🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Hóa Gia Đình Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay Ebooks Nhóm Zalo V¡N HãA GIA §×NH VIÖT NAM trong bèi c¶nh toμn cÇu hãa hiÖn nay Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång pgs.TS. NguyÔn ThÕ kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. HOμNG PHONG Hμ Thμnh viªn trÇn quèc d©n TS. NguyÔn §øC TμI TS. NGUYÔN AN TI£M NguyÔn Vò Thanh H¶o 2 PGS.TS. PH¹M NGäC TRUNG V¡N HãA gia ®×nh VIÖT NAM trong bèi c¶nh toμn cÇu hãa hiÖn nay Nhμ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia - Sù THËT Hμ Néi - 2015 TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. PHẠM NGỌC TRUNG (Chủ biên) TS. NGUYỄN THỊ HỒNG ThS. BÙI NHƯ NGỌC ThS. NGUYỄN MỸ LINH ThS. PHẠM QUẾ HẰNG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Do tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện lịch sử dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam từ xa xưa vốn có truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Sự gắn kết của cá nhân với gia đình (và cao hơn là với làng, xã, Tổ quốc) đã trở thành một trong những giá trị văn hóa cơ bản của dân tộc Việt Nam. Với con người Việt Nam truyền thống, gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Gia đình không chỉ là nơi sinh sống, nuôi lớn mỗi cá nhân về thể chất mà còn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho con người. Gia đình là giá trị cao đẹp mà con người mong muốn vươn tới. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình hạnh phúc và đáng tự hào là gia đình có sự chung sống của nhiều thế hệ kiểu “tam đại”, “tứ đại”, “ngũ đại” đồng đường. Trong đó, hạnh phúc gia đình được duy trì trên cơ sở sự gắn kết hài hòa của các mối quan hệ giữa các cá nhân, thế hệ với những tình cảm và chuẩn mực đạo đức, giá trị tốt đẹp. Làn sóng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm cho nhận thức của con người về gia đình có nhiều thay đổi. Gia đình, đối với không ít người hiện nay, không còn là giá trị duy nhất, không phải là bến đỗ cuối cùng và duy nhất. Điều này đi ngược lại với quan niệm đạo đức truyền thống ngàn đời của con người Việt Nam. 5 Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình đã giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn. Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo của mối quan hệ cá nhân - gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và khắt khe trong việc gìn giữ nền nếp gia phong. Mọi thành viên mặc nhiên phải tuân thủ những quy tắc chung. Nhưng ngày nay, có xu hướng nới lỏng, giản tiện các nghi lễ, phép tắc trong gia đình... Ngoài ra, những nếp sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện sự giảm sút sự cố kết gia đình: người lớn thì bận công việc, trẻ em thì bận học, nhiều gia đình hiện nay cả tháng không có một bữa cơm chung, bố mẹ và con cái rất ít thời gian bên nhau,... Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là một thay đổi lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự bình đẳng, dân chủ biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Người phụ nữ đã được đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối quan hệ giữa người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Vợ và chồng thực sự là những người bạn đời, cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm gia đình. Nhìn chung, trong mối quan hệ giữa con người với gia đình hiện nay vẫn kế thừa nhiều truyền thống quý báu của cha ông, giữ đạo nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã nổi lên một số hiện tượng xuống cấp, băng hoại về đạo đức, lối sống, gây rạn nứt mối quan hệ gia đình. Văn hóa gia đình đang đối mặt với những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Hiện tượng tiếp thu cái tốt chậm, hấp thu cái xấu nhanh, a dua đám đông phát triển với những hệ lụy của nó nhất là trong giới trẻ 6 đang là nỗi ám ảnh với gia đình và xã hội. Việc xây dựng các chuẩn mực mới về văn hóa gia đình cũng vì thế mà trở nên vô cùng cần thiết. Như vậy, trước cơn lốc của toàn cầu hóa, bối cảnh mới của thời kỳ hội nhập quốc tế, văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa gia đình nói riêng đang đứng trước những thời cơ lớn lao và những thách thức không nhỏ. Ngày nay, gia đình có thể biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng, các hình thức và chuẩn mực trong các mối quan hệ, nhưng vị trí, vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội thì vẫn không thay đổi. Trong hoàn cảnh đó, nhiều giá trị mới được sinh ra nhưng cũng nhiều giá trị cũ mất đi. Gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, giữ gìn, phát triển văn hóa gia đình, làm đẹp đẽ, bền chặt mối quan hệ giữa con người và gia đình là con đường đúng đắn để bình ổn và phát triển xã hội. Vấn đề đặt ra là xã hội, gia đình và bản thân mỗi cá nhân cần phải có giải pháp để cân bằng các mối quan hệ: quyền lợi cá nhân và quyền lợi gia đình, cái lợi trước mắt và cái lợi lâu dài... Cần phải kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống với giá trị hiện đại, biết loại bỏ những yếu tố lỗi thời, giữ lấy những tinh hoa, bản sắc, đồng thời tăng cường giao lưu văn hóa với quốc tế để tiếp nhận những giá trị văn hóa mới. Có như thế mới khắc phục được những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đối với văn hóa gia đình nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung. Với những lý do trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Văn hoá gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, do PGS.TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên. Sách gồm 3 chương: - Chương I- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hoá gia đình. 7 - Chương II- Thực trạng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay. - Chương III- Giải pháp xây dựng văn hoá gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nội dung sách cung cấp cho bạn đọc một cách nhìn đúng đắn về gia đình và văn hoá gia đình. Từ đó, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý sẽ có cách tiếp cận đúng đắn, khoa học hơn trong quá trình vận động, tuyên truyền, chỉ đạo việc xây dựng gia đình văn hoá mới ở một số địa phương. Sách có những nội dung được đúc rút từ thực tiễn xã hội, có tác dụng định hướng, gợi ý cho các thành viên trong gia đình hiện nay trong cách ứng xử, giải quyết một số tình huống mới nảy sinh ở mô hình gia đình hiện đại, góp phần giảm bớt những mặc cảm, những mâu thuẫn, bất đồng trong các gia đình, làm cho các thành viên trong gia đình vượt qua những khó khăn, sống ngày càng gắn bó, góp phần làm cho gia đình trở thành nơi bình yên, thành bệ phóng cho mỗi cá nhân trong quá trình sống, học tập, làm việc và cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc. Xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc. Th¸ng 12 n¨m 2015 Nhμ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia - sù thËt 8 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH 1. Khái niệm a) Khái niệm văn hóa Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rộng lớn. Văn hóa biểu tượng trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong tổ chức đời sống, tạo dựng xã hội, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ. Có thể tìm thấy những biểu hiện của văn hóa trong các phương thức và công cụ sản xuất, phương thức sở hữu, các thể chế xã hội, phong tục tập quán, giao tiếp giữa người và người, trong trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, trong trình độ sáng tạo và thưởng thức văn học nghệ thuật”1. __________ 1. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005, tr.798. 9 Văn hóa là một vấn đề phức tạp được nhiều nhà khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau và thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau quan tâm nghiên cứu. Tùy theo hướng tiếp cận mà các nhà khoa học có thể đưa ra khái niệm văn hóa theo cách hiểu của mình. Với trên 400 định nghĩa văn hóa đang tồn tại hiện nay, người ta có thể phân chia ra thành một số hướng tiếp cận tiêu biểu sau đây: - Hướng tiếp cận theo chức năng của văn hóa; - Hướng tiếp cận theo giá trị, chuẩn mực của văn hóa; - Hướng tiếp cận theo phương thức hoạt động sản xuất vật chất; - Hướng tiếp cận theo ý nghĩa của văn hóa; - Hướng tiếp cận đề cao tính xã hội của văn hóa; - Hướng tiếp cận đề cao đạo đức, nhân cách con người1. Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm văn hóa và rất nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của khái niệm này, cũng có tác giả phân chia các định nghĩa về văn hóa theo một số nội dung sau: - Văn hóa chính là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lịch sử, hoặc văn hóa là những giá trị xã hội do con người sáng tạo ra. __________ 1. Phạm Ngọc Trung: Lý luận văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.13,14. 10 - Văn hóa là mô hình các thiết chế xã hội. - Văn hóa là những phương thức ứng xử của con người1. - Văn hóa gắn với giáo dục, đào tạo con người. Các nhà cổ ngôn ngữ học đã phát hiện ra mối quan hệ giữa văn hóa với trồng trọt, vun xới, chăm sóc cây trồng trong văn minh nông nghiệp. Nghĩa là văn hóa gắn với sự sáng tạo của con người ra nền văn minh trồng trọt, nó phản ánh quá trình phát triển của nhận thức, của sản xuất và quá trình con người biết thuần dưỡng một số cây trồng, vật nuôi. Nếu xét dưới góc độ văn hóa khảo cổ có thể nhận thấy văn hóa nhân loại đã được xuất hiện khoảng trên 2 triệu năm trước, nó liên quan đến những công cụ lao động bằng đá có dấu tích ghè đẽo, chế tác của con người ở Tanzania do nhà khảo cổ học người Mỹ Leekey phát hiện vào thập niên 70 của thế kỷ XX. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), trong lễ phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa đã đưa ra định nghĩa văn hóa và nhấn mạnh văn hóa là quá trình hoạt động sáng tạo của con người trong lịch sử: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo __________ 1. Lê Quý Đức, Vũ Thy Huệ: Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.9. 11 của cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”1. Trong tác phẩm Nhật ký trong tù, từ năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”2. Ở đây, văn hóa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày theo nghĩa rộng, bao hàm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Một số nhà khoa học nước ta đã tập trung nghiên cứu văn hóa theo nghĩa hẹp: GS. Trần Quốc Vượng cho rằng văn hóa chính là sự ứng xử __________ 1. Theo tài liệu của Ủy ban Quốc gia về thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1992, tr.23. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458. 12 của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, GS. Vũ Khiêu lại nhấn mạnh văn hóa là quá trình nhân hóa, GS. Phan Ngọc cho rằng văn hóa là sự lựa chọn của con người, qua đó thể hiện những đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân cư1. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, chúng tôi cho rằng văn hóa là sản phẩm đặc trưng của con người và xã hội loài người và văn hóa là một quá trình con người tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên một cách có ý thức, có lợi cho cuộc sống con người. Mặc dù, con người là một động vật cao cấp đặc biệt, có thể phát minh ra nhiều máy móc, thiết bị tác động vào tự nhiên, làm tự nhiên biến đổi vô cùng mạnh mẽ, nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy: suy cho cùng con người cũng là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hóa của tự nhiên, do đó con người không thể tách rời thế giới tự nhiên, không thể chi phối được tự nhiên theo ý muốn chủ quan của mình. Chính vì thế mà con người phải luôn luôn hòa mình vào tự nhiên, ứng xử một cách thân thiện và thông minh với thế giới xung quanh để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người trên trái đất này. __________ 1. Xem Phạm Ngọc Trung: Lý luận văn hóa, Sđd, tr.12-15. 13 Từ quan niệm đó, chúng tôi cho rằng: văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, những hoạt động, những thói quen trong thực tiễn, có ý thức, mang tính sáng tạo và nhân văn của một cộng đồng dân cư nhất định trong lịch sử, qua đó thể hiện những đặc tính riêng, phân biệt cộng đồng dân cư này với cộng đồng dân cư khác. Định nghĩa văn hóa trên được thể hiện trong sơ đồ sau: Trong định nghĩa này, chúng tôi tiếp cận khái niệm văn hóa theo tính hệ thống được tích hợp thành tổng thể hệ thống các khía cạnh, các nội dung và các biểu hiện của văn hóa, trong đó nhấn mạnh đến tính giá trị, tính chuẩn mực cũng như tính sáng tạo và tính nhân văn của văn hóa. Những đặc tính cơ bản và quan trọng đó luôn luôn 14 được gắn kết với nhau trên nền tảng của sinh hoạt cộng đồng dân cư trong thực tiễn và trong lịch sử để tạo thành những yếu tố văn hóa bản sắc tiêu biểu cho từng cộng đồng dân cư. b) Khái niệm gia đình Gia đình là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện và tồn tại phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Gia đình đã được ra đời từ hàng vạn năm trước và có những biến đổi khác nhau trong cấu trúc, quy mô và mối quan hệ giữa các thành viên. Nhà xã hội Pháp Lêvi Tơrốt chỉ ra ba đặc trưng của gia đình như một nhóm xã hội đặc thù. Thứ nhất, là quan hệ hôn nhân. Đó là mối quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà dựa trên nhu cầu tính giao (quan hệ tình dục) được pháp luật công nhận hay không được (không cần) pháp luật công nhận, nhưng có sự thừa nhận của cộng đồng theo luật tục, hoặc theo những quy định của tôn giáo, tập quán cộng đồng. Quan hệ hôn nhân là quan hệ cơ bản của gia đình tạo ra những quan hệ khác và làm nền tảng cho sự bền vững của gia đình. Thứ hai, là quan hệ huyết thống. Đây là quan hệ sinh học - xã hội giữa cha mẹ và con cái nảy sinh từ quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới. Quan hệ huyết thống được biểu hiện ở sự gắn 15 bó giữa cha mẹ với con cái và giữa các anh, chị em cùng cha mẹ sinh ra. Do sự tiếp nối giữa các thế hệ theo chiều dọc nên quan hệ huyết thống trong gia đình ngoài các quan hệ nêu trên còn có các quan hệ khác giữa ông, bà với con, cháu, chắt. Thứ ba, là quan hệ pháp lý và tình cảm: Mối quan hệ các thành viên trong gia đình về quyền lợi, nghĩa vụ, về của cải tài sản và sự "cấp dưỡng", những nghĩa vụ tình cảm, những cấm kỵ về quan hệ tính giao giữa những người có quan hệ cận huyết thống, hoặc giữa cha mẹ nuôi với con nuôi... mà pháp luật quy định. Gia đình là một khái niệm chỉ một cộng đồng người (nhóm xã hội) có quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh thần mang tính đặc thù dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống, các quan hệ pháp lý hay luật tục khác1. Theo quan niệm xưa nay ở nước ta, gia đình là một cộng đồng cùng xây dựng cuộc sống chung theo tục lệ hôn nhân giá thú, gắn bó với nhau bằng quan hệ máu mủ, ruột rà, cùng chung sống với nhau trong một mái nhà. Theo từ Hán - Việt, gia đình có nét tương đồng với gia thất và phu thê, những cụm từ đó đều chỉ một cộng đồng người được liên kết với nhau theo __________ 1. Xem Lê Quý Đức, Vũ Thy Huệ: Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Sđd, tr.22,23. 16 những nguyên tắc của sự kết hợp nam - nữ, âm - dương, sinh con đẻ cái tạo nên sự gắn bó máu thịt giữa các thế hệ. Cũng có rất nhiều cách tiếp cận, tìm hiểu gia đình. Mác và Ăngghen nhấn mạnh gia đình là mối quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Liên hợp quốc định nghĩa: Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em. Theo Từ điển tâm lý của Nguyễn Khắc Viện, gia đình gồm bố mẹ, con và có hoặc không có một số thành viên khác nữa ở chung một nhà. Nhà xã hội học người Nga T.A.Phanaxêva nêu lên ba cách hiểu khác nhau về gia đình. Một là: Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ liên kết với nhau bằng một chỗ ở, bằng một ngân sách chung và bằng mối quan hệ ruột thịt. Hai là: Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, liên kết với nhau trong một nhà, bằng một ngân sách chung và bằng các mối quan hệ giúp đỡ nhau trên cơ sở tình cảm và trách nhiệm. Ba là: Gia đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm bố mẹ, con cái của một vài thế hệ. Các thành viên gia đình có quan hệ ràng buộc về vật chất và tinh thần, theo những mục đích sống có tính nguyên tắc giống nhau về các vấn đề chủ yếu. Từ điển Bách khoa xã hội học của Pháp định nghĩa: Gia đình, đó là xã hội vi mô đầu tiên dạy dỗ 17 những hình thức của đời sống vật chất đồng thời với những mã giao tiếp, bắt đầu từ ngôn ngữ, các biểu hiện, các thái độ thân xác và những giá trị tinh thần, trí tuệ và tư tưởng của môi trường mà gia đình nằm trong đó cũng như của lớp xã hội bao quanh nó1. Theo các nhà xã hội học E.Bughet và H.Lốccơ: Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi các quan hệ hôn nhân, máu mủ, hay bằng hình thức con nuôi, tạo thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng người: là chồng, là vợ, là bố, là mẹ, là con, là anh, chị, em... tạo nên một nền văn hóa chung. Chúng tôi cho rằng: Gia đình là một đơn vị xã hội cơ bản được tạo thành bởi sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà theo những phong tục, luật tục của từng cộng đồng dân cư quy định, từ đó sinh ra những người con có cùng huyết thống. Các thành viên trong gia đình có một nơi cư trú chung, có một nguồn kinh tế chung và một tình cảm đặc biệt dựa trên tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ bến. Họ có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. __________ 1. Võ Thị Cúc: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997, Sđd, tr.7-8. 18 Các nhà nhân chủng học nhận thấy gia đình của con người có sự gắn bó đặc biệt hơn gia đình của một số loài động vật bởi một số nguyên nhân chính sau đây: Bản chất và cốt lõi của quan hệ vợ chồng, trong một gia đình được tạo ra trong một thời gian dài theo nhịp độ hoạt động tình dục của hai người với nhau. Nhịp độ hoạt động tình dục của con người đều đặn, thường xuyên không tuân theo các mùa làm cho quan hệ vợ chồng trở nên gắn bó. Tiếp đó là con trẻ sinh ra trong một thể trạng chưa hoàn chỉnh, rất yếu ớt, cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên trong một thời gian dài chiếm tới một phần ba tuổi thọ trung bình của con người. Trong tất cả các loài động vật thì thời kỳ thơ ấu của con người là kéo dài hơn cả. Việc chăm sóc, nuôi dạy con cái lâu ngày tạo nên tình cảm, trách nhiệm và sự ràng buộc giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái và giữa con cái với bố mẹ. Tất cả điều đó đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải có sự gắn kết bền vững, thông qua khoảng thời gian dài đó mà con cái đã tiếp thu được những kinh nghiệm sống từ cha mẹ để có thể từng bước trưởng thành và cuối cùng, trong thời thơ ấu hàng chục năm đó đã tạo lập được mối quan hệ tình cảm thân thiết tuy mơ hồ, nhưng quan trọng giữa các anh, chị, em với nhau, tình thân yêu ấy là bước thực tập cho một quá trình xâm nhập các quan hệ xã hội rộng rãi sau này. 19 Dựa vào quy mô, cấu trúc và mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mà người ta có thể phân chia ra các loại gia đình khác nhau. Thứ nhất là gia đình hạt nhân (hoặc gia đình nhỏ). Đây là loại hình gia đình chỉ bao gồm 2 thế hệ: Cha mẹ và con cái khi chưa đạt đến tuổi trưởng thành, chưa tách ra lập thành gia đình riêng. Loại gia đình này còn được gọi là gia đình hạt nhân phu thê. Gia đình hạt nhân này thường được duy trì trong một thời gian khá dài, đến khi nào các người con khôn lớn lại tiếp tục kết hôn và tách ra thành gia đình hạt nhân mới. Thứ hai là gia đình nhiều thế hệ (hoặc gia đình lớn) cùng chung sống trong một mái nhà. Có những gia đình bao gồm 3 thế hệ, hoặc 4, 5 thế hệ cùng chung sống. Ở Việt Nam và những quốc gia văn minh nông nghiệp phương Đông, do lao động nông nghiệp cần nhiều lao động và bao gồm nhiều loại hình lao động khác nhau phù hợp với sức khỏe, giới tính, tuổi tác, nên gia đình truyền thống Việt Nam thường tập trung nhiều thế hệ. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, xu hướng chung là các gia đình lớn giảm dần, nhường chỗ cho gia đình hạt nhân 2 thế hệ. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, gia đình truyền thống cũng đang biến đổi, đồng thời xuất 20 hiện một số loại gia đình kiểu mới mà trước đây chưa có hoặc chưa trở nên phổ biến. Thứ nhất, đó là loại hình gia đình đơn thân (hoặc gia đình 1 thành viên). Gia đình loại này được hình thành bởi sự đổ vỡ của một gia đình hạt nhân. Do những mâu thuẫn không thể dung hòa mà vợ chồng đã dẫn đến ly hôn. Sau cuộc ly hôn đó, đa số người con trai nhanh chóng tìm vợ mới, còn người phụ nữ do áp lực công việc, do sợ đổ vỡ lần thứ hai và do muốn giành thời gian chăm sóc con và đặc biệt là họ sợ sự ràng buộc của quan hệ vợ chồng làm mất tự do cá nhân, mà họ đã lựa chọn con đường sống đơn thân, không tiếp tục đi xây đắp hạnh phúc mới. Ở gia đình một mẹ, một con đó, người phụ nữ cảm thấy được tự do thoải mái hơn trong quá trình làm việc, sử dụng thời gian và phấn đấu trên con đường sự nghiệp. Người phụ nữ đó chỉ cần có việc làm ổn định, có căn hộ để ở, có phương tiện đi lại và có đứa con để quan tâm chia sẻ. Mô hình gia đình đơn thân này khá phổ biến ở các nước Âu - Mỹ và hiện nay cũng đã trở nên không xa lạ với phụ nữ ở một số đô thị Việt Nam. Trong gia đình đơn thân này cũng có một nhóm những người phụ nữ có cá tính thành đạt về kinh tế hoặc chuyên môn đã lựa chọn cách đi đặc biệt là không hề xây dựng gia đình mà vẫn sinh một đứa con để họ hoàn toàn tự do, chủ động 21 trong cuộc sống, không hề có một sự ràng buộc nào với bất kỳ một người đàn ông nào đó. Thứ hai là loại gia đình kết hôn lần thứ hai. Đây là mô hình gia đình của những người sau khi ly hôn họ không muốn tiếp tục cuộc sống cô đơn mà họ tiếp tục đi tìm nửa kia của mình. Cũng có trường hợp một số người đã ly hôn, có con riêng mà vẫn có thể lấy được vợ (hoặc chồng) mới là người chưa trải qua hôn nhân. Nhưng đa số là họ tìm cách kết hôn với người mới cũng đã trải qua một lần đổ vỡ trong hôn nhân, vì đây là những người có cùng tâm trạng, cùng hoàn cảnh nên dễ cảm thông, chia sẻ cho nhau và họ đến với nhau một cách thuận lợi hơn. Tình cảnh "con anh, con em, con chúng ta" trở thành phổ biến và gia đình loại này khá phức tạp về quan hệ huyết thống. Những đứa trẻ trong gia đình này cũng có thể là cùng cha, mẹ hoặc cũng có thể chỉ là anh em "nửa ruột thịt", hoặc cũng có thể không có quan hệ huyết thống. Trong gia đình loại này, yếu tố huyết thống không còn là keo sơn gắn bó tình anh chị em hoặc tình cảm cha, mẹ với con cái như trong gia đình hạt nhân thống nhất, ngược lại, yếu tố huyết thống nếu càng nhấn mạnh thì càng làm cho quan hệ của các thành viên trong gia đình căng thẳng, xa xôi, vì như vậy họ càng nhận thấy sự xa lạ, đối lập giữa các thành viên. Trong những gia đình này cần nhấn mạnh đến tình yêu thương, 22 lòng vị tha và sự độ lượng bao dung để cho các thành viên không có cùng huyết thống có thể bỏ qua sự ích kỷ, nhỏ nhen mà giữ lấy ngọn lửa ấm của gia đình. Thứ ba, là loại gia đình tự nguyện cùng chung sống. Có nhiều cặp nam nữ thanh niên quyết định sống với nhau trong một mái nhà như vợ chồng nhưng không hề có hôn thú. Họ "sống thử" với nhau một thời gian có thể là theo tình cảm và cũng có thể là theo hợp đồng. Mặc dù họ cũng có tình cảm chung, kinh tế chung nhưng mối liên kết đó vẫn trở nên không bền vững. Kể cả họ có con chung với nhau, nhưng do cuộc sống quá nhiều mâu thuẫn và khó khăn, do đó chỉ một trận cãi nhau hoặc một cơn giận giữ là họ có thể chia tay nhau không nuối tiếc, để lại những nỗi buồn và sự cô đơn cho bạn tình của mình. Thứ tư, là gia đình đa văn hóa (hoặc gia đình có yếu tố nước ngoài). Trên đất nước chúng ta có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tham gia sản xuất kinh doanh nên đã xuất hiện một số gia đình có sự kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài. Trong các gia đình đa văn hóa có sự đồng cảm, hạnh phúc ban đầu, nhưng sau đó xuất hiện những vết rạn nứt nhất định do sự bất đồng ngôn ngữ, không hòa hợp văn hóa, không tương đồng về sức khỏe. Cũng có một số trường hợp do nạn kỳ thị chủng tộc, phân biệt đẳng cấp đã dẫn đến quan hệ 23 vợ chồng lạnh nhạt, không hạnh phúc. Nhiều gia đình phải kết thúc bởi những cuộc ly hôn. Thứ năm là loại gia đình quan hệ đồng tính. Đây là loại gia đình hiện đại mới xuất hiện trong khoảng hơn chục năm trước. Hiện nay, một số nước Bắc Âu và Tây Âu đã thừa nhận sự hợp pháp của hôn nhân đồng tính, nhưng Việt Nam vẫn chưa thừa nhận. Hiện nay ở một số địa phương đã xuất hiện những đám cưới của những người đồng tính, chuyển giới. Theo họ, những người đồng tính cũng có tình yêu và nhu cầu hạnh phúc. Mặc dù họ không thể sinh con đẻ cái như những gia đình vợ chồng dị tính (nam-nữ), nhưng họ có tình yêu thật sự, họ muốn chia sẻ cho nhau và họ cũng có thể xin con nuôi hoặc nhờ sự can thiệp của y học hiện đại để sinh con... Nguyện vọng của những người đồng tính về hạnh phúc gia đình là chính đáng, nhưng hiện nay còn một số điểm chưa phù hợp với văn hóa truyền thống và phong tục tập quán Việt Nam, nên chúng ta cần có một lộ trình hợp lý để từng bước tạo điều kiện cho gia đình đồng tính được tồn tại phù hợp với pháp luật và phong tục Việt Nam. Như vậy là, ở một số nước Âu - Mỹ thừa nhận tính hợp pháp của gia đình đồng tính, điều đó có nghĩa là khái niệm gia đình thời hiện đại ở một số quốc gia đã có sự thay đổi to lớn. Trong những gia đình đồng tính đó, họ chỉ nhấn mạnh đến tình yêu 24 thương của con người với con người, nhấn mạnh đến một căn nhà chung, nhấn mạnh đến một nền kinh tế, tài chính chung giữa hai người tự nguyện kết hôn hoặc tự nguyện chung sống với nhau. Còn yếu tố kết hợp chung sống, tình cảm của một đàn ông (dương) với một người đàn bà (âm), cũng như yếu tố sinh con cùng huyết thống không được xem là những tiêu chí quan trọng của một gia đình hiện đại nữa. Đây là một bước tiến hay một bước lùi trong nhận thức của con người thời hiện đại? Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để có những kết luận thỏa đáng. c) Khái niệm văn hóa gia đình Theo Võ Thị Cúc, văn hóa gia đình là một tồn tại khách quan, nó được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây: Thứ nhất, con người sở dĩ là con người vì có văn hóa, mà con người bắt đầu cuộc sống của mình từ gia đình, nên văn hóa cũng phải được bắt đầu từ văn hóa gia đình. Hơn nữa, đặc trưng cơ bản của gia đình là "tạo nên một nền văn hóa" nên đã có gia đình thì tất yếu phải có văn hóa gia đình. Thứ hai, nếu thừa nhận gia đình là một xã hội vi mô (Micro society) và chấp nhận lý thuyết phản ánh, lý thuyết quan trọng hàng đầu của xã hội học, thì tất yếu gia đình phải phản ánh các quan 25 hệ xã hội vào trong nó, và do đó văn hóa xã hội phải phản ánh vào gia đình. Điều cần lưu ý là sự phản ánh của văn hóa xã hội vào gia đình không mang tính "cơ học". Đó hoàn toàn không phải là sự phân chia của văn hóa xã hội thành những mảnh nhỏ hơn mà vẫn giữ nguyên các đặc tính, tức là không phải "xã hội thế nào, gia đình thế ấy". Mà gia đình với tư cách là một "xã hội vi mô", nó không chỉ thụ động chịu sự tác động của xã hội, mà còn tác động ngược trở lại, mạnh mẽ không kém. Hoặc nói cách khác, không ai có thể khẳng định được gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, hay xã hội là hình ảnh mở rộng của gia đình. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa xã hội với văn hóa gia đình, không cho phép coi cái này là kết quả của phép chia cơ giới, hay của phép cộng cơ giới của cái kia. Điều đó có nghĩa là khái niệm văn hóa gia đình có những nội dung riêng, khái niệm ấy nằm trong chuỗi các khái niệm văn hóa xã hội, văn hóa cộng đồng, chỉ khác nhau về cấp độ mà không khác nhau về tính phức hợp. Từ những phân tích nêu trên có thể cho rằng: văn hóa gia đình là các biểu hiện văn hóa gắn liền với các mặt quan hệ gia đình và đời sống gia đình. Hay nói cách khác văn hóa gia đình là tất cả những gì mà con người có được và tạo ra được trong môi trường gia đình, trong những thứ ấy có cả văn hóa và 26 quan trọng nhất là nhân cách1. Văn hóa gia đình được hình thành và phát triển trên những hệ thống giá trị sau đây: Thứ nhất, là những giá trị gắn với các quan hệ bên trong của gia đình, gọi là các giá trị cấu trúc, nó được biểu hiện thông qua hình thức hôn nhân, cách chung sống, cách sinh đẻ con cái, quyền hành trong gia đình... Thứ hai, những giá trị gắn liền với quan hệ giữa gia đình, với xã hội, gọi là các giá trị chức năng, biểu hiện ở vai trò của gia đình trong xã hội, cách chăm sóc người già và những người không có khả năng lao động. Thứ ba, là những giá trị tâm linh. Cần nhận thức rằng các giá trị cấu trúc và giá trị chức năng là những giá trị hữu hình. Giá trị tâm linh là những giá trị vô hình, mà bắt buộc gia đình và các thành viên của nó phải tôn thờ và làm theo một cách nhiệt tình, không hề cầu lợi. Các giá trị tâm linh ấy bắt nguồn từ "cái thiêng liêng" và "cái bí ẩn". Các giá trị tâm linh của văn hóa gia đình rất trừu tượng, tuy không nói rõ ra được, nhưng tồn tại và chính chúng đã khiến gia đình có cái thiêng liêng buộc con người phải gắn bó với nhau, dễ dàng đồng cảm với nhau, cảm thấy sung sướng khi được hy sinh vì nhau. Trong gia đình, __________ 1. Võ Thị Cúc: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Sđd, tr.19,20. 27 các giá trị tâm linh cực kỳ bền vững, chúng trở thành các "hằng số của gia đình", là nhân tố chủ yếu để gia đình có thể tồn tại được như một thực thể sinh học - văn hóa. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một trong những biểu hiện gián tiếp của sự tồn tại của cái thiêng liêng, cái bí ẩn, dưới cái vỏ vật chất của những nén hương, những lời khấn, những đĩa xôi, đĩa quả trên bàn thờ. Từ góc độ xã hội học, người ta nhận thấy gia đình là một cộng đồng xã hội tập hợp theo dòng máu thân thuộc, trên cơ sở đó các thành viên trong gia đình có quan hệ hợp tác, gắn bó với nhau mà văn hóa gia đình được hình thành. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh gia đình là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người. Trong thế giới động vật, gia đình chưa xuất hiện. Để duy trì nòi giống và thỏa mãn nhu cầu sinh học, động vật và con người đều có sự kết đôi với nhau. Song từ hình thức kết đôi của động vật đến gia đình của con người là một bước tiến vượt bậc về chất. Điều đó được khẳng định do gia đình của con người tồn tại lâu dài. Những cá thể con người khi mới sinh ra được trời phú cho những thuộc tính tiềm năng ưu trội hơn các loài động vật. Nếu được nuôi dưỡng bình thường thì "ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò..." nghĩa là có thể dùng hai chi sau để di chuyển, giải phóng cho hai chi trước để cầm nắm các công cụ, để lao động và sáng tạo. Nhưng bản năng sinh 28 học của con người lại rất yếu ớt, không thể thích ứng ngay với môi trường tự nhiên khi mới sinh ra, không thể tự đi tìm kiếm thức ăn để duy trì sự sống, không thể tự chạy trốn được sự tấn công của thú dữ xung quanh. Do đó, những người làm cha, làm mẹ của các thế hệ người mới được sinh ra phải có sự gắn bó chặt chẽ với nhau để nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa con trong nhiều năm tháng thì chúng mới nên người. Trong mối quan hệ tính giao (đực - cái) của con người cũng có sự khác biệt với quan hệ tính giao của thế giới động vật. Trong khi ở thế giới động vật, một con đực luôn luôn có quan hệ tính giao với nhiều con cái theo kiểu bầy đàn, không phân biệt thế hệ, ngược lại, ở con người xu thế quan hệ bầy đàn nhanh chóng mất đi, mà thay vào đó là kiểu quan hệ thủy chung 1 nam với 1 nữ. Trong gia đình thị tộc của con người có sự cấm đoán quan hệ tính giao giữa những người cùng huyết thống. Con người đi từ hôn nhân quần hôn đến hôn nhân đối ngẫu và tiến tới hôn nhân một vợ một chồng là bước tiến bộ trong văn hóa gia đình. Gia đình là một giá trị văn hóa khi nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu đặc biệt thiêng liêng không vụ lợi, đó là tình thương yêu, hạnh phúc, trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người. Hệ thống giá trị văn hóa của gia đình khi đã hình thành có vai trò chi phối, điều tiết các quan hệ 29 của gia đình, chi phối các phương thức ứng xử của các thành viên trong gia đình. Đồng thời nó được thể chế hóa bằng gia đạo, gia huấn, gia lễ và bằng pháp luật của nhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của gia đình và giữ cho gia đình phát triển bền vững, an sinh, hạnh phúc. Vậy gia đình không chỉ là một nhóm xã hội đặc thù mà còn là một thực thể sinh học - văn hóa, một thiết chế xã hội - văn hóa. Từ những suy nghĩ như trên, chúng ta có thể đưa ra một quan niệm về văn hóa gia đình như sau: Văn hóa gia đình là dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng, bao gồm tổng thể sống động của các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng văn hóa chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội1. Chúng tôi cho rằng văn hóa gia đình là một sản phẩm đặc biệt của xã hội loài người, nó được đúc kết, sàng lọc và hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là kết quả của quá trình con người tự nhận thức về bản thân, tự chế ngự những lối sống bản năng để thiết lập một trật tự mới không có sẵn trong tự nhiên. __________ 1. Lê Quý Đức, Vũ Thy Huệ: Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Sđd, tr.32,33. 30 Cần phân biệt giữa gia đình và văn hóa gia đình, đồng thời cũng cần nhận thức được mối liên hệ chặt chẽ giữa những khái niệm đó. Trong khi gia đình là một tổ chức xã hội, một đơn vị xã hội của một nhóm người sống liên kết với nhau theo những nguyên tắc nhất định, thì văn hóa gia đình là một tổng thể hệ thống những quy tắc, quan niệm, nghi lễ, thiết chế và cách ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với tổ tiên nhằm duy trì một cuộc sống hòa thuận, vui vẻ, trong tình yêu thương vô bờ bến. Văn hóa gia đình bao gồm những hoạt động của con người trong không gian của gia đình, thể hiện tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ của người này với người khác. Thông qua những tương tác và quan hệ hằng ngày mà tình cảm gia đình ngày càng trở nên gắn bó, không thể tách rời. Người ta có thể phân chia cấu trúc của văn hóa gia đình theo những cách tiếp cận khác nhau: văn hóa sản sinh và nuôi dạy con người, văn hóa vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất, văn hóa tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần. Hệ giá trị văn hóa gia đình là yếu tố cốt lõi làm nên đặc điểm riêng của mỗi loại hình gia đình và có sức mạnh chi phối đời sống tâm lý, tâm linh, hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình. Cũng có tác giả tiếp cận cấu trúc của văn hóa gia đình theo các hệ giá trị. Đó là các giá trị cấu trúc, giá trị chức năng và giá trị tâm linh. 31 Giá trị cấu trúc gắn với quan hệ bên trong của gia đình, thể hiện thái độ chọn lựa cơ cấu gia đình và phương thức ứng xử của con người trong các quan hệ gia đình ở mỗi thời đại và mỗi nền văn hóa. Giá trị chức năng gắn với những chức năng của văn hóa gia đình và giá trị tâm linh chính là hạt nhân bất biến của văn hóa gia đình. Bởi vì trong đời sống con người có sự kết hợp giữa những yếu tố hiện hữu với những yếu tố tâm linh1. Chúng tôi cho rằng cấu trúc văn hóa gia đình là một tổng thể hệ thống những vấn đề liên quan đến quá trình lao động sản xuất, đến thiết chế xã hội, đến phong tục tập quán, tâm linh tín ngưỡng của những thành viên cùng chung sống trong khuôn viên gia đình. Cấu trúc văn hóa gia đình được thể hiện trong sơ đồ sau: __________ 1. Lê Quý Đức, Vũ Thy Huệ: Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Sđd, tr.35-37. 32 Mỗi thành tố trong cấu trúc văn hóa gia đình có một vị trí nhất định để tạo thành văn hóa gia đình và các thành tố đó có quan hệ mật thiết với nhau. Căn cứ vào các thành tố của cấu trúc văn hóa gia đình người ta có thể biết được và phân biệt được những đặc điểm khác nhau của mỗi loại hình gia đình. Nếu như dựa vào thành tố sản xuất của văn hóa gia đình, người ta có thể phân biệt những gia đình dựa trên nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt có nhiều yếu tố khác với những gia đình chuyên chăn nuôi, du mục ở phương Bắc. Nếu dựa trên quy mô của đàn gia súc và điều kiện địa lý tự nhiên, người ta còn có thể nhận biết được sự khác nhau của những gia đình chăn nuôi du mục vùng bán đảo Arập với những gia đình chăn nuôi du mục trên thảo nguyên vùng Trung Á, Mông Cổ. Cũng xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp khác nhau của dân cư trồng lúa nước và dân cư trồng kê, mỳ, mạch mà đã hình thành nên loại hình gia đình tiểu nông ở phương Đông với loại hình gia đình điền chủ ở phương Tây. Chính nền kinh tế sản xuất là một thành tố vô cùng quan trọng tác động hình thành nên những thiết chế cùng các thành tố khác của văn hóa gia đình. Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình phải tuân thủ theo một thiết chế chặt chẽ để người chủ gia 33 đình có thể hoàn toàn chi phối nguồn tài sản đất đai, trâu bò của mình và có thể phát huy hết khả năng của mình. Mặt khác, trong mô hình sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, các thành viên trong gia đình dễ dàng tiếp cận công việc của mình tùy thuộc vào sức khỏe, giới tính, lứa tuổi. Nghĩa là, các thành viên trong gia đình nông nghiệp dễ dàng tìm được việc làm theo sự phân công của người chủ gia đình. Trong khuôn khổ đó, mọi thành viên phải dựa vào nhau, phải hợp tác với nhau để trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, đánh cá... nhằm duy trì cuộc sống gia đình cho phù hợp. Đến khi xã hội phát triển đến trình độ cao, máy móc xuất hiện dẫn đến sự dư thừa một số lao động nông nghiệp và dần dần họ phải vào các đô thị, các khu công nghiệp để tìm việc làm. Từ đó, trong mỗi gia đình bắt đầu có sự biến đổi, có sự phân hóa về kinh tế, về tâm lý của các thành viên trong gia đình. Trong quá trình lao động sản xuất, con người được kế thừa của cải, kinh nghiệm, tri thức từ các bậc tiền bối; đồng thời trong những năm tháng lao động vất vả đó, họ cũng tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và có mối quan hệ khăng khít với những người cùng thời. Họ cũng phải đi đến hôn nhân để tạo nên đơn vị gia đình và cùng với nó là những thiết chế và phong tục tập quán được khẳng định để cho các thành viên trong gia đình 34 và ngoài xã hội có sự gắn bó với nhau khăng khít hơn. Họ tự nguyện sống và làm theo những quy định của thế hệ trước đã thiết lập. Có như vậy mới bảo đảm được tôn ti, trật tự trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những sinh hoạt cộng đồng được tất cả các thành viên ghi nhớ và thực hiện. Nền văn minh nông nghiệp buộc con người phải liên kết chặt chẽ với nhau để tổ chức lao động sản xuất và để làm thủy lợi. Đó là những việc làm đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều người một cách có tổ chức. Cũng chính nền văn minh nông nghiệp tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa con người với tự nhiên. Con người nông nghiệp luôn phải hòa vào tự nhiên và thân thiện với tự nhiên. Sùng bái các thế lực tự nhiên, họ thờ các vị thần có tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp. Đó là các vị thần mặt trời, mặt trăng, thần mưa, thần gió, thần đất, thần nước... Có nghĩa là họ vừa thờ tổ tiên sinh ra họ, nuôi dưỡng họ khi còn tấm bé, vừa thờ các vị thần linh phù hộ họ để họ sản xuất thuận lợi, có mùa màng bội thu. Từ hoàn cảnh địa lý, khí hậu và từ môi trường lao động sản xuất đã góp phần tạo nên những mô hình gia đình nhất định. Trong cấu trúc văn hóa gia đình, chúng ta thấy cả những yếu tố vật chất và cả những yếu tố tinh thần, cả những điều khuyến khích con người làm theo và cả những điều cấm kỵ. Trong không gian văn hóa 35 gia đình chúng ta thấy có mối quan hệ, ứng xử giữa những người đang sống và cả những quan hệ, ứng xử của người đang sống với những người đã chết, bao gồm cả không gian sản xuất, không gian sống và không gian tâm linh, nó có mối quan hệ bền chặt giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. d) Một số khái niệm liên quan đến văn hóa gia đình Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, từ xa xưa, người Việt Nam đã quan tâm đến gia phả. Hiện nay, có một môn khoa học nghiên cứu về gia phả được gọi là Gia phả học hay Tộc phả học (Genealogy). Đa số các gia đình giàu có và các gia đình có nhiều người làm quan to hoặc thi cử đỗ đạt cao mới quan tâm đến xây dựng gia phả cho dòng họ của mình. Trong dân gian Việt Nam, dòng họ nào cũng thường truyền tụng những tấm gương sáng, tài giỏi khoa bảng, có công với dân với nước. Những cách thức truyền miệng đó thường dễ bị lãng quên và bị nhầm lẫn. Nên đa số các dòng họ muốn gìn giữ truyền thống của họ tộc mình qua nhiều đời thì họ tập trung hình thành một bản gia phả. Trong bản gia phả đó, họ ghi chép thế thứ các đời của dòng họ theo trình tự thời gian từ xưa đến nay. Từ đầu thế kỷ XVIII, Tiến sĩ Hồ Sỹ Tân đã viết cuốn Thọ mai gia lễ để truyền dạy những lễ nghĩa cho con người. 36 Gia pháp là quy định của mỗi gia đình, dòng họ nhưng mang nặng tính pháp lý, bắt buộc mọi thành viên phải tuân theo, nếu ai không làm theo có thể bị chê cười, phê phán, hoặc bị phạt hay cách chức. Có thể nói, gia pháp là những quy định quan trọng nhất, buộc các thành viên trong gia đình phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Một số điều trong gia pháp có thể được trích từ các bộ luật của nhà nước quy định, hoặc cũng có thể tiếp thu từ thực tế. Trong gia pháp quy định con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, làm vợ phải theo chồng, làm em phải nghe anh, chị. Gia phong là trật tự nền nếp, phong tục tập quán của gia đình mà con cháu phải luôn luôn ghi nhớ để làm theo. Nếu ai không thực hiện đúng, để tiếng xấu cho gia đình, dòng họ thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bị xử lý xóa tên, không công nhận là người của gia đình, dòng họ hoặc bị phê phán. Mỗi một gia đình có một gia phong khác nhau, trong đó quy định nhân sinh quan, thế giới quan và cách ứng xử của mỗi con người, từ đó tạo nên uy tín của những người trong gia đình dòng họ đó với bà con làng xóm. 2. Đặc điểm một số gia đình trên thế giới a) Mô hình gia đình ở Trung Quốc Người Trung Quốc rất quan tâm đến xây dựng, củng cố tôn ti trật tự trong gia đình. Lấy Nho giáo 37 là nền tảng, trong gia đình Trung Quốc luôn luôn tập trung xây dựng mối quan hệ rường cột Cha - Con và coi đây là trục chính của văn hóa gia đình. Từ xưa đến nay, dù có những biến đổi xã hội, nhưng người ta vẫn nhận thấy quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Trung Quốc được quy định hết sức chặt chẽ và áp đặt rất nặng nề. Người cha là người có toàn quyền trong gia đình về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tình cảm. Mô hình gia đình ở Trung Quốc là mô hình gia trưởng, tộc trưởng điển hình, theo nguyên tắc cha truyền con nối. Từ thiết chế đề cao quyền uy tuyệt đối của người cha, dẫn đến những hoạt động, quan niệm đề cao con trai, xem thường con gái. Con trai là niềm tin, là hy vọng của cha mẹ khi về già. Quan niệm: "Trẻ cậy cha, già cậy con" được khẳng định. Kể cả khi cha mẹ qua đời, chỉ con trai và cháu nội mới được quyền cúng giỗ, đèn nhang hương khói. Khi con trai, cháu trai thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì hương hồn người quá cố mới được về miền cực lạc. Với một quan niệm thiên về đề cao con trai và những nghi lễ cưới hỏi do nhà trai phải đứng ra tổ chức để đón con dâu về nhà chồng đã làm cho dòng họ của gia đình được kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong mô hình gia đình Trung Quốc truyền thống, vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ và gần như bị xóa bỏ hoàn toàn. Người phụ nữ chỉ có chức năng 38 quan trọng nhất mà không thể thay thế được là chức năng sinh con. Khi còn sinh sống cùng cha mẹ đẻ, người Trung Quốc đề cao chữ Hiếu của những người con. Hiếu nghĩa là sự phục tùng tuyệt đối, là sự chấp hành vô điều kiện những nguyện ước của cha mẹ. Khi còn nhỏ, người con có hiếu là phải vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, đến khi lớn lên phải tham gia lao động sản xuất giúp đỡ gia đình trong cuộc sống mưu sinh. Nếu ai có tài, có đức phải phấn đấu học hành, thi cử đỗ đạt làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ. Con cái khôn lớn đến tuổi dựng vợ gả chồng, nhất nhất phải chiều theo ý của cha mẹ mà không được tự ý yêu đương, tự do hôn nhân theo tình cảm cá nhân. Người con gái đã "xuất giá" đi lấy chồng phải toàn tâm, toàn ý chăm lo cho nhà chồng để cha mẹ khỏi bận tâm, buồn phiền. Có nhiều người phụ nữ từ khi đi lấy chồng rất ít khi còn được quyền quan tâm đến cha mẹ đẻ và anh chị em ruột, nghĩa là khi bước vào cuộc sống gia đình là một giai đoạn khác, một thế giới khác, buộc người phụ nữ phải tập trung toàn tâm, toàn ý mới có thể có được cuộc sống hạnh phúc. Trong mô hình gia đình gia trưởng, phụ quyền ở Trung Quốc, người chồng có quyền kết hôn với nhiều người phụ nữ, nam giới có quyền đa thê và đồng thời có quyền đối xử với những 39 người vợ theo cảm hứng tình cảm của mình. Như vậy là có người được yêu thương và cũng có người bị bỏ rơi, không được quan tâm về vật chất hoặc tình cảm, tinh thần. Người con gái đã đi lấy chồng là cuộc đời họ gắn chặt với những thăng trầm của gia đình nhà chồng và phải quên đi những nhu cầu, những khát vọng của bản thân. Nếu không may trở thành đàn bà góa bụa, họ phải sống với con và không được tái hôn với người đàn ông khác. Trong Bộ luật Dân sự năm 1931, Trung Hoa Dân quốc đã có những cải cách nhất định về gia đình, nhưng đây là cuộc cải cách nửa vời. Bộ luật này cấm đàn ông lấy 2 vợ, nhưng không đề cập đến quan hệ giữa ông chủ với nàng hầu và từ đó nàng hầu có thể đòi quyền lợi của một người vợ lẽ. Bộ luật Dân sự năm 1931 chủ yếu củng cố đại gia đình cha truyền con nối thông qua hội đồng gia tộc trong đó ý kiến của trưởng tộc và những bô lão có ý nghĩa quyết định. Bộ luật Dân sự năm 1950 ở Trung Quốc đã khẳng định chế độ hôn nhân một vợ một chồng, đồng thời cấm lấy nhiều vợ, cấm cả quan hệ vợ lẽ, nàng hầu, tảo hôn... Hôn nhân nam nữ trở thành hoạt động tự do, không ai được can thiệp, ép buộc. Nam nữ bình đẳng hoàn toàn trên mọi mặt và cùng chịu trách nhiệm chung trong công việc gia đình. Đó là sự giải phóng phụ nữ, giải phóng cá 40 nhân để họ có thể tham gia một cách tích cực vào mọi phong trào cách mạng xã hội. Trong gia đình hiện đại ở Trung Quốc, quan hệ giữa các thành viên được củng cố chặt chẽ hơn theo xu hướng đề cao dân chủ và gắn gia đình với xã hội. Chữ Hiếu của con cháu với ông bà, cha mẹ vẫn được đề cao, chữ Phúc không phải được thể hiện qua sự đông con nhiều cháu, mà người dân Trung Quốc đã tích cực tham gia cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch nhằm bảo đảm cho sự phát triển dân số trong mức độ cho phép. Dẫu rằng đã có nhiều tiến bộ, nhưng tâm lý thích con trai, thích "có nếp, có tẻ" vẫn là một tâm lý phổ biến hiện nay ở Trung Quốc. b) Mô hình gia đình người Xlavơ ở châu Âu Mô hình gia đình này bao gồm những gia đình của người Nga và một số gia đình khác của các nước Đông Âu. Những gia đình ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước kia có cấu trúc là gia đình hạt nhân, bình đẳng nam nữ là nội dung nổi bật. Vợ chồng thể hiện sự bình đẳng từ trong quan niệm yêu đương, hình thức kết hôn, phân công công việc gia đình, cùng nhau chăm sóc con cái và cùng tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nếu so sánh đặc điểm của các gia đình người Nga và người Xlavơ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc điểm gia đình của chính họ thời trước Cách 41 mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chúng ta mới thấy được sự tiến bộ ở các mô hình gia đình này. Từ thế kỷ X ở nước Nga, Thiên Chúa giáo đã hình thành kiểu gia đình quý tộc một vợ, một chồng, nhưng sau Cách mạng Tháng Mười Nga, kiểu gia đình quý tộc loại này đã bị xóa bỏ vì không còn nền tảng ruộng đất, kinh tế cho nó tồn tại. Cũng có kiểu gia đình thương nhân và chủ trang trại giàu có theo kiểu gia đình gia trưởng và tộc trưởng. Trong gia đình đó, người cha nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, xã hội, tâm linh như một ông vua chuyên chế. Mặc dù, người cha, người chồng có quyền uy tuyệt đối như vị chúa tể, nhưng người "lãnh chúa" đó vẫn không thể không quan tâm tới những nguyện vọng, nhu cầu và ước muốn của vợ và con cùng các thành viên khác trong gia đình để cùng nhau sử dụng, khai thác nguồn của cải chung là ruộng vườn, đất đai trong nền văn minh nông nghiệp. Sau cùng là đông đảo các gia đình nghèo của những người lao động. Ở những gia đình này sự độc đoán, chuyên quyền của người đàn ông dường như không mấy khi xuất hiện vì họ không có cơ sở kinh tế khá giả làm nền tảng. Ngược lại, vai trò người phụ nữ hết sức được đề cao, bởi vì người phụ nữ cũng là trụ cột gia đình, phải lo toan kinh tế và chăm lo nuôi dạy con cái. Người đàn bà trong gia đình (Babouchka) phải gánh vác hầu hết những việc lớn, nhỏ trong gia 42 đình, ngoài xã hội. Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, những bộ luật ở các quốc gia này có xu hướng dân chủ hóa, quy định hôn nhân hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn tự do của đôi lứa. Tiếp đó, những bộ luật trong giai đoạn 1960 - 1970 đã quy định quyền tự do cá nhân phải gắn với việc tăng năng suất lao động, đồng thời hướng người dân đến việc bảo vệ, xây dựng tế bào gia đình với việc đảm bảo nuôi dạy con cái. Theo nhà xã hội học Xôviết Z.Yankova, gia đình nông dân Nga sau Cách mạng Tháng Mười, đa số vẫn theo truyền thống cũ, người phụ nữ vẫn làm việc nhà và bám vào ruộng đồng, điều kiện kinh tế - xã hội cho người phụ nữ thay đổi thân phận của mình còn chưa chín muồi. Chỉ những gia đình ở các thành thị mới có sự phân hóa mạnh mẽ hơn. Thời kỳ này, ở các đô thị nước Nga có ba loại hình gia đình: - Loại thứ nhất: người chồng tiếp tục giữ mọi quyền hành trong gia đình, người vợ phải tuân theo trật tự đó một cách vô điều kiện, không có sự tranh cãi. Trong những gia đình này, người vợ vui vẻ chấp nhận mọi điều và cố gắng chiều theo ý muốn của người chồng để chung sống với nhau trọn đời, việc ly hôn rất ít khi xảy ra. - Loại thứ hai: là những gia đình vẫn cố gắng duy trì một trật tự nhất định, nhưng quan hệ vợ chồng đã có sự bình đẳng hơn vì cả hai người đều 43 có trách nhiệm xây dựng kinh tế và cùng tham gia công tác xã hội. Nhưng sự khập khiễng giữa những quy tắc gia đình với xu thế bình đẳng xã hội đã gây ra nhiều mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Những điều luật mới quy định về sự bình đẳng nam nữ trong gia đình có nhiều khi trở nên đối lập với những quan niệm truyền thống thường nảy sinh sự bất đồng, căng thẳng trong gia đình. Đây là những gia đình cả vợ và chồng đều là viên chức bậc thấp và bậc trung của nhà nước, họ được học tập theo nếp sống mới, nhưng do nhận thức và do hoàn cảnh kinh tế, họ vẫn chưa thật sự thoát khỏi những chi phối của cuộc sống hằng ngày. - Loại thứ ba: là những gia đình mà cả vợ và chồng đều thấm nhuần đạo đức mới, hai người yêu thương và tôn trọng nhau thực sự, họ cùng nhau vượt qua những hạn chế của gia đình kiểu cũ để vươn tới một cuộc sống tự do, bình đẳng. Đa số những gia đình này là những gia đình thành đạt cả về đường học vấn và đường kinh tế. Họ có thu nhập cao và có công việc ổn định, được xã hội đề cao và tôn trọng như một hình mẫu gia đình lý tưởng. Ở một số nước thuộc Nam Âu, có tồn tại một mô hình gia đình có sự kết hợp giữa gia đình truyền thống với gia đình của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ, đó là các Zactruga. Đây là mô hình gia đình một vợ, một chồng theo tộc trưởng và chế độ phụ hệ, 44 lấy tình anh em làm nền tảng trong hệ thống giá trị và quan hệ ứng xử. Tài sản chính của gia đình là ngôi nhà, ruộng vườn hoặc việc sản xuất kinh doanh thuộc về những người con có cùng cha, cùng sống trên một mảnh đất hay cùng nhau làm một công việc. Đứng đầu các Zactruga là một ông chủ (Domakin), nhìn chung ông chủ là cha, nhưng cũng có thể là người anh trưởng nếu người cha đã qua đời hoặc người cha không đủ khả năng đứng đầu gia đình đó. Lúc này, hội đồng nam giới trong gia đình sẽ họp bàn và ủy quyền cho người có năng lực và uy tín để điều hành tất cả mọi việc ở Zactruga. Trong những gia đình này, tình cảm vợ chồng không được coi trọng bằng tình cảm anh em. Sự phân công lao động theo giới tính: những người đàn ông cùng nhau chăm lo những công việc nặng của gia đình, còn những người phụ nữ tập trung làm những việc nhỏ như chăm sóc con cháu, chế biến thức ăn, dệt may quần áo... Đứng đầu nhóm phụ nữ là người phụ nữ lớn tuổi, có sức khỏe, có kinh nghiệm và uy tín (Domakinsa). Bà này có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn tất cả các thành viên nữ trong đại gia đình của mình, kể cả vợ của người chủ gia đình cũng phải lao động và tuân thủ trật tự do các Domakinsa duy trì. Mô hình gia đình Zactruga là loại gia đình lớn, bao gồm nhiều gia đình nhỏ và có tổ chức chặt chẽ, bình đẳng, đề cao tính cộng đồng. 45 c) Một số mô hình gia đình ở châu Mỹ Thứ nhất là gia đình Mỹ điển hình. Đây là mô hình gia đình hiện đại, gắn với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Gia đình được hình thành có hôn thú, một vợ một chồng, gia đình hạt nhân, có tính dân chủ và độc lập cao. Nếu so sánh với tính chất của gia đình ở phương Đông, thậm chí với mô hình gia đình dân chủ kiểu phương Tây, có thể thấy gia đình Mỹ có nhiều nét đặc biệt hơn. Đó chính là sự tự do trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn bạn đời của mình. Một người nào đó, không phân biệt nam nữ có thể lựa chọn liên tục, nhiều lần để được thỏa mãn nhu cầu hôn nhân. Thủ tục kết hôn và ly hôn vô cùng dễ dàng và nhẹ nhàng, không để lại dấu ấn nặng nề cho cuộc sống của họ. Với tổ chức xã hội chặt chẽ, phân công lao động chuyên sâu và trình độ phát triển cao của khoa học - kỹ thuật mà mỗi cá nhân có thể dễ dàng lựa chọn môi trường sống, môi trường làm việc của mình. Công việc nội trợ không chiếm nhiều thời gian của người phụ nữ, việc nuôi dạy con cái cũng được xã hội hóa cao nhờ hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học cho các gia đình. Gia đình kiểu Mỹ mang tính hướng ngoại rất cao. Trong những thời gian rảnh rỗi của ngày, tuần hoặc tháng, họ thường tổ chức đi chơi, du lịch hay tham quan. Các gia đình đều được tôn trọng và có đủ điều kiện để phát huy tính độc lập, mỗi cặp vợ chồng 46 đều có nơi ở riêng. Xu hướng sống trong gia đình Mỹ tập trung đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của con người ngay trong cuộc sống hiện tại. Họ không có quan niệm nặng nề về trách nhiệm của con cái với cha mẹ khi cha mẹ đã về già. Hệ thống nhà dưỡng lão có ở khắp mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, nên đa số người cao tuổi thích sống trong những nhà dưỡng lão vì ở đó họ được chăm sóc cẩn thận, theo ý muốn và có những người bạn già để tâm sự. Đứa con sinh ra chỉ để tăng thêm niềm vui trong cuộc sống nhất thời! Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái sẽ ngày càng trở nên lỏng lẻo và nghĩa vụ của con cái phải chăm sóc cha mẹ khi về già không được đặt ra như các nước khác ở phương Đông. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái nặng về tình cảm, không nhấn mạnh đến yếu tố quyền lực. Trong luật pháp nước Mỹ cũng cấm cha mẹ đánh đập, xúc phạm con cái do mình đẻ ra; hoặc với con nuôi, cha mẹ cũng phải yêu thương tôn trọng. Người Mỹ không thích bạo lực với con cái họ, nhưng trách nhiệm của cha mẹ với con cái cũng có mức độ. Ngay từ khi còn nhỏ, trong các gia đình Mỹ đã giáo dục cho con mình tính độc lập và tự chịu trách nhiệm. Những đứa trẻ ít bị quở mắng, đánh đòn, nhưng nó cũng ít được hướng dẫn một cách cẩn thận. Cha mẹ thường lấy thực tế để dạy con cái và qua thực tế 47 đó trẻ con sẽ rút kinh nghiệm, sẽ nhận thức ra những gì nên làm và những gì nên tránh. Ở Mỹ Latinh, do lịch sử phát triển có quan hệ với các nước phương Tây (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...) nên các gia đình ở Braxin chịu ảnh hưởng của gia đình Bồ Đào Nha, còn gia đình Tây Ban Nha lại ảnh hưởng đến các gia đình Mêhicô và Áchentina. Trong mô hình gia đình kiểu cũ ở các nước Braxin, Mêhicô, Áchentina... khi chưa tiếp cận văn hóa châu Âu, là chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Họ đề cao gia trưởng, tộc trưởng, phụ hệ. Đại gia đình cùng sống trong một ngôi nhà rộng lớn, con cháu sống quây quần xung quanh cha mẹ, ông bà, các thế hệ có quan hệ khăng khít với nhau và nương tựa vào nhau. Trong gia đình này, người cha là người duy nhất có quyền lực tối cao, làm chủ toàn bộ của cải, đất đai, ruộng vườn, có quyền phán xét mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình dưới sự hướng dẫn và che chở của linh mục. Khi tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản phương Tây, luật pháp đã thay đổi theo hướng đáp ứng thỏa mãn sự phát triển của tự do cá nhân, đồng thời sự phát triển của sản xuất công nghiệp một cách nhanh chóng và trên một quy mô rộng lớn đã góp phần giải phóng con cái khỏi uy quyền kinh tế, xã hội của người cha, giải phóng người vợ khỏi quyền lực của người chồng. Hôn nhân dần dần phát triển theo xu hướng vì tình yêu, nam nữ có thể ly hôn 48 dễ dàng và kết hôn cũng dễ dàng; hạn chế sinh đẻ trở thành một nhu cầu xã hội để con người có thời gian, công sức phấn đấu cho bản thân và chăm sóc con cái chu đáo hơn. Tài sản cá nhân được luật pháp thừa nhận. Mặc dù có sự khủng hoảng nhất định trong quan hệ gia đình kiểu mới ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó đã lấy lại sự thăng bằng. Đa số các chủ gia đình đã biết kết hợp hài hòa các yếu tố để cho gia đình ổn định. Trong gia đình kiểu mới, nếu chồng biết yêu thương vợ và cha mẹ biết yêu thương, chăm sóc cho các con và con cái nghe lời cha mẹ, chăm chỉ lao động thì gia đình vẫn phát triển trong sự yêu thương lẫn nhau và kinh tế vẫn phát triển tốt đẹp. 49 Chương II THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Văn hóa nhận thức trong gia đình Việt Nam hiện nay a) Nhận thức về cá nhân - gia đình - xã hội Nhận thức là một trong những tiêu chí quan trọng của văn hóa gia đình và cũng là một động lực thúc đẩy quá trình xây dựng và hình thành văn hóa gia đình. Trong giai đoạn hiện nay, do sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các thành viên trong gia đình, ngoài xã hội, góp phần làm cho dân trí được nâng cao, nhận thức của hầu hết các thành viên trong gia đình đều mở rộng, tiếp nhận được nhiều nhân tố mới trên cơ sở thông tin đa chiều. Đồng thời với quá trình nêu trên là sự phát triển mạnh mẽ của báo chí - truyền thông, sự dân chủ hóa của luật pháp và các phong trào vận động xã hội sâu rộng đã 50 làm cho nhận thức của đa số người dân đều được mở rộng, nâng cao và phát triển theo hướng tự do, dân chủ. Nhờ sự tác động liên tục, lâu dài đó mà nhận thức về vai trò của cá nhân và mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình đã được thay đổi mạnh mẽ. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, dù là gia đình tiểu nông hay gia đình thị dân, vai trò của cá nhân người chủ gia đình được đề cao, có nghĩa là mô hình gia đình phụ quyền được nhiều thế hệ áp dụng. Trong gia đình đó luôn luôn lấy vị trí người chồng - người cha làm trung tâm, tất cả mọi hoạt động trong gia đình phải tuyệt đối tuân thủ theo mệnh lệnh của người chủ gia đình. Trong các gia đình xưa ở nước ta, mặc dù vẫn có âm - có dương, có nam - có nữ nhưng lúc nào cũng đề cao vai trò vị trí của người con trai. Nhìn chung, tư tưởng trọng nam, khinh nữ bao trùm xã hội và trong mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, hầu như người chồng có quyền quyết định về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Người chồng được coi là chủ tài sản trong gia đình, là người đứng tên duy nhất cho tất cả ruộng nương, trâu bò, vườn tược, ao hồ... của gia đình đó và chỉ có người chồng mới được tham gia vào các hoạt động của làng xã ở chốn đình chung để bàn bạc, trao đổi những công việc của cộng đồng làng xã. Trong khuôn khổ của gia đình Việt Nam 51 truyền thống, vai trò của người vợ và những đứa con rất mờ nhạt, phải phục tùng ý nguyện của chồng và cha vì phụ thuộc vào người chủ gia đình về mặt kinh tế. Hơn nữa, luật pháp thời phong kiến cũng như phong tục tập quán ở các gia đình, dòng tộc, làng xã cũng luôn luôn củng cố cái tôn ti, trật tự chặt chẽ, hà khắc đó. Trong gia đình Việt Nam hiện đại, dường như những trật tự gia đình đang bị thay đổi theo xu hướng giảm bớt vai trò quyết định của người chồng, người cha. Quyền lực trong gia đình hiện đại không tập trung vào trong tay người chủ gia đình nữa, mà nó đã được phát triển theo hướng đa cực: vai trò của người vợ và của những người con ngày càng được đề cao, đôi khi lấn át cả vai trò của người chồng, người cha. Trong gia đình hiện nay, mỗi cá nhân đều ý thức được vai trò và quyền lực của mình. Các thành viên sống trong một gia đình, nhưng tính cố kết chặt chẽ về mặt kinh tế, xã hội không còn được như trước nữa, mà mỗi người có quyền tự do riêng. Người này tác động đến người kia và có thể đem lại hạnh phúc hoặc đau khổ cho người kia theo quan hệ nhiều chiều. Một làn sóng khẳng định cái tôi cá nhân đang được cổ xúy ở nước ta. Trên các trang mạng xã hội, trên báo chí và ở khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy nói đến và ngợi ca sự dân chủ hóa trong gia đình và cho rằng đó là một bước tiến bộ và đồng thời 52 cũng là môi trường cho trẻ em tự do phát triển. Thực tế trong nhiều năm qua cho chúng ta thấy tính hai mặt trong nhận thức và thực hiện dân chủ trong gia đình. Có những người dựa vào mô hình gia đình châu Âu, khuyến khích, tuyên truyền cho mọi người cần xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái theo cách gần gũi thân thiện và nhấn mạnh quan hệ cha mẹ với con cái mang tính chất bạn bè, khi cha mẹ trở thành người bạn của con mình thì mới hiểu con cái, mới nắm bắt được tinh thần tình cảm của con cái để chia sẻ, động viên và giáo dục đúng hướng. Nhưng cũng có nhiều ý kiến lại khẳng định quan hệ cha mẹ với con cái là mối quan hệ đặc biệt, cần phải có ranh giới và ranh giới đó bảo đảm cho quyền uy của cha mẹ trong một gia đình để tiến tới thiết lập một trật tự cần thiết. Chúng tôi cho rằng, trong gia đình, mỗi người có một vị trí, vai trò riêng, không ai có thể thay thế được cho ai. Nếu cả cha mẹ và con cái cùng hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của mình thì gia đình mới thực sự hạnh phúc, văn hóa gia đình mới được thiết lập. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ dựa trên tình cảm yêu thương và theo huyết thống, nhưng nó cũng bao gồm cả tính luật pháp trong những mối quan hệ đó, bởi vì khi hai người nam nữ xuất thân từ hai gia đình khác nhau, nhưng qua yêu thương 53 mà họ đã đến với nhau để xây dựng hạnh phúc cho cuộc đời mình. Người đàn ông thành đạt hay không trên bước đường đời, một phần quan trọng là do người vợ cùng chung tay, góp sức xây dựng. Ngược lại, người phụ nữ khi đi lấy chồng, bản thân họ và gia đình họ hy vọng được sự thương yêu của chồng và gia đình nhà chồng để có cuộc sống hạnh phúc dài lâu. Vợ chồng là sự kết hợp hài hòa âm - dương, là "hai nửa" của nhau và có sự bù trừ của tạo hóa. Muốn cho gia đình hạnh phúc, êm ấm cũng rất cần sự kết hợp hài hòa giữa lý và tình. Người chồng phải nhận thức được vai trò trụ cột của mình trong gia đình, phải thấy hết trách nhiệm của mình với vợ, con mà phấn đấu, rèn luyện sao cho đủ khả năng kinh tế để nuôi con cái ăn học. Đồng thời, người cha trong gia đình phải trở thành tấm gương cho con cái noi theo về phẩm chất đạo đức, cũng như về khả năng đứng mũi chịu sào, chăm lo mọi việc trong gia đình. Người phụ nữ khi đã có chồng cũng cần phải nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, quan tâm tình cảm với chồng, đồng thời cũng phải cùng với chồng bàn bạc, xây dựng kinh tế gia đình khá giả, để đến khi sinh con đã có những điều kiện cơ bản cần thiết nuôi dạy con cho tốt. Gia đình là một tổ chức xã hội thu nhỏ, rất cần có tôn ti trật tự, nhưng trong gia đình lại cần có tình yêu thương và sự thông cảm, chia sẻ, 54 hy sinh vô điều kiện của các thành viên với nhau. Những người con trong gia đình, khi nhỏ được cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục nhưng khi lớn lên cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của từng cá nhân trong gia đình và vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Là con không phải chỉ để hưởng thụ và bắt cha mẹ phải chiều theo sở thích cá nhân của mình mà cũng phải có trách nhiệm góp phần xây dựng tổ ấm gia đình. Đó là sự nghe lời cha mẹ, cố gắng phấn đấu học hành, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Như thế, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người cả về vật chất lẫn tinh thần, là bến đậu của mỗi con người sau những giờ lao động nặng nhọc, vất vả. Hiện nay, nhận thức của giới trẻ về gia đình đang có những thay đổi đáng kể. Nếu như trong gia đình Việt Nam truyền thống, mọi thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau từ trong cuộc sống lao động sản xuất đến quá trình sinh hoạt hằng ngày và cả những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng theo chu kỳ thời gian, theo vòng đời của mỗi con người thì ở các gia đình hiện đại dường như đã mất đi nhiều chức năng quan trọng, thậm chí chỉ còn mỗi một chức năng là nơi cư trú, là ngôi nhà để nghỉ ngơi. Có những gia đình, do đặc điểm công việc mà cha mẹ phải đi làm ăn xa nên khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ đã trở thành nơi cư trú thường xuyên của họ. Nhiều khi, gia đình chỉ còn là một nơi bất chợt 55 các thành viên trong gia đình đi về. Những gia đình đó luôn có không khí buồn tẻ, vắng lặng và vai trò của mỗi thành viên thường không được thể hiện, nên quan hệ trách nhiệm và tình cảm của cha mẹ với con cái, vợ với chồng ngày càng xa cách, lỏng lẻo. Nếu như tế bào của xã hội là gia đình mà không được củng cố, dẫn đến sự liên kết giữa các thành viên không thường xuyên, bền vững sẽ làm cho con người mất đi một chỗ dựa vững chắc về tinh thần và vật chất, do vậy con người dễ bị rơi vào tâm trạng chán chường, khủng hoảng, thiếu niềm tin vào cuộc sống, từ đó mất đi động lực cho sự phấn đấu tu dưỡng của bản thân, đồng thời những suy nghĩ cá nhân, ích kỷ dễ xâm chiếm và lan rộng trong xã hội. Cá nhân và gia đình có mối quan hệ hữu cơ mà con người không thể bỏ qua được. Cá nhân tạo lập nên gia đình và gia đình là nơi che chở, nuôi dưỡng, bao bọc chăm sóc cho mỗi cá nhân phát triển. Con người có thể nhanh chóng tách khỏi gia đình và không thấy tác dụng quan trọng của gia đình đến bản thân mình nữa, nhưng đó chỉ là một tâm trạng nhất thời. Tất cả những thành công và thất bại của mỗi con người, suy cho cùng không thể tách rời nơi sinh ra mình, nơi nuôi dưỡng mình khôn lớn. Trong mỗi một con người có sự hội tụ của gien di truyền và cũng có sự hội tụ của văn hóa gia đình trong tính cách và suy nghĩ của mỗi con người. 56 Với tốc độ phát triển về kinh tế và khoa học - công nghệ của thời hiện đại, dường như xu hướng hình thành con người cá nhân - xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Đứa trẻ khi mới 2, 3 tuổi đã có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài thông qua mối quan hệ với cô giáo và bạn bè ở nhà trẻ. Trong thời gian ở nhà trẻ (khoảng 8-10 tiếng một ngày), các em được tiếp xúc với nhiều người, với nhiều tính cách khác nhau. Và như vậy, ngoài người mẹ (hoặc cha) tiếp xúc với các em chỉ vài tiếng trong buổi tối, các em cũng đã được tiếp xúc và đón nhận sự hướng dẫn, giáo dục của các cô giáo làm cho các em nhanh chóng có những mô hình so sánh. Tâm lý hướng ngoại của trẻ em ngày càng được mở rộng và khẳng định ở những lứa tuổi cao hơn. Ngoài việc được mở rộng giao tiếp, đón nhận những tình cảm, cách sống ngoài xã hội từ rất sớm, khi về nhà với cha mẹ, trẻ em vẫn tiếp tục có khả năng hướng ngoại qua hệ thống truyền thông, nghe nhìn trong mỗi gia đình. Chính ti vi với những chương trình ca múa, nhạc và hoạt hình dành cho trẻ em đã lôi cuốn, thu hút trẻ em quan tâm theo dõi hoặc hệ thống điện thoại di động hiện đại cũng có thể truy cập nhiều chương trình về các nhân vật siêu nhân, các loại ô tô, tàu thuyền, hoặc các loài động vật, muông thú cũng được các em hết sức quan tâm. Nhờ những kênh 57 giao tiếp xã hội mà chúng ta nhận thấy trẻ em hiện nay dường như thông minh hơn trẻ em các thế hệ trước, thậm chí có những đứa trẻ hiểu biết và ứng xử già dặn hơn so với tuổi của mình. Những phát triển quá nhanh của trẻ em hiện nay về mặt tâm lý và sinh lý không phải là một điều đáng mừng, mà theo các nhà tâm lý học, đó là một điều đáng lo ngại và cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với các em theo các lứa tuổi, giới tính. Sự phát triển bình thường của một đứa trẻ là phải được sống trong sự nuôi dạy của văn hóa gia đình, từ đây đứa trẻ mới hình thành nên tình cảm, nhận thức và kinh nghiệm sống. Chỉ đến khi trưởng thành, sau hàng chục năm được gia đình và nhà trường nuôi dưỡng, giáo dục mới dần dần cho các em bước vào đời. Xã hội là môi trường rộng lớn mà mỗi con người phải hướng tới để phấn đấu và phục vụ, đồng thời qua đó cũng thể hiện mình và kiếm sống để từng bước trưởng thành. Nhưng nếu trẻ em vội vã bước qua ngưỡng cửa của gia đình để tiếp nhận thông tin đa chiều từ xã hội và mau chóng bị tác động mạnh mẽ từ xã hội bên ngoài khi chưa có kinh nghiệm sống, khi chưa hình thành bản lĩnh và nhân cách vững vàng thì rất dễ bị phát triển lệch lạc, bị trầm cảm và dễ bị kích động. Nhận thức về cá nhân - gia đình - xã hội sao cho phù hợp, tiến bộ và khoa học là một trong 58 những nội dung cần thiết thể hiện văn hóa gia đình và cũng giúp cho chúng ta xây dựng được văn hóa gia đình một cách đầy đủ, bền vững, bởi vì văn hóa gia đình không thể tách rời văn hóa của mỗi cá nhân trong gia đình đó và văn hóa xã hội. b) Nhận thức về tình yêu và hôn nhân Về cơ bản, gia đình được hình thành trên cơ sở của tình yêu và hôn nhân. Trong xã hội cũng có thể có những gia đình được hình thành trên cơ sở của quyền lực hoặc sự mua bán, nhưng nhìn chung, những gia đình đó kém phần hạnh phúc. Trong mô hình gia đình Việt Nam truyền thống, nhìn bên ngoài có người cho rằng gia đình đó được xây dựng theo một quy trình từ hôn nhân đến tình yêu, vì rằng quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" bao trùm xã hội Việt Nam cổ truyền. Điều đó được giải thích là khi con cái đến tuổi trưởng thành, dường như không được tự do yêu đương, tìm hiểu để lựa chọn người bạn đời trăm năm của mình, mà tất cả là do cha mẹ xếp đặt, quyết định. Để cho việc hôn nhân thuận lợi, dễ bề tiến thoái, thông thường các bậc sinh thành cũng phải qua ông mai, bà mối. Từ đó, mọi tình hình của hai bên gia đình sẽ được cân nhắc, mọi tâm tư nguyện vọng của hai họ sẽ được bàn thảo và đi đến quyết định. Như thế, dường như quy trình từ 59 hôn nhân đi đến tình yêu, hạnh phúc là ngược so với ngày nay. Nhưng nhiều người cho rằng gia đình truyền thống Việt Nam, tuy có một số vấn đề không phù hợp với cuộc sống hiện đại, có những khía cạnh thái quá cần phải phê phán, nhưng sự ổn định của gia đình đó ai cũng phải công nhận và hiện tượng ly thân, ly hôn là vô cùng hãn hữu. Qua nghiên cứu mô hình gia đình Việt Nam truyền thống, chúng tôi cho rằng những gia đình đó cũng được hình thành trên cơ sở tình yêu rồi mới đi đến hôn nhân và khi hôn nhân đã trọn vẹn, vợ chồng đã sinh ra con đàn, cháu đống thì tình yêu và nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình lại càng được khẳng định và duy trì cho đại gia đình ấy phát triển dài lâu. Điều cần lưu ý là tình yêu nam nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống cũng được thực hiện, nhưng tình yêu ấy luôn được thể hiện một cách kín đáo. Không phải nam nữ yêu nhau, quý nhau là có thể tỏ tình được ngay, mà thông qua lao động sản xuất, thông qua sinh hoạt làng xã thì các đôi trai gái cũng để ý nhau dẫn đến "thầm yêu, trộm nhớ", có những người vì quá yêu nhưng không dám nói ra mà đã dẫn đến "ốm tương tư". Tình yêu nam nữ trong xã hội truyền thống vẫn tồn tại, nhưng nó âm thầm, mãnh liệt và kín đáo, tế nhị theo phong tục tập quán của làng xã. Từ những tình yêu đó, cộng với sự ủng hộ của hai bên gia 60 đình và bà con làng xóm mà đi đến hôn nhân và hạnh phúc lứa đôi được xây dựng. Cũng có những trường hợp có thể nam nữ yêu nhau mà không thể nên duyên vợ chồng, ngược lại, phải se duyên cùng người khác theo ý của cha mẹ. Trong những trường hợp này, có thể ban đầu tình cảm chưa nảy nở, nhưng trong khuôn phép của văn hóa gia đình, rồi những cặp vợ chồng ấy cũng sinh con, đẻ cái và thông qua sự chăm lo nuôi dạy con cái, cuộc sống hằng ngày đã tạo ra tình cảm vợ chồng. Trong mối tình đó, có thể ban đầu tình yêu không có nhưng dần dần nó được củng cố với tình thương, nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng. Văn hóa gia đình truyền thống thật là đa dạng và đậm nét, nó có thể góp phần quan trọng để hình thành hạnh phúc trong mỗi gia đình. Đó là sự kết hợp giữa kinh nghiệm cuộc sống của cha mẹ với tình cảm yêu thương của con cái và đó cũng là sự kết hợp của trật tự gia đình với sự tự do trong khuôn khổ của những chàng trai, cô gái khi đến tuổi cập kê. Trong nhịp sống của xã hội hiện đại, nhờ luật pháp đề cao quyền tự do tìm hiểu, yêu đương của con người và nhờ sự phát triển của kinh tế - xã hội mà nhận thức về tình yêu có phần phóng khoáng hơn. Tất cả thanh niên nam nữ đều được khuyến khích sinh hoạt trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời họ còn được tham gia học tập, làm việc, lao động sản xuất ở 61 một trường học hoặc cơ quan. Chính qua quá trình tham gia tương tác trong những môi trường tập thể đó mà người nào cũng có cơ hội giao lưu, tiếp xúc, tìm hiểu để có ngày càng nhiều bạn bè và từ đó có thể lựa chọn được người mà mình cảm thấy tâm đầu ý hợp. Tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và tự do đi đến hôn nhân là một xu thế phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhưng nếu cứ để cho giới trẻ hoàn toàn tự do đi theo tiếng gọi của trái tim, thiếu vắng sự giáo dục của gia đình và của xã hội để cho mỗi người khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời không có được suy nghĩ, tình cảm và sự lựa chọn đúng đắn về tình yêu và hôn nhân thì sẽ làm cho tình yêu đôi lứa mất đi những điều cao quý, tốt đẹp, thiêng liêng. Trong nhận thức về tình yêu và hôn nhân của một bộ phận không nhỏ thanh niên nam nữ hiện nay có nhiều điều cần phải được tác động, định hướng, giáo dục của văn hóa gia đình. Trong số những thanh niên sống ở đô thị hoặc các khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều thanh niên bắt đầu trưởng thành và cũng bắt đầu cuộc sống tự lập nên nhận thức về tình yêu và hôn nhân cũng bắt đầu phát triển theo nhiều hướng mới, ngày càng đa dạng và phức tạp. Có một nhóm thanh niên, tuy phải sống xa quê hương, xa gia đình nhưng vẫn trân trọng, nâng niu những tình cảm đầu đời, vẫn không quên mối tình và người 62 yêu ở quê hương, vẫn thủy chung chờ đợi và phấn đấu học tập, lao động sản xuất tốt, hướng tới hôn nhân khi đã đủ điều kiện. Ở các khu đô thị, khu công nghiệp và thậm chí ở cả các trường cao đẳng, đại học hiện nay cũng xuất hiện những nhận thức mới, hoàn toàn khác với những nhận thức truyền thống, hướng về lối sống thực dụng của thời hậu hiện đại châu Âu. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những đôi nam nữ không hề có tình yêu, nhưng họ vẫn có thể "góp gạo thổi cơm chung" và quan hệ, sinh hoạt với nhau như vợ chồng. Tất nhiên là cái "gia đình" bất đắc dĩ ấy không thể ổn định, tồn tại lâu dài và hạnh phúc, mà đó chỉ là những "bến đợi" để họ nương tựa vào nhau trong những lúc khó khăn, thiếu thốn về tình cảm. Họ đến với nhau cũng dễ dàng và chia tay nhau cũng bình thản, không để lại kỷ niệm hay sự nhớ nhung nuối tiếc gì. Trong xã hội chúng ta ngày nay, ngày càng có nhiều gia đình được hình thành trên cơ sở coi trọng lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế chứ không cần đến tình yêu. Có nhiều tổ chức bất hợp pháp tham gia môi giới hôn nhân cho phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc. Rải rác khắp các vùng Bắc, Trung, Nam đâu cũng có dịch vụ này, nhưng nhiều nhất là miền Nam, tập trung ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhiều người con gái miền Tây có nhan sắc, có tuổi trẻ đã nhờ môi giới để lấy 63 chồng người Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Mỹ hoặc Việt kiều ở Mỹ, Canađa, Đức... Nhìn chung, sau mỗi đám cưới kiểu này, gia đình cô gái cũng có được một khoản tiền vài chục triệu đồng (có thể nhiều hơn) để tu bổ, nâng cấp nhà cửa, để đầu tư buôn bán hoặc chữa bệnh cho cha mẹ, ông bà... và sau đó người con gái được đón ra định cư ở nước ngoài với chồng. Nhìn bên ngoài, ai cũng ngỡ những gia đình này là may mắn, hạnh phúc. Nhưng thực chất tìm hiểu những gia đình có yếu tố nước ngoài này cũng chứa đựng nhiều vấn đề làm cho chúng ta suy nghĩ. Điều bất cập thứ nhất là sự khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ làm cho quan hệ giữa vợ với chồng và gia đình nhà chồng gặp nhiều khó khăn. Trong những năm đầu tiên bước vào cuộc sống gia đình ở nơi xứ người, nàng dâu chưa được chuẩn bị đầy đủ kỹ năng sống, chưa được học tiếng của nước mình đến làm dâu, định cư lâu dài, nên nhiều suy nghĩ, tình cảm không thể hiện được. Chính sự bất đồng ngôn ngữ đó đã dẫn đến những ức chế, bức xúc, hiểu lầm đáng tiếc mà đa phần người phụ nữ Việt Nam phải chịu đó là bạo lực của chồng và gia đình chồng, đó là sự ruồng bỏ, bội bạc. Điều bất cập thứ hai là những đàn ông ngoại quốc sang lấy vợ Việt Nam đa số là những người có hạn chế về kinh tế, về sức khỏe, về tuổi tác. Phụ nữ Việt Nam cần cù lao động, nhưng nhiều người cũng không thể phù 64 hợp với cách làm việc ở các nước tư bản chủ nghĩa, cộng vào đó là sự không phù hợp về thủy thổ làm cho sức khỏe bị suy sụp. Điều bất cập thứ ba là nhiều người lấy phải chồng quá già hoặc quá yếu nên cuộc tình không có hạnh phúc. Thậm chí có người lấy phải chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh kinh niên nên dẫn đến những bi kịch trong cuộc sống. Văn hóa gia đình được xây dựng sẽ củng cố và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ và cho các bậc phụ huynh về tình yêu và hôn nhân để họ có thể có những quyết định đúng đắn. c) Nhận thức về sự bình đẳng trong gia đình Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng ở bất cứ mô hình gia đình nào cũng cần phải quan tâm giải quyết. Trong mô hình gia đình Việt Nam truyền thống, mô hình gia đình gia trưởng phụ quyền thì vấn đề bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ không đặt ra. Trong gia đình gia trưởng đó khẳng định sự bất bình đẳng về mọi phương diện: người chồng có quyền lấy vợ hoặc bỏ vợ, thậm chí họ còn có quyền lấy nhiều vợ; người chồng quyết định mọi chuyện trong gia đình, buộc vợ và con phải ngoan ngoãn chấp hành. Sự bất bình đẳng đó được luật pháp phong kiến và phong tục tập quán ở các dòng họ, làng mạc thừa nhận và nó còn được củng cố thêm vì chế độ ruộng đất chỉ chia phần cho những suất đinh của làng xã. 65 Trong mô hình gia đình hiện đại, nhận thức về sự bình đẳng nam nữ có nhiều nội dung mới đáng được quan tâm. Có một số người cho rằng, trong gia đình hiện đại không nên cho người đàn ông quyền lợi quá nhiều như trước, cần phải hạn chế trong chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Người chồng phải có trách nhiệm và yêu thương vợ con, nhưng họ chỉ cần tập trung lo việc lớn, phát triển kinh tế gia đình, dạy bảo con cái; còn mọi việc bếp núc, chợ búa không nên tham gia vì làm những việc đó không phù hợp với đàn ông. Cũng có rất nhiều phụ nữ đề nghị: vợ chồng cần phải bình đẳng trong mọi công việc, vì phụ nữ thời nay cũng phải tham gia lao động sản xuất ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Người phụ nữ cũng phải gánh vác công việc xã hội và tham gia kiếm tiền để duy trì cuộc sống gia đình. Vì thế, người chồng cũng phải giúp vợ những công việc tề gia, nội trợ, không thể theo mô hình gia trưởng xưa kia nữa. Người vợ đi làm về phải đi chợ, đón con, nấu cơm, lau nhà... mà người chồng cũng đi làm về chỉ ngồi đọc báo hoặc xem ti vi đợi cơm chín là vào mâm cùng nhau ăn uống. Trong mô hình gia đình hiện đại, phụ nữ mong muốn chồng mình khi hết giờ làm việc cũng phải tham gia làm những công việc gia đình một cách thực sự, có trách nhiệm chứ không phải với nhận thức là "giúp đỡ vợ". Cũng có một số ít trường hợp 66 người ta quan niệm bình đẳng một cách tuyệt đối: vợ nhặt rau thì chồng vo gạo, vợ nấu cơm thì chồng rửa bát... Chúng tôi nhận thấy ở gia đình hiện đại, do vợ chồng đều phải đi làm, đều phải gánh vác công tác xã hội. Mặt khác, người phụ nữ còn phải đảm nhận chức năng mang nặng, đẻ đau, nuôi con nhỏ vất vả ngày đêm, do đó nhận thức về sự bình đẳng vợ chồng trong gia đình không phải chỉ ở việc phân công lao động trong nhà, mà trước hết ở chỗ vợ chồng phải tôn trọng, yêu thương lẫn nhau. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi gia đình mà có những cách nhìn nhận, đánh giá và phân công cho phù hợp để người phụ nữ không quá mệt mỏi và bức xúc thì người chồng dù công việc bận rộn đến mấy cũng cần phải cân đối thời gian để chia sẻ với vợ một vài công việc trong gia đình. Có một số gia đình do tính chất công việc mà người chồng phải đầu tư nhiều thời gian cho công việc chuyên môn, quan hệ với các đối tác nên ít khi có thời gian rảnh rỗi giúp đỡ vợ con việc nhà. Có những người chồng cho rằng: kiếm tiền là khó nhất và họ chỉ cần tập trung kiếm nhiều tiền để đáp ứng được nhu cầu của vợ con là đã hoàn thành nhiệm vụ. Cũng có người quan niệm rằng, đàn ông cần phải có sự nghiệp để có vị trí xã hội, làm rạng danh cho gia đình và vợ con. Đó là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn, vất vả đòi 67 hỏi người chồng phải lăn lộn, suy nghĩ, làm việc không biết mệt mỏi. Do vậy, người vợ phải tự chăm lo mọi việc gia đình, đáp ứng các nhu cầu của người chồng. Như vậy là quan niệm về sự bình đẳng trong gia đình thực sự phức tạp, nếu chỉ là những công việc đơn giản như đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, rửa bát... thì thực hiện bình đẳng trong gia đình cũng đã đủ khó khăn lắm rồi. Nếu khái niệm bình đẳng được mở rộng ra ở cả lĩnh vực sức khỏe, công việc, sự nghiệp, uy tín... thì càng khó lòng thực hiện trong các gia đình. Sự bình đẳng ở đây chỉ là tương đối, trong quan hệ gia đình lấy tình nghĩa làm gốc nên không thể phân định quá rạch ròi. Chúng ta nên nhận thức được sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là cần thiết và thực hiện bình đẳng thực sự sẽ góp phần làm cho hạnh phúc gia đình tăng lên, mặt khác cũng là sự "giải phóng" phụ nữ khỏi sự ràng buộc quá chặt chẽ vào công việc gia đình. Một khi người chồng tích cực tham gia công tác xã hội một cách thành công mà vẫn tích cực tham gia công việc gia đình sẽ trở thành tấm gương cho con cái noi theo và đó là những gia đình hạnh phúc. Nhưng có điều là chúng ta cũng cần hiểu sự bình đẳng ở một nghĩa rộng, sâu sắc để cho mỗi thành viên trong gia đình có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình, góp phần xây dựng đất nước và xây dựng văn hóa gia đình ngày càng tốt đẹp. 68 d) Nhận thức về việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa gia đình truyền thống Gia đình là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đồng thời nó luôn có sự biến đổi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Trong mô hình gia đình truyền thống của Việt Nam mang đậm đặc tính văn hóa phương Đông và văn minh nông nghiệp, cho đến nay, có nhiều khía cạnh đã tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ở mô hình gia đình xa xưa đó, vẫn có được những nét tinh hoa, những giá trị văn hóa dân tộc mà chúng ta không thể lãng quên. Gia đình Việt Nam tồn tại suốt mấy nghìn năm trên nền tảng của những triết lý, những nguyên tắc, những quy định tạo thành gia đạo, gia lễ, gia phong. Hạt nhân của văn hóa gia đình Việt Nam là Nhân - Từ - Hiếu - Nghĩa. Trong gia đình Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy dường như những chuẩn mực của văn hóa gia đình: gia đạo, gia lễ, gia phong đang có sự thay đổi. Trật tự gia đình dường như đang bị xem nhẹ và thay vào đó là hình ảnh của một số những gia đình bị khủng hoảng. Hiện tượng vợ chồng thiếu thủy chung đang lan rộng và được xã hội xem là chuyện sinh hoạt bình thường. Hiện tượng con cái không nghe lời cha mẹ, không học hành, 69 phấn đấu, lao động sản xuất trở nên phổ biến. Đạo lý cơ bản của gia đình ngày càng bị lu mờ, lễ nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà và người trên bị xem là vẽ vời, phiền phức. Thậm chí nhiều vụ anh chị em tranh chấp nhà cửa, đất đai dẫn đến khiếu kiện ra tòa hoặc gây án mạng phải ngồi tù và mất hết tình người. Có nhiều con cháu mắc nghiện đã không đấu tranh nổi với chính bản thân, nên đã thực hiện hành vi cướp của, giết người với chính cha mẹ, ông bà của mình... Đó là những hiện tượng đáng báo động cho sự xuống cấp của gia đình và xã hội hiện nay. Trong một thời gian dài, chúng ta tập trung xây dựng những trật tự xã hội và giá trị đạo đức xã hội mà chưa quan tâm đúng mức đến việc củng cố văn hóa gia đình và xây dựng những quy định cụ thể cho con người trong gia đình, hướng họ vào những suy nghĩ, hành động theo gia đạo, gia lễ truyền thống. Người cha, người mẹ trong gia đình phải sống nhân từ với con cái và mọi người xung quanh để tạo ra một trật tự hiền hòa và những điều phúc đức cho con cháu về sau. Ngược lại, con cháu phải sống hiếu - nghĩa, phải kính trọng ông bà, cha mẹ và thương yêu anh chị em. Đến nay, những giá trị tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống vẫn cần được tiếp tục phát huy. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, còn quan hệ gia 70 đình nhiều khi vẫn được bảo tồn. Nhân, từ, hiếu, nghĩa là cái đích muôn thuở cho con người ở mọi thời đại hướng tới. 2. Văn hoá giáo dục trong gia đình Việt Nam hiện nay a) Văn hoá giáo dục về luật pháp Trong xã hội hiện đại, nhà nước quản lý mọi hoạt động xã hội thông qua hệ thống luật pháp. Mọi hoạt động của các tổ chức xã hội và cá nhân đều đã được thể chế hoá, quy định thành những văn bản pháp luật buộc mọi công dân phải học tập, nắm vững và tự giác chấp hành. Muốn đạt được mục tiêu đó, không thể phó thác tất cả cho hệ thống giáo dục nhà nước và các tổ chức xã hội, mà gia đình cũng có một vị trí rất quan trọng. Bởi vì gia đình là nơi sinh ra và chăm sóc, nuôi dưỡng con người khi còn tấm bé. Mọi suy nghĩ, hành động, thói quen, tính cách, ý thức của con người bắt đầu được hình thành ở đây. Trong gia đình Việt Nam trước đây thường rất ít quan tâm đến giáo dục về nội dung luật pháp và ý thức trách nhiệm công dân cho con cháu, đa số chỉ chú trọng đến việc giáo dục lễ nghĩa, gia phong; vì thế, khi con cháu của họ trưởng thành thường không hiểu biết về pháp luật và thiếu ý thức tôn trọng pháp luật nhất là đối với trẻ vị 71 thành niên khi mà hiểu biết về cuộc sống và xã hội còn ít, khi mà tính tình bồng bột của tuổi trẻ còn bị chi phối mà không có ý thức và không hiểu biết pháp luật thì rất dễ vi phạm khuyết điểm. Từ những lỗi nhỏ như ăn cắp vặt, gây gổ, đánh nhau đến những lỗi lớn như sử dụng vũ khí, buôn bán, sử dụng chất gây nghiện, thậm chí là những trọng tội như cướp của, hiếp dâm, giết người. Đạo đức của con người được hình thành ngay từ khi còn nhỏ và ngay trong những điều pháp luật quy định. Các văn bản pháp luật từ xưa đến nay ở các quốc gia đều hướng con người đến những việc làm, suy nghĩ tốt đẹp, ngăn cản, hạn chế không cho con người làm những việc thất đức, bất nhân. Chính vì vậy mà giữa luật pháp và đạo đức của con người có sự liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau. Giáo dục về luật pháp cho con trẻ là một việc quan trọng và cần thiết, phải được tiến hành thường xuyên và thực hiện ngay từ khi còn thơ ấu. Nếu chúng ta không chú ý bồi dưỡng, dạy bảo, giáo dục con em của mình về luật pháp để các em có ý thức chấp hành pháp luật ngay từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên, các em cứ sống theo thói quen từ bé, lúc đó rất khó uốn nắn. Hơn thế nữa, hiện nay ở nước ta không phải tất cả thanh thiếu niên đều được học đến trình độ cao để có điều kiện tiếp cận với các môn học về luật pháp, mặt khác nhiều văn bản pháp luật chưa được dịch sang các thứ 72 tiếng dân tộc để các em người dân tộc thiểu số có thể tiếp thu một cách dễ dàng nên gia đình (mà trực tiếp là cha mẹ, anh chị) sẽ là người dạy và truyền đạt cho con em mình những kiến thức sơ đẳng về pháp luật một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Tuỳ theo lứa tuổi và hoàn cảnh, điều kiện mà mỗi gia đình có cách dạy khác nhau cho con em mình những điều mà pháp luật quy định. Những điều luật cần được đơn giản hoá và được chuyển tải thành những câu chuyện, những trò chơi để các em tiếp thu và từ đó dần dần hình thành nên ý thức. Nếu không có cách giáo dục pháp luật cho trẻ em vị thành niên một cách phù hợp thì các em sẽ khó tiếp thu và sẽ không thể vận dụng vào cuộc sống sau này. Ngay từ khi trẻ em ở độ 3, 4 tuổi, chúng ta đã có thể giáo dục về pháp luật để các em hiểu và tránh được những rủi ro đáng tiếc. Dù còn nhỏ nhưng các em cũng có thể nhận biết được là không nên nghịch lửa vì lửa sẽ gây ra cháy nhà, mất hết tài sản và thậm chí còn gây ra chết người. Khi các em được giáo dục cẩn thận, các em sẽ hiểu lửa là rất nóng, có thể làm cho con người bị bỏng nên cần phải tránh xa và không được đùa với lửa. Trẻ em rất thích đốt pháo trong những dịp lễ tết. Cũng có nhiều loại pháo nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, nhà cửa mà những kẻ buôn lậu 73 vẫn ngấm ngầm buôn bán. Nếu con em chúng ta được hướng dẫn và dạy bảo: pháo là nguy hiểm, là đồ quốc cấm không được buôn bán, tàng trữ, sử dụng thì các em có ý thức tránh xa những vật nguy hiểm đó, giúp cho Luật phòng cháy và chữa cháy đi vào cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều vấn nạn xã hội liên quan đến trẻ vị thành niên: từ vấn đề an toàn giao thông đến trật tự học đường, từ vấn đề giữ gìn trật tự, an toàn xã hội đến phòng, chống ma tuý... đều có sự tham dự của các lứa tuổi học sinh, sinh viên. Ở lứa tuổi đó, các em còn có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với gia đình nên gia đình có điều kiện và có cơ hội để giáo dục các em một cách có hiệu quả. Một đứa trẻ 3, 4 tuổi nếu được cha mẹ hướng dẫn, các cháu đã dần dần nhận biết được quy định an toàn giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi. Một khi các cháu đã biết điều đó thì các cháu sẽ chấp hành luật an toàn giao thông rất tốt khi khôn lớn. Có những cháu nhỏ chỉ 3, 4 tuổi nhưng đã biết nhắc nhở và thắc mắc với người lớn khi thấy trên đường tại sao có đèn đỏ mà vẫn có người đi xe qua đường. Điều đó cho chúng ta hiểu được một điều là: không phải trẻ em không có ý thức mà do chúng ta chưa chú trọng giáo dục các em ý thức chấp hành luật pháp cho nghiêm và muốn giáo dục các em có kết quả, trước hết người lớn phải gương mẫu chấp 74 hành những quy định của pháp luật để làm gương cho các em noi theo. Các bậc phụ huynh cần nhận thức sâu sắc đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển lâu dài. Sự nghiệp “trồng người” đòi hỏi một chiến lược, một nhận thức và một phương pháp khoa học. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với cuộc sống, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Luật giáo dục, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo hành gia đình cùng các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng, về quyền thừa kế tài sản, về thanh niên... là những nội dung rất cần thiết cho thanh thiếu niên khi khôn lớn. Những kiến thức về luật pháp đó, nếu các em được các bậc phụ huynh kết hợp chặt chẽ với nhà trường để trang bị đầy đủ cho các em, chắc chắn các em bước vào đời sẽ vững vàng hơn, tránh được những va vấp của thời tuổi trẻ và phấn đấu trở thành người con có ích cho gia đình và xã hội. b) Văn hoá giáo dục về nhân cách Nhân cách là bộ mặt tâm lý, tổ hợp thái độ 75 riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp. Nhân cách chỉ được hình thành trong hoạt động và giao tiếp. Về thực chất, đó là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thu các giá trị văn hoá của gia đình, cộng đồng, xã hội và tăng dần (hoặc ngược lại) mức phù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị của bản thân và cộng đồng xã hội. Nhân cách có tính xã hội, đồng thời cũng mang tính cá biệt, với những kinh nghiệm, nếp suy nghĩ, tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng, tạo ra tính đa dạng của các cá nhân. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định đối với diện mạo của nhân cách. Lịch sử từng có những kiểu nhân cách khác nhau, đại diện cho kiểu văn hoá và lối sống khác nhau1. Nhân cách là một vấn đề phức tạp, là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, nên từ đó cũng có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về nhân cách. Cũng có thể hiểu nhân cách là tổng hoà các đặc trưng tâm lý - xã hội của mỗi cá nhân, vừa nói lên giá trị xã hội, tư cách làm người của cá nhân đó, vừa bao gồm những đặc điểm riêng và cá tính đã ổn định của người ấy. Nhân cách là nội dung của cái “tôi” của mỗi __________ 1. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Sđd, tr.231. 76 cá nhân trước xã hội, trước mọi người và đối với bản thân mình1. Cũng có thể định nghĩa nhân cách là một tổ hợp các thuộc tính của con người với tư cách là một thực thể có ý thức, có lý trí, có ngôn ngữ; hay nói cách khác, nhân cách là con người với tư cách là chủ thể mang ý thức. Chúng tôi cho rằng nhân cách chính là tư cách đạo đức của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Mặc dù nhân cách được biểu hiện ra thông qua suy nghĩ, tình cảm, hành động của mỗi cá nhân nhưng đó là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, được giáo dục trong môi trường gia đình và xã hội. Nói cách khác, nhân cách của con người thể hiện quan điểm, thái độ, đạo đức vừa của một cá nhân vừa phản ánh những nét cơ bản của xã hội và thời cuộc. Nhân cách được hình thành do quá trình xã hội hóa cá nhân, đó chính là quá trình con người tiếp thu sự giáo dục, trao truyền những tư tưởng, đạo lý, luật pháp... của gia đình và xã hội. Nhưng mặt khác, trong nhân cách cũng có nhiều yếu tố được hình thành do cá nhân tiếp thu, sáng tạo và phát triển những điều đã học được. Nếu con người được giáo dục về nhân cách từ khi còn nhỏ một cách bài bản và họ là người có __________ 1. Võ Thị Cúc: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Sđd, tr.35. 77 ý thức, bản lĩnh, ý chí thì có thể vượt tầm thời đại, vươn tới những nhân cách lớn, không bị những thói hư, tật xấu của cuộc sống thường nhật lôi cuốn và làm cho tha hóa, biến chất. Nhân cách không phải tự nhiên được hình thành mà đó là kết quả của một quá trình khổ luyện một cách có ý thức. Nói đến việc hình thành nhân cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông; Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công. (Trích Nhật ký trong tù) Nhân cách được hình thành trong suốt cuộc đời con người, từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn đã trưởng thành là thời kỳ con người tự phấn đấu, rèn luyện là chính để đạt được những chuẩn mực do xã hội yêu cầu. Nhưng trong thời kỳ thơ ấu và thời kỳ vị thành niên, nhân cách con người không thể tách rời sự giáo dục của gia đình. Trong khuôn khổ của gia đình Việt Nam truyền thống, gia đình nào cũng chú trọng giáo dục đạo đức cho con cháu của mình. Hạt nhân của đạo đức thời đó chính là đạo Hiếu bởi vì con cháu có hiếu thảo với cha mẹ, ông bà thì mới cố gắng rèn luyện tư cách, phẩm chất, cố gắng học tập, lao động, sản xuất sao cho thành đạt, được mọi người 78