🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Hóa Tộc Người Co
Ebooks
Nhóm Zalo
VIỆT NAM - BỨC TRANH ĐA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
VẠN, ,HQA TỘC NGƯỜI
NiaTVW/Vlĩm\-l^ICi&l«JÂN OC)l NHÂN OÂN
o C H U T H Á I SƠ N
Một số ấn phẩm chính đã xuất bản
1. Đại cương về các dân tộc Ẽ Đê, Mnông ỞĐâkLâk (viết chung),
Nxb Khoahọcxãhội, H.1982
2. EthnicMinorìtiesin Vietnom (viết chung), Nxb Ngoại văn. H.1984
3. LuộttụcẼĐê (viếtchung), Nxb Chính trị quốc gla, H.1996
4. Hoa văn cổtruyển Đâk Lâk, Nxb Khoa học xã hội, H.2000
5. Kểchuyện các dân tộc Việt Nam (nhiêu tập), Nxb Kim Dông, H.2008-2016 6. Nét đẹp ngày cưới, NxbVănhóadân tộc, H.2009
7. Người Gia Rai ở Tây Nguyên, Nxb Thông Tấn, H.2012
8. Người Mạ ở Việt Nam, Nxb Thông Tấn, H.2014
9. Người Chu Ru ở Việt Nam, Nxb Thông Tấn, H.2015
O0ĩọnímoớ^ VOH MYA
NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC
GÓP Ý KIẾN, PHÊ BÌNH
Biên mục trẽn xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Chu Thái Sơn
Vãn hóa tộc người Co : Sách tham khảo / Chu Thái Sơn (ch.b.), Phạm Văn Lợi, Ngô Vĩnh Bình. - H. : Quân đội nhân dân, 2016. - 151tr. : ảnh ; 21cm
Phụ lục: tr. 109-148. - Thư mục: tr. 149-150
1. Vãn hoá 2. Dân tộc Co 3. Việt Nam 4. Sách tham khảo
305.89593 - dc23
C3 QDM0024P-CIP
Những thư viện mua sách của Nhà sách Thăng Long được biên mục chuẩn Marc 21 miễn phí.
'T Dữ liệu được Nhà sách Thăng Long chép vào đĩa mềm, hoặc gửi email đến thư viện, hoặc download từ trang web:thanglong.com. vn
CHƯ THÁI SƠN (Chủ biên)
TS. PHẠM VĂN LỢI, NGÔ VĨNH BÌNH
VĂN HÓA
NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà Nôi - 2016
T ổ CHÚC BẢN THẢO:
Trung úy NGUYÊN TRUNG MINH
Lời giới thiệu
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"
Việt Nam được biết đến như một đất nước có lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng. Ngày nay, Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia có cảnh quan hùng vĩ, thiên nhiên thuận hòa và đặc biệt là con người binh dị, cần cù, chân thành, có nền văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Là một quốc gia có nhiều cộng đồng tộc người cùng sinh sống quyện hòa, gắn kết trong cả quá trinh lịch sử hình thành và phát triển, bức tranh văn hóa các dân tộc trên lãnh thô Việt Nam hiện lên rực rỡ về hình ảnh, phong phú về âm thanh và thắm sâu với yếu tố tăm linh tinh thần, điều đó được kết thành từ những bản sắc văn hóa riêng có của mỗi tộc người.
Bản sắc văn hóa của các tộc người trên đất nước Việt Nam thê hiện rõ trong các sinh hoạt cộng đồng củng như trong hoạt động kinh tế. Tư việc ăn ở mặc tới các ứng xử trong quan hệ xã hội, phong tục tập quán trong các dịp vui chơi, lễ tết, hiếu hỷ... tất cả
đều có những nét riêng biệt. Và những riêng biệt về trang phục, lối sống, sinh hoạt... lại có những điếm chung tương đồng, đó là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đó là cách đối xử hài hòa với thiên nhiên; là cách ứng xử nhân văn trong mối quan hệ với nhau. Những điểm chung đó chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, bản sắc của văn hóa Việt Nam.
Nhằm đưa tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về cộng đồng các tộc người đang sinh sống trên dải đất hình chữ s thân yêu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách: "Vỉêt Nam - Bức tranh đa văn hóa tôc người". Mỗi một tên sách trong bộ sách cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản về nét văn hóa của một tộc người trên các phương diện: Lược sử văn hóa tộc người, văn hóa mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh.
Nghiên cứu văn hóa là việc làm cấp thiết, song có rất nhiều khó khăn bởi sự hao mòn của các thông tin dữ liệu. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý, phê bỉnh của quý bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu tới bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Lời mở đầu
Đất nước Việt Nam ngày nay là một dải bán đảo chạy dài theo bờ cong khúc khuỷu từ bắc xuống nam - uốn minh ven hiển Đông. Phía tây và phía bắc gồm những vũng biên giới với núi non trùng điệp; phía đông và tây nam sóng vỗ quanh năm... Ngay từ thiên niên kỷ trước Công nguyên, trước cả khi có nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, vùng lãnh thổ này đã là nơi gặp gỡ giữa các luồng di dân từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ lục địa ra hải đảo và ngược lại. VI vậy mà nơi đây đã diễn ra một sự giao thoa văn hóa và tộc người rất phức tạp. Câu ca dao xưa của người Việt:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" đã soi tỏ dấu ấn về sự giao thoa này trong buổi binh minh của lịch sử.
Và trên nền cảnh ấy, đất nước ta ngày nay là ncĩi phân bô của gần 60 tộc người anh em - bao gồm trên 170 nhóm địa phương. Tất cả có chung một cách mưu sinh là làm nông nghiệp trồng lúa và chung một huyền thoại về "Quả bầu mẹ" hay "Bọc trăm trứng".
Các tộc người ở đây đều nằm trong 8 nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Tạng - Miến, Hoa... tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc.
Theo kết quả của tông điều tra dân sô toàn quốc vào tháng 4 năm 2009, có số dân đông nhất, gần 75 triệu người là nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, bao gồm những cộng đồng: Việt, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào không chỉ sinh sống ở các miền châu thổ dài, rộng, phi nhiêu, suốt từ bắc chí nam theo bờ cong của lục địa mà còn lan cả đến tận những miền chân núi, hải đảo.
Người Việt tập trung nhiều ở châu thổ Bắc Bộ, châu thô Thanh - Nghệ, các tam giác châu ven biển miền Trung dằng dặc và cả đồng bằng sông cửu Long bao la. Họ là cư dân đã từng dùng cày, cuốc đê đi mở nước. Một bộ phận khai thác hải sản trong lộng - ngoài khơi.
Người Mường sống tập trung ở miền núi Hòa Binh, một bộ phận ở vùng trung du Phú Thọ và miền Tây xứ Thanh. Người Thổ tập trung ở miền Tây Nghệ An; còn người Chứt phân bô' ở miền núi tỉnh Quảng Binh. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX vừa qua, nhóm người Rục - một bộ phận trong tộc người Chứt còn lấy hang động hay mái đá làm nơi cư trú để mưu sinh bằng săn bắt, hái lượm búng báng', dùng vỏ sui - vỏ cây rừng đê làm đồ mặc.
1. Tên một loại cây rừng mà người Rục khai thác lấy bột để nấu àn (như bánh đúc, cháo đặc). Họ dựa vào việc khai thác cây này để sống khi chưa sản xuất được lương thực.
Bên cạnh bức tranh phân bố dân cư của nhóm ngôn ngữ Việt - Mường là các tụ điểm phân bô'dân cư của nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gồm 21 tộc người với trên 2 triệu dân. Đồng bào sống rải rác tư vùng ngã ba biên giới Tây Bắc Bắc Bộ như người Máng; xen cư với người Thái ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và miền Tây Nghệ An như người Khơ-mú, người Kháng, người Xinh-mun, ơ-đu, rồi men theo dọc dải Trường Sơn như các tộc Bru Vân Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi, Co, Hrê; tỏa khắp các cao nguyên miền Tây như các tộc Gié-triêng, Ba-na, Xơ-đăng, Brău, Rơ-măm; đi vê phía nam tiếp đó là các tộc Mnông, Mạ, Cơ-ho; cho đến tận miền châu thổ sông Cửu Long như người Khơ-me và cả miền núi thấp ở Đông Nam Bộ như các tộc Xtiêng, Chơ-ro. Nhìn trên toàn cục, các tộc người nói ngôn ngữ Mồn - Khơ-me là hiện thân - hậu duệ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa vốn cư tụ ở miền rừng phía tây và tây nam của cả vùng lãnh thố Việt Nam ngày nay.
Văn hóa cổ truyền của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me đã hỢp thành nền tảng và là một nguồn cội của văn hóa Việt Nam.
Các cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo, nhóm Malayô - Pôlynêdi (nay gọi là Melayu) gồm có 5 tộc, đó là Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai và Chu-ru; tổng dân sô' có gần 833.000 người. Họ quần tụ thành một dải suốt từ bờ biển Nam Trung Bộ - vùng Ninh Thuận, Binh Thuận (Phan Rang - Phan Thiết) rồi
tỏa lên các cao nguyên mênh mông thuộc miền Tây Trung Bộ như cao nguyên Lâm Đồng, cao nguyên Đắk Lắk và cao nguyên Plei Ku. Địa bàn phân bô' dân cư ấy chia cắt vùng cư trú của các tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ra làm hai, để phía bắc, người Gia-rai tiếp xúc với người Xơ-đăng và
phía tây nam, người Ê-đê kế cận với người Mnông. Mặc dù đã trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, nhưng bức tranh phân bố dân cư hiện nay của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Nam Đảo đã đế lại dấu vết chưa mấy phai mờ về những cuộc thiên di tự mấy ngàn năm trước - từ vùng biển Thái Binh Dương vào bán đảo rồi tiến lên miền nội địa của cao nguyên đât đỏ. Các tộc người Nam Đảo cho đến nay đều tô chức gia đinh theo mẫu hệ.
Nhóm ngôn ngữ Thái - Ka-đai gồm có 12 tộc với tổng số gần 5 triệu người. Các cộng đồng này sinh Sống chủ yếu ở các tinh miền núi phía bắc nhưng đã sớm hình thành hai vùng văn hóa với một số sắc thái riêng. Vùng Đông Bắc Bắc Bộ với các tộc người chủ yếu là Tày, Nừng, Cao Lan - Sán Chỉ, Giãy, Bô'
Y, La Chí, Cơ Lao, Pu Péo. Còn ở vùng Tây Bắc - sự phân bô dân cư tràn cả xuống miền Tây Thanh - Nghệ và chủ yếu có người Thái, Lào, Lự, La Ha.
Nét văn hóa ở vùng Đông Bắc có sự ảnh hưởng thường xuyên hơn với văn hóa miền Hoa Nam - do cận cư với vành đai biên giới Việt - Hoa. Còn ở vùng Tây Bắc, với biên giới phía tây - từ A Pa Chải (Mường Lay - Điện Biên) đến thung lủng sông Cả ở
10
Nghệ An lại tạo nên sự giao lưu văn hóa với các tộc người ở Đông Bắc Lào.
Ngay từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, các tộc người nói ngôn ngữ Tày - Thái cổ đã sông cận cư với người Việt Mường cổ và sớm tham gia vào quá trinh hình thành nhà nước Văn Lang - Ảu Lạc.
Cộng đồng ngôn ngữ Tạng - Miến trong lịch sử gụi là Thoán, vốn là những cư dân du mục ở vùng Trung A, sau thiên di vào cao nguyên Tây Tạng rồi chuyên cư dần xuống miền Hoa Nam. Dân sô chung của nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến có gần 50 ngàn nhân khẩu. Trong các bộ trang phục của nữ giới, thủ pháp trang trí bằng kỹ thuật chắp vải màu theo những hình hình học đã lưu giữ đưỢc nét truyền thông văn hóa của những cộng đồng vốn là cư dân du mục.
Nhóm ngôn ngữ Hoa - Hán gồm có 3 tộc là Hoa, Ngái và Sán Dìu với tống số dân gần một triệu người. Bộ phận lớn cư trú ở các tinh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phô'Hồ Chí Minh. Một bộ phận khác cư trú thành từng nhóm nhỏ ở các tỉnh trung du và miền núi vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nhưng tập trung đáng kế là vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng.
Nhóm ngôn ngữ Hán đến cộng cư ở Việt Nam từ nhiều xứ sở: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam... trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử. Một bộ phận sinh sông ở nông
11
thôn, làm nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Bộ phận khác quần cư thành từng phường hội tại các đô thị đê kinh doanh công - thương nghiệp và làm dịch vụ. Lại có một bộ phận sống ở ven biển, làm chài lưới. Văn hóa của họ có nhiều ảnh hưởng đến các tộc láng giềng.
Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao có 3 tộc là Hmông, Dao và Pà Thèn, dân số chung có gần 1.150.000 người. Địa bàn phân bố của họ là vùng núi cao và vùng trước núi' các tỉnh miền Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ. Nơi tập trung là vành đai biên giới cực Bắc; về phía đông đến tỉnh Quảng Ninh; về phía tây từ Đông Bắc tinh Lai Châu, Điện Biên, qua Sơn La, Thanh Hóa đến tận miền Tây Nghệ An.
Trong khi các nhóm Hmông mưu sông trên những đinh núi vùng cao biên giới ở cao độ hàng ngàn mét thi các nhóm người Dao lại khai thác vùng lưng chừng núi - ở cao độ khoảng 600 mét, nên về phía nam địa bàn phân bô' của người Dao còn vươn tới cả những miền bán sơn địa thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vinh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây (củ)...
Nhóm người Dao đầu tiên di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII. Đồng tộc của họ tiếp tục đến trong các thời gian khác nhau sau đó. Còn những gia
1. Tức thung lũng. Đây là thuật ngữ mà giới địa lý, lịch sử, dân tộc học thường dùng.
12
đinh người Hmông vào Việt Nam sớm nhất củng cách đây ngoài 300 năm.
Có một truyền thuyết kể rằng: từ thuở hồng hoang, cha Lạc Long Quân ưà mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Rồi sau đó 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để mưu sinh...
Đất nước Việt Nam tự buổi khai nguyên vốn đã gồm cả hai miền địa lý ấy. Nếu nhìn rộng ra tới những tộc người cư trú theo dọc dãy Trường Sơn, nhất là các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ-me và ngôn ngữ Nam Đảo, nhóm Malayô - Pôlynêdi trên mấy cao nguyên miền Trung, mà phần đông vẫn còn giữ truyền thốtig mẫu hệ, đã cho thấy hình ảnh của "50 người con theo mẹ lên núi”. Trái lại, ở các vùng châu thổ, những đồng bằng hẹp ven biển, nơi sinh sống của đa sô người Việt và những cư dân thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, nơi hiện diện chê độ gia đinh phụ hệ, lại gợi cho thấy bóng dáng của "50 người con theo cha xuống biển". Cho đến nay, chỉ nói riêng trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường củng đã thấy sự phân bố dân cư của các nhóm tộc người như một "định phận" từ trong truyền thuyết và từ thuở các vua Hùng dựng nước.
Sự cộng cư trên cùng một lãnh thổ đã làm cho các tộc người ở Việt Nam chung một số phận lịch sử và đã đưa đến nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa thường xuyên. Các tộc người ở
13
Việt Nam sớm biết cố kết thành một khối tinh thần đủ mạnh đế bảo ưệ độc lập - tự do, bảo vệ tài sản và hạnh phúc, giữ gìn bản sắc riêng là những tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người đã chung đúc thành truyền thống và hương sắc của quốc gia - dân tộc Việt Nam.
CHU THÁI SƠN
14
Lược SỬ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
Cộng đồng tộc người Co là một trong số 21 tộc người trong nhóm ngôn ngữ - văn hóa Môn - Khơ me ở Việt Nam. Địa bàn cư trú tập trung của họ là những xã vùng núi thuộc hai tỉnh ven biển miền Trung là Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Tại Quảng Nam, theo sô" liệu của tỉnh, vào năm 1999, người Co ở đây chỉ có 4.727 nhân khẩu, phân cư trong 2 xã thuộc huyện Trà My\ địa bàn nằm về phía nam của tỉnh. Sô" đông người Co phân bô" trong 14 xã của huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, địa bàn nằm về phía tây - bắc của tỉnh, tiếp giáp với huyện Trà My thuộc Quảng Nam về phía bắc. Niêm giám thông kê của tỉnh năm 1998 cho biết dân sô" Co tại đây có 23.000 nhân khẩu, chiếm quá nửa dân sô" chung của huyện Trà Bồng. 0 huyện Sơn Hà, phía nam của Trà Bồng cũng có gần 200 người Co cư trú.
Sô" liệu của tổng điều tra về dân sô" và nhà ỏ ngày 1-4-2009 cho biết tộc người Co có 33.817
1. Gần đây, huyện Trà My được chia tách làm hai. Phần phía bắc và đông bắc là bắc Trà My. Phần phía nam và tây nam là nam Trà My.
15
nhân khẩu, trong đó nam giới có 17.266 người, nữ giới có 16.551 người. Sinh sốhg ở thành thị chỉ có hơn một ngàn nhân khẩu. Tuyệt đại bộ phận cư trú ở nông thôn miền núi. Bộ phận dân cư chủ yếu tập trung tại Quảng Ngãi, thứ đến là Quảng Nam. Tại các tỉnh Tây Nguyên chỉ có hơn 200 nhân khẩu người Co.
Trong "Danh mục các thành phần dân tộc (ethnic) Việt Nam" được Tổng cục Thốhg kê công bô" chính thức năm 1979, Co là một tộc danh trong sô" 54 tộc danh. Trưốc đó, họ còn được gọi là: Bồng Miêu, Cua, Cùa, Khùa, La Thụ, Ta-con, Thượng, Thanh Bồng, Trầu... Tại Trà Bồng, họ tự gọi là Cor; còn nhóm ỏ Quảng Nam (Trà My) lại tự gọi là Col theo ngôn ngữ của tộc người mình. Tên gọi Cua, Cùa, Khùa chỉ là những biến âm từ Cor hay Col, Trầu là chỉ cư dân giỏi trồng trầu.
Tại Quảng Ngãi, người Co sông cận cư và tiếp xúc với người Hrê, Xơ-đăng trong cùng nhóm ngôn ngữ - văn hóa; và cũng thường xuyên giao tiếp với người Việt sông trong vùng. Nhóm người Co ở Quảng Nam, ngoài người Việt và người Xơ-đăng (Nhóm Mơ-nâm, Xơ teng và Ca-dong), họ còn sông cận cư với người Cơ-tu và Giẻ-triêng (nhóm Tơ-rỉêng,
Ve và Bơ-noong) đều cùng trong nhóm ngôn ngữ - văn hóa Môn - Khơ me.
Theo bảng "Thống kê các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" do nhóm nghiên cứu của Phòng Lịch sử - Văn hóa dân tộc thuộc úy ban Dân tộc Trung ương trước đây, được giao nhiệm vụ và đề xuất, Chính phủ đã thông qua và công bô" tháng 12 năm 1958.
16
Trong đó, ở đề mục "Ngữ hệ Môn - Khơ me", các tác giả (do Nhà Dân tộc học Nguyễn Hữu Thấu chủ trì) đã xếp người Co cùng với người Hrê vào tộc người Xơ-đăng (ỏ số thứ tự 45) \
Từ khi có danh mục, năm 1979, Co đã trỏ thành tộc danh chính thức và thốiag nhất trong cộng đồng, được giới khoa học và Nhà nưóc thừa nhận là một tộc người riêng, có một truyền thốhg văn hóa riêng.
Cư dân Co là một trong sô" các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ - văn hóa Môn - Khơ me. Cho đến tháng 4 năm 2009, dân sô" chung của cộng đồng này có tới 2.637.541 nhân khẩu. Trong đó, người Khơ me Nam Bộ ở đồng bằng sông Cửu Long có sô" dân đông nhất: 1.260.640 nhân khẩu. Và người ơđu ở miền Tây Nghệ An có số dân ít nhất: 376 nhân khẩu. Từ trong mù xa của lịch sử, tô tiên họ đã kết thành một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa có nhiều sắc thái đặc thù.
Do nhiều biến động của lịch sử và sự thích ứng với các môi trường sinh thái khác nhau nên mỗi tộc người lại hun đúc để hình thành một sô" sắc thái văn hóa riêng, song vẫn chưa hoàn toàn mất hết những truyền thông chung độc đáo. Điều đó thể hiện ở cách án - uô"ng, may mặc, kiến trúc nhà cửa, ứng xử xã hội và đòi sông tâm linh.
Đặc biệt, họ phân bô" dân cư trải dài suốt từ đầu nam cho đến cuối bắc trên toàn vùng lãnh thổ phía
1. Xem: Tạp chí Dán tộc và thời đại số 80 (2), phát hành tháng 7- 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.8.
17
tây của Việt Nam ngày nay. Ngoài đồng bằng sông Cửu Long, từ vùng đất cao miền Đông Nam Bộ, qua các sơn nguyên miền Trung, theo dọc dải Trường Sơn, tiếp đến miền Tây Thanh - Nghệ, rồi lên miền Tây Bắc - Bắc Bộ áp sát với vùng cao biên giới Việt - Trung. Địa điểm phân cư cuốỉ cùng của họ trên miền cực bắc là các bản làng của tộc ngưòi Mảng tại hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ thuộc tỉnh Lai Châu, nơi có cửa khẩu Ma Lù Thàng qua Trung Hoa lục địa.
Trên bán đảo Đông Dương, mặc dù đã trải qua rất nhiều biến thiên của lịch sử, song bức tranh phân bô" dân cư còn lại như hiện nay, cũng đủ cho thấy: các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ me là hậu duệ của những tập đoàn người là chủ nhân đầu tiên của xứ sở này trước khi có sự hiện diện của những tộc người nói ngôn ngữ khác.
Riêng ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có một lát cắt nằm ngang lãnh thổ từ đông sang tây. Đó là bình đồ phân bô" dân cư của các tộc người thuộc dòng ngôn ngữ Nam Đảo, nhóm Malayô Pôlinêdi (còn gọi là Mã Lai - Đa Đảo).
Hiện tại, ở ven biển Trung và Nam Trung Bộ, bức tranh phân bô" dân cư này từ bắc xuống nam cụ thể như sau: ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận, Bình Thuận có cộng đồng người Chăm. Riêng ở Ninh Thuận, Bình Thuận còn có cả một bộ phận cư dân Chu-ru và Ra-glai. Liền kề với vành đai tây bắc Khánh Hòa là cao nguyên Đăk Lăk, có đại bộ phận tộc người Ê-đê. Áp sát với phía bắc địa bàn này là cao nguyên Plây Ku, nơi cư trú
18
chủ yếu của tộc người Gia-rai. Áp sát với phía nam của cao nguyên Đăk Lăk là cao nguyên Lâm Đồng (còn gọi cao nguyên Lang Biang) có một bộ phận của tộc người Chu-ru và Ra-glai cư trú.
Địa bàn phân bố dân cư của các tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo đã để lại cho đến ngày nay con đường di thực mà tổ tiên các cộng đồng tộc người này lựa chọn là: từ những hải đảo trên biển Thái Bình Dương xâm nhập vào vùng duyên hải phía đông bán đảo Đông Dương (nay là miền Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam). Rồi lần hồi từng bước họ đi lên miền nội địa của các cao nguyên miền Tây Trung Bộ.
Dấu vết nguồn gốc xa xưa của họ vẫn còn đến ngày nay là sự cư trú trên những ngôi nhà sàn dài được kiến trúc mô phỏng hình thuyền\ Rõ nhất là ở các ngôi nhà sàn dài truyền thống của người E-đê. Mò nhạt hơn ở người Gia-rai. Với tộc người Chăm, dấu vết ấy không còn tại ngôi nhà ở, nhưng nó vẫn hiện diện cùng mưa nắng hàng ngàn năm nay trên những mái kalăng (đền tháp bằng đất nung).
Đó là mái Tháp lửa của ngôi đền Pô Klong Garai (có từ thế kỷ XIV) ở Phan Rang (Ninh Thuận). Đó là mái Tháp Nam trong nhóm tháp Bánh ít ở Bình Định, có từ cuối thê kỷ XI - đầu thế kỷ XII. Còn ở Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), đó
1. Xem: Chu Thái Sơn: Dấu vết nhà hình thuyền ỏ Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật số 4 (51), 1983. tr.74-81 và Kiến trúc có mái hình thuyền (phóng sự ảnh) Tạp chí Dân tộc và Thời đại số 48 năm 2002, tr.37 (cùng một tác giả).
19
là mái tháp Bl; nhóm tháp B5 và B3 mặt chính đông và mặt bắc, phục chế nám 1909-1918 (theo H.Parmentier)h.. Đặc biệt ở ngôi Tháp lửa - đền Pô Klong Garai, trên 2 đầu đốic còn có cặp "sừng nhà" do tiếp thu từ kiến trúc mái của ngôi nhà Môn - Khơ me. Người Ê-đê ở Đăk Lăk cũng gọi đơn vị làng là "buôn" như cư dân Môn - Khơ me, không gọi là "Plây" theo ngôn ngữ của tộc người mình. Những đầm hồ, dòng sông lớn trên cao nguyên đều được gọi bắt đầu bằng một từ Môn - Kho me: Krông (sông), Dăk (nước, suối, thủy vực). Những hiện tượng vừa nêu đều là những thói quen hằng có ở cư dân đến sau, khi mà các địa danh chủ yếu đã có tên gọi của người bản xứ.
Một trong những hiệu quả đem lại của sự xâm nhập và phân bô' dân cư của các tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo từ xa xưa là chia cắt khối cộng đồng ngôn ngữ Môn - Khơ me tại các cao nguyên miền Tây Trung Bộ ra làm hai: nửa nam và nửa bắc của lát cắt này. Như thế, vùng cư trú của người Co nằm về phía bắc. Một quá trình lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến những khác nhau nhất định về văn hóa trong các tộc người cùng một nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me.
Cái dễ dàng nhận ra sự khác biệt ấy là tiếng nói của người Co rất gần gũi với tiếng nói của
1. Xem: Nguyễn Vàn Kự - Ngô Văn Doanh: Du khảo văn hóa Chăm. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp ấn hành, Hà Nội, 2005, các trang; 120, 121, 128, 130, 131, 135-137, 177,200-206.
20
người Hrê, Ba-na, Cơ-tu, Xơ-đăng (nhất là các nhóm Tơ-riêng, Ve, Bơ-noong). Tiếng nói của các tộc ngưòi này hỢp thành nhóm ngôn ngữ Ba-na Bắc trong cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa Môn - Khơ me.
Riêng về ván hóa, cái nổi bật ở nửa bắc là mỗi đơn vị làng đều có một công trình kiến trúc công cộng hoành tráng là ngôi nhà rông. Còn ở nửa nam, kiến trúc này hoàn toàn vắng bóng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trang trí "sừng nhà" trên đầu đốc vẫn còn lưu giữ được vẻ huyền bí tại những ngôi nhà dân gian ở nửa bắc, trong khi nửa nam, yếu tô" thẩm mỹ và tín ngưởng này hầu như đã đi vào quên lãng. Tổ chức gia đình mẫu hệ ở nửa nam tồn tại còn đậm nét, trong khi ỏ nửa bắc, nhiều tộc người đã chuyển mạnh sang quan hệ song phương, kế cận với giai đoạn sơ kỳ của gia đình phụ hệ, v.v...
Cư dân Co cũng là một tộc người đa ngôn ngữ. Trong sinh hoạt hằng ngày, họ vẫn sử dụng tiếng nói riêng của tộc người mình. Song tiếng Việt, từ lâu hầu như đã trỏ thành ngôn ngữ thứ hai của họ để giao tiếp trên một phạm vi rộhg hơn. Sau 1945, trong cuộc kháng chiến chốhg thực dân Pháp, họ đã quan tâm nhiều đến nhu cầu học tập tiếng nói phô thông và chữ quốc ngữ. Ngoài ra, không ít người còn thành thạo trong giao tiếp với ngưòi Hrê và Xơ-đăng láng giềng bằng tiếng nói của những tộc người này.
EHa hình nơi cư trú của tộc người Co, là ỏ tây bắc Quảng Ngãi (huyện Ba Tơ) hay nam Quảng Nam
21
(huyện Trà My), cũng vẫn là những miền đất có nhiều đồi núi lô xô dốíc đứng, các thung lũng đều sâu và hẹp, giao thông gặp nhiều trở ngại, khí hậu quanh năm lại vô cùng khắc nghiệt. Làng của người Co xUa, thường nằm cheo leo trên sườn núi dốc, nhiều khi chỉ có một ngôi nhà sàn dài duy nhất. Trên địa hình ấy, việc canh tác lúa, kế cả lúa rẫy, cũng có nhiều bất lợi.
Để tồn tại và phát triển được giữa thiên nhiên ấy, từ lâu trong lịch sử, tộc người Co đã chọn lựa được 3 giống cây trồng đắc địa và nổi tiếng, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực để đảm bảo đòi sông. Đó là cây quế, cây cau và cây trầu. Trầu
cũng một thòi đã trở thành tên gọi của cộng đồng để phân biệt với các tộc láng giềng. Lá trầu ở đây thơm, giòn, có vị cay độc đáo, để được lâu, chậm héo. Mọi miền của cư dân Việt và phần đông các tộc người thiểu sô" đều có tục ăn trầu - cau hay trầu - vỏ. Nó còn là món quà đầu vỊ đế tiếp khách "Miếng trầu là đầu câu chuyện - thành ngữ Việt"). Và hơn thế, nó còn là lễ phẩm không thể thiếu trong việc hôn nhân, cũng tế nên nhu cầu trên thương trường không nhỏ và không hẹp.
ở nước ta có 3 vùng trồng được 3 loại quê lừng danh. Đó là quế Thanh (ở Thanh Hóa), quê Quỳ (Quỳ Hợp - Nghệ Ari) và quế Quảng (Quảng Nam và Quảng Ngãi). Đặc biệt, quế Quảng là một "thương hiệu" được người dùng gần xa ưa chuộng.
Còn vỏ cây quế, cành quế (quế chi) là một loại "thần dược", chữa được bách bệnh - theo quan niệm
22
cổ truyền của y học Đông phương và cũng là kinh nghiệm dân gian ở rất nhiều tộc người. Trong tín ngưỡng nơi đây, có một vị thần hầu như không thấy hiện diện ở tâm linh các tộc người khác đó là "Thần cây quế'", một nét riêng có từ văn hóa mưu sinh của người Co.
Trong xã hội cổ truyền, quế và trầu được đem ra thương trường ở địa phương dưới hình thức trao đổi: hàng đổi lấy hàng. Nhu cầu của người Co là lúa gạo, vải để may mặc, thuốc nhuộm, đồ gia dụng bằng kim loại: nồi, chảo, xoong, ấm, dao, kéo, kim khâu, chỉ thêu, trang sức bằng đồng, chiêng đồng, vò, hũ bằng sành, sứ và các nhu yếu khác.
Đã có nhiều tài liệu từ vài thế kỷ trước nói về chợ Tam Kỳ ỏ Quảng Nam dưới thòi Nguyễn còn được gọi là chợ Man^ (chợ họp với cư dân miền núi ở Tây Trung Bộ). Đó cũng là nơi người Co gùi lâm thổ sản và quế, trầu đến trao đổi ngoài việc các thương lái người Việt, Chăm, Hoa đem hàng đến trao đổi ở ngay tại các làng Co khuất nẻo trên núi.
Người Co là cư dân có ý thức cao và thốhg nhất về một tộc người riêng với những bản sắc văn hóa riêng. Họ luôn khẳng định về tính bản địa của cộng đồng. Nhóm ở Trà My gắn bó lâu đòi với dòng sông Tranh, sông Dăk Di. Còn nhóm ở Trà Bồng cũng
1. Theo báo cáo của ông Võ Đức Huy - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, xem tài liệu 16. tr.776.
2. Xem: Đặng Nghiêm Vạn: "Vài nhận xét về thành phần dân tộc ỏ huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Dân tộc học số 3 (123), 2003, tr.52-59.
23
luôn tâm niệm tổ tiên của họ đã sinh tụ trên xứ sở này tự bao đòi trước. Sau khi khảo sát ở khu vực Trà My, Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn cho biết:
..."Các địa danh gốc trong vùng đều là những từ Môn - Khơ me. Không thấy có những địa danh gốc từ Việt - Mường hay từ Malayô - Pôlinêdi. Điều đó chỉ có thể khẳng định được đây là vùng cư trú ban đầu của những người Môn - Khơ me^". Những nghiên cứu khác ở Trà Bồng cũng cho kết quả như trên.
Trong dân gian, số đông các vị cao niên lại cho rằng, họ là hậu duệ của mấy làng Co đã bị trôi dạt ra biển từ một thời xa xưa. Vùng đất bị trôi dạt ấy nay là huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Đảo có diện tích khoảng lOkm^ nằm về phía đông bắc của tỉnh, cách bờ biển thuộc huyện Bình Sơn khoảng 30km.
Vùng ven biển phía đông - nam tỉnh Quảng Ngãi, người ta đã khai quật đưỢc một di chỉ văn hóa vật chất thòi tiền sử mang tên địa phương: Văn hóa Sa Huỳnh (thuộc xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ ngày nay). Được xác định đây là văn hóa của những người làm nông nghiệp vùng duyên hải thuộc thòi đại sơ kỳ đồ sắt, cách ngày nay khoảng 2.000 - 2.500 năm. Nó cũng nằm trong vùng hoạt động mưu sinh của bộ lạc Dừa - mà bi ký ghi là Narikela Vamsa.
1. Xem: Đặng Nghiêm Vạn:"í/á/ nhận xét về thành phần dân tộc ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Dân tộc học số 3 (123), 2003, tr. 52-59.
24
v ề phía bắc đèo Cù Mông (con đèo nằm ở cực bắc tỉnh Phú Yên, giáp ranh với tỉnh Bình Định ở mạn đông - nam), bộ lạc Dừa hưng thịnh lên trên miền đất của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay. Phạm vi hoạt động mưu sinh của tổ tiên người Co nằm ở đâu đó thuộc địa bàn nói trên, cận cư với những buôn làng của bộ lạc Dừa.
Có thể trong vòng vài thế kỷ đã qua, cộng đồng người Co đã là cư dân sinh sốhg ở những vùng đất khắc nghiệt như hiện nay. cảnh quan sông suối, núi rừng ở đấy đã thấm vào tình cảm quê hương của họ. Trong ván hóa, sinh hoạt, họ đã tiếp thu không ít những yếu tô' vốh là đặc trưng của các tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo, nhất là với tộc người Chăm láng giềng. Mặc dù vậy, cho đến nay, họ vẫn còn bảo tồn không ít những bản sắc riêng của tộc người thuộc cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa Môn - Khơ me, nhóm Ba-na bắc của dải Trường Sơn nam.
25
VĂN HÓA MƯU SINH
TRỔNG TRỌT
Do sốhg tập trung trên sườn phía đông của dãy Trường Sơn, địa bàn rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn nên ở người Co, trong xã hội truyền thông, việc trồng trọt từ các loại cây lương thực, cây rau xanh, cây án quả đến cây đặc sản... chủ yếu đều được làm trên rẫy.
Cũng như các khu vực khác ở mạn đông Trường Sơn, địa bàn cư trú của người Co có độ dốc khá lớn, địa hình phức tạp, đất bị xói mòn nhanh theo những trận mưa mùa dữ dội nên mỗi đám rẫy (diek) thường chỉ gieo trồng trong một vụ đã phải bỏ hóa một vài năm cho rừng cây tái sinh, ơ đây hầu như không còn rẫy từ những cánh rừng già. Người làm rẫy chủ yếu quay vòng canh tác trên những diện tích đã được khai thác từ lâu. Loại rẫy định canh (apoh hlai) không nhiều. Đó là những mảnh đất ít dốc hay tương đôi bằng phang, có thể gieo trỉa được liên tục, không cần có thời gian bỏ hóa cho cây rừng mọc lại. Người Co thường dùng những mảnh đất này để trồng ngô, sắn, thuốc lá hay các loại cây án quả, cây lâu năm.
26
Kỹ thuật làm rẫy ở
nơi đây cũng tương tự
như các cư dân khác tại
khu vực Trường Sơn
Tây Nguyên vói các
thao tác cơ bản từ phát,
đốt, dọn dẹp rồi chọc,
trỉa, chăm sóc và thu
hoạch. Bộ nông cụ làm
rẫy từ xa xưa gồm có:
rìu (xuôk), rựa hay dao
phát (wưk), gậy chọc lỗ
(gay da mul), cái nạo cỏ
(knor)... Cây gậy chọc lỗ
là một thân gỗ loại chắc,
nặng, vừa tầm một tay
nắm, dài khoảng l,5m. Cô gái Co ỏ Trà Bổng đeo gùi. Một đầu gậy đưỢc đẽo 'Va lên rẫy.
mài nhọn và hơ qua lửa
để tăng cường cho độ cứng. Qua thời gian sử dụng, khi đầu gậy bị cùn hoặc xưóc, có thể đẽo lại đê dùng tiếp.
Thòi gian gần đây, trong trường hỢp không tìm được thân cây dài, gỗ tốt, người ta dùng một đoạn gỗ theo đúng yêu cầu về sức bền và độ cứng, dài khoảng 0,15 - 0,20m, để làm đầu tác dụng. Đoạn đầu gậy này được lắp ghép một cán tre dài và chắc chắn. Khi gieo trỉa xong, đoạn cán được giữ lại cho các vụ sau, còn phần mũi gỗ, nếu cùn, vứt bỏ đi.
Trên phần cán bằng tre của một sô" cây gậy chọc lỗ được cư dân nơi đây tạo khá nhiều hoa văn trang
27
trí bằng kỹ thuật khắc chìm rất khéo, không khác gì một tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
Khúc cây khoét ruột rồi cho than vào đốt
để tạo thành chiếc cối giã thóc
Ảnh: Cao Chư
Khi đã chọn lựa đưỢc đất để gieo trồng vụ rẫy mới, việc đầu tiên là phát cỏ, chặt bỏ giốhg dây leo và những lùm cây nhỏ trên đó. ít ngày sau mới chặt hạ những cây lớn. Khi cỏ, cây trên đất để làm rẫy được chặt, phát đã khô, người ta chọn một buổi trưa nắng gắt để đốt rẫy. Nếu sau một lần đốt, cây - cành vẫn còn chưa cháy hết, chúng được thu gom để đốt tiếp. Sau khi được dọn sạch và san đều tro than trên mặt rẫy để làm chất bón, người ta chờ đến khi sắp có mưa mối bắt đầu gieo trỉa.
Thóc giốhg, lúc gieo trồng được đựng trong những ốhg nứa có đường kính khoảng 4cm, dài khoảng 70cm, một đầu ốhg có khắc hoa văn trang
28
trí. Người đàn ông cầm cây gậy đi trước để chọc lỗ. Ngưòi đàn bà theo sau, tay phải cầm ống thóc giốhg, đều đặn thả từng nhúm nhỏ ra lòng bàn tay trái rồi hắt vào lỗ, khi bước tới, dùng chân gạt đất vụn để lấp lỗ luôn. Khi thu hoạch, người Co dùng tay tuốt lấy thóc bỏ vào cái giỏ đan gọi là achó đeo trước bụng. Khi thóc đầy giỏ mới đô vào gùi (ateo hay tanăng) rồi cõng về chứa vào kho lúa của gia đình, dựng ở gần nhà.
Với biện pháp đa canh và xen canh, rẫy của người Co đã đem lại nhiều loại nông phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu thiết yếu hằng ngày, từ lương thực, rau xanh, gia vị, hoa quả... đến thuốc hút và thuốc chữa bệnh...
Sản phẩm thu hoạch được từ việc canh tác rẫy của người Co đầu tiên và quan trọng nhất là lúa. Trong xã hội truyền thốhg, cư dân ở đây đã gieo trỉa khá nhiều giống lúa khác nhau như: ba brăk,
ba chiok nhet, ba nhe, ba xanól, ba lóp, ba kabol, ba nao,... Giống ba kabol gạo trắng, hạt tròn; giông ba xanól gạo trắng, hạt dài, cơm dẻo. Đó là hai giốhg lúa sớm, ngắn ngày, được trồng để chốhg đói khi giáp hạt. Hai giông lúa này đòi hỏi gieo trồng trên những rẫy có đất tốt lại thường cho năng suất không cao và dễ bị thất thu nếu gặp nắng hạn. Do vậy, chúng không được trồng nhiều. Ba ul cũng ít được phát triển vì gạo không nỏ và cơm không ngon. Ba brăk tuy là giốhg lúa chín muộn nhất, nhưng năng suất cao hơn cả, gạo đỏ hạt to, ngon cơm nên được gieo trồng nhiều nhất. Ba nhe hạt dài, gạo trắng, cơm dẻo (người Việt trong vùng gọi
29
là lúa "nhe"^). Ba lóp gạo đỏ, ba chiok nhet là giống lúa nếp, gạo đỏ dùng làm bánh cúng trong những dịp tết nhất, hội hè. Ba nao gạo trắng... cũng là giốhg lúa chính thường được người Co trồng nhiều, trên các đất rẫy.
Về thòi gian gieo trồng, trừ hai giông ba kabol và ba xanól được trỉa hạt vào cuôl tháng 5 dương lịch, thu hoạch vào khoảng tháng 8, tháng 9; ba brăk trồng vào tháng 6, thu hoạch vào tháng 11-12. Các giông lúa còn lại đều được trồng tập trung vào tháng 6, thu hoạch khoảng tháng 11. Về cơ bản có thể tổng kết lịch trồng lúa trên rẫy của người Co như sau: thòi gian tìm và chọn rẫy: tháng 12 dương lịch hằng năm, lịch người Co gọi là xiếc cấm; phát rẫy: tháng 1 (xiếc
múi); đô"t rẫy: tháng 3 (xiếc pé); gieo trỉa lúa: tháng 4 (xiếc pót); làm cỏ lúa lần đầu: tháng 5 (xiếc pơđáp); làm cỏ lúa lần thứ hai: tháng 7 (xiếc
pơ), tháng 8 (xiếc thơm); thu hoạch lúa sớm: tháng 8 (xiếc thơm), thu hoạch lúa muộn; tháng 9 (xiếc xíp), tháng 10 (xiếc kưl).
Trong nhóm cây lương thực được gieo trồng trên rẫy của người Co, sau lúa phải kể đến ngô (bắp) và sắn (củ mì). Ngô thường được gieo cùng lúa muộn trừ giông ngô sớm xa nól được trồng vào tháng 4 và tháng 12. Thứ ngô này hạt đỏ, chỉ hai tháng rưỡi đã được thu hoạch. Đây là một nguồn lương thực cứu đói
1. Tôm càng bóc vỏ bỏ đuôi/ Gạo lúa nhe An Cựu mà nuỗi mẹ già" (ca dao Việt ở miền Trung).
30
quan trọng khi giáp hạt, nhưng nó cần loại đất màu mỡ hơn. Ó đây còn có giổhg ngô lở hạt đỏ, được trồng nhiều nhất, mỗi vụ kéo dài trong 4 tháng. Ngô kó là giổhg nếp, hạt trắng, dẻo, thường trồng vào tháng giêng, thu hoạch vào cuối tháng 4. Vụ sau trồng vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 8...
Vùng cư trú của người Co còn nổi tiếng với các giốhg cau, trầu không và quế. Trầu không và cau ở đây vừa nhiều, vừa ngon, là một mặt hàng quen thuộc được khách miền xuôi ưa thích. Trầu không đã góp phần tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa cư dân dưới đồng bằng và cư dân trên miền núi, giữa người Co với các tộc người anh em khác, đặc biệt là người Việt.
Quế Quảng là đặc sản nổi tiếng của người Co ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam). Quế ở đây có 3 loại: quế rừng còn được gọi là quế tròi, mọc tự nhiên, hoang dại trong rừng, trên núi, đặc biệt quý nhưng ngày càng hiếm; quế thanh hay quế đắng, quế bùi được cư dân trồng nhiều, quê chành rành hay quế trèn trèn, tuy vỏ không tốt bằng hai loại trên nhưng dễ trồng nên cũng được đồng bào ưa chuộng.
Người Co tạo giốhg quế con bằng phương pháp ươm hạt, không bằng cách chiết cành hay tái sinh chồi (giâm cành) như nhiều nơi trồng quế khác. Quá trình ươm quế giống rất công phu, đòi hỏi kỹ thuật cao và cũng rất vất vả. Họ phải chọn những nơi đất tốt, có độ ẩm cao. Sau khi phát hết cây, cỏ, đất được cuốc lên bằng loại cuốc nhỏ và cũng là
31
dụng cụ làm cỏ (knor). Họ dùng tay bóp cho đất nhỏ tơi rồi vun thành luốhg, cao từ 0,18 - 0,20m. Quả quế được lấy về, đem ngâm trong nước lạnh khoảng nửa tháng rồi dùng tay bóp, loại bỏ hết vỏ, giữ lại hạt. Hạt quế có thể được gieo thưa đều trên khắp mặt luống rồi rắc một lớp đất mỏng lên trên hoặc dùng ngón tay hay những chiếc que nhỏ chọc xuốhg rồi lấp đất lại. Khoảng cách giữa các lỗ vào khoảng 2,5 X 2,5cm. Sau khi gieo trỉa xong, người ta dùng lá hoặc rạ mục rải lên trên che kín mặt luốhg.
Xung quanh khu đất gieo quế giông phải được rào kỹ, phía trên gác tre, nứa làm giàn rồi che kín bằng rạ hoặc cỏ cây để tránh mưa, nắng, nhưng vẫn phải đảm bảo độ thoáng mát, thông gió. Sau đó, phải thường xuyên nhổ bỏ hết cỏ trên miếng đất và chăm sóc cây quế con bằng cách tưới nước và xới đất, nhổ cỏ.
Quả quế giốhg thường được lấy vào tháng 12 hằng năm. Khoảng 10-12 tháng sau, khi quế con cao chừng 15-20cm, người ta bắt đầu nhổ quế đem trồng. Ngày nay, thời gian ươm quế giốhg đã được rút ngắn dần, có thể chỉ còn từ 8 - 9 tháng, thậm chí, có một vài gia đình đã nhổ quế con đi trồng chỉ 20-30 ngày sau khi gieo hạt. Đất trồng quế thường là loại đất có khả năng giữ ẩm, ít lẫn sỏi đá, độ màu dày, gọi là bri hắt. Quế thường được trồng vào cuối năm, khi vùng đất này có mưa nhiều. Người ta có thể dùng luôn cây gậy chọc lỗ gieo trỉa lúa để chọc lỗ trồng quế hoặc tạo một cây gậy khác dài khoảng l,0m dành riêng cho việc chọc lỗ trồng quế.
32
Khoảng cách giữa các lỗ trồng quế thường ở mức 0,60m X 0,60m. Khi quế giốhg đã trồng được khoảng 2 tháng, họ dùng knor làm cỏ cho quê lần đầu; hai tháng sau làm cỏ lần thứ hai và khoảng 7- 8 tháng sau khi trồng, làm cỏ lần thứ ba. Sau đó cứ một năm họ làm cỏ quế hai lần cho đến khi thu hoạch. Ngoài việc làm cỏ, còn phải quan tâm đặc biệt đến việc phòng chống sâu bệnh.
Thường trên 10 năm, nhiều khi đến 15 hoặc 20 năm sau khi trồng mới có thể thu hoạch vỏ quế. Do phải trèo cao và chặt hạ cây, đây là một công việc khá vất vả, lại có phần nguy hiểm nên chủ yếu chỉ dành cho đàn ông. Người ta dùng một thanh tre làm thước đo từ gốc cây quế trở lên (lứ đớp quẽ).
Thước thường có 2 mức dài ngắn khác nhau dùng cho loại quế tốt và quế xấu. Đo đến đâu, lại lấy một con dao chuyên dùng trong việc thu hoạch quê làm bằng nhíp xe ô tô (sia nhíp) tiện quanh thân cây cắt đứt vỏ quế tại điểm đầu thước thành từng đoạn ngắn bằng nhau cả trên thân và cành cây, bằng chiều dài của thưóc. Sau khi dùng dao cắt, lại dùng một dụng cụ có mũi nhọn gọi là slố được làm bằng xương sườn trâu hay miếng sừng mỏng hoặc một thanh tre cứng để rạch và tách lớp vỏ quê ra khỏi thân cây. Khi phần vỏ ở gốc quế đến điểm cao quá tầm tay với đã được tách hết, người ta dùng dao chặt cho cây đổ xuống để tách hết vỏ quế ỏ phần thân và cành phía trên.
Để quế thành phẩm có chất lượng cao, việc phơi vỏ quế cũng khá cầu kỳ, đòi hỏi nhiều công sức. Cư dân Co thường đem vỏ quế hong trong
33
bóng râm rồi ủ và phơi úp dưới nắng nhạt. Khi vỏ quế đã khô, họ chia ra thành từng bó rồi bọc phía ngoài bằng cỏ tranh hay lá chuôi khô. Đôi khi người ta lại cất quế vào trong gùi. Riêng quế rừng thu hoạch về được bảo quản cẩn thận hơn bỏi giá trị vượt trội của nó. Người ta thường để quế rừng thu hái được trong những chiếc ché lốn, có nắp đậy kín.
Phơi quế dưới nắng nhạt.
Ảnh: Cao Chư
Loại quế trồng, sau khi thu hoạch cũng được phân thành nhiều loại khác nhau. Loại có chất lượng cao nhất là quế kẹp hay quế chồng. Đây là những đoạn quế vừa dày vừa to bản, sau khi tách khỏi thân cây người ta dùng những thanh tre để kẹp và căng vỏ quế ra rồi mới đem phơi. Loại thứ hai là quế nách được lấy ở chỗ chạc cây, chạc cành. Thứ ba là loại quế chát được lột ở phần gốc cây, chất lượng kém hơn. Cuối cùng là quế thảo,
34
quế chi giá rẻ vì không tốt và không công hiệu bằng các loại trên. Thanh quế loại này vừa mỏng, vừa nhỏ lại giòn, được lột ỏ phần ngọn và cành cây.
Trong điều kiện rẫy không cung cấp một cách ổn định lương thực cho nhu cầu của người dân, đồng thòi lại thiếu những nghề phụ có thể góp phần nuôi sốhg con người, thì cây quế có vai trò kinh tế rất quan trọng đối với cư dân Co. Những nơi không có điều kiện phát triển nghề trồng lúa rẫy, cây quế trỏ thành nguồn kinh tế quan trọng của nhân dân. Những nơi có điều kiện phát triển cây lương thực, cây quế vẫn có ý nghĩa nổi bật về kinh tế. Nhờ bán quế mà họ có thể mua sắm được trâu ché, công cụ lao động bằng sắt thép, quần áo, muốỉ mắm và một phần đáng kể gạo ăn... Vào năm 1997, toàn huyện Trà Bồng có tói S.OOOha quế, chủ yếu là của người Co.
Mặc dù cư trú bên cạnh những làng của người Hrê và người Việt nhưng dân tộc có truyền thổhg làm lúa nước, nhưng người Co trước kia hoàn toàn không có hoạt động trồng cấy trên đất ruộng. Ngày nay, trong quá trình định canh - định cư, nhiều làng Co hình thành ỏ các vùng đất thấp, địa hình bằng phăng, gần sông suôi nên đã xuất hiện các thửa ruộng trồng lúa nước tại khu vực cư trú của họ.
Trong một sô' buôn làng người Co hiện nay, việc trồng lúa nước đã trỏ thành quen thuộc, nhưng diện tích bình quân đầu người còn thấp, năng suất chưa cao nên phương thức hoạt động kinh tế này
35
chưa có vai trò quan trọng trong toàn bộ đòi sống vật chất của ngưòi dân. Năm 1996, với 2.056 nhân khẩu của xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi chỉ có gần 50ha ruộng nước. Vì vậy, bình quân mỗi nhân khẩu ở đây chỉ được cấy trồng trên 0,65 sào Bắc Bộ, tương đương với khoảng 240m^. Điều đặc biệt, toàn bộ kỹ thuật canh tác ruộng nước của cư dân nơi đây đã được học tập từ kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê và người Việt sốhg trong cùng địa phương.
CHÁN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
Đàn vật nuôi trong các gia đình Co từ xưa đến nay vẫn chỉ là các con vật quen thuộc như: trâu, lợn, chó gà... Ngày nay, ở một sô" nơi, thay vì nuôi trâu người Co đã bắt đầu nuôi bò. Vào đầu năm 1996, riêng xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, có tất cả 433 con bò được nuôi trên tổng sô" 404 hộ. Trong khi đó, sô" trâu được nuôi ở đây chỉ còn có 6 con. Các loại gia súc, gia cầm của người Co vẫn chủ yếu được chăn nuôi theo phương thức thả rông, mặc dù họ đã chú ý hơn đến việc cho chúng ăn thêm một hoặc hai bữa trong ngày, nhất là với lợn và gà. Một sô" gia đình cũng đã chú ý đến việc làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Tuy thê", vẫn như trước đây, các loại gia súc - gia cầm chăn nuôi được vẫn chủ yếu sử dụng vào các nghi lễ cúng tế thần linh hoặc bán để lấy tiền mua sắm các đồ dùng trong gia đình, hiếm khi được sử dụng để nâng cao chất
36
lượng bữa ăn hằng ngày. Gần đây, một số gia đình đã đào ao để nuôi cá.
NGHỀ PHỤ GIA ĐÌNH
Ó người Co, nghề dệt, nghề rèn và nghề làm đồ gô"m đều không phát triển. Các đồ dùng thiết yếu trong gia đình là sản phẩm từ các nghề thủ công này đều được mua hoặc trao đổi với các tộc ngưòi khác ở quanh vùng: đồ gốm của người Giẻ-triêng và người Việt; đồ dệt của người Việt, người Gia-rai và Xơ đăng; đồ rèn của người Xơ-đăng, người Việt.
Vợ chồng người Co đang đan gùi.
Bên cạnh là chiếc su/ pác đã đan xong
Ảnh: Cao Chư
Trong số các nghề phụ gia đình, chỉ có nghề đan đồ mây tre là khá phát triển. Các kỹ năng, kỹ thuật trong quá trình tạo ra sản phẩm, từ
37
cách chọn vật liệu, chọn thời gian chặt hạ khai thác đến kỹ thuật làm nan, kỹ thuật đan cải hoa văn... đều được thế hệ trước truyền lại một cách cụ thể, tỉ mỉ cho thế hệ sau qua phương pháp truyền nghề trực tiếp. Chính vì vậy, ở các buôn làng người Co cả đàn ông, đàn bà, người già lẫn trẻ em đều thông thạo việc đan lát và đều có khả năng tạo nên những sản phẩm bền, đẹp, phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Người Co tạo ra sản phẩm đan bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như; mây, nứa, dang (ktác), sỢi cây nung (ra lec)... Tất cả các loại vật liệu này đều có thể tìm thấy và khai thác được trong các khu rừng gần nơi cư trú của họ.
Sản phẩm của nghề đan ở đây khá phong phú với các loại: mẹt ba góc, phên, cót, rổ, rá, dụng cụ đánh bắt tôm cá, dụng cụ đựng lúa khi tuô"t và các loại gùi... Sản phẩm đan có nhiều loại phong phú và đòi hỏi sự tài hoa của đôi bàn tay trong các thao tác kỹ thuật, nhất là việc tạo ra những chiếc gùi. Gùi ở đây có nhiều loại: gùi củi, gùi thóc, gùi của đàn ông, gùi của đàn bà, gùi cho người lốn và gùi cho trẻ em. Riêng loại gùi thóc (ateo) lại có nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếc tương đối lớn đựng được 6 ang thóc, người Co gọi là ateo lơ; chiếc nhỏ hơn đựng vừa 4 ang thóc gọi là ateo đế...
Nhưng sản phẩm đan độc đáo nhất của tộc người này là những chiếc gùi đựng đồ nữ trang (sui na) và loại đựng đồ của nam giới (sui pác). Hai loại này đều được đan bằng sỢi mây vót nhỏ
38
và đều. Sui na chỉ có một ngăn, dùng để đựng một bộ váy - áo, ốhg đựng trầu cau, vôi... phục vụ cho việc ăn trầu của phụ nữ. Chiếc gùi này thường chỉ được dùng một lần, trong đám cưới, khi cô dâu về nhà chồng. Sau đó sui na được cất kỹ ở trong nhà. Đến khi người đàn bà này qua đòi, chiếc sui na
được đem chôn theo chủ. Sui pác của đàn ông được sử dụng nhiều hơn. Đây là loại gùi ba ngăn, một ngăn lớn - ngăn mẹ (sui
mí) ở giữa và hai ngăn
nhỏ hơn - ngăn con (sui
con) ồ hai bên. Sui pác
được dùng để đựng
quần áo, thức ăn, thuốc
hút... và một vài dụng
cụ thiết yếu khác phục
vụ cho những chuyến đi
rừng của người đàn ông
như dao, ốhg tên...
Cũng giống như các
tộc người khác thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn -
Khơ me, trên Trường
Sơn - Tây Nguyên, đồ
đan của người Co vừa đa dạng về kích cỡ, kiểu loại, vừa bền đẹp trong
Chiếc gùi thưa của người Co Ảnh: Cao Chư
từng chi tiết. Đặc biệt, ở đồ đan của họ, ta vẫn gặp các dải hoa ván chạy song song được tạo bởi kỹ thuật đan cải giữa nan đen và nan nền màu vàng óng. Trưóc kia để có nan màu đen, họ thưòng
39
"nhuộm" màu cho nan bằng cách hơ trong khói của các loại cây có nhiều nhựa như gỗ thông, gỗ xà nu... Hiện nay, họ tạo ra nan đen một cách đơn giản hơn: nhuộm bằng nhọ nồi hoặc bằng ruột pin thôi. Riêng loại nan màu vàng óng màu nền của đa số đồ đan đêu đưỢc đồng bào tạo ra bằng cách để trên gác bếp trong một thòi gian dài.
SÀN BẮT - HÁI LƯỢM
Ngoài trồng trọt, người Co còn duy trì các hoạt động săn bắt và hái lượm. Các loại nấm rau, củ, quả... hái lượm được trong rừng rất phong phú và là nguồn thức ăn khá quan trọng trong mỗi gia đình. Đặc biệt loại rau rrêch (người Việt trong vùng gọi là rau ranh) mọc tự nhiên ỏ khắp nơi. Người Co thường lấy hạt cây rrêch về nướng lên tạo ra một món ăn khoái khẩu, lá cây rrêch có thể đem hấp hoặc nấu canh ăn vừa ngọt, vừa mát. Trong sô" các loại rau rừng, rrêch chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó có nhiều, ngon mà còn vì thời vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Phụ nữ Co thường chịu khó hái lượm và cũng thạo hơn nam giói cả trong việc mò cua, ốc, bắt cá, tôm dưới sông, suôi, ớ vùng cư trú của người Co do sông, suôi nhỏ và dốc, ít có điều kiện đánh bắt tôm, cá bằng thuyền với vó, chài, lưới... nên phụ nữ chủ yếu dùng tay không mò bắt cua ốíc hay dùng một loại đồ đan nhỏ (anhá) để xúc cá; đàn ông dùng cần câu hoặc các dụng cụ đơm cá có mồi, thả xuông chỗ nước sâu (krúc ka) hoặc không mồi,
40
chắn ngang dòng nước chảy (hóh ka) để bắt cá... Hằng năm người Co cũng tổ chức các cuộc đánh bắt tôm, cá tập thể. Họ thường sử dụng các loại vỏ cây có nhựa độc giã ra rồi vắt lấy nước để duôc cá (suốt ka).
Người đàn ông Co và bộ tên, nỏ đi săn
Ảnh; Cao Chư
Phụ nữ Co thường không tham dự vào những cuộc đi sán thú rừng cùng nam giói. Việc đi săn đốì với người Co và hầu hết các dân tộc khác trên Trường Sơn - Tây Nguyên không chỉ nhằm có thêm thịt chim, thú... cải thiện bữa ăn hằng ngày mà còn để bảo vệ mùa màng. Họ đi săn bắt chim, thú bằng nhiều cách với nhiều công cụ khác nhau. Khi săn bắn trực tiếp, cả săn cá thể và săn tập thế, họ thường sử dụng ná (pa nanh) với những mũi tên thường (nóh) để bắn chim, sóc, khỉ... và tên tẩm
41
thuốc độc (nóh jơrâu) để bắn các loại thú lón, hung dữ như: hổ, báo, heo rừng... Ngoài ná, người Co còn có rất nhiều kiểu giáo khác nhau, như giáo có lưỡi hình mũi mác (dáo phang), giáo có lưỡi hình lá (dáo phớp) và giáo có lưỡi hình mũi tên với hai ngạnh sắc hai bên (giáo hóc)... Người Co cũng sáng tạo ra khá nhiều loại bẫy để sử dụng trong săn bắt chim thú như bẫy thò (đờ lắc) dùng sức đàn hồi của thân cây để phóng mũi lao bằng nứa giết chết các loại thú lớn, chủ yếu là heo rừng; hay loại bẫy sập (spó) dùng sức nặng của thân cây đè chết thú nhỏ như cầy, cáo, nhím... và các loại bẫy nhỏ (kiếp), bẫy ống (kiếp đíc) dùng để bắt chim, chuột, sóc...
Từ vài chục năm gần đây, hoạt động săn bắn chim, thú đã bị ngăn cấm nhằm bảo vệ sự đa dạng của môi trường sinh thái. Và người dân cũng đã bắt đầu nhận thức rõ việc săn lùng giết hại thú rừng là gây tổn thất cho tài nguyên của xứ sỏ, làm mất cân bằng sinh thái. Họ đang hướng về việc phát triển chăn nuôi.
BUÔN BÁN, TRAO Đổl
Sử sách cũ cũng từng nói đến chợ Trà Bồng (chợ Man ở Trà My hiện nay) như là những trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa trong vùng. Ngay từ thời đó, quế, trầu không và cau, các sản phẩm trồng trọt của người Co đã hấp dẫn, thu hút khách bốn phương dồn về đây tấp nập suốt hai mùa thu hoạch hằng năm: mùa tiền và mùa hậu. Từ rất sớm, các thương lái người Việt và Hoa kiều đã tìm
42
đến các làng Co để mua quế. Quế cũng đã đưa một sô" người Co vào con đường buôn bán kiếm lòi. Ngày nay, vì cây quế và vỏ quế mà các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá ở vùng ngưòi Co vẫn tiếp tục có bước phát triển hơn những vùng cư trú của các tộc người khác trên Trường Sơn - Tây Nguyên. Quế Quảng vẫn tiếp tục thu hút các thương lái từ khắp nơi đến đây thu mua và cung cấp cho cư dân tại đây những đồ dùng thiết yếu trong cuộc sốhg như mắm, muối, dầu, đèn... các sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại như: xe đạp, xe máy, máy khâu, đồng hồ...; đến các phương tiện truyền thông đại chúng như: radio, cassette, ti vi, đầu video.
43
VÃN HÓA VẬT CHẤT
NHÀ CỬA VÀ LÀNG BUÔN
ớ các vùng người Co, khi chưa có chính sách định canh - định cư, các làng thường nằm cheo leo trên sườn núi. Mỗi làng (plây) có tên gọi riêng theo tên người đầu làng hoặc theo tên sông, suôi, đất, rừng... Đôi khi cũng có tên làng của người Co phản ánh đặc điểm nào đó của nơi cư trú, tuy nhiên, sô" lượng này rất ít.
Trước kia, tùy thuộc vào chu kỳ quay vòng trong canh tác rẫy, người Co di chuyển làng cho phù hỢp. Nhưng về cơ bản họ chỉ di chuyển vỊ trí cư trú ỏ phạm vi đất đã được xác định thuộc về làng. Trường hỢp trong làng xảy ra dịch bệnh trầm trọng, hoặc bất ngờ có vài vụ chết "bất đắc kỳ tử", nhất là trường hỢp chết do sinh đẻ, làng mới phải dời đi bất thường. Tuy thế, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vừa qua, các làng của người Co hầu hết đã bị xáo trộn, đều phải di chuyển nhiều lần vượt ra ngoài phạm vi đất làng đê chống càn hoặc tránh bom đạn địch.
Ngày nay do tác động của công cuộc định canh - định cư và các chính sách kinh tê mới của Nhà nước,
44
các làng Co hầu hết được dựng lên ở những khu đất tương đối bằng phẳng, gần sông suối, gần đường giao thông, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo nghĩa rộng, từ làng (plây) trong ngôn ngữ của người Co thường bao gồm phần đất làm nơi cư trú (thổ cư) và tất cả các loại đất đai dùng để canh tác hay không canh tác, núi rừng, sông SUÔI trong phạm vi được xác định thuộc về một làng. Từ đòi trước qua đồi sau, các thế hệ cư dân truyền bảo cho nhau biết cương vực của làng. Mọi người dân trong làng đều nhận rõ ranh giới phân định làng mình vối các làng xung quanh. Nơi lấy dòng sông, con suối làm mốc; nơi lại dựa vào những gốc cây to, tảng đá lớn, đỉnh núi cao, con đường mòn... làm địa giới phân chia đất đai giữa các làng. Cũng có nơi địa giới ấy lại là chỗ giáp ranh giữa hai đám rẫy, chỗ tận cùng của vườn quế...
Nhờ quá trình gắn bó và kiểm nghiệm qua thực tế lao động sản xuất; qua quá trình sinh hoạt của cá nhân, cũng như tập thể, mỗi thành viên trong cộng đồng buôn làng Co đều thông thuộc những đường ranh địa giới tưởng chừng vô cùng rắc rối đó để có thể tự xác định khu vực được hoạt động mưu sinh; đồng thời xác định bổn phận của mọi cá nhân trong việc bảo vệ đất đai của làng mình. Khái niệm đđêh hay đđih có nghĩa là vùng, xứ sở, khu vực đất đai được gắn vối những chủ nhân cụ thể và rõ ràng như: đđêh Co - vùng của người Co hay đđih Cha Bến - khu vực của làng Cha Bến...
45
Thời gian ròi làng cũ và chọn địa điểm dựng làng mới do lớp người già, đại diện của các gia đình xem xét, quyết định. Người Co rất quan tâm đến sự tiện lợi của chỗ dựng làng với các điều kiện cơ bản như: gần nguồn nước, khả năng đất canh tác không quá khó khăn, địa thế cao ráo, thoáng mát, độ dốc nhỏ...
Trước kia, xung quanh làng là những hàng rào được dựng cao và chắc chắn với các cổng làng mở ra, đóng vào theo những quy định chặt chẽ, cùng hệ thốhg chông, thò, cạm, bẫy... dày đặc để phòng thủ. Đến nay việc rào làng hầu như đã được loại bỏ. Một số nơi hàng rào làng vẫn còn nhưng đơn giản hơn xưa nhiều và chủ yếu chỉ để ngăn không cho gia súc phá hoại cây trồng. Hàng rào làng còn nhằm phân định khu vực thổ cư và đất dành cho canh tác.
Tuỳ theo sô' lượng dân nhiều hay ít, mỗi làng Co trong quá khứ có một hay nhiều ngôi nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Người Việt quen gọi ngôi nhà là nóc. ở đây, nóc cũng đồng nghĩa với làng hỏi trước kia rất phổ biến những làng Co chỉ có một nóc nhà. Những ngôi nhà như vậy dài tới trên lOOm. Ngày nay, những ngôi nhà dài của người Co đã mất hẳn. Các gia đình hạt nhân với bô' mẹ và con cái - phần lớn đều đã sinh sông riêng biệt trong một ngôi nhà nhỏ. Vì vậy, các làng Co hiện nay không chỉ có một vài nhà mà thường có nhiều nhà. Mọi ngôi nhà đều được dựng bên nhau theo kiểu cư trú mật tập, nhà nọ kê' tiếp nhà kia, chỉ cách nhau khoảng 5-1 Om.
46
Xưa kia, người Co ở nhà sàn. Dân làng góp sức dựng chung nhau một hoặc vài ngôi nhà, sau đó mỗi hộ được chia một diện tích phù hỢp để sinh sốhg. Bao giò vỊ trí máng nước cũng được đặt về phía đầu của ngôi nhà. Ngôi nhà cũng có thể được nốl dài thêm về phía này cho những gia đình đến sau hoặc các gia đình mới. Dưới gầm sàn nhà là nơi xếp củi, nhốt lợn, gà...; trên mặt sàn là nơi dành cho người ở. Ngoài ra, mỗi ngôi nhà còn có tói 2 hoặc 3 sân sàn để phơi lúa, sấy thuốc lá và cất giữ đồ đạc.
Như vậy, người Co đã mở rộng mặt bằng sinh hoạt cho ngôi nhà bằng cách tạo ra các diện tích phụ như sân sàn ỏ ngay bên cạnh diện tích chính là sàn nội thất. Tất cả các diện tích đó đều nằm gọn dưới hai mái nhà lợp bằng lá rừng hoặc cỏ tranh. Trong đó, nhà lợp bằng cỏ tranh càng ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Mặt bằng sinh hoạt trên ngôi nhà của người Co trước kia đưỢc chia thành 3 phần chính theo chiều dọc: truôk, tum và gưl. Truôk là đường hành lang chạy suốt từ phần đầu đến phần cuối của ngôi nhà. Hai đầu của truôk được thông ra phía ngoài nhà qua hai khuôn cửa (mok tưl). Tum là phần diện tích được ngán thành từng buồng riêng cho các hộ dùng để cất giữ một sô" đồ đạc, đặt bếp chính, và là chỗ ngủ của các cặp vỢ chồng cùng những người con gái của họ. Các buồng đều mở cửa thông ra hành lang, gọi là cửa tum (mok tum). Đổi diện vói phần diện tích ỏ (tum), qua đường hành lang (truôk là gứl - phần diện tích để thoáng, không ngăn
47
thành các buồng. Toàn bộ diện tích phần gưl chủ yếu dành cho các sinh hoạt công cộng của đàn ông như: hội họp, tiếp khách, uốhg rượu, cúng, ngủ đêm, đánh chiêng... Bên trong phần gưl này thường được đặt 3 bếp lửa. Các bếp đều nằm giáp về phía truôk, một bếp ở giữa và hai bếp còn lại ở hai đầu giã theo chiều dài của ngôi nhà.
Ó một số làng có dân cư đông đúc, nhưng người ta không muôn chia ra để lập làng mới, trong khi việc nốl dài ngôi nhà ra cũng không thuận tiện, bị hạn chế bởi địa hình..., ở trường hỢp đó, họ thường làm thêm một ngôi nhà nữa bên cạnh ngôi nhà cũ, theo kiểu nhà kép. Với cách bô" trí này, người ta đặt phần gưl của hai ngôi nhà nằm giáp nhau, tạo nên một không gian rộng ở giữa gồm hai phần gưl và hai đường hành lang, còn hai dãy tum nằm về hai bên.
Nửa cuối thập niên 70 của thê kỷ trước, hầu hết người Co ở các buôn làng ở Quảng Ngãi, Quảng Nam đã chuyển sang làm và ở trong những ngôi nhà trệt và ngắn. Không ít gia đình trong sô" họ bắt đầu ưa thích, dựng và ở trong các ngôi nhà kiểu "xuyên trính"^ của người Việt ở đồng bằng ven biển
1. Nhà Xuyên trình còn gọi là nhà đâm trình, nhà trình trổng, nhà rường hay nhà chầy cối. Đó là tên gọi theo kết cấu kỹ thuật của một loại hình kiến trúc nhà dân gian Việt, ở miền Bắc gọi là cây chếnh, ò miền Trung và Nam Bộ gọi là cây trình. Trong vì kèo gỗ có 6 hàng cột, không có cột chống nóc (cột giữa), người ta đặt cây trình xuyên hai đầu qua hai cột bên (hàng cột nhất). Cây trình ở đây đóng một phần vai trò của cây quá giang, trên đó có cây trổng làm chức năng của cây "trụ ngồi" chống nóc.
48
miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đó là kết quả của quá trình vận động đồng bào xây dựng nếp sông mới đã diễn ra và đang còn tiếp tục. Tuy vậy vẫn tương đốì dễ dàng nhận thấy khá rõ hình dáng và một số yếu tô" của ngôi nhà Co xưa kia còn sót lại. Mặc dù, nhiều nơi các cặp vỢ chồng đã tách ra ở riêng thành từng hộ, nhưng đồng thời vẫn còn khá phô biến những ngôi nhà có từ 3 - 4, thậm chí 6 - 7 hộ cùng sinh sông dưới một nóc.
Cũng còn những làng Co có tới vài ba chục hộ với hàng trăm nhân khẩu vẫn cùng nhau sốhg chung dưới một mái nhà. Nơi đó tuy vách đất đã xuất hiện, nhưng các bức ngăn trong nhà vẫn bằng vỏ cây rừng, bằng tre đập dập là chính. Tuy một vài ngôi nhà có cửa ra vào mở ra ở hai mặt bên, nhưng việc đi lại qua lốì đầu hồi nhà là một tập quán vẫn còn được bảo lưu. Lôi kết cấu theo vì cột vẫn tương đối thông dụng, tương tự như các tộc người khác trên Trường Sơn - Tây Nguyên.
Một vài nơi người ta vẫn tạo thêm phần sạp ngủ ở những ngôi nhà trệt. Đó là sự lặp lại cách làm sàn và ở nhà sàn trước kia. Vị trí lốl đi dọc trong nhà (hành lang) cũng không hề thay đổi. Loại thang làm từ một cây gỗ (độc mộc), trên đó được khắc bậc để trèo vẫn là phương tiện hằng ngày để lên sàn, kể cả sàn cao áp mái - nơi chứa lương thực dự trữ. Sô" lượng bậc ở mỗi cây cầu thang này bao giò cũng theo sô" lẻ (như 5, 7, 9...). Với cây cầu thang bắc lên sàn cao áp mái, mặc dù ít được sử dụng, nhưng cây cầu thang truyền thông này vẫn tồn tại với đầy đủ chức năng vô"n có của nó...
49
Vào những năm cuối thế kỷ XX, các làng Co chỉ với một hoặc vài ngôi nhà ở cheo leo bên sưòn núi đã hoàn toàn không còn lại trên thực tế. Người Co đã lần lượt tìm xuông cư trú ở những vị trí gần sông, suối, nơi có địa hình tương đôl bằng phang, ớ đó, xu thế mỗi gia đình hạt nhân vối bô" mẹ và con cái làm và sốhg trong một ngôi nhà trệt và ngắn đã trở thành phổ biến. Chính vì vậy, những làng Co hiện nay là nơi tập trung từ vài chục đến hàng trăm ngôi nhà được dựng kế tiếp nhau trên một khoảng đất rộng. Trong nhà, bên cạnh sự xuất hiện ngày càng tăng các đồ dùng sinh hoạt gia đình kiểu mới, hiện đại như giường, tủ, bàn ghế, đài, ti vi... là cách bô" trí mặt bằng sinh hoạt cũng hoàn toàn khác trước.
Hầu như không còn gặp ở đây những ngôi nhà với ba phần không gian chia theo chiều dọc như trước. Đa phần các ngôi nhà hiện nay đã được mở cửa ra vào ỏ phía trưóc, gian giữa nhà là nơi đặt bộ bàn ghê" uốhg nước, tiếp khách; hai gian hai bên là chỗ kê giường, tủ... tương tự như cách bô" trí trong các ngôi nhà của người Việt. Bếp nấu ăn và bếp khách cũng đang từng bước được tách ra khỏi ngôi nhà ở để hình thành những ngôi nhà bếp riêng biệt. Nguyên vật liệu sử dụng để dựng nhà của họ cũng đã và đang thay đổi về cơ bản. Các ngôi nhà được dựng với nguyên vật liệu truyền thông như gỗ, tre, nứa, lá, dây mây... đã hiếm dần; thay vào đó là những ngôi nhà tường xây, mái ngói...
Vào cuối năm 1996, thôn c ả (plây JangKa), một trong 4 thôn thuộc xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng,
50
tỉnh Quảng Ngãi có tất cả gần 80 hộ với mỗi hộ một căn nhà nhỏ. Trong đó chỉ còn có 25 ngôi nhà lợp bằng cỏ tranh, chủ yếu của các gia đình chỉ còn hai vỢ chồng già và các con nhỏ. Tuy vậy, đa phần những ngôi nhà lợp ngói của các hộ trong làng đều còn có tường và vách bằng đất. Do quãng đường từ xe tải có thể đến đưỢc vào làng dài khoảng 5km, chủ yếu là đường mòn, hẹp, phải vượt qua nhiều đèo dốc, sông suối..., mỗi ngày, một người chỉ có thể ra vào trên đoạn đường này được 3 lần và chỉ mang vác được khoảng từ 15 - 30kg. Vì vậy, mặc dù mỗi làng đều đã có phong trào giúp nhau vận chuyển nguyên vật liệu từ đường lớn vào làng, nhưng mối chỉ là vận chuyển ngói về lợp nhà, còn gạch, vôi, cát, đá, xi măng... để xây nhà thì vẫn chưa thể mang về được. Cho nên, giao thông khó khăn vẫn là việc gây tác động lón nhất cho xu hướng đổi mới về nhà cửa và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Với những làng của người Co nằm gần thị trấn, gần đường giao thông thì khác. Tại đó, tốc độ phát triển của nhà xây, lợp ngói đang ngày càng tăng. Cũng nửa CUỐI năm 1996, tại xã Trà Thuỷ, một xã nằm giáp ngay phía ngoài xã Trà Hiệp, trên con đường nối các làng buôn của hai xã này với thị trấn Trà Bồng đã có tới 60 ngôi nhà xây, 130 ngôi nhà ngói trên tổng sô" 406 ngôi nhà của 406 hộ trong toàn xã. Các trang thiết bị hiện đại cũng đã xuất hiện khá nhiều ở đây, với 9 hộ có ti vi, trên 100 gia đình có radio, cassette, 199 hộ được thắp sáng bằng đèn điện...
51
TRANG PHỤC
Vì không phát triển nghề dệt nên đồ mặc của nam - nữ các làng Co đều do cư dân những vùng khác cung cấp, chủ yếu từ đồ dệt của người Việt và người Xơ-đăng. Người Co thường mua vải đem về cắt may lấy váy, khô", áo... cho mình. Thậm chí,
nhiều khi họ còn mua ___ _________ ^ trang phục cắt may sẵn
về sử dụng. Ngày nay,
việc người Co mua và
mặc các loại trang phục
được cắt may hàng loạt
từ những loại vải do
nền công nghiệp hiện
đại sản xuất đã thành
một xu hướng bình
thường và phổ biến.
Nhìn vào đầu tóc, áo
quần của người Co và
người Việt trong cùng
một địa phương khó
thấy có điểm gì khác
biệt. Bộ quần áo dài, khăn xếp từ miền xuôi du nhập lên, trong nửa cuối thế kỷ trước vẫn
Trang phục phụ nữ Co Ảnh: Cao Chư
được một số gia đình lưu giữ. Tuy thế, họ thường chỉ đem những bộ quần áo này ra sử dụng khi trong gia đình hay buôn làng có tổ chức lễ cưới hay lễ hiến sinh trâu...
52
Trong xã hội truyền thống, người Co cả nam và nữ đều búi tóc về phía sau gáy, gần đỉnh đầu. Họ cũng thường cài trên mái tóc một chiếc lược hoặc buộc một mảnh vải thay thế. Một số phụ nữ để tóc lá bài thả xuốhg vùng trán. Những ngày thường hay khi tham gia lao động, nam giới Co đóng khô" (ta non), nửa thân trên để trần; nữ giới thường mặc yếm (yêm), ngoài mặc áo (ao) cộc tay và quấn váy (ateo) thả xuốhg quá đầu gôl một chút. Vào mùa lạnh cả đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em người Co đều khoác thêm ra ngoài áo một tấm choàng (ramak). Đó là loại "áo ôm" trong loại hình kỹ thuật "choàng quấn" trước khi có kỹ thuật "chui xỏ" và kỹ thuật "cài buộc"^
Khô" của đàn ông Co có hai loại: loại khô" thưòng (tánon) và khô" hoa - khô" có tua (tanon nhau). Khô" được sử dụng trong cuộc sông hằng ngày, khi đi rừng, khi lên rẫy là loại khô" vừa ngắn vừa nhỏ hơn khô" hoa, ít có hoa văn trang trí, đặc biệt không có những tua màu đỏ và cũng không đính kèm những quả lục lạc bằng đồng. Khô" hoa thường dài trên 3m với hai đầu có các dải tua thả dài thêm khoảng lOcm. Do sở thích của người dùng, chiều rộng của loại khô" này có khi tới 33 đến 35cm. Nằm dọc theo chiều dài và cách hai mép khô" khoảng 0,5cm là hai dải hoa văn nhỏ (balé) rộng chừng l,5cm dệt liền với thân khô" và được cải bởi các màu trắng, đỏ, vàng và xanh lá mạ. ớ mỗi đầu khô", trên một đoạn
1. Xem: Chu Thái Sơn: Nữ phục các dân tộc vùng Tntờng Sơn - Tày Nguyên, Tạp chí Dân tộc học, sổ 3-1991, tr.6-15.
53
dài khoảng 0,45m có 3 dải hoa văn nằm theo chiều ngang để khi mặc, các dải hoa văn này nằm cắt ngang trục thân. Các dải hoa văn đầu khố đưỢc dệt riêng rồi khâu táp vào thân khô", gọi là sra tanon,
mỗi dải rộng chừng 7cm, cách nhau từ 10- 13cm: Hai đầu khô" và hai đầu của các dải hoa văn sra tanon đều được đính các chùm tua bằng sỢi len đỏ, dài chừng lOcm, gọi là nhau. Cũng ở các vị trí này, trên mỗi đầu khô" ngưòi Co thường đính kèm một chuỗi khoảng 12 quả lục
Trang phục khố hoa
và tấm áo choàng của đàn ông Co Ảnh: Cao Chư
lạc bằng đồng (kreng leng). Khô" hoa được đàn ông Co vận khi dự các nghi lễ cúng tê" có mổ heo, mổ trâu. Trong đám cưới truyền thông, chú rể Co cũng vận loại khô" này, nhưng thường được quấn thêm một dải thắt lưng trắng (khắt ktết), hai đầu cũng được đính những dây lục lạc bằng đồng.
Váy của phụ nữ Co (teo) may theo kiểu váy chui đầu (váy ốhg), rộng khoảng 73cm. Khi mặc thưòng buông dài tới trên mắt cá chân. Váy của họ được cắt may một cách đơn giản và rất ít hoa văn
54
trang trí. Trên nền chàm thẫm của thân váy, phía giáp chân váy chỉ có hai dải trang trí, mỗi dải rộng khoảng 2,2cm, cách nhau khoảng 7cm. Màu của dải thưòng là đỏ, trắng, xanh xen kẽ và chạy song hành. Bề ngang của mảng trang trí này chỉ rộng khoảng 6cm. Cạp váy là một dải vải màu trắng rộng 9cm, được khâu táp vào đầu trên của thân váy. Khi mặc, họ quấn phần cạp này lại rồi giật vào phía trong thân váy và thả vạt áo che khuất đi.
Phụ nữ Co trưốc kia thường chỉ mặc loại áo ngắn tay, nhưng gần đây họ đã sử dụng phổ biến loại áo dài tay, cổ tròn, gọi là ao póc. Các bà, các chị thường mua vải về rồi tự cắt may lấy loại áo này. Đây là một kiểu áo chui đầu, được cắt may từ một tấm vải rộng 60cm, dài 108cm gấp lại làm đôi, tạo ra hai thân trước và sau. Vai áo thường đưọc để nguyên chiều rộng của tấm vải (60cm), nách được khoét sâu vào mỗi bên khoảng 5cm để cho chiều rộng của nách thu vào chỉ còn khoảng 50cm. Gấu áo rộng chừng 49cm. c ổ áo hình êlíp khoét hoàn toàn về thân trước, rộng 18,5cm, cao khoảng lOcm, được viền mép bằng những dải vải đen. Tay áo được cắt từ những mảnh vải ròi rồi khâu táp vào phần ốhg tay đã được chừa sẵn. Tay áo thường có chiều dài vào khoảng 37cm, chiều rộng ở điểm giáp nách 14cm, chiều rộng của cửa tay nhỏ hơn chừng 0,5cm. Trên toàn bộ thân và tay áo thường chỉ có màu vải mộc, không có hoa văn trang trí. Điểm trang trí duy nhất trên những tấm áo này là đưòng gấu áo ở thân trước. Tại đây, phụ nữ Co thưồng
55
ẩính vào 3 cụm tua bằng những sỢi len màu đỏ, một cụm ở chính giữa gấu áo, hai cụm còn lại đính tại điểni tiếp giáp giữa hai thân áo ở hai bên sườn.
Trang phục lễ hội của người già Co với bộ áo dài - khăn đóng từ miền xuôi du nhập lên
Ảnh: Cao Chư
Màu nền của vải trong y phục truyền thốhg ở người Co chủ yếu là màu chàm sẫm hoặc đen. Trang sức bằng cưòm cùng các cụm tua bằng len đỏ đưỢc coi như một đặc điểm nổi bật ỏ y phục của ngưòi Co. Tua len đỏ được đính vào đầu dải khô", vào gấu áo, vào lược chải đầu... Để trang trí người Co không chỉ sử dụng sỢi len các màu mà còn sử dụng một cách phổ biến hạt cưòm ngũ sắc. Ngoài việc đính cùng với tua len vào đầu khô", gấu áo... hạt cưòm còn được xâu thành dây, thành chuỗi để quấn nhiều vòng quanh trán, quanh cổ, quanh cổ tay, cổ chân, quanh thắt lưng và quanh hông.
56
Vòng cổ bằng hạt cưòm của người Co được gọi là nhúc đéc thường bao gồm 2 vòng hạt màu tím, 5 vòng hạt màu vàng và 5 vòng hạt màu xanh nhạt. Những chiếc vòng loại này được đeo cho cô dâu, chú rể trong ngày cưối hoặc dành cho ông bà chủ nhà dùng trong ngày tổ chức lễ hiến sinh trâu, heo... Vòng cưòm mang trên đầu của nữ giới (nhúc tăng gơn) gồm hai phần, mỗi phần dài 24cm, mỗi bên gồm có 2 vòng hạt màu tím, hai vòng màu xanh và 2 vòng trắng; phần bên kia có thêm 2 vòng hạt cườm màu đỏ. Ngoài ra trên đồ trang sức này còn được đính thêm 1 quả lục lạc nhỏ bằng đồng và 2 cụm len màu đỏ, một cụm dài 9cm, thả về phía trước trán, túm còn lại dài 33cm, được vắt ngược về phía sau qua đỉnh đầu.
Vòng tay bằng hạt cưòm (nhúc bắt ti) là một sỢi cước dùng để luồn chuỗi hạt dài tới 3m, với những đoạn hạt cưòm có màu sắc khác nhau, như trắng, tím, xanh, đỏ và vàng. Khi sử dụng phụ nữ Co lần lượt quấn sỢi dây này vào cổ tay. Họ có thể quấn loại trang sức này ỏ cả hai cổ tay và hai cô chân. Tất cả những đồ trang sức bằng hạt cưòm chủ yếu được người Co sử dụng trong lễ hiến sinh trâu, heo và trong đám cưới. Trong đám cưới chỉ có cô dâu và chú rể đưỢc dùng, còn trong lễ hội, tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Riêng vỢ chồng chủ lễ phải mang đầy đủ, còn những người đến dự có thể đeo ít nhiều tùy theo sở thích và khả năng của mỗi người.
Đồ trang sức của tộc người Co còn phải kể đến các loại vòng bằng kim khí như: vòng tay, vòng cổ, hoa tai... Phần lớn những chiếc vòng cổ, vòng tay
57
Trang sức trên cổ, vai
và đầu của cô gái Co.
Ảnh: Cao Chư
loại này (avăt) được chế ra từ những sỢi đồng hoặc sỢi nhôm; chúng là loại vòng kín (vòng tay) hoặc hở (vòng cổ). Loại vòng này có thiết diện 0,7cm, đường kính của vòng rộng khoảng 19cm, khoảng cách để hở ở giữa hai đầu vòng cổ là 3-4cm. Khi đi ăn cưới, dự lễ hiến sinh trâu, heo, phụ nữ Co thường đeo ỏ cổ một chiếc vòng nhôm loại này. Điều đáng lưu ý, bên cạnh chiếc vòng nhôm nói trên, các bà, các chị còn mang trên cổ thật nhiều chuỗi hạt cưòm đa sắc với những vòng chuỗi lớn nhỏ khác nhau, tạo nên một khối hình ô van bằng cưòm từ sau gáy buông chùng xuống trước ngực.
ĂN UỐNG
Đồ ăn hằng ngày của người Co chủ yếu là cơm và canh. Trước kia, cơm thường được tạq ra bằng cách nấu trong nồi đất nung, nồi đồng hoặc đất trong ô"ng tre, ống nứa (làm lam). Canh được nấu từ tấ t cả các loại rau trồng trên rẫy hay lượm hái được trong rừng, trên núi. Những khi săn được chim hoặc thú rừng hay đánh bắt được cá, tôm,
58
Nồi đổng được sử dụng
vào những dịp lễ hội.
Ảnh: Cao Chư
cua, ốc..., người ta cũng cho vào nấu cùng rau thành món canh. Khi không có rau, không có thịt, cá... hoặc những khi đi rừng, lên rẫy, món ăn phổ biến nhất của họ là muối ớt.
Trong những ngày lễ tết, khi có thịt gà, lợn hoặc trâu, bò, món ăn phổ biến được chế biến từ các loại thịt này cũng chỉ là món nấu. Thit được chặt thành những miếng nhỏ rồi bỏ vào nồi đun chín cùng vối muôi để ăn. Thông thường thịt được nấu riêng, lòng gan nấu riêng. Nhưng đôi khi họ cho cả thịt và lòng, gan thái miếng vào nước đun chín rồi ăn như một món ăn tổng hỢp. Riêng phần xương của các con vật thường được băm nhỏ nấu lẫn với các loại rau trồng trên rẫy như bí đỏ (pừiy bol), bầu (pìxiy bầu), mướp (play tiết)... hay các loại rau rừng như đùng đình (sbót rúc), rau rrêch... làm thành món canh thịt (kiếs ốh).
Trong đám cưới, người Co thường còn có thêm món ăn nấu từ thịt chuột (ok kle) và thịt sóc (pơđóc). Trước kia, đây được coi là món ăn không thể thiếu trong đám cưới. Chính vì vậy mà chuột và sóc phơi khô đã trở thành một trong những đồ sính lễ, được nhà trai chuẩn bị sẵn để mang sang nhà gái, nhiều có thể đem hàng gùi, ít cũng phải có 5 - 6 con.
59
Hằng năm, sau khi thu hoạch lúa trên rẫy, các gia đình lại kéo nhau vào rừng đặt bẫy bắt chuột, bắt sóc. Khi bắt được chuột và sóc họ đem về nhà làm sạch lông rồi mổ bụng rửa sạch, chỉ giữ lại tim, gan còn lòng, mề đều bỏ đi. Sau đó họ đặt chuột và sóc lên giàn hếp hong khô rồi để dành. Khi nấu ăn, người Co đem chuột và sóc đã được hong khô rửa sạch, bám nhỏ bỏ vào nồi rồi cho nước (đak), muối (prê), ớt (ớt) giã nhỏ, gừng (knha) đập dập vào và đun sôi kỹ thành một món ăn sền sệt gọi là canh thịt chuột (sa ôh ok kỉe).
Trong xã hội truyền thống, thức uốhg phổ biến được dùng hằng ngày trong các gia đình Co là nước nguồn chảy ra từ lòng đất hoặc nước lấy từ sông SUÔI về đựng trong vỏ trái bầu khô. Trong những ngày lễ tết, hội hè, người dân thường cùng nhau thưởng thức loại rượu cần được làm từ gạo, ngô. sắn... Người Co có thể làm được loại rượu bằng gạo và kê chỉ ủ trong 3 ngày 3 đêm đã có thể dùng được. Đe rượu có thể dùng được với thời gian ủ ngắn như vậy, ngoài việc nấu chín gạo hoặc kê rồi trộn với men, người ta còn trộn thêm vào đó một lượng lá thuốc nhất định trước khi đem ủ. Ngày nay, lượng rượu ủ truyền thống này đang ngày càng ít dần. Họ sử dụng nguồn rượu cất của người Việt để thay thế.
Như các cư dân khác trên Trường Sơn - Tây Nguyên, người Co cũng tự trồng lấy thuốc để hút. Lá thuốc sau khi thu hoạch về thường đưỢc thái thành sỢi nhỏ rồi đem phơi khô để hút dần. Trước kia đa sô' người Co đều hút thuốc bằng tẩu, một số ít hút bằng cách quấn trong một vài loại lá. Tẩu thuốc
60
(điếu khan) ở đây cũng có nhiều loại. Loại được-làm bằng gỗ; loại làm bằng những ống lồ ô, ống nứa; cũng có loại nõ tẩu được làm bằng gỗ còn ông hút bằng le... Ngày nay, số ngưòi hút thuốc tự trồng bằng tẩu đang ngày càng giảm dần, chỉ tồn tại ở lớp người trên 40 tuổi. Đa số lớp trẻ hiện nay đã chuyển sang hút thuốc lá bao bán sẵn trên thị trường.
Người Co còn có tục
ăn trầu, đây là một tập
quán có từ lâu đòi và rất
lành mạnh của họ. Trầu
không và cau được trồng
nhiều để đáp ứng nhu
cầu của từng gia đình.
Sau đó, phần trầu không
và cau dư thừa mới đem
bán cho các tộc người
láng giềng khác.
Trong xã hội truyền
thống, trầu cau đã trở
thành một trong những
lễ phẩm quan trọng
trong nghi thức cưới xin
và nhiều lễ nghi - phong Trầu cau và bó thuốc lá phơi khô tục khác của người Co. là những lễ vật thông thường, Trong bối canh đó Ảnh: Cao Chư không chỉ có đàn bà,
người già mới ăn trầu mà cả đàn ông và lớp trẻ đều ăn trầu. Cũng như các cư dân khác, ngưòi Co ăn trầu bằng lá trầu không và trái cau cùng với vôi và một loại cây gọi là ajúi. Ajúi là một loại cây dây
61
leo. Người ta thường chặt lấy thân cây ajúi đem về phơi khô để ăn dần. Cũng như người Việt, người Co có thể ăn trầu với cả cau tươi và cau khô. Khi cau già vừa độ, họ hái xuống dùng dao bổ mỗi trái thành nhiều miếng nhỏ, xâu vào một sỢi dây lạt đem phơi nắng hoặc treo trên giàn bếp cho khô để án dần. Vối những người già, ráng yếu hoặc đã rụng, không thể nhai được miếng cau, nhất là cau khô, họ dùng CÔI và chày để giã cho cau mềm ra trước khi nhai.
Ngày nay, số người Co ăn trầu cũng ngày càng giảm dần, chủ yếu chỉ còn những người thuộc lớp cao niên và lóp trên dưới 40 tuổi. Lốp trẻ ỏ các làng Co hôm nay đa phần đã không còn ăn trầu như cha mẹ, cô bác mình, nhất là tầng lớp nam thanh niên. Trong đám nữ thanh niên, một sô" vẫn ăn trầu, nhưng họ chỉ ăn vào các ngày có đám cưới, đám tang hay các dịp trong làng có lễ nghi - phong tục, tổ chức hiến sinh trâu, heo...
VŨ KHÍ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG VỆ Xưa kia, trong xã hội truyền thông, vùng cư trú của người Co nói riêng, vùng cư trú của các cư dân trên Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung việc tổ chức làng tự vệ, làng chiến đấu là yêu cầu rất cần thiết. Để đảm bảo an ninh, mỗi làng thường trở thành một đơn vị phòng thủ, một đơn vị chiến đấu. Các ngôi nhà trong làng thường được đặt trên những khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc bô" phòng và sẵn sàng chiến đấu. Xung quanh làng là
62
những lớp hàng rào, những vòng hào nước hay hào khô vây quanh với nhiều lớp chông, thò, cạm, bẫy,... được cài, đặt sẵn.
Vũ khí do người dân sử dụng trong chiến đấu vẫn là những vũ khí, những công cụ họ dùng trong săn bắn thú rừng từ ná, dao, giáo... đến các loại chông, thò, cạm, bẫy... Những đàn ông khoẻ mạnh, có tài bắn nỏ, phóng lao đứng ra tập hỢp trai làng bô" phòng và chiến đấu. Họ cũng là những ngưòi dẫn đầu đoàn quân làng mình... Dân làng cũng tin cẩn, phó thác cho họ trách nhiệm chỉ huy chông giặc cướp, giữ gìn an ninh trong làng. Đó là những Lok kôk, Lok kăl, những chiến binh dũng cảm, gan dạ. Với những làng có nhiều nhân vật thuộc lớp người này thường được các làng khác trong vùng kiêng nể. Nhò vậy cuộc sốhg của ngưòi dân trong làng sẽ được ổn định, an ninh được đảm bảo hơn.
Ngày nay, các làng của người Co đã và đang có xu hướng định cư tại những vỊ trí bằng phang, gần đường lớn, gần sông, thuận tiện về giao thông, đi lại. Nhà ỏ của các gia đình đã được dựng dàn trải trên một diện tích lớn và không cần có những hàng rào phòng thủ bao quanh. Những thứ vũ khí xa xưa, nay chỉ còn được sử dụng trong săn bắn hoặc đã trỏ thành kỷ vật để nhố về một thòi đã qua.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG, VẬN CHƯYỂN Do sinh sống trên sườn Đông của dãy Trường Sơn, địa hình bị chia cắt và có nhiều dốc lớn; sông suối thường chảy mạnh, có nhiều thác ghềnh;
63
đường bộ phải vượt qua nhiều dốc, nhiều sông suốĩ, khe núi... nên việc giao thông, đi lại bằng thuyền, xe trâu hay xe ngựa kéo... ở các buôn làng người Co đều gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong xã hội truyền thông, phương tiện giao thông đi lại chủ yếu ỏ vùng đất này là đi bộ và phương tiện vận chuyển chủ yếu của họ chỉ là những chiếc gùi được cõng sau lưng.
Trong cuộc sông và trong sinh hoạt hằng ngày của người Co, chiếc gùi là dụng cụ để đựng thức án, công cụ lao động và đồ dùng cá nhân cần thiết khi vào rừng, lên rẫy, lúc đi thăm hỏi bạn bè, người thân và khi tham dự các nghi lễ cúng tế lớn. Khi vận chuyển các loại giốhg cây trồng như thóc, ngô, khoai, sắn, quế, trầu không, cau... từ nhà đến rẫy, người dân cũng dùng những chiếc gốì và dựa vào sức chông chịu của đôi vai. Sau khi thu hoạch, họ cũng đưa lúa, ngô, khoai, sắn và quế... về nhà bằng gùi. Khi mang hàng từ nhà đến chợ bán hay đưa hàng mua được từ chợ về nhà, người Co cũng dùng gùi. Có thể nói, đốì với cuộc sông của cộng đồng nơi đây, chiếc gùi là phương tiện vận chuyển rất đa năng và duy nhất.
64
VÃN HÓA ỨNG XỬ
TỔ CHỨC GIA ĐÌNH DÒNG HỌ
Hình thái gia đình nhỏ của người Co đang trong xu hướng phát triển và trở thành phổ biến, bên cạnh tàn dư gia đình lớn vẫn ít nhiều tồn tại. Bởi vậy, ở các làng Co, đồng thòi với việc có nhiều gia đình chỉ gồm vỢ chồng và con cái, cũng có những gia đình tồn tại nhiều thế hệ cùng chung sốhg. Thậm chí, có nơi vẫn tồn tại tình trạng trong một ngôi nhà có tới 3 hoặc 4 gia đình cùng cư trú. Họ là những gia đình có liên hệ thân thuộc vối nhau. Mỗi gia đình có những hoạt động kinh tế riêng, nấu ăn riêng và có bếp riêng... Tuy vậy, sô" lượng các gia đình lớn loại này đang ngày càng hiếm dần, nhường chỗ cho những gia đình hạt nhân chỉ gồm có cha mẹ và con cái.
Từ hình thái gia đình song hệ người Co đã bước đầu xác lập tính phụ hệ dưối nóc nhà, thể hiện xu thê muôn có con trai hơn con gái đã trở thành phổ biến. Khi trở về già, cha mẹ chia tài sản cho con trai; riêng con cả hay con út, những người sẽ phụng dưỡng cha mẹ được hưởng phần hơn. Con gái chỉ được nhận một sô" của làm vốh lúc đi lấy chồng. Khi
65
đã có gia đình riêng, người con gái ghé thăm cha mẹ cũng phải tuân theo những kiêng cữ giông người ngoài gia tộc như: không được vào nhà nếu có dấu hiêu kiêng cữ bằng cành lá xanh cắm cạnh cửa, chi được nhấc nồi xuống, không được bắc nồi lên ỏ các bếp trong gian tum...
Quan hệ trong các gia đình Co thường êm ả, thuận hoà. Mọi người đảm nhận những phần việc phù hỢp vối sức vóc, tuổi tác và tuân thủ sự phân công lao động theo giới tính. Các công việc trong nhà đều được mọi thành viên bàn bạc để đi đến êm xuôi. Vị trí của người đàn ông - chủ gia đình (chồng, cha) dường như đã được khẳng định. Đó chưa phải là các vị "gia trưởng" như trong chế độ phụ quyền, nhưng là người đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành đời sông và các hoạt động kinh tế của gia đình; là người giao tiếp với khách, người đại diện cho gia đình khi họp bàn, phân xử những việc chung dưới sự điều hành của vị chủ làng.
Tuy vậy, vẫn chưa thể nói được là gia đình của ngưòi Co đã hoàn toàn chuyển sang chế độ phụ hệ. Điều này phần nào còn được thể hiện qua một số thuật ngữ thân tộc. Có thể nói những thuật ngữ thân tộc của người Co cpn đđn giản, chỉ với 17 từ, thuộc các khái niệm khác nhau và cũng đang trong quá trình chuyển biến. Nhưng qua đấy, người ta vẫn có thể nhận thấy tính chất song hệ còn khá rõ nét trong các gia đình của cộng đồng tộc người này.
66
HỆ THỐNG THÂN TỘC CỦA NGƯỜI c o (DO TÔI (ÊGÔ) GỌI)
Số TT
Thuật
ngữ của ngưỡi Co
Mô tả nội hàm của thuật ngữ
Tương ứng với các thuật ngữ của người Việt
1 W ah Cha ruột của minh Cha, bố, có nơi còn gọi là: thầy, ba, tía, cậu (chủ yếu ở đô thị),
bác (B õ công bác m ẹ sinh
thành ra em - ca dao)
2 M ih Mẹ đẻ ra minh Mẹ, u, má, bắm, bủ, mợ (đi với từ cậu - chủ yếu ở đỏ thị)
3 K á Ổng - cha ruột của bố mình, cha ruột của bố vợ mình, cha
ruột của bố chóng mình
4 M ah Bà - mẹ đẻ ra mẹ của mình, mẹ đẻ ra cha ruột của minh, mẹ đẻ
ra bố vợ minh hoặc bố chổng
minh, mẹ đẻ ra mẹ vợ minh
hoặc mẹ chóng mình
5 K arré Vợ - người đàn bà mâ mình (nam giới) đâ kết hôn
6 K anau Chóng - người đàn ông mà minh (nữ giới) đã kết hôn
7 K ot Con (trai hoặc gái) do minh (nữ) hay vợ mình (nam) sinh ra
8 Sau Cháu (trai hoặc gái - trực hệ). Con được sinh ra từ con trai
hoặc con gái của mình)
Ong hoặc ông nội, ông ngoại
Bà hoặc bà ngoại, bà nội; bà nội, bà ngoại bên chổng; bà nội, bà ngoại bén vợ
Vợ, phu nhân
Chổng, lang quân
Con
Cháu nội (con của con trai), cháu ngoại (con của con gái), cháu đích tôn (con trai đẩu của con trai đáu lòng)
67
Số TT
Thuât
ngữ của người Co
Mô tả nội hàm của thuật ngữ
Tương ứtig với các thuật ngử của người Việt
9 m Vợ và chóng anh của cha, vợ và chổng chị của cha, vợ và
chóng anh của mẹ, vợ và
chóng chị của mẹ
10 N hu Em trai của cha, em rể của cha, em trai của mẹ, em rể của
mẹ
11 M ư Em gái cùa cha, em dâu cha, em gái cùa mẹ, em dâu mẹ
Bác trai, bác gái, cậu, mợ, già (chị của mẹ)
Chú, cặu (em trai của mẹ), chú (em rể của mẹ)
Cô, thím, á', mợ
12 A m ư i Em dâu, con dâu Thím, con 13 A k Em rể, con rể Chú, con 14 N eo Chị dâu, anh rể Chị, anh
15 A y Anh chị ruột và những người lả con đẻ từ các anh, chị, em ruột
với cha vầ với mẹ, nhưng hơn
tuổi mình (ẽgô)
16 O k Em ừai hoẫc em gái một và những người là con đẻ từ các
anh chị em một với cha và với
mẹ, nhưng kém tuổi mình (êgô)
17 Kam on Con trai hoặc con gái của anh, chị, em một (với êgô)
68
Anh, chị (anh em con chú - con bác. con cô con cậu, con dì, con già)
Em (con chủ, con cô, con cậu, con dì - kể cả trai và gái)
Cháu (con anh, con chị, con em, Còn gọi; cháu chú, cháu bác, cháu cô).
17 thuật ngữ trên đây là những thuật ngữ điển hình trong hệ thống thân tộc của một tổ chức gia đình song hệ. Nó không phân biệt giữa những ngưòi thân thuộc đồng đẳng về phía cha và phía mẹ. Đặc điểm đó phản ánh việc không xuất hiện khái niệm "bên nội" và "bên ngoại" như các tổ chức gia đình nhất hệ (phụ hệ hay mẫu hệ). Do đó, phần lớn các thuật ngữ này đều là những thuật ngữ đa chức năng. Nói cách khác, các thuật ngữ đó chưa được phân công chức năng một cách tường tận. Nó còn thể hiện sự đơn giản đến mức không phân biệt cả về thế thứ.
Ví dụ: Em rể là thế hệ trên, con rể là thế hệ dưới, nhưng lại gọi chung cả hai quan hệ ấy bằng một thuật ngữ là Ak. ở người Việt đó là "con rể" và "cháu rể". Một ví dụ khác: người Việt gọi em trai và em rể của cha đều là "chú"; em trai của mẹ là "cậu", em rể của mẹ là "dượng", trong khi người Co dùng một từ "Nhu" để chỉ chung cho cả bốh quan hệ vừa nêu.
Nhưng, nên nhớ: các thuật ngữ trong hệ thổhg thân tộc đang dùng không phải lúc nào cũng phản ánh trung thực các quan hệ hiện hành ở một cộng đồng tộc người. Nhiều khi nó chỉ phản ánh trung thực các quan hệ trong quá khứ lịch sử. Còn quan hệ hiện nay lại đã tiến về phía trước. Điều này đúng với xã hội của người Co. Tổ chức gia đình song hệ ở đây đã tồn tại lâu dài trong lịch sử; nhưng hiện nay, nó đang trên đường giải thể. Những cơ sỏ của một xã hội phụ hệ đã xuất hiện rõ nét và mang tính bền vững ở giai đoạn sơ kỳ.
69
Những đặc điểm về ứng xử xã hội vừa được trình bày ở trên đều là những yếu tô" làm nên bản sắc riêng trong ván hóa của tộc người Co.
Xưa người Co vô"n không có tên họ đi cùng tên riêng của từng cá nhân, nhưng do tác động của văn hoá Việt nên cách đây khoảng nửa thế kỷ, đa sô người dân tự báo là họ Đinh. Sau cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, nhất là sau nám 1975, hầu hết người Co lại tự báo là họ Hồ. Một sô" rất ít các gia đình người Co khai họ Trương, họ Lê... Hiện tại, trong các gia đình, con trai và con gái đều lấy theo họ cha với tên đệm phổ biến là "Văn" đốì với nam vắ "Thị" đối với nữ.
Quan niệm về nội, ngoại của người Việt cũng đã được xã hội Co tiếp nhận. Hầu hết đều coi họ nội, phía cha gần gũi hơn họ ngoại, phía mẹ. Do vậy, khi hành lễ, họ khấn gọi những người thân thuộc đã quá cô" theo nguyên tắc bô" trưóc, mẹ sau; ông trước bà sau, hết phía nội rồi mới đến phía ngoại, qua bô" mẹ chồng rồi mới đến bô" mẹ vỢ...
Trong các buôn làng của người Co, những người có liên hệ huyết thông gần gũi với nhau hỢp thành nhóm nong noi hay arrơk noi không được lấy nhau. Ai vi phạm nguyên tắc này sẽ bị khép vào tội loạn luân (xăk oh ay) Khi xác định phạm vi loại trừ tuyệt đô"i đó lại có sự phân biệt dòng trai (arrơk khưl kanau) và dòng gái (arrơk khưl karrê) với sự chi phối về ý thức nội, ngoại.
Từ một ông bà tổ sinh ra, nếu đòi thứ nhất là anh em trai, đến đời thứ tư (xer oh xer ay - chắt em chắt anh, có nơi đến đời thứ năm (xur oh xur ay)
70
mới đưỢc có quan hệ hôn nhân với nhau; nếu là chị em gái hay anh trai và em gái em trai và chị gái, chỉ đến đời thứ ba (sau oh sau ay - cháu em cháu chị, cháu cậu cháu cô) hoặc đòi thứ tư, đã có thê lấy nhau.
ở người Co, ít có trường hỢp đàn ông lấy hai vỢ. Thực ra phong tục - tập quán ở cư dân này không ngăn cấm đàn ông lấy người vỢ thứ hai, nếu người vđ cả hiếm muộn hoặc không có con. Khi đó, việc lấy vỢ hai của người chồng thường được vỢ cả chấp thuận. Nhiều khi người vỢ cả còn mổỉ lái tìm vỢ hai cho chồng. Với người Co hôn nhân chị em vỢ (sôrôrát) được thừa nhận; trong khi hôn nhân anh em chồng (levirát) hạn chê ở lệ tục: người đàn bà góa chỉ được lấy em chồng, không được kết hôn với anh chồng. Các hình thức hôn nhân con cô - con cậu; con dì - con già; con cùng cha khác mẹ và con cùng mẹ khác cha đều bị ngăn cấm. Hai anh em trai nhà này có thể lấy hai chị em gái nhà khác, nhưng phải theo thứ tự: anh lấy chị, em lấy em. Nếu gia đình A có con gái gả cho gia đình B, trong khoảng 2 - 3 đòi sau, gia đình B không gả con gái cho gia đình A. Người Co gọi thời gian này là truôk rưi ap măn deh: "đường sui gia còn gần".
Tập quán hôn nhân cư trú bên nhà chồng đã được xác lập. Trong thực tế, ở các buôn làng Co rất ít con trai đi ở rể. Trước đây, hiếm có người Co làm dâu, làm rể người khác tộc, nhưng gần đây quan hệ giữa các cư dân trong vùng đã đưỢc cởi mở với xu thê ngày càng thân thiện hơn, nên số nam nữ thanh niên Co lấy vỢ, lấy chồng ở các íộc người
71
khác như Xơ-đăng, Hrê, Giẻ-triêng, Việt... đã ngày càng nhiều.
TỔ CHỨC BUÔN LÀNC VÀ LUẬT TỤC Với thiết chế xã hội cổ truyền, làng của ngưòi Co là một đơn vị tự quản, ông già được suy tôn là người Đầu làng (khưl kră đơp ktu đak) phải là người có uy tín cao, giàu kinh nghiệm làm ăn và giỏi xử thế, thông thuộc phong tục - tập quán của tộc người mình... Một trong những phẩm cách bắt buộc để trở thành người Đầu làng phải là dân gốc của làng.
Phận sự chính của người Đầu làng là đôn đốc cư dân trong sản xuất, trong việc bảo vệ an ninh của làng, tổ chức các nghi lễ cúng tế theo tập tục cùng các nghi lễ tôn giáo khi chuyển làng; dàn xếp, phân xử các bất hòa trong cộng đồng hoặc tranh chấp nào đấy giữa người làng với bên ngoài, chủ trì việc xét xử các vi phạm đối với luật tục. Sự kính trọng của dân làng đối với người Đầu làng đưỢc thể hiện qua cách cư xử hằng ngày; qua việc mòi người Đầu làng ăn uống, qua việc mọi người hưởng ứng nghe theo trong khi bàn bạc các công việc liên quan đến cá nhân, gia đình hay cộng đồng.
Xưa kia, gia đình người Đầu làng đưỢc ỏ vào khoảng giữa của ngôi nhà chung để tiện cho việc điều hành sản xuất và liên hệ, qua lại với các hộ khác trong nhà. Hằng năm, trước khi bước vào vụ trồng trỉa, các gia đình trong làng đều góp công đi phát rẫy giúp gia đình Đầu làng một ngày. Có
72
những dòng họ nhiều đồi kế tiếp nhau làm Đầu làng. Những gia đình này phát huy ảnh hưởng đáng kể trong cư dân các làng Co. Qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến chông xâm lược vừa qua, hầu hết những người đứng đầu các buôn làng của người Co đều nhanh chóng giác ngộ cách mạng,ủng hộ và tham gia kháng chiến nên toàn bộ cư dân các làng đều hướng theo quân Giải phóng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia đấu tranh vì sự nghiệp độc lập dân tộc thống nhất nước nhà.
Ngoài vị Đầu làng và người chỉ huy chiến đấu, mỗi làng Co đều có một vài bà đỡ đẻ (khưl mo rơp lak) có nhiều kinh nghiệm trong dân gian. Họ là những người chăm lo cho mẹ tròn con vuông và sự lớn khôn của các thế hệ người Co. Vai trò của các bà đỡ trong các buôn làng ở xứ Thượng nói chung, trong buôn làng của người Co nói riêng là rất lớn; nhất là trong xã hội truyền thống, khi các trạm xá và thiết bị y tế vẫn còn rất thiếu thốn với họ.
Tỷ lệ người tham gia buôn bán (khưl tabot) rất nhỏ trong xã hội Co truyền thống. Họ chỉ là những cá nhân hoạt động riêng lẻ, chưa hình thành một tầng lớp người có vai trò quan trọng trong xã hội. Họ cũng chỉ làm ăn theo mùa, nhất là mùa thu hoạch quế. Họ thu mua quê của người trong làng rồi gùi đi bán tận Tam Kỳ hay Đăk Giây..., sau đó mua hàng về bán lại để kiếm lời. Cho đến nay, tại các buôn làng của người Co vẫn chưa xuất hiện những thương lái chuyên nghề.
Quan hệ láng giềng và quan hệ thân thuộc song song tồn tại và chi phối đòi sống mỗi buôn làng Co.
73
Trong làng phần đông các hộ gia đình đều là anh em, họ hàng, dâu rể... của nhau. Thậm chí có làng tất cả cư dân đều thuộc về một dòng họ. Sô" người thuần túy cộng cư, không có liên hệ huyết thống hay, hôn nhân với các gia đình khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tuy vậy, cùng với những chuyển biến và nhận thức vê xã hội và hoàn cảnh lịch sử, yếu tô" quan hệ láng giềng đang ngày càng được gia táng bên cạnh quan hệ thân thuộc trong các buôn làng của người Co.
Trước ngày thông nhất đất nước (1975), cộng đồng người Co vẫn đang ở giai đoạn đầu trong quá trình phân hóa xã hội và hình thành giai cấp. Do khả năng và sức lao động khác nhau, kinh nghiệm sản xuất khác nhau hoặc do một vài may mắn hay rủi ro nào đó làm cho mức thu nhập của các gia đình có sự chênh lệch nhất định. Trong mỗi làng, nếu căn cứ vào tài sản và đời sông, có thể nhận ra rất rõ là cộng đồng người Co tồn tại ba nhóm dân cư: đó là những người thiếu ăn, những người đủ ăn và những người dư thừa. Nhóm thứ hai chiếm đại bộ phận trong buôn làng, nhóm thiếu ăn chỉ có rất ít, không đáng kể. Còn nhóm những người dư thừa, sô lượng nhỉnh hơn nhóm thứ nhất một chút.
Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một thuật ngữ nào của người Co dùng để chỉ hai lớp người thứ nhất và thứ hai, lớp người thứ ba đưỢc gọi là ka roh cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đó là các gia đình có nhiều lúa gạo, khô", váy, trâu, bò, chiêng, ché, nồi đồng... Họ giàu có hơn những gia đình khác trong làng. Nhưng sô" tài sản đó chủ yếu
74
do họ tự làm nên, đặc biệt nhò chủ yếu vào việc thu nhập từ quế.
Xã hội Co trước đây chưa hình thành lớp người đi ở thế nỢ (ở đợ). Ó tộc người này hoàn toàn vắng bóng nô lệ gốc tù binh và cũng không có hiện tưỢng mua người về làm nô lệ. Đồng thời, việc cho vay nặng lãi, việc tranh chiếm và tập trung đất đai, phát canh thu tô... còn hoàn toàn xa lạ với họ. Gần đây, đã nảy sinh hiện tượng cho làm rẽ (đơp brê) ở các buôn làng Co tại những vùng cư trú giáp ranh với người Việt. Song hình thức vần công và đổi công (ta bin) vẫn là tập quán phô biến, chủ yếu sinh hoạt trong nội bộ làng. Những thành viên tham gia vần công, đổi công không tổ chức thành các đơn vỊ cố định với những quy chê chặt chẽ. Họ hỢp tác với nhau một cách linh động tuỳ vụ, tuỳ việc, tuỳ khả năng và nhu cầu nhân lực của mỗi gia đình mà từng nhóm được hình thành. Tất cả đều hoạt động theo thể thức tự nguyện, trong đó người già, người trẻ nam, nữ đều được tính giá trị như nhau.
Toàn thể cư dân các buôn làng Co đều có quyền săn bắn, hái lượm, đánh bắt tôm cá, đẵn gỗ, dùng nước, canh tác rẫy, làm vườn... trên toàn bộ địa vực đất của làng. Tàn dư sở hữu tập thể về đất đai ở đây vẫn còn tương đốĩ đậm nét cho đến thòi gian hiện nay (thập niên đầu thê kỷ XXI). Với tư cách là thành viên của làng, cá nhân chỉ có quyền chiếm dụng các phần đất mà họ hay cha ông họ đã khai phá. Đường đi, máng dẫn nước và các công trình phòng thủ... đều được coi là các công trình công
75
cộng. Mọi gia đình đều có nghĩa đóng góp công sức xây dựng và tu sửa một cách tự giác. Nghĩa địa cũng thuộc về sự quản lý chung của cả làng.
ĐỐI với người Co, từng mảnh đất trồng trọt cả trên rẫy lẫn dưói ruộng, đều do các gia đình tự khai khẩn và sử dụng. Công cụ sản xuất cũng của riêng từng người. Quá trình lao động sản xuất được xúc tiến theo kế hoạch riêng ở từng gia đình nên hoa lợi thu hoạch được cũng thuộc về mỗi gia đình. Kể cả những sản vật thu được do các hoạt động chiếm đoạt từ tự nhiên như săn bắt, hái lượm cũng đều thuộc về cá nhân người lao động.
Tuy là thế, với ý thức cộng đồng, với truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cả trong lao động sản xuất lẫn trong cuộc sống hằng ngày, họ vẫn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, lúc thiếu thổn. Với những thức ăn, đồ uốhg... có được, họ tự nguyện chia hoặc mòi nhau cùng thụ hưởng, nhất là những dịp bắt được nhiều cá, săn được thú lớn, ủ được rượu ngon hay những khi cúng bái có mổ lợn, mổ trâu hiến sinh... Tang ma, cưới xin... là những dịp cả làng cùng góp mặt, là nơi diễn ra những bữa ăn uốhg cộng cảm, hòa đồng trong tình thân thuộc, láng giềng, thể hiện tính cộng đồng cao đẹp, trong sáng của người dân nơi đây.
Gia tài khi con, cháu thừa kế đưỢc từ cha mẹ, ông bà... ở người Co trước hết phải kể đến vườn quế, vườn trầu, vườn chè rồi đến chiêng, ché, nồi đồng... Đất canh tác cũng là tài sản cha, mẹ để lại cho con, cháu làm ăn, sinh sốhg. Trong vùng cư trú
76
của người Co hầu như không có hiện tượng mua bán rẫy như ở người Hrê và một sô" tộc người khác. Một sô" làng Co ở vùng thấp mới nảy sinh hiện tượng mua bán ruộng đất canh tác mua bán vườn cây... Tuy vậy, phần lớn thường chỉ thấy họ mua bán hoa lợi trên đó, còn đất đai vẫn thuộc về chủ cũ.
Điều đặc biệt trong việc mua bán hoa lợi ở vùng người Co là, nếu người mua vì một lý do nào đấy, buộc phải hoàn tất lại cho chủ cũ, hoặc chuyển nhượng cho người khác, ngvíời ta chỉ lấy lại đúng với giá tiền đã mua trước đó. Dù bán hẳn (tắt klah)
hay bán để rồi sau chuộc lại (tắt chuôk hlê), việc mua bán hoa lợi ở các buôn làng Co, người bán và người mua đều có thể chuộc lại với sô" tiền đúng như giá cũ (giá ban đầu đã thỏa thuận).
Cộng đồng tộc người Co rất coi trọng người khai canh (khưl uk, khưl đđêh - người gốc, người bản địa). Đòi cha ông đã là dân gô"c, con cháu mãi mãi về sau vẫn thuộc lớp người dân gô"c. Khái niệm "dân gốc" được người Co xác lập để phân biệt với những người mới nhập cư, lớp cư dân được họ gọi là mnih măn nhờ bri khưl krây với nghĩa; những người ở nhò đất của người khác (tương đương với khái niệm người ngụ cư, kiều dân).
Tuy vậy, trong xã hội cũ, với mong muôn buôn làng luôn đông đúc, tạo điều kiện nâng cao thanh thê" của làng trong vùng, nâng cao khả năng giành chiến thắng trong các cuộc tranh chấp với những làng khác... nên việc một cá nhân, một gia đình nào đó xin đến cư trú ở bất kỳ làng Co nào cũng đều dễ dàng được chấp nhận, chỉ cần có
77
những người sở tại bảo đảm về quá khứ của cá nhân hay gia đình mới đến không có gì mò ám là ổn thỏa.
CÁC TẬP TỤC TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI
Cưới hỏi
Cũng như hầu hết các tộc ngưòi khác trên Trường Sơn - Tây Nguyên, trong xã hội truyền thống, trai - gái người Co bước vào cuộc sốhg gia đình khá sớm, ngay từ khi 16 - 18 tuổi. Việc hôn nhân của các cặp trai - gái nơi đây phần lớn đều do cha mẹ hai bên quyết định thông qua vai trò quan trọng của hai ông mối, một của bên nhà trai và một của bên nhà gái. ông mốì (cho habổi kachi) thường là những người đàn ông đã lập gia đình, vỢ còn sốhg, con cái đề huề, có cả con trai lẫn con gái. ồng mỐl cũng thường là những người biết ăn nói, thông thuộc các tục lệ cưới xin của buôn làng, gia đình thuộc diện có kinh tê khá giả.
Khi có con trai đến tuổi dựng vỢ, cha mẹ chàng trai thường dành nhiều thòi gian xem xét, đánh giá để lựa lấy một cô gái từ những nữ thanh niên trong buôn. Đó thường là những cô gái vừa đến tuổi lấy chồng, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó làm án. Khi đã chọn được cô gái vừa lòng, họ liền đem ý định đó ướm hỏi người con trai. Nếu người con thuận tình, cha mẹ đến nhò người mai mối. Việc đầu tiên, ông mối sang gia đình cô gái, lựa lời ướm hỏi xem cô có ưng thuận lấy chàng trai
78
ấy làm chồng hay không, và gia đình cô có chấp nhận chàng trai ấy làm rể trong nhà hay không. Đe công việc được chu tất trước đó, ông mối tìm đến nóc nhà - nơi cô gái và gia đình cô đang sinh sốhg, gặp những người lớn tuổi, dò hỏi xem cô đã có người nào đến hỏi về việc cưới xin hay chưa. Nếu được biết cô gái chưa nhận lấy ai, ông mối liền nhò một người trong nóc nhà đó tìm gặp cô gái để lựa lòi ngỏ ý. Người đó thường sẽ trở thành ông mổỉ của nhà gái. ông ta đến thưa chuyện với nhà gái về nhà trai, chàng trai và tâm nguyện của nhà trai. Nếu nhà gái và cô gái đều đã biết nhà trai và chàng trai, họ có thể đi đến quyết định. Nhưng nếu chưa tỏ tường, họ sẽ đề xuất việc đưa chàng trai sang cho nhà gái xem mặt. Chỉ sau đó, họ mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Đoàn người đi hỏi vợ bao giờ cũng theo thứ tự ông mối đi trước, sau đó là chàng trai đeo gùi lễ vật, tay cầm giáo.
Ảnh: Cao Chư
79