"
Văn Hóa Tộc Người Nùng
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Hóa Tộc Người Nùng
Ebooks
Nhóm Zalo
VIỆT NAM - BỨC TRANH ĐA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
VAN Hũ/
CHU THÁI SƠN
Một số ấn phẩm chính đã xuất bản
Đại cương về các dân tộc Ẽ Đè, Mnông ở ĐâkLâk (viết chung),
Nxb Khoa họcxãhội, H.1982
2. EthnicMinorities in Vietnơm (viết chung), Nxb Ngoại văn. H.1984
3. Luật tục Ê Đê (viết chung), Nxb Chính trị quốc gia, H.1996
4. Hoa văn cổ truyền ĐâkLâk, Nxb Khoa học xã hội, H.2000
5. KỂchuyện các dân tộc Việt Nam (nhiểu tập), Nxb Kim Đóng, H.2008-2016
6. Nét đẹp ngày cưới, Nxb Văn hóa dân tộc, H.2009
7. Người Gia Rai ở Tây Nguyên, Nxb Thông Tấn, H.2012
s. Người Mạ ở Việt Nam, Nxb Thông Tấn, H.2014
9. Người Chu Ru ở Việt Nam, Nxb Thông Tấn, H.2015
VĂN HÓA
người oNùng
NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC
GÓP Ý KIẾN, PHÊ BÌNH
BiSn mục trẽn xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Chu Thái Sơn
Văn hoá tộc người Nùng : Sách tham khảo / Chu Thái Sơn (ch.b.), Hoàng Hoa Toàn. - H. : Quân đội nhân dân, 2016. - 146tr. : ảnh ; 21cm
Phụ lục: tr. 135-144. - Thư mục: tr. 145-146
1. Văn hoá 2, Dân tộc Nùng 4. Việt Nam 5. Sách tham khảo
305.89591 - dc23
m QDL0023P-CIP
Những thu viện mua sách của Nhà sách Thđng Ixmg được biên mục chuẩn Marc 21 miền phí.
liệu được Nhà sách Thăng Long chép vào đĩa mềm, hoặc gửi email đến thư viện, hoặc download từ trang web:thanglong.com.vn
CHU THÁI SƠN (Chủ biên)
HOÀNG HOA TOÀN
VĂN HÓA
NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Hà Nội - 2016
T ổ CHỨC BẦN THẢO
T rung úy NGUYỄN trư ng m inh
Lời giới thiệu
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"
Việt Nam được biết đến như một đất nước có lịch sử dựng nưác và giữ nước hào hùng. Ngày nay, Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia có cảnh quan hùng vĩ, thiên nhiên thuận hòa và đặc biệt là con người binh dị, cần cù, chân thành, có nền văn hóa truyền thông mang đậm bản sắc dân tộc.
Là một quốc gia có nhiều cộng đồng tộc người cũng sinh sống quyện hòa, gắn kết trong cả quá trình lịch sử hình thành và phát triển, bức tranh văn hóa các dân tộc trên lãnh thô Việt Nam hiện lên rực rỡ về hình ảnh, phong phú về âm thanh và thắm sâu với yếu tô tâm linh tinh thần, điều đó đưỢc kết thành từ những bản sắc văn hóa riêng có của mỗi tộc người.
Bản sắc văn hóa của các tộc người trên đất nước Việt Nam thể hiện rõ trong các sinh hoạt cộng đồng củng như trong hoạt động kinh tế. Từ việc ăn ở mặc tới các ứng xử trong quan hệ xã hội, phong tục tập quán trong các dịp vui chơi, lễ tết, hiếu hỷ... tất cả
đều có những nét riêng biệt. Và những riêng biệt ưề trang phục, lối sống, sinh hoạt... lại có những điềm chung tương đồng, đó là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đó là cách đối xử hài hòa với thiên nhiên; là cách ứng xử nhân văn trong mối quan hệ với nhau. Những điểm chung đó chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, bản sắc của văn hóa Việt Nam.
Nhằm đưa tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về cộng đồng các tộc người đang sinh sống trên dải đất hình chữ s thân yêu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân trăn trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách: ''Việt Nam - Bức tranh đa văn hóa tộc người”. Mỗi một tên sách trong bộ sách cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản về nét văn hóa của một tộc người trên các phương diện: Lược sử văn hóa tộc người, văn hóa mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh.
Nghiên cứu văn hóa là việc làm cấp thiết, song có rất nhiều khó khăn bởi sự hao mòn của các thông tin dữ liệu. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và tập thê tác giả mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu tới bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẲN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Lời mở đầu
Đất nước Việt Nam ngày nay là một dải bán đảo chạy dài theo bờ cong khúc khuỷu từ bắc xuống nam - uốn minh ưen biển Đông. Phía tây và phía bắc gồm những vùng biên giới với núi non trùng điệp; phía đông và tây nam sóng vỗ quanh năm... Ngay từ thiên niên kỷ trước Công nguyên, trước cả khi có nhà nước Văn Lang - Ầu Lạc, vùng lãnh thổ này đã là nơi gặp gỡ giữa các luồng di dân từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ lục địa ra hải đảo và ngược lại. Vi vậy mà nơi đây đã diễn ra một sự giao thoa văn hóa và tộc người rất phức tạp. Câu ca dao xưa của người Việt:
"Bầu ơi thương lấy bí củng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" đã soi tỏ dấu ấn về sự giao thoa này trong buổi bình minh của lịch sử.
Và trên nền cảnh ấy, đất nước ta ngày nay là nơi phân bố của gần 60 tộc người anh em - bao gồm trên 170 nhóm địa phương. Tất cả có chung một cách mưu sinh là làm nông nghiệp trồng lúa và chung một huyền thoại về "Quả bầu mẹ" hay "Bọc trăm trứng”.
Các tộc người ở đây đều nằm trong 8 nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ: Nam A, Nam Đảo, Tạng - Miến, Hoa... tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc.
Theo kết quả của tổng điều tra dân sô'toàn quốc vào tháng 4 năm 2009, có số dân đông nhất, gần 75 triệu người là nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, bao gồm những cộng đồng: Việt, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào không chỉ sinh sống ở các miền châu thổ dài, rộng, phì nhiêu, suối từ Bắc chí Nam theo bờ cong của lục địa mà còn lan cả đến tận những miền chân núi, hải đảo.
Người Việt tập trung nhiều ở châu thổ Bắc Bộ, châu thô Thanh - Nghệ, các tam giác châu ven biển miền Trung dằng dặc và cả đồng bằng sông Cửu Long bao la. Họ là cư dân đả từng dùng cày, cuốc đê đi mở nước. Một bộ phận khai thác hải sản trong lộng - ngoài khơi.
Người Mường sống tập trung ở miền núi Hòa Binh, một bộ phận ở vùng trung du Phú Thọ và miền Tây xứ Thanh. Người Thổ tập trung ở miền Tây Nghệ An; còn người Chứt phân bố ở miền núi tinh Quảng Binh. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX vừa qua, nhóm người Rục - một bộ phận trong tộc người Chứt còn lấy hang động hay mái đá làm nơi cư trú để mưu sinh bằng săn bắt, hái lượm búng báng\ dùng vỏ sui - vỏ cây rừng đê làm đồ mặc.
1. Tên một loại cây rừng mà người Rục khai thác lấy bột để nấu ăn (như bánh đúc, cháo đặc). Họ dựa vào việc khai thác cây này để sống khi chưa sản xuất được lương thực.
Bên cạnh bức tranh phân bố dân cư của nhóm ngôn ngữ Việt - Mường là các tụ điểm phân bố dân cư của nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gồm 21 tộc người với trên 2 triệu dân. Đồng bào sống rải rác từ vùng ngã ba biên giới Tây Bắc Bắc Bộ như người Mảng; xen cư với người Thái ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và miền Tây Nghệ An như người Khơ-mú, người Kháng, người Xinh-mun, ơ-đu, rồi men theo dọc dải Trường Sơn như các tộc Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi, Co, Hrê; tỏa khắp các cao nguyên miền Tây như các tộc Gié-triêng, Ba-na, Xơ-đăng, Brâu, Rơ-măm; đi về phía nam tiếp đó là các tộc Mnông, Mạ, Cơ-ho; cho đến tận miền châu thô sông Cửu Long như người Khơ-me và cả miền núi thấp ở Đông Nam Bộ như các tộc Xtiêng, Chơ-ro. Nhìn trên toàn cục, các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ-me là hiện thân - hậu duệ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa vốn cư tụ ở miền rừng phía tây và tây nam của cả vùng lãnh thô Việt Nam ngày nay.
Văn hóa cổ truyền của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me đã hỢp thành nền tảng và là một nguồn cội của văn hóa Việt Nam.
Các cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo, nhóm Malayô - Pôlynêdi (nay gọi là Melayu) gồm có 5 tộc, đó là Gỉa-rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai và Chu-ru; tông dân số có gần 833.000 người. Họ quần tụ thành một dải suốt từ bờ biển Nam Trung Bộ - vùng Ninh Thuận, Binh Thuận (Phan Rang - Phan Thiết) rồi
tỏa lên các cao nguyên mênh mông thuộc miền Tây Trung Bộ như cao nguyên Lăm Đồng, cao nguyên Đắk Lắk và cao nguyên Plei Ku. Địa bàn phân hố dân cư ấy chia cắt vùng cư trú của các tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ra làm hai, để phía bắc, người Gia-rai tiếp xúc với người Xơ-đăng và phía tây nam, người Ê-đê kế cận với người Mnông.
Mặc dù đã trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, nhưng hức tranh phân bố dân cư hiện nay của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Nam Đảo đã để lại dấu vết chưa mấy phai mờ về những cuộc thiên di tự mấy ngàn năm trước - từ vùng biển Thái Binh Dương vào bán đảo rồi tiến lên miền nội địa của cao nguyên đất đỏ. Các tộc người Nam Đảo cho đến nay đều tổ chức gia đinh theo mẫu hệ.
Nhóm ngôn ngữ Thái - Ka-đai gồm có 12 tộc với tổng số gần 5 triệu người. Các cộng đồng này sinh sông chủ yếu ở các tinh miền núi phía Bắc nhưng đã sớm hình thành hai vùng văn hóa với một sô sắc thái riêng. Vùng Đông Bắc Bắc Bộ với các tộc người chủ yếu là Tày, Nùng, Cao Lan - Sán Chỉ, Giáy, Bô'
Y, La Chí, Cơ Lao, Pu Péo. Còn ở vùng Tây Bắc - sự phân bố dân cư tràn cả xuống miền Tây Thanh - Nghệ và chủ yếu có người Thái, Lào, Lự, La Ha.
Nét văn hóa ở vùng Đông Bắc có sự ảnh hưởng thường xuyên hơn với văn hóa miền Hoa Nam - do cận cư với vành đai biên giới Việt - Hoa. Còn ở vùng Tây Bắc, với biên giới phía tây - từ A Pa Chải (Mường Lay - Điện Biên) đến thung lủng sông Cả ở
10
Nghệ An lại tạo nên sự giao lưu văn hóa với các tộc người ở Đông Bắc Lào.
Ngay từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, các tộc người nói ngôn ngữ Tày - Thái cổ đã sống cận cư với người Việt Mường cổ và sớm tham gia vào quá trinh hình thành nhà nước Văn Lang - Ảu Lạc.
Cộng đồng ngôn ngữ Tạng - Miến trong lịch sử gọi là Thoán, vốn là những cư dân du mục ở vùng Trung Á, sau thiên di vào cao nguyên Tây Tạng rồi chuyển cư dần xuống miền Hoa Nam. Dân số chung của nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến có gần 50 ngàn nhân khẩu. Trong các bộ trang phục của nữ giới, thủ pháp trang trí bằng kỹ thuật chắp vải màu theo những hình hình học đã lưu giữ được nét truyền thống văn hóa của những cộng đồng vốn là cư dân du mục.
Nhóm ngôn ngữ Hoa - Hán gồm có 3 tộc là Hoa, Ngái và Sán Dìu với tổng sô' dân gần một triệu người. Bộ phận lớn cư trú ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Một bộ phận khác cư trú thành từng nhóm nhỏ ở các tính trung du và miền núi vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nhưng tập trung đáng kể là vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng.
Nhóm ngôn ngữ Hán đến cộng cư ở Việt Nam từ nhiều xứ sở: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam... trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử. Một bộ phận sinh sông ở nông
11
thôn, làm nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Bộ phận khác quần cư thành từng phường hội tại các đô thị đê kinh doanh công - thương nghiệp và làm dịch vụ. Lại có một bộ phận sống ở ven biển, làm chài lưới. Văn hóa của họ có nhiều ảnh hưởng đến các tộc láng giềng.
Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao có 3 tộc là Hmông, Dao và Pà Thẻn, dân số chung có gần 1.150.000 người. Địa bàn phân bô của họ là vùng núi cao và vùng trước núi‘ các tinh miền Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ. Nơi tập trung là vành đai biên giới cực Bắc; về phía đông đến tỉnh Quảng Ninh; về phía tây từ Đông Bắc tỉnh Lai Châu, Điện Biên, qua Sơn La, Thanh Hóa đến tận miền Tây Nghệ An.
Trong khi các nhóm Hmông mưu sống trên những đỉnh núi vùng cao biên giới ở cao độ hàng ngàn mét thỉ các nhóm người Dao lại khai thác vùng lưng chừng núi - ở cao độ khoảng 600 mét, nên về phía nam địa bàn phân bố của người Dao còn vươn tới cả những miền bán sơn địa thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vinh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây (củ)...
Nhóm người Dao đầu tiên di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XHI. Đồng tộc của họ tiếp tục đến trong các thời gian khác nhau sau đó. Còn những gia
1. Tức thung lũng. Đây là thuật ngữ mà giới địa lý, lịch sử, dân tộc học thường dùng.
12
đinh người Hmông vào Việt Nam sớm nhất cũng cách đây ngoài 300 năm.
Có một truyền thuyết kể rằng: từ thuở hồng hoang, cha Lạc Long Quân và mẹ Ầu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Rồi sau đó 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để mưu sinh...
Đất nước Việt Nam tự buổi khai nguyên vốn đã gồm cả hai miền địa lý ấy. Nếu nhìn rộng ra tới những tộc người cư trú theo dọc dãy Trường Sơn, nhất là các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ-me và ngôn ngữ Nam Đảo, nhóm Malayô - Pôlynêdi trên mấy cao nguyên miền Trung, mà phần đông vẫn còn giữ truyền thống mẫu hệ, đã cho thấy hình ảnh của "50 người con theo mẹ lên núi". Trái lại, ở các vùng châu thổ, những đồng bằng hẹp ven biển, nơi sinh sống của đa sô'người Việt và những cư dân thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, nơi hiện diện chế độ gia đình phụ hệ, lại gợi cho thấy bóng dáng của "50 người con theo cha xuống biển". Cho đến nay, chỉ nói riêng trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường cũng đã thấy sự phân bố dân cư của các nhóm tộc người như một "định phận" từ trong truyền thuyết và từ thuở các vua Hùng dựng nước.
Sự cộng cư trên cùng một lãnh thổ đã làm cho các tộc người ở Việt Nam chung một sô'phận lịch sử và đã đưa đến nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa thường xuyên. Các tộc người ở
13
Việt Nam sớm biết cố kết thành một khối tinh thần đủ mạnh để bảo uệ độc lập - tự do, bảo vệ tài sản và hạnh phúc, giữ gìn bản sắc riêng là những tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người đã chung đúc thành truyền thống và hương sắc của quốc gia - dân tộc Việt Nam.
CHU THÁI SƠN
14
Lược SỬ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
Theo sô" liệu từ Tổng điều tra dân sô" và nhà ở năm 2009, tộc người Nùng ở Việt Nam có 968.800 người và là tộc người có dân sô" đông thứ 7 trong cộng đồng các tộc ngưòi của Việt Nam. Nếu so sánh với kết quả điều tra dân sô" trong mười năm 1989-1999, tỷ lệ tăng bình quân năm là 1,9%. Đồng bào hiện diện tại hầu khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, nhưng cư trú tập trung hơn cả - thành các bản làng mật tập, chủ yếu vẫn là các tỉnh miền núi nằm ở giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ, nếu không kể đến bộ phận di cư tự do vào Tây Nguyên trong vài thập niên gần đây. Theo sô" liệu điều tra năm 1999, những tỉnh có dân số Nùng đáng kể được liệt kê theo thứ tự nhiều - ít như sau: Lạng Sơn có 302.415 nhân khẩu. Cao Bằng có 161.134 nhân khẩu. Đắk Lắk có 69.809 nhân khẩu. Bắc Giang có 66.825 nhân khẩu. Hà Giang có 59.896 nhân khẩu. Thái Nguyên có 54.628 nhân khẩu. Bắc Kạn có 26.066 nhân khẩu. Lào Cai có 22.660 nhân khẩu. Yên Bái có 13.579 nhân khẩu. Tuyên Quang có 12.981 nhân khẩu.
Kết quả điều tra dân sô" năm 2009 chia theo khu vực cho thấy: Khu vực trung du - miền núi
15
phía Bắc, tộc người Nùng có 767.993 nhân khẩu. Khu vực Tây Nguyên có 135.362 nhân khẩu. Ốhu vực đồng bằng sông Hồng có 8.526 nhân khẩu. Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 7.661 nhân khẩu. Còn lại 49.258 nhân khẩu, phân bố ở những nơi khác.
Theo tên gọi của các nhóm tộc người Nùng ở Việt Nam gồm có các nhóm địa phương (hay còn gọi là các nhóm dân tộc học) sau:
- Nùng Phản Slình
- Nùng Lòi
- Nùng Hảm Sích’
- Nùng Giang
- Nùng Quy Rịn
- Nùng Xuồng
- Nùng Skít'
- Nùng Inh
- Nùng Piảng hay Nùng Cún Cọt
- Nùng An
- Nùng Cháo
- Nùng Khèn Lài
- Nùng Dín (có nơi còn gọi là Nùng ư)
Đặc điểm về tên gọi của các nhóm địa phương Nùng có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, tên gọi gồm tộc danh kèm theo địa danh là các vùng đất, nơi mà từ đó, nhóm tộc người
1. 2. Trong các giản chí dán tộc học về nguởi Nùng, hầu như chưai nói tới hai nhóm Nùng Skit và Nùng Hảm Sích ở Việt Nam, hiện nay ít nhất họ cũng có mặt tại huyện Thông Nông - phía bắc tỉnh Cao Bằng.
16
này di cư tới các vùng sinh sống hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, gọi theo đặc điểm y phục và trang sức như Nùng Cún Cọt, phụ nữ mặc áo lửng, buông xuôi chưa hết mông nên khi cúi xuống hếch lên làm hở sườn, vì thế còn có tên là Nùng Piảng.
Nùng Khèn Lài là nữ giới mặc áo mà trên ông tay có đáp thêm những mảnh vải khác màu vối màu nền của áo. Nùng Hua Lài là nữ giới mang khăn đội đầu mà trên đó có trang trí những đô"m trắng. Thực ra họ chính là những bộ phận của Nùng Phản Slình và Nùng Xuồng (như Nùng Khèn Lài).
Thứ ba, một đặc điểm nữa về tên gọi của các nhóm địa phương Nùng ở Việt Nam là tên Nùng A Dín ở Lào Cai, Hà Giang bắt nguồn từ tên một vị tù trưỏng trước đây là Nùng A Dín, về sau gọi là Nùng Dín.
Tộc người Nùng có nhiều nhóm địa phương như vậy và mỗi nhóm đều có tên gọi riêng, có một số tiểu tiết về văn hóa khác biệt, nhưng nhìn chung, những yếu tố cơ bản là giông nhau, giông nhau nhiều hơn là khác nhau.
Ngôn ngữ giữa các nhóm Nùng cơ bản là thống nhất. Trong sinh hoạt, giao dịch hàng ngày, các nhóm Nùng nói tiếng của mình, các nhóm khác nhau vẫn hiểu được và giao dịch với nhau bình thường. Cấu tạo ngữ pháp như nhau, tỷ lệ khác nhau về âm tô" gần như không đáng kể.
So sánh trong khoảng trên dưới 2.200 từ vị của ngôn ngữ các nhóm Nùng với nhau đã cho kết quả như sau:
17
So sánh tiếng nói của người Nùng Cháo với Nùng Phản Slình, có lượng từ giông nhau chiếm tói 78,49%, với Nùng An, lượng từ giông nhau chiếm tới 56,83%; với Nùng Giang, lượng từ giông nhau chiếm tới 68,82%; với Nùng Xuồng, lượng từ giôhg nhau chiếm tới 70,65%; với Nùng Lòi, lượng từ giông nhau chiếm tới 80%; với Nùng Inh, lượng từ giông nhau chiếm tới 75,82%; với Nùng Dín, lượng từ giốhg nhau chiếm tới 55%.
Còn so sánh tiếng nói của người Nùng Phản Slình với Nùng An, lượng từ giông nhau chiếm tới 65,34%; với Nùng Giang, lượng từ giống nhau chiếm tới 74,14%; với Nùng Xuồng, lượng từ giông nhau chiếm tới 62,68%; với Nùng Lòi, lượng từ giông nhau chiếm tới 82%; với Nùng Inh, lượng từ giôhg nhau chiếm tới 81,53%; với Nùng Dín, lượng từ giông nhau chiếm tới 59%.
- Y phục và trang sức của các nhóm Nùng cơ bản thôhg nhất về loại hình như áo của phụ nữ Nùng (trừ nhóm Nùng Dín) đều là áo 5 thân, dài không quá đầu gôi, che kín mông hoặc trên mông, cổ đứng, ôhg tay rộng.
- Phong tục - tập quán, hệ thôhg nhân xưng trong hệ tộc hội hè, tết nhất, các hình thức văn học - nghệ thuật đều đại đồng tiểu dị.
- Ý thức tự giác tộc người mang chung một tên gọi thôhg nhất là "Nùng". Cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thống nhất, quan hệ giữa các nhóm Nùng càng trở nên chặt chẽ đưa đến quá trình cố kết tộc người được đẩy mạnh.
18
Những cuộc thiên cư vào Việt Nam của tộc người Nùng chủ yếu là do nghèo khổ tìm đất mới để sinh nhai, tránh bị áp bức, bóc lột hoặc sau những cuộc khởi nghĩa thất bại phải giấu mình. Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai là những vùng đất đầu tiên tiếp nhận tộc người Nùng đến. Và rồi từ đấy, họ chuyên cư tiếp đến các tỉnh nằm sâu trong miền nội địa của lãnh thổ Việt Nam.
Trong bôl cảnh lịch sử của Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, có một bộ phận dân cư Nùng đã di cư vào miền Nam và sinh sông ở một sô" địa phương thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Sau 25 năm lập nghiệp, dân số đã tăng lên 1/4. Theo tài liệu điều tra tháng 10 năm 1979, tại tỉnh Lâm Đồng, người Nùng có 5.750 nhân khẩu và phân bô" chủ yếu trên địa bàn của ba huyện: Đức Trọng (4.280 người), Di Linh (797 người) và Đơn Dương (347 người)'. Trong khi đó, ở tỉnh Đắk Lắk, người Nùng cũng có mặt tại 20 xã; và đến năm 1989, những xã người Nùng sinh sông đã lên tới con sô" 79“. Sau ngày thông nhất đất nước (1975), sô" người Nùng di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên đã tăng lên một cách đột biến. Tình hình đó khiến cho dân sô" Nùng tại tỉnh Đắk Lắk, do tăng cơ học, đã đứng vào hàng thứ ba trong tổng sô" 10 tỉnh có đông
1. Chu Thái Sơn: Các điều kiện tự nhiên và xã hội trong Những kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội Lắm Đống do ủy ban Khoa học xâ hội việt Nam (cũ) và ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xuất bản, 1990, tr.40.
2. Khổng Diễn: Dân số và dân số tộc người ỏ Việt Nam, Nxb Khoa học xâ hội. H. 1995. tr.193-194.
19
ngưòi Nùng cư trú, chỉ sau hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Từ giữa thế kỷ trước, nhất là trong vài thập niên gần đây, người Nùng không chỉ còn sinh sông ỏ địa bàn nông thôn miền núi, cao nguyên mà đã tụ cư không ít ỏ các thị tứ, thị trấn, thị xã, tĩnh lỵ và một sô" thành phô". Theo sô" liệu điều tra năm 1989, tại thành phô" Thái Nguyên, cư dân Nùng đã có 3.768 người. Trong khi ấy, tại Thủ đô Hà Nội họ cũng có mặt 1.037 nhân khẩu. Cũng vẫn theo sô" liệu của nám 1989, chỉ riêng 11 tỉnh miền núi phía Bắc, cư dân Nùng sông ở thành thị lên tới con sô" 48.711 người’. Đó là một vài nét chấm phá trong bức tranh phân bô" dân cư hiện nay của tộc người Nùng ở Việt Nam.
Từ xa xưa, người Nùng không có chữ viết, văn học chủ yếu là truyền miệng. Để ghi chép như gia phả, lồi cúng, lá sô" tử vi... đồng bào đều phải dùng chữ Hán, mực nho, bút lông, ghi trên giấy bản. v ề sau, dựa vào Hán tự, một sô" trí thức địa phương đã cải biên chữ Hán thành chữ Nôm để ghi chép văn thơ, nhưng không được phổ biến. Đặc biệt, giai đoạn giữa thê" kỷ XX, lớp trí thức mới, có vô"n tiếng Việt và tiếng Pháp trong cư dân Tày và Nùng đã tạo ra chữ Tày - Nùng dưới dạng La-tinh hóa để ghi chép trong sổ tay và viết thư từ. Tuy nhiên, do đồng bào ít sử dụng nên thứ chữ này ngày càng mai một, ít phô biến trong đời sông hàng ngày.
1. Khổng Diễn: Dân số và dân số tộc người ỏ Việt Nam, Sđd, tr.207. 20
VĂN HÓA MƯU SINH
TRỔNG TRỌT
Tộc người Nùng là cư dân có hoạt động sản xuất chính là trồng trọt, cây lương thực chính là cây lúa, sau đến cây ngô. Làm ruộng là loại hình kinh tế chủ yếu. Nương rẫy (nương thổ canh và nương du canh) ở nhiều vùng vẫn giữ vỊ trí đáng kể. Ngoài ra, các hoạt động kinh tế khác như: làm vườn, trồng cây đặc sản, tiểu thủ công nghiệp hái lượm, săn bắt, đánh cá... là những nghề mang tính chất phù trỢ.
Ruộng có hai loại hình là ruộng nưốc và ruộng chò mưa. Ruộng nước (nà mặn) là ruộng sẵn nước mạch ngay tại chỗ hay thông qua hệ thông phai, đập, mương, máng dẫn từ các dòng sông, suối hay nguồn mạch về tưới cho cây trồng. Ruộng chờ mưa (nà lẹng) thường là những chân ruộng cao, khô nước, không trồng cấy được bằng các biện pháp thủy lợi, chỉ có cách duy nhất là nhò ở nguồn nước chờ mưa, thường cấy được một vụ.
Phương pháp canh tác của người Nùng tương tự như người Tày. Công cụ làm ruộng chủ yếu là cày và bừa. Trước đây có loại cày cán cong, gọi là cày chìa vôi, lưỡi nhỏ, bắp khỏe, có khả năng cày sâu 10- 15cm. Loại cày này có thể lật đất sang hai bên, rất
21
phù hỢp với các loại ruộng khô vùng thung lũng nhỏ hẹp. Ngày nay, loại cày phổ biến hơn cả là "cày 51" lưỡi to và khỏe. Còn bừa, phổ biến hơn cả là bừa "chữ nhi", gồm hai loại. Bừa đơn (phưa léng) do một trâu kéo và bừa đôi (phưa pà) do hai trâu kéo. Thân bừa làm bằng gỗ tốt, răng làm từ gỗ, tre, rất dễ thay thế. Ngày nay, răng bừa cũng có khi đưỢc thay thế bằng răng sắt có độ bền và làm tơi đất tốt hơn. Bừa đôi cũng rất phô biến'ở nhiều tộc người miền núi phía bắc Việt Nam, năng suất lao động gấp đôi bừa đơn. Hiện tại, đồng bào Nùng đã dùng nhiều loại cày, bừa cải tiến có nhà đã sử dụng cày, bừa bằng động cơ.
Bắp cày cổ truyền của đồng bào Nùng
Ảnh: Tư liệu của Tạp chí Dân tộc và Thời đại
Ruộng đất được đồng bào Nùng cày đi bừa lại nhiều lần: cày vỡ, bừa phá, cày lại, bừa nhuyễn đất và bừa cấy. Tục ngữ Nùng và Tày có câu: "Nhiều lượt bừa: chắc thóc; nhiều lượt chày: gạo trắng thêm".
22
Từ lâu, đồng bào đã có tập quán cày ải qua đông, kết thúc trước tết âm lịch. Nhò đó, đất được phơi khô sẽ bở, tơi, gặp mưa dễ ngấu, nát ngay, làm cho đất tốt, thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng, khi cấy, lúa mau tốt. Tục ngữ Nùng và Tày có câu: "Ruộng cày tháng Chạp, gánh thóc khó (nhọc) trên vai".
Đối với những thửa ruộng, đám ruộng lầy thụt không thể cày bừa được, người ta vẫn bắt gặp phương thức canh tác "thủy nậu". Người ta dùng thừng dài buộc hàng chục con trâu lại với nhau rồi cho xuông ruộng quần sục, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đất được quần nhão. Tiếp đó, người ta cào bằng mặt ruộng là có thể cấy được ngay. Đây cũng là cách làm thường gặp ở nhiều tộc người miền núi Việt Nam, Nam Trung Hoa và Đông Nam Á. Nước là yếu tố hàng đầu trong kỹ thuật liên hoàn của canh tác nông nghiệp, là mạch máu trong quá trình sản xuất nông phẩm đốì với các cư dân chung sống cùng một thung lũng, vùng rẻo thấp ở miền núi. Tục ngữ Nùng và Tày có câu: "Ruộng mà ngâm được nước lâu, thóc mới thóc củ đè nhau
trong bồ".
Do địa hình mấp mô, chỗ cao chỗ thấp khác nhau nên ruộng đất ở đây mang tính chất bậc thang là phổ biến. Việc dẫn nước vào ruộng để tưới cho cây trồng phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể. Người Nùng có nhiều sáng kiến ứng xử với các trở ngại trong sản xuất. Họ làm phai, đắp đập chắn nước ở sông suôi, xây dựng các hệ thông cọn nưóc... rồi thông qua hệ thống mương máng dẫn vào ruộng. Ngày nay với nhu cầu thâm canh - tăng vụ,
23
mở rộng diện tích sản xuất, lại có sự thay đổi về chế độ thủy văn vùng sông suối trong địa bàn cư trú, hàng loạt công trình thủy lợi mới được xây dựng, có khả năng tưới nước cho diện tích lớn hơn, khai phá thêm được những vùng mà trước kia với hệ thông thủy lợi cũ không thể đáp ứng được.
"Nhất thì nhì thục",
câu thành ngữ này nói
lên tầm quan trọng của
thòi vụ (thì) đối với sản
xuất trong nông nghiệp.
Kinh nghiệm này đã
được đồng bào Nùng đúc
kết qua câu tục ngữ:
"Cấy đúng vụ - nếp tẻ
đầy gác, cấy quá vụ -
chết rủ thành văng"^
hoặc "Mười cây cấy
muộn không bằng năm
cây cấy sớm".
Trước đây thường
"Bươn slam lồng chả, bươn hả đằm nà", ("Tháng ba gieo mạ, tháng năm cấy lúa" - theo âm lịch).
Phụ nữ Nùng Phản Slình
cấy lúa nước ỏ Cao Lộc - Lạng Sơn Ảnh: Tư liệu của Tạp chí Dân tộc và Thời đại
Đó là vụ mùa lý tưởng ở miền núi phía Bắc Việt Nam, cũng là thòi điểm canh tác thích hỢp vối giông lúa truyền thông của đồng bào Nùng.
1. Văng: Tên một loại cỏ hoang.
24
Đôl với mùa lúa sớm, gieo mạ từ tiết cốc vũ (khoảng trung tuần tháng ba âm lịch) đến hết tiết lập hạ (trung tuần tháng tư âm lịch). Cấy từ hạ tuần tháng tư và muộn lắm là trung tuần tháng năm phải cấy xong. Đốì với mùa chính vụ, gieo mạ trước tiết lập hạ mấy ngày, muộn lắm phải cấy xong trong vòng tháng năm.
Đối với vụ lúa xuân, gieo mạ khi tiết tròi đã ấm áp sau kinh chập (khoảng trong tháng hai âm lịch và cấy sau đó khoảng 25-30 ngày. Cây lúa xuân chủ yếu là lúa Nam Ninh, thông thường giông lúa này từ khi gieo mạ đến khi gặt là 120 ngày. Cây lúa "Lộc Mào" là giốhg lúa có cùng thòi gian sinh trưởng vối giốhg lúa Nam Ninh. Đây cũng là giống lúa ngắn ngày, thòi gian sinh trưởng dài hơn lúa Nam Ninh, chịu rét tốt hơn và thường có năng suất cao hơn.
Kỹ thuật làm mạ của người Nùng cũng có những nét độc đáo. Trước khi gieo, thóc giống được ngâm nước vài hôm, cách gieo có khác với người Việt. Nếu người Việt thường tháo nước ở ruộng ra hết rồi mới gieo thì người Nùng, người Tày gieo hạt giông thẳng vào ruộng còn đầy nước. Khi tháo nước là khi mạ đã mọc mầm được gần một đốt ngón tay. Trước đây, đồng bào gieo mạ quá dày, mỗi sào gieo tới 25-30kg, thậm chí còn cao hơn nữa. Trong những thập niên của nửa sau thế kỷ trước, với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, mỗi sào chỉ gieo khoảng 10-15kg. Vì gieo thưa, mạ không chen lấn nhau, đủ ánh sáng, đủ thức ăn và mọc mầm ngay từ ruộng mạ. Mạ tốt cho lúa mau bén rễ, mau đẻ và cho năng suất cao.
25
Một sô" vùng còn có tập quán gieo mạ khô trên đồi nương. Xung quanh khu đất làm mạ, họ đắp bò, khơi rãnh để tránh xói mòn khi có mưa xôi. Mạ khô, giông không ngâm nước, khi gieo dùng tay quải đều trên thửa ruộng làm mạ; sau đó có thế dùng cành cây, dùng bừa, hay cào hoặc bàn chang để lấp đất. ư u điểm của mạ khô theo nhà nông học Bùi Huy Đáp là: "Cấy mạ gieo khô làm lúa mau hồi cây, mau bén rễ và mau bốc xanh. Ngoài ra, mạ
khô còn có lợi là nếu gặp hạn chưa đủ nước cấy thỉ tuổi mạ có thê dễ cao hơn mà vẫn không có ống. Vi ở trên nương đất khô mạ bị kim chế chậm già hơn mạ nước" (xem TL.7, tr.516).
Thời gian gieo cấy thích hỢp đôl với lúa mùa sớm khi mạ đã được khoảng từ 30-40 ngày, hoặc lúa mùa chính vụ khoảng 45 ngày. Đôi với lúa Nam Ninh hoặc Lộc Mào khoảng 25-30 ngày. Đôl với lúa mùa tiếp vụ Nam Ninh khoảng 45 ngày.
Thông thường người ta nhổ mạ bó thành từng bó, xén ngọn rồi mang cấy. Một sô" địa phương người Nùng hoặc người Cao Lan, Sán Chỉ còn có tục nhổ mạ bằng bàn sản (xẻng). Họ dùng xẻng xúc từng cụm mạ trồng xuông ruộng. Theo Bùi Huy Đáp, cách cấy này tuy mất nhiều công, nhưng lúa non không bị chết rét. Lúc cấy không có thời kỳ ngừng lớn để bén chán nên lúa phát triển đều. Vì vậy lúa được gặt sớm hơn lúa cấy bằng mạ đã nhổ lên (TL.7, tr.562).
Người Nùng là cư dân nắm vững và sử dụng thành thạo các bản tính nông lịch trong quá trình sản xuất nông phẩm. Không những thê", đồng bào
26
còn dựa vào sự thay đổi thòi tiết thông qua những biến đối tự nhiên để điều chỉnh hoạt động gieo cấy cho phù hỢp với tiểu khí hậu từng địa phương. Như ở Cao Bằng, Lạng Sơn... là vùng rét nhiều, rét đậm và rét kéo dài, đê tránh rét cho mạ vụ xuân, người Nùng và nhiều cư dân khác chỉ gieo mạ khi thấy hoa gạo đã nở hoặc chồi lá cây "mạy sâu” đã nở xanh biếc. Vì từ đây, khí hậu đã ấm dần lên, nhò vậy mà mạ xuân nảy mầm và phát triển thuận lợi. Hoặc theo các câu tục ngữ, vào những vụ mùa chính thì: "Quả dâu da đút lỗ mủi gieo mạ; quả
dâu da tím dái ngựa cấy lúa" hoặc câu "Cây dong được 5 lá thi cấy" hay câu "Cấy lúa đến ve kêu, thóc gạo không qua tết tháng Giêng".
Chăm sóc cũng là những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất lúa. Người xưa có câu "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân". Người Nùng chú ý bón phân cho lúa vào nhiều đợt. Bón lót, chủ yếu là phân chuồng - phân tươi (phân trâu, bò, gia súc khác, không quen dùng phân bắc). Bón thúc thường là phân chuồng khô hoặc tro bếp trộn với nước tiểu, ngày nay là phân hóa học. Việc chăm bón thường diễn ra vào dịp làm cỏ lúa. Làm cỏ lần thứ nhất là sau khi cấy được 25-30 ngày. Trước khi làm cỏ, người ta tháo cạn nước ở ruộng, dùng chân sục bùn, trộn đều phân vào trong đất. Người ta cứ để ruộng cạn như thê vài ngày cho đến khi mặt ruộng nứt chân chim mới tháo nước vào. Khi lúa sắp làm đòng, làm cỏ lần thứ hai. Lần này dùng cào cỏ cào đứt một phần rễ lúa, gây kích thích để lúa hút mạnh màu, tạo sức cho lúa làm đòng.
27
Người Nùng gặt lúa bằng liềm, đập xuống "loỏng" (dụng cụ tạo ra từ một thân gỗ có đường kính khoảng 70-80cm, dài 3m, được khoét rỗng và có hai liếp che hai bên sườn). Lúa được đập tách tại ruộng, rơm rạ để lại tại chỗ.
Cái loảng hình thuyền dùng để đập lúa của người Nùng ở Lạng Sơn Ảnh: Tư liệu của Tạp chí Dàn tộc và Thời đại
Thông qua quy trình canh tác nông nghiệp của người Nùng cho thấy đồng bào tích lũy được nhiều kinh nghiệm có giá trị trong việc thích ứng với thiên nhiên vùng thung lũng giữa núi chẳng mấy thuận lợi này.
Sau ruộng, người Nùng còn có nương thổ canh ở soi bãi ven bờ sông SUỐ I hay dưới chân đồi núi. Đó là những bãi đất không thể cải tạo thành ruộng được. Trên đó người ta trồng hoa màu. Loại nương này vùng nào cũng có. Nhiều nơi người ta dùng cày bừa làm đất để canh tác láu dài.
Trước đây ở những vùng sâu, vùng cao - nơi ít đất có thê khai thác thành ruộng, đồng bào còn làm nương rẫy. Cây trồng chính là ngô và lúa nương nhưng cây ngô được trồng nhiều hơn. Phương thức canh tác nương rẫy ỏ đây cũng không có gì khác vói
28
các cư dân vùng cao như người Hmông, ngưòi Dao... Cái khác trong khi tra hạt là không phải dùng cây gậy chọc lỗ mà cái cuốc nơi đây đã giữ vai trò quan trọng đó.
Việc xen canh cũng được chú ý. Đồng bào thường trồng ngô xuân cùng một lúc với đỗ tương, bầu, bí. Đỗ tương tra thành hốc bên cạnh hốc ngô, còn bầu bí trộn lẫn với ngô tra cùng một hốc. Vào tháng 5, nhiều đám nương người ta tra hạt đậu trắng bên cạnh gốic ngô. Tháng 6 thu hoạch ngô, người ta bẻ gập thân cây ngô để làm giàn leo cho cây đậu. Một sổ^ đám nương lại thường thấy người ta tra xen ngô xuân với "đậu nho nhe". Tháng 6 thu hoạch ngô thì đậu tiếp tục phát triển trên thân ngô, tạo thành giàn thực vật tránh được xói mòn. Lá và thân đậu sau khi bị thối rữa tạo thêm màu mỡ cho đất trồng.
Nghề làm vườn khá phát triển ỏ vùng người Nùng. Gia đình nào cũng có một mảnh vườn ở cạnh nhà hoặc ven sông suôi, thuận tiện cho việc tưới nước. Hàng ngày, vườn cung cấp rau xanh cho gia đình. Một sô" gia đình ở gần thị trấn, thị xã hay gần nơi họp chợ còn có vườn cây ăn trái như hồng, na, lê, mận, quýt...
CHĂN NUÔI
Đồng bào Nùng phát triển chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, trong đó gà, vịt... được chú trọng, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và những dịp lễ, tết, hiếu, hỷ. Trong các dịp tết Nguyên đán
29
không thể thiếu đưỢc gà thiến, đây cũng là vật phẩm để "sêu tết" bô" mẹ và các bề trên nhà vỢ. Vịt là lễ vật thờ cúng vào Rằm tháng bảy âm lịch hàng năm của mỗi gia đình. Sản phụ trong các bản Nùng cũng được những người họ hàng nội ngoại mang một con gà khi đến thăm hỏi.
Mỗi gia đình đồng bào thường nuôi vài ba con lợn, có gia đình nuôi đến 5-7 con. Thức ăn dành cho lợn bao giò cũng được nấu chín. Xưa kia, cách nuôi phổ biến là thả rông, khi cần vỗ béo mới nhô't lại. Hiện nay nuôi nhốt ngày càng phổ biến. Trước đây chuồng lợn và gia súc nói chung đều đặt ở dưới gầm sàn nhà; nay phổ biến làm trên khu đất gần nhà. Trước đây người ta nuôi lợn với mục đích phục vụ cho các lễ nghi phong tục (cưới xin, ma chay, tết nhất) và một phần để bán; còn ngày nay, nó đã trở thành nguồn hàng hóa quan trọng của gia đình.
Từ xưa, việc nuôi trâu, bò đã đưỢc chú ý vì "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Do điều kiện đất đai của miền núi thường là ruộng lầy, ruộng thụt cho nên việc nuôi trâu đê lấy sức kéo dùng trong nông nghiệp và trong vận chuyển là điều dễ hiểu. Mỗi gia đình phố biến nuôi dăm ba con, thậm chí có gia đình nuôi tới vài chục con. Bò ít được sử dụng vào việc kéo cày - bừa nhưng vẫn được nuôi để bán. Miền núi đất rộng, nhiều cỏ; trâu, bò nhiều không sử dụng hết vào công việc đồng áng vì thế thường béo tô"t. Ban ngày người ta lùa trâu, bò ra bãi, lên núi để ăn cỏ, ban đêm mới đuổi về chuồng. Mùa đông tròi rét nhiều, hiếm cỏ nên vào vụ lúa mùa, khi gặt hái xong, các gia đình thường phải tích trữ rơm cho
30
trâu, bò ăn. Trước đây có một sô" vùng sau vụ mùa là thả rông trâu, bò; đến vụ cày cấy mới lùa về bản. ở một số nơi sẵn nước, người Nùng còn có tập quán nuôi cá trong ruộng, ao. Vào khoảng tháng Giêng, tháng hai là mùa cá đẻ, người ta ra sông, suôi vớt lấy trứng cá về ươm trong ao hay ruộng đã chuẩn bị sẵn. Khoảng tháng 5, 6 khi đã cấy xong, lúa đã bén rễ, người ta vót cá ươm ra và thả vào ruộng để cá ăn mùn và sục bùn cho lúa. Cá nuôi ở ruộng rất chóng lớn. Đây cũng là nguồn thực phẩm quan trọng hàng năm của mỗi gia đình.
NGHỀ THỦ CÔNG GIA ĐÌNH
Thủ công nghiệp trong cư dân Nùng mang tính nghề phụ gia đình nhưng cũng khá phát triển. Những nghề thường gặp như đan tre - mây, kéo sỢi - dệt vải, rèn đúc, làm ngói lòng máng, đục đá... Người Nùng ở Lạng Sơn còn có nghề trồng hồi và chưng cất tinh dầu hồi.
Nghề đan dồ tre - máy
Nhiều gia đình tự túc được các đồ đan thông dụng như tấm phên sọt, rổ, lồng gà, lồng lợn... và không ít gia đình đan được những sản phẩm có kỹ thuật cao hơn, khéo léo hơn như: nong, nia, giần, sàng, bồ, dậu, thúng, mủng, chiếu trúc, rương đựng quần áo có ngăn và nắp, nón mũ đội đầu và một sô" dụng cụ đánh bắt cá. Có nhiều kỹ thuật đan khác nhau như; đan mắt cáo, chéo đơn, chéo kép, xoắn ốc... ở đây không chỉ đàn ông mà cả đàn bà và trẻ
31
em cũng biết đan. Đan lát có thể làm quanh năm, nhiều nhất là vào dịp nông nhàn. Nguyên liệu đan lát là tre, nứa, song, mây nhưng nhiều nhất là tre, nứa. Những đồ đan có kỹ thuật cao một phần được đem ra bán tại các chợ phiên trong vùng.
N g h ề kéo sợi - dệt vải
Xưa kia do cuộc sống tự cung tự cấp, từ lâu người Nùng đã biết trồng bông, kéo sỢi, dệt vải phục vụ cho nhu cầu may mặc trong gia đình. Đây là công việc của nữ giới.
Bông được trồng trên
những mảnh nương có
đất đai màu mỡ. Người
ta gieo hạt vào khoảng
tháng 3-4 âm lịch,
thu hoạch vào khoảng
tháng 6, tháng 7. Việc
trồng bông cốt tính toán
sao cho tránh được
những đợt sương muổi
giá lạnh và những trận
mưa lớn đầu mùa khi
bông bắt đầu ra hoa kết
trái.
Từ khi có bông đến
khi dệt thành vải là một quá trình trải qua các thao tác: cán bông, bật
32
Phụ nữ Nùng ở Na Rì, Bắc Kạn vởi khung cửi cổ truyền
Ảnh: Chu Thái Sơn
bông, xe thành sỢi, hồ sỢi và dàn sỢi trên khung dệt. Dụng cụ để dệt là khung dệt bằng gỗ gọi là "ký húc" gồm các bộ phận như hệ thông các go, cần tách sỢi, vỉ luồn sợi, trục cuộn và thả sỢi thoi dệt, ô"ng chỉ. Năng suất trung bình mỗi ngày một người chuyên dệt được khoảng một chầu (tương đương 6 thước ta, khoảng 2,4m).
Ngoài sản phẩm chủ yếu là vải thô, đồng bào còn dệt đưỢc màn tơ, vải hoa hay còn gọi là thổ cam. Bô" cục đồ án hoa văn và mô típ trang trí mặt vải thổ cẩm phải được thực hiện ngay từ khi cài go trên khung dệt. Sợi đã được nhuộm màu sẵn. Các màu thường dùng là: xanh, đỏ, vàng, đen nguyên chất lấy từ vỏ và rễ cây mà ra (màu đỏ của cây vang, màu xanh của cây chàm, màu vàng của cây lạc khem...). Ngày nay, đồng bào còn sử dụng cả màu từ hóa chất, do đó màu sắc có đậm đà hơn. v ề loại hình hoa văn là cách điệu hóa các cảnh vật xung quanh như: hình người, cây cô"i, chim muông, vũ trụ... và những hình kỷ hà học kết hỢp thành những hình lục lăng, bát giác, thập giác... Thổ cẩm không chỉ nổi tiếng vì những màu sắc nhịp nhàng, sáng sủa, những họa tiết hoa văn phong phú mà còn vì sức bền của sản phẩm. Một tấm mặt chăn có thể sử dụng được trong vòng 30-40 năm. Thổ cẩm thường được dùng làm mặt dịu trẻ nhỏ, màn gió và là món quà hồi môn mà các bà mẹ dành cho con gái khi xuất giá về nhà chồng. Ngày nay thổ cẩm đã trở thành mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu và được khách du lịch ưa chuộng.
33
Nghề rèn - đúc
Nghề rèn đúc phát triển khá mạnh ở cư dân Nùng, nhất là trong các nhóm Nùng An, Nùng Giang... tại Cao Băng, ơ xã Phúc Xen, thuộc huyện Quảng Uyên, Cao Bằng cư dân trong xã đều làm nghề rèn - đúc. Những sản phẩm của các lò thường gặp là dao, rìu, cuốc, thuổng, lưỡi cày... Chất lượng sản phẩm tô"t như lưỡi cày bằng gang, dùng ít thấy bị mẻ, gẫy khi va đập. Mặc dù vậy, nghề rèn - đúc ở đây vẫn
Sản phẩm của các lò rèn - đúc ở phiên chợ
Ảnh: Tư liệu của Tạp chi Dân tộc
và Thời đại chưa phát triến
phát triển một
cách độc lập, tách khỏi nông nghiệp. Ngày mùa, các thợ thủ công vẫn đi làm ruộng rẫy, gia đình họ vẫn chủ yếu sông dựa vào nông nghiệp.
Nghê làm ngói
Ngói "âm dương" hay ngói "bán viên" là vật liệu lợp nhà chủ yếu ở Lạng Sơn và Cao Bằng. Chúng được làm ra phần nhiều từ các lò ngói của người Nùng. Nghề thủ công này thường thấy phát triển rộng rãi ỏ nhóm Nùng An, Nùng Cháo... Đặc biệt
34
với người Nùng An ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện một sô làng nghề chuyên nghiệp. Họ sản xuất ngói quanh năm, sản phẩm làm ra được bán rộng rãi trên thị trường.
N g h ề đục đá
ở một sô" nhóm Nùng đã xuất hiện một sô" thợ làm đồ đá bán chuyên nghiệp, sản phẩm chủ yếu của họ là những cối xay ngô, xay bột, cối giã gạo, bệ đá, đá xếp làm hàng rào, cầu thang... dùng để xây dựng, được bán rộng rãi.
N g h ề trồng hồi vò chưng cất tinh dầu hồi
Đất đai và khí hậu ở Bắc Bộ không có nơi nào cho cây hồi sinh trưởng tô"t bằng trên đất Lạng Sơn. Hạt giông để ươm cây được chọn rất kỹ, theo công thức 4 lần chọn lựa: chọn cây, chọn thời vụ để thu hái, chọn quả và chọn hạt.
Hồi được trồng vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch. Bình thường cây hồi trồng được 10 năm trở đi mới có thể cho thu hoạch quả. Hồi ở Lạng Sơn thường cho hai vụ: vụ chính (vụ mùa) thu hoạch vào tháng 7, 8 âm lịch; vụ chiêm (còn gọi là vụ tứ quý) thu hoạch vào tháng 3, 4. Năng suất tỷ lệ thuận với tuổi của cây. Ví dụ: cây hồi từ 10-20 tuổi cho 30- 35kg quả tươi/năm. Cây trên 20 tuổi cho 40-45kg quả tươi/năm...
Tinh dầu hồi là một loại dược liệu quý và là sản phẩm chính của quá trình chê biến từ quả hồi bằng phương pháp chưng cất theo kỹ thuật cổ truyền.
35
Lò chưng cất được dựng lên ở gần nhà, gần sông - suôi hay ở ven đồi.
Thòi gian của một mẻ chưng cất phụ thuộc vào khôi lượng nguyên liệu và phụ thuộc vào trái hồi khô hay tươi. Một lò chứa khoảng 2-3 tạ quả hồi thì trung bình phải chưng cất mất 2-3 ngày đêm.
Hồi khô luôn cho khôi lượng dầu nhiều hơn và chất lượng cũng cao hơn hồi tươi. Bên cạnh kỹ thuật chưng cất thì chất lượng của tinh dầu còn phụ thuộc vào các yếu tô" khác như: chất đất trồng, khí hậu và thời vụ thu hoạch...
Chẳng hạn trong khi 3kg quả hồi khô vụ mùa có thể cho Ikg tinh dầu thì với vụ chiêm phải cần tới 4kg. Nhưng với quả hồi tươi: vụ mùa, để có 1 lít tinh dầu, cần tới 6kg; vụ chiêm, đê có 1 lít tinh dầu lại cần tới 8kg.
Điển hình ở thôn Nà Pàn, xã Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn có gia đình ông Ké Khoáy lấy nghề trồng hồi và chưng cất tinh dầu hồi làm hoạt động sản xuất chính để mưu sinh. Gia sản của ông vào những nám 90 của thế kỷ trước đã có một rừng hồi với hơn 1.000 cây cho quả. Trung bình mỗi năm thu hoạch được trên một tấn quả hồi khô'.
SÁN BẮN - HÁI LƯỢM
Cũng như các cộng đồng tộc người khác, việc khai thác các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên
1. Dựa theo tài liệu của Hoàng Minh Lợi, Tạp chí Dân tộc học, số 2 năm 1990, tr. 62-69.
36
mang ý nghĩa rất quan trọng trong đòi sông của đồng bào Nùng. Đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu là hái lượm các loại rau rừng, các loại măng, nấm. Nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao như rau ngót, rau dớn, nấm hương, mộc nhĩ... được nhiều người ưa thích. Các loại cây có củ như củ mài, củ từ, cây báng... vẫn được khai thác, nhất là vào những thòi kỳ giáp hạt, những năm mất mùa, đói kém. Đây là nguồn cứu đói của nhiều gia đình. Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc sinh trưởng của giới thực vật nên thu lượm được nhiều hơn. Còn mùa đông, sô" lượng sản phẩm thu lượm giảm xuống, nhưng vẫn còn một sô" loài có sô" lượng cá thể lớn, nhất là nhiều loại nấm, nên cư dân các địa phương vẫn có thể tiếp tục tìm kiếm. Trong các sản vật hái lượm còn bao gồm cả các loại côn trùng và nhuyễn thể như nhộng ong, nhộng kiến, trứng kiến, sâu năng, sâu cây lau, ốc, trai, hến, tôm, cua, ba ba, tắc kè... với sô" lượng không ít.
Trước đây, muông thú còn nhiều như hươu, nai, lợn cỏ, cầy, cáo, hổ, báo... và các loại chim muông. Đó là đôi tượng của săn bắn. Săn bắn không có mùa nhất định. Săn bắn có hai cách: săn cá nhân và săn tập thể (tức là săn đuổi). Vũ khí dùng cho săn bắn có nhiều loại: súng, nỏ và bẫy. Sán bắn muông thú đô"i với người Nùng vừa là để bảo vệ mùa màng, vừa là để cung cấp thêm thịt cho khẩu phần của con người.
Nhiều năm trở lại đây do dân sô" tăng, rừng rậm bị tàn phá, việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, nguồn thực vật và động vật rừng ngày càng suy giảm. Hình thức kinh tế hái lượm,
37
săn bắn đã và đang từng bước bị thu hẹp lại, trừ những vùng sâu, hẻo lánh.
Hoạt động đánh bắt cá chiếm một vị trí quan trọng trong đòi sông ở những vùng gần sông suối lớn. Có nhiều hình thức đánh bắt cá, trong đó có mấy hình thức cơ bản như đánh bắt bằng tay, ruốc cá và đánh bắt bằng dụng cụ.
Ruốc cá, tiếng Nùng gọi là "bưa pja". Đồng bào dùng quả dọc, lá cây có độc tô" như lá cơi, lá cây bi, vỏ cây xui... vò hoặc giã nhỏ, rắc xuông một khúc suối hay một vũng sâu. Thuôc rắc chảy đến đâu thì cá nhiễm độc nổi lên tới đó. Cách đánh bắt này gây nhiều tác hại, làm cho cá to, cá nhỏ đều bị tiêu diệt, nguy hại hơn là nó làm ô nhiễm môi trường sông của nhiều sinh vật, có khi cả gia súc cũng bị nhiễm độc cho nên ngày nay, người ta không dùng phương pháp đánh bắt này nữa.
Cách đánh bắt cá bằng dụng cụ rất phong phú. Mỗi dụng cụ có một cơ cấu và chức nàng riêng, bao gồm các loại dụng cụ thường gặp như nơm, giậm, đó, khụp lưỡi câu, đinh ba có ngạnh, chài, lưới, vó...
Tuy chài lưới đã phổ biến ở những vùng người Nùng sông gần sông suôi lớn nhưng cho tới nay trong cộng đồng vẫn chưa có người chuyên sồng về chài lưới và đánh cá. Việc đánh bắt cá chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần để cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia đình là chính.
Trao đổi - m ua bán
Việc trao đổi hàng hóa và chợ búa đã hình thành từ lâu ở vùng cư dân Nùng. Trước đây, chợ
38
mang tính chất địa phương và mức độ phát triển có khác nhau. Những nơi tập trung dân cư, vùng giáp biên giới Việt - Trung, giao thông đi lại thuận tiện, việc trao đổi hàng hóa và chợ búa phát triến hơn vùng hẻo lánh ít dân. Chợ ở vùng tộc người Nùng, tộc người Tày cũng như chợ miền núi nói chung là nơi trao đổi hàng hóa giữa nhiều tộc người anh em láng giềng với nhau. Tới phiên chợ, đồng bào mang nông sản, sản phẩm thủ công, lâm thô sản... ra bán và mua những mặt hàng cần thiết cho sản xuất và cuộc sông của gia đình, cá nhân. Chợ còn là nơi, là dịp gặp gỡ của bà con và trai gái muôn làm quen với nhau.
Phụ nữ Nùng bán đồ đan ở phiên
chợ Đồng Đăng - Lạng Sơn
Ảnh: Đoàn Đình Thi
Mặc dù trao đổi hàng hóa và chợ búa đã phát triển từ lâu ở vùng sinh sông của đồng bào Nùng nhưng cho đến năm 1945, trong cộng đồng tộc người Nùng vẫn chưa xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp. Tục ngữ Nùng có câu: "Kẻ đi
buôn ngược bán xuôi, không bằng người đi buôn bừa, buôn cuốc" hoặc "Mười kẻ đi buôn không bằng một người lộn đất". Thương nhân trong vùng phần lớn là người Việt và người Hoa.
39
Trao đổi hàng hóa và chợ búa trong vùng ngày càng sầm uất, là điều kiện kích thích và là cơ sở cho sự hòa nhập kinh tế giữa các vùng trong địa phương với cả nước và giao lưu, trao đổi quốc tế ở những vùng giáp biên.
40
VĂN HÓA VẬT CHẤT
ĂN UỐNG
Thông thường trong một ngày, người Nùng ăn ba bữa chính: ăn trưa vào khoảng 9-10 giờ gọi là "kin ngài". Sau khi ăn, mỗi người mỗi việc: người đi chăn trâu, người vào rừng kiếm củi, ngưòi làm việc vặt trong nhà. Bữa xê chiều ăn vào khoảng 13 giò gọi là "kin lèng", sau đó có thể ra đồng làm việc hay đi làm những việc khác. Ản tôi vào khoảng 18-19 giờ gọi là "kin pjầu". Ngoài ra, những khi trong nhà có việc thì tới khuya còn ăn thêm một bữa phụ gọi là "slíêu djẻ" (síu dề).
Lương thực, thực phẩm gồm gạo tẻ, gạo nếp, ngô... các loại rau củ trong vườn hoặc hái từ trên nương hay núi rừng về, các loài vật nuôi: gà, vịt, lợn... các loại thủy sản và những muông thú săn bắt được.
Người Nùng ăn cơm tẻ là chính, một bộ phận sông ở vùng sâu, vùng cao trồng ngô là chủ yếu thì ngô là lương thực chính, và nói chung vào quãng thời gian giáp hạt, những năm mất mùa đói kém thì ngô là khẩu phần chính trong bữa ăn của người Nùng. Cư dân Nùng cũng là tộc người ưa thích cơm nếp.
41
Không gian nhà bếp của người Nùng ở Dương Sơn, Bắc Kạn Ánh: Tư liệu của Tạp chi Dãn tộc và Thời đại
Cơm tẻ (khẩu chăm) - khi nấu, người Nùng không có thói quen đun nước sôi rồi mới cho gạo vào mà cho gạo cùng một lúc với nước. Khi cơm sôi chỉ cần đảo hai lần, để vừa cạn nước thì vần xuống cạnh kiềng cho đến khi chín mang ra ăn. Người Nùng rất thích ăn loại cháo gọi là "chúc cạn" (cháo gạo tẻ nấu đặc). Vào mùa hè, bữa trưa bên cạnh nồi cơm tẻ, ở mỗi gia đình còn có thêm nồi "chúc cạn".
Món ăn từ ngô phổ biến có cơm độn ngô (khẩu xăm bắp). Người ta xay ngô cho vỡ hạt, sàng sảy cho hết mày. Khi nấu thì cho ngô vào nồi nấu trước đê hạt ngô ngậm nước và chín kỹ rồi sau mới cho gạo vào, khi cạn nước thì đậy vung, giảm bớt lửa để trên bếp hoặc vần cạnh bếp. Cháo ngô (chúc bưa) -
42
làm từ ngô đã được xay mịn, người ta nấu đặc như bánh đúc. Loại "chúc bưa" này ít gặp ở các tộc người khác. Đấy là món ăn thường ngày của vùng người Nùng lấy ngô làm cây lương thực chính.
Cơm nếp (khẩu nua) - ngoài cách nấu đơn giản bằng nồi như nấu cơm tẻ, cách chế biến thông dụng nhất là đồ bằng chõ. Từ gạo nếp, người Nùng làm thành nhiều loại xôi và nhiều loại bánh khác nhau. Trong một năm có nhiều ngày lễ - tết, mỗi ngày tết đều có truyền thông làm một thứ xôi, một thứ bánh mang tính chất đặc trưng với hương vị riêng.
Xay bột làm bánh
Ảnh: Trọng Thanh
Tết Nguyên đán có bánh chưng, bánh khảo, bánh bỏng, chè lam... người Nùng cũng như người Tày thường gói loại bánh chưng dài gọi là "bẻng li", nhưng khác với người Tày là bánh hai đầu hơi khum, có nét riêng của người Nùng. Bánh khảo gọi là "sa cao" là món bánh truyền thông không thể
43
thiếu trong các dịp lễ, tết, nhất là tết Nguyên đán. Bánh bỏng (gọi là khẩu sli là một loại bánh đặc biệt, được chế biến khá công phu. Người ta lấy cây "dần pất" về vò lấy nước hoặc lấy vỏ cây "mác
mjầu" giã nhỏ, lọc lấy nưốc rồi cho gạo nếp vào ngâm trong vài ba tiếng đồng hồ, sau đó mang đồ chín. Khi nếp đã chín thành xôi thì đô ra nong, nia cho cơm nguội đi, đoạn cho bột sắn vào trộn, đánh tơi cho tách ra từng hạt. Tiếp đó, đổ vào cối giã cho bẹp đều các hạt rồi đem phơi khô và cho vào vại cất giữ, chống ẩm. Khi nào dùng mới cho vào chảo rang để bỏng nở đều rồi lấy nước mật đun sôi trộn với bỏng, đổ ra mâm nén kỹ, sau đó dùng dao cắt thành từng miếng to, nhỏ tùy ý...
- Tết nhỏ ("đắp nọi") tố’ chức vào ngày 30 tháng Giêng, có bánh lá ngải.
- Tết Thanh minh tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3, có xôi màu (gọi là "khâu nua đăm đeng") và xôi trứng kiến. Xôi màu được nhuộm từ nhiều chất liệu khác nhau như màu vàng từ nghệ, màu đen là màu của lá cây "xau xau" phơi khô giã lấy nước, màu đỏ dùng lá cây "chăm ché" hơ lửa cho nóng rồi vắt lấy nước, màu tím dùng lá "khẩu
cắm". Trước khi đồ, người ta lấy gạo ngâm vào nước của các chất liệu trên vài ba giò.
- Tết Đoan Ngọ tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch không thể thiếu được bánh giầy (péng chày) và bánh tro (péng dướt).
- Tết 14 tháng 7 có bánh gai (péng tải).
- Tết mồng 10 tháng 10 có bánh giềng.
- Ngày Đông chí có bánh trôi (poóng phù). 44
Trong bữa ăn hàng ngày ở các gia đình Nùng, rau xanh là chủ yếu, thịt cá chiếm một tỷ lệ nhỏ, không có thường xuyên. Cách chế biến thức án cũng mang nét độc đáo. Ngưòi Nùng ít ăn luộc. Các loại rau xanh thường được xào khan với mỡ. Vì thế, mỡ là thứ không thể thiếu trong bếp các gia đình. Các món thịt cá thì xào, rán, nấu..., không kho mặn. Đặc biệt, trước đây, ngưòi Nùng không ăn các loại thịt trâu, bò, chó... Khi xào, nấu thức ăn, ít khi dùng đường và các gia vị cay.
Trong nếp sông xưa, gia đình nào cũng có hũ măng chua với nhiều tác dụng: nấu canh với thịt, cá; trị được bệnh cảm cúm; đun nóng đế bóp chân cho trâu, bò trong mùa đông hay bị sưng tấy...
Trong ăn uô"ng, mọi thành viên của gia đình ngồi cùng một mâm, trừ bô" chồng hoặc anh chồng trở lên thì không ngồi cùng mâm vối em dâu, con dâu và cháu dâu. Họ ít khi để xảy ra tình trạng "người án trước, kẻ ăn sau" (trường hỢp người đi vắng thì để phần riêng). Điều đó nói lên mọi thành viên trong nhà đều ý thức việc coi bữa ăn hàng ngày là một dịp sum họp trong không khí đầm ấm của gia đình. Trong ăn uông, miếng ngon người ta luôn ưu tiên cho những người cao tuổi và trẻ nhỏ. Người cao tuổi án thức ăn mềm, tăng chất bổ, nếu là thịt gà thì dành cho ức, tim, gan; nếu là thịt lợn thì dành miếng nạc. Trẻ nhỏ luôn được dành cho đùi gà... Khi nhà có khách, gia đình tiếp đãi thực tình, hiếu khách; khi dùng cơm xong, người nhà mang khăn cho khách lau mặt, lau tay, mang nước
45
cho khách súc miệng, mang tăm cho khách... rất chu đáo, không phải là hình thức mà là thực tâm trong các gia đình Nùng.
Nước uống hàng ngày trước đây là nước lã, nay là nước đun sôi để nguội và uống nước chè ngạnh, chè đắng, chè dây. Chè búp là đồ uông thường chỉ dùng trong khi tiếp khách. Đồng bào không có thói quen uông chè xanh như người miền xuôi.
Người Nùng tự làm lấy rượu để uông. Trong các dịp lễ tết, cưới xin, sinh nhật và có khách không thể thiếu chai rưỢu. Người Nùng có tập tục là khi khách lạ vừa bước chân vào nhà, chủ nhà không mang nước ra mời trước tiên mà là mang chai rượu ra rót mòi một chén với ngụ ý là "chúc hồng" (chúc đỏ - biểu tượng của sự may mắn) cho khách, thể hiện thái độ hiếu khách chân thành. Rượu được chế biến từ nhiều nguồn lương thực khác nhau, chủ yếu từ gạo tẻ, gạo nếp, ngô. Men rượu được làm từ một sô" loại lá rừng theo truyền thông của từng vùng.
Rượu có hai loại: Rượu cất (lẩu sliêu) và rượu ủ (lẩu mộng). Cách làm "rượu cất" không khác gì với các tộc người khác. Còn "lẩu mộng" được làm bằng gạo nếp và loại men riêng. Sau khi cơm rượu đã lên men kỹ thì cho vào chum, 2-3 ngày đổ nước đã đun sôi để nguội vào, bịt kín miệng chum. Khi dùng, người ta múc lấy nước, lọc bỏ bã lại. Rượu có vị ngọt, dễ uô"ng nhưng cũng dễ say. Loại rượu này mang mùi vỊ như rượu cần của các cư dân Thái, Mường...
46
TRANG PHỤC
Về trang phục của người Nùng vì tồn tại nhiều nhóm, ngành khác nhau nên vừa mang tính thông nhất vừa mang tính đa dạng, có những chi tiết khác biệt nhất là y phục của nữ giới, y phục truyền thông đều cắt may bằng vải tự dệt, nhuộm chàm.
Quần của các nhóm Nùng (trừ nữ giới Nùng Dín mặc váy) đều cùng kiểu với quần nam giới. Quần nam và quần nữ chỉ khác nhau ỏ cái cạp. Cạp quần của nam giới làm bằng vải trắng, khâu đáp vào thân quần; cạp quần của nữ giới bằng vải màu xanh. Phụ nữ các nhóm Nùng đều thắt dây lưng cùng một màu với quần - áo. Thắt lưng dài khoảng hai sải tay, rộng khoảng 40cm. Khi thắt, gập tư khổ vải theo chiều ngang, gấp đôi tấm thắt lưng theo chiều dọc rồi ô"p vào ngang bụng, kéo ra đằng sau vắt lại với nhau hai nút và buông thõng xuông sau lưng. Riêng dây thắt lưng của phụ nữ Nùng Lòi có màu trắng ở giữa, hai đầu nhuộm chàm xanh.
Áo phụ nữ Nùng cắt may theo kiểu 5 thân, cài cúc bên nách phải, cúc làm bằng vải cùng màu với áo, tà xẻ cao, cổ đứng, áo ngắn chỉ đến thắt lưng hoặc dài lắm là trên đầu gôl, thân áo và ô"ng tay áo rộng. Sự phân biệt giữa các nhóm địa phương cũng khá đa dạng.
Áo của phụ nữ Nùng Phản Slình dài quá đầu gối; áo của phụ nữ Nùng Giang chỉ dài quá thắt
47
lưng; áo của phụ nữ Nùng Cháo buông dài chớm trên đầu. Áo của phụ nữ Nùng An dài che kín mông và vai đeo một tấm "vi cùn" (lớp vải dày đệm vai), trước ngực đeo tấm "tạp dề" trên có thêu hoa ván, viền cạnh. Áo của phụ nữ Nùng Xuồng buông dài kín mông. Áo của phụ nữ Nùng Quy Rịn chỉ buông dài chớm mông.
Sự khác biệt còn thấy ở phần cổ, ngực áo và hoa văn trang trí trên ông tay, nẹp tà và màu sắc ở nữ giới Nùng Phản Slình, nếp gấu áo và tà áo đều viền vải xanh, đỏ. ó cửa tay áo người Nùng Giang khâu đáp thêm một mảnh vải khác màu rất rộng. Nẹp ngực áo nữ Nùng Cháo khá rộng. Trên cửa tay áo người Nùng Lòi khâu thêm những miếng đáp nhỏ. 0 người Nùng Xuồng nẹp ngực của áo được đắp thêm một báng vải khác màu với màu nền của áo, thường là vải đen hay màu xanh sĩ lâm (xanh lam sắc đậm), v ề gam màu, nền áo nữ Nùng Phản Slình và Nùng Quy Rịn màu đen nhánh, còn áo Nùng Giang và Nùng Cháo màu đen nhạt. Riêng phụ nữ Nùng Lòi nền áo có màu đen phớt nâu...
Áo của phụ nữ Nùng Dín phân biệt với các nhóm Nùng khác là loại áo tứ thân dài chấm thắt lưng, cổ cao, nẹp và gấu áo rộng xẻ ngực, cài bằng hàng cúc bạc gồm 9 chiếc. Ngoài ra, còn có một loại áo dài 5 thân, mở bên nách phải, cũng cài khuy bằng bạc và bằng đồng, thân dưới mặc váy.
48
Trang phục của phụ nữ Nùng
Trang phục của phụ nữ Nùng
Phản Slinh ở Lạng Sơn
Xuống ở Hà Quảng, Cao Bằng
Ánh: Đào Vinh
Ảnh: Tư liệu Viện Dân tộc học
Trang phục của phụ nữ
Trang phục của phụ nữ
Nùnp Giang ở Hà Quàng, Cao Bằng
Nùng Din ỏ Thái Nguyên
Anh: Tư liệu Viện Dán tộc học
Ánh: Tư liệu Viện Dân tộc học
49
Trang phuc của phụ nữ
Trang phục của phụ nữ
Nùng Inh ở Mường Khương, Láo Cai
Nùng An ỏ Quảng Hòa, Cao Bằng
Ảnh: Sách “Trang phục cổ truyén các
Ảnh: Tư liệu Viện Dân tộc học
dán tõc Vìẽt Nanì"
Tấm áo cổ truyẽn trong
Lễ phục của các bà then
nam phục của người Nùng
ở Binh Gia, Lạng Sơn
ở Văn Lãng, Lạng Sơn
Ảnh: Tư liệu Viện Dân tộc học
Ảnh: Tư liệu Viện Dân tộc học
50
Khăn đội đầu của phụ nữ Nùng gồm khăn vấn, khăn vuông hoặc khăn hoa phía ngoài. Phụ nữ Nùng Inh, Nùng Cháo, Nùng Lòi dùng khăn vuông gấp theo đường chéo rồi chít lên đỉnh đầu thắt nối về phía sau như khăn "mỏ quạ" của phụ nữ Việt và phụ nữ Tày. Phụ nữ Nùng Phản Slình đội khăn chàm có lốm đốm hoa hồi nét trắng. Phụ nữ Nùng An đội khăn dệt hoa văn, quanh mép khán thêu chỉ màu hoặc có tua chỉ buông xõa xuổng xung quanh mái đầu.
Xưa kia phụ nữ các nhóm Nùng thường ưa thích bịt một hoặc hai chiếc răng vàng và đeo vòng cổ, vòng tay, khuyên vàng, khuyên bạc, mang xà tích bạc...
Khi ra khỏi nhà, người phụ nữ thường đội nón. Chiếc nón cổ truyền có hình chóp nhọn, ngắn, vành nón bằng (doãng) và rộng (khoảng 30cra).
Áo của nam giới thường may xẻ giữa ngực và có hàng cúc vải; cổ tròn, cao; phía trước có bô"n túi không làm nắp, hai túi trên nhỏ, hai túi dưới to hơn. Quần may theo kiểu chân què, đũng rộng, áo cũng vào loại rộng. Quần dài đến mắt cá chân. Giữa các nhóm cũng có sự khác biệt về độ dài, rộng và độ đậm - nhạt của gam màu nền của áo. Ao của nam giới Nùng Cháo và Nùng Phản Slình rộng và dài hơn Nùng Quy Rịn. Nùng Phản Slình và Nùng Quy Rịn thích gam màu đen nhánh, Nùng Cháo thích màu xanh nhạt. Người Nùng An mặc áo dài chạm đầu gối, không xẻ ngực mà xẻ chếch sang bên phải một chút và thường đeo tấm "vi cùn".
Nam giới xưa kia cũng đội khăn. Khăn được làm bằng vải tự dệt, nhuộm chàm đen. Chiều dài khoảng l,5m, rộng khoảng 30-35cm. Khi đội gấp
51
đôi theo chiều dọc khăn rồi quấn quanh đỉnh đầu như hình chữ "nhân". Và khi ra khỏi nhà thường hay đeo túi vải. Túi có hai ngăn bằng nhau, hình vuông, có dây buộc nôl hai ngăn lại, có quai đeo bỏ thõng xuông ngang sườn.
Ngày nay, trong cuộc sông thường ngày, nam nữ Nùng cùng ăn mặc tương tự như các tộc người khác: nữ giới mặc áo cánh ngắn, màu sắc cũng đa dạng, nam giới mặc âu phục.
NHÀ CỬA
Về loại hình nhà cửa của người Nùng đặc biệt giông với nhà ở của người Tày. Điểm đáng lưu ý là nhà của người Nùng có quy mô khá lớn. Nhà cửa có hai loại chính: nhà sàn và nhà trệt (nhà nền - nhà lấy nền đất làm mặt bằng sinh hoạt).
Nhà sàn cột kè, mái ngói âm dương của người Nùng
ở Dương Sơn, Na Rì, Bắc Kạn
Ảnh: Chu Thái Sơn
52
Nhà sàn (slườn chạn) là ngôi nhà truyền thông. Cho đến nay một số vùng đã ỏ nhà trệt nhưng đồng bào cho biết trước kia tổ tiên của họ ở nhà sàn. Làm nhà là công việc lớn trong đòi của ngưòi đàn ông. Tục ngữ có câu:
"Ngòi pó chài là ngòi ăn slườn; Ngòi mẻ nhinh là ngòi kiềng phầy".
Nghĩa là:
"Nhìn đàn ông là nhìn ngôi nhà; nhìn đàn bà là nhìn bếp lửa".
Nếu phân loại nhà cửa theo cấu tạo mái thì nhà của người Nùng có hai loại: nhà sàn hai mái và nhà sàn bô"n mái (ngoài hai mái chính: mái tiền và mái hậu, còn có hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hđn hai mái chính). 0 vùng Lạng Sơn, Cao Bằng phổ biến là loại nhà hai mái. Bộ khung nhà có nhiều kiểu vì kèo khác nhau: vì kèo bôn hàng cột, năm hàng cột, sáu hàng cột hay bảy hàng cột và phổ biến hơn cả là kiểu vì kèo sáu hàng cột.
Cột nhà thường được kê trên đá tảng. Mái lợp bằng ngói âm dương (ngói lòng máng) cỏ tranh hoặc rơm, rạ. Sàn nhà cao hơn mặt đất khoảng 1,8- 2m, được lát bằng ván hay cây mai đập dập thành từng tấm giát ngâm kỹ, tránh được mốì mọt. Xung quanh nhà quây bằng liếp hay ván gỗ.
Nhà thường có hai cửa ra vào. Các vùng Bắc Kạn, Hà Giang và Tuyên Quang... cửa trước mở nơi cầu thang lên xuống phía đầu hồi bên phải ngôi nhà. Tại đây, người ta dựng một hành lang nhỏ để đón đầu cầu thang bước lên nhà. Cửa sau mở ra ở đầu hồi bên kia, thông ra một sàn phơi rộng khoảng 2-3m^
53
dùng để làm nơi phơi phóng, ớ vùng Cao Bằng và Lạng Sơn cửa trước mở nơi chính giữa nhà (phân theo chiều ngang của nhà) thông ngay với mép sàn phơi dưới hàng hiên, có cầu thang lên xuốhg. Phía sau là một cửa ngách được mở thêm ở sát góc ngoài cùng phía bên phải ngôi nhà, thông với một sàn nhỏ - nơi để vại nước dùng trong sinh hoạt.
Tại các sàn phơi lộ thiên (sàn chính hay sàn phụ) phía đầu hồi bên kia hay đằng sau nhà đều có thêm một cầu thang phụ để cho người nhà lên xuông. Số bậc cầu thang tùy theo chiều cao của sàn nhà so với mặt đất nhưng luôn là sô" bậc lẻ. Xuất phát từ quan niệm cho rằng số chẵn (hay cụ thể là bậc cầu thang lên nhà có số chẵn) là của thế giới người âm, số lẻ luôn là sô" của người sông với quan niệm cô truyền; đó là con đường đem lại sự phát triển.
Cửa đầu hồi thông ra sàn phơi của nhà sàn người Nùng ỏ Dương Sơn, Na Rì, Bắc Kạn
Ảnh: Chu Thái Sơn
Nhà tường đất chỉ có hai mái. Khung nhà (kèo, cột...) cũng như loại nhà gỗ nêu trên nhưng khác là
54
xung quanh được trình tường hay xây bằng gạch mộc. Nhà tường đất phô biến nhất là khu vực Lạng Sơn và Cao Bằng, ó hai địa bàn này, nhà tường đất cũng có những điểm khác nhau. Nếu ỏ Lạng Sơn, xung quanh nhà đều được trình tường hay xây gạch mộc. Trong khi đó ở Cao Bằng thì trình tường hay xây gạch mộc chỉ được dựng lên ở hai đầu hồi, còn mặt trước và mặt sau ngôi nhà lại bưng bằng phên nứa hoặc thưng ván gỗ.
Nhà thường có ba cửa sổ, đối với vùng Bắc Kạn, Hà Giang và Tuyên Quang thì một cửa sổ ở phía trước và hai cửa ở hai bên. Còn đôì với vùng Cao Bằng và Lạng Sơn thì hai cửa sô mở hai cạnh cùng hàng vách với cửa chính ra vào.
Nhà sàn là một loại hình nhà tổng hỢp. Trước đây trên sàn người ở, trên bếp lửa có một giàn nhỏ (ránh bếp) để đặt những thứ cần được sấy khô. Cao hơn còn có gác xép đặt trên xà nhà đê thóc cum, máy cán bông... Dưới sàn nhà dùng làm nơi đặt công cụ lao động, côi xay giã gạo và nhô"t gia súc - gia cầm. Ngày nay, việc để chuồng gia súc - gia cầm dưới gầm sàn đã ít gặp, đồng bào Nùng theo nếp sông mới, làm những chuồng trại riêng, xa nhà. Nhà ở bây giờ thoáng mát, hỢp vệ sinh hơn.
Ó vùng Bắc Kạn, Hà Giang và Tuyên Quang, sàn nhà chia làm hai phần theo chiều dọc: phần dưới đôl diện với cửa chính ra vào dành riêng cho nữ giới. Buồng ngủ của phụ nữ được bố^ trí ở phần này theo thứ tự buồng của mẹ, buồng của con dâu cả, của con dâu thứ hai... rồi đến buồng ngủ của các con gái chưa chồng. Các buồng được ngăn bằng ván
55
hay liếp nứa. Cửa buồng có rèm che bằng vải hoa, phần dưới là nơi gia chủ tiếp khách của nữ giới. Phần trên được tính từ bếp lửa đổ ra cửa và từ bếp đổ lên phía bàn thò tổ tiên trở ra, là nơi tiếp khách của nam giới, nơi bô" trí giường ngủ cho đàn ông. Trước đây trong bản làng truyền thông không có giường, họ trải chiếu hoặc nằm ngay trên nền sàn, ngày nay, đa phần đã làm giường gỗ.
Bàn thò tổ tiên đặt ở sát tường vách, đôl diện với bếp lửa chính. Nơi đặt bàn thờ cũng được thưng xung quanh thành buồng, cửa ra vào cũng có màn che, thường là vải đỏ. Khách khứa và nữ giới rất ít khi vào trong buồng đặt bàn thờ.
Bếp lửa được bô" trí ở giữa nhà. Bếp là nơi tập trung mọi sinh hoạt của gia đình. Đây là nơi nấu nướng, nơi sưởi ấm trong những ngày đông giá rét, cũng là nơi tiếp khách. Ngày nay, nhiều gia đình đã có bàn ghê" tiếp khách sang trọng, nhưng vẫn giữ thói quen tiếp khách bên bếp lửa. Người ta quan niệm như thê" vừa ấm cúng, vừa chân tình, dễ thông cảm, hòa đồng giữa chủ và khách.
Nhà ỏ vùng Cao Bằng và Lạng Sơn chia theo chiều ngang ra làm hai phần chính, lấy hàng cột chông nóc làm phân ranh và tại gian giữa có vách ngăn. Từ vách ngăn đổ ra cửa là phần ngoài hay còn gọi là phần trên; từ vách ngăn trở vào phía sau là phần trong hay còn gọi là phần dưới. Phần trên dành cho đàn ông, là nơi bô" trí chỗ ngủ của nam giới, nơi tiếp khách của gia đình. Phần dưới là chỗ ngủ của nữ giới, nơi nấu nướng, để chạn bát...
56
Bàn thò tổ tiên đặt trước tấm liếp (hay ván) ngăn giữa nhà, đôi diện với cửa ra vào. Ngoài bàn thò tô tiên, tộc người Nùng còn thò Phật Bà Quan Âm. Bàn thờ Phật đặt ngay phía trên bàn thò tổ tiên hay ngang với bàn thò tổ tiên. Cũng có nhóm Nùng như Nùng Inh..., bàn thờ đặt trong buồng kín tại một nơi nào đó thuộc phần trên của nội thất.
Bếp chính bằng kiềng sắt để đun nấu.
Bếp phụ là lò đắp đất sét để nấu cám heo.
Ảnh: La Công Thắng
Mỗi nhà thường có hai bếp lửa: bếp chính và bếp phụ. Bếp chính đặt tại trung tâm gian giữa, sau tấm liếp (hay ván) ngăn có đặt bàn thờ tổ tiên. Giữa bếp đặt ba hòn kê (hay còn gọi là ông Đồ Rau^
1. õng Đổ Rau: Tên gọi này đã nảy sinh từ chức năng của ba hòn kê với mục đích để đồ (hông) chín thức ăn (rau, thịt, cá) trong đó rau là chủ yếu. Hiện nay, nhiều nơi vẫn thường nói bữa cơm không có rau là không có cá, thịt. Làm chín thức ăn bằng cách đồ (hông) lên cũng là kỹ thuật nấu nướng rất phổ biến ở nhiều xã hội truyền thống.
57
hoặc chiếc kiềng sắt đặt nồi - chảo đun nấu. Khi dựng xong nhà mới, phải dựng ngay bếp chính. Bếp phụ đặt ngang hàng với bếp chính ở một gian nào đó gần lôi ra cửa sau. Trên nền bếp quây một cái lò đun hình bán nguyệt bằng tre nứa đan, xung quanh trát bùn hay đắp bằng đất sét, cao khoảng 40cm, trên đặt chảo hoặc nồi nấu cám lợn.
Nhà trệt (nhà đất, nhà nền) cũng xuất hiện từ khá lâu ở người Nùng, nhất là ở những vùng cư trú giữa cánh đồng, xa rừng, nguyên vật liệu (tre, gỗ) để làm nhà khan hiếm. Những ngôi nhà trệt mọc lên thay thế nhà sàn ngày một nhiều. Nhưng hiện tượng phổ biến vẫn giữ nguyên kết cấu vì kèo nhà sàn, thường là ba gian hai chái. Nhà thường thấy thưng bằng liếp tre, nứa. Vùng Lạng Sơn phô biến bằng trình tường. Tầng dưới trước kia là gầm sàn, nay là nơi dành để ở, còn sàn trước kia thì nay thu hẹp lại thành gác để chứa đồ vật: thóc lúa, ngô, khoai, dụng cụ và có khi cả để ngủ. Bô" trí mặt bằng trong nhà về cơ bản giông nhà sàn. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật Bà Quan Âm đặt giáp bức tường phía sau gian chính giữa. Trong nhà cũng ngăn thành buồng ngủ riêng cho nữ giới. Bếp chuyển sang phía đầu hồi hoặc làm riêng một nơi. Nhà đưỢc mỏ nhiều cửa sổ ở đằng sau, bên cạnh hoặc hai bên cửa chính. Cách bô" trí như vậy, thường là nhà chia theo chiều ngang (?)
Sàn phơi được dựng cao khoảng Im, đặt ở phía trước hay bên đầu hồi nhà. Chuồng gia súc, gia cầm bô" trí trên những khu đất xung quanh nhà.
58
Ngày nay, một số gia đình khá giả đã xây cất nhà bằng các vật liệu công nghiệp hiện đại. Theo tập tục, để có đủ nguyên vật liệu làm một ngôi nhà phải có quỹ thòi gian khá dài khoảng 2-3 năm chuẩn bị. Ngoài việc chọn gỗ tốt còn phải tránh những cây gỗ gẫy ngọn, có dây leo quấn, những cây gỗ này cho dù tôt, thẳng đến mấy cũng không dùng. Người ta còn phải chọn thòi điểm chặt cây để tránh mổì mọt. Kinh nghiệm đồng bào cho rằng mùa đông là thời gian tốt nhất để đốh cây làm nhà.
Nhà trệt trong bản người Nùng ở Binh Gia, Lạng Sơn
Ảnh: Chu Thái Sơn
Theo truyền thông của người Nùng, việc làm nhà cửa là dịp tương trỢ nhau trong làng bản. Khi gia đình nào đó có ý định làm nhà thì mọi người trong bản đến giúp việc lên rừng khai thác gỗ. Đủ gỗ rồi vận chuyến về nhà, lại đưa xuôhg ao, suổi ngâm để chốhg môi mọt. Gỗ càng ngâm kỹ thì độ bền càng cao. Đến khi dựng nhà thì vớt gỗ lên, rửa sạch bùn đất.
59
Rồi cưa, bào, đục đẽo làm mộng trước và khi lắp ráp sẽ trở thành một bộ khung nhà hoàn chỉnh.
Nhà trệt của người Nùng ở Dương Sơn, Na Ri, Bắc Kạn Ảnh: Chu Thái Sơn
Trong lúc làm nhà, ngoài việc chọn ngày, giò tốt để khởi công một số phần việc (như dựng cột chính, đặt cây đòn nóc, lắp ráp cây thượng lương, làm lễ vào nhà mới...), người ta còn xem hướng nhà, thế đất. Đồng bào có câu: "Đảy kin nhòm mồ mả, thong
thả nhòm tỷ slườn" (nghĩa là: Làm ăn được nhò mồ mả, thư nhàn được nhò nền nhà). Trong việc chọn đất theo cách của "lão slay" (thầy địa lý phong thủy), trước tiên phải lưu ý đến những điều kiện thuận tiện cho việc làm ăn sinh sông như gần suôi nước, ruộng nương, rừng cây... Hướng nhà không nhất thiết phải theo phương đông, tây, nam, bắc mà căn cứ vào địa hình, địa vật từng nơi mà chọn. Theo dân gian, điểm mấu chốt là làm sao có được hướng nhà "lành mạnh", kín đáo, tránh những núi
60
non, sông ngòi, bụi cây... hình thù quái dị "nhòm" vào nhà.
Tục làm lều cúng (trực slườn): Theo tục lệ, trước khi khởi công xây dựng, chủ nhà dựng trước một căn lều nhỏ đặt bên trong một mâm cúng gồm các lễ vật: gà luộc, xôi, bánh, rưỢu và một ông hương. Gia chủ mòi thầy mo hay thầy tào đến cúng thố thần và yếm bùa, cầu mong cho công việc làm nhà được thuận lợi, không bị ma quỷ đến quấy phá. Ngôi lều này sẽ được giữ lại làm nơi thò cúng trong suôt quá trình làm nhà gọi là "trực slườn".
Tục treo vải hồng ("phải lường") trên xà nóc (hay còn gọi là thượng lương) để mừng nhà mới. Theo phong tục, ngày treo "phải lường" có thể được tổ chức vào một ngày "cát" (ngày tôt) khi ngôi nhà sắp hoàn thành, không nhất định phải là ngày ngôi nhà làm xong. Thường vào khoảng buổi chiều ngày cát đó, nhà ngoại (của gia chủ) mang theo lễ vật và "phải lường" sang nhà mới làm lễ treo lên thượng lương. Có tấm vải trên viết chữ Hán với nội dung là những lời chúc tụng, có tấm không viết gì tựa như người Việt treo tấm vải trấn trạch trên cửa ra vào. Nghi lễ cúng này do thầy mo chủ trì. Việc mừng "phải lường" của bên nhà ngoại là một thủ tục bắt buộc trong truyền thông Nùng.
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
ớ vùng người Nùng trước đây, giao thông - vận tải ít phát triển. Ngoài các trục đường giao thông liên tỉnh, liên huyện đã đưỢc xây dựng từ trước
61
năm 1945 ra, việc đi lại trong địa hạt chủ yếu là các con đường mòn liên xã, liên vùng, liên thôn bản, với hình thức đi bộ là chính. 0 những vùng cao, vùng sâu có khi là đi ngựa. Thời gian gần đây, đưỢc Nhà nước quan tâm tổ chức mở mang nhiều mạch đường liên xã làm cho việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều. Đã xuất- hiện các phương tiện giao thông cơ giới: xe đạp, xe máy, ô tô.
Gánh bằng đói dậu -
cách vận chuyển cổ truyền
của đổng bào Nùng
Ảnh: Chu Thái Sơn
Tại các thôn bản, phương tiện vận chuyển phổ biến vẫn là đi bộ với chiếc đòn gánh cổ truyền trên vai cùng đôi dậu quai ngắn. Dậu được đan bằng tre - nứa, ở mép trên mỗi dậu được gắn hai quai, khi vận chuyển thì xỏ đòn gánh vào. Người Nùng ít dùng quang gánh như người miền xuôi, cũng không dùng gùi khoác qua vai như các tộc người
62
Hmông, Dao. Dậu được dùng để vận chuyển nông phẩm (thóc gạo, ngô và các sản phẩm khô) từ nơi này đên nơi khác. Gánh dậu thuận tiện cả trên đường bằng và đường núi. Gánh những thứ ướt dễ gây bẩn, người ta dùng cuôi. Cuôi có cặp tre xâu vào quai để gánh. Bộ phận tộc người Nùng ở vùng sâu, vùng cao, trong vận chuyển có một sô' gia đình dùng ngựa để thồ. Cư dân ở dọc các dòng sông lớn sử dụng bè, mảng bằng tre, bằng mai để chuyên chở trên mặt sông nước. Đô'i với việc vận chuyển vật nặng như gỗ súc... người ta dùng sức của trâu để kéo lê.
63
VĂN HÓA ỨNG XỬ
CỘNG ĐỔNG LÀNG BẨN
Dân tộc Nùng đã định cư thành làng bản từ lâu đồi. Làng bản thường được lập trên những dải đất chạy quanh chân đồi, chân núi, ven sông suô"i hay trên những gò đất thấp..., dựa lưng vào đồi - núi, phía trước là bồn địa đã được khai phá thành đồng ruộng.
Mỗi bản đều có một tên gọi riêng. Tên bản thường được bắt đầu bằng các tiền tô; "Bản " làng xóm như Bản Bon, Bản Mạ, Bản Bó, Bản Slẳng...; "Nà" (ruộng) như Nà Chang, Nà Áng, Nà Cáp...; "Khuôi" (suối) như Khuổi Bôc, Khuổi Hiến, Khuổi Hoi, Khuổi Chang...; "Lủng" (thung lũng) như Lủng Cát, Lủng vải, Lủng cầu...; "Bó" (giếng nước) như Bó Báng, Bó Lếch...; "Cốc" (gôh cây) như Cốc Lùng, Côc Chia, Cốc Lếu, Cốc Mười... Những tên gọi này là tên Nôm của các tộc người Nùng, Tày và chỉ qua tiếng Nùng, Tày mới hiểu được ý nghĩa của nó.
Xưa kia, để đề phòng trộm cướp, thú dữ từ ngoài xâm nhập vào mà cũng để ngăn giữ gia súc, gia cầm từ trong bản ra phá hoại mùa màng và hoa
64
màu - nên xung quanh bản thường được bao bọc một lớp rào bằng tre, nứa, gỗ... khá chắc chắn. Nhà cửa trong bản không xây cất theo hàng lôl mà theo thế đất một cách tùy tiện. Nhưng các nhà lại thường được xếp theo một chiều và đều hướng ra khoảng không phong quang trước mặt. Sô" hộ và số nhân khẩu trong mỗi bản nhiều hay ít có sự khác nhau. Nơi đất rộng, địa hình bằng phang, có những bồn địa lớn hay những nơi gần thị trấn, chợ búa thì số hộ đông hơn và ngược lại. Mỗi bản trước đây thường trung bình có 15-20 nóc nhà, nhưng cũng có bản tới 50-60 nóc nhà. Và đôi khi một địa điểm chỉ hiện hữu vài gia đình cư trú cũng vẫn được coi là một bản.
Các bản của người Nùng trước đây thường chỉ thuần túy có một tộc người cư trú, nhiều bản chỉ riêng một nhóm Nùng quần tụ. v ề sau, do sự phát triển của dân số trong vùng và do có sự chuyển cư của các tộc người khác đến, nên đã rất nhiều bản có tới 2-3 thành phần tộc người cùng sinh sông. Trong đó phổ biến nhất là tộc người Nùng và Tày cùng cư trú trong một bản hoặc trong những làng bản xen cài nhau, làm cho hai tộc người này xích lại gần nhau, đưa đến quá trình cô" kết tộc người diễn ra mạnh mẽ.
Với tính chất của một bản làng truyền thông, bản của ngưòi Nùng là một cộng đồng về mặt xã hội, người ta gắn bó với nhau về tinh thần và văn hóa chung (thông qua lễ hội, các hoạt động tôn giáo...), đùm bọc nhau, chia sẻ với nhau trong việc
65
gìn giữ an ninh, chông trộm cướp; và bản cũng là một đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thông chính quyền Nhà nước.
Trước đây, trong xã hội cổ truyền, mỗi bản đều có một khu rừng cấm ("đông slấn") thuộc sự quản lý chung của làng bản. Tại đấy, người ta lập một miếu thò thổ địa. Miếu thò được dựng rất đơn sơ gồm một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, lợp ngói lòng máng, trong đặt một bàn thò bằng ván gỗ, trên có một bát hương. "Đông slấn" là chỗ dựa cho "linh hồn" toàn bản, là nơi bất khả xâm phạm, không ai được chặt phá cây cối quanh đó. Nếu ai vi phạm, chang may dân bản có người ôm đau, gia súc - gia cầm toi dịch, cuộc sông bất an, phải mòi thầy mo về cúng giải hạn thì gia đình đó phải chịu toàn bộ phí tổn cho lễ cúng.
Những quy ước này không những được nhắc nhở chung trong toàn bản mà còn được nhắc đến trong các lễ cúng thổ thần hàng năm. 0 đây, ngoài những yếu tố duy linh huyền hoặc còn có yếu tô" thực tiễn là bảo vệ một khu vực sinh thái trong vùng, duy trì những khu rừng nhỏ dưói dạng "ốc đảo xanh" nhằm góp phần điều hòa khí hậu tiểu vùng cư trú và canh tác.
Cho đến nay, ỏ nhiều làng bản tộc người Nùng thuộc một số huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang và các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm... của Cao Bằng, người ta tổ chức cúng Sơn thần - Thổ địa ở rừng cấm vào ngày 30 tháng Giêng âm lịch hàng nám. Người ta quy ước các gia đình không được chặt phá
66
và đốt rừng ở những nơi gần nguồn nước - những khu rừng được cho là thiêng liêng, nơi ở của các thần linh - với lý do tôn giáo, nhưng thực chất là biểu hiện ứng xử của con người nhằm bảo vệ môi trường sông của mình. Việc ngăn ngừa vi phạm vào các khu rừng cấm không chỉ dân bản sở tại tuân theo mà các bản khác, tộc người khác cùng cư trú trên một địa bàn cũng phải tôn trọng.
Quan hệ của các thành viên trong cộng đồng làng bản là tương thân tương ái. Trong bản rất ít khi có sự cãi cọ, xô xát lẫn nhau. Mọi người đều có thái độ tôn trọng nhau. Người già cả, thế hệ trên nhường nhịn người ít tuổi, thế hệ dưới. Ngược lại người ít tuổi, thế hệ dưới luôn tôn kính người già, thế hệ trên. Khi gặp trên đường đi, họ luôn tránh ra phía dưói đường để nhường bước cho người già. Khi ngồi ăn cùng mâm, khi chúc rưỢu, người ít tuổi ít khi cụng chén với người lớn tuổi hơn. Nếu phải cụng chén (bị động), cũng không bao giờ cụng chén ngang bằng hoặc cao hơn chén của người lớn tuổi hơn mình.
Trong cuộc sông, người cùng bản giúp đỡ nhau, trong sản xuất có tập quán "vàng slèng", "vàng nà" nghĩa là vào mùa màng bận rộn họ đổi công cho nhau: chuyển phân ra ruộng, giúp nhau cày bừa, cấy gặt... lần lượt từ gia đình nọ tối gia đình kia. Nhò đó, nhiều khâu sản xuất được hoàn thành nhanh gọn và có hiệu quả. Mỗi khi một gia đình nào đó có đám cưới, người cùng bản đến giúp đỡ: dựng rạp, làm cỗ bàn, tiếp khách và đến dự lễ đông
67
đủ. Trong ma chay có "phường phe" giúp đỡ, lo liệu mọi việc: làm cơm nước, làm nhà táng, khiêng quan tài ra mộ và chôn cất..., sự giúp đỡ nhau là vô tư, tận tình.
DÒNG HỌ
Người Nùng luôn yêu quý những người cùng họ, ngạn ngữ có câu "Tồng slinh, slam phân săn" (Cùng họ là thân thuộc đến ba phần mười) vì đồng bào cho rằng cùng một họ là nguyên trước đây cùng một gốc mà ra, tức cùng anh em bà con với nhau. Trước đây, trong hôn nhân, người cùng họ lấy nhau cũng rất ít.
Tinh thần gia tộc - cùng một dòng họ vẫn rất mạnh mẽ trong đồng bào Nùng. Đồng bào có câu: "Dòng nước ở nguồn chảy không bao giờ đứt quãng, người trong một họ dù đi đến chín mười phương vẫn không rời nhau đưỢc". Nhiều làng bản người Nùng bao gồm những thành viên cùng một dòng họ nên trong làng bản đều là những bà con họ hàng với nhau, gần gũi tôi lửa tắt đèn có nhau.
Nguyên tắc của hôn nhân là thành viên cùng một dòng họ không được kết hôn với nhau, nhưng trong thực tế nguyên tắc này chỉ được nghiêm chỉnh chấp hành trong phạm vi tộc hệ 6-7 đòi, từ đấy về sau có thể lấy nhau được nhưng không được cộng đồng khuyến khích.
Nhiều dòng họ cho đến nay vẫn giữ được tộc phả, trong đó có ghi đầy đủ các đòi, nơi họ đã đến,
68
nơi họ đã đi qua... đế truyền lại cho con cháu, đế đòi sau có dịp tìm kiếm họ hàng bà con. Thành viên của cùng một dòng họ có khi cư trú ở xa nhau nhưng vẫn thường qua lại thăm hỏi nhau. Qua hệ thông tên đệm của một số dòng họ, giúp ta thấy được thế thứ các đời trong tộc hệ, vì thế khi gặp nhau, người ta dễ dàng nhận ra quan hệ dòng họ xa hay gần.
Chẳng hạn như người Nùng Phản Slình có họ Hoàng ở bản Tồng Riềng, xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có 8 tên đệm: Slương, Sỉư, Sào, Tỉnh, Trung, Quốc, Xuân, Quý; hay họ Lỗ ở Nà Chang, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có 12 tên đệm: Thiện, Phúc, Văn, Hỷ, Chấn, Nhậm, Kim, Kinh, An, Dung, Đức, Ngọc. Người Nùng An có họ Nông ở Phúc Xen, Quảng Uyên, Cao Bằng có 15 tên đệm: Đinh, Triều, Kính, Thiên, Nhật, Nguyệt, Minh, Quang, Thành, Thừa, Địch, Trung, Hữu, Kim, Ngọc. Người cùng mang một tên đệm là người cùng thê hệ và qua đó cũng xác định bậc trên - bậc dưói, quan hệ gần - xa của các chi họ.
Mỗi dòng họ bao gồm nhiều tông tộc. Mỗi tông tộc thường cùng cư trú trong một thôn và cũng có khi ở nhiều nơi của một xã hay khác cả huyện nữa. Mỗi tông tộc thường có truyền thuyết về nguồn gốc, về lịch sử hay tộc phả chung hoặc có mộ tô chung. Quan hệ giữa các thành viên tông tộc khá chặt chẽ. Những gia đình của một tông tộc vào những dịp cưới xin, ma chay, sinh đẻ, lễ vào nhà mới... đều báo tin cho các gia đình thành viên tông tộc đê thăm viếng, chúc mừng, chia vui.
69
Đứng đầu tông tộc là một tộc trưởng vô"n là người già nhất trong ngành trưởng, ông được các thành viên trong tông tộc coi trọng. Tộc người Nùng không có từ đường thò cúng tổ tiên chung như người Việt do tộc trưởng đảm trách trông coi và tổ chức những cuộc cúng lễ chung, nhưng vai trò tộc trưởng trong dân tộc Nùng cũng rất quan trọng: dàn xếp xích mích trong nội bộ, tổ chức giúp đỡ các gia đình khi gặp khó khăn, nhiều khi còn được mòi đến chủ trì các nghi lễ, ma chay, cưới xin, chứng kiến việc chia tài sản trong các gia đình thành viên.
Xét về quan hệ họ hàng thân thích thì trong tộc người Nùng có hai quan hệ: họ bô" và họ mẹ. Họ bô" là họ nội ("pjạng nả") đưỢc coi là thân cận hơn cả. Người Nùng theo tộc hệ 7 đòi: trên mình có "pò" (cha mẹ), trên "pò" có "pú" (tổ phụ mẫu), trên "pú" có "pù chòi" (tằng tổ); dưới mình có "lục" (con), dưới "lục" có "lan" (cháu), dưới "lan" có "lỉn" (chắt). Anh em trai của bô" mình gọi là "jé xúc" (tức bác và chú), chị em gái của bô" mình gọi là "xắm à" (tức bác và cô). Đồng hàng với mình là "plữ noọng" (anh em), con bác - con chú gọi là "plữ noọng jé xúc" (anh em thúc bá hoặc tòng huynh đệ, tòng tỷ muội), con cô con cậu gọi là "lục xắm lục à" và "lục khặu" (tức biểu huynh đệ, biểu tỷ muội). Danh xưng trong quan hệ huyết tộc và thân tộc ở đây có sự phân biệt rõ ràng.
Họ mẹ là họ ngoại ("pjạng lăng") gồm những người thân thích theo phụ hệ bên mẹ mình. Cha mẹ của mẹ gọi là "ké" hay "tai", anh em trai của mẹ gọi
70
là "xúc, khặu" ("xúc" là bác trai, "khặu"\si cậu), chị em gái của mẹ gọi là "xang, nả" ("xang" là bác gái, "nả" là dì), các con của anh chị em bên mẹ đều được gọi theo một danh xưng chung là "ply noọng" nhưng có sự phân biệt là "lục jé, lục xắm" (con bác trai, con bác gái) và "lục khặu, lục nả" (con cậu, con dì).
Trong xã hội người Nùng, chế độ phụ quyền đã được thiết lập từ lâu cho nên ông cậu (ở phía họ ngoại) hầu như không có quyền lực gì đối với các cháu ngoại. Ngược lại, các ông bác (jé: bác), ông chú (xúc: chú) có đủ quyền lực, đồng thời cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp đỡ, chăm sóc đôl với các cháu nội, nhất là khi các cháu chưa trưởng thành hoặc côi cút. Thậm chí có khi cháu nội còn có quyền thừa kế tài sản của jé, xúc có nghĩa vụ chăm sóc các jé, xúc khi vào tuổi già yếu, chôn cất và thờ phụng các jé, xúc sau khi đã khuất núi trong trường hỢp không có con kế tự.
Vai trò của họ ngoại chỉ tồn tại trong một số nghi lễ cố’ truyền. Trong lễ mừng nhà mới, người đại diện cho họ ngoại được vinh dự treo miếng vải đỏ (tức phải lường) trên cây thượng lương. Trong lễ phong sắc "tào, mo, then"..., cha mẹ vỢ có tục mừng tặng bộ áo mũ, lễ phục và đeo hoa cho con rê khi được cấp sắc, xác nhận được chính thức hành nghề. Khi đôi vỢ chồng trẻ có con đầu lòng, ông ngoại tự tay đặt bàn thò mụ (Me Bjóc), và việc cúng mụ do bên ngoại chủ trì. Hoặc ở một số vùng, bếp của ngôi nhà mới đầu tiên có tục do bà ngoại nhóm lửa...
Theo luân thường thì người trong họ nội không được lấy nhau, còn về họ ngoại thì con cô - con cậu
71
không đư ợc kết hôn với nhau song đến đời cháu (đòi thứ ba) trở đi thì có thế kết hôn được. Cách xưng hô trong những người họ hàng cùng vai cùng bậc của người Nùng cũng có đặc điểm khác với người Việt, người Tày. Nếu như người Việt, người Tày xưng hô theo ngành trưởng - thứ, nghĩa là con bác bao giờ cũng được gọi bằng anh, bằng chị mặc dù ít tuổi hơn con chú, con cô, con cậu, con dì; song người Nùng không theo ngành trưởng - thứ. 0 đây, ai sinh ra trước là anh, là chị, ai sinh sau là em, bất kế đó là con chú hay con bác...
GIA ĐÌNH
Trước đây trong xã hội cổ truyền, gia đình của người Nùng là gia đình nhỏ phụ hệ. Mỗi gia đình bao gồm một cặp vỢ chồng cùng con cái, và có thể có thêm ông bà của họ. Con cái đều theo họ cha. Chủ nhân của gia đình là người cha, người chồng, chịu trách nhiệm lớn nhất trong công việc sản xuất, cúng bái và giao tiếp với người ngoài. Người ta quý trọng người con trai, cho rằng có nhiều con trai là có phúc. Người ta muôn có con trai vì đê có người kế thừa tôn thông, tức là để kế tự tổ tiên, dưới lưu truyền huyết thông và đê có người kế thừa di sản sau khi bố mẹ qua đòi. Các con lớn lên, khi lập gia đình bô" mẹ cho ra ở riêng và chia cho một phần gia sản để lập gia đình mới.
Nguyên tắc phân chia là đều nhau, bô" mẹ chí giữ lại phần ít tùy ý gọi là "phần hương hỏa" (ví dụ:
72
một thửa ruộng, một con trâu). Khi cha mẹ về già sôKg chung với người con nào, người con đó có nghĩa vụ chăm sóc và tố’ chức mai táng, thò tự sau khi qua đời, đồng thòi được hưởng phần hương hỏa do cha mẹ để lại. Đấy là trường hỢp đặc biệt. Bình thường, lúc về già, cha mẹ ở với người con út; nhưng khi ốm đau nặng, xem chừng không qua khỏi thì được các con rước về nhà con trưởng đê nếu lâm chung thì lễ tang sẽ tổ chức ở đấy rồi đưa đi mai táng. Cư dân Nùng có câu "Dú lục pjai, thai lục cốc" (Khi còn sông ở với con út, khi chết đi về với con trưởng). Vì thế, con trai trưởng thường vẫn là người đưỢc thừa hưởng tài sản này. v ề nguyên tắc, con gái không được thừa kế tài sản, trừ phần của hồi môn mà cha mẹ trao cho khi đi lấy chồng (một sô" gia đình có điều kiện thì chia cho một thửa ruộng hoặc một con trâu hay những tài sản có giá trị khác). Hoặc trường hỢp lấy rể về làm "nạp tể' (ở rê trọn đòi), người con gái được hưởng gia tài do bô" mẹ để lại, con cái lấy theo họ mẹ đẻ, tê tự tố tiên của dòng họ mình mang tên.
Tính chất phụ quyền còn được phản ánh ngay trong sinh hoạt hàng ngày và trong các quy tắc ứng xử của gia đình, v ề chỗ ngồi, các bậc bề trên ngồi phía trên - nơi tiếp giáp với bàn thờ tô tiên. Nếu gần bếp lửa, ngồi phía trên bếp - giáp với phần trên của ngôi nhà. Đây là tục lệ, mặc nhiên ai ai cũng phải chấp nhận. Những người tuổi trẻ đang ngồi thấy người bề trên đến, phải đứng dậy nhường chỗ.
Trong nhà, phần nửa dưới dành cho nữ giới, nửa trên nhà dành cho nam giới. Con dâu, em dâu
73
với bô" chồng, anh chồng có sự cách biệt nghiêm ngặt, trước đây không được ngồi ăn cùng mâm, không được dùng chung chậu rửa mặt. Bô" chồng, anh chồng không được vào buồng con dâu, em dâu. Cho dù có việc khẩn cũng vậy. Giả sử cháu nhỏ khóc trong buồng khi mẹ nó đi vắng bô" chồng, anh chồng nhò người khác vào bê" cháu ra.
Khi đôi vỢ chồng đã có con đầu lòng, họ hàng, làng bản sẽ gọi bô" mẹ và cả ông bà nội của cháu bé theo tên gọi của đứa trẻ. Chẳng hạn vỢ chồng anh A, có tên đặt cho con là "Phúc", mọi người sẽ gọi anh ta là: anh Phúc hoặc "jé Phúc", "xúc Phúc", hay "a Phúc"... Vì thế, đàn ông và đàn bà có con, cháu thì lâu dần sẽ không ai còn gọi tên tục nữa.
Trong gia dinh, nam nữ đều tham gia công việc đồng áng, thường thì nam giới cày bừa, nhổ mạ; nữ giới cấy, gặt... có khi cũng cày bừa như nam giới. Ngoài công việc đồng áng, phụ nữ còn phải trồng bông, dệt vải, nhuộm vải và làm các công việc nội trỢ. Cho nên, mặc dù trong xã hội cũ địa vị của họ bị coi là thấp hơn nam giới, nhưng phụ nữ Nùng vẫn đưỢc quý trọng trong gia đình, nuôi nấng con cái, tê" tự tố tiên thay chồng, thay con khi chúng chưa đến tuổi trưởng thành.
Những cô gái chưa chồng, nhò tình thương yêu của bô" mẹ, nhờ phong tục tương đô"i phóng khoáng của cộng đồng, ngoài việc đồng áng, nội trỢ, họ còn tự trồng bông, dệt vải, may sắm quần áo, chăn màn hay trồng thêm hoa màu, chăn nuôi... để bán lấy tiền làm vô"n liếng riêng hoặc đế làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Trong những buổi chợ phiên,
74
những dịp hội hè, tết nhất... họ có thể tự do hát sli, tìm hiểu, yêu đương mà không bị gia đình ràng buộc và không bị cộng đồng chê trách, dị nghị.
Mặc dù có quan niệm con gái đi lấy chồng là "con người ta", nhưng trong thực tế, nhà ngoại vẫn dành cho con gái những môl quan tâm đặc biệt. Những cô gái đi lấy chồng, thòi gian đầu không về ở hắn nhà chồng ngay, họ có khoảng thòi gian đi lại giữa hai nhà (nhà bô' mẹ đẻ và nhà chồng). Vài ba năm, thậm chí cho đến khi có đứa con đầu lòng, cô mới ở hẳn bên nhà chồng. Người Nùng có tục lệ khi con gái mang thai đứa con đầu lòng, gia đình mang lễ vật và mời thầy mo (thầy cúng) sang nhà chàng rể làm "lễ chải" (lễ cầu chúc sức khỏe) đê giải hạn, cầu chúc cho con gái trong lúc mang thai và khi sinh nở được "mẹ tròn con vuông", khỏe mạnh, vẹn toàn. Sau khi cô gái sinh được 3 ngày, ông ngoại cũng sang nhà rể lập bàn thò bà "Mụ" cho cháu.
Có thể nói, cuộc sông gia đình người Nùng trước kia, tuy tính chất phụ quyền đã bền vững và được củng cô' thêm bằng những quy phạm luân lý của tư tưởng Khổng - Mạnh, nhưng yếu tô' dân chủ nguyên thủy còn khá đậm nét, quan hệ gia đình tương đô'i hòa thuận. Vợ chồng ít cãi cọ nhau, cha mẹ ít đánh mắng con cái, anh chị em được trên kính - dưới nhưòng.
Người Nùng có tục nhận con nuôi. Trường hỢp gia đình không có con trai, người con nuôi được họ hàng công nhận có quyền thò tự tôn thông và thừa tự gia sản của bô' mẹ nuôi. Nhiều trường hỢp các gia đình nhận con nuôi danh nghĩa, đó là những
75
gia đình nuôi con khó (con hay ốm đau, bệnh tật, sinh nhiều nhưng nuôi được ít...) thường mang con gửi vào những gia đình đông con hoặc những gia đình có người làm nghề cúng bái (tào, mo,
then, pụt...).
Và đặc biệt, cư dân Nùng.có tục lệ: những người làm mai môl trong hôn nhân cho những đôi vỢ chồng trẻ, những đôi vỢ chồng này nhận những người làm mai mối cho mình là bô" mẹ nuôi. Những người con nuôi đều có nghĩa vụ gánh vác khi bô" mẹ nuôi gặp khó khăn hay có công việc lớn, con nuôi phải biết lo toan, đỡ đần cho bô" mẹ nuôi. Vào những dịp lễ - tết, con nuôi phải đến lễ - tết và khi bô" mẹ nuôi qua đòi cũng phải để tang báo hiếu, có lễ vật đưa đến cúng tê như đô"i với bô mẹ đẻ. Ngược lại, bô mẹ nuôi cũng có bổn phận chăm sóc, bảo vệ giúp đỡ con nuôi.
HỒN NHÂN
Trong quan hệ hôn nhân của người Nùng biểu lộ những nét lành mạnh và tiến bộ ở chỗ nam nữ đưỢc tự do yêu đưdng. Trước kia, nam nữ thanh niên từ các phiên chợ, từ những dịp hội hè thông qua tục "hát sli" đê làm quen, qua đó tìm hiểu, kén chọn người yêu. Việc làm này không bị gia đình ràng buộc và không bị dư luận xã hội phê phán, bởi vậy nhiều đỗi đã nên vỢ nên chồng. Tuy thê", trong xã hội cũ, từ khi yêu nhau đến khi thành vỢ -
thành chồng còn bị chi phô"i bởi nhiều lễ tục như phải được sự thuận ý của bô" mẹ hai bên và phải
76
tuân theo những quan niệm mê tín dị đoan "lá sô" (lộc mệnh) có hỢp hay không? Chẳng hạn, căn cứ vào quan niệm tương sinh, tương khắc trong thuyết ngũ hành để giải nghĩa cho "lộc mệnh" như mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy,
thủy sinh mộc... Những mệnh tương sinh này có thế kết hôn được. Ngược lại mộc khắc thổ, thủy khắc hỏa, thổ khắc thủy, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, những mệnh tương khắc này không thể lấy nhau được và nếu lấy nhau thì cuộc sông tương lai cũng xung khắc. Không những thế, nếu mệnh tuổi cô dâu tương lai xung khắc với tuổi bô" mẹ chồng tương lai, họ cũng không thể lấy nhau được, bởi vì xã hội cô truyền quan niệm: hôn nhân là việc hệ trọng đến
gia đình, không phải là việc riêng của đôi lứa! Ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc cơ bản của người Nùng, tức những người về gốic gác có quan hệ máu mủ với nhau được gọi là "đớc lượt" không lấy được nhau. Không chỉ trong những tông tộc gần cấm không được lấy nhau mà ngay cả những người ỏ chi tộc xa lấy nhau cũng rất hiếm.
Hôn nhân của tộc người Nùng từ lâu đã là hôn nhân một vỢ một chồng bền vững. Dư luận xã hội phê phán những cặp vỢ chồng ăn ở với nhau không hòa thuận, rất hiếm những cặp vỢ chồng chia tay nhau. Trong trường hỢp ly hôn, nếu bên cô gái nêu nguyện vọng trước thì đương nhiên phải trả cho bên nhà trai một khoản tiền có giá trị tương đương với sô" lễ vật và phí tổn mà nhà trai dẫn cưới trước đây. Ngược lại nếu người con trai nêu nguyện vọng trước thì bên nhà gái không phải hoàn lại gì cả, trừ
77
khi có con thì con chia đôi và bên nhà trai phải đền bù cho cô gai một khoản tiền "danh dự". Xã hội người Nùng cũng thấy có hiện tượng đa thê nhưng chỉ xuất hiện ở những gia đình khi người vỢ không có khả năng sinh nỏ. Nhưng nói chung, hiện tượng này không được dư luận xã hội đồng tình. Những gia đình không có con thường nhận một cháu trai là con của anh em trong chi họ mình làm con đế phụng dưỡng tuổi già. Người con đó được thừa hưởng gia tài và tê tự tổ tiên.
Một gia đình người Nùng Phản Slình ỏ Cao Lộc, Lạng Sơn Ảnh: Tư liệu Viện Dàn tộc học
Tập tục trong hôn nhân của người Nùng là vỢ vê' cư trú bên nhà chồng, nhưng vẫn có hai trường hỢp chồng sang cư trú bên nhà vỢ. Đó là các trường hỢp "ở rể tạm thời" và "ở rể đời". Trường hỢp thứ nhất là nhà gái có bô" mẹ già yếu, các em chưa trưởng thành, cần có người gánh vác công việc gia đình. Lúc này, con rể sang cư trú bên nhà bô" mẹ vỢ
một thời gian, sau đó hai vỢ chồng mới chuyển về 78
bên nhà chồng. Cũng có trường hỢp nhà bố mẹ vỢ có điều kiện sẽ chia ruộng đất, tài sản cho ra ở riêng, lập nghiệp tại quê vỢ. Trường hỢp thứ hai là nhà gái không có con trai, cưới rể về nôl dõi tông đường. Trong trường hỢp này người con rể không phải đổi họ nhưng con cái sinh ra đều theo họ mẹ.
Trong hôn nhân của người Nùng có một đặc điếm là sau ngày cưới, người vỢ chưa về cư trú ngay bên nhà chồng mà vẫn chủ yếu sông ở nhà bô" mẹ đẻ một thòi gian. Thòi gian đó dài hay ngắn tùy thuộc vào họ sinh đứa con đầu lòng lúc nào. Trong thời gian này, vỢ chồng chỉ gặp nhau khi phía nhà chồng có công việc. Mỗi lần như thế, người nhà chồng phải sang đón cô dâu về. Trong hôn nhân, con cô - con cậu không được lấy nhau nhưng đến đòi cháu trở đi thì không còn ngăn cấm nữa.
Theo tục lệ, người đàn bà góa có thể tái giá sau khi đã mãn tang chồng (sau 3 năm), nhưng phải để lại toàn bộ con cái và tài sản, không được mang theo (trừ trường hỢp con còn quá nhỏ tuổi có thế mang theo). Cũng có trường hỢp, người đàn bà góa được sự thỏa thuận của họ hàng nhà chồng cho cưới chồng khác và chồng mới được phép về ở hẳn nhà vỢ để trông nom con cái. Người chồng mới phải đối họ mình lấy theo họ người chồng cũ mới được hưởng gia sản của người chồng cũ để lại.
Ngày nay, chế độ hôn nhân và gia đình của người Nùng có nhiều biến đổi tiến bộ. Gia đình không còn theo chế độ gia trưởng nữa, mọi thành viên đều bình đẳng với nhau. Ngưòi vỢ cũng có đủ
79
"""