🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn học dân gian Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM VM HỌC DM (iIAX VÌỊH MM (Tác phẩm dùng trong nhà truờng) Chương trình lớp 10 Trọn vẹn tác phẩm - Đẻ đất đẻ nước - Đăm Sần - Vượt biển (Khảm hải) - Tiễn dặn người yêU| • • Ui* AAiMiĩi i W iể'*, ---- UUALm e s j NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN LỜI NỐI ĐẦU Văn học là một môn học chính yếu trong nhà trường phô thông hiện nay. Chương trình, sách giáo khoa văn học phô thông vừa đòi hỏi phải tuyển chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất, đại diện cho tiếng nói văn chương từng thời kì trong nền văn học nước nhà, vừa yêu cầu phải đủ lương kiến thức phù hợp với lứa tuổi, thể lực, trí tuệ của học sinh trong tương quan chung với các bộ môn khoa học khác đang được giảng dạy ở nhà trường. Sách giáo khoa văn học ở các cấp học hiện nay đã cô gắng làm được điều đó. Tuy nhiên, có nhiều tác phẩm văn học xuất sắc nhưng lại quá dài khiến cho khi đưa vào sách giáo khoa các nhà biên soạn thường phải làm công việc lược trích. Học sinh học trích giảng tác phẩm và nhiều giáo viên củng không có gì hơn là một đoạn trích trong tay, bởi nhiều tác phẩm trong số đó vì lí do này hay khác chưa được lưu truyền rộng rãi hoặc từ lâu chưa được tái bản. Điều này đã hạn chế khả năng bao quát, cảm thụ tác phâm một cách chủ động và trọn vẹn của giáo viên và tất nhiên hạn chế việc truyền thụ các tác phẩm đó cho học sinh. Đó củng là một trong những lí do khiến cho một số không ít học sinh không còn thích học môn văn. Nhân dịp bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở một số địa phương, chúng tôi được biết nguyện vọng tha thiết của giáo viên là muốn tiếp xúc với nguyên tác những tác phẩm đang được trích giảng 5 trong nhà trường. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi tuyên chọn và giới thiệu bộ sách này. Khái niệm nguyên tác nếu xét một cách chính xác phải là trọn vẹn những tác phẩm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, nhưng ở đây chúng tôi dùng với nghĩa những sáng tác đó đã được dịch trọn vẹn ra tiếng phô thông (tiếng Việt). Bởi những nguyên tác chỉ có ý nghĩa khi nó được nhiều người biết và quan tâm. Trong khi tuyên chọn các tác phẩm chúng tôi thấy, mỗi tác p h ă m hiện nay đang tồn tại một sô bản dịch khác nhau, trong sô đó những văn bản được sách giáo khoa sử dụng thậm chí không phải là bản được dùng p h ổ biến nhất. Tuy vậy, đ ể cung cấp chính xác các nguyên bản hỗ trợ việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên, chúng tôi chỉ chọn đưa vào bộ sách này những tác p hẩm đã được sách giáo khoa trích giảng. H i vọng rằng với sự cô gắng của chúng tôi, các thầy cô giáo có được m ột bộ cẩm nang tin cậy đ ể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy văn học cho học sinh trong nhà trường. Cùng với việc giới thiệu trọn vẹn các tác phẩm , chúng tôi củng giới thiệu một số ý kiến nghiên cứu, đánh giÁ về tác phâm đó đê cung cấp thêm tư liệu cho thày và trò chuản bị tốt bài giảng và bài học. N hững nghiên cứu đánh giá về tác phàm mà chúng tôi đưa ra không phải là những định hướng đê hiểu hay hiểu lại tác phẩm mà chỉ nhăm làm phong phú hơn những khía cạnh nhận thức về tác phăm , căn bản vẫn là đê nâng đỡ những cảm nhận và suy nghĩ một cách chủ động của người đọc. 6 Chúng tôi dự định sẽ giới thiệu lần lượt các tác phẩm được trích giảng ở hệ thống nhà trường phổ thông trung học gồm những tác phẩm được tuyển học chính thức và cả những tác phẩm đọc thêm, ơ tập sách này, chúng tôi xin giới thiệu trọn vẹn những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc ít người đang được tuyển trích trong Sách giáo khoa lớp Mười, gồm những tác phẩm sau: - Đẻ đất đẻ nước - Đăm San - Vượt biển - Tiễn dặn người yêu Từng tác phẩm sẽ được giới thiệu theo trình tự: 1. Phần giới thiệu của người tuyển chọn và giới thiệu. 2. Trích ý kiến phân tích, binh giá của các nhà nghiên cứu. 3. Giới thiệu trọn vẹn tác phẩm. Vì chưa có điều kiện thu thập đầy đủ hơn mà phần khảo dị là bản dịch không nguyên bản cùng với sự hạn chê về dung lượng của cuốn sách tham khảo dùng trong nhà trường nên phần khảo dị của từng tác phẩm chúng tôi không đưa vào đây. Rất mong sự đón nhận và ý kiến đóng góp của bạn đọc cho cuốn sách này. Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2005 Người tuyển chọn và giới thiệu PGS. TS. NGUYỄN BÍCH HÀ 7 BẺ ĐẤT, ĐÈ Nlíớc I/ Giới thiệu tác phẩm “Đẻ đất đẻ nước” Đẻ đất đẻ nước là áng sử thi thần thoại của dân tộc Mường. Áng sử thi đó gồm nhiều đoạn, Đẻ đất đẻ nước là tên của hai đoạn mở đầu và quan trọng của sử thi này. Đẻ đât đẻ nước gắn liền với một nghi thức của người Mường trong tang lễ là mo. Thực ra MO là một hành động ma thuật có tính chất tổng hợp, bao gồm các động tác, lời kể, lòi hát và một sô' vật dụng trong khi hành lễ tiễn đưa người chết sang thế giới bên kia. Khái niệm mo gắn với nhiều nghĩa: Người hành lễ chính trong đám tang : thày mo Lời và âm nhạc sử dụng trong đám tang : kể mo Toàn bộ văn bản mo: bài mo Những đoạn mo khác nhau chia theo các chủ đê và từng đêm hành lễ: roóng mo (chương hay đoạn mo). Vì vậy, khái niệm “sử thi Đẻ đất đẻ nước’'là do các nhà nghiên cứu đặt cho tác phẩm, còn người Mường vẫn gọi là Mo Đẻ đất đẻ nước. Mo Mường có 4 loại: Mo lễ: là những bài mo dùng trong nghi lễ cúng tế. Người hành lễ này là các thày mo. 9 Mo vải: vải là vía. Đó là những bài mo được diên xướng trong khi cúng vía cho người ốm. Người hành lê là các thày trượng (thày cúng). Mo vái: vái nghĩa là cúng bái. Đó là những bài mo đọc lên để cúng xua đuổi tà ma. Công việc này do thày trượng (thày cúng) làm. Mo ma (tiêu): ma tức hồn người chết. Mo. ma là mo đưa hồn người chết về th ế giới khác. Người đọc mo này là thày mo. Mo “Đẻ đất đẻ nước”\à loại mo ma. Mo đựa hồn ngưòi chết đến Mường ma. Điều này thể hiện quan niệm của người Mường: Chết chính là sống một cuộc sống khác, ở th ế giới khác. Hiện nay dân tộc Mường có ít n h ất hai bản chính mo Đẻ đất đẻ nước đã được dịch và giới thiệu ra tiếng Việt. Bản thứ n h ất do hai ông Vương Anh và Hoàng Anh N hân sưu tầm ở T hanh Hoá, được Ty Văn hoá T hanh Hoá xuất bản năm 1975, có tên là Đẻ đất đẻ nước, gồm 28 roóng (tức 28 đoạn). N ăm 1988, hai ông cùng Đặng Văn Lung bổ sung và giưới thiệu. Bản thứ hai do Bùi Thiện, Quách Giao, Thương Diễm SƯU tầm ở Hoà Bình và được Nhà xuất bản Văn học giới thiệu năm 1976 có tên là Đẻ đảt đẻ nước, thơ dân gian dân tộc Mường, gồm 35 roóng. Trên cơ sở văn bản của Vương Anh và Hoàng Anh N hân, năm 1988 Đ ặng Văn Lung tham gia chỉnh sửa và giới thiệu bản Đẻ đất đẻ 10 nước. Lần này văn bản gồm 26 roóng. Năm 1997 Vương Anh lại cùng Bùi Nhị Lê, Phạm Tô" Châu, Lê Thành Hiểu biên soạn lại Đẻ đất đẻ nước, cơ bản vẫn dựa trên văn bản cũ đã xuất bản năm 1975. Bản này gồm 30 roóng. Đó là những văn bản Đẻ đất đẻ nước đã được xuất bản cho tới nay. Người Mường thường quan niệm, chết không phải là hết mà là dời đi sông ở một thế giới khác, thế giới đó cũng không khác lắm với cuộc sông của xã hội Mường dưới trần gian. Câu chuyện về dân tộc Mường từ lúc xuất hiện: đẻ đất, đẻ nước, đẻ cây si, đẻ mường, đẻ người... đến khi hình thành tổ chức xã hội sơ khai, có người trên kẻ dưới. Dịt Dàng, Lang Tà Cái, Lang Cun Cần được chọn làm vua nhưng chỉ Lang Cun cần được thần và người đồng lòng cho làm vua mường. Chuyện kể đến giai đoạn phát triển đời sông sinh hoạt và sản xuất: tìm lửa, tìm nước, tìm lợn, tìm gà, tìm lúa, tìm rượu, làm nhà, hỏi vợ...đến các chiến công chống thiên nhiên và chông xâm lấn: săn moong lồ, đánh cá điên quạ điên, đánh ma may, ma lang... xây dựng một cộng đồng, hoàn chỉnh một chê độ cai trị: làm nhà Chu, rước vua về Đồng chì Tam Quan kẻ chợ.... Tất cả đã được thâu tóm trong lời mo và trở thành một tài sản thiêng liêng đốì VỚI mọi người Mường, thành niềm tự hào về tổ tiên oai hùng và chiến công kì vĩ của dân tộc. Lòi mo trên được kể lại mỗi lần các gia đình Mưòng có người chết. Bài mo kèm các hành động ma thuật, nhằm gửi 11 theo người chết tài sản tinh thần quý giả n h ất để mang sang nơi sổng mới, để những người Mường dù sống hay đã chết cũng không quên được cội nguồn, không quên được lịch sử vẻ vang của dân tộc. Mục đích của việc diễn xướng mo được nói rõ trong lời bài mo: Rước mo vê nhà Để mo kể chuyện Cho ngưòi chết không buồn Cho ngưòi chết khỏi lo Cho người chết hết thương Cho người chết hết khổ... Mo Đẻ đất đẻ nước vì vậy không những m ang ý nghĩa lịch sử trọng đại m à còn m ang ý nghĩa nhân văn to lớn. G ạt bỏ đi những yếu tô" mê tín và những hình thức nghi lễ quá cồng kềnh không còn phù hợp với thời đại, một số yếu tô' hủ tục nặng nề trong thực h àn h nghi lễ tiễn đưa người chết sang th ế giới bên kia (cúng tế linh đình, tốn kém; để người chết trong nhà quá lâu gây m ất vệ sinh...) thì mo Đẻ đất đẻ nước chính là một bộ sử thi th ần thoại đồ sộ bằng văn vần vô cùng quý giá, đáng trâ n trọng của dân tộc Mường, phản ánh sự hình th àn h dân tộc, p hát triển sản xuất, xây dựng bản mường, sáng tạo văn hoá... của người Mường. Mo có thể diễn xướng dài ngắn khác nhau tuỳ theo gia cảnh người chết và tục lệ của dân bản. Nếu không có mo thì chưa thể mai táng, nếu không có tiền 12 cúng mo thì phải quàn xác ngươi chết trong nhà bao giờ có tiền thì mới phát .tang và động tiếng, nhưng người nghèo có thể chỉ có khả năng mo từ một đến ba ngày, người giàu có thể mo từ sáu đến mười ba ngày. Mo vì vậy có liên quan chặt chẽ với tục tang ma của người Mường. Mo có phần bất biến. Đó là phần diễn xướng mo dài hay ngắn cũng không thể thiếu. Những phần sau là khả biến, những nội dung cơ bản được thêm thắt cho dài rộng hơn. Phần bất biến là phần hướng dẫn hồn ma đi gặp tô tiên và thu xếp nơi ăn ở của hồn ở thế giới khác. Người chết nào cũng cần thày mo chỉ cho biết nơi mình sẽ đến, sẽ yên nghỉ...Đường đi của hồn ma theo sơ đồ sau: Bắt đầu từ mường người. Chuyên thứ nhất đi vào mường ma là để chuẩn bị cho cuộc sông vĩnh viễn. Chuyến đi thứ hai lên mường trời thấp, sau đó vượt cầu Liêm La đi lên mường trời cao đối kiện, chuộc sô", xin đuông (xin trở lại hình vật tổ). Sau đó b.a.y lên tận cùng trời xin nước đầu nguồn đem về làm mát mẻ cho mình và con cháu. Sau đó hồn cùng đoàn trở về mường trời thấp trả hết nợ nần. Cuối cùng lại trở về mường trần gian. Chuyến đi tỊiứ ba, từ nhà qua mường nước sang mường tĩnh ngục, đi chợ Khuông tỵ, đi chợ Quốc nam. Xong việc ở âm phủ, đoàn lại đi thẳng về nhà (mường người). Chuyên đi thứ tư đưa hồn đến những miền đất của sô' phận. Hồn được thăm di tích lịch sử, được nghe 13 lịch sử dân tộc từ hỗn mang đến khi xây dựng một chê độ lang đạo ổn định. Chuyên đi thứ năm từ nhà xe ra đi, đi mãi vào nơi vĩnh viễn, đi sông với họ hàng bên ma, dưới sự cai quản của vua ĐôYig (vua âm phủ). Một đêm mo có mo chính (thày mo đọc), mo phụ (người đọc mo thay mo chính khi người ấy mệt), chí chuốc (người giúp thày mo điểm nhịp trống, chiêng, cồng). Mo Mường T hanh Hoá do Hoàng Anh N hân và Vương Anh SƯU tầm ở các huyện: Thạch Thành, Ngọc Lạc, Bá Thước, cẩm Thuỷ, Như Xuân, Q uan Hoá thuộc tỉnh T hanh Hoá. Bản này được Ty Văn hoá T hanh Hoá xuất bản năm 1975. Mo T hanh Hoá dài 28 roóng (đoạn), gồm: 1. Mở đầu (Cấn dấn) 2. Đẻ đất (Tẻ tất) 3. Đẻ nước (Tẻ rác) 4. Đẻ cây si (Tẻ khi) 5. Đẻ Mường (Tẻ Mướng) 6. Đẻ người (Tẻ Moón) 7. Chia năm tháng 8. Dịt Dàng (Dịt Dáng) 9. Lang Tà Cái 10. Lang Cun Cần 11. Làm nhà Lang Cun Cần 12. Tìm lửa, tìm nước (xím củi ’ 14 13. Tìm cơm, tìm lúa ( xím cơm) 14. Tìm rượu ( Tẻ rác toòng) 15. Tìm lợn, tìm gà (Tẻ ka) 16. Tìm trâu (Tẻ Klu) 17. Lang Cun Cần lấy vợ (lang Cun cần lé du) 18. Lấy vợ khác cho Lang Cun cần 19. Lang Cun Cần chia đất (chia tất) 20. Tìm chu (Xím chu) 21. Chặt chu (Cổn chu) 22. Làm nhà chu (mấn nhá chu) 23. Đốt nhà chu (toch nhá chu) 24. Săn Moong Lồ (Toọc moong lồ) 25. Săn cá điên, quạ điên (thăn cà rô”cà rái...) 26. Giặc ma ruộng (tèng giặc ma trủa) xím rác) 27. Giặc ma may /m a lang xím lúa) 28. Đưa vua (Tủa vua). Qua tên của các roóng mo ta có thể thấy phần nào tiến trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng Mường. Chắc chắn không phải tất cả những gì được lưu giữ trong mo Đẻ đất đẻ nước đều là thần thoại, bởi ngoài lớp lịch sử thần thoại, nó còn phản ánh lớp lịch sử muộn hơn gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ cộng đồng dân tộc Mường . Nhưng có thể khẳng định 1’ằng có những phiến đoạn của tác phẩm này ra đời từ 15 rấ t sớm, phản ánh quan niệm vũ trụ của người Mường cổ xưa cùng vối sự hình th àn h dân tộc Mường ở buôi sơ khai. Hơn nữa, ngoài tác phẩm này của dân tộc Mường, hầu như hiếm có dân tộc nào có được hệ thống thần thoại đầy đủ và sắp xếp có trậ t tự theo một trục lịch sử là quá trình phát triển dân tộc như vậy. II- M ột sô ý k iến về 'T)ẻ đất đẻ nước". - Một điều may m ắn là người Mường còn giữ lại hệ huyền thoại của m ình một cách gần như trọn vẹn chủ yếu trong hai tập trường ca đồ sộ là mo Đẻ đất đẻ nước và mo Lên trời. (P han N gọc và P h an Đ ăng N hật. Thử xây dựng lại hệ thống huyền thoại Việt Mường. T/C Văn hóa dân gian. 1/1991. tr.6) - T hần thoại của người Mường trong sử thi Đẻ đất đẻ nước dầu đã được bọc trong m àn khói hương thiêng liêng của tang lễ cũng bộc lộ khá rõ những yếu tô" phản ánh sự phân hóa giai cấp và cuộc đấu tran h giai cấp đã đến độ gay gắt, quyết liệt. (Võ Q uang N hơn - Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt N am . NXB ĐH và THCN. H. 1983. tr. 128) - Đẻ đât đẻ nước là sử thi mô tả bước đi lên trong lịch sử của một cộng đồng người. Do ý đồ khái q uát các chặng đường lịch sử từ lúc con người xuất hiện đến lúc 16 trở thành cộng đồng vững mạnh, sử thi buộc phải quan tâm đến cả sự hình thành vũ trụ. (Đặng Thái Thuyên - Mô tip sáng tạo vũ trụ trong sử thi Đẻ đất đẻ nước. T/C Văn học. Sô 4.1985. Tr.69) - Khi một thành viên xa rời cộng đồng, ông mo dùng lời mo hướng dẫn hồn đi đến xứ tổ tiên. Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi đất thì ông đọc mo tiêu (tức tác phẩm Đẻ đất đẻ nước). Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi trời, ông đọc mo vái. Đẻ đất đẻ nước là một sử thi thật sự được tổ chức theo một hệ thông chặt chẽ. Bản mo chia làm nhiều rằn (đoạn). Đẻ đất đẻ nước là tên của hai rằn, nhưng trong ý niệm của người Việt - Mường thì đất nước còn mang ý nghĩa Tổ quốc, giống nòi, địa vực cư trú, nên tên của hai rằn này được dùng làm tên chung cho tác phẩm. (Đ ặng Văn Lung. Giới thiệu Đẻ đất đẻ nước. Tổng tập Văn học Việt Nam. Tập 37C. NxbKHXH.) - Đẻ đất đẻ nước là một công trình văn hoá nguyên hợp, trong đó có giá trị ngữ văn dân gian. Đó là hệ thống chi tiết trũng điệp vốn là thủ pháp của nghệ thuật sử thi phù hợp với cấu trúc có tính hoành tráng. Đó còn là cả một hệ thống từ ngữ, hình ảnh vừa cụ thể theo tiêu chuẩn tôn trọng thực tiễn Mường một cách hồn nhiên vừa gợi cảm ttíéờ ríhờrtg* mối liên hệ thẩm mĩ kì thú giữa trí tưởng tượng bay bổng và hiện thực phóng khoáng... 17 (Vũ A nh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc. Giảng văn Văn học dân gian. Nxb GD. H. 1992. Tr. 22) - Lí thuyết cây vũ trụ chiếm địa vị trung tâm trong Đẻ đất đẻ nước. Dấu vết của nó vẫn còn trong tục lệ thờ cây mía của người Mường và cả người Việt: Ngày têt bao giờ con cháu cũng vác về nhà một bó mía có cả gốc để cho “ông bà chông gậy”... Tác phẩm vĩ đại này đã bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu. Đó là nguồn gốc của trời đất và muôn vật. Nó đã kết thúc ở đỉnh điểm. Đó là lúc chia tách giữa người Mường, người Kinh với sự chuyển rời của kinh đô. Khó lòng có một tác phẩm thứ hai có nội dung to lớn hơn, trọn vẹn hơn. Xét về m ặt này, không có một tác phẩm nào trong văn học Việt Nam sánh ngang với nó về quy mô cũng như về ý nghĩa lịch sử. (P han N gọc. Đẻ đất đẻ nước, bản sử thi đầu tiên của nền văn học Việt Mường. T/C Văn hoá dân gian. Sô" 4.1986) m . s ử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước 18 ĐẺ ĐẤT ĐẾ HỈƯỐC (Dân Tộc Mường) ĐẶNG VĂN LUNG, VƯƠNG ANH, HOÀNG ANH NHÂN giới thiệu năm 1988 I - MỞ ĐẦU Nói một chuyện đòi xưa Trên đồi ta nói VỚI con bướm bạc Dưới nước, ta nói với con chạng kha(1) Trên trời, ta nói với sông Ngân Hà Trong cửa trong nhà Người già truyền cho con cháu. Ngày xưa, ngày ấy Dưới đất, chưa có đất Trên trời, chưa có trời Trên tròi chưa có ngôi sao đỏ đổ Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh (1) Con gọng vó, loài côn trùng sống trong nước 19 Đ ất còn rời rạc Nước còn bùng nhùng Ngó lên, trông xuống m ịt mùng Con người còn đó Chưa nên chưa có Thứ gì cũng chưa có chưa nên Gió ầm chưa qua Rừng cây chưa có lá Trên trời chưa có con bướm bạc M ặt nước chưa có con chạng kha Trong cửa trong nhà Chưa có ông già truyền đi nối lại II- ĐẺ ĐẤT Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ Muốn ăn cá phải tá t suối, tá t ao Muốn biết vì sao có đất đỏ, đất nâu Phải bảo nhau ngồi nghe chuyện kể Ngày xưa ngày ấy Trông trời, tròi bao la rộng rãi Trông đất, đất vắng vẻ trông không Đồn rằng: Có một năm mưa dầm mưa dãi Nước vượt khỏi đồi u Nước dâng trà n đồi Bái 20 Năm mươi ngày nước rút Bảy mươi ngày nước xuôi Mọc lên một cây xanh xanh Có chín mươi cành Cành chọc lên tròi lá xanh biết cựa Thân trên mặt đất, thân cây biết rung Trong tán trong cành có tiếng đàn bà con gái Cành chọc trời là con đầu Tên gọi ông Thu Tha Cành bung xung là con thứ hai Tên gọi bà Thu Thiên Hai ông bà nên đôi nên lứa Truyền cho: Con gà có cựa Dây dưa biết leo Tre pheo có gai, có ngọn Con người biết nói Khi đó dưới đất không còn rời rạc Dưới nước không còn bùng nhùng Tròi không mung lung Trông lên ngó xuống đã có nơi có chốn Đã có Lối đi xuống 21 Luồng muốn dây đã có ngãnh Cau muốn dây đã có mo ne Dây củ mài muôn dây leo vắt vẻo Dây sẵn muốn dây néo buộc Đã có nơi néo buộc Con thác muốn dậy đã có con sao Con sao muốn dậy, đã có trời sáng Con nhà người muốn dậy, đã có em có anh Đạo làm vua không tran h Đạo làm người không cướp Vua đã yêu, chúa đã chuộng Đã có ngưòi vụng người tài Đã có người trai người gái Đồi bãi đã có th ú to Rừng thư a đã có chim nhỏ Dưới nước Đã đẻ COĨ1 cá, con tôm Đầu hôm đã sinh con rùa Tôi ngày đã sinh con rái Dưối đất, Cái gì cũng có Gió ầm ầm đã nghe Mưa le re đã thấy Thứ nào muôn dậy đều nên th ân nên hình Đ ất đã có 22 Đất rộng thênh thang Chuyện chưa kể nên một gang Chuyện chưa kể sang một lẽ Người già người trẻ Lại nghe chuyện đến chuyện đi Lại nghe chuyện xưa chuyện cũ Người ở sướng, ăn ngon Cũng có đứa khôn, thằng dại Người khôn nghe kể lại Thằng dại nghe vội nghe vàng phải chò nghe thêm Chuyện đẻ nước III- ĐẺ NƯỚC Con gà gáy trên đèo xao xác Con ác kêu trên núi oang oang Mặt tròi lên, sáng rừng sáng bãi Sáng cả chín tròi, mười phương Làm mùa không ra cơm Lưới chài không ra cá Nóng quá Đất xác xơ Đất cằn cỗi hanh khô Dây sắn úa hết lá Cây cau úa hết tầu Rừng vàu không mọc măng 23 Con chim mò xuống đất Con thú mò xuồng nước Chó thè lưỡi Rái cá chạy lên đồi H ạn chín tháng trời N ắng mươi hai năm xác đất Cạn suối, vỡ m ai ba ba Khô đồi, gãy sừng hươu, Nắng nhiều, cây hết lá Nắng cả đất h ết cỏ T râu ăn đất cóng Người uống nước sương Gà rừng kiếm nước ở m ắt lóng bương Ông Pồng Pêu (thần nước) Ngồi đan lưói đan chài ở cửa sổ Trông ra ngoài ngõ Trông lên trên trời Ông Pồng Pêu ao ước Ước ơi là ưóc Ưốc sao được một trậ n mưa Mưa dầm dê chín đêm mười bữa sáng Mưa rào rào chín buổi sáng mười đêm Mưa ở giữa đồng Mưa vòng ra bờ suối Mưa xói núi 24 Mưa mòn gió Mưa từ chân trời này Mưa sang chân trời nọ Mưa mưa, gió gió Mưa ngập ruộng sâu ruộng cạn Mưa tran bò suối, bờ cao * * * Đồn rằng khi đó Tròi kéo mây ùn ùn Trời đùn mây kìn kìn Gió âm âm bôn bên Mây ùn lên từng đông Mây kéo chồng từng mảng Mưa mưa, mây gió Mây đen, mây vàng Nghe cơn gió vù vù Nghe ù ù cơn mưa Tiếng thần sấm thét xuống Nữ thần sét xuông gào Đầu đêm mưa to bằng hột cà Sáng ra mưa to bằng quả bưởi Mưa dù mưa dịn Mưa chín đêm Mưa liền chín ngày 25 Mưa bẻ cành, gãy lá Mưa rước nàng Ngâu về trời •Mưa đưa chàng Ngâu qua sông Ngân Mưa rửa sừng đàn nai Mưa sạch lông chim phượng Hôm đầu mưa ngập bụi Hôm sau mưa ngập cây * * * Bôn tháng nước rú t Bôn tháng nước xuôi Nước chín đồi đổ về một biển Nước mười đồi đô về một sông Nước làm khó làm dễ XỚI đất đen lên bằng miệng ang Xới đất vàng lên bằng miệng thúng Trôi đàn cua đá Trôi đàn cá trong hang Trôi đàn ba ba đi thăm suôi Trôi đàn cá chuôi đi thăm vực Trôi đàn nòng nọc đi thăm đầm Trôi đàn cá cơm đi ra bể rộng Nước rút, nước xuôi Nước dậv, nưóc đi Có đất. đất đang xơ xác 26 Có nưốc, nước còn đục ngầu Người khôn nghe kể lại Người dại nghe vội nghe vàng Phải chờ nghe thêm - đẻ cây Si IV- ĐẺ CÂY SI Đất chẳng ngấm nước, nước đã tơi Đất đồi ngấm nước, đất đã bở Cây Si mọc lên rờ rỡ Cây Si lớn lên nhanh nhanh Đầu hôm, Si bằng thân chày Sáng ngày, Si bằng cây lim Cây Si mọc bôn cành chìm Cây Si mọc ba mươi cành nổi Có một cành chót vót Có một lá chon von Vút thẳng, vút lên Cha con Trời thấy lạ Đang ngồi trên cửa sổ Uống rượu khề khà Trông xuống gầm nhà Thây Si mọc lên lồ lộ Thấy Si mọc lên sum suê Che kín một bên đất Che kín một bên trời Trần gian phơi lúa không khô Phơi rau không ráo Gai mắt, Trời muốn phá Gai mắt, Sét muốn phang Nhưng sợ hư ruộng mạ Hỏng ruộng khoai Trần gian chết đói Bố con Trời cạp thép vào miệng sau Gang Cạp vàng vào miệng sâu Hốc Sai sâu Hốc xuống ăn hết da Sai sâu Gang đục hết lõi Từ đó Sâu Hốc xuống ăn da Sâu Gang xuống ăn ruột Cắn gốc móc lòng cây Si Cây Si héo rũ Cây Si úa vàng Rễ Si đã mọc Gốc Si đã đổ Cành Si đã lấp đầy thung lũng Đầu Si gẫy vật lên đồi Chu(1) 1 Đổi Chu: Nay thuộc xã cẩm Châu & cẩm Tân huyện cẩm Thủy - Tỉnh Thanh Hóa. 28 Chuyện đó đã rồi Hồi đó đã xong Lại nghe chuyện cây Si long gôc Lại nghe chuyện cây Si mục cành Đẻ ra mường, ra nước. V- ĐẺ MƯỜNG Cây Si chết ra điềm hay điềm dở Trong năm đó Thân Si mục Hóa thành rắn nhiều đầu Đuôi rắn ỏ rốn núi Đầu rắn ở đồi Chu Chạm phải rắn, rắn cắn, rắn thù Rắn cắn chảy máu đen Máu đen thành con vắt Mắt Si lồi hóa thành con ong Ong bạc đầu, nọc dài chín gang Lưng ong dài chín sải Gặp hổ nai, ong lùng ong đuổi Lá Si nát hóa ra thú muông Thú dữ như hổ lang Muông hiền như chồn cáo Gôc Si đổ ầm ầm 29 Rễ Si đổ ình ình Đổ một nghìn chín trăm mười chín cành Một cành đổ thành đất Sạp Nên mường Sạp(1) Một cành đổ thành đất giạp Nên mường Giạp(2) Một cành đổ thành đất Bi, đất Lỗ Nên mường Bi<3), mường Lỗ(4) Một cành đổ thành đất Ong, đất Sà Nên mường Ó ng(5), mường Sà<6> Một cành ngả về đất Vong Nên mường Vong(7) Một cành đổ về đất Khoòng, đất Đẹ(8) Một cành đổ về đất Cò Ké, Tiên Lãng<9) Một cành đổ về đất Bằng, đất B in <10) Một cành đổ về đất Lập, đất Yến(11) Một cành đổ vê đất Khi, đất Dồ(12) Một cành đổ về đất En, đất Khò(13) Một cành đổ về đất Ai, đất K ha<14> Một cành đổ về đất Nát, đ ất Trào(15) Một cành đổ về đất Mo, đ ất Bói(16) (1) (2)(3)(4) fvjgy thuộc tỉnh Hòa Bình. (5) (6) (7) (8)(9) Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. (10)(11)(12,(13X14) (15)(Í6)T h u ộ c t ỉ n h T h a n h H ó a Một cành ngã vê đất Khói(1) Một cành ngã vê đất Kim(2) Một cành ngã vê đất Nang(3) Một cành ngã sang đất Đèn, đất Chẹ(-4) Một cành ngã vê đất Vấm(5) Một cành đâm sang đất Lụt, đất Lồ(6) Một cành ngã vê đất vồng<7) Một cành ngã sang đất Sàng, đất Tông(8) Một cành ngã về đất Bằng, đất ú n (9> Một cành ngã về đất Khao(10) Một cành ngã vê đất Ao(U> Một cành ngã sang đất Cợi(12) Một cành ngã về đất Vịn<13) Một cành ngã vê đất Ấm(14) Một cành ngã sang đất Đủ, đất Ó(15) Một cành ngã về đất Già<16) Một cành ngã sang đất Rắc<17) Một cành ngã về Hao Hao(18) Một cành ngã vào đất Én<19) Một cành ngã lên đất Ngón(20) Một cành vòng lên Lau, lên Khu(21) Một cành rủ về đất Khói, đất Nen(22) Một cành trở lên Vin Vơng(23) (21>Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. 31 Một cành sang mường Vang, mường Vó'1’ Một cành sang mường Tráng, mường T re<2) Một cành vể đất V ành(3) Một cành về mường Chín'4) Một cành về mường Rồng Một cành chót thì nên mường Mê, mưòng Marf* Còn một cành xanh non vẫn trơ trơ, sừng sững Đòi về đất Sấm, đất Sét, đất ông N hà Trời. ★ * * Đ ất đã có Đ ất chẳng còn nên xơ xác Nước đã có Nước chẳng còn tiêu điều Trời đã có Trời không còn mông lung Có đất, có nước, có mường N hưng loài người chưa có Nghe chuyện cho tỏ Kể chuyện cho tưòng (1) (2)(3)(4)(5) J ệ n Ịệ n mu-ờng thuộc 2 tỉnh Thanh Hóa, Hoà Binh. Hiện nay người nghiên cứu vẫn dễ dàng tìm thấy tên đất tên mường này 32 Nghe chuyện đẻ người Đoạn sau sẽ kể. VI- ĐẺ NGƯỜI Cành lòa xòa hóa ra chân tav mụ Dạ Dần(1) Cành lù xù hóa ra đầu mụ Dạ Dần Cành thìa lia hóa ra tai, ra mắt mụ Dạ Dần Cành sừng sững hóa ra ngực, ra luìig mụ Dạ Dần Mụ Dạ Dần Miệng hay đòi ăn cá Da hay đòi ăn cơm Miệng hay nói lời dạy bảo Da nghĩ điều khôn ngoan Mụ ở dưới đất nên thâp Muôn cất lên trời cao cao Mụ ăn. mụ đẻ Mụ đẻ ra hai trứng Một trứng nở ra Cun(2) Bướm Bạc Một trứng nở ra Cun Bướm Bờ Cun Bướm Bạc vừa nỏ Đã ăn chín chõ cơm(3) Nữ thần dạy dân cách làm ăn. ' 2) C hứ c vu cao của người Mường. 131 Mỗi chõ = 5 kg gạo. 33 Một cành sang mường Vang, mường Vó'1' Một cành sang mường Tráng, mường T re(2> Một cành về đất V ành(3) Một cành về mường Chín(4) Một cành về mường Rồng Một cành chót thì nên mường Mê, mường MarP Còn một cành xanh non vẫn trơ trơ, sừng sững Đòi về đất Sấm, đất Sét, đất ông N hà Tròi. * * * Đ ất đã có Đ ất chẳng còn nên xơ xác Nước đã có Nước chẳng còn tiêu điều Trời đã có Trời không còn mông lung Có đất, có nước, có mường Nhưng loài người chưa có Nghe chuyện cho tỏ Kể chuyện cho tường (1) (2)(3)(4)(5)-|-gn (Jã't tên mường thuộc 2 tỉnh Thanh Hóa, Hoà Binh Hiện nay người nghiên cứu vẫn dễ dàng tìm thấy tên đất tên mường này. 32 Nghe chuyện đẻ người Đoạn sau sẽ kể. VI- ĐẺ NGƯỜI Cành lòa xòa hóa ra chân tay mụ Dạ Dần(1) Cành lù xù hóa ra đầu mụ Dạ Dần Cành thia lia hóa ra tai, ra mắt mụ Dạ Dần Cành sừng sững hóa ra ngực, ra lúng mụ Dạ Dần Mụ Dạ Dần Miệng hay đòi ăn cá Da hay đòi ăn cơm Miệng hay nói lời dạy bảo Da nghĩ điều khôn ngoan Mụ ở dưới đất nên thấp Muôn cất lên trồi cao cao Mụ ăn. mụ đẻ Mụ đẻ ra hai trứng Một trứng nở ra Cun(2) Bướm Bạc Một trứng nở ra Cun Bướm Bờ Cun Bướm Bạc vừa nỏ Đã ăn chín chõ cơm<3) 01 Nữ thẩn dạy dân cách làm ăn. (2) Chức vụ cao của người Mường. 131 Mỗi chõ - 5 kg gạo. Người lớn bằng cái thúng(1) Cun Bướm Bờ mói sinh Đã ăn hết năm chõ xôi Người lớn bằng cái nia(2> Năm tháng qua Hai anh em vao hơn đun chín, đun mười(3) Tiếng cười như tiếng trống cái Tiếng nói như tiếng sấm vang Xương vai dài 80 lóng Xương ống dài bảy trăm gang Có tướng làm đạo, làm cun, làm lang Một năm vua Trời cho con gái xuống chơi qua Ba năm vua Trời cho con gái xuống thăm lại Con gái trời gọi là Tiên Tiên xuống trần đi chơi bông chơi hoa Một sáng Tiên xuống cành mây mưa Một trư a Tiên xuống cành mây gió Tiên bay xuống tắm Tắm bờ sông Tằm, sông Tè Ả Tiên đi ra đường rộng Ả Tiên đi xuống đường quang Thấy chàng Bướm Bạc (1) Đường kính thúng £ 0,70 cm, dùng để đựng. <2) Đường kính nia thường = 1m10, dùng xảy thóc. (3) Chiều cao của đun £ 3m dùng đựng thóc. 34 Thấy cun Bướm Bờ Chàng cưỡi ngựa vàng Thấy chàng Bướm Bạc Thấy cun Bướm Bờ Cun cưỡi ngựa trắng Nàng ả. nàng hai muôn hỏi thăm đường Còn nghe nể con trai Liền tránh lại một mé Ké sang một bên Cho ngựa ngài đi tới Hai cun đi hẳn Gặp được ba nàng con mái Thấy người lạ muôn hỏi Thấy người đẹp muôn ướm lời Rằng: Người ở đất mường nào? Mà đẹp dáng, đẹp người, lưng ong, tóc mượt Cun em giật cương cho ngựa dừng lại Cun anh kéo cương cho ngựa đừng đi Cùng mở lời chào: - “Các nàng ở đất mường nào ? Mà qua rừng nhà tôi một sớm Cho đất mường tôi tốt thêm lộc nuôi tằm Mà các nàng đến thăm Cho rừng dâu nhà tôi xanh kín lá 35 Cho suối lắm cá nhiều tôm Cho con sao hôm về chậm Cho con sao mai đến nhanh Cho con chim nhảy nhót trên cành Hót lời thương lời nhớ Chị em nghe lời đó, Cùng giục nàng ả hai: - “Hai chàng thưa chào Chào ta như sao thức sao Ta m ất lòng nào mà chưa lên tiếng Ra mà thăm mà nhìn Ra mà chào mà thưa Nghe thấy vui vui thì hãy đứng lâu Nghe thấy mà cau, mà có th ĩ đi ngay cho bõ ghét N àng ả nàng hai Đi ra đương cái Đi ra đường con đứng đợi Nàng ả nàng hai Bước ra cúi đầu thưa lại: - “Thưa ngài Cun cả Thưa ông Cun hai Chị em đâu dám tìm đường lấn tran h Chị em muôn về mường Đủ, mường Khói Lạc lối, lạc bước đến vườn nhà ngài Hai ngài mở lòng thương cùng 36 Thì cho chung em vài tiếng nói”. Cun Bướm Bạc nói rằng: - “Các nàng đã quá chân vê' đây Đã nhúng chân vào đất nghèo Chang ngại đất khô bám dính Xin bước chân về giếng Xin quá chân vê nhà Đất khó, mường nghèo Nhưng ngõ còn thông thông”. Nàng ả đi xuông Cun Bưỏm Bạc dắt ngựa đi xuông Nàng hai bước ra Cun Bướm Bạc dắt ngựa đưa ra ơ trên đỉnh núi đá Voi Nằm Còn gọi là đỉnh Non Tiên Hàng ngàn chị em đã nóng lòng đợi hai chị Càng đợi càng lâu Càng lâu càng vắng Lắng chị càng bặt tăm Trông nhà Trời đã điểm canh năm Trông nhà Trời đã báo giờ cấn Đành lòng hai chị vắng Các tiên nàng vội vã về nhà Tròi Chị em lúc đi đông đủ Lúc vê bỏ lại hai 37 c ủ a con, Tròi đã cài Cửa lớn, Trời đã đóng N àng ả, nàng hai Tai nghe cửa đóng sập Tai lắng cửa cài then Đ ành ở lại đây, nơi trần gian mường trời Cun Bướm Bạc lấy được nàng ả Nên ho Lang Cun Bướm Bò lấy được nàng hai Nên ho Dân Chín tháng 12 năm Các nàng sinh con nốì dõi Thứ nhất, sinh ra Cun Khổng Làng Thứ hai, sinh ra Cun Khổng Và Thứ ba, sinh ra Cun Khổng Tập, Khổng Tồi Thứ tư, sinh ra Cun Khổng Em, Khổng Anh Thứ năm , sinh ra Cun Khổng Lẫm, Khổng Lồ Thứ sáu, sinh ra Cun Khổng May Thứ bảy, sinh ra Cun Khổng Lốt Thứ tám , sinh ra Cun Chàng Vàng Thứ chín, sinh ra Lang Chàng Xê Thứ mười, sinh ra Trông Chim Tùng, Mái Chim Tót Trông Chim Tùng Mái Chim Tót Là con ú t con yêu 38 * ★ * Lại kể chuyện Trông Chim Tùng và Mái Chim Tót Không có ndi ăn Chẳng có nơi ở Đậu cành dâu da, đứt cành dâu da Bám dây Ta Tến(1), đứt dây Ta Tến Chim Tùng, Chim Tót Định ra bến đê nuốt lá ngón cho chết Chết đi cho đỡ khổ Định ra rừng dang thắt cổ Chết đi cho đỡ nhục đỡ thương Ra đường quang, sân rộng Trông Chim Tùng, Mái Chim Tót Gặp Mụ Dạ Dần hay lo Gặp Mụ Dạ Dần hay thương hay bảo Rằng: - “Hai cháu đừng ra rừng mà sợ con gấu Đừng vào thung mà sợ con cọp Con mái thì tìm chỗ mát rỉa lông Cho nên đá hang Trống(2) Con trông thì ra rỉa mỏ (,) Thứ dây dùng để làm dây néo buộc cày bừa. ,2) Hang ở trên trời. 39 Cho nên đá hang Hao Đi đào đất cho nên sông sâu ruộng rộng Cho có nơi mà ăn Cho có nơi mà ở Chớ đi liều thân mà khổ” Nghe lời mụ Dạ Dần Con mái đã ra rỉa lông Con trông đã ra rỉa mỏ Đã có nơi mà ăn Đã có ngăn mà ở Đã có chỗ chơi Ban sáng chim đi xem Mụ Dạ Dần dệt lụa Buổi chiều chim đi xem Mụ Dạ Dần dệt gấm Lụa mụ Dạ Dần có chấy có rận Gấm mụ Dạ Dần có bọ chó, bọ ma Chim xem chim đã rõ Chim ngó. chim đã tường Trông Chim Tùng. Mái Chim Tót v ể nhà học dệt lụa Học dệt gấm Lúa của chim Tùng không có chây có rận Gấm của chim Tót chảng có bọ chó. bọ ma Mụ Dạ Dần lại bảo: 40 - “Các cháu phải nghe Con mái bay vào núi đá hang Trống Đục lấy chín phiến đá Con trông bay vào núi đá hang Hao Đục lấy chín phiến đất Đục thành hốc, thành lỗ Con trống bay vào sông Cái Cặp lấy chín nén cỏ bái Con mái bay xuống sông con Cõng lấy mười nén cỏ gianh Vê khoanh đi khoanh lại làm tổ Tổ tròn như mặt trời Tổ rỗng như cửa sông Miệng tổ cao như quả núi Cuôi tổ như mái nhà sàn Đầu tổ như mái nhà trước Đi vào phải nhẹ bước Đi ra phải nhẹ chân Đáy tổ to bằng miệng sông miệng bể” Được ngày, được tháng Chim Tùnẹ. Chim Tót vào hang vào ổ Vào tố đẻ trứng Chín ngày, chín đêm, chín tháng Được một nghìn chín trăm mười chín trứng tốt Còn một trứng bày góc, chín cạnh, mười khuông 41 Đó là trứng ung, trứng xấu Chim Tùng ấp chín mươi chín ngày bật tăm Chim Tót ấp chín mươi ngày bặt tăm Chim Tót ấp chín mươi ngày bật tích Trứng không hé không nỏ Trứng không nở con Chim Tùng, chim Tót nổi giận hầm hầm Đem trứng đi bỏ Bỏ một trứng lên trời Nở ra ông thần Chớp Ném một trứng lên trời Nở ra ông thần Mây Ném một trứng dài dài Nở ra nòi chuột chù Ném một trứng to to Nở ra nòi con lợn Ném một trứng lùn lùn Nở ra loài voi Ném một trứng loi ngoi Nở ra nồi con cá Ném một trứng vào lá Nở ra nòi thú dữ trong rừng Ném một trứng ra chuôm Nở ra nên họ hàng nhà cỏ Ném một trứng lên đồi đất đỏ Nở ra họ cây nứa Trông Chim Tùng, Mái Chim Tót Tháng tư lại đi xem Mụ Dạ Dần dệt lụa Tháng ba lại đi xem Mụ Dạ Dần dệt gấm Dệt gấm dệt lụa chưa xong Trông Chim Tùng, Mái Chim Tót đã mang trứng Được ngày được tháng Chim Tùng, Chim Tót lại vào ổ đẻ Lại vào tổ ấp trứng Âp bôn mươi chín ngày bật tăm Ấp năm mươi ngày bặt tích Được một trứng đen đen bôn khúc Trứng bầu dục bôn khuông Mặt vuông, mặt tròn chín cạnh Rành rành mưòi hai quai Trứng này là trứng “Giống”, trứng “Dòng” Là nòi trứng nên ông, nên người Chim Tùng, Chim Tót Ra đường về tổ Trả ổ cho mụ Dạ Dần - “Trứng mụ đem cất Con mụ chăm nom” 43 Mụ Dạ Dần chạy đi rao chín tiêng - “Hỡi đất ma nhà tròi Hỡi chim côi chim góa Ai bay vào tang Trông Âp cho nứt trứng Ap cho nở trứng Chiêng Mai sau Ta cho ấp xống? Ta cho vàng bạc Ta cho ruộng sâu Ta cho ruộng mùa” Khi đó, ở đất ma nhà tròi Đất chim côi, chim góa Có con Bìm Bịp lành lòng Có con Công lành đuôi Truyền tiếng truyền lời - “Chúng tôi xin vào ấp Nhưng không có lưng để mặc váy Không có bụng đê mặc áo Chúng tôi không biết ăn cơm uôrig rượu Nên không cần ruộng nương Tháng tư cho chúng tôi được làm tổ nơi tô't Tháng chín, tháng mười cho chúng tôiv làm tổ ớ nơi đẹp” Mụ Dạ Dần đã ưng 44 Chim Bìm Bịp, chim Công vào ấp Âp bôn tháng nghe nên biền biệt Âp chín tháng nghe nên mịt mù Chim Bịp, Chim Công Vội trở về nhà Mụ Dạ Dần lại đi rao: - “Hỡi đất ma nhà trời Hỡi chim côi chim góa Có ai ấp trứng pỏ Nở trứng Chiêng Mai sau Muôn có quần áo ta cho quần áo Muôn vàng bạc ta cho vàng bạc Muôn ruộng sâu ta cho ruộng sâu Muôn ruộng mùa ta cho ruộng mùa Khi đó lại có chim Chiền Chiện Bay qua nhà mụ Dạ Dần Lên tiếng: - “Chúng tôi xin vào ấp Nhưng có lưng đâu mà mặc quần Có bụng đâu mà mặc áo Chúng tôi không biết ăn cơm uống rượu Nên chẩng lấy ruộng nương Chúng tôi xin làm tổ nơi hay nơi đẹp” Lòng mụ Dạ Dần đã ưng 45 Chim Chiền Chiện hối hả bay vào ấp Nhưng buổi sáng Con mái lấy cánh che mặt tròi Buổi chiều Con trông lấy cánh bạc che mặt trời Con mái lấy hòn đá đập giả Con trống lấy ngọn lá đập hờ hờ Bỗng thấy nướt trứng pỏ Nở trứng Chiếng Nghe ồn ào tiếng Lào Nghe lao xao tiếng Kinh Nghe ình ình tiếng Mường Nghe xôn xao tiếng Thái NgỊ^e hối hả tiếng Mán Nghe nháo nhác tiếng Mèo Nghe léo xéo inh inh Nghe tiêng nói tiếng cười Trứng một - nở ra ông Dịt Dàng Trứng hai - nở ra ông Lang Tà Cái Trứng ba - nở ra Lang Cun c ầ n Trứng bổn - nỏ ra Bô' Bướm Khang Trứng năm - nở ra Xang Xí Trứng sáu - nở nàng Vạ Hai Kíp Trứng bảy - nỏ ra nàng Càm Trứng tám - nở ra cả Chu Chươn. 46 Trứng chín - nở ra đứa bạc tang đứa lồi mắt Trứng mười - nở ra con côi bà góa Trứng mười một - nở đứa què hay trèo cây cọ Trứng mười hai - nở đứa chột đứa đui Như vậy: Người “Trần gian”ai cũng sinh ra từ Hang Trống Lấy tiếng từ Hang Hao Hãy nghe tiếp chuyện sau Hãy nhớ câu đàng trước Truyền đi cho được Cả mưòng cả nước đừng quên Để nghe chuyện chia năm, chia tháng.” VII- CHIA NĂM CHIA THÁNG Dưới đã có đất Trên đã có tròi Đã có Chu chương Mường nước Nhưng chưa có ngày có tháng Chưa biết đưa ngày nào ra trước Rước ngày nào ra sau Thuở ấy, Có ông Cuông Minh Vàng Râm Có nàng Ả Sấm trời 47 Đã đi khai mỏ đồng Đúc làm mặt trăng Đã ra khai mỏ vàng Đúc làm mặt trời Đúc được chín mặt trời Đúc được mưòi mặt trăng Nắng gay nắng gắt. Làm rẫy chẳng nên ngô Trên nguồn không có nưóc Làm nương không nên lúa Để có gạo ăn Để có nước uông Để có ruộng làm Để có sân mà chơi Ta phải bán bớt mặt trời Mới yên mường mà ở Đồn rằng: Lúc ấy họ nhà Ngao Ông thần Nỏ Ná Sắm tên bương già. ba năm xông khói Chín m ặt trời bắn rơi đi tám Mười hai m ặt trăng bắn rơi đi mười một Ai không biết đêm thì tìm mặt trăng Ai không biết ngày thì theo m ặt trời 48 Từ đó Ban ngày có mặt trời Ban đêm có mặt trăng Nhưng chưa có năm có tháng Chu Chương Mường Nước đi rao: “Ai kêu được trời đem sáng Muôn bạc muôn vàng Muôn chín trâu mười bò Muôn gì mường cho cái đó” Có con gà thưa rằng: - “Tôi không lấy bạc lấy vàng Không ruộng dọc ruộng ngang Nên không lấy trâu, bò mộng” Có con vịt thưa rằng: - “Từ nay về sau Trứng chúng tôi đẻ ra phải ấp Con chúng tôi nở, người phải chăm" Lòng ông Pồng Pêu đã ưng Gà nhảy lên lưng vịt BỞI trên sông trên hồ Nó gáy một tiếng đằng đông Gáy vông sang phía tây Mặt trời nghe gà kể Nên dải nắng vàng Mặt trăng nghe tiếng vịt 49 Mặt trầng đã mọc lên Từ đó có tròi đêm, trời sáng Nhưng chưa có tháng có năm Đồn rằng: Mường lón nhất có ông Thu Tha Mường lớn nhì có bà Thu Thiên Đứng ra truyền làm năm làm tháng Đặt ra rằng: Một năm có 12 tháng Một tháng có 30 ngày Có năm đầy năm vơi Có tháng no tháng thiếu Lấy tháng đủ trước là tháng giêng Gọi là tháng đầu năm Cho tằm lên leo lá Đặt ra tháng hai, tháng ba Cho cá lên đồng Đặt ra tháng tư Cho cá biển phơi lưng Đặt ra tháng năm, tháng sáu Cho vua Nước lên nuôi binh, nuôi mường Đặt ra tháng bảy, tháng tám Cho trời làm mưa làm gió Đặt ra tháng chín, tháng mười Cho sai bông cơm trái lúa Đặt ra tháng mưòi một, mười hai Cho ông Táo cưỡi mây lên thượng giối Chuyện chưa hết lối Nói chưa hết lời Chuyện ta hãy còn dài Ngồi lại mà lắng Đứng lại mà nghe VIII- DỊT DÀNG Dưới đã có đất Trên đã có tròi Mọi người muốn ông Dịt Dàng ra cầm binh Thì mường Nước mối sang Năm mới giàu mới có Ông Dịt Dàng gọi đứa con trong cửa Gọi đứa ở trong nhà Lấy chiếu trải ra Lấy trầu lấy cau đãi bạn Lúc này Dịt Dàng cất giọng Gọi vọng ra mọi người” - “Mường ơi, mường à! Hôm nay ngày nắng tỏ Xanh cây xanh cỏ Mường Nước đến đây có việc gì Hay đến gọi tôi đi săn nai 51 Hay đến gọi tôi đi săn hoẵng” Mọi người thưa: - “Không, không Dịt Dàng à! Dạ ông DỊt Dàng ơi! Chúng tôi không gọi ông đi săn nai Chúng tôi không mời ông đi săn hoẵng Chúng tôi thấy Từ thuở có trời Từ ngày có đất Có ngưòi ăn người ở Chúng tôi muôn cử ông ra cầm mường Để mường Nước được yên Để dân giàu dân có” Dịt Dàng nói rằng: * - “Mường Nước à Tôi ra cầm binh còn sỢ ma Tôi ra giữa mường còn sợ thuồng luồng Dân mường phải nướng mười con thịt Để cúng ma ấm Phải nộp chín gánh vàng Phải cúng vua Đất, vua Tròi Trời nắng Dân mương dọn cây Để vua có lối 52 Tròi mưa Dân mường hạ cành hạ CỐI Để vua có cần Kẻ đón đằng trước, người rước đằng sau Dịt Dàng bước xuống bậc thang đầu Mọi người xì xào bàn tán Dịt Dàng đi ra sân Ai cũng rõ cũng tường Dịt Dàng đi ra đường Gió ào ào, ạt ạt Lá quất cành cong Dịt Dàng bị ma ếm đón đường Ma ếm thì chín mươi chín lưỡi đỏ Ma ếm giơ chín mươi chín răng cọp Liếm mặt Dịt Dàng Lại rồng xông tới như nanh Lại thuồng luồng mào xanh nhe nọc Lúc đó Dịt Dàng đành quay chân về Bởi đi chẳng nổi Dịt Dàng đành bảo rằng: - “Xin dâng mường cho tôi được trở lại nhà Tôi chẳng dám đi ra Chẳng dám cầm binh cầm mường Bởi đàn ma đã ngăn đường BỞI rồng vàng đã ngăn ngõ” 53 Nghe xong Dân mường đưa Dịt Dàng về nhà Lại vào xin Lang Tà Cái Xin Lang Tà Cái ra cầm binh cho sang Ra làm lang chỗ dân mường giàu có IX- LANG TÀ CÁI Dưới đã có đất Trên đã có trời Đã có người chọn nơi để ở Nhưng dân mường nước phải giàu phải có Dân mường muôn Lang Tà Cái ra cầm binh Rạng ngày: Người ta kêu nhau ầm ầm Đi chật một bên mưòng Vòng sang núi con núi cái Tiếng cười vang đồi bãi Họ kéo nhau đến nhà Lang Tà Cái Lang Tà Cái rằng: - “Mường ơi hôm nay ngày nắng đẹp Dân mường gọi tôi đi săn hoẵng hay săn nai" Mường nước liền thưa: - “Lang Tà Cái Không gọi ông đi săn hoẵng săn nai Mà Chu Chương chúng tôi 54 Thấy từ thuở đã có trời Dưới đất có lắm người đi tìm ăn tìm ở Muôn ông cử ra cầm mường Để mường nước được yên được ấm” Lang Tà Cái rằng: - “Tôi ra cầm binh sợ con ma Tôi ra cầm mường sợ con rồng, sợ thuồng luồng Chu Chương phải thịt mười con thú lớn Đê cúng ma ếm Phải gánh chín gánh vàng, mười gánh bạc Để cúng vua Đất, vua Trời” Trời sáng Chu Chương dọn cây Để Lang Tà Cái có lối Trời mưa Mường Nưốc hạ cây hạ cối Lang Tà Cái có cần đi lại Lang Tà Cái đi vội Rồng cuốn tới nhe nanh Thuồng luồng xanh nhe nọc Lang Tả Cái đành trở về Đi chẳng nôi Để ra giữ mường giữ nước Lang Tà Cái đảnh bảo: - “Xin Chu Chương Mường Nước 55 Cho tôi được trở lại nhà Tôi chẳng dám cầm binh cầm mường BỞI ma chắn đường Thuồng luồng, rồng xanh chắn ngõ” Đưa Lang Tà Cái về đến nhà đến cửa Chu Chương Mường Nước trở ra Lại vào nhà Lang Cun cần Mời Lang Cun c ầ n ra giữ mường giữ nước. X- LANG CUN CẨN Rạng sáng Người kêu nhau ầm ầm Đi đến nhà Lang Cun c ầ n Lang Cun Cần Gọi lính vác chiếu ra trải Lấy trầu lấy cau ra mời Lang Cun Cần thay quần bảy gang Mang áo chín sải Dắt múi khăn như đầu rái Thắt dầy lưng tám sải màu đen Đứng dậy rõ tưống con thú dữ Nói oang, như sấm Nhưng nhắm mắt lại Lang Cun cần hiền hiền Mở mắt ra 56 Lang Cun cần cũng lành lành Lang Cun cần hỏi: - “Mường ơi, mường à! Hôm nay ngày tốt gió Nước trong, nước đỏ, rừng yên Mường nước gọi tôi đi săn Hay đi quăng chài thả lưói” Mường nước nói: - “Không, không, Lang Cun cần à! Dạ, dạ, Lang Cun cần ƠI Dân mường không gọi ông đi săn Không gọi ông đi quăng chài thả lưới Chúng tôi thấy, Từ năm có tròi Dưới đất có người tìm ăn tìm ở Đã cử Dịt Dàng. Lang Tà Cái Cầm binh cho sang Cầm mường cho yên cho ấm Nhưng hai ông ra đến đầu mường BỊ ma ếm Đành quay về nhà Bây giờ Lang Cun cần đừng chê rằng khó Mường Nựớc muôn rừớc Lang ra cầm mường” Lang Cun cần rằng: - “Nghe Chu Chương nói 57 Tôi rối trong thân Lo xa lo gần trong dạ Sức bằng quả sung quả vả Tai lại nhỏ như hột muồng muồng Vâng, tôi sẽ ra cầm binh giữ mường Nhưng còn sỢ ma ếm Chu Chương phải đốt mười núi lớn Để đuổi ma ra khỏi mường khỏi ngõ” Trời nắng Chu Chương dọn cây Để Lang Cun Cần có lối Trời tối Mường Nước dọn cối dọn cành Cho Lang Cun Cần ra đường Kẻ đón trước, người rưóc sau Ma chạy từng bầy trôn vào trong núi Ma rồng sợ Lâng Cun c ầ n trói Thuồng luồng sợ Lang Cun Cần đánh Từ nay, đã có Lang Cun c ầ n Cầm binh, binh sẽ sang Cầm mường, mường sẽ giàu sẽ có Có người, chưa có của Có người, phải có nhà Nghe chuyện sau, làm nhà Lang cho trọn XI- LÀM NHÀ LANG CUN CAN Lang Cun Cần chưa có cửa mà vào mà ra Chưa có nhà mà ăn mà ngủ Còn phải lấy rừng làm nhà Thuở ấy có một người đi săn Đi vào giữa rừng dang Thấy con rùa đen Nằm trong gầm núi đá Một bận lật mai rùa đê ngửa Chẻ lạt nứa buộc ngang Chẻ lạt dang buộc dọc Trói vào cọc Néo cổ néo chân Quấn dây quanh thân Người đi săn, vững dạ hả lòng Mới chặt cây song làm đòn, khiêng đòn gánh Người đi săn thấy lòng vui lắm: - “Rùa ơi! Tao trói mi vào đòn Đem về róc thịt vào nồi con nấu dấm Bỏ thịt vào ấm lớn tao rang Nấu với rau răm Băm với riềng ớt Tao vừa ăn cái, vừa húp nước canh rùa Rùa thưa: 59 “Đừng trói tôi làm chi chết oan Thịt tôi chẳng đầy một ông bương Xương tôi chẩng đầy một ông nứa Gân không no con nít Tôi biết kiểu làm nhả Xin ông thả tôi ra Tôi bày cho kiểu dựng" Người đi săn nghe thương Tháo dây đầu dây gót Cỏi nút buộc ngang cổ Mở lạt buộc ngang hầu Rùa ngẩng đầu lên thưa: - “Bôn chân tôi làm nên cột cái Xhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui Nhìn qua đuôi làm trái Xhìn lại mặt làm cửa thang cửa sổ Nhìn vào xương sông làm đòn nóc dài dài Muôn làm mái thì trông vào mai Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa mà làm vách Lấy chạc vớt mà buộc kèo Xgười đi săn nửa đêm bước đến đất Cun Bướm Bò Sáng nhờ nhò đến đất Cun Bướm Bạc Đi hêt sáng về chiều 60 Đến hang chim Tùng, chim Tót Tổi sầm sầm đến đất mường Bằng Sáng giăng giăng đến đất Đồng Chì, Tam Quan Kẻ Chợ Sáng I'a vào hầu Lang Cun Cần Kể lại chuvện con rùa Lang Cun cần nghe reo trong dạ Nghe hả trong lòng Cho người đi rao Gọi dân mường Trong ngày một phải qua Ngày hai ngày ba phải đên Dựng nhà cho Lang Cun cần có nơi ăn chôn ở Cửa tròi sáng sáng Bụng tròi rạng rạng Mường gần kéo qua Mường xa kéo đến Làm nhà cho Lang Cun cần Lang Cun Cần có nơi ăn chôn ở Mường lớn. mường nhỏ Đã làm được cửa được nhà Cửa nhìn qua ngó lại Xhà hai trái mười hai ngăn Ba mươi sáu cái cửa sô 61 Này Lang Cun cần làm Cun đã sang Làm Lang đã giàu, đã có Đời đó đã vang Đoạn kể đã qua Ta kể sang đoạn khác XII- TÌM LỬA TÌM NƯỚC Lang Cun c ầ n đã có nhà mà ở Nhưng chưa có lửa để đúc bạc Chưa có nưốc để rửa nhà Nuốt thuốc, thuốc không vào Ăn rau còn đau bụng Lang Cun Cần giao cho Viếng Cu Linh Một mình đi xin lửa Phải đi mấy ngày mấy bữa Đem cho được lửa về Mang cho được lửa về Viếng Cu Linh ra đi Đi xin nước xin lửa Bước tới lật đật Bước đi vội vàng Đầu hôm đến mặt trăng Sáng ra đến mặt trời Rẽ vào chơi nhà Tà cắm Cọt Tà Cắm Cọt thăm hỏi: - “Mỏi chân nên cháu phải vào nhà Hay có việc gì đến hỏi” Viếng Cu Linh thưa rằng: - “Tà Cắm Cọt à Tôi đến nhà sớm sớm Vì Lang Cun cần chưa có lửa đúc bạc Lang Cun Cần chưa có nước rửa nhà Tôi đi xin nước xin lửa” Tà Cắm Cọt đã ưng Liền gọi lũ em lấy con dao cán ngà Lên đồi Ca Da Chặt lấy năm cành cây năng Chẻ lấy bảy mảnh lạt dang Che nứa vàng, nứa già làm bùi nhùi Kéo lạt dang đi đi lại lại Lửa bén bùi nhùi Mang về trăm bó lửa Chia một nửa cho Viếng Cu Linh Tà Cắm Cọt nhốt Viếng Cu Linh vào mặt trông Hỏi rằng: - “Mày thấy tối hay thấy sáng” Viếng Cu Linh trả lời: “Tôi thấy tối như đêm như ống Lúc ấy, 63 Tà Cắm Cọt mới cho làm lửa Lấy chín lá dong lành Đùm tám gói lửa đỏ dưới Gói chín gói nước để trên Lửa góa đã được Xưóc đùm đã nên Tà Cám Cọt mới cho • k ~ k -k Viếng Cu Linh ra khỏi mặt trông Cầm lấy tám gói lửa Đỡ lây chín gói nước Thừa rằng: - "Xin chào Tà cắm Cọt tốt bụng Chăm việc chăm làm Tôi xin trở về Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ" Tà Cắm Cọt ra tiễn Cả mường Xước mường Lửa ra đứa Viếng Cu Linh xuống thang lửa quanh co Vê theo mặt trời Đi theo mặt trăng Tay va vào núi Võ chín đùm nước ó trên 64 Tưới lên tám gói lửa ở dưới Khói tắt đằng khói Nước trôi đằng đồng Viếng Cu Linh vế không Lưng đã mỏi Gối đau nhừ Tay cầm nước, nước đã khô Vai gánh lửa, lửa đã nguội Mang hai tay về không Vê Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ Nửa đêm Viếng Cu Linh vào hầu Lang Cun cần Quỳ gôi đê van Co chân xin tội Lang Cun cần nổi cơn dữ Cử cơn hờn Lấy chân phải đạp lại Chân trái đạp đạp qua Đạp Viếng Cu Linh ở giữa nhà Đạp văng ra cửa sô Mở tiếng mắng tiếng chửi Dồn tiếng thôi tiếng cay: - “Mày phải lấv phân con lợn làm nhà Đội phân con gà làm cửa” 65 Miệng Viếng Cu Linh(1) đã thưa Lang Cun Cần lại hội Chu Chương Mường Nước Hôm trưốc, con nít bàn qua Hôm sau, ông già bàn lại Bây giờ phải cử anh chàng Tun Mun(2) Đi xin lửa về cho Lang Cun Cần đúc bạc Đi xin nước về cho ông Lang Cun Cần lau dọn sàn nhà Anh chàng Tun Mun Đòi ăn cơm giữa cửa sổ Đòi uống rượu giữa sàn Mới chịu đi xin lửa mang về cho Lang Tun Mun bảo rằng: - “Chúng tôi đi lấy lửa nước mang vể Ngày trước chẳng nói làm gì Nhưng từ nay về sau Mường phải cho chúng tôi cắn người nằm trong rừng Cắn trâu bò ngủ trong núi” Miệng Lang Cun cần đã thưa Lòng Lang Cun Cần đã chịu Tun Mun đến nhà Tà cắm Cọt <1) ViếngCu Linh nghĩa là con bọ hung, loại sâu bọ sinh sống trong phản <2) Chỉ loại ruổi trâu 66 Tà Cắm Cọt bước ra thăm hỏi: - “Chàng Tun Mun ơi! Tun Mun mỏi chân vào nghỉ Hay có việc gì?” Tun Mun gãi đầu gãi tai Thở dài, thưa rằng: - “Chúng tôi không phải mỏi chân xin nghỉ Mà có việc cần việc nóng Tà Cắm Cọt ơi! Lang Cun cần nhà chúng tôi Đã có cửa có nhà Mà chưa có nước có lửa Lang sai chúng tôi đi xin lửa xin nước" Tà Cắm Cọt hỏi rằng: - “Hôm trước ta đã cho Viếng Cu Linh Chín gói nước, tám gói lửa Sao Tun Mun lại còn xin” Chàng Tun Mun nói một lòi Xin thêm một lể “Của chẳng ăn chẳng để Viếng Cu Linh gánh khỏe gánh tài Nhưng đến núi Lèn En Gói lửa va vào núi Gói nước tưới lên trên Lửa tắt im im 67 Miệng Viếng Cu Linh(1) đã thưa Lang Cun Cần lại hội Chu Chương Mường Nước Hôm trước, con nít bàn qua Hôm sau, ông già bàn lại Bây giờ phải cử anh chàng Tun Mun(2) Đi xin lửa về cho Lang Cun cần đúc bạc Đi xin nước về cho ông Lang Cun Cần lau dọn sàn nhà Anh chàng Tun Mun Đòi ăn cơm giữa cửa sổ Đòi uống rượu giữa sàn Mới chịu đi xin lửa mang về cho Lang Tun Mun bảo rằng: - “Chúng tôi đi lấy lửa nước mang về Ngày trước chẳng nói làm gì Nhưng từ nay về sau Mường phải cho chúng tôi cắn người nằm trong rừng Cắn trâu bò ngủ trong núi” Miệng Lang Cun cần đã thưa Lòng Lang Cun cần đã chịu Tun Mun đến nhà Tà cắm Cọt ViếngCu Linh nghĩa là con bọ hung, loại sâu bọ sinh sống trong phân <2) Chỉ loại ruổi trâu 66 Tà Cắm Cọt bước ra thăm hỏi: - “Chàng Tun Mun ơi! Tun Mun mỏi chân vào nghỉ Hay có việc gì?” Tun Mun gãi đầu gãi tai Thở dài, thưa rằng: - “Chúng tôi không phải mỏi chân xin nghỉ Mà có việc cần việc nóng Tà Cắm Cọt ơi! Lang Cun Cần nhà chúng tôi Đã có cửa có nhà Mà chưa có nước có lửa Lang sai chúng tôi đi xin lửa xin nước" Tà Cắm Cọt hỏi rằng: - “Hôm trước ta đã cho Viếng Cu Linh Chín gói nước, tám gói lửa Sao Tun Mun lại còn xin” Chàng Tun Mun nói một lời Xin thêm một lể “Của chẳng ăn chẳng để Viếng Cu Linh gánh khỏe gánh tài Nhưng đến núi Lèn En Gói lửa va vào núi Gói nước tưới lên trên Lửa tắt im im 67 Lửa chìm, nước chạy” Tà Cắm Cọt sai người đi lấy lửa Đem về chia cho Tun Mun Tà Cắm Cọt lại cho Tun Mun Chui vào trong bụng trông Lắc lắc hồi lâu rồi hỏi : - “Chúng mày thấy tối hay thấy sáng" Chàng Tun Mun nói cứng Đứng dậy vỗ m ặt trông rồi nói bừa : - “Tôi thây sáng lòa, sáng lắm Sáng chói, sáng choang Thấy cả đất Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ” Tà Cắm Cọt sợ lộ cách làm lửa Vội nhốt Tun Mun vào giỏ Bỏ lên gác bếp Lại hỏi Tun Mun: - “Chúng bay thâv tối hay thấy sáng?” Tun Mun trả lời: - “Bây giờ nhìn xung quanh tối tối Ngó lại thấy đen đen" Nhưng anh chàng Tun Mun Có mắt ở đinh đầu Xhìn thâu qua giỏ Xgó lọt qua nan 68 Thấy Tà cắm Cọt kéo lửa Bằng bùi nhùi dang Kéo đi giằng lại Tun Mun thấy lửa bén nùn Khói ùn ùn bổ'c lên Thấy Tà cắm Cọt ra suôi Lấy nưốc mang về đong vào ông Tun Mun nhó trong bụng Giữ trong lòng Cách lấy nước trong Mẹo kéo ra lửa * ★ * Lang Cun cần nghe bọn Tun Mun nói Vội cho người đi sắm bùi nhùi, nứa già Chở VỘI vê nhà Lang đê quấn dây ngang ông nứa Sai đứa ở kéo lửa Càng kéo càng hăng Khói bay ra ùn ÙĨ1 Lửa đun ra đỏ đỏ Lúc đó. nhà Lang đã có lửa Còn phải sai người đi cõng nước dưới bể Đi bê nước ngoài sông Đào mạch trong đất Lật mỏ trong suôi 69 Nước đã vào ông nứa Lửa đã sáng trong nhà Ăn cá không còn sợ tanh Ăn rau không còn đau bụng XIII - TÌM CƠM, TÌM LÚA Lang chưa có cơm để ăn no Chưa có lúa để làm sang Nhà Lang phải gọi mụ Dạ Dần Cầm choòng đi đào củ mài Cho nhà Lang đủ ăn Làm nên bàn nên bữa * Mụ già Râ'p lập cập đi đào củ Cố Mụ lụ khụ đi đào củ mài Tóc xác như tro bếp Răng mòn đến lợi Đào củ không còn bê nổi đầu i rau không còn bê nổi sọt pc mắt chảy đầy áo Nước mắt chảy đầy váy Có con chuột đen trong ống Nghe tiếng khóc giữa rừng Chuột hỏi rằng: - “Sao các mụ chẳng ăn cơm Lại nằm co ro mà khóc ?” Già Rấp bèn nói : - “Già không đau lưng, sưng cổ Mà lo bữa ăn cho Lang Cun Cần chưa có !” Chuột thưa rằng : - “Có phải nhà Lang Cun cần Còn đòi ăn khó ở Chưa có cơm làm no Chưa có lúa làm nên Mường dưới mường trên Nhà Lang còn nghèo, còn khó ? Chưa vui đằng ở Chưa mật mỡ đằng ăn Mụ nghe Tôi nói cho mà làm Các cô" mụ thưa rằng: “ơi chuột chuột Mày nói điểu hay, điều lành Tao lắng tai nghe Mày bày nơi có cơm, mày mách nơi có canh Tao nghe, tao chịu". Chuột lại nói : - “Các cố mụ già Ở núi nàng Ả, nàng út Có nàng Tiên, TiênMái lúa Còn thừa bôn mươi giông lúa ruộng Ba mươi giông lúa rẫy Tôi không nói dối Nhà Lang cho người lên mà xin” Trời sáng rõ chưa lâu Các cô' mụ vào hầu Lang Cun c ầ n - “Lang ơi, Lang hỡi ! Chúng tôi vào rừng đi đào củ mài Gặp con chuột vàng co ro trong cmg nứa Chuột biết nói biết thưa Nó thưa rằng : Vê bảo VỚI nhà Lang Đến nàng ú t vua Tiên Đến nàng Tiên Tiên Mái lúa Xin lấy £lông lúa ruộng, lúa rẫy Mang về làm nòi Xin vê làm giông Lòng Lang Cun Cần biết hay Tay Lang Cun Cần năm phải Chạy vội ra mường Đứng giữa mường kêu to lên rằng : - "‘Binh ơi. mường ƠI ! Tận trên nhà nàng Tiên Tiên Mái Lúa Đủ bôn mươi giông lúa ruộng Đủ ba mươi giông lúa rẫy Phải đi. phải tới Phải đến. phải xin Hỡi mường dưới, mường trên Chọn lấy người khéo miệng Nói tiêng khôn tiêng lành Binh mường Hãy chọn nàng Dặt Cái Dành Biết mẹo nói khôn Khéo mồm nói phải Lấy sọt bảy Quảy gánh tre Đi không đếm ngày Đến nhà trên xin giông lúa Đầu hôm Xàng Dặt Cái Dành Lên đến mặt trăng Sáng ra Luồn qua mặt trời Lên đến đất mường Trời Đến mùa nàng Ả - Tiên Tiên Mái Lúa Men theo ruộng cửa 73 Qua thửa ruộng nhà Qua bờ ao, bờ giếng Vào đến rào đến giậu Có chậu nước trong Múc nước rửa chân Bước lên thang Vào trong gian nhà giữa * * * Nàng Tiên Tiên Mái Lúa Dậy, đi rửa mặt sóm mai Rửa tay buổi sáng Ngó ra cửa sổ Ngó xuông cửa thang Thấy người chít khăn Thấy nàng mang giỏ Ngó kỹ mặt mày Nhận ra mặt nàng Dặt Cái Dành - “Ớ Dặt Cái Dành Em đến chơi hay có công việc ? Dặt Cái Dành rằng : - “Kêu chị, chị à Gọi chị, chị ơi Em chẳng đến chơi 74