🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 12 (1980 - 1982)
Ebooks
Nhóm Zalo
VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TOÀN TẬP
12
(1980 - 1982)
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI
VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TOÀN TẬP
12
(1980 – 1982)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI - 2016
HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN
Nguyễn Văn Vịnh Chủ tịch Hội đồng Doãn Văn Hưởng Phó chủ tịch Hội đồng Phạm Văn Cường Uỷ viên Hội đồng Cao Đức Hải Uỷ viên Hội đồng Tạ Đình Bảng Uỷ viên Hội đồng Nguyễn Văn Hòa Uỷ viên Hội đồng Nguyễn Thanh Dương Uỷ viên Hội đồng Đặng Phi Vân Uỷ viên Hội đồng Mai Đình Định Uỷ viên Hội đồng Lý Seo Dìn Uỷ viên Hội đồng Đinh Tiến Quân Uỷ viên Hội đồng Nguyễn Hữu Thể Uỷ viên Hội đồng Hầu A Lềnh Uỷ viên Hội đồng Hà Thị Nga Uỷ viên Hội đồng
CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BẢN THẢO
NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy
HÀ THỊ NGA Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ĐẶNG XUÂN PHONG Phó Bí thư Tỉnh ủy
5
BAN XÂY DỰNG BẢN THẢO
ĐỖ TRƯỜNG SƠN Trưởng ban
NGUYỄN VĂN PHÚC Phó Trưởng ban Thường trực ĐỖ VĂN LƯỢC Phó Trưởng ban NGUYỄN THỊ NGUYỀN Thư ký
ĐẶNG PHI VÂN Thành viên
LÝ SEO DÌN Thành viên
CAO ĐỨC HẢI Thành viên
LÝ THỊ VINH Thành viên
TRẦN VĂN TỎ Thành viên
NGUYỄN THỊ HẢI ANH Thành viên
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Thành viên
ĐÀO DUY THẮNG Thành viên
ĐỖ VIẾT LỢI Thành viên
ĐOÀN NGỌC TUYẾN Thành viên
NGUYỄN THỊ LOAN Thành viên
HOÀNG THỊ THANH THU Thành viên
NGUYỄN THỊ MINH Thành viên
NGUYỄN THÀNH NAM Thành viên
PHẠM THÀNH LONG Thành viên
NGUYỄN CAO SỸ Thành viên
ĐÀO ANH TUẤN Thành viên
6
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thực hiện theo Kế hoạch số 71- KH/TU, ngày 22-12-2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc xây dựng Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV. Ban Xây dựng bản thảo Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiến hành sưu tầm, xây dựng và xuất bản bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Đây là một bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị và giá trị khoa học, thực tiễn đánh dấu sự phát triển của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Bộ sách giúp các nhà nghiên cứu, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tiếp cận nguồn thông tin, tư liệu mang tính hệ thống, toàn diện về văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đảng bộ cơ sở, lịch sử địa phương, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần giáo dục lịch sử địa phương trong các trường phổ thông, các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các chi bộ, đảng bộ; thấy rõ sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và toàn diện trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua các giai đoạn cách mạng, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 12 (1980 - 1982) tập hợp các văn kiện do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1980 đến năm 1982 và được sắp xếp theo thời gian ban hành.
7
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên tập nhưng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.
Xin giới thiệu cuốn sách với các đồng chí và các bạn.
Tháng 4 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
8
LỜI GIỚI THIỆU
Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 12 phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ từ năm 1980 đến năm 1982. Trong thời gian này, tỉnh Hoàng Liên Sơn đứng trước những khó khăn to lớn: Sản xuất phát triển chậm, trì trệ, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp, các mặt của đời sống xã hội mất cân đối nghiêm trọng; sự rối loạn của thị trường, giá cả, sự thiếu hụt lương thực, thực phẩm đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân, nhất là những người làm công ăn lương.
Khó khăn, thách thức đòi hỏi Đảng bộ phải tăng cường sự lãnh đạo và quản lý kinh tế, tạo cho được bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao cảnh giác, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Đảng bộ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, tập trung vào các vấn đề ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh, đề cao cảnh giác, củng cố cấp huyện, xã; xây dựng tuyến phòng thủ biên giới; tập trung giải quyết nhiệm vụ cấp bách về kinh tế, xã hội; tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ II, lần thứ III; xây dựng các tổ chức đảng; cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là giải quyết vấn đề lương thực; thực hiện Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp.
Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân quán triệt, quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, phấn đấu tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy sản xuất, thực hành tiết kiệm, cải tiến phân
9
phối lưu thông, tổ chức lại sản xuất, giải quyết vấn đề lương thực, ổn định đời sống nhân dân.
Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 12 bao gồm các báo cáo, nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông báo... của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Mặc dù Ban Xây dựng bản thảo và Hội đồng Xuất bản đã hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 7 năm 2015
HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN
10
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
số 1417-QN/TU, ngày 1-9-1980
Về việc sáp nhập tổ chức cơ sở đảng
- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện tại;
- Xét đề nghị của Huyện ủy Bắc Hà ngày 25-7-1980; - Căn cứ vào Điều 11 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Chuẩn y sáp nhập Chi bộ cơ sở Lâm trường Si Ma Cai vào Đảng ủy cơ sở Lâm trường Lùng Phình thành 1 đảng bộ cơ sở lấy tên là Đảng bộ Lâm trường Lùng Phình trực thuộc Huyện ủy Bắc Hà.
Huyện ủy Bắc Hà có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ việc sáp nhập cơ sở, củng cố để sớm ổn định tổ chức cơ sở đảng.
2. Huyện ủy Bắc Hà, Đảng ủy Lâm trường Lùng Phình và Chi bộ Lâm trường Si Ma Cai căn cứ Quyết nghị thi hành.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
11
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 1418-QN/TU, ngày 1-9-1980
Về việc sáp nhập tổ chức cơ sở đảng
- Căn cứ vào nhiệm vụ lãnh đạo chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; - Xét đề nghị của Huyện ủy Sa Pa ngày 25-6-1980;
- Căn cứ vào Điều 11 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Chuẩn y sáp nhập Đảng ủy D7 Bộ đội biên phòng huyện Sa Pa và Đảng ủy Ban chỉ huy Quân sự huyện Sa Pa thành một đảng ủy cơ sở, lấy tên là Đảng ủy Ban chỉ huy Quân sự huyện Sa Pa. Đặt trực thuộc Huyện ủy Sa Pa.
Huyện ủy Sa Pa có nhiệm vụ chỉ đạo việc sáp nhập cơ sở sớm ổn định và thực hiện đúng nguyên tắc đó quy định.
2. Huyện ủy Sa Pa, Đảng ủy Ban chỉ huy Quân sự Sa Pa và Đảng ủy D7 Bộ đội biên phòng Sa Pa căn cứ Quyết nghị thi hành.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
12
THÔNG TRI
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 75-TT/TU, ngày 10- 9-1980
Hướng dẫn thảo luận báo cáo về tình hình và nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh tại Đại hội tỉnh lần thứ II
Để đạt chất lượng cao về nội dung Đại hội tỉnh và bớt thời gian tập trung họp ở tỉnh, các huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc họp trù bị theo đoàn đại biểu của mình để nghiên cứu, thảo luận và tham gia ý kiến vào bản báo cáo của Tỉnh ủy về tình hình và phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh tại Đại hội tỉnh.
Thời gian họp hội nghị trù bị ở huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc là 2 ngày (17 và 18-9-1980). Sau đó, cử đồng chí Thường trực cấp ủy đem biên bản báo cáo về Tỉnh ủy để phản ánh trực tiếp. Đoàn đại biểu cũng thu xếp để đi ngay về tỉnh họp Đại hội.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn mục đích, yêu cầu và nội dung cần tập trung thảo luận trong bản báo cáo của Tỉnh ủy như sau: 1. Về mục đích yêu cầu: Phải trên cơ sở nắm vững tinh thần của các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh ủy, cụ thể là các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, 5, 6 và Nghị quyết 26 của Trung ương, Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ I để đánh giá đầy đủ, đúng mức những thắng lợi đã đạt được trong mấy năm qua của Đảng bộ tỉnh ta, trên cơ sở thấy rõ các khó khăn (...), đồng thời, cần nghiêm túc thấy hết những khuyết điểm, nhược điểm tồn tại và nguyên nhân để tiếp tục sửa chữa và khắc phục. Trong các nguyên nhân tồn tại, chủ yếu
13
là kiểm điểm rõ nhận thức, tư tưởng, quan điểm, trách nhiệm của các cấp, các ngành (tỉnh, huyện, cơ sở) trước hết là của cấp mình, ngành mình trong việc quán triệt các nghị quyết, trong việc cụ thể hóa ở từng cấp từng ngành, đồng thời thẳng thắn, xây dựng, phê bình cấp trên, phê bình Tỉnh ủy.
Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức và đóng góp xây dựng phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh các năm 1980-1981-1982 của Tỉnh ủy dự thảo.
2. Những nội dung trọng tâm cần chú ý thảo luận và góp ý kiến: Báo cáo của Tỉnh ủy gồm ba phần và nêu toàn diện các lĩnh vực công tác, nhưng cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm và xoáy vào ba nhiệm vụ chủ yếu là: sản xuất và đời sống; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, bảo vệ trị an; xây dựng củng cố Đảng, chính quyền các đoàn thể quần chúng và công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Cần tập trung vào những điểm sau:
- Về sản xuất đời sống, trọng tâm là sản xuất lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, lưu thông phân phối (tiền hàng) công tác tổ chức và bảo đảm đời sống đi đối với hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị. Chú ý các mục tiêu phấn đấu và các biện pháp về chỉ đạo, tổ chức quản lý và thực hiện các chính sách, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
- Về chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ trị an, trọng tâm là: Nhận thức về âm mưu địch, về kẻ thù nguy hiểm (...), về cảnh giác cách mạng, tư tưởng tiến công và quyết thắng đối với mọi âm mưu địch. Trong nhiệm vụ, chú ý các công tác củng cố cơ sở vùng biên giới, xây dựng củng cố lực lượng vũ trang và an ninh, xây dựng các thế trận chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, phục vụ hậu cần tuyến I, công tác bảo vệ biên giới, nội địa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng các làng xã chiến đấu, huyện thành pháo đài chiến tranh nhân dân, công tác chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, loại trừ bạo loạn, công tác đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực…
14
- Xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, các đoàn thể, nhất là hàng ngũ đảng viên, các bộ cốt cán cơ sở, trọng yếu là vùng cao, biên giới, các trọng điểm khác trong tỉnh. Chú ý vấn đề xây dựng và phân cấp cho huyện, vấn đề tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, những tư tưởng lệch lạc trong cán bộ, đảng viên, quần chúng cần khắc phục.
3. Phương pháp thảo luận và bổ sung ý kiến: Đọc toàn bộ văn bản dự thảo báo cáo của Tỉnh ủy, sau đó nêu các điểm trọng tâm để thảo luận, lấy ý kiến bổ sung, không nên đi vào các vấn đề vụn vặt, chi tiết và những vấn đề không đúng với yêu cầu nhiệm vụ của Đại hội tỉnh quyết định.
Phải căn cứ vào nội dung đã dự thảo trong báo cáo của Tỉnh ủy để thảo luận. Những vấn đề gì đã nhất trí với dự thảo báo cáo rồi thì không cần phân tích nhiều; chủ yếu chỉ bổ sung những vấn đề mà trong báo cáo chưa đề ra hoặc đề ra chưa rõ, chưa đúng, nói chung nên có sự thảo luận, trao đổi đi đến nhất trí chung, nhưng cũng không gò bó và cần tôn trọng các ý kiến của từng đồng chí phát biểu trong thảo luận.
Các ý kiến bổ sung báo cáo cần ghi rõ vào biên bản báo cáo, ghi rõ số người tham gia ý kiến, mỗi ý kiến bổ sung đó là của mấy đồng chí góp vào. Biên bản này, ngày 19-9-1980 đồng chí Trưởng đoàn sẽ đem lên Tỉnh ủy báo cáo phản ánh trực tiếp để Tỉnh ủy tổng hợp và chỉnh lý lại bản báo cáo chính thức của Tỉnh ủy trước Đại hội tỉnh.
4. Cần chuẩn bị khí thế cho Đại hội ngay từ cuộc họp trù bị này với nhiệm vụ là đoàn kết, quyết thắng trong mọi tình hình, trên mọi nhiệm vụ của Đảng bộ.
Căn cứ nội dung hướng dẫn trên các huyện ủy, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc nghiên cứu thực hiện và bảo đảm thời gian như đã quy định trên.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
15
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 1428-QN/TU, ngày 11-9-1980
Chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra huyện Bát Xát
- Căn cứ vào Điều 38 Chương VI của Điều lệ Đảng;
- Căn cứ vào Báo cáo số 01- BC, ngày 31-3-1980 của Ủy ban Kiểm tra huyện Bát Xát và căn cứ đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy về việc chuẩn y danh sách Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bát Xát,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Chuẩn y danh sách ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bát Xát gồm 5 đồng chí:
- Vũ Ngọc Trưởng, Trưởng ban
- Trương Hùng, Phó ban
- Vũ Ngọc Quang, Ủy viên
- Nguyễn Đình Tửu, Ủy viên
- Nguyễn Thanh Xuân, Ủy viên.
2. Ban Thường vụ Huyện ủy Bát Xát, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các đồng chí có tên trên thi hành Quyết nghị này.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
16
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 1430-QN/TU, ngày 12-9-1980
Về việc chuyển giao đại biểu đi dự Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II
- Căn cứ vào Điều 14 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định về việc bầu cử đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ các cấp của Đảng;
- Do yêu cầu công tác tỉnh điều động cán bộ từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan, đơn vị khác;
- Căn cứ vào Công văn số 1257-TC/TW, ngày 17-7-1980 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng trả lời Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn về một số vấn đề tư cách đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Chuyển đồng chí Hà Viên, nguyên Chính trị viên Huyện đội Văn Chấn, hiện nay là Chính trị viên Huyện đội Bát Xát, đã được Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn bầu làm đại biểu chính thức trong đoàn đại biểu Văn Chấn đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II, nay chuyển sang đoàn đại biểu của Đảng bộ huyện Bát Xát làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II.
17
2. Huyện ủy Văn Chấn có trách nhiệm bàn giao, Huyện ủy Bát Xát tiếp nhận đại biểu có tên trên đây, số đại biểu của đoàn Văn Chấn giảm đi, nhưng không phải bầu thêm.
3. Đảng bộ huyện Văn Chấn, huyện Bát Xát và đồng chí Hà Viên chiểu Quyết nghị thi hành.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
18
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 1430-QN/TU, ngày 12-9-1980
Về việc hợp nhất hai đoàn đại biểu
Đảng bộ Công an vũ trang (cũ)
và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thành một đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II
- Căn cứ vào Điều 14 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định về việc bầu cử đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ các cấp của Đảng;
- Căn cứ Quyết định của Trung ương, sáp nhập lực lượng Công an nhân dân vũ trang với lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam; - Căn cứ vào Công văn số 1257-TC/TW, ngày 17-7-1980 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng trả lời Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn về một số vấn đề tư cách đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Hợp nhất hai đoàn đại biểu Đảng bộ Công an nhân dân vũ trang (cũ) (trừ các đồng chí đại biểu đã chuyển đi đảng bộ khác) với đoàn đại biểu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn thành đoàn đại biểu “Đảng bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh” đi dự Đại hội Đảng tỉnh lần thứ II.
19
2. Các đại biểu được Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an nhân dân vũ trang (cũ) và Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh bầu ra để đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh (cả đại biểu chính thức và dự khuyết) đều là thành viên trong đoàn đại biểu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II.
3. Đảng bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các đồng chí đại biểu của Đảng bộ Công an nhân dân vũ trang (cũ), các đồng chí đại biểu Đảng bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chiểu Quyết nghị thi hành.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
20
KẾ HOẠCH CỦA TỈNH ỦY
Số 08-KH/TU, ngày 19- 9-1980
Tiến hành đợt sinh hoạt chính trị
quán triệt thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ II
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ II trong khí thế đoàn kết tin tưởng đã thành công rực rỡ, Đại hội đã kiểm điểm tình hình mọi mặt trong tỉnh từ Đại hội lần thứ I tháng 4 - 1977 tới nay và quyết định phương hướng nhiệm vụ của tỉnh từ nay đến năm 1982. Đại hội đã bầu cử ra Ban Chấp hành mới của Tỉnh Đảng bộ.
Tin tưởng, phấn khởi trước thành công rực rỡ của Đại hội chúng ta tiến hành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng từ trong Đảng ra ngoài nhân dân, theo kế hoạch sau đây:
I. Mục đích, ý nghĩa của đợt sinh hoạt chính trị
- Làm cho toàn Đảng bộ và quân dân các dân tộc trong tỉnh quán triệt sâu sắc nội dung nghị quyết Đại hội. Dân chủ thảo luận và đi tới nhất trí cao với Đại hội về đánh giá tình hình từ Đại hội lần thứ I tháng 4 - 1977 đến nay và phương án nhiệm vụ của tỉnh từ nay đến năm 1982.
- Tạo nên khí thế phấn khởi, hồ hởi, tin tưởng và quyết tâm tìm mọi biện pháp phấn đấu hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội, có
21
kế hoạch cụ thể từng bước, từng thời gian triển khai thực hiện nghị quyết trở thành hiện thực sinh động.
- Phát động các đợt thi đua sôi nổi hoàn thành tốt những nhiệm vụ quý IV năm 1980 và đông - xuân năm 1980-1981 để chào mừng thắng lợi của Đại hội.
II. Nội dung đợt sinh hoạt chính trị
1. Quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ II (Dựa theo đề cương tuyên truyền về nội dung của Đại hội do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn biên soạn gửi tới các cơ sở trong toàn tỉnh).
- Nghe giới thiệu và trao đổi thảo luận để quán triệt những nội dung sau đây:
a) Thấy rõ thuận lợi, khó khăn những thành tích và nguyên nhân thắng lợi của Đảng bộ và quân dân các dân tộc trong tỉnh từ năm 1977 đến nay trên các mặt: Những thành tích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa, bảo đảm đời sống nhân dân, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường lực lượng quốc phòng, an ninh (...). Những thành tích trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân các dân tộc.
b) Thấy rõ những khuyết điểm, nhược điểm của phong trào chung trong tỉnh trên các mặt: Kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Nguyên nhân những tồn tại khuyết điểm đó.
c) Nhận rõ phương hướng nhiệm vụ năm 1980 và hai năm 1981- 1982, cụ thể là:
- Hiểu rõ những đặc điểm tình hình cách mạng hiện nay trong cả nước, trên thế giới và những đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh nhà hiện nay.
22
- Hiểu rõ phương hướng nhiệm vụ của tỉnh Hoàng Liên Sơn trong năm 1980 và các năm 1981-1982.
- Đặc biệt là quán triệt sâu sắc về những chỉ tiêu chủ yếu, những chủ trương, biện pháp lớn trên các mặt hoạt động.
2. Trên tinh thần nghị quyết Đại hội, vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương, ngành, thảo luận, bàn bạc cụ thể những nhiệm vụ của địa phương, ngành trong những năm tới và những nhiệm vụ trước mắt của địa phương, ngành, biện pháp để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội trong nhiệm vụ của địa phương, của ngành.
3. Phát động một đợt thi đua ngắn từ nay đến hết năm 1980 hoàn thành tốt những nhiệm vụ quý IV và cả năm 1980 chuẩn bị đông - xuân 1981 và kế hoạch quý I năm 1981 để thiết thực chào mừng thắng lợi của Đại hội.
III. Cách tiến hành đợt sinh hoạt chính trị
Các đoàn đại biểu của các huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc tỉnh, sau khi dự Đại hội tỉnh về tổ chức ngay míttinh ở cơ sở huyện thị, và các ngành để chào mừng thành công của Đại hội và tổ chức báo cáo kết quả Đại hội, bồi dưỡng báo cáo viên để triển khai đợt sinh hoạt chính trị tại các cơ sở.
Bố trí báo cáo viên, cán bộ tăng cường xuống các cơ sở, phân phối nhanh tài liệu sinh hoạt chính trị cho các cơ sở.
Ở các cơ sở:
- Chuẩn bị chu đáo cho các đợt sinh hoạt chính trị, cụ thể là: + Căn cứ vào nghị quyết Đại hội, vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương, cơ sở mình đề ra những nhiệm vụ từ nay đến hết năm 1980; họp Thường vụ để thông qua và phân công các đồng chí trong cấp ủy chuẩn bị các mặt cho đợt sinh hoạt chính trị.
+ Bàn kế hoạch triển khai đợt sinh hoạt chính trị ở cơ sở. - Trình tự tiến hành đợt sinh hoạt chính trị ở cơ sở:
+ Sinh hoạt chính trị trong chi bộ trước. Sau khi tiến hành sinh
23
hoạt chính trị trong chi bộ xong, thì phân công đảng viên tuyên truyền cho quần chúng nghị quyết Đại hội và nghị quyết của các cấp ủy địa phương về chương trình hành động chào mừng Đại hội trong cán bộ xã, trong các hợp tác xã, các thôn, bản, trong các đoàn thể.
+ Tổ chức sinh hoạt chính trị trong nhân dân tiến hành theo đơn vị đội sản xuất. Tiến hành trong 4 buổi:
+ Nghe giới thiệu nghị quyết Đại hội (1 buổi).
Thảo luận 2 buổi (1 buổi thảo luận phân tích đánh giá tình hình, 1 buổi thảo luận phần phương hướng nhiệm vụ).
+ Bàn nhiệm vụ cụ thể và phát động thi đua (1 buổi). Đợt sinh hoạt chính trị này tiến hành từ đầu tháng 10-1980 đến hết tháng 10-1980.
Các huyện, thị, các Đảng ủy trực thuộc tỉnh báo cáo kết quả đợt sinh hoạt chính trị về Ban Tuyên giáo Tỉnh, để Ban Tuyên giáo Tỉnh tổng hợp báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
24
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
Của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II
- Thời gian họp chính thức: 3 ngày (từ ngày 22 đến 24-9-1980). - Họp trù bị chung: 1/2 ngày (chiều 21-9-1980)
Chiều 21-9-1980: Họp trù bị chung, tiến hành các việc: 1. Cử Đoàn Chủ tịch.
2. Cử đoàn thư ký.
3. Cử Ban thẩm tra tư cách đại biểu.
4. Thông qua chương trình làm việc của Đại hội.
5. Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo về nhân sự đại biểu Đại hội.
6. Phổ biến nội quy Đại hội.
7. Sau hội nghị trù bị chung, Đoàn Chủ tịch hội ý công việc lãnh đạo hội nghị.
Tối: Chiếu phim.
Ngày 22-9-1980:
+ Sáng khai mạc Đại hội:
- Chào cờ (có Quốc tế ca, Quốc ca, lãnh tụ ca).
- Mặc niệm (cử nhạc mặc niệm).
- Tuyên bố lý do và giới thiệu Đại hội (đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, Phó Bí thư Tỉnh ủy).
- Đọc lời khai mạc Đại hội (đồng chí Dương Việt Tiến, Bíthư Tỉnh ủy). - Đồng chí đại diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương phát biểu ý kiến chỉ thị cho Đại hội.
25
- Đoàn Chủ tịch đáp từ (đồng chí Dương Việt Tiến, Bí thư Tỉnh ủy). + Chiều:
- Đọc báo cáo của Tỉnh ủy về tình hình và phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ (đồng chí Dương Việt Tiến, Bí thư Tỉnh ủy). - Các đại biểu Đảng bộ phát biểu ý kiến chào mừng Đại hội. - Đoàn Chủ tịch đáp từ các Đảng bộ bạn (đồng chí Dương Việt Tiến). + Tối: Xem biểu diễn văn nghệ.
Ngày 23-9-1980:
+ Sáng: Phát biểu ý kiến tại Hội trường.
+ Chiều: Đọc thông qua và phát biểu Nghị quyết của Đại hội (đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc).
- Báo cáo tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, nguyên tắc bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II (đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, thay mặt Đoàn Chủ tịch báo cáo).
- Biểu quyết số lượng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II. - Từng đoàn đại biểu trao đổi mạn đàm.
+ Tối: Tiếp tục trao đổi mạn đàm.
Ngày 24-9-1980:
+ Sáng:
- Tiến hành bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II. - Ứng cử, đề cử giới thiệu danh sách bầu cử.
- Cử Ban kiểm phiếu và báo cáo nguyên tắc thể lệ bầu cử. - Bỏ phiếu kín.
+ Chiều:
- Bầu tiếp vòng 2 (số ủy viên dự khuyết), nếu chưa xong buổi sáng và công bố kết quả bầu cử.
- Thông qua điện văn của Đại hội gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đọc lời bế mạc Đại hội (đồng chí Dương Việt Tiến thay mặt Đoàn Chủ tịch).
- Chào cờ kết thúc Đại hội.
26
Thời gian làm việc hằng ngày
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. + Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ. + Buổi tối: Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ 30.
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
27
DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐẠI HỘI
ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II
ĐẢNG BỘ TỈNH HOÀNG LIÊN SƠN
Từ ngày 22-9-1980 đến 24-9-1980
(Do đồng chí Dương Việt Tiến, Bí thư Tỉnh ủy đọc)
Kính thưa đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Kính thưa đồng chí Vũ Lập, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân khu ủy, Tư lệnh Quân khu II,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các Ban Trung ương Đảng,
Kính thưa các đồng chí đại biểu Đảng bộ bạn và tỉnh bạn, Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,
Thưa toàn thể Đại hội!
Thực hiện Điều lệ của Đảng và thi hành Chỉ thị 55 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chúng ta đã tiến hành đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ: mở Đại hội ba cấp.
Hôm nay, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng bộ tỉnh ta chính thức khai mạc. Trong giờ phút trọng thể, với niềm hân hoan, phấn khởi, toàn thể Đại hội chúng ta nhiệt liệt chào mừng đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ về dự và trực tiếp chỉ đạo Đại hội (vỗ tay).
28
Nhân dịp này, chúng ta xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và niềm tin tưởng tuyệt đối của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hoàng Liên Sơn đối với sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn kính mến (vỗ tay).
Đại hội chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của đồng chí Vũ Lập, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân khu ủy, Tư lệnh Quân khu II tới dự.
Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí đại diện các ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Kiểm tra, Dân tộc Trung ương về dự, theo dõi, giúp đỡ và cổ vũ Đại hội.
Chúng ta vui mừng được đón tiếp đại biểu Đảng bộ tỉnh bạn là đồng chí Hoàng Quy, Bí thư tỉnh Vĩnh Phú, người cùng chung nhiệm vụ và trách nhiệm đã từng chi viện, giúp đỡ cả về người và của đối với Đảng bộ chúng ta.
Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh đại diện Binh đoàn bộ đội chủ lực, do đồng chí Đặng Hữu Lộc, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh đã dự Đại hội với chúng ta.
Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt đông đủ các đồng chí đại biểu của tất cả các Đảng bộ trong tỉnh về dự Đại hội. Thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa toàn thể Đại hội!
Từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ I tới nay, trên phạm vi cả nước, cũng như riêng tỉnh ta đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Đảng bộ tỉnh ta là một trong những Đảng bộ đứng ở tuyến đầu Tổ quốc (...). Chúng ta có trách nhiệm vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vừa đẩy mạnh nhịp độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Dưới ánh sáng các nghị quyết của Trung ương Đảng, tập trung sức thực hiện tốt ba nhiệm vụ: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống của nhân dân; tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội; sản xuất nhiều hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, làm tốt công tác lưu
29
thông phân phối, tại Đại hội này, chúng ta sẽ kiểm điểm, đánh giá một cách nghiêm túc về những công việc đã làm từ năm 1977 đến nay. Từ đó, rút ra những ưu điểm, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân thắng lợi để phát huy, kiên quyết khắc phục nhược, khuyết điểm, nhất là
những nguyên nhân thuộc về chủ quan của chúng ta. Đối với phương hướng và nhiệm vụ năm 1980 và 2 năm 1981- 1982 chúng ta chú ý toàn diện, cân đối. Song, đặc biệt cần quan tâm đến ba nhiệm vụ chủ yếu gắn bó với nhau là: Đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống, gắn chặt với sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ trị an, với xây dựng, củng cố Đảng và các tổ chức trong sạch, vững mạnh. Trong nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, chúng ta cần chú ý đến công tác xây dựng tuyến phòng thủ thật vững chắc; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, toàn diện, xây dựng lực lượng và sẵn sàng chiến đấu thắng lợi, coi trọng xây dựng cả ba thứ quân, nhất là bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và lực lượng an ninh nhân dân, đồng thời bảo đảm đoàn kết mỗi lực lượng, đoàn kết quân dân, giữ gìn bí mật, nêu cao cảnh giác, chống chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp của địch. Về kinh tế, chúng ta chú ý tập trung đến ý kiến đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế công - nông - lâm nghiệp của tỉnh ta một cách toàn diện, với các mục tiêu kế hoạch tiên tiến và vững chắc. Trong công tác bảo đảm đời sống nhân dân, trọng tâm trước hết là làm thế nào để có nhiều lương thực, thực phẩm. Quá trình đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, chúng ta phải coi trọng việc khai thác, phát huy khả năng lao động và đất đai tài nguyên sẵn có cùng những tiềm năng của địa phương, biến nguồn nguyên liệu giàu có và phong phú trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu địa phương và góp phần vào việc cung cấp cho nền kinh tế chung. Biết phát huy thế mạnh của địa phương, trong quản lý, biết nắm vững chuyên chính vô sản, kết hợp sinh động các biện pháp giáo dục hành chính và kinh tế, vận dụng ba lợi ích, đi sâu cụ thể, có sáng tạo, lại được sự lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của Trung ương, sự hỗ trợ của tỉnh bạn, chúng
30
ta tin tưởng rằng nhất định từng bước sẽ đưa Hoàng Liên Sơn trở thành một tỉnh giàu mạnh.
Trong công tác củng cố cơ sở, trước hết cần tập trung vào các biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch và vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn diện và thắng lợi mọi nhiệm vụ ở cơ sở. Đồng thời chúng ta cần củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, xây dựng đội ngũ cán bộ và lực lượng nòng cốt đủ sức biến mỗi thôn, bản, làng, xã của chúng ta thành pháo đài xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc vững mạnh.
Thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa toàn thể Đại hội!
Các đồng chí đại biểu về dự Đại hội là những người tiêu biểu, đại diện cho các Đảng bộ trong tỉnh. Với thời gian hết sức khẩn trương, chúng tôi tin rằng các đồng chí sẽ dồn hết tâm trí, tinh thần và nghị lực vào việc bàn bạc, đề xuất và quyết đáp các vấn đề trọng đại với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, quyết giành thắng lợi cho Đại hội. Nhất định mỗi đại biểu của Đại hội sẽ làm việc thật xứng đáng với sự tín nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương, sự giúp đỡ hướng dẫn của các Ban Trung ương và của Quân ủy Quân khu II, với niềm tin hướng về Đại hội của quân – dân trong toàn tỉnh, Đại hội chúng ta nhất định sẽ hoàn thành trọng trách của mình một cách tốt đẹp.
Tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
31
BIÊN BẢN
Ngày 24-9-1980
Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Hoàng Liên Sơn lần thứ II
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ II họp từ ngày 22 đến 24-9-1980.
Ngày 24-9-1980 Đại hội đã tiến hành bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II.
1- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác của tỉnh trong thời gian tới, Đại hội đã nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn cơ cấu, Tỉnh ủy theo tinh thần Chỉ thị số 55 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đại hội đã nhất trí biểu quyết số lượng cấp ủy viên trong Ban Chấp hành mới của Đảng bộ, là 45 đồng chí trong đó có 43 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.
Sau khi quyết định số lượng Ban Chấp hành Tỉnh ủy, tại hội trường, đã tiến hành ứng cử, đề cử các đồng chí vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy khóa II, gồm:
1. Bùi Hữu Bỉnh
2. Đỗ Khắc Cương 3. Dương Xuân Cương 4. Lê Văn Cung
5. Lê Cư
6. Hoàng Chúng
7. Nguyễn Đình Dương 8. Hoàng Hồng Dương 9. Hán Văn Đô
10. Nguyễn Quý Đăng
32
11. Sa Văn Đá
12. Lương Quyết Định 13. Phan Văn Giới 14. Hà Thiết Hùng 15. Nguyễn Ngọc Hỗ 16. Hà Hữu Hỗ
17. Bàn A Hàn
18. Vi Thị Hóa
19. Bùi Mạnh Hùng 20. Lê Huy Hợp
21. Trần Văn Hào
22. Phàn Thi Hoa
23. Tiêu Đức Hội
24. Nông Thị Kim Hồng 25. Phạm Kham
26. Lê Khay
27. Vũ Gia Khoa
Ngô Đình Kính 28. Hà Đình Khiêm 29. Nguyễn Văn Kỷ 30. Trần Lục
31. Lê Lưu Lộc
32. Trần Đức Minh
33. Kiều Việt Nguyên 34. Bùi Năng
35. Phạm Đình Nhương 36. Hoàng Kim Phấn 37. Tráng A Pao
38. Giàng A Páo
39. Lương Phú
40. Hoàng Đình Quốc 41. Lê Như Sửu
42. Đỗ Viết Sính
43. Vũ Văn Sửu
44. Giàng Sáy Sinh 45. Dương Việt Tiến 46. Lê Đình Tịch
47. Nguyễn Đình Túc 48. Nguyễn Xuân Tư 49. Lý Trung Thuộc 50. Nguyễn Văn Tung 51. Đỗ Văn Tuế
52. Nông Văn Thin 53. Nguyễn Đức Thăng 54. Nguyễn Ngọc Xá 55. Nguyễn Đức Xuyên
33
Căn cứ vào số lượng tiêu chuẩn, cơ cấu tại Đại hội đã phát huy dân chủ để lựa chọn bầu cử đồng chí đủ đức tài vào Ban Chấp hành của Đảng bộ.
Tiến hành bầu cử:
1. Phạm Kiểm Làm Trưởng ban
2. Hà Phú An Ủy viên
3. Nguyễn Văn Thùy Ủy viên
4. Nguyễn Văn Ca Ủy viên
5. Trần Quốc Túy Ủy viên
6. Vũ Đăng Khoa Ủy viên
7. Trần Văn Luân Ủy viên
8. Nguyễn Quang Chiểu Ủy viên
9. Lương Xuân Màu Ủy viên
10. Trần Ngọc Tín Ủy viên
11. Đinh Nhân Ủy viên
12. Tạ Gia Thoại Ủy viên
13. Hoàng Minh Sách Ủy viên
14. Trần Hứu Sức Ủy viên
15. Nguyễn Hữu Tác Ủy viên
16. Nguyễn Hợi Ủy viên
17. Hoàng Hà Ủy viên
18. Nguyễn Văn Tích Ủy viên
19. Phạm Xuân Thành Ủy viên
Ban Kiểm phiếu đã hướng dẫn các nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bầu cử trong Đảng.
Đại hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu cử 43 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành.
- Tổng số đại biểu chính thức lúc bầu 301 đại biểu
- Tổng số phiếu bầu phát ra 301 phiếu
- Tổng số phiếu bầu thu về 301 phiếu
Trong đó: Phiếu hợp lệ 293 phiếu
Phiếu không hợp lệ 8 phiếu
34
Kết quả phiếu bầu cho từng đồng chí như sau:
Bùi Hữu Bỉnh
Đỗ Khắc Cương Dương Xuân Cương Lê Văn Cung
Lê Cư
Hoàng Chúng
Nguyễn Đình Dương Hoàng Hồng Dương Hán Văn Đô
Nguyễn Quý Đăng Sa Văn Đá
Lương Quyết Định Phạm Văn Giới
Hà Thiết Hùng
Nguyễn Ngọc Hồ Hà Hữu Hỗ
Bàn A Hàn
Vi Thị Hóa
Bùi Mạnh Hùng Lê Huy Hợp
Trần Văn Hào
Phàn Thị Hoa
Tiêu Đức Hội
Nông Thị Kim Hồng Phạm Kham
Lê Khay
Vũ Gia Khoa
Ngô Đình Kính
286 288 264 268 81
120 287 229 253 279 118 274 25
292 285 252 286 280 207 238 177 28
62
133 286 293 264 265
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu
Hà Đình Khiêm Nguyễn Văn Kỷ Trần Lục
Lê Lưu Lộc
Trần Đức Minh Kiều Việt Nguyên Bùi Năng
Phạm Đình Nhương Hoàng Kim Phấn Tráng A Pao
Giàng A Páo
Lương Phú
Hoàng Đình Quốc Lê Như Sửu
Đố Viết Sính
Vũ Văn Sửu
Giàng Sáy Sinh Dương Việt Tiến Lê Đình Tịch
Nguyễn Đình Túc Nguyễn Xuân Tư Lý Trung Thuộc Nguyễn Văn Tung Đỗ Văn Tuế
Nông Văn Thin Nguyễn Đức Thăng Nguyễn Ngọc Xá Nguyễn Đức Xuyên
264 275 286 67
287 237 107 66
277 292 283 89
275 283 287 227 244 270 279 264 273 245 282 171 250 37
284 278
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu
35
Căn cứ Điều 13 Điều lệ Đảng quy định và căn cứ vào Điểm B phần II tại Quy định số 12 ngày 12-4-1978 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, căn cứ vào quyết định số phiếu bầu cho từng người trong danh sách thì các đồng chí có tên sau đây đã trúng cử viên chính thức Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II:
1. Bùi Hữu Bỉnh
2. Đỗ Khắc Cương 3. Dương Xuân Cương 4. Lê Văn Cung
5. Nguyễn Đình Dương 6. Hán Văn Đô
7. Hoàng Hồng Dương 8. Nguyễn Quý Đăng 9. Lương Quyết Định 10. Hà Thiết Hùng 11. Nguyễn Ngọc Hồ 12. Hà Hữu Hỗ
13. Bàn A Hàn
14. Vi Thị Hóa
15. Bùi Mạnh Hùng 16. Lê Huy Hợp
17. Trần Văn Hào
18. Phạm Kham
19. Vũ Gia Khoa
20. Lê Khay
21. Ngô Đình Kính 22. Hà Đình Khiêm
23. Nguyễn Văn Kỷ 24. Trần Lục
25. Trần Đức Minh 26. Kiều Việt Nguyên 27. Hoàng Kim Phấn 28. Tráng A Pao
29. Giàng A Páo
30. Hoàng Đình Quốc 31. Lê Như Sửu
32. Đỗ Viết Sính
33. Vũ Văn Sửu
34. Giàng Sáy Sinh 35. Dương Việt Tiến 36. Lê Đình Tịch
37. Nguyễn Đình Túc 38. Nguyễn Xuân Tư 39. Nguyễn Văn Tung
40. Nông Văn Thin 41. Nguyễn Ngọc Xá 42. Nguyễn Đức Xuyên 43. Lý Trung Thuộc.
36
2- Sau khi bầu Tỉnh ủy viên chính thức, Đại hội tiến hành bầu 2 Tỉnh ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành.
Danh sách bầu cử còn lại gồm:
1. Lê Cư
2. Hoàng Chúng
3. Sa Văn Đá
4. Phạm Văn Giới 5. Phàn Thị Hoa
6. Tiêu Đức Hội
7. Nông Thị Kim Hồng
8. Lê Lưu Lộc
9. Bùi Năng
10. Phạm Đình Nhương 11. Lương Phú
12. Đỗ Văn Tuế
13. Nguyễn Đức Thăng
Đại hội tiếp tục thảo luận và tiến hành bầu cử kết quả như sau: Tổng số đại biểu chính thức có mặt lúc bầu 301 đại biểu Số phiếu bầu phát ra 301 phiếu Số phiếu bầu thu về 301 phiếu Trong đó phiếu hợp lệ 298 phiếu Phiếu không hợp lệ 3 phiếu
Kết quả phiếu bầu cho từng đồng chí:
1. Lê Cư
2. Hoàng Chúng 3. Sa Văn Đá
4. Phạm Văn Giới 5. Phàn Thị Hoa 6. Tiêu Đức Hội
7. Nông Thị Kim Hồng
3
1
31
4
1
0
258
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu
8. Lê Lưu Lộc
9. Bùi Năng
10. Phạm Đình Nhương 11. Lương Phú
12. Đỗ Văn Tuế
13. Nguyễn Đức Thăng
4
18
4
1
271 0
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu
Căn cứ vào nguyên tắc bầu cử trong Đảng, các đồng chí sau đây đã trúng cử làm ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Đảng bộ 1. Nông Thị Kim Hồng
2. Đỗ Văn Tuế
37
3- Kết quả Đại hội đã lựa chọn bầu được 45 đồng chí vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy khóa II gồm các đồng chí có tên sau đây:
Các ủy viên chính thức:
1. Bùi Hữu Bỉnh
2. Đỗ Khắc Cương 3. Dương Xuân Cương 4. Lê Văn Cung
5. Nguyễn Đình Dương 6. Hán Văn Đô
7. Hoàng Hồng Dương 8. Nguyễn Quý Đăng 9. Lương Quyết Định 10. Hà Thiết Hùng
11. Nguyễn Ngọc Hồ 12. Hà Hữu Hỗ
13. Bàn A Hàn
14. Vi Thị Hóa
15. Bùi Mạnh Hùng 16. Lê Huy Hợp
17. Trần Văn Hào
18. Phạm Kham
19. Lê Khay
20. Vũ Gia Khoa
21. Ngô Đình Kính 22. Hà Đình Khiêm
Ủy viên dự khuyết: 1. Nông Thị Kim Hồng 2. Vũ Văn Tuế
23. Nguyễn Văn Kỷ 24. Trần Lục
25. Trần Đức Minh 26. Kiều Việt Nguyên 27. Hoàng Kim Phấn 28. Tráng A Pao
29. Giàng A Páo
30. Hoàng Đình Quốc 31. Lê Như Sửu
32. Đỗ Viết Sính
33. Vũ Văn Sửu
34. Giàng Sáy Sinh 35. Dương Việt Tiến 36. Lê Đình Tịch
37. Nguyễn Đình Túc 38. Nguyễn Xuân Tư 39. Nguyễn Văn Tung
40. Nông Văn Thin 41. Nguyễn Ngọc Xá 42. Nguyễn Đức Xuyên 43. Lý Trung Thuộc
38
Việc bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn tại Đại hội đại biểu lần thứ II đã tiến hành thật dân chủ bảo đảm đúng nguyên tắc của Đảng quy định và kết quả tốt đẹp.
Biên bản này làm thành 7 bản và đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II.
T/M chủ tịch đoàn đại hội T/M BAN KIỂM PHIẾU
dương việt tiến TRƯỞNG BAN
Phạm Kiểm
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
39
BIÊN BẢN
Ngày 24-9-1980
Đại hội Đảng bộ Hoàng Liên Sơn lần thứ II
(Từ ngày 22-9-1980 đến 24-9-1980)
Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng bộ Hoàng Liên Sơn đã họp từ ngày 22-9 đến 24- 9-1980. Trước khi họp chính thức, Đại hội đã họp phiên trù bị chiều ngày 21-9-1980.
Số lượng đại biểu chính thức được triệu tập là 342 đồng chí (320 chính thức, 22 dự khuyết).
Kết quả về dự Đại hội có 308 đồng chí (289 đại biểu chính thức, 19 đại biểu dự khuyết); vắng 31 đại biểu chính thức, 1 đại biểu dự khuyết. Ngày 23-9-1980, Đại hội đã chính thức đưa 12 đại biểu dự khuyết lên chính thức. Như vậy, Đại hội có 301 đại biểu chính thức và 7 đại biểu dự khuyết (có danh sách kèm theo).
Đại hội có 14 đồng chí là đại biểu dự thính do Tỉnh ủy mời dự (có danh sách kèm theo).
I. Phần họp trù bị
Chiều ngày 21-9-1980, Đại hội phiên trù bị để cử Đoàn Chủ tịch, Đoàn thư ký và Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội nhất trí biểu quyết cử 11 đồng chí sau đây vào Đoàn Chủ tịch:
1. Đồng chí Dương Việt Tiến Bí thư Tỉnh ủy
40
2. Đồng chí Hà Thiết Hùng Phó Bí thư Tỉnh ủy
3. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ Phó Bí thư Tỉnh ủy
4. Đồng chí Đỗ Khắc Cương Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy 5. Đồng chí Phạm Kham Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy 6. Đồng chí Giàng A Páo Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy 7. Đồng chí Lê Khay Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy 8. Đồng chí Vũ Văn Sửu Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh niên. 9. Đồng chí Vi Thị Hóa Tỉnh ủy viên, Hội trưởng Hội Phụ nữ
10. Đồng chí Nguyễn Văn Tung Bí thư Huyện ủy Mường Khương 11. Đồng chí Nông Trọng Chi Bí thư Đảng ủy xã Đông Cuông Đại hội nhất trí thông qua danh sách Đoàn thư ký gồm 5 đồng chí:
1. Nguyễn Nhân Trí Phó Văn phòng Tỉnh ủy Trưởng đoàn 2. Nguyễn Ngọc Bích Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trong đoàn 3. Lê Quốc Chấn Phó Trưởng ban Kiểm tra Tỉnh ủy Trong đoàn 4. Trần Hào Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh Trong đoàn 5. Nguyễn Quý Đăng Giám đốc Sở Nông nghiệp Trong đoàn
Đại hội nhất trí biểu quyết danh sách Ban thẩm tra tư cách đại biểu gồm 3 đồng chí:
1. Đồng chí Trần Lục Trưởng ban Kiểm tra Đảng Trưởng ban 2. Đồng chí Bàn A Hàn Chủ tịch Hội đồng Nông dân tập thể Trong đoàn 3. Đồng chí Hà Đình Khiêm Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Trong đoàn
II. Phần chính thức Đại hội
Ngày 22-9-1980:
Buổi sáng:
A. Khai mạc Đại hội
1- Chào cờ (có cử nhạc Quốc ca, Quốc tế ca).
2- Tuyên bố lý do và giới thiệu các đại biểu dự Đại hội: Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt Chủ tịch Đoàn tuyên bố và giới thiệu.
41
a) Đại biểu cấp trên và các ban, ngành Trung ương dự: 1. Đồng chí Lê Thanh Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Đồng chí Vũ Lập, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân khu ủy, Trung tướng Tư lệnh Quân Khu II.
3. Đồng chí Nhị Quý, Phó Trưởng ban Dân tộc Trung ương. 4. Đồng chí Bình Phương, Phó ban Tổ chức Trung ương. 5. Đồng chí Nguyễn Chánh, ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
6. Đồng chí Nguyễn Chính, chuyên viên Văn phòng Trung ương Đảng. 7. Đồng chí Đoàn Đắc Hài, Vụ phó vụ 1 Ban Tổ chức Trung ương. 8. Đồng chí Lê Dự, Vụ trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương. Và 1 số đồng chí chuyên viên các ban Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên huấn, Dân tộc Trung ương.
b) Đảng bộ bạn:
1. Đồng chí Hoàng Quy, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.
2. Đồng chí Nguyễn Đức, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên.
3. Đồng chí Đặng Hữu Lộc, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân đoàn 29 đóng tại địa phương.
3- Khai mạc Đại hội:
Đồng chí Dương Việt Tiến, Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt Đoàn Chủ tịch long trọng đọc lời khai mạc Đại hội (có văn bản kèm theo). 4- Đồng chí Lê Thanh Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đã phát biểu, chỉ thị cho Đại hội Đảng bộ (có bài phát biểu riêng). Đồng chí Dương Việt Tiến thay mặt Đoàn Chủ tịch và Đại hội đáp từ, hứa trước đồng chí Lê Thanh Nghị, quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ của Trung ương chỉ thị.
B. Đọc báo cáo Tỉnh ủy trước Đại hội
Đồng chí Dương Việt Tiến, Bí thư Tỉnh ủy đọc báo cáo của Tỉnh ủy về kiểm điểm, đánh giá tình hình mọi mặt công tác và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy từ Đại hội Đảng bộ lần thứ I (4-1977) đến nay và phương hướng nhiệm vụ trong 3 năm tới 1980-1982.
42
Buổi chiều: Các đại biểu sau đây phát biểu chào mừng Đại hội: - Đồng chí Vũ Lập, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân khu ủy, Trung tướng tư lệnh Quân khu II.
- Đồng chí Hoàng Quy, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.
- Đồng chí Đặng Hữu Lộc, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân đoàn 29.
Ngày 23-9-1980:
Buổi sáng:
1. Phát biểu ý kiến tại Hội trường:
Các đoàn đại biểu lần lượt phát biểu, gồm các đồng chí: Đồng chí Nguyễn Ngọc Xá, Đảng bộ Sa Pa.
Đồng chí Nguyễn Văn Tịch, Đảng bộ Văn Bàn (Bí thư xã Tân An). Đồng chí Đỗ Khắc Cương, Đảng bộ Văn Chấn.
Đồng chí Nguyễn Đình Túc, Đảng bộ thị xã Yên Bái. Đồng chí Nguyễn Đức Xuyên, Đảng bộ Bảo Thắng.
Đồng chí Lê Khay, Đảng bộ Quân sự.
Đồng chí Phạm Quang Minh, Đảng bộ Bát Xát.
Đồng chí Nguyễn Lang, Đảng bộ Apatít Lào Cai.
Đồng chí Cù Văn Ngân, Đảng bộ Lục Yên.
Đồng chí Nguyễn Văn Tung, Đảng bộ Mường Khương. Đồng chí Nông Văn Thin, Đảng bộ Bảo Yên.
Sau phần phát biểu tại Hội trường, bổ sung báo cáo, đề án, Đại hội đã thông qua Nghị quyết do Đoàn thư ký dự thảo (có bản riêng) 2. Thông qua và biểu quyết Nghị quyết của Đại hội:
Đồng chí Nguyễn Nhân Trí, Trưởng đoàn thư ký đã đọc toàn văn bản dự thảo Nghị quyết của Đại hội, sau khi các đoàn, các đại biểu đã bổ sung ý kiến và đã được Đoàn Chủ tịch tiếp thu, chính lý bản dự thảo ban đầu.
Đại hội đã biểu quyết 100% nhất trí với bản dự thảo Nghị quyết trên.
Chiều 23-9-1980:
Phần bầu cử Ban Chấp hành mới của Đảng bộ tỉnh:
43
1 - Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, thay mặt Đoàn Chủ tịch, báo cáo tiêu chuẩn, số lượng, thành phần, cơ cấu Ban Chấp hành mới của Đảng bộ.
Về số lượng Ban Chấp hành: Đại hội biểu quyết 100% nhất trí về số lượng là 45 đồng chí, trong đó 43 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết, và nhất trí với hướng dẫn về tiêu chuẩn cơ cấu Tỉnh ủy do Ban Chấp hành cũ đã chuẩn bị.
2 - Tiến hành cuộc bầu cử: Đại hội đã tiến hành bầu cử (phần này có biên bản riêng).
Ngày 24-9-1980:
Buổi sáng: Đại hội tiếp tục bầu cử 2 đồng chí ủy viên dự khuyết. Buổi chiều: Bế mạc Đại hội:
1. Ban Chấp hành mới của Đảng bộ ra mắt và đồng chí Dương Việt Tiến, thay mặt, hứa quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2. Đồng chí Bình Phương, Phó ban Tổ chức Trung ương, phát biểu ý kiến với Đại hội.
3. Thông qua Điện văn của Đại hội gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (đồng chí Vũ Ngọc Bích, trong Đoàn thư ký đọc). 4. Đọc lời bế mạc Đại hội (đồng chí Dương Việt Tiến, thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc và tuyên bố bế mạc).
5. Chào cờ kết thúc Đại hội, hồi 16 giờ ngày 24-9-1980.
T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI
Dương Việt Tiến
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
44
DANH SÁCH ĐẠI BIỂU DỰ THÍNH
(kèm theo biên bản Đại hội)
1. Kiều Việt Nguyên, Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư huyện Văn Yên. 2. Hoàng Ngọc, Tỉnh ủy viên, nguyên Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
3. Kiều Đức Hạnh, Trưởng ban Tổ chức Ủy ban tỉnh. 4. Lê Cam, Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh.
5. Hoàng Hồng Dương, Chủ nhiệm Công ty Thủy sản. 6. Nguyễn Hữu Đáp, Chủ nhiệm Công ty Than.
7. Lê Văn Ghềnh, Chủ nhiệm Công ty Ngoại thương. 8. Lương Huy Hương, Giám đốc Sở Bưu điện.
9. Trần Bộc, Giám đốc Sở Hải quan.
10. Trần Nam, Phó Trưởng ty Văn hóa thông tin. 11. Nguyễn Duyên, Phó Trưởng ban Lịch sử Đảng (thuộc Tỉnh ủy). 12. Phan Tất Mạnh, Phó ty Công an, Bí thư Đảng ủy. 13. Phan Trinh, Giám đốc Sở Y tế - Thể dục thể thao. 14. Trần Đình Phê, Phó Trưởng ty Lao động.
45
BIÊN BẢN
Hội nghị lần thứ I
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II, chiều ngày 24-9-1980 và sáng ngày 25-9-1980 đã họp phiên toàn thể kỳ thứ I để bầu bí thư, các phó bí thư Tỉnh ủy, các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời phân công phụ trách các nhiệm vụ công tác.
Tổng số các đồng chí trong Tỉnh ủy là 45 đồng chí (43 chính thức, 2 dự khuyết). Trong mục bầu bí thư và các phó bí thư, có mặt 42 đồng chí (42 chính thức, 1 dự khuyết), vắng 3 đồng chí (2 chính thức: đồng chí Cung, đồng chí Hợp ở xa chưa về kịp; 1 dự khuyết: đồng chí Hồng (nữ) đi công tác xa, không về được).
Trong mục bầu các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, toàn Ban Chấp hành đều có mặt đủ 45 đồng chí (43 chính thức, 2 dự khuyết).
Dự Hội nghị Tỉnh ủy, còn có các đồng chí:
1. Bình Phương, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. 2. Đoàn Đắc Hài, Vụ phó vụ I Ban Tổ chức Trung ương Đảng. 3. Nguyễn Chính, Chuyên viên Văn phòng Trung ương Đảng. 4. Nguyễn Văn Tình, Chuyên viên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
46
Phần thứ I
Bầu Bí thư, các Phó Bí thư Tỉnh ủy
(chiều 24-9-1980)
1. Cử chủ tọa, thư ký hội nghị: Hội nghị nhất trí cử các đồng chí: - Dương Việt Tiến, chủ tọa hội nghị.
- Hà Đình Khiêm, thư ký hội nghị.
2. Về số lượng: Sau khi nghiên cứu quán triệt các tiêu chuẩn và theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, toàn Ban Chấp hành nhất trí bầu 1 đồng chí bí thư và 2 đồng chí phó bí thư.
3. Ứng cử, đề cử:
- Về bầu bí thư: Đồng chí Dương Việt Tiến, ứng cử. Không có đồng chí nào đề cử thêm.
- Về 2 phó bí thư: + Không có đồng chí nào ứng cử.
+ 2 đồng chí được đề cử là: Nguyễn Ngọc Hồ
Hà Thiết Hùng
4. Cử Ban kiểm phiếu: Hội nghị nhất trí cử 3 đồng chí sau đây vào Ban kiểm phiếu:
- Hoàng Hồng Dương.
- Kiều Việt Nguyên.
- Đỗ Văn Tuế.
5. Bầu cử: Hội nghị bỏ phiếu kín, kết quả 41 phiếu bầu của 41 đồng chí ủy viên chính thức đều hợp lệ như sau:
- Bí thư: đồng chí Dương Việt Tiến, 41 phiếu, đạt 100% phiếu bầu. - 2 phó bí thư: + Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, 41 phiếu, đạt 100% phiếu bầu.
+ Đồng chí Hà Thiết Hùng, 41 phiếu,
đạt 100% phiếu bầu.
47
Phần thứ II
Bầu các đồng chí Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy (ngày 25-9-1980)
1. Chủ tọa và thư ký hội nghị: Vẫn như phần bầu bí thư, 2 phó bí thư.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa này, hội nghị đã phân nhóm trao đổi, phân tích kỹ các vấn đề số lượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa này là 13 đồng chí; trong đó có bí thư và 2 phó bí thư đã bầu buổi chiều 24-9-1980;
3. Ứng cử, đề cử:
a) Ứng cử: Gồm 4 đồng chí: - Lê Khay
- Phạm Kham
- Bùi Hữu Bỉnh
- Trần Đức Minh
b) Đề cử: 9 đồng chí sau đây được đề cử:
1. Hoàng Kim Phấn 2. Lê Đình Tịch 3. Tráng A Pao
4. Giàng A Páo 5. Trần Lục
6. Đỗ Khắc Cương 7. Dương Xuân Cương 8. Hà Đình Khiêm 9. Hà Hữu Hỗ
c) Như vậy danh sách để bầu của các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí ghi ở phần ứng cử, đề cử như trên. 4. Cử Ban kiểm phiếu: Hội nghị nhất trí cử 3 đồng chí trong Ban kiểm phiếu phần bầu bí thư, 2 phó bí thư (chiều 24-9-1980) tiếp tục làm nhiệm vụ.
5. Tiến hành bầu cử bằng cách bỏ phiếu kín: Có đủ 43 đồng chí Ủy viên chính thức có mặt đã bỏ phiếu và đều là phiếu hợp lệ kết quả như sau:
48
1. Lê Khay
2. Phạm Kham 3. Bùi Hữu Bỉnh 4. Trần Đức Minh 5. Hoàng Kim Phấn 6. Lê Đình Tịch 7. Tráng A Pao
42 43 43 41 40 40 41
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu
8. Giàng A Páo
9. Đỗ Khắc Cương 10. Dương Xuân Cương 11. Trần Lục
12. Hà Đình Khiêm 13. Hà Hữu Hỗ
43 41 15 22 8
11
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu
Như vậy 10 đồng chí sau đây trúng cử Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy:
1. Lê Khay
2. Phạm Kham 3. Bùi Hữu Bỉnh 4. Trần Đức Minh 5. Lê Đình Tịch
6. Hoàng Kim Phấn 7. Tráng A Pao 8. Giàng A Páo 9. Trần Lục
Hội nghị kỳ thứ I của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II, kết thức cuộc bầu cử bí thư, các phó bí thư và các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, hồi 11 giờ ngày 25-9-1980.
Biên bản này gồm 8 bản, kính gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, để báo cáo và đề nghị chuẩn y, 1 bản lưu hồ sơ Ban Tổ chức Tỉnh ủy; 2 bản lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
Thư ký hội nghị Chủ tọa hội nghị Hà Đình Khiêm Dương Việt Tiến
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
49
DIỄN VĂN BẾ MẠC
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HOÀNG LIÊN SƠN
Kính thưa Đoàn Chủ tịch!
Kính thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa toàn thể Đại hội!
Với tinh thần nghiêm túc và khẩn trương, sau 3 ngày làm việc Đại hội chúng ta đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được đề ra trong chương trình nghị sự (vỗ tay).
Theo quy định cho phép, trong Đại hội này, chúng ta có 322 đại biểu chính thức và 20 đại biểu dự khuyết. Số đại biểu về dự là 308 đồng chí và đông đủ các đại biểu được mới đã có mặt.
Những công việc: Thông qua báo cáo kiểm điểm đánh giá tình hình từ năm 1977 đến nay và phương hướng nhiệm vụ 3 năm 1980- 1982. Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành khóa I. Bầu Ban Chấp hành khóa mới, kết quả rất tốt đẹp.
Chúng ta hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo kiểm điểm, đánh giá tình hình từ năm 1977 đến nay và phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh trong 3 năm 1980-1982 của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I báo cáo trước Đại hội.
Đối với Nghị quyết Đại hội lần thứ I, cũng như quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ do sự phát triển của tình hình, chúng ta đã kiểm điểm nghiêm khắc, đánh giá đúng mức, khẳng định những ưu điểm, tồn tại trên tất cả các nhiệm vụ của nghị quyết và thực tiễn
50
cách mạng đề ra. Điều đáng quý là các đại biểu đã tìm ra nguyên nhân thuộc về chủ quan của cấp ủy các cấp, đề ra những biện pháp khắc phục. Đó là cách làm thiết thực, cụ thể giúp ta nhanh chóng sửa chữa thiếu sót để tiến lên (vỗ tay).
Các đại biểu đã dành thời giờ thích đáng, tập trung suy nghĩ, thảo luận và thống nhất cao trong nghị quyết của Đại hội về chỉ tiêu, biện pháp của các năm 1980-1981-1982 bao gồm nhiệm vụ, xây dựng, phát triển kinh tế văn hóa, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước hằng năm, trong đó lấy việc phát triển lương thực và thực phẩm làm trọng tâm; đồng thời ra sức khai thác mọi tiềm năng kinh tế của địa phương, sản xuất thật nhiều hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, cải tiến công tác lưu thông phân phối, bảo đảm đời sống nhân dân trong tỉnh, bảo đảm hậu cần tại chỗ và đóng góp chung với cả nước. Nhiệm vụ xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng pháo đài quân sự huyện, xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu và bảo đảm chiến đấu thắng lợi. Chúng ta coi trọng việc xây dựng lực lượng, kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phòng, chống bạo loạn, chống chiến tranh tâm lý và chiến tranh gián tiếp của địch, giữ gìn bí mật Nhà nước, kiên quyết chặn đứng, đẩy lùi và phải xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực. Nhiệm vụ củng cố cơ sở: củng cố tốt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, làm tốt công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt chú ý tới đội ngũ cốt cán thuộc các dân tộc ít người.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành tỉnh khóa mới. Những đồng chí trúng cử Tỉnh ủy khóa này đều bảo đảm tiêu chuẩn, đủ tín nhiệm của Đảng bộ, có đầy đủ phẩm chất đạo đức và tài năng để thay mặt Đảng bộ giữ những trọng trách trong việc tổ chức, chỉ đạo và quyết đáp trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội, trong các công việc của Đảng bộ.
Thông qua các hoạt động của Đại hội đã thể hiện Đại hội của chúng ta thật sự dân chủ, tập trung thống nhất, phấn khởi, Đoàn kết và thắng lợi (vỗ tay)
51
Có được tinh thần làm việc và kết quả của Đại hội như thế này là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Bí thư Trung ương, sự giúp đỡ của Ban Trung ương, tinh thần hưởng ứng ủng hộ của đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn luôn hướng về Đảng, hướng về Đại hội. Đặc biệt là các đại biểu về dự Đại hội đã dồn hết tâm trí, tinh thần và nghị lực để bàn bạc và quyết nghị các vấn đề thuộc nhiệm vụ Đại hội, tinh thần phục vụ của các ngành, ban giúp cho Đại hội tiến hành thuận lợi, thành công của Đại hội còn là tất yếu của một quá trình tiến hành Đại hội từ cơ sở đến huyện, thị và Đại hội cấp tỉnh theo tinh thần Chỉ thị 55 của Ban Bí thư Trung ương. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này rất tin tưởng vào chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lòng yêu nước sâu sắc và niềm tin tưởng tuyệt đối đối với Ban Chấp hành Trung ương; thay mặt cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chúng ta hứa với ban Chấp hành Trung ương và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ.
Thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa toàn thể Đại hội!
Nhiệm vụ của Đại hội đến đây cơ bản đã hoàn thành. Chúng ta đã thông qua nghị quyết của Đại hội một nghị quyết có tính chất chiến đấu cao được Đại hội nhất trí thông qua. Đề ra được nghị quyết đã khó nhưng thực hiện nghị quyết còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Họa xâm lược, thiên tai, các thói hư tật xấu khác vẫn còn là trở lực lớn để thách thức ý chí, nghị lực, óc thông minh và lòng dũng cảm của chúng ta. Trong cuộc đấu tranh này, chúng ta sẽ thắng. Nhất định các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội sẽ trở thành hiện thực sinh động trong quá trình phấn đấu bền bỉ với tinh thần cách mạng tiến công sôi nổi, liên tục của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh chúng ta (vỗ tay).
Sau đại hội này, chúng ta sẽ tổ chức triển khai nghị quyết theo kế hoạch hướng dẫn. Đồng thời, toàn Đảng bộ, toàn dân, đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, kiên quyết phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch nhà nước trong từng ngày, từng tháng
52
cuối năm này, nhất là về chỉ tiêu sản xuất và thu mua lương thực thực phẩm. Trong nông nghiệp, tích cực chăm sóc cây trồng và chăn nuôi, thực hiện tốt việc thâm canh để đạt năng suất cao vụ mùa; chuẩn bị tốt cho vụ đông và vụ xuân; thực hiện tốt các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp và lâm nghiệp, về xây dựng cơ bản, từng bước triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về công tác lưu thông phân phối, thực hiện với chất lượng cao, các công tác văn hóa - xã hội; chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt.
Nâng cao chất lượng mọi mặt sẵn sàng chiến đấu, nêu cao cảnh giác cách mạng, chủ động trong mọi tình thế, loại trừ yếu tố gây bạo loạn, kiên quyết thực hiện thắng lợi khẩu hiệu: “Địch vào là biết, địch đến là diệt”. Kiên quyết chống chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bảo vệ cơ sở, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở chính trị, kinh tế quốc phòng quan trọng.
Trong công tác củng cố cơ sở cần gắn với việc phát thẻ đảng viên, xây dựng chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh bảo vệ nội bộ Đảng, chống các hiện tượng tiêu cực.
Chúng ta vừa coi trọng công tác tư tưởng, tổ chức, song chúng ta đã rất coi trọng phương án lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, tập trung, phát huy sức mạnh tổng hợp để dứt điểm các nhiệm vụ có tính chất trọng tâm, trọng điểm, nhất định chúng ta sẽ tạo ra sự chuyển biến lớn làm đà hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.
Chúng ta tin tưởng rằng mỗi đại biểu ở đây ra về sẽ là những hạt nhân, vừa là động lực thúc đẩy phong trào thi đua của từng đơn vị, từng địa phương (vỗ tay).
Thay mặt Đại hội, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả đơn vị và cá nhân đã thể hiện tình cảm trong sáng và cao đẹp đối với Đảng với Đại hội, giúp Đại hội thành công tốt đẹp (vỗ tay).
Tôi xin tuyên bố bế mạc Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
53
ĐIỆN VĂN
CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II
ĐẢNG BỘ HOÀNG LIÊN SƠN
Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Chúng tôi gồm 308 đại biểu của Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn họp Đại hội đại biểu lần thứ II, từ ngày 22-9-1980 đến 24-9-1980 xin gửi tới Ban Chấp Trung ương Đảng sự kính trọng, lòng biết ơn và tin tưởng tuyệt đối của Đảng và nhân dân các dân tộc Hoàng Liên Sơn.
Trong những năm qua, mặc dù thiên tai, địch họa và những khó khăn khách quan trong quá trình tiến lên của cách mạng, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp sáng suốt của Trung ương, sự nghiệp cách mạng của cả nước nói chung, của tỉnh Hoàng Liên Sơn nói riêng, vẫn liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng.
Dưới ánh sáng của các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư, Đại hội chúng tôi đã được kiểm điểm, đánh giá ưu khuyết điểm trong thời gian qua, đề ra các biện pháp tích cực khắc phục khuyết điểm đồng thời đã đề ra phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu của các năm 1980-1982. Đại hội đã lựa chọn và bầu ra Ban Chấp hành mới của Đảng bộ tỉnh. Đại hội chúng tôi đã tiến hành làm việc nghiêm túc, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, tập trung trí tuệ, dân chủ thảo luận, nên đã thành công tốt đẹp.
Thay mặt Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hoàng Liên Sơn, Đại hội chúng tôi xin hứa với Ban Chấp hành Trung ương:
54
1. Tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào đường lối của Đảng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn kính mến, tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng, đoàn kết các dân tộc, đoàn kết dân quân, đoàn kết các lực lượng vũ trang, tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc địa phương, góp phần xứng đáng cùng cả nước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tăng cường công tác quản lý kinh tế và xã hội, kiên quyết chặn đứng, đẩy lùi và xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất, gắn chặt với sẵn sàng chiến đấu, lấy sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp làm trọng tâm, trong đó lương thực, thực phẩm là hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, thực hiện tốt công tác lưu thông phân phối, tổ chức tốt đời sống của nhân dân, nhất là ở biên giới, vùng cao; đồng thời nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, chủ động tiến công, quyết tâm đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của địch, trước hết kiên quyết chống chiến tranh gián điệp và chiến tranh tâm lý của địch.
3. Tiếp tục củng cố cơ sở đảng thật trong sạch, vững mạnh đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xây dựng củng cố chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trên cơ sở đó, nâng cao sức chiến đấu và chất lượng lãnh đạo của Đảng, đáp ứng đủ nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
4. Trước mắt, từ nay đến hết năm 1980, chúng tôi tập trung sức chăm sóc, thu hoạch tốt vụ mùa, đẩy mạnh vụ đông, thực hiện tốt vụ đông - xuân, đẩy mạnh chế biến màu, chế biến nông, lâm sản, làm nhiều hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó phấn đấu tổng sản lượng lương thực cao nhất, thu mua nông, lâm sản, thực phẩm được nhiều nhất so với từ trước đến nay và đào tạo một bước chuyển biến mới trong lưu thông, phân phối.
Đại hội chúng tôi xin kính chúc các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương dồi dào sức khỏe để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân
55
xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hoàng Liên Sơn, ngày 24-9-1980
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II
ĐẢNG BỘ TỈNH HOÀNG LIÊN SƠN
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
56
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 01-QN/TU, ngày 29-9-1980
Về việc tách và nâng cấp cơ sở đảng
- Xét yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở cơ sở; - Xét đề nghị của Đảng ủy Quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày 20-8-1980;
- Căn cứ vào Điều 11 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Chuẩn y tách 12 đảng viên đang sinh hoạt tại Đảng ủy Phòng Tham mưu - thành lập chi bộ cơ sở lấy tên là Chi bộ Phòng Động viên, đặt trực thuộc Đảng ủy Quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cơ sở căn cứ vào Điều 35, 36, 37 Chương V của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện. - Đảng ủy Quân sự tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ việc cắm cốt cán lãnh đạo và sớm ổn định tổ chức, làm đúng nguyên tắc đã quy định.
57
3. Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Phòng Tham mưu và Chi bộ Phòng Động viên căn cứ Quyết nghị thi hành.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
58
QUYẾT NGHỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Số 02-QN/TU, ngày 29-9-1980
Về việc tách và nâng cấp cơ sở đảng
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ở cơ sở;
- Xét đề nghị của Huyện ủy Lục Yên ngày 10-8-1980; - Căn cứ vào Điều 11 Chương II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định,
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT NGHỊ:
1. Chuẩn y tách 10 đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ cơ sở Công ty Thương nghiệp Lục Yên. Thành lập chi bộ cơ sở lấy tên là Chi bộ Ban Quản lý hợp tác xã mua bán huyện Lục Yên, đặt trực thuộc Huyện ủy Lục Yên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cơ sở căn cứ vào Điều 35, 36, 37 Chương V của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện. - Huyện ủy Lục Yên có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ việc thành lập chi bộ cơ sở, cắm cốt cán lãnh đạo, làm đúng nguyên tắc đã quy định.
59
3- Huyện ủy Lục Yên, Chi bộ Ty Thương nghiệp Lục Yên, Chi bộ Ban Quản lý hợp tác xã mua bán Lục Yên căn cứ Quyết nghị thi hành.
T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Phó Bí thư
Nguyễn Ngọc Hồ
Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy.
60
NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Ngày 4-10-1980
Về chức năng nhiệm vụ, chế độ công tác
và lề lối làm việc của Tỉnh ủy
Cấp tỉnh vừa là một đơn vị hành chính, đồng thời là một đơn vị kinh tế, đơn vị kế hoạch, đơn vị ngân sách, đơn vị hậu cần và quốc phòng ở địa phương, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương. Vì vậy, cấp tỉnh là một địa bàn kinh tế công-nông-lâm nghiệp thành một cơ cấu; kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương thành một cơ cấu kinh tế thống nhất trong cả nước; kết hợp kinh tế với quốc phòng; kết hợp quản lý kinh tế theo ngành với quản lý kinh tế theo địa phương và vùng lãnh thổ.
Theo vị trí của cấp tỉnh như trên, dựa vào Điều lệ Đảng đã quy định, dựa vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy quyết định chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác và lề lối làm việc của Tỉnh ủy như sau:
I. CHỨC NĂNG CỦA TỈNH ỦY, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÀ ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TỈNH
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh ủy) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của tỉnh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu. Có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện và thống nhất mọi mặt công tác ở địa phương. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy chủ yếu thể
61
hiện bằng việc thực hiện chế độ sinh hoạt tập thể. Trên cơ sở quán triệt và vận dụng thi hành đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương mà đề ra phương hướng nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp sát đúng của tỉnh, thông qua hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng và các đồng chí trong Tỉnh ủy để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Vì vậy những vấn đề dưới đây do tập thể Ban Chấp hành thảo luận và quyết định:
a) Về kinh tế - văn hóa:
- Phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp lớn đối với kế hoạch dài hạn và các quy hoạch dài hạn như: sản xuất nông - lâm - công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thành phố, thị xã, thị trấn, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, và công nhân kỹ thuật, những vấn đề lớn về củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, về tổ chức sản xuất, cải tiến quản lý kinh tế.
- Các nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu, và biện pháp chủ yếu trong kinh tế - văn hóa hằng năm, phương hướng và chỉ tiêu chủ yếu về phân bổ ngân sách, về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phương hướng tập trung lực lượng giải quyết các trọng tâm, trọng điểm của nhiệm vụ kế hoạch, các công trình trọng điểm trong xây dựng cơ bản, phương hướng và chỉ tiêu chủ yếu về lưu thông phân phối, giá cả phục vụ đời sống và các quy định về vận dụng các chính sách kinh tế trong tỉnh.
- Điều chỉnh những chỉ tiêu, biện pháp chủ yếu đối với kế hoạch năm (nếu có).
b) Phương hướng nhiệm vụ xây dựng lực lượng quân sự, an ninh địa phương và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ biên giới, bảo vệ trật tự an ninh trong tỉnh.
c) Phương hướng nhiệm vụ, chủ trương và các biện pháp lớn về công tác tư tưởng, tổ chức, xây dựng Đảng, công tác cán bộ, phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Chấp hành.
d) Phương hướng nhiệm vụ, biện pháp lớn về công tác vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng.
62
đ) Quán triệt và bàn việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và các chỉ thị, nghị quyết quan trọng của Chính phủ.
e) Sơ kết 6 tháng, tổng kết công tác hằng năm, rút kinh nghiệm về lãnh đạo, đề ra nhiệm vụ và chương trình công tác 6 tháng, hằng năm của Đảng bộ, trên cơ sở nghị quyết của Đại hội Đảng bộ và vận dụng thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương.
g) Những vấn đề mà Điều lệ Đảng quy định phải do toàn thể Ban Chấp hành quyết định và những vấn đề có tầm quan trọng lớn mà Ban Thường vụ và số đông cấp ủy viên xét cần đưa ra tập thể Tỉnh ủy thảo luận quyết định.
h) Các báo cáo, đề án chuẩn bị cho Đại hội đại biểu tỉnh. 2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cơ quan thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo, chỉ đạo mọi công tác của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị toàn thể Ban Chấp hành, trên cơ sở các nghị quyết của Ban Chấp hành và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương. Vì vậy tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, các chỉ thị, nghị quyết quan trọng của Chính phủ, các nghị quyết của Ban Chấp hành trên các mặt.
- Làm thấu suốt và cụ thể hóa các chủ trương của tỉnh cho các cấp ủy Đảng trực thuộc, các ban, Đảng đoàn và đảng viên phụ trách các ngành; chỉ rõ phương hướng, mục tiêu, biện pháp phấn đấu cho các cấp, các ngành.
- Quyết định việc thành lập, giải thể, chức năng, nhiệm vụ, biên chế chung và bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh, thay mặt Ban Chấp hành xét duyệt, bố trí, đề bạt, điều động, lương bậc, thi hành kỷ luật đối với những cán bộ là trưởng, phó các ty, ngành, ban, huyện, và từ cán sự 6 trở lên thuộc diện tỉnh quản lý.
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết ở các cấp, các ngành, kịp thời uốn nắn sửa đổi những lệch lạc, bổ sung những
63
vấn đề cần thiết theo đúng nghị quyết của Ban Chấp hành và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề xuất kiến nghị những vấn đề về đường lối, chính sách đối với Trung ương.
- Lãnh đạo và chỉ đạo việc làm thử những vấn đề lớn và mới. - Giữ vững, bảo đảm tốt mối quan hệ công tác giữa tỉnh với các ngành của Trung ương, theo nguyên tắc của Trung ương Đảng và Nhà nước đã quy định (kể cả các đơn vị của Trung ương đóng tại địa phương). - Chỉ đạo sự phối hợp, kết hợp công tác một cách chặt chẽ giữa các ban của Đảng, các đoàn thể và giữa các cơ quan Đảng với các ngành chính quyền trong tỉnh để tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh.
b) Chuẩn bị tốt nội dung và bảo đảm nền nếp các kỳ sinh hoạt thường lệ của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành.
c) Bảo đảm chế độ báo cáo, thỉnh thị lên Ban Bí thư, hằng tháng thông báo tình hình cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, 3 tháng 1 lần thông báo tình hình cho cấp dưới và một năm 1 lần thông báo tình hình và nêu vấn đề cần thiết cho cấp dưới đề bạt ý kiến.
d) Đối với những vấn đề lớn, thuộc quyền quyết định của Ban Chấp hành, nhưng vì là việc cấp bách không thể kịp họp Ban Chấp hành được thì tập thể Ban Thường vụ bàn bạc, quyết định và báo cáo lên Ban Chấp hành trong kỳ họp gần nhất.
đ) Trong khi chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành và các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, Ban Thường vụ được ra những nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, thông tri cho cấp dưới thi hành.
e) Xét duyệt phương hướng nhiệm vụ, quy hoạch kinh tế và nội dung về nhân sự đại hội của các huyện, thị, Đảng bộ trực thuộc. g) Việc phân công công tác cho các ủy viên trong Ban Chấp hành là do tập thể Ban Chấp hành quyết định, nhưng khi gặp trường hợp cấp bách đột xuất thì Ban Thường vụ quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành trong kỳ họp gần nhất.
3. Trách nhiệm chung của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy (gồm Bí thư và các phó bí thư), Thường trực Tỉnh ủy không phải là
64
một cấp trong Thường vụ, không ra những chỉ thị, thông tri, nghị quyết riêng của Thường trực những chỉ thị, nghị quyết do Bí thư, Phó Bí thư Thường trực ký, vẫn phải danh nghĩa thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thường trực điều hành giải quyết công việc hằng ngày của Đảng. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Để phát huy được vai trò, nhiệm vụ đã được quy định, các đồng chí Thường trực cần thường xuyên trao đổi, hội ý để nắm chắc tình hình và điều hành các công việc hằng ngày, theo nghị quyết của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành. Khi có vấn đề cần thiết hằng ngày mà chưa đến kỳ họp và chưa đến mức đưa ra Ban Thường vụ quyết định thì Bí thư và các Phó Bí thư bàn bạc giải quyết (như vấn đề tổ chức, cán bộ, vấn đề sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu...) nhằm bảo đảm cho công tác được giải quyết một cách kịp thời, không bị chậm trễ, ứ đọng như: xét duyệt, sắp xếp tổ chức bộ máy công ty, phòng của ty trở xuống, sắp xếp, đề bạt, điều động, lương bậc, kỷ luật cán bộ thuộc loại trưởng, phó phòng, trưởng, phó công ty trở xuống, cán sự từ bậc 5 hoặc tương đương trở xuống, rồi báo cáo lại với Ban Thường vụ. Trách nhiệm riêng của từng đồng chí như sau:
a) Bí thư Tỉnh ủy: Là người đứng đầu Ban Chấp hành, giữ trọng trách lớn nhất của Đảng bộ, đồng thời cũng là một thành viên trong Ban Chấp hành có nhiệm vụ:
- Quán xuyến toàn bộ công việc chung của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề mấu chốt trên các mặt kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, v.v. để chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, trực tiếp nắm những vấn đề cơ mật về quân sự, chính trị, công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ và công tác đối ngoại.
- Nắm vững và bảo đảm việc vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn địa phương, đề xuất các vấn đề trọng yếu về phương hướng, chủ trương biện pháp lớn đối với các mặt công tác quan trọng của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu
65
và đưa ra ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng.
- Thường xuyên nắm vững công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác tư tưởng, tổ chức, công tác cán bộ, chăm lo xây dựng giữ gìn, làm trung tâm đoàn kết nội bộ của cấp ủy và toàn Đảng bộ.
- Chuẩn bị hoặc chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung và chỉ thị các hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và hội nghị Tỉnh ủy. Duy trì đều dặn và nâng cao chất lượng các định kỳ sinh hoạt tập thể, bảo đảm dân chủ trong thảo luận và quyết định các vấn đề của cấp ủy và Ban Thường vụ.
- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm những vấn đề trọng yếu trên các mặt công tác, nhất là về lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy, phụ trách việc chỉ đạo các trọng điểm, việc làm thử những vấn đề lớn và mới mà Ban Thường vụ đã quyết định.
- Chỉ đạo việc lập chương trình công tác và lịch sinh hoạt của Ban Thường vụ, của Tỉnh ủy và chủ trì quản lý việc thực hiện chương trình ấy. Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ và đột xuất lên Ban Bí thư và thông báo tình hình với các cấp ủy viên và cấp dưới.
- Giải quyết những việc quan trọng và cấp thiết khi chưa có điều kiện họp Ban Thường vụ hoặc Tỉnh ủy, sau đó báo cáo lại với tập thể trong kỳ hợp gần nhất.
b) Phó Bí thư Thường trực Đảng: Vừa là người cộng tác đắc lực với Bí thư, thay mặt Bí thư giải quyết công việc hằng ngày của cấp ủy và Ban Thường vụ trong phạm vi đã có nguyên tắc, chủ trương và theo sự phân công, ủy nhiệm của Bí thư, vừa thực hiện nhiệm vụ công tác được phân công, cụ thể là:
- Tổ chức việc truyền đạt và theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ, kịp thời phát hiện những điển hình tốt và nhưng biểu hiện lệch lạc để động viên và uốn nắn các cấp, các ngành thi hành đúng chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của trên và của Tỉnh ủy, đồng thời thường xuyên trao đổi tình hình và đề xuất với Bí thư và Ban Thường vụ những vấn đề mới cần có chủ trương, biện pháp giải quyết.
66
- Thường xuyên chỉ đạo công tác các ban của Tỉnh ủy, công tác xây dựng Đảng cơ sở và các đoàn thể quần chúng, cùng với đồng chí Phó Bí thư là Chủ tịch hoặc đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chương trình công tác hằng tuần, hằng tháng, nhằm bảo đảm sự ăn khớp giữa sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo thực hiện của chính quyền.
- Cùng với Bí thư chuẩn bị hoặc chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban Thường vụ, của Tỉnh ủy, giúp Bí thư xây dựng và quản lý việc thực hiện chương trình công tác, lịch sinh hoạt của tập thể, chế độ thông báo lên trên, thông báo tình hình với các cấp ủy viên và cấp dưới theo định kỳ.
- Giải quyết những đề nghị của các cấp, các ngành và vấn đề khiếu tố của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những vấn đề khác với chủ trương, nguyên tắc đã có, vượt quá phạm vi giải quyết của mình thì phải xin ý kiến Bí thư, hoặc đưa ra cuộc họp Thường trực, Ban Thường vụ hoặc Tỉnh ủy quyết định.
- Cùng với đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách từng khối duy trì chế độ sinh hoạt, báo cáo, thỉnh thị, sinh hoạt các ban và các đoàn thể, thay mặt ban Thường vụ, giải quyết một số trường hợp về điều động, lương bậc, điều chỉnh, sắp xếp cán bộ thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy giải quyết theo đúng chủ trương phương hướng của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ đã có, xét duyệt biên chế, tổ chức cụ thể của các ngành, ban thuộc hệ dân, Đảng, thông qua và xét duyệt dự toán, quyết toán, tài chính Đảng một năm và 6 tháng.
c) Phó Bí thư là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu bộ máy nhà nước ở địa phương, cùng các đồng chí trong Đảng đoàn chính quyền tỉnh là một tập thể chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy và Ban Thường vụ cụ thể hóa và tổ chức chỉ đạo, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh và Ban Thường vụ về mặt quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, quản lý xã hội và đời sống theo hệ thống chính quyền, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao
67
động, đồng thời bảo đảm chủ trì và thống nhất mọi mặt hoạt động của bộ máy chính quyền trong tỉnh, cụ thể là:
- Nắm vững và tổ chức triển khai, chăm lo sơ kết, tổng kết làm quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy trên mọi mặt công tác trong các cơ quan chính quyền, biến thành các chủ trương biện pháp, quy định cụ thể của chính quyền và chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp thuộc Nhà nước thực hiện.
- Chủ trì việc điều hành các ngành thuộc hệ thống chính quyền hoạt động đều đặn, nền nếp, tập trung phục vụ đắc lực, kịp thời đối với các công tác trọng tâm, đột xuất và hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước, các nhiệm vụ chuyên môn của mỗi ngành. Giải quyết điều hòa tốt các mối quan hệ hợp tác giữa các ngành với nhau và giữa ngành với các huyện, thị trong tỉnh, các đơn vị Trung ương đóng tại tỉnh.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, thỉnh thị theo quy định về các mặt công tác của chính quyền, nhất là tình hình chấp hành luật pháp, thực hiện kế hoạch nhà nước, công tác quản lý kinh tế, quản lý cán bộ với bộ phận Thường trực và với Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đề xuất với cấp ủy và Ban Thường vụ, những vấn đề về chủ trương biện pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với cơ quan chính quyền, đề xuất với Bí thư những vấn đề cần đưa ra Ban Thường vụ hoặc Tỉnh ủy thảo luận và quyết định.
d) Các cấp ủy viên khác: (kể cả Ủy viên Thường vụ được phân công trực tiếp làm trưởng phó ban, trưởng phó ty, bí thư, phó bí thư huyện, thị hoặc phụ trách cơ sở trọng yếu) có trách nhiệm chính là:
- Tham gia bàn bạc và quyết định những công việc của Đảng bộ trong các hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và sau khi đã trở thành nghị quyết rồi thì nghiêm chỉnh chấp hành, không được tuyên truyền hoặc làm theo ý riêng của mình.
- Cùng các đồng chí trong cấp ủy cấp mình, trong Đảng đoàn, trong Ban cán sự và đồng chí phụ trách đơn vị, bảo đảm thấu suốt và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, của
68
Tỉnh ủy và Ban Thường vụ trong ngành, đơn vị và địa phương mình. Trong khi thực hiện nhiệm vụ cần theo dùng cương vị chức trách về chính quyền được phân công, không lấy danh nghĩa Tỉnh ủy viên, ủy viên Thường vụ để giải quyết công việc của đơn vị, trừ khi được Tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ ủy nhiệm cụ thể, khi có những vấn đề cần uốn nắn, cần đề xuất thì thông qua cấp ủy Đảng hoặc Đảng đoàn để bàn bạc, kiến nghị về chuyên môn, không lấy danh nghĩa cấp ủy viên để quyết định.
- Các đồng chí Thường vụ phụ trách khối, ngoài chức trách cụ thể của một ngành, một bộ phận còn phải nắm vững tình hình trong khối, tổ chức kịp thời triển khai, giải quyết những mắc mớ và đôn đốc, kiểm tra, kết hợp, phối hợp chặt chẽ các ngành trong khối thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ một cách nhịp nhàng, ăn khớp, qua đó phát hiện tình hình trong khối, đề xuất chủ trương công tác của khối lên Tỉnh ủy, sau khi có quyết định của Ban Thường vụ (hoặc Thường trực) thì triển khai thực hiện chủ trương đó. Các ngành trong khối trước khi làm việc với Tỉnh ủy để xin chủ trương công tác, phải báo cáo và xin ý kiến của đồng chí Thường vụ phụ trách khối trước. Khi Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các ngành thì đồng chí Thường vụ phụ trách khối đó cần tham dự để cùng nghe và bàn bạc giải quyết công việc.
- Các cấp ủy viên hoạt động ở đơn vị nào phải cùng Ban cán sự hoặc Đảng đoàn nơi đó chăm lo công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, giữ gìn đoàn kết nội bộ, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, tổ chức thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Trên cương vị công tác của mình phụ trách, từng cấp ủy viên có trách nhiệm suy nghĩ, nghiên cứu, đề xuất với các đồng chí bí thư, phó bí thư hoặc phát biểu trong các hội nghị Ban Chấp hành và Ban Thường vụ về chủ trương, biện pháp cải tiến công tác lãnh đạo của cấp ủy. Những vấn đề xét thấy cần phải đưa ra tập thể thảo luận và quyết định thì đề xuất với Bí thư, Phó Bí thư Thường trực.
69
II. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA TỈNH ỦY
Để cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của Tỉnh ủy, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nay quy định một số chế độ công tác của Tỉnh ủy như sau:
1. Chế độ hội nghị của Tỉnh ủy
a) Giữ vững sinh hoạt định kỳ:
- Tỉnh ủy 3 tháng họp một lần vào tuần đầu, tháng đầu mỗi quý trong năm (tháng 1, 4, 7, 10).
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy 1 tháng họp 2 lần, lần 1 vào trên dưới ngày 5 và lần 2 vào trên dưới ngày 20 trong tháng, mỗi lần không quá 2 ngày.
- Bí thư và các phó bí thư hội ý thường lệ mỗi tuần 1 lần vào sáng thứ hai hằng tuần.
- Trường hợp có việc trọng yếu, đột xuất, Ban Thường vụ có thể quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành bất thường, Bí thư trao đổi với các phó bí thư quyết định họp Ban Thường vụ bất thường.
- Sáu tháng và 1 năm Thường trực Tỉnh ủy nghe báo cáo các ngành, huyện, thị, 3 tháng nghe báo cáo các ban và đoàn thể 1 lần. b) Chuẩn bị tốt nội dung các kỳ họp:
- Nội dung hội nghị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ là để thảo luận và quyết định những vấn đề đã được quy định ở mục 1 phần trên, do đó việc lựa chọn vấn đề đưa ra hội nghị phải chu đáo, đúng phạm vi chức trách, đúng lúc và phải được chuẩn bị kỹ càng. Ngoài các vấn đề chung như kiểm điểm, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình và nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ chung các mặt công tác của hằng quý, 6 tháng, 1 năm, v.v.. Hội nghị Tỉnh ủy có thể bàn chuyên đề những vấn đề lớn, quan trọng, nhằm thực hiện chỉ thị, nghị quyết lớn của Trung ương Đảng, của Chính phủ, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Riêng hội nghị Ban Thường vụ, nội dung chủ yếu là bàn và quyết định chương trình công tác của quý, tháng, nhằm thi hành nghị quyết của Tỉnh ủy, chỉ thị của Trung ương Đảng, Chính phủ.
70
- Nội dung hội nghị Ban Thường vụ, do Bí thư, Phó Bí thư chuẩn bị, hội nghị Tỉnh ủy do Ban Thường vụ chuẩn bị, Đại hội Đảng bộ do Ban Chấp hành chuẩn bị. Trên cơ sở chỉ đạo, sử dụng các ban, ngành của tỉnh nghiên cứu và dự thảo báo cáo, đề án, văn bản, nghị quyết, thông tri, chỉ thị, v.v.. Tất cả những vấn đề đưa ra hội nghị Tỉnh ủy và hội nghị Thường vụ thảo luận phải có văn bản dự thảo (báo cáo, đề án, nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị, v.v.) do các ban, ngành giúp Ban Thường vụ hoặc Thường trực chuẩn bị và phải được Bí thư và Phó Bí thư Thường trực nghe trước, để chuẩn bị ý kiến nêu vấn đề cần thảo luận.
Các văn bản chính, dự thảo cần nêu gồm rõ vấn đề, rõ chủ trương, biện pháp cần giải quyết và phải gửi tới các ủy viên Thường vụ trước 3 ngày (nếu là họp Thường vụ), gửi tới các ủy viên chấp hành trước 7 ngày (nếu là họp Tỉnh ủy). Nếu cần thì có báo cáo chi tiết, thống kê số liệu, v.v. làm phụ bản kèm theo để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu bàn bạc và quyết định văn bản chính.
Những văn bản dự thảo gửi tới các đồng chí cấp ủy, mỗi đồng chí cấp ủy cần chuẩn bị ý kiến phát biểu, cho rõ, đồng ý, không đồng ý, bổ sung ý kiến mới, những vấn đề đã được thảo luận, nếu có ý kiến gì sửa đổi, bổ sung thì ghi ngay vào đoạn văn đó trong bản dự thảo đã gửi đến rồi gửi về Văn phòng Tỉnh ủy để tổng hợp. Các văn bản dự thảo gửi đến các cấp ủy viên, quá thời hạn rồi mà không có ý kiến gì gửi về Văn phòng Tỉnh ủy thì coi như đồng chí đó đã nhất trí.
Các báo cáo và đề án của các ngành và địa phương sẽ đưa ra trình bày trong cuộc họp Ban Thường vụ hoặc Tỉnh ủy, các ngành phải lấy ý kiến tham gia và phải gửi cho các ban của Đảng có liên quan để các ban có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến chính thức của ban mình về vấn đề đó để cấp ủy quyết định.
Trong các kỳ sinh hoạt, cấp ủy viên nào vắng mặt phải có lý do chính đáng, báo về đồng chí Bí thư để báo cáo hội nghị biết. Nội dung hội ý hằng tuần của Thường trực (Bí thư, các phó bí thư) là để nghe tình hình tuần trước, định chương trình và lịch công tác tuần sau, do Đảng đoàn chính quyền tỉnh, Văn phòng Ủy
71
ban và Văn phòng Tỉnh ủy tổng hợp trình bày. Trên cơ sở lịch công tác trong tuần, Thường trực Tỉnh ủy nghe và giải quyết tập thể những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận Thường trực theo lịch hằng ngày trong tuần. Các ban, ngành được mời đến làm việc với Thường trực Tỉnh ủy về những vấn đề đã đăng ký trước cũng phải có văn bản báo cáo kèm theo, tránh tình trạng chỉ đến báo cáo bằng miệng.
c) Bảo đảm trình tự tiến hành hội nghị:
Khi họp cần kiểm số đồng chí tham dự, công bố chương trình hội nghị. Chủ tọa điều khiển hội nghị Ban Thường vụ và Tỉnh ủy là đồng chí Bí thư. Chuyên đề thuộc khối nào thì đồng chí ủy viên Thường vụ phụ trách khối đó chủ trì nội dung và trình bày những vấn đề và đề xuất những ý kiến cần thảo luận. Kết luận Hội nghị Tỉnh ủy, do tập thể Ban Thường vụ chuẩn bị, do đồng chí Bí thư (hoặc Phó Bí thư, nếu đồng chí Bí thư đi vắng) tóm tắt để Tỉnh ủy biểu quyết và quyết định. Hội nghị Ban Thường vụ do Bí thư kết luận.
Trong hội nghị những vấn đề đã có tài liệu gửi trước, nói chung không đọc lại, người thuyết trình cần báo cáo gọn, rõ những vấn đề trọng tâm, vấn đề mới, gợi ý các vấn đề có quan điểm khác nhau cần đề nghị thảo luận để nhất trí, những chỉ tiêu chủ yếu, những biện pháp chính về tổ chức thực hiện cần phải quyết định.
Mỗi cuộc họp cần để ít nhất 2/3 thời gian thảo luận. Ý kiến phát biểu cần tập trung ngắn, gọn đi thẳng vào vấn đề, trách trùng lắp, tránh phát biểu chung chung và không đề ra ý kiến gì giải quyết. Những vấn đề đưa ra thảo luận phải có kết luận và cần biểu quyết về những vấn đề có ý kiến khác nhau.
d) Tăng cường sự trao đổi giữa các cấp ủy viên.
Quá trình chỉ đạo công việc hằng ngày, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng và đồng chí Phó Bí thư phụ trách chính quyền cần liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu cần có thể hội ý liên tịch và báo cáo Bí thư để bàn biện pháp thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, của Ban Thường vụ.
72
Các tỉnh ủy viên trong mỗi khối, mỗi địa phương cần tăng cường sự liên hệ trao đổi, giải quyết công việc giữa đồng chí Thường vụ phụ trách khối, ban với các tỉnh ủy viên trong khối hoặc thuộc ban theo dõi.
Đồng chí Bí thư cần giành thời gian gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các đồng chí Thường vụ, các cấp ủy viên để trao đổi công việc chung và riêng, giúp cho từng đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.
2. Chế độ lập chương trình công tác
Tỉnh ủy thông qua chương trình công tác và lịch sinh hoạt của Ban Chấp hành 6 tháng và 1 năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua chương trình công tác và lịch sinh hoạt hằng tháng, hằng quý, chương trình công tác phải được thông báo cho các cấp ủy viên, các bí thư cấp ủy trực thuộc, bí thư Đảng đoàn, Ban cán sự hoặc đồng chí phụ trách các ngành.
Các đồng chí cấp ủy viên, bí thư cấp ủy trực thuộc và các đồng chí phụ trách các ban, ngành… Dựa vào chương trình chung của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ để xây dựng chương trình công tác hằng tuần hằng tháng của địa phương, đơn vị mình gửi về Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải chuẩn bị trước nội dung và đăng ký báo trước (trừ việc đột xuất, khẩn cấp) để việc sắp xếp chương trình hằng tuần được chặt chẽ tránh bị động.
Trường hợp có việc đột xuất, cần thay đổi chương trình công tác và sinh hoạt thì đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực Đảng thông báo cho các cấp ủy viên biết để điều chỉnh.
3. Chế độ báo cáo, thông báo tình hình
a) Trong các kỳ họp thường lệ của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ (trực tiếp là Bí thư hoặc Phó Bí thư) báo cáo trước Ban Chấp hành và trong các kỳ họp Thường vụ, Bí thư hoặc Phó Bí thư báo cáo trước Ban Thường vụ về tình hình mọi mặt công tác từ hội nghị lần trước đến lần này. Nếu trong các kỳ họp thường lệ phải thay đổi thời gian thì đồng
73
chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực thông báo tình hình chung tới các cấp ủy viên biết.
Ngoài các kỳ họp thường lệ, hằng tháng hoặc khi có vấn đề cần thiết, các tỉnh ủy viên, ủy viên Thường vụ có thể trực tiếp báo cáo tình hình và đề xuất ý kiến (bằng miệng) hoặc bằng giấy với Bí thư hoặc Ban Thường vụ.
b) Đồng chí Bí thư và Phó Bí thư Thường trực thay mặt Tỉnh ủy, báo cáo tình hình hằng tháng, hằng quý, 6 tháng, hằng năm và báo cáo chuyên đề về công tác đã làm ở địa phương lên Ban Bí thư Trung ương Đảng, giao cho Văn phòng Tỉnh ủy chịu trách nhiệm và do đồng chí Phó Bí thư Thường trực duyệt ký.
c) Các ban, Đảng đoàn, Ban cán sự các ngành và các cấp ủy trực thuộc báo cáo với Tỉnh ủy theo đúng chế độ và những nội dung đã được quy định trong Thông tri số 22-TT/TU, ngày 16-8-1977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
d) Sau mỗi kỳ họp hoặc trực tiếp với Ban Thường vụ, với các ban, ngành đều có ghi biên bản và tùy theo nội dung có thông báo gửi đến các ban, ngành có liên quan để thực hiện cho thống nhất.
4. Chế độ kiểm tra, chỉ đạo riêng và sơ, tổng kết kinh nghiệm
a) Trong chương trình công tác 3 tháng, 6 tháng của Ban Thường vụ sẽ định một số việc, một số địa phương, đơn vị cần tiến hành kiểm tra và giao cho các ban có trách nhiệm tiến hành, sau đó báo cáo kết quả với Ban Thường vụ. Tùy từng việc Ban Thường vụ sẽ thông báo cho các tỉnh ủy viên biết kết quả kiểm tra.
Từng thời gian, tập thể Ban Thường vụ hoặc đồng chí Bí thư, Phó Bí thư cần trực tiếp nghe từng địa phương đơn vị báo cáo hoặc đi kiểm tra đơn vị nhận xét tình hình và cho chủ trương công tác.
Các tỉnh ủy viên hằng tháng phải đi kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy ở một điểm kết hợp với kiểm tra diện, thuộc phạm vi mình phụ trách và khi đột xuất tham gia đi kiểm tra các công tác trọng tâm của tỉnh khi cần thiết.
74
b) Về chỉ đạo riêng: Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ phân công phụ trách chỉ đạo riêng một huyện biên giới vùng cao, một huyện vùng thấp, một xí nghiệp công nghiệp trong từng thời gian để rút kinh nghiệm.
Cần phân công một số đồng chí Thường vụ phụ trách chỉ đạo một hoặc hai vùng kinh tế trọng điểm, phụ trách bộ phận chỉ đạo vùng tuyến I biên giới, bảo đảm công việc trước mắt và nghiên cứu lâu dài. Từng đồng chí Tỉnh ủy viên phải có điểm chỉ đạo trong phạm vi địa phương hoặc ngành mình phụ trách.
Các huyện ủy phải có điểm chỉ đạo, do tập thể huyện ủy quyết định, các ngành phải có điểm chỉ đạo ở cơ sở như xã, huyện, xí nghiệp, cửa hàng, bệnh viện, trường học.
Đối với những vấn đề lớn và mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần chỉ đạo các ban, ngành liên quan làm thử và khi được tập thể kết luận, mới mở rộng ra diện.
c) Về sơ kết, tổng kết công tác, thực hiện phê bình, tự phê bình. Việc tổng kết, sơ kết phải được coi trọng thực hiện hằng quý, hằng năm, nhất là sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết lớn, các chuyên đề quan trọng và mới, vì vậy:
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết những vấn đề mới, có vị trí trọng yếu và quan hệ đến nhiều mặt công tác. Các đồng chí bí thư, phó bí thư và ủy viên Thường vụ phụ trách ban, khối thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng, hằng năm của từng ban, ngành, thuộc khối mình phụ trách.
- Tỉnh ủy thực hiện tự phê bình và phê bình chung về lãnh đạo và cá nhân mỗi năm 1 lần vào dịp tổng kết công tác năm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tự phê bình chung sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác 6 tháng một lần của Ban Thường vụ.
5. Chế độ đi xuống cơ sở
Các ủy viên phải phải tham dự đều sinh hoạt với tổ chức cơ sở đảng và tổ chức quần chúng nơi mình công tác, gương mẫu thực hiện chính sách, gương mẫu tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết,
75
giữ gìn đạo đức phẩm chất, lối sống cách mạng. Cần lắng nghe và có ý kiến phê bình, từ đó kiểm tra lại mình, tích cực phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm.
Từng đồng chí ủy viên mỗi quý phải dành một thời gian (ít nhất một tuần) xuống cơ sở (đơn vị trực tiếp sản xuất, kinh doanh, đơn vị địa phương mình phụ trách) để nghiên cứu, kiểm tra tình hình rút kinh nghiệm chỉ đạo, đồng thời qua thực tiễn đóng góp vào các chủ trương công tác, vào sự lãnh đạo và chỉ đạo chung của Tỉnh ủy.
Để gắn bó giữa lãnh đạo và quần chúng, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, từng đồng chí Tỉnh ủy viên cần tổ chức buổi gặp gỡ, tiếp xúc với đảng viên và quần chúng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và tiếp thu ý kiến phê bình của quần chúng, góp phần cải tiến công tác lãnh đạo.
6. Chế độ học tập
Mỗi đồng chí Tỉnh ủy viên cần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể của mình, định rõ yêu cầu, mục đích phấn đấu, thời gian hoàn thành và báo cáo với tập thể. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và kiểm tra việc học tập đó.
Hướng phấn đấu chung là: Các đồng chí cấp ủy viên dưới 50 tuổi nếu chưa hết cấp II, cấp III, chưa qua Trường Nguyễn Ái Quốc và đại học thì cần học văn hóa và học xong chương trình đại học tại chức. Trước hết phải học lớp lý luận Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Một số đồng chí sẽ theo học lớp quản lý kinh tế cao cấp do Viện Quản lý kinh tế Trung ương mở. Các đồng chí trên 50 tuổi chưa hết lớp 10 và đại học thì tùy điều kiện theo học các lớp bổ túc ngắn hạn tại trường và tại chức.
III. QUAN HỆ VÀ CÁCH LÀM VIỆC GIỮA TỈNH ỦY VỚI CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
A. Quan hệ giữa Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghị quyết 23 của Trung ương xác định Đảng lãnh đạo Nhà nước là: “Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách toàn diện; quyết định các kế
76
hoạch, các chủ trương, chính sách và biện pháp chủ yếu, quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, kiểm tra về mọi mặt của bộ máy nhà nước, giáo dục quần chúng hăng hái tham gia xây dựng chính quyền, chấp hành pháp luật, thực hiện kế hoạch nhà nước”.
Quan hệ giữa Tỉnh ủy với Ủy ban nhân dân tỉnh là quan hệ lãnh đạo. Vì vậy, sau khi Tỉnh ủy đã quyết định về mặt chủ trương, phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp lớn thì các đồng chí Đảng đoàn chính quyền tỉnh có trách nhiệm cụ thể hóa bằng văn bản theo thủ tục pháp chế về mặt nhà nước chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và báo cáo đều đặn, kịp thời với Ban Thường vụ và đồng chí Bí thư về kết quả công tác và đề xuất chủ trương, biện pháp cần thiết.
Để thực hiện đúng chức năng của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm công tác chỉ đạo hằng ngày được ăn khớp, không trùng chéo cần:
1. Phân biệt rõ những công việc thuộc trách nhiệm giải quyết của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ sở để phân biệt chủ yếu là căn cứ vào tính chất công việc (quan trọng nhiều hay ít, mới hay cũ, cấp thiết hay bình thường…) phạm vi ảnh hưởng của công việc đó (rộng hay hẹp) mà phân công giải quyết.
a) Những loại công việc sau đây phải được Tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định, trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:
- Những vấn đề về phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu và toàn diện của kế hoạch kinh tế - văn hóa của tỉnh (các chỉ tiêu sản xuất, xây dựng cơ bản, thu mua, phân phối, đời sống, tài chính, ngân sách, cân đối vật tư quan trọng, cân đối lao động cơ bản…), 6 tháng, hằng năm, dài hạn và những chủ trương, biện pháp lớn của các kế hoạch ấy. Còn các chỉ tiêu cụ thể của từng ngành, từng huyện thì do Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt.
- Những vấn đề thuộc nhiệm vụ mới, chủ trương, chính sách mới
77
do Chính phủ mới ra nghị quyết, thông tư, chỉ thị…, cần báo cáo và xin ý kiến về kế hoạch, nội dung vận dụng thi hành trước khi tổ chức triển khai thực hiện và ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Những nhiệm vụ trọng tâm, những khâu cơ bản, những vấn đề đột xuất..., có quan hệ và có tác dụng thúc đẩy các mặt công tác của địa phương như nhiệm vụ kế hoạch sản xuất từng vụ, thu mua, phân phối lương thực, trị an, quốc phòng, biên giới, tổ chức bộ máy và cán bộ.
- Việc phân vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp, quy hoạch sản xuất trong công nghiệp, quy hoạch xây dựng thành phố, thị xã, thị trấn huyện lỵ và khu công nghiệp.
- Phương hướng xây dựng và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm, thông qua danh mục và địa điểm, quy mô xây dựng, thông qua chỉ tiêu chủ yếu về phân bổ vật tư kỹ thuật chủ yếu cho các công trình trọng điểm, thông qua nhiệm vụ thiết kế các công trình có mức vốn đầu tư từ 500.000 đồng (công trình dân dụng), 1 triệu đồng (công trình sản xuất) trở lên và các công trình mang tính chất quan trọng về chính trị, quốc phòng, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Dưới định mức trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt rồi báo cáo lại với Thường vụ và Ban Thường vụ.
- Tỷ lệ, tỷ trọng ngân sách địa phương hằng năm phân bổ cho các ngành, các khối, phương hướng sử dụng vốn dự trữ, kết dư của tỉnh. - Các vấn đề quy định thuộc về vận dụng thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhất là những vấn đề về đòn bẩy kinh tế (giá cả, tín dụng, lợi nhuận, tiền lương…), chính sách cán bộ và những vấn đề mới đặt ra có quan hệ, ảnh hưởng rộng rãi đến nhân dân và cán bộ, công nhân viên.
- Các vấn đề về củng cố và xây dựng các tổ chức bộ máy của chính quyền đoàn thể, Đảng như giải thể hoặc thành lập, hoặc sáp nhập các ty, công ty, các phòng, ban, các đảng bộ, các tổ chức mới, v.v. bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh quan trọng và phương hướng nhiệm vụ chính của các cơ sở đó.
- Về công tác cán bộ, nguyên tắc chung là thống nhất sự lãnh đạo và quản lý cán bộ vào Tỉnh ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh
78