần một năm qua là một quá trình thực hiện nguyên tắc dân chủ tập trung, tập hợp trí tuệ của toàn Đảng bộ, nhằm quyết định phương hướng, chủ trương và nhiệm vụ trong 3 năm (1983-1985) và những năm 80, để đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội của tỉnh ta tiếp tục vững bước tiến lên, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội V của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và với tinh thần trách nhiệm cao, đến giờ phút này, Đại hội chúng ta vui mừng phấn khởi báo cáo lên Trung ương Đảng và báo cáo với toàn Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III, đợt 2 đã hoàn thành nhiệm vụ và thành công tốt đẹp, đáp lại một cách xứng đáng sự tin yêu và mong mỏi lâu nay của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. 43 Đại hội chúng ta đã thảo luận sôi nổi, nghiêm túc và nhất trí thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhất trí với đánh giá tình hình trong những năm qua, khẳng định những thắng lợi, khuyết nhược điểm và nhất là những nhân tố mới đầy sức sống mang tính cách mạng đã nảy nở và ngày càng phát triển. Đại hội đã xác định phương hướng phấn đấu cho cả thập kỷ 80 chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã nhất trí quyết nghị những nhiệm vụ chung, những mục tiêu chủ yếu về kinh tế, về quân sự, an ninh và xây dựng Đảng bộ. Đặc biệt là nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, bảo đảm đời sống, bảo đảm đánh thắng chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch và xây dựng Đảng bộ vững mạnh. Trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba, đã phát huy đề cao tính Đảng, bảo đảm tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ, Đại hội đã lựa chọn và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ mới của tỉnh, bảo đảm đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội trong những năm tới. Đại hội đã diễn ra trong bầu không khí đoàn kết, nhất trí, tin tưởng phấn khởi hòa với khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất và chiến đấu với những tình cảm tốt đẹp nhất hướng về Đại hội của toàn quân, toàn dân trong tỉnh. Lịch sử đấu tranh của Đảng ta và thực tiễn ở tỉnh ta đã khẳng định rằng: Trong khó khăn gian khổ, kể cả những lúc khó khăn nhất đồng bào các dân tộc vẫn một lòng, một dạ tin yêu gắn bó với Đảng và đi theo Đảng đến thắng lợi cuối cùng. Trong những ngày Đại hội, chúng ta đã suy nghĩ và hành động xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tại Đại hội này, chúng ta đặc biệt được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của Ban Bí thư Trung ương Đảng mà trực tiếp là đồng chí Võ Chí Công kính mến, những chỉ thị của đồng chí đã giúp cho Đại hội quán triệt sâu sắc hơn những quan điểm, đường lối, chủ trương và tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội V, Nghị quyết Hội 44 nghị Trung ương Đảng lần thứ ba, góp phần to lớn vào sự thành công của Đại hội. Đại hội chúng ta chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với đồng chí Võ Chí Công kính mến, và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đến dự Đại hội. Đại hội chúng ta đã được sự quan tâm, động viên, cổ vũ mạnh mẽ của các đồng chí đại diện cho các ban, các bộ, các cơ quan Trung ương, của Quân khu ủy Quân khu III và các đơn vị bộ đội chủ lực của các đơn vị kinh tế Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, của các đồng chí đại diện cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phú. Qua các đồng chí đại biểu chúng ta nhận được những tình cảm nồng nhiệt, những lời chúc mừng tốt đẹp nhất và những ý kiến đóng góp quý báu. Đại hội xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí đại biểu và tin chắc rằng trong quá trình đi lên, chúng ta sẽ nhận được sự quan tâm và trực tiếp giúp đỡ về mọi mặt của các đồng chí với tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đại hội cũng nhiệt liệt cảm ơn và hoan nghênh toàn quân, toàn dân trong tỉnh đã bày tỏ lòng tin tưởng, phấn khởi hướng về Đại hội bằng những hành động lao động cần cù, anh dũng và sáng tạo trong sản xuất, chiến đấu, công tác và học tập. Nhiệt liệt cảm ơn và hoan nghênh các cấp, các ngành, các anh, chị, em cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên đã đóng góp nhiều công sức để chuẩn bị và phục vụ cho Đại hội với tất cả tấm lòng tin yêu đối với Đảng. Một lần nữa, Đại hội chân thành cảm ơn các đồng chí đại biểu đã nhiệt tình đến dự Đại hội, toàn thể Đại hội xin hứa quyết tâm lãnh đạo và thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội. Kính thưa các đồng chí đại biểu, Thưa toàn thể Đại hội, Để mở đầu cho khí thế thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội, ngay sau khi trở về địa phương, các đơn vị, các đoàn cũng như toàn thể các đồng chí đại biểu phát huy mạnh mẽ thắng lợi của Đại hội, phát động một cao trào thi đua, tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau đây lập thành tích chào mừng thành công Đại hội. 45 Một là: Phấn đấu hoàn thành vượt mức và toàn diện diện tích gieo trồng vụ đông - xuân, trước hết là lúa ruộng, tích cực chống rét, bảo đảm đủ mạ cấy toàn bộ diện tích và đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất. Đồng thời đẩy mạnh gieo trồng rau màu vụ đông và vụ xuân, nhất là ngô, sắn, đỗ tương. Tích cực thu mua thêm lương thực, thực phẩm chế biến, thu mua và đưa sắn vào sử dụng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giao. Hai là: Đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, nhất là lương thực, thực phẩm, tiết kiệm vật tư, hàng hóa, tiết kiệm chi tiêu và đẩy mạnh gửi tiền tiết kiệm một cách thường xuyên trong dịp Tết Nguyên đán. Chăm lo tổ chức tốt Tết cho bộ đội trong dịp Tết Nguyên đán. Chăm lo tổ chức tốt Tết cho bộ đội và nhân dân theo tinh thần tươi vui, tiết kiệm, cảnh giác. Ba là: Triển khai mạnh mẽ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị, Quyết định 128 của Hội đồng Bộ trưởng, qua đó đẩy mạnh giáo dục tinh thần cảnh giác, đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, chống tội phạm hình sự, chống làm ăn phi pháp, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Bốn là: Tiến hành tốt công tác tổng kết năm ở các chi, đảng bộ cơ sở, phân loại xếp loại đảng viên, quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1983. Đồng thời đẩy mạnh phong trào quần chúng, hướng vào thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị nói trên. Thưa các đồng chí đại biểu, Thưa toàn thể Đại hội, Chặng đường đi lên trước mắt chúng ra từ nay cho đến năm 1985 và những năm còn lại của thập kỷ 80 còn nhiều gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta đã có Nghị quyết Đại hội V của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba, soi sáng và tiếp sức bằng tinh thần tự lực, tự cường, thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm - Trung ương và địa phương cùng làm”, nhất định không có 46 khó khăn nào, không có trở lực nào ngăn cản được bước tiến của chúng ta. Nhất định chúng ta sẽ xây dựng tỉnh Hoàng Liên Sơn thân yêu, một tỉnh miền núi, biên giới ở địa đầu Tổ quốc, đối địch với kẻ thù, trở thành tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh và tiến bộ văn hóa - xã hội. Với niềm tin mãnh liệt đó, tôi xin tuyên bố Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III, đợt 2 bế mạc. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 47 THƯ QUYẾT TÂM ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH HOÀNG LIÊN SƠN LẦN THỨ III, ĐỢT 2 Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III, đợt 2 đã làm việc từ ngày 24-1-1983 đến ngày 28-1-1983, Đại hội đã thảo luận và nhất chí thông qua các báo cáo của Tỉnh ủy khóa II và ra nghị quyết của Đại hội và những phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu thực hiện trong những năm tới của toàn Đảng bộ và nhân dân của dân tộc trong tỉnh, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba. Đại hội đã sáng suốt lựa chọn và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ mới của tỉnh để lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội. Đại hội đã làm việc trong không khí tin tưởng, đoàn kết nhất trí phấn khởi, khẩn trương và với tinh thần trách nhiệm cao, tập trung được trí tuệ của Đảng bộ, bảo đảm tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội rất phấn khởi được đón đồng chí Võ Chí Công, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo Đại hội. Đại hội vui mừng báo cáo lên Trung ương Đảng, sau 5 ngày làm việc, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III, đợt 2 đã thành 48 công tốt đẹp. Đại hội xin hứa với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn kính mến: 1- Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn kính mến. Luôn luôn quán triệt sâu sắc đường lối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba và những quan điểm lớn mà đồng chí Võ Chí Công thay mặt Ban Bí thư đã chỉ thị cho Đại hội, để lãnh đạo và chỉ đạo, quyết tâm biến những quan điểm đường lối đúng đắn của Đảng thành hiện thực trong lao động sản xuất, trong công tác và tổ chức đời sống. 2- Luôn luôn tăng cường đoàn kết nội bộ, làm hạt nhân tăng cường khối đoàn kết nhất trí sắt đá toàn quân và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sản xuất, xây dựng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Ra sức phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy chức năng và quyền lực quản lý của chính quyền các cấp, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, thực hiện triệt để phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm - Trung ương và địa phương cùng làm” biến thành những phong trào mạnh mẽ, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần này, nhằm: Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng hóa xuất khẩu, hàng tiêu dùng, đảm bảo và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh giữa hai con đường, tăng cường trận địa xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực, nhất là trên mặt trận phân phối lưu thông. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quốc phòng, an ninh, đánh thắng chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thiết lập trật tự, an toàn xã hội, ra sức xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch, xây dựng cấp huyện, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. 3- Đại hội bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn kính 49 mến. Đại hội xin kính chúc sức khoẻ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, kính chúc sức khoẻ đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, để lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V dưới khẩu hiệu: Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 50 THÔNG BÁO CỦA THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY Số 04-TB/TU, ngày 19-2-1983 Quyết định của Thường trực Tỉnh ủy về việc kiện toàn bộ phận Thường trực Huyện ủy Bát Xát Căn cứ vào tình hình đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện Bát Xát, Thường trực Tỉnh ủy đã quyết định bố trí, kiện toàn bộ phận Thường trực của Huyện ủy như sau: 1- Đồng chí Nguyễn Đức Thăng, Tỉnh ủy viên, Quyền Bí thư Huyện ủy. Ban Chấp hành Tỉnh ủy đã phân công đồng chí phụ trách huyện Bát Xát, Ban Chấp hành Huyện ủy bầu cử đồng chí Thăng làm Bí thư Huyện ủy. 2- Chuyển đồng chí Đào Mạnh Cơ, Phó Bí thư kinh tế, thôi phụ trách kinh tế, sang làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy. 3- Đồng chí Sùng A Sài, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch huyện, bầu cử làm Phó Bí thư Huyện ủy, phụ trách Khối Nhà nước. Căn cứ Thông báo này, Ban Chấp hành Huyện ủy Bát Xát phải tổ chức họp vào một ngày gần nhất để dân chủ bầu cử các đồng chí trên giữ các cương vị theo đúng quyết định của Tỉnh ủy. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 51 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 02-NQ/TU, ngày 22-2-1983 Về phương hướng kinh tế xuất khẩu 1983 và mức phấn đấu đến 1985 I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XUẤT KHẨU CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA Tỉnh ta có nhiều ưu thế về lao động, đất đai, tài nguyên, khí hậu, giao thông, vận tải và tiềm năng kinh tế nông - lâm - công nghiệp rất dồi dào và phong phú. Trữ lượng lâm sản, khoáng sản khá lớn. Với ưu thế ấy cho phép tỉnh ta có khả năng phát triển kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có điều kiện tạo thế cân đối mới cho nền kinh tế quốc dân ở địa phương theo những tư tưởng chỉ đạo của đường lối Đại hội V, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ta lần thứ III. Về lĩnh vực xuất khẩu, với những ưu thế ấy tạo cho tỉnh ta có nhiều hàng hóa xuất khẩu mạnh, có giá trị kinh tế cao, từ sản phẩm nông - lâm - thổ sản - cây đặc sản, từ sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp và khoáng sản. Nhìn lại hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua tuy các huyện, các ngành có những cố gắng nhất định, có những năm đã đạt giá trị xuất khẩu từ 22 triệu đến gần 30 triệu (tiền Việt Nam); với 52 gần 20 mặt hàng có trọng lượng từ 4 đến 5 ngàn tấn. Các mặt hàng chủ lực như chè và quế được giữ vững và có xu hướng ngày càng tăng. Sở dĩ hai mặt hàng chủ lực được giữ vững là nhờ có sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn của tỉnh và các huyện đối với những mặt hàng này mặc dù trong thực hiện gặp không ít khó khăn về sản xuất, đời sống của người lao động chuyên canh những cây loại này. Tuy vậy nhìn vào tiềm năng kinh tế và khả năng xuất khẩu của tỉnh ta thì hoạt động xuất khẩu trong những năm qua chưa tương xứng với cái mà ta sẵn có trong nền kinh tế địa phương. Trong công tác sản xuất, khai thác, kinh doanh xuất khẩu chúng ta có nhiều khuyết điểm: 1- Tỉnh và các huyện chưa coi trọng trong lãnh đạo hoạt động xuất khẩu, do đó mọi hoạt động xuất khẩu và cả hàng nhập cho tỉnh, chúng ta coi là việc của Trung ương và của ngành ngoại thương, tỉnh và huyện coi việc sản xuất thu mua, kinh doanh xuất khẩu chỉ là nghĩa vụ đối với Nhà nước giao theo kế hoạch hằng năm, hoặc là việc buôn bán đơn thuần của ngành ngoại thương; chưa thấy lợi ích của việc xuất nhập khẩu gắn với đời sống kinh tế - xã hội của địa phương ta. 2- Do chưa nhận thức đúng đắn vị trí tác dụng của hoạt động xuất khẩu như trên nên tình hình xuất khẩu của tỉnh ta trong những năm gần đây có chiều hướng giảm sút, lấy thời điểm năm 1980-1981 so với năm 1978 tuy về giá trị hàng xuất khẩu có tăng nhưng số lượng và mặt hàng giảm, có những mặt hàng đã để mai một đi. Trong khi khả năng của ta không phải là không còn, nhiều sản phẩm của tỉnh ta sẵn có, có thể xuất được cũng không được khai thác để xuất, giá trị hàng xuất khẩu do tỉnh quản lý giảm sút nghiêm trọng. 3- Công tác thu mua, quản lý và hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu có nhiều thiếu sót gây thất thu cho nền kinh tế địa phương. Hai ngành ngoại thương và nội thương của tỉnh thiếu phối hợp với nhau, ngành công nghiệp và nội, ngoại thương cũng chưa hợp tác với nhau trong 53 lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, việc hợp tác với công tác quản lý hàng xuất khẩu bị buông lỏng để bọn đầu cơ trục lợi và bọn làm ăn phi pháp làm lũng đoạn gây tổn thất đến tài sản của tỉnh. 4- Việc vận dụng chính sách đối với xuất khẩu chưa nhạy bén đã làm cho công tác xuất khẩu bị trì trệ như: Chính sách đầu tư, cung ứng lương thực, giá thu mua hàng xuất khẩu, bán khuyến khích hàng thiết yếu trên cơ sở hợp đồng kinh tế 2 chiều, chế độ thưởng khuyến khích cho phép sử dụng ngoại tệ, v.v. nên đã có hiện tượng người làm hàng xuất khẩu gặp khó khăn, cây trồng xuất khẩu giảm sút, cơ sở trước đây làm xuất khẩu thì bị mai một, cấp huyện làm xuất khẩu không được quyền lợi thỏa đáng nên ít chú ý phát triển sản xuất và tổ chức thu mua. Về khách quan, (...) chiến tranh (...) cũng đã gây cho ta những mất mát nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu, khai thác hàng xuất khẩu và hiện nay chúng vẫn tiếp tục gây khó khăn cho ta về kinh tế có tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh ta. Song những khuyết điểm chủ quan là chủ yếu, chúng ta cần chú ý khắc phục. II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ XUẤT KHẨU NĂM 1983 VÀ MỨC PHẤN ĐẤU ĐẾN 1985 Nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong 3 năm 1983-1985 và những năm 1980 của tỉnh ta đặt ra cho công tác xuất khẩu những yêu cầu to lớn và cấp bách là phải tạo được một sự chuyển biến lớn về xuất khẩu, toàn Đảng bộ và toàn dân trong tỉnh phải làm hàng xuất khẩu như làm lương thực. Phải từ xuất khẩu để nhập về cho kinh tế địa phương những thứ cần cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo thế cân đối mới cho nền kinh tế của tỉnh ta. Trong bước đi ban đầu của việc xây dựng kinh tế, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh sản xuất mọi mặt đi đôi với tích cực xuất khẩu và nhập khẩu sẽ giúp cho nền kinh tế tỉnh ta nhanh chóng vượt qua tình trạng yếu kém hiện tại. 54 A. PHƯƠNG HƯỚNG KINH TẾ XUẤT KHẨU TỪ NAY ĐẾN NĂM 1985 CỦA TOÀN TỈNH Nền kinh tế tỉnh ta cơ bản là kinh tế nông - lâm nghiệp. Vì vậy trước mắt cũng như lâu dài phải tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông - lâm- công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Phải ra sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm; tập trung thâm canh cây lương thực đi đôi với phát triển cây công nghiệp dài và ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, cây gia vị, đồng thời tích cực khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong kinh tế nông - lâm- công nghiệp của tỉnh để làm ra nhiều mặt hàng xuất khẩu cụ thể như sau: 1- Về nông - lâm nghiệp: Tập trung thâm canh đi đôi với mở rộng diện tích các cây xuất khẩu như: chè, quế, cây hạt có dầu: sở, trẩu lai, thầu dầu ve; cây tinh dầu: sả, pơ mu, long não, màng tang, v.v.. Cây dược liệu quý: xuyên khung, bạch chỉ, đỗ trọng, tam thất, thảo quả; các cây gia vị: gừng, nghệ vàng, ớt, tỏi, v.v.. Cây ăn quả: dứa, chuối tiêu, dưa, mận, mơ, chanh, cam; cây lâm sản: gỗ, tre, mai, hốc, nứa, song, mây và các lâm sản phụ như mộc nhĩ, nấm hương, trúc, bông chít, cây đót, măng các loại, v.v. và khai thác nuôi các con: tắc kè, ong mật, v.v.. 2- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất chế biến các mặt hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nông, lâm nghiệp và nghề truyền thống như chè hương, chè lục, chè xanh, chè đen; tinh dầu và dầu thảo mộc, rượu Bắc Hà, rượu bổ sâm, quy, mật ong, tắc kè, tam thất, tiêu,… Sản phẩm đóng chai, đóng hộp; mứt hoa quả (công - phi - tuya); mặt hàng thổ cẩm, đan lát của các dân tộc ít người; các mặt hàng tạp phẩm (xương, sừng trâu, bò, lông gà, vịt, ngan ngỗng); các mặt hàng bằng gỗ, song, mây, tre, nứa, trúc, chít, cây đót, v.v.. Đồng thời nghiên cứu đầu tư lao động và kỹ thuật vào các mặt hàng khoáng sản xuất khẩu: Graphít, mê ca, cao lanh và các cơ sở sản xuất sứ, thủy tinh, giấy, gạch hoa, đá hoa cương, v.v. xuất khẩu. 55 3- Trong việc làm xuất khẩu cần coi trọng sản xuất tập trung những cây và những mặt hàng chủ lực có tính chất mũi nhọn của địa phương; đồng thời phải tổ chức khai thác tổng hợp và toàn diện phải hết sức coi trọng các cây trồng và các mặt hàng chiến lược nhưng cũng phải chú ý đến cây trồng ngắn ngày và các mặt hàng không đòi hỏi kỹ thuật cao. Theo hướng đó chính là xuất phát từ nền kinh tế của tỉnh ta, sự phân công lao động chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa. Để có thể tạo ra nhiều hàng xuất khẩu trong chỉ đạo cần chú ý luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa các khu vực kinh tế nông - lâm - công nghiệp và phân phối lưu thông, đưa thủ công nghiệp xuống các hợp tác xã nông nghiệp và nông thôn, sử dụng tốt thu mua hàng xuất khẩu trong các hợp tác xã nông nghiệp và trong dân gian. 4- Huy động lực lượng lao động vào làm hàng xuất khẩu: Nhiệm vụ làm xuất khẩu phải coi là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng bộ và toàn thể nhân dân các dân tộc, các lực lượng vũ trang trong tỉnh bao gồm các ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và lưu thông phân phối và các huyện, thị xã, các nông, lâm trường, hợp tác xã nông, lâm nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, trong lực lượng bộ đội và công an giữ vai trò chủ lực trong kinh tế xuất khẩu. Các thành phần kinh tế: quốc doanh; tập thể, gia đình và cá thể cùng các lực lượng sản xuất khác đều phải dành cho lao động và kỹ thuật làm hàng xuất khẩu. Ngoài các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các xã và hợp tác xã mỗi năm mỗi lao động dành ra từ 10 đến 15 ngày công thực sự làm hàng xuất khẩu; các cơ sở quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công và các phường căn cứ vào kế hoạch xuất khẩu tập trung lao động hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu được giao. 5- Tổ chức liên kết kinh tế đi đôi với hợp tác khoa học - kỹ thuật trong tỉnh, với các tỉnh bạn và các tổ chức kinh tế khoa học - kỹ thuật của Trung ương để tranh thủ đầu tư vốn và kỹ thuật, nghiên cứu thị trường thế giới và trong nước nhằm đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu của tỉnh và các huyện, thị xã. Chấm dứt tình trạng 56 cung cấp nguyên liệu làm hàng xuất khẩu đi nơi khác, việc liên kết kinh tế và hợp tác xuất khẩu phải theo nguyên tắc các bên cùng có lợi. 6- Phân công, phân cấp quản lý làm xuất khẩu: Để khuyến khích các ngành, các huyện, thị xã đẩy mạnh làm xuất khẩu, tỉnh phân công và phân cấp quản lý về mặt hàng xuất khẩu như sau: a) Tỉnh thống nhất quản lý 8 mặt hàng xuất khẩu như sau: Các sản phẩm từ cây quế; chè các loại; sản phẩm từ các cây hạt có dầu, các loại và tinh dầu long não; các loại dược liệu quý; một số sản phẩm lâm sản (gỗ mây, v.v..); các sản phẩm đóng chai, đóng hộp; lương thực các loại và các loại khoáng sản. Những mặt hàng tỉnh thống nhất quản lý nói trên các ngành và các huyện có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất, thu mua, giao nộp cho xuất khẩu theo kế hoạch ổn định 3 năm, phần vượt mức kế hoạch ngành hoặc huyện được thưởng bằng kim ngạch theo Quyết định 113- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. b) Huyện và ngành được trực tiếp quản lý và xuất khẩu qua Công ty Kinh doanh xuất khẩu tỉnh đại lý xuất. Các mặt hàng không thuộc 8 mặt hàng nói trên cụ thể là tinh dầu sả, màng tang, bạc hà, hương nhu, pơ mu, các loại gia vị: tỏi, ớt, gừng, nghệ, v.v. các loại lâm sản phụ: măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, mặt hàng bằng chít, đót, đan lát; các loại tạp phẩm (sừng, xương trâu, bò, lông gà, lông vịt, v.v..); các loại rau quả xuất tươi sống, v.v..). B. MỨC THU PHẤN ĐẤU LÀM XUẤT KHẨU Trên cơ sở khả năng kinh tế nông - lâm - công nghiệp và phương hướng xuất khẩu trên mức phấn đấu từ nay đến năm 1985 của toàn tỉnh và từng huyện, thị như sau: Các mặt hàng chủ lực: Chè, quế, dầu, thảo mộc và tinh dầu toàn tỉnh sẽ phấn đấu có khối lượng hàng hóa xuất khẩu cụ thể như: chè các loại, chè đen, chè hương, chè lục (tuyết trắng), chè xanh từ 500 tấn năm 1983 đến 1.000 tấn năm 1985. Quế 250 tấn năm 1983 đến 350 57 tấn năm 1985. Dầu thảo mộc từ 200 tấn năm 1983 đến 500 tấn năm 1985. Tinh dầu các loại từ 20 tấn năm 1983 đến 500 tấn năm 1985. Đồng thời tận lực khai thác chế biến các mặt hàng khác xuất khẩu để có giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 1983 là 5 triệu rúp-đôla năm 1984 là 7 triệu rúp-đôla và đến năm 1985 đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh lên 10 triệu rúp-đôla; bình quân đầu người năm 1983 là 6 rúp-đôla, năm 1984 8 rúp-đôla, năm 1985 là 12 rúp-đôla. - Các huyện có nhiều tiềm năng kinh tế xuất khẩu như: Văn Chấn, Chấn Yên, Văn Yên, thị xã Yên Bái mức phấn đấu mỗi năm xuất khẩu từ 1 đến 1,5 triệu rúp - đôla. - Các huyện có tiềm năng suất khẩu trung bình như Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Yên Bình mức phấn đấu mỗi năm từ 0,5 đến 1 triệu rúp-đôla. - Các huyện khác phấn đấu mỗi năm trung bình có từ 0,2 đến 0,3 triệu rúp-đôla. - Các ngành có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu do ngành trực tiếp quản lý mỗi năm mỗi ngành phấn đấu có giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 0,5 đến 1 triệu rúp-đôla. Các cơ sở kinh tế của ngành ở các huyện, thị làm hàng xuất khẩu được tính giá trị kim ngạch vào của huyện. Còn về lợi ích kinh tế giữa huyện với ngành đối với các đơn vị kinh tế của ngành ở huyện theo chính sách quy định chung, các đơn vị kinh tế của ngành sản xuất hàng xuất khẩu ở thị xã, tỉnh lỵ giá trị kim ngạch xuất khẩu tính theo ngành, thị xã Yên Bái chỉ tính các đơn vị kinh tế do mình trực tiếp quản lý. Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu xuất khẩu, huyện, thị xã, ngành cần tính toán lập chương trình làm xuất khẩu của mình để chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu của mình, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của toàn tỉnh về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và mức phấn đấu làm hàng xuất khẩu tính bình quân theo đầu người trong toàn tỉnh. 58 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để thực hiện có kết quả nghị quyết xuất khẩu 3 năm 1983-1985, Tỉnh ủy quy định về mặt cơ chế đối với những việc sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu như sau: 1- Những mặt hàng xuất khẩu ngành và huyện được giao theo kế hoạch nhà nước (8 mặt hàng do tỉnh quản lý ghi ở Điểm 6 mục B-II) tỉnh sẽ giao mức nghĩa vụ ổn định đối với từng ngành và từng huyện từ nay đến 1985, sau đó tiếp tục nghiên cứu mức ổn định nghĩa vụ các mặt hàng đến năm 1990. Phần ngành và huyện thực hiện vượt mức ổn định nghĩa vụ hằng năm ngành và huyện được hưởng theo tinh thần Quyết định 113-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Những mặt hàng thuộc huyện, thị xã và ngành được phân cấp quản lý (trong Điểm 6/b mục B-II) tỉnh khuyến khích đẩy mạnh sản xuất khai thác xuất khẩu. Công ty Kinh doanh xuất khẩu của tỉnh sẽ tổ chức hướng dẫn huyện và ngành làm, đồng thời đại lý xuất trực tiếp cho ngành và huyện, thị xã, giá trị kim ngạch xuất khẩu do huyện, thị xã và ngành trực tiếp xuất khẩu được toàn quyền sử dụng vào mục đích kinh tế - xã hội của huyện, thị xã và ngành. 2- Về đầu tư lao động, vật tư, kỹ thuật, vốn cho việc phát triển các cây con làm xuất khẩu cần thực hiện đúng đắn phương châm Trung ương với địa phương cùng làm, tỉnh với huyện, thị xã và ngành cùng làm, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nếu thuộc 8 mặt hàng do tỉnh quản lý tỉnh có thể đầu tư một phần làm cây giống, con giống và hàng đối lưu. Nếu thuộc những mặt hàng do huyện, thị xã và ngành quản lý thì huyện, thị xã và ngành bỏ ngân sách của mình đầu tư hoặc vay vốn của ngân hàng. 3- Những mặt hàng xuất và nhập khẩu do huyện, thị xã và ngành được phân cấp quản lý thì việc xuất khẩu và nhập khẩu do huyện, thị xã và ngành quyết định. Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Công ty Kinh doanh xuất khẩu tỉnh sẽ giúp đỡ tính toán cân đối và đại lý xuất nhập khẩu cho huyện, thị xã và ngành. 59 4- Những mặt hàng sản xuất thử để giới thiệu và chào hàng trong hoặc ngoài nước cần đẩy mạnh sản xuất, chế biến do tỉnh chỉ đạo thống nhất. Về phí tổn do sản xuất các mặt hàng mới để chào hàng (theo sự phân cấp ở Mục II- B Điểm 6) nếu là mặt hàng tỉnh quản lý thì tính đầu tư chi phí, nếu là huyện, thị xã và ngành quản lý thì tự chi bằng kinh phí của mình, song đến thống nhất qua Công ty Kinh doanh xuất khẩu làm nhiệm vụ chào hàng. 5- Về thuế đối với các loại cây, con mới phát triển trong các vùng trồng cây xuất khẩu theo quy hoạch có thể được miễn thuế từ 3 đến 5 năm tùy theo loại cây, con cần khuyến khích phát triển. 6- Đối với các xã, hợp tác xã và gia đình được giao nhiệm vụ làm hàng xuất khẩu, nếu hằng năm giao vượt mức kế hoạch sẽ được thưởng bằng hàng đối lưu hoặc bằng giá chênh lệch và được khen thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước. Tỉnh và các huyện, thị xã và ngành hằng năm cần lập quỹ khen thưởng để thưởng cho những đơn vị và cá nhân có thành tích trong việc làm xuất khẩu. 7- Để đảm bảo cho lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu của tỉnh được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực các cấp, các ngành khẩn trương tổ chức triển khai trong toàn bộ cơ chế tổ chức kinh tế - xã hội của tỉnh như sau: a) Thành lập công ty sản xuất kinh doanh xuất khẩu của 4 huyện Văn Chấn, Chấn Yên, Văn Yên và Bảo Thắng còn các huyện, thị xã khác sẽ thành lập các bộ phận thu mua hàng xuất khẩu nằm trong công ty của huyện, thị xã. Các tổ chức xuất khẩu của huyện, thị xã trực thuộc sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành ngoại thương của tỉnh. Hai ngành thương nghiệp và ngoại thương của tỉnh cần bàn bạc lập đề án nhân công phối hợp trong lĩnh vực chỉ đạo thu mua và xuất khẩu. b) Củng cố và tăng cường Công ty Kinh doanh xuất khẩu của tỉnh về mặt tổ chức, cán bộ, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh để đủ sức tổ chức thực hiện nhiệm vụ chiến lược xuất khẩu và nhập khẩu của tỉnh. 60 c) Các ngành lãnh đạo kinh tế như: Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp, Sở Công nghiệp, Sở Thương nghiệp, Ban Liên hiệp xã thủ công nghiệp, phải có cán bộ chuyên trách chỉ đạo công tác xuất khẩu để giúp các huyện, thị xã và các tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu. Sở Lao động, Ban Nông nghiệp, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh cần có phương án phân bổ lao động làm xuất khẩu ở các huyện, thị xã và ngành và trong các đơn vị bộ đội đóng trong tỉnh. d) Tỉnh, huyện, thị xã và các xã, phường nhất thiết phải bố trí một thường vụ cấp ủy, kiêm vai trò nhà nước phụ trách chuyên lo xuất khẩu, nhập khẩu. e) Các ngành, các ban, các đoàn thể có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác xuất khẩu theo chức năng của mình như sau: Các ban của Đảng: Ban Tuyên huấn chỉ đạo hệ thống công tác tư tưởng, tuyên truyền, thông tin báo chí, văn học nghệ thuật của tỉnh tuyên truyền cho công tác xuất khẩu; Ban Tổ chức Đảng và tổ chức chính quyền khẩn trương giúp Tỉnh ủy tăng cường về tổ chức và cán bộ cho công tác xuất khẩu từ tỉnh đến huyện, thị xã và các cơ sở kinh tế; Ban Kiểm tra của Đảng, Ban Nông nghiệp, Ban Kinh tế Tỉnh ủy có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện nghị quyết xuất khẩu; Ban Dân tộc - Dân vận hướng dẫn đồng bào các dân tộc tham gia thực hiện nghị quyết xuất khẩu đóng góp những sản phẩm quý của vùng cao cho lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh. Các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp Công đoàn tỉnh, Hội đồng Nông dân tập thể chỉ đạo vận động quần chúng thuộc ngành giới mình phát huy vai trò làm chủ trong việc thực hiện nghị quyết xuất khẩu, mỗi đoàn thể quần chúng cần có mức phấn đấu cụ thể để làm xuất khẩu giao cho đoàn viên, hội viên, cử cán bộ của đoàn thể, của Hội và Mặt trận chuyên phụ trách lĩnh vực xuất khẩu của tổ chức mình. Các ngành trong khối tổng hợp như: Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Sở Tài chính Vật giá, Ngân hàng, Lao động, Thống kê giúp Tỉnh ủy và 61 Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối kế hoạch, lập giá cả các mặt hàng xuất khẩu, nghiên cứu đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và làm tốt công tác thông tin kinh tế xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo các tổ chức của mình ở các huyện, thị xã giúp cấp ủy chính quyền huyện, thị lập chương trình xuất khẩu của địa phương; các công ty Vật tư Nông nghiệp, Vật tư thủ công nghiệp, Vật tư kỹ thuật, Liên hiệp hợp tác xã mua bán tỉnh cần đóng góp tích cực vào phục vụ cho nghị quyết xuất khẩu theo chức năng của mình. Các ngành trong Khối Nội chính trước hết là ngành quân sự, an ninh cần chỉ đạo lực lượng làm hàng xuất khẩu theo nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế và kiểm soát giúp Tỉnh ủy quản lý chặt chẽ những nguyên vật liệu và hàng xuất khẩu theo tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết này. g) Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết xuất khẩu theo cơ chế tổ chức Nhà nước. Các ngành, các cấp trong cơ chế Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong tỉnh đều phải có chương trình thực hiện nghị quyết xuất khẩu này. Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện nghị quyết Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cần xây dựng chế độ báo cáo về chuyên đề xuất khẩu từ cơ sở trở lên giúp Tỉnh ủy nắm tình hình kịp thời để chỉ đạo công tác xuất khẩu của tỉnh. Trong quá trình thực hiện nghị quyết các ngành, các cấp cần coi trọng tổng kết kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ và trách nhiệm trong lĩnh vực kinh tế xuất nhập khẩu. Nghị quyết này được phổ biến và thảo luận ở tất cả các đảng bộ cơ sở trong toàn tỉnh. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BÍ THƯ HÀ THIẾT HÙNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 62 CHỈ THỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 01-CT/TU, ngày 24-2-1983 Về việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III (đợt 2) họp từ ngày 24 đến ngày 28-1-1983 đã kết thúc thắng lợi. Đại hội đã nhất trí đánh giá tình hình về mọi mặt 5 năm và nhiệm kỳ qua. Đề ra phương hướng nhiệm vụ và những mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng trong 3 năm 1983-1985 và những năm 1980. Đại hội tỉnh Đảng bộ lần này được tiến hành dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng, Nghị quyết Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa V). Đặc biệt trong quá trình chuẩn bị Đại hội đã được tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các ban, ngành của Trung ương trực tiếp chỉ đạo và cho nhiều ý kiến quý báu về xây dựng dự án của Đại hội kỳ này, do đó đã giúp cho Đại hội đánh giá một cách chính xác thực trạng của nền kinh tế - xã hội và các mặt quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng trong tỉnh. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng nhiệm vụ và các mục tiêu kinh tế - xã hội một cách chắc chắn có khoa học. Để quán triệt một cách sâu sắc và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này được kết quả tốt, nhất là vận dụng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III vào điều kiện cụ thể 63 của mỗi địa phương, mỗi đơn vị một cách tích cực và sáng tạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị như sau: I. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, QUÁN TRIỆT TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ III Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được quán triệt vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành, cần tổ chức tốt việc nghiên cứu quán triệt một cách sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III đối với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây: 1- Thống nhất đánh giá tình hình thực trạng nền kinh tế - xã hội và các mặt quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng trong tỉnh. Từ đó thấy hết tiềm năng, những thuận lợi cơ bản, những khuyết nhược điểm còn tồn tại, những thành tích đã đạt được nhất là những nhân tố mới đã và đang phát huy tác dụng trên mọi lĩnh vực, tìm ra nguyên nhân cơ bản để tìm cách khắc phục khuyết điểm phát huy ưu điểm. Trên cơ sở đó tạo ra một sự nhất trí cao, đoàn kết, phấn khởi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, toàn tỉnh dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III. 2- Thấu suốt quan điểm tự lực, tự cường, tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc khai thác mọi nguồn tiềm năng của mỗi địa phương, mỗi đơn vị, khắc phục tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cấp trên, phấn đấu làm ra nhiều của cải, vật chất, mỗi một đồng vốn bỏ ra phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, để mau chóng nâng cao tiềm lực kinh tế của tỉnh Hoàng Liên Sơn lên một bước. 3- Nắm vững phương châm kết hợp: Xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp và lâm nghiệp, kết 64 hợp kinh tế Trung ương với phát triển kinh tế địa phương, giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đồng thời thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, chính quyền nhà nước quản lý, mở rộng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiếp tục và đẩy mạnh cuộc đấu tranh giai cấp, giữa hai con đường, làm tốt công tác cải tạo và tăng cường củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. 4- Nắm vững phương hướng nhiệm vụ và những mục tiêu cơ bản đã được thông qua Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, trong đó đi sâu chú trọng một số vấn đề như: - Về kinh tế: Xác định là một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp, phải tập trung vào ba vấn đề cấp bách là: ăn, mặc, hàng hóa tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trước mắt phải tập trung mọi sự cố gắng để giải quyết cho kỳ được vấn đề lương thực, thực phẩm tại chỗ. - Về quốc phòng và an ninh, phải tập trung vào việc xây dựng và củng cố tuyến phòng thủ biên giới vững chắc, xây dựng pháo đài quân sự huyện vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây rối, phá hoại của kẻ địch. - Về xây dựng Đảng, phải tập trung vào việc nâng cao tính giai cấp, tính tiền phong của mỗi đảng viên, tăng cường củng cố tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tăng cường củng cố chính quyền và các tổ chức quần chúng vững mạnh. II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ III Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (đợt 2) được tiến hành sau đợt 2 của các đảng bộ cơ sở, do đó những quan điểm mới, những chủ trương, phương hướng, biện pháp và mục tiêu kinh tế - xã hội trong 3 năm (1983-1985) và những năm 1980 chưa được quán triệt và thể hiện đầy đủ trong các văn kiện của Đại hội Đảng bộ cơ sở. 65 Vì vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ III. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt một số việc theo các bước sau đây: Bước 1: Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh trong tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo ngành (thời gian từ ngày 1 đến 20-3-1983). + Đối với các huyện, thị: Bao gồm một số việc sau đây: - Tổ chức nghiên cứu, thảo luận và quán triệt tinh thần chỉ thị này và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III trong tập thể cấp ủy mở rộng đến các trưởng, phó ngành. - Chuẩn bị tài liệu, trưng tập cán bộ của các ngành kinh tế tổng hợp, giúp cấp ủy rà soát lại phương hướng sản xuất, bổ sung nhiệm vụ, tính toán điều chỉnh và bổ sung chỉ tiêu cho sát hợp, bảo đảm phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III và với một tinh thần tiến công cách mạng cao. - Chuẩn bị chương trình và các hình thức thích hợp để phát động một phong trào thi đua sôi nổi với một tinh thần và khí thế mới, trong toàn Đảng bộ bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, mở đầu quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của vụ sản xuất đông - xuân 1982-1983. - Sau khi tổ chức nghiên cứu, quán triệt và bổ sung các nhiệm vụ, chỉ tiêu, hoàn chỉnh đề án của Đảng bộ mình phải trực tiếp mang về báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy duyệt chính thức (vào cuối bước 1). + Đối với các ngành ở tỉnh: - Tổ chức nghiên cứu, thảo luận và quán triệt tinh thần Chỉ thị này và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III trong tập thể lãnh đạo ngành mở rộng đến các chánh, phó giám đốc, các công ty, xí nghiệp, trưởng phó phòng trực thuộc. - Chuẩn bị tài liệu, phân công cán bộ lãnh đạo và cán bộ giúp việc rà soát lại phương hướng nhiệm vụ, tính toán, điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu bảo đảm sát hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III. 66 - Đề ra được các bước đi, các biện pháp lớn của ngành nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên đề ra. Đồng thời đề ra những chủ trương biện pháp lớn để tích cực và có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ các huyện, thị phấn đấu hoàn thành các mục tiêu trên địa bàn các huyện, thị. - Toàn bộ đề án về phương hướng nhiệm vụ và các mục tiêu của các ngành của tỉnh cũng phải mang về báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy duyệt chính thức vào cuối bước 1. Bước 2: Triển khai việc quán triệt tinh thần Đại hội xuống cơ sở (thời gian từ 16-3 đến 15-4-1983). Bao gồm một số công việc chung cho các huyện, thị và các ngành của tỉnh. - Trước khi triển khai xuống cơ sở, phải tiến hành sơ kết lại tình hình tiến hành các công việc của bước 1 ở các huyện, thị, các ngành ở tỉnh như: quán triệt nghị quyết, rà soát, bổ sung các nhiệm vụ, chỉ tiêu, bước đi, biện pháp, v.v.. - Phân công cấp ủy lãnh đạo ngành và trưng tập cán bộ xuống giúp đỡ cơ sở (xã, hợp tác xã, xí nghiệp, công ty,...) triển khai nghị quyết Đại hội. Bao gồm một số việc: - Tổ chức nghiên cứu quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội trong Đảng và ngoài quần chúng. - Giúp đỡ cơ sở rà soát phương hướng nhiệm vụ, tính toán, bổ sung các chỉ tiêu, bảo đảm sát hợp với đề án của huyện, thị, ngành. - Củng cố cơ sở đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, hợp tác xã, xí nghiệp, công ty. - Phân công các đảng viên vào nắm giữ các nhiệm vụ cụ thể, thực sự đảng viên phải đi đầu trong việc phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội. - Phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các xí nghiệp, công - nông - lâm trường, hợp tác xã quyết tâm giành thắng lợi ngay từ bước đầu. 67 III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VIỆC QUÁN TRIỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ III 1- Để rút kinh nghiệm triển khai tốt việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chọn 2 huyện Yên Bình, Bắc Hà và Sở Nông nghiệp làm trước một bước và giao cho các ban của Đảng, các ngành kinh tế tổng hợp của tỉnh trực tiếp cử cán bộ theo dõi và giúp đỡ huyện Yên Bình, Bắc Hà và Sở Nông nghiệp. Thời gian phải đảm bảo hết tháng 3-1983 phải xong cả 2 bước. 2- Giao cho Đảng đoàn chính quyền và các ban của Đảng, các ngành kinh tế tổng hợp của tỉnh trực tiếp theo dõi hướng dẫn và có trách nhiệm giúp đỡ các huyện, thị làm tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, tổng hợp tình hình, bổ sung phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu,… thường xuyên báo cáo về Thường trực Tỉnh ủy theo thời gian quy định của các bước trên đây. 3- Để việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III đạt kết quả tốt. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Đảng đoàn chính quyền cùng với các ngành có liên quan nghiên cứu chương trình, nội dung, hình thức, biện pháp thật phong phú, nhằm tổ chức tốt phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III. Chỉ thị này có giá trị suốt trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III. Yêu cầu các cấp, các ngành nghiên cứu kỹ và chấp hành nghiêm chỉnh những nội dung trên đây. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BÍ THƯ HÀ THIẾT HÙNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 68 BÁO CÁO CỦA TỈNH ỦY HOÀNG LIÊN SƠN Số 01-BC/TU, ngày 12-3-1983 Về một số vấn đề trong công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ 1. Kết quả phân loại đảng viên, qua đợt sinh hoạt chính trị và tổng kết công tác phát thẻ đảng viên Tổng số đảng viên toàn tỉnh: 27.348. Số được phân loại: 22.589 (còn 2 đảng bộ báo cáo chưa đầy đủ nên chưa tổng hợp được). - Số đủ tư cách: 21.679 bằng 95,8%. - Số người phải đưa ra ngoài: 201 bằng 0,8%. Trong đó: + Không đủ tư cách để lại quá lâu là 35 người. + Số phát thẻ đúng nhưng sau mới phạm sai lầm 154 người. - Số phải tiếp tục xem xét: 707 người bằng 3,1%. 2. Về phát thẻ đảng viên - Đến hết năm 1982 đã phát thẻ cho 26.126 đảng viên. Trong đó: Thẻ đảng viên chính thức 24.539. Thẻ đảng viên dự bị: 1.587. - Số liệu tổng hợp chưa đầy đủ 3 năm 1980-1981-1982 đã đưa ra khỏi Đảng là: 1.245 người. - Số đảng viên tiếp tục xem xét để kết luận về tư cách (theo báo cáo của 19/21 đơn vị trực thuộc) là 709 đồng chí. 69 3. Về kiểm tra kết quả công tác tổng kết phát thẻ đảng viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo trước 5 cơ sở tiến hành kiểm tra tổng kết công tác phát thẻ đảng viên, gồm 2 đảng bộ xã (một loại vững mạnh, một loại yếu), một đảng bộ lâm trường (loại khá), một đảng bộ xí nghiệp công nghiệp (loại vững mạnh, trong sạch) và đảng bộ thuộc ngành lưu thông phân phối (loại khá). - Tổng số đảng viên 5 cơ sở kiểm tra: 310 đồng chí. - Số đảng viên qua kiểm tra kết luận không còn đủ tư cách đảng viên nữa đưa ra khỏi Đảng 14 người (số này trước kiểm tra cơ sở một số đang xem xét, và một số đã kết luận đủ tư cách đảng viên). - Số phải xem xét thêm để kết luận tư cách đảng viên là: 3 đồng chí. Việc kiểm tra này Tỉnh ủy đã báo cáo chi tiết gửi Ban Bí thư. Đến nay các huyện, thị đã tiến hành triển khai ở Đảng bộ mình. Xin tổng hợp kết quả báo cáo tiếp Ban Bí thư sau. 4. Nhận xét đánh giá về bí thư, chủ tịch huyện, thị xã kiện toàn sau đại hội a) Về bí thư: 17 đồng chí bí thư huyện, thị xã, phần đông tuổi trên dưới 50 tuổi, 3 đồng chí tuổi 55 - 56, 2 đồng chí dưới 40 tuổi, 10 đồng chí có trình độ văn hóa hết cấp III, 8 đồng chí có trình độ đại học về kinh tế và kỹ thuật đều học xong trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Nhìn chung các đồng chí đều có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ trong đó 11 đồng chí khả năng hoàn thành tốt. Có 3 đồng chí tuổi cao, sức yếu cần nghỉ hưu, thì hai đồng chí có người thay thế, 1 đồng chí chưa có người thay. Một đồng chí năng lực hạn chế, hoàn thành nhiệm vụ khó khăn (Bí thư huyện Trạm Tấu). b) Về chủ tịch: 17 chủ tịch huyện, thị xã, có 15 đồng chí tuổi dưới 50, 1 đồng chí 51 tuổ; 1 đồng chí 56 tuổi; 3 đồng chí dưới tuổi 40; 10 đồng chí có trình độ trung cấp, đại học kinh tế kỹ thuật và nghiệp vụ, đều học xong chương trình lý luận trung cấp. 70 Có 9 đồng chí có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ và 3 đồng chí tuổi trẻ mới tham gia khóa này có triển vọng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, 4 đồng chí khả năng hoàn thành nhiệm vụ, 1 đồng chí năng lực hạn chế, hoàn thành nhiệm vụ có nhiều khó khăn, nay đã có người thay. Trong 17 chủ tịch có 1 đồng chí tuy khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuổi cao, sức khỏe lại ở huyện tuyến I, nên sắp tới sẽ để nghỉ hưu, đã có người thay thế. Một điểm đáng chú ý là vừa qua thực hiện Chỉ thị số 02 của Ban Bí thư thì chủ tịch huyện không thuộc cơ cấu phó bí thư huyện ủy mà chỉ tham gia Thường vụ. Do đó các đồng chí chủ tịch huyện là phó bí thư nay xuống Thường vụ. Tuy bề ngoài tỏ ra thông suốt nhưng thực tế trong tâm tư có suy nghĩ thiếu phấn khởi, nhất là ở những huyện vừa qua ta đưa một số đồng chí vào cương vị phó bí thư kinh tế, những đồng chí này từ trước đến nay đều ở tầm cỡ dưới đồng chí chủ tịch, nay đồng chí chủ tịch xuống vị trí Thường vụ, đồng chí kia lên vị trí phó bí thư, do đó đồng chí chủ tịch không ở vị trí Thường trực của Huyện ủy nữa nên việc bàn bạc chỉ đạo công tác so với trước gặp khó khăn. Vậy đề nghị Trung ương nghiên cứu lại vấn đề này. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 71 QUYẾT NGHỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 47-QN/TU, ngày 12-3-1983 Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra của Huyện ủy Trạm Tấu - Căn cứ Điều 38 Chương VI của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Xét Biên bản hội nghị ngày 2-10-1982 của Ban Chấp hành Huyện ủy huyện Trạm Tấu bầu cử Ủy ban Kiểm tra; - Xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ: Điều 1: Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu gồm 3 đồng chí: - Phạm Duy Khương, Trưởng ban - Trần Sét, Ủy viên - Lò Văn Phương, Ủy viên. Điều 2: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trạm Tấu, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các đồng chí có tên trên (Điều 1) có trách nhiệm thi hành Quyết nghị này. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 72 QUYẾT NGHỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 48-QN/TU, ngày 12-3-1983 Về việc chuẩn y bổ sung Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy Lào Cai - Xét Biên bản bầu cử bổ sung Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai, ngày 10-2-1983; - Căn cứ vào Điều 16 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ: 1. Chuẩn y việc Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai bầu cử bổ sung Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ, gồm các đồng chí sau đây: 1- Hà Văn Hiền làm Phó Bí thư Thị ủy. 2- Nguyễn Văn Yên làm ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy. 2. Nhiệm vụ của 2 đồng chí do Ban Chấp hành phân công. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lào Cai và 2 đồng chí có tên trên thi hành Quyết nghị này. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 73 QUYẾT NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 49-QN/TU, ngày 12-3-1983 Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bát Xát - Căn cứ Điều 38 Chương VI của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Xét Biên bản hội nghị ngày 25-9-1982 của Ban Chấp hành Huyện ủy huyện Bát Xát bầu cử Ủy ban Kiểm tra; - Xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ: Điều 1: Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bát Xát gồm 5 đồng chí: - Vũ Ngọc Trưởng, Trưởng ban - Nguyễn Đình Tửu, Ủy viên - Hứa Đình Lượng, Ủy viên - Nguyễn Đình Chiến, Ủy viên - Nguyễn Quang Chù, Ủy viên Điều 2: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bát Xát, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các đồng chí có tên trên (Điều 1) có trách nhiệm thi hành Quyết nghị này. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 74 QUYẾT NGHỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 50-QN/TU, ngày 12-3-1983 Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bảo Thắng - Căn cứ Điều 38 Chương VI của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Xét Biên bản hội nghị ngày 25-9-1982 của Ban Chấp hành Huyện ủy huyện Bảo Thắng bầu cử Ủy ban Kiểm tra; - Xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ: Điều 1: Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bảo Thắng gồm 5 đồng chí: - Nguyễn Bá Lại, Trưởng ban - Vũ Đức Số, Ủy viên - Đàm Xuân Tài, Ủy viên - Đoàn Hồng Kỳ, Ủy viên - Hoàng Văn Hầu, Ủy viên Điều 2: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Thắng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các đồng chí có tên trên (Điều 1) có trách nhiệm thi hành Quyết nghị này. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 75 QUYẾT NGHỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 51-QN/TU, ngày 12-3-1983 Chuẩn y việc bầu cử Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Yên Bái - Xét Biên bản bầu cử Bí thư Thị ủy của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Yên Bái, ngày 11-1-1983; - Căn cứ vào Điều 16 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ: 1. Chuẩn y việc Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Yên Bái bầu đồng chí Nguyễn Viết Hội làm Bí thư Đảng bộ thị xã Yên Bái. 2. Nhiệm vụ cụ thể của đồng chí Hội do Điều lệ Đảng quy định và do Ban Chấp hành phân công. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Yên Bái và đồng chí Nguyễn Viết Hội căn cứ Quyết nghị thi hành. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÓ BÍ THƯ KIỀU VIỆT NGUYÊN Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 76 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 01-QN/TU, ngày 13-3-1983 Về việc tặng bức trướng cho báo Hoàng Liên Sơn - Xét thành tích thi đua của báo Hoàng Liên Sơn trong 20 năm (1963-1983); - Theo đề nghị của Ban Biên tập báo Hoàng Liên Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, QUYẾT NGHỊ: Điều 1: Tặng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân, viên chức báo Hoàng Liên Sơn một bức trướng của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh (khổ 0,80 m x 1,20 m) mang dòng chữ: “Nêu cao truyền thống, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng” (lời Hồ Chủ tịch), vì đã có thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm vụ công tác báo chí của Đảng bộ tỉnh trong 20 năm qua (1963-1983). Điều 2: Ban Thi đua khen thưởng cấp kinh phí và tiền thưởng kèm theo bức trướng. Điều 3: Cơ quan báo chí Hoàng Liên Sơn, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy chiểu Quyết nghị thi hành. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BÍ THƯ HÀ THIẾT HÙNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 77 THÔNG TRI CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Số 02/TT-TU, ngày 16-3-1983 Về việc chỉ đạo Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V Căn cứ vào yêu cầu của phong trào công nhân, viên chức và hoạt động công đoàn trước tình hình nhiệm vụ mới, Ban Bí thư Trung ương đã có chủ trương cho Công đoàn Việt Nam tổ chức Đại hội Công đoàn toàn quốc vào đầu quý IV năm 1983. Tổng Công đoàn Việt Nam đã có kế hoạch hướng dẫn Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn toàn quốc, để thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn quyết định cho Công đoàn tỉnh mở Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ III vào đầu tháng 7-1983. Đại hội Công đoàn các cấp trong tỉnh lần này phải đạt yêu cầu: - Phát động được phong trào cách mạng trong công nhân, viên chức, khắc phục khó khăn đi đầu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1983 và các nhiệm vụ chính trị khác do nghị quyết của các cấp ủy Đảng đề ra. - Thông qua Đại hội kiện toàn được hệ thống tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp công đoàn. - Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng chỉ đạo chặt chẽ Đại hội Công đoàn các cấp, tạo điều kiện cho công đoàn chuẩn 78