"Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 1 (1947 - 1951) 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 1 (1947 - 1951) Ebooks Nhóm Zalo 3K1(V115) Mã số: CTQG - 2015 2 4 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM VĂN CƯỜNG Ủy viên Hội đồng CAO ĐỨC HẢI Ủy viên Hội đồng TẠ ĐÌNH BẢNG Ủy viên Hội đồng NGUYỄN VĂN HÒA Ủy viên Hội đồng NGUYỄN THANH DƯƠNG Ủy viên Hội đồng ĐẶNG PHI VÂN Ủy viên Hội đồng MAI ĐÌNH ĐỊNH Ủy viên Hội đồng LÝ SEO DÌN Ủy viên Hội đồng ĐINH TIẾN QUÂN Ủy viên Hội đồng NGUYỄN HỮU THỂ Ủy viên Hội đồng HẦU A LỀNH Ủy viên Hội đồng HÀ THỊ NGA Ủy viên Hội đồng CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BẢN THẢO NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư Tỉnh ủy SÙNG CHÚNG Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy DOÃN VĂN HƯỞNG Phó Bí thư Tỉnh ủy 5 BAN XÂY DỰNG BẢN THẢO CAO ĐỨC HẢI Trưởng ban ĐỖ TRƯỜNG SƠN Phó Trưởng ban Thường trực ĐỖ VĂN LƯỢC Phó Trưởng ban NGUYỄN THỊ NGUYỀN Thư ký ĐẶNG PHI VÂN Thành viên LÝ SEO DÌN Thành viên LÝ THỊ VINH Thành viên TRẦN VĂN TỎ Thành viên VŨ HÙNG DŨNG Thành viên ĐÀO DUY THẮNG Thành viên ĐỖ VIẾT LỢI Thành viên NGUYỄN VĂN NHÂN Thành viên ĐOÀN NGỌC TUYẾN Thành viên NGUYỄN THỊ LOAN Thành viên NGUYỄN THỊ MINH Thành viên NGUYỄN THÀNH NAM Thành viên PHẠM THÀNH LONG Thành viên NGUYỄN CAO SỸ Thành viên ĐÀO ANH TUẤN Thành viên NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Thành viên (Hiệu đính) HOÀNG THỊ THANH THU Thành viên (Hiệu đính) 6 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thực hiện theo Kế hoạch số 71- KH/TU, ngày 22-12-2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc xây dựng Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV. Ban Xây dựng Bản thảo Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập từ khóa I đến khóa XIV phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiến hành sưu tầm, xây dựng và xuất bản bộ sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Đây là một bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị và giá trị khoa học, thực tiễn đánh dấu sự phát triển của Đảng bộ tỉnh Lào Cai gắn với quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng quê hương. Bộ sách giúp các nhà nghiên cứu, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tiếp cận nguồn thông tin, tư liệu mang tính hệ thống, toàn diện về văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đảng bộ cơ sở, lịch sử địa phương, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần giáo dục lịch sử địa phương trong các trường phổ thông, các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các chi bộ, đảng bộ; thấy rõ sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và toàn diện trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua các giai đoạn cách mạng, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Cuốn sách Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 1 (1947 - 1951) tập hợp các Văn kiện do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1947 đến năm 1951 và được sắp xếp theo thời gian ban hành. 7 Do cuốn sách bao gồm các văn kiện được in rônêo, đánh máy hoặc viết tay, nên trong các trường hợp chữ mờ, chữ không có dấu, chúng tôi giữ nguyên như bản gốc. Ngoài ra, trong sách còn có một số danh từ, tên gọi, địa danh, tên riêng,... chúng tôi chưa có điều kiện thẩm định. Vì vậy, mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên tập nhưng chắc rằng cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách đến với các đồng chí và các bạn. Tháng 7 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 8 LỜI GIỚI THIỆU Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 1 phản ánh hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ năm 1947 đến năm 1951. Đảng bộ tỉnh Lào Cai ra đời giữa lúc thực dân Pháp âm mưu đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Để làm bàn đạp tấn công lên Việt Bắc, tháng 10-1947, thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai lần hai. Trung tuần tháng 12-1947, chiến dịch Việt Bắc kết thúc thắng lợi, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp bị phá sản buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”, chúng đã thành lập Khu quân sự Tây Bắc, dưới có các phân khu và các xứ. Tỉnh Lào Cai nằm trong kế hoạch xây dựng “xứ Nùng tự trị” của thực dân Pháp. Kể từ đó đến khi được giải phóng hoàn toàn (ngày 1-11-1950), cuộc đấu tranh đầy cam go, quyết liệt của quân, dân Lào Cai gắn với sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai trên tất cả các lĩnh vực. Về quân sự, Đảng bộ chỉ đạo đấu tranh chống bọn Việt gian, phản động, bảo toàn lực lượng, tích cực địch vận làm ly gián hàng ngũ ngụy binh, chủ động đánh địch để thu hẹp vùng địch kiểm soát, đánh du kích, đánh phục kích, bổ sung và phát triển lực lượng; phối hợp với quân, dân Tây Bắc giải phóng hoàn toàn tỉnh; lãnh đạo chiến dịch tiễu phỉ, bảo vệ thành quả cách mạng. Về chính trị, Đảng bộ chủ trương tiếp tục chính sách đại đoàn kết, kêu gọi toàn dân chuẩn bị lực lượng để kịp thời lợi dụng 9 những biến chuyển lớn của tình hình đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Về kinh tế, Đảng bộ lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh ra sức bao vây và phá kinh tế địch, phát triển kinh tế của ta, bảo đảm đời sống nhân dân, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng và tiễu phỉ gian khổ. Ngoài việc tập trung lãnh đạo quân sự, chính trị, kinh tế, Đảng bộ còn chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính quyền cách mạng, phát triển văn hóa, giáo dục,... Văn kiện Đảng bộ toàn tập, tập 1 gồm 122 tài liệu là các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo,... của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Mặc dù Ban xây dựng bản thảo văn kiện và Hội đồng xuất bản đã hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 6 năm 2015 HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN 10 BÁO CÁO THÁNG 3-1947 Ngày 1-4-1947 1. Số lượng - Hành chính: 8 (3 chính thức, 5 dự bị) - Mặt trận: 23 (13 chính thức, 10 dự bị) - Quân đội: 173 (57 chính thức, 116 dự bị) Phát triển: - Hành chính: thêm 3 (Chi hội chính quyền và một chi bộ trong cảnh vệ) - Mặt trận: thêm 4 đồng chí, 4 chi bộ - Quân đội: thêm 131 đồng chí, 8 chi bộ Chất lượng: - Hành chính: 1/2 - Mặt trận: 4/5 - Quân đội: 1/10 2. Thành phần Đa số là dân tộc thiểu số, tiểu tư sản, thanh niên. 3. Tình hình chi bộ - Các đồng chí phần nhiều là cán bộ. Trong số này chỉ có một người là dân địa phương. - Sáu nơi có tổ chức. Các chi bộ đều phát triển, sinh hoạt đều. - Chỉ có các chi bộ trong quân đội, chi bộ ghép Việt Minh, còn các công sở, xí nghiệp, làng chưa có chi bộ. 11 4. Tình hình các cấp bộ - Mới thành lập cấp bộ châu, huyện. Cấp bộ tỉnh mới thành lập lại. - Sự liên lạc giữa các cấp và cơ quan các hội đoàn đều chặt chẽ. - Sự chỉ huy chặt chẽ và dễ dàng. - Sự thống nhất: vẫn còn xích mích giữa hành chính, Việt Minh và quân đội. - Thi hành kỷ luật: không có gì, ngoài sự phê bình gắt gao những đồng chí gây ra xích mích giữa hành chính với Việt Minh và quân đội. 5. Công tác - Tuyên truyền: hình thức nói chuyện. Tuyên truyền không được mạnh, rất dè dặt. - Tổ chức: chưa phát triển được vào quần chúng, sự kết nạp còn hẹp hòi. - Huấn luyện: một lớp ba hôm, số người: 24, kết quả: 18. - Tranh đấu: thống nhất được vai trò lãnh đạo trong các cuộc tranh đấu. - Thi hành chỉ thị, nghị quyết: chỉ thị về tổ chức dân quân chưa thực hiện được. 6. Các tiểu ban Không có. 7. Công tác hội đoàn Chỉ có hội đoàn trong chính quyền. Chỉ huy được và hội đoàn hoàn toàn lãnh đạo được chính quyền. 8. Những tổ chức ngoài phạm vi của hội Có những người trung kiên, nhưng chưa họp thành tổ chức. 9. Nghị quyết và chủ trương ở địa phương - Chấn chỉnh lại tổ chức các cơ quan chính quyền và dân quân kháng chiến, lấy thêm người địa phương vào. 12 - Lập căn cứ địa. - Hôn nhân hai chiều để nắm bọn tù trưởng. - Tổ chức những trại nông binh lấy người xuôi lên làm. 10. Ưu điểm và khuyết điểm Khuyết điểm: - Nội bộ không được thống nhất. - Tổ chức chưa lan được vào quần chúng. Sự kết nạp còn quá hẹp hòi. - Tuyên truyền, huấn luyện hầu như thiếu sót. 11. Đề nghị - Xin đặc phái chính trị cho bộ đội. - Cho thợ chuyên môn và máy móc để lập công binh xưởng. 12. Danh sách tỉnh ủy viên - Thường vụ: Thanh, Tuệ, Luân. - Ủy viên: Lộc, Thành, Xuân, Chúc, Sinh. T/M TỈNH ỦY CÔNG NHÂN LÀO CAI THANH Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 13 CÔNG VĂN Số 9-CV/KU, ngày 1-9-1947 Gửi đồng chí Bí thư Khu ủy về tình hình thổ ty (Trích yếu) Kính gửi: Đồng chí.....................* Vì mới nhận công tác và Ban Thường vụ Tỉnh ủy mới chỉnh đốn lại nên trong cuộc Hội nghị Bí thư Việt Minh toàn tỉnh ngày 26-8 này chỉ có hai mục đích: - Để hiểu rõ phong trào địa phương. - Đặt vài điểm công tác chính, còn chương trình về mọi mặt thì cần phải có một thời gian lâu dài để nghiên cứu thêm. Sau đây chúng tôi xin nói thêm một vài điểm mà trong báo cáo không ghi rõ. 1. Tình hình thổ ty địa phương ở tả ngạn sông Hồng, Bắc Hà Ở Lào Cai có nhiều thổ ty, nhưng bộ óc của Lào Cai là Mường Khương, Pha Long. Phái Pha Long có La Văn Đức, Châu Quáng Lồ; phái Mường Khương có Nông Vĩnh An, Hoàng Sủng Cồ. La Văn Đức thuộc nhóm “Tam Thanh”, bố mẹ La, mồ mả La ở bên Trung Hoa nên La là Tàu hơn là Việt Nam. La là người rất khôn khéo và mánh khóe, hắn dùng chữ “hiếu” để gây ảnh hưởng nên hắn có tín nhiệm trong quần chúng. ____________ * Theo bản gốc. 14 Nông Vĩnh An thời Pháp thuộc là Tri châu. Về công việc, hắn rất có thủ đoạn, thông thạo và sáng suốt. Hắn biết mang lợi ích lại cho dân để gây uy tín, nào là quỹ nghĩa thương, bố trí canh phòng, kiểm soát người lạ mặt bằng cách bắt người địa phương phải bảo đảm cho người tới thăm hoặc giao dịch, tổ chức tương tế. 2. Thái độ của bọn thổ ty a) Sau khi chiếm Lào Cai, vì thiếu cán bộ nên đã đưa những cán bộ kém vào Mường Khương, Pha Long; những đồng chí ấy vì kém thủ đoạn nên đã tuyên truyền cộng sản cho nên họ có thành kiến cho Việt Minh là cộng sản, họ dùng mọi phương cách để ngăn trở không cho cán bộ gặp dân chúng của họ. Có khi họ lại dọa nạt, đánh đập những người nói chuyện với cán bộ. b) Họ luôn luôn nêu khẩu hiệu “địa phương tự trị”, “chính quyền địa phương phải của người địa phương”. c) Mới đây được tin không rõ là chính phủ trung ương hay địa phương Trung Hoa lại đưa giấy phong La Văn Đức là phân đội trưởng và cho Pha Long, Mường Khương tự trị. Với việc này, họ đưa hẳn giấy tờ ấy cho mình xem để biết, nhưng họ không tỏ thái độ gì. d) Trong ngày kỷ niệm cách mạng 19-8 vừa qua, họ tìm cách phá buổi tổ chức vào hồi 7 giờ sáng ngày 19-8; họ cho báo động (nói là có cướp), cấm người qua lại đến 9 giờ mới thôi. Sau điều tra mới biết hôm đó không có trộm cướp gì cả. e) Họ vừa họp hội nghị các thổ ty và có một kế hoạch: Nhân ngày kỷ niệm, Nùng Chí Cao có triệu tập các dân quân đã đánh Q.Z chiếm Lào Cai (cuộc họp này chưa điều tra rõ vì họ họp bí mật). Vận động dân quân tập trận từ Mường Khương, Pha Long tới Bắc Hà, nhưng tại Bắc Hà có bộ đội mình đóng, thổ ty lại non nên không tập trận nữa. Cuộc tập trận này có bắn súng đêm, cấm người qua lại (mục đích là uy hiếp mình). 15 3. Chủ trương của chúng tôi Nhận xét thấy tụi Mường Khương, Pha Long là một tụi rất nguy hiểm, nhưng theo chính sách chung, chúng tôi cố kéo bằng phương pháp sau đây: a) Trả lại hành chính cho họ có thực quyền, dùng đặc phái viên khéo léo lãnh đạo (việc này Khu phải giúp đỡ nhiều vì mới đây họ tỏ vẻ chỉ biết đến có Khu, phớt địa phương). b) Mình nắm lấy kháng chiến. Tóm lại, bọn thổ ty này chỉ thích có địa phương tự trị nghĩa là thích hành chính, còn vấn đề kháng chiến là một vấn đề chúng sợ, mặc dầu nó là quan trọng. Vả lại, trong giai đoạn trước để chúng nắm cả hành chính kháng chiến nên các ngành về kháng chiến rất rối ren, lộ liễu. Muốn thực hiện được kế hoạch trên đây nên: - Kéo Hoàng A Tưởng về Khu vì Tưởng là một người nguy hiểm, chính hắn đã gây nhiều cản trở (kế hoạch do Khu định). - Một thời gian độ hai, ba tháng sau, kéo Lồ Vạn Phù làm Chủ tịch kháng chiến; trong khi Tưởng đi, cho Tuấn Sinh làm Phó Chủ tịch kháng chiến thay Tưởng và sau khi Phù đi, Tuấn Sinh sẽ lên thay Chủ tịch kháng chiến. - Còn hành chính muốn chỉnh đốn phải cho một thời gian nghiên cứu xem có kéo được bọn Mường Khương ra không, khi Tưởng đi, hành chính cứ để khuyết. - Về kháng chiến sẽ có một đại biểu dân tộc thiểu số khi Phù đi. Thưa đồng chí! Sau khi đồng chí nhận được báo cáo này, mong đồng chí cho biết ý kiến rõ ràng về việc này bằng mật điện. Chào quyết thắng! T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HOÀNG QUY Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 16 CÔNG VĂN CỦA CỨU QUỐC HỘI TỈNH ỦY Số 33-CV/KU, ngày 25-9-1947 Gửi Khu ủy 10, Khu bộ 10 và đồng chí Học về tình hình thổ ty (Trích yếu) TÌNH HÌNH THỔ TY TỈNH LÀO CAI Sau khi đi công tác với ông Hoàng A Tưởng ở thị xã Lào Cai về, có mấy việc xảy ra ở thị xã, chúng tôi xin báo cáo để đồng chí biết rõ để can thiệp và giải quyết. A. HÀNH CHÍNH Vì Ủy ban Hành chính thị xã Lào Cai khuyết chân phó chủ tịch nên ông phó chủ tịch Hành chính tỉnh có hỏi ý kiến đồng chí Hùng (Tỉnh ủy viên) về việc này nên làm thế nào. Sau khi thảo luận, ông Hoàng A Tưởng và đồng chí Hùng đã đồng ý triệu tập một cuộc hội nghị các thân hào, thân sĩ và đại biểu, các giới cứu quốc ở thị xã để họ tự chọn lấy người giữ ghế phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thị xã. Cuộc hội nghị lần này có ông Hoàng A Tưởng đến chứng kiến. Trước khi triệu tập hội nghị để bầu cử, ông Hoàng A Tưởng đã vận động cho tên Ninh làm phó chủ tịch. 17 Tên Ninh: Trước kia buôn bán ở xuôi, sau tản cư lên Lào Cai, hắn đã đi Mường Khương ở một thời gian nay trở về với Tưởng. Nhưng cuộc bầu cử này đã không làm toại nguyện ông Hoàng A Tưởng vì khi các đại biểu đề cử người thì đồng chí Xuân An (Bí thư Thị bộ Việt Minh thị xã Lào Cai) đề cử ông Hưu và được đa số hội nghị tán thành, nên ông Hưu đã được trúng cử Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thị xã. Sau khi cuộc bầu cử giải tán, ông Hoàng A Tưởng trong khi đi đường có nói chuyện với mấy người nữa rằng sẽ để ông Ninh làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến thị xã. B. KHÁNG CHIẾN Ông Hoàng A Tưởng và đồng chí Hùng sau khi thảo luận về hành chính xong lại tiếp đến Ủy ban Kháng chiến thị xã, ông Hoàng A Tưởng cố đưa ra vài lý do (vô hình trung) định bắt đồng chí Vũ Trọng Kính, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến thị xã. Nhưng sau khi thảo luận, hai người đã đồng ý là không thể bắt một cách vô nguyên tắc và bất hợp lý như vậy. Cũng vì ông Hoàng A Tưởng đã dụng ý gạt đồng chí Vũ Trọng Kính ra ngoài Ủy ban Kháng chiến thị xã cho nên ông Hoàng A Tưởng lại đưa ra ý kiến thải hồi đồng chí Vũ Trọng Kính. Sau khi thảo luận, ông Hoàng A Tưởng có đồng ý là để việc này chờ ông Học (Đặc phái viên Kháng chiến khu) lên sẽ giải quyết thì mọi việc đều ổn thỏa hơn. Nhưng sau khi đồng chí Hùng đi rồi, vì cái ý định ngông cuồng của ông Hoàng A Tưởng và do sự kích thích của bọn thầy dùi (tên Nguyễn Phượng và một vài công chức lừng chừng), Hoàng A Tưởng thảo Công văn số 6/KCLC gửi đi các cơ quan trong thị xã và đồng chí Vũ Trọng Kính để giải tán Ủy ban Kháng chiến thị xã. Khi đồng chí Hùng nhận được số công văn này và thấy có sự phấn khích của một số nhân viên trong Ủy ban Kháng chiến thị xã nên đồng chí Hùng một mặt đi gặp ông Hoàng A Tưởng để giải quyết, một mặt triệu tập hội nghị của Ủy ban Kháng chiến thị xã. 18 Sau khi đã đồng ý với đồng chí Tuấn Sinh, Tỉnh ủy viên, và các đồng chí trong Ban Chấp hành Thị ủy, nhưng tiếc rằng ông Hoàng A Tưởng đã về mất rồi nên cuộc hội nghị này không được ông Hoàng A Tưởng chứng kiến. Cuộc hội nghị của Ủy ban Kháng chiến thị xã vẫn tiến hành, kết quả cuộc hội nghị này đã được ghi trong biên bản (có đính theo đây), chúng tôi xin đính theo tất cả những giấy tờ, biên bản hội nghị để đồng chí làm tài liệu, những tài liệu có gửi về Kháng chiến khu. C. MẶT TRẬN Bọn Hoàng A Tưởng, Hoàng Yến Chao (bố Hoàng A Tưởng), Sếp Cồ, tên Hồ (Chủ tịch xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà) đã cố ý phao tin làm mất uy tín của Mặt trận Việt Minh và ra sức ngăn ngừa không cho cán bộ vào hoạt động trong dân chúng. Chứng cớ là hôm mới đây Hoàng A Tưởng và tên Hồ (anh vợ Tưởng đã phao tin rằng “dân xã cách Bảo Nhai 5 cây số đã đánh một anh cán bộ gần chết. Cán bộ chỉ đi đến đâu là đòi ăn uống và ăn tiền của dân chúng”. Huyện bộ Bắc Hà vừa đào tạo được mấy người thanh niên địa phương giúp việc lập thanh niên đoàn trong các làng thì chúng cho người đi bắt và đánh đập mặc dầu người này có giấy chứng minh thư của Huyện bộ Việt Minh Bắc Hà, bọn này còn gian ngoan hơn nữa là bắt dân chúng phải làm chứng những điều mà bọn này đã vu khống cho cán bộ Mặt trận Việt Minh (mục này có vì có câu chuyện xảy ra cùng trong một lúc). D. QUÂN SỰ Hiện giờ, bọn Nông Vĩnh Xương (Chủ tịch Ủy ban Hành chính), Lồ Vạn Phù (Chủ tịch Kháng chiến tỉnh) và Hoàng A Tưởng đã gian ngoan hơn trước và bọn này đã biết xoay chiều để nắm lấy dân quân và cảnh vệ. 19 a) Dân quân: Vì từ xưa tới nay vấn đề dân quân chúng bỏ lửng, nên chúng không hiểu dân quân là thế nào. Bây giờ chúng đối dụi với đồng chí Đạt (Chính trị viên Tổng đội bộ dân quân) để hiểu rõ lực lượng dân quân và cách thức tổ chức dân quân do Việt Minh làm từ trước tới nay thế nào và chỉ huy dân quân các phủ huyện là những ai. Rồi chúng gửi công văn cho các ủy ban các huyện ý nói cấm những người chỉ huy dân quân không được làm việc gì khác. Vì chúng thấy một vài nơi chính trị viên dân quân đều là cán bộ mặt trận. (...)* thực ra vì cán bộ thiếu nên vừa hoạt động trong dân quân, lại công tác quần chúng, mà cũng vì lẽ lúc dân quân mới tổ chức được thì cán bộ phải làm chính trị viên, nhưng sau khi đã đào tạo được người mình thay rồi thì cán bộ rút chân ra, như thế bọn Kháng chiến và Hành chính tỉnh kiếm chuyện rằng: Cán bộ muốn vào, muốn ra thế nào cũng được, chúng kiếm chuyện như vậy là để cố gạt cán bộ hay người của cán bộ đào tạo ra ngoài cấp chỉ huy dân quân. b) Cảnh vệ quân: Số cảnh vệ quân hiện giờ điều tra rõ ràng chỉ có 180 người mà ở Châu Bản Lầu đã đóng 50 người (số cảnh vệ này là người địa phương nên không thể mang đi đâu được), còn ở thị xã hơn 100 người thì số người ốm đã đến hơn 50 người. Bọn Kháng chiến và Hành chính tỉnh lại có chủ trương phân tán bộ đội cho hết. Vì vậy, hôm vừa rồi, Hành chính tỉnh gửi công văn (do Hoàng A Tưởng ký) cho tiểu đoàn cảnh vệ bắt buộc phải cho một trung đội đi Bát Xát. Anh Mão, Tiểu đoàn trưởng cảnh vệ, năm nay đã ngoài 40 tuổi, trước đã đóng cai khố đỏ trong quân đội Pháp, anh là người ở Phong Thổ. Vì anh này chưa hiểu cách thức tổ chức quân đội quốc gia Việt Nam thế nào, anh chỉ là một ____________ * Một số từ trong bản gốc bị mờ, mất chữ, không rõ nghĩa. Sau đây những từ trong bản gốc bị mờ, mất chữ, không rõ nghĩa sẽ được lược bỏ và thay bằng ký hiệu (...) - BT. 20 người lỗ mãng, hám danh, ham tiền. Nay danh anh đã có nhưng vấn đề tiền còn kém, anh đã bị Hoàng A Tưởng mua chuộc, vì vậy anh thường được Hoàng A Tưởng đem đi chè chén chơi bời, thỉnh thoảng lại cho mấy trăm bạc tiêu, bởi vậy lệnh điều động cảnh vệ đi Bát Xát được anh Mão thi hành ngay. Đến ngày 23-9-1947, anh Mão ra lệnh cho một trung đội đi, nhưng anh đại đội trưởng đến báo cáo ngay với anh Tuan (Chính trị viên tiểu đoàn) và anh Tâm (Tiểu đoàn phó). Vì đứng về phương diện quân sự, xét thấy việc điều động quân của anh Mão không có lợi nên anh Tuan và anh Tâm ngăn anh Mão đừng làm vội, hãy thảo luận đã. Anh Mão nhất định không nghe và nói “Mệnh lệnh xuống phải theo, không theo không được, nhất định bắt buộc một trung đội đi Bát Xát”. Anh Tuan và anh Tâm có giải thích cho anh Mão hiểu và đề nghị anh Mão làm báo cáo với hành chính. Nhưng nhất định Mão không nghe, bắt buộc anh Tuan và anh Tâm phải triệu tập hội nghị các cấp chỉ huy trong đội cảnh vệ để quyết định. Trong hội nghị, anh Mão cứ khăng khăng giữ ý muốn của mình còn anh Tuan (Chính trị viên tiểu đoàn) và anh Tâm (Tiểu đoàn phó) cùng tất cả các cấp chỉ huy đứng về một phe đối lập, nhất định không chịu phân tán quân đội, bỏ trống thị xã Lào Cai và làm báo cáo đề nghị với hành chính xin bổ sung quân đội. Anh Tiểu đoàn trưởng Mão một mình một phe không biết làm thế nào, anh liền viết thư mời chủ tịch hành chính và chủ tịch kháng chiến đến dự hội nghị. Nhưng khi chủ tịch hành chính và chủ tịch kháng chiến đến, hai ông này cũng không đồng ý với anh Mão. Với tình trạng này, anh Mão không biết làm sao, anh liền đứng lên xin thôi và cởi súng, giao sổ sách lại rồi bỏ về, khi ra về anh Mão có vẻ buồn, rất chán nản. Nhưng mặc dầu anh Mão như vậy nhưng vẫn có thể chinh phục được. Chúng tôi đồng ý với hai đồng chí Tuan và Tâm là phải chinh phục cho được Mão chứ lúc này chưa thể gạt hắn ra ngoài. Chúng tôi đã cử anh Tuan, người có cảm tình với 21 Mão, lợi dụng lúc Mão đang buồn, anh Tuan sẽ dùng danh nghĩa cá nhân an ủi và giải thích cho Mão hiểu, để Mão khỏi buồn, kéo Mão trở lại cảnh vệ. Hết hạ lệnh phân tán quân đội, Ủy ban Hành chính lại bắt làm bản danh sách các cấp chỉ huy cảnh vệ quân. Quyết thắng! T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÙNG Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 22 CÔNG VĂN CỦA CỨU QUỐC HỘI TỈNH ỦY Số 39-CV/TU, ngày 25-11-1947 Về tình hình thổ ty gửi Khu ủy 10 (Trích yếu) TÌNH HÌNH THỔ TY Như chúng tôi đã báo cáo nhiều lần, về thổ ty Lào Cai, trong đó có bọn mạnh nhất và khá nhất là Mường Khương, Pha Long (là một bọn cơ hội bắt cá hai tay, mạnh ai theo người nấy). Từ trước tới nay, ngoài mặt tỏ vẻ phục tùng Chính phủ nhưng thực ra chúng biết lợi dụng chính sách toàn dân đoàn kết để giành địa vị, giành nhiều quyền lợi và giữ nguyên quyền thống trị dân chúng trong địa hạt của họ. Một mặt khác, họ bí mật liên lạc với Pháp. Vì nhận định chủ quan “muốn lôi kéo chúng” nên hồi tháng 4, ta trao quyền cho một số lãnh tụ địa phương. Tiếc rằng chúng ta chỉ trao “nửa vời”: Đặc phái viên vẫn lấn quyền của họ nên không những chủ trương này không thu được kết quả nào mà chỉ thêm cho họ ghét mình vì họ cảm thấy bù nhìn. Về phía ta, vì vướng họ nên công tác lúng túng. Tới nay, Pháp chiếm Bát Xát, thị xã, Cha Pa và kiểm soát gần hết phía hữu ngạn sông Hồng Hà, bọn thổ ty thấy chính quyền địa phương lung lay và Pháp thắng lợi nhiều nơi nên trở mặt với ta. Thêm nữa, cuộc tấn công của Pháp vào trung tâm điểm Việt Bắc: Bắc Kạn, Tuyên Quang, thúc đẩy chúng càng trắng trợn phản động. 23 Ngày 29-10-1947, Nông Vĩnh Xương, Chủ tịch Ủy ban Hành chính, là em Nông Vĩnh An và Nông Vĩnh Phương từ bỏ Bảo Nhai, trụ sở Ủy ban hành chính, chẳng cần hỏi đặc phái viên. Qua Bắc Hà, qua Si Ma Cai, Xương ngừng lại khai hội bí mật với các thổ ty và Hoa kiều tuyên truyền chống Chính phủ, diệt Việt Minh. Xương lại thuyết phục các thổ ty đoàn kết thành một khối theo Pháp đánh mình. Tại Mường Khương, Ủy ban Hành chính kháng chiến địa phương bị giải tán, cờ đỏ sao vàng bị hạ xuống. Các thủ lĩnh ở đây tuyên bố địa phương bỏ ngỏ. Rồi Xương viết thư cho Vũ Đình Đức nói rằng “không thể giữ nổi thì dẫu có hy sinh cũng không làm gì được thì thà rằng bảo tồn số lực lượng ấy (lực lượng Mường Khương, Pha Long). Lúc nào Chính phủ tổng tấn công thì lúc ấy sẽ hoạt động”. Ngày 10-11-1947, tại Mường Khương lại triệu tập hội nghị quân sự có mời Bản Lầu, Bắc Hà, Pha Long, Bảo Nhai tới dự. Ngày 13-11-1947, thổ phỉ tràn vào Bản Lầu, Mường Khương cũng kéo quân, trưng cờ Pháp ra chỗ Châu Bản Lầu rồi lại quay về. Ngày 18-11-1947, thổ phỉ rút lui khỏi Bản Lầu, Mường Khương kéo 150 quân, vũ khí đầy đủ và có thêm 5 khẩu súng máy ra chiếm huyện lỵ Bản Lầu, toán quân này do Lý Triều Dương lãnh đạo. Hiện nay lực lượng còn tăng hơn nữa và đóng rải rác từ Bản Lầu vào. Cùng ngày đó, Mường Khương phái 50 quân và 2 súng máy xuống Bắc Hà, toán này do Sếp Cồ, một tay Q.Z cũ, chỉ huy. Tới Bắc Hà, Cồ để lại một số quân bố trí, còn tự dẫn 10 tên ra Bảo Nhai gặp Hoàng A Tưởng và đêm hôm đó, Tưởng trở về Bắc Hà. Ngày 19-11-1947, người Việt Nam ở Bắc Hà bị cấm không được ra Phố Lu, dân quân Mèo, Thổ bố trí rải rác hai bên đường, đồng chí Bí thư Thành bị triệu tới nhà Hoàng La Ú để khai hội. Trong cuộc hội nghị này, Sếp Cồ buộc ba điều kiện: - Hạ cờ đỏ sao vàng, treo cờ Pháp. 24 - Cấm tuyên truyền Việt Minh và chống Pháp. - Cán bộ Việt Minh, dân quân tự vệ người Kinh cấm không được mang khí giới. Sếp Cồ còn đổ vu cho đồng chí Thành là người đã mang thổ phỉ vào Bản Lầu và nay định mang thổ phỉ vào Bắc Hà. Nhưng trước thái độ cương quyết của đồng chí Thành, nhất là trước sự ủng hộ của Hoàng La Ú (một thổ ty có thế lực nhất), các điều kiện trên bị bác, tính mạng đồng chí Thành được bảo đảm. Ngày 21-11-1947, chúng tôi mới tiếp được tin và ngày 24-11-1947, chúng tôi đưa quân đội vào Bắc Hà. Đoàn quân này do ông Hồ (Chủ tịch Bảo Nhai) bị Đặc phái viên Vũ Đình Đức buộc đi dẫn đường. Nhưng tới cách Bắc Hà 6km, ông Hồ phóng ngựa về báo tin cho Hoàng A Tưởng, cấp tốc Tưởng cùng Sếp Cồ buộc Hoàng La Ú phải viết một lá thư nói không đồng ý cho bộ đội vào Bắc Hà. Một mặt khác, chúng xin viện binh ở Si Ma Cai ra. Sáng hôm sau, đồng chí Xuân Kích (Tỉnh ủy viên và là Phái viên trung đoàn) cùng đồng chí Cửu Long, Đại đội trưởng, phải cùng nhau vào điều đình. Hai đồng chí này bị 30 dân quân cầm súng áp giải về tận Bắc Hà. Cuộc hội nghị giữa Tưởng, Sếp Cồ, Hoàng La Ú và hai đại biểu Vệ quốc đoàn kéo dài hơn hai tiếng. Hoàng A Tưởng cương quyết không cho bộ đội vào, nhưng khi Tưởng và Sếp Cồ về, Hoàng La Ú thỏa thuận cùng đại biểu bộ đội và cho người bí mật ra dẫn bộ đội tới Bắc Hà. Khi bộ đội vào đến nơi, Tưởng và Sếp Cồ chạy vào một làng hẻo lánh cạnh đó, một mặt cho dân quân bố trí, một mặt viết thư yêu cầu trung đoàn rút quân ra khỏi Bắc Hà. Những bức thư này đều được sao lục gửi về ba nơi: Bộ Nội vụ, Công an Khu 10 và Kháng chiến Khu 10. CHỦ TRƯƠNG ĐỐI PHÓ VỚI THỔ TY Căn cứ vào những việc đã xảy ra, chúng tôi thấy: - Mường Khương đã phản động hẳn, hiện đang chuẩn bị đánh ta. 25 - Hoàng A Tưởng vì thân với Sơn Tùng, Ngọc Sơn trong trung đoàn nên ở lại, một mặt chia rẽ chúng ta, một mặt để dò xét chúng ta. Nhưng thực ra Tưởng đã chỉ huy mọi công việc ở Bắc Hà. - Hoàng La Ú (một người nông dân được mình nâng cao tới địa vị thổ ty) là một người tốt, nhưng trước áp lực của Mường Khương, Pha Long và nhất là sự đe dọa của Sếp Cồ và Tưởng, chưa hẳn theo về mình. Tuy vậy nhưng dễ kéo vì đã cảm tình với ta. Vì thế, chúng tôi chủ trương: - Dùng mọi phương pháp để kéo Hoàng La Ú. - Bắt Tưởng, Sếp Cồ để trừ sự phản động của chúng. Ngày 25-11-1947, đồng chí Tuấn Sinh thừa lệnh của Đặc phái viên Vũ Đình Đức đã ra lệnh bắt Tưởng. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 26 CÔNG VĂN CỦA CỨU QUỐC HỘI TỈNH ỦY Số 109/TU, ngày 25-11-1947 Kính gửi: Liên khu ủy 10 Trước báo cáo này, ngày 1-11-1947, Ban Tỉnh ủy cùng đồng chí Học họp quyết định: - Đề nghị Khu bắt Hoàng A Tưởng. - Đồng chí Học mang đề nghị về Khu, tới Yên Bái bị ốm. Tuy vậy, chúng tôi chắc đồng chí Học có gửi chủ trương này về Khu. Tới ngày 25-11-1947, thái độ và hành động phản động của Hoàng A Tưởng đi đến chỗ quyết liệt nên một mặt gửi báo cáo (ngày 25-11-1947), một mặt cho người vào bắt Tưởng. Chào quyết tiến quyết thắng! T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HOÀNG QUY Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 27 BÁO CÁO ĐỆ TỨ CÁ NGUYỆT CỦA TỈNH ỦY CỨU QUỐC Ngày 26-12-1947 Địa hạt Số lượng Thành phần Tổng cộng Cước chú Chính thức Dự bị Công nhân Nông dân Tiểu tư sản trí thức Tư bản địa chủ Phụ nữ Số chi bộ Số đồng chí 17 24 3 10 25 3 3 41 I. SỐ LƯỢNG 1. Nhận xét Riêng chi bộ công an tăng hai cán bộ được tổ chức thêm, còn bốn chi bộ ở Bắc Hà, Cha Pa và thị xã sợ vì các đồng chí đó theo gia đình tản cư, nay chỗ ở của các đồng chí ấy chưa nhất định nên chưa giới thiệu được. So với tổng số lần trước, tam cá nguyệt này giảm mất 25 đồng chí. 2. Hội trong quân đội Vì tình hình chiến sự nên số lượng hội trong quân đội không rõ ràng. Chúng tôi gửi báo cáo theo tam cá nguyệt trước. Về chất lượng thì lại càng không được rõ ràng vì hiện nay thành phần hội trong quân sự còn phức tạp. Tỉnh ủy đã phái một đồng chí tỉnh ủy viên vào hợp lực cùng đồng chí Tuấn Sinh để củng cố. 28 Cấp chỉ huy được vào hội vì chức tước về tư cách và giác ngộ nên thiếu hội tính. II. CHẤT LƯỢNG Trong số 41 đồng chí căn cứ vào: - Tinh thần vững trước tình thế. - Có đảng tính. - Có năng lực về công tác và một phần về lý luận. III. THÀNH PHẦN - Số hội viên công nhân ít vì Lào Cai không có công nhân (công nhân hỏa xa đã xuôi hầu hết khi bóc đường sắt). - Nông dân hơn 30%. - Tiểu tư sản 65% vì hội mới phát triển vào chính quyền nhiều hơn là vào quần chúng. IV. CÁC CHI BỘ - Chi bộ gồm có ba chi bộ cơ quan: + Văn phòng Tỉnh ủy + Công tác đội + Công an - Chi bộ công tác đội đông và khá hơn cả. V. SINH HOẠT - Mới chấn chỉnh lại chi bộ mỗi tháng hai lần. - Tỉnh ủy tháng rưỡi một lần. - Cấp huyện ủy hiện nay không còn. - Vì số cán bộ đủ nên cuộc sinh hoạt linh hoạt và thu được nhiều kết quả. 29 VI. CẤP CHỈ HUY Ban Tỉnh ủy 7 đồng chí nay còn 6, 1 về Khu, phân công như sau: - 1 bí thư, K.C, K.T. - 1 tuyên truyền (Công tác đội). - 2 chính trị viên trung đoàn. - 2 hội trong quân sự. Năng lực tỉnh ủy viên: 6 đồng chí hiện phải ra lãnh đạo, công an và đội công tác đội phần lớn trong Ban chỉ huy. Sự chỉ đạo giữa hội bên ngoài và Hội vụ quân sự không được dứt khoát, có những nghị quyết Hội vụ quân sự không thi hành. Sự lãnh đạo đều dựa vào cảm tình theo lối Việt Minh đoàn hơn hội đoàn vì chính đồng chí Tuấn Sinh đảng tính rất non. Sự liên lạc giữa hội đoàn và cấp bộ hội: - Chi công an và kháng chiến có hội đoàn, có liên lạc mật thiết. - Công việc chỉ đạo của (...) cấp Tỉnh ủy. - Tam cá nguyệt, sự chỉ đạo của tỉnh có nhiều khuyết điểm. - Thiết dứt khoát vì trung đoàn không thi hành chỉ thị (việc chuyển qua tả ngạn sang hữu ngạn) nên chỉ thị của Tỉnh ủy xuống các cấp dưới không rõ ràng. - Trước sự phản động của thổ ty, không được Khu chuẩn y cho bắt nên Ban Tỉnh lúng túng và (...) đồng chí Bí thư bị đe dọa. - Vì hai lẽ trên nên một số sinh ra chán nản, mất tinh thần và thiếu tin tưởng một phần về sự lãnh đạo, nay đã củng cố. VII. THI HÀNH KỶ LUẬT - Có một đồng chí phạm lỗi, đang điều tra, sẽ báo cáo. - Có một đồng chí bị cảnh cáo vì “tả”. - Có một đồng chí đề nghị giảm án đã mắc vì tỏ ra có đảng tính và năng lực. 30 VIII. CÔNG TÁC 1. Tuyên truyền: Ngoài lối tuyên truyền bằng miệng và tranh ảnh, kết quả không được mấy. 2. Huấn luyện: Huấn luyện không có. Riêng công an xung phong, C.Q.* và công tác đội có ba đồng chí hội làm công tác huấn luyện. Chương trình thiếu về phần chuyên môn hơn lý luận. 3. Tranh đấu: Ngày Cách mạng Nga không tổ chức được vì thiếu hoàn cảnh. 4. Giao thông liên lạc: Khu về tỉnh 16 ngày. Tỉnh về huyện 5 ngày đi về. 5. Sự lãnh đạo của hội: Về công việc kháng chiến hành chính, mặc dầu thổ ty phản động, vẫn lãnh đạo được. Với quần chúng, phần lớn có chi bộ lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo thiếu bề sâu, không nắm nổi thổ ty. Liên lạc tương đối mật thiết với trung đoàn. 6. Thi hành nghị quyết: - Bản nghị quyết cuộc họp bí thư Khu ủy không chỉ đạo được vì thiếu hoàn cảnh. - Chỉ thị về việc thành lập Ban Việt Minh không thi hành được. 7. Tài chính: Hiện nay quỹ còn 10 vạn đồng. 8. Đề nghị: Cho tài liệu đầy đủ, mua giúp mực in. Lào Cai là một tỉnh xa Khu, văn hóa kém, báo chí không có nên yêu cầu Khu ủy chú ý nâng cao lý luận (cho sách vở và tin tức). TỈNH ỦY CỨU QUỐC HỘI Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. ____________ * Theo bản gốc. 31 BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC HỘI CỦA TỈNH ỦY CỨU QUỐC * Số 49/TU, ngày 5-1-1948 BẢN KÊ SỐ, CHẤT LƯỢNG VỀ HỘI NĂM 1947 TRONG TỈNH LÀO CAI Cá nguyệt Số lượng chính thức Số lượng dự bị Tổng số Đệ nhất 13 12 25 Đệ nhị 16 17 33 Đệ tam 20 49 69 Đệ tứ 17 24 41 Nhận xét về số, chất lượng a) Số lượng So sánh sự phát triển hội trong tam cá nguyệt (đệ nhất, đệ nhị và đệ tam) thì thấy hội ở Lào Cai đã tăng rất mau: - Trong ba tháng (3, 6) tăng lên 8 đồng chí. - Trong ba tháng (6, 9) tăng lên 36 đồng chí. Số lượng tăng vì hội đã gây được các chi bộ tại thị xã, Bắc Hà, Cha Pa, Phố Lu. Đa số đồng chí mới là tiểu thương hay nông dân tới đệ tứ cá nguyệt. Theo tình hình chiến sự, các đồng chí tản cư nên số lượng giảm đi. Hiện nay một số đồng chí mất liên lạc. ____________ * Đầu đề do chúng tôi đặt - BT. 32 b) Chất lượng Vì hội tăng mau 36/8, số cán bộ có ý thức rõ ràng về tổ chức hội lại ít nên hội ở Lào Cai phức tạp (trong hàng ngũ có cả Việt Nam Quốc dân Đảng cũ). Tới nay, nhờ tình hình chiến sự, số đồng chí hăng hái được tập trung lại một chỗ, số cán bộ có căn bản về lý luận được chia ra phụ trách các chi bộ nên ý thức hội có tăng lên. Thành phần xã hội Tại Lào Cai trước kia có một số công nhân hỏa xa nhưng rất phức tạp, tới đệ tam cá nguyệt, Lào Cai mới chú trọng phát triển hội vào tầng lớp đó thì họ đã trở về xuôi sau khi bóc hết đường sắt, vì thế số lượng công nhân trong hàng ngũ rất ít. Cho nên, suốt một năm, hội phát triển về giai cấp nông dân. Nhưng giai cấp nông dân đấy đã phân hóa vì đa số ở xuôi lên đã bỏ nghề làm ruộng một, hai năm và sống về nghề buôn bán. Do trên, chúng tôi nhận xét thấy rằng hội Lào Cai vẫn còn trong các thị trấn nơi người Kinh ở tập trung và chưa thâm nhập vào các bản xa nơi người thiểu số ở. Tình hình các chi bộ Nói chung, các chi bộ đều là chi bộ ghép, sự tổ chức, phân công trong chi bộ chưa có gì. Trong hồi đệ nhất cá nguyệt và đệ nhị cá nguyệt, các đồng chí phần lớn là cán bộ nên mỗi cuộc họp hội nghị toàn tỉnh là một kỳ hội nghị chi bộ. Tới tam cá nguyệt thứ ba, hội được chấn chỉnh, Cha Pa, thị xã, Bắc Hà có ban chấp hành chi bộ và bí thư chi bộ hoặc là bí thư huyện (thị xã, Bắc Hà) hay bí thư là một quần chúng thì cán bộ đứng ngoài phụ trách (Cha Pa). Sinh hoạt Nhưng vì các đồng chí mới tổ chức còn non cả về lý luận lẫn công tác nên cuộc hội nghị chi bộ là cuộc huấn luyện. Tới cuối tháng 12, sự sinh hoạt được ấn định rõ ràng mỗi tháng hai kỳ. 33 Về cấp Tỉnh ủy cũng không có cuộc họp rõ rệt, có thể nói là tất cả các cuộc họp đều là khoáng đại hội nghị cán bộ* cả. Sau cuộc hội nghị cuối tháng 8 mới ấn định như sau: - Tỉnh ủy: mỗi tháng một lần. - Bí thư toàn tỉnh: một tháng rưỡi một kỳ. Trong các cuộc sinh hoạt Tỉnh ủy này, ngoài những mục thường còn những mục chủ trương công tác lãnh đạo gồm có bốn phần: quân sự, kháng chiến, dân vận, hội. Tình hình các cấp bộ lãnh đạo a) Số lượng đồng chí lãnh đạo từ trước tới nay không rõ ràng Đầu năm Ban Tỉnh ủy gồm ba đồng chí rồi hồi cuối tháng 3, một số cán bộ ở miền xuôi lên, số tỉnh ủy viên tăng lên 7 người phân công như sau: 1 bí thư hội kiêm Việt Minh, kiêm kháng chiến, 1 ngoại thương cục, 1 đặc phái viên, 1 quân sự, 1 tuyên truyền, 2 phụ trách huyện. Tới đầu tháng 9 có sự thay đổi, một số tỉnh ủy viên đổi, Ban Tỉnh cũng gồm có 7 người nhưng phân công như sau: 1 bí thư hội kiêm Việt Minh, 1 kinh tế, 1 kháng chiến, 1 quân sự, 3 phụ trách huyện (Ban thường vụ). Tới nay một số về xuôi, Ban Tỉnh còn 6 đồng chí, phân công: 1 bí thư hội kiêm Việt Minh, 1 kháng chiến, 1 kinh tế, 2 quân sự, 1 công tác đội (Ban thường vụ). Cấp huyện không còn nữa. Hiện nay có một tổ chức danh dự gồm 5 đồng chí, trong số này có 1 bí thư huyện lãnh đạo. Còn cán bộ tập trung vào công tác đội. Trong số này có 3 đồng chí năng lực bí thư huyện ủy. b) Sự chỉ đạo giữa cấp bộ hội bên ngoài và hội vụ quân sự bên trong Tại Tỉnh ủy có một tỉnh ủy viên trong Trung đoàn ủy. Tại các huyện Bát Xát, Cha Pa, một đại biểu Tiểu đoàn ủy hợp lực với hai ____________ * Hội nghị cán bộ mở rộng - BT. 34 cán bộ năng lực huyện ủy viên giải quyết những việc liên quan tới quân sự và dân quân. Nói chung, các cấp tỉnh, huyện ủy với Trung đoàn ủy và Tiểu đoàn ủy không mật thiết. Mới đây tình trạng này được bổ khuyết. c) Sự liên lạc giữa hội đoàn với các cấp bộ hội Thời Lào Cai ở chế độ Quân khu, sự liên lạc giữa đặc phái viên và bí thư Việt Minh nom ra có vẻ mật thiết, nhưng thực tế ra nhiều khi đồng chí Tuệ không tuân theo mệnh lệnh của Ban Tỉnh. Hội đoàn công an cũng rất mật thiết với Tỉnh ủy. Về sau chính quyền địa phương trao cho thổ ty, hội chỉ huy hành chính bằng đặc phái viên. Tới khi đặc phái viên mới lên, hội cử một đồng chí vào ban kháng chiến, nhưng thực tế không chỉ huy nổi nữa. d) Công việc chỉ đạo của các cấp bộ chỉ huy Sự thất bại của Lào Cai vừa qua đã bóc trần những khuyết điểm về công việc chỉ đạo của cấp bộ chỉ huy: - Thổ ty phản động chống ta. - Trước tình hình gay go, hội đoàn quân sự còn không thi hành nghị quyết của Liên Tỉnh ủy, Trung đoàn ủy. Tuy vậy cũng có một bức điện là trong hàng ngũ cán sự và các đồng chí trong chính quyền mật thiết liên lạc. Thi hành kỷ luật Vì thiếu bản kê khai danh sách các đồng chí bị kỷ luật nên không làm nổi bản thống kê các án. CÔNG TÁC Tuyên truyền Tại Lào Cai, việc tuyên truyền hội rất khó khăn. Hình thức công khai không thích hợp vì nếu lộ liễu các thổ ty sẽ hoảng sợ. Trước đây tại thị xã Lào Cai, đồng chí Vũ Thành Quý có mở một lớp nghiên cứu chủ nghĩa Mác, do lớp này mà Việt Minh càng bị buộc chặt là cộng sản. 35 Huấn luyện Tại tỉnh không có một lớp huấn luyện nào về hội nên việc huấn luyện cán bộ và đồng chí đều là những ngày sinh hoạt. (...), về tài liệu để tự huấn luyện lại hết sức thiếu sót. Tranh đấu Trước kia, khi còn ở thị xã, phần lớn các ngày kỷ niệm đều có tổ chức những cuộc mít tinh. Nhưng kết quả không lượm được mấy, phần vì tổ chức cẩu thả, phần vì quần chúng tới dự vẫn chỉ là người Kinh, số người thiểu số hầu như không tham gia. Giao thông liên lạc Khi còn tàu hỏa, việc giao thông nhanh chóng. Tới khi phải bóc hết đường tàu, việc chuyển thư từ và tin tức về Khu chậm chạp. Tính trung bình đi về mất nửa tháng. Nhưng vì tổ chức giao thông luộm thuộm này, nhiều chỉ thị nhận được sau nửa tháng tính từ ngày Khu ủy gửi. Sinh hoạt vật chất của giao thông viên thiếu thốn: mặc dù Tỉnh ủy trợ cấp một số tiền lớn (4.000 đồng trở lên) nhưng không đủ bù đắp được với giá gạo và thức ăn đắt đỏ, với quãng đường sắt dài trên 100 cây số và nhai nghiền mỗi chuyến đi một đôi giầy Tàu. Mới đây, Ban giao thông kháng chiến và quân sự hợp nhất và chúng tôi định bố trí liên lạc dọc về Khu, ngang với Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang. Sự lãnh đạo của hội Công tác lãnh đạo của hội ở đây gồm: 1. Về quân sự: sự liên lạc giữa cán bộ quân sự và chính trị rất gay go vì: - Cán bộ kém nên cán bộ quân sự có thành kiến cho cán bộ Việt Minh là chỉ nói phét. 36 - Các đồng chí trong quân sự nhất là các đồng chí tại các cấp chỉ huy quân phiệt hóa, kiêu ngạo, cho việc lấy lại Lào Cai là của riêng, vì thế càng coi thường. - Vì Tỉnh ủy trước đã tước mất của quân đội việc độc quyền buôn muối, độc quyền buôn muối làm lợi riêng họ. - Tới khi thay đổi bí thư, sự liên lạc nhìn chung có khả quan hơn, nhưng thực tế ra nhiều chủ trương vẫn không được Trung đoàn ủy thi hành. Sự xích mích trên ảnh hưởng rất tai hại cho công tác khác. Về dân vận, một cán bộ Việt Minh bị cán bộ quân sự bắt tại Bát Xát. Thêm vào đó, sự phản tuyên truyền lẫn nhau trước mặt quần chúng làm chính quyền và mặt trận bị giảm một phần uy lực. 2. Về chính trị a) Thổ ty: đó là một sự thất bại hồi đầu năm do thực hiện công tác, các đồng chí trên này dùng mọi hình thức: - Cho lợi: muối hàng chục tạ. - Cho danh: trao cho họ ủy ban hành chính, kháng chiến; phong tước. - Cảm tình: cán bộ lấy con gái thổ ty. Tiếc rằng các phương pháp trên mang ra thừa hành sai đã gây ra những ảnh hưởng tai hại. - Khi phong tước, hình thức không đàng hoàng làm thổ ty coi thường chức tước mình trao cho họ. - Cán bộ lấy con gái thổ ty, lấy vội vàng làm thổ ty khinh chúng ta, giá trị cán bộ bị hạ, giá trị con gái thổ ty nâng cao. - Cho họ lợi, nhưng không biết cách cho để họ nhận bằng một vẻ lãnh đạm, làm cho họ trông thấy đó là cả một chính sách lôi kéo của ta. Ngoài ra, trong công tác lãnh đạo họ trong hành chính, kháng chiến, chúng ta đã phạm vào những lỗi: - Chọn người không đích xác, có cả những phần tử không có thế lực, đầu cơ, dân chúng thù ghét. 37 - Lãnh đạo lộ liễu làm cho họ cảm thấy bù nhìn. - Không kén những Việt Minh đoàn đứng vào cạnh họ. Và hiện nay, đa số thổ ty trong hành chính, kháng chiến: Nông Vĩnh Xương, Hoàng A Tưởng, Lồ Vạn Phù đều quay lại chống ta. b) Dân vận Cũng như công tác thổ ty, các hình thức vận động thiểu số được áp dụng tất cả: ca kịch, tranh ảnh, tung muối, thuốc lào, diêm, v.v.. Nhưng vì cán bộ ta rất ít và kém nên không làm tròn, cán bộ phụ trách đã kém thì việc đào tạo cán bộ địa phương rất khó khăn. Vì lẽ trên nên một năm công tác tới khi tình hình quân sự biến đổi, dân chúng vẫn quay đi dẫn đường cho Pháp và ý thức quốc gia vẫn không có trong họ. Thi hành chỉ thị, nghị quyết Nói chung việc thi hành chỉ thị, nghị quyết trên này rất thiếu sót: - Chỉ thị tới chậm. - Hoàn cảnh địa phương không thích hợp. Tài chính Đã có báo cáo về đệ tứ cá nguyệt. Chào quyết thắng! T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HOÀNG QUY Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 38 NGHỊ QUYẾT ÁN HỘI NGHỊ TỈNH ỦY NGÀY 15-2-1948 Có đồng chí Khu ủy viên và đồng chí Quân khu ủy dự. Nhận thấy tình hình chưa thay đổi, các chủ trương trong hội nghị cán bộ ngày 10-1-1948 vẫn đúng, nên hội nghị chỉ chú ý bố trí mọi mặt để thi hành nghị quyết ngày 10-1-1948. I. KIỆN TOÀN TỈNH ỦY - Lấy đồng chí Bình vào Ban Tỉnh ủy, như thế Ban Tỉnh có năm người. - Các đồng chí Quy, Minh, Thùy họp thành Ban Thường vụ. II. CHỦ TRƯƠNG CÔNG TÁC A. QUÂN SỰ 1. Vệ quốc đoàn a) Tác chiến - Tổ chức đầy đủ tiểu đoàn độc lập làm chủ lực đánh vận động chiến. - Tổ chức một đại đội vũ trang tuyên truyền hoạt động ở phía tả ngạn sông: Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao. - Tổ chức đại đội độc lập, mục tiêu: Thái Niên, Bản Phiệt, Bản Lầu. 39 - Tại hai đại đội này đều có cán bộ Việt Minh giúp công tác dân vận. - Tổ chức hai đại đội tân binh huyện tập lưu động vùng Phố Ràng, Nghĩa Đô, mục đích dân vận và luyện quân. b) Việc củng cố lại nội bộ Đặc biệt chú ý vấn đề y tế. Phải tổ chức các trạm cứu thương ở tiểu đoàn ở Phố Ràng. Ngoài ra duy trì đội vận tải tiếp tế cho bộ đội. c) Luyện quân đội lập chiến công - Thành lập các ban luyện quân tại các đơn vị đại đội. - Mở trường quân chính cho cấp tiểu đội và đào tạo cán bộ và bổ sung cho vệ quốc đoàn. Học sinh sẽ lấy một phần người địa phương. Trường lấy tên là Việt Bắc Quân chính học hiệu. Khóa đầu là Duy thiết. 2. Dân quân Xúc tiến việc tổ chức dân quân xã Xuân Quang rồi chia ra từng bộ phận. Có bộ phận sẽ đi với các đại đội, có bộ phận gồm các con nhà lừng chừng, những người thật tốt đưa về hậu phương huấn luyện. Củng cố lại dân quân Phố Ràng, bộ đội cho hai cán bộ quân sự xuống giúp. 3. Căn cứ địa - Trung đoàn bộ, các cơ quan kháng chiến hành chính về một nơi xa (xã Vi Thượng). B. CHÍNH TRỊ 1. Cán bộ a) Chia đội võ trang ra thành các đội nhỏ - 1 bộ phận đi với đại đội độc lập (Thắng, Thủy, Mìn, Hải, Lợi). - 1 bộ phận đi với võ trang tuyên truyền (Khánh, Chiến, Nhí, Páo). 40 - 1 bộ phận đi Huyện ủy Bảo Thắng thành cán bộ Bảo Thắng. - 1 bộ phận về giúp Lục Yên và Phố Ràng. b) Các bộ phận đi với đại đội độc lập có đề cử ra trưởng công tác đội: Khánh, Thắng. Hai đồng chí này sẽ cùng ban chỉ huy đại đội định kế hoạch. c) Tất cả cán bộ quân sự cũng như chính trị tại vùng Lục Yên, Phố Ràng đều thuộc quyền điều khiển của huyện ủy nơi đó. Các đồng chí có năng lực huyện ủy viên sẽ vào Ban Huyện ủy nơi đó. Việc đào tạo cán bộ sẽ theo kế hoạch sau: lấy tất cả người địa phương có tương lai thành cán bộ hiện ở trong quân đội về huấn luyện để họ thành cán bộ. 2. Huấn luyện - Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ địa phương do Tỉnh ủy phụ trách. Học sinh hoặc là người địa phương hiện ở trong quân đội là các phần tử tốt ở huyện Lục Yên, Phố Ràng. - Riêng về hội sẽ mở liên tiếp các lớp huấn luyện cho các đồng chí trong quân sự và trong quần chúng. 3. Hành chính, kháng chiến - Kiện toàn Ủy ban hành chính kháng chiến: lấy ông Lù Đức Quang vào làm ủy viên, quân sự cử đồng chí Tiến Thanh làm đại biểu chính thức, đồng chí Sơn Tùng làm đại biểu dự bị. 4. Dân vận miền núi Thành lập Ban dân vận miền núi. Chủ tịch là ông Lù Đức Quang, các ủy viên sẽ gồm một số thổ ty tản cư theo mình và một đại biểu đoàn thể sang lãnh đạo. C. LINH TINH a) Tiếp tế: mua đủ số ngựa và tổ chức mua gạo ở miền xuôi lên. b) Sinh hoạt Tỉnh ủy: mỗi tháng một lần (vào ngày 20). Ban Thường vụ một tuần một lần. 41 D. PHÊ BÌNH - Sự hợp tác trước kia thiếu chặt chẽ, họp nhiều nhưng ít kết quả, thiếu kiểm tra thi hành nghị quyết, nhưng nay đã nhất trí hơn. - Tổ chức Văn phòng Tỉnh ủy lộn xộn, thiếu khoa học. Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 42 BIÊN BẢN CỦA CỨU QUỐC HỘI TỈNH ỦY Ngày 20-3-1948 Về việc khai hội ngày 19-3-1948 Có mặt: - Đồng chí Phạm Văn Học: Khu ủy viên - Đồng chí Hoàng Quy: Trưởng Ban Xung phong Lao Kay - Đồng chí Phạm Tiến Thanh: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 171 - Đồng chí Hoàng Sơn Tùng: Trung đoàn phó Trung đoàn 171 - Đồng chí Dương Tuấn: Trưởng Ban chính trị - Đồng chí Lê Xan Xuân: Trưởng Ban kiểm tra - Đồng chí Hoàng Hoa Nam: Trưởng Ban tác chiến Chương trình nghị sự: I. Chương trình hoạt động của đội võ trang tuyên truyền II. Chấn chỉnh đội võ trang tuyên truyền: a) Tổ chức b) Huấn luyện c) Giải quyết các vấn đề cần thiết (thuốc men, quần áo) III. Phân công trong Ban Xung phong Lao Kay IV. Linh tinh 43 QUYẾT NGHỊ I. CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI VÕ TRANG TUYÊN TRUYỀN Đội võ trang tuyên truyền có nhiệm vụ gây căn cứ đến Phong Thổ. 1. Hướng hoạt động Từ căn cứ hiện thời đến Phong Thổ có hai đường có thể đi được: - Một đường qua Cam Đường - Cha Pa - Bình Lư - Một đường qua Cam Đường - Bát Xát Hội nghị quyết định: a) Đường đi của đội võ trang tuyên truyền sẽ là: Cam Đường, Bát Xát, Mường Hum, vì so với đường trên: - Đông dân hơn (đội võ trang tuyên truyền sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ chính: gây cơ sở quần chúng và phá hội tề). - Dân chúng dễ nắm hơn (thành phần đa số là người Nhắng). - Vấn đề tiếp tế được giải quyết dễ dàng hơn. b) Các trạm chính sẽ là Châu Quế, Cam Đường, Mường Hum, Nậm Xe, Phong Thổ. 2. Thời gian Chặng đầu: Châu Quế - Cam Đường: hai tháng. Trong chặng đầu: a) Dân chúng thành phần đa số là người Thổ. b) Phong trào đã hơn khi trước (có nhiều người của mình còn ở lại). Vì những điều kiện trên, trong thời gian hai tháng, đội võ trang tuyên truyền phải gây một cơ sở vững chắc để cho đại đội độc lập hoạt động sau này. Chặng 2 và 3 sẽ đem thảo luận sau khi kế hoạch chặng đầu được thi hành. 44 II. CHẤN CHỈNH ĐỘI VÕ TRANG TUYÊN TRUYỀN 1. Tổ chức a) Thành phần đội võ trang tuyên truyền: Theo nghị quyết trước, đội võ trang tuyên truyền gồm có hai trung đội vệ quốc và một trung đội dân quân du kích. Nhưng xét rằng dân quân du kích không còn, Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Lao Kay thay vào một trung đội cảnh vệ (võ khí do trung đoàn cấp). Số cảnh vệ lấy vào đội võ trang sẽ được Ủy ban Kháng chiến bổ sung sau. b) Cán bộ: Có đủ người nói những thứ tiếng này: Thổ, Nhắng, Mán, Xạ Phang, Kinh, Pháp. Cấp chỉ huy đại đội: Việt Bằng, Việt Cường, Hoàng Văn Đông. Cán bộ giúp việc trong sự củng cố, phát triển, tuyên truyền: Nhí, Thắng, Duyên và Định. 2. Huấn luyện Tổ chức xong, đội võ trang tuyên truyền sẽ được huấn luyện năm ngày theo chỉ thị củng cố miền Tây Bắc của Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia: a) Nhiệm vụ công tác b) Kế hoạch công tác 3. Giải quyết các vấn đề cần thiết a) Quần áo: Trong hai tháng đầu, đội võ trang tuyên truyền phải có đủ y phục để hóa trang. Khi lên đường, đội võ trang tuyên truyền phải có một trung đội hóa trang được. b) Thuốc men: mỗi người một tháng, trung bình có: - 10 viên Quinine - 5 viên Sulfadiajine - 10 viên Aspérine 45 Các thứ thuốc khác khi cần sẽ có y tá phụ trách (y tá do trung đoàn cấp). Tiền may quần áo và mua thuốc men sẽ do quỹ của Ban Xung phong Lao Kay chịu. c) Sinh hoạt phí do Ban Xung phong chịu (mỗi người 400 đồng/ tháng), sinh hoạt phí sẽ cấp ngay hai tháng đầu. Các khoản chi phí khác sẽ theo như nguyên tắc trong Vệ quốc đoàn. d) Tài liệu về tuyên truyền: Một phần do Ban Chính trị trung đoàn cấp, một phần do Ban Xung phong cấp. III. PHÂN CÔNG TRONG BAN XUNG PHONG LAO KAY - Đồng chí Phượng: kiểm tra đội võ trang tuyên truyền. - Đồng chí Hoàng Quy: chịu trách nhiệm về phương diện chính trị. - Đồng chí Tiến Thanh: chịu trách nhiệm về phương diện quân sự. IV. LINH TINH 1. Sinh hoạt của Ban Xung phong Lao Kay sẽ định là một tháng một lần (trừ trường hợp bất thường). 2. Đội võ trang tuyên truyền sẽ làm báo cáo về Ban Xung phong nửa tháng một lần. HOÀNG QUY Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 46 NGHỊ QUYẾT ÁN CỦA CỨU QUỐC HỘI TỈNH ỦY Ngày 23-3-1948 Về chủ trương công tác (Tam cá nguyệt lần thứ hai) A. QUÂN SỰ 1. Bộ đội a) Kiện toàn bộ đội Bổ sung lại bộ đội bằng cách: - Đề nghị với Khu ủy lấy thêm quân. - Tổ chức hội đồng vận động đi tuyển quân ở các địa phương (Văn Bàn, Lục Yên, Yên Bình). Đồng chí trong Trung đoàn ủy sẽ triệu tập các đại biểu hành chính kháng chiến, Việt Minh Lào Cai và địa phương để thành lập hội đồng trên và đặt kế hoạch tỉ mỉ cho hội đồng hoạt động. b) Củng cố bộ đội - Phải thi hành kỷ luật cho nghiêm. - Phải chú ý đào tạo chính trị viên trung đội bằng cách: + Kiếm người khá cho về huấn luyện. + Lấy các trung đội phó có năng lực về bổ túc để kiêm phụ trách chính trị viên. 47 - Công tác chính trị phải làm sao đả phá được bệnh “địa phương chủ nghĩa”, “gia đình chủ nghĩa” trong bộ đội. - Phải tổ chức lại công binh xưởng để chế đạn súng trường. - Liên lạc với Yên Bái, làm ngay dụng cụ cần thiết: cuốc, xẻng, dao găm. c) Luyện quân đội lập chiến công - Mở lớp huấn luyện bổ túc cấp tiểu đội. - Thành lập một ban luyện quân lưu động. - Đặt giải thưởng nhỏ và to cho những người lập được công. d) Tác chiến - Trong ba tháng phải gây cơ sở tại vùng Thủy Vĩ, Bảo Thắng. - Ném cán bộ vào tổ chức những tiểu đội du kích xung phong rồi tìm cách bắt liên lạc với dân vùng địch chiếm tại các xã tiếp cận Văn Bàn và đặt những cơ sở nhỏ để cho đại đội xung phong vào hoạt động tại vùng Thủy Vĩ (Nghị quyết Hội nghị xung phong ngày 19-3-1948). 2. Cảnh vệ - Đổi tên cảnh vệ thành đội phòng biên. - Cho đồng chí Long vào nằm ở cảnh vệ và tổ chức lấy một đại đội hoàn toàn. - Thanh trừ bớt một số chỉ huy bậy bạ. 3. Dân quân - Liên lạc với Lục Yên, Văn Bàn và thu thập các đồng bào tản cư tổ chức thành đội du kích cho Lào Cai. - Trung đoàn sẽ giúp cán bộ chỉ huy và võ khí. - Tại các nơi ban xung phong vào được, lập thành những tiểu tổ du kích bí mật (2 hay 3 người). 48 B. HÀNH CHÍNH, KHÁNG CHIẾN 1. Mở lớp huấn luyện lấy các người địa phương Lào Cai trong trại tản cư, bộ đội và các cấp hành chính kháng chiến huyện theo mình về đào tạo thành cán bộ hành chính kháng chiến (lớp sẽ khai giảng ngày 1-4-1948). 2. Tại vùng địch - Thẳng tay trừng trị những tay sai đắc lực trong chính quyền phản động và sung công tài sản. Đối với tụi lừng chừng tìm cách thuyết phục. - Tìm cách lợi dụng những hội tề của địch, biến thành chính quyền của mình. - Nơi nào Ban xung phong đến sẽ tổ chức ra những chính quyền bí mật để điều khiển các hội tề công khai của mình. - Tại các nơi phong trào mạnh, quần chúng đã vững sẽ đưa hẳn chính quyền ra công khai. 3. Chuyên môn a) Công an - Đình chỉ ngay việc bắt bớ vô tội của công an Lào Cai tại đất Văn Bàn. - Giúp đỡ công an Văn Bàn về phương diện điều tra. - Đưa công an xung phong vào đội xung phong để vào vùng địch phá hội tề. b) Giao thông - Thải những phần tử lừng chừng kém tinh thần. - Tổ chức huấn luyện cho giao thông viên. - Đặt một số chuyên phụ trách tìm các đường bí mật liên lạc với các tỉnh lân cận. c) Thông tin - Lập phòng thông tin tại vùng dân Lào Cai tản cư và trong trại tản cư. 49 - Kiện toàn các tiểu ban cần thiết như: ấn loát, hội họa để sản xuất tài liệu. C. HỘI 1. Phát triển - Một mặt tiếp tục phát triển hội tại các ngành chuyên môn, đặc biệt là cảnh vệ, giao thông, du kích. - Tại các nơi vùng địch chiếm đóng, nhằm các tổ trung kiên (du kích hay chính quyền địa phương). 2. Củng cố - Cùng bộ đội mở liên tiếp các lớp huấn luyện để nâng cao đảng tính các hội trong quân sự. D. DÂN VẬN 1. Tổ chức Việt Minh: tổ chức các tiểu tổ Việt Minh b.m tại các vùng địch, dùng hình thức tương trợ để thu hút đoàn viên. 2. Đào tạo cán bộ địa phương: lấy người tại vùng địch, nhất là con cháu các binh thầu, các thanh niên sốt sắng không cần biết chữ về mở những lớp đặc biệt. Ngoài ra, lấy cả người ở Lục Yên, Văn Bàn và bộ đội sang. Chương trình huấn luyện sẽ rất thấp, có những phần thường thức như sử ký, địa dư. 3. Ban dân vận miền núi: vì hoàn cảnh chưa thành lập được nhưng đồng chí Trường Minh sẽ cùng các thổ ty theo mình lập thành nhóm nghiên cứu tất cả phong tục tập quán, cũng như chế độ quá khứ và hiện hành ở Lào Cai. E. TÀI CHÍNH Lấy đồng chí Khai và một số người có năng lực kinh tế, dưới quyền điều khiển của đồng chí Trường Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh cho quỹ Lào Cai. 50 G. LINH TINH Kiện toàn lại văn phòng Tỉnh ủy. H. PHÊ BÌNH - Ban Tỉnh ủy: thiếu đột kích tính nên không có những chủ trương hay. - Cá nhân: + Đồng chí Quy: đã bỏ được bệnh khô khan với anh em nhưng còn thiếu trật tự, gọn ghẽ. + Đồng chí Bình: phán đoán chủ quan, trước khó khăn dễ nản. + Đồng chí Thùy: có hội tính, cảm tình với anh em. + Đồng chí Xuân: không có gì. + Đồng chí Trường Minh: hơi chểnh mảng với công tác hội, có sáng kiến và cảm tình với anh em. HOÀNG QUY Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. 51 BIÊN BẢN HỘI NGHỊ THƯỜNG VỤ CỦA CỨU QUỐC HỘI TỈNH ỦY Về kiểm điểm Nghị quyết án ngày 23-3-1948 QUÂN SỰ Bổ sung bộ đội - Tuyển thêm được 33 người. - Khu điểm lên hứa bổ sung cho 300 người. Củng cố bộ đội - Kỷ luật đã nghiêm hơn trước, một số bộ đội bị đưa về tòa án Khu vì đánh mất đạn dược, v.v.. - Chưa đào tạo được cán bộ chính trị viên trung đội vì thiếu người (một số cán bộ phải đưa về Khu huấn luyện và trong tháng này mặt trận lan rộng nên cán bộ còn phải ra tác chiến luôn). - Việc tranh đấu chống bệnh địa phương chủ nghĩa, gia đình chủ nghĩa đang tiến hành, nội bộ ổn hơn trước. - Công binh xưởng được tổ chức lại, dụng cụ còn thiếu nhưng đã làm được một ít đạn. - Dao, cuốc, xẻng, dùi đánh chưa được. Luyện quân đội lập chiến công - Đã mở lớp bổ túc tiểu đội trưởng, có 22 học sinh. - Ban huấn luyện lưu động thiếu người nên chưa thành lập được. 52 - Trung đoàn tổ chức được đại hội tập tại Lục Yên trong ba hôm, đạt được kết quả khả quan. Tinh thần ganh đua của bộ đội lên cao, quần chúng địa phương hoan nghênh. Tác chiến - Chưa gây được cơ sở ở Thủy Vĩ, Bảo Thắng. - Ban xung phong đã thành lập. Hai tổ xung phong phát triển lên đường qua Võ Lao lên Cam Đường đi ngày 20-4-1948 chưa có tin về. Hai tổ nữa theo đường làng Bon, Thèn Phàng vào Phong Niên, Cộng Hòa bị bật ra vì địch kiểm soát chặt chẽ, thiếu giao thông đưa đường. - Địch mới chiếm thêm Xuân Kỳ, Vi Thượng, củng cố được đường Phố Ràng, Nghĩa Đô. Cảnh vệ và dân quân - Tuyển được hai trung đội nên mặc dầu cho một trung đội sang vệ quốc hiện nay vẫn có một đại đội đầy đủ. Tập hợp được một trung đội du kích Lao Kay trước tản cư theo gia đình. - Cảnh vệ, dân quân đang theo huấn luyện một tháng tại Lục Yên (bắt đầu từ ngày 4-5-1948). HÀNH CHÍNH, KHÁNG CHIẾN Lớp huấn luyện cho các ủy viên hành chính kháng chiến Lao Kay, các huyện, xã tản cư theo Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh đã bế mạc hôm nay. Có kết quả vì chương trình sát, học viên cố gắng. CHUYÊN MÔN Công an - Đang xúc tiến, chấn chỉnh lại điều tra. 53 - Đã ném công an viên theo tổ xung phong vào vùng địch hoạt động, chưa có tin về. Giao thông - Đã tổ chức lớp huấn luyện cho giao thông và ra thêm tờ “Hỏa tốc” - Bích báo nguyệt san của Giao thông Lao Kay. Thông tin - Đang tiếp tục chấn chỉnh lại việc “ấn loát” lấy tài liệu cho kháng chiến. Hội - Tại các ngành chuyên môn tổ chức thêm năm đồng chí mới và mở được một lớp huấn luyện cho cảnh vệ được 16 người đầy đủ. VIỆT MINH VÀ DÂN VẬN Lớp đào tạo cán bộ địa phương vẫn tiếp tục nhưng ít kết quả vì: - Số người Mán do huyện Văn Bàn giới thiệu kém quá. - Có người mắc bệnh kín hay tinh thần bạc nhược phải cho về, có 4, 5 học sinh có tương lai. - Ban dân vận miền núi đã thành lập, đang tiếp tục nghiên cứu phong tục, tâm lý các dân tộc tại Lao Kay và kế hoạch vận động miền núi. TÀI CHÍNH - Bắt đầu buôn nâu và nứa về xuôi. - Việc hợp tác kinh tế Yên - Lao không xong vì Yên Bái buộc Lao Kay bỏ gấp đôi vốn. 54 KẾT LUẬN Trong tháng vừa qua, việc củng cố nội bộ, quân sự, hành chính có kết quả nhưng việc gây cơ sở sau lưng địch chưa thực hiện được. * * * ẤN ĐỊNH CÔNG TÁC MỚI QUÂN SỰ Bổ sung bộ đội - Đề nghị với Khu cho tăng số lên 500 như hôm đã đề nghị với đồng chí Song Hào. - Đề nghị với Huyện ủy Lục Yên giúp tổ chức một đại đội đầy đủ. Số quân này sẽ phối hợp với vệ quốc cũ lập thành đại đội độc lập. - Hội nghị nhận thấy không cần thành lập ban tuyển quân như hội nghị ngày 23-3-1948 đã quyết nghị. Củng cố bộ đội - Tăng gia phần chính trị cho lớp bổ túc tiểu đội trưởng rồi chọn những người khá làm chính trị viên trung đội. - Tỉnh ủy chịu trách nhiệm giúp cán bộ vào huấn luyện các môn chính trị ngoại khóa (không thuộc về phần chính trị trong bộ đội như vấn đề trường kỳ kháng chiến...). - Tiếp tục giáo dục bộ đội chống bệnh địa phương chủ nghĩa, gia đình chủ nghĩa, v.v.. Tác chiến a) Theo dự đoán địch có thể đánh mạnh xuống Lục Yên - Để đối phó, cho các đại đội độc lập hoạt động ráo riết vùng 55 Lương Sơn, Xuân Kỳ, Vi Thượng, vận động một bộ phận chủ lực (tiểu đoàn) nhằm diệt các chỗ yếu của địch. b) Nếu địch đánh xuống Lục Yên, mặt trận sẽ thành lộn ẩu, cơ quan sẽ cho lui về Mường La, Cổ Văn. Nhưng ban chỉ huy vẫn ở lại chỉ huy tiểu đoàn chủ lực đánh vận động tại vùng Lục Yên. Khi ấy bộ phận cảnh vệ du kích sẽ thuộc quyền chỉ huy của trung đoàn về hoạt động trong một vùng nhất định. c) Củng cố căn cứ địa: Lập công tác đội để cho đồng chí Lập ra phụ trách. - Công tác đội vẫn là người địa phương (vệ quốc đoàn 10 người). - Cán bộ người Nhắng và Mán ở Lao Kay (U, Phu, Min*) ngày 10-5 sẽ cho xuất phát. - Đề nghị với Ban Kinh tế Khu lấy 10 tấn muối, thóc và gạo độ 50 tấn. BAN XUNG PHONG - Đại đội võ trang tuyên truyền phối hợp với cán bộ mặt trận sẽ sang hẳn Văn Bàn để tìm cách gây cơ sở sau lưng địch. - Hẹn tối ngày 15-6-1948 phải có cơ sở vùng Thủy Vĩ, Cam Đường, Xuân Giao, Gia Phú. - Cán bộ chính trị có các đồng chí Phan, Thắng, Nhí phụ trách các tổ củng cố. Đồng chí Hải, Thịnh phụ trách các tổ phát triển. - Cán bộ quân sự có: + Đồng chí Trung Lục (Đại đội phó) chỉ huy một trung đội. + Đồng chí Việt Bằng (Đại đội trưởng). + Đồng chí Quế Lâm chỉ huy một trung đội. - Chỉ huy: đồng chí Khanh chịu trách nhiệm chỉ huy toàn đội võ trang tuyên truyền. - Võ khí: súng trường và liên thanh. Trong khi chờ đợi lấy lựu đạn của cảnh vệ thì xin của Khu. ____________ * Theo bản gốc. 56 - Quản trị: + Lương sẽ phát trước ba tháng, một phần là thuốc lào, một phần là bạc trắng, một phần là bạc “Cụ Hồ”. + May cho anh em đủ màn trùm đầu và mỗi người một bộ quần áo vì hiện nay quần áo của* anh em rách hết. + Y tá và thuốc men đầy đủ. + Giao đồng chí Khanh làm dự chi tỉ mỉ về mọi mặt. - Xuất phát: + Vì anh em mới ở mặt trận về cần nghỉ ngơi ít ngày nên sẽ xuất phát dần dần. + Trung đội đầu tiên từ Văn Bàn ra đi ngày 15-4-1948; hai trung đội sau đi ngày 20-4-1948. + Kế hoạch tỉ mỉ của Ban Xung phong do đồng chí Quy và Phượng sẽ hội nghị với các đội võ trang tuyên truyền để ấn định. - Văn phòng Ban Xung phong: + Đặt tại Văn Bàn. + Lấy đồng chí Sắc làm Chánh văn phòng. + Tuyển lấy một thư ký đánh máy. HỘI VÀ VIỆT MINH - Các chủ trương về phát triển hội và Việt Minh sau lưng địch vẫn như nghị quyết cũ. - Chấn chỉnh lại các ban: a) Tuyên huấn kiêm địch vận: đồng chí Bình phụ trách, lấy thêm hai đồng chí Tự và Hợp. b) Tổ chức: đồng chí Quy phụ trách, lấy thêm đồng chí Long. c) Dân vận và kinh tế: đồng chí Trường Minh phụ trách, lấy thêm đồng chí Khai và Vương. - Ban dân vận miền núi: phải nghiên cứu xong kế hoạch vận động dân tộc miền núi cùng đặc tính của các dân tộc sau tam cá nguyệt này. ____________ * Từ chúng tôi thêm vào - BT. 57 LINH TINH Bổ khuyết rõ thêm chủ trương chống phản động: - Với tụi phản động (quyết tâm theo Pháp): thổ ty mang quân đánh ta; dân địa phương ghét cán bộ và vệ quốc, mời Pháp về đánh ta, thẳng tay trừng trị bằng mọi cách. - Với bọn lừng chừng: Pháp buộc ra làm, dân chúng buộc theo giúp việc cho Pháp. Một mặt thuyết phục, khi bắt đưa về hậu phương thì đối đãi tử tế, cho tập trung một trại riêng (cho cán bộ phụ trách), huấn luyện qua rồi tha. - Đối với tụi lừng chừng ở hậu phương: + Cho đó là hành động ho*. + Cho tản cư khi chiến sự lan tới. - Việc ông Chánh Khít: đề nghị với Yên Bái lấy ông Chánh Khít sang trung đoàn cho phụ trách một đại đội độc lập. BẾ MẠC Ngày 4-5-1948 Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. ____________ * Theo bản gốc. 58 BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN TỈNH LÀO CAI (Ngày 9, 10, 11-5-1948) Phần thứ nhất* BÁO CÁO A. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI .............................................................................................. B. TÌNH HÌNH VIỆT NAM .............................................................................................. ** C. TÌNH HÌNH TRONG TỈNH (Báo cáo tóm tắt từ tháng 12-1947) Dựa theo sự biến chuyển của tình hình quân sự Lào Cai, chúng tôi chia báo cáo này thành hai phần: - Từ tháng 12-1947 đến tháng 2-1948, tức là từ lúc ta rút lui về án ngữ Xuân Quang tới khi mất xã Xuân Quang. - Từ tháng 2-1948 tới nay. ____________ * Từ chúng tôi thêm vào - BT. ** Theo bản gốc. 59 1. Án ngữ Xuân Quang (tháng 12-1947 – tháng 2-1948) a) Quân sự - Địch: trong thời kỳ này địch không có những cuộc hành binh lớn, một mặt chúng cho đại đội võ trang tuyên truyền đi thị uy và lập chính quyền bù nhìn, một mặt chúng nắm chặt lấy dân quân của thổ ty phản động và một mặt cho chủ lực nghỉ ngơi. - Ta: cố gắng mở rộng căn cứ địa Xuân Quang, ngày 4, 5, 6-1-1948 đánh chiếm Lán Tây, Cốc Sâm, Bản Náng, Nậm Kháp. Ngày 9, 10, 11: địch phản công, ta rút về vị trí cũ. Ngày 14, 15, 16-1-1948, ta lại tấn công. Nhưng tới ngày 21, 22, 23-1-1948, địch lại tấn công chiếm thêm làng Lân thuộc Xuân Quang. - Nhận xét: địch thực hiện được mục đích của chúng, lập chính quyền tại các xã và càng ngày càng nắm chắc dân quân địa phương. Ta vẫn còn giữ tư tưởng trận địa, lại không nắm được dân nên thất bại. b) Kháng chiến hành chính - Củng cố lại Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh (lấy thêm người địa phương) và các cơ quan chuyên môn như: công an, thông tin, cảnh vệ. - Đưa Ủy ban Kháng chiến hành chính phủ Bảo Thắng lên Xuân Quang để một mặt giữ tinh thần dân chúng và bắt liên lạc với các nhân viên kháng chiến trong vùng địch. - Lo việc tiếp tế cho Trung đoàn Lào Cai. - Sửa soạn tản cư một số gia đình phản động. c) Hội và dân vận - Số lượng: 51 đồng chí phân ra bốn chi bộ: Chính quyền và Việt Minh, công an, cảnh vệ, võ trang tuyên truyền. Khi xã Xuân Quang bị mất, số anh em cán bộ phân tán nên chi bộ võ trang tuyên truyền không còn nữa. Thành phần chỉ phát triển trong các cơ quan nên sự phát triển kém. Không nhằm vào một giai cấp nào mà chỉ phát triển vẻn vẹn trong giai cấp tiểu tư sản. 60 - Chủ trương của Tỉnh ủy: + Thành lập đội võ trang tuyên truyền gồm hai tiểu đội, thành phần là cán bộ hoạt động vùng Xuân Quang, và cố mở rộng căn cứ địa tại Xuân Quang. + Tản cư các gia đình phản động. - Sự liên lạc giữa Tỉnh ủy và Trung đoàn ủy không mật thiết, (...) Ban Tỉnh có sáng kiến nhưng hữu khuynh, thiếu cương quyết trong khi đưa ý kiến của mình. Trong thời kỳ này, thành kiến giữa cán bộ quân sự và chính trị còn rớt lại. Kết quả: + Việc củng cố làm tròn; huấn luyện cán bộ, củng cố kháng chiến hành chính. Nhưng không mở rộng được cơ sở Xuân Quang. Do Tỉnh ủy và cán bộ Lào Cai lúc bấy giờ có một quan niệm hết sức sai lầm, cho rằng phong trào Lào Cai chỉ mở rộng căn cứ theo đà tiến của quân sự. + Chính vì thế, Ban Tỉnh không có một kế hoạch tỉ mỉ đưa người vào vùng địch. + Việc diệt tề thì sự chỉ huy lại không kịp thời. Việc tổ chức vào vùng Xuân Đâu, Tam Giáp lên Cam Đường thi hành chậm, việc tản cư, di cư thiếu mau lẹ. + Thiếu tinh thần tích cực (định cho đại đội võ trang tuyên truyền sang sông lại thôi). 2. Từ tháng 2-1948 đến nay a) Quân sự - Ngày 27-2-1948, địch tấn công ta bằng ba mặt: Nghĩa Đô, Thèn Phàng, Bảo Hà và chiếm được Phố Ràng. Mục đích này để kiểm soát đường số 4 (Bảo Hà - Phố Ràng - Nghĩa Đô) mở rộng địa bàn Lào Cai sang Hà Giang (kế hoạch bao vây biên giới) và uy hiếp Lục Yên (kho thóc). - Ta bảo tồn được chủ lực rút lui về án ngữ Xuân Kỳ, Vi Thượng, 61 Phố Ràng, Lương Sơn và chuyển sang vận động chiến. Nhờ đó đánh được nhiều đòn tổn thương (Mã Yên Sơn đường Bảo Hà, trận đột kích làng Bon, trận hỗn chiến Xuân Kỳ, Vi Thượng). Nhưng việc bổ sung bộ đội của ta quá chậm chạp, tình báo của ta non kém nên chưa chiếm được thế chủ động. b) Kháng chiến hành chính - Lợi dụng lúc rỗi rãi (không phải lo tiếp tế cho bộ đội mấy nữa) xúc tiến đào tạo cán bộ chính quyền người địa phương (Lớp huấn luyện kháng chiến hành chính khóa Duy Thiết) trong một tháng có kết quả. - Củng cố lại Tỉnh đội bộ dân quân, tổ chức lại dân quân Lào Cai tản cư. - Tổ chức trại tản cư, di cư. - Tổ chức lại cảnh vệ thành đội biên phòng và tăng số lượng lên một đại đội. - Mở lớp huấn luyện cho dân quân và cảnh vệ. c) Hội và Việt Minh - Xúc tiến việc đưa người vào sau lưng địch (chỉ thị cho các cán bộ hoạt động sát vùng địch phải nắm lấy người Mán và tìm đường trở về Lào Cai). - Tổ chức lại đội võ trang tuyên truyền (hợp lực cùng quân sự), giữa lúc ấy thì trên cho chỉ thị lập ban xung phong nên đội võ trang này thuộc ban xung phong. - Mở lớp đào tạo cán bộ địa phương (lấy người địa phương ở bên quân sự, hành chính, trong trại tản cư di cư về huấn luyện). - Giúp đỡ Lục Yên củng cố căn cứ địa (Văn Bàn và Lục Yên). - Trong thời kỳ này, quan niệm cho rằng chỉ tiến về Lào Cai bằng thắng lợi quân sự đã bỏ được nên việc tổ chức vào Lào Cai được đặc biệt chú ý. - Tinh thần cán bộ lên cao. - Nhưng vẫn thiếu kế hoạch tỉ mỉ vì tình hình địch không rõ. Đại đội võ trang tuyên truyền thuộc về quân sự nên công tác của 62 đội đó không minh bạch: Lúc rút về thành đơn vị tác chiến, lúc làm công tác võ trang tuyên truyền. - Việc tranh đấu nội bộ được tăng tiến: Bệnh vui vẻ trẻ trung quá trớn, địa phương chủ nghĩa, tiêu hoang của một số cán bộ được đả phá. Việc tự phê bình và tự sửa chữa cho nhau được đặc biệt chú ý. Do đó, nội bộ thêm đoàn kết, sự liên lạc giữa quân sự và mặt trận càng ngày càng mật thiết. 3. Kết luận chung Nhìn lại trong bốn tháng công tác, vì quan niệm sai lầm cả về quân sự lẫn chính trị, vì thiếu những chủ trương tỉ mỉ về mọi mặt, vì thiếu tích cực xung phong vào đất địch nên công tác chính của đoàn thể ta không thi hành được. Cuộc hội nghị này sẽ bổ khuyết các lỗi lầm trên, nêu cao tinh thần về mọi mặt. Quyết xây căn cứ địa Lào Cai trong sáu tháng. Để theo kịp các nơi và để thi hành đúng nhiệm vụ mà đoàn thể, tình hình toàn quốc đề ra. - Giữ vững công tác biên cương. - Mở rộng chiến trường sau lưng địch. * * * Phần thứ hai* NGHỊ QUYẾT ÁN QUÂN SỰ 1. Củng cố bộ đội: .................................................................... 2. Cải tạo tinh thần cho bộ đội: ............................................** 3. Tác chiến a) Đại đội độc lập - Lập thêm những đại đội độc lập hoạt động sau lưng địch. Những đại đội này thi hành đúng huấn lệnh của Bộ Tổng chỉ huy. ____________ * Từ chúng tôi thêm vào - BT. ** Theo bản gốc. 63 - Nguyên tắc: + Hoạt động trong vùng địch, lưu động trong một khu vực nhất định. + Củng cố vị trí, chặn đường giao thông của giặc. + Phá chính phủ bù nhìn. + Phát động phong trào du kích địa phương. + Gây cơ sở quần chúng vững chắc. - Liên lạc với cán bộ địa phương: + Sự liên lạc giữa chi bộ và chi ủy bên ngoài với đại đội độc lập phải mật thiết. + Trong các cuộc hội nghị quân sự của đại đội độc lập để ấn định công tác, cán bộ địa phương hay chi ủy có quyền tham dự, tham gia ý kiến và có bổn phận phải giúp đỡ đại đội đó. b) Chủ lực tập trung: thực hiện chiến thuật vận động chiến, đánh những trận tập kích vào vị trí lớn của địch để thu hẹp địa bàn chiếm đóng, để chuyển mạnh sang giai đoạn thứ hai; phát triển mạnh mẽ chiến thuật phòng ngự vận động, đánh những trận tiêu diệt (phục kích lớn, tập kích các cứ điểm nhỏ). c) Đại đội võ trang tuyên truyền - Phá hội tề. - Lập lại chính quyền của ta. - Mở đường cho đại đội độc lập. d) Dân quân - Chấn chỉnh lại Tỉnh đội bộ dân quân. - Sau khi dân quân Lào Cai được huấn luyện tại trường biên phòng sẽ cho đi tác chiến cùng bộ đội rồi tổ chức vào đất địch. - Bộ đội có nhiệm vụ huấn luyện giúp đỡ dân quân địa phương Lục Yên. - Phối hợp tác chiến + Về chỉ huy: theo đúng huấn thị của B.T.C.H. + Sự chia chiến lợi phẩm: tất cả võ khí hạng nặng phải đưa lên Bộ, những chiến lợi phẩm phải chia cho hợp lý. 64 - Thận trọng trong việc dùng dân quân (không nên đòi hỏi quá mức). e) Vấn đề căn cứ địa Phải chuẩn bị ngay 2, 3 căn cứ địa với điều kiện sau đây: - Có cơ sở quần chúng. - Có thể phát triển được phong trào du kích. - Có thể tự túc về kinh tế và tiếp tế được dễ dàng. f) Trinh sát: ................................................................................ g) Địch vận: ................................................................................* CHÍNH QUYỀN Trong vùng địch a) Chủ trương diệt tề và Việt gian Đối với hội tề hay nói chung là những kẻ theo Pháp đánh ta đều coi là phản động, thì chúng ta chia làm hai hạng: Thứ 1: Hạng tối phản động: Những kẻ đi đôi với Pháp để đánh ta như thổ ty, hội tề hay những kẻ giết cán bộ để lấy công với Pháp, dẫn Pháp đánh bộ đội ta. Đối với hạng này chúng ta phải thẳng tay trừng trị, tài sản của họ ta tịch thu. Sau khi giết, nếu có trường hợp phải họp mít tinh dân chúng, nếu không để bản cáo trạng lại, nói rõ tội ác của tên bị giết. Thứ 2: Hạng phản động vì bắt buộc phải theo Pháp, thì chúng ta phải châm chước, cách xử phạt cho đúng với hoàn cảnh. - Tùy trường hợp, họp mít tinh dân chúng đề ra những nhiệm vụ hội tề đối với chính phủ và dân chúng. - Dùng truyền đơn cảnh cáo hội tề. - Dùng kế ly gián hội tề, gây giữa chúng với Pháp mối ngờ vực. - Thuyết phục để giác ngộ hội tề, để họ làm việc theo ta. - Hay cho họ về hậu phương nếu có trường hợp. ____________ * Theo bản gốc. 65 b) Nguyên tắc sử dụng tài sản tịch thu: ...................................* c) Tổ chức và củng cố chính quyền của ta - Tại các nơi cơ sở chưa vững phải đề cử đại diện chính quyền để chỉ huy công việc kháng chiến hành chính và hội tề một khi thuyết phục. - Tại vùng cơ sở vững sẽ thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính (số lượng không cần đủ như sắc lệnh), lập một ủy ban dự bị (bí mật) phòng khi bị khủng bố. - Cán bộ, bộ đội võ trang phải luôn luôn gây uy tín cho chính quyền địa phương để họ có thực quyền. Nếu có muối, thuốc lào để họ phân phát cho dân. - Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh luôn luôn viết lời kêu gọi và ra các chỉ thị cho dân chúng trong vùng địch bằng truyền đơn. - Nên cho phép các nhân viên Ủy ban kháng chiến hành chính võ trang đi kinh lý để nêu uy tín trong dân. Ngoài vùng địch: ................................................................** DÂN VẬN I. TẠI VÙNG ĐỊCH KIỂM SOÁT 1. Công tác Phải gây cho được cơ sở Việt Minh tại các vùng Thủy Vĩ, Bảo Thắng, Bát Xát và Bản Lầu trong sáu tháng. 2. Tuyên truyền a) Phương châm tuyên truyền - Đi sâu vào quần chúng (tuyên truyền cá nhân). - Kịp thời phản tuyên truyền và tuyên truyền. - Không nói suông, lời nói đi đôi với việc làm. - Dùng những hình thức hợp với địa phương. ____________ *, ** Theo bản gốc. 66 b) Hướng tuyên truyền - Vạch rõ mưu mô chia rẽ, dùng người Việt trị người Việt của Pháp. Vạch mặt bọn bù nhìn (bù nhìn đây không phải là Bảo Đại trong nước mà là bọn hào lý do Pháp đưa ra lập chính quyền bù nhìn). Chống mưu mô chia rẽ dân miền núi (đưa dân Mèo xuống đánh người Thổ, đưa lính này đánh lính khác). Vạch rõ thâm tâm của Pháp lập xứ Thái tự trị. - Tuyên truyền chính sách của chính phủ với dân miền núi: + Vạch rõ lợi ích của chế độ dân chủ cộng hòa. + So sánh đời sống của dân miền núi hồi Pháp thuộc và hiện nay. - Nêu gương chiến đấu của Việt Bắc vừa qua: + Sự dã man của giặc Pháp trong khi ở Việt Bắc. + Những thành tích chiến đấu của dân Việt Bắc. + So sánh Việt Bắc với Tây Bắc. + Cổ động dân chúng hăng hái noi gương Việt Bắc. - Cổ động dân chúng hăng hái tăng gia sản xuất bằng cách cải thiện lối làm việc cho dân chúng. Ở những vùng sát mặt trận phải có kế hoạch làm vườn không nhà trống. - Tuyên truyền về giai đoạn thứ hai và vạch nhiệm vụ dân ta trong giai đoạn này: + Không chủ quan khinh địch. + Tổ chức dân quân mở rộng du kích chiến tranh. - Vạch rõ mặt nạ của Tưởng và Mỹ, chống xu hướng sợ Tàu Trắng và Mỹ. + Vạch rõ sự dã man của Tưởng ở Tàu. + Vạch rõ mưu mô hiểm độc của Mỹ. + Nêu cao những thắng lợi của Quân Giải phóng Trung Hoa (chỉ dành cho những quần chúng đã khá mà thôi). - Đánh đổ quan niệm cho rằng chế độ thổ ty là vĩnh viễn (đối với dân Lào Cai), tránh công kích và nói xấu kịch liệt: + Nguyên nhân vì đâu có thổ ty. + Nhiệm vụ thổ ty đối với dân. 67 + Pháp đã làm gì để đẩy thổ ty đi trái với quyền lợi của dân. - Phải đập cho tan quan niệm cho chính quyền Trung ương không vững mà chỉ có chế độ thổ ty là vững bằng cách: + Vạch rõ vì sao chính quyền Pháp, Nhật đổ. + Tại sao chính quyền nhân dân mới vững. + Tại sao ta và Pháp đều dùng thổ ty và vạch rõ chỗ khác nhau trong việc dùng thổ ty. - Chống xu hướng sợ võ khí: + Không sợ võ khí Phải phổ biến ý thức chiến tranh + Tin ở sức mạnh dân chúng du kích trong dân Tóm lại: Tuyên truyền lại phải chú ý đến việc cải thiện đời sống của dân chúng, vào gia đình nào gây được không khí êm đềm rồi tuyên truyền, đó là lợi khí sắc bén nhất. c) Hình thức tuyên truyền, động viên tinh thần dân chúng trong vùng địch - Cá nhân, mít tinh, võ trang tuyên truyền, truyền đơn, biểu ngữ, nhưng phải áp dụng cho thật linh động. - Làm những bài ca dao, nội dung bài ca dao phải căn cứ theo những câu chuyện truyền thuyết của dân tộc trên này mà biên chế đi. - Đề nghị với các thổ ty tốt, hiện ở với ta viết truyền đơn kêu gọi dân chúng Lào Cai. In một nửa bằng tiếng Việt, một nửa bằng chữ Nho hay chữ Thái. - Đề nghị với đồng bào thiểu số viết thư lên cho gia đình, bè bạn, vạch rõ đời sống tự do dưới này, khuyên họ nên theo đường chính. - In các truyền đơn, biểu ngữ, tranh ảnh bằng tiếng địa phương. 3. Tổ chức - Theo nguyên tắc bí mật mà đặt các tổ bí mật. - Dựa vào các tổ chức thường trực của dân chúng hay của Pháp mà lãnh đạo dân chúng. - Khi phong trào mạnh cũng vẫn phải đặt các tổ chức bí mật đề phòng khi bị khủng bố. Nhưng phải mạnh bạo gây những tổ chức rộng rãi. 68 - Đi dần từ Việt Minh hóa từng gia đình một đến Việt Minh hóa các bản rồi tới làng xã. 4. Tranh đấu Việc lãnh đạo tranh đấu phải hết sức linh động. Tùy theo phong trào địa phương, hoàn cảnh mà đi từ thấp lên cao (giấu thóc, giấu lúa, không làm phu, trốn đi phu, đi lính) tới võ trang du kích. II. TẠI HẬU PHƯƠNG a) Ban dân tộc miền núi Nhiệm vụ của Ban dân tộc miền núi lúc này là: - Lấy danh nghĩa Ban dân tộc miền núi đặt lời kêu gọi bằng các thứ tiếng và các thứ chữ, kêu gọi các đồng bào trong vùng địch. - Khảo cứu về mọi mặt để lấy tài liệu, quyết định chủ trương công tác sau đây: + Dân số của từng dân tộc và các vùng chiếm cứ của từng giống người. + Lịch sử di cư và địa vực cư trú (Répartition géographique). + Ngôn ngữ, hình dạng, văn phạm của từng giống người. + Y phục, nhà cửa, vệ sinh chung, vệ sinh riêng của từng giống người. + Phong tục tập quán của từng giống người và từng vùng. + Xu hướng nguyện vọng của từng giống người. + Đời sống hằng ngày về vật chất và tinh thần của từng giống người. + Mê tín và truyền thuyết (Supitious mithologies colylores) nói về những mê tín và những thành kiến có thể làm trở ngại con đường tiến triển của họ (…). + Hình thức tổ chức thích hợp với từng dân tộc. + Kế hoạch cải cách và chấn hưng nền y tế trong đồng bào thiểu số. 69 + Lấy danh sách các người có danh vọng và có ảnh hưởng với quần chúng (ghi từng chủng tộc và địa chỉ). + Lập danh sách các thanh niên tuấn tú, cấp tiến, có triển vọng để đào tạo thành cán bộ (chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp). b) Việc củng cố bàn đạp tại Lục Yên Ngoài số cán bộ cử xuống giúp Lục Yên, Văn Bàn, thành lập thêm một công tác đội, nhiệm vụ của công tác đội: - Tìm các an toàn khu cho các cơ quan chính trị, quân sự Lào Cai. - Củng cố, giúp đỡ huyện Lục Yên phát triển phong trào tại căn cứ địa. - Thống nhất hành động với Lục Yên và Văn Bàn. HỘI 1. Hội tại căn cứ địa - Tiến tới tổ chức một chi bộ tại vùng Thủy Vĩ, Bảo Thắng và có đồng chí tại Bát Xát. - Đặc biệt phát triển vào các tổ trung kiên (du kích, giao thông và đồng bào địa phương người Mán tản cư theo ta). 2. Tại các cơ quan .................................................................................................... - Thi đua: .................................................................................................... - Tài chính: ..................................................................................................... - Phần phê bình: .....................................................................................................* Lưu tại Kho Lưu trữ Tỉnh ủy. ____________ * Theo bản gốc. 70 BẢN NHẬN ĐỊNH VỀ THỔ TY LÀO CAI Ngày 25-5-1948 Lào Cai là một tỉnh có nhiều giống người (Mèo, Thổ, Nhắng, Thái, Nùng, U Ní, Xạ Phang, Hoa kiều, Kinh,...) và có rất nhiều thổ ty. Trừ phủ Bảo Thắng ra, các châu, huyện khác đều có. I. NHẬN XÉT VỀ CÁC THỔ TY A. NHỮNG YẾU TỐ CẤU TẠO NÊN THẾ LỰC CỦA THỔ TY a) Uy lực: đế quốc Pháp đã dùng những bọn tay sai trung thành cho làm lý trưởng, tổng đoàn, châu úy,... để trực tiếp cai trị dân chúng. Bọn này dựa vào đế quốc Pháp để đè nén, hà hiếp dân chúng. Vùng biên giới, thổ phỉ nhiều, trộm cướp, giết chóc luôn luôn, sự kiểm soát của đế quốc lỏng lẻo, bọn tay sai cho đế quốc nắm quyền sinh sát trong tay và dùng vũ khí của Pháp để bảo vệ cho dân chúng khỏi bị cướp bóc. Dân chúng còn lạc hậu, chỉ còn biết cúi đầu phục tùng và cầu sự che chở. b) Tiền của: các châu úy, lý trưởng,... lợi dụng quyền thế ra tay bóc lột dân. Họ ăn hối lộ, thu thóc hằng năm, bắt dân làm việc công không, mua rẻ các sản phẩm, dùng mánh khóe cướp ruộng đất... Vì vậy, họ có nhiều tiền của. Tiền của đó họ đem buôn bán nên rất chóng giàu. 71 Càng giàu họ càng gây được nhiều thế lực, bằng cách cho dân ăn uống, vay tiền, vay thóc lúa khi cần đến. Sự giúp đỡ này bề ngoài là nhân đạo, bề trong là bóc lột và lợi dụng để gây thế lực. Ví dụ: Họ cho dân vay tiền để mua súng đạn giữ nhà, tiền này dân phải trả họ sòng phẳng, nhưng súng đạn này vô hình trung thuộc về thổ ty, vì người có súng sẽ là dân quân của thổ ty. B. TÍNH CHẤT CỦA CÁC THỔ TY - Ham tiền của, danh vọng là hai đặc tính của thổ ty. - Các thổ ty trước kia phần lớn là những nhà buôn bán to, vì ở vùng biên giới buôn bán rất dễ kiếm lời. Thổ ty Mường Khương, Pha Long, Bản Lầu, Bắc Hà, Bát Xát đã từng ngược xuôi buôn bán nhiều trên những đường Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Chính vì vậy mà họ đều có một trình độ hiểu biết khá rộng rãi, nhiều mánh khóe, thủ đoạn. Ở sát biên giới, họ chịu ảnh hưởng Tàu rất sâu sắc. C. PHÂN HẠNG THỔ TY a) Thời Pháp Căn cứ vào thế lực và ảnh hưởng của thổ ty trong dân chúng và ngay trong hàng ngũ thổ ty, có thể xếp thổ ty Lào Cai thành bốn hạng sau đây, theo thứ tự thế lực và ảnh hưởng: - Hạng nhất: Thổ ty Phong Thổ (Đèo Văn Ân). Đèo Văn Ân đã theo Pháp trước khi Lào Cai được giải phóng. - Hạng nhì: Thổ ty Pha Long (La Văn Đức), Mường Khương (ba anh em họ Nông, Hoàng Sủng Cồ, Lý Triều Dương). - Hạng ba: Thổ ty Bắc Hà (Hoàng A Tưởng, Hoàng Đình Chung, Hoàng La Ú, Lùng Tảo Sín), Bản Lầu (Lục Vĩnh Tường), Cha Pa (Lý Giàng Tả). - Hạng tư: Các thổ ty nhỏ khác. 72 b) Hiện nay Các thổ ty hạng hai nhờ sự lộn xộn trong hồi đảo chính và Quốc dân Đảng đã tăng lực lượng và lên bực nhất: La Văn Đức, Nông Vĩnh An, mỗi tụi có trên 500 quân trang bị đầy đủ. Đèo Văn Ân thế lực và ảnh hưởng vẫn hẹp trong vùng Phong Thổ. Có thể chia làm ba hạng: - Hạng nhất*: Đèo Văn Ân, La Văn Đức, thổ ty Mường Khương (ba anh em họ Nông, Hoàng Sủng Cồ, Lý Triều Dương). - Hạng nhì: thổ ty Bắc Hà (Hoàng A Tưởng, Hoàng La Ú, Hoàng Đình Chung), Bản Lầu (Lục Vĩnh Tường), Cha Pa (Lý Giàng Tả). - Hạng ba: các lý trưởng cũ thời Pháp thuộc. II. CHỦ TRƯƠNG CỦA TA ĐỐI VỚI THỔ TY THỜI GIAN QUA (THÁNG 11-1946 – THÁNG 3-1948) Căn cứ vào những thay đổi chính trong các chủ trương đối với thổ ty, có thể chia thời gian vừa qua ra làm bốn giai đoạn chính: - Giai đoạn thứ nhất (tháng 11-1946 – 4-1947): thời kỳ Quân khu. - Giai đoạn thứ hai (tháng 4-1947 – 6-1947): thời kỳ trao một phần chính quyền tỉnh cho các thổ ty. - Giai đoạn thứ ba (tháng 6-1947 – 10-1947): thời kỳ trao thực quyền cho các thổ ty. - Giai đoạn thứ tư (tháng 10-1947 – 3-1948): thời kỳ Pháp tấn công Lào Cai, thổ ty lộ mặt phản động. A. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (THÁNG 11-1946 – 4-1947): THỜI KỲ QUÂN KHU a) Thái độ thổ ty: sau khi Lào Cai được giải phóng khỏi tay Quốc dân Đảng, bọn thổ ty vin vào đã có công trong việc giải phóng, ____________ * Từ chúng tôi thêm vào - BT. 73 tranh đấu ráo riết, đòi nắm chính quyền trong toàn tỉnh và các châu, các huyện. b) Chủ trương của ta - Không trao chính quyền toàn tỉnh cho thổ ty, chỉ giao chính quyền các phủ, huyện. - Thành lập chế độ Quân khu, có phòng hành chính quân khu và một đặc phái viên Liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng. - Lôi kéo thổ ty bằng danh vọng và quyền lợi. - Dùng chính sách hôn nhân hai chiều để gây ảnh hưởng và nắm thổ ty. c) Ưu khuyết điểm, kinh nghiệm - Dùng dân quân thổ ty đánh Quốc dân Đảng, nhưng vì không đặt điều kiện dứt khoát và rõ rệt ngay lúc đầu nên bọn thổ ty vin vào có công với Chính phủ để yêu sách. - Thiếu mềm dẻo, khéo léo với bọn Mường Khương, Pha Long nên đã làm chúng bất mãn và lừng chừng và có vẻ muốn chống lại ta ngay từ lúc đầu. - Việc bắt Nguyễn Viết Phượng, người bênh vực bọn thổ ty Mường Khương, Pha Long, mà ta ngờ xúi giục thổ ty đòi tự trị, đã làm bọn này hết sức bất mãn và ác cảm ghê gớm với đồng chí Hoàng Minh Chính, Đặc phái viên Liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng hồi đó. - Chủ trương lập chế độ Quân khu đã hòa hoãn được một phần sự tranh đấu đòi chính quyền toàn tỉnh của các thổ ty. Trong thời kỳ chế độ Quân khu, sự xích mích thường xảy ra giữa các cơ quan quân sự, hành chính, công an, Việt Minh với nhau. Thổ ty nhận rõ nên khinh ta. Ngoài ra, các cơ quan đều mua bán chèn nhau với thổ ty làm chúng càng bất mãn thêm. - Việc đưa thổ ty vào các cơ quan kháng chiến huyện không điều tra rõ ràng. Có nhiều phần tử hết sức mất tín nhiệm với dân như: Lồ Vạn Phù (Bát Xát), Hoàng Yến Chao (Bắc Hà) và không có một thế lực 74 nào cũng để họ vào kháng chiến hành chính làm dân chúng không thấy sự thay đổi gì mới lạ dướ́i chế độ Dân chủ cộng hòa. - Cán bộ rất non kém, lại thiếu một chính sách rõ rệt đối với thổ ty, các cán bộ không chế phục nổi thổ ty già dặn, thủ đoạn và đầy mánh khóe. - Chủ trương cho thổ ty địa vị và quyền lợi không thực hiện triệt để: Quyền lợi mà các thổ ty được hưởng rất ít ỏi, khi cho lại không có phương pháp rõ ràng. - Chủ trương hôn nhân hai chiều hoàn toàn thất bại vì: + Chủ trương quá lộ liễu, người người đều biết. + Ép hôn máy móc, làm mất ảnh hưởng của cán bộ và gây mâu thuẫn với thổ ty. B. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (THÁNG 4-1947 – 6-1947): THỜI KỲ TRAO MỘT PHẦN CHÍNH QUYỀN TỈNH CHO THỔ TY a) Thái độ thổ ty: vẫn bất mãn, lưng chừng, đòi nắm chính quyền toàn tỉnh. Bọn Mường Khương, Pha Long ngấm ngầm liên lạc với Pháp ở Phong Thổ. b) Chủ trương của ta - Cố nắm lấy các thổ ty, nhất là Mường Khương, Pha Long, bằng cách thỏa mãn những yêu sách của họ. - Bỏ chế độ Quân khu. - Thành lập Ủy ban Hành chính tỉnh, trao quyền cho thổ ty, đặt đồng chí Hội hoặc quần chúng tốt vào lãnh đạo. c) Ưu điểm, khuyết điểm, kinh nghiệm - Thiếu điều tra nên trước khi trao quyền cho thổ ty không định nắm ai rõ rệt. - Tuyên bố trao chính quyền tỉnh cho thổ ty nhưng thực ra vẫn nắm hết cả quyền hành và lãnh đạo không khéo, làm cho họ cảm thấy rõ địa vị bù nhìn. 75 - Không có đồng chí Hội trong Ủy ban Hành chính tỉnh, phải lãnh đạo trực tiếp bằng đặc phái viên. - Đưa ép vào hành chính kháng chiến hai thổ ty tương đối kém (Nông Vĩnh Xương, Lồ Vạn Phù) làm bọn Mường Khương, Pha Long vẫn bất mãn, cho rằng đưa người kém vào để dễ sai khiến. - Hứa hẹn nhiều cho các thổ ty, nhưng thực hiện được ít (hứa phụ cấp cho dân quân giúp ta đánh Quốc dân Đảng, lập nhà thuốc mà lại không làm). - Vẫn thiếu chủ trương lôi kéo thổ ty, thiếu kế hoạch cụ thể cho các cán bộ địa phương. - Trong hàng ngũ cán bộ, có một quan niệm sai lầm: Nắm được thổ ty là nắm được toàn thể dân chúng. Vì vậy, chú trọng vào công tác thổ ty, sao lãng công tác quần chúng. - Cán bộ bao biện, lấn quyền hành chính của các thổ ty làm họ bất mãn. - Dàn mỏng công tác, không biết tập trung công tác vào một vài thổ ty để nắm. - Định lôi kéo thổ ty nhưng lại vẫn ngờ vực họ, sự ngờ vực các thổ ty đều biết hết. - Phân phát muối không đều: bọn Mường Khương, Pha Long bị “bỏ rơi”, không được muối. C. GIAI ĐOẠN THỨ BA (THÁNG 6-1947 – 10-1947): THỜI KỲ TRAO THỰC QUYỀN CHO THỔ TY a) Thái độ và hành động của thổ ty Thổ ty Mường Khương, Pha Long lãnh đạo các thổ ty khác tranh đấu ráo riết đòi có thực quyền bằng cách: - Luôn luôn phản đối gay gắt vai trò bù nhìn của mấy thổ ty trong hai ủy ban tỉnh. 76 - Xúi giục thổ ty trong tỉnh phản đối bằng cách dùng lời công kích và tỏ vẻ lừng chừng. - Đe dọa vận động toàn thể các ủy ban hành chính và kháng chiến phủ, huyện từ chức để phản đối. - Nhằm đồng chí Tuệ, Đặc phái viên, làm mục tiêu tranh đấu đòi đả đảo chế độ Đặc phái viên, vì chúng biết rằng các chủ trương phần lớn do đồng chí Tuệ. - Tỏ rõ xu hướng tự trị trong nhiều hành động công khai. b) Chủ trương của ta Vì có sự thay đổi các đồng chí chỉ đạo trong tỉnh nên có hai cách đối phó với thổ ty khác nhau: Chủ trương thứ nhất: Nhận thấy thổ ty phản động nên định: - Đem bộ đội đi tuần hành thị uy phía Mường Khương, Bắc Hà để làm áp lực. - Một khi thái độ của chúng rõ rệt thì có thể nắm được chúng (Mường Khương, Pha Long) hay thẳng tay đối phó bằng cách: + Thay đổi hẳn Ủy ban hành chính kháng chiến, lấy người địa phương tốt hoặc thổ ty nhỏ, tốt lên thay. + Phong tỏa Mường Khương, Pha Long. Chủ trương này không được Khu đồng ý. Khu ủy cho đổi đặc phái viên Liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng, bí thư Tỉnh ủy, khu ủy viên phụ trách, quyết định phải cố lôi kéo bằng được Mường Khương, Pha Long, Hoàng A Tưởng. Chủ trương thứ hai: - Để thổ ty giữ hành chính, mình nắm kháng chiến (báo cáo số 9/KU gửi ngày 5-9-1947). - Kéo Tưởng và Phù về Khu. 77 c) Ưu khuyết điểm, kinh nghiệm - Có những hành động của ta, như định ám sát thổ ty, bị lộ liễu một phần (chủ trương của cá nhân). - Trong khi Ban Tỉnh đội đối phó gay gắt với thổ ty (đồng chí Tuệ cảnh cáo chúng trong hội nghị, võ trang tuyên truyền thị uy tại Mường Khương) thì Khu ủy lại hết sức nâng đỡ cho bọn thổ ty, thành ra chủ trương đối phó với thổ ty thi hành được nửa vời chỉ đi đến kết quả là tăng thêm công phẫn. - Để thổ ty lợi dụng lúc ta thay đổi cán bộ (suốt trong tháng 8 và 9-1947) nắm lấy hết chính quyền, hoành hành mọi mặt, như bắt cán bộ, đẩy cán bộ ra ngoài các cơ quan hành chính kháng chiến huyện. - Đánh giá quá cao lực lượng võ trang của các thổ ty, cho họ đầy đủ muối (54 tấn), tiền để họ nắm được hai lợi khí trên, chuẩn bị chống lại ta. - Cố lôi kéo thổ ty mà không đập tan được sự ngờ vực giữa ta và họ. D. GIAI ĐOẠN THỨ TƯ (THÁNG 10-1947 – 3-1948): THỜI KỲ CHIẾN SỰ LAN RỘNG, THỔ TY LỘ MẶT PHẢN ĐỘNG a) Thái độ thổ ty - Vẫn yêu sách thêm quyền lợi. Lợi dụng quyền hành chính và kháng chiến để cố vơ vét tiền của. Chuẩn bị quân sự. Bắt cán bộ và làm khó dễ cho cán bộ. b) Chủ trương của ta - Khi thị xã Lào Cai chưa mất: + Lại cố lôi kéo thổ ty, nhưng chú ý nắm lấy một, hai thổ ty còn tốt. + Nhượng bộ thổ ty, nhưng chỉ để cho họ một ít quyền lợi với những điều kiện rõ ràng (buôn muối). 78 """